Jump to content

Advertisements




PHẬT GIÁO


215 replies to this topic

#121 tigerstock68

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1221 Bài viết:
  • 1837 thanks

Gửi vào 14/08/2013 - 09:12

TỰ TÌM CÁI KHỔ CHÍNH DO SỰ MONG CẦU,THAM VỌNG CỦA MÌNH !
Trong giáo huấn của thánh hiền chỉ có nhường, quyết định không có tranh, “bạn cần, tôi hoàn toàn phụng hiến cho bạn, nhất định không tranh với bạn”. Trong mạng bạn có, có bỏ đi cũng không mất, trong mạng không có, có cầu cũng cầu không được. Phật nói với chúng ta lý luận và sự thật của nhân quả báo ứng. Chúng ta cần tiền của, tiền của từ đâu mà có? Tiền của từ bố thí mà ra, càng thí càng nhiều, càng nhiều càng thí, quyết không phải vì chính mình, mà vì đại chúng xã hội, vì chúng sanh khổ nạn. Chúng ta chính mình tri túc (biết đủ) thì an vui, mỗi ngày ba bữa ăn có thể đủ no là được, quần áo có thể đủ ấm thì đủ rồi, còn muốn tranh làm gì nữa? Dư ra phải cho người nghèo thiếu, phải cho người cần thiết, thánh hiền thế xuất thế gian dạy chúng ta như thế. Đại thánh đại hiền đều dạy chúng ta: "Không cầu ở đời, không tranh với người". "Không cầu ở đời", quả dục tri túc, người tri túc thường vui. "Không tranh với người", quyết không tranh lợi với người, danh vọng lợi dưỡng quyết định không tranh. Trong đời sống không thể lìa khỏi năm dục sáu trần nhưng được ít cũng cho là đủ, không cần cầu nhiều. Về nhà ở, một cái nhà nho nhỏ là đủ rồi, quét dọn cũng dễ dàng. Bạn ở nhà lớn, mỗi ngày phải dùng bao nhiêu thời gian để chỉnh lý, tự tìm phiền phức, có mấy người hiểu được thông? Đa dục khổ, cạnh tranh khổ, có phải là tự tìm cái khổ không!


#122 tigerstock68

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1221 Bài viết:
  • 1837 thanks

Gửi vào 14/08/2013 - 09:13

ĐÁNH MẮNG TRẺ NHỎ CÓ CHO LÀ TỘI, LÀ KHÔNG TỪ BI ???
Có một vị đồng tu đến hỏi tôi, nuôi dạy con cái có nên đánh mắng hay không? Dường như đối với trẻ, đánh mắng nó giống như là ngược đãi nó, thấy trong lòng không nhẫn tâm, có phải là có tội hay không? Từ đó cho chúng ta thấy, xã hội hiện nay thị phi lẫn lộn. Ở thế hệ tôi, những người 75 tuổi trở lên, từ nhỏ đều từng bị cha mẹ đánh mắng, cũng từng bị thầy cô xử phạt nghiêm trọng như khẽ bàn tay, phạt quỳ, đều từng bị đánh đòn. Chúng tôi không những không oán hận cha mẹ, không oán hận thầy cô, mà chúng tôi càng yêu thương cha mẹ, càng kính yêu thầy cô. Đây là sự yêu thương chân thật. Trẻ có lỗi lầm, bạn không trừng phạt chúng thì chúng sẽ không quay đầu. Sở dĩ đánh chúng là vì đây là đánh tánh nhớ, để chúng vĩnh viễn nhớ kỹ, không phạm lỗi nữa. Trong mấy ngàn năm này, người làm cha mẹ, làm thầy cô đã phạm tội sao?
Những sự việc này là cha mẹ và thầy cô nhất định là dạy bảo nghiêm khắc,không cho chúng được phép phạm lỗi. Không dạy từ nhỏ, đến năm, sáu tuổi là không thể dạy rồi. Cổ nhân nói: “Dạy con từ thuở còn thơ”, bạn mới có biện pháp dạy. Bạn không bắt đầu dạy từ lúc còn nhỏ, đến năm, sáu tuổi muốn dạy chúng, chúng sẽ không nghe lời bạn, vì đã quen không bị kiềm chế rồi, cuối cùng như thế nào vậy? Cuối cùng người lớn phải nghe chúng, phiền phức này của bạn lớn rồi. Bạn phải tùy thuận sự ham muốn của chúng, nếu không thì hành vi phản nghịch của chúng liền biểu hiện ra. Cho nên ngày nay, chúng ta thường hay xem thấy trên báo chí, con cái giết cha mẹ, giết anh em; trong trường học, học trò giết thầy, giết bạn học, chúng ta đã nghe quá nhiều. Đây là vì nuôi dạy con cái không nghiêm. Giáo dục tiểu học là căn bản, căn bản này được xây dựng trên cơ sở của giáo dục gia đình. Gia đình cha mẹ không nuôi dạy con cái cẩn thận thì thầy cô cũng đành bó tay thôi, thầy cô có biện pháp gì được?


#123 tigerstock68

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1221 Bài viết:
  • 1837 thanks

Gửi vào 14/08/2013 - 09:14

TAM ÁC ĐẠO CHỈ DO CHỮ THAM MÀ CHIÊU CẢM ĐẾN !!!
Trong tất cả kinh giáo, Thế Tôn nói cho chúng ta biết, “tham sân si” là tam độc phiền não, là căn bản của vô lượng vô biên phiền não. Tuy là nói ba thứ “tham sân si”, ba thứ này nếu quy thành
một thì chính là tham. Cho nên, Phật dạy Bồ-tát sáu điều ở trong nguyên tắc tu học, trong đó điều thứ nhất chính là bố thí, bố thí là để đối trị tham dục. Thế xuất thế gian đại thánh đại hiền, tại sao họ có thể trở thành thánh hiền vậy? Lìa được tham dục. Gốc của tham dục nhổ đi rồi thì người này liền thành Phật. Thật sự chịu nhổ bỏ, nhưng vẫn nhổ chưa được sạch sẽ thì người này được gọi là Bồ-tát. Phàm phu không những không lìa mà mỗi ngày một tăng trưởng. Tăng trưởng tham dục chính là tăng trưởng cơ hội đọa lạc ba đường ác. Lìa khỏi tham dục chính là xa lìa đường ác, chúng ta phải hiểu rõ chân tướng sự thật này. Hay nói cách khác, đời người khổ đau và ngắn ngủi, cho dù sống đến 100 tuổi cũng chẳng qua là việc trong một sát-na. Sau 100 năm, thời gian còn dài nữa thì làm thế nào? Sẽ đi về đâu? Người thông minh không thể không suy nghĩ. Phước báo mà bạn mong cầu hiện nay mà có nhất định không phải từ trong tham sân si mà có được. Tham sân si chỉ có tổn phước, không thể tăng phước. Phước báo mà đời nay có được là do trong đời quá khứ đã tu nhân thiện. Ác nghiệp tạo ra trong đời này thì quả báo ở đời sau. Nhân quả thông ba đời, đây là đạo lý nhất định.

#124 tigerstock68

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1221 Bài viết:
  • 1837 thanks

Gửi vào 14/08/2013 - 09:15

Người thế nào mới gọi là “Tin Phật”? Người y giáo phụng hành mới gọi là tin Phật. Chúng ta ở trong “Thập Thiện Nghiệp Đạo kinh”, bộ kinh này thông cả Đại - Tiểu thừa, người hiện đại gọi là “Ngũ thừa Phật giáo” (ngoài ba thừa ra, thêm vào thiên thừa và nhân thừa). “Thập Thiện Nghiệp Đạo” thông năm thừa, khóa mục người năm thừa cùng đồng tu học. Lìa khỏi “Thập Thiện Nghiệp Đạo kinh” thì không phải học Phật, đương nhiên không thể nói đến tin Phật, cho nên chữ “Tin” này rất khó. Đại Sư Ngẫu Ích ở trong “A Di Đà Yếu Giải” nói với chúng ta sáu loại tín. Sáu loại tín này, chúng ta có hay không? (Trích Thập Thiện Nghiệp Đạo đĩa 63)

#125 tigerstock68

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1221 Bài viết:
  • 1837 thanks

Gửi vào 14/08/2013 - 09:16

Trong sáu loại tín, thứ nhất là “Tin chính mình”. Tin chính mình có Phật tánh, tin chính mình có Phật chủng, tin chính mình chắc chắn có thể thành Phật. Chúng ta có loại tín tâm này hay không? Đây chính là tâm vô thượng Bồ Đề.
Thứ hai là “Tin tha”. “Tha” là lão sư. Lão sư là Phật. Phật tuy không còn ở thế gian, nhưng di giáo của Phật vẫn còn lưu truyền tại thế gian này. Sau khi Phật diệt độ, chúng ta đọc được kinh điển thì cũng giống như thấy Phật. Mở quyển kinh ra thì cũng giống như đang nghe giáo huấn của Phật. Mỗi câu mỗi chữ Phật đã dạy bảo chúng ta đều là tánh đức của tự tánh chúng ta, chúng ta có tin tưởng hay không? Đây là trí tuệ, đức năng vốn đủ của chính chúng ta, không phải bên ngoài đến. (Trích Thập Thiện Nghiệp Đạo kinh đĩa 63)


#126 tigerstock68

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1221 Bài viết:
  • 1837 thanks

Gửi vào 14/08/2013 - 09:17

“Không sát sanh”, hàm nghĩa trong đây rất sâu, rất rộng, chắc chắn không có ý niệm tổn hại tất cả chúng sanh thì mới gọi là “không sát sanh”. Không chỉ không khởi ý niệm tổn hại đối với chúng sanh hữu tình, mà đối với chúng sanh vô tình cũng không có khởi lên ý niệm tổn hại. Chúng ta xem thấy một cây cỏ nhỏ, lớn lên rất hoạt bát, lớn lên rất xinh xắn, bạn có thể nhẫn tâm đạp lên đầu của chúng hay sao? Trong “Giới Kinh”, Phật nói với chúng ta: “Tỳ kheo thanh tịnh không đạp cỏ non”. Đây đều là thuộc về không sát sanh. Thế nhưng trong giới có khai duyên, trừ khi nơi đó không có đường đi khác, cần phải từ ngay chỗ đó thông qua, vậy thì có thể. Nếu như có lộ, lộ quẹo qua cái vòng, bạn muốn đi đường gần, đạp từ trên cỏ mà đi, vậy là phạm giới, điều này có lỗi với chúng sanh. Nếu như có việc gấp để cho kịp thời gian, vậy thì được. Cho nên trong nhà Phật khai duyên rất là nhiều, phải hiểu được “Khai – Giá – Trì – Phạm”. Ta không có việc gì gấp, không hề trễ giờ, bạn không được đi đường gần hơn để đạp lên cỏ non, ta nhất định phải đi theo con đường. Không chỉ đối với cây cối hoa cỏ (ngày nay chúng ta gọi là sinh vật), mà đối với gạch, đá, cát, đất, chúng ta cũng phải yêu thương trùm khắp, quyết không được xem thường hủy nhục, như vậy thì “không sát sanh” mới có thể làm đến được. (Trích Thập Thiện Nghiệp Đạo đĩa 63)

#127 tigerstock68

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1221 Bài viết:
  • 1837 thanks

Gửi vào 14/08/2013 - 09:18

“Không trộm cắp”, giới điều này tôi cũng nói được rất tường tận, quyết định không có ý niệm chiếm tiện nghi của người khác. Có ý niệm này là “tâm trộm”, tuy bạn không có hành vi trộm, nhưng bạn có tâm trộm. Những giới phía sau tôi không cần lặp lại nữa. Mỗi điều giới luật đều rất tinh vi. Có người nói, giới luật của nhà Phật quá nghiêm khắc, chúng tôi làm không được. Tại sao làm không được? Phiền não tập khí của bạn quá nặng rồi. Phật nói ra những giới điều này là đức năng tự tánh của bạn vốn đầy đủ, làm gì mà làm không được chứ? Tự tánh vốn đầy đủ, không phải Phật dạy, không phải Phật Bồ Tát chế định ra giới luật này để ràng buộc chúng ta. Phật Bồ Tát giúp chúng ta hồi phục lại tánh đức, giúp chúng ta tiêu trừ phiền não tập khí, hồi phục trí tuệ đức năng vốn đầy đủ của tự tánh mà thôi. (Trích Thập Thiện Nghiệp Đạo đĩa 63

#128 tigerstock68

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1221 Bài viết:
  • 1837 thanks

Gửi vào 15/08/2013 - 15:33

Năm xưa, Thế Tôn ở đời không có Thiền đường, cũng không có niệm Phật đường, mà chỉ có giảng đường. Giảng đường là giúp bạn nhìn thấu. Sau khi nhìn thấu rồi thì tự nhiên liền buông xả, bạn chính mình liền biết dụng công, đều không dùng đến giáo. Cho nên đó là chú trọng đến giáo học. Phiền não tập khí của chúng ta từ vô lượng kiếp mang đến, chúng ta rất muốn đoạn nhưng đoạn không được. Điều này nói rõ, không dễ dàng gì đoạn. Như vậy mới ở nơi Giáo Hạ mà hạ công phu. Hạ công phu cũng phải hiểu được phương pháp, không hiểu phương pháp thì công phu của bạn ngay đời này cũng bị lãng phí, bạn không thể khế nhập. (Trích Thập Thiện Nghiệp Đạo đĩa 64)

#129 tigerstock68

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1221 Bài viết:
  • 1837 thanks

Gửi vào 15/08/2013 - 15:35

PHƯƠNG PHÁP TU HÀNH
Mấy ngày trước tôi ở Úc châu, đồng tu HongKong gọi điện thoại nói với tôi: “Ở HongKong có một vị luật sư trẻ tuổi, đã giảng kinh Vô Lượng Thọ được một năm rồi. Thính chúng đều là luật sư, đều là phần tử tri thức cao cấp. Ông giảng được rất thành công”. Sự việc này tôi không biết. Họ đã hẹn, lần này tôi đến HongKong, họ sẽ đến để gặp mặt tôi. Tôi nghe nói, họ đem giảng ký của kinh Vô Lượng Thọ mà ngày trước tôi giảng in ra, tổng cộng có bốn cuốn đóng bìa. Từ đầu đến cuối, họ đọc qua sáu lần. Diễn giảng của họ hoàn toàn y theo giảng nghĩa để giảng giải, lại thêm vào tâm đắc tu học của chính bản thân họ, rất được hoan nghênh. Đồng tu nói với tôi sự việc này, xem ra người HongKong vẫn có phước. Nếu họ không ngừng mà giảng như vậy, thì từ ba đến năm năm, phong khí xã hội sẽ cải thiện. Đây là có thể khẳng định, phải có người chân thật giác ngộ. Tôi nghe nói, vị luật sư này rất cảm khái nói ra tâm đắc tu học của mình với mọi người. Ông đã học Phật nhiều năm. Ngày trước thân cận rất nhiều pháp sư, cũng học qua rất nhiều kinh luận pháp môn. Ông nói, ông nghe tôi giảng kinh, chỉ nghe được một câu mà được thọ dụng rất lớn. Ngày nay ông có được thành tựu này là nghe một câu nói của tôi. Tôi hỏi: “Câu gì vậy?”. “Một môn thâm nhập”, ông trả lời. Lúc trước học loạn hết, học được quá nhiều, quá tạp, học rất nhiều năm mà vẫn mờ mịt, mơ mơ hồ hồ (người HongKong gọi là mờ mịt). Sau khi nghe tôi nói, thảy đều xả bỏ hết, một môn thâm nhập, chuyên công kinh Vô Lượng Thọ, ông ấy thành công. Đây chính là phương pháp học giáo. Nhất định phải hiểu được ở nơi một môn mà hạ công phu.
Hiện tại chúng ta giảng kinh Vô Lượng Thọ, còn có kinh Hoa Nghiêm, cơm sáng ở nơi đây còn giảng kinh Thập Thiện Nghiệp Đạo. Nhưng các vị nhất định phải biết được, cái nào là chánh tu, cái nào là trợ tu. Chúng ta lấy kinh Vô Lượng Thọ làm chánh tu, chánh khóa, các thứ khác mà tôi giảng là trợ tu. Trợ tu có cơ hội có thể nghe, cũng có giúp đỡ đối với chúng ta. Thế nhưng thời gian tinh lực, nhất định phải dụng ở nơi khóa trình chính của chủ tu, thì chúng ta mới có thể có thành tựu. (Trích Thập Thiện Nghiệp Đạo kinh đĩa 64)


#130 tigerstock68

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1221 Bài viết:
  • 1837 thanks

Gửi vào 17/08/2013 - 09:04

VỌNG NIỆM VÀ CHÁNH NIỆM ???
“Tam nghiệp tự tại”? Tam nghiệp là Thân Khẩu Ý.“Tự tại” là không có phiền não. Bạn có phiền não là bạn không tự tại, bạn có lo lắng là bạn không tự tại, bạn có bận tâm là bạn không tự tại. Thân tâm thanh tịnh thì mới tự tại. trong đời sống thường ngày một vọng niệm cũng không sanh.
Sao gọi là vọng niệm? Nhất định phải hiểu rõ ràng, vì bản thân mình thì đều là vọng niệm. Bạn tu hành thành Phật là vì bản thân, làm Bồ-tát là vì bản thân, đây đều là vọng niệm. Phật dạy chúng ta không vọng niệm, phải có chánh niệm. Chánh niệm là gì vậy? Chánh niệm không phải là vọng niệm, chánh niệm là vì tất cả chúng sanh. Ta tu hành vì tất cả chúng sanh, ta thành Bồ-tát vì tất cả chúng sanh, ta thành Phật cũng vì tất cả chúng sanh. Vì tất cả chúng sanh thì niệm này là chánh niệm; vì tự tư tự lợi đều là vọng niệm, đều là tà niệm. Nhà Phật nói “vô niệm” là ý nghĩ không tự tư tự lợi, là chánh niệm. Chánh niệm là vì Phật pháp thường trụ thế gian, vì lợi ích tất cả chúng sanh. Trong lợi ích chúng sanh, điều đầu tiên là giúp đỡ tất cả chúng sanh phá mê khai ngộ, đây là lợi ích chân thật.


#131 tigerstock68

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1221 Bài viết:
  • 1837 thanks

Gửi vào 17/08/2013 - 09:04

KHÔNG ĐỐI NGHỊCH VỚI NGƯỜI CHÍNH LÀ SỰ AN VUI !!!
Người sống ở đời, trong kinh điển Phật thường nói: “Thân người khó được, Phật pháp khó nghe”. Chúng ta được thân người, được nghe Phật pháp, dù có chút thiện căn, phải cố gắng bồi dưỡng thiện căn này. Trong bộ kinh này, Phật nói rất hay: “Bồ-tát ngày đêm, thường giữ tâm thiện, suy nghĩ thiện, nhìn thấy cái thiện , không để cái không thiện xen tạp vào tâm”. Lời khai thị này thật quý báu. Tôi không những trong đời này không tọc mạch chuyện của người khác. Người ta đến nói với tôi việc tốt của người khác thì tôi nghe, tôi hoan hỷ, nói việc xấu thì tôi lập tức ngăn chặn, tôi không nghe, “bạn muốn nói, hãy đi nói với người khác”. Tại sao vậy? Chúng ta bảo vệ tâm thanh tịnh, bảo vệ tâm cung kính, đây là tánh đức, tuyệt đối không cho ô nhiễm. Người ta nói người nào đó phỉ báng thầy ra sao, họ nói vài câu, tôi liền không cho phép họ nói nữa. Chúng ta vĩnh viễn nhớ kỹ chỗ tốt của người khác đối với chúng ta, điều này tốt, làm thiện với người, bản thân chúng ta tự tại biết bao, an lạc biết bao, hạnh phúc biết bao! Ở trong một đời không có kẻ oan gia, không có người đối đầu. Cho dù có oan gia đối địch, nhưng là ở bên phía họ, do họ hiểu lầm về chúng ta, ta không có hiểu lầm về họ. Họ dùng ý xấu đối với ta, ta dùng thiện ý đãi họ. Đời này không biết thì đời sau biết, đây là học Bồ-tát. Cổ thánh tiên hiền thường hay dạy chúng ta: người nhân từ trong tâm không có oan gia, không có đối đầu.


#132 tigerstock68

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1221 Bài viết:
  • 1837 thanks

Gửi vào 17/08/2013 - 09:05

TÂY PHƯƠNG CỰC LẠC TOÀN LÀ NGƯỜI THƯỢNG THIỆN.
Sanh tử là việc nhỏ. Người ta xem sanh tử là việc lớn, nhưng chúng tôi nhìn thấy sanh tử là việc nhỏ, nhân quả mới là việc lớn. Chết rồi không phải là mọi thứ đều hết, mà còn có đời sau. Chúng ta đời này dùng tâm chân thành cung kính đối nhân xử thế , mà vẫn gặp phải lời phỉ báng không tốt thì chúng ta phải sám hối. Ta trong đời quá khứ tạo nghiệp ác (trong đời này dù không tạo ác, nhưng trong đời quá khứ đã tạo nghiệp ác rồi) nên mới chiêu cảm đến quả báo không như ý này. Bản thân chúng ta hiểu rõ rồi,khi nghịch cảnh đến thì vui vẻ tiếp nhận, vậy là trả xong rồi. Nợ đã hết rồi. Nhất định không nên oan oan tương báo. Oan oan tương báo thì không bao giờ dứt, đó là sai lầm nghiêm trọng...
Chúng ta cố gắng lợi dụng thời gian ngắn ngủi của đời này để tu , đời sau của ta sẽ thù thắng hơn đời này. Chí ít cũng phải thù thắng gấp mười lần trở lên thì đời này của ta mới không bị uổng phí. Gặp được pháp môn Tịnh Độ mà không thể vãng sanh Tây Phương, thì đó là thiệt thòi! Thật sự vãng sanh Tịnh Độ thì siêu việt hơn đời này gấp ức vạn lần trở lên. Chúng ta nên làm việc này. Muốn làm được việc này nhất định phải tuân thủ lời giáo huấn của Phật. Tại sao vậy? Thế giới Tây Phương Cực Lạc là “chư thiện thượng nhân câu hội nhất xứ”. Những người ở thế giới đó đều là người thượng thiện, vì vậy bản thân chúng ta ở trong đời này phải tu đến thượng thiện thì chúng ta mới có tư cách gia nhập câu lạc bộ của thế giới Cực Lạc.


#133 tigerstock68

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1221 Bài viết:
  • 1837 thanks

Gửi vào 17/08/2013 - 09:06

LÀM THIỆN, NÓI THIỆN NHƯNG TÂM KHÔNG THIỆN THÌ KHÔNG THỂ VÃNG SANH .
Chúng ta niệm Phật, niệm có tốt đi nữa, tín nguyện hạnh đều đầy đủ, nhưng nếu tâm hạnh bất thiện thì không thể vãng sanh. Trong kinh điển, đại đức xưa nói rất rõ ràng, rất sáng tỏ: “Tâm tịnh tắc Phật độ tịnh”. Điều kiện đầu tiên để vãng sanh thế giới Tây Phương Cực Lạc là tâm thanh tịnh. Thanh tịnh chính là thuần thiện. Cho nên người khác phỉ báng chúng ta, chúng ta chắp tay niệm: “A Di Đà Phật”, chúng ta cảm kích họ, tại sao vậy? Họ thay ta tiêu tai. Họ tạo tội nghiệp thay ta tiêu tai, sao ta có thể không cảm ơn họ? Sao ta có thể oán hận họ? Nếu như ta oán hận họ thì lỗi lầm của ta nặng rồi. Người ta bất chấp nguy hiểm đọa ba đường ác để tiêu tai, tiêu nghiệp chướng cho chúng ta, sao chúng ta có thể không cảm kích? Ta dùng công đức của ta tu tích hồi hướng cho họ, phát xuất từ tâm chân thành. Người rõ lý mới biết làm, mới có thể làm được; người không rõ lý, có tâm oán hận thì không được. Tâm oán hận là nghiệp nhân của ba đường ác; tâm từ bi là nghiệp nhân của Phật Bồ-tát. Phải đem tham sân si chuyển thành đại từ đại bi, phải đem tham sân si chuyển đổi thành trí tuệ chân thật, thì chúng ta đời này mới thật sự được độ, thật sự có phần nắm chắc, một mảy may hoài nghi cũng không có thì tiền đồ là một vùng hào quang sáng lạn.


#134 tigerstock68

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1221 Bài viết:
  • 1837 thanks

Gửi vào 17/08/2013 - 15:04

THẬT TIN, THẬT HÀNH MỚI CÓ THỂ VÃNG SANH.
Vì sao người tu Tịnh Độ đông như thế, người vãng sanh ít như vậy? Có mâu thuẫn với lời của Thiện Đạo đại sư hay không? Thưa quý vị, không! Do nguyên nhân nào? Quý vị tu hành chẳng đúng pháp, đúng lý! Lỗi tại quý vị, chẳng phải do pháp môn, không do kinh điển. Nếu quý vị tu đúng pháp, đúng lý, thật sự là “vạn người tu, vạn người đi” chẳng sót một ai! Kinh Di Đà đã dạy rất rõ ràng: “Không thể dùng chút thiện căn, phước đức, nhân duyên để sanh về cõi ấy”. Thiện căn là gì? Phước đức là gì? Nhân duyên là gì? Nay chúng ta trọn đủ nhân duyên, được làm thân người là nhân duyên, gặp Phật pháp là nhân duyên, gặp Đại Thừa là nhân duyên, , gặp Tịnh Độ là nhân duyên phi phàm, duyên trọn đủ. Vấn đề ở đâu? Thiện căn, phước đức. Thiện căn là gì? Tín giải. Quý vị có thật sự tin tưởng hay không? Đối với pháp này, quý vị còn có vấn đề nào hay không? Nếu còn có hoài nghi, thiện căn của quý vị có vấn đề.Không thấu triệt, hiểu rõ; hiểu rõ sẽ giúp quý vị tin tưởng. Sở dĩ quý vị có hoài nghi là do chưa lý giải thấu triệt. Thật sự hiểu rõ, minh bạch, sẽ chẳng hoài nghi. Quý vị có tín giải, tín giải là thiện căn. Phước đức là gì? Thật sự hành! Người thật sự hành có phước đức. Quý vị chẳng thật sự hành, vẫn chưa buông thế gian này xuống được, còn lưu luyến, vậy là xong luôn! Quý vị cũng rất khó thành tựu. Vì thế, kinh không có khuyết điểm, lý luận và phương pháp đều không có khuyết điểm. Khuyết điểm là do phiền não và tập khí của chính mình. Nếu buông những thứ ấy xuống, chắc chắn quý vị đạt được Tịnh Độ ngay trong một đời này!


#135 tigerstock68

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1221 Bài viết:
  • 1837 thanks

Gửi vào 18/08/2013 - 10:35

HƯỞNG THỤ Ở NHÂN GIAN ĐƯỢC MẤY NGÀY?
Mười pháp giới, mười con đường bày ra trước mắt, bạn chọn con đường nào? Phật nói cho chúng ta biết, tất cả chúng sanh đều có nhân của thập pháp giới. Duyên hiện nay bày ra trước mắt, bạn chọn duyên nào? Nhân nào chín mùi? Thật sự là người thông minh, có trí tuệ, có thiện căn, có phước đức sẽ chọn con đường thành Phật này. Tại sao không đi làm Phật? Muốn làm Phật thì những lời mà Phật nói chúng ta phải hiểu, “nguyện giải Như Lai chân thật nghĩa”; hạnh mà Phật dạy chúng ta thì chúng ta phải cố gắng làm. Bộ kinh này vừa mở đầu đã nói rõ với chúng ta: “Tất cả pháp từ tâm tưởng sanh”. Tại sao không nghĩ thiện mà lại nghĩ ác? Bạn muốn làm ác, ham muốn danh vọng lợi dưỡng thế gian, bạn có thể ham muốn được thời gian bao lâu? Sự hưởng thụ năm dục sáu trần ở thế gian này, bạn hưởng được mấy ngày? Dù cho bạn sống đến 100 tuổi, cho bạn hưởng thụ 100 năm, 100 năm thì không thể so với vô lượng kiếp. Thời gian hưởng thụ ngắn ngủi như vậy, đọa lạc tam đồ vô lượng kiếp cũng không thể chuyển thân, bạn là người khờ rồi, mê hoặc rồi, thật sự không biết được lợi hại! Chúng ta có thể xả bỏ tất cả ác nghiệp, “không nhớ ác cũ, không ghét người ác”, dùng tâm thanh tịnh, tâm bình đẳng đối đãi với tất cả chúng sanh thì một đời này chúng ta thoát khỏi sáu cõi, thoát khỏi mười pháp giới rồi. Điều kiện này chính là điều kiện gần gũi Phật A Di Đà, tại sao chúng ta không làm? Khắc phục tập khí phiền não là nhiệm vụ cấp thiết trước mắt của chúng ta. Ngày nay tu học Phật pháp không cần thiết biết quá nhiều. Giáo huấn của Phật nắm được mấy câu, phụng hành cả đời, chúng ta sẽ thành công.







Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |