Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn
Leadership, on 11/04/2014 - 10:49, said:
Về vấn đề này LD chắc chắn vẫn còn thua kém anh, phải học hỏi ở anh nhiều ở điều đó để thay đổi, hiện tại nhiều khi mình muốn nhưng chưa thể, đành phải cố gắng từng bước vậy. CN trong đó có thể em chưa hiểu hết, nhưng ngoài này chuyên nghiệp như Sam Sung cũng vẫn bị ăn cắp hàng loạt máy điện thoại bán ra ngoài. Đó là vấn nạn về đạo đức và lòng tự trọng anh ạ.
Mỗi công ty có 1 thế mạnh khác nhau LD ơi. Như mình thì thèm khát 1 tổng công trình sư của LD để IT hóa system bên mình. Vì mình không có thế mạnh đó nên phải tìm thế mạnh khác.
Chia sẽ thêm với LD về vấn đề "yêu công ty" như mình trao đổi, cái này không áp dụng với công nhân, chỉ áp dụng với tầng lớp quản lý bậc trung và công nhân kỹ thuật họ có nhận thức cao 1 chút.
Làm được đó, tưởng như hơi lý tưởng hóa nhưng thật ra làm được. Vì trong thâm tâm mỗi 1 người có nhận thức đều có phần "lý tưởng" trong đó. Công việc của người lãnh đạo là làm sao biến cái đó thành sự thật.
Khi sức mạnh của tình cảm của con người được phát huy thì hiệu quả khủng khiếp lắm. Cứ nhìn phong trào CS thế giới mà mình rút ra bài học quản trị. Câu hỏi tại sao những người lính CS thu nhập rất thấp, và hầu như không có, nhưng họ lại chiến đấu rất nhiệt tình. Điều đó là 1 ẩn số, và mình phải tìm ẩn số đó để áp dụng lại trong quản trị doanh nghiệp.
Trong thời đại kim tiền khi những giá trị vật chất lên cao nhất thì thực ra Ác trung sinh Thiện, Thiện cực phản Ác. Ở thời đại thực dụng thì con người lại khát khao những giá trị cao đẹp, có thể những giá trị đó chỉ tiềm tàng thôi. Lãnh đạo là tìm cách để những giá trị đó bộc lộ ra ngoài và đi vào hành động.
Con người có 3 tổ chức phụ thuộc vào: Gia đình, cộng đồng và đất nước.
Trong đó cộng đồng là 1 nhóm có chung 1 văn hóa, giá trị và sự an toàn (đoàn kết chống trộm cắp, cùng mưu sinh). Ngày xưa cộng đồng đó là làng xã, ngày nay cộng đồng đó không rõ ràng. Cộng đồng vừa là 1 tổ chức mưu sinh, vừa là 1 tổ chức tương trợ. Ngày xưa làng xã đoàn kết để làm thủy lợi canh nông, và bảo vệ lẫn nhau.
Nhưng nếu nhìn kỹ 1 chút thì cái cộng đồng đó chính là Công Ty, Xí nghiệp. Nên trong triết lý xây dựng công ty, mình không chỉ thuần túy xây dựng thành 1 tổ chức mưu sinh mà còn là 1 cộng đồng, có văn hóa riêng, có những con người cùng chia sẽ giá trị. Vì mỗi con người có 1/3 thời gian sống ở công ty.
Tổ chức mưu sinh chỉ đơn giản là tiền lương, thu nhập, lương cao thì ở, lương thấp thì nhảy.
Nhưng khi biến tổ chức mưu sinh thành cộng đồng thì còn những ràng buộc về văn hóa, giá trị nữa. Nên nhân sự (trừ công nhân) của mình khá ổn định, có những người thử rời công ty đi ra ngoài nhưng cũng quay lại hết vì họ không quen với những giá trị ở công ty khác.
Trong cộng đồng đó, nó sẽ hình thành những tập quán cái này đúng, cái kia sai. Và những cá thể mới gia nhập cộng đồng bắt buộc họ phải tuân theo những quy tắc đó. Cảm thấy không phù hợp thì họ ra đi.
Cộng đồng của GLGB đã trải qua nhiều thử thách, nhất là lần mở rộng sản xuất lớn nhất, tuyển vào ồ ạt, nên yếu tố ngoại lai trở thành số đông và có khả năng lấn át giá trị cộng đồng. Khi đó, tất cả những nhân viên cũ của mình đã chủ động xắn tay vào bảo vệ những giá trị đó và xử lý thẳng tay những kẻ ngoại lai phiến loạn. Lần đó, họ xử gần 70% nhân sự mới vào.
Bài học biến công ty thành cộng đồng là bài học của công ty Nhật và Hàn Quốc, nhưng ở VN mình không áp dụng được với công nhân.
Những giá trị đó tùy mỗi công đồng, có thể là bảo vệ môi trường, đóng góp xã hội .... nên thực ra những công ty nước ngoài họ xây dựng hệ thống giá trị nhân bản, bảo vệ môi trường, đạo đức kinh doanh ... không phải là phô trương giả dối đâu. Họ làm thật để xây dựng giá trị của họ đó. Chính giá trị đó sẽ tạo nên chất keo kết dính mọi con người bên trong cộng đồng.
"Hợp quần" (gom tụ thành cộng đồng) là nhu cầu của con người nếu nhà quản lý không can thiệp vào tiến trình tự nhiên đó, để nó tự hợp quần thì sẽ là "đảng nhi bất quần" (phe phái, bè nhóm đấu đá). Còn khi mình chủ động can thiệp vào tiến trình đó bằng xây dựng hệ giá trị cho nó thì sẽ là "quần nhi bất đảng" (không bè phái)
Gía trị bên công ty mình đặt làm nền tảng là giá trị gia đình, con người phải yêu thương có trách nhiệm với gia đình thì mới có trách nhiệm với công việc, có Hiếu Đễ rồi mới có Trung Nghĩa. Thực tế 10 năm nay chứng minh điều này đúng!
Khi interview mình interview về gia đình nhiều nhất, nếu thấy 1 người không có trách nhiệm với gia đình thì không nhận. Tiết Thanh Minh hoặc 25/12, mỗi người chọn 1 ngày nghỉ gần đó để tảo mộ, nghỉ có ăn lương, công ty cho mỗi người 1 số tiền nhỏ gọi là báo hiếu. Mỗi người đăng ký cố định 1 đến 2 ngày đám giỗ cha mẹ trong năm. Được nghĩ có ăn lương để cúng đám giỗ cha mẹ. Nhưng khi cho tự do như vậy thì anh em lại ít lợi dụng điểm này để nghỉ, thường là chỉ nghỉ 1 buổi.
Sửa bởi goodluckgoodbye: 11/04/2014 - 16:12