Jump to content

Advertisements




Nghiền ngẫm thuật số và cuộc sống



2533 replies to this topic

#1576 ngonngon

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 684 Bài viết:
  • 446 thanks

Gửi vào 29/04/2014 - 01:26

giờ có thể chưa học/hành được ngay nhưng một lúc nào đó nhớ lại có thể mình sẽ ứng dụng được.

qua nick, câu hỏi, những bài viết của em mà anh GLGB cảm nhận. Xin anh một lời khuyên và cách thực hiện.

Sửa bởi ngongo: 29/04/2014 - 01:41


Thanked by 1 Member:

#1577 hamzui9

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 613 Bài viết:
  • 730 thanks

Gửi vào 29/04/2014 - 17:52

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Angelina, on 29/04/2014 - 01:09, said:

Tuy nhiên, nói là nói vậy thôi. Theo quan sát nhận định cá nhân, cháu thấy không phải ai cũng học được từ kinh nghiệm của người khác. Và thậm chí, có nhiều người đã trả giá không chỉ một lần, mà vẫn học không nổi một bài học... Nhiều khi cháu cũng thấy tiếc, vì lẽ ra một bài học đã được rất nhiều người đi trước phải trả giá bằng thời gian của cuộc đời họ và rất nhiều hệ lụy nữa, mà những người đi sau, vẫn (không hiểu tại sao) không thể học nổi để tránh hoặc ít ra là trả một cái giá thấp hơn... Nghĩ cũng buồn.

Đâu phải nhìn thấy là học được đâu bạn.....từ bản thân mình mà rút ra, nhiều khi biết thế là không tốt, không đúng.....phải làm thế này....thế này cơ, tự bản thân mình biết vậy mà có thắng nổi mình bản ngã của mình đâu

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Chúc bác GLGB và mọi người một kỳ nghỉ vui vẻ!

Thanked by 3 Members:

#1578 goodluckgoodbye

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 909 Bài viết:
  • 6602 thanks

Gửi vào 30/04/2014 - 00:24

Đang bên bờ biển Ấn Độ Dương ấm áp.

Thanks Hz và chúc hamzui và mọi người 1 kỳ refresh tốt lành hiệu quả, về lại cày tiếp. Về chia sẽ tiếp nhe!

Thanked by 8 Members:

#1579 Angelina

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 84 Bài viết:
  • 128 thanks

Gửi vào 30/04/2014 - 01:24

Cháu cũng đoán giờ này chú đang đi nghỉ cùng gia đình rồi. Chúc chú và gia đình kì nghỉ vui vẻ, hạnh phúc và an lạc ạ.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

hamzui9, on 29/04/2014 - 17:52, said:

Đâu phải nhìn thấy là học được đâu bạn.....từ bản thân mình mà rút ra, nhiều khi biết thế là không tốt, không đúng.....phải làm thế này....thế này cơ, tự bản thân mình biết vậy mà có thắng nổi mình bản ngã của mình đâu

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Chúc bác GLGB và mọi người một kỳ nghỉ vui vẻ!

Chắc vì tớ vô chính diệu nên a dua hơi bị nhanh :">

Tuy nhiên, "bản ngã" thì hơi to lớn trong hoàn cảnh này, tớ nghĩ vậy.

Còn về chuyện học được gì từ kinh nghiệm của người khác, ừ thì mỗi người có một mức "ngộ" khác nhau và điều kiện cần, đủ để ngộ ra cũng khác nhau. Tớ chỉ đang nói là tớ tiếc khi nhìn thấy nhiều người đã có tấm gương, kinh nghiệm của rất nhiều tiền bối, và cũng đã trả giá không ít rồi, mà vẫn không học xong một bài học... Tớ không phản đối "thử mới biết", nhưng thử rồi, biết là không nên rồi, thì cũng phải biết chấm dứt chứ!!! Ừ mà thôi, theo kinh nghiệm khảo sát và thực chứng của tớ thì chẳng có ai cai nghiện thành công.

Tự nhiên lại quên mất đang định nói gì. Thôi để đấy đã. Khi nào nghĩ ra nói tiếp. Chúc mọi người nghỉ lễ vui vẻ ạ

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 5 Members:

#1580 goodluckgoodbye

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 909 Bài viết:
  • 6602 thanks

Gửi vào 30/04/2014 - 22:56

Phải công nhận đồ lưu niệm bằng thủ công ở đây giá rất rẻ, chỉ bằng 20% VN, tuyệt nhiên không có tình trạng chặt chém. Các con tôi vác cả đống đồ, chắc phải đóng tièn overload

Nhìn người ta mới tháy mình dở, VN bán đồ lưu niệm quá mắc nên cửa hàng ế nhệ, làm như tourist họ ngu hơn mình nên muốn nói giá nào nói. Trong khi họ đi nhiều hơn mình và thấy nhiều hơn mình. Vì muốn bán 1 món hàng là lãi 1 ngày nên cả ngày chỉ bán được 1 món.

Còn ở đây giá cả hợp lí nên ai cũng mua cả đống.

Mình tưởng mình tính khôn nhưng hoá ra kết quả của phép tính đó còn ngu hơn mọi rợ

#1581 goodluckgoodbye

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 909 Bài viết:
  • 6602 thanks

Gửi vào 01/05/2014 - 02:05

Người mình khôn quá mức nên nhiều khi cứ giả định như phản xạ là người ta ngu hơn mình thành ra bán đồ thích nói thách, nhưng nhìn kỹ lại, mấy bà bạn hàng quanh năm ở khu phố cổ hoặc chợ Bến Thành, đâu có đi đâu mà biết đồ của người ta còn đẹp hơn mình mà giá thì rất mềm, mình đang bán dao chứ chẳng phải bán hàng.

Khổ nổi chính vì thích chặt chém cắt cổ nên chẳng du khách nào mua nhiều, hoặc hoằn vài cái để kỷ niệm, vì mua nhiều chẳng khác gì tự họ nói cho người VN biết là họ ngu! Mà khổ nổi những người đi nhiều lại là những người khôn họ rất nhiều. Nếu là Tây thương gia thì khôn hơn họ mấy cái đầu, nếu là Tây ba lô thì cũng lọc lỏi hơn họ bao nhiêu lần.

VN tuy có đường bờ biển dài nhưng dường như không có vai trò đáng kể trên tuyến đường tơ lụa và con đường gia vị trên biển nên người mình tuy khôn ngoan láu cá trong mua bán nhưng không hề giỏi thương mại. Thương mại là trao đổi 2 chiều, đôi bên cùng có lợi, giá cả hợp lí. Còn chặt chém thì là trấn lột 1 bên khôn và 1 bên khờ!

Mấy ngàn năm đứng cạnh TQ nên học hỏi cái ma mãnh của TQ mà tự vệ, thành ra việc phòng thủ biên cương quan trọng hơn thương mại, trí khôn dùng để đấu trí nhiều hơn để trao đổi.

Sự đời quá khôn thành ra dại. Khôn vừa vừa mới thật sự là khôn! Cái khôn kiểu đấu đá thì chỉ giữ thân mình không bị sứt mẻ, chứ cái khôn của người biết trao đổi có qua có lại mới làm cho mình giàu.

Liệu Đại Việt có giàu hơn Chiêm Thành không? nghĩ mà thương cho nước VN, 4000 năm dài nhưng chỉ chú trọng đấu tranh chống ngoại xâm và độc lập, ngoài ra đều không có thành tựu nào nổi bậc. Hội An và Phố Hiến chỉ là 2 cái chấm nhỏ trong hải trình con đường tơ lụa trên biển thôi, tàu buôn có ghé qua cũng được, không ghé qua cũng chẳng sao. Chưa chắc đã thịnh vượng hơn các hải cảng của Chiêm Thành và Phù Nam trước đây!

Sửa bởi goodluckgoodbye: 01/05/2014 - 02:17


#1582 goodluckgoodbye

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 909 Bài viết:
  • 6602 thanks

Gửi vào 01/05/2014 - 14:49

Suy cho cùng mỗi nền văn hóa đều có cái hay của nó. VN ảnh hưởng nặng của TQ rồi Pháp nên cái gu thẩm mỹ, ẩm thực và văn hóa cũng theo TQ và Pháp. Nhưng bên ngoài còn biết bao nhiêu vẻ đẹp văn hóa khác TQ và phương Tây.

Người VN có cái dỡ là ít người ăn được đồ ăn nước ngoài, nên đi chơi cũng mang mì gói theo, người Miền Nam ra miền Bắc và Trung cũng không ăn được đồ ăn 2 nơi đó. Cũng may là tôi tập cho các con từ nhỏ ăn được nhiều loại khẩu vị.

Mình ăn được đồ ăn 1 xứ lạ tức là mình đã chấp nhận cái văn hóa của người ta vì khác biệt văn hóa thể hiện trước tiên ở ẩm thực rồi mới đến kiến trúc, lối sống, tín ngưỡng

Nguyên liệu đầu vào thì nền văn hóa nào cũng vậy cũng bột mì, bột gạo, cũng thịt, cũng cá, cũng cà rốt, cũng bắp cải, cũng đậu, cũng đường, muối, tiêu, ớt, hành... nhưng cách chế biến khác nhau thành ra khẩu vị khác nhau. Mình chấp nhận được khẩu vị của người ta là mình tiếp thu được cái văn hóa của họ.

Lịch sử cho thấy VN ít có giao lưu với thế giới, chủ yếu chỉ có Trung Hoa, Chân Lạp, Chiêm Thành, Ai Lao và Xiêm La. Nhìn về phía Bắc vừa sợ, vừa nể, vừa ghét, nhìn về phía Tây và Nam thì khinh là man di mọi rợ. Giao lưu ít, với 1 kẻ thù quá mạnh, học hỏi kẻ thù để chống lại kẻ thù, cuối cùng cũng bắt chước kẻ thù cái tư tưởng xem xung quanh là man di mọi rợ. Nếu người TQ có tâm lý Trung Hoa là trung tâm thì người Việt Nam cũng có tâm lý thượng đá hạ đạp!

Mọi rợ gì mà nó để cả 1 di tích Mỹ Sơn đồ sộ cho mình hái lộc du lịch. Mọi rợ gì mà nó có cả 1 công trình đền đài Angkor hùng tráng nằm trong kỳ quan thế giới. Mọi rợ gì mà trình độ chế tác nghệ thuật của người ta đạt đến đỉnh cao tinh tế và phức tạp.

Còn mình, ngoài mấy công trình Chùa Chiền cũng tương đối nhỏ so với người ta thì kiến trúc đặc sắc ngoài cái Hoàng Thành Huế và mấy cái lăng tẩm thế kỷ 19 ra chẳng còn gì lưu giữ đến hiện nay. Hoàng Thành Thăng Long thì còn đúng cái nền. Thánh Địa Mỹ Sơn thì ăn ké của Chiêm Thành. Phố Cổ Hội An thì do thương nhân Nhật Bản và Trung Hoa kiến lập. Nhìn lại 1 dãy miền Trung nổi trội thu hút du khách là mấy cái tháp Chàm của 1 nền văn hóa khác.

Thuần túy của Việt Nam mình mà còn giữ nguyên vẹn đến giờ là Hầm chỉ huy của Pháp ở Điện Biên Phủ, mà cái này cũng do Pháp xây dựng. Và Địa Đạo Củ Chi là thuần Việt.

Phải thoát khỏi cái ảnh hưởng suy nghĩ theo mô típ Trung Hoa thì mới thấy thế giới này rộng lớn và bao điều đáng học hỏi, mọi nền văn hóa đều đáng trân trọng. Và từ đó mới xây dựng được cái của chính mình với bản sắc của riêng mình, chịu ảnh hưởng nhưng không lai căng, ảnh hưởng nhiều nguồn nhưng không phụ thuộc 1 nguồn nào cả.

Sửa bởi goodluckgoodbye: 01/05/2014 - 14:55


#1583 ekuyeuemnha

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2547 Bài viết:
  • 2635 thanks
  • LocationBuôn Đôn

Gửi vào 01/05/2014 - 15:25

VN đẹp nhất khi được Pháp mài

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

kiến trúc Pháp thật đẹp

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Sửa bởi MOA: 01/05/2014 - 15:26


Thanked by 2 Members:

#1584 goodluckgoodbye

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 909 Bài viết:
  • 6602 thanks

Gửi vào 01/05/2014 - 15:26

Cũng trên cái tinh thần mình là trung tâm vũ trụ nên ngày xưa ai đến giao lưu với Trung Hoa đều bị xem là đến triều cống!

Việt Nam cũng bắt chước như vậy, tôi nhớ có đọc cuốn sách đời Nguyễn viết về phần các nước chư hầu của Việt Nam, tức là tính các nước đến triều cống, cha mẹ ơi, gom luôn Anh Cát Lợi (England) và Phú Lang Sa (France) vô luôn. Người ta đến nước mình để trao đổi hàng hóa tức là trading, thương nhân, sứ thần họ lịch sự vô chào vua mình thì mình cho là người ta triều cống (tributary) và nhận người ta là chư hầu! Cái tinh thần dân tộc tự sướng cũng vừa phải thôi chứ!

Ra đến dân gian là thành cái thói: mình nhường nó thì sợ nó nghĩ mình sợ nó, mình là kẻ yếu. Được người ta kính trọng và lễ lộc thì ngạo mạn cho là mình xứng đáng và người ta phải như vậy. Trong làm ăn thì chỉ muốn hơn chứ không muốn huề.

#1585 liker

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 118 Bài viết:
  • 444 thanks
  • LocationCây--Khế

Gửi vào 01/05/2014 - 18:00

Bác goodluckgoodbye ơi bác viết về văn hóa và kiến trúc trong #1582 hơi có cái nhìn phiến diện chưa bao quát rồi. Chưa đọc hết toàn bộ hơn 100 trang trong topic của bác nên chưa hiểu ý định xuyên suốt của bác nhưng chỉ xin đưa ra chút ý kiến cá nhân cho riêng # 1528 thôi.

Bản thân liker cũng là người có nghiên cứu chút chút về kiến trúc Đông, Tây và cũng đi nhiều nơi để học hỏi và tìm hiểu hòng áp dụng cho mình.

Xa xưa khi khoa học kỹ thuật và công nghệ thi công chưa phát triển thì kiến trúc gắn liền với văn hóa, môi trường và tập quán sinh hoạt của cư dân bản địa. Từ đó hình thành nên cái gọi là phong cách kiến trúc.

Mỗi dân tộc còn tồn tại và phát triển đến ngày nay có nghĩa là nó đều có những ưu điểm của nó và những đặc tính phù hợp với hoàn cảnh của nó. Dân Việt do địa hình đất đai hẹp lại dài dân cư không đông đúc đặc biệt chiến tranh liên miên nên kiến trúc không thể có những lâu đài bề thế. Cũng do chiến tranh liên miên và tư tưởng quân sự là đánh du kích, bỏ đất bỏ thành (kế Thanh Dã,...) thì làm kiến trúc cổ kính to đẹp làm gì?

Vì vị trí địa lý nằm ở cửa ngõ phía Nam của 1 nước lớn nên mỗi khi muốn bành trướng xuống phương nam trù phú thì phương bắc lại khởi binh. Mỗi lần chiến tranh lại là đốt phá cướp bóc vậy xây to, xây đẹp thì giờ có còn cho hậu sinh du lịch? Bản thân Trung Quốc cũng vậy thôi do đất rộng người đông nên cần phải xây thành để bảo vệ và an cư lạc nghiệp cho dân chúng. Nhưng mỗi lần chiến tranh thì các công trình kiến trúc còn lại bao nhiêu? Đốt phá, hủy hoại và cướp bóc là đặc tính cô hữu của chiến tranh. Nếu không có chiến tranh thì Nam Kinh, Bắc Kinh, Hàm Dương, Hàng Châu, Tô Châu... giờ không chỉ còn có bấy nhiêu đấy. Trung Quốc còn vậy huống chi Việt Nam bé bằng cái mắt muỗi.

Tiếp đến là môi trường, môi trường và địa vật dẫn đến việc xây dựng thế nào cho phù hợp với thời tiết và vật liệu sẵn có. Khí hậu của ta nóng ẩm, thời xưa nhà cửa thưa thớt dân nghèo nếu xây bằng đá thì tốn kém và hay rêu mốc chưa nói là vận chuyển rất khó khăn vì chúng ta sống chủ yếu ở đồng bằng. Vậy chỉ có gỗ và tre, nứa vừa rẻ vừa sẵn lại dễ thi công. Nói đến đây mở ngoặc 1 tý là do đó mà kiến trúc của ta thiên nhiều về chạm trổ, tỉa tót những chi tiết nhỏ do vật liệu là gỗ chứ không cao to và phẳng nhẵn như phương tây. Khách đi du lịch đa phần để chụp ảnh, ăn uống rồi post lên khoe mẽ, thấy nó cao to thì khen ầm ĩ chê cái bé nhỏ chứ có hiểu sâu vào bản chất của từng sự vật đâu. Chả mấy ai đi nhìn từng đường vân bào của gỗ, từng nét đục chạm trổ trong đình chùa mà chỉ thấy chùa Việt thì bé chả bằng 1 góc của nhà thờ bên tây. Nhưng ẩn trong nó là cả 1 nền văn hóa và tín ngưỡng phương nam.

Cũng giống như Ấn Độ là sự pha trộn của sự phát triển nhưng bên cạnh đó vẫn là sự đói nghèo và sống khổ hạnh của rất nhiều người dân hàng ngày vẫn tắm gội trên những con sông bắt nguồn từ những đỉnh núi tuyết của Hy Mã Lạp Sơn. Họ không cần để ý đến sự phồn hoa bên ngoài vì cái họ cần là tâm thức và tín ngưỡng. Cho các nhà làm du lịch và kinh tế đến đây chắc lại khó thét và chê lên chê xuống nhưng đó mới là nền văn minh của sông Hằng, sông Ấn. Cũng không thể bắt người Mông Cổ trên thảo nguyên phải dùng kiến trúc Gotic hay Hậu Gotic,..vì với hoàn cảnh văn hóa của họ chỉ có lều bạt và du canh du cư. Nhưng họ cũng làm cỏ cả Trung Hoa và Châu Âu cũng bị dẫm dưới vó ngựa đấy thôi.

Nếu đến Vân Nam Trung Quốc thì hãy đến Lệ Giang 1 lần, nơi mà James Hillton đã miêu tả trong cuốn The Lost Hoziron (đường chân trời đã mất). Thành ở đó không có tường thành mà chỉ có 1 con suối nhỏ bao quanh cả thành chỉ vì lãnh chúa của nó mang họ Mộc. Chữ Mộc nếu thêm cái Khuôn thì thành chữ Khốn vì vậy mà đó là thành trì duy nhât không có tường thành. Vậy có nghĩa là kiến trúc cũng còn phụ thuộc tín ngưỡng văn hóa nữa.
-----------------

Sửa bởi liker: 01/05/2014 - 18:01


#1586 goodluckgoodbye

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 909 Bài viết:
  • 6602 thanks

Gửi vào 01/05/2014 - 18:08

Cái xứ "mọi rợ" dân tình khờ khạo này tôi đã du lịch mấy lần, đã đến rồi mà vẫn thích đến nữa. Còn những nơi dân trí khôn ngoan ở xứ mình thì nhiều chổ tôi chỉ đến 1 lần rồi chẳng bao giờ quay lại.

Gía cả hợp lí, mình sẳng sàng chi, có đắc thì chất lượng cũng tương xứng. Giống như họ cứ muốn bán 4kg tôm hùm cho mình dù mình ăn không hết, cứ mua 4 kg thì rẻ hơn mua 2 kg. Cái sự "chặc chém" này làm mình vui lòng đưa cổ cho họ chặc vì giá trị thật mình nhận được nhiều hơn.

Ngay cả con tôi cũng hỏi tại sao tôi không mua đồ thủ công mỹ nghệ ở đây về bán. Thì cứ thế mà xem cái sự "khờ khạo" thật thà không chặt chém của họ mang lai cho họ lợi ích biết bao nhiêu, từ bán 1 vài món hàng nhỏ lẻ mang đến cơ hội bán buôn, xuất khẩu! Còn cái "thông minh" của ta chỉ đủ cho ta vênh mặt ở phố cổ và chợ Bến Thành.

Người Việt mình có cái nghịch lý rất buồn cười. Khi làm giá thì thi nhau làm giá trên trời, đồ của ông là nhất, không tìm đâu được, còn khi phá giá thì cũng phá giá đồng loạt rủ nhau cùng chết!

Trong chuyến công tác ở Sarawak, tôi rất ngạc nhiên khi tất cả các cửa hàng bán loại hàng đó đều bán chung 1 giá, các cửa hàng chỉ cạnh tranh nhau về dịch vụ khách hàng, khách hàng thấy có duyên với cửa hàng nào thì mua cửa hàng đó.

Người Việt còn phải học nhiều bài học về thương mại trước khi ra biển khơi. Trước hết phải thay đổi từ tư duy, phải hướng đến cách nghĩ đôi bên cùng có lợi, win-wn relation. Vì khách hàng không bao giờ Ngu, nếu nó Ngu thì nó chẳng giàu!

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

liker, on 01/05/2014 - 18:00, said:

Bác goodluckgoodbye ơi bác viết về văn hóa và kiến trúc trong #1582 hơi có cái nhìn phiến diện chưa bao quát rồi. Chưa đọc hết toàn bộ hơn 100 trang trong topic của bác nên chưa hiểu ý định xuyên suốt của bác nhưng chỉ xin đưa ra chút ý kiến cá nhân cho riêng # 1528 thôi.

Bản thân liker cũng là người có nghiên cứu chút chút về kiến trúc Đông, Tây và cũng đi nhiều nơi để học hỏi và tìm hiểu hòng áp dụng cho mình.

-----------------


Liker cứ viết tiếp quan điểm của mình, topic này ai cũng có quyền trình bày quan điểm của mình để học hỏi lẫn nhau. Cứ đâu có ai đi hết trái đất, đọc hết sách và trải nghiệm hết mọi điều trong thiên hạ.

Welcome

#1587 liker

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 118 Bài viết:
  • 444 thanks
  • LocationCây--Khế

Gửi vào 01/05/2014 - 18:14

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Phuongkongfa, on 25/04/2014 - 16:37, said:

Thiên nhiên miền Tây trước kia quá ưu đãi con người, đất rộng mênh mông và phì nhiêu, làm chơi mà ăn thật, vứt một bó rau lang xuống sau vườn hay một gốc khoai mì cắm xuống, bỏ đi chơi chẳng thèm chăm bón vậy mà một thời gian sau quay lại là có một đống khoai to đùng mà ăn. Hoặc buồn buồn mang cái cần câu ra sau nhà câu khoảng chừng một tiếng thì ê hề cá rô, cá lóc đem lên tha hồ ăn. 7 ngày trong Đồng tháp Mười ngày xưa cụ Nguyễn hiến Lê đi công tác kể là, trong miền nam ăn m. à .y nghèo nhất cũng có cơm trắng tinh mà ăn chứ không đói, còn ở ngoài Bắc thì gia đình trung lưu ăn cơm trắng phải độn thêm khoai. Cụ về nói họ hàng chuyển vào Nam sống nhưng không ai chịu nghe, chịu đi theo cụ.
Nhưng thiên nhiên ưu đãi thì lại cũng có cái dở, quen ăn trắng mặc trơn rồi thì hễ khó khăn một chút là bỏ không làm.


Đồng bằng sông Cửu Long do được bồi đắp bởi phù sa của 1 trong những dòng sông vĩ đại nhất trên thế giới. Việt Nam lại ở nơi hạ nguồn; được hưởng lợi thế về lưu lượng và phù sa nên đất đai màu mỡ hơn so với châu thổ sông Hồng. Tất nhiên do ở hạ lưu nên cũng bị thiệt thòi nếu các nước thượng nguồn ngăn dòng chảy làm đập,... (cái này nếu bàn đến thì dài lắm)

Còn 1 yếu tố làm nên sự màu mỡ là do hệ thống kênh rạch chằng chịt của đồng bằng sông Cửu Long. Chính sự luân chuyển của dòng nước giống như 1 phản ứng hóa học làm cho các vi sinh vật như vi khuẩn lam và vi khoáng trong đất sinh sôi và bồi bổ cho vùng đất. Nói theo kinh tế thì nó như dòng tiền trong thị trường được lưu thông thì sẽ sinh ra lợi nhuận. Đã có 1 video nói về tác dụng của dòng chảy với sinh vật sống trên đó của 1 nhà khoa học người Đức chứng minh sự sinh sôi của 1 khu rừng sau khi áp dụng sự luân chuyển của dòng chảy.

Thanked by 5 Members:

#1588 goodluckgoodbye

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 909 Bài viết:
  • 6602 thanks

Gửi vào 01/05/2014 - 18:23

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

liker, on 01/05/2014 - 18:00, said:

Bác goodluckgoodbye ơi bác viết về văn hóa và kiến trúc trong #1582 hơi có cái nhìn phiến diện chưa bao quát rồi. Chưa đọc hết toàn bộ hơn 100 trang trong topic của bác nên chưa hiểu ý định xuyên suốt của bác nhưng chỉ xin đưa ra chút ý kiến cá nhân cho riêng # 1528 thôi.

Bản thân liker cũng là người có nghiên cứu chút chút về kiến trúc Đông, Tây và cũng đi nhiều nơi để học hỏi và tìm hiểu hòng áp dụng cho mình.

Xa xưa khi khoa học kỹ thuật và công nghệ thi công chưa phát triển thì kiến trúc gắn liền với văn hóa, môi trường và tập quán sinh hoạt của cư dân bản địa. Từ đó hình thành nên cái gọi là phong cách kiến trúc.

Mỗi dân tộc còn tồn tại và phát triển đến ngày nay có nghĩa là nó đều có những ưu điểm của nó và những đặc tính phù hợp với hoàn cảnh của nó. Dân Việt do địa hình đất đai hẹp lại dài dân cư không đông đúc đặc biệt chiến tranh liên miên nên kiến trúc không thể có những lâu đài bề thế. Cũng do chiến tranh liên miên và tư tưởng quân sự là đánh du kích, bỏ đất bỏ thành (kế Thanh Dã,...) thì làm kiến trúc cổ kính to đẹp làm gì?

Vì vị trí địa lý nằm ở cửa ngõ phía Nam của 1 nước lớn nên mỗi khi muốn bành trướng xuống phương nam trù phú thì phương bắc lại khởi binh. Mỗi lần chiến tranh lại là đốt phá cướp bóc vậy xây to, xây đẹp thì giờ có còn cho hậu sinh du lịch? Bản thân Trung Quốc cũng vậy thôi do đất rộng người đông nên cần phải xây thành để bảo vệ và an cư lạc nghiệp cho dân chúng. Nhưng mỗi lần chiến tranh thì các công trình kiến trúc còn lại bao nhiêu? Đốt phá, hủy hoại và cướp bóc là đặc tính cô hữu của chiến tranh. Nếu không có chiến tranh thì Nam Kinh, Bắc Kinh, Hàm Dương, Hàng Châu, Tô Châu... giờ không chỉ còn có bấy nhiêu đấy. Trung Quốc còn vậy huống chi Việt Nam bé bằng cái mắt muỗi.


Tôi thì không nghĩ vậy, tôi nghĩ do mình thiếu sáng tạo và giỏi bắt chước và giỏi đối phó.

Chiến tranh thì thời trung cổ nước nào chẳng có, chiến tranh tàn khốc, liên miên và ác liệt nhất là ở Châu Âu, rồi đến Trung Đông. Nhưng di tích của họ vẫn còn đầy ra.

Không chỉ kiến trúc mà các mảng khác của mình cũng đâu có gì nổi bật, 1 cuốn Kiều làm thế giới ngưỡng mộ?

#1589 liker

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 118 Bài viết:
  • 444 thanks
  • LocationCây--Khế

Gửi vào 01/05/2014 - 18:40

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

goodluckgoodbye, on 01/05/2014 - 18:23, said:

Tôi thì không nghĩ vậy, tôi nghĩ do mình thiếu sáng tạo và giỏi bắt chước và giỏi đối phó.

Chiến tranh thì thời trung cổ nước nào chẳng có, chiến tranh tàn khốc, liên miên và ác liệt nhất là ở Châu Âu, rồi đến Trung Đông. Nhưng di tích của họ vẫn còn đầy ra.

Không chỉ kiến trúc mà các mảng khác của mình cũng đâu có gì nổi bật, 1 cuốn Kiều làm thế giới ngưỡng mộ?

Chiến tranh thì khó xác định thế nào là tàn khốc hơn, ác liệt hơn. Dựa trên quy mô hay dựa trên số người tham gia, người chết?

Như đã nói bên trên là do đặc tính mà hình thành nên phong cách kiến trúc. Ta không thể xây to được vì không phù hợp. Của họ hoàn cảnh nó khác của ta; thêm nữa là họ cũng có tu bổ và bảo dưỡng. Hình thức chiến tranh cũng quyết định sự tồn tại của di tích.

Người Việt nhìn lại đúng là đến giờ chưa có gì nhiều để tự hào. Nhưng dòng chảy của văn hóa và thời gian là mãi mãi và nó có biến tính. Nếu những người Việt còn nhớ đến sự yếu kém của mình, cảm thấy hổ thẹn và cần phải vươn lên thì cũng có thể có 1 ngày mai khác đi. Việc cần làm là cố gắng ngay từ giờ và hi vọng vào tương lai. Vì dù có lai giống bao nhiêu đời đi nữa thì gốc gác của anh vẫn từng là người Việt và ít nhất cũng tách ra được 1 giọt máu là của tổ tiên. Có câu "còn da lông mọc còn chổi nảy cây".

p/s: mới đọc thêm được 1 số bài nữa của bác. Bản thân liker cũng suy nghĩ rất nhiều về vấn đề rằng thì là mà người Việt thế này thế khác. Nhưng chốt lại vẫn là có thay đổi thế nào ta cũng vẫn là ta, vì vậy chỉ còn cách hướng con cái mình sau này tiếp thu văn hóa tiến bộ bên ngoài và phải cố gắng hơn vì ta đang ở thế dưới. Lựa chọn lại là của chúng nó ta chả có quyền gì. Liker cũng đang có ý định đưa gia đình ra nước ngoài còn mình ở lại gửi nắm xương tàn về nơi đã sinh ra.

Liker có chơi với bác Quách Mạnh Hào, bác ấy đã đem gia đình sang nước ngoài sống. Theo bác ấy nói thì cũng chỉ vì tương lai mấy đứa nhỏ. Sau vài năm chúng nó lớn bác sẽ lại về VN.
Đi đâu rồi cũng lại trở về

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Chúc bác good luck forever. Good bye bác !

Sửa bởi liker: 01/05/2014 - 19:07


#1590 fullhouse

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1017 Bài viết:
  • 796 thanks

Gửi vào 01/05/2014 - 23:31

Goodbye chi sớm vậy, ở lại chơi đã ^^

Thanked by 2 Members:





Similar Topics Collapse

2 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 2 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |