Jump to content

Advertisements




Nghiền ngẫm thuật số và cuộc sống



2533 replies to this topic

#1546 goodluckgoodbye

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 909 Bài viết:
  • 6602 thanks

Gửi vào 26/04/2014 - 15:37

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Steps, on 26/04/2014 - 07:41, said:

chú chú , chú làm ơn giải thích hộ cháu vs , khi mà làm cách nào ông Y có thể giàu 5 đời thế kia? ông bà xưa có câu " Không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời " là đủ rồi , ông Y tới 5 đời. Cháu cũng phát hoảng áh. Hoảng không phải vì sợ , hoảng vì nể phục ông Y.

Steps đọc sai rồi, giống Andrew giải thích lại đó.

Ông Y rất giàu, sản nghiệp cở vài trăm triệu USD. Nên người ta không ngại chỉ mình làm giàu, nếu mình giàu được 1/2 người ta thì người ta càng mừng.

Còn vụ có thể phú hữu lâu dài: được chứ không phải là không do âm đức liên tục đời trước tạo ra cho đời sau.

Âm đức là cái vô hình nhưng uy lực rất kỳ diệu.

#1547 goodluckgoodbye

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 909 Bài viết:
  • 6602 thanks

Gửi vào 26/04/2014 - 15:52

Trong Tử Vi có cung Phúc Đức đối xung cung Tài, đa số đọc Tài mà ít để ý Phúc. Trong quẻ Dịch hào Phúc là nguồn của Tài là hào Tử tôn.

Thực tế nếu kiếm nhiều tiền mà thất đức, lấy bao nhiêu của thiên hạ thì chính con cái mình nó phá sạch!

Phúc như cái ngân hàng của tài, mà tài chỉ là lãi suất. Con người tạo ra Phúc, tích lũy trong ngân hàng, hàng tháng nó cho lãi. Cái lãi đó nó cứ sinh sôi nẩy nở ra hoài. Khi hết vốn hết tiền thì lại có lãi để làm vốn.

Ngày xưa mỗi khi coi Tử Vi đều coi Mệnh Tài Quan Thân trước, Phúc đức xấu không sao, bây giờ thì nhìn ngược lại cung Phúc là quan trọng nhất.

Tài khi tụ, khi tán, khi đầy khi vơi. Nhưng vơi rồi có đầy lại không, tán rồi có tụ lại không. Tụ trong bao lâu, tán bao nhiêu. Tất cả đều do Phúc quyết định.

#1548 TNK75

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2700 Bài viết:
  • 3665 thanks

Gửi vào 26/04/2014 - 15:55

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Steps, on 26/04/2014 - 07:41, said:

chú chú , chú làm ơn giải thích hộ cháu vs , khi mà làm cách nào ông Y có thể giàu 5 đời thế kia? ông bà xưa có câu " Không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời " là đủ rồi , ông Y tới 5 đời. Cháu cũng phát hoảng áh. Hoảng không phải vì sợ , hoảng vì nể phục ông Y.

số 3 chỉ là con số tượng trưng cho số nhiều, ý là k ai giàu mãi, k ai nghèo mãi
đừng vướng vào con số cụ thể
bạn đọc sử sách, thấy các triều vua kéo dài hàng trăm năm - thế là mấy đời ?
Như Họ Trịnh bá chủ thiên hạ truyền được 8 đời, giàu 5 đời đã có gì là k thể

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



#1549 T.AO

    Cấn viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPipPip
  • 7426 Bài viết:
  • 4857 thanks

Gửi vào 26/04/2014 - 16:03

con nào sinh ra cũng trắng đừng vì dòng đời cay đắng mà thân trắng hóa đen

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



#1550 goodluckgoodbye

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 909 Bài viết:
  • 6602 thanks

Gửi vào 26/04/2014 - 16:06

Phúc đức được tạo ra không chỉ đơn giản là làm nhiều việc từ thiện. Không phải cứ có tiền làm từ thiện nhiều là xem như tạo phúc. Nói như vậy hóa ra Phúc là đặc quyền của người giàu sao?

Nó có gốc từ tâm mà ra. Nho gọi là trắc ẩn chi tâm. Phật gọi là từ bi và Chúa gọi là Bác Ái. Mà đạo Hồi có tháng chay tịnh không ăn trước lúc mặt trời lặn là để con người tạo phúc bằng phát sinh lòng trắc ẩn cảm thông về sự đói khổ của nhân loại.

Của thì ít mà tâm thì lớn, phúc tạo ra cũng cực lớn. Của thì lớn mà tâm thì nhỏ, phúc tạo ra cũng rất nhỏ.

Làm từ thiện mà tâm xuất phát từ cầu tài, thì phúc tạo ra không bằng người làm ít mà tâm trắc ẩn lớn.

Lương Võ Đế xây chùa khắp nơi nhưng đâu có hưởng được Phúc lớn.

Đức Phật đâu có cúng dường cho ai mà ngài đắc đạo vì cái tâm của ngài trắc ẩn cho cả lục đạo.

Đức Ki Tô cũng đâu có nhiều của cải mà làm từ thiện, nhưng cái tâm của ngài đã khiến ngài chịu đau đớn thay cho nhân loại, phúc đức của ngài tạo ra đến 2000 năm sau vẫn còn.

"Trắc ẩn chi tâm, nhân dã" lòng trắc ẩn là tình thương

-------------------------

Đi 1 vòng, nói 1 hơi cũng phải đề cập đến phần đạo đức. Sao tôi ái ngại nói chuyện đạo đức hết sức luôn! Nói một hồi thì nhìn đi nhìn lại thấy ngôn ngữ của mình giống giống mấy "nhà đạo đức" quá!

Đạo đức ngôn từ ơi! Tâm ơi, Đức ơi! Mỗi lần thấy mi đạo mạo trong 2 cái tay áo dài thòng vừa có thể nhét dao vừa có thể dấu bao nhiêu tiền cũng được, sao ta ngán quá! Đạo đức ơi ta chào mi!

Sửa bởi goodluckgoodbye: 26/04/2014 - 16:20


#1551 T.AO

    Cấn viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPipPip
  • 7426 Bài viết:
  • 4857 thanks

Gửi vào 26/04/2014 - 16:13

Trong truyện Kiều, Nguyễn Du có câu:
"Thiện căn ở tại lòng ta
Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài"
“Tâm” được xem là một trong những phạm trù quan trọng, cơ bản của Phật giáo. Có thể khái quát thành 6 cấp độ về “Tâm” Phật giáo như sau:

1: “Tâm” là trái tim bằng xương, bằng thịt (Phật giáo không để ý tới nghĩa này);

2. “Tâm” là thức (vijnàna) và theo một nghĩa nào đó, nó chính là ý thức thông thường của con người;

3. Không chỉ là ý thức, “Tâm” còn là toàn bộ thế giới bên trong, cái chủ quan, tâm hồn, tình cảm, ý đồ, tinh thần, tâm lý. “Tâm” không chỉ là lý mà còn là tình. Cái “Tâm” này chính là “manas”;

4. Ở góc độ “Tâm” là thức thứ tám, thì nó bao gồm cả tiềm thức,

5. “Tâm” còn là sự tổng hợp của tất cả cái “Tâm” theo nghĩa thứ hai, thứ ba, thứ tư;

6. Trong Phật giáo, “Tâm” còn là bản thể vũ trụ, đó chính là tâm thể, chân tâm.

Khi vào Việt Nam, hầu hết nghĩa của chữ “Tâm” vẫn được giữ lại. Vốn có cảm tình và ưa chuộng đạo Phật, nên người Việt Nam rất đề cao chữ “Tâm”.

Không phải ngẫu nhiên trong cuộc sống, người ta luôn khuyên nhau, hay câu cửa miệng của mọi người khi thấy người khác lo lắng thì nói hãy “yên tâm”, “an tâm”.

Mọi người đều biết rằng, nếu nôn nóng, giận dữ thì đều làm cho cái “Tâm” không yên thì sẽ mất khôn. Cho nên, muốn an “Tâm” thì phải sống chính trực ngay thẳng, trong sáng. Đây chính là phép an tâm trong Phật giáo.

1. Quan niệm về chữ “Tâm” trong Phật giáo Việt Nam

Một là, cái “Tâm” bác học. Nội dung của nó bao gồm cả 6 cấp độ như đã được trình bày ở trên. Cách hiểu về “Tâm” theo khuynh hướng này chịu ảnh hưởng trực tiếp từ quan niệm “Tâm” của Phật giáo Trung Hoa.

- Chữ “Tâm” viết theo tiếng Hán có hình một trái tim (một vùng trăng khuyết, ba sao trên trời). Chữ này có nghĩa khá rộng vừa chỉ tinh thần, ý thức, lại vừa chỉ tình cảm, lý trí; vừa là trái tim lại vừa là tên chung để chỉ những phẩm chất của trí óc. Ngoài ra, nó còn chỉ những cái ở giữa (trung gian, trung tâm).

Khi Phật giáo du nhập vào Trung Quốc, chữ này có nội hàm và ngoại diên càng mở rộng. Ngoài nghĩa trên nó còn chỉ tám thức (bát thức): nhãn thức, nhĩ thức, thiệt thức, thân thức, tị thức, ý thức, mạt na thức (thức thứ bảy), Alạida thức (thức thứ tám) và kết hợp với nhau giữa chúng.

Trong Phật giáo còn có một cái “Tâm” nữa, đó là tự tính thanh tịnh “Tâm” (Kiên thực tâm) hay Như Lai Tạng tâm (Chân như). Như vậy, trong Phật giáo có tới 10 “Tâm”.

- “Tâm” được hiểu là nơi cư trú của hoạt động tinh thần của con người. Nó còn mang ý nghĩa là lương tâm đạo đức, tấm lòng, lòng bao dung, nhân ái độ lượng, vị tha, thương người như thể thương thân.

“Tâm” còn biểu hiện là sự cảm thông, biết chia sẻ với người khác lúc hoạn nạn, khó khăn. “Tâm” là tâm tính, tâm can, tâm tư, tâm khảm, là toàn tâm toàn ý cho công việc cho sự nghiệp, lý tưởng của mình. Trong đời sống tinh thần cái “Tâm” bác học cũng ảnh hưởng nhiều tới con người Việt Nam.

Hai là, cái “Tâm” bình dân, nó góp phần hình thành nên nền Phật giáo dân gian ở Việt Nam. Đây chính là một trong những biểu hiện sự biến đổi của Phật giáo khi vào Việt Nam để hoà hợp với đời sống và sự nhận thức của người dân nơi đây. Trong sáu cấp độ “Tâm” nói trên, ở Việt Nam, Phật giáo, đặc biệt là Phật giáo dân gian nhấn mạnh mặt chủ quan tình cảm trong khía cạnh thử ba trong khái niệm “Tâm”

Hiểu theo cách này, “Tâm” chính là lòng, bụng, dạ, ruột… là phần bên trong của cơ thể con người, là cái quan trọng nhất, dễ nhận biết được. “Tâm” là tâm lực, là sự tập trung cao độ của sức lực con người. Ở mỗi người, ai cũng tồn tại cái “Tâm” trong mình. Vì thế, trong cư xử giữa con người với con người, điều quan trọng là tấm lòng, là thành “Tâm”, thực bụng sống hết lòng vì nhau.

Vì thế, với người Việt Nam, người ta thường sử dụng chữ lòng thay cho chữ “Tâm”. Điều này được phản ánh đậm nét trong kho tàng ca dao, tục ngữ Việt Nam, trong các câu chuyện cổ dân gian... Theo kết quả khảo cứu của GS.TS Nguyễn Hùng Hậu:

“Trong cuốn “Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam” của Vũ Ngọc Phan (in lần thứ tám, NXB Khoa học Xã hội, 1978), trừ phần các dân tộc miền núi, ta thấy tần suất xuất hiện những chữ này như sau (theo nghĩa đen): Lòng (khoảng 120), dạ (32), ruột (12), bụng (8), tâm(7). Nếu gộp cả lòng, bụng, dạ, ruột vào làm một thì tần suất xuất hiện chữ lòng lớn gấp 26 lần tần suất xuất hiện chữ “Tâm”.

Nhưng ngược lại, trong các văn bản thành văn bằng chữ Hán trước năm 1282, tức trước khi có chữ Nôm thì ta chỉ thấy có chữ “Tâm”, và sau này mới thấy chữ lòng. Đọc thơ văn Trần Nhân Tông, ông dùng cả hai chữ “Tâm” và lòng. Điều này lại dẫn ta tới một kết luận cao hơn: người Việt dùng chữ lòng là chủ yếu, dùng chữ lòng nhiều hơn chữ “Tâm”.

Phần lớn những người tri thức có tinh thần độc lập tự chủ về sau họ thường dùng chữ Nôm, tức chữ lòng thay cho chữ “Tâm”, mặc dù cách viết hai chữ này như nhau. Qua đây ta thấy chữ lòng xuất hiện và xuất phát từ chữ “Tâm”.

Có thể thấy rõ, trong suy nghĩ của người Việt Nam, cái “Tâm” bắt nguồn tử trong chính bản thân

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Chép trong sách ,post tham khảo

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Sửa bởi DaiKhe: 26/04/2014 - 16:21


#1552 4mua

    Kiền viên

  • Hội Viên mới
  • PipPipPip
  • 1402 Bài viết:
  • 1619 thanks

Gửi vào 26/04/2014 - 16:22

Trích dẫn hay đấy bé ị....LIKE!

Thanked by 1 Member:

#1553 secretsoflife

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 496 Bài viết:
  • 1551 thanks
  • Location0

Gửi vào 26/04/2014 - 16:36

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

goodluckgoodbye, on 26/04/2014 - 15:52, said:

...
Thực tế nếu kiếm nhiều tiền mà thất đức, lấy bao nhiêu của thiên hạ thì chính con cái mình nó phá sạch!
...

Khoảng thập niên 80's có cuốn Bí Quyết Làm Giảu của ông Nguyễn Tấn Đời (?) xuất bản tại Mỹ, nguyên cả cuốn sách có một câu được nhắc đi nhắc lại như vầy: Có dư thì phải cho ra, mà càng cho ra lại càng có dư.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

DaiKhe, on 26/04/2014 - 16:13, said:

...
6. Trong Phật giáo, “Tâm” còn là bản thể vũ trụ, đó chính là tâm thể, chân tâm.

Không phải ngẫu nhiên mà mọi tôn giáo lớn đều nhấn mạnh đến lòng trắc ẩn, từ bi, bác ái... Vì đó chính là cái đầu mối trở về:

Cảm thông >> Tương thông >> Đồng nhất thể. Từ nhỏ trở về lớn, từ sông ngòi đổ về biển.

Thanked by 4 Members:

#1554 T.AO

    Cấn viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPipPip
  • 7426 Bài viết:
  • 4857 thanks

Gửi vào 26/04/2014 - 16:44

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

sowhat, on 26/04/2014 - 16:36, said:

Khoảng thập niên 80's có cuốn Bí Quyết Làm Giảu của ông Nguyễn Tấn Đời (?) xuất bản tại Mỹ, nguyên cả cuốn sách có một câu được nhắc đi nhắc lại như vầy: Có dư thì phải cho ra, mà càng cho ra lại càng có dư.



Không phải ngẫu nhiên mà mọi tôn giáo lớn đều nhấn mạnh đến lòng trắc ẩn, từ bi, bác ái... Vì đó chính là cái đầu mối trở về:

Cảm thông >> Tương thông >> Đồng nhất thể. Từ nhỏ trở về lớn, từ sông ngòi đổ về biển.

Và tử vi cũng vậy hề hề

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Sửa bởi DaiKhe: 26/04/2014 - 16:45


Thanked by 3 Members:

#1555 goodluckgoodbye

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 909 Bài viết:
  • 6602 thanks

Gửi vào 26/04/2014 - 16:46

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

sowhat, on 26/04/2014 - 16:36, said:

Khoảng thập niên 80's có cuốn Bí Quyết Làm Giảu của ông Nguyễn Tấn Đời (?) xuất bản tại Mỹ, nguyên cả cuốn sách có một câu được nhắc đi nhắc lại như vầy: Có dư thì phải cho ra, mà càng cho ra lại càng có dư.


Để tôi diễn đạt bằng ngôn ngữ kinh doanh cho nó đỡ ngán! Chứ dùng ngôn ngữ đạo đức để diễn đạt 1 hồi thấy đắng miệng và chát miệng quá!

Qúa trình "cho ra" này này giống như mình chuyển 1 khoản tiền mặt trong ngân hàng thành long term bond issued by God. Tức là từ tài sản hữu hình thành tài sản vô hình. Sẽ được nhận lại khi trái phiếu đáo hạn. Mà cái bond của Chúa này nếu hàng năm không lấy lãi, tiếp tục nhập vốn thì đến lúc đáo hạn sẽ có số tiền cực lớn.

Hay cái nữa là economy of God không có inflation thành ra cái Phúc không có mất giá như tiền.

#1556 pth77

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 697 Bài viết:
  • 1420 thanks

Gửi vào 26/04/2014 - 18:55

- Tại sao các cụ lại nói "phúc đức tại mẫu" nhỉ? Nó có liên quan gì tới đạo Mẫu không?
- Tại sao phương Tây lại trọng khoa tâm lí?
- Phong tục, tập quán có cái hay, có cái dở. Luân lý - đạo đức thì dễ bỏ qua. Luật pháp thì bị coi nhẹ. "Quyền lực mềm" thì không dụng được. "Cây gậy và củ cà rốt" thì chỉ dùng để mua chuộc, đe doạ, ép buộc, dụ dỗ...Vậy còn gì có thể hỗ trợ hành vi?

#1557 goodluckgoodbye

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 909 Bài viết:
  • 6602 thanks

Gửi vào 26/04/2014 - 23:15

Triết lý sống, lời hay ý đẹp, những tư tưởng, trí tuệ sống trên đời này bao la. Sách nào cũng có nói đến, thời đại internet muốn tìm là ra 1 đống.

Ngay cả trên tờ lịch mỗi ngày cũng đều dạy những điều hay, lẻ sống. Ngày xưa thời không có nhiều sách, cuốn lịch bloc là ông thầy của tôi. Rồi 10 thiên can, 12 địa chi và phối can chi thành 60 hoa giáp cũng do ông thầy Lịch dạy đầu tiên, sau này mới đến bổn sư.

Cái hay cái đẹp trên đời không thiếu, nhưng con người chỉ đọc mà thưởng thức câu từ, ý nghĩa rồi gật gù tán thưởng, khen chê!

Chỉ cần thực hành 1 điều hay, điều đẹp từ trong tâm khảm mà ra hành động thì cuộc đời cũng đã chuyển biến nhiều rồi!

Lịch dạy tôi 1 câu "Đi tới chổ thì sợ cụt chân, ngồi 1 chổ khác gì chân cụt", nhớ câu này bắt tay vào hành động, tính toán xong là bắt tay vô làm, rồi mới có kết quả, chứ không có ngồi tính công đường ngắn đường dài.

Sau này đọc sách mới biết câu này là của ông Nguyễn Văn Học.

Rồi đời mình tránh được nhiều sai lầm, tránh được nhiều hậu quả đáng ân hận dù lúc đó tuổi còn trẻ là nhờ câu "Phàm làm việc gì cũng nhớ đến hậu quả của nó" trong quyển truyện Phật Giáo "Bài Học Ngàn Vàng"

Nếu không nhờ câu đó, chắc tôi thành du đãng, giang hồ, bụi đời từ thời Mộc Dục rồi!

Sau này có tiền bạc và tự do đi đây đi đó, nếu không nhờ câu đó, chắc gia cang tôi tan nát, 2, 3 dòng con rồi.

Trong cạnh tranh thương trường, nếu không nhờ câu đó, tôi rất sợ tổn âm đức, thì chắc tôi đấu đá mãnh liệt lắm. Nhưng nhờ câu đó, nên tôi sợ luật nhân quả, sợ trời đất, sợ báo ứng lên con cháu mình. Cho nên không bao giờ tôi ra tay trước, đều nhường trước 1 đến 3 bước tùy đối thủ. Và khi nào thấy đối thủ muốn hòa là tôi mở đường liền, sẳng sàng nhường lại một phần đã lấy để 2 bên hòa bình, chia nhau tôi cơm anh cháo, chứ không muốn ép người ta. Chỉ dạy nó bài học đừng tham lam và giở trò.

Cũng nhờ vậy mà trời đất luôn mở ra những con đường cho mình đi.

Sửa bởi goodluckgoodbye: 26/04/2014 - 23:37


#1558 TiKiTaKa

    Kiền viên

  • Hội Viên mới
  • PipPipPip
  • 1500 Bài viết:
  • 3654 thanks

Gửi vào 26/04/2014 - 23:26

Ông Y mà anh GLGB nói vốn xuất thân dân nghiên cứu ?

Sửa bởi BigBang: 26/04/2014 - 23:28


Thanked by 2 Members:

#1559 hoang133

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 57 Bài viết:
  • 62 thanks

Gửi vào 27/04/2014 - 00:54

Kính chú GLGB!
Những câu chuyện của chú GLGB thật ý nghĩa.
" Nghiền ngẫm thuật số và cuộc sống", cái tiêu đề mới đọc lên, nó gợi cho người đọc cái cảm giác nặng tính nghiên cứu, học thuật. Chắc lại toàn ngôn ngữ chuyên môn, nặng tính chất huyền học- tự nghĩ vậy.
Nhưng nghĩ vậy mà không phải vậy.
Hấp dẫn, cuốn hút, nhẹ nhàng, đầy hơi thở cuộc sống...và quan trọng là đọc thấy thấm quá.
Cảm giác như, người viết ra đấy, cuộc sống đang trải qua đấy- rất hiện thực.
Nhưng, cái cách con người ta giải quyết hiện thực cuộc sống đấy, rất hiện thực và cũng không hề thiếu đi sự uyển chuyển của thuật số ảo diệu.
Đấy có thể gọi là sống hiểu lẽ trời, đạo trời, hợp với trời vậy.
Một vài suy nghĩ của cháu.
Xin cảm ơn những bài viết chia sẻ của chú và mọi người rẩt nhiều!!!



Thanked by 5 Members:

#1560 goodluckgoodbye

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 909 Bài viết:
  • 6602 thanks

Gửi vào 27/04/2014 - 03:17

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

BigBang, on 26/04/2014 - 23:26, said:

Ông Y mà anh GLGB nói vốn xuất thân dân nghiên cứu ?

Là 1 người nước ngoài BB à!

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

hoang133, on 27/04/2014 - 00:54, said:

Kính chú GLGB!

Một vài suy nghĩ của cháu.
Xin cảm ơn những bài viết chia sẻ của chú và mọi người rẩt nhiều!!!


Đừng kính tới kính lui Hoang133 ơi, tất cả đều là bạn bè vong niên, mỗi người có mỗi cái hay để chia sẽ và học hỏi.

Cuộc đời này phiền não nhiều là do con người Kính rồi Bất Kính, con người Được Kính rồi Bị Bất Kính. Suy cho cùng những cái đó tạo nên giả tướng và con người bị xoáy vào cái vòng thị phi vô minh đó.

Mời bạn cứ tự nhiên chia sẽ những kinh nghiệm cuộc sống của mình.

------------------------------------------------


Học gan dạ liều lĩnh đã khó, học biết sợ lại càng khó hơn.

Phải biết sợ Trời sợ Đất, phải biết 2 bên vai luôn có thần minh. Phải biết rằng việc gì dù khôn khéo, thông minh che đậy mờ ám đến đâu, dấu được người nhưng không được trời!

Nghe thì có vẻ duy tâm huyền hoặc, nhưng đường có đi mới biết Trời cao lồng lộng mà rất gần, mình có cẩn thận đến đâu không đụng người ta thì người ta cũng đụng mình, ra tận biển khơi mới biết kiếp sống mong manh, trời muốn cho thì tôm cá đầy thuyền, trời muốn lấy thì ba đào nổi sóng trong phút giây!

Ông già 80 tuổi nghèo xơ xác mà ông Trời muốn cho là trúng độc đắc! Bầu Kiên uy quyền một thửa, trời muốn lấy là 1 phát vào nhà giam.

Một thời không biết sợ đất sợ trời và trả giá nhiều cho những gian nan vất vả, để rồi chỉ kết luận 1 câu: Nếu như ngày xưa mình biết trời cao đất rộng, đừng đòi thắng ông Trời thì con đường đời đã bằng phẳng từ lâu!

Đầu hàng ông Trời 1 phát là con đường đi bằng phẳng hẳn!






Similar Topics Collapse

5 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 5 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |