Jump to content

Advertisements




Quả Lão Tinh Tông - có những gì liên quan tới Tử Vi

Quả Lão Tinh Tông Trương Quả Lão Quả Lão và Tử Vi

193 replies to this topic

#31 INDOCHINE

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 3178 Bài viết:
  • 27454 thanks

Gửi vào 04/03/2014 - 04:58


Trung hoa xưa cũng có nghiên cứu Tinh mệnh học, chẳng hiểu về sau lại không phát triển được lên cao thành tinh hoa đoán nhân mệnh như Ấn độ Vedic hay Chiêm tinh Hellenic hiện nay nữa nhỉ :-? Làm cho đã nhắc đến Chiêm tinh bây giờ thì chỉ nghĩ đến Chiêm tinh vệ đà hay Tây phương mà không nói đến các quy tắc an sao theo style Chiêm tinh Trung hoa.

Phần lớn môn này bị trở ngại, xa rời quần chúng TQ là vì cách tính toán tinh độ khá phức tạp , mấy ông thầy bói thời xưa làm gì có trình độ để tính toán đến cung độ . ngay mấy ông quan trong Khâm thiên giám tính toán nhật / nguyệt thực còn sai lên sai xuống ( không phải lỗi mấy ông này , mà do trình tự toán học của TQ thời đó ..hơi kém ) nên nhà Thanh phải dùng 1 ít người Tây dương làm việc trong toà Khâm thiên ..

#32 Phuongkongfa

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 353 Bài viết:
  • 972 thanks

Gửi vào 04/03/2014 - 09:02

Trích dẫn

Trung hoa xưa cũng có nghiên cứu Tinh mệnh học, chẳng hiểu về sau lại không phát triển được lên cao
Vì Ấn độ có Jawaharlal Nehru chứ không có lông đồ tể.

Trích dẫn

Phần lớn môn này bị trở ngại, xa rời quần chúng TQ là vì cách tính toán tinh độ khá phức tạp , mấy ông thầy bói thời xưa làm gì có trình độ để tính toán đến cung độ . ngay mấy ông quan trong Khâm thiên giám tính toán nhật / nguyệt thực còn sai lên sai xuống ( không phải lỗi mấy ông này , mà do trình tự toán học của TQ thời đó ..hơi kém )
Vì hàm số bậc ba không thể chính xác hơn các hàm số lượng giác trong việc giải các bài toán chuyển động của các thiên thể.

Trích dẫn

nên nhà Thanh phải dùng 1 ít người Tây dương làm việc trong toà Khâm thiên ..
Khang Hy sáng suốt.

Sửa bởi Phuongkongfa: 04/03/2014 - 09:12


Thanked by 1 Member:

#33 tanphat911

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 75 Bài viết:
  • 48 thanks

Gửi vào 04/03/2014 - 10:55

Nếu muốn tìm hiểu về qui tắc an sao của tử vi thì nên đọc tài liệu,sách thiên văn nào anh QNB có thể chia sẽ không ạ ?

#34 ThaiThangNhu

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2705 Bài viết:
  • 4625 thanks

Gửi vào 04/03/2014 - 11:04

Nghiên cứu chuyển động của thiên thể thì tốt nhất là dùng giải tích điều hòa (Harmonic analysis) cùng với hình học symplectic. Tuy nhiên, thời nhà Thanh lôi đâu ra chuyên gia về các lãnh vực này.

Thanked by 1 Member:

#35 Quách Ngọc Bội

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4517 Bài viết:
  • 29154 thanks
  • LocationThảo Nguyên

Gửi vào 04/03/2014 - 12:57

Theo các cuốn "Vân Đài Loại Ngữ" (Lê Quý Đôn), "Lịch và Lịch Việt Nam" (GS. Hoàng Xuân Hãn), thì ta có thể lần ra rất nhiều manh mối của sự phát triển về Lịch Pháp với Thiên Văn.
Ngay từ thời nhà Minh, sự yếu kém và các mối bất đồng quan điểm của các quan làm Lịch, coi Thiên Văn đã dần dẫn đến sự phân chia làm 2 phe, trong đó một phe đã có sự xuất hiện của khá nhiều giáo sĩ, nhà làm lịch người Tâu Âu.

Hình như bộ Lịch Đại Thống của nhà Minh cũng có sự góp công không nhỏ của người Tây Âu. Và đây cũng chẳng phải trường hợp hy hữu gì khi một triều đại này mời người xứ khác đến làm lịch cho xứ mình. Trong lịch sử thì khi làm lịch Julius cũng đã mời các đại ka người Ấn Độ, Ba Tư sang La Mã để làm giúp.

Thanked by 3 Members:

#36 Quách Ngọc Bội

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4517 Bài viết:
  • 29154 thanks
  • LocationThảo Nguyên

Gửi vào 04/03/2014 - 13:13

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

tanphat911, on 04/03/2014 - 10:55, said:

Nếu muốn tìm hiểu về qui tắc an sao của tử vi thì nên đọc tài liệu, sách thiên văn nào anh QNB có thể chia sẽ không ạ ?

Nói chung là tôi đọc tả pí lù các loại, nhưng để tư vấn giúp bạn đọc sách nào mà tìm hiểu được quy tắc an sao trong môn Tử Vi thì quá khó mà nêu lên một vài đầu sách.

Tất nhiên, việc đầu tiên là phải thuộc cách an sao trong môn Tử Vi, nắm được tính chất cốt yếu của nó. Và đọc nhiều sách Tử Vi để thấy có nhiều sao đang là vấn nạn tranh chấp cách an.

Thôi thì bạn cứ đọc dần dần thêm từ "Thiên Văn cổ Trung Hoa" của cụ Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ (vào trang nhantu.net). Đọc tiếp cuốn "Lịch và Lịch Việt Nam" của cụ Hoàng Xuân Hãn (xin sách ở chỗ anh Phuongkongfa í

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

)
Đọc cả cuốn "Vân Đài Loại Ngữ" mà tìm hiểu thêm về Lịch Pháp với các Hình Tượng,... (trên mạng có đầy)

Nhưng nói trước là các phần Thiên Văn, Lịch Pháp, Hình Tượng chỉ là 3 trong số nhiều yếu tố cấu thành môn Tử Vi, nên khi đọc cái gì cũng cần đầu tư nghiền ngẫm nghiên kíu. Haizz,... để giải thích được hết tất cả các quy tắc an sao thì cần cả đời nghiên cứu cũng không chừng.

#37 Quách Ngọc Bội

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4517 Bài viết:
  • 29154 thanks
  • LocationThảo Nguyên

Gửi vào 04/03/2014 - 13:16

- Thiên Hùng, Địa Thư,
Thiên Hùng tức Bạch Hổ, Địa Thư tức Tang Môn.

Thiên hùng địa thư phân cát hung,
Giá tiền tam vị cửu cung trung.
Kị lâm quan lộc hòa thân mệnh,
Phong nhận liêm đồng bất thiện chung.


(Thiên Hùng, Địa Thư chia cát hung
Ở trước Thái Tuế, ba, chín cung
Kiêng vào Quan Lộc, cùng Thân Mệnh
Mũi dao bén ngọt, rất là hung).

Trước Tuế giá tam cung là Thiên Hùng (tức Bạch Hổ), trước Tuế giá chín cung là Địa Thư (tức Tang Môn).
Lại nói: Địa Thư luôn đối cung với Thiên Hùng, kiêng kị gặp phải Lộc chủ.


QNB bình chú:
Bạch Hổ, Tang Môn ở môn TCTD này (gọi là Thiên Hùng, Địa Thư) mới đọc lên thì có vẻ như là giống với cách an Bạch Hổ, Tang Môn ở trong môn TVĐS vì 2 sao này luôn ở vị trí xung đối với nhau. Nhưng đọc kỹ thì thấy có khác biệt:
- Nếu tính từ ngay vị trí Thái Tuế là 1 thì đến vị trí thứ 3 phía trước nó là Thiên Hùng, tức Bạch Hổ (giá tiền tam vị). Ở môn TVĐS thì tính ở chỗ Thái Tuế là 1 thì đến vị trí thứ 3 lại là Tang Môn chứ không phải Bạch Hổ.
Tương tự với trường hợp của Địa Thư.
- Nếu ta xét kỹ hơn nữa theo cách hành văn thì sẽ nhớ đến câu "Giá tiền nhất vị thị Thiên Không" để an vị trí sao Thiên Không trong TVĐS. Như vậy thì, cách hành văn cho thấy phải tính từ vị trí trước Thái Tuế mới bắt đầu đếm là 1, vậy thì theo "giá tiền tam vị" sẽ dẫn đến trường hợp bị lệch đi 1 cung nữa về phía trước so với cách tính ở trên.
QNB cứ phân rõ ra như vậy để rộng đường độc giả tham khảo.


- Niên Phù,
Niên Phù tức là Niên Quan Phù vậy, còn có tên là Ngũ Quỷ phi phù.
(QNB chú: chữ Phù đây có nghĩa là cái phù tiết, lệnh bài, ấn tín... -> Niên Quan Phù = Quan Phù theo năm)

Niên chi thuận số đệ ngũ vị,
Cung thần danh hiệu quan phù quỷ.
Cánh gia dương nhận sát lai phùng,
Tọa mệnh lâm thân phi hoạnh hối.


(Theo Địa Chi đếm tới năm cung
Thần ngự tên là Quan Phù quỷ
Nếu gặp thêm Nhận đến nơi ấy
Tọa Mệnh lâm Thân, hối hận lớn).


- Nguyệt Phù,
Nguyệt Phù tức là Nguyệt Quan Phù vậy.
(QNB chú: nguyệt Quan Phù = Quan Phù theo tháng)

Dĩ ngọ khởi vi thủ,
Thuận số luân cung tẩu.
Ngộ trụ sinh nguyệt trung,
Lâm chi đa tranh đấu.


(Lấy Ngọ làm chỗ khởi đầu
Đếm thuận luân chuyển cung đâu rõ ràng
Đến tháng sinh ấy thì an
Lâm vào Thân Mệnh ngang tàng đấu tranh).

Tuế giá tiền ngũ vị là Quan Phù, còn có tên là Phi Phù, Niên Phù, là Ngũ Quỷ vậy.
Còn lấy tháng Giêng (chính nguyệt) mà khởi tại Ngọ, đếm đến tháng sinh thì là Nguyệt Phù.
(Chúng) đều đáng ngại khi lâm vào Thân, Mệnh, Hạn.


- Đại Hao, Tiểu Hao

Đại hao tiểu hao tối vi hiềm,
Giá tiền lục thất vị tương liên.
Thân mệnh điền tài câu trị thử,
Túng nhiên phát đạt phá gia diên.

(Đại Tiểu Hao kia rất khó ưa
Trước Tuế sáu, bảy, tiếp nối đưa
Thân Mệnh Điền Tài mà gặp chúng
Đúng là trúng chỗ phá tổ thừa)

Trước vị trí Thái Tuế 6 vị là Tiểu Hao, (trước Thái Tuế) 7 cung là Đại Hao vậy. (Chúng) đáng ngại khi ở tại Thân, Mệnh, Điền, Tài cung, hoặc Thân Mệnh Điền Tài (đến hạn) mà gặp thì chủ bất cát.


QNB bình chú:
Xem chỗ an sao Quan Phù theo năm (niên Quan Phù) trong môn TCTD này thì thấy cách an giống hệt như an sao Quan Phù trong môn Tử Vi Đẩu Số, an trước Thái Tuế 5 cung và luôn tam hợp với Thái Tuế.

Từ phần nói về Tang Môn, Bạch Hổ cho đến hết phần nói về Đại Tiểu Hao (an theo địa chi) thì ta thấy rằng các sao đi theo Thái Tuế đã có đến 6 sao rồi, và con số các Thần - Sát đi theo Thái Tuế có dừng lại ở con số 6 sao này?

Xin xem tiếp hồi sau sẽ rõ !
(ở 2 bài ca quyết "Giá tiền thần sát ca" và "Giá hậu thần sát ca").

#38 Phù Suy

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 849 Bài viết:
  • 3445 thanks

Gửi vào 04/03/2014 - 13:45

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

QuachNgocBoi, on 04/03/2014 - 12:57, said:

Theo các cuốn "Vân Đài Loại Ngữ" (Lê Quý Đôn), "Lịch và Lịch Việt Nam" (GS. Hoàng Xuân Hãn), thì ta có thể lần ra rất nhiều manh mối của sự phát triển về Lịch Pháp với Thiên Văn.
Ngay từ thời nhà Minh, sự yếu kém và các mối bất đồng quan điểm của các quan làm Lịch, coi Thiên Văn đã dần dẫn đến sự phân chia làm 2 phe, trong đó một phe đã có sự xuất hiện của khá nhiều giáo sĩ, nhà làm lịch người Tâu Âu.

Hình như bộ Lịch Đại Thống của nhà Minh cũng có sự góp công không nhỏ của người Tây Âu. Và đây cũng chẳng phải trường hợp hy hữu gì khi một triều đại này mời người xứ khác đến làm lịch cho xứ mình. Trong lịch sử thì khi làm lịch Julius cũng đã mời các đại ka người Ấn Độ, Ba Tư sang La Mã để làm giúp.
Khoa Thiên Văn thì tôi không rành.... nhưng về Lịch Pháp sau nhà Tần và trước nhà Minh còn bộ Lịch khủng và đồ sộ nhất thời đó là Tượng Cát Thông Thư. Ở bộ này đọc thấy phản ánh một thời kỹ hỗn loạn về PP làm Lịch của học giả Chiều Đình với giới Đạo Sĩ tự do về cách trọng dụng Thần - Sát, cùng các mốc đo đạc thời gian để chuyển Ngày theo lịch Sóc.

Sau này qua Nhà Thanh họ thanh lọc và tuyển dụng làm nên nhiều bộ Lịch chuyên dùng khác nhau '' và có mặt của các học giả Tây Phương ''.

Nhưng tôi nghĩ về Cổ Đại có thể khoa Thiên Văn và Lịch Pháp liên hệ chặt chẽ với nhau lắm.... Vì khoa Thiên Văn có thể có thay đổi và sai số do thời gian '' do tinh cầu chuyển động, do các phép Toán khi xưa chưa đủ đáp ứng nhu cầu '' . Còn cách trọng và dụng Thần - Sát vẫn giữ nguyên lên mới gây hỗn loạn, ngộ nhận và loại bỏ các Pháp không còn hợp lý, không ứng dụng được chăng ?

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

.

Thanked by 5 Members:

#39 xuongkhuc

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 393 Bài viết:
  • 1029 thanks

Gửi vào 04/03/2014 - 16:48

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

QuachNgocBoi, on 03/03/2014 - 19:02, said:

Xin xem lại ở mes #3 trong topic này. Dĩ nhiên là 1 vòng chu thiên 3600 mà chia ra 12 cung thì mỗi cung sẽ chiếm 30 độ, đồng thời căn cứ vào hành độ của Thái Dương thì ta cũng biết được, mỗi ngày đi 1 độ, 1 tháng (30 ngày) đi hết 1 cung => 1 cung = 30 độ...

Nguyệt Bột và Tử Khí là hiện tượng của sao chổi (Bột) với sao băng.

Mọi người để tâm tới Tử Vi nên không thấy được giá trị tuyệt vời mà QLTT thể hiện ra với một người ngâm cứu Tinh mệnh như mình đâu. Theo như độ số sao đã được QNB ghi ra được, thì xk phải xét lại #27 của bản thân. Rõ ràng ở đây , vòng Hoàng đạo sử dụng trong QLTT phải là Vòng Sidereal zodiac. Vì cung triền được gắn cùng với sao Nhị thập bát tú. Nếu là Vòng thú Nhiệt đới Tropical thì Lập đông sẽ phải khởi ở 15 độ cung Mão (Thiên Hạt), nhưng ở đây lại khởi ở Đê 2 độ - 17 độ Thiên Bình, khớp với Vòng thú hằng tinh. Ở đây khởi cung Thìn nằm giữa sao Giác (Spica), trùng với sao Chitra của Chiêm tinh vệ đà, vậy tức là sử dụng Lahiri ayanamsa để an sao. Nếu QLTT kế thừa từ kiến thức của Chiêm tinh Vedic, vậy xk có thể biết được rằng từ xưa chiêm tinh gia Ấn sử dụng Ayanamsa là Chitrapaksha (sao Spica là 0 độ Thiên bình), điều mà đã ko tìm được ghi chép trong các điển tịch như Brihat Hora Shastra, Jaimini sutra hay là Surya Siddhanta

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



#40 xuongkhuc

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 393 Bài viết:
  • 1029 thanks

Gửi vào 04/03/2014 - 17:56

Ah còn nữa tuy QNB nói "Nguyệt Bột và Tử Khí là hiện tượng của sao chổi (Bột) với sao băng." Nhưng đó chỉ là tượng của 2 sao này thể hiện. Cái ý của xk muốn nói là tìm cơ cấu toán học vận hành để tính ra 2 sao này cơ. Vì rõ ràng ta thấy Bột và Khí đều vận hành có quy luật dịch độ đều đặn quành vòng chu thiên. Nên không biết QNB có thể cho xk một ví dụ về độ số của 2 sao này vào một thời điểm nhất định để làm khảo cứu được không.
Ngoài ra gán Nhị thập bát tú chặt chẽ với vị trí cung triền là sử dụng độ số của Sidereal rồi, trong sách QLTT tiếng Việt ghi một bảng độ số tra sao lại dùng Tropical là ko đúng đắn lắm

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 2 Members:

#41 KimCa

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1525 Bài viết:
  • 1797 thanks

Gửi vào 04/03/2014 - 18:22

@xuongkhuc xin hỏi bác tự học chiêm tinh học hay là có người dạy vậy ?

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



#42 Quách Ngọc Bội

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4517 Bài viết:
  • 29154 thanks
  • LocationThảo Nguyên

Gửi vào 05/03/2014 - 13:20

- Thiên Hao

Chính thất nhị bát tý dần phương,
Tam cửu tứ thập thìn ngọ đương.
Ngũ thập nhất thân sửu mùi tuất,
Tất chủ lôi oanh hổ giảo vong.


Như tháng Giêng tháng 7 ở tại Tý, tháng 2 tháng 8 ở tại Dần, danh viết Thiên Hao, lại chính là Lôi Đình Sát.


QNB bình chú:
Ở câu thứ ba trong bài ca quyết trên chỉ đề cập đến tháng 5 và tháng 11, nhưng lại có đến bốn địa chi khiến cho ta có thể hơi khó hiểu. Tuy nhiên, cứ theo như mạch văn mà suy ra thì biết sao này được an theo tháng sinh, đi thuận và có bước nhảy cách 1 cung.
Tháng Giêng an tại Tý -> thuận cách 1 cung -> tháng Hai an tại Dần -> thuận cách 1 cung -> tháng Ba an tại Thìn -> .... tháng Sáu an tại Tuất -> thuận cách 1 cung -> tháng Bảy an tại Tý -> tháng Tám an tại Dần -> .... tháng Chạp an tại Tuất.
Bởi vậy bài quyết trên nghĩa là:
Giêng bảy tại Tý, hai tám Dần
Ba chín cư Thìn, bốn mười Ngọ
Năm Một tại Thân, Sáu Chạp Tuất
Nhất định sét đánh, hổ cắn toi.


Té ra, chữ "Sửu, Mùi" ở câu thứ ba trong bài quyết trên là nói đến tên địa chi của tháng (tháng Sửu = tháng Chạp, còn tháng Mùi = tháng 6).


- Địa Hao

Chính thất nhị bát dậu hợi cung,
Tam cửu tứ thập sửu mão đồng.
Ngũ thập nhất nguyệt lâm tị thượng,
Lục thập nhị nguyệt sửu mùi trung.


(Giêng Bảy, Hai Tám, Dậu Hợi cung
Ba Chín, Bốn Mười, Sửu Mão cùng
Tháng Năm, tháng Một, lâm vào Tị
Tháng Sáu, tháng Chạp tại Mùi trung).

Tháng Giêng tháng Bảy tại Dậu, tháng Hai tháng Tám tại Hợi, danh là Địa Hao, sao Hao này cũng tựa như sao Thiên Hao nói trên mà đoán.


QNB bình chú:
Sao Địa Hao này cũng tựa như Thiên Hao, nhưng được khởi an tại Dậu cho tháng Giêng, và cũng đi thuận với bước nhảy cách 1 cung.

Trong môn Tử Vi Đẩu Số, có sao Âm Sát là có lối an gần tương tự như hai sao trên, nhưng Âm Sát khởi tại Dần và đi nghịch, nhảy cách 1 cung.


- Đích Sát
(Phá Toái)

Nhân mệnh như phùng phá toái sát,
Phá tài kháp tự thang kiêu tuyết.
Hành niên vận hạn canh gia lâm,
Quan sự liên miên vô hưu hiết.

Tý, ngọ, mão, dậu,
Xà đầu vấn khẩu,
Dần, thân, tị, hợi
Kê đầu phấn toái,
Thần, tuất, sửu, vị
Ngưu đầu đại kỵ,
Hựu vị chi phá toái.


(Nhân mệnh nếu phùng Phá Toái sát
Phá tài như tuyết gặp nước sôi
Hành niên vận hạn lâm vào nó
Quan tụng liên miên mãi chẳng thôi.

Tý Ngọ Mão Dậu nhân
Nó ở tại Tị phần
Tuổi Tị Hợi Dần Thân
Toái cư nơi Dậu vị
Thìn Tuất Sửu Mùi ấy
Sát nhắm Sửu cung lâm
Còn tên là Phá Toái.


QNB bình chú:
Sao Đích Sát (Phá Toái) trong môn TCTD này an giống hệt sao Phá Toái trong môn TVDS.


- Hàm Trì

Thân tý thìn kê khiếu loạn nhân luân,
Dần ngọ tuất thỏ tòng mao lý xuất.
Tị dậu sửu dược mã nam phương tẩu,
Hợi mão mùi thử tử đương đầu kỵ.


(Thân Tý Thìn, tại Dậu làm loạn nhân luân
Dần Ngọ Tuất, tại Mão theo cỏ dại xuất ra
Tị Dậu Sửu, cư Ngọ đi về phương nam
Hợi Mão Mùi, nó cư Tý chớ đối đầu).

Thân Mệnh tọa Hàm Trì, hoặc là Hàm Trì tinh nhập Thân Mệnh, lại thêm hội với Kim Tinh, Thủy Tinh, Nguyệt Bột thì nam bị bệnh tật khốn khổ, nữ thì phong trần. Còn có tên là Đào Hoa.


QNB bình chú:
Sao Hàm Trì trong TCTD này giống hệt như sao Hàm Trì - Đào Hoa trong môn TVDS.


- Đại Sát
(Phi Liêm)

Đại sát tý nhân tiên thị hầu,
Sửu kê dần khuyển vấn lai do.
Mão xà thần ngọ tị phùng mùi,
Ngọ hổ mùi thỏ thân long đầu.
Dậu trư tuất thử nan hồi tị,
Tuần hoàn hợi thượng khước phùng ngưu.


(Đại Sát tuổi Tý an tại Thân
Sửu Dậu, Dần Tuất hỏi nguyên nhân
Mão Tị, Thìn Ngọ, Tị Mùi vị
Ngọ Dần, Mùi Mão, Thân tại Thìn
Dậu Hợi, Tuất Tý, tránh đi đâu
Tuần hoàn tuổi Hợi gặp tại Sửu).

Đại Sát tức là Phi Liêm, thân mệnh hạn độ đều kỵ gặp, khiến họa đến rất nhanh.


QNB bình chú:
Sao Đại Sát (Phi Liêm) trong môn TCTD này không an giống như sao Phi Liêm trong môn TVDS mà ta thường biết.


- Không Vong

Giáp Tý tuần trung tuất hợi không,
Giáp Tuất tuần trung thân dậu không.
Giáp Thân tuần trung ngọ mùi không,
Giáp Ngọ tuần trung thìn tị không.
Giáp Thìn tuần trung dần mão không,
Giáp Dần tuần trung tý sửu không.

Nhưng năm Dương thì Không ở cung Dương, năm Âm thì Không ở cung Âm. Năm Dương thì là Không, năm Âm thì là Vong.

- Cô Hư

Kim không tắc minh hỏa không phát,
Thủy không nhật dạ lưu bất hiết.
Mộc không tắc chiết thổ không băng,
Trú hỉ nhật không dạ nghi nguyệt.

(Kim Không thì sáng, Hỏa Không hưng,
Thủy Không ngày đêm chảy chẳng ngừng
Mộc Không thì gãy, Thổ Không sụp
Ngày hỉ Nhật Không, đêm hợp Nguyệt).

Đối cung của Không Vong chính là Cô Hư vậy. Như, trong tuần Giáp Tý thì Không Vong ở Tuất Hợi, chỗ đối cung với nó là Cô Hư. Dương là Cô mà Âm là Hư, đó là bí pháp vậy.


QNB bình chú:
Chỉ có vài dòng nhưng chứa đựng nhiều ý nghĩa cô đọng về Không Vong. Xin đọc giả lưu ý suy ngẫm, vận dụng theo cách hiểu của mình.
QNB chỉ bình chú bên lề:
Chỗ này có hơi khác với Cô Hư ở trong Kỳ Môn Độn Giáp một chút, vì trong đó coi chỗ tọa Không thì là Cô còn chỗ đối xung với Cô là Hư. Cho nên mới có cái phép "bối Cô kích Hư" (tựa vào phương Cô mà đánh sang phương Hư) thì đắc thắng, và đây là cái khiến cho dân cờ bạc sau này áp dụng, rồi sinh ra thuật ngữ "Cờ bạc Cỏ Giả". Có lẽ là từ Hư = giả, không thực,... cho nên gọi "Cờ bạc Cô Hư" -> "Cờ bạc Cỏ Giả" -> sau này nói tắt và biến âm thành "Cò Giả" gắn với cái câu của giới cờ bạc là "Cò giả đòi mổ Cò thật" vì áp dụng phép "bối Cô kích Hư" đánh bạc thì mình tọa phương Không cũng cần phải làm "không" cái túi của mình trước, hoặc mang 1 chút xíu tiền thôi

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Có lẽ cái từ "Cò", "Cò mồi" hiện nay, là từ lóng để ám chỉ những kẻ chuyên môi giới ăn tiền, cũng được xuất phát từ cái gốc trên.

Thanked by 6 Members:

#43 Quách Ngọc Bội

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4517 Bài viết:
  • 29154 thanks
  • LocationThảo Nguyên

Gửi vào 05/03/2014 - 13:24

- Cô thần, Quả tú

Dần mão thìn nhân phạ tị sửu,
Tị ngọ mùi nhân úy thân thìn.
Thân dậu tuất nhân hiềm hợi mùi,
Hợi tý sửu nhân dần tuất sân.


Cô thần thiết kỵ nam phương phụ,
Quả tú tu giáo nữ hại phu.
Huynh đệ diệc đương ly biệt khứ,
Da nương cốt nhục bất đồng cư.


(Tuổi Dần Mão Thìn, e Tị Sửu
Tuổi Tị Ngọ Mùi, kị Thân Thìn
Tuổi Thân Dậu Tuất, lo Hợi Mùi
Tuổi Hợi Tý Sửu, giận Dần Tuất

Cô Thần thì ngại nam hại vợ
Quả Tú thời lo nữ hại chồng
Huynh đệ cũng đành phân ly biệt
Mẹ cha cốt nhục chẳng ở chung).

Người nam thì kị Cô Thần, người Nữ thì kị Quả Tú. Thân Mệnh mà gặp chúng hoặc phu thê tử tức cung mà phạm vào thì chủ góa bụa cô độc vậy.


- Kiếp Sát
Cũng gọi là Thiên Quan Phù, trước Kiếp Sát 1 vị thì có sao tên là Tai Sát, trước Kiếp Sát 2 vị thì có sao tên là Thiên Sát. Tổng viết Tam Sát.

Thân tý thìn tị thượng hóa vi trần,
Dần ngọ tuất hợi thượng bất tu thuyết.
Tị dậu sửu dần thượng hưu khai khẩu,
Hợi mão mùi thân thượng vật tao trị.


(Thân Tý Thìn, Kiếp Sát cư Tị hóa trần ai
Dần Ngọ Tuất, Kiếp Sát cư Hợi chẳng nói hết
Tị Dậu Sửu, Kiếp Sát cư Dần ngưng mở miệng
Hợi Mão Mùi, Kiếp Sát cư Thân chẳng nên gặp).


- Vong thần

Thân tý thìn hợi thượng bất kham thân,
Dần ngọ tuất tị thượng động chỉ bút.
Tị dậu sửu phùng thân tu liễm thủ,
Hợi mão mùi phùng dần thiết tu kỵ.


(Thân Tý Thìn, Vong Thần cư Hợi, chớ có gần
Dần Ngọ Tuất, Vong Thần cư Tị làm động bút
Tị Dậu Sửu, Vong Thần cư Thân, nên ẩn dấu
Hợi Mão Mùi, Vong Thần cư Dần, kiêng gặp phải).

Vong Thần với Kiếp Sát xung đối, cát hung cùng đoán.


- Thiên La, Địa Võng

Thìn vi Thiên La kỵ Ất sinh nhân,
Tuất vi Địa Võng phạ Tân sinh nhân.


Kinh nói: Thìn Tuất là chỗ đất ác hiểm, Thiên Ất chẳng đến, Thiên Ất là quý nhân vậy.
Lại nói: Thìn là Thiên La, Tuất là Địa Võng, người tuổi Ất Tân chớ nên gặp phải.


- Phản Ngâm, Phục Ngâm

Thái tuế cung vi phản ngâm,
Tuế phá cung vi phục ngâm.


Kinh nói: phản ngâm, phục ngâm, buồn thương khóc lóc ròng ròng.
Lại nói: phản ngâm mà gặp là mất sạch, phục ngâm mà gặp thì lệ tuôn ròng ròng vậy.


- Giá tiền thần sát ca,
dĩ niên thuận số
(Ca quyết những Thần - Sát trước Thái Tuế, lấy năm đếm thuận)

Tuế giá kiếm phong phục thi ký,
Nhị vi thiên không nhưng khả úy.
Tang môn địa thư hiếu phục lai,
Tứ vi quán sách câu thần lự.
Quan phù ngũ quỷ cập phi phù,
Tử phù tiểu hao nguyệt đức cụ.
Tuế phá đại hao lan can tịnh,
Bát vi bạo bại thiên ách chí.
Cửu thị bạch hổ tức thiên hùng,
Thiên đức giảo sát quyển thiệt kỵ.
Thập nhất điếu khách dữ thiên cẩu,
Thập nhị bệnh phù mạch việt vị.


(Tuế giá gươm nhọn gửi xác người
Hai là Thiên Không vẫn đáng sợ
Tang Môn - Địa Thư, mặc tang phục
Bốn là Quán Sách khiến thần lo
Quan Phù - Ngũ Quỷ, với Phi Phù
Tử Phù - Tiểu Hao, Nguyệt Đức bày
Tuế Phá - Đại Hao, cùng Lan Can
Tám là Bạo Bại - Thiên Ách tới
Chín là Bạch Hổ, tức Thiên Hùng
Thiên Đức - Giảo Sát, Quyển Thiệt ấy
Mười một Điếu Khách cùng Thiên Cẩu
Mười hai là chỗ của Bệnh Phù).


QNB bình chú:
Xin xem lại Bạch Hổ với Tang Môn ở phần trên (Thiên Hùng, Địa Thư). Tại bài ca quyết Giá Tiền Thần Sát này lại cho biết Tang Môn ở vị trí thứ 3 so với Thái Tuế, còn Bạch Hổ ở vị trí thứ 9. Như vậy là có sự nhầm lẫn nào đó giữa 2 bài.
Nếu theo cách an Tang Hổ ở bài Giá Tiền Thần Sát này thì vị trí của chúng giống hệt trong môn Tử Vi vẫn dùng.


- Giá hậu thần sát ca,
dĩ niên nghịch số
(Ca quyết những Thần - Sát sau Thái Tuế, lấy năm đếm nghịch)

Tý niên hồng loan mão vi thủ,
Thiên hỉ đối cung tại vu dậu.
Huyết nhận phù trầm cập giải thần,
Tuất thượng phân minh lao xế trửu.
Thiên khốc hoàn tòng ngọ thượng tầm,
Phi đầu canh hướng thìn cung cứu.
Lưu niên chư sát dữ chư hung,
Nghịch nhận địa chi luân cung thủ.


(Năm Tý, Hồng Loan thủ ở Mão
Thiên Hỉ đối cung ở tại Dậu
Huyết Nhận, Phù Trầm, cùng Giải Thần
Trên Tuất phân minh rõ cản trở
Thiên Khốc trở về tại Ngọ cung
Phi Đầu thêm hướng Thìn cung ấy
Lưu niên chư sát với chư hung
Nghịch biết địa chi mà luân chuyển).

#44 lethanhnhi

    Thiếu Dương

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPip
  • 12946 Bài viết:
  • 25421 thanks

Gửi vào 05/03/2014 - 14:13

sao Phí Đầu, khi cung điền gặp sao này cộng Hỏa tinh là có thằng chêt cháy trong nhà, Phí : lột da, Đầu: cái đầu
dịch là Phí Đầu hay Phê đầu

Thanked by 2 Members:

#45 INDOCHINE

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 3178 Bài viết:
  • 27454 thanks

Gửi vào 05/03/2014 - 15:15

Anh XK nói :

Ở đây khởi cung Thìn nằm giữa sao Giác (Spica), trùng với sao Chitra của Chiêm tinh vệ đà, vậy tức là sử dụng Lahiri ayanamsa để an sao.

Nếu dùng sao Spica ( ta thường đọc là Giốc , vì liên quan đến ngũ âm , Cung ,thương , giốc , chuỷ , vũ . , Giốc thuộc Mộc Đông phương , )
là khởi đầu của Thìn cung ( biên giới Thìn -Tỵ , ) thì Anti-Spica phải là điểm khởi đầu của Tuất cung .
Như vậy Tuất cung được khởi từ 0 độ ( tại giới tuyến của Tuất -Hợi ) cho nên gọi là Thiên môn ( vì mặt trời lăn ở Tây phương , mà Tuất là tận cùng của phương Tây , nơi tiếp giáp với bỉển ( Hợi = đại hải thuỷ ) , mặt trời cũng lặn ở hôrizon là mặt biển , do đó lấy Tuất cung làm Thiên môn ? ) .và như thế đối xứng là giới phận của Spica = Địa hộ .
Điềm này cho thấy Tử vi cũng thuộc hệ Sidereal Astrology , vì hệ này dùng Định tinh ( fixed stars ) để định cung phận .


Ngoài ra gán Nhị thập bát tú chặt chẽ với vị trí cung triền là sử dụng độ số của Sidereal rồi, trong sách QLTT tiếng Việt ghi một bảng độ số tra sao lại dùng Tropical là ko đúng đắn lắm

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Tuy là cùng Hệ thống Sidereal Astro. nhưng hệ này vẫn bị chia ra nhiều hệ phái nhỏ , vì thế trong số tác giả Trung quốc nghiên cú về QLTT có vài người
vẫn bị ảnh hưởng của Tropical . cũng như ngoài Lahiri còn có Krishnamurti, Thirukanitham , Chitra Paksha ,v.v. và cũng thế, Tử vi Tây phương tuy thuộc hệ Tropical, nhưng bắt đầu khoảng thế kỷ 20 có 1 số nhỏ chiêm tinh gia TP cũng thích ứng dụng cung phận theo Sidereal .( Aries =
15 Ảpril - 15 May thay vì 21 Mar - 20 April ..)






Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |