

GẬY KIM CANG HÉT- HOÀ THƯỢNG TUYÊN HOÁ - QUYỂN HAI
Viết bởi DongThien, 24/12/13 20:55
108 replies to this topic
#91
Gửi vào 29/12/2013 - 13:39
446. Hỏi: Hoà Thượng có ý kiến gì để đối trị với nền giáo dục đang suy sụp hay không?
Đáp: Liều thuốc tốt nhất để chữa trị căn bệnh giáo dục của quốc gia này, thật ra phải là một thứ diệu dược. Thứ thuốc có thể giải quyết những vấn đề của tốp trẻ trên toàn cầu, đó là "Hiếu Đễ". Nếu bậc thầy cô có thể tự bản thân mình làm gương mẫu dẫn dạy học sinh, thì nên dạy chúng ngay từ lúc đầu phải nghe lời cha mẹ, kính trọng sư trưởng. Được vậy thì những tình trạng nguy hiểm mà chúng ta hiện đang đối diện, phần lớn sẽ không bao giờ xảy ra. Điều quan trọng là nếu chúng ta không dạy trẻ con hiểu được cái giá trị của sự hiếu thảo, thế thì dù có giải quyết bằng bất cứ phương pháp nào đi nữa cũng chỉ là chữa trị ở bề ngoài chứ không chữa trị tận gốc rễ, bởi thuốc đã không chữa đúng căn bệnh. Đối với vấn đề này, biện pháp giải quyết của tôi là tự bản thân mình phải làm gương, rồi dẫn dạy bọn trẻ tất cả những điều căn bản về đức hạnh cao đẹp và sự hiếu thảo.
447. Hỏi: Phải chăng học tập Phật Pháp, quan trọng nhất là chúng ta nên cả ngày cứ trốn trong nhà, hoặc lạy Phật, niệm Phật ở trong chùa để cầu nguyện đến ngày mình vãng sanh được Phật và Bồ Tát cảm ứng tiếp dẫn về thế giới Tây phương Cực Lạc, hay là chúng ta đem Phật Pháp ứng dụng vào cuộc sống hàng ngày của mình mới là quan trọng?
Đáp: Hãy nên áp dụng Phật Pháp vào trong cuộc sống hàng ngày, nhưng đừng có dùng pháp ô nhiễm mà phải dùng pháp thanh tịnh. Nếu con có thể thanh tịnh và không có vọng tưởng, thậm chí cũng không có dục vọng, cũng như tất cả các sinh hoạt của con đều là chánh đáng thì đấy là Phật Pháp. Còn như con ngày ngày đều lạy Phật, niệm Phật, cầu vãng sanh thế giới Cực Lạc, mà hễ thấy người thì nổi sân đùng đùng và hay gây lộn với người thì đó cũng là vô dụng thôi! Thế là dù con có niệm Phật nhưng cũng không thể đến Tây phương, có lạy Phật cũng không thể đến Đông phương được. Bởi vì cái nóng giận của con đã níu kéo con lại và cái vô minh đã che lấp con mất rồi. Cho nên con phải bỏ đi các tật xấu, vô minh, bỏ đi cái tánh bẩm sinh phiền não và bỏ luôn đi cái tánh nóng nảy. Con hãy dụng công ngay tại những chỗ xấu dở đó, như thế mới là dụng công thật sự.
448. Hỏi: Ban đêm ngủ ngồi thì có gì tốt?
Đáp: Tối ngủ ngồi là không nằm xuống ngủ, chúng ta không những tiết kiệm được giấc ngủ mà tinh thần càng sáng suốt hơn và còn hàng phục được cái tâm dâm dục nữa.
449. Hỏi: Thưa Sư Phụ, con rất kính ngưỡng Ngài?
Đáp: "Ai" kính ngưỡng?
450. Hỏi: Con cảm thấy con lười biếng quá. Con cũng phát giác ra con có rất nhiều bạn bè cũng có cùng chứng bệnh như con. Con thường khuyên chúng nó phải lo học hành và con cũng thường tự nhủ mình như vậy. Nhưng con cảm thấy là con đã lãng phí quá nhiều thời gian. Đồng thời, trong lúc khuyên nhủ chúng bạn, con cũng rất mâu thuẫn. Bởi vì nếu con tự khuyên mình còn không xong thì làm sao khuyên lơn bạn bè của con cho được?
Đáp: Hãy cần mẫn chăm lo học hành! Con đã lười biếng thì phải tìm một phuơng pháp để đối trị. Đây chẳng có câu thần chú nào để bảo con đừng làm biếng cả, nên con phải tự vươn lên. "Người có chí thì việc sẽ thành." Con đừng nói mình lười biếng nữa mà nên biết là người có chí khí thì việc gì cũng đều có thể đạt được hết.
Đáp: Liều thuốc tốt nhất để chữa trị căn bệnh giáo dục của quốc gia này, thật ra phải là một thứ diệu dược. Thứ thuốc có thể giải quyết những vấn đề của tốp trẻ trên toàn cầu, đó là "Hiếu Đễ". Nếu bậc thầy cô có thể tự bản thân mình làm gương mẫu dẫn dạy học sinh, thì nên dạy chúng ngay từ lúc đầu phải nghe lời cha mẹ, kính trọng sư trưởng. Được vậy thì những tình trạng nguy hiểm mà chúng ta hiện đang đối diện, phần lớn sẽ không bao giờ xảy ra. Điều quan trọng là nếu chúng ta không dạy trẻ con hiểu được cái giá trị của sự hiếu thảo, thế thì dù có giải quyết bằng bất cứ phương pháp nào đi nữa cũng chỉ là chữa trị ở bề ngoài chứ không chữa trị tận gốc rễ, bởi thuốc đã không chữa đúng căn bệnh. Đối với vấn đề này, biện pháp giải quyết của tôi là tự bản thân mình phải làm gương, rồi dẫn dạy bọn trẻ tất cả những điều căn bản về đức hạnh cao đẹp và sự hiếu thảo.
447. Hỏi: Phải chăng học tập Phật Pháp, quan trọng nhất là chúng ta nên cả ngày cứ trốn trong nhà, hoặc lạy Phật, niệm Phật ở trong chùa để cầu nguyện đến ngày mình vãng sanh được Phật và Bồ Tát cảm ứng tiếp dẫn về thế giới Tây phương Cực Lạc, hay là chúng ta đem Phật Pháp ứng dụng vào cuộc sống hàng ngày của mình mới là quan trọng?
Đáp: Hãy nên áp dụng Phật Pháp vào trong cuộc sống hàng ngày, nhưng đừng có dùng pháp ô nhiễm mà phải dùng pháp thanh tịnh. Nếu con có thể thanh tịnh và không có vọng tưởng, thậm chí cũng không có dục vọng, cũng như tất cả các sinh hoạt của con đều là chánh đáng thì đấy là Phật Pháp. Còn như con ngày ngày đều lạy Phật, niệm Phật, cầu vãng sanh thế giới Cực Lạc, mà hễ thấy người thì nổi sân đùng đùng và hay gây lộn với người thì đó cũng là vô dụng thôi! Thế là dù con có niệm Phật nhưng cũng không thể đến Tây phương, có lạy Phật cũng không thể đến Đông phương được. Bởi vì cái nóng giận của con đã níu kéo con lại và cái vô minh đã che lấp con mất rồi. Cho nên con phải bỏ đi các tật xấu, vô minh, bỏ đi cái tánh bẩm sinh phiền não và bỏ luôn đi cái tánh nóng nảy. Con hãy dụng công ngay tại những chỗ xấu dở đó, như thế mới là dụng công thật sự.
448. Hỏi: Ban đêm ngủ ngồi thì có gì tốt?
Đáp: Tối ngủ ngồi là không nằm xuống ngủ, chúng ta không những tiết kiệm được giấc ngủ mà tinh thần càng sáng suốt hơn và còn hàng phục được cái tâm dâm dục nữa.
449. Hỏi: Thưa Sư Phụ, con rất kính ngưỡng Ngài?
Đáp: "Ai" kính ngưỡng?
450. Hỏi: Con cảm thấy con lười biếng quá. Con cũng phát giác ra con có rất nhiều bạn bè cũng có cùng chứng bệnh như con. Con thường khuyên chúng nó phải lo học hành và con cũng thường tự nhủ mình như vậy. Nhưng con cảm thấy là con đã lãng phí quá nhiều thời gian. Đồng thời, trong lúc khuyên nhủ chúng bạn, con cũng rất mâu thuẫn. Bởi vì nếu con tự khuyên mình còn không xong thì làm sao khuyên lơn bạn bè của con cho được?
Đáp: Hãy cần mẫn chăm lo học hành! Con đã lười biếng thì phải tìm một phuơng pháp để đối trị. Đây chẳng có câu thần chú nào để bảo con đừng làm biếng cả, nên con phải tự vươn lên. "Người có chí thì việc sẽ thành." Con đừng nói mình lười biếng nữa mà nên biết là người có chí khí thì việc gì cũng đều có thể đạt được hết.
Thanked by 2 Members:
|
|
#92
Gửi vào 29/12/2013 - 14:03
451. Hỏi: Người xuất gia ở trong chùa tu hành, hình như là không màng đến thế sự, vậy có phải là mâu thuẫn với tinh thần thực tiễn mà Phật đã thường nhấn mạnh hay không?
Đáp: Các tội ác và các tai hoạ hỗn loạn của người đời gây tạo ra đều do tham lam chấp trước mà thành. Phật Pháp trụ thế gian để cảnh giác và dẫn dắt người thế tục, hầu chuyển hoá tâm người thanh tịnh để tự cầu giải thoát và giúp người khác giải thoát. Đây là việc làm lợi mình và lợi người, "trực hạ thừa đang" tức là trực tiếp đảm đang việc cứu giúp người. Như vậy mà có thể cho là tiêu cực sao? Chán đời là gợi ý cho việc nhập thế, xuất thế là mục đích của sự nhập thế. Nếu là người tu hành thật sự, cuối cùng tất phải hồi tiểu để hướng đại, phát tâm đại thừa và hành đạo Bồ Tát. Còn cuộc sống người tại gia thì phiền phiền não não, tranh tranh cãi cãi, nếu con thích vậy thì con cứ ở đó, tha hồ mà lưu luyến đi!
452. Tín chúng: Chúng con rất muốn tu hành.
Hoà Thượng: Quý vị có buông bỏ được tình thức chưa?
453. Hỏi: Con là người làm những công việc của thế tục, con xin có câu hỏi: Chúng con cả đời được giáo dục và huấn luyện đều là để nuôi dưỡng cái tinh thần đấu tranh để giành lấy sự thành công, còn những thứ khác chỉ là phụ thôi. Bây giờ đột nhiên chúng con tìm thấy một mục tiêu mới. Vì thế chúng con phải thay đổi đường hướng mà trước kia mình cứ ngỡ là đúng. Chúng con phải thay đổi, hoặc là về hướng phải, hoặc đi theo con đường trung đạo. Cơn mộng này rốt cuộc là có thật, hay chỉ là ảo giác?
Nếu như có thể được hỏi câu thứ hai, con xin hỏi đạo Bà La Môn (Phệ Đà) và đạo Phật cũng gọi là con đường bên phải và con đường trung đạo, đều là giống nhau phải không? Tuy có hai tên, nhưng thật ra chỉ là một con đường thôi, phải không?
Đáp: Trước kia chúng ta học về tranh danh đoạt lợi, nhưng rồi đột nhiên giác ngộ, không còn muốn tranh danh đoạt lợi nữa. Vậy không phải là chúng ta đã mâu thuẫn hay sao? Và phải chăng là hư ảo? Đạo lý này rất đơn giản và rõ ràng, con nít cũng hiểu được. Ví như có một người đang đi trên đường thì gặp đám lửa cháy, vậy y nên tiếp tục tiến bước hay là nên quay đầu trở lại? Cũng như khi đi tới bãi biển rồi thì mình nên bước tới nhảy vào biển khổ hay là phải quay đầu lại? Như vậy con nói quay đầu trở lại là mâu thuẫn hay sao? Và đó không phải là thực tế sao?
Còn về câu hỏi thứ hai: Có phải đạo Phật và đạo Bà La Môn chỉ là một? Những tôn giáo mà tôi biết thì tất cả đều là con người. Cho nên nếu chúng ta nhận xét về nhân loại thì đều là đổi tên chứ không đổi nghĩa; đổi thang chứ không đổi thuốc. Bất luận con là người Mỹ, người Hoa, người Nhật, người Tây Ban Nha, người Mễ, người Đức hay người Pháp gì thì đều được gọi là người. Người là một cá nhân, dù có tên không giống nhau nhưng cũng vẫn là con người. Bất luận là người của quốc gia nào đi nữa, con cũng không được gọi y là con chó hay là con mèo, phải không?
454. Hỏi: Nếu Sư Phụ nhịn ăn nữa thì sẽ ngã bệnh đó!
Đáp: Không ăn thì tôi chỉ đau cái thân. Còn các con không siêng năng tu hành thì tâm tôi càng đau hơn.
455. Hỏi: Nếu như đạo tràng có thể sửa đổi lại thái độ tiếp đãi, vậy chẳng phải là khiến cho người ta cảm thấy thân thiết hơn và có thể dẫn dắt càng thêm nhiều người tin Phật hơn sao?
Đáp: Đạo tràng không phải là chỗ bày tiệc tùng để ăn ăn, uống uống. Phàm chuyện gì chúng ta cũng phải theo đúng quy củ tức mới là trung đạo.
Đáp: Các tội ác và các tai hoạ hỗn loạn của người đời gây tạo ra đều do tham lam chấp trước mà thành. Phật Pháp trụ thế gian để cảnh giác và dẫn dắt người thế tục, hầu chuyển hoá tâm người thanh tịnh để tự cầu giải thoát và giúp người khác giải thoát. Đây là việc làm lợi mình và lợi người, "trực hạ thừa đang" tức là trực tiếp đảm đang việc cứu giúp người. Như vậy mà có thể cho là tiêu cực sao? Chán đời là gợi ý cho việc nhập thế, xuất thế là mục đích của sự nhập thế. Nếu là người tu hành thật sự, cuối cùng tất phải hồi tiểu để hướng đại, phát tâm đại thừa và hành đạo Bồ Tát. Còn cuộc sống người tại gia thì phiền phiền não não, tranh tranh cãi cãi, nếu con thích vậy thì con cứ ở đó, tha hồ mà lưu luyến đi!
452. Tín chúng: Chúng con rất muốn tu hành.
Hoà Thượng: Quý vị có buông bỏ được tình thức chưa?
453. Hỏi: Con là người làm những công việc của thế tục, con xin có câu hỏi: Chúng con cả đời được giáo dục và huấn luyện đều là để nuôi dưỡng cái tinh thần đấu tranh để giành lấy sự thành công, còn những thứ khác chỉ là phụ thôi. Bây giờ đột nhiên chúng con tìm thấy một mục tiêu mới. Vì thế chúng con phải thay đổi đường hướng mà trước kia mình cứ ngỡ là đúng. Chúng con phải thay đổi, hoặc là về hướng phải, hoặc đi theo con đường trung đạo. Cơn mộng này rốt cuộc là có thật, hay chỉ là ảo giác?
Nếu như có thể được hỏi câu thứ hai, con xin hỏi đạo Bà La Môn (Phệ Đà) và đạo Phật cũng gọi là con đường bên phải và con đường trung đạo, đều là giống nhau phải không? Tuy có hai tên, nhưng thật ra chỉ là một con đường thôi, phải không?
Đáp: Trước kia chúng ta học về tranh danh đoạt lợi, nhưng rồi đột nhiên giác ngộ, không còn muốn tranh danh đoạt lợi nữa. Vậy không phải là chúng ta đã mâu thuẫn hay sao? Và phải chăng là hư ảo? Đạo lý này rất đơn giản và rõ ràng, con nít cũng hiểu được. Ví như có một người đang đi trên đường thì gặp đám lửa cháy, vậy y nên tiếp tục tiến bước hay là nên quay đầu trở lại? Cũng như khi đi tới bãi biển rồi thì mình nên bước tới nhảy vào biển khổ hay là phải quay đầu lại? Như vậy con nói quay đầu trở lại là mâu thuẫn hay sao? Và đó không phải là thực tế sao?
Còn về câu hỏi thứ hai: Có phải đạo Phật và đạo Bà La Môn chỉ là một? Những tôn giáo mà tôi biết thì tất cả đều là con người. Cho nên nếu chúng ta nhận xét về nhân loại thì đều là đổi tên chứ không đổi nghĩa; đổi thang chứ không đổi thuốc. Bất luận con là người Mỹ, người Hoa, người Nhật, người Tây Ban Nha, người Mễ, người Đức hay người Pháp gì thì đều được gọi là người. Người là một cá nhân, dù có tên không giống nhau nhưng cũng vẫn là con người. Bất luận là người của quốc gia nào đi nữa, con cũng không được gọi y là con chó hay là con mèo, phải không?
454. Hỏi: Nếu Sư Phụ nhịn ăn nữa thì sẽ ngã bệnh đó!
Đáp: Không ăn thì tôi chỉ đau cái thân. Còn các con không siêng năng tu hành thì tâm tôi càng đau hơn.
455. Hỏi: Nếu như đạo tràng có thể sửa đổi lại thái độ tiếp đãi, vậy chẳng phải là khiến cho người ta cảm thấy thân thiết hơn và có thể dẫn dắt càng thêm nhiều người tin Phật hơn sao?
Đáp: Đạo tràng không phải là chỗ bày tiệc tùng để ăn ăn, uống uống. Phàm chuyện gì chúng ta cũng phải theo đúng quy củ tức mới là trung đạo.
Thanked by 2 Members:
|
|
#93
Gửi vào 29/12/2013 - 14:22
456. Hỏi: Con trai và con dâu con đối xử với con rất là bất hiếu, cầu xin Hoà Thượng khai thị cho con.
Đáp: Mỗi ngày bà nên tâm niệm, âm thầm sám hối với chúng nó về những nghiệp tội bà đã gây tạo trong quá khứ. Vì nhân đời trước mới gặt quả kiếp này là vậy. Bà nên thường niệm Quán Thế Âm Bồ Tát và đừng có sân hận, như vậy từ từ bà sẽ giải mở được các oán hờn.
457. Hỏi: Con vẫn còn nhỏ nhưng có rất nhiều nữ sinh cứ gọi điện thoại cho con. Vậy con phải làm sao?
Đáp: Thì mắng lại bọn chúng, bảo chúng nó hãy ngoan ngoãn mà lo học hành.
458. Hỏi: Chúng ta có phương pháp gì để có thể chuyên tâm trì một câu Chú không? Và câu Chú này mình phải trì tụng bao nhiêu lần?
Đáp: Tại sao chỉ biết niệm một câu thôi hả?
- Thì như niệm câu "tu xi fa" (đột tất phạp) hoặc là...
- Đây không phải chỉ có niệm một câu đó thôi, mà là từng đoạn từng đoạn. Nếu con chỉ niệm một câu thì đâu có được. Vì câu này có quan hệ liên tục với câu trước và câu sau, nên nếu con chỉ niệm một câu riêng rẽ thì không thể được. Dù mỗi một câu có một ý nghĩa riêng, nhưng nó cũng vẫn liên quan với câu trước và câu sau theo từng đoạn, từng đoạn nhỏ. Nếu thật sự muốn nghiên cứu "Chú Lăng Nghiêm" thì con phải biết theo thứ lớp, câu nào đến câu nào là một đoạn, vậy mới thật là hiểu rõ.
459. Hỏi: Tại sao Bồ Tát phát nguyện thì đều lấy điều kiện là không nguyện thành Phật để đạt đến nguyện lực?
Đáp: Đó không phải là Bồ Tát, mà là quỷ; quỷ đã đoạ vào ba đường ác nên dù muốn thành Phật cũng không có nhanh vậy đâu. Cho nên họ muốn nán chậm lại một chút, giống y như tôi đây. Tại sao tôi nói tôi là quỷ, quý vị nhất định không tin vì thấy tôi giống như người chớ gì. Nhưng vì tôi đã độ một số quỷ nên tôi bị lôi xuống địa ngục, muốn thoát ra mà cũng không có ai kéo tôi ra. Vì vậy tôi đành ở lại trong địa ngục du hí dạo chơi trước đã. Tôi thấy các bạn quỷ đó chịu nhiều khổ sở quá, bởi vậy tôi muốn chờ cho những quỷ đói này thành Phật hết rồi tôi mới thành Phật. Tuy rằng không thể so sánh với nguyện lực của Ngài Địa Tạng Vương Bồ Tát, là địa ngục chưa không, thề không thành Phật; còn nguyện của tôi đây là địa ngục còn một con quỷ thì tôi cũng không thành Phật. Nếu vậy địa ngục không chắc là sẽ trống không. Tôi nói quỷ đây là cùng một thời với tôi, còn quỷ sau này thì tôi không màng đến. Bởi lúc đó lại sẽ là một thời điểm khác nữa.
460. Hỏi: Lần đầu tiên con kết hôn là đã không tốt rồi, đến lần thứ hai thì lại càng tệ hơn. Tại sao thế?
Đáp: Vậy thì đừng kết hôn, hãy niệm Quán Thế Âm Bồ Tát cho nhiều đi.
Đáp: Mỗi ngày bà nên tâm niệm, âm thầm sám hối với chúng nó về những nghiệp tội bà đã gây tạo trong quá khứ. Vì nhân đời trước mới gặt quả kiếp này là vậy. Bà nên thường niệm Quán Thế Âm Bồ Tát và đừng có sân hận, như vậy từ từ bà sẽ giải mở được các oán hờn.
457. Hỏi: Con vẫn còn nhỏ nhưng có rất nhiều nữ sinh cứ gọi điện thoại cho con. Vậy con phải làm sao?
Đáp: Thì mắng lại bọn chúng, bảo chúng nó hãy ngoan ngoãn mà lo học hành.
458. Hỏi: Chúng ta có phương pháp gì để có thể chuyên tâm trì một câu Chú không? Và câu Chú này mình phải trì tụng bao nhiêu lần?
Đáp: Tại sao chỉ biết niệm một câu thôi hả?
- Thì như niệm câu "tu xi fa" (đột tất phạp) hoặc là...
- Đây không phải chỉ có niệm một câu đó thôi, mà là từng đoạn từng đoạn. Nếu con chỉ niệm một câu thì đâu có được. Vì câu này có quan hệ liên tục với câu trước và câu sau, nên nếu con chỉ niệm một câu riêng rẽ thì không thể được. Dù mỗi một câu có một ý nghĩa riêng, nhưng nó cũng vẫn liên quan với câu trước và câu sau theo từng đoạn, từng đoạn nhỏ. Nếu thật sự muốn nghiên cứu "Chú Lăng Nghiêm" thì con phải biết theo thứ lớp, câu nào đến câu nào là một đoạn, vậy mới thật là hiểu rõ.
459. Hỏi: Tại sao Bồ Tát phát nguyện thì đều lấy điều kiện là không nguyện thành Phật để đạt đến nguyện lực?
Đáp: Đó không phải là Bồ Tát, mà là quỷ; quỷ đã đoạ vào ba đường ác nên dù muốn thành Phật cũng không có nhanh vậy đâu. Cho nên họ muốn nán chậm lại một chút, giống y như tôi đây. Tại sao tôi nói tôi là quỷ, quý vị nhất định không tin vì thấy tôi giống như người chớ gì. Nhưng vì tôi đã độ một số quỷ nên tôi bị lôi xuống địa ngục, muốn thoát ra mà cũng không có ai kéo tôi ra. Vì vậy tôi đành ở lại trong địa ngục du hí dạo chơi trước đã. Tôi thấy các bạn quỷ đó chịu nhiều khổ sở quá, bởi vậy tôi muốn chờ cho những quỷ đói này thành Phật hết rồi tôi mới thành Phật. Tuy rằng không thể so sánh với nguyện lực của Ngài Địa Tạng Vương Bồ Tát, là địa ngục chưa không, thề không thành Phật; còn nguyện của tôi đây là địa ngục còn một con quỷ thì tôi cũng không thành Phật. Nếu vậy địa ngục không chắc là sẽ trống không. Tôi nói quỷ đây là cùng một thời với tôi, còn quỷ sau này thì tôi không màng đến. Bởi lúc đó lại sẽ là một thời điểm khác nữa.
460. Hỏi: Lần đầu tiên con kết hôn là đã không tốt rồi, đến lần thứ hai thì lại càng tệ hơn. Tại sao thế?
Đáp: Vậy thì đừng kết hôn, hãy niệm Quán Thế Âm Bồ Tát cho nhiều đi.
Thanked by 2 Members:
|
|
#94
Gửi vào 29/12/2013 - 18:15
462. Hỏi: Đệ tử thấy có người tự xưng là Vô Thượng Sư. Là người tại gia mà mặc áo của người xuất gia, lại còn dùng danh hiệu của Phật để quảng cáo khắp nơi.
Đáp: Đó là ngoại đạo, không phải là Phật giáo đồ chân chánh.
463. Hỏi: Đệ tử cảm thấy rằng mình còn chấp tướng, chấp ngã quá nặng, quá sâu dày. Con phải như thế nào mới có thể được vô ngã thật sự?
Đáp: Vô ngã à, trước tiên phải là vô nhân (không người). Vô nhân thì tự nhiên sẽ vô ngã (không tôi). Không người, không tôi, lại còn phải không chúng sanh và không thọ giả nữa. Con phải biết rằng cái "ngã" đó chỉ là cái danh từ giả, luôn cả người, chúng sanh, thọ mạng cũng đều là cái tên giả, con đừng có bị giả danh làm mê muội. Cái "ngã" chân thật không phải là cái đó, mà chính là Phật tánh vốn đã sẵn có của chúng ta. Tại sao con quên đi cái Phật tánh vốn có của mình, mà chỉ nhớ cái "ngã" giả, cái tên giả, cái nghĩa giả của thế gian? Nếu con nhớ lại cái "ngã" thật thì cái "ngã" giả đó tự nhiên sẽ không còn nữa. Con người tuy là rất thông minh đấy, nhưng nếu mình quên đi cái "ngã" giả và tìm cho ra cái "ngã" thật, vậy mới thật sự là thông minh.
464. Hỏi: Phải chăng con đã khai ngộ?
Đáp: Con có sợ chết không?
465. Hỏi: Ở nhà con đặt tượng Bồ Tát Quán Thế Âm đối diện với một cột trụ rất lớn. Vậy có phải là không tốt và không thuận lợi?
Đáp: Có chút xíu vậy mà Bồ Tát cũng không thể tự tại được sao? Là không tốt ở chỗ nào vậy?
Đáp: Đó là ngoại đạo, không phải là Phật giáo đồ chân chánh.
463. Hỏi: Đệ tử cảm thấy rằng mình còn chấp tướng, chấp ngã quá nặng, quá sâu dày. Con phải như thế nào mới có thể được vô ngã thật sự?
Đáp: Vô ngã à, trước tiên phải là vô nhân (không người). Vô nhân thì tự nhiên sẽ vô ngã (không tôi). Không người, không tôi, lại còn phải không chúng sanh và không thọ giả nữa. Con phải biết rằng cái "ngã" đó chỉ là cái danh từ giả, luôn cả người, chúng sanh, thọ mạng cũng đều là cái tên giả, con đừng có bị giả danh làm mê muội. Cái "ngã" chân thật không phải là cái đó, mà chính là Phật tánh vốn đã sẵn có của chúng ta. Tại sao con quên đi cái Phật tánh vốn có của mình, mà chỉ nhớ cái "ngã" giả, cái tên giả, cái nghĩa giả của thế gian? Nếu con nhớ lại cái "ngã" thật thì cái "ngã" giả đó tự nhiên sẽ không còn nữa. Con người tuy là rất thông minh đấy, nhưng nếu mình quên đi cái "ngã" giả và tìm cho ra cái "ngã" thật, vậy mới thật sự là thông minh.
464. Hỏi: Phải chăng con đã khai ngộ?
Đáp: Con có sợ chết không?
465. Hỏi: Ở nhà con đặt tượng Bồ Tát Quán Thế Âm đối diện với một cột trụ rất lớn. Vậy có phải là không tốt và không thuận lợi?
Đáp: Có chút xíu vậy mà Bồ Tát cũng không thể tự tại được sao? Là không tốt ở chỗ nào vậy?
Thanked by 2 Members:
|
|
#95
Gửi vào 29/12/2013 - 18:24
466. Hỏi: Con là sinh viên năm thứ hai của trường đại học Berkerly. Gần đây con đi học mà cứ cảm thấy bị áp lực rất lớn. Vì những sự tranh đua quá mạnh mẽ khiến con không có cách nào để giải thoát, được mãn nguyện. Con không biết rốt cuộc rồi trường đại học này có đem chút gì lợi ích cho con không nữa? Con không biết phải làm sao mới đúng đây?
Đáp: Học hành thì nên bình tâm tĩnh khí, đừng nghĩ đến nhiều chuyện quá; tốt hay không tốt đều không thành vấn đề. Con không nên để ý đến chuyện được hay mất. Ai gây áp lực cho con? Cũng tự mình con thôi! Nếu con không cảm thấy có áp lực, mà cứ thuận theo sự phát triển tự nhiên thì sẽ không có áp lực gì hết.
476. Hỏi: Chúng con có thể làm mai giới thiệu hôn nhân cho người ta được không?
Đáp: Đó là tạo tội, tuyệt đối không thể được.
477. Hỏi: Con khai ngộ rồi phải không?
Đáp: Có phải con vẫn còn cái tâm dâm dục?
478. Hỏi: Tại sao mỗi lần đi ra ngoài thì Sư Phụ đều không mệt, còn chúng đệ tử thì mệt nhừ chịu không nổi?
Đáp: Không phải là tôi không mệt, mà tôi dùng ý chí để khắc phục nó.
479. Hỏi: Nhiều người dạy đồ đệ của họ bắt ấn để kiếm tiền nhiều thêm. Có loại pháp môn như vậy sao?
Đáp: Đó là lợi dụng lòng tham của con người. Không phải ai ai thủ ấn cũng có pháp lực liền, là thành công ngay trong mỗi lần buôn bán đâu.
480. Hỏi: Chúng con làm sao mới không bị ngoại đạo mê hoặc?
Đáp: Không tham danh, không tham lợi và mỗi ngày tụng Chú Lăng Nghiêm.
Đáp: Học hành thì nên bình tâm tĩnh khí, đừng nghĩ đến nhiều chuyện quá; tốt hay không tốt đều không thành vấn đề. Con không nên để ý đến chuyện được hay mất. Ai gây áp lực cho con? Cũng tự mình con thôi! Nếu con không cảm thấy có áp lực, mà cứ thuận theo sự phát triển tự nhiên thì sẽ không có áp lực gì hết.
476. Hỏi: Chúng con có thể làm mai giới thiệu hôn nhân cho người ta được không?
Đáp: Đó là tạo tội, tuyệt đối không thể được.
477. Hỏi: Con khai ngộ rồi phải không?
Đáp: Có phải con vẫn còn cái tâm dâm dục?
478. Hỏi: Tại sao mỗi lần đi ra ngoài thì Sư Phụ đều không mệt, còn chúng đệ tử thì mệt nhừ chịu không nổi?
Đáp: Không phải là tôi không mệt, mà tôi dùng ý chí để khắc phục nó.
479. Hỏi: Nhiều người dạy đồ đệ của họ bắt ấn để kiếm tiền nhiều thêm. Có loại pháp môn như vậy sao?
Đáp: Đó là lợi dụng lòng tham của con người. Không phải ai ai thủ ấn cũng có pháp lực liền, là thành công ngay trong mỗi lần buôn bán đâu.
480. Hỏi: Chúng con làm sao mới không bị ngoại đạo mê hoặc?
Đáp: Không tham danh, không tham lợi và mỗi ngày tụng Chú Lăng Nghiêm.
Thanked by 2 Members:
|
|
#96
Gửi vào 29/12/2013 - 18:53
481. Hỏi: Tại sao có người suốt cả ngày từ sáng đến tối cứ muốn tự tử? Vậy phải giải quyết ra sao?
Đáp: Đó là nghiệp lực đến. Có người tụng Lục Tổ Đàn Kinh, có người tụng Kinh Kim Cang, hoặc có người tụng Kinh Hoa Nghiêm tức đều có thể sẽ hết bệnh. Nhưng mỗi ngày họ phải sám hối mới được.
482. Hỏi: Thân thể Sư Phụ vẫn chưa hồi phục, tại sao Ngài lại muốn bế quan nhập thất?
Đáp: Vì cuộc chiến tranh Irag, tôi muốn nhập thất một tháng để hồi hướng công đức cho các người tại đó, hầu cứu giúp họ thoát khỏi khổ nạn.
483. Hỏi: Con là sinh viên năm thứ nhất trường UC Berkerly, cha mẹ con hiện ở Đài Loan. Có khi con gọi điện thoại về thì nghe cha mẹ bị bệnh, hoặc là có chuyện gì đó. Như hôm qua nghe nói cha con đang nằm ở bệnh viện để giải phẫu nên con rất không yên tâm.
Đáp: Đừng gọi điện thoại thì yên rồi. Học hành thì không nên vướng đông mắc tây, hãy quên đi tất cả, không nên quá dùng tình cảm như vậy. Gọi điện về nhà là tình cảm đó. Người nhà gọi cho con là họ cho con chuyện phiền, chứ không phải tự con kiếm chuyện. Nếu con gọi cho người nhà thì đó là tự con kiếm chuyện phiền. Tại sao con lại không buông xả được? Con thường gọi điện thoại là vẫn chưa buông xả đó. Nếu con đã buông xả thì dầu có vấn đề gì đi nữa cũng sẽ bình an. Con đừng vướng mắc nữa, nhớ niệm Phật là tốt rồi.
484. Hỏi: Thưa Sư Phụ, sau khi con học Phật thì bạn bè con càng ngày càng ít dần.
Đáp: Có bạn để làm gì?
485. Hỏi: Sau khi học Phật, con không còn thích xã giao nữa. Nhiều người đã nói rằng con càng ngày càng bất bình thường.
Đáp: Như vậy không phải là trở thành bình thường sao?
Đáp: Đó là nghiệp lực đến. Có người tụng Lục Tổ Đàn Kinh, có người tụng Kinh Kim Cang, hoặc có người tụng Kinh Hoa Nghiêm tức đều có thể sẽ hết bệnh. Nhưng mỗi ngày họ phải sám hối mới được.
482. Hỏi: Thân thể Sư Phụ vẫn chưa hồi phục, tại sao Ngài lại muốn bế quan nhập thất?
Đáp: Vì cuộc chiến tranh Irag, tôi muốn nhập thất một tháng để hồi hướng công đức cho các người tại đó, hầu cứu giúp họ thoát khỏi khổ nạn.
483. Hỏi: Con là sinh viên năm thứ nhất trường UC Berkerly, cha mẹ con hiện ở Đài Loan. Có khi con gọi điện thoại về thì nghe cha mẹ bị bệnh, hoặc là có chuyện gì đó. Như hôm qua nghe nói cha con đang nằm ở bệnh viện để giải phẫu nên con rất không yên tâm.
Đáp: Đừng gọi điện thoại thì yên rồi. Học hành thì không nên vướng đông mắc tây, hãy quên đi tất cả, không nên quá dùng tình cảm như vậy. Gọi điện về nhà là tình cảm đó. Người nhà gọi cho con là họ cho con chuyện phiền, chứ không phải tự con kiếm chuyện. Nếu con gọi cho người nhà thì đó là tự con kiếm chuyện phiền. Tại sao con lại không buông xả được? Con thường gọi điện thoại là vẫn chưa buông xả đó. Nếu con đã buông xả thì dầu có vấn đề gì đi nữa cũng sẽ bình an. Con đừng vướng mắc nữa, nhớ niệm Phật là tốt rồi.
484. Hỏi: Thưa Sư Phụ, sau khi con học Phật thì bạn bè con càng ngày càng ít dần.
Đáp: Có bạn để làm gì?
485. Hỏi: Sau khi học Phật, con không còn thích xã giao nữa. Nhiều người đã nói rằng con càng ngày càng bất bình thường.
Đáp: Như vậy không phải là trở thành bình thường sao?
Thanked by 2 Members:
|
|
#97
Gửi vào 29/12/2013 - 19:02
486. Hỏi: Có người chụp hình cho buổi đại pháp hội cầu siêu nghe vị chủ lễ tự xưng là Phật gì đó. Đã có hơn mười ngàn người đến tham gia pháp hội ấy. Theo trong tấm hình chụp thì thấy có hai cái bóng trắng mà người ta nói đó là những vong linh đến để tiếp nhận sự siêu độ.
Đáp: Nếu là người có đức hạnh, không cần phải mở pháp hội mà cũng có thể siêu độ hàng ngàn, hàng vạn vong hồn không thể kể xiết.
487. Hỏi: Cháu nội của con đang ở bệnh viện, sinh mạng nó đang hồi nguy kịch. Con phải làm sao bây giờ?
Đáp: Niệm Quán Thế Âm Bồ Tát.
488. Hỏi: Tại sao con cái của con đều không chịu nghe lời của con?
Đáp: Tại vì lúc còn nhỏ, con cũng đã đối xử với cha mẹ của con y chang như vậy.
489. Hỏi: Nếu con không thể nào ăn chay, hoặc không giữ giới được mà con tụng Chú Đại Bi, vậy cũng có hiệu quả như nhau, phải không?
Đáp: Tự mình phải đứng lên, chớ đừng ỷ lại vào Chú Đại Bi hay Tiểu Bi, hoặc chú Đông Bi, hay chú Tây Bi gì cả.
490. Hỏi: Vì sao đời này mẹ của con bị mù chữ?
Đáp: Bởi vì đời trước bà được học Phật Pháp, nhưng khi có người xin bà chỉ dạy Phật Pháp bà lại không chịu giảng giải cho họ.
Đáp: Nếu là người có đức hạnh, không cần phải mở pháp hội mà cũng có thể siêu độ hàng ngàn, hàng vạn vong hồn không thể kể xiết.
487. Hỏi: Cháu nội của con đang ở bệnh viện, sinh mạng nó đang hồi nguy kịch. Con phải làm sao bây giờ?
Đáp: Niệm Quán Thế Âm Bồ Tát.
488. Hỏi: Tại sao con cái của con đều không chịu nghe lời của con?
Đáp: Tại vì lúc còn nhỏ, con cũng đã đối xử với cha mẹ của con y chang như vậy.
489. Hỏi: Nếu con không thể nào ăn chay, hoặc không giữ giới được mà con tụng Chú Đại Bi, vậy cũng có hiệu quả như nhau, phải không?
Đáp: Tự mình phải đứng lên, chớ đừng ỷ lại vào Chú Đại Bi hay Tiểu Bi, hoặc chú Đông Bi, hay chú Tây Bi gì cả.
490. Hỏi: Vì sao đời này mẹ của con bị mù chữ?
Đáp: Bởi vì đời trước bà được học Phật Pháp, nhưng khi có người xin bà chỉ dạy Phật Pháp bà lại không chịu giảng giải cho họ.
Thanked by 2 Members:
|
|
#98
Gửi vào 29/12/2013 - 19:14
491. Hỏi: Lần trước con ở chùa Kim Sơn cầu xin Bồ Tát chữa bệnh cho con. Bây giờ con đã hết bệnh nên con xin ấn tống ba trăm quyển Bạch Y Đại sĩ Thần Chú để kết duyên. Con cũng có chuẩn bị giấy tiền vàng bạc để đốt nữa.
Đáp: Phật Giáo không đốt giấy tiền vàng bạc, cũng không niệm Bạch Y Đại sĩ Thần Chú. (Thế là hắn ta phải đem những thứ đó về.)
492. Hỏi: Chồng con đã ngoại tình, con phải làm sao?
Đáp: Đã có "con ma" thế mạng cho con, vậy con đuợc giải thoát rồi!
493. Hỏi: Sư Phụ bảo rằng, nếu hiểu câu: "Sa dan duo bo da la" (tát đác đa bát đác ra) thì chúng ta có thể minh tâm kiến tánh và có khả năng hàng phục được thiên ma ngoại đạo. Xét cho cùng, chúng ta nên dùng câu này như thế nào?
Đáp: Ví như học võ thuật, trước hết chúng ta phải học công phu cho tốt, sau mới có thể vung đao, tuốt kiếm để giao đấu với người. Chớ đâu có thể chỉ xem người ta múa vài chiêu Thiếu Lâm quyền rồi cho là mình giỏi lắm, có thể đi đấu khắp cùng thiên hạ như là một tay vô địch không bằng. Nhưng tự bản thân một ngày cũng chưa có học qua, chỉ ngắm vài chiêu rồi bảo là mình đã biết vậy. Con chưa có căn bản đâu! Chú Lăng Nghiêm cũng thế, con vẫn chưa có tụng niệm mà đã muốn dùng thì làm sao được?
494. Đệ tử hỏi: Gần đây đệ tử thường hay nằm mộng. Trong giấc mộng con thấy mình có thần thông rất lớn nên đã giết hại rất nhiều chúng sanh hữu hình và vô hình.
Hoà Thượng: Tâm giết hại của con quá nặng rồi. Con phải ráng lo sám hối đi.
- Phạm tội trong lúc nằm mơ mà cũng phải sám hối sao?
- Tất cả đều do tâm tạo. Nếu có ý niệm bất chánh thì phải sám hối.
495. Hỏi: Xin hỏi thế nào là Kim Cang Bồ Đề Hải?
Đáp: Sao gọi là Kim Cang? Nghĩa là không hư hoại. Sao gọi là Bồ Đề Hải? Tức là đại giác hải. Thật ra, nếu so với biển cả thì biển Bồ Đề vẫn là sâu rộng hơn.
Đáp: Phật Giáo không đốt giấy tiền vàng bạc, cũng không niệm Bạch Y Đại sĩ Thần Chú. (Thế là hắn ta phải đem những thứ đó về.)
492. Hỏi: Chồng con đã ngoại tình, con phải làm sao?
Đáp: Đã có "con ma" thế mạng cho con, vậy con đuợc giải thoát rồi!
493. Hỏi: Sư Phụ bảo rằng, nếu hiểu câu: "Sa dan duo bo da la" (tát đác đa bát đác ra) thì chúng ta có thể minh tâm kiến tánh và có khả năng hàng phục được thiên ma ngoại đạo. Xét cho cùng, chúng ta nên dùng câu này như thế nào?
Đáp: Ví như học võ thuật, trước hết chúng ta phải học công phu cho tốt, sau mới có thể vung đao, tuốt kiếm để giao đấu với người. Chớ đâu có thể chỉ xem người ta múa vài chiêu Thiếu Lâm quyền rồi cho là mình giỏi lắm, có thể đi đấu khắp cùng thiên hạ như là một tay vô địch không bằng. Nhưng tự bản thân một ngày cũng chưa có học qua, chỉ ngắm vài chiêu rồi bảo là mình đã biết vậy. Con chưa có căn bản đâu! Chú Lăng Nghiêm cũng thế, con vẫn chưa có tụng niệm mà đã muốn dùng thì làm sao được?
494. Đệ tử hỏi: Gần đây đệ tử thường hay nằm mộng. Trong giấc mộng con thấy mình có thần thông rất lớn nên đã giết hại rất nhiều chúng sanh hữu hình và vô hình.
Hoà Thượng: Tâm giết hại của con quá nặng rồi. Con phải ráng lo sám hối đi.
- Phạm tội trong lúc nằm mơ mà cũng phải sám hối sao?
- Tất cả đều do tâm tạo. Nếu có ý niệm bất chánh thì phải sám hối.
495. Hỏi: Xin hỏi thế nào là Kim Cang Bồ Đề Hải?
Đáp: Sao gọi là Kim Cang? Nghĩa là không hư hoại. Sao gọi là Bồ Đề Hải? Tức là đại giác hải. Thật ra, nếu so với biển cả thì biển Bồ Đề vẫn là sâu rộng hơn.
Thanked by 2 Members:
|
|
#99
Gửi vào 29/12/2013 - 19:28
496. Hỏi: Văn tự trong kinh điển thâm thuý quá nên không dễ gì hiểu được. Vậy chúng con phải làm sao?
Đáp: Đối với mỗi bộ kinh, quý vị nên phải chuyên tâm đọc phần giải thích ít nhất là bốn lần. Sau đó quý vị đọc lại kinh văn thì sẽ rất dễ hiểu.
497. Hỏi: Sao gọi là Tam Bất Thoái?
Đáp: 1) Trong Đại Thừa, quả vị của Bồ Tát không còn thoái lùi trở lại Nhị Thừa để học pháp Tiểu Thừa nữa thì gọi là Vị Bất Thoái.
2) Bồ Đề Tâm Niệm cũng vẫn không thoái lùi và vĩnh viễn giữ nguyên theo sự phát Tâm Bồ Đề và thệ nguyện tu hành của mình, gọi là Niệm Bất Thoái.
3) Vĩnh viễn tiến lên và dũng mãnh tinh tấn tu hành, không thụt lùi về phía sau. Không phải là tu hành, tu hành một hồi rồi sanh ra lười biếng, hoặc vừa tu được hai ngày ruỡi, ba ngày, vẫn chưa đủ vào đâu mà lại nói: "Tại sao mình vẫn chưa thành Phật?" Rồi bèn lui thụt về phía sau. Còn như giờ phút nào chúng ta cũng không lười biếng thì đây gọi là Hạnh Bất Thoái.
498. Hỏi: Vì sao đột nhiên Sư Phụ lại đem vòng cẩm thạch vậy?
Đáp: Đây được xem là cả ngàn năm về trước, thần thức của người đó vẫn còn chấp vào chiếc vòng cẩm thạch này... phải cần một khoảng thời gian, y mới có thể tự buông bỏ mà giải thoát.
499. Hỏi: Do được sự gia trì của Sư Phụ nên con đã hết bệnh. Xin Sư Phụ dùng thần thông đòi lại miếng đất mà chùa kia đã đoạt lấy của con. Vì chùa đó đã dùng thủ đoạn lường gạt áp bức khiến con phải hiến đất cho họ.
Đáp: Tôi cứu người không phải vì tham lợi lạc. Nếu chúng ta vì lợi lạc mà cầu Bồ Tát gia hộ thì sẽ không được cảm ứng đâu.
500. Hỏi: Là người tin tưởng thọ nhận Phật Pháp thì làm thế nào để hộ trì Bồ Đề tâm?
Đáp: Ai bảo con không hộ trì?
Đáp: Đối với mỗi bộ kinh, quý vị nên phải chuyên tâm đọc phần giải thích ít nhất là bốn lần. Sau đó quý vị đọc lại kinh văn thì sẽ rất dễ hiểu.
497. Hỏi: Sao gọi là Tam Bất Thoái?
Đáp: 1) Trong Đại Thừa, quả vị của Bồ Tát không còn thoái lùi trở lại Nhị Thừa để học pháp Tiểu Thừa nữa thì gọi là Vị Bất Thoái.
2) Bồ Đề Tâm Niệm cũng vẫn không thoái lùi và vĩnh viễn giữ nguyên theo sự phát Tâm Bồ Đề và thệ nguyện tu hành của mình, gọi là Niệm Bất Thoái.
3) Vĩnh viễn tiến lên và dũng mãnh tinh tấn tu hành, không thụt lùi về phía sau. Không phải là tu hành, tu hành một hồi rồi sanh ra lười biếng, hoặc vừa tu được hai ngày ruỡi, ba ngày, vẫn chưa đủ vào đâu mà lại nói: "Tại sao mình vẫn chưa thành Phật?" Rồi bèn lui thụt về phía sau. Còn như giờ phút nào chúng ta cũng không lười biếng thì đây gọi là Hạnh Bất Thoái.
498. Hỏi: Vì sao đột nhiên Sư Phụ lại đem vòng cẩm thạch vậy?
Đáp: Đây được xem là cả ngàn năm về trước, thần thức của người đó vẫn còn chấp vào chiếc vòng cẩm thạch này... phải cần một khoảng thời gian, y mới có thể tự buông bỏ mà giải thoát.
499. Hỏi: Do được sự gia trì của Sư Phụ nên con đã hết bệnh. Xin Sư Phụ dùng thần thông đòi lại miếng đất mà chùa kia đã đoạt lấy của con. Vì chùa đó đã dùng thủ đoạn lường gạt áp bức khiến con phải hiến đất cho họ.
Đáp: Tôi cứu người không phải vì tham lợi lạc. Nếu chúng ta vì lợi lạc mà cầu Bồ Tát gia hộ thì sẽ không được cảm ứng đâu.
500. Hỏi: Là người tin tưởng thọ nhận Phật Pháp thì làm thế nào để hộ trì Bồ Đề tâm?
Đáp: Ai bảo con không hộ trì?
Thanked by 2 Members:
|
|
#100
Gửi vào 29/12/2013 - 19:37
501. Hỏi: Phải chăng có thần thông tức là đã chứng quả rồi?
Đáp: Không phải đâu!
502. Hỏi: Vừa rồi Sư Phụ khai thị về sự lợi ích của Chú Đại Bi. Xin hỏi Chú Đại Bi là do vị cư sĩ nào hay vị Phật, Bồ Tát nào đã sáng tạo ra?
Đáp: Trong Đại Bi Sám có nói rất rõ ràng và trong Kinh Đại Bi Đà La Ni cũng nói rất rành mạch. Chú Đại Bi là do chư Phật thuở quá khứ chín mươi chín ức căng Già Sa thuyết giảng. Ngài Quán Thế Âm Bồ Tát một khi niệm Chú Đại Bi này mà đạt được thiên thủ, thiên nhãn. Bởi vậy Ngài dùng ngàn mắt để xem xét, ngàn tai để lắng nghe, ngàn tay để cứu độ tất cả chúng sanh. Do vì thọ trì đọc tụng Chú Đại Bi, Ngài mới có được tướng hảo trang nghiêm và đầy đủ ngàn tay ngàn mắt.
503. Hỏi: Chúng con làm sao phá tan cái vô minh quá nặng nề, ngõ hầu bất cứ lúc nào cũng thường thấy cái trí huệ chân thật của mình?
Đáp: Hỏi được câu này là đã không còn xa cái trí huệ chân thật rồi đó.
504. Hỏi: Tại sao Phật có tam bất năng?
Đáp: Con có đọc Kinh Hoa Nghiêm chưa? Hãy trở về cố gắng mà đọc đi.
505. Hỏi: Tại sao cả nhà họ, mọi người đều bị bệnh mà bác sĩ chữa trị cũng không khỏi?
Đáp: Bởi lúc người chủ nhà mua đồ cổ, ông mua nhằm món đồ có một vong hồn vốn tu luyện đã lâu năm nhập vào món đồ cổ đó.
Đáp: Không phải đâu!
502. Hỏi: Vừa rồi Sư Phụ khai thị về sự lợi ích của Chú Đại Bi. Xin hỏi Chú Đại Bi là do vị cư sĩ nào hay vị Phật, Bồ Tát nào đã sáng tạo ra?
Đáp: Trong Đại Bi Sám có nói rất rõ ràng và trong Kinh Đại Bi Đà La Ni cũng nói rất rành mạch. Chú Đại Bi là do chư Phật thuở quá khứ chín mươi chín ức căng Già Sa thuyết giảng. Ngài Quán Thế Âm Bồ Tát một khi niệm Chú Đại Bi này mà đạt được thiên thủ, thiên nhãn. Bởi vậy Ngài dùng ngàn mắt để xem xét, ngàn tai để lắng nghe, ngàn tay để cứu độ tất cả chúng sanh. Do vì thọ trì đọc tụng Chú Đại Bi, Ngài mới có được tướng hảo trang nghiêm và đầy đủ ngàn tay ngàn mắt.
503. Hỏi: Chúng con làm sao phá tan cái vô minh quá nặng nề, ngõ hầu bất cứ lúc nào cũng thường thấy cái trí huệ chân thật của mình?
Đáp: Hỏi được câu này là đã không còn xa cái trí huệ chân thật rồi đó.
504. Hỏi: Tại sao Phật có tam bất năng?
Đáp: Con có đọc Kinh Hoa Nghiêm chưa? Hãy trở về cố gắng mà đọc đi.
505. Hỏi: Tại sao cả nhà họ, mọi người đều bị bệnh mà bác sĩ chữa trị cũng không khỏi?
Đáp: Bởi lúc người chủ nhà mua đồ cổ, ông mua nhằm món đồ có một vong hồn vốn tu luyện đã lâu năm nhập vào món đồ cổ đó.
Thanked by 2 Members:
|
|
#101
Gửi vào 29/12/2013 - 19:51
506. Hỏi: Trong sự tu hành, thế nào gọi là chánh định và cảnh giới đó ra sao?
Đáp: Chánh định là không có tà kiến, nếu có tà kiến tức là không có chánh định. Kinh Lăng Nghiêm nói rất rõ ràng: "Bất tác thánh tâm, danh thiện cảnh giới; nhược tác thánh giải, tức lạc quần tà." Nếu không nghĩ rằng mình là người có tâm thánh, vậy là cảnh giới tốt; còn nếu làm ra vẻ mình là thánh thì tức lạc vào đám tà kiến. Đây là một cách giải thích về chánh định, mà cũng là cách giải thích hay nhất.
507. Hỏi: Thưa Sư Phụ, hôm nay con thấy có một người rất lợi hại, ông ta có thể làm cho xâu chuỗi toả mùi hương thơm ngát, còn có một người nữa thì biến tay của ông dài thuợt ra.
Đáp: Những thứ này có thể thoát khỏi sanh tử được không? Có tay dài để làm cái gì?
508. Hỏi: Theo như nhãn quang của kẻ phàm phu thì làm sao phân biệt đâu là thần thông chân chánh?
Đáp: Người tu hành chân thật không nói chuyện thần thông mà chỉ nói về trí huệ. Thần thông cũng là một danh từ khác của trí huệ. Khi có trí huệ thì tự nhiên con sẽ rõ mọi chuyện như ở trong lòng bàn tay, và có thể quán xét tam thiên đại thiên thế giới như là xem trái Am Ma La trong lòng bàn tay vậy. Nếu con không có trí huệ thì gặp chuyện gì cũng đều bị chướng ngại.
509. Hỏi: Chúng ta tụng Chú Đại Bi hoặc các bài Chú ngữ khác, nhưng không hiểu được ý nghĩa bên trong. Có phải là chúng ta cứ như vậy mà tụng rồi tự nhiên sẽ khai trí huệ, và sau này chúng ta sẽ hiểu được ý nghĩa của bài Chú. Hay là còn có cách nào khác để hiểu ý nghĩa bên trong của bài Chú, phải không?
Đáp: Những câu Chú này không thể giải thích được tuy rằng không thể giải thích nhưng vẫn có ý nghĩa của nó. Bởi rất ít người hiểu biết ngôn ngữ câu Chú, nên không thể giải thích được. Nhưng tôi đã dùng bốn câu kệ tụng để giải thích giải thích cho mỗi một câu Chú Đại Bi rồi. Tuy cách giải thích này không thể nói là toàn thiện toàn mỹ, nhưng âu cũng có thể khiến cho ta hiểu được bài Chú một cách đại khái.
510. Hỏi: Về sau chúng đệ tử cần nên chú ý đến những điểm gì?
Đáp: Không nói lời tiên tri, không tự khoe khoang, không tham muốn danh lợi. Người có tu hành đều là bậc đại trí nhưng họ dường như "ngu đần". Họ sẽ không rao hàng quảng cáo khắp nơi, nói là mình đã cứu độ được bao nhiêu người rồi.
Đáp: Chánh định là không có tà kiến, nếu có tà kiến tức là không có chánh định. Kinh Lăng Nghiêm nói rất rõ ràng: "Bất tác thánh tâm, danh thiện cảnh giới; nhược tác thánh giải, tức lạc quần tà." Nếu không nghĩ rằng mình là người có tâm thánh, vậy là cảnh giới tốt; còn nếu làm ra vẻ mình là thánh thì tức lạc vào đám tà kiến. Đây là một cách giải thích về chánh định, mà cũng là cách giải thích hay nhất.
507. Hỏi: Thưa Sư Phụ, hôm nay con thấy có một người rất lợi hại, ông ta có thể làm cho xâu chuỗi toả mùi hương thơm ngát, còn có một người nữa thì biến tay của ông dài thuợt ra.
Đáp: Những thứ này có thể thoát khỏi sanh tử được không? Có tay dài để làm cái gì?
508. Hỏi: Theo như nhãn quang của kẻ phàm phu thì làm sao phân biệt đâu là thần thông chân chánh?
Đáp: Người tu hành chân thật không nói chuyện thần thông mà chỉ nói về trí huệ. Thần thông cũng là một danh từ khác của trí huệ. Khi có trí huệ thì tự nhiên con sẽ rõ mọi chuyện như ở trong lòng bàn tay, và có thể quán xét tam thiên đại thiên thế giới như là xem trái Am Ma La trong lòng bàn tay vậy. Nếu con không có trí huệ thì gặp chuyện gì cũng đều bị chướng ngại.
509. Hỏi: Chúng ta tụng Chú Đại Bi hoặc các bài Chú ngữ khác, nhưng không hiểu được ý nghĩa bên trong. Có phải là chúng ta cứ như vậy mà tụng rồi tự nhiên sẽ khai trí huệ, và sau này chúng ta sẽ hiểu được ý nghĩa của bài Chú. Hay là còn có cách nào khác để hiểu ý nghĩa bên trong của bài Chú, phải không?
Đáp: Những câu Chú này không thể giải thích được tuy rằng không thể giải thích nhưng vẫn có ý nghĩa của nó. Bởi rất ít người hiểu biết ngôn ngữ câu Chú, nên không thể giải thích được. Nhưng tôi đã dùng bốn câu kệ tụng để giải thích giải thích cho mỗi một câu Chú Đại Bi rồi. Tuy cách giải thích này không thể nói là toàn thiện toàn mỹ, nhưng âu cũng có thể khiến cho ta hiểu được bài Chú một cách đại khái.
510. Hỏi: Về sau chúng đệ tử cần nên chú ý đến những điểm gì?
Đáp: Không nói lời tiên tri, không tự khoe khoang, không tham muốn danh lợi. Người có tu hành đều là bậc đại trí nhưng họ dường như "ngu đần". Họ sẽ không rao hàng quảng cáo khắp nơi, nói là mình đã cứu độ được bao nhiêu người rồi.
Thanked by 2 Members:
|
|
#102
Gửi vào 29/12/2013 - 21:37
511. Hỏi: Chân lý tuyệt đối chỉ có một hay là không có?
Có người đáp: Ở trong thế giới này là thế giới tương đối, vốn không thể có cái tuyệt đối được. Nhưng nếu thật có thì chỉ có một pháp phương tiện thôi. Như chúng ta học Phật, vốn là không có Phật. Bởi vì chúng ta ngu si, cho nên mới có một vị Phật để chỉ dạy và hướng dẫn chúng ta thành Phật. Nếu quả thật chúng ta thành Phật rồi thì hoàn toàn không còn chuyện có Phật nữa. Vì thế tôi nghĩ rằng ý của Sư Phụ có lẽ là như vậy.
Hoà Thượng: Có phần đúng mà cũng có phần sai. Tất cả đều là pháp đối đãi, không có tuyệt đối. Nếu tuyệt đối là một, vậy một này là cái gì? Tức là một chân lý, thậm chí ngay cả một cũng không có. Đây tức là một khi con đã hiểu được cái tuyệt đối này rồi, con cũng không được chấp trước vào cái tuyệt đối này nữa. Nếu con còn chấp trước vào nó, chấp đây là chân lý, vậy vẫn là một thứ chấp trước, cái tuyệt đối đó cũng chẳng có ích dụng gì đâu và con vẫn phải xem cái tuyệt đối cũng là không. Cho nên nói: "Muôn pháp quy về một, vậy một quy về đâu?" Và cái một này phải trở về chỗ nào đây? Vì vậy ngay cả một cũng không có luôn. Một cũng không có thì là cái gì? Là cái 0. Cái 0 này lại sanh ra trời, sanh ra đất, sanh ra vạn vật, sanh ra tiên, sanh ra Phật và sanh ra thánh nhân. Tất cả đều từ cái 0 này mà sanh ra. Cái 0 này là vô cùng, vô tận. Nếu con nghĩ đến con số thì con dùng cái 0 này để làm đại biểu cho số mục. Còn 1 này, nếu con vẽ thêm cái vòng tròn thì là 10, lại vẽ thêm một vòng tròn nữa thì là 100, vẽ một vòng tròn nữa thì là 1000, vẽ một vòng tròn nữa thì là vạn, vạn, vạn... vẽ bao nhiêu vòng tròn cũng không cùng tận được; kể cả điện não, vi tính cũng không tính ra nổi. Con nói đó là 1 con số, nếu con lấy cái 1 ra thì cũng không còn gì, cái gì cũng không có. Vậy thì còn cái gì nữa? Riêng một cái 0 thì không thể tính là con số, vì nó bằng như 0 tức là không có. Bởi vậy cái "1" này, nếu con cho là tuyệt đối thì nó hoàn toàn không tồn tại.
Vừa rồi nói về Phật, con cho rằng Phật vốn là không có. Không phải đâu, mà vốn dĩ là không thể không có Phật. Nếu con nó vốn là không có Phật, vậy là con kẹt vào cái ngoan cố chấp không, là đoạn diệt pháp mất rồi. Ngay cả Phật cũng không có, vậy con tu cái gì? Có Phật đấy, chẳng qua khi chúng ta thành Phật rồi, chúng ta sẽ không còn chấp là có Phật nữa, chứ không phải là không có Phật. Không phải nói là tạo ra một Phật giả để cho chúng ta làm pho tượng. Không phải đâu. Vậy "Phật" này là ai? Phật là bản tánh của mỗi chúng sanh. Chúng ta "tất cả chúng sanh đều có Phật tánh, đều có thể thành Phật." Cho nên "Phật" này là dân chủ nhất, ai ai cũng đều có thể làm Phật được hết!
512. Hỏi: Tại sao chúng ta phải niệm Chú Lăng Nghiêm sáng một biến và tối một biến?
Đáp: Niệm vào buổi sáng là để bảo vệ ban ngày, còn tối niệm là để bảo vệ ban đêm.
513. Hỏi: Nếu trì tụng Chú Đại Bi, khi lâm chung chúng con phát nguyện vãng sanh về thế giới Tây phương Cực Lạc, vậy chúng con có được vãng sanh không?
Đáp: Vẫn được vãng sanh,
514. Hỏi: Tại sao có người làm việc ở đạo tràng mà không có trách nhiệm gì hết, họ cứ tà tà, rề rề vậy?
Đáp: Bởi người đó dù không làm hết trách nhiệm của mình mà cũng vẫn có cơm ăn.
515. Đệ tử: Có một lần ngồi xe từ San Francisco về chùa Kim Luân, một đệ tử nhìn phong cảnh dọc đường bèn nói với Sư Phụ rằng, bên đó đẹp quá và bên này cũng không tệ.
Hoà Thượng: Con mắt của tôi không có hướng ra ngoài nhìn.
Có người đáp: Ở trong thế giới này là thế giới tương đối, vốn không thể có cái tuyệt đối được. Nhưng nếu thật có thì chỉ có một pháp phương tiện thôi. Như chúng ta học Phật, vốn là không có Phật. Bởi vì chúng ta ngu si, cho nên mới có một vị Phật để chỉ dạy và hướng dẫn chúng ta thành Phật. Nếu quả thật chúng ta thành Phật rồi thì hoàn toàn không còn chuyện có Phật nữa. Vì thế tôi nghĩ rằng ý của Sư Phụ có lẽ là như vậy.
Hoà Thượng: Có phần đúng mà cũng có phần sai. Tất cả đều là pháp đối đãi, không có tuyệt đối. Nếu tuyệt đối là một, vậy một này là cái gì? Tức là một chân lý, thậm chí ngay cả một cũng không có. Đây tức là một khi con đã hiểu được cái tuyệt đối này rồi, con cũng không được chấp trước vào cái tuyệt đối này nữa. Nếu con còn chấp trước vào nó, chấp đây là chân lý, vậy vẫn là một thứ chấp trước, cái tuyệt đối đó cũng chẳng có ích dụng gì đâu và con vẫn phải xem cái tuyệt đối cũng là không. Cho nên nói: "Muôn pháp quy về một, vậy một quy về đâu?" Và cái một này phải trở về chỗ nào đây? Vì vậy ngay cả một cũng không có luôn. Một cũng không có thì là cái gì? Là cái 0. Cái 0 này lại sanh ra trời, sanh ra đất, sanh ra vạn vật, sanh ra tiên, sanh ra Phật và sanh ra thánh nhân. Tất cả đều từ cái 0 này mà sanh ra. Cái 0 này là vô cùng, vô tận. Nếu con nghĩ đến con số thì con dùng cái 0 này để làm đại biểu cho số mục. Còn 1 này, nếu con vẽ thêm cái vòng tròn thì là 10, lại vẽ thêm một vòng tròn nữa thì là 100, vẽ một vòng tròn nữa thì là 1000, vẽ một vòng tròn nữa thì là vạn, vạn, vạn... vẽ bao nhiêu vòng tròn cũng không cùng tận được; kể cả điện não, vi tính cũng không tính ra nổi. Con nói đó là 1 con số, nếu con lấy cái 1 ra thì cũng không còn gì, cái gì cũng không có. Vậy thì còn cái gì nữa? Riêng một cái 0 thì không thể tính là con số, vì nó bằng như 0 tức là không có. Bởi vậy cái "1" này, nếu con cho là tuyệt đối thì nó hoàn toàn không tồn tại.
Vừa rồi nói về Phật, con cho rằng Phật vốn là không có. Không phải đâu, mà vốn dĩ là không thể không có Phật. Nếu con nó vốn là không có Phật, vậy là con kẹt vào cái ngoan cố chấp không, là đoạn diệt pháp mất rồi. Ngay cả Phật cũng không có, vậy con tu cái gì? Có Phật đấy, chẳng qua khi chúng ta thành Phật rồi, chúng ta sẽ không còn chấp là có Phật nữa, chứ không phải là không có Phật. Không phải nói là tạo ra một Phật giả để cho chúng ta làm pho tượng. Không phải đâu. Vậy "Phật" này là ai? Phật là bản tánh của mỗi chúng sanh. Chúng ta "tất cả chúng sanh đều có Phật tánh, đều có thể thành Phật." Cho nên "Phật" này là dân chủ nhất, ai ai cũng đều có thể làm Phật được hết!
512. Hỏi: Tại sao chúng ta phải niệm Chú Lăng Nghiêm sáng một biến và tối một biến?
Đáp: Niệm vào buổi sáng là để bảo vệ ban ngày, còn tối niệm là để bảo vệ ban đêm.
513. Hỏi: Nếu trì tụng Chú Đại Bi, khi lâm chung chúng con phát nguyện vãng sanh về thế giới Tây phương Cực Lạc, vậy chúng con có được vãng sanh không?
Đáp: Vẫn được vãng sanh,
514. Hỏi: Tại sao có người làm việc ở đạo tràng mà không có trách nhiệm gì hết, họ cứ tà tà, rề rề vậy?
Đáp: Bởi người đó dù không làm hết trách nhiệm của mình mà cũng vẫn có cơm ăn.
515. Đệ tử: Có một lần ngồi xe từ San Francisco về chùa Kim Luân, một đệ tử nhìn phong cảnh dọc đường bèn nói với Sư Phụ rằng, bên đó đẹp quá và bên này cũng không tệ.
Hoà Thượng: Con mắt của tôi không có hướng ra ngoài nhìn.
Thanked by 2 Members:
|
|
#103
Gửi vào 29/12/2013 - 22:03
516. Hỏi: Thỉnh hỏi các câu "Chú" có công dụng gì?
Đáp: "Chú" không phải để nói là có công dụng gì, mà đây là trang nghiêm pháp giới, là một loại pháp của pháp giới Trang Nghiêm. Trang nghiêm pháp giới cũng tức là trang nghiêm tự tánh của con. Pháp giới trang nghiêm rồi thì tự tánh của con cũng trang nghiêm luôn. Tự tánh trang nghiêm tức là thành tựu một loại Pháp Bồ Đề. Chứ không phải nói rằng, tôi trì Chú này rồi thì tôi không ăn mà cũng không đói, tôi không mặc áo mà cũng không lạnh, tôi không ngủ mà cũng không buồn ngủ. Không phải thế đâu, mà trì chú là giúp tăng trưởng thêm pháp thân huệ mạng của con đó.
517. Hỏi: Tại sao có những đứa trẻ mới sanh ra là thân thể chúng đã bị dính liền với nhau?
Đáp: Vì chúng quá ư thích nhau, thích đến nỗi không rời nhau được. Vậy mà còn phải hỏi nữa sao?
518. Hỏi: Chúng con làm sao để có trí huệ?
Đáp: Quý vị không hồ đồ tức là có trí huệ rồi! Quý vị ngày nào cũng hồ đồ, khởi dục niệm nặng nề như vậy thì làm sao có trí huệ cho được?
519. Hỏi: Sau khi Sư Phụ đi rồi, đệ tử phải tu hành như thế nào?
Đáp: Phải thâm nhập kinh điển. Làm mọi việc phải y theo Phật Pháp. Khi giải đáp Phật Pháp cho bất cứ ai, con nhất định phải dẫn chứng y theo kinh điển.
520. Hỏi: Gần đây thường có thiên tai, xin Sư Phụ đừng đi Đài Loan.
Đáp: Nếu như tôi phải chịu cái quả báo này thì tôi sẽ phải chịu thôi!
Đáp: "Chú" không phải để nói là có công dụng gì, mà đây là trang nghiêm pháp giới, là một loại pháp của pháp giới Trang Nghiêm. Trang nghiêm pháp giới cũng tức là trang nghiêm tự tánh của con. Pháp giới trang nghiêm rồi thì tự tánh của con cũng trang nghiêm luôn. Tự tánh trang nghiêm tức là thành tựu một loại Pháp Bồ Đề. Chứ không phải nói rằng, tôi trì Chú này rồi thì tôi không ăn mà cũng không đói, tôi không mặc áo mà cũng không lạnh, tôi không ngủ mà cũng không buồn ngủ. Không phải thế đâu, mà trì chú là giúp tăng trưởng thêm pháp thân huệ mạng của con đó.
517. Hỏi: Tại sao có những đứa trẻ mới sanh ra là thân thể chúng đã bị dính liền với nhau?
Đáp: Vì chúng quá ư thích nhau, thích đến nỗi không rời nhau được. Vậy mà còn phải hỏi nữa sao?
518. Hỏi: Chúng con làm sao để có trí huệ?
Đáp: Quý vị không hồ đồ tức là có trí huệ rồi! Quý vị ngày nào cũng hồ đồ, khởi dục niệm nặng nề như vậy thì làm sao có trí huệ cho được?
519. Hỏi: Sau khi Sư Phụ đi rồi, đệ tử phải tu hành như thế nào?
Đáp: Phải thâm nhập kinh điển. Làm mọi việc phải y theo Phật Pháp. Khi giải đáp Phật Pháp cho bất cứ ai, con nhất định phải dẫn chứng y theo kinh điển.
520. Hỏi: Gần đây thường có thiên tai, xin Sư Phụ đừng đi Đài Loan.
Đáp: Nếu như tôi phải chịu cái quả báo này thì tôi sẽ phải chịu thôi!
Thanked by 2 Members:
|
|
#104
Gửi vào 29/12/2013 - 22:14
521. Đệ tử: Các tín chúng chụp hình bên nầy, chụp hình bên kia, họ muốn chụp thật nhiều hình của Hoà Thượng.
Hoà Thượng: Quý vị đừng có chụp nhiều quá như vậy, tham lam quá đâu có được! Chụp một tấm là được rồi, không nên chụp nhiều quá! Cơm đâu phải chỉ để cho một mình con ăn. Nếu biết đủ thì thường vui và pháp bình đẳng là không cao thấp. Phàm làm chuyện gì cũng không nên tham nhiều, vì tham ăn cho nhiều tức sẽ nhai không nhuyễn đâu.
522. Hỏi: Con biết con có tánh nóng giận lớn lắm, nhưng làm sao con mới có thể sửa đổi được?
Đáp: Nếu con thật sự nhận thức rằng: "Lỗi của người tức là lỗi của mình" thì con sẽ không nổi nóng nữa.
- Nhưng mà khó sửa tánh nóng quá đi!
- Tự tánh thì không có hai. Nổi nóng là do vô minh huyễn hoá mà ra, trừ khử nó đi thì sẽ được giải thoát.
523. Đệ tử: Có người nói ăn thịt là để siêu độ cho những con vật đó đi vãng sanh.
Hoà thượng: Người đó có thể ăn một con gà rồi lại phun ra một con gà sống không?
524. Đệ tử: Có vị có thể bố thí pháp khiến cho người ta phát tài.
Hoà Thượng: Chỉ sợ là quý vị chưa phát tài thì ông ta đã gạt tiền thiên hạ và phát tài trước rồi.
525. Hỏi: Trì chú có thể giúp chúng ta hồi phục lại sự thanh tịnh không?
Đáp: Chú không thể giúp con khôi phục lại sự thanh tịnh đâu. Khi con trì Chú mà trong tâm không có nhiễm ô thì Chú mới có thể giúp con được thanh tịnh.
Hoà Thượng: Quý vị đừng có chụp nhiều quá như vậy, tham lam quá đâu có được! Chụp một tấm là được rồi, không nên chụp nhiều quá! Cơm đâu phải chỉ để cho một mình con ăn. Nếu biết đủ thì thường vui và pháp bình đẳng là không cao thấp. Phàm làm chuyện gì cũng không nên tham nhiều, vì tham ăn cho nhiều tức sẽ nhai không nhuyễn đâu.
522. Hỏi: Con biết con có tánh nóng giận lớn lắm, nhưng làm sao con mới có thể sửa đổi được?
Đáp: Nếu con thật sự nhận thức rằng: "Lỗi của người tức là lỗi của mình" thì con sẽ không nổi nóng nữa.
- Nhưng mà khó sửa tánh nóng quá đi!
- Tự tánh thì không có hai. Nổi nóng là do vô minh huyễn hoá mà ra, trừ khử nó đi thì sẽ được giải thoát.
523. Đệ tử: Có người nói ăn thịt là để siêu độ cho những con vật đó đi vãng sanh.
Hoà thượng: Người đó có thể ăn một con gà rồi lại phun ra một con gà sống không?
524. Đệ tử: Có vị có thể bố thí pháp khiến cho người ta phát tài.
Hoà Thượng: Chỉ sợ là quý vị chưa phát tài thì ông ta đã gạt tiền thiên hạ và phát tài trước rồi.
525. Hỏi: Trì chú có thể giúp chúng ta hồi phục lại sự thanh tịnh không?
Đáp: Chú không thể giúp con khôi phục lại sự thanh tịnh đâu. Khi con trì Chú mà trong tâm không có nhiễm ô thì Chú mới có thể giúp con được thanh tịnh.
Thanked by 2 Members:
|
|
#105
Gửi vào 29/12/2013 - 22:23
526. Hỏi: Sư Phụ thường hay dặn dò đệ tử rằng, nếu dùng Phật Pháp để trị bệnh cho người, tuyệt đối không được nhận quà cáp tặng phẩm hay tiền bạc, vậy chúng con nhận lời mời đến nhà hàng ăn cơm, được không?
Đáp: Vậy cũng là một thứ tâm tham, ai không phan duyên mới là đệ tử chân chánh của tôi.
527. Hỏi: Vì sao con gặp phải nhiều sự khổ nạn quá vậy?
Đáp: Khổ nạn của Thánh nhân là do nguyện lực của tự các Ngài, còn phàm phu bị khổ nạn là bởi nghiệp lực của chính bản thân mình.
528. Hỏi: Chúng con phải tu hành như thế nào mới thoát khỏi sanh tử và lìa khổ được vui?
Đáp: Là tu pháp môn không có vọng tưởng. A, con lại hỏi làm thế nào để không khởi vọng tưởng à? Này, tức là hồi quang phản chiếu đấy!
529. Đệ tử: Đệ tử vừa nhận được số tiền từ một ngôi chùa nọ, họ quyên góp để cúng dường vào việc xây cất Đại Hùng Bảo Điện.
Đáp: Tiền dùng để mua gạch thì không đuợc đem đi mua ngói, quý vị có hiểu không?
530. Đệ tử: Cầu xin Hoà Thượng gia trì cho con trai con, xin cho nó đừng học theo thói hư tật xấu.
Đáp: Làm cha mẹ thì nên luôn luôn quản thúc dạy dỗ con cái của mình.
Đáp: Vậy cũng là một thứ tâm tham, ai không phan duyên mới là đệ tử chân chánh của tôi.
527. Hỏi: Vì sao con gặp phải nhiều sự khổ nạn quá vậy?
Đáp: Khổ nạn của Thánh nhân là do nguyện lực của tự các Ngài, còn phàm phu bị khổ nạn là bởi nghiệp lực của chính bản thân mình.
528. Hỏi: Chúng con phải tu hành như thế nào mới thoát khỏi sanh tử và lìa khổ được vui?
Đáp: Là tu pháp môn không có vọng tưởng. A, con lại hỏi làm thế nào để không khởi vọng tưởng à? Này, tức là hồi quang phản chiếu đấy!
529. Đệ tử: Đệ tử vừa nhận được số tiền từ một ngôi chùa nọ, họ quyên góp để cúng dường vào việc xây cất Đại Hùng Bảo Điện.
Đáp: Tiền dùng để mua gạch thì không đuợc đem đi mua ngói, quý vị có hiểu không?
530. Đệ tử: Cầu xin Hoà Thượng gia trì cho con trai con, xin cho nó đừng học theo thói hư tật xấu.
Đáp: Làm cha mẹ thì nên luôn luôn quản thúc dạy dỗ con cái của mình.
Thanked by 2 Members:
|
|
Similar Topics
Chủ Đề | Name | Viết bởi | Thống kê | Bài Cuối | |
---|---|---|---|---|---|
![]() Lá số Võ Văn Thưởng ?luận số ! |
Tử Vi | hoanglong_8 |
|
![]() |
|
![]() TUYỂN TẬP SÁCH HUYỀN HỌC![]() |
Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | babylon |
|
![]() |
|
![]() Vô thường của Vô thường |
Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian | iamthat |
|
![]() |
|
![]() Thống đốc Newsom phản ứng sau khi thẩm phán ra lệnh cho Trump trả lại quyền kiểm soát của Vệ binh Quốc gia cho Californi |
Linh Tinh | FM_daubac |
|
![]() |
|
![]() nghiệm lý những lá số bất thường kỳ dị nhất |
Linh Tinh | minhgiac |
|
![]() |
|
![]() Ngày mai: 47 sẽ đầu hàng và tuyên bố chiến thắng cuộc chiến thuế quan |
Linh Tinh | FM_daubac |
|
![]() |
3 người đang đọc chủ đề này
0 Hội viên, 3 khách, 0 Hội viên ẩn
Liên kết nhanh
Tử Vi | Tử Bình | Kinh Dịch | Quái Tượng Huyền Cơ | Mai Hoa Dịch Số | Quỷ Cốc Toán Mệnh | Địa Lý Phong Thủy | Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp | Bát Tự Hà Lạc | Nhân Tướng Học | Mệnh Lý Tổng Quát | Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số | Khoa Học Huyền Bí | Y Học Thường Thức | Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian | Thiên Văn - Lịch Pháp | Tử Vi Nghiệm Lý | TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
Coi Tử Vi | Coi Tử Bình - Tứ Trụ | Coi Bát Tự Hà Lạc | Coi Địa Lý Phong Thủy | Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh | Coi Nhân Tướng Mệnh | Nhờ Coi Quẻ | Nhờ Coi Ngày |
Bảo Trợ & Hoạt Động | Thông Báo | Báo Tin | Liên Lạc Ban Điều Hành | Góp Ý |
Ghi Danh Học | Lớp Học Tử Vi Đẩu Số | Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý | Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | Sách Dịch Lý | Sách Tử Vi | Sách Tướng Học | Sách Phong Thuỷ | Sách Tam Thức | Sách Tử Bình - Bát Tự | Sách Huyền Thuật |
Linh Tinh | Gặp Gỡ - Giao Lưu | Giải Trí | Vườn Thơ | Vài Dòng Tản Mạn... | Nguồn Sống Tươi Đẹp | Trưng bày - Giới thiệu |
Trình ứng dụng hỗ trợ:
An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |
Quỷ Cốc Toán Mệnh |
Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |
Quẻ Mai Hoa Dịch Số |
Bát Tự Hà Lạc |
Thái Ât Thần Số |
Căn Duyên Tiền Định |
Cao Ly Đầu Hình |
Âm Lịch |
Xem Ngày |
Lịch Vạn Niên |
So Tuổi Vợ Chồng |
Bát Trạch |
Coi Tử Vi | Coi Tử Bình - Tứ Trụ | Coi Bát Tự Hà Lạc | Coi Địa Lý Phong Thủy | Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh | Coi Nhân Tướng Mệnh | Nhờ Coi Quẻ | Nhờ Coi Ngày |
Bảo Trợ & Hoạt Động | Thông Báo | Báo Tin | Liên Lạc Ban Điều Hành | Góp Ý |
Ghi Danh Học | Lớp Học Tử Vi Đẩu Số | Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý | Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | Sách Dịch Lý | Sách Tử Vi | Sách Tướng Học | Sách Phong Thuỷ | Sách Tam Thức | Sách Tử Bình - Bát Tự | Sách Huyền Thuật |
Linh Tinh | Gặp Gỡ - Giao Lưu | Giải Trí | Vườn Thơ | Vài Dòng Tản Mạn... | Nguồn Sống Tươi Đẹp | Trưng bày - Giới thiệu |
Trình ứng dụng hỗ trợ:












