Jump to content






Advertisements




Truyện ngắn huyền bí - hiendde


1072 replies to this topic

#661

hiendde



 

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

 

Gửi vào 01/07/2013 - 07:10

MA GIA VÀ MA THẦN VÒNG SỰ THẬT ÁM ẢNH HAY NHỮNG CHUYỆN VIỄN VÔNG?

Hải, sinh viên năm ba một trường đại học tại Sài Gòn giải thích luôn với tôi:

- Theo khái niệm dân gian, ma gia chỉ những người chết đuối nước còn ma thần vòng chỉ những người treo cổ. Cũng theo quan niệm của người xưa, đây là hai dạng chết giằng xé và đau đớn nhất, nên vong hồn không được siêu thoát, làm ma chực bắt người đi theo. Ma gia thì lẩn khuất ở bờ nước chực kéo chân người ta xuống, còn ma thần vòng thì cầm chiếc thòng lọng dạo chơi, dụ dỗ những người đang đau khổ, bế tắc thắt cổ đi theo mình.

Hải là chàng sinh viên học giỏi nhưng rất tin vào chuyện ma quỷ, để bắt đầu hành trình đi tìm ma gia và ma thần vòng, theo Hải không còn nơi nào tốt hơn là ở hồ đá ở Đại học Quốc Gia, thuộc xã Đông Hòa, Dĩ An, Bình Dương. Từ lâu nó mang tên là hồ ma ám, vì có quá nhiều người chết một cách bí ẩn ở nơi này. Người ta đồn đoán rất nhiều về việc xung quanh hồ có rất nhiều hồn ma, cả dưới nước lẫn trên bờ.

- Chuyện ma quỷ tin hay không thì tùy, người nào chưa gặp thì có khi phì cười, gặp rồi mới biết sợ. Riêng bọn em tin rằng nơi này có ma thật sự.

Hải nói tỉnh queo. Rồi Hải kể, tất cả xuất phát từ kỳ học quân sự ở khu này. Đã là sinh viên ở Thành Phố Sài Gòn, thì hầu hết đều trải qua một tháng học quân sự như thế. Khu vực quanh hồ đá này rất ít đèn đường, chỗ hồ đá lại càng tối tăm, chỉ có một cây đèn đường ở xa xa, leo lét. Nơi lưu trú của sinh viên học quân sự là dãy nhà ký túc xá, có các cửa sổ trông ra hồ đá.

Hải ở cùng phòng với một người bạn, cứ đêm đến, cậu lại nghe thấy tiếng một người đàn ông gọi cửa.

- Những đêm đầu, bạn em không tin, còn nói em bị khùng, nhưng đến đêm thứ ba thì cậu ấy cũng nghe. Bọn em run rẩy ôm nhau không dám ngủ. Hải nói.

Cả hai đều nghe thấy một người đàn ông nói giọng Bắc, nhiều khi nghe thấy giọng cười rõ to giữa đêm vắng tối om. Câu chuyện còn đi xa hơn khi nhiều người ở phòng khác cũng kể lại, là nghe thấy những tiếng tương tự. Nhiều người còn khẳng định đang nằm thì bị kéo chân, hoặc vỗ vào lưng. Rồi chuyện vòi nước tự động mở, toilet tự xả nước cũng được kể lại như đinh đóng cột.

- Ớn nhất là chuyện thằng Hà phòng bên đêm đi ngủ, nằm giường tầng trên, sáng ra thấy mình nằm trong toilet. Cả khu rùng mình. Hải nói.

Chừng như để chứng minh lời mình là thật, Hải kéo tay tôi lôi sượt xuống gặp nhân viên căng tin và bảo vệ, người nào cũng khẳng định chuyện ma quanh hồ đá là có thật, bảo vệ cũng cho biết, nhiều đêm đang ngủ thì nghe thấy tiếng khóc, cười, nói chuyện.

- Hồ này trước đây do khai thác đá mà thành, sâu lắm. Hồi trước nhân công ngoài Bắc vào nhiều, nhiều người ngã xuống hồ chết. Có lẽ vì vậy nên có chuyện ma nói toàn giọng Bắc. Ông bảo vệ đứng tuổi nói.

Sau những câu chuyện ở khu ký túc xá, Hải cùng tôi tản bộ ở khu vực hồ đá. Thì ra, hồ đá chỉ là tên gọi chung chứ thực chất ở đây có đến ba hồ. Vì có quá nhiều người chết nên dân tình quen gọi thành những cái tên nghe rờn rợn: hồ Ma, hồ Hoang và hồ Lạnh. Chúng rộng cả chục hec-ta, sâu thì vô chừng. Nghe đâu dưới đáy chúng còn nhằng nhịt những hố nhỏ khác, do ngày trước người ta khai thác đá để lại.

Hồ nào cũng rộng và lộng gió, mặt nước trong veo. Bờ hồ là những dốc đá dựng đứng trơn nhẵn. Tôi thầm tưởng tượng được cảnh những người không biết bơi nếu ngã xuống, không có chỗ bám thì chắc chắn khó thoát bi kịch. Dẫu hàng kẻm gai chằng chịt hầu như bít hết đường vào nhưng chẳng hiểu cách nào, người ta vẫn men được đến bờ câu cá, chụp hình cưới, vẫn hẹn hò miên man ngay trước mũi tử thần.

Bà Huyền, một người bán nước lắc đầu:

- Toàn dân liều mạng từ xa tới, ở đây nghe đến tên mấy cái hồ là ớn lạnh rồi, không ai dám đến đâu chú.

Bà kể, hai chục năm qua, những cái hồ này đã nuốt đi sinh mạng của sáu chục con người, công nhân có, người câu cá có, người chụp hình có... đông nhất vẫn là sinh viên. Có những cái chết rất kỳ lạ, khiến dân tình đồn đại rằng hồn ma người chết đang ngụp lặn bên dưới chực lôi người xuống.

Trước đó là trường hợp một cậu sinh viên trường thể thao, bơi lội rất giỏi, đến đây chơi và nhảy xuống tắm cũng chết đuối dưới đáy hồ. Vụ tai nạn thương tâm nhất là năm 2010. Bốn cô công nhân quê ở Nghệ An đến chụp hình lưu niệm, khi hai người leo ra mỏm đá nổi trên mặt hồ để chụp hình thì bất ngờ bị trượt chân ngã xuống nước. Thấy bạn chới với dưới nước, hai người còn lại lao xuống cứu, khiến cả bốn người chìm sâu dưới nguồn nước lạnh ngắt.

- Người ta nói những người như vậy là bị ma gia bắt đi. Không tin cũng không được chú à. Tốt nhất là đừng bao giờ bén mảng đến những cái hồ quỷ quái ấy. Bà Huyền khuyên giải.

Đang mông lung sau những trải nghiệm ở các hồ đá làng đại học, chợt Hải bất ngờ réo tôi đi tiếp. Địa điểm cậu chọn là những ngôi nhà bên trong thành phố. Là người tin, thậm chí đam mê chuyện ma quỷ, Hải khẳng định bài viết của tôi trước đây về những ngôi nhà ma ám vẫn còn thiếu rất nhiều. Tựu trung lại, chúng chỉ xuất phát từ những lời đồn đoán quanh những vụ tai nạn hoặc án mạng thương tâm. Còn một dạng khác mà Hải khẳng định là có thật và ly kỳ hơn nhiều: Những căn nhà bị ám do có người treo cổ, còn gọi là ma thần vòng.

Căn nhà đầu tiên mà Hải giới thiệu nằm ở khu Thanh Đa. Đó là một căn nhà cũ bỏ hoang gồm có ba phòng ngủ và một phòng khách. Trước mặt nhà là một cây lê-ki-ma lớn. Hàng xóm nhiều người khẳng định đang đêm hoặc ngủ trưa, thì thấy một người đàn ông đi từ cái cây leo qua các lan can, vào thẳng phòng mình. Dù đã nhiều năm, nhưng có một câu chuyện lan truyền cho đến ngày nay: Chủ thầu công trình đang thi công thì thua lỗ, treo cổ chết luôn trên công trình đang xây dựng dang dở ấy. Hoang tin lan rộng, người trong khu này rỉ tai nhau mỗi nhà bẻ một nhánh cây xương rồng treo ở cửa sổ và cửa ra vào, tránh bị hồn ma ông quấy rầy.

Một căn nhà khác Hải đưa tôi đến nằm trong khu Bắc Hải. Lần này, để như tạo thêm sự tin tưởng, Hải giới thiệu thêm cậu bạn tên Thuận, từng thuê ở căn nhà này. Thuận cũng như Hải kể chuyện ma rất hồ hởi. Cậu cho biết:

- Đó là có một căn nhà nhỏ chủ nhà vẫn sống bình thường dưới lầu, còn nguyên tầng lầu trên thì không ai có thể sống được,chủ nhà đã nhiều lần cho sinh viên thuê ở trọ, nhưng không ai ở quá một ngày. Trước đó có một cô gái trẻ treo cổ tự tử trên lầu, nhưng vong hồn không chịu siêu thoát và ở luôn trong đó. Bọn em ở hai người. Bạn em nói thường thấy một cô gái mặt trắng ệnh, tay cầm cái thòng lọng hươ qua hươ lại cười ngặt nghẽo. Thuận kể.

Dù cậu không thấy nhưng quả thật thấy căn phòng ngột ngạt, âm u như có gì đó đè nặng, nên không dám ở nữa. Còn nhiều câu chuyện khác mà Hải và Thuận kể cho tôi nghe về ma gia và ma thần vòng. Chuyện nào cũng rùng rợn, ma mị và có phần huyễn hoặc. Nhà ngoại cảm Nguyễn Văn Nhã giải thích với tôi:

- Có khi hình ảnh ma quỷ của người chết đuối hay treo cổ là do người sống mặc định cho. Người đời hay sợ vong hồn quấy phá nên định hình cho họ những dạng thức ma khác nhau. Cần nhớ rằng dù ở cõi thật hay cõi tâm linh thì từ bi là kho báu quý giá. Chỉ có thông điệp từ bi mới hóa giải được cho những vong hồn, giúp họ siêu thoát, cũng là giúp người sống xua đi những ám ảnh mông lung.

Kiến Giang

#662

hiendde



 

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

 

Gửi vào 01/07/2013 - 07:23

THỰC HƯ VỀ NHỮNG HỒN MA TRONG DINH THỦ TƯỚNG NHẬT

Đương kim Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe chính thức nhậm chức từ tháng 12-2012 nhưng đến giờ, gia đình ông vẫn chưa dọn đến Dinh thủ tướng. Hằng ngày, ông mất khoảng mười lăm phút, đi xe từ nhà riêng đến Văn phòng thủ tướng, vốn chỉ cách dinh thự nói trên vài phút đi bộ.

Phe đối lập cho rằng tình trạng này có thể ảnh hưởng đến phản ứng của chính phủ trong các tình huống khẩn cấp, và họ đặt vấn đề liệu sự trì hoãn của ông Abe, có liên quan đến tin đồn Dinh thủ tướng bị ma ám hay không. Đến ngày 24-5, chính phủ Nhật lên tiếng bác bỏ tin đồn này, và tuyên bố không biết gì về chuyện ma quỷ cả.

Chánh văn phòng nội các Yoshihide Suga thì giải thích rằng:

- Làm thủ tướng rất bận rộn với nhiều áp lực. Vì thế tôi nghĩ ông Abe được phép sống tại nơi mà ông ấy cảm thấy thoải mái nhất.

Tuy nhiên, chính ông Suga cũng tiết lộ rằng, ông luôn cảm nhận có sự hiện diện của các thế lực huyền bí trong dinh, theo tờ Asahi Shimbun. Vì thế, mà lời giải thích của chính phủ, dường như chưa thể dập tắt những xôn xao về các linh hồn trú ngụ trong tòa nhà thâm u, tọa lạc ở trung tâm thủ đô Tokyo.

Dinh thủ tướng Nhật là một tòa nhà mười một phòng, được xây dựng từ năm 1929. Nơi đây từng chứng kiến hai cuộc đảo chính hụt đẫm máu với cái chết của rất nhiều quan chức. Ngày 15-5-1932, khoảng mười một binh sĩ trẻ thuộc hải quân và bộ binh đột nhập vào dinh thự, rồi bắn chết Thủ tướng Tsuyoshi Inukai, theo The Japan Times. Tuy nhiên, do không nhận được sự ủng hộ của các tướng lĩnh cấp cao, nên cuộc đảo chính không mang lại kết quả cụ thể nào, và các thủ phạm nhanh chóng đầu hàng.

Đến ngày 26-2-1936, một nhóm bộ binh tấn công tòa nhà, bắn chết nhiều quan chức, bao gồm hai cựu thủ tướng Saitō Makoto và Takahashi Korekiyo, nhưng Thủ tướng Keisuke Okada thoát nạn, nhờ trốn trong phòng tắm rồi thoát ra ngoài. Sau ba ngày khống chế dinh thự, nhóm nổi dậy đầu hàng.

Từ đó, tin đồn ma ám bắt đầu lan truyền và nhiều đời thủ tướng Nhật, được cho là gặp phải các hiện tượng dị thường trong dinh. Theo tờ The Wall Street Journal, một thủ tướng Nhật đêm nào cũng nghe tiếng chân bước đến phòng ngủ của ông, nhưng khi mở cửa thì chẳng thấy bóng dáng ai.

Nhiều quan chức khác còn kể rằng, họ từng thấy những hồn ma đẫm máu đi lang thang vật vờ trong những hành lang sâu hun hút. Tờ The Japan Times dẫn lời Thủ tướng Tomiichi Murayama, cầm quyền từ 1994-1996, tiết lộ:

- Tôi thường nghe tiếng động lạ từ trần nhà như có ai đang ở trên gác mái.

Cần biết là ở Nhật lưu truyền rất nhiều câu chuyện về những hồn ma ẩn thân trên gác mái, dùng móng tay cào lên sàn và gây ra những tiếng động sởn gai ốc.

Hồi năm 2000, Thủ tướng Yoshiro Mori từng nói:

- Ngoài chuột ra thì ở đây còn nhiều vị khách không mời khác.

Tuy khẳng định chưa thấy con ma nào, nhưng ông Mori mô tả lại rằng mỗi khi kết thúc ngày làm việc và mọi người đã ra về, dinh thự của ông mang đậm không khí ảm đạm, huyền bí và khiến người ta ớn lạnh.

Kể từ sau cuộc đảo chính năm 1936, liên tiếp hai mươi thủ tướng Nhật từ chối sống trong dinh thự, cho đến năm 1968 khi Thủ tướng Eisaku Sato chuyển đến đây. Theo The Japan Times, đó cũng là quyết định bất khả kháng của ông Sato, do hàng trăm sinh viên đang biểu tình chống chính phủ gần nhà riêng của ông.

Báo này còn chỉ ra rằng trong số bốn mươi hai người lên làm thủ tướng ở Nhật, từ năm 2005 đến nay, chỉ có mười tám người sống ở đó. Đây là lần thứ hai ông Shinzo Abe giữ chức Thủ tướng Nhật, và trong giai đoạn cầm quyền đầu tiên 2006 - 2007, ông cùng phu nhân đã chuyển đến Dinh thủ tướng. Báo The Guardian dẫn lời một số chuyên gia cho rằng, sự trì hoãn lần này chứng tỏ gia đình ông Abe không hài lòng với lần sống đầu tiên ở đó.

Ngày 21.5 Phó thủ tướng Nhật Taro Aso đã nêu lên tin đồn ma quỷ trước các thành viên nội các, theo tờ Asahi Shimbun. Bản thân ông Aso từng đứng đầu nội các từ năm 2008-2009 và ông cũng không ở lâu trong Dinh thủ tướng. Asahi Shimbun dẫn một số nguồn tin tiết lộ ông Aso đã nói với ông Abe rằng:

- Kể từ thời chính quyền Junichiro Koizumi 2001-2006, thì không có thủ tướng nào sống trong dinh được quá một năm. Theo tôi, ông không cần phải dọn đến đó.

Thanh Niên

#663

hiendde



 

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

 

Gửi vào 01/07/2013 - 09:47

CHUÀ ÔNG:SỰ LINH ỨNG GIỮA LÒNG PHỐ THỊ

Ở trung tâm Quận năm, Thành Phố Sài Gòn, nằm lọt thỏm giữa một vùng đô thị thương mại sầm uất, có một ngôi chùa nhỏ mang tên chùa Minh Hương, nổi tiếng linh thiêng. Đó là địa chỉ đỏ của cộng đồng người Hoa và cả người Việt, tìm đến để cầu nguyện mỗi ngày. Ngôi chùa không quá bề thế, nhưng không gian tâm linh uy nghiêm thoát tục, cộng với những câu chuyện linh thiêng thường xuyên xảy ra, khiến nó lúc nào cũng khoác lên mình chiếc áo bí ẩn và đầy lôi cuốn.

Chùa Minh Hương còn được gọi là chùa Ông hay chùa Quan Đế Thánh Quân, tức theo tục thờ Thần tướng Quan Vân Trường từ trước, đã in vào lối sống của người Hoa và cả người Việt hiện nay. Nó là một trong rất nhiều ngôi chùa Ông ở Sài Gòn. Dù không thuộc loại nhất nhì về quy mô, nhưng theo khẳng định của nhiều người, thì sự linh thiêng của chùa thì đã nức tiếng xa gần.

Nhiệm màu kỳ lạ

Chùa Minh Hương nằm ở số 184 Hồng Bàng, Phường mười hai, Quận năm, Thành Phố Sài Gòn, gọn ghẽ và khiêm nhường giữa những tòa nhà thương mại sầm uất. Trước cổng chùa có vài quầy bán nhang đèn vàng mã. Tất cả tuyệt nhiên trật tự và yên tĩnh. Hỏi ra mới biết không phải vì khách đến ít, mà vì sự tôn nghiêm trật tự đã thành lề lối xưa nay. Nhà chùa lập một bãi giữ xe hoàn toàn miễn phí trước cổng. Khách đến, dù bất cứ ai cũng được hướng dẫn tận tình.

Đến chùa vào một buổi chiều mưa nặng hạt nhưng tôi thấy khách đến vẫn rất đông. Già trẻ lớn bé, trong ngoài nườm nượp, người quỳ lạy khấn vái, người thắp nhang khấn nguyện. Nhiều người cặm cụi trên những chiếc bàn, viết những lời khấn nguyện vào tờ giấy đỏ trước khi mang đi đốt, như một cách gửi lời cầu nguyện đến đấng linh thiêng.

- Cháu cầu gì? Đến đây khấn nguyện là đúng địa chỉ rồi đó. Chùa này thiêng nổi tiếng thành phố.

Bà Hoa, một phụ nữ ngoài sáu mươi dáng người mảnh khảnh cười rạng rỡ nói với tôi. Thấy khách có vẻ ngấn ngừ, bà đon đả cười nói rồi dẫn luôn vào cổng chùa, đi sâu vào bên trong thăm quan như một hướng dẫn viên thật thụ. Bà cho biết người đến chùa cầu khấn nhiều thứ, từ sức khỏe tình duyên, đến con cái tiền tài...

- Chỉ cần thành tâm gửi mong muốn đến Quan Ông, sẽ được chứng giám. Bà khẳng định.

Bà cho tôi thêm nhiều phân tích thú vị khác. Rằng chùa ở thành phố này phân ra nhiều loại, có những ngôi chùa nổi tiếng và chỉ chuyên về một lĩnh vực cầu khấn nào đó, ví dụ như chùa cầu con, chùa cầu duyên, chùa cầu tài... Riêng chùa Ông này nổi tiếng thiêng ở tất cả các lĩnh vực, nhưng cũng được người ta tự quy định với nhau là nơi cầu an và cầu tài. Mỗi dịp lễ tết, chùa nêm chặt hàng ngàn người.

Có lẽ vì thế mà lượng khách đến đây, rất nhiều người thuộc giới kinh doanh làm ăn, hoặc đang có những trắc trở về sức khỏe.

- Chuyện gì không biết, nhưng nhiều người cầu tài ở đây đã được chứng giám rồi đó. Có người làm ăn thành đạt, mỗi năm vào lễ thay áo cho Quan Ông đều cúng vàng thật. Hồi trước có nhiều người nghèo khổ đến khấn nguyện, được Ông chứng giám, rất nhiều trong số họ tháng nào cũng quay lại lễ tạ. Vì vậy, chùa ngày càng nổi tiếng về việc cầu tài.

Bà Hoa hình như rành rẽ mọi chuyện về chùa Ông này. Hỏi ra mới biết bà ở gần chùa, ngày nào cũng vào chùa. Lâu dần đã thành một thói quen.

- Dì đã luống tuổi, gia đình con cái thành đạt cả rồi. Vào đây chỉ xin cho tâm tĩnh, sống lâu với con cháu thôi. Không mưu cầu điều gì khác. Bà nói.

Một vòng đại sảnh ngôi chùa uy nghiêm, tôi ấn tượng với một người đàn ông ngồi trên chiếc bàn nhỏ, hý hoáy viết những dòng chữ lên các tấm giấy màu đỏ bằng chữ Hán. Hỏi thì ông nói rằng đó là những ý nguyện, tâm thư mà gia đình ông gửi đến quan Ông.

- Chuyện người khác chú không biết đúng sai. Nhưng chuyện nhà chú thì chắc chắn đã được Ông phù hộ.

Người đàn ông tên A Tiểu, năm nay ngoài lục tuần tâm sự. Gia đình ông buôn bán ở chợ Bình Tây. Hai vợ chồng lấy nhau nhiều năm nhưng chưa có con. Đến năm 1982, họ mang thai con gái đầu lòng. Chưa kịp vui mừng thì sau khi mang thai được một tháng, vợ ông bỗng nhiên bị á khẩu. Gia đình lo lắng chạy chữa khắp nơi nhưng không khỏi. Ông đến nhiều bệnh viện khám cho vợ nhưng không thể biết nguyên nhân.

Họ chạy chữa bằng thuốc bắc, bùa ngãi ở khắp thành phố nhưng bệnh tình bà không thuyên giảm, thậm chí còn nặng thêm. Lúc đó có người mách bảo nên ông tìm đến chùa này thắp nhang khấn nguyện. Thật kỳ lạ, chỉ hai ngày sau bà hết bệnh, nói chuyện lại bình thường. Nửa tháng sau thì bà hạ sinh cháu gái khỏe mạnh, mẹ tròn con vuông. Ông bà sau này có thêm một người con trai nữa cũng khỏe mạnh, bà không tái phát căn bệnh kỳ lạ đó nữa. Mấy chục năm qua, tháng nào ông cũng vào chùa một lần để khấn nguyện, cũng là để đáp tạ ơn thiêng phù trợ.

Huyền bí và linh thiêng

Theo sự giới thiệu của nhiều người, tôi được gặp bà Điệp, người coi sóc của ngôi chùa đặc biệt này. Chùa được lập cách đây hàng trăm năm. Bà cùng nhiều anh em khác thuộc thế hệ thứ tư đang trông giữ chùa. Bà cho biết, đời ông sơ bà cách đây nhiều năm từ Trung Quốc sang buôn bán, lấy vợ người Việt. Sau đó ông xây ngôi chùa này cho cộng đồng người Hoa, nên còn có tên gọi khác là Hội quán An Hòa.

Dần dà, chùa không chỉ là nơi sinh hoạt tín ngưỡng của người Hoa, mà cả người Việt cũng tìm đến rất đông. Hỏi về sự linh thiêng của chùa Ông, bà Điệp lắc đầu cười rất hiền.

- Nói cầu gì được nấy thì có phần hơi quá. Không có nơi nào kỳ lạ như vậy cả. Có thành quả hay không, còn tùy thuộc vào đức độ của mỗi người nữa. Bà nói.

Chùa thờ Ngài Quan Công, nên người đến phải biết Trung Hiều Tiết Nghĩa là cái lẽ sống ở đời. Chuyện nhiều người đến chùa cầu nguyện rồi trúng số bà không khẳng định, nhưng cũng không phủ nhận. Năm nay sáu mươi mốt tuổi, bà theo mẹ về ở trong chùa này từ năm 1968. Hồi trước, ở tất cả các chùa Ông đều có tục xin xăm.
Trước đây, người đến chùa khấn viếng đều xin cho mình một quẻ thăm. Bà chứng kiến nhiều người bệnh nặng, chữa hoài không khỏi. Sau khi xin xăm, được quan Ông chỉ cho đúng hướng đi, tìm đúng người điều trị mà tai qua nạn khỏi. Thậm chí có người định bán nhà, đến xin xăm, được ông cho quẻ không được bán. Người này quay lại kể với bà, nhờ giữ lại được căn nhà đó mà gia đình làm ăn phát đạt.

Tôi tò mò hỏi việc chăm sóc hương đèn cho một vị thánh linh thiêng như vậy có khó không? Bà cười rất hiền nói rằng gia đình bà ở sau lưng chùa, việc chăm sóc trông coi đã truyền đời nhiều thế hệ. Mỗi ngày, họ thay nhau thắp nhang cầu nguyện đều đặn để Quan Ông chứng dám lòng thành.

- Công việc không quá vất vả. Có điều phải lưu ý giữ gìn đồ đạc bên trong, không để ai mạo phạm. Vì phạm tới Quan Ông là mắc tội rất lớn. Bà Điệp kể.

Năm trước, kẻ trộm đột nhập vào chùa từ trên mái, cạy lấy đi nhiều tượng, bình bằng sành sứ cổ quý hiếm. Trộm đột nhập nhiều lần, nhà chùa lại không có người sức vóc trông coi nên gần như chịu trận. Dù đã báo công an nhưng tung tích bọn trộm vẫn nan giải. Bà cùng các anh em quỳ lạy, khấn vái mong quan Ông chứng giám xá tội. Kỳ lạ thay, ngay tối hôm sau, bọn trộm đột nhập nhưng không lấy được bất kỳ thứ gì.

Không những thế, chúng còn để lại dấu vết rất rõ ràng. Công an lần theo dấu vết điều tra, bắt được băng trộm khét tiếng ở Quận tư, chuyên đột nhập đình chùa miếu mạo, ăn trộm cổ vật. Đồ đạc được trả lại, nhà chùa đặt lại đúng vị trí. Từ đó, không còn kẻ trộm nào dám bén mảng đến chùa Ông nữa.

Tôi chợt nhận ra, chùa Ông quá đẹp. Từ cổng vào đến mái vòm đều có hoa văn dày đặt, những bức tượng tả cảnh sinh hoạt chốn tiên. Cuối hai mái vòm cong vút lại có tượng ông Tơ bà Nguyệt vươn tay. Bên dưới những tượng ấy lại nhác thấy bóng vài nam thanh nữ tú, hình như tìm đến cầu duyên thì phải.

Chánh điện chủa là bức tượng Quan Thánh Đế mặt đỏ râu dài, áo bào uy nghi. Tả hữu Quan Ông lại có tượng thờ năm bà Ngũ Hành và ông Bổn Địa. Theo những người Hoa đến viếng, thì ngoài Quan Công thì ông Bổn Địa là người coi sóc một vùng đất đai rộng lớn, ban phát lộc tài cho nhân gian.

Tượng Bồ Tát nằm ở bên trái khuôn viên chùa, cao vút và uy nghiêm trong nhang khói nghi ngút. Tôi ấn tượng hơn với tượng ngựa Xích Thố đặt một bên đại sảnh chùa. Ông Mã, theo cách gọi của nhà chùa, màu đen, cuộc cơ bắp, mũi to và đầu được trang trí nhiều vật phẩm rất đẹp mắt. Người đến chùa, sau khi khấn lạy Quan Ông và các chư vị thần linh, không quên thắp nhang trước tượng Ông Mã, như một thủ tục bắt buộc trong tín ngưỡng chùa Ông.

Chùa Minh Hương do nhánh người Hoa Minh Hương sinh sống tại vùng Chợ Lớn, là những người Hoa lấy vợ là người Việt xây dựng từ năm 1902. Với lối kiến trúc chủ yếu bằng gốm và gỗ, trên đỉnh là mô hình phù điêu thu nhỏ bằng gốm sứ, và phù điêu nghệ thuật cổng Tam quan, cùng những hoa văn khu chính điện. Bên trong còn lưu giữ nhiều hiện vật cổ có giá trị như:

Tượng thờ bằng gổ lim có niên hạn trên ba trăm năm, lư hương kiểu cổ, trống, sư tử đá, giá trưng kích thương. Đặc biệt có ba tủ thờ hiện vật trưng bày trang trí bằng đồng và các bộ bàn, ghế, giường đồ gổ từ đời nhà Thanh Trung Quốc. Chùa có rất nhiều chỗ dát đồng, ánh lên một thứ ánh sáng vàng lung linh. Từ sảnh điện đến khuôn viên, có treo hàng trăm cây nhang vòng hình chóp rất đẹp và thơm nức.

Mỗi cây nhang phải mất một tuần mới cháy hết. Những cây nhang màu đỏ chụp xuống đầu, cho người ta một cảm giác huyền diệu, tĩnh tâm đến lạ thường. Chùa Ông được đã được xếp hạng, di tích kiến trúc nghệ thuật cấp Thành phố nhiều năm trước. Nhưng có lẽ không gian huyền diệu và những câu chuyện linh thiêng, mới chính là những điều làm ngôi chùa trở nên nổi tiếng đến vậy.

Kiến Giang


#664

hiendde



 

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

 

Gửi vào 01/07/2013 - 10:11

CHUYỆN VỀ NHÀ NGOẠI CẢM BÍ ẨN GIÚP TÌM CHIẾC XE BỊ LŨ CUỐN

Sau này, chị Minh thỉnh thoảng trò chuyện với nhà ngoại cảm bí ẩn qua điện thoại. Chị cho biết, nhà ngoại cảm chỉ nói ngắn gọn:

- Chị quê ở Bình Dương và nếu có điều kiện thì em vào đây, em sẽ biết chị là ai.

Cuộc điện thoại bí ẩn

Những ngày sau vụ xe khách bị chìm khiến mười chín người chết, một người mất tích ở Hà Tĩnh, vấn đề xác định vị trí chiếc xe bị chìm thu hút sự quan tâm rất lớn của người dân cả nước. Nhiều nhà ngoại cảm có tên tuổi đã đưa ra nhận định, nhưng không chính xác, trong khi nỗ lực tìm kiếm của chính quyền Hà Tĩnh và Quân khu bốn có thời điểm cũng rơi vào bế tắc.

Thế nên sau này, khi công an huyện Nghi Xuân tiết lộ về cuộc điện thoại bí ẩn, được cho là cơ sở quan trọng để lực lượng cứu hộ, cứu nạn tìm thấy chiếc xe bị chìm khiến dư luận rất quan tâm. Tuy nhiên, theo thông tin mà công an huyện Nghi Xuân cung cấp, thì sự việc liên quan đến cú điện thoại mà thông tin về chủ nhân của nó rất mơ hồ, và tưởng như nó sẽ mãi là bí ẩn, nếu như không có cuộc gặp gỡ giữa Phóng Viên với một người phụ nữ lạ, nhưng có thể kể ngọn ngành về câu chuyện liên quan đến cú điện thoại nói trên.

Một ngày cuối tháng bảy, trên cùng chuyến xe khách từ Thành Phố Hà Tĩnh ra Thành Phố Vinh, khi đi ngang qua đoạn trục vớt chiếc xe khách bị lũ cuốn trôi cách đây gần một năm, người viết quan sát và thấy người phụ nữ ngồi bên cạnh bỗng dưng nước mắt chảy dài trên má. Đoán người phụ nữ trung tuổi này chắc có liên quan gì đó đến vụ việc nói trên, nên người viết đã tìm cách bắt chuyện.

Rất bất ngờ, người phụ nữ ấy hỏi rằng:

- Cậu có biết về cuộc điện thoại bí ẩn trong vụ xe khách không?

Và bắt đầu câu chuyện. Những ngày ấy, cũng như bao người dân khác ở Hà Tĩnh, chị Phan Thị Minh rất quan tâm đến vấn đề tìm kiếm chiếc xe bị lũ cuốn trôi ở huyện Nghi Xuân. Đầu chiều ngày 20-10-2010, khi vừa đến cơ quan làm việc, chị bất ngờ nhận được một cú điện thoại và đầu dây bên kia tự xưng rằng là nhà ngoại cảm(?).

Hỏi lý do vì sao gọi điện cho chị, thì nhà ngoại cảm bảo rằng, xem trên mạng nên biết được chị là chủ một Công ty TNHH Cứu hộ Giao thông ở Hà Tĩnh, và gọi điện nhờ giúp đỡ.

- Em ơi, lực lượng cứu hộ đang trục vớt quá xa nơi chiếc xe bị chìm. Chị nhờ em thông báo để họ quay trở lại, vị trí xe đang nằm cách 60-70m nơi chiếc xe gặp nạn về phía Bắc, và cách Quốc Lộ 1A khoảng 80-90m. Nếu nghe theo lời chị thì khoảng chập tối ngày hôm nay sẽ tìm thấy chiếc xe, và chập tối ngày hôm sau sẽ hoàn tất việc vớt chiếc xe.

Nghe xong chị bối rối và lập tức tâm sự với các đồng nghiệp. Chị Minh kể lại những lời người tự xưng là nhà ngoại cảm kia nói. Khi mà mọi người đang nhốn nháo và đưa ra những bình luận khác nhau về cú điện thoại nói trên, thì chị lập tức bấm máy điện thoại gọi cho ông Nguyễn Thanh Bảo, Trưởng phòng CSGT Công an tỉnh Hà Tĩnh. Anh Bảo ghi nhận vấn đề và cho chị số điện thoại của trung tá Nguyễn Trung Tính, Đội Trưởng Đội CSTG công an huyện Nghi Xuân, người đang trực tiếp tham gia tìm kiếm chiếc xe.

Nhận được điện thoại và nghe chị nói, anh Tính liền trao đổi với ông Nguyễn Nhật, PCT UBND tỉnh Hà Tĩnh, người đang chỉ đạo việc tìm kiếm. Sau đó, đội tìm kiếm được huy động đến vị trí, như đã được nhà ngoại cảm bí ẩn gợi ý để rà soát. Cuối giờ chiều, chị Phan Thị Minh nhận được điện thoại của trung tá Trần Trung Tính thông báo rằng: thợ lặn đã tìm thấy một vật cứng nghi là chiếc xe gặp nạn đúng khu vực mà chị Minh thông báo.

Và chỉ vài chục phút sau, trung tá Tính tiếp tục gọi và vui mừng thông báo đã tìm thấy chiếc xe gặp nạn chính xác như lời dự đoán của nhà ngoại cảm bí ẩn.

Tình tiết lạ khi trục vớt xe. Giúp người không màng lợi danh.

Sau này, chị Minh thỉnh thoảng trò chuyện với nhà ngoại cảm bí ẩn qua điện thoại. Chị Minh tâm sự rằng, nhà ngoại cảm chỉ nói ngắn gọn rằng:

- Chị quê ở Bình Dương và nếu có điều kiện thì em vào đây, em sẽ biết chị là ai
.
Khi được hỏi rằng, chị có công lao rất lớn trong việc xác định vị trí chiếc xe gặp nạn, chị muốn trả công gì không. Nhà ngoại cảm ấy chỉ cười và nói rằng, chị không cần gì cả, có chăng chị muốn một vài bài báo nào đó nói đến quê quán của chị.

- Chị biết em là chủ công ty cứu hộ giao thông, em có phương tiện, có thể đưa những người chết lên bờ, nên mới gọi điện cho em.

Câu nói của nhà ngoại cảm bí ẩn khiến chị suy nghĩ rồi sau đó chị gọi chồng và nhân viên trong công ty ngồi lại với nhau bàn bạc, sau đó quyết định gọi điện cho công an để xin tình nguyện tham gia việc trục vớt chiếc xe. Đêm hôm ấy, toàn bộ cán bộ, công nhiên viên công ty của chị (Công ty Minh Hiền) đã di chuyển ra hiện trường vụ tai nạn với những trang bị máy móc tốt nhất.

Tuy nhiên, khi tiến hành kéo chiếc xe vào bờ đang gặp khó khăn, thì nhà ngoại cảm bí ẩn hôm qua lại gọi. Nhà ngoại cảm bảo rằng, sai lầm lớn nhất trong quá trình trục vớt là đã không dùng lưới bọc chiếc xe lại, khiến nhiều người trong xe đã bị trôi ra ngoài. Người này nói tiếp:

- Có một em bé nhỏ thời điểm này đã bị trôi cách xa bốn km.

Ngay lập tức chị Minh gọi điện cho lãnh đạo công an huyện Nghi Xuân để thông báo. Sau đó, với sự phối hợp của nhiều lực lượng cứu hộ, chiếc xe đã được đưa vào bờ. Tuy nhiên, việc đưa thi thể người bị nạn ra khỏi xe tốn rất nhiều thời gian và sau đó, quá trình cẩu chiếc xe lên khỏi mặt nước cũng gặp sự cố khi dây cáp bị đứt. Phải đến cuối giờ chiều, mọi thứ mới hoàn tất.

Đến khi đó chị Minh nhớ lại lời tiên đoán của nhà ngoại cảm bí ẩn mà sởn gai ốc, bởi trong cuộc điện thoại đầu tiên gọi cho chị, nhà ngoại cảm đã bảo rằng, cuối giờ chiều cùng ngày thì sẽ tìm thấy xe, và việc trục vớt chỉ hoàn thành khi vào cuối giờ chiều ngày hôm sau?

Những câu chuyện mà chị kể trên đây, được rất nhiều lãnh đạo chính quyền, ngành công an tỉnh Hà Tĩnh làm chứng. Trong báo cáo gửi UBND tỉnh đề nghị khen thưởng, chị Minh cũng viết rất chi tiết về chuyện nhà ngoại cảm nói trên. Sau khi trục vớt chiếc xe bị nạn thành công, lãnh đạo huyện Nghi Xuân đã gặp chị Minh để cảm ơn, đồng thời mong muốn gửi tới nhà ngoại cảm lời nói tương tự. Nhưng sau đó, mọi thông tin về nhà ngoại cảm không được nhiều người biết, vì nhà ngoại cảm không xưng danh.

Trung tá Nguyễn Trung Tính, Trưởng Đội CSGT công an huyện Nghi Xuân trong cuộc trò chuyện với nói rằng:

- Chiều hôm ấy 20-10-2010, tôi nhận được một cú điện thoại nói rằng, nhà ngoại cảm bảo hãy tìm kiếm ở khu vực cách nơi chiếc xe bị nạn 60-70m về phía Bắc và cách Quốc Lộ 1A chừng 80-90m. Sau đó tôi trao đổi với lãnh đạo và đội tìm kiếm đã làm việc ở khu vực nói trên và xác định được chiếc xe đang nằm dưới đó. Lúc đầu, trung tá Tính nghĩ rằng, đây là cuộc điện thoại bí hiểm và là của nhà ngoại cảm, nhưng thực chất là của chị Minh, người được nhà ngoại cảm ở Bình Dương gọi điện thông báo.

Tin 180

#665

hiendde



 

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

 

Gửi vào 01/07/2013 - 10:29

THUẬT CẦM MÁU HUYỀN BÍ CUẢ NGƯỜI NÙNG

Hiện Chi Lăng còn mấy người nắm được khẩu quyết niệm chú ấy, đa phần đã già. Một trong số đó là lão mù Thi Giảng năm nay bảy mươi tám tuổi, ở thôn Đồng Đĩnh. Ông Giảng kể, xưa có ông thầy cao tay ở Quán Thanh, nổi tiếng về thuật cầm máu. Ông này có họ với bố ông Giảng. Ông có mấy người học trò theo nghề, trong đó có ông Giảng.

Người thầy biết chữ, sáng mắt nên ghi vào sách, còn ông Giảng không nhìn thấy, nhưng bắt lời rất nhanh, chỉ nói qua một hai lần là thuộc. Đến một buổi thầy mới bảo ông:

- Biết nó (niệm chú) có ở với mình không, mà đợi ai chảy máu thì lâu lắm! Muốn thử để biết ngay, mày cứ lấy dao chặt một ngọn cây chuối nhỏ rồi đọc, nhựa chuối không chảy xuống đất là nó ở còn, không là hỏng.

Ông Thi Giảng y lời thầy thực hiện các bước rồi đọc niệm chú, một lúc sau không thấy nhựa chuối chảy ra nữa. Cũng chưa tin thuật niệm chú của mình có tác dụng, cẩn thận hơn ông còn chặt ngọn một cây xương rồng rồi đọc niệm chú, thấy nhựa cây cũng ngừng chảy. Từ đấy về sau, ông mới thực hiện ở trên người.

Theo ông Giảng, thuật niệm chú áp dụng tốt cho người bị chảy máu ngoài da còn đứt cụt hẳn ngón tay, ngón chân chưa từng thực hiện bao giờ.

- Trường hợp nặng nhất tôi từng cầm máu là ông Bình ở Quán Thanh. Hồi những năm 1960, ông này đi chặt cây thuốc lá chẳng may bị dao lia vào chân, máu chảy nhiều, được người ta phải dìu nằm ở bờ sông. Có người lấy xe đạp chở tôi đi cầm máu. Làm được một lúc, máu ngừng chảy, tôi lấy giẻ rách bịt vào chân, người ta cõng ông ấy sang sông về nhà. Ông Giảng kể.

Điều quan trọng nhất trong thuật cầm máu là phải nín hơi, rồi đọc liền mạch câu thần chú mà không được thở, không để ngắt quãng. Cũng vì đã quá già, phổi không còn khỏe, để đọc một mạch câu thần chú bằng tiếng Nùng dài cả phút, trong trạng thái nín hơi như trước, nên đã bốn năm nay dù có ai nhờ cậy, ông Thi Giảng cũng không làm nữa.

Ở Chi Lăng, ngoài nhánh cầm máu của ông Thi Giảng, còn có một nhánh khác của ông Nông Quốc Vinh ở xóm Đồng Ngầu. Ông Vinh được bố đẻ là ông Nông Vản Lộc (đã mất) truyền lại cho thuật này từ hồi nhỏ. Khác với thầy mo, thầy cúng phải kiêng khem đủ thứ từ kiêng bước qua dây phơi quần áo, kiêng thịt chó, thịt trâu... trước ngày hành lễ, các ông thầy nắm thuật cầm máu chẳng cần kiêng thứ gì.

Khẩu quyết niệm chú này cũng rất đơn giản, không cần bất cứ vàng hương gì khi thực hiện. Nó tỏ ra đặc biệt hữu dụng khi tai nạn xảy ra ở trên núi cao, rừng sâu hoặc những nơi xa xôi, cách trở, khó có phương tiện cứu chữa. Đến ngay cả người nắm được bí quyết niệm chú, khi bị nạn cũng có thể tự cầm máu cho mình.

Ông Vinh tụt dép, chỉ cho một vết sẹo rất sâu nơi ngón chân cái.

- Chân của tôi một lần bất cẩn bị búa chặt vào, máu phun ra rất nhiều. Cởi giày ra tôi thấy lưỡi búa đã chẻ chéo ngón chân cái, hai mảnh chỉ dính vào nhau bằng một tí da. Tôi lấy tay bóp mạnh vào rồi đọc niệm chú, ngón chân không chảy thêm một giọt máu nào nữa. Khi đó đang ở trên núi, cách nhà chừng chín km nhưng tôi vẫn tập tễnh đi bộ về nhà, lấy thuốc đắp cho liền thịt. Bảy ngày sau thì lại đi làm bình thường được. Ông Vinh kể.

Nhưng mấy năm gần đây, câu niệm chú cứ ở mãi trong đầu ông Vinh mà không buột ra đằng lưỡi, bởi người nào bị chảy máu bây giờ đều ra bệnh viện, ra trạm xá băng bó, chứ không còn đến gặp các ông thầy. Thuật cầm máu nổi tiếng ngày nào giờ thỉnh thoảng chỉ được ông áp dụng cho con cháu trong nhà, khi chúng chẳng may đứt tay chân mà thôi.

Sợ bị thất truyền, bài niệm chú được ông cẩn thận ghi ra sổ, phòng khi con, cháu nào muốn học cứ thế mà nằm lòng, nhưng chẳng đứa nào chịu theo. Khi khách ngỏ ý muốn học, ông Vinh mừng ra mặt. Cứ như lời ông, bất kể là Nùng hay Kinh hoặc bất cứ một dân tộc nào khác, cứ việc học thuộc nằm lòng là làm được.

Tất nhiên cũng như bài chú của ông Thi Giảng, khi đọc người ta phải nín hơi hoàn toàn, ngoài ra còn một điều rất khó là lưỡi không được bén răng. Nam đọc đủ bảy lượt, nữ đọc đủ chín lượt. Vừa đọc vừa cầm tay vào chỗ đang chảy máu là máu sẽ ngừng, nhưng chỉ áp dụng cho chảy máu ngoài da, còn chảy máu bên trong thì không làm được.

Toàn bộ câu niệm chú bằng tiếng Nùng ấy như sau:

“Khạt nự ấu nự ma pắng. Khạt nắng ấu nắng ma pủ. Cấu và mưng phải nặng. Cấu sắc mưng phải nặng. Chẩn ngó tài sản kiếp xê la lê”.

Tức “Thịt đứt thì lấy thịt để đắp. Da rách lấy da để đắp. Tôi bảo anh phải nghe. Tôi nói anh phải chịu. Nếu mà anh không nghe bắt buộc tôi phải đánh anh”.

Ông Vinh giải thích toàn bộ phần đầu của câu niệm chú là một cách ra lệnh cho cơ thể người bị nạn tự “tái tạo”, tự cầm máu.

Câu cuối: “Chẩn ngó tài sản kiếp xê la lê”

Mục đích chính là… dọa ma để các lực lượng xấu, không còn ám vào làm hại người ta nữa. Thuật cầm máu bằng niệm thần chú của người Nùng, nếu gạt hết những yếu tố thần bí ra, sẽ thấy nó rất gần gũi với thuật thôi miên, vẫn đang được thế giới áp dụng.

Nông Nghiệp


#666

hiendde



 

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

 

Gửi vào 02/07/2013 - 23:11

HUYỀN THOẠI BỘ VÁN LINH

Trong dân gian vẫn tồn tại quan niệm “sinh vi tướng, tử vi thần”. Sự “hiển thánh” của một số đối tượng thờ cúng, qua những huyền thoại lưu truyền trong dân gian nhằm mục đích ca ngợi công đức của họ, cũng có khi nhằm gửi một thông điệp cho người đương thời về cách đối nhân xử thế, giữ đạo làm người. Các huyền thoại về Tiền quân Nguyễn Huỳnh Đức cũng không ngoại lệ.

Đức Tiền quân linh hiển

Tại đền thờ Tiền quân Nguyễn Huỳnh Đức, ngoài những hiện vật quý khác, bộ ván thờ đặt ở gian giữa, được coi là di vật của Tiền quân để lại. Tương truyền đây là bộ ván mà ông đã cho người lên tận vùng rừng núi Tây Ninh, đốn một cây sao to đem về. Phần gốc xẻ làm bộ ván, còn phần ngọn thì dùng để làm tang trống, hiện được lưu giữ tại chùa Diêu Quang gần đó.

Từ khi Tiền quân mất, bộ ván được đặt trang trọng tại chánh điện thờ ngài. Bộ ván có bề dày hai tấc, rộng khoảng 1,8 thước, dài hơn ba thước, được làm từ khối gỗ nguyên nên gọi là ván một, hay còn gọi là ngựa nhứt. Thông thường các bộ ván ở các gia đình Nam bộ thường sử dụng hai hoặc ba tấm gỗ, gọi là ván (ngựa) đôi hoặc ván ba. Trọng lượng bộ ván khá nặng, theo gia đình ông Nguyễn Huỳnh Thoại, hậu duệ đời thứ bảy của đức Tiền quân, hồi năm 1959, khi dời đền thờ ngài từ miếu tôn Nguyễn Huỳnh, tức nền nhà cũ của Tiền quân đến đền thờ hiện nay, gia đình đã phải nhờ một trung đội lính Sài Gòn khiêng mới nổi.

Theo tục lệ Nam bộ xưa, trong gian nhà chính thường bài trí đến ba bộ ván, đồng thời bộ ván còn tượng trưng cho vai vế chủ nhân trong xã hội. Chẳng hạn như nhà quan quyền thì bộ ván giữa thường dành riêng cho quan chức, bạn bè của chủ nhà. Hai bộ đặt hai bên dành cho các loại khách khác của chủ nhà. Bộ ván giữa rất quan trọng vì nó đặt ngay dưới bàn thờ tổ tiên. Nếu không phải bậc trưởng thượng, người đức cao vọng trọng hoặc chưa được chủ nhân mời, khách không dám ngồi lên. Và xung quanh bộ ván đặt ở đền thờ Tiền quân Nguyễn Huỳnh Đức có nhiều huyền thoại lý thú về sự linh hiển của ngài.

Năm nọ, trong một lần giỗ đức Tiền quân ngày mùng 8 tháng 9 âm lịch, quan khách các nơi đến dự rất đông. Cụ Nguyễn Huỳnh Hữu, cháu đời thứ tủ của đức Tiền quân, vì tiếp khách mệt mỏi nên phải leo lên bộ ván thờ nằm nghỉ đỡ. Ông thiếp đi một lát thì bất thình lình té xuống đất, rồi bật dậy bươn bả ra sau hiên nhà, chắp tay dập đầu liên hồi xuống thềm đá ong.

Mãi đến ba giờ sáng hôm sau người nhà mới phát hiện, thấy trán ông đầm đìa máu bèn hoảng hốt khiêng vào nhà. Khi tỉnh lại, cụ Hữu bảo:

-Vì tôi mệt mỏi quá nên mới đánh liều lên bộ ván nằm nghỉ. Trong lúc mơ màng, thấy một cậu nhỏ để tóc trái đào chạy lại kéo tôi đi gặp Đức Quận công. Ngài quở tôi sao lại vô phép, dám nằm trên bộ ván. Vì vậy tôi mới dập đầu tạ tội.

Đoạn cụ Hữu sai người nhà bày hương, đăng lễ vật, nhờ các vị hương chức làng Tường Khánh đến cúng vái, xin ngài Tiền quân tha tội.

Trừng trị Tổng đốc Lộc

Trần Bá Lộc là một Việt gian khét tiếng. Khi thực dân Pháp chiếm Nam kỳ, ông ta vào lính mã tà, đến năm 1865 được thăng Tri huyện Kiến Phong, làm Chủ quận Cái Bè, nhưng quyền hành bao trùm đến vùng Cai Lậy. Nhờ có công đàn áp cuộc khởi nghĩa của Thiên Hộ Dương ở Tháp Mười, Tứ Kiệt ở Cai Lậy và Mai Xuân Thưởng ở Bình Thuận...không bao lâu Lộc được thăng Tri phủ, Đốc phủ sứ rồi Tổng đốc.

Trong những lần dẫn quân đi đàn áp, Trần Bá Lộc ra lệnh cho bọn lính tàn sát những ai mà bọn chúng tóm được. Nhiều tư liệu cho biết Lộc từng bắt trẻ con bỏ vào cối giã gạo, rồi sai lính dùng chày nện như người ta quết nem, hoặc dùng tầm vông vạt nhọn đóng vào nạn nhân rồi đem bêu sống, làm cho nạn nhân chịu sự đau đớn cùng cực trước khi trút hơi thở cuối cùng. Người xưa kể lại, Trần Bá Lộc còn nhiều lối tra khảo tàn nhẫn như lối đánh giao kèo. Nạn nhân nằm sấp, tay chân bị đóng cọc căng cứng. Lộc trực tiếp điều khiển cuộc tra tấn. Khi có lệnh của y tức thì có hai tên lính dùng cây nứa đập dập nện vào nạn nhân. Thịt da văng ra từng mảng một, máu me đầm đìa. Nếu nạn nhân không chịu khai báo, Lộc cho lính đổ than hồng vào vết thương.

Lần nọ, Trần Bá Lộc dẫn lính đi lùng sục vùng Tường Khánh, y ghé vào đền thờ ngài Tiền quân rồi ung dung leo lên bộ ván thờ ngồi chễm chệ. Trong lúc những người trong nhà bước ra định chào quan lớn, thì bỗng nhiên y ngã nhào xuống đất ngất xỉu. Bọn lính hầu lật đật khiêng Lộc ra giường nằm. Một lúc sau tỉnh lại, Lộc hốt hoảng kể:

- Ta đang ngồi trên bộ ván, thình lình có năm sáu người tự xưng là bộ hạ của quan Thượng Tiền quân vâng lệnh ngài bắt ta đem chém. Ta vùng vẫy chống cự nên mới té xuống đất.

Nói rồi y bảo thuộc hạ dìu ra khỏi khu vực đền thờ, không dám ngoái đầu lại nhìn. Đình làng Tường Khánh có lệ cúng Kỳ Yên hằng năm vào ngày mười bốn và rằm tháng giêng âm lịch. Trong lễ cúng, ngoài việc tổ chức xây chầu, hát bội, còn có tục cúng tống Ôn hoàng dịch lệ, cầu cho dân làng mạnh khỏe mùa viêm nhiệt. Rạng ngày 16, lễ hội sắp kết thúc, ban tổ chức mời thầy pháp làm lễ Tống ôn. Người ta kết bè chuối, cắm cờ ngũ sắc cùng lễ vật để thả xuống sông, gọi là tiễn thần Ôn hoàng dịch lệ đi nơi khác.

Đoàn người làm lễ tiễn với cờ xí, trống kèn rầm rộ. Thầy pháp hóa trang mặt mày rằn ri, ngồi trên chiếc kiệu cao có đóng hai lưỡi dao hình chữ thập và hai tùy tùng hầu hai bên rất oai vệ. Lúc đoàn đi ngang qua đền thờ, bất thình lình thầy pháp từ giàn kiệu cao té nhào xuống đất, lại bị lưỡi dao cắt vào mông, bất tỉnh nhân sự. Hai gã tùy tùng cũng hoảng hốt bỏ chạy làm đám đông náo loạn.

Một lúc sau, thầy pháp tỉnh lại, thuật lại với các kỳ lão trong làng rằng, lúc ông ngồi trên kiệu, khi đi ngang qua đền thờ đức Tiền quân bỗng thấy người xây xẩm, choáng váng, văng vẳng nghe có tiếng nạt rằng:

- Quân bây làm gì rần rần vô phép, không cho thượng quan nghỉ ngơi.

Rồi ông ngồi không vững, té nhào xuống đất. Từ đó về sau, mỗi lần tổ chức lễ Kỳ Yên, hương chức làng Tường Khánh quy định đám rước đi ngang qua đền thờ Đức Tiền quân thì phải yên lặng, không được khua chiêng đánh trống huyên náo như trước.

Ngọc Phan - Hoàng Phương


#667

hiendde



 

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

 

Gửi vào 03/07/2013 - 00:40

THÀNH HOÀNG CAO LÃNH

Đền thờ “ông Chủ” tọa lạc ở số 64 đường Lê Lợi, Phường 2, Thành Phố Cao Lãnh, Đồng Tháp. Đây là khu vực kinh doanh sầm uất của Thành Phố Cao Lãnh, ngoài đền một chút là ngôi nhà lồng chợ khá quy mô. Xung quanh đền, người mua bán trái cây bày ra chật vỉa hè. Dân địa phương cho biết, ở đây ngày xưa có một chợ trái cây nằm gần mé sông, đến thời chính quyền Ngô Đình Diệm mới dời về gần đền.

Chúng tôi đến thăm vào lúc ngôi đền đang tiến hành trùng tu. Nói trùng tu chứ thật ra là phá bỏ ngôi đền cũ để tôn nền và thay đổi kiến trúc mới với quy mô hoành tráng hơn. Cổng chính ngôi đền được xây dựng từ năm Quý Mão 1963, vẫn giữ nguyên với tấm biển hiệu Đền thờ ông bà Đỗ Công Tường và hai câu đối.

Toàn bộ tự khí của ngôi đền được tạm dời sang “nhà khói” để tiếp khách tham quan và cúng tế. Việc bài trí vì vậy có hơi lộn xộn, song vẫn xác định được trong gian thờ ngoài bàn thờ chính thờ ông bà Đỗ Công, còn phối tự thêm bàn thờ Quan Thánh Đế Quân và Đức Khổng Tử, nhằm mục đích đề cao Nho học và thỏa mãn đời sống tâm linh của đồng bào Việt gốc Hoa, hay người Hoa sinh sống ở địa phương.

Phía sau đền, cách một quãng nhà dân chừng vài trăm thước là khu mộ của ông bà Đỗ Công Tường. Nằm trong một khuôn viên rộng rãi, hai ngôi mộ chôn theo nguyên tắc nam tả nữ hữu, được ốp đá hoa cương. Trước nhà mồ có câu đối viết bằng chữ quốc ngữ “Dực bảo trung hưng lưu truyền hậu thế, Đỗ Công chủ thị thế tử hộ dân”. Đường vào mộ, cổng chính cũng được xây lại hồi năm 2001 theo lối cổng tam quan hai mái.

Ông Huỳnh Văn Bảy, thành viên của Ban Bảo vệ di tích cho biết, hai ngôi mộ ông bà hồi xưa là ngôi mộ nấm đất như những người dân bình thường khác, về sau người ta xây lại bằng xi măng, qua thời gian xuống cấp nên Ban Bảo vệ di tích đã vận động góp tiền trùng tu lại. Cũng theo ông Bảy, đất của ông chủ trước đây rộng lắm. Phía sau đền là khu nghĩa địa, được giải tỏa sau năm 1975, rồi người dân cất nhà lấn chiếm nên không còn lại bao nhiêu. Năm ngoái khi tiến hành khởi công xây dựng lại đền thờ cũng phải tiếp tục đền bù giải tỏa.

Mỹ kiểng Câu Đương hữu chí lập thành sanh bửu cuộc.

Trà giang Lãnh thị triêm ân thương mãi nhựt vinh ba.

Câu đối khoán thủ ở đền đã hàm chứa lai lịch, hành trạng của nhân vật được tôn thờ trong đền. Tương truyền vào khoảng năm Đinh Sửu 1817, ông và bà Đỗ Công Tường, người gốc Quảng Nam, đã di dân tới lập nghiệp tại thôn Mỹ Trà. Ông Đỗ Công Tường, có tục danh là Lãnh, là người chánh trực, nên được cử giữ chức Câu đương, có nhiệm vụ hòa giải các việc xích mích của người dân địa phương.

Sau mấy năm khai phá, ông đã lập được khu vườn trồng quýt rộng lớn. Trong vườn quýt lại có một khoảnh đất rộng, người dân địa phương gom lại thành cái chợ chồm hổm, để mua bán trao đổi sản vật. Vào mùa hè năm Canh Thìn 1820, dịch tả bộc phát ở Hà Tiên, rồi lan tràn khắp các tỉnh Nam kỳ. Nhà Nguyễn thống kê có 206.835 người chết và ra lệnh trợ cấp tử tuất.

Vì vậy trong dân gian có câu “Năm Thìn năm Tỵ chị chẳng nhìn em”. Vào thời điểm đó tại làng Mỹ Trà dịch bệnh lan quá nhanh, dân chúng chết như rạ, không thuốc nào chữa trị được. Vì vậy cái chợ chồm hổm ở vườn quýt trở nên vắng hoe. Trước cảnh dân chúng tang thương vì dịch bệnh mà không có thuốc chữa chạy, ông bà Đỗ Công Tường động lòng trắc ẩn, nên đặt bàn hương án giữa trời, khấn vái xin trời phật cho ông bà chết thế mạng cho dân chúng ở vùng này, và nguyện trường trai cầu khấn trời phật phù hộ dân tình thoát khỏi bệnh dịch.

- Ngài thấy vậy đau lòng xót dạ, thiết đàn cầu an ổn nhơn dân. Trời nghe cho trước vợ, sau chồng, muốn tiếng để cho thạnh hòa hương ấp, thời đồng theo đi xuống chốn huỳnh tuyền, đều dị oái mới về miền thạch lập, cơn sóng gió phu thê là nghĩa trọng, đem thân cầu thế từ ít muôn ngàn; cuộc sống tang thương biến cải khó bao nài (Văn tế Chủ thị Đỗ công).

Chẳng hiểu sao, qua ngày mùng chín thì bà lâm bệnh, tắt thở. Ngày hôm sau, ông bất thần chết theo bà. Dân làng xúm lại lo an táng cho hai ông bà cùng một lượt. Sau khi dân chúng chôn cất ông bà xong thì bệnh dịch cũng chấm dứt, người dân được bình phục và trở lại cuộc sống bình thường. Người dân tin rằng lời cầu nguyện rất thành tâm của ông bà Đỗ Công Tường đã được ơn trên chứng giám.

Thế rồi chợ vườn quýt tiếp tục nhóm lại. Tưởng nhớ công đức ông bà Đỗ Công Tường, người dân đặt tên là chợ “Câu Lãnh”, tức chợ của ông “Câu đương” tên “Lãnh”. Lâu dần chữ “Câu” đã được đọc trại ra là “Cao”, từ đó có địa danh Cao Lãnh cho đến ngày nay. Cùng với việc đặt tên chợ, dân chúng đã cùng nhau đóng góp: kẻ góp công, người góp tiền mua vật liệu để lập miếu thờ ở ngay nơi hai ngôi mộ của ông bà làm nơi thờ phượng. “Người dường ấy mà công trạng dường ấy, nay hương thôn cám tưởng tấm lòng vàng”.

Đến năm 1936, từ sự vận động của các bô lão địa phương, vua Bảo Đại đã sắc phong ông Đỗ Công Tường danh hiệu “Dực bảo Trung hưng Thành hoàng chi thần". Đỗ Công chủ thị được tôn làm Thành hoàng Cao Lãnh từ đó. Hằng năm, vào ngày mùng chín và mùng mười tháng sáu âm lịch, là ngày vía ông bà Đỗ Công, Ban Quản lý di tích đền cho biết, ngày hôm trước tổ chức giỗ bà, hôm sau giỗ ông, rồi mới kết thúc, cho nên lễ hội thường kéo dài đến hai ngày rưỡi. Đền thờ ông bà Đỗ Công Tường đã được công nhận di tích cấp tỉnh ngày 20.4.2001.

Ngọc Phan - Hoàng Phương

#668

hiendde



 

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

 

Gửi vào 03/07/2013 - 09:39

ĐỀN THỜ DINH ÔNG ĐỐC VÀNG

Bên bờ sông Đốc Vàng Thượng thuộc ấp Nam, xã Tân Thạnh, H.Thanh Bình, Đồng Tháp, có một ngôi đền gọi là Dinh ông Đốc Vàng, hằng năm đến ngày 15, 16 tháng hai âm lịch, đồng bào đến lễ bái tấp nập.

Dinh hiện nay được trùng tu khá quy mô, cổng chính hướng về phía quốc lộ ba mươi, biển ghi: “Đền thờ thượng tướng quận công Trần Văn Năng”, hai bên có câu đối viết bằng chữ quốc ngữ chân phương: “Trần Ngọc trinh trung thiên cổ tại. Thượng tướng oai linh vạn thế tồn”.

Người địa phương lưu truyền rằng: Khoảng hơn trăm năm trước, khi phá hoang vùng ven vàm rạch Đốc Vàng, người dân phát hiện một ngôi miếu cổ đổ nát, trong đó có thờ bài vị “Trần Ngọc Thượng tướng Quận công”. Ngôi miếu được xác tín là thờ ông Đốc binh Vàng, người có công đánh giặc Xiêm ở sông Cổ Hủ, Vàm Nao dưới triều Minh Mạng. Khi nghe tin thành Châu Đốc thất thủ, ông đã đốt thuyền lương và tự tử tại đây để lương phạn không rơi vào tay giặc. Vua thương tiếc phong tặng tước quận công, dân làng lập miếu thờ. Từ đó, vàm rạch nơi ông qua đời được gọi là Đốc Vàng. Về sau dân trong vùng rủ nhau xây lại miếu.

Truyền thuyết dân gian cũng kể, do ở chỗ khúc cong, nước xoáy mạnh đất lở dần, ngôi miếu có nguy cơ sụp xuống dòng sông. Người dân bàn nhau định dời ngôi miếu. Bấy giờ trong ban tế tự có người nằm mộng thấy ông hiện về bảo dân làng cứ để yên miếu ở chỗ cũ. Lạ thay, thời gian sau, dòng chảy sông Đốc Vàng bỗng đổi hướng, chỗ ngôi miếu chẳng những không còn lở nữa mà mỗi năm cứ bồi thêm ra. Từ sự hiển linh đó, người dân trong vùng tôn ngôi miếu với danh xưng trang trọng hơn là Dinh ông Đốc Vàng.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Hữu Hiếu. Hội Khoa học lịch sử Đồng Tháp, cho biết, căn cứ vào bài vị nêu trên, thì chính xác ngôi miếu cổ xưa, sau được gọi là Dinh ông Đốc Vàng, là nơi thờ Lương tài hầu Trần Văn Năng. Còn Đốc Vàng hay Đốc binh Vàng là một nhân vật gắn liền với huyền tích khác.

Theo sách Đại Nam liệt truyện, Trần Văn Năng người huyện Vĩnh Xương, tỉnh Khánh Hòa, có sức vóc, giỏi võ nghệ, quy thuận chúa Nguyễn rất sớm và lập nhiều công to, được thăng chức Vệ úy, rồi đến chức Đô thống chế... Công trạng của ông được Đại Nam thực lục ghi chép tỉ mỉ. Trong đó, có việc xây dựng Từ Thọ cung dưới triều Minh Mạng năm 1822 và cùng Thoại Ngọc Hầu tổ chức, mộ dân đào kinh Vĩnh Tế... Năm 1833, ông được thăng Tiền quân đô thống phủ chưởng phủ sự, năm sau được tấn phong Lương tài hầu. Ông là một trong những vị quan nhiều lần được vua ban thưởng.

Năm Minh Mệnh thứ mười ba. Nhâm Thìn 1832, vào lúc tiết đông giá rét, vua làm lễ Đông hưởng. Tế xong, vua thưởng bạc, lụa và một đồng kim tiền Phi long nhỏ cho Trần Văn Năng và các quan đã bảy mươi tuổi. Riêng quan Lương tài hầu Trần Văn Năng còn được vua ban một áo cẩm bào màu tía và bảo:

- Gặp tiết đông giá rét, nghĩ khanh tuổi già, ta đặc cách ban cho áo này, để chống rét dữ.

Tháng 6.1833, quân Lê Văn Khôi từ Phiên An đánh lấn ra các tỉnh Nam kỳ và chiếm được Định Tường. Mặc dù tuối đã cao, nhưng Trần Văn Năng vẫn được vua Minh Mạng phong làm Bình khấu Tướng quân cùng Hiệp biện đại học sĩ Lê Đăng Doanh và Vũ lâm dinh Tả dực Thống chế Nguyễn Văn Trọng làm Tham tán đại thần... dẫn binh đi dẹp loạn. Dịp này vua còn ban mỗi người một thanh gươm vàng.

Do Lê Văn Khôi cầu viện, tháng mười một năm Quý Tỵ 1833, quân Xiêm kéo đại binh chia làm hai đường vào lấn cướp nước ta. An Giang Hà Tiên bị thất thủ. Đồn Châu Đốc bị giặc uy hiếp. Sau nhiều trận giằng co, Bình Khấu tướng quân cùng các tham tán Trương Minh Giảng, Nguyễn Xuân, Hồ Văn Khuê... đã thống lĩnh quân giáng cho giặc một đòn nặng ở Cổ Hủ và Thuận Cảng, Vàm Nao.

Biết trước quân Xiêm sẽ dùng hỏa công, quân ta liền thu hết các chiến thuyền về đậu ở hai bên bờ sông. Giặc ở phía thượng nguồn bèn nhân đêm tối lúc nước ròng, noi theo hai bên tả hữu bờ sông, phóng hỏa đốt thuyền của ta, rồi đem quân đến đồn phía tả ngạn mà đánh.

Quản vệ Phạm Hữu Tâm đốc quân đánh bắn, từ giờ Dần đến giờ Tỵ, quân giặc chết nhiều. Thủy quân ta thuyền chiến nối nhau, lửa ở giữa sông không cháy lan lên được hai bên bờ. Khi bè lửa trôi qua rồi, quân ta thủy bộ đánh giáp lá cà. Quân Xiêm thua to. Trận đánh này có thể sánh ngang với trận Rạch Gầm, Xoài Mút trên đất Mỹ Tho năm 1785.

Từ chiến thắng Cổ Hủ, Bình Khấu, tướng quân Trần Văn Năng cùng các quan quân truy kích chiếm lại Hà Tiên và Châu Đốc. Đẩy lui quân Xiêm về đất Chân Lạp, quân ta đuổi theo tới Nam Vang. Đến đây Bình khấu Tướng quân lâm trọng bệnh, bèn giao binh quyền lại cho Trương Minh Giảng, rồi theo đường thủy về nước. Nhưng thuyền đến Bến Siêu thì ông qua đời, thọ bảy mươi hai tuổi.

Bấy giờ, vua Minh Mạng hay tin tiếc thương vô hạn, bèn dụ truyền tổ chức tang lễ trọng thể. Ông Nguyễn Hữu Hiếu, người có công đi tìm lai lịch ngôi đền cho biết, mộ Lương Thành hầu hiện tọa lạc trên triền núi Hoàng Long thuộc thôn Thượng II, xã Thượng Xuân, Thành Phố Huế. Tuy nhiên, không hiểu sao lại không được chôn cất theo điển lệ dành cho quan đại thần mà chỉ là một ngôi mộ đất bình thường.

Ngọc Phan - Hoàng Phương

#669

hiendde



 

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

 

Gửi vào 04/07/2013 - 12:28

CHUYỆN GHÊ NGƯỜI VỀ NGÔI MỘ NẰM LĂN LÓC GIỮA THỦ ĐÔ

Mộ bà cụ tổ họ Phạm nằm giữa đường dự án của thủ đô, nhưng không ai dám di dời vì hồn ma bà cụ về dọa rằng, nếu dời thì thằng cháu làm trong dự án sẽ chết.

Ngay gần cái cổng có dòng chữ "Huyện Hoài Đức kính chào quý khách", trên đoạn rẽ vào khu Kim Chung, Di Trạch, mấy năm nay bỗng xuất hiện ngôi mộ to lù lù ở ngay giữa làn đường. Rất nhiều người buổi tối, sáng sớm đi qua đây đã sởn cả gai ốc và thậm chí có người còn suýt lao vào mộ.

Lần theo những thông tin trên bia, chúng tôi đã tìm dòng họ của ngôi mộ này để tìm lời giải vì sao lại có chuyện kỳ lạ như thế ngay giữa Thủ đô.

Bà lão bán quán nước ở cổng làng Di Trạch kể rằng, trước đây chưa có đường thì khu vực này vẫn đồng không mông quạnh, ở giữa cánh đồng làng có một cái gò cao, dân gian gọi là gò Chong Chóng. Khu gò này rất linh thiêng và chẳng ai dám động tới, những người đi làm đồng không ái dám tới gần.

Khoảng vài năm trở lại đây, một dòng họ bên Kim Chung đi xem bói biết đó là mộ bà tổ của họ mình, nên đã xây dựng trên đỉnh của gò Chong Chóng xưa thành một ngôi mộ. Năm 2009, khi có dự án làm đường đi qua, ngôi mộ đã xảy ra những hiện tượng rất kỳ lạ, nhiều công nhân lái máy xúc, máy ủi san đất đến khu mộ Chong Chóng đều bị ốm đau, tai nạn bất thường. Nhiều người lo sợ, và không có công nhân nào dám ủi san đất đến gần ngôi mộ nữa.

Ngôi mộ tổ có tình cảnh trớ trêu nằm giữa đường suốt ba năm qua, đã mang lại những câu chuyện rất ghê người. Chúng tôi đi qua con đường này giữa ban ngày còn cảm thấy lành lạnh như có ai đó theo dõi mình, nếu chạy xe nhanh không để ý thì cũng có thể xảy ra nhiều mối nguy hiểm.

Anh S. một người bán hàng kính, quần áo vỉa hè ở gần đó, cho biết:

- Khi tôi chuyển đến đây bán hàng đã thấy ngôi mộ to kia ở giữa đường từ bao giờ rồi, và chẳng biết ngôi mộ này của nhà ai nữa. Cũng có nhiều vụ tai nạn nhỏ xảy ra xung quanh khu vực ngôi mộ.

Không chỉ anh S. tò mò thắc mắc, mà tất cả người nào đi qua đây cũng ngoảnh lại nhìn ngôi mộ, trong lòng cảm giác ghê ghê và đều thắc mắc không biết vì sao nó lại mọc ở giữa đường. Thậm chí một chị tên B. ở làng Di Trạch, còn cho biết:

- Mấy năm trước làng tôi vẫn đi con đường cũ để ra quốc lộ ba mươi hai, nhưng từ khi có đường mới mở ở hai làn rộng đến hai mươi bốn mét, chúng tôi thường hay đi con đường mới hơn. Trong một lần vào thăm người ốm ở bệnh viện, đi qua đây lúc đêm vắng vẻ, đến gần ngôi mộ trong người tôi thấy sởn gai ốc, toát mồ hôi lạnh, thế là cứ nhắm mắt vít ga thật mạnh mà chẳng dám nhìn lại nữa.

Cũng theo chị thì con đường này đẹp, vắng người và rộng nên ai đi qua cũng phóng nhanh, mà chẳng bao giờ sợ bắn tốc độ. Do đó ở làng của chị đã có vài người phóng nhanh rồi suýt đâm vào ngôi mộ. Những câu chuyện ma quái, sởn gai ốc, ghê người mà nhiều người đi qua đây kể lại, chỉ là ý kiến cá nhân, nhưng để hiện trạng như trên ở một con đường mới mở, quả thực rất mất mỹ quan và gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông.

Để đi tìm hiểu sự tình chúng tôi đã quyết định lần theo những dòng thông tin ít ỏi ghi trên bia mộ. Một ngôi mộ có vẻ như mộ cổ, cỏ mọc um tùm không được khói hương nên trông giống như một ngôi mộ bỏ hoang, nhưng rất may là những dòng chữ trên bia mộ vẫn còn khá rõ nét. Theo đó, chúng tôi biết được đây là phần mộ của người họ Phạm.

Loanh quanh đi tìm khắp làng trên, xóm dưới ở khu vực xã Kim Chung, Di Trạch, cuối cùng chúng tôi đã tìm ra manh mối. Đây chính là phần mộ của dòng họ Phạm ở thôn Lai Xá, Kim Chung, Hoài Đức. Người trông coi phần mộ và cũng chính là người quản trang của thôn Lai Xá là ông Phạm Văn Sang.

Ông Phạm Văn Sang khá bất ngờ vì có người tìm gặp mình đề cập đến một ngôi mộ giữa đường. Ông cho biết:

- Mộ hiện nằm trên đường mà các cậu nhìn thấy chính là phần mộ tổ bà của chúng tôi. Bà họ Nguyễn hiệu Từ Hạnh là bà tổ của dòng họ Phạm chúng tôi. Bà sống cách đây gần bốn thế kỷ và đến chúng tôi là hậu duệ đời thứ mười mấy rồi đó.

Ngày xưa khi mất, dòng họ Phạm để cụ tổ bà trong tiểu gỗ và đắp mộ thành một cái gò lớn. Kể về lai lịch của dòng họ mình, ông Sang cho biết Phạm gia trước kia là những người di cư, từ Bát Tràng sang Lai Xá làm ăn sinh sống. Ông khẳng định rằng trước năm 2010, ngôi mộ nằm trên gò Chong Chóng ở giữa đồng. Nhưng từ khi có dự án mở đường vào khu đô thị Kim Chung, Di Trạch của Tổng công ty Thăng Long chín, thì phần mộ của cụ tổ bà họ Phạm mới có thực trạng trớ trêu như hiện nay.

Hiện nay, toàn bộ phần mộ của bà tổ họ Phạm nằm trọn trên một làn đường đi vào khu Kim Chung, Di Trạch. Theo quan sát của chúng tôi, mộ có diện tích khoảng 6 x 9 = 54m2, nhưng dự án làm đường không dám tiến đến sát mộ nên bỏ trống chiều dài đến hai chục mét, để cho cỏ mọc um tùm. Mộ được xây với nét khá cổ, viền mộ tạo thành các cánh uốn lượn như hình chong chóng, nên trước đây có tên gọi là gò Chong Chóng.

Chúng tôi trình bày thắc mắc, tại sao khi có dự án triển khai, bên thi công không đến bàn bạc với gia đinh để di chuyển ngôi mộ đi chỗ khác? Sau một lát trầm tư, ông Sang cho biết:

- Chính thằng cháu trong họ của chúng tôi, là người trong công ty làm dự án đó. Khi chuẩn bị thi công đường, họ có về trao đổi với dòng họ chúng tôi, nhưng chúng tôi không thể di dời vì một lý do...

Trầm ngâm một lát ông Sang kể tiếp:

- Sau khi trao đổi việc di dời mộ, ngay sáng sớm hôm sau (khoảng bốn giờ sáng) bà cụ tổ về nhà thờ họ và nhập vào đứa cháu gái. Bà bảo rằng:

- Không được di chuyển tao đi đâu hết, nếu không nghe thì cả dòng họ sẽ bị động.

Cụ còn bảo:

- Ở trong nội thành đất chật hẹp, người ta còn để mả tổ nguyên chỗ cũ, thì há cớ gì ở ngoại thành đất rộng thế này phải di chuyển mộ. Còn thằng cháu làm ở dự án, nếu cứ làm tao sẽ cho nó chết.

Với hơn bảy trăm suất đinh tính riêng đàn ông, con trai ở xã Kim Chung, thì dòng họ Phạm là to nhất. Khi họp họ và mọi người biết có chuyện bà cụ tổ về, thì đều nhất trí giữ nguyên mả tổ ở chỗ cũ. Ông Sang cho biết, trong họ chẳng ai dám đào bới, di chuyển mộ tổ hết vì họ đều sợ bị trách phạt, vậy nên người ta mới có câu “giữ như giữ mả tổ”.

Mộ không được chuyển đi nhưng đường vẫn cứ mở, nên thành ra mới có tình cảnh trớ trêu như hiện nay. Ông Sang cho biết không hiểu tại sao có một người làm đường ở đó, đã bị tai nạn chỗ này chỗ kia, nhưng chỉ nhẹ nhẹ, chưa ai chết. Có lẽ vì họ sợ nên khi ủi đất đã dừng lại ở khoảng cách khá xa phần mộ. Khi chúng tôi hỏi rằng dự tính về ngôi mộ trong thời gian tới họ Phạm sẽ làm như thế nào, ông Sang cho biết:

- Mộ bà tổ của họ chúng tôi vẫn sẽ để đó thôi, trong năm nay chúng tôi sẽ nâng lên cho bằng mặt đường.

Dòng Đời

#670

hiendde



 

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

 

Gửi vào 19/07/2013 - 21:10

NHỮNG TOÀ BIỆT THỰ BỊ MA ÁM CUẢ SAO HOLLYWOOD

Những ngôi sao như Adele, Nicolas Cage, Joan Rivers, Ke$ha… chẳng thể tận hưởng một cuộc sống bình thường trong biệt thự sang trọng của chính mình, khi bị ám ảnh bởi người từ thế giới bên kia.

Adele.

Sau đại thắng tại lễ trao giải Grammy 2012 với sáu giải thưởng lớn, Adele đã tự thưởng cho chính bản thân mình khi thuê một biệt thự trị giá mười triệu USD, với diện tích 100.000 mét vuông, tại khu Home Counties, Mỹ. Tuy nhiên căn biệt thự sang trọng với mười phòng ngủ và khuôn viên rộng rãi, đã trở thành nỗi ám ảnh của Adele, vì cô cho rằng căn nhà bị ma ám nặng nề.

Cô tâm sự với những người bạn của mình:

- Tôi không dám ở trong căn nhà ấy, những tiếng động kỳ lạ, ghê rợn, làm tôi thấy lạnh sống lưng.

Cô khẳng định ngôi nhà này bị ma ám, cảm thấy bị ám ảnh và sợ hãi, đặc biệt mỗi khi đêm về. Chủ nhân của bản hit Someone like you, đã phải thuê nữ lái xe của mình làm vệ sĩ riêng, với mức lương 100.000 bảng một năm. Cô luôn ở cạnh vệ sĩ của mình 24/24h. Ngoài ra, cô cũng thuê thêm hai nhân viên an ninh để bảo vệ toàn bộ căn nhà, với mức lương 15.000 bảng Anh một năm, để chắc chắn là không có những tiếng bước chân lạ làm cô hoảng hốt lúc nửa đêm.

American Idol.

Biệt thự của chương trình American Idol nằm ở Bervely Hills, gồm phòng khách, phòng giải trí, chín phòng ngủ và chín phòng tắm rộng rãi, một bể bơi lớn và bãi đổ xe có sức chứa trăm chiếc xe hơi. Toàn bộ căn biệt thự được lát đá cẩm thạch lộng lẫy.

Tuy nhiên, dinh thự tuyệt đẹp này đã buộc phải bán đi, khi nhiều thí sinh phàn nàn về những hiện tượng lạ, mà họ gặp phải trong thời gian sống tại đây. Các thí sinh của American Idol mùa giải thứ mười, buộc phải ở tại khách sạn khi phát hiện ngôi nhà có nhiều điều kỳ bí.

Các thí sinh phản ánh rằng ngôi nhà khiến họ bị ám ảnh. Có người khẳng định:

- Tôi nhìn thấy thứ gì đó màu trắng, trông giống như một cánh tay vậy.

Người khác kể lại:

- Tôi và Pia đang đi lên gác và những cánh cửa bỗng nhiên mở toang. Chúng tôi đã từng xem những bộ phim kinh dị trước đó, nhưng đều cảm thấy rùng mình.

Chính vì điều này, đến năm 2011, Steven B. Dunn đã thương lượng giá bán xuống mức mười một triệu USD so với ban đầu là mười hai triệu USD. Kết quả, các nhà sản xuất đã đồng ý bán biệt thự lộng lẫy này.

Joan Rivers.

Vào năm 2009, huyền thoại hài kịch Joan Rivers kể lại rằng, ngôi nhà mới của bà tại New York luôn còn sự hiện hữu của người chủ cũ. Bà cho biết, quản gia trong nhà đã kể với mình, về những sự việc lạ kỳ như điện bỗng dưng tắt, những chú chó trở nên sợ hãi và người này đã khẳng định:

- Những âm thanh giống như bà Spencer (chủ cũ của biệt thự) vẫn còn ở đây.

Ban đầu, Joan Rivers không tin điều này, nhưng sau này bà phải thừa nhận:

- Chắc chắn có chuyện gì đang diễn ra ở đây.

Đến tháng một năm nay, bà đã quyết định rao bán biệt thự hai tầng tại Manhattan này với giá hai mươi chín triệu đô.

Maroon 5.

Trong quá trình thu âm cho album It won’t be soon before long vào năm 2007, năm chàng trai của ban nhạc Maroon 5, đã làm việc tại ngôi nhà của Harry Houdini, ảo thuật gia nổi tiếng của thế kỷ trước. Tay ghi-ta của nhóm, James Valentine quả quyết anh đã nhìn thấy, linh hồn của người diễn viên quá cố ngay chân cầu thang, đôi lúc như đang thách đấu chơi nhạc cùng với cả nhóm.

Alyson Hannigan.

Một khoảng thời gian dài trước khi mừng con gái Satyana chào đời, ngôi sao bộ phim How I Met Your Mother và chồng là Alexis Denis, đã từng cảm giác sống chung với một con ma, trong ngôi nhà của mình tại Los Angeles. Nữ diễn viên Alyson Hannigan khẳng định:

- Tôi có một con ma trong nhà của mình… Tôi không biết tại sao anh ấy lại ở đó. Tuy nhiên có vẻ như anh ấy rất thân thiện.

Cô còn kể thêm:

- Tôi đã nhìn thấy bóng của một người đàn ông đứng trước của nhà tắm. Tôi liền hỏi:

- Anh đang làm gì vậy? bởi nghĩ rằng đó là Alexis. Nhưng sau đó tôi nhìn kỹ lại và nhận ra Alexis đang nằm ngủ cạnh mình.

David Boreanaz.

Nam diễn viên David Boreanaz dường như thật sự bình thản với bóng đêm, ma quỷ, khi đối mặt với chúng trong những bộ phim nổi tiếng của mình. Tuy nhiên, ngoài đời thực, David và vợ lại sợ hãi, rùng mình khi sống trong ngôi nhà tại Los Angeles.

Trong chương trình “Live! With Regis & Kelly” vào năm 2010, nam diễn viên điển trai kể lại:

- Chúng tôi đã thức dậy lúc nửa đêm và nghe thấy một tiếng nổ lớn. Cảm giác giống như chiếc giường đang dần bị kéo xuống. Suy luận đầu tiên đến trong đầu tôi là chúng tôi đang ở trong một trận động đất… nên liền chạy ra ngoài và nhận ra không có là trận động đất nào cả. Vài tuần sau đó, điều tương tự lại xảy ra. Như thể là có điều gì đó đang kéo chiếc giường của chúng tôi… Vì vậy Jamie và tôi chắc chắn rằng có sự xuất hiện của ma quỷ ở đấy!

Loretta Lynn.

Huyền thoại nhạc đồng quê Loretta Lynn, sống ở một biệt thự tọa lạc tại vùng Hurricane Mills, thuộc tiểu bang Tennessee. Bà đã xuất hiện trong hai chương trình: Những cuộc phiêu lưu của ma (Ghost Adventures) và Những câu chuyện ma của người nổi tiếng (Celebrity Ghost Stories) vào năm 2011, để kể về sự tồn tại của những người thuộc thế giới bên kia trong tòa nhà của mình.

- Họ vẫn còn ở đây với tôi.

Bà nói về một người phụ nữ và một người đàn ông, vẫn thường xuất hiện trong trang trại, mà bà cùng với người chồng quá cố Doolittle của mình, đã mua vào năm 1967.

Ke$ha.

Cô ca sỹ tài năng đã từng chia sẻ về việc rời khỏi căn nhà tại Los Angeles:

- Gần đây tôi đã phải chuyển đi vì căn nhà của tôi bị ma ám.

Nỗi sợ của cô cũng được diễn tả trong một câu của bản hit Tik Tok: I’d always try to convince my friends to spend the night, cause I wouldn’t get haunted on if they were there (Tôi đã luôn phải cố gắng để thuyết phục bạn bè, cùng bên cạnh tôi khi đêm đến. Bởi tôi sẽ không bị ma ám, nếu như họ ở bên cạnh tôi.)

Nicolas Cage.

Nam diễn viên nổi tiếng Nicolas Cage, đã nói về ngôi nhà cũ Lalaurie Mansion của mình:

- Một số người có biệt thự nhìn ra biển, còn tôi thì có một ngôi nhà nhìn thấy ma.

Ngôi nhà này của Cage bị đồn thổi, là một trong những ngôi nhà bị ma ám nhiều nhất tại New Orleans, từng thuộc sở hữu của một nhà hoạt động xã hội, và được kể lại là người này đã bị tra tấn dã man, trong chính ngôi nhà. Nicolas Cage đã rao bán tòa nhà này vào năm 2009, với giá hai triệu đô, khi anh gặp rắc rối về vấn đề tài chính.

Đẹp

#671

hiendde



 

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

 

Gửi vào 21/07/2013 - 08:10

CỤ ÔNG 107 TUỔI VÀ CHIẾC ỐNG HÚT CHỮA BỆNH KỲ DIỆU TRÊN BẢN CAO

Đêm trăng vẫn sáng bạc cả những ngọn núi cao ngút, thế nhưng cụ Bàn Văn Phiêm 107 tuổi, đã dậy từ rất sớm. Cụ ngồi nhen lên ngọn lửa đỏ hồng nơi góc nhà và nhìn vào đó bằng khuôn mặt sáng trong. Người ta bảo cụ có khả năng chữa bệnh bằng một vài động tác đặc biệt của mình. Những điều tai nghe mắt thấy dưới đây không phải để quảng cáo cho một hiện tượng kỳ bí, mà chỉ là những tư liệu để chúng ta cùng nhau tham khảo.

Tôi may mắn đến xóm Lài, xã Đồng Nghê, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình vào những ngày tiết trời đẹp nhất của mùa thu, tiết trời khô ráo, xanh mát bên những cánh rừng ngút ngàn. Đêm ấy, một đêm lành lạnh ở xóm Lài, tôi được ngủ cạnh người đàn bà dung dị nhất xóm là bà Bàn Thị Tin, bà là con dâu của cụ Bàn Văn Phiêm. Bà Tin năm nay đã sáu mươi chín tuổi, trước khi giấc ngủ ngon kéo đến, bà tâm sự:

Bà mồ côi bố mẹ từ năm sáu tuổi. Bà đi ở với các anh trai, các chú họ. Cuộc sống thuở nhỏ rất khổ cực, lận đận vì bà rất hay đau ốm. Lần ốm nặng nhất khiến bà điên, đi khắp làng bản… khi ấy cụ Phiêm đã chữa bệnh cho bà. Không chỉ lần bà bị điên, nhiều lần khác bà đau lưng cụ đã giúp bà đỡ bệnh. Đến năm bà Tin mười bảy tuổi, cụ mới gọi bà lại nói:

- Con khỏi bệnh là may mắn. Ông giúp con chữa bệnh, con về làm dâu nhà ông nhé.
Bà Tin bảo:

- Điên khùng thì khổ lắm, cụ thắp hương rồi làm nhiều động tác lạ lùng, rồi dùng cái ống hút làm cho bà hết bệnh, bà ơn cụ cả sinh mạng cũng không hết. Thế là bà đồng ý về làm dâu cả nhà cụ.

Năm 1961, bà Tin đến làm dâu nhà cụ Phiêm. Ngày về nhà chồng, không có chú rể, con trai cụ đi kháng chiến, bà về làm dâu ở vậy gần mười năm. Trong khoảng thời gian ấy bà lại mê man. Bà không nhớ mình đã đi những đâu, ban ngày điên loạn đi khắp bản, đêm về mê sảng nói ú ớ, tự trong tai nghe thấy người bắt mình đi… Cụ Phiêm lại một lần nữa giúp bà khỏi bệnh. Đến năm 1969, con cụ đi kháng chiến về, lúc đó bà Tin mới được làm vợ thực sự.

Tài của cụ Phiêm là tài chữa bệnh thần kinh mà không cần đến viện. Cái ơn đối với cụ Phiêm của bà Bàn Thị Tin rất sâu nặng. Bà Tin nói về người bố chồng của mình bằng tất cả sự kính trọng:

- Cụ có năm người con trai và năm người con gái. Cụ nói rất ít nhưng nói con cái rất nghe. Cái đạo đức của cụ thì người ở bản ai cũng biết.

Trưởng bản Bàn Văn Khang khi thấy phóng viên đến bản cũng ghé trò chuyện. Chính ông Khang cũng là người được cụ Phiêm chữa bệnh nhiều lần. Ông Khang kể:

- Tôi đi rừng về rồi bị ốm sốt một thời gian dài không khỏi. Đi bệnh viện khám thì thầy thuốc bảo rằng không tìm ra bệnh. Thế nhưng về nhà, tôi vẫn sốt và phải nằm lỳ cạnh bếp lửa trong hơn một tháng. Tôi nằm cứ rên hừ hừ… Khổ lắm! Nhớ ra cụ, tôi mang ba con gà lên nhờ cụ giúp. Sau hôm đầu tiên, tôi thấy đỡ bệnh, lần hai thì tôi khỏi hẳn bệnh. Cụ không cần gì cả, chỉ cần ba con gà đầy đủ mỏ, lông, cánh, tiết… Cụ xin phép cho đúng lễ nghĩa, rồi lấy cái ống hút những dị vật ở trên người đi.

Chuyện kỳ diệu nhất mà cụ Bàn Văn Phiêm đã làm, đó là chữa khỏi bệnh cho anh Lý Văn Thắng. Anh Thắng mới hơn hai chục tuổi, nhưng suốt ngày đi hoang, nói năng ú ớ. Người ở vùng này bảo anh Thắng là điên nặng. Người nhà của anh Thắng rất khổ sở vì chứng bệnh này. Họ dắt anh đến nhà cụ cùng ba con gà. Chỉ với vài động tác nhỏ, cụ đã làm cho anh Thắng hết bệnh, sau đó anh trở về làm ăn và phát triển kinh tế gia đình bình thường. Bệnh điên, bệnh tưởng… chữa rất khó và dễ tái phát. Thế nhưng chỉ bằng những phút lẩm bẩm bằng tiếng dân tộc của cụ Phiêm, là bệnh có thể chữa khỏi. Việc đó không khác gì một sự mầu nhiệm mà khoa học hiện đại chưa thể lý giải.

Chúng tôi đến xóm Lài vào buổi chiều muộn. May mắn được chứng kiến việc chữa bệnh cho thanh niên ở bản. Lần này, cụ chữa bệnh cho thanh niên Bùi Văn Thi sinh năm 1982, Thi bị đau thần kinh tọa đã đi chữa nhiều nơi không khỏi. Nghe người ta nói về cụ Phiêm, Thi vượt đường xa đến nhờ cụ giúp. Cụ Phiêm ngồi tựa vào chiếc giường cũ kỹ, chờ mọi người trong nhà thịt gà, luộc gà. Khi bày biện xong mâm cỗ đủ loại, cụ lê từ góc giường tối tăm ra một gian sáng giữa nhà. Cụ xin phép như đúng nghi thức thờ cúng của người Dao, sau đó cụ gọi Bùi Văn Thi ra gần tầm tay và dùng một chiếc ống hút để hút tạp chất ra khỏi người.

Theo như lời kể lại: Từ năm mười hai tuổi, cụ Phiêm đã có khả năng đặc biệt này. Ban đầu cụ chỉ giúp người ở bản, sau tiếng tăm vang xa cụ đi khắp nơi như Sơn La, Phú Thọ để chữa bệnh cứu người.

Lịch sử của xóm Lài, Đồng Nghê cũng rất đặc biệt. Dưới ánh lửa hồng trong căn nhà cụ, người cháu nội của cụ Phiêm kể chuyện: Thời chiến tranh, người ở xóm Lài lo lắng việc Pháp, Mỹ đánh vào bản và bắt người đi lính, thế nên đã chuẩn bị hang ở rừng để đi trốn. Thế nhưng chờ mãi giặc không đến vì xóm Lài xa quá…

Chiến tranh qua đi một thời gian, nhưng vì quá nghèo khổ, xóm Lài chỉ còn ba hộ gia đình, lúc đó cụ Phiêm đã nghĩ rất lâu. Sau đó cụ đã lập bàn thờ làm lễ mở đất, sau năm ấy ở xóm Lài làm ăn cái gì cũng gặp may, mùa vụ nào cũng thuận lợi. Đến tận bây giờ, người ở xóm Lài sống vẫn rất dễ dàng. Đất đai trù phú chỉ cần gieo hạt thóc ở nương, trồng cây mía ở rẫy, trồng khoai… không cần chăm sóc mà vẫn được thu hoạch vì đất đai rất tốt. Xóm Lài vì thế cũng đông dân cư hơn.

Tiếng của cụ Phiêm bây giờ đã vang rất xa. Chính vì lẽ đó mà cụ giận những người đến hỏi mình về việc chữa bệnh. Cụ bảo với tôi bằng giọng khàn khàn:

- Chị có biết người được ông trời cho sống hơn một trăm tuổi không? Tại sao tôi đáng sống một trăm tuổi? Còn sống, tôi còn ăn được và sống đàng hoàng. Mang người bệnh lên, tôi rất mệt, tôi ốm, nhưng vì thương người đi đường xa tôi phải giúp cho.

Rồi tôi được kể lại:

- Có một bệnh nhân được người nhà chở từ Hà Nội lên. Chị ấy bị thần kinh nhiều năm, không chịu ở nhà, suốt ngày đi lang thang. Nghe đến cụ Phiêm, bố của chị ấy đã chở con lên nhờ chữa bệnh, chị ấy đã bớt bệnh, tuy chưa đi làm việc được bình thường, nhưng không đi lang thang và biết ở nhà tự nấu nướng. Sau này vì bệnh chưa khỏi hẳn, chị được bố dẫn lên gặp cụ lần hai. Gia đình rất cảm động và biết ơn cụ Phiêm.

Việc chữa bệnh của cụ Phiêm cũng hoàn toàn vì nhân đức, cụ chưa bao giờ quan tâm đến tiền bạc… Nói về tài chữa bệnh của cụ Phiêm, đến đầu xã Đồng Nghê chúng tôi đã nghe rất nhiều người kể chuyện. Bí thư xã Đồng Nghê, ông Bàn Kỳ Than là người xác nhận thông tin cụ Phiêm, chữa bệnh được cho nhiều người bằng phương pháp kỳ diệu.

Ông kể những chuyện mình biết:

- Việc cụ Phiêm chữa bệnh được tôi đã nghe nhiều. Vào tháng 4.2012, có một người tên là Đặng Văn Lèn, buổi chiều đi cắt cỏ về bị cảm, sau đó gia đình cho ra trạm xá tiêm một liều và đã đỡ bệnh. Tuy nhiên đến bốn giờ sáng hôm sau bệnh lại nặng hơn, gia đình phải mang đi cấp cứu… Đưa đến một trung tâm y tế lớn hơn nhưng bác sĩ bảo phải đưa lên Hòa Bình. Vì điều kiện kinh tế không có nên không thể đưa bệnh nhân đi xa, lúc ấy người nhà bệnh nhân đã tìm đến cụ Phiêm. Cụ dùng chiếc ống hút ra nhiều dịch trên người anh Lèn, sau đó anh Lèn có đỡ bệnh thật?!

Ông Than lục lại ký ức kể rằng:

- Từ lúc tôi mười tuổi, cha tôi bị sưng phù khắp người, đã đi khám và chữa nhiều nơi không khỏi, nên đã đến nhờ cụ Phiêm. Sau đó đúng là cha tôi đã khỏi bệnh. Một vài bệnh cụ chỉ dùng ống hút đi các tạp chất trên người là khỏi, có bệnh cụ phải kết hợp với việc dùng thuốc. Thời còn trẻ cụ Phiêm vừa hút bệnh, vừa cắt thuốc nam, thế nhưng sau này vì cụ bị gãy chân nên cụ chỉ hút mầm bệnh. Bây giờ nhiều người tìm đến cụ và có phản hồi lại là bệnh cũng đỡ hoặc khỏi…

Các ca bệnh tìm đến cụ Phiêm ngày một nhiều làm khó sức khỏe của cụ. Cụ đã 107 tuổi và rất mệt. Đôi khi cụ cáu lên vì lượng người vất vả, trèo đèo lội suối tìm đến mình quá nhiều. Các con cháu vì thương cụ mà nhắn nhủ:

- Mọi người đừng lên tìm cụ nhiều… Mong thông cảm vì sức của cụ Phiêm thì có hạn.

T.Phan


#672

hiendde



 

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

 

Gửi vào 26/07/2013 - 02:52

RÙNG RỢN BỐN ĐỒ VẬT BỊ MA ÁM

Chiếc roi ma được rao bán với giá 65.000 USD; chiếc nhẫn có ma của diễn viên câm; chiếc giường tầng bị ma ám ở Mỹ; và con búp bê ma của một sinh viên y khoa là những đồ vật bị tin đến sái cổ là bị ma ám.

1. Chiếc roi ma có giá 65.000 USD

Trên trang mua bán trực tuyến eBay, một người phụ nữ tên Mary Anderson ở Ấn Độ, đã rao bán một chiếc roi ma kim loại có thể tự đi có giá 65.000 USD. Cô hy vọng rằng cuộc rao bán này, có thể làm đứa con sáu tuổi của mình thoát khỏi sợ hãi, vì đã tin rằng hồn ma của ông nội đang lang thang trong gia đình và đã ám vào chiếc roi kim loại đó.

Chiếc roi ma này đã được một trăm ba mươi hai người trả giá trên Ebay, và hiện tại nó đang ở sòng bạc “lâu đài vàng” ở Antigua. Cô Anderson cũng yêu cầu người mua chiếc roi ma này viết thư cho con trai mình, để nói rằng chiếc roi ma và con ma ám trong đó đang rất tốt.

2. Chiếc nhẫn ma của diễn viên phim câm Mỹ

Rudolph Valentino 1895-1926, là một trong những ngôi sao phim câm vĩ đại nhất của Hollywood. Valentino bị chết bởi một vết loét năm ba mươi mốt tuổi. Một số người cho rằng, nguyên nhân cái chết của Valentino là do ông đã mua chiếc nhẫn ở một hiệu kim hoàn năm 1920. Chiếc nhẫn có một viên ngọc gọi là mắt của con hổ được gắn vào nó.

Sau khi mua chiếc nhẫn đó, Valentino đã khoe chiếc nhẫn với người bạn thân của mình, và chính người bạn thân đã nhìn thấy sự xám xịt cũng như cái chết của ông sắp xảy ra. Sau đó thì sự nghiệp của Valentino dần lụi bại và ông đã chết trong vòng sáu năm sau. Nhưng Valentino không phải là nạn nhân duy nhất khi đeo chiếc nhẫn, người yêu của ông, bà Pola Negri đã bị ốm nặng sau khi đeo chiếc nhẫn.

Russ Colombo là diễn viên được thuê đóng vai Valentino trong bộ phim tiểu sử và cuộc đời ông. Sau khi đeo chiếc nhẫn, Colombo đã bị giết trong một tai nạn bắn súng mấy ngày sau đó. Tên lưu manh Joe Casino đã mua chiếc nhẫn và không đeo nó cho đến khi nghĩ lời nguyền sẽ bị phai mờ. Nhưng sau nhiều năm sở hữu thì anh ta cũng đeo nó và chết trong một tai nạn xe hơi một tuần sau. Danh sách những người bị ám bởi lời nguyền, có lẽ còn dài nhưng từ năm 1960 thì không ai biết chiếc nhẫn đó ở đâu nữa.

3. Chiếc giường tầng bị ma ám

Câu chuyện về chiếc giường tầng bị ma ám, đã trở nên nổi tiếng đến nỗi câu chuyện về nó được phát trên chương trình truyền hình ăn khách. Những điều huyền bí không lý giải được. Tháng 2 năm 1987, Alan và Debby Tallman ở Horicon, Wisconsin, Mỹ đã mua về nhà một chiếc giường tầng của một cửa hàng cũ, và họ đã mang nó xuống tầng hầm. Nhưng đến tháng 5 năm 1987 thì họ mang chiếc giường lên trên gác và từ đây bắt đầu những điều kỳ lạ xảy ra.

Đầu tiên, bọn trẻ của họ bị ốm. Hai đứa đầu tiên ngủ trên chiếc giường đó thì nói rằng chúng nhìn thấy một con quỷ. Trong một lần trở về nhà sau lễ Giáng sinh năm 1988, Alan Tallman nghe thấy một giọng nói bảo ông hãy “đến đây”. Ông đi theo giọng nói tới gara và tận mắt chứng kiến một ngọn lửa đang cháy. Vội vã đi lấy bình chữa cháy, nhưng khi quay lại thì ngọn lửa đã biến mất. Một vài tình huống đáng sợ hơn xảy ra, Alan nhận thức được chiếc giường bị ma ám, anh đã đốt chiếc giường và cũng kết thúc những câu chuyện oái oăm.

4. Con búp bê ma

Hai nhà điều tra nổi tiếng Ed và Lorraine Warren, Mỹ, đã có cuộc nghiên cứu về con búp bê bị ma ám đầu những năm 1970. Donna là một sinh viên y khoa được mẹ tặng cho một món quà là một con búp bê cũ. Cô sống cùng người bạn của mình tên Angie. Con búp bê được mẹ tặng cô đặt trên giường ngủ của mình và ngay sau đó cô đã thấy những điều kỳ lạ xảy ra.

Con búp bê dường như có khả năng tự di chuyển. Đôi khi các cô gái trở về nhà và nhìn thấy con búp bê đang ở những phòng khác nhau, thậm chí còn thấy con búp bê khoanh chân trên ghế dài với cánh tay gấp lại.

Thỉnh thoảng các cô gái trở về nhà lại thấy những ghi chú giống như viết bởi như một đứa trẻ mới biết viết. Những ghi chú có viết: “Hãy giúp chúng tôi”. Nhưng các cô gái không thể biết được ai đã viết những ghi chú, ngay cả khi nhiều chuyện kỳ lạ khác diễn ra sau đó. Chỉ cho đến khi các cô gái bắt đầu nhìn thấy máu trên con búp bê, mà không biết là từ đâu.

Các cô gái đã gọi cho nhà chiêu hồn và được giải thích rằng, con búp bê đã bị ám bởi một hồn ma của cô bé bảy tuổi, tên Annabelle Higgins, bị sát hại tại lô đất trống mà hiện nay là căn hộ của hai cô gái đã được xây dựng lên. Câu chuyện mà nhà chiêu hồn nói không biết có đúng sự thật không, nhưng những hiện tượng kỳ lạ của con búp bê cũng đáng được coi là sự huyền bí rùng mình.

Chí Sỹ

#673

hiendde



 

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

 

Gửi vào 26/07/2013 - 04:41

NĂM NGỌN LỬA MA BÍ ẨN TRONG LỊCH SỬ

1. Lửa ma tấn công bà già Malaysia năm 2011

Ở ngôi làng Kota Baru, Malaysia, cụ bà bảy mươi tám tuổi là Zainab Sulaiman, thấy mình luôn bị tấn công bởi những ngọn lửa lạ bất chợt ngay trong nhà mình. Có khoảng hai trăm vụ tấn công như thế trong một thời gian ngắn, và gần như ai cũng tin rằng đó là do gây ra bởi thế lực ma quỷ. Những ngọn lửa bắt cháy những vật dụng như vải vóc và chăn chiếu.

Câu chuyện của bà Sulaiman nổi tiếng tới nỗi một cặp đôi người Mỹ, đã sang tận nơi thăm bà và đề nghị được giúp làm lễ trừ tà. Một cây viết người Úc đã đến thăm nhà bà và ghi lại hiện tượng kỳ bí. Rồi một nhà ngoại cảm người Thái và một nhóm người bắt ma, vẫn không thể loại bỏ được thế lực bí ẩn gây ra đám cháy. Cuối cùng, một pháp sư cao tay đã đến thăm nhà và đuổi linh hồn kia đi, và ngọn lửa chấm dứt.

2. Cậu bé Ukraina đi đến đâu gây cháy đến đó

Năm 1987, những người dân Yenakievo ở Ukraina đã trở nên vô cùng sợ hãi, bởi những hiện tượng bí ẩn xảy ra xung quanh nơi cậu bé tên Sasha chín tuổi, xuất hiện như những vụ tự phát cháy, bóng đèn tự nổ, tủ lạnh tự dưng quay ngược.

Sau khi cha của Sasha bị suy nhược thần kinh, thì hàng xóm mới hoảng loạn gọi cảnh sát và đưa Sasha đi kiểm tra bởi một nhà vật lý. Tiến sĩ vật lý Adriankin đã đưa ra hai giả thuyết, để giải thích cho hiện tượng của Sasha, đó là Sasha được sở hữu bởi một linh hồn nào đó, và có thể tự phát ra được năng lượng để đốt cháy khí trong môi trường tự nhiên, hoặc một nhà ma quỷ nào đó đã yểm bùa Sasha.

3. Gia đình bị ma lửa ám ở Anh

Năm 1954, gia đình nhà Hitchings nổi tiếng ở Battersea Luân Đôn, Anh đã phải trải qua bốn tháng khủng hoảng, do những đám cháy bất thường và những hiện tượng kỳ quặc. Câu chuyện kỳ lạ đầu tiên là chiếc giường của con gái Shirley mười lăm tuổi của họ, bỗng nhiên bốc cháy.

Sau đó dường như có bàn tay nào đó kéo quần áo của họ và cho vào nồi cơm điện, rồi bật nút nấu trong khi nguồn điện trong nhà đã bị cắt hoàn toàn. Gia đình này tin rằng, Shirley bị một con ma tên là Donald dọa những người thân bên cạnh của Shirley. Cuối cùng, nhà tâm linh học có tên Harry Hanks làm lễ chiêu hồn, những hiện tượng kỳ quặc đó cũng chấm dứt.

4. Trang trại bị ma đốt ở Mỹ

Năm 1948, trang trại nhà Willey ở Macomb, lllinois, Mỹ đã phải chịu đựng hàng trăm vụ cháy lạ kỳ chỉ trong vòng hai tuần. Những đám cháy đã phá hủy nhà của họ, hai nhà kho và nhà sữa. Ngọn lửa không thể giải thích được bắt đầu từ một đốm nâu trên tường và bắt đầu bùng cháy. Trong một tuần sau, họ phải dập tắt hai trăm vụ cháy trong nhà, mà không liên quan tý nào đến đường dây điện trong nhà.

Gia đình nhà Willey đã di chuyển vào một cái lều tạm, nhưng ngay ngày hôm sau thì nhà của họ đã bị cháy sạch và chuồng gia súc của họ cũng tự nhiên bốc cháy. Những nhà điều tra hiện vẫn chưa có được lời giải thích hay chứng cứ cho những vụ cháy này.

5. Thị trấn ma ám ở Mỹ

Thập kỷ 1950, khu Tarpon Spring được coi là nơi bị ma ám nhất ở bang Florida nước Mỹ. Người dân ở đây khẳng định mỗi khi có gió Nam thổi tới hàng năm, lửa sẽ bắt đầu cháy từ đúng khu rừng đó. Lửa đó được cho là do một con ma gây ra.

Năm 1952 thì ngọn lửa ma quái này đã phá hủy hai ngàn mẫu rừng, gần khu dân cư ở Vịnh Mexico, và hàng trăm người dân tham gia chữa cháy bị chết. Những nhà điều tra đổ lỗi cho rằng, có những kẻ thích đốt phá, nhưng thực ra không tìm thấy được bằng chứng tìm ra nguồn gốc phát sinh của ngọn lửa.

Chí Sỹ

#674

hiendde



 

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

 

Gửi vào 05/08/2013 - 23:11

GẶP MA

Xin chào các bạn. Tôi xin kể những chuyện ma mà tôi trực tiếp gặp phải:

Ngày tôi còn nhỏ, khoảng bảy, tám tuổi. Một đêm đang ngủ cùng mẹ và bà nội (tôi nằm giữa) thì chợt tỉnh giấc, cái tỉnh giấc như đã thức lâu rồi chứ không phải của một người đang ngái ngủ. Bất chợt tôi nhìn về phía góc nhà cách đó khoảng mười mét (nhà cấp bốn), thì từ bờ tường giáp với mái ngói có một bóng trắng từ từ chui vào. Nói là chui vào vì cách nó vào nhà rất là lạ, giống như dầu hỏa loang trên mặt nước vậy, có cứ sóng sánh trong không khí rồi di chuyển dần dần về phía giường tôi.

Tôi không thể nhìn nhầm được, cái hình ảnh đó nó rất thực đến bây giờ gần ba mươi năm, mà vẫn như mới hôm qua thấy nó. Nó di chuyển rất chậm giống như ta dưới nước nhìn lên phía trên có vết dầu loang vậy. Giữa đêm tối, cái màu trắng như sương khói không ra hình thù gì cả, cứ chập chờn bay đến giữa đỉnh màn thì đứng lại thẳng phía dưới là tôi. Sau một phút quan sát từ đầu đến cuối, thì chịu không nổi nữa phải trùm chăn thật kín.

Lát sau hé chăn ra thì không thấy đâu nữa, còn một đêm đang ngủ cũng giật mình thức giấc. Bỗng tôi thấy có cái gì đó không ổn, bốn bề xung quanh cái màn tôi đang ngủ, như có bốn cái chăn bông không có vỏ, treo bốn phía (hôm đó mấy anh em ngủ dưới đất). Tôi suy nghĩ sao bố mẹ lại phơi chăn vào lúc đêm hôm thế này, mà chăn đâu mà lắm thế, phơi bốn phía như một bức tường trắng của bệnh viện. Quan sát một lúc thì mệt quá ngủ tiếp, sáng thức dậy thì chả thấy cái chăn nào cả!

Dì ruột của tôi mất khi tôi mới bốn tuổi, khi dì mất khoảng hai, ba năm, tôi vẫn cảm tưởng dì như vẫn đâu đây quanh nhà. Một buổi tối đang ngủ ở quê ngoại, trăng sáng vằng vặc, cửa sổ và cửa chính đều mở (ba mươi năm trước ở quê hầu như không khóa cửa) thì tôi thấy bóng dì đi lại trong nhà, trong phòng ngủ của mấy bà cháu.

Tôi mò mò xuống giường đi theo dì. Dì đi ra phòng khách, tôi lại đi theo, dì đi ra sân, tôi đi theo. Dì lướt ra ngõ (ngõ của nhà dài khoảng ba chục mét) tôi cũng đi theo. Ra gần đến đầu ngõ nhìn thấy bên ngoài tối đen, cây cối dưới ánh trăng có hình thù quái dị nên bất giác sợ không dám đi nữa, mà đứng gọi tên dì.
Ông bà và các cậu thấy tôi dậy đi ra ngoài thì rình xem tôi làm gì, đến khi thấy ra ngõ, thì chạy theo kéo về và hỏi là chuyện gì. Tôi kể lại là đi theo dì thì mọi người sợ quá kéo vào nhà. Hôm sau mua đồ về cúng.

Hoàng Tùng


#675

hiendde



 

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

 

Gửi vào 05/08/2013 - 23:23

Tôi xin tiếp tục câu chuyện.

Vào năm tôi mười tuổi, cụ ngoại tôi yếu lắm rồi. Vào ngày cuối cùng của cụ, mọi con cháu hầu như đã về đông đủ và chỉ biết ngồi chờ đợi phút giây cụ ra đi. Hôm đó là một buổi tối mùa hè, cụ chỉ còn thoi thóp. Mình và gia đình quây quần bên giường cụ không ai dám đi đâu, vì chỉ sợ cụ đi lúc đó thì phải hối hận.

Đến khoảng một giờ đêm, bọn trẻ con như mình bắt đầu thấm mệt, trong gian nhà thì kẻ ngồi người nằm. Lúc đó người lớn liền bảo ba anh em tôi ra nhà ngoài để ngủ, vì trẻ con ở đó cũng không giải quyết được gì cả.

Ba anh em tôi có cô em bé nhất bảy tuổi, cầm một chiếc đèn pin để đi ra nhà ngoài. Từ nhà cụ nằm đi về nhà ngoài mất khoảng 700m. Nhà ở quê thường gần nhà xa ngõ, tính đường chim bay thì gần nhưng để đi thì ngõ rất ngoằn ngoèo. Ba anh em bám vào nhau với vị cứu tinh là chiếc đèn pin sáng quắc. tôi là anh lớn nên đi giữa cầm đèn pin, hai đứa em bám hai tay đi hai bên, cứ vậy lầm lũi bước đi trong con ngõ nhỏ.

Trời đêm ở quê thì khỏi nói, âm u tĩnh mịch, cây cối thì muôn hình vạn trạng vô cùng quái dị. Ba đứa cứ bám chặt vào nhau để đi và hy vọng về nhà để ngủ sớm. Đi được khoảng nửa đường, tôi bỗng thấy phía trước kỳ kỳ, liền soi thẳng đèn về phía trước, đi chậm lại và căng mắt nhìn. Cuối ánh đèn pin, một bóng người bằng sương khói, đầu đội nón cũng bằng sương khói, tay cầm cây đèn bão cũng bằng sương khói, bay cách mặt đất tầm 30-40cm hướng về phía ba anh em tôi mà lướt tới.

Chân tôi như ríu lại bước đi không nổi, không biết làm thế nào, chả biết kêu hay chạy, chỉ biết chôn chân đứng nhìn cái bóng trắng như làn sương đó từ từ lướt về phía mình.

Khi cách chúng tôi khoảng sáu mét, thì bóng trắng đó rẽ vào cái ngõ bên cạnh và đi sâu vào đó. Tôi đứng rọi đèn theo và thở phào khi thấy cái bóng đó đi khuất. Hai đứa em nó cũng thấy, nên chúng nó túm tay mình chặt cứng nhưng không dám nói gì cả. Về đến nhà đi ngủ rồi sáng hôm sau mới dám kể lại, và thời điểm cái bóng ma đó rẽ vào ngõ, cũng là lúc cụ ngoại trút hơi thở sau cùng ít phút sau đó (cái ngõ đó đi thông được ra nhà cụ).

Đến tận bây giờ tôi vẫn băn khoăn, đó có phải vong ma đi bắt hồn nữa không? Vì sao lại trùng hợp thế, nhưng nó vẫn ấn tượng đối với tôi đến tận bây giờ.

Hoàng Tùng






Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |