Cải Mệnh
AnKhoa
11/01/2014
Dominique, on 11/01/2014 - 15:10, said:
Mệnh mà muốn cải thì tự chữa. Vấn đề là không biết có nhìn ra mình bị bệnh gì hay không.
Tôi ví dụ:
- Người có Không Kiếp tại Mệnh, khi gặp chuyện thì bảo :"Mình hiền thế, chỉ tại số đen. Đành phải sống chung với lũ"
- Người có Không Kiếp tại Di, khi gặp chuyện thì bảo :"Mình chả làm gì, ra ngoài toàn bị bắt nạt. Toàn gặp cướp"
- Người có Không Kiếp tại Phụ Mẫu, huynh đệ thì tự nhủ :"Mình làm gì cũng chả nhờ vả được cha mẹ, anh em...đen thế"
- Người có Không Kiếp tại Phu thì bảo :"Mình tử tế, ngoan hiền, xinh xắn hay mình đẹp trai, giỏi giang, mạnh mẽ...hằm bà lằn hết nhưng chỉ tại,...bị,....thì...là...."
......................
Đành rằng tôi tin Mệnh có thể cải, nhưng nếu vẫn còn suy nghĩ như trên thì quên cái chuyện cải đi.
Ok.
Dominique, on 11/01/2014 - 15:10, said:
Tại sao lại vậy ? Vì Tốt hay Xấu, chưa phải bản chất của vấn đề. Nó nên được dùng trong những bài toán tuyên truyền xã hội thì hơn là bài toán nghiên cứu một cách khoa học. Mặc dù, ở một chừng mực nào đó, nó vẫn đúng.
Dominique, on 11/01/2014 - 15:10, said:
Cái này chỉnh sửa lại thành "Lá số Tử Vi nào cũng vậy, nó vốn dĩ không cân bằng hài hòa". Vì vậy, cho nên mới cần có phương pháp Cải Mệnh, tức là nhằm cải thiện cho nó cân bằng hài hòa hơn. Nhưng chú ý chỉ là hơn, thôi chứ không biến thành tuyệt đối được, vì cân bằng tuyệt đối thì chắc không còn sự sống nữa rồi, thánh nhân, vĩ nhân cũng chỉ là "tiệm cận" cái tuyệt đối đó.
pth77
11/01/2014
- AK cứ mạnh dạn đưa ra một định nghĩa theo hướng giải nghĩa thuật ngữ (vd: "cải" hiểu thế nào; "mệnh" hiểu thế nào; "cải mệnh" hiểu thế nào) có thể chưa cần chính xác, nhưng bám theo đó sẽ có nhiều ý kiến hữu ích (như trong luật có giải thích thuật ngữ vậy, giúp hiểu rõ hơn)
Sửa bởi pth77: 11/01/2014 - 19:44
Phù Suy
11/01/2014
pth77, on 11/01/2014 - 19:43, said:
Cải thì vẫn phải giữ nguyên Mệnh Tài Quan Di......vv. nhưng phải tìm cho ra - đặt cho đúng cái Dụng vào nơi hữu Dụng nhất. Vậy bài toán có thể vẫn phải quay về câu hỏi chính ''Ta Cần Gì.... ? ''.
.
AnKhoa
11/01/2014
pth77, on 11/01/2014 - 19:43, said:
Trong Nhân Tướng học, thì khẩu quyết Cải Mệnh là "Tướng tùy Tâm sinh, Tướng tùy Tâm diệt". Tức là môn Nhân Tướng học đã chỉ ra phép Cải Tướng, ở đây, chính là Cải Mệnh.
Cải ở đây, nghĩa là cải thiện, thì đã rõ rồi.
Nhưng, Mệnh, vốn là một từ khá trừu tượng và phổ quát, nên khó định nghĩa rõ ràng. Mệnh, ở đây không phải giới hạn trong cung Mệnh của Tử Vi, mà nó là định nghĩa chung về Số Mệnh một con người.
Tuy nhiên, ta thử lượt lại vài định nghĩa về Mệnh trong xem:
----------------------------
Tính là gì? Tính là NGUYÊN THUỶ CHÂN NHƯ. Một điểm minh Linh của Tiên Thiên.
Mệnh là gì? Mệnh là một Khí chí tinh, chí thuần của Tiên Thiên.
Nhưng có Tính là có Mệnh. Có mệnh là có Tính. Ở nơi Trời thì gọi là Mệnh; Ở nơi người thì gọi là Tính. Tính và Mệnh không phải là hai. Thực sự, Tính mà không có Mệnh, thì không thể thành lập. Mệnh mà không có Tính thì không thể tồn tại. Tính Mệnh hỗn nhiên hợp nhất, và quan hệ với nhau.
Kinh Dịch viết: Kiền Đạo biến hoá các chính Tính Mệnh. 乾 道 變 化 各 正性 命.
Cơ Trời biến hoá vần xoay,
Làm cho vạn vật thêm hay, thêm tình,
Kiện toàn Tính Mệnh của mình
Giữ gìn toàn vẹn Tính lành Trời cho.
(Quẻ Kiền, Thoán truyện).
Trung Dung viết: Thiên Mệnh chi vị Tính. 天 命 之 謂 性 (Tính ấy chính là Thiên Mệnh.)
Cả hai có cùng một ý nghĩa.
Huyền Môn Đạo gia cho rằng Mệnh là Khí. Lấy Dưỡng Mệnh làm tông chỉ. Thông qua Luyện Dưỡng Đơn Điền để cầu huyền, lập giáo. Cho nên nói rõ về Mệnh, mà bàn sơ về Tính. Do đó mà chẳng biết Tính. Cuối cùng cũng không biết Mệnh.
Thiền gia cho rằng Thần là Tính. Lấy Dưỡng Tính làm Tông chỉ. Lấy Ly cung để tu luyện lập giáo (dạy dân bài trừ tạp niệm, và tu Định, nhập Tĩnh), nên bàn nhiều về Tính mà nói sơ về Mệnh. Như vậy là không biết về Mệnh, cuối cùng cũng không biết gì về Tính. Có hay đâu Tính Mệnh không hề rời nhau. Thích, Đạo vốn không hai nẻo. Thần Khí tuy có hai công dụng, nhưng Tính Mệnh cần phài song tu, cần phải tu luyện đồng thời.
----------------------------
Theo trên thì, có thể thông qua Tính để biết Mệnh. Do vậy, có thể nói Cải Mệnh là Cải Tính.
Nhưng tôi không hài lòng trong việc dùng từ Tính lắm, bởi khi đưa Cải Mệnh về Cải Tính dễ bế tắc, hoặc dễ đặt bài toán cao quá, làm người đọc cảm giác mình không thể làm nổi. Hoặc có người sẽ đưa Cải Tính về Cải Thói Quen (vì có câu Thói Quen tạo Tính Cách), nhưng như vậy thì quá hạn hẹp. Vì vậy, tôi tạm định nghĩa.
Cải Mệnh là một quá trình từng bước - cải thiện - Cấu trúc Thần Khí bên trong mỗi con người.
Cấu trúc Thần Khí có thể được phân tích và đánh giá bởi các môn Mệnh lý học, trong đó Tử Vi, Tử Bình và Nhân Tướng có giá trị tham khảo cao nhất. Theo tôi, dù dùng Tử Vi hay Tử Bình đều phải kết hợp với Nhân Tướng, vì Nhân Tướng còn có một cái lợi là nó có thể được dùng để kiểm tra xem phương pháp thực hiện đã có hiệu quả hay không. Ví dụ như, sau 1 thời gian thực hiện, một người từ thần mắt đục thành trong hơn, màu sắc da từ trắng thành hồng hơn ... chẳng hạn.
Dominique
11/01/2014
ankhoa, on 11/01/2014 - 17:07, said:
Thật ra, tôi không muốn đẩy vấn đề theo quan điểm "chiết" học, kiểu duy tâm hay duy vật, vô thần hay đa thần... vì nói kiểu ấy thì cỡ gì tôi và AK cũng đành hẹn thêm vài trăm kiếp nữa để nói.
Việc cho rằng "mỗi lá số tử vi đều hài hòa" ---> Tôi coi tất cả các lá số "bằng nhau", dù giàu nghèo, dù bệnh tật, sang hèn, người có Hóa Kị hay không có, có Hóa Quyền hay không có.....và nhìn nhận nó hài hòa để có được mẫu số chung trước, rồi mới giải quyết tiếp bài toán Cải mệnh (tôi nói thế là dưới góc nhìn của những ng có khả năng cải được mệnh). Và tôi đã đặt ra vấn đề trước tiên là: Những ai có khả năng cải được Mệnh? - Cách đặt vấn đề của AK khác tôi: Nhiều lá số khác nhau và dùng chung 1 bài toán giải quyết. AK cho rằng ai cũng Cải được Mệnh. Riêng tôi thì tôi cho là, không phải ai cũng cải được mệnh. Nội cái comment mới của AK đã cho thấy :"bao nhiêu người hiểu được ý AK?" - rất
nhiều từ mà người "bình dân" không thể hiểu được, đúng không?
1 con người khi bước vào đời, lần đầu tham gia thi thố, bị chê bai, chửi rủa nát gáo...Chạy về nhà ôm mặt khóc huhu...Bố mẹ anh chị xúm lại khen "con giỏi nhất, chỉ tại thằng Giám Khảo ngu" hay "Em giỏi mà, chỉ tại xui..." . Dù sự thật có là gì đi nữa thì ta cảm thấy được an ủi, vỗ về biết bao. Nhưng, nếu cứ nghĩ mình giỏi như bố mẹ khen để rồi đổ cho đời quá đen thì sẽ thấy đời nó đen thui thật. Nghĩ thế thì tài năng đi lên thế nào? cải mệnh quái gì được? Và xin thưa, động lực đứng lên để phấn đấu không phải là mấy cái lời vỗ về mà chính là mấy cái lời chửi của thiên hạ kia kìa(đương nhiên phải biết lọc, chuyện này tôi miễn bàn).
Tử Vi rất mạnh về nhân sinh quan. Dùng nó để an ủi, động viên con người trong lúc khó khăn là rất tuyệt. Nhưng một khi đã có 1 cái quyết tâm lớn là Cải Mệnh, thì nên biết nhìn thẳng vào điểm yếu và dở của mình. Như ví dụ Không Kiếp của tôi, Ai cũng thấy mình là nạn nhân thì ai là thủ phạm đây? Không có ai thay đổi được bạn ngoại trừ chính bản thân bạn. Thế nên, kế đó, tôi sẽ bàn tới vấn đề thứ 2 trong việc muốn Cải mệnh, sau việc "bỏ qua cái tôi" là tới việc "chấp nhận thiệt thòi mà vẫn vui vẻ". Những ai không làm được thì cũng đừng nghĩ tới cải mệnh làm gì. Sống hết mình, ý nghĩa và trọn vẹn vai trò của mình. Bố phải ra bố, con phải ra con, chồng phải ra chồng, vợ phải tròn vợ....Thế thì Chúa, Phật trên cao cũng đã mỉm cười rồi. Tu với hành, Đạo với Pháp làm gì cho mệt
Từ từ rồi tụi mình cùng ninh khoai nhừ hen AnKhoa,
Sửa bởi Dominique: 11/01/2014 - 23:06
ngonngon
12/01/2014
NguaQuaDoc
12/01/2014
NguaQuaDoc
12/01/2014
đứng trên quan điểm nào nhưng cùng nhìn về một thứ thì đều tốt cả.để tất cả các trường phái cùng thống nhất bằng ngôn ngữ thì có lẽ hơi khó,nhưng dù đi bằng con đường nào cũng đều sẽ có thành quả vì chúng ta đang thực sự dấn thân vào chứ không còn là cắt ghép phân tích trên lý thuyết nữa.
cùng lắng nghe các chia sẻ mà không phân biệt và thành kiến sẽ cùng tiến bộ hơn.
hongtiem
12/01/2014
Nếu thoát khỏi vẫn đề câu chữ, thì chữ Mệnh trong Cải mệnh thì chỉ gói gọn trong môn Tử vi thôi thì cũng khó mà đạt được lời giải cho thắc mắc thế nào là cải mệnh? có cải được không? làm thế nào để cải.
Có một câu " đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu", vậy "thanh", "khí" là gì? " ứng", "cầu" là gì? đặt nó vào trong mối quan hệ giữa con người và năng lượng sinh học, Âm và Dương, giữa vô thức và có ý thức thì cũng phần nào lý giải được những khúc mắc dưới lăng kính Tử vi.
Thỉnh thoảng vẫn có người hỏi: tôi có số làm to không? tôi có số đi tu không? số chồng tôi có ngoại tình không? tôi có căn, quả làm thầy bói không?...Câu hỏi: Ta cần gì, muốn gì trong cuộc đời này nó sẽ khác câu hỏi: Cơ thể ta muốn gì? có nhu cầu thêm, bớt gì trong trời đất này. Nhưng khi chưa hiểu được, rộng hơn là cảm được: mệnh của ta là gì? số của ta là gì? thì cũng khó mà mong đạt được cái sự Cải khi nó bản chất vẫn là thứ trong Ta. Nên HT đồng quan điểm là không phải ai cũng có thể Cải số được. Nó không giống như việc giải một bài toán, chỉ cần dữ kiện, thông tin, công thức, phương thức giải và đáp án đúng là có thể copy and paste sang cho mình được vì bản thán mỗi người là một bài toán khác nhau.
Sửa bởi hongtiem: 12/01/2014 - 04:25
GumBall
12/01/2014
Dominique
12/01/2014
NguaQuaDoc, on 12/01/2014 - 03:51, said:
Bạn NguaQuaDoc và bạn HongTiem hiểu đúng ý tôi. Tôi đúng là hướng tới việc sống nhiệt huyết và phải vui vẻ
Có 1 sự mà tôi muốn nói rõ :
- Những người tu hành không chắc là những người có khả năng cải mệnh
- Những người học huyền học, các nhà tư vấn tâm lý đầy nhân văn cũng không phải là những người có khả năng cải được mệnh
........mà tất cả chỉ là đang đi theo đúng số mệnh của mình (số vốn là số tu, số vốn là số có duyên với huyền học.....)
AK thì tôi không dám nói, chứ riêng tôi thì tôi chắc chắn mình không cải được mệnh. Gì chứ mấy cuốn sách từ Đông sang Tây, từ cổ chí kim của những bậc chân sư, các nhà tu hành nổi tiếng, các bậc Nho Đạo Lão gia, ai đọc gì, tôi cũng ham hố mà đã đọc hết qua rồi. Tôi đọc cho biết với thiên hạ thôi, tôi chỉ là đang làm những thứ có sẵn trên định mệnh lá số của tôi : có khả năng ngâm cứu Đạo (tạm thời vậy)
Sống cho nhiệt tình và vui vẻ :
- Nếu bạn thích đi làm từ thiện. OK, bạn cứ đi làm từ thiện vì nó khiến bạn vui --> nhưng không chắc là bạn cải được mệnh
- Nếu bạn không thích đi làm từ thiện nhưng mà có mơ ước làm chủ được tòa nhà cao nhất VN. OK, bạn hãy làm đi. Làm việc điên cuồng, đấu đá, thủ đoạn tiêu diệt đối thủ....tất cả, để thực hiện mơ ước. Kết quả là gì, VN có 1 căn nhà cao ngất ngưỡng, nở mày mặt với nước láng giềng, bạn xây cả 1 quỹ cho người nghèo, thuê những người thích làm từ thiện trên kia làm cho bạn. Bạn cà chớn với thằng đối thủ chứ với người nghèo thì bạn là anh hùng, mấy thứ đó cũng hão huyền lắm, quan trọng là bạn vui.
- Đơn giản hơn, nếu bạn sợ vợ mà vui, thằng khác nó không sợ thì kệ xác nó, chỉ cần bạn làm đúng vai trò người chồng, kiếm tiền, gánh vác việc nặng nhọc trong nhà, bảo vệ vợ con, thế cũng đã quá tốt. Nhưng mấy thằng không sợ vợ mà ăn nhậu tối ngày, bê tha gái gú lại là điều kiện và hoàn cảnh cho các bà vợ triển khai công lực nhẫn nhịn, tha thứ, bao dung, thủy chung...đủ mọi thứ tốt đẹp cả. Người có khả năng cải mệnh được là đây, họ chấp nhận thiệt thòi và hy sinh. Còn không chịu được thì cắt, chả sao cả. Việc ai nấy làm, miễn thấy vui. Đừng làm những gì mình thấy đau khổ, lại không đóng góp gì cho cuộc đời, kết quả cũng chỉ là chung thân bất mãn, quanh quẩn lòng vòng với mấy cái Đạo mà chả thoát được ra
Những người vào đọc chủ đề này gồm 2 loại : Một là bình dân và đang tìm kiếm 1 lối đi cho mình; Hai là những người nghiên cứu và có thể đọc, hiểu những bài đào sâu của AnKhoa. Tôi ở diễn đàn này lâu rồi, rất ít viết bài học thuật. Tôi chỉ là không muốn mọi người huyễn hoặc, mụ mị về khả năng cải mệnh của mình để rồi mang tư tưởng yếm thế cả đời thay vì nỗ lực xây dựng ước mơ, đóng góp. AK cứ tự nhiên trình bày quan điểm của AK, dành cho những ai đã đi tới sự nghiên cứu đấy. Riêng tôi, nếu hay, tôi học hỏi.
Sửa bởi Dominique: 12/01/2014 - 09:24
AnKhoa
12/01/2014
Mao3Que, on 12/01/2014 - 09:00, said:
Đúng vậy. Nhưng lại đặt câu hỏi "Vì sao lại vậy", truy thêm sâu hơn 1 tầng nữa thì sẽ hiểu tại sao.
Nó giống như: Một chiếc xe ô tô tải đang chạy với tốc độ cao, mà định dùng mấy chiếc xe đạp lao vào để cản thì tất nhiên sẽ bị nẩy trở lại.
Hay, một anh chàng đang say rượu hay đang phê, khí huyết hừng hực, mà cứ dùng mấy lời đạo lý ra giảng giải thì không bị bật trở lại mới lạ.
Cho nên, phương pháp phải vừa Đúng, Đủ và quan trọng nhất là Hợp từng người. Thiếu 1 trong 3 thì sẽ không thành, không thành không phải "Tại sao nó làm được mà mình không làm được", mà là "Nó và Mình khác nhau, nên cần Lượng, Chất và Cách khác nhau".
Chữ Hợp, là vô cùng quan trọng. Nó giống như, hai người trường Khí hợp nhau, chỉ cần ngồi nói vài ba câu với nhau đã thoải mái, thì sự tác động của người này tới người kia vừa Dễ, vừa Hiệu quả. Còn trường khí không hợp nhau, thì ngồi nhìn nhau đã khó chịu, huống chi là làm gì khác. Đến Phật, cũng chỉ cải được những người có Duyên, có Duyên tức là Hợp, tức trường Khí đã "Hòa".
Hay như dàn 14 chính tinh, thử hết anh này tới anh kia không ai nói được thằng Không Kiếp, đến lúc một anh Phá Quân đến, nói vài câu, nó lại nghe.
Cho nên, Phương pháp đối với Từng người, cũng vậy. Phần lớn sự "Thất bại" là đều cố gượng ép một phương pháp "đã thành công với người này" vào "người kia, làm người kia bắt buộc phải thành công, nếu không thành công tức là anh không đủ điều kiện". Mọi sự gượng ép, chối bỏ, dẫn tới Thất bại, là tất yếu.
vanvantran
12/01/2014
Hậu sinh khả úy, học lớp vỡ lòng nhưng có những phát kiến" lạ" , cộng 1 chút tinh thần tự tôn nữa cũng hay
Biết đâu ...............
vanvantran
12/01/2014
vanvantran, on 12/01/2014 - 11:11, said:
Hậu sinh khả úy, học lớp vỡ lòng nhưng có những phát kiến" lạ" , cộng 1 chút tinh thần tự tôn nữa cũng hay
Biết đâu ...............
" biết Tử Vi coi vận tốt rồi nói là cải số" và tranh phần '' cải số" với tôi
Tôi không nói gì, anh kia cười đắc thắng kiểu" trí khôn ta đây"
Khôn lắm, nay lên mạng thì mới rõ hàm nghĩa cải số mà các bạn nghiên cứu
cứ thử vận may,biết đâu đấy................................