Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn
Diệu Nhung, on 14/04/2014 - 16:00, said:
Hay thì hay thật, nhưng ở đây cũng chỉ là cách nhìn nhận đánh giá và suy diễn theo quan điểm của Goodluck thôi.
Về việc Lưu Bị cầm tay Gia Cát Lượng trước lúc mất mà nói : “Ông tài gấp 10 lần Tào Phi, tất có thể an định đất nước, hoàn thành việc lớn. Nếu như con ta có thể phò tá thì ông phò tá, còn nếu như nó là đứa bất tài thì ông có thể thay nó !” Khổng Minh nghe Lưu Bị nói vậy thì giật mình.... Hay như Lưu bị dặn dò A Đẩu : “Sau khi ta chết, con phải chăm sóc phụng dưỡng thừa tướng giống như phụng dưỡng ta !” từng gây ra rất nhiều tranh cãi rằng - những lời nói trên Lưu Bị thật lòng hay giả dối ?
Mỗi người một kiến giải không ai chịu nhường ai....
Phải chăng câu nói đó - Lưu bị muốn thằm dò ý tứ của Khổng mình, đồng thời thể hiện cho Khổng minh biết rằng ông thừa hiểu trong lòng KM đang nghĩ gì...?
Tuy có nhiều ý kiến này nọ gì đi chăng nữa nhưng xét cuộc đời của Lưu Bị tôi vẫn thấy hơn đứt Tào Tháo ở chỗ thu phục được những hiền tài bậc nhất trong thiên hạ như Quan Vũ, Trương Phi, Khổng Minh, Triệu Vân, Mã Siêu, Hoàng Trung....
Vì sao ông làm được điều đó ? Vì sao lão tướng Hoàng Trung quên mình mấy phen đòi lên ngựa cầm gươm, Triệu Vân hai lần xả thân cứu ấu chúa ? Vì sao sau khi ông mất các vị tướng tài ba ấy vẫn một lòng trung thành tiếp tục phò tá con trai ông - Lưu Thiện ?
Chính là nhờ nghệ thuật dụng người, với tài thu phục nhâm tâm -> vậy nên khi nhắc đên Lưu Bị là nhắc đến Nhân hòa - nhờ có nhân hòa mà Lưu bị làm nên việc lớn. "Thiên thời bất như địa lợi, địa lợi bất như nhân hòa" (Thuận cơ trời không bằng địa lợi, được địa lợi không bằng được lòng người).
Cao tay nhất của Lưu Bị là trước lúc mất, những lời nói của ông như một đòn tâm lý đánh vào vào Khổng Minh cộng với lợi thế Nhân hòa, có nhiều bậc trung thần -> kết quả là Khổng Mình khác với Lã Bất Vi hay như một số nhận vật lịch sử khác - ông và các lão tướng một lòng một dạ phục vụ cha đến con Lưu Bị cho đến khi chết.
Tào Tháo tuy cũng thu phục được nhiều nhân tài nhưng có người không trung thành và kết cục sau khi ông mất một thời gian, Tư Mã ý chiếm ngôi.
Nhìn lai cuộc đời Lưu Bị - phải công nhận ông là người có tài đấy chứ - một nhà lãnh đạo có khả năng thu hút và giỏi thu phục lòng người, biết nhân hòa, biết dùng người và nắm bắt thời cơ - những phẩm chất đó lẽ nào không phải là phẩm chất của một đế vương ?
Trong Tam Quốc tác giả LQT không khắc họa cái tài của Lưu Bị, chỉ thấy 1 trời đạo đức, nhân nghĩa.
Nhưng GL thì nhìn ở góc độ khác, chắc chắn cũng là gian hùng thời đại mới đạt được sự nghiệp.
Về dụng nhân, GL thấy cách dùng người của Tào Tháo hay hơn, nhân tài đa dạng, đủ mọi background, ít có ém tài. Nên Ngụy có thế hệ kế thừa khá tốt, hết Tào Tháo rồi đến Tư Mã Ý, hết TMY đến Tư Mã Chiêu, Đặng Ngãi, Chung Hội
Thục thua xa Ngụy về dùng người, sau Khổng Minh thì Khương Duy bằng 1 nửa. Rồi cũng chẳng thấy anh tài nào ra hồn.
Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn
QuachNgocBoi, on 14/04/2014 - 16:12, said:
Tào với Lưu, xét về thủ đoạn thì đâu có khác gì nhau. Cũng một chín một mười. Cho nên, Tào Tháo từng nói với Lưu Bị: trong khắp thiên hạ này, anh hùng chỉ có ta và ông mà thôi.
Anh hùng là ở cái chỗ tay trắng dựng cơ đồ, chứ đâu như Tôn Quyền được thừa hưởng từ cha anh.
Anh hùng cũng không thể thiếu thủ đoạn, lúc cần khóc thì Tào Tháo cũng dậm chân đấm ngực thùm thụp để mà khóc nhớ Quách Gia sau trận Tào thua ở Xích Bích. Đối với bọn văn nhân tham mưu, cái khóc ấy mới là vừa trách vừa động viên để sau này hết sức bày mưu tính kế.
Trước đó, Tào Tháo còn khóc tiếc Điển Vi hơn là tiếc con đầu của mình để lấy lòng bọn võ tướng. Lưu Bị cũng đâu có kém gì khi ném A Đẩu mà suýt soa Triệu Vân.
Cái thủ đoạn này, đều là để bọn thuộc hạ dốc sức mà bán mạng cho mình cả.
Có thể có phần xảo thuật trong đó, nhưng phần chính vẫn là tâm trạng thật QNB à. Có những cái không đóng kịch được, nhất là về tình cảm nó lan tỏa ra ngoài. Và xung quanh Lưu hay Tào đều là những anh tài, có đầu óc hơn người hoặc tham mưu thượng thặng, dễ gì không biết mấy chiêu này. Nhưng cái tình nó lan tỏa từ tâm trạng thật mà ra.
Những người gây dựng sự nghiệp lớn, bản thân họ phải có 1 cái tình rộng lớn hơn gia đình nhỏ bé thì mới chứa được nhiều tính cách khác nhau của thuộc hạ, kể cả tật xấu!
Tại sao Thụ Điêu, Dịch Nhân kẻ tự hoạn, kẻ giết con để nịnh vua thì bị Quản Trọng nói là bất nhân, bất nghĩa làm sao có lòng trung thành.
Còn Tào Tháo khóc Điển Vi hay Lưu Bị ném con thì được coi là đại nghĩa?
Thụ Điêu và Địch Nhân đâu có qua mắt Quản Trọng và Bão Thúc Nha được. Còn xung quanh Lưu và Tào toàn là người già dặn, từng trải, đâu phải muốn hát tuồng với họ là hát!
Chiến Quốc Sách có truyện Triệu Xa hút mủ. Triệu Xa hút mủ cho binh sĩ, rồi người binh sĩ đó chiến đấu bán mạng đến chết, sau đó bà mẹ không cho con binh sĩ tòng quân Triệu Xa nữa vì sợ bị Triệu Xa hút mủ xong lại liều chết vì Triệu Xa.
Bằng cái nhân sinh quan thứ 1 tức là lý trí, mình thấy đây là sự giả dối, xảo thuật để mua chuộc lính
Bằng cái nhân sinh quan thứ 2 tức là tình người mà nói, Triệu Xa có thể dùng bao nhiêu cách khác để động viên lính, thời đó khoảng cách giữa lính và tướng cách rất xa, chỉ cần tướng thể hiện chút quan tâm là lính hết lòng rồi, ban thưởng thêm tiền bạc thì cũng dám bán mạng, nên đâu cần hút mủ, gớm muốn chết, đâu phải nói muốn làm là làm được! Ẩn bên ngoài cái vỏ mưu lược lãnh đạo là cái tình đồng đội thực sự bên trong, là 1 người lính chia sẽ đồng cảm với 1 người lính, là 1 chủ tướng với cái cảm giác nợ xương máu của lính mình.
Nói chung, những nhà lãnh đạo thời xưa bên cạnh cái mưu vẫn phải có cái tâm, 2 thứ đó nó trộn lẫn với nhau trong tài năng và tính cách thành 1 khối hòa quyện.
Từ 2 cái đó kết hợp thì người ta mới chấp nhận bán mạng, bán mạng chứ đâu phải bán mồ hôi và chất xám mà có thể nói đem vài giọt nước mắt có thể thuyết phục được.
Ngay như mình bây giờ, tiền bạc bao nhiêu hay đối xử tốt thế nào đó, có thể cống hiến tài năng hay sức lực chứ chuyện bán mạng thì không có!
Tham sống sợ chết thì thời nào cũng có cả!
Sửa bởi goodluckgoodbye: 14/04/2014 - 17:07