Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn
pth77, on 11/01/2014 - 19:43, said:
- AK cứ mạnh dạn đưa ra một định nghĩa theo hướng giải nghĩa thuật ngữ (vd: "cải" hiểu thế nào; "mệnh" hiểu thế nào; "cải mệnh" hiểu thế nào) có thể chưa cần chính xác, nhưng bám theo đó sẽ có nhiều ý kiến hữu ích (như trong luật có giải thích thuật ngữ vậy, giúp hiểu rõ hơn)
Trong Nhân Tướng học, thì khẩu quyết Cải Mệnh là "Tướng tùy Tâm sinh, Tướng tùy Tâm diệt". Tức là môn Nhân Tướng học đã chỉ ra phép Cải Tướng, ở đây, chính là Cải Mệnh.
Cải ở đây, nghĩa là cải thiện, thì đã rõ rồi.
Nhưng, Mệnh, vốn là một từ khá trừu tượng và phổ quát, nên khó định nghĩa rõ ràng. Mệnh, ở đây không phải giới hạn trong cung Mệnh của Tử Vi, mà nó là định nghĩa chung về Số Mệnh một con người.
Tuy nhiên, ta thử lượt lại vài định nghĩa về Mệnh trong
Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn
xem:
----------------------------
Tính là gì? Tính là NGUYÊN THUỶ CHÂN NHƯ. Một điểm minh Linh của Tiên Thiên.
Mệnh là gì? Mệnh là một Khí chí tinh, chí thuần của Tiên Thiên.
Nhưng có Tính là có Mệnh. Có mệnh là có Tính. Ở nơi Trời thì gọi là Mệnh; Ở nơi người thì gọi là Tính. Tính và Mệnh không phải là hai. Thực sự, Tính mà không có Mệnh, thì không thể thành lập. Mệnh mà không có Tính thì không thể tồn tại. Tính Mệnh hỗn nhiên hợp nhất, và quan hệ với nhau.
Kinh Dịch viết: Kiền Đạo biến hoá các chính Tính Mệnh. 乾 道 變 化 各 正性 命.
Cơ Trời biến hoá vần xoay,
Làm cho vạn vật thêm hay, thêm tình,
Kiện toàn Tính Mệnh của mình
Giữ gìn toàn vẹn Tính lành Trời cho.
(Quẻ Kiền, Thoán truyện).
Trung Dung viết: Thiên Mệnh chi vị Tính. 天 命 之 謂 性 (Tính ấy chính là Thiên Mệnh.)
Cả hai có cùng một ý nghĩa.
Huyền Môn Đạo gia cho rằng Mệnh là Khí. Lấy Dưỡng Mệnh làm tông chỉ. Thông qua Luyện Dưỡng Đơn Điền để cầu huyền, lập giáo. Cho nên nói rõ về Mệnh, mà bàn sơ về Tính. Do đó mà chẳng biết Tính. Cuối cùng cũng không biết Mệnh.
Thiền gia cho rằng Thần là Tính. Lấy Dưỡng Tính làm Tông chỉ. Lấy Ly cung để tu luyện lập giáo (dạy dân bài trừ tạp niệm, và tu Định, nhập Tĩnh), nên bàn nhiều về Tính mà nói sơ về Mệnh. Như vậy là không biết về Mệnh, cuối cùng cũng không biết gì về Tính. Có hay đâu Tính Mệnh không hề rời nhau. Thích, Đạo vốn không hai nẻo. Thần Khí tuy có hai công dụng, nhưng Tính Mệnh cần phài song tu, cần phải tu luyện đồng thời.
----------------------------
Theo trên thì, có thể thông qua
Tính để biết
Mệnh. Do vậy, có thể nói Cải Mệnh là
Cải Tính.
Nhưng tôi không hài lòng trong việc dùng từ Tính lắm, bởi khi đưa Cải Mệnh về Cải Tính dễ bế tắc, hoặc dễ đặt bài toán cao quá, làm người đọc cảm giác mình không thể làm nổi. Hoặc có người sẽ đưa Cải Tính về Cải Thói Quen (vì có câu Thói Quen tạo Tính Cách), nhưng như vậy thì quá hạn hẹp. Vì vậy, tôi tạm định nghĩa.
Cải Mệnh là một quá trình từng bước - cải thiện - Cấu trúc Thần Khí bên trong mỗi con người.
Cấu trúc Thần Khí có thể được phân tích và đánh giá bởi các môn Mệnh lý học, trong đó Tử Vi, Tử Bình và Nhân Tướng có giá trị tham khảo cao nhất. Theo tôi, dù dùng Tử Vi hay Tử Bình đều phải kết hợp với Nhân Tướng, vì Nhân Tướng còn có một cái lợi là nó có thể được dùng để kiểm tra xem phương pháp thực hiện đã có hiệu quả hay không. Ví dụ như, sau 1 thời gian thực hiện, một người từ thần mắt đục thành trong hơn, màu sắc da từ trắng thành hồng hơn ... chẳng hạn.