

Truyện ngắn huyền bí - hiendde
Started By Manager, 05/06/11 02:02
1072 replies to this topic
#871
Posted 05/03/2014 - 23:02
TIẾNG GỌI BÍ ẨN Ở LĂNG MỘ HUẾ 3
Là một nhà khoa học, không bao giờ tin vào những chuyện ma mị, kỳ quái, nhưng đến tận bây giờ tôi vẫn chưa thể tìm ra những bí ẩn, đằng sau các câu chuyện kỳ lạ trong quá trình khai quật lăng Thiệu Trị, Xương Lăng.
Những ngày đầu mở hố thám sát khai quật khảo cổ học, tôi cùng các đồng nghiệp nghe thấy đâu đó có tiếng lảng bảng vọng lại. Đến nửa đêm, tôi lại nằm mơ có người chỉ dẫn mình đến một di chỉ vô cùng quan trọng tại khu vực lăng Thiệu Trị.
Quyết định thử vận may tại địa điểm vừa được báo, ông cho tổ chức đào ngay tại đó. Chỉ qua lớp đất mặt, một bức tranh được xếp bằng gạch đá được phát lộ. Ông tự tay tỉ mẩn làm sạch từng góc cạnh và phát hiện đây là một bức địa đồ với trung tâm ở giữa là dòng sông Hương uốn lượn.
Điểm đặc biệt ở chỗ, những viên gạch dùng để xếp bức địa đồ đều là loại gạch có từ thời Gia Long. Nhưng địa điểm phát hiện lại nằm trong quần thể khu di tích lăng Thiệu Trị. Biết tin, các nhà nghiên cứu về cố đô Huế đã có mặt với rất nhiều giả thuyết đã được đưa ra. Trong đó, chủ yếu tập trung ý kiến cho rằng bức địa đồ thể hiện lại những thế đất đẹp ở Huế với hai bên tả Thanh Long, hữu Bạch Hổ xoay quanh trục chính là sông Hương.
Tại thời điểm ấy, mọi người đều muốn tổ chức một cuộc hội thảo để luận bàn tấm địa đồ kia thể hiện những gì và tại sao lại xuất hiện ở khu vực lăng Thiệu Trị. Nhưng sau nhiều biến động, cho đến nay, hội thảo vẫn chưa được diễn ra. Ý nghĩa thật sự của bức địa đồ vẫn là một bí ẩn.
Những ngày tiếp sau, tiếng gọi lạ lại xuất hiện đưa ông ra xa khỏi khu vực khảo cổ, lần tìm đến sát bờ sông Hương. Tại đây, ông và một người đồng nghiệp đã phát hiện ra một di tích, đó chính là cột chỉ giới quan trọng của lăng Thiệu Trị. Sử sách có ghi lại, cây cột thiêng được dựng để nhắc nhở người dân là khu vực linh thiêng, ai đi ngựa qua phải xuống ngựa, ai đi bộ phải ngả nón cúi đầu mà đi, người trên thuyền không được khua mái, cấm những lời bông đùa, cợt nhả.
Cây cột cao tới 4m với nhiều hoa văn lạ mắt trạm trổ trên chất liệu gạch được gắn bởi loại vữa đặc biệt. Do tối trời, ông chỉ kịp cùng người đồng nghiệp chụp lại vài tấm hình làm tư liệu. Sáng sớm hôm sau, khi trở lại nghiên cứu thì cây cột đã bị đập phá tan tành, toàn bộ phần thân của cây cột chỉ còn 1m, xung quanh là đống gạch đá kéo dài ra bờ sông Hương.
Cây cột bị chủ mảnh đất đập đi để xây khu nghỉ dưỡng. Sau này, chính người chủ nhà đã phải thừa nhận và phục dựng lại cây cột theo các hình ảnh chụp được trước đó. Nhưng, chắc chắn một điều nếu không có sự dẫn dắt kỳ lạ kia, thì sẽ chẳng còn dấu tích của cây cột thiêng.
Nhà khảo cổ học Nguyễn Tuấn Lâm chia sẻ:
- Cố đô Huế đất văn hiến vẫn còn muôn vàn những chuyện kỳ bí chưa tìm được lời giải đáp. Những chuyện mà ông kể có thể chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên được nhiều người chú ý. Đến nay những câu chuyện kỳ bí như vậy vẫn được người dân Huế truyền tai nhau thu hút sự quan tâm của tất cả các du khách mỗi khi đặt chân đến nơi đây.
Khoa Học
Là một nhà khoa học, không bao giờ tin vào những chuyện ma mị, kỳ quái, nhưng đến tận bây giờ tôi vẫn chưa thể tìm ra những bí ẩn, đằng sau các câu chuyện kỳ lạ trong quá trình khai quật lăng Thiệu Trị, Xương Lăng.
Những ngày đầu mở hố thám sát khai quật khảo cổ học, tôi cùng các đồng nghiệp nghe thấy đâu đó có tiếng lảng bảng vọng lại. Đến nửa đêm, tôi lại nằm mơ có người chỉ dẫn mình đến một di chỉ vô cùng quan trọng tại khu vực lăng Thiệu Trị.
Quyết định thử vận may tại địa điểm vừa được báo, ông cho tổ chức đào ngay tại đó. Chỉ qua lớp đất mặt, một bức tranh được xếp bằng gạch đá được phát lộ. Ông tự tay tỉ mẩn làm sạch từng góc cạnh và phát hiện đây là một bức địa đồ với trung tâm ở giữa là dòng sông Hương uốn lượn.
Điểm đặc biệt ở chỗ, những viên gạch dùng để xếp bức địa đồ đều là loại gạch có từ thời Gia Long. Nhưng địa điểm phát hiện lại nằm trong quần thể khu di tích lăng Thiệu Trị. Biết tin, các nhà nghiên cứu về cố đô Huế đã có mặt với rất nhiều giả thuyết đã được đưa ra. Trong đó, chủ yếu tập trung ý kiến cho rằng bức địa đồ thể hiện lại những thế đất đẹp ở Huế với hai bên tả Thanh Long, hữu Bạch Hổ xoay quanh trục chính là sông Hương.
Tại thời điểm ấy, mọi người đều muốn tổ chức một cuộc hội thảo để luận bàn tấm địa đồ kia thể hiện những gì và tại sao lại xuất hiện ở khu vực lăng Thiệu Trị. Nhưng sau nhiều biến động, cho đến nay, hội thảo vẫn chưa được diễn ra. Ý nghĩa thật sự của bức địa đồ vẫn là một bí ẩn.
Những ngày tiếp sau, tiếng gọi lạ lại xuất hiện đưa ông ra xa khỏi khu vực khảo cổ, lần tìm đến sát bờ sông Hương. Tại đây, ông và một người đồng nghiệp đã phát hiện ra một di tích, đó chính là cột chỉ giới quan trọng của lăng Thiệu Trị. Sử sách có ghi lại, cây cột thiêng được dựng để nhắc nhở người dân là khu vực linh thiêng, ai đi ngựa qua phải xuống ngựa, ai đi bộ phải ngả nón cúi đầu mà đi, người trên thuyền không được khua mái, cấm những lời bông đùa, cợt nhả.
Cây cột cao tới 4m với nhiều hoa văn lạ mắt trạm trổ trên chất liệu gạch được gắn bởi loại vữa đặc biệt. Do tối trời, ông chỉ kịp cùng người đồng nghiệp chụp lại vài tấm hình làm tư liệu. Sáng sớm hôm sau, khi trở lại nghiên cứu thì cây cột đã bị đập phá tan tành, toàn bộ phần thân của cây cột chỉ còn 1m, xung quanh là đống gạch đá kéo dài ra bờ sông Hương.
Cây cột bị chủ mảnh đất đập đi để xây khu nghỉ dưỡng. Sau này, chính người chủ nhà đã phải thừa nhận và phục dựng lại cây cột theo các hình ảnh chụp được trước đó. Nhưng, chắc chắn một điều nếu không có sự dẫn dắt kỳ lạ kia, thì sẽ chẳng còn dấu tích của cây cột thiêng.
Nhà khảo cổ học Nguyễn Tuấn Lâm chia sẻ:
- Cố đô Huế đất văn hiến vẫn còn muôn vàn những chuyện kỳ bí chưa tìm được lời giải đáp. Những chuyện mà ông kể có thể chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên được nhiều người chú ý. Đến nay những câu chuyện kỳ bí như vậy vẫn được người dân Huế truyền tai nhau thu hút sự quan tâm của tất cả các du khách mỗi khi đặt chân đến nơi đây.
Khoa Học
Thanked by 1 Member:
|
|
#872
Posted 06/03/2014 - 09:37
NHỮNG CÂU CHUYỆN TÂM LINH HUYỄN HOẶC CUẢ GIỚI NGHỆ SĨ
Những câu chuyện về cõi tâm linh mà giới văn nghệ sĩ trải qua lần đầu tiên được chia sẻ khiến không ít người ngỡ ngàng. Phải chăng cõi tưởng như hư vô ấy là có thật và vẫn song hành cùng chúng ta?
Hai câu chuyện của nhà văn Chu Lai
Không có gì bi thảm bằng một người đàn ông cứ ngồi nhìn tám người con của mình lần lượt ra đi. Cụ có mười người con, mất tám người giờ chỉ còn lại có hai. Một người con gái và nhà văn Chu Lai.
Cụ bảo:
- Tôi có hai con trai liệt sĩ. Cậu đầu hy sinh ở Buôn Mê Thuột. Cậu thứ hai hy sinh ở Yên Bái. Hai đứa con khác mất khi Tây càn vào làng xả súng giết dân, năm đó hai đứa nhỏ mới lên tám, lên chín. Còn mấy đứa sau này do đau bệnh mà chết. Hồng Phi cũng đau bệnh vừa mất xong.
Cụ nói rồi lặng đi, từ khóe mắt rỉ ra giọt nước… Đấy là lời nhà viết kịch Học Phi, bố đẻ của nhà văn Chu Lai. Còn bây giờ là chuyện kể của tác giả của những tác phẩm nổi tiếng: "Ăn mày dĩ vãng", "Phố nhà binh", "Nắng đồng bằng"…
Câu chuyện thứ nhất:
Vợ tôi đến bây giờ lại rất tin tâm linh. Cô ấy năng đi chùa và tin rằng có kiếp sau. Tin rằng cuộc sống hiện tại liên quan đến mồ mả của ông bà. Ngược lại, ngày tết đi lễ chùa cô ấy không cho chồng đi theo, bởi vì, đi theo là ông ấy nhơn nhơn ra. Ông cứ ngắm cuộc đời, ngắm phụ nữ đẹp.
Thời bao cấp đói khát, hai vợ chồng rủ nhau sang đền thờ Bà Chúa Kho ở tận Bắc Ninh, vì đói quá, đói đến nỗi bộ quân phục vừa mới lĩnh về chưa kịp ngửi xem mùi hồ thơm ngái ra sao đã bí mật mang ra chợ Trời bán thốc, bán tháo. Đói đến nỗi bốn giờ sáng phải lấy khay đá ở tủ lạnh Saratov bí mật bán ngoài cửa hàng giải khát. Cái đó là nỗi nhục.
Đến nỗi buổi trưa mồ hôi dầm dề trèo lên mái ngói, kiểu đặc công quần đùi, cởi trần thò sang mái nhà của vườn trẻ quân đội đấu điện bị giật nảy người lên. Có chút điện câu trộm để cho thằng bé con mình vừa chào đời được hưởng một chút gió quạt tai voi.
Thời kỳ đó hai vợ chồng nghĩ: Tại sao mình đã mười năm cơ cực, mất mát hết rồi bây giờ lại chịu tiếp tục đày đọa này nữa, hay là thử vận may như mọi người vẫn hay làm. Hai vợ chồng lếch thếch kéo nhau sang đền thờ Bà Chúa Kho. Người ở các nơi kéo đến đông, hương cay nhèm mắt, khói mù mịt. Vợ tôi khấn vái rất chân thành. Riêng "ông" Chu Lai cũng khấn vái, nhưng khấn vái theo kiểu ông Chu Lai.
Ném đồng xu lên, ngửa có nghĩa là bà cười, ý nói rằng nói đi: Tôi nói:
- Thưa Bà Chúa Kho, xét đến cùng tôi và bà đều cùng bộ đội. Bà là lính quân lương đời Lý. Tôi là lính đặc công trong chiến trận. Mà phàm là lính thì muôn đời khốn khổ, luôn thời hy sinh và thua thiệt và đã là người lính thì phải cưu mang lẫn nhau. Xin bà cưu mang cho tôi sống ổn đi một chút. Tôi vừa sinh một thằng con.
Sau lần hai vợ chồng kêu cầu đó thì một thời gian sau cuộc sống của gia đình ổn, khấm khá dần lên. Ổn thật không phải do Bà Chúa Kho mà do bắt đầu Đại hội VI, bắt đầu tự cứu lấy mình. Đất nước vĩnh biệt cơ chế bao cấp ảm đạm bước sang cơ chế thị trường. Cuộc sống bắt đầu nhích dần lên. Gặp được cầu khấn của Bà Chúa Kho, cảm giác tâm linh và hiện thực hòa vào với nhau. Nhưng, trong nơi sâu kín của mọi người vẫn biết rằng có thế giới khác với thế giới mình tồn tại song hành.
Những câu chuyện về cõi tâm linh mà giới văn nghệ sĩ trải qua lần đầu tiên được chia sẻ khiến không ít người ngỡ ngàng. Phải chăng cõi tưởng như hư vô ấy là có thật và vẫn song hành cùng chúng ta?
Hai câu chuyện của nhà văn Chu Lai
Không có gì bi thảm bằng một người đàn ông cứ ngồi nhìn tám người con của mình lần lượt ra đi. Cụ có mười người con, mất tám người giờ chỉ còn lại có hai. Một người con gái và nhà văn Chu Lai.
Cụ bảo:
- Tôi có hai con trai liệt sĩ. Cậu đầu hy sinh ở Buôn Mê Thuột. Cậu thứ hai hy sinh ở Yên Bái. Hai đứa con khác mất khi Tây càn vào làng xả súng giết dân, năm đó hai đứa nhỏ mới lên tám, lên chín. Còn mấy đứa sau này do đau bệnh mà chết. Hồng Phi cũng đau bệnh vừa mất xong.
Cụ nói rồi lặng đi, từ khóe mắt rỉ ra giọt nước… Đấy là lời nhà viết kịch Học Phi, bố đẻ của nhà văn Chu Lai. Còn bây giờ là chuyện kể của tác giả của những tác phẩm nổi tiếng: "Ăn mày dĩ vãng", "Phố nhà binh", "Nắng đồng bằng"…
Câu chuyện thứ nhất:
Vợ tôi đến bây giờ lại rất tin tâm linh. Cô ấy năng đi chùa và tin rằng có kiếp sau. Tin rằng cuộc sống hiện tại liên quan đến mồ mả của ông bà. Ngược lại, ngày tết đi lễ chùa cô ấy không cho chồng đi theo, bởi vì, đi theo là ông ấy nhơn nhơn ra. Ông cứ ngắm cuộc đời, ngắm phụ nữ đẹp.
Thời bao cấp đói khát, hai vợ chồng rủ nhau sang đền thờ Bà Chúa Kho ở tận Bắc Ninh, vì đói quá, đói đến nỗi bộ quân phục vừa mới lĩnh về chưa kịp ngửi xem mùi hồ thơm ngái ra sao đã bí mật mang ra chợ Trời bán thốc, bán tháo. Đói đến nỗi bốn giờ sáng phải lấy khay đá ở tủ lạnh Saratov bí mật bán ngoài cửa hàng giải khát. Cái đó là nỗi nhục.
Đến nỗi buổi trưa mồ hôi dầm dề trèo lên mái ngói, kiểu đặc công quần đùi, cởi trần thò sang mái nhà của vườn trẻ quân đội đấu điện bị giật nảy người lên. Có chút điện câu trộm để cho thằng bé con mình vừa chào đời được hưởng một chút gió quạt tai voi.
Thời kỳ đó hai vợ chồng nghĩ: Tại sao mình đã mười năm cơ cực, mất mát hết rồi bây giờ lại chịu tiếp tục đày đọa này nữa, hay là thử vận may như mọi người vẫn hay làm. Hai vợ chồng lếch thếch kéo nhau sang đền thờ Bà Chúa Kho. Người ở các nơi kéo đến đông, hương cay nhèm mắt, khói mù mịt. Vợ tôi khấn vái rất chân thành. Riêng "ông" Chu Lai cũng khấn vái, nhưng khấn vái theo kiểu ông Chu Lai.
Ném đồng xu lên, ngửa có nghĩa là bà cười, ý nói rằng nói đi: Tôi nói:
- Thưa Bà Chúa Kho, xét đến cùng tôi và bà đều cùng bộ đội. Bà là lính quân lương đời Lý. Tôi là lính đặc công trong chiến trận. Mà phàm là lính thì muôn đời khốn khổ, luôn thời hy sinh và thua thiệt và đã là người lính thì phải cưu mang lẫn nhau. Xin bà cưu mang cho tôi sống ổn đi một chút. Tôi vừa sinh một thằng con.
Sau lần hai vợ chồng kêu cầu đó thì một thời gian sau cuộc sống của gia đình ổn, khấm khá dần lên. Ổn thật không phải do Bà Chúa Kho mà do bắt đầu Đại hội VI, bắt đầu tự cứu lấy mình. Đất nước vĩnh biệt cơ chế bao cấp ảm đạm bước sang cơ chế thị trường. Cuộc sống bắt đầu nhích dần lên. Gặp được cầu khấn của Bà Chúa Kho, cảm giác tâm linh và hiện thực hòa vào với nhau. Nhưng, trong nơi sâu kín của mọi người vẫn biết rằng có thế giới khác với thế giới mình tồn tại song hành.
#873
Posted 06/03/2014 - 09:42
NHỮNG CÂU CHUYỆN TÂM LINH HUYỄN HOẶC CUẢ GIỚI NGHỆ SĨ 2
Câu chuyện thứ hai:
Trong một buổi nói chuyện sôi nổi, tưng bừng tại một trường đại học, sinh viên, giáo viên đứng kín ở hội trường nhìn vào con người đang thao thao bất tuyệt với những ngôn từ khẩu khí mang đao gươm, kiếm pháp - nhà văn Chu Lai. Kết thúc buổi nói chuyện có một cô giáo dạy môn vật lý đi tới bên nhà văn. Cô ấy hơi tái mặt bảo:
- Nhà văn ơi! Cho em gặp anh một chút.
Tôi đi theo cô giáo ra hành lang trong lòng tò mò vì không biết chuyện gì? Cô ấy mới nói:
- Em quan sát khi nhà văn nói chuyện suốt hai tiếng đồng hồ, em thấy có một người đứng đằng sau nhà văn. Người này em bảo đảm đã cứu vớt, hỗ trợ cho nhà văn suốt cả cuộc đời của nhà văn mà nhà văn không biết, nên người đứng đằng sau có vẻ mặt hơi buồn buồn.
Cô giáo ấy nói thêm:
- Người ấy có khuôn mặt giống nhà văn lắm.
Tôi mới giật mình nghĩ: Thôi chết rồi! Có lẽ đấy là ông anh hy sinh ở Yên Bái năm 1965. Anh tôi hy sinh còn trai tân, chưa vợ, chưa người yêu. Điều đấy không phải là tâm linh nữa mà là ám thị. Lúc anh tôi còn sống, hai anh em rất thân nhau. Khi anh mất, tôi luôn nghĩ đến cái chết của ông anh thân yêu, cảm giác như người ta có thể nhìn xuyên qua thời gian, không gian.
Sau khi nghe cô giáo nói vậy, tôi giật mình, từ đó liền đưa ảnh anh mình đang được thờ tự từ nhà bố tôi về nhà mình phóng to lên, rồi đặt bên cạnh bát hương. Khoảng cách thật và giả, hư và thực, tin và không tin cứ xen trộn vào với nhau.
Tới đây, đồng chí Chu Lai nếu bị nhũn não thì có khi mình đi vào cõi tâm linh một cách chân thành. Lấy cuộc sống chùa chiền làm chủ yếu. Bây giờ vẫn đang "trai tráng mạnh khỏe" nên chưa nghĩ đến việc tụng niệm, kinh kệ.
Và một điều nữa, Chu Lai là người lính tựa lưng vào hàng trăm trận sinh tử mà không tin được vào tâm linh, mặc dù trong tiểu thuyết cũng có viết về tâm linh. Ví dụ như trong cuốn tiểu thuyết "Ăn mày dĩ vãng", nhân vật liên lạc của Đại đội trưởng cứ khi nào trước khi vào trận cậu ấy buồn là y như rằng trận đó có thương vong.
Và riêng trận chiều hôm ấy, cậu ra bờ sông Sài Gòn, âm thầm nhìn xuống mặt nước. Đó là dấu hiệu của thương vong, nhưng không ngờ chính cậu hy sinh trong trận đó. Đó là tâm linh, là tiên tri, là điềm, hay là trực giác của người lính? Một người lính đánh trận nhiều lần thì có trực giác biết trận này thắng hay không thắng. Trực giác tạo tâm linh cũng như là tính cách tạo số phận.
Câu chuyện thứ hai:
Trong một buổi nói chuyện sôi nổi, tưng bừng tại một trường đại học, sinh viên, giáo viên đứng kín ở hội trường nhìn vào con người đang thao thao bất tuyệt với những ngôn từ khẩu khí mang đao gươm, kiếm pháp - nhà văn Chu Lai. Kết thúc buổi nói chuyện có một cô giáo dạy môn vật lý đi tới bên nhà văn. Cô ấy hơi tái mặt bảo:
- Nhà văn ơi! Cho em gặp anh một chút.
Tôi đi theo cô giáo ra hành lang trong lòng tò mò vì không biết chuyện gì? Cô ấy mới nói:
- Em quan sát khi nhà văn nói chuyện suốt hai tiếng đồng hồ, em thấy có một người đứng đằng sau nhà văn. Người này em bảo đảm đã cứu vớt, hỗ trợ cho nhà văn suốt cả cuộc đời của nhà văn mà nhà văn không biết, nên người đứng đằng sau có vẻ mặt hơi buồn buồn.
Cô giáo ấy nói thêm:
- Người ấy có khuôn mặt giống nhà văn lắm.
Tôi mới giật mình nghĩ: Thôi chết rồi! Có lẽ đấy là ông anh hy sinh ở Yên Bái năm 1965. Anh tôi hy sinh còn trai tân, chưa vợ, chưa người yêu. Điều đấy không phải là tâm linh nữa mà là ám thị. Lúc anh tôi còn sống, hai anh em rất thân nhau. Khi anh mất, tôi luôn nghĩ đến cái chết của ông anh thân yêu, cảm giác như người ta có thể nhìn xuyên qua thời gian, không gian.
Sau khi nghe cô giáo nói vậy, tôi giật mình, từ đó liền đưa ảnh anh mình đang được thờ tự từ nhà bố tôi về nhà mình phóng to lên, rồi đặt bên cạnh bát hương. Khoảng cách thật và giả, hư và thực, tin và không tin cứ xen trộn vào với nhau.
Tới đây, đồng chí Chu Lai nếu bị nhũn não thì có khi mình đi vào cõi tâm linh một cách chân thành. Lấy cuộc sống chùa chiền làm chủ yếu. Bây giờ vẫn đang "trai tráng mạnh khỏe" nên chưa nghĩ đến việc tụng niệm, kinh kệ.
Và một điều nữa, Chu Lai là người lính tựa lưng vào hàng trăm trận sinh tử mà không tin được vào tâm linh, mặc dù trong tiểu thuyết cũng có viết về tâm linh. Ví dụ như trong cuốn tiểu thuyết "Ăn mày dĩ vãng", nhân vật liên lạc của Đại đội trưởng cứ khi nào trước khi vào trận cậu ấy buồn là y như rằng trận đó có thương vong.
Và riêng trận chiều hôm ấy, cậu ra bờ sông Sài Gòn, âm thầm nhìn xuống mặt nước. Đó là dấu hiệu của thương vong, nhưng không ngờ chính cậu hy sinh trong trận đó. Đó là tâm linh, là tiên tri, là điềm, hay là trực giác của người lính? Một người lính đánh trận nhiều lần thì có trực giác biết trận này thắng hay không thắng. Trực giác tạo tâm linh cũng như là tính cách tạo số phận.
#874
Posted 06/03/2014 - 09:47
NHỮNG CÂU CHUYỆN TÂM LINH HUYỄN HOẶC CUẢ GIỚI NGHỆ SĨ 3
Câu chuyện của NSƯT Lê Chức
NSƯT Lê Chức, Phó chủ tịch Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam, là em út của nghệ sĩ Lê Mai, cậu ruột của ba ái nữ có tên đệm là Lê: Lê Vân, Lê Khanh, Lê Vi. Cha của ông là nhà thơ, nhà giáo, nhà nghiên cứu văn hóa Lê Đại Thanh. Sau khi ông Lê Đại Thanh mất, có nhiều câu chuyện kỳ lạ xoay quanh đại gia đình làm nghệ thuật này. Dưới đây là câu chuyện do NSƯT Lê Chức kể lại:
- Ngày cha tôi còn sống, ông luôn đeo trên tay một cái nhẫn có chữ Phúc. Sau khi cha mất, đi đâu tôi cũng mang theo bên mình chiếc nhẫn, kỷ vật của cha. Tôi mặc một cái áo của con trai tôi, điều đó cho tôi cảm giác bên cạnh mình có ba thế hệ, người cha đã qua đời, mình và con mình.
Có những tình huống bất chợt xảy ra, thật khó khăn, không lối thoát, tôi đã cầm trên tay chiếc hộp đựng cái nhẫn của cha, rồi trong khoảnh khắc đó, tôi cầu bố tôi phù hộ cho tôi và rồi, có những việc được đáp ứng ngay.
Chứ không, biết đâu lúc này tôi đang phải "ngồi tù" hoặc đã mục xương rồi? Khi làm Giám đốc Nhà hát Cải lương Việt Nam, hôm đưa đoàn đi diễn ở Hoàng Su Phì, một huyện lắt lẻo, heo hút trên Hà Giang, gặp cơn mưa rừng tầm tã. Mặt đất trắng xóa một màu, sạt núi, đường trơn đến độ cả ba chiếc xe chở anh em nghệ sĩ trong đoàn đều có thể lao xuống vực.
Trong cơn hốt hoảng, thảng thốt, trên tay tôi là chiếc nhẫn của cha và tôi nói văng vẳng trong đầu, tha thiết khẩn cầu ông:
- Bố cứu con đi, giúp con đi, không tình huống xấu lắm!
Để sau đó, ba chiếc xe ôtô trở chúng tôi đi qua mấy chục cây số trên con đường lầy đất mà không bị sao cả. Nó là linh cảm à? Có thể, có người tin và không tin. Có thể đó là sự may mắn trùng hợp, song dù sao lần đó chúng tôi đã thoát nạn.
Câu chuyện của NSƯT Lê Chức
NSƯT Lê Chức, Phó chủ tịch Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam, là em út của nghệ sĩ Lê Mai, cậu ruột của ba ái nữ có tên đệm là Lê: Lê Vân, Lê Khanh, Lê Vi. Cha của ông là nhà thơ, nhà giáo, nhà nghiên cứu văn hóa Lê Đại Thanh. Sau khi ông Lê Đại Thanh mất, có nhiều câu chuyện kỳ lạ xoay quanh đại gia đình làm nghệ thuật này. Dưới đây là câu chuyện do NSƯT Lê Chức kể lại:
- Ngày cha tôi còn sống, ông luôn đeo trên tay một cái nhẫn có chữ Phúc. Sau khi cha mất, đi đâu tôi cũng mang theo bên mình chiếc nhẫn, kỷ vật của cha. Tôi mặc một cái áo của con trai tôi, điều đó cho tôi cảm giác bên cạnh mình có ba thế hệ, người cha đã qua đời, mình và con mình.
Có những tình huống bất chợt xảy ra, thật khó khăn, không lối thoát, tôi đã cầm trên tay chiếc hộp đựng cái nhẫn của cha, rồi trong khoảnh khắc đó, tôi cầu bố tôi phù hộ cho tôi và rồi, có những việc được đáp ứng ngay.
Chứ không, biết đâu lúc này tôi đang phải "ngồi tù" hoặc đã mục xương rồi? Khi làm Giám đốc Nhà hát Cải lương Việt Nam, hôm đưa đoàn đi diễn ở Hoàng Su Phì, một huyện lắt lẻo, heo hút trên Hà Giang, gặp cơn mưa rừng tầm tã. Mặt đất trắng xóa một màu, sạt núi, đường trơn đến độ cả ba chiếc xe chở anh em nghệ sĩ trong đoàn đều có thể lao xuống vực.
Trong cơn hốt hoảng, thảng thốt, trên tay tôi là chiếc nhẫn của cha và tôi nói văng vẳng trong đầu, tha thiết khẩn cầu ông:
- Bố cứu con đi, giúp con đi, không tình huống xấu lắm!
Để sau đó, ba chiếc xe ôtô trở chúng tôi đi qua mấy chục cây số trên con đường lầy đất mà không bị sao cả. Nó là linh cảm à? Có thể, có người tin và không tin. Có thể đó là sự may mắn trùng hợp, song dù sao lần đó chúng tôi đã thoát nạn.
#875
Posted 06/03/2014 - 09:51
NHỮNG CÂU CHUYỆN TÂM LINH HUYỄN HOẶC CUẢ GIỚI NGHỆ SĨ 4
TGĐ, TS Vũ Thế Khanh
(Chủ nhiệm đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước về các khả năng đặc biệt)
- Có những trường hợp ngẫu nhiên trùng hợp cũng có trường hợp về mặt tâm linh, tôi đi tìm mộ liệt sĩ nhiều lần thì cảm thấy cũng có những liệt sĩ đi theo phù hộ độ trì cho toàn bộ quá trình tìm hài cốt. Thậm chí, theo ngoại cảm người ta còn được báo trước. Tôi khẳng định mọi người sống trên trần gian này đều có sự trợ duyên vô hình.
Và theo nguyên lý nhân quả. Có những trường hợp người cõi âm đi theo là báo ân những người thân của mình ở trên dương thế, những người sống tốt với mình khi mình còn sống. Và có những trường hợp đi theo để báo oán, để người ta trả thù người sống khi xưa đã cư xử không tốt với mình.
Có quá nhiều ví dụ trong cuộc sống. Chuyện này không phải mơ hồ đâu. Nên mọi điều cũng chỉ ở mức độ tương đối. Nghĩa là có trợ lực một phần nào đó trong phạm vi của người cõi âm. Nhưng tất cả phải nằm trong vòng nhân quả. Ngay kể cả con vật còn báo oán chứ huống chi con người.
Trần Mỹ Hiền
TGĐ, TS Vũ Thế Khanh
(Chủ nhiệm đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước về các khả năng đặc biệt)
- Có những trường hợp ngẫu nhiên trùng hợp cũng có trường hợp về mặt tâm linh, tôi đi tìm mộ liệt sĩ nhiều lần thì cảm thấy cũng có những liệt sĩ đi theo phù hộ độ trì cho toàn bộ quá trình tìm hài cốt. Thậm chí, theo ngoại cảm người ta còn được báo trước. Tôi khẳng định mọi người sống trên trần gian này đều có sự trợ duyên vô hình.
Và theo nguyên lý nhân quả. Có những trường hợp người cõi âm đi theo là báo ân những người thân của mình ở trên dương thế, những người sống tốt với mình khi mình còn sống. Và có những trường hợp đi theo để báo oán, để người ta trả thù người sống khi xưa đã cư xử không tốt với mình.
Có quá nhiều ví dụ trong cuộc sống. Chuyện này không phải mơ hồ đâu. Nên mọi điều cũng chỉ ở mức độ tương đối. Nghĩa là có trợ lực một phần nào đó trong phạm vi của người cõi âm. Nhưng tất cả phải nằm trong vòng nhân quả. Ngay kể cả con vật còn báo oán chứ huống chi con người.
Trần Mỹ Hiền
#876
Posted 07/03/2014 - 03:00
BỌN MA CON NÍT TRONG NHÀ TÔI 1
Khi mua được căn nhà ở ngoài mặt tiền đường tại Sài Gòn, gia đình tôi mừng lắm vì đây là địa điểm thuận tiện để mở cửa tiệm buôn bán cho gia đình, như mở tiệm may, hay một tiệm sách văn hóa phẩm chẳng hạn… Vì những lý do rất thuận lợi trên nên khi mua ba mạ tôi hơi vội vàng, không biết rằng căn nhà đó vốn trước kia là một nhà bảo sinh, sau này họ bỏ, phá đi xây lại ba căn nhà mới, và gia đình tôi đã mua một trong ba căn đó.
Người ta đồn rằng nhà tôi ở sẽ bị xui xẻo và thế nào cũng có ma, nhất là ma con nít, vì là nhà bảo sinh làm sao tránh được trẻ sơ sinh bị mất khi chưa kịp chào đời. Tôi đã lớn lên trong căn nhà đó và xin kể ra đây vài câu chuyện.
*
Thời gian trước khi đi vượt biên tôi hoàn toàn vô công rỗi nghề. Học hành cũng không mà việc làm cũng không nốt, suốt ngày chỉ biết ăn rồi chờ ngày...dông. Kể ra tuy rảnh rổi, nhưng cũng không đến nỗi buồn tẻ cho lắm vì bạn bè cùng lứa rất nhiều đứa cùng hoàn cảnh. Hằng ngày chúng tôi tụ hội cà phê cà pháo, đánh cờ, tán dóc giết thời gian chờ thời. Điều duy nhứt tôi phải lo lắng đối phó là bị địa phương để ý.
Bọn họ biết tôi đang rong chơi lêu lỏng nên đạt giấy kêu tôi phải đi nghĩa vụ quân sự, mà thời ấy tôi biết cở có cha là Ngụy quyền Sài Gòn gộc đang đi học tập cải tạo như tôi lỡ dại nghe lời ngon ngọt trình diện để được trúng tuyển nghĩa vụ quân sự là hết 9/10 sẽ một đường thẳng cánh vô… thanh niên xung phong liền á.
Ban ngày thì tương đối dễ thở. Sáng tôi ra khỏi nhà lang thang tới nhà bạn bè. Hôm nay thằng này, ngày mai thằng khác, không bao giờ ở quá lâu một nhà nhứt định để không nơi nào đủ thời gian để ý. Thỉnh thoảng lắm xui xẻo đang lang thang đâu đó bị công an chặn hỏi thăm sức khoẻ thì đã có thẻ học sinh của thằng em đưa ra là xong. Tôi xài chung giấy tờ của thằng em mới 16 tuổi học lớp 11. Đưa thẻ học sinh của nó ra là an toàn trăm phần trăm.
Khi mua được căn nhà ở ngoài mặt tiền đường tại Sài Gòn, gia đình tôi mừng lắm vì đây là địa điểm thuận tiện để mở cửa tiệm buôn bán cho gia đình, như mở tiệm may, hay một tiệm sách văn hóa phẩm chẳng hạn… Vì những lý do rất thuận lợi trên nên khi mua ba mạ tôi hơi vội vàng, không biết rằng căn nhà đó vốn trước kia là một nhà bảo sinh, sau này họ bỏ, phá đi xây lại ba căn nhà mới, và gia đình tôi đã mua một trong ba căn đó.
Người ta đồn rằng nhà tôi ở sẽ bị xui xẻo và thế nào cũng có ma, nhất là ma con nít, vì là nhà bảo sinh làm sao tránh được trẻ sơ sinh bị mất khi chưa kịp chào đời. Tôi đã lớn lên trong căn nhà đó và xin kể ra đây vài câu chuyện.
*
Thời gian trước khi đi vượt biên tôi hoàn toàn vô công rỗi nghề. Học hành cũng không mà việc làm cũng không nốt, suốt ngày chỉ biết ăn rồi chờ ngày...dông. Kể ra tuy rảnh rổi, nhưng cũng không đến nỗi buồn tẻ cho lắm vì bạn bè cùng lứa rất nhiều đứa cùng hoàn cảnh. Hằng ngày chúng tôi tụ hội cà phê cà pháo, đánh cờ, tán dóc giết thời gian chờ thời. Điều duy nhứt tôi phải lo lắng đối phó là bị địa phương để ý.
Bọn họ biết tôi đang rong chơi lêu lỏng nên đạt giấy kêu tôi phải đi nghĩa vụ quân sự, mà thời ấy tôi biết cở có cha là Ngụy quyền Sài Gòn gộc đang đi học tập cải tạo như tôi lỡ dại nghe lời ngon ngọt trình diện để được trúng tuyển nghĩa vụ quân sự là hết 9/10 sẽ một đường thẳng cánh vô… thanh niên xung phong liền á.
Ban ngày thì tương đối dễ thở. Sáng tôi ra khỏi nhà lang thang tới nhà bạn bè. Hôm nay thằng này, ngày mai thằng khác, không bao giờ ở quá lâu một nhà nhứt định để không nơi nào đủ thời gian để ý. Thỉnh thoảng lắm xui xẻo đang lang thang đâu đó bị công an chặn hỏi thăm sức khoẻ thì đã có thẻ học sinh của thằng em đưa ra là xong. Tôi xài chung giấy tờ của thằng em mới 16 tuổi học lớp 11. Đưa thẻ học sinh của nó ra là an toàn trăm phần trăm.
#877
Posted 07/03/2014 - 03:02
BỌN MA CON NÍT TRONG NHÀ TÔI 2
Kẹt là ban đêm.
Ban ngày tôi phiêu lãng đầu đường xó chợ đâu đâu đi nữa thì tối cũng phải về nhà ăn uống và ngủ chứ. Đâu ai dám chứa chấp thằng thanh niên như tôi ban đêm ! Đây là vấn đề không đơn giản vì tôi không thể lừa được mấy tên phường đội địa phuơng. Lỡ bị túm là hết đường chối cãi. Tụi nó chung phường chung xóm với tôi từ nhỏ, biết tỏng nhà tôi có hai anh em giống nhau. Gạt ai chứ không thể gạt bọn nó.
Cứ một hay hai tuần tổ dân phố và phường đội lại phối hợp nữa đêm bấm chuông nhà tôi inh ỏi để khám xét hộ khẩu nhứt định phải chụp cho được tôi mới cam. Nhưng đã bao nhiêu lần phường đội và công an khu vực vào nhà tôi khám xét không chừa một cái gầm giường, một cái tủ nào mà tụi nó không ngó tới, vậy mà không bao giờ bắt được tôi dù lúc đó tôi ở trong nhà chứ đâu!
Nói cho đúng thì ở trên nóc nhà.
Tôi không rõ các nơi khác ra sao, nhưng chung quanh khu tôi ở nhà nào cũng có một khoảnh nhỏ trên nóc nhà gọi là “sân thượng”. Đây là một khoảnh bằng phẳng trên mái nhà để chủ yếu là trời nắng phơi quần áo vậy thôi chứ không có mục đích gì khác. Dĩ nhiên muốn lên sân thượng thì phải có cái thang để leo. Nhà tôi trước kia cũng có cái thang để lên sân thượng phơi quần áo, nhưng sau vì bị ăn trôm từ nóc nhà này di chuyển sang nóc nhà kia quá dễ dàng lấy mất quấn áo mấy lần nên gia đình tôi quyết định không phơi ở trên đó nữa.
Kẹt là ban đêm.
Ban ngày tôi phiêu lãng đầu đường xó chợ đâu đâu đi nữa thì tối cũng phải về nhà ăn uống và ngủ chứ. Đâu ai dám chứa chấp thằng thanh niên như tôi ban đêm ! Đây là vấn đề không đơn giản vì tôi không thể lừa được mấy tên phường đội địa phuơng. Lỡ bị túm là hết đường chối cãi. Tụi nó chung phường chung xóm với tôi từ nhỏ, biết tỏng nhà tôi có hai anh em giống nhau. Gạt ai chứ không thể gạt bọn nó.
Cứ một hay hai tuần tổ dân phố và phường đội lại phối hợp nữa đêm bấm chuông nhà tôi inh ỏi để khám xét hộ khẩu nhứt định phải chụp cho được tôi mới cam. Nhưng đã bao nhiêu lần phường đội và công an khu vực vào nhà tôi khám xét không chừa một cái gầm giường, một cái tủ nào mà tụi nó không ngó tới, vậy mà không bao giờ bắt được tôi dù lúc đó tôi ở trong nhà chứ đâu!
Nói cho đúng thì ở trên nóc nhà.
Tôi không rõ các nơi khác ra sao, nhưng chung quanh khu tôi ở nhà nào cũng có một khoảnh nhỏ trên nóc nhà gọi là “sân thượng”. Đây là một khoảnh bằng phẳng trên mái nhà để chủ yếu là trời nắng phơi quần áo vậy thôi chứ không có mục đích gì khác. Dĩ nhiên muốn lên sân thượng thì phải có cái thang để leo. Nhà tôi trước kia cũng có cái thang để lên sân thượng phơi quần áo, nhưng sau vì bị ăn trôm từ nóc nhà này di chuyển sang nóc nhà kia quá dễ dàng lấy mất quấn áo mấy lần nên gia đình tôi quyết định không phơi ở trên đó nữa.
#878
Posted 07/03/2014 - 03:03
BỌN MA CON NÍT TRONG NHÀ TÔI 3
Và cái sân thượng này đã trở thành con đường cho tôi lẫn tránh mỗi khi bị xét hộ khẩu.
Mỗi đêm nghe tiếng chuông gọi cửa là tôi dông một mạch lên sân thượng, và từ đó, cũng như mấy tên ăn trôm kia, tôi có thể di chuyển trên nóc nhà sang mấy cái sân thượng nhà hàng xóm một cách dễ dàng như…. một tên trộm thứ thiệt.
Vấn đề là muốn lên sân thượng phải có cái thang leo lên, phải không? Khi đã lên rồi cái thang to vậy làm sao dấu ? Công an khu vực nè, tổ dân phố nè, phường đội nè, dân phòng nè… đến bốn năm cơ quan xiềng xích của chế độ trong một cái phường nhỏ xíu đâu ngu mà không hỏi cái thang dùng để làm gì ! Muốn an toàn, sau khi tôi leo lên tới nóc sân thượng thì cái thang phải …biến mất, không để cho bọn họ thấy được.
Nan đề! nan đề!
Nhưng…
Không sao không sao!
Bệnh quỷ sẽ có thuốc tiên.
Tôi là một Hướng Đạo Sinh, các bạn biết chứ, và một trong những kỹ thuật chuyên môn tôi học được là làm một cái thang dây. Tức là loại thang mềm làm bằng hai khúc giây thừng và những thanh gỗ. Cái thang này khi nào cũng treo sẵn tại sân thượng, thỉnh thoảng anh em tôi cũng leo lên nóc nhà hóng mát chơi, nhưng chủ yếu là để sẵn cho tôi tẩu tán mỗi khi bị xét hộ khẩu.
Leo lên sân thượng rồi, gỡ cái thang dây cuộn lại mang theo và nhảy sang nóc nhà bên cạnh. Hay muốn chắc chắn hơn thì nhảy sang đến căn thứ ba thứ tư cho hoàn toàn khuất bóng. Phường đội hay công an khu vực nhìn lên cái sân thượng trống vắng đâu có ai? Dù nghi ngờ cũng không biết làm sao leo lên?
Và cái sân thượng này đã trở thành con đường cho tôi lẫn tránh mỗi khi bị xét hộ khẩu.
Mỗi đêm nghe tiếng chuông gọi cửa là tôi dông một mạch lên sân thượng, và từ đó, cũng như mấy tên ăn trôm kia, tôi có thể di chuyển trên nóc nhà sang mấy cái sân thượng nhà hàng xóm một cách dễ dàng như…. một tên trộm thứ thiệt.
Vấn đề là muốn lên sân thượng phải có cái thang leo lên, phải không? Khi đã lên rồi cái thang to vậy làm sao dấu ? Công an khu vực nè, tổ dân phố nè, phường đội nè, dân phòng nè… đến bốn năm cơ quan xiềng xích của chế độ trong một cái phường nhỏ xíu đâu ngu mà không hỏi cái thang dùng để làm gì ! Muốn an toàn, sau khi tôi leo lên tới nóc sân thượng thì cái thang phải …biến mất, không để cho bọn họ thấy được.
Nan đề! nan đề!
Nhưng…
Không sao không sao!
Bệnh quỷ sẽ có thuốc tiên.
Tôi là một Hướng Đạo Sinh, các bạn biết chứ, và một trong những kỹ thuật chuyên môn tôi học được là làm một cái thang dây. Tức là loại thang mềm làm bằng hai khúc giây thừng và những thanh gỗ. Cái thang này khi nào cũng treo sẵn tại sân thượng, thỉnh thoảng anh em tôi cũng leo lên nóc nhà hóng mát chơi, nhưng chủ yếu là để sẵn cho tôi tẩu tán mỗi khi bị xét hộ khẩu.
Leo lên sân thượng rồi, gỡ cái thang dây cuộn lại mang theo và nhảy sang nóc nhà bên cạnh. Hay muốn chắc chắn hơn thì nhảy sang đến căn thứ ba thứ tư cho hoàn toàn khuất bóng. Phường đội hay công an khu vực nhìn lên cái sân thượng trống vắng đâu có ai? Dù nghi ngờ cũng không biết làm sao leo lên?
#879
Posted 07/03/2014 - 03:06
BỌN MA CON NÍT TRONG NHÀ TÔI 4
Một đêm kia tôi đang nằm ngủ trong nhà, bỗng nhiên nằm mớ thấy có thằng nhỏ nào tới nắm chân kéo và la lên rất gấp rút:
- Anh T. dậy chơi trốn tìm. Dậy chơi đi anh. Mau lên dậy chơi!
Chuyện ngủ nằm mơ thấy có mấy đứa nhỏ chạy chơi trong nhà, hay nhiều khi bị kéo chân kéo tay rủ chơi là điều mà mấy chị em tôi người nào cũng bị nhiều lần, nên đối với tôi rất là thường. Tụi tôi bàn với nhau chắc là nhà mình không chừng có ma con nít như người ta vẫn nghi và đồn đãi thiệt. Có điều lạ là chúng tôi không bao giờ sợ, mà nhiều khi còn có ý định muốn gặp tụi nhỏ nữa kìa.
Mấy năm trước chị tôi thi Tú Tài bèn rủ thêm vài người bạn tới nhà cầu cơ, định hỏi đề thi. Chị tôi hy vọng là mấy thằng nhỏ trong nhà sẽ lên cho biết đề để học cho trúng bài. Nhưng đọc xong bài thơ cầu cơ lên xong xuôi chờ hoài không thấy thằng nhóc nào cả mà có một…anh ma khác đi ngang thấy cầu cơ bèn nhập vô.
Cơ không trả lời đề thi mà cứ khen lấy khen để một người bạn của chị tôi đẹp và muốn làm quen. Cơ nói mới gặp mà Cơ cảm thấy đã...yêu rồi, tý nữa sẽ theo về nhà, làm chị ấy hoảng quá xô bàn Cơ chạy vô phòng mạ tôi khóc nức nở vì sợ.
Hôm đó mạ tôi phải cho chị mượn sợi giây chuyền có tượng Phật Bà Quan Âm đeo lên người, và sai tôi đạp xe theo hộ tống chị về nhà, dặn không được để...thằng ma nào theo chị hết nghe chưa. Tôi vâng vâng dạ dạ, nhưng trong lòng nghĩ ma nó theo làm sao con biết được mà cản?
Một đêm kia tôi đang nằm ngủ trong nhà, bỗng nhiên nằm mớ thấy có thằng nhỏ nào tới nắm chân kéo và la lên rất gấp rút:
- Anh T. dậy chơi trốn tìm. Dậy chơi đi anh. Mau lên dậy chơi!
Chuyện ngủ nằm mơ thấy có mấy đứa nhỏ chạy chơi trong nhà, hay nhiều khi bị kéo chân kéo tay rủ chơi là điều mà mấy chị em tôi người nào cũng bị nhiều lần, nên đối với tôi rất là thường. Tụi tôi bàn với nhau chắc là nhà mình không chừng có ma con nít như người ta vẫn nghi và đồn đãi thiệt. Có điều lạ là chúng tôi không bao giờ sợ, mà nhiều khi còn có ý định muốn gặp tụi nhỏ nữa kìa.
Mấy năm trước chị tôi thi Tú Tài bèn rủ thêm vài người bạn tới nhà cầu cơ, định hỏi đề thi. Chị tôi hy vọng là mấy thằng nhỏ trong nhà sẽ lên cho biết đề để học cho trúng bài. Nhưng đọc xong bài thơ cầu cơ lên xong xuôi chờ hoài không thấy thằng nhóc nào cả mà có một…anh ma khác đi ngang thấy cầu cơ bèn nhập vô.
Cơ không trả lời đề thi mà cứ khen lấy khen để một người bạn của chị tôi đẹp và muốn làm quen. Cơ nói mới gặp mà Cơ cảm thấy đã...yêu rồi, tý nữa sẽ theo về nhà, làm chị ấy hoảng quá xô bàn Cơ chạy vô phòng mạ tôi khóc nức nở vì sợ.
Hôm đó mạ tôi phải cho chị mượn sợi giây chuyền có tượng Phật Bà Quan Âm đeo lên người, và sai tôi đạp xe theo hộ tống chị về nhà, dặn không được để...thằng ma nào theo chị hết nghe chưa. Tôi vâng vâng dạ dạ, nhưng trong lòng nghĩ ma nó theo làm sao con biết được mà cản?
#880
Posted 07/03/2014 - 03:12
BỌN MA CON NÍT TRONG NHÀ TÔI 5
Vậy đó, mấy thằng nhỏ này đã từng nắm chân tôi rủ dậy chơi đến mấy lần rồi, nên đã ăn sâu trong đầu. Nó mới kéo chân là tôi biết mình đang nằm mớ, và như phản xạ không biết là mơ hay thiệt, tôi đạp cho một cái và la nó:
- Chơi chơi cái gì? Để cho tao ngủ.
Nhưng thằng nhỏ lì lợm nhứt định kéo thiệt mạnh đến nổi tôi phải tỉnh ngủ và ngồi dậy.
Vừa đúng lúc đó chuông nhà vang lên inh ỏi và tiếng đập cửa:
- Mở cửa. Mở cửa mau lên, xét hộ khẩu.
Chuyện phường đội và tổ dân phố xét nhà tôi đâu có gì lạ, nhưng lần này họ kêu có vẻ gấp rút và dường như biết rõ tôi có nhà đêm nay và nhứt định sẽ tóm cho bằng được.
Như thường lệ tôi phóng tới sân thượng có cái thang dây bao giờ cũng treo sẵn. Đợi tôi leo lên rồi mạ tôi bèn xuống mở cửa.
Tôi leo lên sân thượng nóc nhà rồi, bèn chuồn sang mấy căn nhà bên cạnh nằm xuống chờ ám hiệu khi nào xong xuôi mạ tôi sẽ báo cho biết mà xuống.
Nằm ẩn kín rồi, tôi nghe tiếng rộn ràng quá trời, cầu cả bảy, tám người đang tấp nập khám xét trong nhà tôi. Nghe rõ mồn một tên phường đội đang hạch hỏi mạ tôi. Và điều hãi hùng nhứt tôi mới khám phá là lúc nảy vội vả đi trốn không hiểu sao tôi …quên cuốn cái thang dây lại dấu, nên nó vẫn còn lòng thòng từ sân thượng nối xuống nhà dưới.
Xong. Định mệnh đã an bài. Chỉ còn nước chờ tụi nó lên túm cổ thôi chứ loanh quanh cũng chỉ chục nóc nhà trống trơn này trốn đâu cho thoát, ngoại trừ cả gan nhảy xuống đường để…gảy giò, rồi cũng bị bắt thôi.
Tôi chỉ biết nằm yên mặc cho số phận.
Vậy đó mà chờ hoài vẫn không thấy ai lên bắt mình.
Một lát sau phường đội kiếm người không có phải đi. Tình hình yên ắng mạ tôi lại ám hiệu cho tôi leo xuống.
Cái thang dây vẫn còn nằm trơ ở đó chớ đâu. Mạ tôi cũng thấy rõ ràng, và tưởng là phen này tôi sẽ bị dính, nhưng không hiểu sao gần một chục mạng mắt như cú vọ khám xét không chừa một kẻ hở trong nhà tôi, và đã đứng ngay bên cạnh cái thang dây, vậy mà không ai hỏi tới một tiếng, như là không thấy gì cả...
Vậy đó, mấy thằng nhỏ này đã từng nắm chân tôi rủ dậy chơi đến mấy lần rồi, nên đã ăn sâu trong đầu. Nó mới kéo chân là tôi biết mình đang nằm mớ, và như phản xạ không biết là mơ hay thiệt, tôi đạp cho một cái và la nó:
- Chơi chơi cái gì? Để cho tao ngủ.
Nhưng thằng nhỏ lì lợm nhứt định kéo thiệt mạnh đến nổi tôi phải tỉnh ngủ và ngồi dậy.
Vừa đúng lúc đó chuông nhà vang lên inh ỏi và tiếng đập cửa:
- Mở cửa. Mở cửa mau lên, xét hộ khẩu.
Chuyện phường đội và tổ dân phố xét nhà tôi đâu có gì lạ, nhưng lần này họ kêu có vẻ gấp rút và dường như biết rõ tôi có nhà đêm nay và nhứt định sẽ tóm cho bằng được.
Như thường lệ tôi phóng tới sân thượng có cái thang dây bao giờ cũng treo sẵn. Đợi tôi leo lên rồi mạ tôi bèn xuống mở cửa.
Tôi leo lên sân thượng nóc nhà rồi, bèn chuồn sang mấy căn nhà bên cạnh nằm xuống chờ ám hiệu khi nào xong xuôi mạ tôi sẽ báo cho biết mà xuống.
Nằm ẩn kín rồi, tôi nghe tiếng rộn ràng quá trời, cầu cả bảy, tám người đang tấp nập khám xét trong nhà tôi. Nghe rõ mồn một tên phường đội đang hạch hỏi mạ tôi. Và điều hãi hùng nhứt tôi mới khám phá là lúc nảy vội vả đi trốn không hiểu sao tôi …quên cuốn cái thang dây lại dấu, nên nó vẫn còn lòng thòng từ sân thượng nối xuống nhà dưới.
Xong. Định mệnh đã an bài. Chỉ còn nước chờ tụi nó lên túm cổ thôi chứ loanh quanh cũng chỉ chục nóc nhà trống trơn này trốn đâu cho thoát, ngoại trừ cả gan nhảy xuống đường để…gảy giò, rồi cũng bị bắt thôi.
Tôi chỉ biết nằm yên mặc cho số phận.
Vậy đó mà chờ hoài vẫn không thấy ai lên bắt mình.
Một lát sau phường đội kiếm người không có phải đi. Tình hình yên ắng mạ tôi lại ám hiệu cho tôi leo xuống.
Cái thang dây vẫn còn nằm trơ ở đó chớ đâu. Mạ tôi cũng thấy rõ ràng, và tưởng là phen này tôi sẽ bị dính, nhưng không hiểu sao gần một chục mạng mắt như cú vọ khám xét không chừa một kẻ hở trong nhà tôi, và đã đứng ngay bên cạnh cái thang dây, vậy mà không ai hỏi tới một tiếng, như là không thấy gì cả...
#881
Posted 07/03/2014 - 03:15
BỌN MA CON NÍT TRONG NHÀ TÔI 6
Tôi kể lại chuyện đang ngủ bị thằng nhỏ kéo chân dậy cho được. Giờ lại thêm chuyện cái thang dây, tổng hợp các dữ kiện, nhà tôi vốn đã tin lại càng tin hơn, rằng những con ma trong nhà đã che mắt đám phường đội, dân phòng này để tôi được yên thân.…
Sau khi anh em tôi lần lượt vượt biển thành công đến được bến bờ tự do, bèn thừa thắng xông lên dự định cho chị tôi ra đi chuyến kế.
Gia đình tôi bắt liên lạc với một gia đình sui gia quen biết và đáng tin cậy. Họ ở Vũng Tàu và đang định ra đi. Mạ tôi mừng lắm vì thời đó chuyện vượt biên trên biển cả sóng gió, hải tặc…đành tùy số mạng, chủ yếu là ngay từ đầu có kiếm đúng mối tin cậy ra đi hay không đã là vấn đề hóc búa. Người ta lừa gạt nhau như cơm bữa. Cho nên có được chỗ tin cậy như gia đình Sui gia này mạ tôi mừng lắm không suy nghĩ gì hơn
Người liên lạc hẹn sáng mai tới dẫn chị tôi đi. Giấy tờ đi đường họ đã lo đầy đủ. Gia đình tôi chỉ cần chồng đủ vàng là họ dẫn chị tôi đi mà thôi.
Tối đó mạ tôi ngủ, mơ mơ màng màng nghe mấy đứa trẻ nói chuyện như sau
- Ngày mai chị T đi mua vải
- Nhưng mà chị mua vải dỏm. Vải nhuộm. Không phải thiệt.
- Đồ nhuộm đó.
Nói thêm một hồi rồi cả bọn mấy đứa cùng hét lên:
- Chị T mua đồ dỏm. Chị T mua vải nhuộm. Chị T mua đồ dỏm.. DỎM DỎM
Mạ tôi nói nghe rõ mồn một bên tai chứ không phải mơ.
Sáng sớm dậy mạ tôi kể lại chuyện cùng mấy chị em bàn bạc, và quyết định…tin tụi nhỏ, hủy bỏ chuyến đi. Khi họ tới, mạ tôi viện cớ chị tôi đau nặng bất ngờ nên không đi đưọc.
Chuyến vượt biên đó quả nhiên đổ bể. Cả nhóm bốn năm chục mạng chủ yếu là người từ SàiGòn xuống đứng lớ ngớ trên bãi không thấy tàu bè nào tới đón cả mà chỉ thấy chục họng súng của du kích địa phương chờ sẵn đợi mọi người tới đông đủ là tóm trọn gói.
Cả mấy người trong gia đình sui gia cũng bị bắt. Nghe nói người địa phương tổ chức đã “mua bãi” trả tiền xong xuôi sòng phẳng, vậy mà cũng bị bắt như thường. Mấy gia đình kia phải táng gia bại sản, còn mang thân tù tội nữa.
Gia đình tôi may mắn thoát vố đó.… Đó là câu chuyện vượt biên của chị tôi mà sau này khi bảo lãnh được gia đình sang tới Mỹ mới nghe kể lại.
Tôi kể lại chuyện đang ngủ bị thằng nhỏ kéo chân dậy cho được. Giờ lại thêm chuyện cái thang dây, tổng hợp các dữ kiện, nhà tôi vốn đã tin lại càng tin hơn, rằng những con ma trong nhà đã che mắt đám phường đội, dân phòng này để tôi được yên thân.…
Sau khi anh em tôi lần lượt vượt biển thành công đến được bến bờ tự do, bèn thừa thắng xông lên dự định cho chị tôi ra đi chuyến kế.
Gia đình tôi bắt liên lạc với một gia đình sui gia quen biết và đáng tin cậy. Họ ở Vũng Tàu và đang định ra đi. Mạ tôi mừng lắm vì thời đó chuyện vượt biên trên biển cả sóng gió, hải tặc…đành tùy số mạng, chủ yếu là ngay từ đầu có kiếm đúng mối tin cậy ra đi hay không đã là vấn đề hóc búa. Người ta lừa gạt nhau như cơm bữa. Cho nên có được chỗ tin cậy như gia đình Sui gia này mạ tôi mừng lắm không suy nghĩ gì hơn
Người liên lạc hẹn sáng mai tới dẫn chị tôi đi. Giấy tờ đi đường họ đã lo đầy đủ. Gia đình tôi chỉ cần chồng đủ vàng là họ dẫn chị tôi đi mà thôi.
Tối đó mạ tôi ngủ, mơ mơ màng màng nghe mấy đứa trẻ nói chuyện như sau
- Ngày mai chị T đi mua vải
- Nhưng mà chị mua vải dỏm. Vải nhuộm. Không phải thiệt.
- Đồ nhuộm đó.
Nói thêm một hồi rồi cả bọn mấy đứa cùng hét lên:
- Chị T mua đồ dỏm. Chị T mua vải nhuộm. Chị T mua đồ dỏm.. DỎM DỎM
Mạ tôi nói nghe rõ mồn một bên tai chứ không phải mơ.
Sáng sớm dậy mạ tôi kể lại chuyện cùng mấy chị em bàn bạc, và quyết định…tin tụi nhỏ, hủy bỏ chuyến đi. Khi họ tới, mạ tôi viện cớ chị tôi đau nặng bất ngờ nên không đi đưọc.
Chuyến vượt biên đó quả nhiên đổ bể. Cả nhóm bốn năm chục mạng chủ yếu là người từ SàiGòn xuống đứng lớ ngớ trên bãi không thấy tàu bè nào tới đón cả mà chỉ thấy chục họng súng của du kích địa phương chờ sẵn đợi mọi người tới đông đủ là tóm trọn gói.
Cả mấy người trong gia đình sui gia cũng bị bắt. Nghe nói người địa phương tổ chức đã “mua bãi” trả tiền xong xuôi sòng phẳng, vậy mà cũng bị bắt như thường. Mấy gia đình kia phải táng gia bại sản, còn mang thân tù tội nữa.
Gia đình tôi may mắn thoát vố đó.… Đó là câu chuyện vượt biên của chị tôi mà sau này khi bảo lãnh được gia đình sang tới Mỹ mới nghe kể lại.
#882
Posted 07/03/2014 - 03:20
BỌN MA CON NÍT TRONG NHÀ TÔI 7
Nhân đang vui vẻ gia đình sum họp. Mấy chị em tôi ngồi ôn kỷ niệm ngày xưa, về căn nhà mà chúng tôi cùng lớn lên có mấy đứa nhỏ ma trong nhà, bao giờ cũng giúp đỡ gia đình tôi qua khỏi những cơn đại hoạ. Tôi hỏi rồi sau vụ vượt biên tụi nhỏ có giúp thêm vụ gì khác không.
Mạ tôi nói:
- Có, có. Vụ ni mới vui.
Mạ tôi kể dạo đó Sài Gòn có dịch số đề. Chính phủ mở sổ số bán vé, còn dân mở số đề. Sáng sổ, chiều sổ, ngày nào cũng sổ. Đầu xóm đến cuối xóm đều có ông Huyện bà Huyện ghi đề
Một tối mạ tôi nằm mớ nghe một thằng nhỏ tới nói:
- Bà ơi số 75, số 75 bà ơi…
Mạ tôi vốn không ưa những vụ số đề, cờ bạc này nên không để ý. Đến chiều bỗng dưng cảm thấy nóng ruột, bèn kể lại cho nhỏ em tôi nghe và nói nó cầm vài ngàn đi đánh số 75 thử. Em tôi nghe xong tức tốc cạy heo bao nhiêu tiền dành dụm lấy ra hết chạy ù vô xóm, kiếm bà ghi đề định làm một cú ăn thua đủ.
Nghe em tôi nói ghi số 75, bà bảo đừng đánh số 75 chắc không ra đâu. Hỏi tại sao. Bà cười nói số này hồi trưa...mới sổ trúng rồi, đời nào ra hai lần giống nhau liên tiếp mà đánh cho uổng tiền.
Em tôi nghe nói tiếc đến muốn xỉu luôn.
*
Tôi cũng tiếc hùi hụi, ráng hỏi mạ sau đó thằng nhỏ có cho mạ số khác không?
Mạ tôi nói:
- Tối đó trước khi ngủ tau cầu:
- Con ơi hôm qua con cho bà số, mà bà...quên đánh. Chừ con cho bà số khác. Bà hứa sáng mai bà đánh liền.
- Rồi nó có cho không? Tôi hồi hộp
Mạ cười lỏn lẻn:
- Không. Chắc hắn giận tau không tin nên hắn đi luôn không cho nữa. Tau cầu thêm mấy ngày không được nên cũng thôi.
ThaiNC
Nhân đang vui vẻ gia đình sum họp. Mấy chị em tôi ngồi ôn kỷ niệm ngày xưa, về căn nhà mà chúng tôi cùng lớn lên có mấy đứa nhỏ ma trong nhà, bao giờ cũng giúp đỡ gia đình tôi qua khỏi những cơn đại hoạ. Tôi hỏi rồi sau vụ vượt biên tụi nhỏ có giúp thêm vụ gì khác không.
Mạ tôi nói:
- Có, có. Vụ ni mới vui.
Mạ tôi kể dạo đó Sài Gòn có dịch số đề. Chính phủ mở sổ số bán vé, còn dân mở số đề. Sáng sổ, chiều sổ, ngày nào cũng sổ. Đầu xóm đến cuối xóm đều có ông Huyện bà Huyện ghi đề
Một tối mạ tôi nằm mớ nghe một thằng nhỏ tới nói:
- Bà ơi số 75, số 75 bà ơi…
Mạ tôi vốn không ưa những vụ số đề, cờ bạc này nên không để ý. Đến chiều bỗng dưng cảm thấy nóng ruột, bèn kể lại cho nhỏ em tôi nghe và nói nó cầm vài ngàn đi đánh số 75 thử. Em tôi nghe xong tức tốc cạy heo bao nhiêu tiền dành dụm lấy ra hết chạy ù vô xóm, kiếm bà ghi đề định làm một cú ăn thua đủ.
Nghe em tôi nói ghi số 75, bà bảo đừng đánh số 75 chắc không ra đâu. Hỏi tại sao. Bà cười nói số này hồi trưa...mới sổ trúng rồi, đời nào ra hai lần giống nhau liên tiếp mà đánh cho uổng tiền.
Em tôi nghe nói tiếc đến muốn xỉu luôn.
*
Tôi cũng tiếc hùi hụi, ráng hỏi mạ sau đó thằng nhỏ có cho mạ số khác không?
Mạ tôi nói:
- Tối đó trước khi ngủ tau cầu:
- Con ơi hôm qua con cho bà số, mà bà...quên đánh. Chừ con cho bà số khác. Bà hứa sáng mai bà đánh liền.
- Rồi nó có cho không? Tôi hồi hộp
Mạ cười lỏn lẻn:
- Không. Chắc hắn giận tau không tin nên hắn đi luôn không cho nữa. Tau cầu thêm mấy ngày không được nên cũng thôi.
ThaiNC
Thanked by 1 Member:
|
|
#883
Posted 09/03/2014 - 02:58
SƯ CÔ TRẺ NGỒI THIỀN CÙNG HỔ VÀ RẮN Ở YÊN TỬ 1
Mon men lại gần ngôi chùa, người thợ săn này nhìn xuyên qua cánh cửa khép hờ và giật thót mình khi thấy một nữ tu chừng hai mươi bảy tuổi, ngồi thiền bất động, dưới chân là con hổ lớn nằm nghiêng, đầu ngóc lên nhìn ra ngoài cửa.
Trong đại ngàn non thiêng Yên Tử còn có một di tích trong hệ thống chùa chiền, am tháp từ thời Phật hoàng bị bỏ quên, đó là chùa Ba Bậc. Chùa Ba Bậc nằm rất sâu trong rừng, giữa bốn bề những núi đá phô bày những hình thể kỳ dị.
Theo các nhà chân tu nhiều năm sống trên Yên Tử thì khu vực chùa Ba Bậc là nơi hội tụ nhiều linh khí, nên sản sinh ra nhiều kỳ hoa dị thảo. Trên đường đi qua, tôi được tận mắt những loài cây cỏ, hoa lá rất kỳ lạ, mà tôi chưa từng biết đến bao giờ.
Đây cũng là nơi bắt nguồn con suối Vàng kỳ lạ, nước như màu mật ong. Tại nơi hội tụ linh khí này, mấy năm trước, người đàn ông tên Khiêm cũng lập thảo am, sống hoang biệt với thế giới. Ông Khiêm có quyết tâm rất cao trong suốt mấy năm trời. Nhưng rồi, một ngày, người ta không còn thấy bóng ông đâu nữa. Ông mất tích một cách kỳ lạ.
Trong cuộc leo núi phía sườn Đông, tôi được những người Dao đi hái thuốc trong rừng kể một câu chuyện kỳ lạ, về một nữ nhà sư tu khổ hạnh trong chùa Một Mái. Sở dĩ chùa có tên như vậy, vì nó chỉ có một mái ngói áp vào núi đá.
Trong hành trình lên Yên Tử, du khách sẽ được đi qua ngôi chùa này. Chuyện mà những người Dao hái thuốc kể diễn ra từ ba mươi năm trước.
Khi đó, Yên Tử còn hoang vu, rậm rạp, chẳng có bóng người ngoài những vị chân tu kỳ lạ lên núi hoang ở ẩn và những người Dao sống dưới chân núi ngàn năm nay thi thoảng vào rừng hái thuốc.
Người ta kể rằng, trong khi đi hái thuốc, họ thường xuyên nghe thấy tiếng hổ gầm ở chỗ chùa Một Mái, nên chẳng ai dám lên.
Một ngày, vào lúc sáng sớm, một thợ săn liều mạng, vác theo khẩu súng, cùng cung tên tiến về phía ngôi chùa ấy. Mon men lại gần ngôi chùa, lách khẩu súng qua kẽ lá, người thợ săn này nhìn xuyên qua cánh cửa khép hờ và giật thót mình khi thấy một nữ tu chừng hai mươi bảy tuổi, ngồi thiền bất động. Dưới chân nữ tu là con hổ lớn nằm nghiêng, đầu ngóc lên nhìn ra ngoài cửa. Con hổ ấy phải dài đến 3m, nặng cỡ 300kg. Người thợ săn ấy ngồi theo dõi đến cả tiếng.
Khi mặt trời nhô lên khỏi đỉnh núi, nữ tu này dừng thiền, bước chân xuống đất xoa đầu con hổ. Con hổ lững thững đi ra hiên chùa, gầm lên một tiếng, rồi nhảy tót vào rừng biến mất tăm mất tích.
Mon men lại gần ngôi chùa, người thợ săn này nhìn xuyên qua cánh cửa khép hờ và giật thót mình khi thấy một nữ tu chừng hai mươi bảy tuổi, ngồi thiền bất động, dưới chân là con hổ lớn nằm nghiêng, đầu ngóc lên nhìn ra ngoài cửa.
Trong đại ngàn non thiêng Yên Tử còn có một di tích trong hệ thống chùa chiền, am tháp từ thời Phật hoàng bị bỏ quên, đó là chùa Ba Bậc. Chùa Ba Bậc nằm rất sâu trong rừng, giữa bốn bề những núi đá phô bày những hình thể kỳ dị.
Theo các nhà chân tu nhiều năm sống trên Yên Tử thì khu vực chùa Ba Bậc là nơi hội tụ nhiều linh khí, nên sản sinh ra nhiều kỳ hoa dị thảo. Trên đường đi qua, tôi được tận mắt những loài cây cỏ, hoa lá rất kỳ lạ, mà tôi chưa từng biết đến bao giờ.
Đây cũng là nơi bắt nguồn con suối Vàng kỳ lạ, nước như màu mật ong. Tại nơi hội tụ linh khí này, mấy năm trước, người đàn ông tên Khiêm cũng lập thảo am, sống hoang biệt với thế giới. Ông Khiêm có quyết tâm rất cao trong suốt mấy năm trời. Nhưng rồi, một ngày, người ta không còn thấy bóng ông đâu nữa. Ông mất tích một cách kỳ lạ.
Trong cuộc leo núi phía sườn Đông, tôi được những người Dao đi hái thuốc trong rừng kể một câu chuyện kỳ lạ, về một nữ nhà sư tu khổ hạnh trong chùa Một Mái. Sở dĩ chùa có tên như vậy, vì nó chỉ có một mái ngói áp vào núi đá.
Trong hành trình lên Yên Tử, du khách sẽ được đi qua ngôi chùa này. Chuyện mà những người Dao hái thuốc kể diễn ra từ ba mươi năm trước.
Khi đó, Yên Tử còn hoang vu, rậm rạp, chẳng có bóng người ngoài những vị chân tu kỳ lạ lên núi hoang ở ẩn và những người Dao sống dưới chân núi ngàn năm nay thi thoảng vào rừng hái thuốc.
Người ta kể rằng, trong khi đi hái thuốc, họ thường xuyên nghe thấy tiếng hổ gầm ở chỗ chùa Một Mái, nên chẳng ai dám lên.
Một ngày, vào lúc sáng sớm, một thợ săn liều mạng, vác theo khẩu súng, cùng cung tên tiến về phía ngôi chùa ấy. Mon men lại gần ngôi chùa, lách khẩu súng qua kẽ lá, người thợ săn này nhìn xuyên qua cánh cửa khép hờ và giật thót mình khi thấy một nữ tu chừng hai mươi bảy tuổi, ngồi thiền bất động. Dưới chân nữ tu là con hổ lớn nằm nghiêng, đầu ngóc lên nhìn ra ngoài cửa. Con hổ ấy phải dài đến 3m, nặng cỡ 300kg. Người thợ săn ấy ngồi theo dõi đến cả tiếng.
Khi mặt trời nhô lên khỏi đỉnh núi, nữ tu này dừng thiền, bước chân xuống đất xoa đầu con hổ. Con hổ lững thững đi ra hiên chùa, gầm lên một tiếng, rồi nhảy tót vào rừng biến mất tăm mất tích.
#884
Posted 09/03/2014 - 03:01
SƯ CÔ TRẺ NGỒI THIỀN CÙNG HỔ VÀ RẮN Ở YÊN TỬ 2
Người thợ săn đem câu chuyện về làng kể, nhưng không ai tin. Ông liền đưa vài người nữa lên chùa Một Mái và họ đều được chứng kiến cảnh tượng kỳ lạ đó. Thế nhưng, một ngày, ngôi chùa Một Mái hoang tàn đổ nát, nữ tu kia đã biến mất, con hổ cũng không thấy về nữa.
Có lẽ là duyên kỳ ngộ, trong quá trình tìm hiểu những câu chuyện quanh con suối Giải Oan dưới chân Yên Tử, nơi 100 cung nữ trẫm mình khi không thuyết phục được vua Trần Nhân Tông quay về lo việc triều chính, tôi đã gặp được nữ tu kỳ lạ đó. Bà chính là sư Yến, hiện trụ trì chùa Giải Oan.
Trong câu chuyện về cuộc đời bí ẩn của bà, bà kể rằng, hơn 30 năm trước, bà rời bỏ ngôi chùa ở Hải Phòng, tìm vào dãy Yên Tử để tu tập. Một mình bà đã sống nhiều năm ở chùa Một Mái.
Hàng ngày, bà chỉ hái quả sung, quả vả để ăn và tu thiền khắc khổ. Một ngày, đang tụng kinh trong chùa, thì ông hổ khổng lồ xuất hiện. Nghĩ rằng, thân nữ nhi, dù có chống chọi cũng vô ích, nên bà khoanh chân ngồi thiền, chấp nhận mất mạng. Không ngờ, khi bà ngồi thiền, con hổ đã bước vào chùa, rồi nằm xuống chân bà.
Từ đó, mỗi khi bà ngồi thiền, con hổ lại tìm đến. Không chỉ hổ, mà rất nhiều rắn độc cũng tìm đến ngôi chùa này và sống chung với nữ tu tên Yến.
Theo lời sư thầy Yến, sau mấy năm tu hành khổ hạnh ở chùa Một Mái, thấy đã đủ duyên, bà liền xuống núi. Khi xuống đến suối Giải Oan, quay lưng nhìn lại đỉnh Yên Tử lần cuối, bà sững người khi thấy con Rồng khổng lồ thoát xác từ dãy Yên Tử bay lên không trung.
Giờ nhìn lại, bà thấy dãy Yên Tử mang dáng con rồng, mà đỉnh Yên Tử chính là đầu rồng. Nghĩ rằng, đã được bề trên cho thấy hình ảnh linh thiêng tối cao, nên bà quyết định ở lại. Từ bấy, sư Yến trụ trì, quản lý ngôi chùa Giải Oan.
Những câu chuyện linh thiêng huyền bí trên Yên Tử kể cả ngày không hết. Chính ông Lê Quang (Phó Giám đốc BQL di tích danh thắng Yên Tử) đã từng được chứng kiến cảnh tượng một đoàn du khách đến mấy chục người, toàn nam thanh nữ tú, lên đến chùa Hoa Yên, cười nói vô duyên, trai văng bậy bạ, gái cười hô hố, coi thường sự tôn nghiêm của di tích liền bị đau bụng quằn quại, không đi nổi nữa.
Người thợ săn đem câu chuyện về làng kể, nhưng không ai tin. Ông liền đưa vài người nữa lên chùa Một Mái và họ đều được chứng kiến cảnh tượng kỳ lạ đó. Thế nhưng, một ngày, ngôi chùa Một Mái hoang tàn đổ nát, nữ tu kia đã biến mất, con hổ cũng không thấy về nữa.
Có lẽ là duyên kỳ ngộ, trong quá trình tìm hiểu những câu chuyện quanh con suối Giải Oan dưới chân Yên Tử, nơi 100 cung nữ trẫm mình khi không thuyết phục được vua Trần Nhân Tông quay về lo việc triều chính, tôi đã gặp được nữ tu kỳ lạ đó. Bà chính là sư Yến, hiện trụ trì chùa Giải Oan.
Trong câu chuyện về cuộc đời bí ẩn của bà, bà kể rằng, hơn 30 năm trước, bà rời bỏ ngôi chùa ở Hải Phòng, tìm vào dãy Yên Tử để tu tập. Một mình bà đã sống nhiều năm ở chùa Một Mái.
Hàng ngày, bà chỉ hái quả sung, quả vả để ăn và tu thiền khắc khổ. Một ngày, đang tụng kinh trong chùa, thì ông hổ khổng lồ xuất hiện. Nghĩ rằng, thân nữ nhi, dù có chống chọi cũng vô ích, nên bà khoanh chân ngồi thiền, chấp nhận mất mạng. Không ngờ, khi bà ngồi thiền, con hổ đã bước vào chùa, rồi nằm xuống chân bà.
Từ đó, mỗi khi bà ngồi thiền, con hổ lại tìm đến. Không chỉ hổ, mà rất nhiều rắn độc cũng tìm đến ngôi chùa này và sống chung với nữ tu tên Yến.
Theo lời sư thầy Yến, sau mấy năm tu hành khổ hạnh ở chùa Một Mái, thấy đã đủ duyên, bà liền xuống núi. Khi xuống đến suối Giải Oan, quay lưng nhìn lại đỉnh Yên Tử lần cuối, bà sững người khi thấy con Rồng khổng lồ thoát xác từ dãy Yên Tử bay lên không trung.
Giờ nhìn lại, bà thấy dãy Yên Tử mang dáng con rồng, mà đỉnh Yên Tử chính là đầu rồng. Nghĩ rằng, đã được bề trên cho thấy hình ảnh linh thiêng tối cao, nên bà quyết định ở lại. Từ bấy, sư Yến trụ trì, quản lý ngôi chùa Giải Oan.
Những câu chuyện linh thiêng huyền bí trên Yên Tử kể cả ngày không hết. Chính ông Lê Quang (Phó Giám đốc BQL di tích danh thắng Yên Tử) đã từng được chứng kiến cảnh tượng một đoàn du khách đến mấy chục người, toàn nam thanh nữ tú, lên đến chùa Hoa Yên, cười nói vô duyên, trai văng bậy bạ, gái cười hô hố, coi thường sự tôn nghiêm của di tích liền bị đau bụng quằn quại, không đi nổi nữa.
#885
Posted 09/03/2014 - 03:02
SƯ CÔ TRẺ NGỒI THIỀN CÙNG HỔ VÀ RẮN Ở YÊN TỬ 3
Họ cứ cố lên mỗi bước, bụng lại đau hơn, cuối cùng phải xuống núi. Khi xuống đến chân núi, thì các cơn đau khủng khiếp chợt tan biến đâu mất. Đám người này hoảng hồn, không dám lên Yên Tử nữa.
Ông Trần Trương, nguyên Trưởng BQL Di tích – Danh thắng Yên Tử cũng kể rằng, tại vườn tháp Huệ Quang có một chuyện rất lạ mà ông được chứng kiến. Sau khi đám công nhân làm xong nhà khách Yên Tử, thì rủ nhau lên lễ chùa Đồng. Khi đi qua vườn mộ tháp Huệ Quang, thấy một hòn đá nằm trên ngọn một tháp cổ, liền thách đố nhau ném trúng hòn đá đó.
Một cậu vung tay ném trúng khiến hòn đá rơi xuống đất. Lên đến chùa Đồng, đám công nhân này mới phát hiện thiếu một người, nhưng không ai lo lắng vì đều là người địa phương, không sợ lạc đường.
Sau mấy tiếng đồng hồ xuống núi, quay trở về khu tháp Huệ Quang, đám công nhân sửng sốt khi phát hiện ra cậu thanh niên ném đá lúc nãy đang ngồi xếp bằng tròn bên lăng mộ tháp, mặt áp vào tường, hai tay đặt lên đùi, hỏi chẳng nói, gọi chẳng thưa, lắc vai mãi không tỉnh, cứ ngồi bất động như khúc gỗ.
Đám công nhân sợ quá, liền báo Ban quản lý, rồi Ban quản lý di tích lên chùa Hoa Yên mời thầy Diệu Nhàn xuống làm lễ sám hối. Một lát sau, cậu công nhân nghịch dại kia mới tỉnh, khóc nức nở, rồi xuống núi. Sau này, tôi gặp sư Diệu Nhàn, sư bảo, những chuyện kiểu như vậy diễn ra thường xuyên ở Yên Tử.
Phong Bình
Họ cứ cố lên mỗi bước, bụng lại đau hơn, cuối cùng phải xuống núi. Khi xuống đến chân núi, thì các cơn đau khủng khiếp chợt tan biến đâu mất. Đám người này hoảng hồn, không dám lên Yên Tử nữa.
Ông Trần Trương, nguyên Trưởng BQL Di tích – Danh thắng Yên Tử cũng kể rằng, tại vườn tháp Huệ Quang có một chuyện rất lạ mà ông được chứng kiến. Sau khi đám công nhân làm xong nhà khách Yên Tử, thì rủ nhau lên lễ chùa Đồng. Khi đi qua vườn mộ tháp Huệ Quang, thấy một hòn đá nằm trên ngọn một tháp cổ, liền thách đố nhau ném trúng hòn đá đó.
Một cậu vung tay ném trúng khiến hòn đá rơi xuống đất. Lên đến chùa Đồng, đám công nhân này mới phát hiện thiếu một người, nhưng không ai lo lắng vì đều là người địa phương, không sợ lạc đường.
Sau mấy tiếng đồng hồ xuống núi, quay trở về khu tháp Huệ Quang, đám công nhân sửng sốt khi phát hiện ra cậu thanh niên ném đá lúc nãy đang ngồi xếp bằng tròn bên lăng mộ tháp, mặt áp vào tường, hai tay đặt lên đùi, hỏi chẳng nói, gọi chẳng thưa, lắc vai mãi không tỉnh, cứ ngồi bất động như khúc gỗ.
Đám công nhân sợ quá, liền báo Ban quản lý, rồi Ban quản lý di tích lên chùa Hoa Yên mời thầy Diệu Nhàn xuống làm lễ sám hối. Một lát sau, cậu công nhân nghịch dại kia mới tỉnh, khóc nức nở, rồi xuống núi. Sau này, tôi gặp sư Diệu Nhàn, sư bảo, những chuyện kiểu như vậy diễn ra thường xuyên ở Yên Tử.
Phong Bình
Similar Topics
Topic | Name | Started By | Stats | Last Post Info | |
---|---|---|---|---|---|
![]() TUYỂN TẬP SÁCH HUYỀN HỌC![]() |
Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | babylon |
|
![]() |
|
![]() ![]() những góc nhìn khác nhau về chuyện cưới xin, xung - hợp vợ chồng |
Tử Bình | hieuthuyloi |
|
![]() |
|
![]() Trưởng c.an huyện du lịch ven biển |
Tử Vi | Kimthuy20212054 |
|
![]() |
|
![]() Suy nghĩ với hỗn hợp nhiều môn huyền học cho lá số VNXHCN |
Mệnh Lý Tổng Quát | Ngu Yên |
|
![]() |
|
![]() NGŨ BỘ CHÚ - QUÁN ÂM - Huyền Thanh dịch |
Sách Huyền Thuật | administrator |
|
![]() |
|
![]() ![]() Dự đoán phối hợp nhiều môn huyền học cho chính trị & kinh tế thế giới |
Mệnh Lý Tổng Quát | Ngu Yên |
|
![]() |
2 user(s) are reading this topic
0 members, 2 guests, 0 anonymous users
Liên kết nhanh
Tử Vi | Tử Bình | Kinh Dịch | Quái Tượng Huyền Cơ | Mai Hoa Dịch Số | Quỷ Cốc Toán Mệnh | Địa Lý Phong Thủy | Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp | Bát Tự Hà Lạc | Nhân Tướng Học | Mệnh Lý Tổng Quát | Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số | Khoa Học Huyền Bí | Y Học Thường Thức | Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian | Thiên Văn - Lịch Pháp | Tử Vi Nghiệm Lý | TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
Coi Tử Vi | Coi Tử Bình - Tứ Trụ | Coi Bát Tự Hà Lạc | Coi Địa Lý Phong Thủy | Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh | Coi Nhân Tướng Mệnh | Nhờ Coi Quẻ | Nhờ Coi Ngày |
Bảo Trợ & Hoạt Động | Thông Báo | Báo Tin | Liên Lạc Ban Điều Hành | Góp Ý |
Ghi Danh Học | Lớp Học Tử Vi Đẩu Số | Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý | Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | Sách Dịch Lý | Sách Tử Vi | Sách Tướng Học | Sách Phong Thuỷ | Sách Tam Thức | Sách Tử Bình - Bát Tự | Sách Huyền Thuật |
Linh Tinh | Gặp Gỡ - Giao Lưu | Giải Trí | Vườn Thơ | Vài Dòng Tản Mạn... | Nguồn Sống Tươi Đẹp | Trưng bày - Giới thiệu |
Trình ứng dụng hỗ trợ:
An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |
Quỷ Cốc Toán Mệnh |
Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |
Quẻ Mai Hoa Dịch Số |
Bát Tự Hà Lạc |
Thái Ât Thần Số |
Căn Duyên Tiền Định |
Cao Ly Đầu Hình |
Âm Lịch |
Xem Ngày |
Lịch Vạn Niên |
So Tuổi Vợ Chồng |
Bát Trạch |
Coi Tử Vi | Coi Tử Bình - Tứ Trụ | Coi Bát Tự Hà Lạc | Coi Địa Lý Phong Thủy | Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh | Coi Nhân Tướng Mệnh | Nhờ Coi Quẻ | Nhờ Coi Ngày |
Bảo Trợ & Hoạt Động | Thông Báo | Báo Tin | Liên Lạc Ban Điều Hành | Góp Ý |
Ghi Danh Học | Lớp Học Tử Vi Đẩu Số | Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý | Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | Sách Dịch Lý | Sách Tử Vi | Sách Tướng Học | Sách Phong Thuỷ | Sách Tam Thức | Sách Tử Bình - Bát Tự | Sách Huyền Thuật |
Linh Tinh | Gặp Gỡ - Giao Lưu | Giải Trí | Vườn Thơ | Vài Dòng Tản Mạn... | Nguồn Sống Tươi Đẹp | Trưng bày - Giới thiệu |
Trình ứng dụng hỗ trợ:












