Jump to content

Advertisements




PHẬT GIÁO


215 replies to this topic

#136 tigerstock68

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1221 Bài viết:
  • 1837 thanks

Gửi vào 18/08/2013 - 10:36

BỒ ĐỀ TÂM TỔNG KẾT THÀNH 20 CHỮ
Khi Tôi giảng kinh trên bục giảng 41 năm rồi, tôi quy nạp tinh túy của Phật pháp Đại Thừa viết thành 20 chữ :là chân thành, thanh tịnh, bình đẳng, chánh giác, từ bi; nhìn thấu, buông xả, tự tại, tùy duyên, niệm Phật. Chúng ta thật sự làm được 20 chữ này thì chắc chắn vãng sanh Tịnh Độ. Tâm chân thành, tâm thanh tịnh, tâm bình đẳng, tâm chánh giác, tâm từ bi, đây là tâm Bồ-đề. Nếu nói “tâm Bồ-đề” thì mọi người khó hiểu, cách nói này của tôi thì mọi người dễ hiểu. Đối với tất cả mọi người, đối với bạn tốt chí thân chí thành, đối với oan gia trái chủ cũng chân thành, người hãm hại ta, sát hại ta, ta chỉ có một lòng chân thành đối với họ, vĩnh hằng bất biến. Đường ta đi là Phật đạo. Mạng sống này là giả, không phải thật. Tâm chân thành vĩnh viễn không thể thay đổi, vừa thay đổi lập tức liền sa đọa. Chúng sanh sáu cõi dùng tâm hư ngụy, không phải chân thành; tâm nhiễm ô, không phải thanh tịnh; tâm cao thấp, không phải bình đẳng; tâm ngu si, không phải giác ngộ; tâm tự tư tự lợi, không phải từ bi. Cho nên, từ tập khí phiền não chuyển ngược trở lại, chính là tâm đại Bồ-đề.


#137 tigerstock68

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1221 Bài viết:
  • 1837 thanks

Gửi vào 18/08/2013 - 14:53

Khi Thích Ca Mâu Ni Phật còn tại thế, có hai vị Phật trụ thế, một vị thị hiện xuất gia, một vị thị hiện tại gia. Cư sĩ Duy Ma là Phật tại gia, việc này chúng ta đều xem thấy ở trên kinh. Các vị đọc kinh Duy Ma, trong kinh nói, cư sĩ Duy Ma thị hiện bị bệnh, Thích Ca Mâu Ni Phật phái đệ tử của Ngài đến thăm hỏi Ngài. Mục Kiền Liên, Xá Lợi Phất đều là người xuất gia, đều là đại đệ tử, nhìn thấy cư sĩ Duy Ma thì đảnh lễ ba lạy, đi nhiễu ba vòng. Đây là trên kinh có ghi chép. Năm xưa, những đại đệ tử xuất gia này đối với cư sĩ Duy Ma cũng xem giống như Thích Ca Mâu Ni Phật vậy, quyết định không có phân biệt, họ nghe Ngài giảng kinh, nghe Ngài giáo huấn. Còn chúng ta thì xuất gia, tại gia, cái giới hạn này phân được rõ ràng như vậy, chấp trước nặng đến như vậy, bạn không thể ra khỏi ba cõi. Trên tất cả kinh luận, Phật nói, không còn chấp trước thì siêu vượt sáu cõi luân hồi, nếu không còn phân biệt thì siêu vượt mười pháp giới. Bạn còn có phân biệt, có chấp trước nghiêm trọng như vậy, bạn không thể ra khỏi luân hồi, tu được tốt hơn cũng không thể ra khỏi luân hồi. Bạn tu được rất tốt cũng chẳng qua là phước báo hữu lậu trong tam giới mà thôi. Chúng ta học Phật đã lâu như vậy, một chút đạo lý nông cạn này phải hiểu. (Trích Thập Thiện Nghiệp Đạo kinh đĩa 65)

#138 tigerstock68

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1221 Bài viết:
  • 1837 thanks

Gửi vào 19/08/2013 - 09:16

Hiện tại mọi người đều có vi tính, ngày ngày ở trên mạng, những thứ ở trên mạng thì rất là phức tạp, hay nói cách khác, duyên của mười pháp giới đều ở ngay trong đó, chỉ xem bạn thân cận những gì. Ở trong đó có Phật, có Bồ Tát, cũng có yêu ma quỷ quái, cũng có địa ngục, súc sanh, xem bạn chính mình thân cận thứ nào. Nếu mỗi ngày bạn chỉ mở một môn học Phật, bạn nhất định thành Phật. Ngoài việc học Phật ra, bạn vẫn muốn thân cận yêu ma quỷ quái thì khẳng định bạn không thể thành được Phật. Vì sao vậy? Phiền não tập khí của bạn rất nặng, yêu ma quỷ quái có thể làm thỏa mãn sở thích của bạn, có sức mạnh mê hoặc rất lớn, bạn chắc chắn sẽ đi theo họ. Bạn đi theo họ đến nơi nào vậy? Đi đến địa ngục, đi đến ngạ quỷ, súc sanh, cõi thiện chắc chắn sẽ không có phần của bạn. Tất cả đều ở một niệm tín tâm của bạn, bạn xem, tín tâm này của bạn có quan trọng hay không? (Trích Thập Thiện Nghiệp Đạo kinh đĩa 66)

#139 tigerstock68

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1221 Bài viết:
  • 1837 thanks

Gửi vào 19/08/2013 - 10:22

Tôi giảng kinh thường hay phụng khuyến các vị: “Một môn thâm nhập, trường kỳ huân tu”. Không có nền tảng này, bạn muốn không bị những tà tri, tà kiến, tà hạnh của xã hội này mê hoặc thì e rằng không có người nào làm được, trừ khi bạn là Phật Bồ Tát tái sanh; nếu bạn không phải là người tái sanh, bạn không thể nào thoát khỏi bàn tay của ma, bạn chắc chắn sẽ đọa vào ma đạo. Do đó, giáo học là phương tiện cứu độ tất cả chúng sanh tốt nhất.
Mở đầu của Tam Tự kinh là “Cẩu bất giáo, tính nãi thiên”. Nếu bạn không y theo đạo của thánh nhân, đạo của Phật Bồ Tát giáo huấn, thì bạn chắc chắn sẽ biến đổi, sẽ bị lôi cuốn bởi làn sóng của xã hội. Ngày nay thiện căn của chúng ta tuyệt nhiên không phải là sâu dày. Người có thiện căn sâu dày thì chân thật có thể làm được “mắt không xem tà sắc, tai không nghe lời ác”. Điều này ngày nay chúng ta làm không được. Càng là giảo ngôn tà ác thì càng ưa thích nghe, không chỉ ưa thích nghe mà còn đi nghe ngóng, còn đi tìm kiếm. Từ ngay chỗ này mà xem, liền biết được con người này không có thiện căn, đi con đường tà, cách mức độ thấp nhất của nhà Nho là Quân tử rất xa. (Trích Thập Thiện Nghiệp Đạo đĩa 66)


#140 tigerstock68

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1221 Bài viết:
  • 1837 thanks

Gửi vào 19/08/2013 - 10:24

Bạn xem, tiêu chuẩn giáo học của nhà Nho là “Quân tử tuyệt giao, bất xuất ác ngôn”. Đây là khi hai người bạn có ý kiến bất hòa, trở mặt, đoạn kết giao, nhưng chắc chắn họ không nói một câu nói xấu nào đối với đối phương. Mức độ thấp nhất của nhà Nho là quân tử, hiện tại trên thế giới không còn. Tại vì sao nhà Nho dạy người như vậy? Giúp cho an toàn xã hội, giúp cho thế giới hòa bình. Thật là cừ khôi! “Bất xuất ác ngôn” công hiệu lớn đến như vậy! (Trích Thập Thiện Nghiệp Đạo đĩa 66)

#141 tigerstock68

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1221 Bài viết:
  • 1837 thanks

Gửi vào 19/08/2013 - 10:24

Ác ngôn, dèm pha sanh sự, hậu quả nhỏ thì phá hoại gia đình người ta, làm cho cả nhà người ta bất hòa; lớn là phá hoại đoàn thể, làm đoàn thể bất hòa, nếu như là đoàn thể Phật giáo, thì tội của họ tương lai chắc chắn đọa A Tỳ Địa Ngục. Vì sao vậy? “Phá hòa hợp tăng”, đây là tội ngũ nghịch thập ác. Các vị đọc qua kinh Địa Tạng, kinh Địa Tạng mọi người đều rất quen thuộc, ngày trước chúng ta cũng đã giảng qua “Phát Khởi Bồ Tát Thù Thắng Chí Nhạo Kinh”, mọi người đều đã xem qua, tội ngũ nghịch là giết phụ thân, giết mẫu thân, giết A La Hán, làm thân Phật chảy máu, phá hòa hợp tăng, năm điều này là tội nghiệp của A Tỳ Địa Ngục. Người có một chút trí tuệ, đầu óc rõ ràng, làm gì mà chịu làm những việc hồ đồ này! Địa ngục rất dễ dàng bước vào, nhưng đi ra thật khó.
Phần tử trong đoàn thể này có xấu hơn là việc của họ, nhân quả của mỗi người, mỗi người tự gánh lấy, ta tuyệt đối không nói một câu. Không có quan hệ gì với ta, ta không tạo cái nghiệp này. Chúng ta phải tin tưởng giáo huấn này của Phật. Tại vì sao người khác tạo bất thiện, ta lại muốn đem cái bất thiện của họ để vào trong tâm của ta, đem cái tâm của mình biến thành bất thiện? Tổn thất này quá lớn, đây là người ngu si nhất của thế gian. Phật ở trong “Thập Thiện Nghiệp Đạo kinh” vừa mở đầu liền dạy bảo chúng ta (chúng tôi cũng đã tốn rất nhiều thời gian đặc biệt giảng nói cho các đồng tu nghe): “Không để một chút gì bất thiện xen tạp”. Câu nói này của Phật quan trọng, phải dưỡng cái tâm thuần thiện của chính mình, không nên nói lỗi lầm của người khác. (Trích Thập Thiện Nghiệp Đạo đĩa 66)


#142 tigerstock68

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1221 Bài viết:
  • 1837 thanks

Gửi vào 19/08/2013 - 11:45

TÂM TIỂU THỪA CŨNG KHÔNG THỂ VÃNG SANH TÂY PHƯƠNG !!!
Trong kinh luận thường nói: “Thọ trì đọc tụng, vì người diễn nói”. Nếu như thọ trì đọc tụng, không vì người diễn nói, đây là Tiểu Thừa. Vì người diễn nói, chịu giúp đỡ người khác, đây là Đại Thừa. Nhưng quí vị nên biết, nếu như không có bốn chữ phía dưới này, có thể vãng sanh thế giới Cực Lạc hay không? Không thể! Tại sao vậy? Họ là Tiểu Thừa, thế giới Tây Phương Cực Lạc thì chủng Tiểu Thừa không sanh. Chúng ta cũng nhìn thấy, có một số cụ ông, cụ bà niệm Phật vãng sanh tướng lành hy hữu, họ không có vì người diễn nói, sao họ có thể vãng sanh vậy? Chúng ta phải hiểu rằng, họ không có duyên “vì người diễn nói”, hay nói cách khác, họ không đủ điều kiện này chứ không phải họ không có tâm nguyện. Họ có tâm nguyện, nhưng họ không có điều kiện này, họ vẫn có thể vãng sanh. Có điều kiện mà không có tâm nguyện này thì không thể vãng sanh.
Mỗi một người vãng sanh đều là tâm Đại Thừa, đều là tâm đại Bồ-đề. Người có tâm đại Bồ-đề thì niệm niệm muốn giúp đỡ tất cả chúng sanh. Tuy không thể giảng kinh thuyết pháp cho mọi người, nhưng khi gặp người đều khuyên họ niệm A Di Đà Phật, vậy là được rồi. Không được phép nói khi gặp người không thèm quan tâm, bản thân ta niệm A Di Đà Phật, ta mặc kệ họ, ta đến thế giới Cực Lạc, cứ mặc họ đọa lạc thì người này không thể vãng sanh. Gặp người đều khuyên niệm A Di Đà Phật, người này chính là Bồ-tát. Có thể đem đạo lý, phương pháp niệm Phật giảng rõ ràng, giảng minh bạch thì càng tốt, càng thù thắng hơn. Cho nên, tâm Bồ-đề không thể không phát. Giúp đỡ người khác gọi là tâm Bồ-đề. Tấm gương tốt không thể không làm, người khác không chịu làm nhưng ta phải làm, quyết không thể vì bản thân.


#143 tigerstock68

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1221 Bài viết:
  • 1837 thanks

Gửi vào 20/08/2013 - 17:26

Không chỉ ở bên ngoài chướng ngại gọi là oán nghiệp, mà chướng ngại của chính bản thân mình cũng là oán nghiệp; giải đãi, lười biếng đều là oán nghiệp. Ngũ căn là để đối trị. Trong “Giáo Thừa Pháp Số” nói nghi chướng, hoài nghi chướng ngại là oán nghiệp, giải đãi là oán nghiệp, hôn trầm, thất niệm, dễ quên đều là oán nghiệp. Phía sau nói tán loạn, ngu mê, những thứ này đều là oan gia phiền não. Đây không phải là bên ngoài đến. Trong kinh Bát Đại Nhân Giác, Phật nói với chúng ta bốn loại ma, trong đó có ba loại là thuộc về bên trong.
- “Ngũ ấm ma” là sắc - thọ - tưởng - hành - thức, đây là trong thân chúng ta.
- “Phiền não ma”, cũng là bên trong của chúng ta
- “Tử ma”, cũng là sự việc của chính chúng ta.
Tất cả ma chướng bên ngoài đều gọi là “thiên ma”, không phải thuộc về chính mình. Vậy thì ta liền lý giải, phạm vi oán nghiệp lớn. Nếu chúng ta muốn phá oan nghiệp bên ngoài, thì trước tiên phải đoạn oán nghiệp trong tâm. Bên trong đoạn rồi thì toàn bộ bên ngoài đều hóa giải. Nếu không đoạn bên trong, muốn đem oan gia bên ngoài hóa trừ, không thể có đạo lý này. Oan gia bên ngoài đã kết từ vô thỉ kiếp, vĩnh viễn không thể đoạn được. Cho nên Bồ Tát thành Phật, nhất định phải làm đến “nghiệp tận tình không” thì mới có thể thành được Phật. Chúng ta nghĩ lại xem, câu nói này làm thế nào thực tiễn? Chắc chắn là làm từ bản thân.
(Trích Thập Thiện Nghiệp Đạo kinh đĩa 67)


#144 tigerstock68

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1221 Bài viết:
  • 1837 thanks

Gửi vào 20/08/2013 - 17:27

Đích thực là người khác không có lỗi lầm, cho dù họ tạo năm ác mười nghịch, họ cũng không có lỗi lầm. Vì sao vậy? Trên kinh Vô Lượng Thọ nói rất rõ ràng: “Tiên nhân bất thiện, bất thức đạo đức, vô hữu ngữ giả”, không có người dạy họ. Nếu không có người dạy họ, chúng ta muốn trách họ thì chúng ta sai rồi. Chúng ta nghĩ xem, câu nói này trên kinh đúng hay không? Tỉ mỉ mà nghĩ, đích thực cha mẹ họ không dạy họ, trưởng bối của họ không dạy họ, thầy của họ không dạy họ, thì họ làm sao mà biết được? Cho nên họ phạm tất cả lỗi lầm, chúng ta nhất định không thể trách họ. Chúng ta có một niệm tâm trách cứ, thì tâm của chúng ta quá khắc ý rồi. Chúng ta cũng là không dễ gì mới hiểu rõ được đạo lý này, mới từ xưa kia vô số tập khí ác quay đầu lại. Thật là không dễ dàng quay đầu.
Ngày ngày thân cận Phật Bồ Tát, mỗi ngày đọc kinh, mỗi ngày cùng đồng tu, đạo hữu nghiên cứu thảo luận kinh điển, đây là thân cận Phật Bồ Tát. Trong 50 năm, thời gian dài như vậy, miên mật không rời, ngày ngày đang làm, không một ngày nào ngưng nghỉ, chúng ta mới đem ý niệm này chuyển đổi lại. Thật không dễ dàng! Nếu bạn không có nghị lực, không có quyết tâm, bạn làm sao có thể chuyển đổi lại? Vào thời đại này, tốn thời gian 50 năm để quay đầu lại, chuyển đổi lại, thì đã xem là rất nhanh rồi, đã là rất khó làm, đáng quý lắm rồi. Chúng ta chuyển đổi lại thì chắc chắn không còn đọa lạc. Lấy một câu nói trong tôn giáo để nói: “Chính mình được cứu rồi”, nhà Phật nói: “Chính mình được độ rồi”. Sau khi chính mình được độ, cái thân thể này vẫn còn lưu lại thế gian, quyết không vì chính mình, không có chính mình. Thân thể lưu lại thế gian này để giúp đỡ chúng sanh giác ngộ, giúp đỡ chúng sanh hiểu rõ đại đạo lý. Hư không pháp giới tất cả chúng sanh vốn dĩ là một thể, việc này ở trong Đại kinh, Phật đã nhiều lần tuyên nói.


#145 tigerstock68

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1221 Bài viết:
  • 1837 thanks

Gửi vào 20/08/2013 - 17:27

PHƯƠNG PHÁP ĐỐI TRỊ HÔN TRẦM VÀ TRẠO CỬ
Thông thường chúng ta sử dụng phương pháp là khi vọng niệm quá nhiều thì nhất định phải bình lặng, không nên chú ý vọng niệm, càng sợ vọng niệm nhiều thì vọng niệm sẽ càng nhiều, chắc chắn không thể dừng lại. Khi vọng niệm khởi lên, dùng phương pháp gì vậy? Không nên để ý đến nó, đem ý chí chuyên chú vào câu Phật hiệu (nếu như niệm Phật), không luận là thiện niệm hay ác niệm, thảy đều không để ý đến nó, ý niệm chuyển đổi, chuyên chú Phật hiệu lâu ngày dài tháng, vọng niệm tự nhiên liền ít. Thông thường chúng ta dùng phương pháp này rất có hiệu quả.
Nếu như là hôn trầm nhẹ, không phải là rất nghiêm trọng thì kinh hành, nhiễu Phật. Mọi người đang chỉ tịnh cũng không hề gì, chỉ cần bạn không chướng ngại đại chúng, bạn có thể đứng dậy nhiễu Phật. Thậm chí ở niệm Phật đường không quá lớn, không có chỗ để bạn nhiễu Phật, bạn có thể đứng dậy ra bên ngoài niệm Phật đường nhiễu Phật. Đây là phương pháp đối trị.
Nếu như hôn trầm tương đối nghiêm trọng một chút, thì tốt nhất là lạy Phật. Nếu như lạy Phật mà cũng ngủ, vậy thì không còn cách nào, rất khó làm. Cho nên nhất định phải đề khởi tinh thần, đương nhiên tinh thần cùng nguyện lực của chính mình có quan hệ rất lớn. Nhất định phải phát đại nguyện, nguyện độ chúng sanh, nguyện liễu sanh tử, nguyện thành Phật đạo. Phàm là người có thành tựu, không gì khác là do có nguyện lực đang thúc đẩy họ, cho nên họ mới có thể dõng mãnh tinh tấn. (Trích Thập Thiện Nghiệp Đạo kinh đĩa 67)


#146 tigerstock68

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1221 Bài viết:
  • 1837 thanks

Gửi vào 20/08/2013 - 17:28

Không luận thế xuất thế gian pháp, cầu học phải có thầy, phải có bạn, chỉ riêng có thầy mà không có bạn thì rất khó thành tựu. Thầy giáo là chỉ lộ, bạn học là giúp đỡ ngay trong lúc đi đường. Giống như chúng ta đi du lịch, kết bạn cùng đi, chăm sóc lẫn nhau. Cho nên bạn rất là quan trọng, thầy cùng bạn ân đức đều dày. (Trích Thập Thiện Nghiệp Đạo kinh đĩa 67

#147 tigerstock68

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1221 Bài viết:
  • 1837 thanks

Gửi vào 20/08/2013 - 17:28

Việc chọn lựa pháp môn quan hệ thành bại của cả đời chúng ta. Điều này trước tiên ở ngay trong “Niệm Giác Chi” nhắc nhở cho chúng ta, tâm hôn trầm thì bạn liền dùng trạch pháp tinh tấn, hỉ để đề khởi; “tâm phù thời”, “phù” chính là trạo cử; tâm không an, vọng niệm quá nhiều thì dùng khinh an, định, xả, ba loại phương pháp này để nhiếp tâm.
“Giác linh định huệ quân đẳng”, nhất định phải đạt đến định huệ đều nhau. Đó là bình thường. Định nhiều, huệ ít thì hôn trầm; huệ nhiều, định ít thì trạo cử, thì nghĩ tưởng xằng bậy, đây là phàm phu chúng ta thảy đều có. Ở chỗ này nói ý nghĩa định huệ rất cạn, cho nên phải biết được danh từ giống nhau, cách nói không giống nhau. Định huệ ở đây cùng trong Phật kinh nói Giới - Định - Huệ hoàn toàn không giống nhau, đó là hoàn toàn khi bình thường dụng công. Nhiếp tâm là một loại phương pháp hàng phục hôn trầm, cho nên chúng ta phải nên hiểu được. (Trích Thập Thiện Nghiệp Đạo kinh đĩa 67)


#148 tigerstock68

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1221 Bài viết:
  • 1837 thanks

Gửi vào 20/08/2013 - 17:29

Không luận ở thế gian pháp hoặc xuất thế gian pháp, chúng ta ở ngay trong một đời, thí dụ nói cầu học, làm việc, đều phải nên chọn lựa thận trọng. Đọc sách, trong trường học có nhiều khoa hệ như vậy, trong xã hội có nhiều nghề nghiệp như vậy, đều phải có trí tuệ chọn lựa. Tiêu chuẩn của chọn lựa, trong Phật pháp cho chúng ta một khải thị, đó là phải giản biệt thật giả, phải chọn thật, không nên chọn giả. Chúng ta đem thật - giả đổi thành một tên gọi khác, chúng ta phải nên chọn thiện, không nên chọn ác; chúng ta phải nên chọn lấy “có lợi ích chúng sanh, có lợi ích cho xã hội”, quyết không chọn lựa “tổn hại chúng sanh, tổn hại xã hội”. Chọn lựa như vậy mới chân thật có thể đạt đến đoạn ác tu thiện, tích công bồi đức. Từ ngay trong sinh hoạt làm việc của chúng ta, cho đến đối nhân, xử thế, tiếp vật phải khéo chọn lựa. Người thường nói, phải biết nắm lấy cơ hội, trong Phật pháp gọi là duyên, phải có thể nắm lấy duyên. Cơ duyên thù thắng rất không dễ gì gặp được. Cơ duyên hiện tiền, nếu bạn không thể nắm lấy, thì trong khoảng sát na liền tiêu mất, về sau muốn hy vọng cái duyên này xuất hiện thì không phải là một việc dễ dàng. Cho nên, cơ hội nhất định phải nắm lấy, quyết không thể xem thường, để nó mất đi.
Tu học pháp môn cũng không ngoại lệ, phải nắm lấy cơ hội học tập, hoàn cảnh của học tập, chúng ta mới có thể có thành tựu. Đối với pháp môn tu học, càng phải nên thận trọng mà chọn lựa. Ngay trong một đời chuyên công một bộ kinh, làm chuyên gia, không nên làm thông gia. Sau khi chuyên đến một trình độ nào đó, đích thực chúng ta liền thông, người xưa thường nói: “Một kinh thông, tất cả kinh thông”. Sau khi tất cả kinh thông rồi, vẫn là làm chuyên gia, không làm thông gia. Đó là gì vậy? Đó là đại từ đại bi, làm tấm gương cho hậu học. Không nên để hậu học xem thấy liền sanh ra hoài nghi: “Bạn mọi thứ đều thông, mọi thứ đều giảng, tại vì sao muốn tôi giảng một thứ?”. Cho nên vì người sau mà làm tấm gương, đó gọi là đại từ đại bi. (Trích kinh Thập Thiện Nghiệp Đạo đĩa 68)


#149 tigerstock68

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1221 Bài viết:
  • 1837 thanks

Gửi vào 20/08/2013 - 17:30

NGƯỜI THẾ GIAN HƯ TÌNH GIẢ Ý VÌ DANH VÌ LỢI .
Tại sao người trên thế gian ngày nay dễ dàng đổi tâm, dễ dàng đọa lạc như vậy? Vì đã mất đi nền giáo dục đạo đức của thánh nhân. Tại sao người thời xưa có thể gìn giữ được? Vì từ nhỏ được tiếp nhận nền giáo dục luân lý đạo đức. Sự giáo dục luân lý đạo đức là ngăn ngừa chúng ta đọa lạc, giúp chúng ta thăng hoa. Một trăm năm gần đây nhất, đại chúng xã hội lơ là rồi, tất cả hướng về danh lợi, tôn sùng tranh danh đoạt lợi, cho rằng đạo nghĩa là những thứ của xã hội xưa, xã hội ngày nay không cần nữa. Ngũ luân bát đức, trung hiếu nhân ái hiện nay không cần nữa, đã đem bỏ vào trong sọt rác hết. Người hiện nay cần gì vậy? Họ cần danh, cần lợi. Trong mắt của người hiện đại buông thả dục vọng, tranh lợi. Người trên toàn thế giới đều bạt mạng tranh lợi. Chúng ta nhìn thấy thì nên nhanh chóng tránh xa. Hiện nay địa cầu này đã nguy và loạn, người thông minh phải nhanh chóng nghĩ cách di dân. Di dân đến nơi nào vậy? Di dân đến thế giới Cực Lạc. Chúng ta sống ở thế gian này không mảy may lưu luyến, lúc nào cũng muốn đi, lúc nào cũng có thể đi được. Cái thân này còn ở tại thế gian, vẫn chưa đi là tại sao vậy? Vì vẫn còn mấy người có duyên. Sao gọi là có duyên? Đối với Phật pháp có thể tin, có thể hiểu, có thể hành, đây là có duyên. Chúng ta giúp đỡ những người có duyên này cùng nhau đến thế giới Cực Lạc.


#150 tigerstock68

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1221 Bài viết:
  • 1837 thanks

Gửi vào 20/08/2013 - 17:30

VIỆC QUAN TRỌNG NHẤT CỦA ĐỜI NGƯỜI !
Chúng ta nên biết rằng, không vãng sanh về Tây Phương thì nhất định sẽ bị sanh tử luân hồi. Nếu bị luân hồi, nhất định đọa vào ba đường ác: Địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh. Đây là việc khó tránh khỏi. Đọa ba đường ác thì quá khổ, tam đồ rất dễ vào nhưng muốn ra thì lại quá khó! Cho nên một lần nữa khuyên chúng ta phải cảnh giác cao độ. Đây không phải việc đùa, phải thời thời khắc khắc nhớ thật kỹ.
Nếu đọa vào ác đạo rồi đến đời nào mới có thể trở lại làm người? Thời gian không thể tính bằng năm, bằng tháng mà phải tính bao nhiêu kiếp. Cho nên phải thấy được chân tướng của sự thật, từ đó cho thấy việc này thật đáng sợ, mới biết được ân đức rộng lớn của Phật.
Thật vậy, không được vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc thế giới thì cuộc đời này không có ý nghĩa, không giá trị. Ngày ngày đều làm những việc của lục đạo luân hồi thì còn ý nghĩa gì chứ?
Trong vô lượng pháp môn, chúng ta may mắn gặp được pháp môn Niệm Phật, nếu không nắm chắc pháp môn này thì thật đáng tiếc.Chúng ta nhất định phải nhớ rõ rằng, con người ở đời sống trong nhân gian này thân thể rất yếu đuối, sanh mạng ngắn ngủi, một khi mất thân người thì đọa vào tam đồ ác đạo. Nghĩ đến, lòng thấy sợ hãi. Nếu không muốn đọa ác đạo, còn có thể thành Phật cũng chỉ nhờ vào một câu A DI ĐÀ PHẬT này.







Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |