Jump to content

Advertisements




Vài kinh nghiệm xem lá số tử vi (Cự Vũ Tiên Sinh)


300 replies to this topic

#256 Monday

    Kiền viên

  • Hội Viên mới
  • PipPipPip
  • 1100 Bài viết:
  • 1634 thanks
  • LocationTrái đất.

Gửi vào 01/05/2014 - 12:04

Cự môn mà gặp kiếp không
Môi răng lẫn lộn đồ lòng tả tơi.

#257 Hoa Cái

    Hội Viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPip
  • 5381 Bài viết:
  • 18634 thanks

Gửi vào 01/05/2014 - 12:16

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

HoaCai0101, on 01/05/2014 - 11:36, said:

Có đây, : Cự Môn KK.

Phú đoán

Cự Môn mà gặp Kiếp Không
Mồm to mép rộng, sâu nông ai dò ! .

Còn nữa

CỰ Môn = mồm (1) = bộ phận sinh dục của nữ

Cự Riêu = dâm đảng hết sức, k thể viết ra được, tôi có chia sẻ với vài nick về cách này nhưng giờ đây k dám .

Cự Riêu mà gặp Kiếp Không
Ngày 3 đêm 7 chổng mông đòi hoài .

Đó là phú đoán tân biên mà BigBang thừa biết của ai .

(1) tướng thuật bí truyền : nhìn miệng đoán ngao !

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Sửa bởi HoaCai0101: 01/05/2014 - 12:20


Thanked by 6 Members:

#258 TiKiTaKa

    Kiền viên

  • Hội Viên mới
  • PipPipPip
  • 1500 Bài viết:
  • 3654 thanks

Gửi vào 01/05/2014 - 12:41

Xét tương quan Cự Môn Lộc Tồn. Có hai chiều hướng để lại qua các câu phú là hợp, và không hợp. Liệu có sự đặc biệt cho vị trí của Lộc Tồn hay không, hay tùy chỗ mà có sự hợp hay không hợp.

- CỰ MÔN DẦN, THẦN VỊ, PHÚC HỶ GIÁP CANH SINH Cung Mệnh an tại Dần, Thân có Cư Môn tọa thủ người tuổi Giáp, Canh thì phát phúc làm quan to.

Câu phú cho biết quan điểm Cự Môn đóng dần thân rất hợp cho tuổi Giáp và Canh. Ta ngầm hiểu với nhau, do Lộc Tồn của giáp đóng cung dần, Lộc Tồn của canh đóng cung thân. Cự Nhật rất hợp Lộc Tồn.

- CỰ CƠ CỰ MÃO, ẤT, TÂN, KỶ, BÍNH CHÍ CÔNG KHANH Cung Mệnh an tại Mão có Cự, Cơ tọa thủ đồng cung người tuổi At, Tân, Kỳ, Bính tất được hưởng giàu sang vinh hiển lại có quyền cao chức trọng. CÁc tuổi khác có cách này cũng chiển đạt nhưng kém hơn tuổi Ất, Tân, Kỷ, Bính
-MÃO, DẬU CỰ CƠ ẤT TÂN ÂM NỮ ÍCH TỬ VƯỢNG PHU, BẤT KIẾN TRIỆT, TUẦN, ĐA TÀI THAO LƯỢC Cung Mệnh an tại Mão, Dậu có Cự, Cơ tọa thủ đồng cung đàn bà tuổi At, Tân rất vượng phu ích từ làm lợi cho chồng cho con nếu không gặp Tuần, Triệt xung chiếu tất là người đảm đang tài giỏi.

Câu phú này lại hàm ý Cự Cơ hợp Lộc Tồn cho tuổi Ất Tân. Bính thì Thiên Cơ hóa Quyền đồng cung Cự Môn. Tuổi Kỷ thì mờ nhạt không rõ ý tứ câu phú.

-CỰ HOẢ KÌNH DƯƠNG CHUNG THÂN ẢI TỬ Cung Mệnh có Cự tọa thủ gặp Hỏa, Tinh, Kình Dương hội hợp hạn gặp sao xấu phải thắt cổ mà chết.
-CỰ MÔN KỴ TINH GIAI BẤT CÁT, THÂN MỆNH HẠN KỴ TƯƠNG PHÙNG Cung Mệnh, Thân có Cự toạ thủ găp Hỏa Kỵ, hoặc hạn gặp cách này cũng rất xấu.
-CỰ MÔN ĐÀ LA TẤT SINH DỊ CHI Cung Mệnh có Cự toạ Thủ Đà La đồng cung tất trong mình có nốt ruồi kín.
-CỰ MÔN DƯƠNG ĐÀ Ư THÂN MỆNH LOA HOÀNG KHỐN NHƯỢC, ĐẠO NHI PHÁ ĐÃNG Cung Mệnh, Thân có Cự, Hãm Địa toạ thủ gặp Kình hay Đà đồng cung là ngưởi bạc nhược hèn yếu, bệnh tật suốt đời nếu không, là hạng trộm cắp bất lương.
Cho biết Cự Môn không thích Kình Đà, tức thích hợp với Lộc Tồn.
- KỴ ĐẠI CHI NGỘ CỰ MÔN TẤT HOẠI TỔ TÔNG CHI NGHIỆP Cung Mệnh có Cự Môn gặp Hóa Kỵ,Đại Hao hội hợp tức phá hoại tổ nghiệp.

Cho biết Cự Môn không thích song Hao, hợp Lộc Tồn.
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
- CỰ NHẬT DẦN, THÂN THIÊN MÔN NHẬT LÃNG, KỴ NGỘ LỘC TỒN ÁI GIAO QUYỀN PHƯỢNG Cung Mệnh an tại Dần, Thân có Cự, Nhật tọa thủ đồng cung ví như mặt trời lơ lửng trên cao chiếu xuống nên rất sáng sủa tột đẹp trong trường hợp này Cự, Nhật rất kỵ Lộc Tồn đồng cung nhưng nếu gặp Hóa Lộc lại tốt hoặc quyền, Phượng thì suốt đời được xứng ý toại lòng, giàu sang vinh hiển.

Câu phú này lại có ý nói Cự Nhật không hợp Lộc Tồn, mà thích Quyền Phượng.

- CỰ NHẬT MỆNH VIÊN HẠN ĐÁO SÁT, HÌNH KIẾP, KỴ TU PHÒNG TÂM PHẾ, KIÊM THIÊN MÃ HỘI HÃM TẬT TỨ CHI: DUY HẠNH SONG HAO KHẢ GIẢI Cung Mệnh an tại Dần, Thân có cự, Nhật tọa thủ đồng cung hạn gặp Kiếp Sát, Thiên Hình, Kiếp, Kỵ tất phải đề phòng đau tim đau phổi vì Thái Dương thuộc Hỏa là tim. Cự Môn thuộc Thủy là phổi nếu lại gặp Thiên Mã thời chân tay bị què gẩy hay bị tê liệt tuy nhiên gặp Song Hao hội hợp có thể giải cứu được.

Câu này hàm ý Cự Nhật hợp song Hao tức trục vuông góc với trục Lộc Tồn-Phi Liêm. Tức Cự Nhật không hợp Lộc Tồn.

- SONG HAO, MÃO, DẬU CHÚNG THỦY TRIỀU ĐÔNG TỐI HIỀM HÓA LỘC ÁI NGỘ CỰ CƠ Cung Mệnh an tại Mão, Dậu có Cự, Cơ tọa thủ đồng cung rất cần có Song Hao hội hợp nhưng rất kỵ gặp Hóa Lộc vì bộ Cự, Cơ thuộc hành Thủy và Mộc lại gặp Song Hao là Thủy ví như những giòng nước đều chảy ra biển dòng rất tốt đẹp, nhưng nếu gặp hóa Lộc thuộc Thổ lại xấu vì Thổ khắc Thủy hút hết nước của Thủy.

Câu phú này nói Cự Cơ thích song Hao, tức không hợp Lộc Tồn.

- CỰ CƠ CHÍNH HƯỚNG HẠNH NGỘ SONG HAO UY QUYỀN QUÁN THẾ Cung Mệnh an tại Mão, Dậu có Cự, Cơ tọa thủ đồng cung hay an tại Tý, Ngọ có Cự tọa thủ Cơ xung chiến gặp Song Hao hội hợp tất công danh thành đạt, uy quyền hiền hách tiếng tăm lừng lẫy.

Câu phú này nói Cự Cơ tí ngọ mão dậu hợp song Hao, không hợp Lộc Tồn.

- CỰ PHÙNG TỒN TÚ CÁT XỨ TOÀN HUNG, ƯU NHẬP TỬ CUNG, VÔ NHI TỐNG LÃO Cung Mệnh có Cự toạ thủ gặp Lộc Tồn đồng cung rất xấu nếu cung Tử Tức có cách này tất không con nối dỗi.

Cho biết Cự Môn không hề hợp Lộc Tồn.
----------------------------------------------------------------------------
Cho nên trong tôi nảy sinh một sự nghi ngờ những câu phú nói Cự Môn không hợp Lộc Tồn, mặc dù con người tôi rất trung hậu, chất phác. Đó là phải chăng từ "kị" xuất hiện trong các câu phú về Cự Môn là Hóa Kị chứ không phải "không nên". Mà Hóa Kị đi với Lộc Tồn khi nào ? Khi Cự gặp Nhật, can giáp, Lộc Tồn và Hóa Kị đồng cung tại dần. Sau khi kiểm chứng với các câu phú thì quả nhiên có vẻ có sự hiểu lầm tai hại ở đây. Sai lầm này đã dẫn đến những suy luận như Cự Môn là cánh cửa gặp Lộc Tồn là cửa đóng. Trong khi kinh điển cơ bản cho biết Lộc Tồn là cát tinh vốn đã như vậy và mãi mãi như vậy. Thuở ấy, trong tôi đã bừng nắng hạ.

Ta thử phân tích lại các câu phú nói Cự Môn không hợp Lộc Tồn:

- CỰ NHẬT DẦN, THÂN THIÊN MÔN NHẬT LÃNG, KỴ NGỘ LỘC TỒN ÁI GIAO QUYỀN PHƯỢNG Cung Mệnh an tại Dần, Thân có Cự, Nhật tọa thủ đồng cung ví như mặt trời lơ lửng trên cao chiếu xuống nên rất sáng sủa tột đẹp trong trường hợp này Cự, Nhật rất kỵ Lộc Tồn đồng cung nhưng nếu gặp Hóa Lộc lại tốt hoặc quyền, Phượng thì suốt đời được xứng ý toại lòng, giàu sang vinh hiển.

Câu phú này có lẽ Kỵ ngộ Lộc Tồn là Hóa Kị ngộ Lộc Tồn do can giáp hóa Kị ở Thái Dương. Cho nên Kị ngộ Lộc Tồn không phải không thích Lộc Tồn, mà câu phú đang mô tả hoàn cảnh địa bàn. Vì Hóa Quyền đi cùng Phá Quân không chiếu hợp cung có Cự Nhật cho nên "ái giao Quyền Phương" có thể hiểu như một vế riêng biệt.

Cách hiểu thứ hai là thế Cự Nhật không nên gặp Lộc Tồn bởi vì khi đó Hóa Kị sẽ đồng cung, mà nên gặp Quyền Phượng là hai sao góp phần phản cách thành công trong cảnh nhật lãng. Ta lưu ý Phượng Các luôn có mặt trong các trường hợp cần phản cách, mà phản cách thành công. Như vậy thì không phải do Cự sợ Lộc Tồn mà do Cự sợ Hóa Kỵ làm tối thêm khi mặt trời chưa sáng hoặc sắp tối.

- CỰ NHẬT MỆNH VIÊN HẠN ĐÁO SÁT, HÌNH KIẾP, KỴ TU PHÒNG TÂM PHẾ, KIÊM THIÊN MÃ HỘI HÃM TẬT TỨ CHI: DUY HẠNH SONG HAO KHẢ GIẢI Cung Mệnh an tại Dần, Thân có cự, Nhật tọa thủ đồng cung hạn gặp Kiếp Sát, Thiên Hình, Kiếp, Kỵ tất phải đề phòng đau tim đau phổi vì Thái Dương thuộc Hỏa là tim. Cự Môn thuộc Thủy là phổi nếu lại gặp Thiên Mã thời chân tay bị què gẩy hay bị tê liệt tuy nhiên gặp Song Hao hội hợp có thể giải cứu được.

Câu này hàm ý Cự Nhật hợp song Hao nhưng là đáo hạn thì hoàn cảnh địa bàn không thể suy xét, chỉ biết là hợp.

- SONG HAO, MÃO, DẬU CHÚNG THỦY TRIỀU ĐÔNG TỐI HIỀM HÓA LỘC ÁI NGỘ CỰ CƠ Cung Mệnh an tại Mão, Dậu có Cự, Cơ tọa thủ đồng cung rất cần có Song Hao hội hợp nhưng rất kỵ gặp Hóa Lộc vì bộ Cự, Cơ thuộc hành Thủy và Mộc lại gặp Song Hao là Thủy ví như những giòng nước đều chảy ra biển dòng rất tốt đẹp, nhưng nếu gặp hóa Lộc thuộc Thổ lại xấu vì Thổ khắc Thủy hút hết nước của Thủy.

Câu phú này nói Cự Cơ thích song Hao, tức không hợp Lộc Tồn. Nhưng hàm ý là Cự Cơ khi đó của can Quý Đinh Kỷ. Tuổi Đinh thì Cơ Cự hóa Khoa Kị tam hợp Hóa Quyền từ Thiên Đồng. Tuổi Kỷ mờ nhạt. Tuổi Quý Cự Môn hóa Quyền, Phá Quân hóa Lộc nhị hợp sang thành các Quyền minh Lộc ám.

Cho nên ta hiểu do cách cục bày bố và tứ hóa chứ không phải do tính chất Lộc Tồn. Có thể nói Lộc Tồn là biểu hiện chứ không phải nguyên nhân.

- CỰ CƠ CHÍNH HƯỚNG HẠNH NGỘ SONG HAO UY QUYỀN QUÁN THẾ Cung Mệnh an tại Mão, Dậu có Cự, Cơ tọa thủ đồng cung hay an tại Tý, Ngọ có Cự tọa thủ Cơ xung chiến gặp Song Hao hội hợp tất công danh thành đạt, uy quyền hiền hách tiếng tăm lừng lẫy.

Manh mối ở đây là uy quyền, có lẽ ứng với can Quý có Cự Môn hóa Quyền. Khi Cự Môn đóng tí ngọ, có lẽ ứng với tuổi Tân Cự Môn hóa Lộc, và Thái Dương hóa Quyền chiếu về. Cho nên ở đây bản chất cũng không phải Lộc Tồn, mà do tam hóa.

- CỰ PHÙNG TỒN TÚ CÁT XỨ TOÀN HUNG, ƯU NHẬP TỬ CUNG, VÔ NHI TỐNG LÃO Cung Mệnh có Cự toạ thủ gặp Lộc Tồn đồng cung rất xấu nếu cung Tử Tức có cách này tất không con nối dỗi.

Từ tú hiểu theo nghĩa là "đẹp" thì hơi vô nghĩa trong câu. Tú có lẽ là Quả Tú, nó ứng với việc không có con phía sau. Và Lộc Tồn ở đây phải hiểu là tốt, phải có nghĩa tốt thì mới có câu "cát xứ", nếu không thì "cát xứ" ở đâu ra. Nhưng khi gặp Quả Tú thì tính chất chậm muôn của Lộc Tồn cộng hưởng với tính chất ít ỏi cô độc của Quả Tú mà thành ra cách cục không có con.

Nôm na, câu phú ám chỉ Cự Môn hợp Lộc Tồn.

Và cuối cùng thì ta rõ nghĩa, Cự Môn không phải không hợp cũng chẳng phải hợp Lộc Tồn, mà do bố trí địa bàn. Lộc Tồn cũng như Thái Tuế, cho tính chất khá trung dung và làm nền cho các tinh đẩu khác.

#259 bultiep

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 750 Bài viết:
  • 1670 thanks

Gửi vào 01/05/2014 - 12:42

Nhớ hồi xưa, thucphuong có đem 1 lá số Thái Dương, thân cư Di có Cự-Riêu, một ngày x.. đến 14 hay 19 lần gì đó, lại còn hay điêu nữa. Mọi người chả bàn tán xôn xao, tin-không tin....Đúng là khó tin lắm, nhưng ai mà biết được!

Thanked by 2 Members:

#260 Hoa Cái

    Hội Viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPip
  • 5381 Bài viết:
  • 18634 thanks

Gửi vào 01/05/2014 - 12:51

Còn 1 chuyên khiếp lắm, liên quan đến Cự Riêu . Nếu tôi ghi rõ thêm thì D D sẽ sóng gió vì người đó sẽ vào chém tôi ra thành nhiều mảnh .

butiep biết người này vì từng bị người này truy sát nhưng bultiep không thể biết cách Cự Riêu đó như thế nào !

Thanked by 3 Members:

#261 ekuyeuemnha

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2547 Bài viết:
  • 2635 thanks
  • LocationBuôn Đôn

Gửi vào 01/05/2014 - 12:59

Đêm hôm đốt đĩa dầu đầy
bấc kia ko cháy ,cự hỏi tại ai
trong nhà cửa rải lục đục sao
lan huệ chả tươi héo cành đào
nhớ tới tử bình ngày trước đó
hỏa lại chắp nối những việc to
kẻ văn ng võ đều tà cầu
lập trí sao cho vững sự hay
kì người đã đi dừng chạy lại
thu mình thì lại được 1 hòa 2

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Sửa bởi MOA: 01/05/2014 - 13:21


Thanked by 1 Member:

#262 ekuyeuemnha

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2547 Bài viết:
  • 2635 thanks
  • LocationBuôn Đôn

Gửi vào 01/05/2014 - 13:38

à tôi đag chém gió đó nha

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



xóa theo yêu cầu

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

thân chủ sợ thị phi =))

Sửa bởi MOA: 01/05/2014 - 13:40


#263 Quách Ngọc Bội

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4517 Bài viết:
  • 29156 thanks
  • LocationThảo Nguyên

Gửi vào 01/05/2014 - 13:43

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

BigBang, on 01/05/2014 - 12:41, said:

CỰ NHẬT DẦN THÂN
THIÊN MÔN NHẬT LÃNG,
KỴ NGỘ LỘC TỒN
ÁI GIAO QUYỀN PHƯỢNG

Cách hiểu thứ hai là thế Cự Nhật không nên gặp Lộc Tồn bởi vì khi đó Hóa Kị sẽ đồng cung, mà nên gặp Quyền Phượng là hai sao góp phần phản cách thành công trong cảnh nhật lãng. Ta lưu ý Phượng Các luôn có mặt trong các trường hợp cần phản cách, mà phản cách thành công. Như vậy thì không phải do Cự sợ Lộc Tồn mà do Cự sợ Hóa Kỵ làm tối thêm khi mặt trời chưa sáng hoặc sắp tối.

Cách hiểu này mới chính xác. Key để giải câu phú này là Nhật hóa Kị với Nhật hóa Quyền.
Thái Dương chủ công danh quan lộc, chủ hiển lộ, nếu mà hóa Kị là hỏng, còn hóa Quyền là ngon.

Nhưng chữ "Kị" trong câu phú vẫn có nghĩa là ghét, không thích, không ưa, sợ,... Tuy nhiên, đó không phải là nói Cự Môn ghét Lộc Tồn, mà nó chỉ không thích trong trường hợp này thôi.

Cự Nhật ở Dần, nếu đồng cung với Lộc Tồn thì đồng nghĩa đó là can Giáp nên khiến cho bản cung Nhật hóa Kị (mà Cự Kị cũng là cách xấu), đồng thời khi ấy Hóa Lộc & Hóa Quyền lại rơi cả vào cung Tật (Liêm Phá) nên vô dụng (Thái Thứ Lang gọi là không được việc).
Vì thế mà trường hợp này em nó không thích (kị) chung buồng với anh Lộc Tồn.

Cự Nhật ở Thân thì thích (ái) giao Quyền Phượng vì Nhật mà hóa Quyền đồng nghĩa với can Tân, nên Cự hóa Lộc, tức là có cả Hóa Lộc và Hóa Quyền đồng cung.
Cần Phượng để làm gì? để có Giải mà giúp cho Đà La nó đỡ tương anh Thái Dương vỡ mồm

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



#264 TiKiTaKa

    Kiền viên

  • Hội Viên mới
  • PipPipPip
  • 1500 Bài viết:
  • 3654 thanks

Gửi vào 01/05/2014 - 13:50

Theo Thần Y thì Nhật sợ Đà hay Kình hơn ?

Thanked by 2 Members:

#265 Quách Ngọc Bội

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4517 Bài viết:
  • 29156 thanks
  • LocationThảo Nguyên

Gửi vào 01/05/2014 - 14:06

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

BigBang, on 01/05/2014 - 13:50, said:

Theo Thần Y thì Nhật sợ Đà hay Kình hơn ?

Nếu xét Âm Dương tính thì Kình sẽ phá Nhật mạnh hơn. Nên xét trong trường hợp tai nạn, cụ thể mà nói là chủ về đôi mắt thì Nhật gặp Kình dễ mù, còn gặp Đà chỉ là mắt kém.

Nhưng xét trong trường hợp chủ về công danh thì hay hiển lộ thì Đà La vừa ám vừa ngáng trở, làm giảm đi sự thành danh của Nhật nhiều hơn. Bên cạnh đó thì còn xét đến động lực, sức phấn đấu là Thiên Mã, chỉ có Đà La mới có thể gặp Mã nên nó cũng gián tiếp làm hại cho công danh đối với Thái Dương.

#266 bultiep

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 750 Bài viết:
  • 1670 thanks

Gửi vào 01/05/2014 - 14:12

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

HoaCai0101, on 01/05/2014 - 12:51, said:

Còn 1 chuyên khiếp lắm, liên quan đến Cự Riêu . Nếu tôi ghi rõ thêm thì D D sẽ sóng gió vì người đó sẽ vào chém tôi ra thành nhiều mảnh .

butiep biết người này vì từng bị người này truy sát nhưng bultiep không thể biết cách Cự Riêu đó như thế nào !

hihi, đó là 1 năm vô cùng thú vị đó bác! Đánh đâu thắng đó. Thị phi có đấy nhưng lại có Khoa minh chứng, mọi việc rõ ràng. Đâu phải vô cớ tự dưng TD là khách vip được mời tham dự với bạn cháu đâu! Phải có nhân chứng, TD là người thích hợp trong vụ này. Khi sự việc nổ ra thì đã trắng đen rõ ràng. Không chuẩn bị chu đáo thì nguy to!

Sau đó BT tự thưởng cho mình 1 chuyến đi nghỉ với chồng. Một chuyến đi biển thi vị, tuyệt vời không tả xiết.... Đi đâu cũng đẹp như thiên đường mở lối cho mình bước vào. Luôn gặp quí nhân chỉ lối, giúp đỡ...Thật lạ lùng!

Một kỷ niệm tuyệt vời, với những cảm xúc thăng hoa mạnh mẽ!

Cảm ơn cuộc đời, cảm ơn số phận an bài!

Thanked by 1 Member:

#267 Genius

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 217 Bài viết:
  • 274 thanks

Gửi vào 01/05/2014 - 21:05

Theo Phú trong Toàn thư thì không có Chính tinh nào không hợp Lộc Tồn cả, vì Lộc Tồn là cát tinh, tượng trưng Phúc Lộc Thọ, cớ sao mà không hợp. Thậm chí, các thế cục tinh đẩu đẹp hay không đẹp lại dựa Chính là vào Lộc Tồn, thứ đến mới là Lộc, Quyền, Khoa.

Tam hợp Lộc Tồn biểu thị cho sự vững vàng, cho nên hợp nhất với cách cục của Đế tinh. Văn tinh, Võ tinh thì kém hơn, đôi khi khắc chế tính lý, nhưng vẫn luận là Cát, để tránh cái tình trạng Hữu danh vô thực.

Cơ bản, theo sách và Phú thì chỉ đến vậy, nhưng khi đi sâu từng trường hợp thì có những biến hóa nhỏ, mà ta không lạ khi Cự Môn (và Phá Quân) lại không hợp Lộc Tồn. Đây là không hợp về tính lý, nhưng khi chúng đi với nhau, có khi lại hay. Lộc Tồn tuy làm cho Cự Phá bị gò bó hơn, nhưng chính cái gò bó lại làm hai chú này ổn định và bớt bừa bãi hơn.

Lộc Tồn hợp nhất bộ Đế tinh, nên những bộ đối nghịch tính chất với Đế tinh không ưa nó vì sẽ bị kiểm soát khi gần nó. Lực kìm giữ, chèo lái về thế cân bằng của Lộc Tồn rất mạnh, mà những chú cực đoan về một phía không bao giờ thích

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn





#268 Hoa Cái

    Hội Viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPip
  • 5381 Bài viết:
  • 18634 thanks

Gửi vào 01/05/2014 - 23:26

Chủ đề Cự Môn đột nhiên dậy sóng, ồn ào nhưng thú vị .

Hay tay BigBang và Quách đem bí cấp võ công ra để thu phục quần hùng .

Thường thì thấy người làm thơ và người cặm cụi viết câu đối .

Câu đố kinh nhất Tử Vi Ly Kỳ Sử :

Biết Cự Môn hoá khí thành bộ phận xxx của nữ, vậy Cự Riêu gặp Kình là cách gì ? Nếu ở cung Ngọ thì Cự sẽ biến hoá ra sao ?

Các câu đáp - có thể có hơn 1 câu đáp trúng 1 lúc vì mỗi câu đáp đề cập tới các thứ khác nhau của 1 sự viêc. cũng có thể K có câu nào trúng cả .


1. Đêm ngày xxx như nhau, không dấu diếm
2. Cự Môn Tý Ngọ là Thạch Trung Ẩn Ngọc nên thanh ta o , vì có Riêu nên suy nghĩ thầm kín chứ K hành động
3. Dày vò vi nhu cầu sinh lý quá mạnh
4. Giữa thanh thiên bạch nhật, tự múa cột (Ki`nh) làm ma nữ hớp hồn đàn ông qua Web Cam
5. Xung phong như đàn ông ở thế mạnh
6.Làm cô giáo Thảo là đúng nhất
7. Các điều trên K trúng điểm nào, xem như giỡn chơi

Sửa bởi HoaCai0101: 01/05/2014 - 23:30


Thanked by 5 Members:

#269 NgoaLong

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1746 Bài viết:
  • 4760 thanks

Gửi vào 02/05/2014 - 04:26

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

BigBang, on 01/05/2014 - 12:41, said:

- CỰ PHÙNG TỒN TÚ CÁT XỨ TOÀN HUNG, ƯU NHẬP TỬ CUNG, VÔ NHI TỐNG LÃO Cung Mệnh có Cự toạ thủ gặp Lộc Tồn đồng cung rất xấu nếu cung Tử Tức có cách này tất không con nối dỗi.

Từ tú hiểu theo nghĩa là "đẹp" thì hơi vô nghĩa trong câu. Tú có lẽ là Quả Tú, nó ứng với việc không có con phía sau. Và Lộc Tồn ở đây phải hiểu là tốt, phải có nghĩa tốt thì mới có câu "cát xứ", nếu không thì "cát xứ" ở đâu ra. Nhưng khi gặp Quả Tú thì tính chất chậm muôn của Lộc Tồn cộng hưởng với tính chất ít ỏi cô độc của Quả Tú mà thành ra cách cục không có con.

Chữ “cát xứ toàn hung” trong câu trên có lẽ là cát xứ “tàng hung”. Đã là “cát xứ” rồi thì không thể “toàn hung” được, mà là “tàng hung”.

Còn chữ “Tú” cho là “đẹp” thì hẳn nhiên là vô nghĩa rồi. Tú còn có nghĩa là “sao” (tinh tú, tinh đẩu), hoặc là Quả Tú. Nhiều sách cho là “sao”.

Theo sự hội tụ của tinh đẩu, có thêm Quả Tú thì ý nghĩa vế sau càng thêm chuẩn. Nhưng nếu xét về cấu trúc của câu Phú thì có lẽ “Tú” là nói về “sao” hơn.

“Cự phùng Tồn tú cát xứ tàng hung” - Cự Môn đứng bên Lộc Tồn tuy tốt đấy, nhưng có hung hiểm ẩn bên trong.

Còn cái hung hiểm ẩn tàng ấy nó xấu chừng nào thì tùy vào cách cục mạnh yếu và những sao đi cùng.

Thanked by 2 Members:

#270 NgoaLong

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1746 Bài viết:
  • 4760 thanks

Gửi vào 02/05/2014 - 04:42

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

QuachNgocBoi, on 01/05/2014 - 13:43, said:

Cách hiểu này mới chính xác. Key để giải câu phú này là Nhật hóa Kị với Nhật hóa Quyền.
Thái Dương chủ công danh quan lộc, chủ hiển lộ, nếu mà hóa Kị là hỏng, còn hóa Quyền là ngon.

Nhưng chữ "Kị" trong câu phú vẫn có nghĩa là ghét, không thích, không ưa, sợ,... Tuy nhiên, đó không phải là nói Cự Môn ghét Lộc Tồn, mà nó chỉ không thích trong trường hợp này thôi.

Cự Nhật ở Dần, nếu đồng cung với Lộc Tồn thì đồng nghĩa đó là can Giáp nên khiến cho bản cung Nhật hóa Kị (mà Cự Kị cũng là cách xấu), đồng thời khi ấy Hóa Lộc & Hóa Quyền lại rơi cả vào cung Tật (Liêm Phá) nên vô dụng (Thái Thứ Lang gọi là không được việc).
Vì thế mà trường hợp này em nó không thích (kị) chung buồng với anh Lộc Tồn.

Cự Nhật ở Thân thì thích (ái) giao Quyền Phượng vì Nhật mà hóa Quyền đồng nghĩa với can Tân, nên Cự hóa Lộc, tức là có cả Hóa Lộc và Hóa Quyền đồng cung.
Cần Phượng để làm gì? để có Giải mà giúp cho Đà La nó đỡ tương anh Thái Dương vỡ mồm

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



NL đồng tình với "kỵ" trong câu Phú có nghĩa là "không ưa" chứ không phải Hóa Kỵ, để đối với "ái".

Cũng đồng tình với tuổi Giáp thì Nhật hóa Kỵ nên khi Lộc Tồn đồng cung với Cự Nhật thì dính thêm hóa Kỵ.

Nhưng tuổi Canh thì không dính Kỵ. Cự Nhật tại Thân hãm + Lộc Tồn, Hóa Lộc. Đây nó không xấu không liên quan đến Kỵ.

Nếu tách ra mà xét thì có lẽ ai cũng biết là Nhật ưa Lộc (bất kể Lộc Tồn hay Hóa Lộc). Thành ra Nhật gặp Lộc Tồn là coi như tốt. Còn Cự không ưa Lộc Tồn lắm thì còn đang trong vòng tranh cãi. Với tuổi Giáp thì xấu rồi, không phải bàn; nhưng tuổi Canh thì do đâu lại cũng không hay. Có thể lấy quan điểm cho rằng vì Song Lộc đồng cung không tốt lắm thì cũng tạm chấp nhận. Nhưng cũng có câu Phú nữa là: "Cự Môn Tỵ (có sách ghi là Tí) Hợi kỵ ngộ Lộc Tồn nhi phùng Quyền Lộc kiếm sạ đẩu ngưu” thì cũng hàm ý nói Cự gặp Lộc Tồn không hay lắm.

Trích dẫn

Cần Phượng để làm gì? để có Giải mà giúp cho Đà La nó đỡ tương anh Thái Dương vỡ mồm

Không thể được. Bởi nếu là tuổi Âm (Tân) thì Phượng lại vào cung Âm. Chỉ trừ khi tính nhị hợp về cho 1 tuổi Tỵ.

Theo NL, Quyền Phượng trong câu Phú không có ý nói phải hội đủ cả 2. Quyền (tuổi Tân, Quý) hoặc Phượng thì đều tốt. Phượng tốt có lẽ là nói đến cách Cự Nhật + Phượng Mã.


Thật ra, Cự Nhật Dần Thân, tuổi Canh cũng khá tốt chứ không phải xấu. Nếu tại Dần thì không có vấn đề gì vì Cự Nhật miếu vượng hóa Lộc đồng cung + Lộc Tồn xung, rồi lãng vãng đâu đó Thiên Mã nữa. Còn ở Thân thì Cự Nhật hãm có Song Lộc đồng cung cũng ok, nhưng có 1 chút gì đó không toàn vẹn lắm, bởi Cự Nhật hãm, bởi Cự hãm + Tồn, bởi Song Lộc đồng cung.

Sửa bởi NgoaLong: 02/05/2014 - 04:49







Similar Topics Collapse

5 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 5 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |