Bàn về Thất Chính, Tứ Dư
Tinh và Thần đều có phân biệt, ở trên trời thì là tinh (sao), ở dưới đất thì là Thần. Sức mạnh của thần đất thì đục mà mạnh, không bằng sức của sao trên trời trong mà dài. Quách phác nói "trời sáng soi xuống, đức đất trở lên trên", đạo của tuyển trạch, ai chẳng nên lấy Thiên tinh (sao trên trời) làm trọng? Nhưng thiên tinh chẳng vị nào tôn trọng hơn mặt trời, mặt trăng, chẳng gì chính bằng ngũ tinh. Nếu trời không có nhật nguyệt thì muôn đời lúc nào cũng như đêm dài; nếu trên đời không ngũ hành thì nhân dân điên đảo hết. Đó là trời đất không thể lìa, mà âm dương không thể ở ngoài được, đều ở trong sự chuyển vận của Nhật Nguyệt và ngũ tinh. Thử lấy ngay bát tự của một người mà xem, nếu được nhật chủ kiện vượng, tài quan có khí, lại tra trong tinh bàn thất chính tứ dư xem lấy sao nào làm chủ, nếu được "quy viên", "thăng điện" cũng như tính được những sao cát Tam nguyên, Hóa diệu, có ân dụng tình quanh quấn nhau, không có cái tệ chiến đấu khắc hãm, thì người đó không thê không giàu sang lớn. Nếu chủ tinh thất hãm, cừu nạn đánh nhau, lại có các loại sát nhận thì người đó không thể không nghèo hèn. Phép tuyển trạch cũng như thế đấy.
Năm tháng ngày giờ: trước tiên chọn thành tám chữ, phù sơn tướng chủ, thành cách thành cục, lại tra thêm chân lộc, chân mã, chân quý của tuế mệnh, cùng với sao cát của năm tháng đến sơn, đến hướng, đến phương, rồi sau lại tra trong thất chính được sao nào chiếu tới, mừng được các sao cát: lộc nguyên, mã nguyên, quý nguyên; không gặp các sao hung như dương nhận/sát, lại được quy viên, thăng điện, không phạm phải trì, lưu, phục, nghịch; hoặc đến sơn, hoặc đến phương hướng: đến sơn là thủ điện, đến hướng là triều nguyên, đến phương là củng viên - đó là thượng cách về tạo mệnh. Người đời đều biết lấy hợp sao cát mà không biết trong sao cát nên lấy thất chính là quý. Ở trong thất chính lại chỉ biết dùng Thái dương Thái âm mà không biết ngũ tinh tứ dư đều có sự cát. Vậy mà nói biết thuật tuyển trạch rồi ư!
Thái Dương
Thái dương là chủ muôn vì sao, tỏ các sự cát, hiệu là "Tinh trung thiên tử" (vua trong các vì sao), có khí tượng ông vua, rất tôn rất quý, soi đến muôn phương, sao thiện gặp nó thì thêm sáng, sao ác gặp nó thì bị chế phục, tới sơn - hướng - phương rất có thể tu sửa làm nhà, an táng mồ mả. Tới hướng là tốt nhất, tới phương là thứ, tới sơn lại là thứ nữa bởi vì tới hướng thì chiếu vào ta mà ta được sáng sủa, là có ý hướng vào sự vinh hoa. Tới phương là triều vào ta (nêu tu sửa phương thì tới phương rất tốt). Tới sơn thì chỉ duy có bậc đế vương sửa dựng cung điện thì nên làm, còn kẻ sỹ và dân chúng lại không cát bởi sợ không đảm đương nổi sự tôn quý (xét Thái dương tới sơn mà kẻ sỹ và dân thường không đảm đương nổi sự tôn quý nói về lý thì rất đúng, nhưng khéo dùng cũng được cát lợi, vì Thái dương đáo sơn thì nên đón khi sắp đến, không nên lấy thẳng đến trên độ ngồi. Nếu ở hướng thì lấy thẳng theo độ hướng, nếu Thái dương đã qua phân độ rồi thì ở hướng ở phương đều là vô ích. Song cũng nên phù bổ hợp pháp.
Họ Phương táng ở đất Giáp sơn Canh hướng, phùng châm toạ xảo thành hậu biên tân độ: 10 độ sao Đê, dùng năm Đinh Mão, tháng Tân Hợi, ngày Quý Mùi, giờ Ất Mão, sáu ngày sau tiết Lập Đông, Thái dương đi qua 8 độ sao Đê, đó chính là nghênh đón Thái dương vậy. Cho nên kinh "Nghi long" có nói: "Xin người hãy dùng Thái dương chiếu, tam hợp đối cung phúc lộc bền". Bài ca thiên kim nói: "Tam yếu minh tinh nhập hướng lai" (ba điều quan trọng là sao sáng nhập hướng chiếu lại). Đều lấy nghĩa đáo hướng đáo phương, chưa lấy đến sơn vậy. Nếu gặp "quy viên", "thăng điện" lại nắm giữ lộc nguyên, mã nguyên, quý nguyên thì đáo sơn đều cát lợi. Kỵ gặp Dương nhận và La châm đồng độ thì không nên dùng đáo hướng. Lại nói "Thái dương có thể đè nén tất cả mọi hung sát, lại không vì người tạo phúc", (do đó) những nhà làm nhà, táng mộ chưa nên chuyên dùng chủ đạo Thái dương vậy.
Phàm hướng hay sơn có hung sát, được thái dương đến hoặc đối chiếu thì các hung sát đều nép phục mà không làm hung. Nếu hướng hay phương của sơn đã có các sao cát tới rồi mà lại lấy Thái dương đồng độ thì các sao cát không dám đương với Thái dương tôn quý mà lui tránh đi, cho nên nói rằng "không nên chuyên thái dương". Phàm dùng Thái dương thì nên dùng ngày không dùng đêm, bởi vì ngày thì Thái dương sáng, đêm thì Thái dương tối, Thái dương đến cung Ngọ gọi là "quy viên", đi qua độ của bốn sao "Tinh", "Phòng", "Hư", "Mão" gọi là "thăng điện"; năm Đinh và Kỷ là chưởng lộc nguyên, năm Tân là chưởng Quý nguyên nên cát, năm Bính/Mậu là chưởng nhận nên không cát.
Thái Âm
Thái âm là hậu phi trong các sao, có khí tượng mẫu nghi (khuôn phép làm mẹ), đức nhu thể thuận, giúp cho Thái dương tuyên truyền giáo hóa, kế ngày tới đêm mà sáng sủa, đáo sơn đáo hướng rất có thể áp phục được hết cả các hung sát, phổ hóa cát tường. Thiên kim ca nói "lại được thỏ ngọc chiếu tọa xứ, khiến cho nhân dân thêm phúc trạch". Tiểu nhi sát gặp chân Thái âm thì có thể chế được. Thái âm vào cung Mùi gọi là quy viên, đi qua bốn độ của các sao "Tâm", "Nguy", "Thất", "Trương" là thăng điện. Năm Giáp, Mậu, Canh là chưởng Quý nguyên nên cát, năm Đinh, Kỷ chưởng nhận nên không cát.
Mộc tinh
Mộc tinh là khí tinh anh của hành mộc phương Đông, tên gọi là tuế tinh, sắc xanh, tính nhân từ, ứng vào ngôi Thanh long chủ về quyền sinh sôi nảy nở. Việc đi thì có thuận, nghịch, phục lưu: đi đường thuận thì đem phúc tới, đi đường nghịch thì tất sinh tai họa. Gặp quy viên/thăng điện đáo sơn đáo hướng lại chưởng lộc nguyên, mã nguyên, quý nguyên thì rất có thể cát, văn chương lừng thiên hạ gặp Thái tuế cùng đến tọa sơn gọi là "văn xương đại hội" chủ được vinh hiển trạng nguyên tể tướng, vì mộc tinh giữ bản đồ sách vở cho nên chủ quý hiển. Vào hai cung Dần, Hợi là quy viên; đi qua độ của bốn sao "Giác", "Đẩu", "Khuê", "Tỉnh" là thăng điện. Đáo hỏa sơn là ân tinh, đáo thủy sơn là dụng tinh, đến kim sơn là tài tinh: đều cát tường. Đến thổ sơn là nạn tinh: hung, không nên dùng. Năm Giáp, Nhâm chưởng Lộc nguyên, năm Tân chưởng Quý nguyên (vì Tân dương quý là Dần). Năm Thân - Tý - Thìn và năm Tị - Dậu - Sửu chưởng mã nguyên nên cát tường.
Hoả tinh
Hỏa tinh là khí tinh anh của hỏa phương Nam, tên là Huỳnh hoặc, sắc đỏ, tính nóng dữ, ứng vào ngôi Chu tước (chủ về quyền thư thái, duỗi ra, lớn lên), việc đi có nhanh chậm thuận nghịch, phục lưu. Đi đường thuận thì đem lành đến, đi đường nghịch thì sinh tai họa, chủ về ôn dịch huyết chứng, vào hai cung Mão, Tuất là quy viên, đi qua độ của bốn sao "Vỹ", "Thất", "Chủy", "Dực" là thăng điện. Đến thổ sơn là ân tinh, đến mộc sơn là dụng tinh, đến thủy sơn là tài tinh: đều cát tường. Đến kim sơn là nạn tinh: hung. Năm Ất chưởng lộc nguyên, năm Nhâm/Quý chưởng Quý nguyên: cát. năm Giáp chưởng Nhận sát: hung.
Thổ tinh
Thổ tinh là khí tinh anh của Thổ trung ương, tên là Trấn tinh, sắc vàng, tính nhân đức, ứng vào ngôi Câu trần (chủ về đức nuôi nấng, thành nên) có thuận, nghịch, phục lưu. Đi đường thuận thì chủ giàu sang hưng thịnh, đi đường nghịch thì chủ ôn dịch, phù thũng vàng vọt. Vào hai cung Tý, Sửu là quy viên, đi qua độ của bốn sao "Đê", "Nữ", "Vị", "Liễu" gọi là thăng điện. Đến kim sơn là ân tinh, đến đến hỏa sơn là dụng tinh, đến mộc sơn là tài tinh: cát tường. Đến thủy sơn là nạn tinh: hung. Năm Ất, Kỷ, Giáp, Mậu, Canh chưởng Quý nguyên: cát. Năm Nhâm, Quý chưởng nhận: hung.
Kim tinh
Kim tinh là khí tinh anh của kim ở phương Tây, tên là Thái bạch, sắc trắng, tính nhân nghĩa, ứng ngôi Bạch hổ chủ quyền thu liễm. Việc đi có thuận, nghịch, phục lưu. Các sao đều cần đi đường thuận, riêng có kim tinh không sợ lưu phục (bởi vì nó chủ thu liễm) vì sao kim tính cương duệ nên lưu phục lại cát tường, nếu đi nghịch mà phạm phải mũi nhọn của nó tất sinh hung tai. Vào hai cung Thìn, Dậu là quy viên, đi qua độ của bốn sao "Cang", "Ngưu", "Lâu", "Quỷ" gọi là thăng điện. Đến thủy sơn là ân tinh, đến thổ sơn là dụng tinh, đến hỏa sơn là tài tinh: đều cát tường. Đến mộc sơn là nạn tinh: chủ hung. Năm Tân chưởng lộc nguyên
Thuỷ tinh
Thủy tinh là khí tinh anh của thủy phương Bắc, tên là Thần tinh, tính khôn ngoan, sắc đen, ứng ngôi Huyền vũ. Chủ về khí ẩn dấu, việc đi có trì, tật, phục, thoái, không đi chiều nghịch. Đi thuận tất được tốt lành, gặp trì (chậm) lưu (ở lại) và không đúng độ thì không có phúc (phúc khinh). Vào hai cung Thân, Tị là quy viên, đi qua độ của bốn sao "Cơ", "Chẩn", "Bích", "Sâm" là thăng điện. Đến mộc sơn là ân tinh, đến kim sơn là dụng tinh, đến thổ sơn là tài tinh: đều cát tường. Đến hỏa sơn là nạn tinh: hung. Năm Bính, Canh chưởng lộc nguyên, năm Ất, Kỷ, Nhâm, Quý chưởng Quý nguyên, năm Dần - Ngọ - Tuất và Hợi - Mão - Mùi chưởng Mã nguyên: cát! đáo sơn đáo hướng đều đại cát.
Tử khí (Khí tím)
Khí tím là dư nô (người nô bộc thừa) của Mộc tinh, tên là Tử khí, tính thiện lương không độc, đến sơn đến hướng nhất thiết là điềm cát khánh tốt lành. Việc đi lối thuận, không trì - lưu - phục - nghịch, gặp chỗ quy viên, lạc, phát phúc phi thường.
Thuỷ Bột
Thủy bột là dư nô của Thủy tinh, phàm gặp sơn hướng cùng các cát tinh đồng cung thì tác phúc, gặp sao hung đồng cung thì tác họa. Việc đi lối thuận, không trì, lưu, phục, nghịch nhưng tính hung nhiều hơn cát, song cũng không thể tự mình tác họa. Gặp ngũ tinh đi thuận đắc địa thì không gây họa, gặp ngũ tinh đi nghịch thì trợ giúp thành đại họa. Gặp hỏa la thì giao chiến.
Hoả La (La hầu)
Hỏa la là dư nô của Hỏa tinh, tên là Thủ tinh (có lẽ là Thiên thủ tinh), đi thuận cung mà nghịch độ, không thoái phục, trì, lưu. Tính độc mạnh bạo, Thái dương và Thái âm gặp phải tất trên trời biến đổi tối tăm (vì bị nhật/nguyệt thực). Đáo sơn, đáo phương chủ tai họa về cháy nhà cửa, trộm cướp, giặc giã.
Thổ Kế (Kế đô)
Thổ kế hay Kế đô là dư nô của Thổ tinh tên là Thiên vỹ tinh, cũng đi thuận cung mà nghịch độ, không thoái, phục, trì, lưu. Tính tham độc, Thái dương Thái âm gặp nó tất tối tăm vì nhật thực/nguyệt thực. Sao kê đô đáo sơn cùng các hung tượng khác chủ về cô độc, cô quả, thiểu vong (chết non). Hai sao La hầu và Kế đô tuy là sao hung, nhưng nếu gặp các sao trực năm hóa diệu chưởng quản Thiên phúc, Thiên lộc, Thiên quý lại gặp chỗ miếu, viên, lạc thì có thể tác phúc. Nếu không vậy thì hung. Hai sao đối mặt đi ngang nhau.
CUNG VIÊN CỦA 11 SAO NÓI TRÊN:
BẢNG 10 CAN TRỰC NIÊN HÓA KHÍ
- Giáp niên: hỏa hóa lộc, bột hóa ám, mộc hóa phúc, kim hóa háo, thổ hóa âm, nhật hóa quý, thủy hóa hình, khí hóa ấn, kế hóa tù, la hóa quyền.
- Ất niên: bột hóa lộc, mộc hóa ám, kim hóa phúc, thổ hóa háo, nguyệt hóa âm, thủy hóa quý, khí hóa hình, kế hóa ấn, la hóa tù, hỏa hóa quyền.
- Bính niên: mộc hóa lộc, kim hóa ám, thổ hóa phúc, nguyệt hóa háo, thủy hóa âm, khí hóa quý, kế hóa hình, la hóa ấn, hỏa hóa tù, bột hóa quyền.
- Đinh niên: kim hóa lộc, thổ hóa ám, nguyệt hóa phúc, thủy hóa háo, khí hóa âm, kế hóa quý, la hóa hình, hỏa hóa ấn, bột hóa tù, mộc hóa quyền.
- Mậu niên: thổ hóa lộc, nguyệt hóa ám, thủy hóa phúc, kế hóa háo, khí hóa âm, la hóa quý, hỏa hóa hình, bột hóa ấn, mộc hóa tù, kim hóa quyền.
- Kỷ niên: nguyệt hóa lộc, thủy hóa ám, khí hóa phúc, kế hóa háo, la hóa âm, hỏa hóa quý, bột hóa hình, mộc hóa ấn, kim hóa tù, thổ hóa quyền.
- Canh niên: thủy hóa lộc, kế hóa ám, khí hóa phúc, la hóa háo, hỏa hóa âm, bột hóa quý, mộc hóa hình, kim hóa ấn, thổ hóa tù, nguyệt hóa quyền.
- Tân niên: khí hóa lộc, kế hóa ám, la hóa phúc, hỏa hóa háo, bột hóa âm, mộc hóa quý, kim hóa hình, thổ hóa ấn, nguyệt hóa tù, thủy hóa quyền.
- Nhâm niên: kế hóa lộc, la hóa ám, hỏa hóa phúc, bột hóa háo, mộc hóa âm, kim hóa quý, thổ hóa hình, nguyệt hóa ấn, thủy hóa tù, khí hóa quyền.
- Quý niên: la hóa lộc, hỏa hóa ám, bột hóa phúc, mộc hóa háo, kim hóa âm, thổ hóa quý, nguyệt hóa hình, thủy hóa ấn, khí hóa tù, kế hóa quyền.
Câu hỏi:
- Có khi nào tử vi có họ hành hang hốc gì với thất chính tứ dư không?
- Tứ hóa và các loại hóa khí trong tử vi và trong thất chính tứ dư có liên quan gì không?