

#1006
Gửi vào 12/04/2014 - 13:55
Tử Liệt Tử viết: " Thiên địa vô toàn công, thánh nhân vô toàn năng, vạn vật vô toàn dụng" ( Thầy Liệt Tử viết: Trời đất không có công năng tuyệt đối, người tài giỏi vô cùng cũng không có khả năng toàn diện, vạn vật trên đời càng không có công dụng trên mọi phương diện).
P/s: Tiền thì rất tốt, nhưng chẳng giải quyết được mọi vấn đề. Haizzzzzzzzzz.......
Thanked by 5 Members:
|
|
#1007
Gửi vào 12/04/2014 - 13:56
HuuDuyenSeGap, on 12/04/2014 - 13:55, said:
Tử Liệt Tử viết: " Thiên địa vô toàn công, thánh nhân vô toàn năng, vạn vật vô toàn dụng" ( Thầy Liệt Tử viết: Trời đất không có công năng tuyệt đối, người tài giỏi vô cùng cũng không có khả năng toàn diện, vạn vật trên đời càng không có công dụng trên mọi phương diện).
P/s: Tiền thì rất tốt, nhưng chẳng giải quyết được mọi vấn đề. Haizzzzzzzzzz.......
haizzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzz
Thanked by 3 Members:
|
|
#1008
Gửi vào 12/04/2014 - 14:03
lethanhnhi, on 12/04/2014 - 13:56, said:
haizzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzz
Thanked by 2 Members:
|
|
#1009
Gửi vào 12/04/2014 - 14:05
HuuDuyenSeGap, on 12/04/2014 - 14:03, said:
có tiền rồi vẫn khổ nhưng mà sống
Tiền là máu , hết máu là chết
thực phi lý nhưng tôi bói bằng bắt mạch thực tế là vậy, lúc mạch tửng nhất là có tiền
Thanked by 6 Members:
|
|
#1010
Gửi vào 12/04/2014 - 14:08
lethanhnhi, on 12/04/2014 - 14:05, said:
có tiền rồi vẫn khổ nhưng mà sống
Tiền là máu , hết máu là chết
thực phi lý nhưng tôi bói bằng bắt mạch thực tế là vậy, lúc mạch tửng nhất là có tiền
Hàn nho phong vị phú
_ Nguyễn Công Trứ_
Chém cha cái khó!
Chém cha cái khó!
Khôn khéo mấy ai ?
Xấu xa một nó!
Lục cực bày hàng sáu, rành rành kinh huấn chẳng sai,
Vạn tội lấy làm đầu, ấy ấy ngạn ngôn hẳn có.
Kìa ai:
Bốn vách tường mo,
Ba gian nhà cỏ.
Đầu kèo mọt tạc vẽ sao,
Trước cửa nhện giăng màn gió.
Phên trúc ngăn nửa bếp nửa buồng,
Ống nứa đựng đầu kê đầu đỗ.
Đầu giường tre, mối dũi quanh co,
Góc tường đất, trùn lên lố nhố.
Bóng nắng giọi trứng gà bên vách, thằng bé tri trô,
Hạt mưa xoi hang chuột trong nhà, con mèo ngấp ngó.
Trong cũi, lợn nằm gặm máng, đói chẳng muốn kêu,
Đầu giàn, chuột lóc khua niêu, buồn thôi lại bỏ.
Ngày ba bữa, vỗ bụng rau bịch bịch, người quân tử ăn chẳng cầu no,
Đêm năm canh, an giấc ngáy kho kho, đời thái bình cửa thường bỏ ngỏ.
Ấm trà góp lá bàng lá vối, pha mùi chát chát chua chua,
Miếng trầu têm vỏ mận vỏ dà, buồn miệng nhai nhai nhổ nhổ.
Áo vải thô nặng trịch, lạnh làm mền, nực làm gối, bốn mùa thay đổi bấy nhiêu,
Khăn lau giắt đỏ lòm, trải làm chiếu, vận làm quần, một bộ ăn chơi quá thú.
Đổ mồ hôi, võng lác, quạt mo,
Chống hơi đất, dép da, guốc gỗ.
Miếng ăn, sẵn cà non mướp luộc, ngon khéo là ngon,
Đồ chơi, nhiều quạt sậy điếu tre, của đâu những của.
Đồ chuyên trà: ấm đất sứt vòi,
Cuộc uống rượu: be sành chắp cổ.
Đồ cổ khí bức tranh treo trên vách, khói bay lem luốc, màu thủy mặc mờ mờ,
Của tiểu đồng pho sách gác đầu giàn, gián nhắp lăm nhăm, dấu thổ châuđo đỏ.
Cỗ bài lá, ba đời cửa tướng, hàng văn, hàng sáchlờ mờ,
Bàn cờ săng, bảy kiếp nhà ma, chữ nhật, chữ điền xiêu xó.
Lộc nhĩ điền: lúa chất đầy giường,
Phương tịch cốc: khoai vừa một giỏ.
Tiêu dụng lấy chi mà phao phổng, thường giữ ba cọc ba đồng,
Mùa màng dành để có bao nhiêu, chừng độ một triêng một bó,
Mỏng lưng xem cũng không giàu,
Nhiều miệng lấy chi cho đủ.
Đến bữa, chưa sẵn bữa, con trẻ khóc dường ong,
Qua kỳ, lại hẹn kỳ, nhà nợ kêu như ó.
Thuốc men rắp bòn chài gỡ bữa, song nghĩ câu ý dã, thế nào cho đáng giá lương y,
Thầy bà mong dối trá kiếm ăn, lại nghĩ chữ dũng như, phép chi được nổi danh pháp chủ.
Quẻ dã hạc toan nhờ lộc thánh, trút muối đổ biển, ta chẳng bõ bèn,
Huyệt chân long toan bán đất trời, ngôi mả táng cha, tìm còn chửa chỗ.
Buôn bán rắp theo nghề đỏ, song lạ mặt, chúng hòng rước gánh, mập mờ nên hàng chẳng có lời,
Bạc cờ toan gỡ con đen, chưa sẵn lưng, làng lại dành nơi, hỏi gạn mãi giạm không ra thổ.
Gập khúc lươn, nên ít kẻ yêu vì,
Gương mắt ếch, biết vào đâu mượn mõ.
Đến lúc niên chung nguyệt quý, lấy chi tiêu đồng nợ đồng công ?
Gặp khi đường xẩy chân cùng, nên phải tới cửa này cửa nọ.
Thân thỉ to to nhỏ nhỏ, ta đã mỏi cẳng ngồi trì,
Dần dà nọ nọ kia kia, nó những vuốt râu làm bộ.
Thầy tớ sợ men tìm đến cửa, ngảnh mặt cúi đầu,
Chị em e vất lấm vào lưng, chìa môi nhọn mỏ.
Láng giềng ít kẻ tới nhà,
Thân thích chẳng ai nhìn họ.
Mất việc toan dở nghề cơ tắc, tủi con nhà mà hổ mặt anh em,
Túng đường mong quyết chí cùng tư, e phép nước chưa nên gan sừng sỏ.
Cùng con cháu thuở nói năng chuyện cũ, dường ngâm câu lạc đạo vong bần,
Gặp anh em khi bàn bạc sự đời, lại đọc chữ vi nhân bất phú.
Tất do thiên, âu phận ấy là thường,
Hữu kỳ đức, ắt trời kia chẳng phụ.
Tiếc tài cả phải phạn ngưu bản trúc, dấu xưa ông Phó ông Hề,
Cần nghiệp kho khi tạc bích tụ huỳnh, thuở trước chàng Khuông chàng Vũ.
Nơi thành hạ đeo cần câu cá, kìa kìa người quốc sĩ Hoài âm,
Chốn lý trung xách thớt chia phần, nọ nọ đấng mưu thần Dương võ.
Khó ai bằng Mãi Thần Mông Chính, cũng có khi ngựa cưỡi dù che,
Giàu ai bằng Vương Khải Thạch Sùng, cũng có hội tường xiêu ngói đổ.
Mới biết:
Khó bởi tại trời,
Giàu là cái số.
Dầu ai ruộng sâu trâu nái, đụn lúa kho tiền,
Cũng bất quá thủ tài chi lỗ.
Sửa bởi HuuDuyenSeGap: 12/04/2014 - 14:19
Thanked by 8 Members:
|
|
#1011
Gửi vào 12/04/2014 - 14:12
HuuDuyenSeGap, on 12/04/2014 - 14:08, said:
nếu đã lãng phí thời gian vào chơi cái gì đó, hãy là numberone, em sẽ không lo no money , nhưng ở đời , cái gì cũng nhỡ nhỡ nhàng nhàng la đói nhất
P/s: trừ chơi ma túy, đừng có chuyên gia môn đó là đi đới
Quan điểm của tôi: nếu bạn muốn giỏi về môn gì, bạn hãy kiếm tiền bằng môn đó, khi xã hội trả tiền cho bạn về môn đó, coi như bạn đã giỏi
Thanked by 6 Members:
|
|
#1012
Gửi vào 12/04/2014 - 14:23
lethanhnhi, on 12/04/2014 - 14:12, said:
nếu đã lãng phí thời gian vào chơi cái gì đó, hãy là numberone, em sẽ không lo no money , nhưng ở đời , cái gì cũng nhỡ nhỡ nhàng nhàng la đói nhất
P/s: trừ chơi ma túy, đừng có chuyên gia môn đó là đi đới
Quan điểm của tôi: nếu bạn muốn giỏi về môn gì, bạn hãy kiếm tiền bằng môn đó, khi xã hội trả tiền cho bạn về môn đó, coi như bạn đã giỏi
Thanked by 1 Member:
|
|
#1013
Gửi vào 12/04/2014 - 14:28
HuuDuyenSeGap, on 12/04/2014 - 14:23, said:
trồng thì bán cũng chạy, nhưng mà thu rồi phạt cũng đau, nếu mùa quá thì thể nào nhà nước cũng chưng dụng em, đi đâu có người cắp nách, ăn cơm nhà nước, ở nhà công......................
Thanked by 3 Members:
|
|
#1014
Gửi vào 12/04/2014 - 14:42
lethanhnhi, on 12/04/2014 - 14:28, said:
trồng thì bán cũng chạy, nhưng mà thu rồi phạt cũng đau, nếu mùa quá thì thể nào nhà nước cũng chưng dụng em, đi đâu có người cắp nách, ăn cơm nhà nước, ở nhà công......................
Thanked by 1 Member:
|
|
#1015
Gửi vào 12/04/2014 - 14:48
vua hỏi nàng Yôn song là nàng có yêu trẫm ko ?
nàng yôn song rụt rè ko nói gì hoặc nàng nói gì mà Ngan ko nhớ
vua lại bảo ta yêu chang kưm
chang kưm lại đi yêu đại nhân min
vua biết thi bắn nỏ huề với đại nhân min .
cũng như sếp hỏi " em có niềm đam mê ko " =)) em có thích tiền ko =)) em có thích có quyền o ? Có em nào bảo ko thì trong lòng em có , mà bảo có thì sếp cho là tham vọng định tranh đoạt vs sếp
Hoặc mấy chương trình đi thi hoa hậu hỏi nếu nhận được giải thưởng em sẽ làm gì ? Em nào cũng em sẽ giúp người nghèo ......... chưa có em nào nói em sẽ dùng tiền shopping cả
Sửa bởi DaiKhe: 12/04/2014 - 14:57
Thanked by 2 Members:
|
|
#1016
Gửi vào 12/04/2014 - 15:14
Leadership, on 12/04/2014 - 13:18, said:
Ngay như Nhật Bản có nhiều nét tương đồng với VN nhưng riêng về tinh thần dân tộc, hệ thống giáo dục khác hoàn toàn, họ luôn thúc đẩy sự độc lập, tư duy sáng tạo cho con trẻ ngay từ khi còn nhỏ nên họ là một nước phát triển nhất thế giới là lẽ đương nhiên, ngay việc đơn giản như con đi học bố mẹ VN sách túi sách cặp cho con, đi dày đi dép cho con, có khi còn làm vệ sinh cá nhân cho con, lớn rồi nhưng bố mẹ vẫn đút cơm mỗi sáng đi học, dẫn đến con cái ỷ lại vào bố mẹ, ỷ lại vào người khác rất lớn, rồi hơi lạnh một tí nhưng cũng cho con ở nhà, sợ con cảm lạnh, ốm, con bước đi ngã tí xíu là lao đến ôm xuýt xoa, con muốn gì cũng chiều dù chẳng biết nó có ảnh hưởng đến con hay không ... nên dẫn đến một lớp thế hệ luôn sợ khó sợ khổ, ích kỷ luôn coi mình là trung tâm của vũ trụ, muốn gì cũng phải được, không được là quay sang chửi như hiện trạng hiện nay diễn ra trên Facebook hay các blog cá nhân của các em, có em chửi bố mẹ xưng cậu tớ (cậu tưởng cậu nuôi tớ, sinh ra tớ đã to à), chửi bà, chửi ông, chửi xóm chửi làng, như ngày hôm qua LD vừa xem một clip về một học trò cấp 2 chửi lại cô giáo, nói những câu rất hỗn xược mà chắc chắn thế hệ chị DN và LD không bao giờ có, dù có nghịch ngợm thế nào chăng nữa, đó chính là bất cập của sự phát triển không cân bằng với định hướng giáo dục tốt, khi kinh tế phát triển một chút, cuộc sống ấm no dư thừa hơn nhưng đạo đức, và tâm lý sống dựa lại tăng cao bởi sự ấm no, đầy đủ dựa trên nền tảng văn hoá thấp không được chú trọng.
Cũng có thể tâm lý mình khổ quá rồi không muốn cho con mình khổ, mình vất vả nên sợ con vất vả và cố bù đắp cho con cái, lo cho con mọi thứ và nghĩ rằng mình yêu con nhưng thực tế đó là làm hại con, có những vị phụ huynh ngay cấp 1 đã sắm điện thoại cho con, con đòi gì cũng mua, ở nhà thì không đụng tay đụng chân làm bất cứ việc gì vì đã có bố mẹ và osin làm. Thử hỏi một thế hệ như vậy làm sao có thể vượt lên, có sự đột phá ??? nên như anh GLGB nói và ngay cả LD cũng nhận định thế hệ 9X mang tính thiếu lạc quan như vậy không phải không có cơ sở, và nhìn nhận ở đây không chỉ trách móc, chê bai thế hệ này mà chính là phải nhìn nhận lỗi ở ngay chúng ta, những thế hệ trước đã một phần tạo ra như vậy, hình thành nên một thế hệ như vậy, tuy rằng không phải tất cả. Hy vọng là thế hệ này trong tương lai sẽ thay đổi bằng chính định hướng của chúng ta và sự hiểu biết của họ.
Qua cuộc sống của anh chị, và gia đình chắc chị hoàn toàn hiểu và giải thích được tại sao những thế hệ trước khi đi học ở các nước Đông Âu hoặc một phần phương Tây họ lại đều giỏi như vậy? không hẳn chỉ là thông minh thôi đâu, phải không chị? Và hiện nay ngay cả những tầng lớp quan chức (Thứ Bộ Trưởng, chủ tịch tỉnh, Bộ Giáo dục ... cũng mua bằng, đạo văn, đạo nhạc, đạo dự án, đạo đề tài nghiên cứu ....), là tại sao?
Tất cả những điều em nói đều đúng, không có sai một cái gì cả, chính xác từng câu từng chữ - nhưng em ơi đó không phải là tất cả mà là mảng tối, mảng nhức nhối nhất, thời sự nóng bỏng nhất của nền giáo dục Việt Nam hiện nay.
Người sản sinh và nuôi dưỡng các cô các cậu 9x chính là thế hệ 6X tụi chị - một thế hệ lớn lên thiếu cơm ăn áo mặc, bức bí vì nghèo đói với khát vọng cháy bỏng thoát khỏi sự nghèo đói thiếu thốn, lại gặp thời mở cửa nên cũng có khá nhiều người thành công và một tâm lý chung là khi có tiền thế hệ 6X muốn bù đắp cho con, họ không muốn con họ phải khổ như mình trước đây.
Xã hôi nháo nhương, nền giáo dục tha hóa lỗi thời, cha mẹ từ quá khổ cực vươn lên đẫn đến tâm sinh lý chưa được cân bằng, yêu thương con không đúng cách - và 9X ra đời trong bối cảnh đó đã trở thành trung tâm vũ trụ, ích kỷ, thích hưởng thụ thiếu chí tiến thủ, thiếu tinh thần trách nhiệm !
Các con trai chị cũng không ngoại lệ !
Có điều bằng tất cả tình yêu thương, trách nhiệm của người mẹ, chị đã dẫn dắt con mình được sống và học tập trong một môi trường khá lành mạnh. Chính vì con chị được học với những thầy cô giáo khá mẫu mực (đam mê với nghề, yêu thương tận tụy với học sinh). Chính vì chị nhìn thấy bạn bè của nó không ăn chơi đua đòi, biết lễ phép với thầy cô, chăm lo học hành với ý chí phấn đấu. Chính vì chị cũng đã từng làm công tác giảng dạy và gia đình chị, bạn bè của chị làm trong ngành giáo dục rất nhiều nên chị hiểu được tâm tư suy nghĩ của họ… và hơn 17 năm qua chị đã sát cánh cùng con, song hành với các thầy cô giáo… nên có lẽ chị hiểu tương đối rõ về những tiêu cực và tích cực trong giáo dục.
Vậy nên chị đánh giá rằng, những nhận xét của em là đúng nhưng nếu em lấy nó để qui kết tất cả thì sẽ công bằng. Cái nhìn mảng đen tối của em sẽ khiến cho nhiều thầy cô giáo và các em 9X tủi thân lắm đó.
LD ạ ! Trách nhiệm liên quan tới những thói hư tật xấu của 9X không chỉ thuộc về nhà trường và xã hội mà còn thuộc về những bậc phụ huynh như chị - các con trai chị có lẽ cũng được đánh giá là ngoan, không ăn chơi đùa đòi, biêt lễ phép kính trọng thầy cô, cái tôi không lớn, không ngạo mạn ảo tưởng về mình nhưng nó vẫn ích kỷ và thiếu tinh thần trách nhiệm hơn cha mẹ nó rất nhiều và rất nhiều ! Nguyên nhân lớn nhất dẫn đến sự ích kỷ và thiếu tinh thần trách nhiệm đó là do vợ chồng chị đã chưa biết giáo dục con một cách toàn diện hơn. Có thể nói sự giáo dục của cha mẹ, nền tảng gia đình là vô cùng quan trong trong việc hình thành phát triển nhân cách trẻ.
Riêng về các Thầy cô giáo các con trai chị, có lẽ chị chỉ biết nói hai chữ “cảm ơn”…. và trong chị hai tiếng “thầy giáo” “cô giáo” vẫn còn thiêng liêng đẹp đẽ lắm… từ năm ngoái đến nay chị đang tính vào dịp nào đó (20/11 hoặc tết) sẽ dành thời gian tìm gặp các thầy cô giáo cũ con mình từ trước đên nay để chị được nói hai tiếng cảm ơn trọn vẹn nhất !
…….
Ở đây, chị mới chia sẻ với em một khía cạnh rất nhỏ, một chút cảm nhận của mình, cũng như sự lựa chọn môi trường lành mạnh cho con trẻ học tập và tu dưỡng … chứ chưa thể đáp lại toàn bộ những vấn đề bài viết của em đưa ra.
Thanked by 15 Members:
|
|
#1017
Gửi vào 12/04/2014 - 16:48
HuuDuyenSeGap, on 12/04/2014 - 14:03, said:
Trên đời này chẳng có gì vui quá, cũng chẳng có gì buồn quá. Cứ cười vui mà sống. Cái gì cũng trung bình, trung tính là tốt chính là thuyết trung dung.
Trong tử vi, các cụ đúc kết người Đào Không tài hoa ngàn năm bạc mệnh, người KK phi yểu thì tất bần. Các nhà sinh vật phương tây đưa kết luận : các cá thể biến dị, trên hay dưới mức trung bình thì khả năng tồn tại thấp hơn cá thể ở mức trung bình.
Tiền không nên nhiều quá, cũng không nên ít quá.
Bản thân không nên nổi trội quá, cũng đừng mờ nhạt quá.
Không nên vui quá, cũng không nên buồn quá,
Viết cũng đừng dài quá, cũng không nên ngắn quá.
Sống mà tròn xoe như hòn bi ve thì thế dai phải biết. Khéo thọ hơn bành tổ ấy. Trong các mối quan hệ cũng vậy, muốn tồn tại gắn bó với nhau tốt phải giữ mức vừa phải. Cha mẹ hà khắc quá, con cái bất mãn càng khó dạy, mà dễ dãi quá, nó nhẹ nhàng leo lên đầu cha mẹ ngồi. Sếp ăn dày quá, nhân viên lũ lượt bỏ đi hết. Nhân viên ăn bạo quá, chủ tớ cùng vong thân. Admin trấn áp quá, hội viên sẽ bạo động. Admin hồn nhiên quá, bị chôm cái web hồi nào chẳng hay.
Có điều bản thân tui nhiều lúc cho đi cái vèo. Cái tính yểu vong nằm sâu trong từng tế bào máu thịt rồi.
Thanked by 10 Members:
|
|
#1018
Gửi vào 12/04/2014 - 16:58
Diệu Nhung, on 12/04/2014 - 15:14, said:
Riêng về các Thầy cô giáo các con trai chị, có lẽ chị chỉ biết nói hai chữ “cảm ơn”…. và trong chị hai tiếng “thầy giáo” “cô giáo” vẫn còn thiêng liêng đẹp đẽ lắm… từ năm ngoái đến nay chị đang tính vào dịp nào đó (20/11 hoặc tết) sẽ dành thời gian tìm gặp các thầy cô giáo cũ con mình từ trước đên nay để chị được nói hai tiếng cảm ơn trọn vẹn nhất !
…….
Ở đây, chị mới chia sẻ với em một khía cạnh rất nhỏ, một chút cảm nhận của mình, cũng như sự lựa chọn môi trường lành mạnh cho con trẻ học tập và tu dưỡng … chứ chưa thể đáp lại toàn bộ những vấn đề bài viết của em đưa ra.
Chị là người mẹ tốt, hiểu biết và cũng may mắn khi cho con mình vào môi trường đào tạo tốt, có các thầy cô giáo tốt, nhưng còn nhiều người không được như chị, bởi đúng một phần là môi trường gia đình, trách nhiệm của người làm cha làm mẹ trong việc giáo dục định hướng con cái về văn hoá, lối sống ... nhưng hiện nay môi trường giáo dục gần như thực sự khó kiểm soát, khó đặt lòng tin hoàn toàn vào nó, dù cho gia đình có thực sự lỗ lực đi nữa, bởi hiện nay các bé học cả ngày rồi còn học cả tối, thời gian dành cho đi học là phần lớn và chính bản thân LD cũng trải nghiệm qua, khi:
- Từ mẫu giáo muốn con vào trường mất ít mất nhiều cũng phải chạy, chị biết không có trường để chạy một xuất cho con mình vào học mẫu giáo thôi mất đến 80 triệu, và trung bình từ cấp một đến cấp 2 thì từ 10 - 50 triệu/ xuất, tất cả đều có giá của nó, chứ không hẳn chỉ là do phụ huynh làm hư giáo viên đâu chị nhé, nếu không có tiền thì vào rất khó khăn, một lớp chỉ dành một phần nào đó là công khai và không mất tiền mà thôi.
- Cách dạy của giáo viên thực sự có vấn đề, không có sự kiểm tra, kiểm soát kỹ, trong khi đối tượng trẻ em, mẫu giáo -> cấp một là giai đoạn hình thành nhân cách, lấy trọng tâm đào tạo con người làm chủ đạo chứ không phải chỉ là kiến thức. Cái này LD cũng chứng kiến nhiều vấn đề thực tế nên dám nói như vậy như:
- Cô giáo ra đề văn lớp 3: Em hãy tả một trận đấu thể thao mà em đã đi xem, hãy tả lại trận đấu đó, hoàn cảnh trận đấu, đi xem với ai, kết quả, em thấy gì khi xem trận đấu đó? (đại ý vậy LD không nhớ hết), nhưng cách ra đề vậy thì khác gì bắt học sinh nói dối, và ra đề cho bố mẹ ông bà học sinh làm chứ đâu phải cho học sinh (bởi đâu phải bé nào có điều kiện để đi xem một trận thể thao nào đó), khi mang văn về nhà con hỏi LD, con không biết làm bài này như thế nào? con đã được đi xem bao giờ đâu? cuối cùng là bố mẹ đọc con chép vì nếu không làm sẽ bị cô giáo tuyên dương trước lớp, ảnh hưởng đến tâm lý, tự ti ... Vậy cách giáo dục này hoàn toàn gián tiếp dạy các bé nói dối, nói không thật, xem hay không cũng phải viết, cuối cùng họ đào tạo ra được những cái gì? Cái này là trường diễn không hề quy chụp và ở đâu cũng có vấn nạn này. Trong khi hoàn toàn có thể đưa một câu hỏi cùng là thể thao nhưng sẽ đúng hơn và không bắt các em phải nói dối.
- Khi con sai, nhiều cô còn chửi mắng con là *** ***, đần độn ... ảnh hưởng rất nặng nề cho con trẻ.
- Có trường hợp cô nhắn cho bố mẹ thông tin của con, bố mẹ quên nhắn lại hoặc nhắn tin hơi cộc lốc (không phải phụ huynh nào cũng thuộc tầng lớp hiểu biết hay coi trọng thầy cô) nhưng là cô giáo thì lại khác, nhưng khi đến lớp cô nói phụ huynh đó vô học (nói trước mặt các con).
- Nếu không có phong bì những ngày 8/3, 20/11, 20/10 thì chắc chắn sẽ có sự trù dập, không ưa, kỳ thị các bé dẫn đến các bị tự ti ... dù không phải thầy cô nào cũng như vậy, nhưng nền kinh tế thị trường đã làm cho điều này là thường xuyên trong môi trường mà xưa nay trên danh nghĩa đều được coi trọng.
- Có lần con được phát quyển Đội viên giá bìa ghi 14.000 nhưng cô giáo kêu 25 ngàn, và nói sẽ trừ tiền đó vào quỹ cha mẹ học sinh, để các bé về thông báo cho bố mẹ, con LD mới thắc mắc tại sao giá bìa là 14000 mà cô bảo 25000 hả bố? biết nói sao đây?
- Mỗi lần đóng quỹ lớp, đều có một vị trong ban phụ huynh đứng ra làm mồi và đóng quỹ rất nhiều tiền có khi hàng chục triệu, trong khi thu chi không rõ ràng, không làm đúng các quyền lợi cho trẻ khi bố mẹ đóng tiền, có lần LD chứng kiến cái cảnh hô hào kiểu như vậy thấy ngán ngẩm, nhìn lác đác có một số người rút tiền lại rút vào vì sợ đóng ít mà đóng nhiều thì đâu phải ai cũng khá giả để đóng.
- Mỗi năm xây dựng trường đều kêu gọi đóng, năm trước có điều hoà rồi thì năm sau vẫn lớp đó lại điều hoà tiếp ... và nhiều hạng mục khác, cứ cho là hiện nay chúng ta vẫn đang bù lỗ giáo dục nhưng thực tế phụ huynh học sinh cũng phải bỏ ra rất nhiều tiền, ở lớp con LD có một số vị phải cho con chuyển trường khác vì không có đủ tiền cho con đi học dù là trường công.
Nói chung vẫn có thầy cô tâm huyết như chị nói, nhưng hiện nay điều đó thật hiếm nếu với những gì LD chứng kiến và nhìn thấy qua trực tiếp bản thân mình lẫn bạn bè mình. Nếu không thực sự cải cách thì mãi mãi chúng ta vẫn còn có những thế hệ như chúng ta đã nói, chưa kể kiến thức giảng dạy của một phần thầy cô khá kém không theo kịp với sự phát triển, nhiều khi những giải thích của thầy cô về một vấn đề nào cho các bé không đúng là bình thường.
Sửa bởi Leadership: 12/04/2014 - 16:59
Thanked by 9 Members:
|
|
#1019
Gửi vào 12/04/2014 - 16:59
từ nay tạm thời dừng ngắm trai đẹp mà ngắm xí trai cho đỡ live my dreams nhưng mà không ai có quyền dập tắt niềm đam mê của mình . Thôi tiếp tục ngắm
Sửa bởi DaiKhe: 12/04/2014 - 17:01
Thanked by 2 Members:
|
|
#1020
Gửi vào 12/04/2014 - 17:06
Similar Topics
Chủ Đề | Name | Viết bởi | Thống kê | Bài Cuối | |
---|---|---|---|---|---|
![]() Nghiên cứu tinh mệnh học - Nguyễn Anh Vũ![]() |
Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | huygen |
|
![]() |
|
![]() Thái tuế nhập quái với lụa chọn năm sinh con.Chỉ bàn học thuật, không luận lá số |
Tử Vi | Transporter |
|
![]() |
|
![]() Hỏi về Kỹ thuật |
Giải Trí | Đinh Văn Tân |
|
![]()
|
|
![]() Bộ trưởng tài chính Vương Đình Huệnghiên cứu tử vi |
Tử Vi | rrr |
|
![]() |
|
![]() Phần mềm tử vi Nam Bắc Phái cho người nghiên cứu học tập |
Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | ChienNguyen85 |
|
![]() |
|
![]() Bộ sách thuật tạng của Trung Quốc |
Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | trongtri |
|
![]() |
1 người đang đọc chủ đề này
0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn
Liên kết nhanh
Coi Tử Vi | Coi Tử Bình - Tứ Trụ | Coi Bát Tự Hà Lạc | Coi Địa Lý Phong Thủy | Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh | Coi Nhân Tướng Mệnh | Nhờ Coi Quẻ | Nhờ Coi Ngày |
Bảo Trợ & Hoạt Động | Thông Báo | Báo Tin | Liên Lạc Ban Điều Hành | Góp Ý |
Ghi Danh Học | Lớp Học Tử Vi Đẩu Số | Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý | Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | Sách Dịch Lý | Sách Tử Vi | Sách Tướng Học | Sách Phong Thuỷ | Sách Tam Thức | Sách Tử Bình - Bát Tự | Sách Huyền Thuật |
Linh Tinh | Gặp Gỡ - Giao Lưu | Giải Trí | Vườn Thơ | Vài Dòng Tản Mạn... | Nguồn Sống Tươi Đẹp | Trưng bày - Giới thiệu |
Trình ứng dụng hỗ trợ:












