Jump to content

Advertisements




TIN VỈA HÈ

tin tức lượm lặt

2011 replies to this topic

#1186 Vô Danh Thiên Địa

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3526 Bài viết:
  • 5108 thanks

Gửi vào 30/07/2014 - 05:12

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

TuBinhTuTru, on 30/07/2014 - 03:34, said:

Zậy thì VDTĐ có thể thấu Lý của thế giới Hamzui hay không hè?

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Nếu như vẫn còn tranh luận LÝ LẼ với nhau thì vẫn là dẩm đuôi nhau rồi cắn nhau thui ... hehehe ...

Thành ngữ Mỹ có câu: "Agree to disagree" (chấp nhận những quan điểm khác nhau) thì ĐÚNG SAI không phải không thành vấn đề nhưng ít nhất cũng không sát phạt trì trệ lẫn nhau để không HANH THÔNG.

Theo tôi, ý nghĩa đích thực của LÝ: Lý hổ vĩ, bất điệt nhân, hanh là ý này "Agree to disagree" chứ không phải thấu Lý của thế giới loài Cọp thì nó mới không cắn ...

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


TBTT chưa hiểu hết Lý nên cho là tôi đang tranh luận với Hamzui đó à haha nhưng tui "Agree to disagree" vớí TBTT.

Thanked by 1 Member:

#1187 hamzui9

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 613 Bài viết:
  • 730 thanks

Gửi vào 30/07/2014 - 09:26

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

TuBinhTuTru, on 30/07/2014 - 03:34, said:

Zậy thì VDTĐ có thể thấu Lý của thế giới Hamzui hay không hè?

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Nếu như vẫn còn tranh luận LÝ LẼ với nhau thì vẫn là dẩm đuôi nhau rồi cắn nhau thui ... hehehe ...

Thành ngữ Mỹ có câu: "Agree to disagree" (chấp nhận những quan điểm khác nhau) thì ĐÚNG SAI không phải không thành vấn đề nhưng ít nhất cũng không sát phạt trì trệ lẫn nhau để không HANH THÔNG.

Theo tôi, ý nghĩa đích thực của LÝ: Lý hổ vĩ, bất điệt nhân, hanh là ý này "Agree to disagree" chứ không phải thấu Lý của thế giới loài Cọp thì nó mới không cắn ...

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Bác TuBinhTuTru hành văn mạch lạc, ngôn từ chắc chắn, không có sơ hở, cháu Hz không súp bơ soi được chỗ nào ạ

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



#1188 Churu

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 76 Bài viết:
  • 104 thanks

Gửi vào 30/07/2014 - 10:22

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vô Danh Thiên Địa, on 30/07/2014 - 02:49, said:

Đó là đồng chủng nhưng không đồng tình, đồng ý nhưng không nha^'t định phải đưa đến bất hoà triệt tiêu lẩn nhau vì xã hội không nhất thiết phải đồng tình đồng ý mớí có thể sống chung vớí nhau đó là điểm khác biệt của xã hội con người và xã hội loài thú .
Cháu thấy mọi thứ vẫn đang tồn tại như vậy, chứ không có gì là mới cả.

#1189 meoemrongchoi

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 119 Bài viết:
  • 97 thanks

Gửi vào 30/07/2014 - 12:36

Thưa các thày, theo em : “Lý: Lý hổ vĩ. Bất điệt nhân. Hanh” tức là biết cách, có phẩm hạnh thì dù dẫm lên đuôi cọp nó cũng không cắn, vậy là hanh thông. Mình lấy lễ nghi, lễ nghĩa, hành xử đúng quy luật vận động,… mà đối đãi với mọi người/vật thì dù cho có gặp thú dữ hoặc kẻ hung hăng thời chúng vẫn không thể trách cứ, làm hại mình được, do mình đã nắm đằng chuôi, đã nắm được luật, có lý, có lễ nghĩa, thế nên mới bảo là hanh thông.

Em xin hết ạ. Chào các thày em về cho heo ăn cái ạ.

Thanked by 2 Members:

#1190 KimCa

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1525 Bài viết:
  • 1797 thanks

Gửi vào 30/07/2014 - 15:24

Thế này thì khỏi lo CSGT nữa nhé

Với hơn 37.000 lượt biểu quyết trên báo VTC News về lộ trình cấm xe máy tại các đô thị lớn (Hà Nội, TP.H.C.M, Đà Nẵng), 52% bạn đọc chọn phương án "Cần có lộ trình cấm từ bây giờ", 15% chọn "Không nên cấm" và 33% chọn phương án "Chỉ cấm khi có các phương tiện hiện đại thay thế".
Hơn 37.000 lượt biểu quyết là con số rất cao trong một đợt điều tra xã hội học qua báo điện tử. Nó thể hiện sự quan tâm cao độ của người dân đối với vấn đề này. Về tiêu chí điều tra, nó hoàn toàn đủ tính đại diện.

Có nghĩa là phần đông (85%) người dân không muốn xe máy làm phương tiện giao thông ở các đô thị tương lai. Không nhiều (15%) người dân muốn mãi mãi giữ giao thông xe máy.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Người dân đã quá mệt mỏi vì đi xe máy, thậm chí sợ nền giao thông xe máy và nhiều hệ luỵ của nó. Kết quả này làm không ít người ngạc nhiên. Không ít người nghĩ là người Việt "yêu" xe máy đến mức không thể hình dung được một đô thị Việt Nam vắng bóng xe máy như ở nước ngoài. Thậm chí người ta còn dùng các cụm từ "nền văn hoá xe máy", "nền văn minh xe máy" khi nói về giao thông đô thị Việt Nam.

Nghị quyết số 88 năm 2011 của Chính phủ đã đề cập đến lộ trình cấm xe máy tại các đô thị lớn, giao cho Bộ GTVT và các thành phố xây dựng đề án, lộ trình báo cáo Chính phủ, nhưng việc này đến nay còn chưa triển khai. Có thể các cơ quan quản lý của ta nghĩ người dân "yêu" xe máy quá, không nỡ làm cho người dân mất đi sở thích này.


Nhưng trên thực tế, người dân đã quá mệt mỏi vì đi xe máy, thậm chí sợ nền giao thông xe máy và nhiều hệ luỵ của nó. Người dân không muốn tiếp tục "lấy thịt bọc thép" khi ra đường, mà muốn "lấy thép bọc thịt" cho khoẻ người và an toàn. Người dân không muốn tiếp tục sống với chợ cóc, quán cóc, nơi bán các thực phẩm độc hại, gây bụi bặm, rác rưởi, ruồi muỗi, làm phát sinh bệnh tật, nhất là ung thư.

Mặc dù vậy, nhiều người vẫn đặt câu hỏi: cấm xe máy thì đi lại bằng gì?


Trước hết, phải khẳng định rằng để cấm xe máy cần có lộ trình chứ không phải cấm ngay. Lộ trình này có thể kéo dài 10 - 15 năm tuỳ thuộc vào quyết tâm của cơ quan quản lý nhà nước và người dân.

Xem toàn bộ chuyên đề:
Câu trả lời đơn giản nhất là cấm xe máy thì đi lại bằng các thứ không phải xe máy. Rất may, có rất nhiều thứ giúp ta đi lại mà không phải là xe máy. Đó là xe buýt, tàu điện, tàu điện ngầm, ô-tô riêng, xe đạp và... đôi chân của chính mình. Không chính phủ nào khi cấm xe máy lại để cho người dân không có phương tiện đi lại cả.

Ở các thành phố cấm xe máy tại Trung Quốc (Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu) và Myanmar (thành phố Yangon), mọi người đều đi lại bằng các thứ "không phải xe máy" như vậy. Không có ai vì không được đi xe máy mà phải ngồi lỳ ở nhà.

Ở Hong Kong hay Singapore, nơi gần như không có xe máy, người dân đi lại cũng bằng những phương tiện "không phải xe máy" như vậy. Hai phương tiện đi lại chủ yếu ở Hong Kong và Singapore là tàu điện ngầm (MRT) và xe buýt, chiếm trên 80% lượt đi lại, còn lại là tàu điện, ô-tô riêng và taxi.

Riêng tại Hong Kong, do có nhiều đường và hẻm nhỏ, có hai loại xe buýt: xe buýt lớn (5.700 chiếc) và xe buýt nhỏ (4.300 chiếc). Xe buýt nhỏ vận chuyển người dân từ các đường và hẻm nhỏ ra bến xe buýt lớn, tàu điện, tàu điện ngầm. Đây là một giải pháp hợp lý cho các đô thị có nhiều đường và hẻm nhỏ.

Việc cấm xe máy không chỉ thực hiện ở các thành phố có tàu điện ngầm. Yangon (Myanmar) là ví dụ điển hình về việc cấm xe máy khi chưa có tàu điện ngầm. Trên thực tế, chỉ có xe buýt là phương tiện có thể toả đi khắp mọi nơi trong một thành phố và thay thế được xe máy.

Tàu điện ngầm chỉ hoạt động hiệu quả trên một số trục lớn. Mỗi thành phố thường chỉ có 5-10 tuyến tàu điện ngầm, trong khi đó số tuyến xe buýt thường là hàng trăm tuyến. 01 tỷ USD có thể mua được 10.000 xe buýt, nhưng mới chỉ đủ làm khoảng 10 km tàu điện ngầm. Nếu muốn Hà Nội, TP H-C-M có hơn 200 km tàu điện ngầm như ở Singapore, cần trên dưới 25 tỷ USD vốn đầu tư cho mỗi thành phố.


Khi có xe máy, người dân ít khi dùng đến đôi chân để đi lại. Nhiều người ngồi lên xe máy ngay từ phòng khách và "phi" ra đường. Khi về nhà, cũng "phi" thẳng xe máy vào phòng khách. Nhưng khi không còn xe máy, ít nhiều chúng ta phải dùng đến đôi chân của mình. Không ở đâu ngay trước cửa mỗi gia đình lại có một bến xe buýt hoặc bến tàu điện ngầm.

Người dân phải đi bộ từ nhà ra bến xe, bến tàu, cũng như đi bộ từ bến xe về nhà. Thường thì thời gian đi bộ giữa nhà và bến xe, bến tàu ở nước ngoài trên dưới 01 km, tối đa 15 phút. Trời nắng, trời mưa đã có dù (ô) che đầu. Người Mỹ, người Pháp, người Úc, người Singapore, người Hong Kong... chấp nhận được thì chắc người Việt Nam ta cũng chấp nhận được.


Nói tóm lại, khi không có xe máy thì đi lại bằng những thứ không phải xe máy và điều đó đã và đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ ở hầu hết các thành phố trên trái đất này. Xe máy chưa bao giờ là thứ mà nếu không có nó thì việc đi lại bị tê liệt.

Vấn đề thực ra không phải ở chỗ cấm xe máy thì đi lại bằng gì, mà cần bao nhiêu thời gian để có đủ các phương tiện giao thông thay thế xe máy. Đây là vấn đề cốt lõi, chính vì nó mà lộ trình cấm xe máy mới cần đặt ra. Cấm xe máy không phải là mục tiêu. Mục tiêu là phát triển giao thông công cộng hiện đại, an toàn, văn minh thay cho xe máy, để người dân được "lấy thép bọc thịt" thay vì "lấy thịt bọc thép" khi đi lại trên đường. Sẽ cần ai đó bỏ tiền đầu tư phát triển các phương tiện giao thông công cộng, chủ yếu là đầu tư vào xe buýt.


"Ai đó" khả năng sẽ là các nhà đầu tư tư nhân. Nếu chỉ chờ nhà nước đầu tư, sẽ không bao giờ có giao thông công cộng đủ nhiều, đủ tốt thay thế được hoàn toàn xe máy. Về dịch vụ, không có cái gì của nhà nước lại vừa nhiều, vừa tốt cả, ở Việt Nam và trên toàn thế giới. Ở Hong Kong, cả 5 công ty xe buýt đều là tư nhân. Họ không nhận trợ giá của nhà nước mà còn phải trả tiền nhượng quyền kinh doanh cho nhà nước.

Khi không phải cạnh tranh với xe máy thì kinh doanh xe buýt có lãi và họ phải mua quyền kinh doanh xe buýt. Nhưng nếu người dân sử dụng xe máy tràn lan, không ai dại dột đầu tư vốn vào xe buýt để lỗ thảm hại (nếu không được nhà nước bù lỗ). Khi nhà nước chưa có lộ trình cấm xe máy, việc thu hút hàng tỷ USD vốn tư nhân vào xe buýt đô thị là vô vọng. Nếu có tiền bạn cũng không làm. Nếu bạn không làm, đừng bao giờ hy vọng ai đó khác sẽ làm.

Sửa bởi Management: 30/07/2014 - 15:25


Thanked by 1 Member:

#1191 pth77

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 697 Bài viết:
  • 1420 thanks

Gửi vào 30/07/2014 - 15:47

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



“SỐNG TỬ TẾ”!?

Nguyễn Văn Hoàng

Được biết Viện Nghiên cứu xã hội, kinh tế và môi trường (iSEE) vận động, tuyên truyền người dân “sống tử tế” với mục đích hướng thiện, tôi mang chủ để này ra bàn tại… vỉa hè.

Anh xe ôm nửa nằm nửa ngồi, chân co chân duỗi, hai tay đan vào nhau ôm đầu gối nói, cái Viện Nghiên cứu này chắc hết việc để làm nên lại bày trò để tiêu tiền chứ biết cái đ*o gì mà đòi tử tế, biết tử tế là cái đ*o gì!? Đơn giản “sống tử tế” phải từ năm này qua năm khác, từ kiếp này sang kiếp khác không bao giờ ngừng mới là... tử tế. Đằng này chỉ “vận động, tuyên truyền thực hiện “sống tử tế” trong suốt năm 2014” là đã thấy đ*o... tử tế gì rồi.

Đang ngạc nhiên vì phát hiện tinh tường của người xe ôm thì anh ta nhổm dậy choang choảng, chúng nó tưởng người ta không muốn sống tử tế chắc? Sống tử tế mà đời, xã hội nó kh*n n*n thì tử tế thế nào!? Chúng nó thử đặt mình vào hoàn cảnh dân nghèo xem, ít nhất 432 loại thuế phí, động một tí là tiền, thứ gì cũng tiền, luôn luôn bị chèn ép, bức hiếp thử hỏi chúng nó có sống tử tế được không?

Rồi anh ta khoa tay phân bua, đơn giản như tôi, tôi có muốn làm xe ôm đ*o đâu, tôi đ*o muốn chửi bậy, văng tục, dọa dẫm lừa đảo khách. Nhưng tôi không làm xe ôm thì không chỉ bản thân tôi mà con nhỏ tôi cũng đ*o có cái ăn, chỉ còn nước chết đói nếu không có gan đi ăn cướp. Muốn đi làm công nhân để có công việc ổn định, có tí chế độ thì nhà nước đ*o lo được việc làm. Thử hỏi thế thì tử tế làm sao?

Nghe luận bàn rôm rả, chủ quán bán nước góp tiếng, kêu gọi không ăn thua cái gì khi chế tài luật định kia còn chả buộc được con người ta tử tế!? Tham nhũng bức hiếp ngày càng tràn lan, hàng giả hàng độc hại vẫn ngập phố.

Tay xỉa thuốc cho khách hàng, anh ta vẫn không ngừng nói, mà vận động làm gì cái thằng dân trên răng dưới cắt tút không muốn tử tế cũng không xong? Tập trung vận động cái đám có quyền hành ấy, đám được sử dụng tiền thuế của dân ấy. Quan tham thì dân phải gian, dân không gian lấy đâu tiền cho quan tham!?

Chỉ cho khách thấy cái bật lửa, chủ quán nước vẫn đều đều, dân "tử tế" như thế còn đòi tử tế thế nào? Đạp vào đầu vào mặt, vô cớ đoạt mạng vẫn phải cắn răng cam chịu chưa là "tử tế" à, hay phải bạo loạn mới không là tử tế!? Người dân Việt Nam đã quá "tử tế" khi phải ngoan ngoãn sống với giá cả hàng hóa đắt đỏ hơn thế giới gấp nhiều lần. Không phải “ người Việt Nam lạc quan nhất thế giới” "tử tế", sao có thể "hạnh phúc thứ nhì thế giới" ở nơi có “mức độ đáng sống” áp chót bảng!?

Thấy mọi người há hốc mồm mắt tròn mắt dẹt, anh ta hạ giọng, hãy vận động đám quan chức sống tử tế đi, quan chức hãy làm những việc tốt đẹp tự khắc thúc đẩy người dân trở thành tử tế. Muốn xã hội tử tế, quan chức phải làm gương, “đảng viên đi trước, làng nước theo sau” là như vậy.

Chủ quán nước vừa dứt lời, người đứng tuổi đang uống methadone điều trị cai nghiện vội nhả khói thuốc nối tiếp, vận động cái đ*o gì, bọn làm bừa này nó chưa tìm hiểu hay sao? Bao nhiêu đợt phát động phong trào học tập và làm theo tấm gương đạo đức H-C-M, phí bao nhêu thời gian, tốn kém bao nhiêu tiền của? Có hẳn tấm gương to đùng để soi chứ không mông lung như “tử tế” mà xã hội vẫn ngày càng bại hoại xuống cấp thì cái “sống tử tế” này có nghĩa lý đ*o gì!? Độc hão huyền, viển vông.

Nghỉ một lúc lấy hơi, anh ta văng tục, mà cái đcm lũ chúng nó chỉ toàn lý thuyết sáo rỗng. Cũng như ông xe ôm, tôi đ*o muốn sa chân vào con đường nghiện ngập này. Nhà nước không tạo được ra công ăn việc làm cũng chẳng có hỗ trợ ốm đau, không có tiền ở cái xứ này chỉ còn nước chết. Cuộc sống bế tắc như thế không ăn trộm ăn cướp lừa đảo nghiện hút mới là lạ. Xã hội như thế "sống tử tế" làm sao!?

Nheo đôi mắt mèo lõm má rít một hơi thuốc, anh ta nấc nghẹn rên rỉ, ai cho tôi tử tế. Tôi không thể là người tử tế được nữa.

N.V.H

#1192 pth77

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 697 Bài viết:
  • 1420 thanks

Gửi vào 30/07/2014 - 16:09

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



06:40 | 28/07/2014

(PetroTimes) - Công chức ta rất tài, quan chức ta rất giỏi nhưng không muốn thể hiện, chẳng phải vì họ nói ít làm nhiều mà do không muốn nói ra, kể cả khi bàn bạc, nên dù biết mười mươi là các đề xuất, quyết sách này không đúng. Người ta thực hiện phương châm: Thứ nhất ngồi ỳ, thứ nhì đồng ý.

Năng lượng Mới số 342


Xin đừng vơ đũa cả nắm việc đi họp không phát biểu. Chúng tôi dự khá nhiều hội thảo có 100% đại biểu tham gia đều lên tiếng, kể cả phản biện. Những ai không kịp trình bày ý kiến đều gửi lại văn bản và sau đó đều được in vào kỷ yếu hội thảo khá trang trọng. Tuy nhiên, các hội thảo này đều có kinh phí xông xênh. Các đại biểu được mời tham gia có khi còn được nhận tiền thù lao từ trước khi khai hội. Tuy nhiên, các hội thảo chuyên đề này thường gắn liền với các dự án lớn dài hơi, nặng về học thuật và đôi khi có yếu tố nước ngoài. Người viết bài này từng được dự một số hội thảo kiểu này với những tập kỷ yếu dày cộp nhưng chờ hoài không thấy đưa vào cuộc sống.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Trong việc họp hành như sinh hoạt thường kỳ của các tổ chức chính trị như chi hội, chi đoàn, công đoàn và kể cả chi bộ vẫn diễn ra theo kiểu cách cũ. Không biết có quá đáng hay không chứ hiện nay họp chi bộ cơ quan là đơn điệu nhất. Ngoài chuyện quên họp hoặc nhân tiện họp cơ quan “kéo giỗ làm chạp” họp luôn chi bộ và hầu như phổ biến một chiều. Thủ trưởng đơn vị kiêm bí thư luôn độc diễn phổ biến, quán triệt là chính nên các đảng viên kể cả thạc sĩ, tiến sĩ, chuyên viên cao cấp cũng hầu như không có ý kiến gì. Thế nhưng nếu bàn chuyện nghỉ mát, du lịch thì ồn ào quá chợ Ðồng Xuân.
Ở chi bộ đường phố mà chúng tôi sinh hoạt cũng vậy. Cứ tối ngày mùng 3 đầu tháng, trừ hôm mất điện hay mưa bão, là họp chi bộ định kỳ theo quy định. Sau ít phút thu đảng phí, buổi họp bắt đầu. Ông bí thư chi bộ giương mục kỉnh đọc thông báo mới nhất của phường xong là đọc luôn nghị quyết của Ðảng ủy phường. Tiếng rằng văn bản, nghị quyết nhưng nội dung là báo cáo công tác hằng tháng của phường với các kết quả sản xuất, kinh doanh, thu thuế, thu phí, tình hinh trật tự trị an, xây dựng trái phép, gia súc thả rông và các hoạt động khuyến học, từ thiện… của phường. Không kịp cho đảng viên suy nghĩ, ông bí thư đọc luôn nghị quyết của chi bộ. Ðây là phiên bản rút gọn nghị quyết của cấp phường. Từng ấy nội dung đã chiếm mất cả giờ đồng hồ để đi vào phần đóng góp. Khổ nỗi các đảng viên hưu trí chiếm trên 70%. Lắm vị từng là thượng tá, đại tá, giám đốc, vụ trưởng, nay bận trông nhà, giữ cháu hoặc lọ mọ làm thêm, nhưng đều… nhất trí. Dự sinh hoạt cả mấy chục lần, chúng tôi thấy đều diễn ra như vậy nên dù có muốn tham gia ý kiến, phát biểu cũng không thể trừ lần kiểm điểm đảng viên trong việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức H-C-M.
Ngỡ chuyện không ý kiến, không phản biện chỉ xảy ra ở cấp thấp, cấp cơ sở, nào ngờ diễn ra cả ở Quốc hội, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất.
Mới đây, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã phải lên tiếng phàn nàn về chuyện này. Hình như đây là lần đầu tiên Chủ tịch Quốc hội tỏ ý buồn lòng về tình trạng nhiều đại biểu Quốc hội (ÐBQH) không chịu phát biểu gì ở các phiên thảo luận tổ cũng như phiên họp toàn thể. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nói rằng, ông thấy rất buồn vì một số nội dung có những đại biểu hiểu rất rõ, nhưng chẳng phát biểu gì. Thậm chí, theo Chủ tịch Quốc hội, trong thảo luận, có ÐBQH còn lấy bài của người khác để phát biểu. Phó chủ tịch Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng, có tình trạng ÐBQH “bấm nút hộ nhau”.
Một cựu ÐBQH cho rằng, tình trạng “phát biểu ý kiến của người khác” cũng đã từng xảy ra từ khóa trước nhưng ít hơn, kín đáo hơn và tế nhị hơn. Nhưng đến khóa XIII có lẽ tình trạng này phát triển nhiều hơn và lộ liễu hơn nên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng mới phải nói như vậy và đề nghị rút kinh nghiệm.
Tình trạng “bấm nút hộ” có thể là do bị ảnh hưởng của bệnh thành tích ở ngay trong Quốc hội khi các đoàn đại biểu sợ mang tiếng vắng mặt nhiều.
Vị cựu ÐBQH cho rằng, tình trạng này ảnh hưởng đến vai trò của ÐBQH vì họ đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, nhưng không làm tròn nhiệm vụ. Tình trạng trên nếu không uốn nắn kịp thời, không nêu ra trước công luận thì nó sẽ trở thành phản ứng dây truyền làm cho uy tín của Quốc hội giảm sút, làm cho người dân phải nghi ngờ.
Thực tế cho thấy, hiện nay nhiều cán bộ, quan chức không muốn bày tỏ chính kiến nhất là phản biện, sẵn sàng chấp nhận những kết luận, quyết định của cấp trên đưa ra, dù lường trước sẽ bất khả thi. Hàng loạt quyết định trên trời của cấp huyện, cấp tỉnh và cả cấp bộ hỏng từ khi ký tên, đóng dấu, ban hành vẫn ra đời cũng là do không có ai chịu phản biện. Người ta quên rằng, phản biện là dân chủ, là xây dựng, là trách nhiệm và khoa học.
Có người cho rằng, quan chức ta “giấu tài”. Thật vậy ư?

Bảo Dân



#1193 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5877 thanks

Gửi vào 30/07/2014 - 18:10

Ba lãnh đạo ngân hàng bị bắt giam

ập nhật: 09:59 GMT - thứ tư, 30 tháng 7, 2014




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Ngân hàng Đại Tín đổi tên thành Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam tháng 5 2013


Ba lãnh đạo của Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam (VNCB) bị bắt giam, trong lúc Ngân hàng Nhà nước nói vụ việc không ảnh hưởng VNCB.

Ông Phạm Công Danh, nguyên Chủ tịch HĐQT VNCB, ông Phan Thành Mai, nguyên Tổng giám đốc VNCB bị công an khởi tố và bắt giam ngày 29/7.



Các bài liên quan


Cùng ngày, ông Mai Hữu Khương, nguyên Giám đốc VNCB, chi chánh TP.H.C.M, cũng bị bắt.

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an nói các vụ bắt tạm giam liên quan vụ án Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng theo Điều 165 Bộ Luật hình sự, xảy ra tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn (TNHH) Tập đoàn Thiên Thanh, TP. H.C.M.

Cả ba người này là các lãnh đạo tại Tập đoàn Thiên Thanh, trong đó ông Danh là chủ tịch tập đoàn, ông Mai giám đốc, còn ông Khương là thành viên Hội đồng quản trị.

Theo tờ Thời báo Kinh tế Sài Gòn, Ngân hàng Xây dựng, trước đây mang tên Đại Tín (TrustBank), bị rơi vào nhóm ngân hàng buộc phải tái cơ cấu năm 2012.

Cuối năm 2012, nhóm cổ đông đại diện bởi Công ty TNHH Tập đoàn Thiên Thanh tham gia vào ngân hàng, và đổi tên TrustBank thành Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam.

Ngân hàng với tên mới đã ra mắt tháng 5 năm ngoái, tuyên bố hoạt động theo mô hình ngân hàng đô thị đa năng.

Nhân sự mới

Theo Thời báo Kinh tế Sài Gòn, cho đến tháng Ba 2014, nhóm cổ đông Thiên Thanh còn nắm đến 84,04% cổ phần.

Trong đó, pháp nhân Tập đoàn Thiên Thanh sở hữu 9,67% cổ phần, số cổ phần còn lại của ngân hàng này do các cổ đông khác nắm giữ.

Một ngày trước khi ba người bị bắt, VNCB đã miễn nhiệm ba ông và bầu nhân sự mới.

Bà Vũ Bạch Yến được Ngân hàng Nhà nước phê chuẩn làm Chủ tịch Hội đồng Quản trị của VNCB.

Tổng giám đốc mới là ông Đàm Minh Đức, trước đó là Phó Tổng giám đốc.

Thông cáo của Ngân hàng Nhà nước nói vụ bắt giữ “không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam”.

Trong khi đó, VNCB ra thông cáo nói: "Với sự hỗ trợ tối đa của Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Xây dựng Việt Nam – VNCB đã chuẩn bị sẵn sàng đảm bảo thanh khoản."

"Tiền gửi của các tổ chức, cá nhân tại Ngân hàng Xây dựng Việt Nam đảm bảo an toàn trong mọi trường hợp," ngân hàng này khẳng định.


=========================================================


Hồ sơ cựu trùm an ninh Chu Vĩnh Khang





Ngô Ngọc Văn

BBC Tiếng Trung


Cập nhật: 14:37 GMT - thứ ba, 29 tháng 7, 2014



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Ông Chu Vĩnh Khang trước khi về hưu, tháng 11/2012

Chu Vĩnh Khang từng là một trong chín chính trị gia cao cấp nhất Trung Quốc cho tới năm 2012, nhưng giờ đã thất thế.

Truyền thông Trung Quốc đưa tin ông đang bị điều tra do “vi phạm kỷ luật nghiêm trọng”, thường được dùng để nhắc tới tham nhũng. Thông tin này khép lại các tin đồn trong suốt mấy tháng qua về số phận của ông.


Các bài liên quan


Chủ đề liên quan


Rất nhiều đồng minh và cộng sự thân cận của ông đã bị cách chức hoặc điều tra do các cáo buộc vi phạm kỷ luật đảng và các tội danh nhẹ hơn khác.

Ông Chu nổi lên từ một kỹ thuật viên ngành dầu khí từ những năm 60 và sau đó phụ trách bộ máy an ninh khổng lồ của Trung Quốc.

Sự xuống dốc của ông một lần nữa cho thấy quyết tâm nhổ rễ đối thủ của mình và làm thanh sạch hình ảnh đảng của chủ tịch Tập Cận Bình, nhưng cũng gây ra nghi vấn về một hệ thống nuôi dưỡng tham nhũng ở mức chưa từng có.

Chu Vĩnh Khang sinh năm 1942 ở thành phố Vô Tích, tỉnh Giang Tô, miền Đông Trung Quốc.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Ông gia nhập Đảng Cộng sản năm 1964 và tốt nghiệp Viện Dầu khí Bắc Kinh năm 1966 với bằng khảo sát địa vật lý và thăm dò.

Ông trải qua 32 năm tiếp đó trong lĩnh vực dầu khí, bắt đầu với vị trí kỹ thuật viên ở mỏ dầu Đại Khánh.

Ông dần được thăng chức và sau đó trở thành tổng giám đốc và bí thư Tập đoàn Dầu khí Quốc gia (CNPC) vào năm 1998 – ngang với tầm bộ trưởng.

Rất nhiều cấp dưới của ông nay bị điều tra, nổi bật nhất là Tưởng Khiết Mẫn, người từng nắm chức tổng giám đốc và bí thư CNPC năm 2006 – 2013.

‘Thế lực thù địch’


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Lưu Hán từng nằm trong danh sách 500 người giàu nhất Trung Quốc

Sau một năm làm việc ở Bộ Đất đai và Tài nguyên với vai trò bộ trưởng và bí thư năm 1998, Chu Vĩnh Khang được bổ nhiệm làm bí thư tỉnh Tứ Xuyên cho tới năm 2002.

Không có nhiều thông tin về những thành tựu của ông trong thời kỳ này, nhưng từ năm 2012, nhiều cấp dưới của ông trong thời kỳ này đã bị cách chức và điều tra, cáo buộc các tội từ vi phạm kỷ luật đảng cho tới nhận hay đưa hối lộ.

Truyền thông Trung Quốc đưa tin rằng Lưu Hán, một doanh nhân rất giàu có ở Tứ Xuyên, được ông Chu Vĩnh Khang bảo trợ. Ông Lưu bị kết án tử hình hồi tháng Năm do “tổ chức và chỉ đạo tội phạm và giết người kiểu mafia”.

Năm 2002 đánh dấu đỉnh cao sự nghiệp của ông Chu khi ông được chỉ định trở thành thành viên của Bộ Chính trị trong Đại hội Đảng thứ 16; đến cuối năm, ông trở thành Bộ trưởng Công an.

Năm 2007, Chu Vĩnh Khang được nâng lên thành thành viên Ban thường vụ Bộ Chính trị và cũng nhận vai trò phụ trách Ủy ban Chính pháp Trung Ương Trung Quốc.

Công việc của ông bao gồm bình ổn đất nước, và “phòng chống và đấu tranh lại các thế lực thù địch từ bên trong và bên ngoài Trung Quốc”. Quỹ tài chính cho nhiệm vụ này lên tới 700 tỷ Nhân dân Tệ (khoảng 114 tỷ USD), hơn cả quỹ cho quốc phòng.



Mốc chính trong sự nghiệp và cuộc đời






  • 1942


    Sinh ra ở Vô Tích, tỉnh Giang Tô



  • 1964


    Gia nhập Đảng Cộng sản và làm việc 32 năm trong ngành dầu khí Trung Quốc



  • 1998


    Trở thành bí thư Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc



  • 1999


    Bổ nhiệm vào chức Bí thư Tứ Xuyên



  • 2002


    Bổ nhiệm thành thành viên Bộ Chính trị trong Đại hội Đảng 16; sau đó trở thành Bộ trưởng Công an trong cùng một năm



  • 2007


    Thăng chức thành thành viên Ủy ban Thường trực Bộ Chính trị



  • 2012


    Cấp dưới của ông Chu bắt đầu bị cách chức và điều tra



  • 3/2012


    Xuất hiện cùng Bạc Hy Lai trong kỳ họp Quốc hội



  • 12/2013


    Con trai Chu Bình bị bắt giữ vì các tội danh tham nhũng



  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
  • 6
  • 7
  • 8
  • 9







Là người phải đối phó với tình hình bất ổn ở Tây Tạng và Tân Cương, an ninh cho Olympic Bắc Kinh và ảnh hưởng của “Mùa xuân Ả Rập”, quyền lực của ông Chu lấn sang cả lĩnh vực tòa án, công tố, cảnh sát, dân quân và tình báo.

Các chính sách hà khắc được áp dụng: các nhà bất đồng chính kiến bị đối xử tàn nhẫn và dân khiếu kiện bị quấy nhiễu thường xuyên, với rất nhiều người bị giữ trong các trại giam phi pháp gọi là “hắc giam ngục”.

Đồng minh Bạc Hy Lai


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Chu Vĩnh Khang cũng có quan hệ công việc rất thân thiết với chính trị gia thất thế Bạc Hy Lai

Chu Vĩnh Khang cũng có quan hệ công việc rất thân thiết với chính trị gia thất thế Bạc Hy Lai, nay đang trong tù.

Khi ông Bạc còn là Bí thư Trùng Khánh và phát động chiến dịch “hát nhạc cách mạng và đàn áp tội phạm” nhằm đẩy mạnh tên tuổi, ông Chu xuất hiện trong thành phố hồi năm 2010 để khen ngợi lãnh đạo.

Chỉ vài ngày trước khi thông báo cách chức ông Bạc Hy Lai được đưa ra hồi tháng Ba năm 2012, Chu Vĩnh Khang xuất hiện cùng đồng minh trong kỳ họp quốc hội, nói về sự lớn mạnh của kinh tế Trùng Khánh so với các địa phương khác ở Trung Quốc.

Trong phiên xử Bạc Hy Lai vào tháng 08/2013, ông Bạc nói trước tòa rằng ông nhận được chỉ dẫn từ Ủy ban Chính pháp cách giải quyết vụ đào tẩu của ông Vương Lập Quân vào lãnh sự Hoa Kỳ, để bảo vệ bản thân ông.

Lúc đó, ông Chu Vĩnh Khang là chủ tịch ủy ban.

Đoạn thú tội này của ông Bạc không được công bố, nhưng tin rỉ ra ngoài từ những người có mặt trong phiên tòa.

Chu Vĩnh Khang có hai đời vợ, và một trong những người con trai của ông với người vợ đầu tiên, Chu Bình, sinh năm 1972 là nhà điều hành cao cấp ngành dầu khí.

Theo báo Hong Kong, ông Chu Bình bị bắt vào tháng 12/2013 do tội tham nhũng.


#1194 pth77

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 697 Bài viết:
  • 1420 thanks

Gửi vào 30/07/2014 - 18:35

Sống thật - Nghĩ về lớp người có nhiều trong xã hội



Vinh Anh
06:31' PM - Thứ tư, 30/07/2014

Thời nào cũng vậy, lớp người đó lúc nào cũng nhiều, cũng đông đảo. Đông đảo nhưng không làm được nổi chuyện gì to tát. Mặc dù, trong đó cũng rất nhiều người thuộc thành phần có học và luôn tự hào lại hay vỗ ngực với danh nghĩa “trí thức” của mình, dẫu rằng trong đó có những cái danh tự phong, cái danh mua được hay là cái danh nhờ sống lâu mà có.

Đa số người được sinh ra, cha mẹ họ và sau này là bản thân họ luôn mong muốn được sống cuộc đời bình lặng, êm đềm, hòa vào đám đông. Thậm chí còn có người luôn muốn bị nhòe, bị chìm đi trong đám đông, nghĩa là muốn thuộc về lớp người có nhiều trong xã hội. Và thực vậy, ông giời không cho cái đa số đó bất cứ một cái gì mà người đời gọi là “tài” để được phô lộ ra trước bàn dân thiên hạ. Có lúc cũng lẩn thẩn tự hỏi, vậy thì mình cũng phải cố là cái gì trong số đông nhiều người đó? Hoặc đôi khi cũng “kiên cường” cố gắng vươn lên thoát ra khỏi đám đông chỉ quen thừa hành đó, bởi vì đôi chỗ gặp phải cái “nhiễu sự” mà người đời gọi là “bức xúc”. Nghĩa là cảm thấy cũng trạnh lòng trước một sự bất công. Rồi tự hỏi mình, nếu thế mình liệu còn có thuộc cái số đông không làm nên trò trống gì đó không?

Lại một điều nữa, có lẽ cái điều này cũng vốn sẵn có ở cái lớp người có nhiều trong xã hội. Cái điều thường có khởi điểm từ khi mà tuổi đời đã qua bên dốc, khi mà con người luôn chỉ biết những điều hay về mình, còn điều dở thường là ít và đôi khi họ không hề nghĩ tới. Nếu tập hợp những điều hay của họ, thì sẽ thấy họ là tập hợp của những điều tốt vốn có ở trên đời, luôn cho rằng mình hiểu đời, hiểu hơn cái người đang đối thoại với mình và ít khi hoặc là không bao giờ cho rằng mình lại sai. Điều đó càng dễ xảy ra với những người đã từng có một vị trí, một loại vai vế tầm tầm nào đó trong xã hội. Đó là “cái lý” luôn cho mình đúng, mình biết và mình hiểu. Cái lý của thói quen ra lệnh và quen thấy người phục tùng. Lớp này cũng đông đấy. Mà nếu thoát ra khỏi được cái lớp đó, họ tất sẽ trở thành người có khả năng khác người, sẽ thuộc về số ít.

Bản tính con người vốn có những điều hay, điều dở như thế!

Với những người có ít nhiều suy nghĩ và cảm nhận cái đẹp của cuộc sống theo cái nghĩa nguyên thủy của cái đẹp-cái đẹp là sự tinh khôi-khi cuộc đời đã ở bên kia dốc, người ta hay níu kéo. Níu kéo để vớt vát lấy một điều gì đó của cuộc đời. Đó là cái lẽ thường tình. Càng sống càng cảm thấy cuộc đời quá ngắn ngủi và quý giá nhưng con người mình mới chỉ làm được rất ít, rất nhỏ nhoi cho cuộc sống. Rồi sẽ một lúc nào đó, con người ta ân hận. Ân hận vì nhiều lẽ và có thể cái lẽ đầu tiên mà ta nghĩ đến là ta đã sống một cuộc sống không thật với mình.

Con người ta vẫn luôn có sự dằn vặt như vậy. Đó là sự dằn vặt đáng quý, đáng trân trọng. Dẫu rằng khi biết cuộc đời chẳng còn là mấy, thì đã là quá muộn. Muộn nhưng vẫn quý vì biết đâu đấy, nỗi niềm dằn vặt đó sẽ nhen nhóm thức tỉnh được đôi người ở cái đám người đông đảo trong xã hội kia.


Con người vì nhiều lẽ luôn phải sống một cuộc sống không thật với mình lắm. Bình thường ta không hay nghĩ đến. Cũng có thể nói ta lười nhác xen lẫn sợ hãi khi nghĩ đến nó. Đó là một số không đông trong cái gọi là đám đông có nhiều trong xã hội. Cũng có một số người ngượng ngùng, xấu hổ khi nghĩ đến nó. Nhưng thực ra, họ đang ngại đối diện với chính mình, bởi vượt qua được mình, đời đã nói rồi, là vượt được một cửa ải khó khăn nhất. Đó là những con người tự cho mình thuộc loại có “trí thức” và còn biết tự trọng. Chỉ một số không lớn trong cái số “trí thức” bên trên đã kể, có được cái ý nghĩ đó. Ở một góc nào đó, với lòng vị tha vốn có của con người, đời vẫn có thể thông cảm và tha thứ.

Bàn về cái sự không dám sống thật với mình là cả một đề tài lớn và tôi nghĩ, trong bất kỳ một xã hội nào, vẫn luôn tồn tại một lớp người không dám sống thật với mình. Tùy sự cởi mở của xã hội đó, lớp người sống không thật với mình đó sẽ nhiều hoặc ít. Trong xã hội ta, tôi nghĩ, số người sống không thật thuộc loại nhiều. Cũng đồng nghĩa với sự ít cởi mở của xã hội. Đó là điều đáng buồn!

Từ cái sự buồn vì không dám sống thật với mình bởi nhiều lẽ, lâu dần, dẫn đến một hệ lụy khác đáng buồn hơn là thái độ vô cảm trong cuộc sống. Nghĩa là con người trở nên nhỏ nhen, ích kỷ, chỉ bo bo bám lấy cái lợi cho cuộc sống của cá nhân mình.

Tôi luôn tự hỏi, có phải cuộc sống hiện nay của chúng ta có quá nhiều sự hời hợt và có quá ít sự đồng cảm. Dẫu rằng qua mỗi đợt thiên tai tàn phá hay một cá nhân nào đó gặp phải bất hạnh trong cuộc đời, ta vẫn thấy có những phong trào, những lời kêu gọi hô hào, những tấm lòng chân thật thể hiện cái tình đồng bào: “lá lành đùm lá rách”. Những điều đó vẫn đều đều hàng năm thường xuyên diễn ra và cái ngày “tình thương” cũng vẫn cứ đều đều lặp lại. Sự lặp lại gây cho người ta một cảm giác nhạt nhẽo. Sự vô cảm sẽ dần dần xâm lấn.

Có nhàm quá không khi tình thương không xuất phát từ sự rung động của con tim và khối óc dẫn đến suy nghĩ về một sự thôi thúc tự giác. Tôi muốn nói đến những ngày lễ kỷ niệm, những cuộc gặp gỡ thể hiện cái sự nổi nênh, bề mặt của phong trào luôn đầy rãy trên truyền hình trực tiếp. Nó được phô diễn bằng sự ồn ào nhưng lại cảm thấy ngày càng ít cái sự sẻ chia. Rất nhiều cuộc biểu dương, vinh danh mang tính hình thức lẫn trong đó có cả sự háo danh.

Từ đó tôi lại liên hệ đến sự giả dối của con người thời nay. Hàng ngày chúng ta gặp quá nhiều sự giả dối: Báo đài đưa tin không thật, nặng về tô vẽ theo một chiều có chủ định trước, những lời hứa hẹn không được thực hiện, những công trình mang dấu ấn đất nước như những dấu hỏi đập vào mắt nhân gian, những đồng tiền mồ hôi nước mắt của người lao động bị tiêu xài vô lối, những cánh đồng bờ xôi ruộng mật biến thành những sân gôn phục vụ cho một số người… Tất cả những điều đó đều liên quan đến sự giả dối của một số người có quyền chức. Sự giả dối đã đến với trường học, nơi đào tạo những chủ nhân tương lai của đất nước mà ta chưa có biện pháp ngăn chặn. Vâng, tôi không muốn nghĩ đến một bức tranh u ám, cũng không hề muốn mang nghĩa cảnh tỉnh, tôi nói những điều đó ra chỉ là để chứng minh sự giả dối đang ở quanh chúng ta, bao bọc chúng ta bằng một sức mạnh vô hình.

Con người cứ như vậy tất dần trở thành lạnh lùng vô cảm trước những sự việc xảy ra trong đời sống. Sự quan tâm đến nhau trở thành hàng xa xỉ. Thói ích kỷ, thói quen xấu được hình thành và được tiếp nhận nhanh chóng đến kỳ lạ. Điều chưa xa ta từng học “sống vì mọi người” được coi như một nguyên tắc sống bỗng dưng trở thành xa lạ. Vậy là chỉ trong một thời gian ngắn mở cửa, cái xã hội mà con người đang mơ ước tiến tới sự hoàn thiện và nhân văn đó tiêu tan nhanh chóng. Sự thỏa mãn cho cá nhân, cho gia đình, cho một nhóm người được coi là “sự thay đổi tất yếu theo thời đại”. Thời đại “cái tôi” vị kỷ lên ngôi.

Nhưng ít người đặt lại vấn đề, vì sao trong xã hội, trong cuộc sống lại có con số đông không sống thật đó. Cùng với những biến đổi của thời cuộc, tôi cho rằng đó là hậu quả được tích tụ của lối tư duy mang nặng tính bao cấp đã ăn sâu vào trong nếp nghĩ và đến nay vẫn chưa được cởi bỏ, chưa có điều kiện cho sự cởi bỏ. Từ cái lười suy nghĩ (bởi bị bao cấp) đến nỗi sợ hãi vô hình mà lại rất hữu hình, nếp sống an phận thủ thường, đèn nhà ai nhà nấy rạng lấn át, đó là tiền đề của sự vô cảm…và thêm nữa, sâu hơn, sự hiểu biết về các quyền làm người còn rất hạn chế, nếu không muốn nói là thiếu hiểu biết. Đó chính là bao cấp trong tư duy, con người chỉ đi nói lại những điều mà có người đã nói.

Nói về sự “suy nghĩ”, có thể hiểu là cái điều mà đa phần nó vẫn còn nằm ở trong đầu mỗi con người. (Đương nhiên là cũng có nhiều suy nghĩ (tư duy) được thể hiện ra ngoài bằng những công việc cụ thể). Nó là một sự riêng rất thiêng liêng của mỗi cá nhân. Bởi sự suy nghĩ trong xã hội ta đến nay vẫn là một lối suy nghĩ mang nặng sự bao cấp cho nên lòng yêu nước, một tình cảm rất thiêng liêng của mỗi con người trước các sự kiện đang diễn ra ngày hôm nay vẫn mang tính bao cấp là một điển hình. Tôi nghĩ về sự phản biện cần phải có để đẩy mạnh sự phát triển của xã hội và lại ngậm ngùi, ngay trong tư duy cũng bị bao cấp thì tìm đâu ra, hi vọng sao có được sự phản biện để thúc đẩy xã hội tiến lên.

Là một công dân Việt, hơn nữa lại là Đảng viên-những người luôn phải đi tiên phong (con số là ba triệu), có bao giờ chúng ta tự đặt lại một câu hỏi: Phải làm gì trước những hành động gây hấn của Trung Quốc. Tôi đã có một câu trả lời, đã có Đảng và Nhà Nước lo! Đó có phải là sự bao cấp trong tư duy? Nhưng tôi biết đó là câu trả lời chưa thật với những người có suy nghĩ. Vậy còn chờ gì nữa, chúng ta hãy sống thật với mình đi!

Thanked by 2 Members:

#1195 pth77

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 697 Bài viết:
  • 1420 thanks

Gửi vào 30/07/2014 - 18:56

Vì sao An-nam mê tín dị đoan?


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

1. An-nam là một dân tộc tin vào thần thánh.
Trong 2 cuộc Nam tiến và Tây tiến vĩ đại để hình thành nên An-nam-quốc-gia cong cong hình chữ S của ngày nay, tín ngưỡng thờ cúng được duy trì ở cả tầm quốc gia, dân gian và gia đình.
Ở tầm quốc gia, người ta thờ cúng các thần linh là những người có công hay các anh hùng dân tộc, chẳng hạn như đức Thánh Trần hay bà chúa Liễu Hạnh. Ở mức độ dân gian, người ta thờ cúng Thành hoàng của làng/xã. Thành hoàng có thể là người sáng lập ra làng, có thể là người làng có công với quốc gia, có thể là người khởi tạo nên nghề nghiệp cho làng,… và được triều đình phong kiến sắc phong. Ở mức độ gia đình, người ta thờ cúng tổ tiên và các vị thần theo truyền thuyết như tôn thần, thổ địa, thần tài, táo quân,…
Đây là một nét văn hóa đặc sắc, duy trì được đức tin và tín ngưỡng của cần-lao trước khi những tôn giáo chính thống như Phật giáo được giới thống trị truyền bá đan xen thờ cúng cùng tín ngưỡng truyền thống nói trên.

2. Có những hiện tượng huyền bí, tâm linh vẫn hiển hiện trong đời sống con người từ xa xưa đến tận ngày nay. Mặc dù khoa học đã và đang dần dần giải mã những hiện tượng đó nhưng đã xác định được những trường sinh học kết nối giữa người đã chết với người sống, hay việc một số người có khả năng ngoại cảm, khả năng nhìn thấy trước tương lai,…
Chính vì vậy, các nhà khoa học trên thế giới không bài xích những vấn đề duy tâm, đặc biệt là những bí ẩn trong các nền văn hóa lớn như Trung hoa, Ấn Độ, Ai cập,…
Có nghĩa, vẫn tồn tại những sự huyền bí của tự nhiên, được con người tìm đến như một đức tin trong cuộc sống, tạo ra sự tâm linh trong tâm trí của họ.


3. Hơn nghìn năm Bắc thuộc, An-nam là một bản sao cả về văn hóa, tư tưởng, tín ngưỡng, tâm linh,… của nước láng giềng Trung hoa. Đến tận ngày nay, sự lệ thuộc đó vẫn không suy giảm.
Trung hoa cổ đại có một nền văn hóa rực rỡ, từ vài nghìn năm trước đã phát kiến ra những công trình nghiên cứu đồ sộ về con người và vận mệnh con người. An-nam-cần-lao vẫn quen thuộc với những Hà đồ - Lạc thư, Kinh dịch, tướng pháp,… Dĩ nhiên, để có kiến thức sơ đẳng về những điều nói trên, cần phải biết chút chữ nghĩa và có một chút trí tuệ. Và điều đó không dành cho cần-lao thối tai khai bẹn thủa thời chưa có chữ quốc ngữ.
Và thế là, những điều huyền bí về số mệnh con người được đám học chữ “thánh hiền” độc quyền. Đám này kết hợp với đặc tính tín ngưỡng của cần-lao để tạo ra niềm tin vào các thế lực siêu nhiên và cho rằng số phận cuộc đời đã được định sẵn. Điều này được các chế độ phong kiến áp dụng triệt để trong việc quản trị tư tưởng của cần-lao trong quá trình cai trị từ trung ương đến địa phương.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

4. Khi nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời. Những người cộng sản với kim chỉ nam là chủ nghĩa Mác-Lênin trở thành những kẻ vô thần. Và họ cho rằng những tín ngưỡng, tâm linh của cần-lao là sự mê tín dị đoan cần phải loại trừ trong con đường tiến lên xã hội chủ nghĩa.
Và thế là một cuộc “cách mạng” loại trừ mê tín dị đoan được hình thành. Những người cộng sản phá đền, phá chùa, bài trừ sự cúng bái, bói toán, tế lễ thần thánh,… Thay việc thờ cúng tổ tiên, thờ cúng thần phật bằng việc treo ảnh lãnh tụ. Chúng ta có thể tìm thấy những hình ảnh các lãnh tụ cộng sản được treo trang trọng giữa nhà thay cho các bát hương và bài vị tổ tiên vào các thập niên 60-70 của thế kỷ trước ở miền Bắc xã hội chủ nghĩa.
Tuy nhiên, một cuộc “cách mạng” nhỏ không thể tẩy não được tín ngưỡng của cần-lao. Và họ bắt đầu dấm dúi thờ cúng lại tổ tiên, thần phật. Đặc biệt đối với những người gặp những điều bất trắc trong cuộc sống mà không được chính quyền giải quyết. Họ quay lại tin vào số phận, tin vào sự trừng phạt do tâm linh bởi lẽ chính họ là những thành phần nhiệt tình nhất trong việc phá đền, phá chùa và bỏ bát hương tổ tiên.
Một vài nơi, một số kẻ tham gia phá đền, phá chùa gặp những rủi ro trong cuộc sống đã được cần-lao thêu dệt lên những câu chuyện rùng rợn về việc “quả báo” do đã quay lưng lại với thần thánh, tổ tiên. Và công cuộc bài trừ mê tín dị đoan, hướng tới chủ nghĩa vô thần của cộng sản đã thất bại hoàn toàn ở An-nam, bắt đầu mạnh mẽ từ khi mở cửa về kinh tế.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

5. “Phú quý sinh lễ nghĩa” là một đặc tính của cần-lao An-nam. Những kẻ thành đạt trong cuộc sống thường cho rằng đó là do phúc đức của tổ tiên, sự phù hộ của thánh thần và số mệnh của họ. Điều này có một phần đúng đắn vì theo tử vi, số phận của mỗi người là khác nhau. Một số trường hợp đặc biệt như một vài kẻ nghèo hèn bỗng trở thành đại phú hay vài quan lại bị thất sủng về quê cày ruộng khiến tâm lý tin vào số mệnh được áp đặt trong não trạng của cần-lao An-nam.
Từ thời Lý, phật giáo đã được truyền bá sâu rộng vào trong đời sống tín ngưỡng tôn giáo của cần-lao An-nam. Và cần-lao dễ dàng kết hợp sự tín ngưỡng dân gian với tín ngưỡng tôn giáo làm một. Câu nói “thờ thần phật” trở nên quen thuộc với cần-lao khi chủ thuyết luân hồi và hướng con người đến điều thiện của giáo lý nhà phật được cần-lao đón nhận nhiệt tình bởi đã có sẵn trong não trạng quan niệm về lễ giáo của Khổng Khâu xứ Tàu.
Thế nên, khi An-nam vượt qua thời đói khổ của bao cấp, và chính sách mở cửa đã vực dậy nền kinh tế từ quốc gia đến gia đình thì sự tín ngưỡng về tâm linh trỗi dậy. Những kẻ có tiền bắt đầu xây mộ, xây từ đường để tri ân tổ tiên đến tu bổ, sửa sang đền miếu của làng xã. Lớn hơn, họ bắt đầu kêu gọi sửa sang chùa chiền, và nghiễm nhiên tự coi phật giáo như một quốc đạo của An-nam.
Dĩ nhiên, những đối tượng này phần lớn là quan chức của chính quyền, từ thượng tầng trung ương ủy viên đến hạ tầng quan chức lìu tìu địa phương. Và dĩ nhiên, phần lớn họ không có tôn giáo. Một yếu tố quan trọng trong sơ yếu lý lịch của một xã hội bổ nhiệm quan chức theo chủ nghĩa lý lịch.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

6. Có cung ắt có cầu. Những dịch vụ đáp ứng nhu cầu tâm linh và tín ngưỡng nở rộ như nấm mọc sau mưa, thượng vàng hạ cám đủ cả.
Chưa bao giờ xứ An-nam thịnh vượng về các dịch vụ tín ngưỡng như hiện nay. Ở đâu cũng có thể có thầy bói toán, từ lấy lá số tử vi, bói bài, bói chỉ tay, bói lá trầu,… Ở đâu cũng có thầy cúng, thầy phong thủy. Sách về bói toán, tử vi, cúng bái, phong thủy có thể tìm bất cứ nơi đâu, từ nhà sách cao cấp đến bán dạo vỉa hè, bến xe.
Tiền nào của ấy” là câu nói quen thuộc của An-nam, và tất nhiên bao gồm cả dịch vụ tín ngưỡng. Bởi tại nhà nhà đi mời thầy cúng, người người đi xem bói,… nên hình thành một đội ngũ buôn thần bán thánh rất đông đảo. Từ đám thầy chùa đầu trọc thích tu hú hơn tu thân đến đám bần nông bần lâm thất học được “ăn lộc thánh”. Vài chục nghìn đồng cũng bói, vài trăm nghìn đồng cũng cúng. Đám này không những truyền bá mê tín dị đoan để trục lợi cần-lao, mà còn nhẫn tâm trục lợi trên cả xương cốt của những người đã ngã xuống trong hai cuộc chiến tranh thần thánh của dân tộc.
Nói đi cũng phải nói lại. Có những người trên thông thiên văn, dưới tường địa lý, họ thấu hiểu sâu sắc chiêm tinh, kinh dịch, có thể suy đoán được số phận con người trên góc độ khoa học của tử vi. Có những người có những khả năng đặc biệt có thể nhìn thấy người âm mà chúng ta thường gọi là ngoại cảm (khoa học đã xác nhận điều này). Có những người tu hành chân chính, lấy giáo lý phật môn để cầu an giúp người.
Tuy nhiên, những người này rất ít, và năng lực của họ cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố chủ quan và khách quan. Đặc biệt là những người có khả năng ngoại cảm. Trong vài triệu người có một người có khả năng ngoại cảm đã là hiếm. Và trong trăm lần ngoại cảm mới có một vài trường hợp chính xác đã là quý.
Ấy thế nhưng cần-lao ai cũng tham lam. Ai cũng muốn thỏa mãn cái họ mong muốn. Họ sẵn sàng bỏ tiền bỏ bạc để đổi lại sự tò mò lẫn “bí ẩn” về số phận của họ. Nghe nói có thầy bói nào hay là đổ xô đến. Nghe nói có đền, có điện nào thiêng là đỗ xô đến. Thật giả lẫn lộn, bát nháo tứ tung.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

7. Đáng ra, sự mê tín dị đoan, những tà đạo, tà giáo cần phải loại trừ triệt để. Nhưng có thể thấy trong thời gian qua, chính quyền đã buông lỏng quản lý điều này. Không những thế, lãnh đạo từ to đến nhỏ thể hiện rõ sự cuồng tín về thần phật của họ. Có thể thấy lãnh đạo cao cấp của chính quyền ở các lễ chùa, lễ phật hì hụp cúng bái. Có thể thấy bát hương được hiện diện ở từng phòng trong công sở. Những ngày cuối năm, đầu năm thì xe công lẫn quan chức đi đền đi chùa nườm nượp.
Đình chùa miếu mạo được ồ ạt xây dựng. Thầy bói, thầy cúng, bà đồng, ông cốt được hoạt động tự do, thỏa sức truyền bá mê tín dị đoan, miễn không truyền bá cần-lao chống chính quyền là được.
Không những để tự phát trong xã hội, mà có hẳn 3 tổ chức nghiên cứu về tâm linh với tên gọi mỹ miều là: “Liên hiệp Khoa học Công nghệ Tin học ứng dụng”; “Trung tâm Nghiên cứu tiềm năng con người”; “Viện Nghiên cứu tiềm năng con người” được chính quyền công nhận và bảo hộ. Không biết họ nghiên cứu được cái gì? Nhưng cấp phép tràn lan cho đám bà đồng ông cốt, thậm chí cả đám tâm thần phân liệt tự xưng là dị nhân quái nhân có khả năng hô mưa gọi gió.
Những vụ việc liên quan đến đám giả thần giả quỷ trục lợi trên sự cuồng tín của cần-lao đến mức nghiêm trọng

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

trục lợi trên xương cốt của các liệt sỹ đã được phản ánh, truy tố. Nhưng vẫn còn đó nhan nhãn những kẻ nhân danh khoa học như

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

, hay nhân danh

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

, và những đám bà đồng ông cốt, cô cậu ngoại cảm khác.

8. Khi nói về những điềm mất nước (Vong trưng), Hàn Phi đã cho rằng: “Dùng bọn coi ngày, thờ quỷ thần, tin bói toán, thích cúng tế thì (nước) có thể mất” (thiên XV, quyển V).
Phan Chu Trinh đã từng viết trong “Việt quốc bệnh phu” một trong mười điều bi ai của An-nam là “chỉ mê tín nơi mồ mả, tướng số, việc gì cũng cầu trời khấn Phật”.
Có thể thấy, mê tín dị đoan đã bị lên án và bài trừ từ thời xa xưa, khi mà những vấn đề duy tâm lẫn các sự vật, hiện tượng thần bí của tự nhiên chưa được khoa học giải thích một cách thấu đáo.
Vậy mà, ở tận thế kỷ 21, khi mà khoa học đã đạt tới sự vi diệu trong tiếp cận

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

. Cũng như các kết quả ngoại cảm có thể xác định một cách cực kỳ đơn giản qua xét nghiệm AND. Thế nhưng, không hề có một động thái quyết liệt nào của chính quyền đối với đám buôn thần bán thánh này, trừ những trường hợp đã bị cần-lao phát giác là lừa đảo.
Không lẽ chính quyền không hiểu những điều đơn giản mà Hàn Phi đã cảnh báo từ hơn 2.000 năm trước, hay “bệnh” của An-nam mà Phan Chu Trinh đã chỉ ra gần 100 năm trước? Không lẽ chính quyền không biết bọn “ma học” đang hoành hành, đang đẩy cần-lao An-nam trở nên mê tín dị đoan đến mức cuồng tín (điều mà hơn nửa thế kỷ trước họ đã cố gắng bài trừ), đang khiến cần-lao An-nam lệch lạc về nhận thức tín ngưỡng và triết lý tôn giáo chính thống? Không lẽ chính quyền không biết mê tín dị đoan đã làm cho cần-lao An-nam trở nên mông muội, u mê từ não trạng đến thể chất, và điều này là kẻ thù của sự phát triển lên một xã hội văn minh?
Họ không biết? Hay họ cố tình không biết?

© 2014

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

(Viết cho tháng cô hồn)
Nguồn hình ảnh: Sưu tầm trên Internet.

Thanked by 3 Members:

#1196 TuBinhTuTru

    Thượng Khách

  • Thượng Khách
  • 821 Bài viết:
  • 1515 thanks

Gửi vào 30/07/2014 - 22:55

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

meoconrongchoi, on 30/07/2014 - 12:36, said:

Thưa các thày, theo em : “Lý: Lý hổ vĩ. Bất điệt nhân. Hanh” tức là biết cách, có phẩm hạnh thì dù dẫm lên đuôi cọp nó cũng không cắn, vậy là hanh thông. Mình lấy lễ nghi, lễ nghĩa, hành xử đúng quy luật vận động,… mà đối đãi với mọi người/vật thì dù cho có gặp thú dữ hoặc kẻ hung hăng thời chúng vẫn không thể trách cứ, làm hại mình được, do mình đã nắm đằng chuôi, đã nắm được luật, có lý, có lễ nghĩa, thế nên mới bảo là hanh thông.

Em xin hết ạ. Chào các thày em về cho heo ăn cái ạ.

Tục ngữ có câu: Dao "nắm đằng cán" hay "nắm đằng chuôi" là muốn nói nắm phần bảo đảm chắc chắn có lợi cho mình, với ý nghĩa trong sự tính toán lợi hại cho dù tình hình có thế nào đi nữa. Dao, lưỡi sắc bén đâu ai ngu dại gì cầm đằng lưỡi dao cho nó cắt đứt tay mình ư!?

Nhưng sự vận động trong trời đất không phải lúc nào cũng như ý mình mong muốn, dù là cho có "nắm đằng cán" cũng mất của, đi lề phải cũng bị xe tông, lấy lễ nghĩa mà chống quân hung bạo được chăng!?

Đó là nói về " đồ vật sắc bén ", nắm đằng cán hay cầm đằng lưỡi nhưng về " thú vật, thú dữ " thì đừng có dại mà dẫm đuôi nó hay nắm kéo đuôi của nó vì đó là một phần thân thể nhạy cảm của nó vậy ... nó đau nó quày đầu lại nó cắn ...

Thử xem trong trường hợp gặp thú dữ, đừng nói nắm được đuôi nó hay dẵm phải đuôi nó mà chỉ " đối mặt " với nó thôi đã có phải là điều thích đáng nên làm hay không nữa là ... thế thì thế nào là " nắm được luật, có lý, có lễ nghĩa " trước một kẻ hung bạo ác sát hay thú dữ điên cuồng sẽ gặp hậu quả ra sao ???

Thanked by 2 Members:

#1197 meoemrongchoi

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 119 Bài viết:
  • 97 thanks

Gửi vào 30/07/2014 - 23:09

Thưa thày TỨ em cho rằng chỉ cần đoán lấy xu hướng rồi cứ theo dịch mà ta nên làm thế nào để sống cho hay hơn, tốt hơn hợp với quy luật tự nhiên trong trời đất, còn nếu lấy vài câu chữ rồi bị ám thị mà mặc định cái này, sẽ hỏng cái kia, đi xa với tinh thần của Dịch là sự biến dịch thì phỏng có ích chi, có khi lại tai hại không chừng,...

Thưa các thày khác, các thày có thể insert quan điểm cá nhân trong những bài cóp và pết dài thòng kia không ạ ? Điều này giúp em có thêm động lực đọc bài các thày.

Thưa các thày, em xin hết.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

TuBinhTuTru, on 30/07/2014 - 22:55, said:

Tục ngữ có câu: Dao "nắm đằng cán" hay "nắm đằng chuôi" là muốn nói nắm phần bảo đảm chắc chắn có lợi cho mình, với ý nghĩa trong sự tính toán lợi hại cho dù tình hình có thế nào đi nữa. Dao, lưỡi sắc bén đâu ai ngu dại gì cầm đằng lưỡi dao cho nó cắt đứt tay mình ư!?

Nhưng sự vận động trong trời đất không phải lúc nào cũng như ý mình mong muốn, dù là cho có "nắm đằng cán" cũng mất của, đi lề phải cũng bị xe tông, lấy lễ nghĩa mà chống quân hung bạo được chăng!?

Đó là nói về " đồ vật sắc bén ", nắm đằng cán hay cầm đằng lưỡi nhưng về " thú vật, thú dữ " thì đừng có dại mà dẫm đuôi nó hay nắm kéo đuôi của nó vì đó là một phần thân thể nhạy cảm của nó vậy ... nó đau nó quày đầu lại nó cắn ...

Thử xem trong trường hợp gặp thú dữ, đừng nói nắm được đuôi nó hay dẵm phải đuôi nó mà chỉ " đối mặt " với nó thôi đã có phải là điều thích đáng nên làm hay không nữa là ... thế thì thế nào là " nắm được luật, có lý, có lễ nghĩa " trước một kẻ hung bạo ác sát hay thú dữ điên cuồng sẽ gặp hậu quả ra sao ???

Sửa bởi meoconrongchoi: 30/07/2014 - 23:08


#1198 Vô Danh Thiên Địa

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3526 Bài viết:
  • 5108 thanks

Gửi vào 31/07/2014 - 00:39

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

meoconrongchoi, on 30/07/2014 - 12:36, said:

Thưa các thày, theo em : “Lý: Lý hổ vĩ. Bất điệt nhân. Hanh” tức là biết cách, có phẩm hạnh thì dù dẫm lên đuôi cọp nó cũng không cắn, vậy là hanh thông. Mình lấy lễ nghi, lễ nghĩa, hành xử đúng quy luật vận động,… mà đối đãi với mọi người/vật thì dù cho có gặp thú dữ hoặc kẻ hung hăng thời chúng vẫn không thể trách cứ, làm hại mình được, do mình đã nắm đằng chuôi, đã nắm được luật, có lý, có lễ nghĩa, thế nên mới bảo là hanh thông.

Em xin hết ạ. Chào các thày em về cho heo ăn cái ạ.
Giải thích trên không sai. Sách vở xưa nay vẩn giải thích trên tinh thần và ý nghĩa đó. Nhưng cái hành xử như thế nào cho đúng quy luật vận động của từng trường hợp ví dụ như khi Phật gặp đồ tể muốn giết mình hay TBTT dẩm đuôi cọp chết, VDTĐ dẩm đuôi cọp sống ...thì tuỳ tho*`i và Vị mà ha`nh xử khác nhau từ đó mà hiểu Lý trong Dịch.

Sửa bởi Vô Danh Thiên Địa: 31/07/2014 - 00:40


Thanked by 1 Member:

#1199 TiKiTaKa

    Kiền viên

  • Hội Viên mới
  • PipPipPip
  • 1500 Bài viết:
  • 3654 thanks

Gửi vào 31/07/2014 - 01:07

Trong phép luận quẻ Dịch, thấy sách vở và văn nhân là điềm hỏng việc. Bởi vì luận lý kinh quá.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

pth77, on 30/07/2014 - 18:56, said:

Vì sao An-nam mê tín dị đoan?

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vì vạn thế sư biểu.

#1200 TuBinhTuTru

    Thượng Khách

  • Thượng Khách
  • 821 Bài viết:
  • 1515 thanks

Gửi vào 31/07/2014 - 01:14

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vô Danh Thiên Địa, on 31/07/2014 - 00:39, said:

Giải thích trên không sai. Sách vở xưa nay vẩn giải thích trên tinh thần và ý nghĩa đó. Nhưng cái hành xử như thế nào cho đúng quy luật vận động của từng trường hợp ví dụ như khi Phật gặp đồ tể muốn giết mình hay TBTT dẩm đuôi cọp chết, VDTĐ dẩm đuôi cọp sống ...thì tuỳ tho*`i và Vị mà ha`nh xử khác nhau từ đó mà hiểu Lý trong Dịch.

Phần in đỏ là điều tôi chưa muốn đề cập đến khi viết cho Meoconrongchoi, vì đó nó liên quan đến thần thông hoặc lòng từ bi lan rộng ảnh hưởng đến " thú dữ hoặc kẻ hung hăng " không còn hung dữ nữa ... chứ không phải Lý của Dịch.

À quên,

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

còn VDTĐ dẩm đuôi cọp sống thì phải chờ chứng thực xem cái đã ... hehehe ...

Sửa bởi TuBinhTuTru: 31/07/2014 - 02:03


Thanked by 1 Member:





Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

3 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 3 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |