Jump to content

Advertisements




NHỮNG ĐOÁ HOA THIỀN


932 replies to this topic

#106 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 01/01/2014 - 11:42

101. Ngoại cảnh mê hoặc.

Có người hỏi Dược Sơn:
- Làm thế nào để không bị ngoại cảnh mê hoặc?
- Mặc ngoại cảnh đến đi, có quan hệ gì?
- Chẳng hiểu.
- Ngoại cảnh nào làm ngươi bị mê hoặc.
(Nhất Vị Thiền, Quyển Nguyệt)
Chúng ta bị ngoại cảnh chi phối vì tâm chưa được thanh tịnh. Đối với người có định lực cao thì ngay núi thái sơn đổ cũng không biến sắc, trái lại với người kém thì làn gió nhẹ làm lay động cỏ thôi cũng ngồi chẳng yên.


Thanked by 2 Members:

#107 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 01/01/2014 - 11:43

102. Chổi và phất trần.

La Hán thấy một ông tăng đi tới bèn giơ phất trần lên. Ông tăng trông thấy bèn lạy và nói :
- Tạ ơn thiền sư chỉ thị.
- Ngươi thấy ta giơ phất trần lên thì lạy, còn người giơ chổi lên thì sao?
(Nhất Vị Thiền, Quyển Nguyệt)
Chổi và Phất trần đều để quét bụi, giơ chổi hay phất trần lên không có gì sai khác, chỉ cần quét sạch những đám mây hắc ám trong tâm thì sẽ thấy trời tạnh vạn dậm.


Thanked by 1 Member:

#108 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 01/01/2014 - 11:44

103. Con chim phóng uế.

Thôi tướng quốc vào đại điện, thấy một con chim nhỏ đang phóng uế trên đầu tượng Phật, liền hỏi Như Hội :
- Chúng sanh đều có Phật tánh, vì sao con chim nhỏ lại phóng uế trên đầu tượng Phật?
- Xin cứ yên tâm, nó không phóng uế trên đầu chim Diêu đâu!
(Nhất Vị Thiền, Quyển Nguyệt)
Phật và tượng thường bị chúng ta đồng hóa là một, nên thấy chim phóng uế trên đầu tượng Phật là bất kính, nhưng đối với con chim, thì tượng Phật hay khúc gỗ nào có khác gì.


Thanked by 2 Members:

#109 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 08/01/2014 - 01:10

104. Hạ cây phướn xuống.

A Nan hỏi Ca Diếp:
- Sư huynh, đức Thế Tôn truyền y bát cho sư huynh rồi, còn truyền gì nữa không?
Ca Diếp gọi :
- A Nan.
- Dạ!
- Hạ cây phướn trước chùa xuống!
A Nan hốt nhiên đại ngộ.
(Vô Môn Quan)
Tâm bình thường là Đạo, chẳng cần phải đi đâu để tìm chân lý, chỉ cần chú ý những sự việc nhỏ nhặt trong sinh hoạt hàng ngày mà thể hội.
(Thái Chí Trung)
(A Nan là em họ của Phật, nhỏ tuổi hơn Phật khoảng 30 tuổi. Ông có một trí nhớ đặc biệt; vào năm 20 tuổi ông bắt đầu làm thị giả cho Phật cho đến khi Phật tịch diệt. Trong lần kết tập kinh điển lần thứ nhất, dưới sự chủ tọa của Ma Ha Ca Diếp, ông đã thuật lại đầy đủ những gì đức Phật đã giảng dậy. Tuy nghe nhiều nhưng thiếu tu dưỡng cho nên đến khi Phật tịch diệt rồi mà ông vẫn chưa giác ngộ.)


Thanked by 2 Members:

#110 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 08/01/2014 - 01:11

105. Nắm bắt hiện tại.

Đức Phật hỏi các đệ tử :
- Cuộc đời dài ngắn thế nào?
- 60 năm.
- Sai!
- 70 năm.
- Sai!
- 80 năm.
- Sai!
- Vậy là bao lâu?
- Chỉ trong một hơi thở.
(Thiền Thuyết)
Đừng chìm đắm trong quá khứ, đừng mơ mộng trong tương lai, hãy nắm bắt hiện tại, hãy cảm nhận những sự việc đẹp đẽ quanh ta.


Thanked by 2 Members:

#111 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 08/01/2014 - 01:12

106. Ta không nói cho ngươi biết.

Có một lần Quy Sơn, Ngũ Phong, Vân Nham đều đứng hầu Bách Trượng.
Bách Trượng hỏi Quy Sơn :
- Miệng ngậm làm sao nói pháp?
Quy Sơn đáp :
- Thỉnh sư phụ nói đi!
- Ta không nói cho ngươi biết sợ tuyệt con cháu.
Bách Trượng lại hỏi Ngũ Phong.
Ngũ Phong đáp:
- Hòa thượng câm miệng lại!
Bách Trượng nói :
- Cơ phong của ngươi sắc bén quá, sợ người tu đạo không giám thân cận, kính phục nhưng mà xa lánh vậy!
Bách Trượng lại hỏi Vân Nham.
Vân Nham đáp :
- Sư phụ có pháp đó thật sao?
Bách Trượng nói :
- Cứ như cách nói của ngươi, ta sẽ không còn người thừa kế.
(Bích Nham Lục)
Câu hỏi của Bách Trượng có nghĩa là làm sao để diễn tả chân lý? Nếu người đã ngộ thì chân lý và người chỉ là một, đi đứng, nằm, ngồi, mở miệng hay ngậm miệng đều là đạo. Quy Sơn, Ngũ Phong, Vân Nham đều ngộ Đạo, nhưng khác biệt ở thô và tế.
(Long Mãn)


Thanked by 1 Member:

#112 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 08/01/2014 - 01:12

107. Mẹ trâu đến rồi.

Ni cô Thiết Ma ở gần am Quy Sơn, một hôm đến thăm.
Quy Sơn thấy ni cô đến, nói rằng :
- Mẹ Trâu đã đến!
Ni cô nói :
- Ngày mai Ngũ Đài Sơn có cung ứng trai phạn, lão sư có đi không?
Quy Sơn nghe rồi, nằm xuống mà ngủ. Ni cô không nói một lời, bỏ đi.
(Bích Nham Lục)
Quy Sơn ở Hồ Nam, Ngũ Đài Sơn ở Sơn Tây, có muốn đến thọ trai ngày mai cũng không thể được. Quy Sơn nằm ngủ có ý nói đã ăn no rồi, không cần đi Ngũ Đài Sơn thọ trai nữa.
(Long Mãn)

Thanked by 1 Member:

#113 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 08/01/2014 - 01:13

108. Tất cả đều không.

Thiết Chu đi khắp nơi tham phỏng danh sư. Một hôm tới chùa Tướng Quốc gập Độc Viên. Để biểu thị ngộ cảnh của mình Thiết Chu đắc ý nói :
- Tâm, Phật, chúng sanh đều không. Chân tánh của mọi hiện tượng là không, nên không có ngộ, mê, thánh, phàm, cho, nhận.
Độc Viên lấy gậy gõ vào đầu Thiết Chu.
Thiết Chu hét lên :
- Vì sao thầy đánh đệ tử?
- Tất cả đều không, sự tức giận của ngươi từ đâu tới vậy?
(Thiền Thuyết)
"Không thiện, không ác, không khổ, không vui, tất cả đều không.” Câu nói này không phải ai cũng hiểu được. Những lời của Thiết Chu chỉ là thiền ngoài miệng.


Thanked by 2 Members:

#114 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 08/01/2014 - 01:14

109. Giới Ngữ.

Có bốn học tăng ước hẹn nhau ngồi thiền 7 ngày không được nói chuyện. Ngày đầu tiên 4 người ngồi thiền không nói, tới khuya, cây nến lập lòe lúc sáng lúc tối. Một ông tăng bỗng mở miệng:
- Cây nến sắp tắt kìa!
Ông tăng thứ hai:
- Chúng ta đã hẹn không nói mà!
Ông tăng thứ ba:
- Các ngươi vì sao lại nói?
Ông tăng thứ tư:
- Ha! Ha! Chỉ có ta là không nói!
(Thiền Thuyết)
Rất nhiều người chỉ trích những sai lầm của kẻ khác mà không biết chính mình cũng sai lầm nốt.

Thanked by 2 Members:

#115 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 08/01/2014 - 01:14

110. Cho và nhận.

Vô Nan chỉ có một đồ đệ thừa kế là Chánh Thọ. Một hôm Vô Nan bảo Chánh Thọ:
- Ta đã già rồi, nay giao cho ngươi cuốn sách này làm chứng tích cho sự thừa kế.
- Con đã tiếp nhận thiền chẳng lập văn tự của sư phụ rồi và con rất thỏa mãn, cuốn sách này sư phụ hãy tự giữ lấy.
- Cuốn sách này đã được lưu truyền 7 đời rồi, và ta cũng có thêm thắt những kiến giải của ta nữa. Ngươi hãy cầm lấy như một biểu tượng tiếp thụ y bát.
- Dạ, được!
Lúc đó trời rất lạnh, bên ngoài tuyết rơi tơi bời, trong phòng có nhóm một hỏa lò để sưởi. Chánh Thọ cầm cuốn sách quẳng ngay vào lò. Vô Nan nổi giận hét lên:
- Ngươi làm gì vậy?
Chánh Thọ cũng hét lại:
- Sư phụ nói gì?
Vô Nan nhìn Chánh Thọ đột nhiên tâm ý bình hòa trở lại, trong khoảng khắc cuốn sách đã thành tro.
(Thiền Thuyết)
Tri và hành phải hợp nhất, giảng học mà không thực hành thì chỉ là thiền ngoài miệng.

Thanked by 2 Members:

#116 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 08/01/2014 - 01:15

111. Lên Ngũ Đài Sơn đi đường nào?

Gần Quán âm Tự của Triệu Châu có một quán trà của một bà lão. Trước quán có đường phân ngả. Các du tăng lên Ngũ Đài Sơn bái phỏng đều hỏi đường bà lão:
- Lên Ngũ Đài Sơn, đi đường nào?
Bà lão đều trả lời:
- Cứ đi thẳng.
Họ đi được vài bước lại nghe bà lão nói :
- Lại có hòa thượng tốt đi đường đó!
Có ông tăng đem chuyện này mách Triệu Châu.
Triệu Châu nói :
- Nếu vậy để ta đi thăm bà lão coi sao.
Ngày hôm sau Triệu Châu cũng hỏi đường, và bà lão cũng trả lời như vậy. Triệu Châu không nói cúi đầu mà về, hướng đại
chúng nói rằng:
- Lão nạp đã vì các ngươi đi khám phá bà lão đó rồi!
(Cảnh Đức Truyền Đăng Lục)
Một câu trả lời cố định không thích hợp cho mọi trường hợp, chân lý của đời sống là biến dịch.
(Thái Chí Trung)


Thanked by 1 Member:

#117 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 08/01/2014 - 01:15

112. Không gì không là thuốc.

Một hôm, bồ tát Văn Thù kêu Thiện Tài đồng tử đi hái thuốc, bảo rằng:
- Ngươi đi hái bất cứ thứ gì không là thuốc đem về đây!
Thiện Tài tìm không thấy trở về nói :
- Không gì không là thuốc!
- Vậy ngươi hái bất cứ cái gì là thuốc đem ra đây!
Thiện Tài ngắt một cọng cỏ đưa cho Văn Thù. Văn Thù cầm lấy cọng cỏ bảo đại chúng rằng:
- Cái này có thể giết người, nhưng cũng có thể cứu người!
(Bích Nham Lục)
"Không gì không là thuốc", nói cách khác là phiền não tức bồ đề, sinh tử tức Niết Bàn. Vô minh và phiền não có thể giết người, nhưng cũng có lúc có thể cứu người.
(Long Mãn)


Thanked by 2 Members:

#118 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 08/01/2014 - 01:16

112. Không gì không là thuốc.

Một hôm, bồ tát Văn Thù kêu Thiện Tài đồng tử đi hái thuốc, bảo rằng:
- Ngươi đi hái bất cứ thứ gì không là thuốc đem về đây!
Thiện Tài tìm không thấy trở về nói :
- Không gì không là thuốc!
- Vậy ngươi hái bất cứ cái gì là thuốc đem ra đây!
Thiện Tài ngắt một cọng cỏ đưa cho Văn Thù. Văn Thù cầm lấy cọng cỏ bảo đại chúng rằng:
- Cái này có thể giết người, nhưng cũng có thể cứu người!
(Bích Nham Lục)
"Không gì không là thuốc", nói cách khác là phiền não tức bồ đề, sinh tử tức Niết Bàn. Vô minh và phiền não có thể giết người, nhưng cũng có lúc có thể cứu người.
(Long Mãn)


Thanked by 2 Members:

#119 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 08/01/2014 - 01:17

113. Ba giới không Pháp, cầu Tâm ở đâu?

Bàn Sơn nói với đệ tử rằng:
- Thế giới này cái gì cũng không có, các ngươi đi đâu mà cầu tâm?
Tuyết Đậu có bài kệ rằng :

三界 無 法
Tam giới vô pháp
何處 求 心
Hà xứ cầu tâm
白雲 爲 蓋
Bạch vân vi cái
流泉 作 琴
Lưu tuyền tác cầm
一曲 兩 曲 無 人 會
Nhất khúc lưỡng khúc vô nhân hội
雨過 夜 塘 秋 水 深
Vũ quá dạ đường thu thủy thâm

Tam giới không pháp
Chỗ nào tìm tâm
Mây trắng làm lọng
Dòng Suối khảy đàn
Một bản, hai bản không người hiểu
Mưa xuống hồ đêm nước thu sâu.
(Thích Thanh Từ dịch)
(Bích Nham Lục)
Câu 1: ba giới là: dục giới, sắc giới, vô sắc giới; không pháp: phải thăng hoa mọi khái niệm, dùng trực giác mà thể hội.
Câu 2 - 3: Trời đất giao hòa tạo ra nhạc điệu nhưng ít người hiểu được.
Câu 4: khi đã vào được định rồi thì sẽ thể nghiệm được vô pháp, vô tâm bằng kinh nghiệm chứ không phải bằng suy luận.
(Sekida)


Thanked by 1 Member:

#120 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 08/01/2014 - 01:17

114. Cây kiếm của Hoàng Sào.

Nham Đầu hỏi một ông tăng:
- Ngươi từ đâu tới?
- Từ Tây kinh tới.
- Sau loạn Hoàng Sào không nghe nói đến cây kiếm của hắn, ngươi có được thanh kiếm đó không?
- Có mang theo đây.
Nham Đầu đến gần ông tăng nghểnh cổ lên và kêu: ối!
- Lão sư đã rơi đầu rồi!
Nham Đầu ha hả cười lớn.
Ông tăng lại đến tham bái Tuyết Phong.
Tuyết Phong hỏi :
- Từ đâu tới?
- Từ Nham Đầu tới.
- Nham Đầu nói cái gì?
Ông tăng kể lại câu chuyện. Tuyết Phong đánh ông tăng 30 gậy và đuổi đi.
(Bích Nham Lục)

Theo truyền thuyết, một cây kiếm từ trên trời rơi xuống, trên kiếm có khắc hàng chữ "Trời ban cho Hoàng Sào.” Hoàng Sào liền đó tự xưng là Xung Thiên đại tướng quân mà làm loạn. Đánh phá Trường An, vua phải bỏ chạy. Câu nói của Nham Đầu chỉ Kim Cương Vương bảo kiếm mà ai cũng có. Câu đáp của ông tăng "có mang theo đây" chỉ trỏ được thể, không trỏ được dụng, hãy còn khiếm khuyết. Câu nói của ông tăng "Lão sư rơi đầu rồi" chỉ là khẩu đầu thiền nên bị Nham Đầu cười và Tuyết Phong đánh.
(Long Mãn)


Thanked by 1 Member:





Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |