Jump to content

Advertisements




TIN VỈA HÈ

tin tức lượm lặt

2011 replies to this topic

#1156 KimCa

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1525 Bài viết:
  • 1797 thanks

Gửi vào 28/07/2014 - 14:15

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

ttd, on 28/07/2014 - 13:58, said:

Tui cực lực phản đối phản đối cách dùng từ nhồi sọ chính trị công cụ.
Ng nào dùng từ này là phỉ báng hương hồn tử sĩ hai miền Nam Bắc.
Là con người ,là trí thức đều là công cụ của ai !! chỉ có thiên tài Mao mới có quyền nói trí thức là cục phân...ng thường dùng phải xin lỗi ..
tại sao dùng chữ chỉ dành cho vật vô tri vô giác hay súc vật để ám chỉ con người ,tính nhân văn của triết học để đâu ?Bạn nghĩ sao nếu bạn là công cụ ám chỉ thua cả con vật , vậy trí thức ,tư duy lòng tự trọng bạn bỏ đâu ?

Mana là một tên phản động đối với cả 2 phe

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 1 Member:
ttd

#1157 ttL

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • PipPip
  • 766 Bài viết:
  • 865 thanks

Gửi vào 28/07/2014 - 14:24

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Management, on 28/07/2014 - 13:55, said:

Ảo tưởng sức mạnh

Theo đánh giá của ông

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

, tiến sĩ kinh tế, nguyên Tổng trưởng Kế hoạch và Phát triển của Chính phủ Việt Nam Cộng hòa, hiện là giáo sư tại

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

, nền kinh

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



ps : Dùng tiếng Việt cho mọi người cùng đọc, tiếng Anh có một số người sẽ khó hiểu !

Úi chời lại viện dẫn bài viết dài gồm số liệu ,phân tích của TS chắc dành cho cán bộ cao cấp nghiên cứu hí..hí.nhớ lại bài hít,vuốt,sờ, của lãnh đạo VN của bạn nào post qua rùi ,cô BT y tế Kim Tiến có duyên quá..cho tui thêm mấy bài nữa..thanks.
Tính chạy lên mạng lôi bài nào khác đối lập lại chơi nhưng tui thích bình dân bá tánh hơn..
Phát biểu ; nền kinh tế VNCH thời chiến nếu so với Nam hàn thời chiến thì ưu việt hơn nhiều,mà nên nhớ bây giờ Nam Hàn là cường quốc kinh tế .(lười kiếm bài post số liệu quá hi.hi..)
Còn ko nên so với miền Bắc V lúc đó làm chi..cho má nó bùn .

Thanked by 1 Member:

#1158 bluebird2304

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1712 Bài viết:
  • 2511 thanks

Gửi vào 28/07/2014 - 14:30

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Management, on 28/07/2014 - 13:55, said:

Ảo tưởng sức mạnh

Theo đánh giá của ông

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

, tiến sĩ kinh tế, nguyên Tổng trưởng Kế hoạch và Phát triển của Chính phủ Việt Nam Cộng hòa, hiện là giáo sư tại

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

, nền kinh tế miền Nam trong thời kỳ trước và sau khi người Mỹ có mặt có sáu đặc tính rõ ràng:
  • Cơ cấu kinh tế nghiêng hẳn về cung cấp dịch vụ, chiếm 55% tổng sản lượng quốc gia (

    Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

    ). Sản xuất hàng hoá, vật dụng không nhiều.
  • Do công nghiệp nặng và hóa chất vẫn ở mức sơ khai, nên nguyên vật liệu phải lệ thuộc vào nhập cảng:

    Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

    ,

    Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

    ,

    Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

    ,

    Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

    ,

    Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

    , vật liệu sản xuất. Trung bình là phải nhập 750 triệu đô la một năm.
  • Tiết kiệm xuống số âm: trung bình bằng -5% GDP. Lúc còn hoà bình, có năm đã lên tới +6% GDP (1960). Khi chiến tranh leo thang thì không còn có thể tiết kiệm nội địa, đầu tư cho phát triển phải tuỳ thuộc vào tiền bạc từ bên ngoài.
  • Gánh nặng kinh tế của

    Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

    : đoàn người

    Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

    từ những vùng có chiến sự lên tới vài triệu. Số đông di tản về thành thị, làm số người ở đây lên tới 40% tổng dân số (năm 1960 chỉ có 22%). Kết quả là thất nghiệp cao ở thành thị (14%), các

    Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

    cùng với những tệ nạn xã hội đi kèm trong khi nông thôn lại thiếu người canh tác.
  • Gánh nặng quốc phòng: nhu cầu quốc phòng quá lớn, cần chi tiêu tới 50% ngân sách (242 tỷ đồng). Tài trợ cho phát triển chỉ còn 9% (66 tỷ đồng). Về vấn đề nhân lực thì rất nhiều thanh niên còn phải tham chiến, chưa kể 310.000 công, tư chức. Ngoài ra còn số người di tản kể trên, tất cả cũng vượt 30% nhân lực lao động.
  • Tâm lý dựa vào viện trợ: Nền kinh tế Việt Nam Cộng hòa bé nhỏ, sản xuất căn bản là

    Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

    . Khi

    Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

    sang thì nhu cầu

    Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

    , tiêu dùng, xây dựng hạ tầng lớn. Sản xuất còn yếu kém, căn bản chỉ là lúa gạo nên chỉ còn cách nhập hàng hoá từ nước ngoài. Tài trợ nhập hàng hoá đang từ 162 triệu đôla năm 1964 tăng lên tới 830 triệu năm 1966, cao hơn năm lần. Sự kiện này làm tăng lên mức độ của tâm lý lệ thuộc của kinh tế Việt Nam Cộng hòa và mang tới nhiều cơ hội

    Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

    cho nhiều quan chức chính phủ.
Nền kinh tế Việt Nam Cộng hòa có sự cách biệt rất lớn giữa thành thị và nông thôn. Một báo cáo của Mỹ kết luận: Trong khi ở thành thị, những nhóm người phục vụ cho quân Mỹ có đời sống khá giả nhờ chiến phí mà Mỹ bỏ ra thì ở vùng nông thôn, những người nông dân phải chịu đựng sự tàn phá dưới hỏa lực Mỹ, để lại sự nghèo khổ gần như tuyệt đối cho nông thôn miền Nam

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

.

Xét riêng về sự phụ thuộc của kinh tế Việt Nam Cộng hòa vào viện trợ Mỹ, Giáo sư Kinh tế

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

nhận định: "Nền kinh tế miền Nam trước 1975 tuy có vẻ ngoài phồn vinh nhưng giả tạo ở chỗ nó không tự nuôi nổi nó". Lấy ví dụ,

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

của Việt Nam Cộng hòa năm 1974 là khoảng 300 tỉ đồng, với tỉ giá năm 1974 là 685 đồng/1 đô la, tức tương đương với 438 triệu đôla (bình quân 54

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

/người/năm), chỉ bằng một nửa viện trợ của Mỹ, thậm chí chỉ bằng 1/6 chi phí quân sự hàng năm.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Như vậy có nghĩa hơn 65%

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

và hầu hết

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

là lấy từ viện trợ kinh tế của Mỹ. Sự phồn vinh không phải ở nội tại nền kinh tế mà là nhờ nguồn viện trợ khổng lồ của Mỹ bằng 4 con đường chính:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


  • Thứ nhất, bình quân mỗi năm Mỹ đổ vào miền Nam VN 1 tỉ USD, chia bình quân cho 8 triệu dân trong vùng kiểm soát của Việt Nam Cộng hòa, thì lên tới 125 USD/người/năm, tương đương 75% thu nhập bình quân. 1 tỉ USD trút vào nuôi bộ máy Nhà nước, binh lính nên thu nhập của họ rất cao, ví dụ thiếu úy được nhà riêng (gia binh), một tổng trưởng (

    Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

    ) lương trị giá 10

    Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

    /tháng.
  • Thứ hai, chi phí chiến tranh (nằm ngoài 1 tỉ USD viện trợ - có thời kỳ lên đến 28 tỉ USD/năm, như các năm 1967, 1968). Mỹ quản lý nhưng vẫn rơi **** ra dân sự. Riêng vỏ đạn cũng đủ tạo ra 7 nhà máy đồng, xác chiến xa và các loại vũ khí... là đầu vào của các nhà máy cán thép, dù miền Nam không có mỏ sắt. Chi phí quân sự đã trở thành kinh tế dân sự.
  • Thứ ba, cũng nằm ngoài 1 tỉ USD viện trợ - là sức chi tiêu tại chỗ của nửa triệu binh lính Mỹ, bình quân 1 người 800

    Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

    /tháng, một năm là trên 4 tỉ đôla - gấp 10 lần tổng

    Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

    của cả 8 triệu dân do Việt Nam Cộng hòa kiểm soát. Khoản tiền khổng lồ này tạo ra vô khối ngành dịch vụ và thu nhập cho người dân. Một chủ tiệm giặt là từng nhận thầu giặt đồ cho lính Mỹ, bảo chỉ nhặt tiền lẻ trong đống quần áo, gom lại trong 1 năm xây được nhà 4 tầng lầu.
  • Thứ tư, ngoài 1 tỉ USD tiền còn các khoản viện trợ thường xuyên bằng hàng hoá do người Mỹ chỉ định mua từ nước nào, hãng nào, loại hàng gì, theo giá nào... để giải quyết cán cân thương mại giữa Mỹ và các nước đồng minh. Cách làm này tạo ra vô số nhà máy đường, nhà máy dệt... không có vùng nguyên liệu trồng mía, bông – mà nhập nguyên liệu từ

    Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

    ,

    Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

    ,

    Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

    ... để sản xuất.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



ps : Dùng tiếng Việt cho mọi người cùng đọc, tiếng Anh có một số người sẽ khó hiểu !

Người ta biết kinh tế thị trường là gì. Không loai hoay hợp tác xã rồi , mậu dịch rồi mới đổi mới. Cách mua bán ở trong shop khác nhau 1 trời 1 vực.

Còn không phải là ý kiến nào bằng tiếng Anh cũng có người dịch ra tiếng Việt cho đọc, và nếu có thì dùng cho 1 trong 2 lề dịch và cắt xén để làm công cụ cho mục đích của mình, mà dù ko cắt xén cũng bị cho là lề này lề nọ. Nên muốn tìm ý kiến trung lập thì chịu khó research bằng tiếng Anh, dẫn nguồn tiếng Anh cho trung lập. Dịch ra là thành lề phải lề trái ngay

#1159 TiKiTaKa

    Kiền viên

  • Hội Viên mới
  • PipPipPip
  • 1500 Bài viết:
  • 3654 thanks

Gửi vào 28/07/2014 - 15:15

Tiếng tôi vang rừng núi....
Sao không ai trả lời.

#1160 pth77

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 697 Bài viết:
  • 1420 thanks

Gửi vào 28/07/2014 - 18:32

Biến tướng chủ trương xây dựng nông thôn mới

“Sưu thuế Tắt đèn” trở lại: Người tâm thần, bệnh nhân da cam cũng không thoát

Đăng Bởi >> “Quan chức có vàng khối, tiền tỷ, chỉ... trộm mới biết!?“

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Chính tuyên bố của Bí thư xã Lê Quốc Khanh: “Không có chủ trương miễn, giảm cho bất cứ ai” nên người bị tâm thần, hay bị chất độc da cam cũng bị nọc ra thu.

Không nộp kịp, họ “hành hạ” bằng cách đưa lên hệ thống loa đài của thôn xóm đọc ra rả từng buổi. Nhiều người uất quá mà buồn không chịu thấu. Ở các thôn, bao tiếng khóc tủi buồn cất lên.
Tận thu cả người bệnh tâm thần
Chúng tôi về Tân Thủy, những chuyện đau lòng cứ thế người dân gạt nước mắt mà kể. Họ kể trong chua xót, trong cay đắng, trong khổ đau. Có những người chúng tôi gặp, dường như họ không biết gì, chỉ nhìn lơ ngơ, ăn uống vô thức, nhưng sổ đinh của làng, của xã là một suất nộp như người bình thường.
Ông Trần Quang Toán ở làng Tân Bằng bị bệnh tâm thần từ 30 năm nay. Mọi sinh hoạt đều vô thức. Nhưng sổ hộ khẩu do ông làm chủ trong một căn nhà có 5 khẩu. Cạnh sổ hộ khẩu có cuốn sổ chẳng gia đình nào mong muốn, đó là sổ điều trị bệnh tâm thần.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Ông Toán, người bị tâm thần 30 năm nay cũng bị thôn xã ép gia đình nộp tiền triệu làm đường.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Sổ điều trị tâm thần của ông Toán.

Ông từng đi miền Nam, khi hết nhiệm vụ, trở về bản quán, bệnh tâm thần phát ra ngày mỗi nặng. Bà Ngô Thị Phách thấy thương, tác hợp với ông thành chồng vợ. Gia đình ông tính ra 5 khẩu.
“Thôn xóm cứ thế áp tới nộp. Tui xin giảm hoặc miễn cho ông Toán vì tâm thần, nhưng trên xã nói không được, còn sống là lo nộp. Tui đang đi vay tiền thì loa xóm, loa thôn oang oang ngày ba cử, réo tên người bị tâm thần ra, réo tên nhà tui ra là chưa nộp. Cứ nghe tiếng loa là ớn lạnh tóc gáy thôi chú ơi”- bà Phách kể.
Một người thần kinh khác, trẻ hơn ông Toán, tuy không có sổ trị bệnh tâm thần nhưng suốt ngày đi ngoài đường. Ấy là Trần Kim Tâm (33 tuổi) ở làng Tân Thịnh, con của cựu binh Trần Kim Thịnh. Nhà ông Thịnh có 7 khẩu, Tâm là đứa con bị nhiễm chất độc hóa học; bị thần kinh bẩm sinh, cứ đi lang thang đầu đường cuối xóm, ai cho gì ăn nấy, không cho thì về nhà lục lọi nồi niêu để ăn.
“Nhưng thôn cũng ép phải nộp. Tui nói con tui chả biết chi mà mần, chả biết chi mà lao động, phải hưởng trợ cấp nhà nước chất độc da cam thì thương tình tha cho cháu. Rứa mà trưởng thôn, cán bộ xã về xong chẳng đồng ý. Cứ rứa mà nộp 1,7 triệu đồng. Nhà tui nộp chậm vì không có tiền, thôn bắc loa lên loa như đấu tố.
Tủi quá, tui phải vay mượn chạy vạy, xóm làng cũng khó khăn cả nên vay khó lắm, nhưng cuối cùng cũng có mà nộp để khỏi réo lên loa”, bà Đinh Thị Lan, vợ ông Thịnh ứa nước mắt.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Ông Trị và vợ phải đi xe lăn nhưng thôn vẫn cấn trừ tiền từ thiện.

Con liệt sĩ, người già neo đơn, mồ côi cũng không tha
Ở làng Tân Hòa, vợ chồng ông Phan Quốc Trị, Lê Thị Hậu tàn tật, di chuyển phải đi xe lăn cả hai vợ chồng. Là con của liệt sĩ thời chống Pháp, nhưng khi làm đường, thôn thông báo hai vợ chồng ông còn nợ hai suất tiền với 340.000 đồng.
Chị Hậu nói:“Tui vay dạm trả được một nửa, còn một nửa tui nói cho tui mần mạn xong có là trả. Bão năm 2013 có suất từ thiện hỗ trợ vợ chồng tui 100.000 đồng, rứa là thôn nói không nhận chi hết, cấn trừ nợ tiền đường. Họ trừ ngang, không cho ký, không cho biết. Buồn lắm chú ạ”.
Bà Dương Thị Ích (83 tuổi) ở Tân Bằng già cả, neo đơn, ở một mình trong ngôi nhà nhỏ. Thôn vẫn áp giá tiền nộp đều như người giàu. Đến vách nhà bà Ích, trong thân người nhỏ thó, bà đang chăm chút mấy con gà con mới nở để chờ lớn mà bán rồi nộp cho thôn tiền làm đường. Bà Ích chả có tài sản gì, cứ có lứa gà vài ba con gầy nuôi bà kêu bán, bán để khi trưởng thôn kêu tên là bà phải có mặt mà nộp.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Đường thôn Tân Lỵ, nếu thoe hợp đồng ký giữa Chủ tịch xã với nhà thầu là hơn 1,1 tỷ đồng, mỗi khẩu phải nộp theo hợp đồng này là gần 3,6 triệu đồng. Nhưng dân phát hiện thực tế được chỉ 580m đã khống lên thành 1000m. Dân đòi lại thi công thì giá trị hơn 650 triệu đồng.
Bà Ích kể: “Chắt bóp được chi, nuôi con gà con chim thì bán mau mà nộp, không có họ kêu tên trên loa cực chi là cực, nhục chi mà nhục chú à. Tui nghèo chứ tui có muốn không ưng nộp mô”.
Cháu Dương Văn Thiện, bị lơ ngơ và quậy phá vô thức, phải có người trông coi, sảnh ra là chạy đập phá đủ thứ. Thôn bắt nộp như người bình thường. Đã thế, thôn còn cấm người nhà không để cho ai chụp hình.
“Mẹ cháu chết, chừ ở với bộ, khi thì về nhà ngoại, nhà o, nhà dì, có lên xin thôn miễn cho cháu nhưng trưởng thôn trừng mắt nói hắn có trợ cấp nhà nước thì lo mà nộp. Mỗi tháng cháu chỉ có mấy trăm ngàn, cũng chỉ đủ cho cháu ăn, chứ cháu làm được tiền thì nộp rồi”-một người thân của cháu gạt nước mắt kể.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Người dân gặp nhiều khó khăn với cách làm nông thôn mới ở Tân Thủy.

Cháu Dương Thị Huyền Trang, nhà nghèo, học giỏi, mẹ mất sớm nhưng xã, thôn vẫn ép nộp và đến ngay suất quà Tết bá tánh cho hai bố con cháu ăn Tết họ cũng bức thu không một lời nói lại.
Huyện chỉ đạo rốt ráo xã làm tà tà
Trước sự việc này, ông Nguyễn Quang Năm, Chủ tịch UBND huyện Lệ Thủy đã có công văn hỏa tốc 950/UBND-VP gửi lãnh đạo tất cả các xã, thị trấn trên địa bàn chỉ đạo không được cào bằng trong việc thu hút tiền xây dựng làm đường với các hộ dân.
Văn bản 950 này khẳng định: “Qua thông tin phản ánh của cử tri tại các buổi tiếp xúc cử tri và của nhân dân có một số xã, thôn trong quá trình huy động sức đóng góp của nhân dân để xây dựng nông thôn mới, nhất là các công trình giao thông nông thôn như đường liên thôn, đường xóm... chưa thực sự dân chủ, thống nhất, có nơi huy động quá sức của dân, đặc biệt đối với một số đối tượng có hoàn cảnh khó khăn như hộ nghèo, cận nghèo, người bị tàn tật, người bị nhiễm chất độc hóa học...”
Công văn cũng yêu cầu: Trong việc huy động nội lực, sức đóng góp của nhân dân để xây dựng nông thôn mới phải có sự bàn bạc dân chủ, công khai, thống nhất trên cơ sở khả năng đóng góp tự nguyện của nhân dân và được HĐND xã thông qua; đồng thời xem xét giảm mức đóng góp cho các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn, các đối tượng đặc biệt để đảm bảo an sinh xã hội; tuyệt đối không được yêu cầu dân đóng góp bắt buộc; đóng góp cào bằng, bình quân hộ, khẩu gây khó khăn cho một số hộ gia đình và không được huy động quá sức dân”.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Cháu Thiện, bị da cam, mồ côi mẹ cũng bị ép nộp tiền triệu như một lao động thực thụ.
Hiện các xã đang triển khai thực hiện chủ trương trên thì ở Tân Thủy, một số trưởng thôn ở Tân Lỵ, Tân Thái lại đi đe nẹt dân.
Anh Dương Văn Điệp ở Tân Lỵ bị trưởng thôn Dương Đăng Ái cùng bí thư chi bộ Trần Hữu Tài hạch sách không được nói cảnh nghèo khó, không được nói bị thu tiền từ thiện, không được nói chuyện làm đường có vống thêm, không được nói chuyện thôn thu tiền.
Anh Điệp kể: “Ông Ái nói “mi được hộ nghèo là do tau, mi đừng to mỏ. Mi là tau bóp là ngoắc ngoải”. Tui nói lại, phận tui nghèo là do số phận, răng do eng được? Nghèo thì Nhà nước trợ cấp là nhân văn của Nhà nước chơ chi của eng (anh). Còn cấm tui răng được, tui không chấp nhận như rứa được, trưởng thôn mà cấm dân nói là răng”.
Bà Nguyễn Thị Thoái kể: “Trưởng thôn, bí thư chi bộ đi ruồng bố dân cấm không được nói khó khăn, cấm không được nói nộp tiền bạc làm đường nặng nề. Nói rứa răng được. Thôn mần răng dân biết hết, ai ép dân như răng thôn biết hết. Cấm là cấm răng được”.
Bà Thoái cũng kể thêm: “Với trường hợp hộ bà Phạm Thị Lướt phải vay mượn tín dụng đen để nộp cả suất mẹ già bị bệnh thập tử nhất sinh, nộp xong mẹ bà Lướt mất. Trước khi nộp, có xin thôn giảm cho bà mà không cho. Chừ thì thôn không cho gặp bất cứ ai vì sợ bà Lướt nói về hoàn cảnh của mình”.
Ông Nguyễn Văn Hiệu, Bí thư Huyện ủy Lệ Thủy khi nắm bắt thông tin này đã ngay lập tức điện thoại chỉ đạo chấm dứt những việc làm trái khoáy trên. Phó Chủ tịch xã Tân Thủy, Trần Văn Lương cũng có chỉ đạo các thôn để người dân sinh hoạt bình thường.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Bà Lượt buồn rầu nói mẹ bà gần mất cũng nọc ra nộp tiền.

Nhưng có một điều đau lòng hơn khiến người dân vô cùng phẫn nộ. Bởi trong khi người dân bị réo tên nộp cào bằng tiền làm đường thì ông Phan Quang Dũng, Chủ tịch UBND xã Tân Thủy đã cấu kết với nhà thầu là Công ty TNHH&TM Lý Loan nâng khống con đường 580m thành đường 1000m, với tiền thi công mỗi mét dài hơn 1,1 triệu đồng.
Theo lời bà Nguyễn Thị Thoái, chính bà đứng ra tố cáo sự việc, khi bại lộ mọi nhẽ, nhà thầu “bỏ chạy” còn ông Phan Quang Dũng hiện vẫn vô can.
Sự việc được UBND huyện Lệ Thủy kiểm tra và xác tín ông Dũng sai trái khi ký hợp đồng nâng khống để trục lợi tiền dân. Từ đó, con đường bê tông ở thôn Tân Lỵ được giao cho người dân thi công, tổng giá trị hơn 600 triệu đồng. Nếu thực hiện theo hợp đồng ông Dũng cấu kết với nhà thầu ký thì con đường hơn 1 tỷ đồng và sẽ bổ đầu mỗi suất đến 3,6 triệu đồng. Nếu người dân không phát giác, tiền dân phải hao mòn.
Trong khi đó, trao đổi với báo chí, ông Lê Quốc Khanh, Bí thư xã Tân Thủy nói: “Không có chủ trương miễn, giảm cho bất cứ ai”.
Bài, ảnh: Quốc Nam

Thanked by 1 Member:

#1161 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5877 thanks

Gửi vào 28/07/2014 - 18:56

Người Việt xem tháng 7 là tháng cô hồn, dã quỷ. Hầu hết các hoạt động kinh doanh, khởi công xây dựng, cưới hỏi... đều "trừ" tháng 7 ra. Sự thực ra sao?



Khởi nguồn từ những truyền thuyết dân gian

Cúng cô hồn là một tín ngưỡng tâm linh truyền thống của người Việt Nam. Người Việt cổ tin rằng, con người gồm hai phần - hồn và xác. Khi mất đi, phần hồn còn tồn tại, tùy theo việc khi còn sống làm mà người mất sẽ được đầu thai kiếp khác hay bị đày xuống địa ngục, thậm chí lang thang quấy rối người thường. Và cúng cô hồn từ đó mà xuất hiện.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Diêm Vương cai quản địa ngục sẽ mở cửa Quỷ môn quan tháng 7 hàng năm.

Theo nhiều người, tín ngưỡng này được coi là một hành động nhân đạo, cứu giúp cho những linh hồn khốn khổ của người Việt. Trong năm, lễ cúng cô hồn vào tháng 7 âm lịch là lớn nhất, thường trùng với lễ Vu Lan của Phật giáo.
Dưới góc độ Đạo giáo, tục cúng cô hồn bắt nguồn từ tích cổ Trung Hoa. Mỗi năm, Diêm Vương lại cho mở Quỷ môn quan từ ngày 2/7, để quỷ đói được trở lại cõi trần và đến rằm thì quay về bởi cửa địa ngục sẽ đóng.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Một hình ảnh minh họa quỷ đói trong tín ngưỡng Á Đông.

Do đó, vào tháng 7 âm lịch, người ta quan niệm trên dương thế có rất nhiều quỷ đói nên phải cúng cháo, gạo, muối hối lộ cho chúng để chúng không quấy nhiễu cuộc sống bình thường. Thậm chí, nhiều nơi người ta còn gọi quỷ đói là “người anh em tốt”, “thần cửa sau” để lấy lòng những linh hồn quỷ này.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Để xoa dịu quỷ đói, người ta thường gọi chúng là “người anh em tốt”,“thần cửa sau” và "hối lộ" bằng muối, gạo, cháo.

Cũng có một tích Phật lý giải phong tục cúng cô hồn. Theo đó, phật A Nan Đà một hôm khi đang ngồi trong tịnh thất thì có một con quỷ miệng lửa (diệm khẩu) hiện lên báo rằng, 3 ngày nữa Phật sẽ qua đời và bị hóa thành quỷ đói. Cách duy nhất để sống đó là cúng cho bọn quỷ đói (ngạ quỷ) thức ăn để được tăng thọ. A Nan Đà sau đó đi gặp Đức Phật, được Phật truyền cho bài chú “Cứu Bạt Diệm Khẩu Ngạ Quỷ Đà La Ni”, đem tụng trong lễ cúng để thêm phước.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Lũ ngạ quỷ thường sống tại những nơi nhơ nhớp, chuyên quấy rối cuộc sống người dân.

Y theo lời báo của quỷ miệng lửa, A Nan Đà sau đó làm theo, cúng quỷ đói và đọc bài chú Đức Phật truyền cho nên mới thoát được kiếp nạn.
Ngạ quỷ - nỗi kinh sợ trong tháng cô hồn

Trong số những cô hồn, ma quỷ hay phá quấy người dân, dân gian xưa thường xuyên nhắc tới ngạ quỷ (quỷ đói). Trong các thuyết Phật giáo, người ta cho rằng, ngạ quỷ là một dạng tái sinh khi con người chết đi, nếu làm nhiều việc tốt, chúng sẽ được đầu thai kiếp khác làm người. Ngược lại, nếu làm điều xấu, tùy theo các mức độ mà chúng sẽ bị đầy xuống địa ngục, nhẹ hơn thì đầu thai làm súc sinh và nhẹ nhất làm ngạ quỷ.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Những khu vực vắng vẻ, tối tăm là địa điểm yêu thích của các linh hồn.

Tín ngưỡng dân gian cũng lưu truyền một sự tích khác về quỷ đói. Tương truyền có một gia đình nọ giàu có nhờ bán nước mía. Một hôm, có một nhà sư tới xin nước mía về để chữa bệnh. Người chồng đi vắng, dặn vợ ở nhà tiếp đãi nhà sư cẩn thận.
Nhưng bà vợ tham lam, keo kiệt đã lén đi tiểu vào bát của nhà sư, sau đó trộn chung với nước mía. Nhà sư tinh thông biết chuyện, đã đổ bát nước đi và bỏ về. Sau này, người vợ chết đi, do tội lỗi của mình nên bị đầu thai thành thứ quỷ luôn luôn đói khát, sống ở nơi bẩn thỉu, nhớp nhúa, gọi là quỷ đói.
… Và

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

với những điều kiêng kỵ


Là một tín ngưỡng dân gian và liên quan rất nhiều tới các linh hồn, quỷ đói nên trong văn hóa người Việt ta có rất nhiều điều kiêng kỵ mỗi dịp tháng cô hồn tới.
Phổ biến nhất, người ta thường kiêng ra đường buổi đêm, nhất là với trẻ con. Phần đông cho rằng, ban đêm là lúc ma quỷ ra đường nên cần tránh xa kẻo bị bắt mất. Ngoài ra, rất nhiều người kiêng tới nỗi không dám lái xe vào ban đêm. Họ sợ sự va chạm - được coi là hành động xúc phạm tới quỷ thần và có thể reo rắc vận rủi sau này.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Ngạ quỷ luôn chầu chực để trêu ghẹo người thường vào tháng cô hồn.

Bơi ngoài sông, ngoài biển cũng là một điều tối kỵ mỗi dịp tháng cô hồn. Ngạ quỷ thường sống ở nơi nhớp nhúa, ẩm ướt, do đó nếu bơi dễ gặp phải chúng, bị chúng kéo chân làm cho chết đuối.
Để xoa dịu, lấy lòng ngạ quỷ và các cô hồn, người ta tổ chức lễ cúng cô hồn. Trong lễ này, điều tuyệt đối bị cấm là sờ vào thức ăn trên mâm cúng như gạo, cháo, muối. Người xưa lý giải rằng, làm như vậy là chọc giận ngạ quỷ và chúng sẽ gieo rắc căn bệnh bí hiểm lên người phạm thượng.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Cần phải tránh xa những chỗ đốt vàng mã cho các cô hồn.

Ngoài ra khi đốt vàng mã hối lộ cho các loài quỷ, ông bà xưa cũng cấm con cháu bước lên hoặc lại gần vùng đốt lửa. Nguyên nhân là vì lửa sẽ mở ra cánh cửa vào thế giới linh hồn, nếu chẳng may dẫm phải sẽ bị quỷ dữ lôi kéo, trêu ghẹo.



"Có thờ có thiêng, có kiêng có lành" là câu cửa miệng của người xưa vì vậy trong tháng đặc biệt như tháng 7 này, chúng ta rất cần quan tâm đến những điều kiêng kị.

Tháng 7 Âm lịch được còn được gọi là "tháng cô hồn" hay tháng "mở cửa mả". Trong dân gian người ta quan niệm, đây là tháng của ma quỷ, đặc biệt ngày rằm trong tháng này là ngày xá tội vong nhân - ngày Quỷ Môn Quan mở để ma quỷ được tự do về dương thế, đó cũng là ngày "âm khí xung thiên".

Ở Trung Quốc, việc cúng cô hồn được thực hiện vào ngày 14 tháng 7 Âm lịch, còn ở Việt Nam, thời gian này kéo dài nguyên một tháng.

Bên cạnh những điều cấm kỵ bao giờ cũng có những điều nên làm, dù không có cơ sở khoa học nào chứng minh việc kiêng kị này sẽ đem lại điều tốt lành cho con người nhưng dân gian có câu "có thờ có thiêng, có kiêng có lành" nên bạn cũng cần tìm hiểu qua những kiêng kị do webphunu tổng hợp dưới đây để không áy náy khi trót phạm sai lầm.


18 điều cấm kỵ:


1. Không treo chuông gió ở đầu giường vì tiếng chuông sẽ thu hút sự chú ý của ma quỷ, khi ngủ sẽ dễ bị chúng xâm nhập quấy phá.


2. Người yếu bóng vía không nên đi chơi đêm vào ngày này, nếu không sẽ dễ gặp điều không may.


3. Không được nhổ lông chân vào ngày này, vì dân gian cho rằng “Một sợi lông chân quản ba con quỷ”, người càng có nhiều lông chân thì ma quỷ càng ít dám đến gần.


4. Không tùy tiện đốt giấy, vàng mã vì như vậy sẽ khiến ma quỷ bu đến.


5. Không ăn vụng đồ cúng, vì đó là đồ dành cho ma quỷ, nếu chưa cúng và cầu xin mà lấy ăn sẽ rước tai hoạ vào mình.


6. Không phơi quần áo vào ban đêm, vì ma quỷ trông thấy sẽ “mượn” và để lại “quỷ khí” trong các quần áo ấy.


7. Những người khi đi chơi đêm không được réo gọi tên nhau, nếu không ma quỷ sẽ ghi nhớ tên người được gọi, đó là điềm xấu.


8. Không nên bơi lội, vì ma quỷ sẽ cùng đùa với bạn, nếu không cẩn thận, bạn sẽ bị chúng làm trặc trẹo chân.


9. Không hù doạ người khác khiến họ giật mình “hồn bay phách lạc” dễ bị ma quỷ xâm nhập.


10. Cây đa trước nhà là nơi hội tụ âm khí, ma quỷ rất thích những chỗ như vậy, cho nên kỵ đứng, ngồi, nằm, trốn… ở đó.


11. Không nên thức quá khuya, vì như vậy tinh thần sẽ hao tổn suy nhược, dễ nhiễm “quỷ khí”.


12. Nơi góc tường xó tối là những chỗ ma quỷ thường tụ tập nghỉ ngơi, không nên đến gần những chỗ ấy.


13. Không nhặt tiền bạc rơi **** trên đường, vì có thể đó là tiền người ta cúng mua chuộc bọn quỷ đầu trâu mặt ngựa, nếu người nào phạm kỵ, sẽ gặp tai hoạ không chừng.


14. Khi đi đến qua những nơi vắng vẻ, không ngoái cổ quay đầu nhìn lại phía sau, dù có cảm giác “hình như” có người đang đi theo mình hoặc gọi tên mình. Vì đó có thể do ma quỷ trêu chọc.


15. Khi lên giường ngủ không để mũi dép hướng về phía giường, nếu không ma quỷ nhìn thấy sẽ đoán rằng có người sống đang nằm trên giường và chúng sẽ lên giường ngủ chung với bạn.


16. Không cắm đũa đứng giữa bát cơm, vì đó là hình thức cúng tế, cũng giống như kiểu thắp hương, dễ dẫn dụ ma quỷ vào nhà ăn chung.


17. Không nên ở một mình trong thời gian này, nếu không sẽ dễ bị ma quỷ dẫn dắt hoặc quấy phá.


18. Không chụp ảnh vào ban đêm, bởi ma quỷ luôn lảng vảng chung quanh đó sẽ “vô hình” vào ảnh chung với người sống, đó là điều không tốt.




[img]https://s1.yimg.com/bt/api/res/1.2/OH7F2cYBlbV8xkXBcSeF_Q--/YXBwaWQ9eW5ld3M7cT04NTt3PTY2MA--/http://media.zenfs.com/vi_VN/Lifestyle/Webphunu.net/thang-co-hon-1.jpg[/img]
Cúng bái là điều cần thiết trong tháng cô hồn


Và 13 điều nên làm:


1. Cúng các cô hồn trong tháng bất cứ ngày nào, nếu vào ngày mùng 2 hoặc 16 âm lịch thì càng tốt để tỏ lòng thành chính mình.


2. Thăm mộ phần của người thân trong gia đình ở ngoài nghĩa địa hay vãng sanh đường trong chùa chiền lưu giữ các hũ hài cốt. Vì trong tháng cô hồn còn gọi là Tết của những người Âm.


3. Trước khi dọn đồ ra cúng cô hồn, các bạn chưa kịp thắp nhang khấn vái thì có những người tranh nhau giật các đồ cúng từ trên tay bạn thì ngay lập tức nên buông thả đồ cúng ra khỏi tay bạn. Nếu bạn giật lại thì hậu quả nhận được là những điều tệ hại. Nếu khi bạn chưa làm lễ cúng mà đã có người chầu chực để giật có nghĩa là tín hiệu tốt.


4. Nên hạn chế sát sinh các con vật.


5. Nên cúng xe ô tô dù có kinh doanh hay không kinh doanh.


6. Nên ăn chay để tránh điềm dữ.


7. Nên làm phúc thiện mạnh mẽ trong tháng này.


8. Nếu biết tụng kinh thì nên trì tụng (Chú Đại bi, chuẩn đề, vu lan báo hiếu, Địa tạng)


9. Nên ăn nói nhã nhặn vui vẻ trong gia đình hay trong bạn bè đối tác.


10. Nên tránh xa các cuộc xung đột.


11. Nên cứu người khi gặp nguy cấp.


12. Nên đi chùa chiền thắp nhang cầu xin sức khỏe, cầu siêu…


13. Khi các bạn cúng cô hồn xong thì 1 ngày sau đó hoặc cuối tháng 7 nên dùng bột trừ tà ma tiêu khử, tránh trường hợp các âm hương linh phảng phất vào nhà mình tụ ở lại và đồng thời vào đầu tháng 8 âm lịch thì nên dùng bột tẩy uế mà tẩy hoàn toàn trong căn nhà mình để có tác dụng cân bằng sinh khí trong ngôi nhà mình ở.


Thanked by 1 Member:

#1162 TuBinhTuTru

    Thượng Khách

  • Thượng Khách
  • 821 Bài viết:
  • 1515 thanks

Gửi vào 29/07/2014 - 01:29

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vô Thường, on 28/07/2014 - 11:02, said:

Người dân SG thường than phiền vì sự khó khăn của đất Bắc, sự khôn ngoan của người Bắc. Bởi vì họ hiếm khi đặt câu hỏi ngược lại: Tại sao người Bắc thích nghi và thành công trong SG và người Nam thì ngược lại, không thể thích nghi được với miền Bắc.

Bời vì thích nghi với sự dễ dãi bao giờ cũng khó hơn việc chinh phục những khó khăn. Không phải ngẫu nhiên mà miền Bắc việt lại chiến thắng trong cuộc nội chiến với miền Nam Việt nam. Xưa nay, chưa có quân đội nào chiến thắng bằng sự xa hoa, trụy lạc và dễ dàng trong mọi chuyện.

Trong cuộc sống có 1 cán cân tự nhiên gọi là: Cân bằng của tự nhiên đạo. Điều đó lý giải được tại sao người Mông Cổ đánh khắp thế giới không đối thủ. Tại sao người Nhật Bản luôn tự hào là 1 chúng tộc riêng biệt trên khắp thế giới. Và tại sao: Người Do Thái lại thông minh, có nhiều cá nhân ưu tú nhất thế giới.



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Không biết lịch sử VN có phịa chuyện 3 lần thắng quân Nguyên (Mông Cổ) không vậy há !?

#1163 Vô Danh Thiên Địa

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3526 Bài viết:
  • 5108 thanks

Gửi vào 29/07/2014 - 02:11

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

hamzui9, on 28/07/2014 - 13:00, said:

Thế nào là lý luận đúng, lý luận sai vậy bác?
Không có xác đinh lý luận đúng, lý luận sai một cách trống rổng . Khi ta dùng chữ đúng thì ta đã có một tiêu chuẩn cho cái mà gọi là đúng và đặc căn bản lý luận đúng sai suy từ đó . Chữ Lý của Huyền Học Đông phương không phải là lý trong lý luận .

#1164 Vô Danh Thiên Địa

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3526 Bài viết:
  • 5108 thanks

Gửi vào 29/07/2014 - 02:31

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vô Thường, on 28/07/2014 - 14:08, said:

@VDTĐ: Tôi đồng ý với ngài VDTĐ về sự cực khổ của Lính thời chiến. Xin chia sẻ những khó khăn và đau thương những người lính và gia đình họ ở cả 2 miền phải gánh chịu vì chiến tranh. Lịch sử dù cho cay đắng, lịch sử dù cho hào hùng, hay lịch sử dù cho là vết nhơ khóa phai nhòa: Thì nó cũng là những việc đã xảy ra rồi. Xin hãy yên nghỉ dưới bầu trời của thế hệ được mang tên: "Thế hệ Hồ Chí MInh".

Dù đúng, dù sai ngày mai trời vẫn sáng. Dù buồn, dù vui đêm nay trời lại tối. Nên ngài dù có Vô Danh Thiên Địa thì bần tăng vẫn nhớ về người với 1 cái tên VDTĐ.

Trân trọng.

Trân trọng

Khách sáo làm gì, bàn luận tự nhiên thoải mái theo mạch của luận đàm có vui hơn không .
Trong cuộc chiến vừa qua chẳng cần bàn đến khả năng, tinh thần, chiến lược, chiến thuật, chính trị gì cao xa chỉ cần nhìn diển biến cuộc chiến một bên thì chủ động trong chuyện đánh, một bên thì lo chống thủ (vì sao như thế thì phải hỏi Washington , Bắc Kinh và Điện Cẩm Linh) thì đường dài bên chủ động mà không thắng thì quá tệ .Còn nói về tài trí thì hai bên chẳng ai nhường ai , gà cùng lò thì thế đá giống nhau thôi.

Sửa bởi Vô Danh Thiên Địa: 29/07/2014 - 02:32


#1165 pth77

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 697 Bài viết:
  • 1420 thanks

Gửi vào 29/07/2014 - 02:39

Monday, July 28, 2014




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn





Có lẽ một trong những lý do quan trọng đến giờ này VN vẫn không/chưa "kiện"

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

TQ ra một tòa án quốc tế là VN đang chờ kết quả vụ kiện của Philippines. Rất có thể lãnh đạo VN đang hi vọng Philippines sẽ thắng vụ kiện này để VN có thể "ăn theo" mà không phải trực tiếp đối đầu với "ông anh cộng sản" của mình. Quả thực vụ kiện giữa Philippines và TQ sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến ván cờ trên Biển Đông, không chỉ trên mặt trận pháp lý giữa hai nước này. Rất tiếc thông tin chi tiết về vụ kiện ít được phổ biến ở VN

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

và ngay cả ở Philippines báo chí cũng đưa tin

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

. Tuy nhiên vụ kiện này được khá nhiều luật gia quốc tế quan tâm và bình luận vì nó vừa là một case rất thú vị vừa liên quan đến một điểm nóng trên thế giới. Trong bài này tôi sẽ "múa rừu qua mắt các luật gia" tổng kết lại một số thông tin tôi cóp nhặt được về vụ kiện, chủ yếu từ các nguồn quốc tế, và đưa ra một số nhận định cá nhân về tác động của nó với cuộc đối đầu Việt-Trung trên BĐ.


Giải quyết tranh chấp theo UNCLOS

Trước khi nói về vụ kiện

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

(PvsC) cần nhắc lại một số qui định của UNCLOS về vấn đề giải quyết tranh chấp giữa các thành viên. Theo

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

thành viên UNCLOS có 4 phương án giải quyết tranh chấp: (a) ITLOS (

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

), (

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

ICJ, © tòa trọng tài theo

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

, (d) một tòa trọng tài đặc biệt theo Annex VIII (cho các tranh chấp liên quan đến đánh cá, môi trường, nghiên cứu khoa học, giao thông hàng hải)

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

. Sau khi phê chuẩn công ước, các thành viên có quyền chọn một (hoặc nhiều hơn) trong 4 phương án giải quyết tranh chấp nói trên. Nếu một thành viên chưa tuyên bố lựa chọn, hình thức trọng tài (phương án c) sẽ được áp dụng khi có tranh chấp phát sinh. Vì tất cả các nước liên quan đến tranh chấp BĐ-HS-TS chưa tuyên bố chọn phương án giải quyết tranh chấp nên phương án © là giải pháp duy nhất.

Liên quan đến việc giải quyết tranh chấp, điều khoản này của UNCLOS vừa rất chặt chẽ nhưng cũng vừa rất lỏng lẻo. Rất chặt vì nó qui định mọi tranh chấp liên quan đến UNCLOS đều buộc phải đem ra phân xử (compulsory settlement) theo một trong bốn phương án nói trên nếu hai bên không tự đàm phán được với nhau. Ngay cả trong trường hợp một bên tranh chấp không chịu đem ra phân xử tại tòa, bên còn lại vẫn có thể khởi kiện và tòa hoặc trọng tài vẫn có thể phán xử dù chỉ có một bên tham gia. Phán quyết của tòa hoặc trọng tài, bất kể cả hai bên tham gia hay chỉ có một bên kiện còn bên kia tẩy chay như vụ PvsC hiện tại, sẽ là phán quyết cuối cùng (final) và bắt buộc (binding). Nghĩa là sau khi tòa hoặc trọng tài đã đưa ra phán quyết các bên không thể kháng án và có nghĩa vụ phải thi hành để tuân thủ cam kết với UNCLOS

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

.

Rất lỏng lẻo, hay nói chính xác hơn là UCLOS đã mở một cửa hậu cho các thành viên né các qui định chặt chẽ bên trên, vì theo Article 298 sau khi trở thành thành viên các nước có quyền tuyên bố miễn trừ (opt-out) các qui định bắt buộc trong Article 287 cho 3 loại tranh chấp: (a) liên quan đến phân chia ranh giới biển theo điều 15, 74, và 83, (

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

liên quan đến cách hoạt động quân sự, tuần tra biển, © liên quan đến các phán quyết của Hội đồng Bảo an LHQ. Điều này có nghĩa là một thành viên không thể kiện một thành viên khác nếu tranh chấp rơi vào một trong 3 lĩnh vực nói trên và phía bị kiện đã tuyên bố opt-out trước đó. Trên thực tế rất nhiều nước đã opt-out, vd Australia, Canada, India, Denmark, France, Italy, Mexico, Norway, Korea, Russia, Spain, Thailand, UK. Mỹ chưa phê chuẩn UNCLOS nhưng nếu có nhiều khả năng cũng sẽ opt-out.

Tôi không rõ lịch sử của Article 298 này thế nào, có lẽ trong quá trình đàm phán UNCLOS các cường quốc biển đã đưa điều khoản này vào để tránh bị vướng vào kiện tụng sau này vì họ đã/đang tuyên bố chủ quyền với những vùng biển/đảo có khả năng bị tranh chấp cao (vd UK muốn bảo vệ claim với mỏm đá

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

, Mỹ với quần đảo

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

, Đan mạch với đảo Greenland). Có thể thấy hầu hết các nước opt-out là những quốc gia lớn, có thực lực đủ để tranh chấp và bảo vệ biển đảo của mình, trong khi những nước opt-in là những nước nhỏ/yếu thế phải dựa vào các biện pháp pháp lý. Trường hợp TQ khá thú vị, nước này phê chuẩn UNCLOS năm 1996 nhưng phải 10 năm sau (2006) mới tuyên bố opt-out. Rất có thể trong 10 năm đầu TQ còn cân nhắc khả năng kiện Nhật về quần đảo Senkaku (nước nào đã opt-out sẽ mất quyền khởi kiện), nhưng sau này TQ đã đủ mạnh và cho rằng bảo đảm quyền lợi trên Biển Đông quan trọng hơn nên đã opt-out để tránh bị kiện tụng. Tôi đoán Philippines đã rất nuối tiếc không kiện TQ trước năm 2006.


Đánh giá của giới luật gia quốc tế về PvsC

Chính vì TQ đã opt-out theo Article 298, một số luật gia cho rằng Philippines không thể kiện. GS luật biển

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

(UVA) cho rằng vụ kiện PvsC "bizarre" (kỳ quái) và "futile" (không đi đến đâu). GS

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

(Uni of Bonn) khẳng định PCA không có thẩm quyền phân xử (jurisdiction) vì đây là tranh chấp giới hạn biển theo các điều 15, 74, 83 mà TQ đã opt-out

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

. Tuy nhiên GS

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

(Hafstra University) không đồng ý với Nordquist và Talmon, ông đã chỉ ra rằng khi phê chuẩn UNCLOS TQ dù có opt-out hay không cũng đã chấp nhận Part XV và Annex VII. Mà theo Article 288(4) chỉ có hội đồng trọng tài mới có quyền đánh giá liệu những điểm Philippines khởi kiện có được miễn trừ vì tuyên bố opt-out của TQ hay không. Nói cách khác TQ, nếu tuân thủ đúng cam kết như một thành viên UNCLOS, buộc phải tham dự phiên tòa rồi cãi rằng tôi đã opt-out nên đề nghị tòa ngừng xử. Hành vi tẩy chay hoàn toàn phiên tòa như TQ đang làm là trái với qui định của UNCLOS

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

.

GS

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

(NUS)

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

từ năm 2011 và GS

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

(University of the Philippines) cũng lập luận tương tự. Một câu hỏi đặt ra là tại sao TQ lại hành xử như vây? GS

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

(European University) đưa ra một số lý do giải thích việc TQ không muốn ra tòa. Thứ nhất TQ luôn muốn đàm phán song phương để giải quyết các tranh chấp lãnh thổ, chiến thuật bẻ nắm đũa mà nhiều người đã chỉ ra. Khi ký

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

năm 2002 TQ đã đạt được mục tiêu đưa yêu cầu đàm phán song phương vào DOC. Do vậy họ cho rằng Philippines đã vi phạm DOC khi lôi vụ việc ra tòa. Thứ hai với lịch sử từng là một cường quốc rồi bị phương Tây "làm nhục", TQ không muốn phải tuân lệnh một tòa án phương Tây. Năm 1947 chính phủ Trung Hoa Dân Quốc đã từng từ chối Pháp đem tranh chấp HS ra một trọng tài quốc tế cũng vì tâm lý đó. Thứ ba bản thân TQ hiểu đường 9 đoạn của mình không phù hợp với luật pháp quốc tế và nếu một phán quyết được đưa ra nhiều khả năng sẽ không có lợi cho TQ.

Tuy nhiên những lý do nói trên không đủ giải thích được tại sao TQ không tham gia vào vụ xử rồi biện luận tòa không có thẩm quyền (jurisdiction) vì mình đã opt-out. Julian Ku cho rằng mặc dù lập luận opt-out của TQ khá mạnh nhưng các cơ sở pháp lý khác của TQ, vd đường 9 đoạn, rất mập mờ. Bởi vậy theo tôi nếu TQ tham gia tranh tụng để rồi bác jurisdiction của tòa, TQ sẽ buộc phải làm rõ quan điểm và cơ sở pháp lý của những khái niệm tù mù mà họ vẫn rêu rao trước đó. Điều này có 2 điểm bất lợi cho TQ: có khá năng bị lật mặt là không phù hợp với luật pháp quốc tế và sẽ là tiền lệ để các nước khác đang có tranh chấp với TQ viện vào trong các vụ kiện sau này. Các lãnh đạo TQ cũng sợ rằng bản thân việc tham gia phiên tòa dù chỉ để cãi về jurisdiction cũng làm yếu đi vị thế của mình, ít nhất trong mắt dân TQ.

Nhưng có lẽ lý do quan trọng nhất là TQ sợ thua ngay từ vòng tranh biện về jurisdiction. Một điểm rất quan trọng mà Robert Beckman đã chỉ ra là chính hội đồng xét xử/hội đồng trọng tài là người quyết định về jurisdiction của họ (điều 288). Tất nhiên các trọng tài quốc tế phải công tâm nhưng họ sẽ không tránh khỏi có bias nhất định. Theo qui định của Annex VII, mỗi bên tranh chấp được quyền đề cử một trong tài của mình rồi hai bên thỏa thuận 3 trọng tài trung lập và một người trong số đó sẽ là chủ tịch hội đồng. Nếu 2 bên không thỏa thuận được thì chủ tịch ITLOS sẽ đứng ra chỉ định. Vấn đề là chủ tịch hiện tại của ITLOS là

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

, một thẩm phán người Nhật. Trong bối cảnh tranh chấp Trung-Nhật cũng đang nóng, TQ có lý do để lo ngại thẩm phán Yanai sẽ chỉ định 3 trọng tài có lợi cho Philippines, vd thẩm phán Budislav Vukas, cựu phó chủ tịch ITLOS, một người có

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

cho các đảo/bãi đá. Vai trò của Shunji Yanai sẽ được phân tích thêm bên dưới.

Cũng theo Beckman phạm vi opt-out trong Article 298 khá hạn chế, các thành viên vẫn có thể tìm những nội dung không bị giới hạn bởi điều 298 để kiện và do vậy TQ có thể sẽ không cãi được vấn đề jurisdiction và phải theo kiện đến cùng dù đã opt-out

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

. Vậy chính xác Philippines, với một đội ngũ luật sư và chuyên gia luật quốc tế khá hùng hậu, đã kiện những nội dung nào và liệu những vấn đề đó có lách được điều 298 hay không? Theo LS

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

, đại diện của chính phủ Philippines tại tòa trọng tài xử vụ PvsC, có 4 nội dung được đưa ra kiện: (i) đường 9 đoạn của TQ không có cơ sở pháp lý do vậy vô hiệu (invalid), (ii) một số bãi đá ngầm trong hoặc ngoài EEZ của Philippines không nằm trên thềm lục địa của TQ, do vậy dù TQ đã xây dựng các công trình nhân tạo trên đó TQ cũng không thể clain chủ quyền biển theo UNCLOS, (iii) một số bãi đá khác cao hơn mặt biển khi thủy triều cao nhất cũng chỉ là "đá" theo Ariticle 121 chứ không phải "đảo" nên chỉ được chủ quyền 12 hải lý, (iv) TQ đã ngăn cản bất hợp pháp các hoạt động đánh bắt cá ở những vùng biển TQ không có chủ quyền.

Không kể GS Stefan Talmon đã nhắc đến bên trên, theo Phó GS

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

(Oxford) mặc dù Philippines đã cố tình tránh không đề cập đến các phạm vi chủ quyền trên biển của họ và của TQ để lách điều 298, những nôi dung này không ít thì nhiều sẽ đụng chạm đến ranh giới biển. Do vậy Philippines không dễ thuyết phục được hội đồng trọng tài họ có jurisdiction. TS

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

(Jamestown Foundation) cũng cho rằng hội đồng trọng tài có thể từ bỏ jurisdiction nếu TQ chứng minh được quan điểm các nội dung Philippines nêu ra có liên quan đến ranh giới biển, nghĩa là bị điều phối bởi điền 298. Một điểm nữa mà phía TQ đã nêu ra là Philippines phải có nghĩa vụ giải quyết song phương với TQ theo DOC 2002, việc kiện ra tòa như vậy rõ ràng vi phạm cam kết trong DOC và do vậy tòa không có jurisdiction. Ngoài ra theo chính UNCLOS Philippines phải có nghĩa vụ tìm cách đàm phán, hòa giải với TQ trước khi đi kiện. Dù Philippines tuyên bố họ đã tìm cách đàm phán với TQ trong 17 năm liên tục mà không có kết quả, tòa cũng có thể phủ quyết jurisdiction trên cơ sở Philippines chưa tìm mọi cách đàm phán song phương hoặc TQ đã/đang đề nghị Philippines quay lại bàn đàm phán nhưng Philippines từ chối.

Khách quan mà nói lập luận của Philippines không hoàn toàn vững chắc và một phiên tòa công bằng rất có thể sẽ nghe theo biện hộ của phía TQ từ chối jurisdiction. Nhưng vấn đề là TQ đã tẩy chay phiên tòa ngay từ đầu nên trừ khi họ đổi ý hội đồng trọng tài sẽ chỉ nghe lập luận một phía từ Philippines. Tôi nghĩ rằng đây chính là tính toán của người Phi, họ tin chắc TQ sẽ không theo vụ kiện nên đã rất tự tin khởi kiện bất chấp sức ép/đe dọa của TQ. Đây cũng là nhận định của

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

(Lawfare) cho rằng với Philippines quan trọng là chọn thời điểm và nơi kiện chứ không hẳn là các lập luận pháp lý.


Tính toán của Philippines

Một nước cờ rất khôn ngoan của Philippines là đưa đường 9 đoạn vào hồ sơ kiện. Thoạt nhìn kiện đường 9 đoạn rõ ràng là một nội dung liên quan đến ranh giới biển, điều mà TQ đã opt-out. Tuy nhiên đường 9 đoạn là điểm yếu nhất về mặt pháp lý của TQ nên đưa nội dung này vào là một cách ngăn chặn TQ tham gia vụ kiện từ đầu. Cá nhân tôi cho rằng chính phủ TQ hiện "há miệng mắc quai" về vấn đề đường 9 đoạn. Họ biết cả về mặt lịch sử lẫn công pháp quốc tế TQ không thể biện hộ một cách thỏa đáng về claim này. Nhưng vì đã tuyên truyền quá nhiều trong quá khứ nên họ không dễ gì rút lại được mà không làm dân TQ nổi giận. Chiến thuật của các lãnh đạo TQ hiện nay là cứ đá quả bóng này cho những lớp lãnh đạo sau này giải quyết, trong khi cứ mù mờ về nó và tìm mọi cách tránh không phải giải thích gì với thế giới. Philippines hiểu điều này nên đã tin chắc TQ sẽ không theo kiện.

TQ đã bỏ qua 2 mốc đầu tiên của vụ xử: 21/2/2013 (chỉ định trọng tài của mình) và 27/8/2013 (ý kiến về dự thảo qui trình phân xử). Ngày 15/12/2014 tới sẽ là mốc TQ phải nộp phản hồi của mình (memorial) về các lập luận của Philippines (đã nộp ngày 30/3/2014). Sau ngày này tòa sẽ tổ chức tranh biện (hearing) bất kể TQ có gửi phản hồi hay không. Nếu TQ chỉ gửi một Note Verbale với các lập luận y như những lần trước phủ nhận vụ kiện thì coi như Philippines đã thắng bước đầu. Trong vài tháng sau đó tòa sẽ thảo luận và ra quyết định vấn đề jurisdiction. Mặc dù thuần túy về mặt pháp lý lập luận của phía Philippines (các nội dung kiện không bị miễn trừ bởi TQ đã opt-out) chưa đủ mạnh như đã trình bày bên trên, một số yếu tố bên ngoài có thể sẽ giúp họ.

Đầu tiên phải kể đến hình ảnh của TQ đã xấu đi đáng kể sau vụ đặt giàn khoan HD-981 trong EEZ của VN. Dù công tâm đến mấy các trọng tài cũng phải thấy mục đích và hậu quả của việc TQ opt-out theo điều 298 là để tạo thuận lợi cho chính sách bành trướng trên Biển Đông bất chấp pháp luật quốc tế. Thêm vào đó vấn đề đường 9 đoạn của TQ phi lý đến mức một học giả đã thốt lên nếu UNCLOS không loại bỏ được nó thì UNCLOS còn có thể làm được điều gì. Người này còn đi xa hơn cho rằng những nghị sĩ Mỹ có tư tưởng isolationism không muốn phê chuẩn UNCLOS sẽ viện dẫn sự bất lực của tòa án trong việc gạt bỏ đường 9 đoạn là lý do để Mỹ tiếp tục đứng ngoài hiệp ước này. UNCLOS đã từng bị Nga không đếm xỉa gì khi phớt lờ phán quyết của ITLOS trong vụ bắt giữ một chiếc tàu Greenpeace của Hà lan năm 2013, nếu lần này cũng bất lực với TQ thì công ước này thực sự vô tác dụng và có thể tan vỡ

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

.

Một đe dọa khác đến quyền lực của UNCLOS cũng xuất phát từ một quan điểm của TQ, nói chính xác hơn từ một số học giả bênh TQ, có thể thấy từ cuộc tranh luận

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

(và sau đó thêm

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

tham gia). Trong lập luận này (phe) TQ cho rằng đường 9 đoạn và khái niệm historical rights của TQ có từ trước khi UNCLOS ra đời. Bởi vậy việc phê chuẩn UNCLOS của TQ phải hiểu là có bao hàm loại trừ những vấn đề lịch sử trước đó, cũng có nghĩa việc opt-out theo điều 298 giúp cho TQ giữ các historical rights này. GS Phạm Quang Tuấn chỉ ra một điểm cực kỳ nguy hiểm của lập luận này, không chỉ với VN và các nước có tranh chấp trên Biển Đông mà còn với toàn bộ quyền lực cũng như mục đích của UNCLOS. Nếu công ước này phải xếp sau những historical rights thì điều này sẽ mở ra một "Pandora's box" với vô số các cuộc tranh giành đất đai, hải đảo giữa các nước. Điều này chắc chắn sẽ phá vỡ hoàn toàn một trật tự "tương đối công bằng" mà UNCLOS đang cố gắng thiết lập.

Yếu tố khách quan cuối cùng là việc chủ tịch ITLOS hiện tại là người Nhật như đã đề cập bên trên. Một trong 4 trọng tài được Shunji Yanai chỉ định ban đầu là thẩm phán Pinto người Sri Lanka đã phải từ chức vì

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

cho thấy Yanai có thể đã nghiêng về phía Philippines khi chỉ định thẩm phán này. Người thay thế thẩm phán Pinto là cựu chủ tịch ITLOS Thomas Mensah (Ghana) và ba trọng tài còn lại từ Pháp, Ba Lan và Hà lan khó đánh giá mức độ trung lập nhưng tôi nghi ngờ Yanai chọn ai đó thân hoặc có quan điểm ủng hộ TQ. Còn trọng tài thứ năm do Philippines chỉ định, Rudiger Wolfrum người Đức, chắc sẽ ủng hộ phía Philippines. TQ có vẻ cũng thấy bị bất lợi nên đã ra sức PR, thậm chí đẩy

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

, một thẩm phán người TQ tại ICJ,

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

bảo vệ quan điểm opt-out của TQ dù đây là

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

với một thẩm phán quốc tế. Nhà báo Chito Sta. Romana (Philippines) đã từng lo ngại thẩm phán TQ Gao Zhiguo tại ITLOS sẽ ảnh hưởng lên quyết định của các trọng tài khác, tôi nghĩ Shunji Yanai chắc chắn có tiếng nói và ảnh hưởng lớn hơn Gao Zhiguo hay Xue Hanqui.

Tóm lại về mặt tổng thể tôi cho rằng cán cân đang ngả về phía Philippines, cả trong cuộc chiến thuyết phục hội đồng trọng tài về jurisdiction lẫn những nội dung kiện sau đó. Tất nhiên đường còn dài và có thể có nhiều bất ngờ xảy ra. Một đe dọa cho Philippines (và cả VN) như GS Alex Calvo lo ngại là TQ có thể sẽ rút khỏi UNCLOS khi bị dồn vào chân tường và lu loa lên họ bị phương Tây xử ép. Đây có thể là một trong những kết cục của vụ kiện này mà tôi sẽ phân tích trong phần dưới đây.


Những kết cục có thể xảy ra

Phương án đầu tiên là Philippines thua ngay từ "vòng gửi xe", nghĩa là đầu năm 2015 tòa tuyên bố họ không có jurisdiction và giải tán. Hiển nhiên đây sẽ là một cú tát với Philippines và cả VN, đập tan mọi khả năng/ý chí kiện tụng chống lại TQ sau này bằng con đường pháp lý. TQ có thể sẽ thừa thắng xông lên hung hăng hơn trên Biển Đông đuổi dần các nước khác ra khỏi đường 9 đoạn. Nếu VN và Philippines bị đẩy vào bước đường cùng có thể một liên minh quân sự sẽ được thành lập với Nhật, Mỹ và có thể Ấn độ, Úc đúng đằng sau hoặc trực tiếp tham gia. Một cuộc chạy đua vũ trang sẽ diễn ra giữa các nước trong vùng với TQ. Rủi ro đụng độ quân sự tăng lên sẽ làm ngưng trệ các hoạt động kinh tế trên Biển Đông và ảnh hưởng các tuyến hàng hải trên đó. Đây sẽ là phương án lose-lose cho cả hai phía.

Tôi nghĩ TQ sẽ thừa đủ khôn ngoan để không đẩy các đối thủ của mình vào chân tường dù giành thắng lợi trong vụ kiện. Nhiều khả năng TQ nhân đà chiến thắng sẽ ép VN/Philippines và các nước ASEAN ký một COC với nhiều điều kiện có lợi hơn cho TQ. Song song với COC TQ sẽ ép VN và Philippines ký các hiệp định song phương phân chia EEZ rất có lợi cho họ và/hoặc các thỏa thuận khai thác chung mà TQ sẽ được phần lợi nhiều nhất. Tất nhiên TQ cũng thừa khôn ngoan không ép VN và Philippines từ bỏ claim chủ quyền với HS-TS mà sẽ yêu cầu giữ status quo sau khi đã đạt được các thỏa thuận kinh tế. Kịch bản này dễ xảy ra với VN hơn, Philippines với một thể chế dân chủ và ít ra còn dựa được vào Mỹ sẽ khó bị thuyết phục/đe dọa như VN.

Cũng tương tự như vậy nếu Philippines thắng vòng tranh tụng jurisdiction nhưng thua toàn bộ các nội dung kiện thì TQ sẽ lấn tới như phương án đầu. Điểm khác biệt duy nhất là cửa kiện tụng không hoàn toàn đóng lại với cả Philippines lẫn VN, bởi vậy TQ sẽ khó ép hơn. Tuy nhiên, như đã phân tích bên trên, cả hai phương án này đều làm suy yếu uy tín và quyền lực của UNCLOS nên triển vọng kiện tụng sau này sẽ rất mù mờ, phương án lôi TQ ra kiện về chủ quyền HS-TS tại ICJ có khó khăn hơn nữa.

Phương án tiếp theo là Philippines thắng vòng tranh tụng jurisdiction rồi thắng luôn toàn bộ hoặc một số nội dung kiện. Thừa thắng xông lên cả Philippines và VN sẽ lôi TQ ra ICJ kiện về chủ quyền HS-TS, đồng thời ASEAN sẽ đưa ra một phương án COC vô cùng bất lợi cho TQ. Như đã đề cập bên trên TQ có thể phản ứng rất cực đoan rút khỏi UNCLOS, DOC 2002, đồng thời gia tăng những hoạt động đe dọa chủ quyền VN và Philippines vì không còn bị rằng buộc gì. Phương án này cũng sẽ dẫn đến một cuộc chạy đua vũ trang và khả năng hình thành liên minh quân sự đối đầu với TQ. Căng thẳng leo thang sẽ là một tình huống lose-lose như phương án đầu tiên.

Nên nhớ TQ là một nước lớn nên việc "giữ thể diện" quan trọng đối với họ. Tôi cho rằng phương án tốt nhất cho Philippines (và VN được "ăn theo") là Philippines chỉ thắng nội dung (i) về đường 9 đoạn. Trong đó tòa tuyên bố đường 9 đoạn không phù hợp với bất kỳ điều khoản nào của UNCLOS nên yêu cầu TQ không được sử dụng nó trong các cuộc đàm phán về ranh giới biển với các nước láng giềng. Điều này tưởng như đã vi phạm vào nội dung mà TQ đã opt-out nhưng thực ra không phải vậy. Tòa vẫn tôn trọng nội dung opt-out của TQ và yêu cầu các nước phải đàm phán song phương với TQ về vấn đề ranh giới biển, trong đó có phân chia EEZ trồng lấn. Nhưng tòa tuyên bố các claim hiện nay của TQ về historical rights không có giá trị nên đường 9 đoạn coi như không hiện hữu theo UNCLOS. Thực ra đây có thể là lối thoát cho các lãnh đạo TQ rũ bỏ được legacy của đường 9 đoạn mà không bị mang tiếng là đầu hàng ASEAN và phương Tây.

Phương án cuối cùng mà cũng rất có khả năng xảy ra là Philippines thắng vòng tranh tụng jurisdiction rồi dừng lại. Nên nhớ Philippines chấp nhận bỏ tiền bạc, công sức, và nhất là căng thẳng với TQ khi khởi kiện hoàn toàn vì quyền lợi của họ chứ không phải vì VN hay các nước ASEAN khác. Bởi vậy nếu TQ nhượng bộ nhả bớt một số quyền lợi cho Philippines thì nước này có thể chấm dứt vụ kiện giữa chừng sau khi đạt được mục đích. TQ có thể sẽ "đi đêm" hoặc thỏa thuận công khai phân chia EEZ với Philippines, thậm chí ký hợp đồng cùng khai thác chung với phần ăn chia có lợi cho Philippines. Hai bên sẽ đồng ý gác lại vấn đề chủ quyền của các đảo và bãi đá ngầm đang tranh chấp. VN tất nhiên không "ăn theo" được gì trong phương án này trừ khi Philippines ép được TQ ký COC với ASEAN.

Nếu phương án này xảy ra và TQ "buông" Philippines nhưng vẫn tiếp tục chèn ép VN, chúng ta chỉ còn một con đường lôi TQ ra kiện giống Philippines. Ngoại trừ lợi thế án lệ của PvsC sẽ có lợi cho phần tranh tụng jurisdiction, vụ kiện VN vs TQ sẽ khó khăn hơn vì TQ sẽ có nhiều bài hơn. Chắc chắn "công hàm" Phạm Văn Đồng 1958 sẽ bị lôi ra cùng nhiều chứng cứ khác. Lần này TQ cũng có thể theo vụ kiện ngay từ đầu với một giàn luật sư/chuyên gia mạnh để áp đảo VN trong phần tranh tụng. Kết quả khả quan nhất mà VN có thể đạt được nếu không muốn thua trắng là một thỏa thuận ngoài tòa để chấm dứt sớm vụ kiện như Philippines. Nhưng chắc chắn VN sẽ không đạt được nhiều nhượng bộ từ TQ như Philippines và cũng phải chấp nhận treo lại vấn đề chủ quyền HS-TS.


Kết luận

Vụ kiện PvsC đã tạo ra một chấn động không chỉ trong giới luật gia mà cả vùng Đông-ĐNÁ. Nói theo GS Julian Ku đây là "game charger", nghĩa là một cú hích có thể làm đổi hướng bức tranh BĐ-HS-TS trong khu vực và cả tranh chấp Senkaku giữa Nhật và TQ. Những liên minh mới có thể hình thành, những hiệp định mới có thể được ký kết, thậm chí đụng độ quân sự có thể xảy ra sau phán quyết của tòa trọng tài. Cho đến thời điểm này VN vẫn chơi bài "wait and see", dù có thể vẫn đang âm thầm chuẩn bị hồ sơ khởi kiện nhưng lại rất hi vọng Philippines sẽ thắng tuyệt đối để mình được "ăn theo" mà không phải làm gì. Theo tôi đây không phải phương án tốt nhất cho VN. Chúng ta nên khởi kiện ngay cả trước khi trọng tài vụ PvsC tranh biện jurisdiction. Mục tiêu và cách thức kiện của VN có thể sẽ khác Philippines, đó là một "mặt trận thứ hai" cùng Philippines chống lại TQ. Tôi sẽ là viết về vấn đề này trong một entry tới.



Ghi chú
[1]: Tôi để chữ kiện trong ngoặc vì khái niệm này không đơn giản như đa số người Việt nghĩ. Tôi sẽ viết về vấn đề này trong một entry tiếp theo.
[2]: Tôi chỉ tìm thấy hai bài tương đối chi tiết của trọng tài VN

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

trên TBKTSG và của nhà báo

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

trên TT.
[3]: Khác biệt quan trọng nhất giữa phương án xử tại một tòa cố định (ITLOS/ICJ) với tại một tòa trọng tài (Annex VII) là với tòa cố định hội đồng xét xử đã được định trước (vd ITLOS có 21 thẩm phán thường trực) trong khi các bên có thể chỉ định hội đồng trọng tài cho mình nếu xử theo Annex VII. Ngoài ra tòa án cố định đã có qui trình xử án chuẩn còn qui trình xử của trọng tài được 2 bên tranh chấp thỏa thuận sau khi hội đồng trọng tài được thành lập. Do vậy hai bên có thể thỏa thuận xử kín, không công bố thông tin và chi tiết phiên tòa, không như xử tại tòa án cố định luôn được công khai.
[4]:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

, giáo sư luật tại Hafstra University, cho rằng ngay cả nếu TQ tham dự phiên tòa trọng tài tại PCA nước này vẫn có khả năng tuyên bố không chấp nhận phán quyết của hội đồng trọng tài nếu bị xử thua, nghĩa là phán quyến này không có tính chất binding. Lập luận này phù hợp với các phân xử trọng tài thông thường nhưng theo tôi không đúng trong trường hợp UNCLOS.
[5]: Trong phần comment về bài của

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

, Huy Duong (Dương Danh Huy?) đồng ý với lập luận của Talmon rằng tranh chấp giữa Philippines và TQ liên quan đến ranh giới biển.
[6]: Mặc dù cả Annex VI lẫn Annex VII đều có qui định về trường hợp một bên không theo kiện, nhưng điều đó không có nghĩa UNCLOS cho phép thành viên được quyền tẩy chay một vụ kiện do một thành viên khác khởi xướng theo đúng điều 287.
[7]: GS Robert Beckman có 2 bài, bài hoàn chỉnh link bên trên, một bài viết chi tiết hơn về UNCLOS ông yêu cầu không tự do trích dẫn nên tôi chỉ để

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

cho những ai quan tâm.
[8]: GS Julian Ku cho rằng TQ có thể rời bỏ vụ xử giữa chừng sau khi tòa tuyên bố họ có jurisdiction. Tuy nhiên điều này còn gây tiếng xấu cho TQ hơn là không theo ngay từ đầu.
[9]: TS

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

lại lập luận ngược lại. Ông này cho rằng nếu tòa chấp nhận jurisdiction và xử cho Philippines thắng thì UNCLOS sẽ mất uy tín vì kiểu gì TQ cũng sẽ không tuân lệnh tòa.

#1166 hamzui9

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 613 Bài viết:
  • 730 thanks

Gửi vào 29/07/2014 - 09:11

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vô Danh Thiên Địa, on 29/07/2014 - 02:11, said:

Không có xác đinh lý luận đúng, lý luận sai một cách trống rổng . Khi ta dùng chữ đúng thì ta đã có một tiêu chuẩn cho cái mà gọi là đúng và đặc căn bản lý luận đúng sai suy từ đó . Chữ Lý của Huyền Học Đông phương không phải là lý trong lý luận .

Vậy xác định lý luận đúng, lý luận sai dựa trên tiêu chuẩn của việc dùng " chữ đúng" hoặc " chữ sai" à bác?
Thế nào là " chữ đúng" và thế nào là " chữ sai" vậy bác?
Hình như là trong từ điển tiếng Việt, không có khái niệm " chữ đúng" bác nhỉ ???

#1167 Vô Danh Thiên Địa

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3526 Bài viết:
  • 5108 thanks

Gửi vào 29/07/2014 - 09:22

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

hamzui9, on 29/07/2014 - 09:11, said:

Vậy xác định lý luận đúng, lý luận sai dựa trên tiêu chuẩn của việc dùng " chữ đúng" hoặc " chữ sai" à bác?
Thế nào là " chữ đúng" và thế nào là " chữ sai" vậy bác?
Hình như là trong từ điển tiếng Việt, không có khái niệm " chữ đúng" bác nhỉ ???
Từ đâu mà Hamzui lại hiểu như thế ? Coi chừng lại rơi vào chữ .

#1168 hamzui9

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 613 Bài viết:
  • 730 thanks

Gửi vào 29/07/2014 - 09:30

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vô Danh Thiên Địa, on 29/07/2014 - 09:22, said:

Từ đâu mà Hamzui lại hiểu như thế ? Coi chừng lại rơi vào chữ .

Cháu suy ra từ ý của bác mà:

"Khi ta dùng chữ đúng thì ta đã có một tiêu chuẩn cho cái mà gọi là đúng và đặc căn bản lý luận đúng sai suy từ đó"

phải chăng cháu hiểu sai ý của bác?

Sửa bởi hamzui9: 29/07/2014 - 09:31


#1169 Vô Thường

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2616 Bài viết:
  • 9302 thanks
  • LocationTuyết Sơn

Gửi vào 29/07/2014 - 10:27

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

TuBinhTuTru, on 29/07/2014 - 01:29, said:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Không biết lịch sử VN có phịa chuyện 3 lần thắng quân Nguyên (Mông Cổ) không vậy há !?

Kính ngài Tử Bình Tự Trụ,

Bản chất chiến tranh giữ nước của VN là gì thưa ngài?

Sửa bởi Vô Thường: 29/07/2014 - 10:27


#1170 meoemrongchoi

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 119 Bài viết:
  • 97 thanks

Gửi vào 29/07/2014 - 11:01

Xin phép các thày cho em rón rén đặt gạch ngồi hóng chuyện với các thày trong topic này. Giờ em bận tý, khi nào rảnh em lại vào hầu các thày.






Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

9 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 9 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |