

PHẬT GIÁO
Viết bởi tigerstock68, 31/07/13 11:10
215 replies to this topic
#91
Gửi vào 08/08/2013 - 14:34
QUAY ĐẦU THÌ ĐƯỢC CỨU !!!
Hiện nay người thế gian bất hiếu với cha mẹ, chúng ta phải đặc biệt làm nên tấm gương hiếu kính cha mẹ cho họ thấy. Ngày nay người thế gian bất kính với thầy cô, không biết tôn sư trọng đạo, chúng ta phải làm gương, niệm niệm không quên ơn đức của thầy cô. Người hiện nay là vong ơn bội nghĩa, chúng ta phải làm nên tấm gương biết ơn báo ơn, đây là giáo dục. Chúng ta ở trong giảng đường đem chân dung của thầy cô treo lên, chúng ta niệm niệm không quên thầy cô. Chúng tôi ở trong phòng học cúng dường chân dung Trưởng thư viện Hàn là biết ơn báo ơn. Hiện nay người thế gian không biết mình có lỗi lầm, cho dù biết rồi cũng không chịu hối cải. Tại sao vậy? Vấn đề sỉ diện. Sai rồi! Cổ nhân nói rất hay: “Con người không phải thánh hiền thì ai mà không có lỗi? Lỗi mà có thể sửa đổi thì là đại thiện vậy”. Bạn có lỗi lầm, bạn chịu sửa đổi, thì chư Phật hộ niệm, thiên long tán thán. Bạn không chịu sửa lỗi, thế là bạn xong rồi, bạn không được cứu, bạn không biết sám hối.
Hiện nay người thế gian bất hiếu với cha mẹ, chúng ta phải đặc biệt làm nên tấm gương hiếu kính cha mẹ cho họ thấy. Ngày nay người thế gian bất kính với thầy cô, không biết tôn sư trọng đạo, chúng ta phải làm gương, niệm niệm không quên ơn đức của thầy cô. Người hiện nay là vong ơn bội nghĩa, chúng ta phải làm nên tấm gương biết ơn báo ơn, đây là giáo dục. Chúng ta ở trong giảng đường đem chân dung của thầy cô treo lên, chúng ta niệm niệm không quên thầy cô. Chúng tôi ở trong phòng học cúng dường chân dung Trưởng thư viện Hàn là biết ơn báo ơn. Hiện nay người thế gian không biết mình có lỗi lầm, cho dù biết rồi cũng không chịu hối cải. Tại sao vậy? Vấn đề sỉ diện. Sai rồi! Cổ nhân nói rất hay: “Con người không phải thánh hiền thì ai mà không có lỗi? Lỗi mà có thể sửa đổi thì là đại thiện vậy”. Bạn có lỗi lầm, bạn chịu sửa đổi, thì chư Phật hộ niệm, thiên long tán thán. Bạn không chịu sửa lỗi, thế là bạn xong rồi, bạn không được cứu, bạn không biết sám hối.
Thanked by 1 Member:
|
|
#92
Gửi vào 08/08/2013 - 14:36
CHÚNG TA PHẢI CHÚ TRỌNG THẬP THIỆN
Thiện và ác, Phật quy nạp thành mười điều. Thiện pháp này chính là thập thiện nghiệp đạo. Mặt trái của thập thiện nghiệp đạo chính là thập ác nghiệp, quả báo của thập ác nghiệp là tam đồ: địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh. Từ đó cho thấy, chúng ta muốn nâng cao cảnh giới của mình, không có gì khác là chỉ chuyển ác thành thiện mà thôi. Chúng ta nhất định phải làm được vĩnh ly sát sanh. Không những đối với tất cả động vật nhỏ, muỗi, kiến… cũng không sát hại, mà ngay cả ý nghĩ sát hại tất cả chúng sanh cũng phải đem nó dứt sạch. Ta không sát hại tất cả chúng sanh, nhưng ý nghĩ sát hại chúng sanh vẫn còn, vậy tức là bạn xen tạp bất thiện. Ta không trộm cắp nữa, nhưng ý nghĩ trộm cắp vẫn còn, thì bạn cũng xen tạp bất thiện. Trộm cắp thì tôi đã giảng rất nhiều rồi, có ý nghĩ chiếm phần lợi của người khác đều là trộm cắp, cho nên nhất định phải tu bố thí, phải nguyện giúp đỡ người khác.
Tà dâm cũng là phiền não nghiêm trọng của tất cả chúng sanh. Trong Phật pháp thường nói: “Nghiệp nhân thọ sanh trong sáu cõi chính là dâm dục”, dâm dục không đoạn thì chắc chắn không thể ra khỏi lục đạo luân hồi. Chúng ta ở trong sáu cõi quá lâu rồi, quá khổ rồi. Nếu như không muốn tạo sáu cõi luân hồi nữa, thì nghiệp nhân căn bản của sáu cõi luân hồi này không thể không đoạn. Nghiệp nhân của vãng sanh thế giới Tây Phương Cực Lạc là niệm Phật, gọi là “niệm bất nhất bất sanh Tịnh Độ”, muốn sanh Tịnh Độ nhất định phải một lòng chuyên niệm, “tức diệt tham sân si, cần tu giới định tuệ”, một câu Phật hiệu này là viên mãn rồi.
Thiện và ác, Phật quy nạp thành mười điều. Thiện pháp này chính là thập thiện nghiệp đạo. Mặt trái của thập thiện nghiệp đạo chính là thập ác nghiệp, quả báo của thập ác nghiệp là tam đồ: địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh. Từ đó cho thấy, chúng ta muốn nâng cao cảnh giới của mình, không có gì khác là chỉ chuyển ác thành thiện mà thôi. Chúng ta nhất định phải làm được vĩnh ly sát sanh. Không những đối với tất cả động vật nhỏ, muỗi, kiến… cũng không sát hại, mà ngay cả ý nghĩ sát hại tất cả chúng sanh cũng phải đem nó dứt sạch. Ta không sát hại tất cả chúng sanh, nhưng ý nghĩ sát hại chúng sanh vẫn còn, vậy tức là bạn xen tạp bất thiện. Ta không trộm cắp nữa, nhưng ý nghĩ trộm cắp vẫn còn, thì bạn cũng xen tạp bất thiện. Trộm cắp thì tôi đã giảng rất nhiều rồi, có ý nghĩ chiếm phần lợi của người khác đều là trộm cắp, cho nên nhất định phải tu bố thí, phải nguyện giúp đỡ người khác.
Tà dâm cũng là phiền não nghiêm trọng của tất cả chúng sanh. Trong Phật pháp thường nói: “Nghiệp nhân thọ sanh trong sáu cõi chính là dâm dục”, dâm dục không đoạn thì chắc chắn không thể ra khỏi lục đạo luân hồi. Chúng ta ở trong sáu cõi quá lâu rồi, quá khổ rồi. Nếu như không muốn tạo sáu cõi luân hồi nữa, thì nghiệp nhân căn bản của sáu cõi luân hồi này không thể không đoạn. Nghiệp nhân của vãng sanh thế giới Tây Phương Cực Lạc là niệm Phật, gọi là “niệm bất nhất bất sanh Tịnh Độ”, muốn sanh Tịnh Độ nhất định phải một lòng chuyên niệm, “tức diệt tham sân si, cần tu giới định tuệ”, một câu Phật hiệu này là viên mãn rồi.
Thanked by 1 Member:
|
|
#93
Gửi vào 08/08/2013 - 14:38
KHẮC PHỤC TẬP KHÍ ĐỂ VĨNH THOÁT LUÂN HỒI...
Trong kinh Phật thường nói: “Thân người khó được, Phật pháp khó nghe”. Cơ duyên như vậy là “trăm ngàn muôn kiếp khó gặp được”, đây là lời chân thật, không phải giả dối, thật không dễ gì gặp được! Sau khi gặp được, chúng ta nhất định phải quí trọng, nhất định phải khắc phục tập khí phiền não của mình, biết cơ hội này không phải dễ gì có thể gặp được. Cư sĩ Bành Tế Thanh nói: “Một ngày hy hữu khó gặp từ vô lượng kiếp đến nay”, hay nói cách khác, vô lượng kiếp mới gặp được một lần, đâu có dễ dàng như vậy. Thật sự hiểu rõ đạo lý này thì tập khí phiền não thế nào đi nữa cũng phải khắc phục. Chúng ta phải biết, nếu không khắc phục tập khí phiền não này thì về sau lại phải chịu khổ vô lượng kiếp, chịu khổ trong sáu cõi luân hồi. Đây không phải là người thông minh, không phải là người giác ngộ, trong kinh Phật gọi là “nhất xiển đề”. Nhất xiển đề là không có thiện căn, không biết giác ngộ, gặp được rồi, khoảnh khắc ngẫu nhiên giống như tia lửa điện, tia chớp vậy, xẹt một cái lập tức liền tắt, lại thối chuyển rồi, lại lui sụt rồi. Loại tình trạng này, loại người này quả là nhiều vô cùng. Nếu như chúng ta không thể khắc phục tập khí phiền não, vẫn đọa lạc ở trong tham-sân-si-mạn, thì chúng ta tương lai nhất định vẫn là vô lượng kiếp sanh tử luân hồi.
Biết sự việc này thật đáng sợ, thì đối với danh vọng, lợi dưỡng, ngũ dục, lục trần phải giữ khoảng cách, càng xa càng tốt, không nên đến gần nó. Bản thân bạn không có công phu, không có định lực, không có trí tuệ, bạn vừa đến gần thì phiền não của bạn liền khởi hiện hành.
Trong kinh Phật thường nói: “Thân người khó được, Phật pháp khó nghe”. Cơ duyên như vậy là “trăm ngàn muôn kiếp khó gặp được”, đây là lời chân thật, không phải giả dối, thật không dễ gì gặp được! Sau khi gặp được, chúng ta nhất định phải quí trọng, nhất định phải khắc phục tập khí phiền não của mình, biết cơ hội này không phải dễ gì có thể gặp được. Cư sĩ Bành Tế Thanh nói: “Một ngày hy hữu khó gặp từ vô lượng kiếp đến nay”, hay nói cách khác, vô lượng kiếp mới gặp được một lần, đâu có dễ dàng như vậy. Thật sự hiểu rõ đạo lý này thì tập khí phiền não thế nào đi nữa cũng phải khắc phục. Chúng ta phải biết, nếu không khắc phục tập khí phiền não này thì về sau lại phải chịu khổ vô lượng kiếp, chịu khổ trong sáu cõi luân hồi. Đây không phải là người thông minh, không phải là người giác ngộ, trong kinh Phật gọi là “nhất xiển đề”. Nhất xiển đề là không có thiện căn, không biết giác ngộ, gặp được rồi, khoảnh khắc ngẫu nhiên giống như tia lửa điện, tia chớp vậy, xẹt một cái lập tức liền tắt, lại thối chuyển rồi, lại lui sụt rồi. Loại tình trạng này, loại người này quả là nhiều vô cùng. Nếu như chúng ta không thể khắc phục tập khí phiền não, vẫn đọa lạc ở trong tham-sân-si-mạn, thì chúng ta tương lai nhất định vẫn là vô lượng kiếp sanh tử luân hồi.
Biết sự việc này thật đáng sợ, thì đối với danh vọng, lợi dưỡng, ngũ dục, lục trần phải giữ khoảng cách, càng xa càng tốt, không nên đến gần nó. Bản thân bạn không có công phu, không có định lực, không có trí tuệ, bạn vừa đến gần thì phiền não của bạn liền khởi hiện hành.
Thanked by 1 Member:
|
|
#94
Gửi vào 08/08/2013 - 14:46
TÍCH PHƯỚC CHO NGÀY LÂM CHUNG TỈNH TÁO MÀ THEO PHẬT
Có một vị đồng tu tên là Phạm Sanh Hoa, anh hiện nay đang đợi ở trên mạng internet. Anh hỏi, bà ngoại anh tin Phật, niệm Phật nhiều năm nay, gần đây bị tai biến trở thành người thực vật, làm thế nào để người mất ý thức vãng sanh Tây Phương? Bản thân bà vô cùng nhàm chán Ta-bà, thích sanh Tịnh Độ. Để giúp bà vãng sanh Tây Phương, anh vì bà niệm Phật và tụng kinh Địa Tạng. Không biết tụng kinh Địa Tạng và kinh Vô Lượng Thọ có gì khác biệt không? Anh ấy lúc nhỏ tụng kinh Địa Tạng, hiện tại học kinh Vô Lượng Thọ.
Đáp: Vấn đề này quả thật vô cùng nghiêm trọng. Vì điều kiện đầu tiên để vãng sanh là thần trí phải tỉnh táo. Người có thể vãng sanh hay không, quyết định ở một niệm cuối cùng. Một niệm cuối cùng rất tỉnh táo, rất sáng suốt, ưa thích vãng sanh thì nhất định được sanh. Một niệm cuối cùng mơ hồ thì rất phiền phức, siêu độ cũng không dễ dàng. Siêu độ Phật sự, lúc họ đang tiếp nhận siêu độ, xem họ có hồi tâm chuyển ý cầu sanh Tây Phương hay không, đây là do bản thân họ quyết định. Nếu như siêu độ Phật sự, bản thân họ vẫn thờ ơ không quan tâm, không chút động lòng thì họ vẫn không thể vãng sanh. Cho nên, vãng sanh khẳng định có phần nắm chắc là một niệm cuối cùng phải thật tỉnh táo. Ở trong Phật pháp, tai biến trở thành người thực vật, chứng sa sút trí tuệ người già đều là thuộc về nghiệp chướng. Con cháu hiếu thuận có thể giúp họ chuyển nghiệp này được hay không? Cần phải học Quang Mục nữ, Bà La Môn nữ ở trong kinh Địa Tạng Bồ-tát Bổn Nguyện, phải phát tâm lớn như vậy thì sức mạnh đó rất lớn, có thể chuyển nghiệp báo của họ. Nếu như không thể phát được tâm lớn như vậy thì chỉ có thể giảm bớt nỗi đau khổ của họ, chứ vãng sanh thì rất khó khăn. Trong kinh Địa Tạng có ghi rõ ràng, bạn tụng kinh Địa Tạng nhiều như vậy, cần phải hiểu rõ. Bạn nhất định phải phát tâm làm Bồ-tát, phổ độ tất cả chúng sanh khổ nạn ở thế gian, thì bà ngoại bạn sẽ được độ. Nếu bạn không phát tâm lớn như tâm Bồ-tát, thì bạn không thể độ nổi. Bạn làm Bồ-tát thì người thân quyến thuộc của bạn đều được độ. Sự việc này quyết định là ở chính bạn, người khác không thể giúp được, chư Phật Bồ-tát cũng không thể giúp được.
Có một vị đồng tu tên là Phạm Sanh Hoa, anh hiện nay đang đợi ở trên mạng internet. Anh hỏi, bà ngoại anh tin Phật, niệm Phật nhiều năm nay, gần đây bị tai biến trở thành người thực vật, làm thế nào để người mất ý thức vãng sanh Tây Phương? Bản thân bà vô cùng nhàm chán Ta-bà, thích sanh Tịnh Độ. Để giúp bà vãng sanh Tây Phương, anh vì bà niệm Phật và tụng kinh Địa Tạng. Không biết tụng kinh Địa Tạng và kinh Vô Lượng Thọ có gì khác biệt không? Anh ấy lúc nhỏ tụng kinh Địa Tạng, hiện tại học kinh Vô Lượng Thọ.
Đáp: Vấn đề này quả thật vô cùng nghiêm trọng. Vì điều kiện đầu tiên để vãng sanh là thần trí phải tỉnh táo. Người có thể vãng sanh hay không, quyết định ở một niệm cuối cùng. Một niệm cuối cùng rất tỉnh táo, rất sáng suốt, ưa thích vãng sanh thì nhất định được sanh. Một niệm cuối cùng mơ hồ thì rất phiền phức, siêu độ cũng không dễ dàng. Siêu độ Phật sự, lúc họ đang tiếp nhận siêu độ, xem họ có hồi tâm chuyển ý cầu sanh Tây Phương hay không, đây là do bản thân họ quyết định. Nếu như siêu độ Phật sự, bản thân họ vẫn thờ ơ không quan tâm, không chút động lòng thì họ vẫn không thể vãng sanh. Cho nên, vãng sanh khẳng định có phần nắm chắc là một niệm cuối cùng phải thật tỉnh táo. Ở trong Phật pháp, tai biến trở thành người thực vật, chứng sa sút trí tuệ người già đều là thuộc về nghiệp chướng. Con cháu hiếu thuận có thể giúp họ chuyển nghiệp này được hay không? Cần phải học Quang Mục nữ, Bà La Môn nữ ở trong kinh Địa Tạng Bồ-tát Bổn Nguyện, phải phát tâm lớn như vậy thì sức mạnh đó rất lớn, có thể chuyển nghiệp báo của họ. Nếu như không thể phát được tâm lớn như vậy thì chỉ có thể giảm bớt nỗi đau khổ của họ, chứ vãng sanh thì rất khó khăn. Trong kinh Địa Tạng có ghi rõ ràng, bạn tụng kinh Địa Tạng nhiều như vậy, cần phải hiểu rõ. Bạn nhất định phải phát tâm làm Bồ-tát, phổ độ tất cả chúng sanh khổ nạn ở thế gian, thì bà ngoại bạn sẽ được độ. Nếu bạn không phát tâm lớn như tâm Bồ-tát, thì bạn không thể độ nổi. Bạn làm Bồ-tát thì người thân quyến thuộc của bạn đều được độ. Sự việc này quyết định là ở chính bạn, người khác không thể giúp được, chư Phật Bồ-tát cũng không thể giúp được.
Thanked by 1 Member:
|
|
#95
Gửi vào 08/08/2013 - 14:51
CHIẾM PHẦN LỢI, CHIẾM TIỆN NGHI CỦA NGƯỜI LÀ TRỘM CẮP.
Hai chữ “trộm cắp” này, tôi thường giảng rất đơn giản, mọi người dễ dàng hiểu, chính là ý nghĩ giành chiếm phần lợi, ý nghĩ này là sanh tâm trộm.
Chúng ta phải suy nghĩ nhiều, chúng ta có lãng phí của thường trụ tam bảo hay không? Trong kinh Địa Tạng nói quả báo thật đáng sợ. Cho dù là cây kim, cọng cỏ trong chùa..v.v không cho mà lấy.
Trộm của thập phương thường trụ, tội này Phật không thể cứu được.
Chúng ta đọc thấy trong kinh Vô Lượng Thọ, tạo tội ngũ nghịch thập ác, khi lâm chung biết sám hối, Phật vẫn có thể giúp bạn vãng sanh.Trộm của thập phương thường trụ, tội này Phật không cứu được, tại sao vậy? Không thể sám hối. Cho nên, đây là một vấn đề rất nghiêm trọng mà chúng ta thường không để ý đến. Quả thật mà nói, nó còn nghiêm trọng hơn cả tội sát sanh. Bạn sát sanh, bạn giết thân mạng của chúng sanh, nhưng bạn không có đoạn huệ mạng của họ, đó là trách nhiệm một đối một nên có thể sám hối. Còn trộm cắp, đặc biệt là trộm cắp của thường trụ, thường trụ này là tận hư không khắp pháp giới, tứ chúng đệ tử đều là chủ nợ, tội còn nặng hơn cả trộm cắp của quốc gia. Quốc gia là một nước của bạn, số người quả thật vẫn là có hạn. Nhưng hư không pháp giới là không có số lượng, thường trụ là thông hư không khắp pháp giới, người hiểu được điều này quá ít. Hơn nữa, nhìn thấy mọi người dường như đều giành phần lợi của thường trụ, đều giành phần lợi của người khác, trở thành thói quen rồi, đều cảm thấy đây là lẽ đương nhiên mà không biết hậu quả nghiêm trọng như vậy.
Hai chữ “trộm cắp” này, tôi thường giảng rất đơn giản, mọi người dễ dàng hiểu, chính là ý nghĩ giành chiếm phần lợi, ý nghĩ này là sanh tâm trộm.
Chúng ta phải suy nghĩ nhiều, chúng ta có lãng phí của thường trụ tam bảo hay không? Trong kinh Địa Tạng nói quả báo thật đáng sợ. Cho dù là cây kim, cọng cỏ trong chùa..v.v không cho mà lấy.
Trộm của thập phương thường trụ, tội này Phật không thể cứu được.
Chúng ta đọc thấy trong kinh Vô Lượng Thọ, tạo tội ngũ nghịch thập ác, khi lâm chung biết sám hối, Phật vẫn có thể giúp bạn vãng sanh.Trộm của thập phương thường trụ, tội này Phật không cứu được, tại sao vậy? Không thể sám hối. Cho nên, đây là một vấn đề rất nghiêm trọng mà chúng ta thường không để ý đến. Quả thật mà nói, nó còn nghiêm trọng hơn cả tội sát sanh. Bạn sát sanh, bạn giết thân mạng của chúng sanh, nhưng bạn không có đoạn huệ mạng của họ, đó là trách nhiệm một đối một nên có thể sám hối. Còn trộm cắp, đặc biệt là trộm cắp của thường trụ, thường trụ này là tận hư không khắp pháp giới, tứ chúng đệ tử đều là chủ nợ, tội còn nặng hơn cả trộm cắp của quốc gia. Quốc gia là một nước của bạn, số người quả thật vẫn là có hạn. Nhưng hư không pháp giới là không có số lượng, thường trụ là thông hư không khắp pháp giới, người hiểu được điều này quá ít. Hơn nữa, nhìn thấy mọi người dường như đều giành phần lợi của thường trụ, đều giành phần lợi của người khác, trở thành thói quen rồi, đều cảm thấy đây là lẽ đương nhiên mà không biết hậu quả nghiêm trọng như vậy.
Thanked by 1 Member:
|
|
#96
Gửi vào 08/08/2013 - 14:57
PHẬT DẠY CHÚNG TA KHÔNG VỌNG NGỮ
Xã hội ngày nay, có rất nhiều vị đồng tu nói với tôi, không vọng ngữ ( Nói dối gạt) thì không được, không vọng ngữ thì nơi nào chúng ta cũng bị thiệt thòi, nơi nơi đều không được lợi ích. Vậy chúng ta học Phật, rốt cuộc có cần phải tuân thủ điều răn dạy này của Phật hay không?
Nếu như chúng ta tỉ mỉ mà tư duy, bình lặng mà quan sát, phải hỏi lại chính mình, chúng ta có phải là muốn tiếp tục ở trong sáu cõi chịu luân hồi hay là hy vọng ngay đời này thoát khỏi luân hồi đi làm Phật, đi làm Bồ Tát? Đây là tiền đề thứ nhất mà chúng ta suy ngẫm. Nếu như chúng ta hy vọng ngay trong đời này thoát khỏi luân hồi, vậy thì chúng ta tất cả phải nghe theo giáo huấn của Phật Đà. Nếu như muốn tiếp tục đọa vào luân hồi khổ, vậy thì có thể tùy thuận theo ý nghĩ của chính mình. Sự việc này Phật cũng không miễn cưỡng người, tôi càng không dám miễn cưỡng, tôi chỉ nhắc nhở đến đây thôi, các vị tự mình chọn lấy. Phật dạy chúng ta làm thế nào, thì trung thực mà làm theo.
Không vọng ngữ, nhất định không được lừa dối bất cứ người nào. Họ lừa dối ta thì được, tại sao vậy? Vì Họ là người của sáu cõi luân hồi, ta không thể lừa dối họ, ta phải cùng Phật, Bồ tát học tập. Không sợ thiệt thòi, không sợ lỗ.
Cho dù bạn nối dối để được cả quả địa cầu này cũng không nên làm.Con người ở đời rất khó sống đến một trăm tuổi, cho dù sống đến một trăm tuổi, thời gian của một trăm năm rất ngắn thôi. Chịu thiệt một trăm năm, chịu lỗ một trăm năm, mà sau đó đến thế giới Cực Lạc để làm Phật, thật là xứng đáng! Việc này chúng ta phải suy tính cho rõ ràng, rốt cuộc thì ai được lợi, ai được hại?. Cho nên không vọng ngữ là chính xác. Người với người qua lại, người với tất cả chúng sanh qua lại quan trọng nhất là thành thật, lời nói phải có chữ tín.
Xã hội ngày nay, có rất nhiều vị đồng tu nói với tôi, không vọng ngữ ( Nói dối gạt) thì không được, không vọng ngữ thì nơi nào chúng ta cũng bị thiệt thòi, nơi nơi đều không được lợi ích. Vậy chúng ta học Phật, rốt cuộc có cần phải tuân thủ điều răn dạy này của Phật hay không?
Nếu như chúng ta tỉ mỉ mà tư duy, bình lặng mà quan sát, phải hỏi lại chính mình, chúng ta có phải là muốn tiếp tục ở trong sáu cõi chịu luân hồi hay là hy vọng ngay đời này thoát khỏi luân hồi đi làm Phật, đi làm Bồ Tát? Đây là tiền đề thứ nhất mà chúng ta suy ngẫm. Nếu như chúng ta hy vọng ngay trong đời này thoát khỏi luân hồi, vậy thì chúng ta tất cả phải nghe theo giáo huấn của Phật Đà. Nếu như muốn tiếp tục đọa vào luân hồi khổ, vậy thì có thể tùy thuận theo ý nghĩ của chính mình. Sự việc này Phật cũng không miễn cưỡng người, tôi càng không dám miễn cưỡng, tôi chỉ nhắc nhở đến đây thôi, các vị tự mình chọn lấy. Phật dạy chúng ta làm thế nào, thì trung thực mà làm theo.
Không vọng ngữ, nhất định không được lừa dối bất cứ người nào. Họ lừa dối ta thì được, tại sao vậy? Vì Họ là người của sáu cõi luân hồi, ta không thể lừa dối họ, ta phải cùng Phật, Bồ tát học tập. Không sợ thiệt thòi, không sợ lỗ.
Cho dù bạn nối dối để được cả quả địa cầu này cũng không nên làm.Con người ở đời rất khó sống đến một trăm tuổi, cho dù sống đến một trăm tuổi, thời gian của một trăm năm rất ngắn thôi. Chịu thiệt một trăm năm, chịu lỗ một trăm năm, mà sau đó đến thế giới Cực Lạc để làm Phật, thật là xứng đáng! Việc này chúng ta phải suy tính cho rõ ràng, rốt cuộc thì ai được lợi, ai được hại?. Cho nên không vọng ngữ là chính xác. Người với người qua lại, người với tất cả chúng sanh qua lại quan trọng nhất là thành thật, lời nói phải có chữ tín.
Thanked by 1 Member:
|
|
#97
Gửi vào 08/08/2013 - 15:00
LÀM TỔN THƯƠNG NGƯỜI KHÁC ĐÃ LÀ MANG TỘI SÁT SANH
Không những không sát sanh, nếu như khiến cho tất cả chúng sanh vì ta mà sanh phiền não thì ta đã sai rồi. Lục Tổ nói: “Nếu là người chân chính tu hành thì không thấy lỗi thế gian”. Nếu như con người chỉ có thể nhìn thấy lỗi của chính mình mà không thấy lỗi của người khác thì đạo nghiệp của bạn có thành tựu. Chỉ thấy lỗi của người mà không thấy lỗi chính mình. Con người này không luận họ tinh tấn dõng mãnh thế nào đều không thể thành tựu vì đã phạm sai lầm từ căn bản. Cho nên chúng ta vạn nhất không nên cho rằng đây đều là việc không đúng của người khác, tôi không có gì là không đúng. Đây chính là sai lầm lớn của chính mình.
Nhìn thấy cái hay, chỗ tốt của người khác, chúng ta phải học tập nơi họ. Nhìn thấy chỗ không tốt của người khác, hồi đầu lại phản tỉnh, xem ta có hay không. Nếu ta có thì khẩn trương sửa đổi lại. Thế nên người tốt, người không tốt ở thế gian đều là lão sư của chúng ta, đều là thiện tri thức của chúng ta. Những người không tốt đó làm ra những việc không tốt là họ đến dạy chúng ta để chúng ta phản tỉnh, mà chưa chắc việc họ làm là sai. Chúng ta phải thường dùng tâm trạng này để học Phật. Ngay ở đời này thành Thánh, thành Hiền, thành Phật, thành Bồ tát không phải là việc khó. Khó là ở chính chúng ta không biết tu học như thế nào? Chúng ta học sai.
Cho nên, nhất định không thể làm khổ chúng sanh. Phải thành tựu tánh đức viên mãn của chính mình. Đối với người chân thật bất thiện phải dùng tâm chân chánh chí thiện mà cảm hóa họ.
Không những không sát sanh, nếu như khiến cho tất cả chúng sanh vì ta mà sanh phiền não thì ta đã sai rồi. Lục Tổ nói: “Nếu là người chân chính tu hành thì không thấy lỗi thế gian”. Nếu như con người chỉ có thể nhìn thấy lỗi của chính mình mà không thấy lỗi của người khác thì đạo nghiệp của bạn có thành tựu. Chỉ thấy lỗi của người mà không thấy lỗi chính mình. Con người này không luận họ tinh tấn dõng mãnh thế nào đều không thể thành tựu vì đã phạm sai lầm từ căn bản. Cho nên chúng ta vạn nhất không nên cho rằng đây đều là việc không đúng của người khác, tôi không có gì là không đúng. Đây chính là sai lầm lớn của chính mình.
Nhìn thấy cái hay, chỗ tốt của người khác, chúng ta phải học tập nơi họ. Nhìn thấy chỗ không tốt của người khác, hồi đầu lại phản tỉnh, xem ta có hay không. Nếu ta có thì khẩn trương sửa đổi lại. Thế nên người tốt, người không tốt ở thế gian đều là lão sư của chúng ta, đều là thiện tri thức của chúng ta. Những người không tốt đó làm ra những việc không tốt là họ đến dạy chúng ta để chúng ta phản tỉnh, mà chưa chắc việc họ làm là sai. Chúng ta phải thường dùng tâm trạng này để học Phật. Ngay ở đời này thành Thánh, thành Hiền, thành Phật, thành Bồ tát không phải là việc khó. Khó là ở chính chúng ta không biết tu học như thế nào? Chúng ta học sai.
Cho nên, nhất định không thể làm khổ chúng sanh. Phải thành tựu tánh đức viên mãn của chính mình. Đối với người chân thật bất thiện phải dùng tâm chân chánh chí thiện mà cảm hóa họ.
#98
Gửi vào 08/08/2013 - 15:08
CHÂN THẬT HỌC PHẬT VÀ SỰ KIẾT TƯỜNG NHƯ Ý
Trì một giới có năm vị thần hộ pháp, thọ trì tam quy có 36 vị thần hộ pháp, ngày đêm bảo hộ bạn. Hôm nay bạn không tin, đối với Phật pháp hồ nghi không tin, vậy thì phiền phức này lớn rồi. Những vị thần hộ pháp thần hộ giới này xem thấy tâm của bạn thay đổi thì họ liền rời bỏ. Khi họ vừa rời khỏi thì phiền phức liền đến. Sau khi họ rời khỏi rồi, không được thiện hộ, không có thiện thần bảo hộ bạn nữa thì “yêu mị nhật tấn, ác quỷ đốn môn”, thay vào đó là yêu ma quỷ quái liền đến. Sự việc này là thật, không phải giả. Thân tâm bạn ngày đêm không an, do dự, hoài nghi, không định là bởi vì yêu ma quỷ quái ở xung quanh bạn, thần hộ pháp của bạn đã rời khỏi rồi. Tổn thất của bạn quá lớn, yêu ma quỷ quái, “linh chi suy hao”, thể lực tinh thần của bạn mỗi ngày suy giảm, suy yếu. Hao là gì vậy? Tiền tài của bạn bị lãng phí, không luận là chiêm tinh đoán số, hoặc giả mời đạo sĩ giải tấu cho bạn, hoặc giả là thờ cúng quỷ thần đều phải dùng tiền. Tài vật của bạn bị hao tổn, “sở hướng bất giai”. Đó là học Phật tại vì sao không thể đạt được kiết tường như ý, nguyên nhân chính ngay chỗ này. Bạn luôn phải nên biết, chân thật học Phật nhất định đạt được kiết tường như ý.
Trì một giới có năm vị thần hộ pháp, thọ trì tam quy có 36 vị thần hộ pháp, ngày đêm bảo hộ bạn. Hôm nay bạn không tin, đối với Phật pháp hồ nghi không tin, vậy thì phiền phức này lớn rồi. Những vị thần hộ pháp thần hộ giới này xem thấy tâm của bạn thay đổi thì họ liền rời bỏ. Khi họ vừa rời khỏi thì phiền phức liền đến. Sau khi họ rời khỏi rồi, không được thiện hộ, không có thiện thần bảo hộ bạn nữa thì “yêu mị nhật tấn, ác quỷ đốn môn”, thay vào đó là yêu ma quỷ quái liền đến. Sự việc này là thật, không phải giả. Thân tâm bạn ngày đêm không an, do dự, hoài nghi, không định là bởi vì yêu ma quỷ quái ở xung quanh bạn, thần hộ pháp của bạn đã rời khỏi rồi. Tổn thất của bạn quá lớn, yêu ma quỷ quái, “linh chi suy hao”, thể lực tinh thần của bạn mỗi ngày suy giảm, suy yếu. Hao là gì vậy? Tiền tài của bạn bị lãng phí, không luận là chiêm tinh đoán số, hoặc giả mời đạo sĩ giải tấu cho bạn, hoặc giả là thờ cúng quỷ thần đều phải dùng tiền. Tài vật của bạn bị hao tổn, “sở hướng bất giai”. Đó là học Phật tại vì sao không thể đạt được kiết tường như ý, nguyên nhân chính ngay chỗ này. Bạn luôn phải nên biết, chân thật học Phật nhất định đạt được kiết tường như ý.
#99
Gửi vào 08/08/2013 - 15:10
PHƯƠNG PHÁP HÓA GIẢ̉I BỆ̣NH TẬ̣T
Những bệnh do oan gia trái chủ gây nên. Nếu như chúng ta tâm chánh, làm chánh, mỗi niệm vì xã hội, vì chúng sanh tạo phước, viễn ly tham-sân-si-mạn, viễn ly danh vọng lợi dưỡng, trong đời quá khứ cho dù là oan gia trái chủ, họ xem thấy tâm hạnh của bạn như vậy, họ sẽ cung kính đối với bạn, họ sẽ không đến báo thù bạn. Vì sao vậy? Bạn là người thiện, bạn là một người vô tư, vô ngã, đại công, vì mọi người. Loại người này chư Phật Bồ Tát, thiên long thiện thần đều bảo hộ, huống hồ chúng ta đem tất cả thiện hạnh công đức của chính mình đã tu đều có thể hồi hướng cho oan gia trái chủ nhiều đời nhiều kiếp trong đời quá khứ của chính mình, họ sẽ không đến gây phiền phức, ngay đến buổi tối đi ngủ một ác mộng cũng không hề có. Thậm chí rất nhiều người thông thường người ta nói những phòng ốc không trong sạch, trong đây có yêu ma quỷ quái, những phòng ốc này người ta không dám ở, bạn ở nơi đó bình an không có việc gì. Không hề có chuyện gì là vì họ tôn kính bạn, không những họ không nhiễu loạn bạn, họ còn bảo hộ bạn. Chính mình phải hiểu được chính mình phải nên làm thế nào.
Loại bệnh tật khác nữa, căn nguyên là do ác nghiệp. Chúng ta biết được rồi thì quyết định không tạo ác nghiệp nữa, quyết định tin tưởng lời giáo huấn của Phật Đà. Phật nói: “Bồ Tát có một pháp có thể lìa tất cả thế gian khổ”. Trong tất cả thế gian khổ này bao gồm hết bệnh khổ. Một pháp này là pháp gì? Phật dạy chúng ta ngày đêm thường niệm thiện pháp, tư duy thiện pháp, quan sát thiện pháp, không để chút nào bất thiện xen tạp. Quá khứ đời này bạn đã tạo ra tất cả tội nghiệp cực trọng cũng được hoá giải. Chúng ta hiểu được cái đạo lý này, y theo những phương pháp lý luận này mà tu học, khẳng định là có thể rời xa được bệnh tật.
Những bệnh do oan gia trái chủ gây nên. Nếu như chúng ta tâm chánh, làm chánh, mỗi niệm vì xã hội, vì chúng sanh tạo phước, viễn ly tham-sân-si-mạn, viễn ly danh vọng lợi dưỡng, trong đời quá khứ cho dù là oan gia trái chủ, họ xem thấy tâm hạnh của bạn như vậy, họ sẽ cung kính đối với bạn, họ sẽ không đến báo thù bạn. Vì sao vậy? Bạn là người thiện, bạn là một người vô tư, vô ngã, đại công, vì mọi người. Loại người này chư Phật Bồ Tát, thiên long thiện thần đều bảo hộ, huống hồ chúng ta đem tất cả thiện hạnh công đức của chính mình đã tu đều có thể hồi hướng cho oan gia trái chủ nhiều đời nhiều kiếp trong đời quá khứ của chính mình, họ sẽ không đến gây phiền phức, ngay đến buổi tối đi ngủ một ác mộng cũng không hề có. Thậm chí rất nhiều người thông thường người ta nói những phòng ốc không trong sạch, trong đây có yêu ma quỷ quái, những phòng ốc này người ta không dám ở, bạn ở nơi đó bình an không có việc gì. Không hề có chuyện gì là vì họ tôn kính bạn, không những họ không nhiễu loạn bạn, họ còn bảo hộ bạn. Chính mình phải hiểu được chính mình phải nên làm thế nào.
Loại bệnh tật khác nữa, căn nguyên là do ác nghiệp. Chúng ta biết được rồi thì quyết định không tạo ác nghiệp nữa, quyết định tin tưởng lời giáo huấn của Phật Đà. Phật nói: “Bồ Tát có một pháp có thể lìa tất cả thế gian khổ”. Trong tất cả thế gian khổ này bao gồm hết bệnh khổ. Một pháp này là pháp gì? Phật dạy chúng ta ngày đêm thường niệm thiện pháp, tư duy thiện pháp, quan sát thiện pháp, không để chút nào bất thiện xen tạp. Quá khứ đời này bạn đã tạo ra tất cả tội nghiệp cực trọng cũng được hoá giải. Chúng ta hiểu được cái đạo lý này, y theo những phương pháp lý luận này mà tu học, khẳng định là có thể rời xa được bệnh tật.
#100
Gửi vào 08/08/2013 - 15:11
CHÚNG TA NÊN CHUYÊN TINH 1 MÔN
Một câu A Di Đà Phật này khi niệm đến lý nhất tâm bất loạn, triệt kiến tự tánh, viên kiến tự tánh, thì vấn đề chẳng phải đã giải quyết rồi sao, bạn còn đi tìm phiền phức khác sao?
Thế gian này có một số người không biết, nên thiền tịnh song tu, mật tịnh song tu, còn có gì nữa vậy? Thiền mật tịnh tam tu. Thông thường người thế gian chúng ta nghe xong, mới nghe đến, cái này tuyệt quá, cao siêu! Kỳ thực, người trong nghề biết họ đang lòng vòng. Mặc dù có thể thành tựu, nhưng thành tựu của họ không đủ sâu, tại sao vậy? Tinh thần, sức lực của họ bị phân tán rồi. Họ phân thành hai mặt, phân thành ba mặt, họ không chuyên! Nếu bạn muốn nhanh, hãy chuyên công phu một môn, một mục tiêu, một phương hướng, sẽ nhanh! Không có gì nhanh hơn cái này. Cùng lúc đi hai đường, cùng lúc đi ba đường thì khó lắm, không dễ đâu, lại chậm chạp nữa! Pháp môn này đơn giản thẳng tắt thành đạo vô thượng. Chúng ta phải nhận thức rõ ràng, chỉ có thật sự hiểu rõ thì niềm tin mới kiên cố, nguyện mới không nghi, dứt khoát không đổi. Pháp môn không thể nghĩ bàn.
Một câu A Di Đà Phật này khi niệm đến lý nhất tâm bất loạn, triệt kiến tự tánh, viên kiến tự tánh, thì vấn đề chẳng phải đã giải quyết rồi sao, bạn còn đi tìm phiền phức khác sao?
Thế gian này có một số người không biết, nên thiền tịnh song tu, mật tịnh song tu, còn có gì nữa vậy? Thiền mật tịnh tam tu. Thông thường người thế gian chúng ta nghe xong, mới nghe đến, cái này tuyệt quá, cao siêu! Kỳ thực, người trong nghề biết họ đang lòng vòng. Mặc dù có thể thành tựu, nhưng thành tựu của họ không đủ sâu, tại sao vậy? Tinh thần, sức lực của họ bị phân tán rồi. Họ phân thành hai mặt, phân thành ba mặt, họ không chuyên! Nếu bạn muốn nhanh, hãy chuyên công phu một môn, một mục tiêu, một phương hướng, sẽ nhanh! Không có gì nhanh hơn cái này. Cùng lúc đi hai đường, cùng lúc đi ba đường thì khó lắm, không dễ đâu, lại chậm chạp nữa! Pháp môn này đơn giản thẳng tắt thành đạo vô thượng. Chúng ta phải nhận thức rõ ràng, chỉ có thật sự hiểu rõ thì niềm tin mới kiên cố, nguyện mới không nghi, dứt khoát không đổi. Pháp môn không thể nghĩ bàn.
#101
Gửi vào 08/08/2013 - 15:13
CHÁNH HẠNH
“Tức dĩ chấp trì danh hiệu vi chánh hạnh”. Pháp môn Tịnh-độ, vãng sanh thế giới Tây Phương Cực-lạc, phải tu như thế nào? Chánh hạnh. Tu hành chính thức chính là niệm Phật. Phật pháp thì phải phá chấp trước, nhưng pháp môn này vẫn cứ dùng chấp trước, chính là chấp trước danh hiệu; ngoài câu danh hiệu ra, tất cả mọi chấp trước khác đều buông xả, không chấp trước thêm nữa, chính là chấp trước danh hiệu này, gìn giữ cái danh hiệu này niệm niệm không mất, gọi là trì. Niệm niệm đều là A Di Đà Phật, đó chính là trì. Nhớ kỹ, A Di Đà Phật là vô lượng trí, vô lượng giác, niệm niệm giác chứ không mê, niệm niệm chánh chứ không tà, niệm niệm tịnh chứ không nhiễm, đây chính là tự tánh A Di Đà, tự tánh tam bảo. Tam bảo là một thể, một mà ba, ba mà một. Những quán tưởng, tham cứu, trì chú, nghiên cứu giáo lý khác thảy đều không cần, không nên xen tạp những thứ này, chính là một câu Di Đà niệm đến cùng, chí giản dị. Chí là đến chỗ tột cùng, đơn giản đến tột cùng, dễ dàng đến tột cùng. Đơn giản dễ dàng, hơn nữa nó còn trực tiếp, không vòng vo. Trực tiếp đến đâu vậy? Trực tiếp đến minh tâm kiến tánh, trực tiếp đến vô thượng chánh đẳng chánh giác, trực tiếp đến Phật quả cứu cánh viên mãn.
“Tức dĩ chấp trì danh hiệu vi chánh hạnh”. Pháp môn Tịnh-độ, vãng sanh thế giới Tây Phương Cực-lạc, phải tu như thế nào? Chánh hạnh. Tu hành chính thức chính là niệm Phật. Phật pháp thì phải phá chấp trước, nhưng pháp môn này vẫn cứ dùng chấp trước, chính là chấp trước danh hiệu; ngoài câu danh hiệu ra, tất cả mọi chấp trước khác đều buông xả, không chấp trước thêm nữa, chính là chấp trước danh hiệu này, gìn giữ cái danh hiệu này niệm niệm không mất, gọi là trì. Niệm niệm đều là A Di Đà Phật, đó chính là trì. Nhớ kỹ, A Di Đà Phật là vô lượng trí, vô lượng giác, niệm niệm giác chứ không mê, niệm niệm chánh chứ không tà, niệm niệm tịnh chứ không nhiễm, đây chính là tự tánh A Di Đà, tự tánh tam bảo. Tam bảo là một thể, một mà ba, ba mà một. Những quán tưởng, tham cứu, trì chú, nghiên cứu giáo lý khác thảy đều không cần, không nên xen tạp những thứ này, chính là một câu Di Đà niệm đến cùng, chí giản dị. Chí là đến chỗ tột cùng, đơn giản đến tột cùng, dễ dàng đến tột cùng. Đơn giản dễ dàng, hơn nữa nó còn trực tiếp, không vòng vo. Trực tiếp đến đâu vậy? Trực tiếp đến minh tâm kiến tánh, trực tiếp đến vô thượng chánh đẳng chánh giác, trực tiếp đến Phật quả cứu cánh viên mãn.
#102
Gửi vào 08/08/2013 - 15:15
DANH HIỆU A DI ĐÀ PHẬT- VẠN ĐỨC HỒNG DANH
Đây đích thực là pháp môn khó tin, quá dễ dàng, quá đơn giản, rất nhiều người tiếp xúc mà không cách gì tiếp nhận được.
A Di Đà Phật, danh hiệu này là vạn đức hồng danh, tại sao vậy? Danh hiệu này là danh hiệu của tự tánh, là danh hiệu của tánh đức. Đây là tiếng phạn, nếu như theo ý nghĩa của mặt chữ mà dịch thì A dịch thành Vô, Di Đà dịch thành Lượng, Phật dịch thành Giác hoặc dịch thành Trí. Dịch hoàn toàn qua ý nghĩa là Vô Lượng Trí, Vô Lượng Giác. Quí vị thử nghĩ về danh hiệu này, Vô Lượng Trí là bản thể của tự tánh, Vô Lượng Giác là đức dụng của tự tánh, bao gồm hết rồi! Đại đức xưa gọi đây là vạn đức hồng danh, danh hiệu của thể đại dụng chân như tự tánh toàn.
Chúng ta niệm cái danh hiệu này là chiêu đức của ai vậy? Chiêu tự tánh của chính mình, chiêu tánh đức của chính mình. Hay nói cách khác, dùng một câu danh hiệu này đánh thức tự tánh của chúng ta, tìm trở lại tánh đức của chúng ta. Thể dụng của tự tánh chúng ta hoàn toàn không bị mất, mà chỉ bị làm sao vậy? Chỉ mê mất mà thôi. Dùng một câu Phật hiệu này để phá vỡ cái cửa mê này, đánh thức trở lại thể dụng của tự tánh chúng ta. Nếu như bạn hiểu rõ đạo lý này, thì bạn sẽ quyết chí một lòng chấp trì danh hiệu, bạn mới hiểu được danh hiệu này, pháp môn này, không thể tìm ra thêm một pháp môn nào khác có thể thù thắng hơn nó được. Hơn nữa, nó rất dễ dàng, rất đơn giản. Tất cả mọi thứ của khắp pháp giới hư không giới toàn bộ bao gồm trong đó, khánh vô bất tận.
Đây đích thực là pháp môn khó tin, quá dễ dàng, quá đơn giản, rất nhiều người tiếp xúc mà không cách gì tiếp nhận được.
A Di Đà Phật, danh hiệu này là vạn đức hồng danh, tại sao vậy? Danh hiệu này là danh hiệu của tự tánh, là danh hiệu của tánh đức. Đây là tiếng phạn, nếu như theo ý nghĩa của mặt chữ mà dịch thì A dịch thành Vô, Di Đà dịch thành Lượng, Phật dịch thành Giác hoặc dịch thành Trí. Dịch hoàn toàn qua ý nghĩa là Vô Lượng Trí, Vô Lượng Giác. Quí vị thử nghĩ về danh hiệu này, Vô Lượng Trí là bản thể của tự tánh, Vô Lượng Giác là đức dụng của tự tánh, bao gồm hết rồi! Đại đức xưa gọi đây là vạn đức hồng danh, danh hiệu của thể đại dụng chân như tự tánh toàn.
Chúng ta niệm cái danh hiệu này là chiêu đức của ai vậy? Chiêu tự tánh của chính mình, chiêu tánh đức của chính mình. Hay nói cách khác, dùng một câu danh hiệu này đánh thức tự tánh của chúng ta, tìm trở lại tánh đức của chúng ta. Thể dụng của tự tánh chúng ta hoàn toàn không bị mất, mà chỉ bị làm sao vậy? Chỉ mê mất mà thôi. Dùng một câu Phật hiệu này để phá vỡ cái cửa mê này, đánh thức trở lại thể dụng của tự tánh chúng ta. Nếu như bạn hiểu rõ đạo lý này, thì bạn sẽ quyết chí một lòng chấp trì danh hiệu, bạn mới hiểu được danh hiệu này, pháp môn này, không thể tìm ra thêm một pháp môn nào khác có thể thù thắng hơn nó được. Hơn nữa, nó rất dễ dàng, rất đơn giản. Tất cả mọi thứ của khắp pháp giới hư không giới toàn bộ bao gồm trong đó, khánh vô bất tận.
Thanked by 1 Member:
|
|
#103
Gửi vào 08/08/2013 - 15:23
TRONG TÂM LUÔN KHÔNG OÁN HẬN NGƯỜI
Mỗi ngày tâm không bình, tâm oán hận, thì chẳng những không đạt được gì, mà mạng càng ngày càng bị tổn hại. Sau khi chúng tôi từ Nhật Bản trở về, nghĩ đến câu nói của Lão tử: phải “hóa giải lòng xung đột sâu nặng”, là yếu tố mỗi người chúng ta đều phải nên làm. Gia đình xung đột, vợ chồng xung đột, rộng hơn nữa là xã hội, quốc gia, chủng tộc, tôn giáo xung đột, nên hóa giải xung đột là vô cùng cần thiết. Không hóa giải thì phiền phức, đời đời kiếp kiếp oan gia đối đầu, không hề ngừng dứt, đôi bên đều thống khổ. Trong tâm thanh tịnh của chúng ta không có xung đột, nên chỉ cần xuất hiện xung đột nhỏ thì liền chướng ngại việc vãng sinh. Khi sắp vãng sinh, oan gia trái chủ tìm đến bên thân chúng ta để báo thù, không để chúng ta vãng sinh, đó cũng chính là ma chướng mà chúng ta thường nói đến.
Mỗi ngày tâm không bình, tâm oán hận, thì chẳng những không đạt được gì, mà mạng càng ngày càng bị tổn hại. Sau khi chúng tôi từ Nhật Bản trở về, nghĩ đến câu nói của Lão tử: phải “hóa giải lòng xung đột sâu nặng”, là yếu tố mỗi người chúng ta đều phải nên làm. Gia đình xung đột, vợ chồng xung đột, rộng hơn nữa là xã hội, quốc gia, chủng tộc, tôn giáo xung đột, nên hóa giải xung đột là vô cùng cần thiết. Không hóa giải thì phiền phức, đời đời kiếp kiếp oan gia đối đầu, không hề ngừng dứt, đôi bên đều thống khổ. Trong tâm thanh tịnh của chúng ta không có xung đột, nên chỉ cần xuất hiện xung đột nhỏ thì liền chướng ngại việc vãng sinh. Khi sắp vãng sinh, oan gia trái chủ tìm đến bên thân chúng ta để báo thù, không để chúng ta vãng sinh, đó cũng chính là ma chướng mà chúng ta thường nói đến.
Thanked by 1 Member:
|
|
#104
Gửi vào 09/08/2013 - 09:01
KHI GẶP CHƯỚNG NẠN THÌ OÁN TRỜI TRÁCH PHẬT !?
Những chướng nạn mà bạn gặp từ đâu mà có vậy? Nhất định phải hiểu rõ, là tự mình trong đời quá khứ hoặc đời này tạo nên. Nếu như bạn cứ oán trời trách người, thì bạn trên tội lại thêm tội, tự mình vẫn đọa lạc thọ khổ, không có ai có thể thay thế được. Người không hiểu Phật pháp, thường thường gặp phải tai nạn thì tâm của họ bất bình, luôn luôn cảm thấy người khác hãm hại họ, luôn luôn cảm thấy người khác có lỗi với họ, xã hội có lỗi với họ, thậm chí là ông trời có lỗi với họ, Phật Bồ-tát có lỗi với họ, cái tạo nghiệp này là nặng rồi! Đây là không hiểu nghĩa mà Như Lai đã nói. Thật sự thông đạt nghĩa thú mà Phật chỉ dạy là chúng ta giác ngộ rồi. Pháp thế xuất thế gian không lìa nhân quả, nhân chắc chắn phải tự mình tạo, Phật không có cách gì cho bạn. Nếu như Phật có thể cho chúng ta, thì chúng ta không cần tu hành nữa, Phật đại từ đại bi khiến chúng ta đều thành Phật cả. Đây là điều không thể làm được, “ông tu ông đắc, bà tu bà đắc, không tu không đắc”.
Sự từ bi của Phật chỉ là đem đạo lý nói rõ với chúng ta, chỉ dẫn phương pháp tu học cho chúng ta. Ngài là người đi trước, đem kinh nghiệm tu học của Ngài cung cấp cho chúng ta làm tham khảo. Chúng ta có thể tin, thuận theo con đường của Ngài mà đi thì chúng ta nhất định có thành tựu. Cho nên, quí vị nhất định phải nhận thức rõ ràng định nghĩa của hai chữ “tu hành” này. Không phải nói, tôi mỗi ngày đọc kinh là tu hành, tôi mỗi ngày lạy Phật là tu hành, ở trong đời sống thường ngày vẫn cứ sát-đạo-dâm-vọng, thế thì có lợi ích gì? Lạy Phật cũng chẳng lợi ích gì, làm nhiều việc tốt đi nữa cũng vô ích.
Những chướng nạn mà bạn gặp từ đâu mà có vậy? Nhất định phải hiểu rõ, là tự mình trong đời quá khứ hoặc đời này tạo nên. Nếu như bạn cứ oán trời trách người, thì bạn trên tội lại thêm tội, tự mình vẫn đọa lạc thọ khổ, không có ai có thể thay thế được. Người không hiểu Phật pháp, thường thường gặp phải tai nạn thì tâm của họ bất bình, luôn luôn cảm thấy người khác hãm hại họ, luôn luôn cảm thấy người khác có lỗi với họ, xã hội có lỗi với họ, thậm chí là ông trời có lỗi với họ, Phật Bồ-tát có lỗi với họ, cái tạo nghiệp này là nặng rồi! Đây là không hiểu nghĩa mà Như Lai đã nói. Thật sự thông đạt nghĩa thú mà Phật chỉ dạy là chúng ta giác ngộ rồi. Pháp thế xuất thế gian không lìa nhân quả, nhân chắc chắn phải tự mình tạo, Phật không có cách gì cho bạn. Nếu như Phật có thể cho chúng ta, thì chúng ta không cần tu hành nữa, Phật đại từ đại bi khiến chúng ta đều thành Phật cả. Đây là điều không thể làm được, “ông tu ông đắc, bà tu bà đắc, không tu không đắc”.
Sự từ bi của Phật chỉ là đem đạo lý nói rõ với chúng ta, chỉ dẫn phương pháp tu học cho chúng ta. Ngài là người đi trước, đem kinh nghiệm tu học của Ngài cung cấp cho chúng ta làm tham khảo. Chúng ta có thể tin, thuận theo con đường của Ngài mà đi thì chúng ta nhất định có thành tựu. Cho nên, quí vị nhất định phải nhận thức rõ ràng định nghĩa của hai chữ “tu hành” này. Không phải nói, tôi mỗi ngày đọc kinh là tu hành, tôi mỗi ngày lạy Phật là tu hành, ở trong đời sống thường ngày vẫn cứ sát-đạo-dâm-vọng, thế thì có lợi ích gì? Lạy Phật cũng chẳng lợi ích gì, làm nhiều việc tốt đi nữa cũng vô ích.
Thanked by 2 Members:
|
|
#105
Gửi vào 09/08/2013 - 09:12
VÌ SAO TU MÀ VẪN KHÔNG THỂ CHUYỂN NGHIỆP ?
Chúng ta xem thấy có một số người ở trong một đời đã tạo rất nhiều tội nghiệp và phát tài to. Nhưng cái phát tài này đều là mê muội lương tâm, lừa gạt người khác mà có được. Khi về già biết là sai nên cũng biết hối lỗi, hằng ngày lạy Phật, làm hết các việc tốt như sửa cầu, đắp đường, nhưng cuối cùng vẫn bị ác báo. Nguyên nhân gì vậy? Cái nghiệp này không chuyển được. Chuyển không được, quả thật mà nói là do làm “không đắc lực”. Lừa gạt người khác kiếm được mười vạn, đem ra hai vạn để làm việc tốt, đến lạy Bồ-tát, vậy thì có lợi ích gì chứ? Cho nên chúng ta quan sát tỉ mỉ, đều là chưa thông về giáo lý nên việc mà họ làm là bất lực. Nếu như thật sự thông đạt, thật sự dũng mãnh tinh tấn thì nghiệp báo có thể chuyển, đâu có chuyện không thể chuyển? Vua A-xà-thế tạo tội giết cha hại mẹ , khi lâm chung sám hối vẫn có thể vãng sanh thượng phẩm trung sanh. Từ đó cho thấy, dũng mãnh tinh tấn thì thật sự chuyển được. Chuyển không được, là do không dũng mãnh tinh tấn, tuy là muốn chuyển nhưng tham sân si chưa có hoàn toàn buông xả, cho rằng làm một chút việc tốt là có thể bù đắp rồi. Bạn đã làm mười phần ác, bạn mới làm hai phần thiện thì không thể chuyển được. Đã làm mười phần ác rồi, cần phải có mười hai phần thiện thì mới có thể chuyển được.
Chúng ta xem thấy có một số người ở trong một đời đã tạo rất nhiều tội nghiệp và phát tài to. Nhưng cái phát tài này đều là mê muội lương tâm, lừa gạt người khác mà có được. Khi về già biết là sai nên cũng biết hối lỗi, hằng ngày lạy Phật, làm hết các việc tốt như sửa cầu, đắp đường, nhưng cuối cùng vẫn bị ác báo. Nguyên nhân gì vậy? Cái nghiệp này không chuyển được. Chuyển không được, quả thật mà nói là do làm “không đắc lực”. Lừa gạt người khác kiếm được mười vạn, đem ra hai vạn để làm việc tốt, đến lạy Bồ-tát, vậy thì có lợi ích gì chứ? Cho nên chúng ta quan sát tỉ mỉ, đều là chưa thông về giáo lý nên việc mà họ làm là bất lực. Nếu như thật sự thông đạt, thật sự dũng mãnh tinh tấn thì nghiệp báo có thể chuyển, đâu có chuyện không thể chuyển? Vua A-xà-thế tạo tội giết cha hại mẹ , khi lâm chung sám hối vẫn có thể vãng sanh thượng phẩm trung sanh. Từ đó cho thấy, dũng mãnh tinh tấn thì thật sự chuyển được. Chuyển không được, là do không dũng mãnh tinh tấn, tuy là muốn chuyển nhưng tham sân si chưa có hoàn toàn buông xả, cho rằng làm một chút việc tốt là có thể bù đắp rồi. Bạn đã làm mười phần ác, bạn mới làm hai phần thiện thì không thể chuyển được. Đã làm mười phần ác rồi, cần phải có mười hai phần thiện thì mới có thể chuyển được.
Thanked by 2 Members:
|
|
Similar Topics
Chủ Đề | Name | Viết bởi | Thống kê | Bài Cuối |
---|
1 người đang đọc chủ đề này
0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn
Liên kết nhanh
Tử Vi | Tử Bình | Kinh Dịch | Quái Tượng Huyền Cơ | Mai Hoa Dịch Số | Quỷ Cốc Toán Mệnh | Địa Lý Phong Thủy | Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp | Bát Tự Hà Lạc | Nhân Tướng Học | Mệnh Lý Tổng Quát | Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số | Khoa Học Huyền Bí | Y Học Thường Thức | Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian | Thiên Văn - Lịch Pháp | Tử Vi Nghiệm Lý | TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
Coi Tử Vi | Coi Tử Bình - Tứ Trụ | Coi Bát Tự Hà Lạc | Coi Địa Lý Phong Thủy | Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh | Coi Nhân Tướng Mệnh | Nhờ Coi Quẻ | Nhờ Coi Ngày |
Bảo Trợ & Hoạt Động | Thông Báo | Báo Tin | Liên Lạc Ban Điều Hành | Góp Ý |
Ghi Danh Học | Lớp Học Tử Vi Đẩu Số | Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý | Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | Sách Dịch Lý | Sách Tử Vi | Sách Tướng Học | Sách Phong Thuỷ | Sách Tam Thức | Sách Tử Bình - Bát Tự | Sách Huyền Thuật |
Linh Tinh | Gặp Gỡ - Giao Lưu | Giải Trí | Vườn Thơ | Vài Dòng Tản Mạn... | Nguồn Sống Tươi Đẹp | Trưng bày - Giới thiệu |
Trình ứng dụng hỗ trợ:
An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |
Quỷ Cốc Toán Mệnh |
Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |
Quẻ Mai Hoa Dịch Số |
Bát Tự Hà Lạc |
Thái Ât Thần Số |
Căn Duyên Tiền Định |
Cao Ly Đầu Hình |
Âm Lịch |
Xem Ngày |
Lịch Vạn Niên |
So Tuổi Vợ Chồng |
Bát Trạch |
Coi Tử Vi | Coi Tử Bình - Tứ Trụ | Coi Bát Tự Hà Lạc | Coi Địa Lý Phong Thủy | Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh | Coi Nhân Tướng Mệnh | Nhờ Coi Quẻ | Nhờ Coi Ngày |
Bảo Trợ & Hoạt Động | Thông Báo | Báo Tin | Liên Lạc Ban Điều Hành | Góp Ý |
Ghi Danh Học | Lớp Học Tử Vi Đẩu Số | Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý | Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | Sách Dịch Lý | Sách Tử Vi | Sách Tướng Học | Sách Phong Thuỷ | Sách Tam Thức | Sách Tử Bình - Bát Tự | Sách Huyền Thuật |
Linh Tinh | Gặp Gỡ - Giao Lưu | Giải Trí | Vườn Thơ | Vài Dòng Tản Mạn... | Nguồn Sống Tươi Đẹp | Trưng bày - Giới thiệu |
Trình ứng dụng hỗ trợ:












