

Truyện ngắn huyền bí - hiendde
Viết bởi Manager, 05/06/11 02:02
1072 replies to this topic
#646
Gửi vào 08/06/2013 - 02:40
ĐẤT ĐÃ TỪNG CÓ MỒ MẢ LIỆU CÓ HOÁ GIẢI ĐƯỢC KHÔNG?
Chuyên gia ngoại cảm tiếp tục giải đáp thắc mắc của độc giả về vấn đề tâm linh.
Làm thế nào để hóa giải, xây nhà an cư trên phần đất từng có mồ mả?
HỎI: Tôi có mua một lô đất ở và phát hiện lô đất nằm trên vài ngôi mộ. Tôi nghe người ta nói buổi trưa có một người phụ nữ mặc áo trắng hiện lên trên lô đất. Xin nhà ngoại cảm cho biết làm nhà trên đó có sao không? Và mong ông hướng dẫn cho tôi phải làm thế nào để hóa giải, xây nhà an cư.
Trần Thanh Vân (Đà Nẵng)
TRẢ LỜI: Cũng như bạn, nhiều người điện thoại cho tôi nói rằng, có thấy trong khu đất, hoặc dưới nền nhà của họ, có hài cốt hoặc có vong hồn trong nhà, làm cho họ lo lắng băn khoăn dẫn đến sợ hãi ăn ngủ không yên. Tôi xin được chia sẻ một số trải nghiệm tâm linh, để các bạn yên tâm trong cuộc sống.
Trước hết, đặc thù của đất nước ta trải qua hàng trăm năm chiến tranh, bom đạn cày xới khắp mọi miền, có rất nhiều oan hồn uổng tử kể cả các loài gia cầm, gia súc... Sau này nhà cửa đông đúc, hầu hết khu xóm nào cũng có người mất hoặc trực tiếp hay gián tiếp, giết mổ các loài để làm đám giỗ, tiệc tùng đãi khách.. mà nhiều kiếp trước nó cũng là người.
Cho nên hiện nay bất cứ vùng nào, khu phố nào, nhà nào cũng đều có ít nhiều vong hồn, tuỳ duyên ẩn hiện theo nghiệp chướng đối với gia chủ. Có trường hợp dù mồ mả có trong khu đất, nhưng vong hồn lại không có nơi đó, do nghiệp lực của người mất kể cả người sống, cuốn hút vong hồn về cõi giới khác thấp hơn hoặc cao hơn.
Ngược lại có nơi trong lòng đất không có hài cốt, nhưng vong hồn lại lởn vởn thường xuyên nơi đó. Trường hợp vong hồn binh sĩ nhiều nước, hiện nay còn ở Việt Nam, mặc dù hài cốt đã đưa về nước, do trạng thái tâm lúc mất còn nhiều khổ đau, uẩn khúc, ân hận...
Trường hợp của bạn khi đến ở khu đất nào, nhà nào đều có nhân duyên tiền kiếp đối với người sống và vong hồn trong khu đất đó, nhà đó. Có thể là quyến thuộc hoặc là oan gia từ nhiều kiếp trước. Bạn hãy nghĩ đây là thông điệp của ơn trên báo cho bạn hãy quan tâm giúp đỡ, cầu nguyện cho tất cả vong linh trên khu vực đó.
Bạn thành tâm lập hương án đơn giản gồm hoa, quả, nước, biểu trưng cho sự trong sạch cầu nguyện trời Phật giúp đỡ, hoá độ cho tất cả vong linh về cõi giới tốt đẹp. Sau đó ở nhà bạn tiếp tục hướng tâm về khu đất đó cầu nguyện ít nhất bảy ngày.
Để sự cầu nguyện, kết nối với Trời Phật được linh ứng, bạn nên chay tịnh, phóng sanh, làm phước tuỳ tâm và hoàn cảnh của bạn, để nuôi dưỡng phát triển lòng yêu thương, đồng thời bạn cũng nên thành sám hối lỗi lầm trong quá khứ.
Bạn thực hành tốt chắc hẳn các vong linh rất an lòng, vui mừng về thế giới khác, họ không còn bị trói buộc vướng bận vào hài cốt, mồ mả, bạn có thể yên tâm làm nhà an cư, sau khi đưa tro cốt vào chùa hoặc trở về với cát bụi, sông nước.
Biết đâu từ nhân duyên nhỏ bé này, bạn khám phá được chân lý của cuộc đời, bạn sẽ đam mê thực hành tâm linh, để đem lại cho bạn và muôn người, muôn loài niềm hạnh phúc vô biên.
Kính chúc bạn nhiều an lạc, sớm tìm ra chân lý cuộc sống.
Công Lý
Chuyên gia ngoại cảm tiếp tục giải đáp thắc mắc của độc giả về vấn đề tâm linh.
Làm thế nào để hóa giải, xây nhà an cư trên phần đất từng có mồ mả?
HỎI: Tôi có mua một lô đất ở và phát hiện lô đất nằm trên vài ngôi mộ. Tôi nghe người ta nói buổi trưa có một người phụ nữ mặc áo trắng hiện lên trên lô đất. Xin nhà ngoại cảm cho biết làm nhà trên đó có sao không? Và mong ông hướng dẫn cho tôi phải làm thế nào để hóa giải, xây nhà an cư.
Trần Thanh Vân (Đà Nẵng)
TRẢ LỜI: Cũng như bạn, nhiều người điện thoại cho tôi nói rằng, có thấy trong khu đất, hoặc dưới nền nhà của họ, có hài cốt hoặc có vong hồn trong nhà, làm cho họ lo lắng băn khoăn dẫn đến sợ hãi ăn ngủ không yên. Tôi xin được chia sẻ một số trải nghiệm tâm linh, để các bạn yên tâm trong cuộc sống.
Trước hết, đặc thù của đất nước ta trải qua hàng trăm năm chiến tranh, bom đạn cày xới khắp mọi miền, có rất nhiều oan hồn uổng tử kể cả các loài gia cầm, gia súc... Sau này nhà cửa đông đúc, hầu hết khu xóm nào cũng có người mất hoặc trực tiếp hay gián tiếp, giết mổ các loài để làm đám giỗ, tiệc tùng đãi khách.. mà nhiều kiếp trước nó cũng là người.
Cho nên hiện nay bất cứ vùng nào, khu phố nào, nhà nào cũng đều có ít nhiều vong hồn, tuỳ duyên ẩn hiện theo nghiệp chướng đối với gia chủ. Có trường hợp dù mồ mả có trong khu đất, nhưng vong hồn lại không có nơi đó, do nghiệp lực của người mất kể cả người sống, cuốn hút vong hồn về cõi giới khác thấp hơn hoặc cao hơn.
Ngược lại có nơi trong lòng đất không có hài cốt, nhưng vong hồn lại lởn vởn thường xuyên nơi đó. Trường hợp vong hồn binh sĩ nhiều nước, hiện nay còn ở Việt Nam, mặc dù hài cốt đã đưa về nước, do trạng thái tâm lúc mất còn nhiều khổ đau, uẩn khúc, ân hận...
Trường hợp của bạn khi đến ở khu đất nào, nhà nào đều có nhân duyên tiền kiếp đối với người sống và vong hồn trong khu đất đó, nhà đó. Có thể là quyến thuộc hoặc là oan gia từ nhiều kiếp trước. Bạn hãy nghĩ đây là thông điệp của ơn trên báo cho bạn hãy quan tâm giúp đỡ, cầu nguyện cho tất cả vong linh trên khu vực đó.
Bạn thành tâm lập hương án đơn giản gồm hoa, quả, nước, biểu trưng cho sự trong sạch cầu nguyện trời Phật giúp đỡ, hoá độ cho tất cả vong linh về cõi giới tốt đẹp. Sau đó ở nhà bạn tiếp tục hướng tâm về khu đất đó cầu nguyện ít nhất bảy ngày.
Để sự cầu nguyện, kết nối với Trời Phật được linh ứng, bạn nên chay tịnh, phóng sanh, làm phước tuỳ tâm và hoàn cảnh của bạn, để nuôi dưỡng phát triển lòng yêu thương, đồng thời bạn cũng nên thành sám hối lỗi lầm trong quá khứ.
Bạn thực hành tốt chắc hẳn các vong linh rất an lòng, vui mừng về thế giới khác, họ không còn bị trói buộc vướng bận vào hài cốt, mồ mả, bạn có thể yên tâm làm nhà an cư, sau khi đưa tro cốt vào chùa hoặc trở về với cát bụi, sông nước.
Biết đâu từ nhân duyên nhỏ bé này, bạn khám phá được chân lý của cuộc đời, bạn sẽ đam mê thực hành tâm linh, để đem lại cho bạn và muôn người, muôn loài niềm hạnh phúc vô biên.
Kính chúc bạn nhiều an lạc, sớm tìm ra chân lý cuộc sống.
Công Lý
#647
Gửi vào 08/06/2013 - 03:07
NHÀ NGOẠI CẢM NGUYỄN VĂN NHÃ: TỪ BI LÀ MỘT CHIẾN LƯỢC SỐNG
Chết không phải là hết. Vấn đề là chết đi về đâu?
Sáng 18-5-03 tại nhà hàng Le Petit Hà Nội, Quận một, Thành Phố Sài Gòn, chúng tôi đã tổ chức chương trình giao lưu với nhà ngoại cảm Nguyễn Văn Nhã, về chủ đề “Sống cho hôm nay, sống cho ngày mai”. Đây có thể coi là cuộc giao lưu về lĩnh vực tâm linh lần đầu tiên được tổ chức, đã thật sự giải tỏa được những thắc mắc về tâm linh rất gần gũi, nhưng xưa nay ít được tiếp cận. Hơn thế, nó thực sự trở thành một diễn đàn, để bạn đọc gần xa gửi gắm những tâm sự, nỗi niềm trong cuộc sống thường nhật.
Từ sáng sớm, nhà hàng Le Petit Hà Nội đã có rất đông người đến chờ đợi, được giao lưu với nhà ngoại cảm Nguyễn Văn Nhã. Ông có mặt tại khán phòng trong trang phục giản dị với nụ cười rất tươi. Sự xuất hiện của ông lập tức là tâm điểm của sự chú ý. Mặc dù cuộc giao lưu chưa chính thức bắt đầu nhưng những câu hỏi đã dồn dập đến.
Lần đầu tiên, tôi thấy những lời đề nghị tìm mộ, gửi đến cho ông ít hơn những băn khoăn, trăn trở về lĩnh vực tâm linh diễn ra trong đời sống hàng ngày. Nhà ngoại cảm Nguyễn Văn Nhã vẫn được người ta biết đến nhiều nhất, trong vai trò người tìm mộ, bằng phương pháp ngoại cảm rất thành công.
Nhưng trong buổi giao lưu, ông mang một vai trò khác, như là một sự dẫn dắt, kết nối mọi người đến với những điều tốt đẹp, cũng là người để đọc giả gửi gắm những tâm sự. Có lẽ vì vậy mà không gian nhà hàng rộng lớn dần chật người, hàng trăm người, nam phụ lão ấu từ khắp nơi tìm đến. Người cao tuổi nhất gần tám mươi và khán giả nhí thì vừa tròn bốn tuổi. Một độc giả ở Tây Nguyên hay tin về cuộc giao lưu, không đến dự cũng đã gửi thư chia sẻ thắc mắc của mình.
Sự xuất hiện của một số diễn viên nổi tiếng, cho thấy tâm linh là vấn đề ăn sâu vào ngõ ngách của cuộc sống, là sự quan tâm của rất nhiều người. Anh Nguyễn Ngọc Thành, đến từ Gò Vấp, Thành Phố Sài Gòn tâm sự:
- Biết đến nhà ngoại cảm Nguyễn Văn Nhã từ lâu và rất mong được gặp ông nên tôi đến từ sớm. Tôi rất tin vào tâm linh, vào nhân quả tốt đẹp của cuộc sống nên chỉ cần nghe ông nói chuyện, với tôi niềm tin ấy càng mãnh liệt hơn.
Những câu hỏi thắc mắc được gửi đến, đều pha lẫn trong những câu chuyện rất đời thường, khiến khán phòng như trở nên ấm cúng hơn. Gia đình khán giả nhí Hoàng Lê Xuân Lâm, bốn tuổi kể:
- Đêm nào cũng vậy, cứ mười hai giờ đêm đang ngủ thì cậu bật dậy khóc thét dù mắt vẫn nhắm. Nghĩ vấn đề xuất phát từ chỗ ở nên gia đình đưa cậu bé ra Bắc nhưng tình hình không thay đổi. Họ lại vào Nam nhưng tình trạng cậu càng nặng hơn mỗi đêm cậu la hét đến hai lần trong khi ngủ. Gia đình mang theo cậu đến buổi giao lưu, mong được nhà ngoại cảm giải đáp để họ có thể hóa giải tâm bệnh dai dẳng.
Một người khác gửi đến nhà ngoại cảm một câu chuyện cảm động: Anh trai anh bị tai nạn ra đi đột ngột nhiều năm trước. Vì điều kiện nên không thể đưa về quê nên phải hỏa táng gửi vào chùa. Nhiều năm ròng anh đi tìm câu trả lời, liệu vong hồn anh trai có theo xác được không? Từ lâu anh chỉ có một nỗi niềm luôn đau đáu là làm cách nào để giúp đỡ vong hồn anh trai mình.
Bây giờ điều kiện kinh tế đã khá hơn nhưng anh vẫn chưa tìm ra cách. Được gặp nhà ngoại cảm, anh gần như đã cởi bỏ được gánh nặng trong lòng. Câu chuyện được kể trong sự im lặng chia sẻ của hàng trăm người dự khán. Trong đó rất nhiều người tha hương lập nghiệp như anh, cùng có rất nhiều trăn trở về cuộc sống thường nhật và cả những ý niệm chưa hoàn thành.
Còn rất nhiều câu chuyện, thắc mắc khác, từ cuộc sống, cái chết đến vong hồn. Cả những chuyện đời thường như khấn nguyện, cúng giỗ đều được chia sẻ, hàng trăm gương mặt rạng rỡ như tìm thấy được mình trong đó. Những khúc mắc về tâm linh tưởng chừng đơn giản nhưng là sự trăn trở của hầu hết mọi người lần lượt được tháo gỡ.
Nhà ngoại cảm Nguyễn Văn Nhã, ngoài việc giải đáp thắc mắc của bạn đọc, còn chia sẻ hành trình tìm mộ của mình mà đích đến quý báu là việc ông nhận diện được con đường ấy dẫn ông đến một chân lý: Chết không phải là hết. Vấn đề là chết đi về đâu? Nhận biết được điều đó, mỗi người đang sống sẽ chuẩn bị được tâm thế cho mình, cũng như giúp đỡ được cho rất nhiều vong hồn đã mất. Đó cũng là ý nghĩa sâu xa của thông điệp, sống cho hôm nay, sống cho ngày mai, ông gửi đến bạn đọc.
- Mỗi người chúng ta đang sống đều cần chuẩn bị một chiến lược để sau khi thần thức bỏ thể phách ra đi, sẽ được kết nối về với thế giới mà ta mong muốn, thế giới không những cao hơn cõi ma, ngạ quỷ mà còn cao hơn loài người.
Nhiều bạn đọc thắc mắc làm thế nào để xây dựng được chiến lược đó? Ông trả lời:
- Chìa khóa rất đơn giản, đó chính là cách sống tốt đời đẹp đạo, ban phát lòng từ bi. Nhiều người trong số các bạn có lẽ một đôi lần nghe đến bị vong hồn này vong hồn kia đi theo mình. Xin đừng sợ. Hãy hỏi tại sao không có một ngàn hoặc nhiều hơn thế những hồn ma xung quanh để mình được làm phước, được cầu nguyện cho họ. Ông nói.
Nơi chúng ta đang sống đã tồn tại rất nhiều năm, vong hồn người chết, kể cả động vật nhiều lắm, ở đâu cũng có. Vì động vật tiền kiếp hoặc hậu kiếp của chúng cũng có thể là người. Người sống không nên sợ. Hãy cầu nguyện mỗi ngày, mỗi giờ giúp họ siêu thoát. Sống từ bi đức độ lâu ngày thì sẽ có nghiệp lực dẫn vong hồn về với cõi tốt đẹp khi chúng ta rời khỏi thế giới này.
1. Một người trước khi chết thấy hồn mình lơ lững trên nóc nhà không đi được. Người ta quan niệm rằng. vì còn nợ nhiều người quá nên không thể siêu thoát, phải ở lại trả nợ.
2. Mỗi con người có một sóng điện. Sau khi chết đi, sóng điện nào yếu thì tan đi, sóng nào mạnh thì vẫn còn tồn tại.
Nhà ngoại cảm Nguyễn Văn Nhã phân tích rằng, sở dĩ vong hồn không siêu thoát là do nhiều nguyên nhân, trong đó có cả nguyên nhân xuất phát từ người sống. Mỗi con người chúng ta ai cũng mang một hoặc nhiều món nợ, không vật chất thì tinh thần. Có hóa giải được hay không trước khi rời thế giới này, đều do ở phúc phần ta tạo ra khi sống. Con người sống chan hòa, nhân ái thì thần thức, cả khi sống hay khi chết đi, đều nhẹ nhõm.
Ông ví von về việc cầu nguyện và ban phát từ bi, như là việc đang gửi đi những tần số sóng, kết nối với tổng đài tâm linh, là việc tích đức để tạo nghiệp lực về với thế giới tốt đẹp sau này.
- Mỗi lời cầu nguyện giúp đỡ được rất nhiều, cho chính mình và cho những người đã khuất. Hãy bắt đầu từ ông bà cha mẹ, họ hàng, rồi đến hàng xóm mình và xa hơn nữa. Tôi nói thật, các bạn có một trăm tỷ đồng nhưng chết đi có mang theo được đâu. Nhưng kho báu tình thương thì theo bạn mãi mãi, nhiều kiếp luân hồi về sau. Ông phân tích.
Vì vậy mà ông đi nhiều nơi trên thế giới, có những bậc thiền sư tu tập hàng trăm, hàng ngàn năm, dù có mất đi thể phác,h thì thần thức của họ vẫn tiếp tục tu tập.
Ông lại nói:
- Khi gửi sóng từ bi, hãy thành tâm và bằng sự say mê.
Ông đến đền chùa, thấy nhiều người vừa cúi đầu khấn nguyện xong vừa ra ngoài đã quát tháo, cãi vã với người khác. Làm như thế là đã gửi nhầm sóng tham sân si rồi, sẽ phản tác dụng. Suốt buổi giao lưu, hàng trăm độc giả chăm chú lắng nghe những phân tích của nhà ngoại cảm Nguyễn Văn Nhã và đều rất tâm đắc. Ông còn đưa ra nhiều ví dụ rất dí dỏm để giải thích sinh động về nhân quả, luân hồi. Những câu chuyện vì thế tiếp nối nhau kéo dài đến giữa trưa. Một số người mạnh dạn lên đứng cùng nhà ngoại cảm chia sẻ những trải nghiệm tâm linh của mình.
- Cảm ơn quý báo và nhà ngoại cảm đã cho chúng tôi một trải nghiệp quá đỗi ý nghĩa. Bà Nguyễn Thị Hồng, sáu mươi tám tuổi xúc động nói.
- Nhờ trải nghiệm đó chúng tôi có thêm sức mạnh để tin rằng, chết không phải là hết. Chúng tôi tâm niệm và nhắn với những người sống tham lam, đam mê vật chất hưởng thụ, phí hoài cuộc sống rằng có những điều tốt đẹp hơn đang và sẽ đón đợi mỗi con người chúng ta. Nên phải sống thật tốt, hãy cùng nhau ban phát từ bi, ban phát lòng yêu thương cho người đang sống lẫn những người đã khuất. Bà lão nói rồi quay đi với một nụ cười rất mãn nguyện.
Còn tôi chợt thấy rằng những quy luật tâm linh, từ nhà ngoại cảm dung dị, đi vào lòng người khác một cách rất đỗi tự nhiên. Chợt thấy, lần đầu tiên có một cuộc giao lưu về tâm linh kỳ lạ như thế. Tâm linh mà từ đầu đến cuối đều mang hơi thở cuộc sống, rất gần gũi và chan hòa, không siêu hình hay huyền bí như người ta mường tượng.
Kiến Giang
Chết không phải là hết. Vấn đề là chết đi về đâu?
Sáng 18-5-03 tại nhà hàng Le Petit Hà Nội, Quận một, Thành Phố Sài Gòn, chúng tôi đã tổ chức chương trình giao lưu với nhà ngoại cảm Nguyễn Văn Nhã, về chủ đề “Sống cho hôm nay, sống cho ngày mai”. Đây có thể coi là cuộc giao lưu về lĩnh vực tâm linh lần đầu tiên được tổ chức, đã thật sự giải tỏa được những thắc mắc về tâm linh rất gần gũi, nhưng xưa nay ít được tiếp cận. Hơn thế, nó thực sự trở thành một diễn đàn, để bạn đọc gần xa gửi gắm những tâm sự, nỗi niềm trong cuộc sống thường nhật.
Từ sáng sớm, nhà hàng Le Petit Hà Nội đã có rất đông người đến chờ đợi, được giao lưu với nhà ngoại cảm Nguyễn Văn Nhã. Ông có mặt tại khán phòng trong trang phục giản dị với nụ cười rất tươi. Sự xuất hiện của ông lập tức là tâm điểm của sự chú ý. Mặc dù cuộc giao lưu chưa chính thức bắt đầu nhưng những câu hỏi đã dồn dập đến.
Lần đầu tiên, tôi thấy những lời đề nghị tìm mộ, gửi đến cho ông ít hơn những băn khoăn, trăn trở về lĩnh vực tâm linh diễn ra trong đời sống hàng ngày. Nhà ngoại cảm Nguyễn Văn Nhã vẫn được người ta biết đến nhiều nhất, trong vai trò người tìm mộ, bằng phương pháp ngoại cảm rất thành công.
Nhưng trong buổi giao lưu, ông mang một vai trò khác, như là một sự dẫn dắt, kết nối mọi người đến với những điều tốt đẹp, cũng là người để đọc giả gửi gắm những tâm sự. Có lẽ vì vậy mà không gian nhà hàng rộng lớn dần chật người, hàng trăm người, nam phụ lão ấu từ khắp nơi tìm đến. Người cao tuổi nhất gần tám mươi và khán giả nhí thì vừa tròn bốn tuổi. Một độc giả ở Tây Nguyên hay tin về cuộc giao lưu, không đến dự cũng đã gửi thư chia sẻ thắc mắc của mình.
Sự xuất hiện của một số diễn viên nổi tiếng, cho thấy tâm linh là vấn đề ăn sâu vào ngõ ngách của cuộc sống, là sự quan tâm của rất nhiều người. Anh Nguyễn Ngọc Thành, đến từ Gò Vấp, Thành Phố Sài Gòn tâm sự:
- Biết đến nhà ngoại cảm Nguyễn Văn Nhã từ lâu và rất mong được gặp ông nên tôi đến từ sớm. Tôi rất tin vào tâm linh, vào nhân quả tốt đẹp của cuộc sống nên chỉ cần nghe ông nói chuyện, với tôi niềm tin ấy càng mãnh liệt hơn.
Những câu hỏi thắc mắc được gửi đến, đều pha lẫn trong những câu chuyện rất đời thường, khiến khán phòng như trở nên ấm cúng hơn. Gia đình khán giả nhí Hoàng Lê Xuân Lâm, bốn tuổi kể:
- Đêm nào cũng vậy, cứ mười hai giờ đêm đang ngủ thì cậu bật dậy khóc thét dù mắt vẫn nhắm. Nghĩ vấn đề xuất phát từ chỗ ở nên gia đình đưa cậu bé ra Bắc nhưng tình hình không thay đổi. Họ lại vào Nam nhưng tình trạng cậu càng nặng hơn mỗi đêm cậu la hét đến hai lần trong khi ngủ. Gia đình mang theo cậu đến buổi giao lưu, mong được nhà ngoại cảm giải đáp để họ có thể hóa giải tâm bệnh dai dẳng.
Một người khác gửi đến nhà ngoại cảm một câu chuyện cảm động: Anh trai anh bị tai nạn ra đi đột ngột nhiều năm trước. Vì điều kiện nên không thể đưa về quê nên phải hỏa táng gửi vào chùa. Nhiều năm ròng anh đi tìm câu trả lời, liệu vong hồn anh trai có theo xác được không? Từ lâu anh chỉ có một nỗi niềm luôn đau đáu là làm cách nào để giúp đỡ vong hồn anh trai mình.
Bây giờ điều kiện kinh tế đã khá hơn nhưng anh vẫn chưa tìm ra cách. Được gặp nhà ngoại cảm, anh gần như đã cởi bỏ được gánh nặng trong lòng. Câu chuyện được kể trong sự im lặng chia sẻ của hàng trăm người dự khán. Trong đó rất nhiều người tha hương lập nghiệp như anh, cùng có rất nhiều trăn trở về cuộc sống thường nhật và cả những ý niệm chưa hoàn thành.
Còn rất nhiều câu chuyện, thắc mắc khác, từ cuộc sống, cái chết đến vong hồn. Cả những chuyện đời thường như khấn nguyện, cúng giỗ đều được chia sẻ, hàng trăm gương mặt rạng rỡ như tìm thấy được mình trong đó. Những khúc mắc về tâm linh tưởng chừng đơn giản nhưng là sự trăn trở của hầu hết mọi người lần lượt được tháo gỡ.
Nhà ngoại cảm Nguyễn Văn Nhã, ngoài việc giải đáp thắc mắc của bạn đọc, còn chia sẻ hành trình tìm mộ của mình mà đích đến quý báu là việc ông nhận diện được con đường ấy dẫn ông đến một chân lý: Chết không phải là hết. Vấn đề là chết đi về đâu? Nhận biết được điều đó, mỗi người đang sống sẽ chuẩn bị được tâm thế cho mình, cũng như giúp đỡ được cho rất nhiều vong hồn đã mất. Đó cũng là ý nghĩa sâu xa của thông điệp, sống cho hôm nay, sống cho ngày mai, ông gửi đến bạn đọc.
- Mỗi người chúng ta đang sống đều cần chuẩn bị một chiến lược để sau khi thần thức bỏ thể phách ra đi, sẽ được kết nối về với thế giới mà ta mong muốn, thế giới không những cao hơn cõi ma, ngạ quỷ mà còn cao hơn loài người.
Nhiều bạn đọc thắc mắc làm thế nào để xây dựng được chiến lược đó? Ông trả lời:
- Chìa khóa rất đơn giản, đó chính là cách sống tốt đời đẹp đạo, ban phát lòng từ bi. Nhiều người trong số các bạn có lẽ một đôi lần nghe đến bị vong hồn này vong hồn kia đi theo mình. Xin đừng sợ. Hãy hỏi tại sao không có một ngàn hoặc nhiều hơn thế những hồn ma xung quanh để mình được làm phước, được cầu nguyện cho họ. Ông nói.
Nơi chúng ta đang sống đã tồn tại rất nhiều năm, vong hồn người chết, kể cả động vật nhiều lắm, ở đâu cũng có. Vì động vật tiền kiếp hoặc hậu kiếp của chúng cũng có thể là người. Người sống không nên sợ. Hãy cầu nguyện mỗi ngày, mỗi giờ giúp họ siêu thoát. Sống từ bi đức độ lâu ngày thì sẽ có nghiệp lực dẫn vong hồn về với cõi tốt đẹp khi chúng ta rời khỏi thế giới này.
1. Một người trước khi chết thấy hồn mình lơ lững trên nóc nhà không đi được. Người ta quan niệm rằng. vì còn nợ nhiều người quá nên không thể siêu thoát, phải ở lại trả nợ.
2. Mỗi con người có một sóng điện. Sau khi chết đi, sóng điện nào yếu thì tan đi, sóng nào mạnh thì vẫn còn tồn tại.
Nhà ngoại cảm Nguyễn Văn Nhã phân tích rằng, sở dĩ vong hồn không siêu thoát là do nhiều nguyên nhân, trong đó có cả nguyên nhân xuất phát từ người sống. Mỗi con người chúng ta ai cũng mang một hoặc nhiều món nợ, không vật chất thì tinh thần. Có hóa giải được hay không trước khi rời thế giới này, đều do ở phúc phần ta tạo ra khi sống. Con người sống chan hòa, nhân ái thì thần thức, cả khi sống hay khi chết đi, đều nhẹ nhõm.
Ông ví von về việc cầu nguyện và ban phát từ bi, như là việc đang gửi đi những tần số sóng, kết nối với tổng đài tâm linh, là việc tích đức để tạo nghiệp lực về với thế giới tốt đẹp sau này.
- Mỗi lời cầu nguyện giúp đỡ được rất nhiều, cho chính mình và cho những người đã khuất. Hãy bắt đầu từ ông bà cha mẹ, họ hàng, rồi đến hàng xóm mình và xa hơn nữa. Tôi nói thật, các bạn có một trăm tỷ đồng nhưng chết đi có mang theo được đâu. Nhưng kho báu tình thương thì theo bạn mãi mãi, nhiều kiếp luân hồi về sau. Ông phân tích.
Vì vậy mà ông đi nhiều nơi trên thế giới, có những bậc thiền sư tu tập hàng trăm, hàng ngàn năm, dù có mất đi thể phác,h thì thần thức của họ vẫn tiếp tục tu tập.
Ông lại nói:
- Khi gửi sóng từ bi, hãy thành tâm và bằng sự say mê.
Ông đến đền chùa, thấy nhiều người vừa cúi đầu khấn nguyện xong vừa ra ngoài đã quát tháo, cãi vã với người khác. Làm như thế là đã gửi nhầm sóng tham sân si rồi, sẽ phản tác dụng. Suốt buổi giao lưu, hàng trăm độc giả chăm chú lắng nghe những phân tích của nhà ngoại cảm Nguyễn Văn Nhã và đều rất tâm đắc. Ông còn đưa ra nhiều ví dụ rất dí dỏm để giải thích sinh động về nhân quả, luân hồi. Những câu chuyện vì thế tiếp nối nhau kéo dài đến giữa trưa. Một số người mạnh dạn lên đứng cùng nhà ngoại cảm chia sẻ những trải nghiệm tâm linh của mình.
- Cảm ơn quý báo và nhà ngoại cảm đã cho chúng tôi một trải nghiệp quá đỗi ý nghĩa. Bà Nguyễn Thị Hồng, sáu mươi tám tuổi xúc động nói.
- Nhờ trải nghiệm đó chúng tôi có thêm sức mạnh để tin rằng, chết không phải là hết. Chúng tôi tâm niệm và nhắn với những người sống tham lam, đam mê vật chất hưởng thụ, phí hoài cuộc sống rằng có những điều tốt đẹp hơn đang và sẽ đón đợi mỗi con người chúng ta. Nên phải sống thật tốt, hãy cùng nhau ban phát từ bi, ban phát lòng yêu thương cho người đang sống lẫn những người đã khuất. Bà lão nói rồi quay đi với một nụ cười rất mãn nguyện.
Còn tôi chợt thấy rằng những quy luật tâm linh, từ nhà ngoại cảm dung dị, đi vào lòng người khác một cách rất đỗi tự nhiên. Chợt thấy, lần đầu tiên có một cuộc giao lưu về tâm linh kỳ lạ như thế. Tâm linh mà từ đầu đến cuối đều mang hơi thở cuộc sống, rất gần gũi và chan hòa, không siêu hình hay huyền bí như người ta mường tượng.
Kiến Giang
#648
Gửi vào 08/06/2013 - 03:15
MƠ GẶP NGƯỜI THÂN ĐÃ KHUẤT LÀ BÁO ĐIỀM GÌ?
Hỏi: Xin chào nhà ngoại cảm! Tôi năm nay ha i mươi ba tuổi, lâu lâu lại nằm mơ thấy những người thân đã mất của mình. Họ chỉ cho thấy vậy thôi, không nói và không làm gì hết. Xin hỏi nhà ngoại cảm như vậy có điềm gì không? Làm cách nào để khắc phục?
Nhutle
Trả lời: Bạn thân mến! Nói về giấc mơ hay chiêm bao, bạn cũng nên đọc khái quát định nghĩa về giấc mơ, nhưng cũng đừng để sa đà vào những chi tiết của chúng. Bạn có thể hình dung, tất cả mọi hoạt động trong cuộc sống hằng ngày, tính đến từng phút, giây đều được quay thành phim hoặc được copy đưa vào chứa đựng trong kho dữ liệu cùng với tư liệu của nhiều đời trước. Trừ trường hợp rất hiếm hoi có những giấc chiêm bao như là sự tiên tri báo trước những gì sắp xảy ra.
Nội dung phim tư liệu bao gồm những việc làm, hành vi tốt xấu, thiện ác, lành dữ; nó luôn luôn đeo bám, lúc ẩn lúc hiện gắn liền với cuộc sống của ta. Lúc còn sống thỉnh thoảng trình chiếu cho ta xem qua giấc chiêm bao, khi thì mộng lành, lúc thì ác mộng, hoặc không lành không ác như bạn đã thấy. Giấc mơ cũng là một cuốn phim, nó là một phần của cuộc sống, chúng ta đừng để bị chi phối, bị lôi kéo bởi các giấc mơ, không nên lo lắng, sợ hãi xa lánh nó khi gặp ác mộng.
Cũng không bám víu luyến tiếc khi thấy mộng lành nhưng cũng nên trân quí kho tư liệu mà mình đã tạo ra nó, chuyển hoá các giấc mơ thành cuộc sống sinh động và hữu ích hơn. Hãy xem việc chiêm bao, mộng mị cũng là sự nhắc nhở, lời dặn dò khuyên răn ta đừng đưa thêm vào kho tư liệu những sản phẩm ô nhiễm, xấu ác, chứa nhiều độc tố do Tham Sân Si phát tiết ra. Hãy đưa vào kho những sản phẩm tinh khiết của Từ Bi Trí Tuệ, đó cũng chính là hành trình đi về cõi giới tốt đẹp khi thần thức hay linh hồn rời bỏ xác thân.
Về trường hợp của bạn có nhân duyên thường nằm mơ thấy người thân đã mất, dù họ không nói không làm gì hết, ta cũng phải tự hiểu rằng họ âm phần muốn gửi gắm cho bạn một nguyện vọng tha thiết, mong cầu này theo tôi là tín hiệu các vong hồn muốn người sống quan tâm cầu nguyện cho họ và ông bà tổ tiên được siêu thoát.
Cũng cần nhắc lại về nỗi thống khổ dai dẳng triền miên của vong hồn ở cõi ma như trong Kinh Kệ cũng diễn tả, là sự khổ đau không có bút mực nào tả xiết, cùng nỗi ân hận khôn nguôi vì không còn cơ hội làm người để chuộc lại tội lỗi và làm việc thiện lành. Họ chỉ còn một hy vọng mong manh là nương tựa vào sự tu dưỡng phước đức của con cháu, của người thân quen.
Do đó nếu theo đạo Phật thì bạn thành tâm niệm Phật, ăn chay cầu nguyện năm ngày, bảy ngày, một tháng...cho đến khi không còn nằm mơ nữa, nếu tiếp tục kiên trì tu tập là bạn đã báo hiếu rất tốt cho gia tộc, vừa tạo được công đức lớn bổ sung vào kho báu tâm linh của mình. Còn nếu bạn thờ ơ để trôi lăn theo thời gian, sau này khi mất đi con cháu lại nằm mơ thấy bạn vất vưởng khổ đau.
Chúng ta cần phải ý thức sớm, không nên chờ đến giấc chiêm bao nhắc nhở, cảnh báo mà hãy chủ động thường xuyên kiểm kê xử lý kho tư liệu của mình. Phải biết dọn dẹp, vứt bỏ những việc làm xấu xa, mà sau này chắc chắn chúng sẽ trở thành độc tố, thành khối u ác tính. Các Đức Giáo chủ đã chỉ cho ta phương pháp gột rửa, thanh lọc độc tố rất hiệu quả đó là: bằng cách mỗi ngày chân thành quán chiếu, sám hối vô số lỗi lầm đã tạo ra trong hiện tại và quá khứ; đồng thời hãy tích cực đưa vào kho tàng những sản phẩm thiện hạnh, đẹp đẽ trong sạch đầy hương thơm của lòng Từ Bi Hỷ Xả.
Với chiều hướng tích cực này tất yếu chúng ta sẽ gặp được các bậc thiện tri thức, các bậc Bồ Tát trợ lực để tu tập thoát khỏi sanh tử Luân Hồi và hướng công đức cho nhiều vong linh trong gia tộc được giải thoát.
Trần Phương
Hỏi: Xin chào nhà ngoại cảm! Tôi năm nay ha i mươi ba tuổi, lâu lâu lại nằm mơ thấy những người thân đã mất của mình. Họ chỉ cho thấy vậy thôi, không nói và không làm gì hết. Xin hỏi nhà ngoại cảm như vậy có điềm gì không? Làm cách nào để khắc phục?
Nhutle
Trả lời: Bạn thân mến! Nói về giấc mơ hay chiêm bao, bạn cũng nên đọc khái quát định nghĩa về giấc mơ, nhưng cũng đừng để sa đà vào những chi tiết của chúng. Bạn có thể hình dung, tất cả mọi hoạt động trong cuộc sống hằng ngày, tính đến từng phút, giây đều được quay thành phim hoặc được copy đưa vào chứa đựng trong kho dữ liệu cùng với tư liệu của nhiều đời trước. Trừ trường hợp rất hiếm hoi có những giấc chiêm bao như là sự tiên tri báo trước những gì sắp xảy ra.
Nội dung phim tư liệu bao gồm những việc làm, hành vi tốt xấu, thiện ác, lành dữ; nó luôn luôn đeo bám, lúc ẩn lúc hiện gắn liền với cuộc sống của ta. Lúc còn sống thỉnh thoảng trình chiếu cho ta xem qua giấc chiêm bao, khi thì mộng lành, lúc thì ác mộng, hoặc không lành không ác như bạn đã thấy. Giấc mơ cũng là một cuốn phim, nó là một phần của cuộc sống, chúng ta đừng để bị chi phối, bị lôi kéo bởi các giấc mơ, không nên lo lắng, sợ hãi xa lánh nó khi gặp ác mộng.
Cũng không bám víu luyến tiếc khi thấy mộng lành nhưng cũng nên trân quí kho tư liệu mà mình đã tạo ra nó, chuyển hoá các giấc mơ thành cuộc sống sinh động và hữu ích hơn. Hãy xem việc chiêm bao, mộng mị cũng là sự nhắc nhở, lời dặn dò khuyên răn ta đừng đưa thêm vào kho tư liệu những sản phẩm ô nhiễm, xấu ác, chứa nhiều độc tố do Tham Sân Si phát tiết ra. Hãy đưa vào kho những sản phẩm tinh khiết của Từ Bi Trí Tuệ, đó cũng chính là hành trình đi về cõi giới tốt đẹp khi thần thức hay linh hồn rời bỏ xác thân.
Về trường hợp của bạn có nhân duyên thường nằm mơ thấy người thân đã mất, dù họ không nói không làm gì hết, ta cũng phải tự hiểu rằng họ âm phần muốn gửi gắm cho bạn một nguyện vọng tha thiết, mong cầu này theo tôi là tín hiệu các vong hồn muốn người sống quan tâm cầu nguyện cho họ và ông bà tổ tiên được siêu thoát.
Cũng cần nhắc lại về nỗi thống khổ dai dẳng triền miên của vong hồn ở cõi ma như trong Kinh Kệ cũng diễn tả, là sự khổ đau không có bút mực nào tả xiết, cùng nỗi ân hận khôn nguôi vì không còn cơ hội làm người để chuộc lại tội lỗi và làm việc thiện lành. Họ chỉ còn một hy vọng mong manh là nương tựa vào sự tu dưỡng phước đức của con cháu, của người thân quen.
Do đó nếu theo đạo Phật thì bạn thành tâm niệm Phật, ăn chay cầu nguyện năm ngày, bảy ngày, một tháng...cho đến khi không còn nằm mơ nữa, nếu tiếp tục kiên trì tu tập là bạn đã báo hiếu rất tốt cho gia tộc, vừa tạo được công đức lớn bổ sung vào kho báu tâm linh của mình. Còn nếu bạn thờ ơ để trôi lăn theo thời gian, sau này khi mất đi con cháu lại nằm mơ thấy bạn vất vưởng khổ đau.
Chúng ta cần phải ý thức sớm, không nên chờ đến giấc chiêm bao nhắc nhở, cảnh báo mà hãy chủ động thường xuyên kiểm kê xử lý kho tư liệu của mình. Phải biết dọn dẹp, vứt bỏ những việc làm xấu xa, mà sau này chắc chắn chúng sẽ trở thành độc tố, thành khối u ác tính. Các Đức Giáo chủ đã chỉ cho ta phương pháp gột rửa, thanh lọc độc tố rất hiệu quả đó là: bằng cách mỗi ngày chân thành quán chiếu, sám hối vô số lỗi lầm đã tạo ra trong hiện tại và quá khứ; đồng thời hãy tích cực đưa vào kho tàng những sản phẩm thiện hạnh, đẹp đẽ trong sạch đầy hương thơm của lòng Từ Bi Hỷ Xả.
Với chiều hướng tích cực này tất yếu chúng ta sẽ gặp được các bậc thiện tri thức, các bậc Bồ Tát trợ lực để tu tập thoát khỏi sanh tử Luân Hồi và hướng công đức cho nhiều vong linh trong gia tộc được giải thoát.
Trần Phương
Thanked by 2 Members:
|
|
#649
Gửi vào 13/06/2013 - 07:11
QUÁI LẠ NHỮNG TỜ GIẤY BIẾT NÓI Ở LẠNG SƠN
Bí thư thôn Quán Thanh, xã Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn, ông Vi Ngọc Lưu, xưa có mua một con trâu đực ở huyện Bắc Sơn về. Hồi đó con trâu là cả một gia tài đối với người nông dân. Không may, con trâu lạ không quen chuồng mới, chủ mới nên bứt đứt thừng, xổng mất.
Ông Lưu huy động cả họ đi tìm, cánh ngược lên bản Thí, cánh xuôi xuống huyện Hữu Lũng, cánh mò sang cả vùng hồ Cấm Sơn giáp ranh Lạng Sơn, Bắc Giang vậy mà tìm hàng tháng cũng không thấy con trâu xổng chuồng. Một bữa hai chú cháu ông Lưu tìm trâu ở bản Thí cách nhà hai chục km, trời nắng, khát nước quá mới vào một nhà người dân xin.
Chủ nhà là một người đàn ông trung niên hỏi:
- Hai người đi đâu giữa trưa nắng thế này?
Ông Lưu xởi lởi tháo cái ba tong rượu vẫn buộc ở ngang thắt lưng ra, mời rồi kể về chuyện đi tìm con trâu lạc. Người đàn ông đón ba tong trên tay khách lạ, ngửa cổ tu một hơi, rồi nhìn cái đồng hồ treo trên vách nhà, bấm đốt ngón tay rồi hỏi:
- Nhà mày có gần sông hay suối gì không?
Ông Lưu đáp:
- Có gần sông Thương.
Người khẳng định chắc như đinh đóng cột:
- Thế thì con trâu kia không thể mất được. Có người đã bắt nó đi nhưng vía nhà mình lớn, không thể làm gì được. Cứ về nhà đi, hai ba hôm nữa sẽ thấy. Nó ở hướng đông nam, cách nhà chừng mươi năm phút đi bộ. Không phải chúng mày cho tao uống rượu mà tao nói đâu nhé!
Tai chú cháu ông Lưu nghe những lời ấy mà lòng thì đầy nghi hoặc. Mấy hôm sau, họ đi tìm theo hướng đông nam như được chỉ dẫn, thì thấy con trâu đang nhởn nhơ ăn cỏ ở cánh đồng xóm Mới ngay trong xã Chi Lăng. Thấy trâu, cả mừng, ông Lưu bụng bảo dạ lên tạ ơn người đàn ông ở bản Thí, nhưng nấn ná mãi mấy chục năm rồi, ý định ấy vẫn chưa thực hiện được.
Nếu như người đàn ông ở bản Thí giờ vẫn chỉ là một người vô danh tốt bụng, thì ở Chi Lăng có ông Trịnh Văn Sửu, bố vợ của cựu Bí thư xã Dương Ngọc Đại, lại nổi tiếng với thuật tìm vật hay người mất tích.
Ông Sửu năm nay xấp xỉ chín mươi tuổi, nguyên là một cán bộ thủy văn người Quảng Nam tập kết ra Bắc, rồi học được thuật tìm của mất từ người dân tộc ở huyện Bình Gia. Năm 1971, ông chuyển cả gia đình về Chi Lăng sinh sống.
Người đầu tiên ông Sửu giúp tìm của là ông Lành Văn Sìn, một thầy mo có tiếng trong vùng. Bữa ấy thấy đám đông đang nhốn nháo ở nhà ông Sìn, hỏi ra mới hay hồi nửa đêm, con trâu trong chuồng nhà thầy mo đã bị trộm dắt đi mất, dù then vẫn còn cài. Ông Sửu nói với ông Sìn:
- Để tôi tìm giúp trâu cho.
Ông Sìn lắc đầu, không tin và bảo:
- Ông chỉ được cái nói phét.
Không hề tự ái vặt, ông Sửu vẫn bình tĩnh hỏi giờ mất trâu, rồi ghi vào một tờ giấy. Ông lại bảo gia chủ lấy một con dao nhọn xiên qua tờ giấy ấy, rồi cắm xuống trước cửa chuồng trâu mà phán rằng:
- Nếu con trâu chưa bị giết, giờ này ngày kia ra cánh đồng phía trước mặt tìm là thấy.
Khi những con sớ (người giúp việc cho các thầy mo) của thầy mo Sìn y lời ra đồng tìm, quả lại thấy trâu thật. Câu chuyện về tờ giấy biết tìm được vật mất của ông Sửu, từ đó lan truyền khắp vùng còn nhanh hơn cả nước sông Thương mùa lũ. Hễ khi mất trâu bò thậm chí lạc mất người thân, họ đều đến cậy nhờ ông tìm giúp.
Thủ tục làm lễ rất đơn giản, một bò gạo, một túi kẹo hoặc gói bánh, một con dao nhọn để thắp hương làm lễ, còn tiền ông Sửu không lấy của ai bao giờ. Ông Sửu có sáu người con, bốn trai, hai gái nhưng không một ai theo học được thuật tìm của, tìm người của bố.
Muốn học được thuật này phải ngồi thiền, một thời gian dài, sáng nhìn lên mặt trời hai tiếng, chiều nhìn lên mặt trời một tiếng, luyện sao cho tâm thật tĩnh mới mong thành công. Ở trong vùng có ông Hoàng Văn Vản cũng rất hâm mộ thuật này, ngỏ ý muốn học nhưng khi nghe ông Sửu bảo, thấy những điều kiện khó quá đành bỏ dở nửa chừng.
Từ hồi vợ mất, ông Sửu suy nghĩ quá đâm ra quên quên, nhớ nhớ, có ai nhờ vả, con cháu cũng không cho ông thực hiện thuật tìm của, tìm người nữa. Tôi đến nhà ông, tiếp tôi là một ông lão quắc thước nhưng chân tay run lẩy bẩy, phải chống gậy thập thõm, thập thò. Trong câu chuyện lẫn lộn giữa quá khứ, hiện tại của người già, ông giải thích:
- Khi thắp hương, tôi cúng ông bà rồi hỏi những chỉ dẫn như con bò, con trâu đó người ta dắt vào buộc cạnh gốc cây này, tảng đá nọ...
Anh Hoàng Văn Téo ở xóm Mới A xã Chi Lăng, có con gái là Hoàng Thị Xuân. Năm Xuân mười lăm tuổi, đang học lớp chín bỗng dưng mất tích. Một bà bán thuốc nam tên là Mã Thị Nhi kể, có thấy Xuân ngồi cùng một đứa con trai lạ trên tàu hỏa, liền đến hỏi thì thằng kia lẩn mất, còn Xuân cứ theo tàu ngược về Hà Nội. Nghe tiếng ông Sửu biết thuật tìm người, anh Téo đến nhờ.
Ông Sửu hỏi ngày tháng năm sinh của Xuân, hỏi nghi đi hướng nào rồi viết vào một tờ giấy (làm lễ cho tìm người thì không cắm dao vào giấy như tìm vật) dặn anh về để dưới bát hương bàn mụ (bàn thờ phụ) cứ mười hai giờ trưa thắp một nén hương, liên tiếp thực hiện trong vòng mười lăm ngày:
- Trừ khi nó vượt biên còn không chỉ nửa tháng anh sẽ nhận được tin, đón được con về.
Quả thực, mười lăm ngày sau, anh Téo nhận được tin một trung tâm nhân đạo ở quận Hoàn Kiếm, Hà Nội báo xuống mà nhận con. Khi về Xuân bị ngơ ngẩn một thời gian rồi mới hồi phục. Anh Téo mang một cái chân giò, mười bò gạo nếp và hai chai bia đến tạ ơn ông Sửu.
Anh Trần Văn Chiến ở làng Đồn, là người có kỷ lục nhờ ông Sửu tới ba lần tìm vật. Anh kể:
- Con trâu đầu tiên bị mất, tôi nhờ ông Sửu tìm, ông chỉ hướng, cuối cùng tìm thấy ở đồng Ruộng xóm Mới. Con trâu thứ hai mất ở cánh đồng Mả Tổ, tìm cả tuần không thấy, ông chỉ hướng, tôi tìm thấy ở bìa rừng. Đến đợt tôi bị người ta lừa mất cái xe máy Dream Thái trị giá hơn năm cây vàng. Tôi tìm đến nhà ông Sửu, ông hỏi bị lừa lúc mấy giờ, thằng lừa đảo nó đi hướng nào, hình dạng nó ra sao, tôi kể chi tiết.
Ông làm lễ rồi bảo:
- Cứ về đi, không mất được xe đâu mà sợ.
Chừng một tháng sau, Công an huyện Lục Ngạn, Bắc Giang, báo tôi sang lấy xe về. Như lời anh công an thì đối tượng lừa đảo khai chiếc xe của tôi, cứ đi được một đoạn lại chết máy, nên nó gửi lại một nhà dân để lừa chiếc khác. Giờ, tuy đã có xe máy mới, nhưng anh Chiến vẫn giữ lại chiếc Dream thủa nào làm kỹ niệm, ai trả giá, gạ mua cũng nhất định không bán.
Ông Lăng Thạch, Bí thư xã Chi Lăng ba năm trước cũng mất con trâu đực, tìm hai ngày không được liền nhờ đến ông Sửu, hai giờ sau thấy trâu ở cánh đồng Ải Mới. Ông Thạch bảo:
- Tôi rất phục cách tìm vật của ông Sửu. Theo tôi nó không phải mê tín bởi ông ấy không lập đền, mở phủ, cũng không đòi hỏi bất cứ tiền nong gì mà toàn làm điều tốt lành cho bà con.
Dương Đình Tường
Bí thư thôn Quán Thanh, xã Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn, ông Vi Ngọc Lưu, xưa có mua một con trâu đực ở huyện Bắc Sơn về. Hồi đó con trâu là cả một gia tài đối với người nông dân. Không may, con trâu lạ không quen chuồng mới, chủ mới nên bứt đứt thừng, xổng mất.
Ông Lưu huy động cả họ đi tìm, cánh ngược lên bản Thí, cánh xuôi xuống huyện Hữu Lũng, cánh mò sang cả vùng hồ Cấm Sơn giáp ranh Lạng Sơn, Bắc Giang vậy mà tìm hàng tháng cũng không thấy con trâu xổng chuồng. Một bữa hai chú cháu ông Lưu tìm trâu ở bản Thí cách nhà hai chục km, trời nắng, khát nước quá mới vào một nhà người dân xin.
Chủ nhà là một người đàn ông trung niên hỏi:
- Hai người đi đâu giữa trưa nắng thế này?
Ông Lưu xởi lởi tháo cái ba tong rượu vẫn buộc ở ngang thắt lưng ra, mời rồi kể về chuyện đi tìm con trâu lạc. Người đàn ông đón ba tong trên tay khách lạ, ngửa cổ tu một hơi, rồi nhìn cái đồng hồ treo trên vách nhà, bấm đốt ngón tay rồi hỏi:
- Nhà mày có gần sông hay suối gì không?
Ông Lưu đáp:
- Có gần sông Thương.
Người khẳng định chắc như đinh đóng cột:
- Thế thì con trâu kia không thể mất được. Có người đã bắt nó đi nhưng vía nhà mình lớn, không thể làm gì được. Cứ về nhà đi, hai ba hôm nữa sẽ thấy. Nó ở hướng đông nam, cách nhà chừng mươi năm phút đi bộ. Không phải chúng mày cho tao uống rượu mà tao nói đâu nhé!
Tai chú cháu ông Lưu nghe những lời ấy mà lòng thì đầy nghi hoặc. Mấy hôm sau, họ đi tìm theo hướng đông nam như được chỉ dẫn, thì thấy con trâu đang nhởn nhơ ăn cỏ ở cánh đồng xóm Mới ngay trong xã Chi Lăng. Thấy trâu, cả mừng, ông Lưu bụng bảo dạ lên tạ ơn người đàn ông ở bản Thí, nhưng nấn ná mãi mấy chục năm rồi, ý định ấy vẫn chưa thực hiện được.
Nếu như người đàn ông ở bản Thí giờ vẫn chỉ là một người vô danh tốt bụng, thì ở Chi Lăng có ông Trịnh Văn Sửu, bố vợ của cựu Bí thư xã Dương Ngọc Đại, lại nổi tiếng với thuật tìm vật hay người mất tích.
Ông Sửu năm nay xấp xỉ chín mươi tuổi, nguyên là một cán bộ thủy văn người Quảng Nam tập kết ra Bắc, rồi học được thuật tìm của mất từ người dân tộc ở huyện Bình Gia. Năm 1971, ông chuyển cả gia đình về Chi Lăng sinh sống.
Người đầu tiên ông Sửu giúp tìm của là ông Lành Văn Sìn, một thầy mo có tiếng trong vùng. Bữa ấy thấy đám đông đang nhốn nháo ở nhà ông Sìn, hỏi ra mới hay hồi nửa đêm, con trâu trong chuồng nhà thầy mo đã bị trộm dắt đi mất, dù then vẫn còn cài. Ông Sửu nói với ông Sìn:
- Để tôi tìm giúp trâu cho.
Ông Sìn lắc đầu, không tin và bảo:
- Ông chỉ được cái nói phét.
Không hề tự ái vặt, ông Sửu vẫn bình tĩnh hỏi giờ mất trâu, rồi ghi vào một tờ giấy. Ông lại bảo gia chủ lấy một con dao nhọn xiên qua tờ giấy ấy, rồi cắm xuống trước cửa chuồng trâu mà phán rằng:
- Nếu con trâu chưa bị giết, giờ này ngày kia ra cánh đồng phía trước mặt tìm là thấy.
Khi những con sớ (người giúp việc cho các thầy mo) của thầy mo Sìn y lời ra đồng tìm, quả lại thấy trâu thật. Câu chuyện về tờ giấy biết tìm được vật mất của ông Sửu, từ đó lan truyền khắp vùng còn nhanh hơn cả nước sông Thương mùa lũ. Hễ khi mất trâu bò thậm chí lạc mất người thân, họ đều đến cậy nhờ ông tìm giúp.
Thủ tục làm lễ rất đơn giản, một bò gạo, một túi kẹo hoặc gói bánh, một con dao nhọn để thắp hương làm lễ, còn tiền ông Sửu không lấy của ai bao giờ. Ông Sửu có sáu người con, bốn trai, hai gái nhưng không một ai theo học được thuật tìm của, tìm người của bố.
Muốn học được thuật này phải ngồi thiền, một thời gian dài, sáng nhìn lên mặt trời hai tiếng, chiều nhìn lên mặt trời một tiếng, luyện sao cho tâm thật tĩnh mới mong thành công. Ở trong vùng có ông Hoàng Văn Vản cũng rất hâm mộ thuật này, ngỏ ý muốn học nhưng khi nghe ông Sửu bảo, thấy những điều kiện khó quá đành bỏ dở nửa chừng.
Từ hồi vợ mất, ông Sửu suy nghĩ quá đâm ra quên quên, nhớ nhớ, có ai nhờ vả, con cháu cũng không cho ông thực hiện thuật tìm của, tìm người nữa. Tôi đến nhà ông, tiếp tôi là một ông lão quắc thước nhưng chân tay run lẩy bẩy, phải chống gậy thập thõm, thập thò. Trong câu chuyện lẫn lộn giữa quá khứ, hiện tại của người già, ông giải thích:
- Khi thắp hương, tôi cúng ông bà rồi hỏi những chỉ dẫn như con bò, con trâu đó người ta dắt vào buộc cạnh gốc cây này, tảng đá nọ...
Anh Hoàng Văn Téo ở xóm Mới A xã Chi Lăng, có con gái là Hoàng Thị Xuân. Năm Xuân mười lăm tuổi, đang học lớp chín bỗng dưng mất tích. Một bà bán thuốc nam tên là Mã Thị Nhi kể, có thấy Xuân ngồi cùng một đứa con trai lạ trên tàu hỏa, liền đến hỏi thì thằng kia lẩn mất, còn Xuân cứ theo tàu ngược về Hà Nội. Nghe tiếng ông Sửu biết thuật tìm người, anh Téo đến nhờ.
Ông Sửu hỏi ngày tháng năm sinh của Xuân, hỏi nghi đi hướng nào rồi viết vào một tờ giấy (làm lễ cho tìm người thì không cắm dao vào giấy như tìm vật) dặn anh về để dưới bát hương bàn mụ (bàn thờ phụ) cứ mười hai giờ trưa thắp một nén hương, liên tiếp thực hiện trong vòng mười lăm ngày:
- Trừ khi nó vượt biên còn không chỉ nửa tháng anh sẽ nhận được tin, đón được con về.
Quả thực, mười lăm ngày sau, anh Téo nhận được tin một trung tâm nhân đạo ở quận Hoàn Kiếm, Hà Nội báo xuống mà nhận con. Khi về Xuân bị ngơ ngẩn một thời gian rồi mới hồi phục. Anh Téo mang một cái chân giò, mười bò gạo nếp và hai chai bia đến tạ ơn ông Sửu.
Anh Trần Văn Chiến ở làng Đồn, là người có kỷ lục nhờ ông Sửu tới ba lần tìm vật. Anh kể:
- Con trâu đầu tiên bị mất, tôi nhờ ông Sửu tìm, ông chỉ hướng, cuối cùng tìm thấy ở đồng Ruộng xóm Mới. Con trâu thứ hai mất ở cánh đồng Mả Tổ, tìm cả tuần không thấy, ông chỉ hướng, tôi tìm thấy ở bìa rừng. Đến đợt tôi bị người ta lừa mất cái xe máy Dream Thái trị giá hơn năm cây vàng. Tôi tìm đến nhà ông Sửu, ông hỏi bị lừa lúc mấy giờ, thằng lừa đảo nó đi hướng nào, hình dạng nó ra sao, tôi kể chi tiết.
Ông làm lễ rồi bảo:
- Cứ về đi, không mất được xe đâu mà sợ.
Chừng một tháng sau, Công an huyện Lục Ngạn, Bắc Giang, báo tôi sang lấy xe về. Như lời anh công an thì đối tượng lừa đảo khai chiếc xe của tôi, cứ đi được một đoạn lại chết máy, nên nó gửi lại một nhà dân để lừa chiếc khác. Giờ, tuy đã có xe máy mới, nhưng anh Chiến vẫn giữ lại chiếc Dream thủa nào làm kỹ niệm, ai trả giá, gạ mua cũng nhất định không bán.
Ông Lăng Thạch, Bí thư xã Chi Lăng ba năm trước cũng mất con trâu đực, tìm hai ngày không được liền nhờ đến ông Sửu, hai giờ sau thấy trâu ở cánh đồng Ải Mới. Ông Thạch bảo:
- Tôi rất phục cách tìm vật của ông Sửu. Theo tôi nó không phải mê tín bởi ông ấy không lập đền, mở phủ, cũng không đòi hỏi bất cứ tiền nong gì mà toàn làm điều tốt lành cho bà con.
Dương Đình Tường
Thanked by 1 Member:
|
|
#650
Gửi vào 14/06/2013 - 05:07
KỲ BÍ BUÀ YÊU CUẢ NGƯỜI CƠ TU
Đó là một trong những bí mật lớn nhất của đại ngàn Trường Sơn. Nhưng có những câu chuyện của chính những người biết bùa yêu, làm bởi loại cây cỏ lạ lùng có tên Ameer. Một chiều mưa gió trên miền núi cao Tây Giang, Quảng Nam, chúng tôi vô tình được những người già trong thôn Bướp, xã A Tiêng, kể về những câu chuyện bùa yêu của người Cơ Tu từ bao đời nay.
Anh Atin Minh, trưởng thôn Bướp vừa là người dẫn đường, cũng vừa là phiên dịch viên cho chúng tôi, bởi như anh nói:
- Hầu hết người già ở đây đều không biết tiếng Kinh, và cũng chỉ có những người già mới biết bí mật của ngải yêu, chứ người trẻ không ai biết cả.
Dẫn chúng tôi vượt qua mấy con suối nhỏ, len lỏi vào trong vườn rẫy của bà Bhling Thị Bươn, anh Minh vừa đi vừa nói:
- Người Cơ Tu biết nhiều bùa ngải, nhưng chỉ có ngải yêu được nhiều người nghe, chứ ngải độc thì không thể nói cho ai biết được! Bà ở đây biết nhiều ngải lắm đó.
Căn lều chơi vơi giữa rừng chiều sau cơn mưa như buồn hơn, và càng làm cho sự huyễn hoặc tăng thêm, khi chúng tôi vào nhà bà Bhling Thị Son. Cái tuổi bảy mươi phảng phất trên nhan sắc của một con người đã qua biết bao mùa rẫy khắc khổ. Bà ngồi ăn trầu bên bếp lửa, thấy chúng tôi vào bà vội kéo gọn mấy thanh củi cháy dở trong bếp lửa, cho ngọn lửa bùng lên tỏa ấm căn lều.
Bà Bươn cưới được chồng nhờ một cây ngải bí mật ở trong rừng. Qua phiên dịch Atin Minh, bà kể:
- Chỉ cần một lá ngải thôi, mang về lấy nước sương trên lá cây, chà nát lá ngải bằng tay rồi thấm nước, sau đó lén bỏ vào túi áo quần, dưới chỗ nằm, hoặc xát lên người, thế là sẽ yêu cho đến tận lúc chết. Nhưng không được để nó biết, nếu nó biết sẽ phản tác dụng. Mỗi năm lại phải bỏ ngải một lần và không được để người ruột thịt khác giới dính phải ngải thì có tội lắm.
Già Làng Alăng sân, tám mươi lăm tuổi, ở làng Arhôông, xã A Tiêng, Tây Giang, Quảng Nam. cho biết thêm:
- Cây ngải hiện có đến mấy chục loại cùng họ. Trong đó có mấy loại cây có khả năng thông linh giữa con người và tạo hóa, là nguyên liệu chính để người Cơ Tu xưa sử dụng làm bùa yêu, vẫn là điều bí ẩn muôn đời mà chỉ một số ít người biết được. Trước, tại ngôi làng này, có một người đàn bà rất giỏi làm bùa yêu, đó là bà Alăng Thị Ahút chín mươi tuổi, có ba đời chồng, mười con, mười bốn cháu. Bà từng làm ngải yêu cho hơn chục người phụ nữ Cơ Tu ở nhiều làng, mỗi lá ngải yêu được đổi lấy một tấm tút.
Phải mất cả buổi vận động, thuyết phục bằng tất cả sự chân thành, cộng với sự đảm bảo của cán bộ trưởng thôn Atin Minh, bà Bươn mới hé lộ bí mật về cây ngải nuôi trong rừng của bà. Với lấy đồ nghề đi rừng, bà bước xuống cầu thang và nói với anh Atin Minh mấy câu bằng tiếng Cơ Tu, chỉ thấy anh Minh gật đầu rồi dặn chúng tôi không được đi theo.
Khoảng một giờ sau, bà Bươn trở về và trên tay chỉ một có một bụi cây không thân, lá màu xanh hình bản kiếm dài vài tấc, có củ nhỏ giống như loài địa lan. Chúng tôi săm soi xem liệu đó có phải là cây ngải yêu của bà Bươn không. Anh Minh nói nhỏ:
- Chỉ có mình bà Bươn là biết loài cây này sống ở đây, ngoài ra không ai biết cả.
Chúng tôi muốn xin bà một lá để mang về nhờ người tìm hiểu, nhưng nhìn cái cách mà bà phản ứng bằng tiếng Cơ Tu với anh phiên dịch, chúng tôi hiểu mình không được phép làm điều gì đó thất lễ. Bà Bươn cho biết, trong làng có một người được bà cho ngải, đã lấy được người chồng như ý mình là chị A Rất Thị Bình. Chị Bình hơn bốn mươi tuổi, đã có ba đứa con. Chị Bình kể lúc mới mười sáu tuổi, chị bắt chồng, nhưng chưa kịp thì chồng chị ngã núi chết trong một lần đi săn.
Dùng ngải của bà Bươn cho, chị cưới được người chồng thứ hai. Cách bỏ ngải của bà Bươn cũng đơn giản, chỉ xoa ngải lên tay và lưng đối tượng. Chị Bình còn kể, những năm sau giải phóng, trước cảnh mấy thầy cô giáo người Kinh tình nguyện lên đây dạy chữ cho đồng bào mà quên cả tuổi xuân, nên nhiều năm không ai dám cưới, bà Bươn đã cho ngải để họ về xuôi tìm được vợ, chồng...
Theo các nhà khoa học, các loại thảo dược được đồng bào nuôi trồng, chăm sóc, bào chế và sử dụng theo phương pháp bí truyền, trở thành các loại ngải độc hại người hoặc ngải thuốc cứu người. Râu cọp là một loại ngải cực độc. Lá ngón cũng vậy, chính là cây đoạn trường thảo. Nhân sâm Ngọc Linh nổi tiếng vốn được phát hiện từ loại ngải được đồng bào gọi là cây thuốc giấu.
Riêng cây ngải yêu lại là một loại ngải đặc biệt. Còn công dụng yêu, là do nó có chứa chất kích thích, có hương liệu, khi bào chế, sử dụng với các thủ thuật đặc biệt sẽ để lại thèm muốn khó quên, khó cưỡng lại. Ngoài yếu tố tâm linh truyền thống tồn tại ở các tộc người còn khá gần với tự nhiên nguyên thuỷ, thì ngải vẫn giải thích được bằng khoa học. Đó đều là cây thảo dược.
Bùa ngải chỉ là xúc tác ban đầu nối kết hai người, còn về sau, thì như quy luật hôn nhân gia đình, sự gần gũi sẽ kết dính thành tình nghĩa, thành hạnh phúc, lúc đó đâu cần đến loại ngải kia.
Tiến sỹ Văn hóa Trần Tấn Vịnh cho biết:
- Chỉ đáng tiếc, việc nghiên cứu khoa học để khai thác nguồn thảo dược quý hiếm, bí truyền của đồng bào dân tộc các khu vực trên vẫn chưa được thực hiện bởi các nhà dược học và dân tộc học. Nếu được, đó sẽ là một nguồn tài sản vô giá!
BeeNet
Đó là một trong những bí mật lớn nhất của đại ngàn Trường Sơn. Nhưng có những câu chuyện của chính những người biết bùa yêu, làm bởi loại cây cỏ lạ lùng có tên Ameer. Một chiều mưa gió trên miền núi cao Tây Giang, Quảng Nam, chúng tôi vô tình được những người già trong thôn Bướp, xã A Tiêng, kể về những câu chuyện bùa yêu của người Cơ Tu từ bao đời nay.
Anh Atin Minh, trưởng thôn Bướp vừa là người dẫn đường, cũng vừa là phiên dịch viên cho chúng tôi, bởi như anh nói:
- Hầu hết người già ở đây đều không biết tiếng Kinh, và cũng chỉ có những người già mới biết bí mật của ngải yêu, chứ người trẻ không ai biết cả.
Dẫn chúng tôi vượt qua mấy con suối nhỏ, len lỏi vào trong vườn rẫy của bà Bhling Thị Bươn, anh Minh vừa đi vừa nói:
- Người Cơ Tu biết nhiều bùa ngải, nhưng chỉ có ngải yêu được nhiều người nghe, chứ ngải độc thì không thể nói cho ai biết được! Bà ở đây biết nhiều ngải lắm đó.
Căn lều chơi vơi giữa rừng chiều sau cơn mưa như buồn hơn, và càng làm cho sự huyễn hoặc tăng thêm, khi chúng tôi vào nhà bà Bhling Thị Son. Cái tuổi bảy mươi phảng phất trên nhan sắc của một con người đã qua biết bao mùa rẫy khắc khổ. Bà ngồi ăn trầu bên bếp lửa, thấy chúng tôi vào bà vội kéo gọn mấy thanh củi cháy dở trong bếp lửa, cho ngọn lửa bùng lên tỏa ấm căn lều.
Bà Bươn cưới được chồng nhờ một cây ngải bí mật ở trong rừng. Qua phiên dịch Atin Minh, bà kể:
- Chỉ cần một lá ngải thôi, mang về lấy nước sương trên lá cây, chà nát lá ngải bằng tay rồi thấm nước, sau đó lén bỏ vào túi áo quần, dưới chỗ nằm, hoặc xát lên người, thế là sẽ yêu cho đến tận lúc chết. Nhưng không được để nó biết, nếu nó biết sẽ phản tác dụng. Mỗi năm lại phải bỏ ngải một lần và không được để người ruột thịt khác giới dính phải ngải thì có tội lắm.
Già Làng Alăng sân, tám mươi lăm tuổi, ở làng Arhôông, xã A Tiêng, Tây Giang, Quảng Nam. cho biết thêm:
- Cây ngải hiện có đến mấy chục loại cùng họ. Trong đó có mấy loại cây có khả năng thông linh giữa con người và tạo hóa, là nguyên liệu chính để người Cơ Tu xưa sử dụng làm bùa yêu, vẫn là điều bí ẩn muôn đời mà chỉ một số ít người biết được. Trước, tại ngôi làng này, có một người đàn bà rất giỏi làm bùa yêu, đó là bà Alăng Thị Ahút chín mươi tuổi, có ba đời chồng, mười con, mười bốn cháu. Bà từng làm ngải yêu cho hơn chục người phụ nữ Cơ Tu ở nhiều làng, mỗi lá ngải yêu được đổi lấy một tấm tút.
Phải mất cả buổi vận động, thuyết phục bằng tất cả sự chân thành, cộng với sự đảm bảo của cán bộ trưởng thôn Atin Minh, bà Bươn mới hé lộ bí mật về cây ngải nuôi trong rừng của bà. Với lấy đồ nghề đi rừng, bà bước xuống cầu thang và nói với anh Atin Minh mấy câu bằng tiếng Cơ Tu, chỉ thấy anh Minh gật đầu rồi dặn chúng tôi không được đi theo.
Khoảng một giờ sau, bà Bươn trở về và trên tay chỉ một có một bụi cây không thân, lá màu xanh hình bản kiếm dài vài tấc, có củ nhỏ giống như loài địa lan. Chúng tôi săm soi xem liệu đó có phải là cây ngải yêu của bà Bươn không. Anh Minh nói nhỏ:
- Chỉ có mình bà Bươn là biết loài cây này sống ở đây, ngoài ra không ai biết cả.
Chúng tôi muốn xin bà một lá để mang về nhờ người tìm hiểu, nhưng nhìn cái cách mà bà phản ứng bằng tiếng Cơ Tu với anh phiên dịch, chúng tôi hiểu mình không được phép làm điều gì đó thất lễ. Bà Bươn cho biết, trong làng có một người được bà cho ngải, đã lấy được người chồng như ý mình là chị A Rất Thị Bình. Chị Bình hơn bốn mươi tuổi, đã có ba đứa con. Chị Bình kể lúc mới mười sáu tuổi, chị bắt chồng, nhưng chưa kịp thì chồng chị ngã núi chết trong một lần đi săn.
Dùng ngải của bà Bươn cho, chị cưới được người chồng thứ hai. Cách bỏ ngải của bà Bươn cũng đơn giản, chỉ xoa ngải lên tay và lưng đối tượng. Chị Bình còn kể, những năm sau giải phóng, trước cảnh mấy thầy cô giáo người Kinh tình nguyện lên đây dạy chữ cho đồng bào mà quên cả tuổi xuân, nên nhiều năm không ai dám cưới, bà Bươn đã cho ngải để họ về xuôi tìm được vợ, chồng...
Theo các nhà khoa học, các loại thảo dược được đồng bào nuôi trồng, chăm sóc, bào chế và sử dụng theo phương pháp bí truyền, trở thành các loại ngải độc hại người hoặc ngải thuốc cứu người. Râu cọp là một loại ngải cực độc. Lá ngón cũng vậy, chính là cây đoạn trường thảo. Nhân sâm Ngọc Linh nổi tiếng vốn được phát hiện từ loại ngải được đồng bào gọi là cây thuốc giấu.
Riêng cây ngải yêu lại là một loại ngải đặc biệt. Còn công dụng yêu, là do nó có chứa chất kích thích, có hương liệu, khi bào chế, sử dụng với các thủ thuật đặc biệt sẽ để lại thèm muốn khó quên, khó cưỡng lại. Ngoài yếu tố tâm linh truyền thống tồn tại ở các tộc người còn khá gần với tự nhiên nguyên thuỷ, thì ngải vẫn giải thích được bằng khoa học. Đó đều là cây thảo dược.
Bùa ngải chỉ là xúc tác ban đầu nối kết hai người, còn về sau, thì như quy luật hôn nhân gia đình, sự gần gũi sẽ kết dính thành tình nghĩa, thành hạnh phúc, lúc đó đâu cần đến loại ngải kia.
Tiến sỹ Văn hóa Trần Tấn Vịnh cho biết:
- Chỉ đáng tiếc, việc nghiên cứu khoa học để khai thác nguồn thảo dược quý hiếm, bí truyền của đồng bào dân tộc các khu vực trên vẫn chưa được thực hiện bởi các nhà dược học và dân tộc học. Nếu được, đó sẽ là một nguồn tài sản vô giá!
BeeNet
Thanked by 1 Member:
|
|
#651
Gửi vào 14/06/2013 - 05:30
GẶP MA THẬT
Tôi kể chuyện ma thật cho mọi người nghe nhé! Chuyện xảy ra cách đây hơn mười năm, vào một đêm trăng sáng...
Nhà tôi nằm trong môt con xóm nhỏ, thôn quê miền Nam. Nhà lá đơn sơ, phía trước nhà là con rạch, còn lại ba bề là vườn ruộng bát ngát... Vào thờì cách đây hơn mười năm thì làm gì có điện, nên vẫn phải dùng đèn dầu và để tiết kiệm thì lúc đi ngủ vặn đèn thật nhỏ, hoặc tắt đèn đi.
Đêm đó tôi trải đệm ngủ dưới đất vì nhà không đủ giường để ngủ. Giữa khuya, tôi giật mình thức giấc và không hiểu sao người rất tỉnh táo. Tôi nằm trong tư thế nghiêng qua một bên. Trong nhà đèn đã tắt nên rất tối, còn bên ngoài thì trăng tròn vành vạnh đang chiếu trên đỉnh đầu. Vì là nhà lá nên ánh sáng có thể lọt qua các khe hở chiếu vào nhà. Đêm rất yên ả...
Bỗng dưng tôi nhận ra một điều lạ... là có ai đó đang đứng ngay bên ngoài mùng, tôi nằm nghiêng nên chỉ nhìn thấy phần chân thôi, và nhận ra người đó mặc áo dài... Tôi rất lấy làm lạ và theo phản xạ tự nhiên thì nhìn từ từ từ chân lên phần trên... và... tôi nhìn thấy rất rõ người đứng ngay trước vách mùng mình là một người con gái.
Trong bóng tối gương mặt cô ta toả sáng như con dời, tóc dài khỏi thắt lưng, để xoã loà xoà trước mặt và đang nhìn chằm chằm vào tôi, vừa nhìn vừa lắc qua lắc lại nhè nhẹ, nhè nhẹ... (con dời: một loại côn trùng có khả năng phát sáng rất mạnh trong bóng tối. Nó hay bám vào vách mùng).
Lúc này tôi vẫn chưa kịp hiểu ra là mình đang gặp ma, nên vẫn chưa cảm thấy sợ hay hét toáng lên, bù lại tôi rất tỉnh táo kêu khá to:
- Mẹ ơi, có ai đang đứng trước mùng con nè.
Hình như tôi kêu hai lần thì mẹ tôi mới nghe, và mẹ tôi lại kêu cha của tôi:
- Ông ơi, con nó kêu cái gì kìa ông, có ai đứng trước mùng nó kìa.
Cha tôi lập tức chạy nhanh đến bên tôi, tôi nói:
- Có người đang đứng trước mùng con kìa.
Cha tôi nhìn theo hướng tay tôi đang chỉ nhưng lại không nhìn thấy ai cả! Cha tôi mới bảo:
- Đâu con vén mùng lên coi.
Tôi làm theo, khi vén mùng lên thì bóng ma biến mất vào cửa ngay bên cạnh.. Xong bật đèn lên, lúc đó tôi mới bắt đầu biết sợ, nhớ lại và sợ... Từ lúc đó đến sáng tôi không tài nào ngủ được, mặt dù đã vào ngủ chung với mẹ.
Ngay phía sau nhà tôi có một cái mả của một cô gái chết năm mười tám tuổi, vì bênh, chết cách đó vài năm gì đó. Thỉnh thoảng tụi tôi, tôi và mấy đứa nhóc hàng xóm, cũng hay đi ngang qua đó và cũng kháo nhau về cô gái đó, cô gái tên là Trang, cô con gái cưng của một gia đình giàu có.
Chuyện này xảy ra vào năm tôi học lớp chín. Mãi về sau tôi vẫn không tài nào quên được những việc mà tôi đã trải qua đêm hôm đó. Sau sự việc này tôi tin rằng có tồn tại một thế giới khác song song với thế giới thực mà mình đang sống.
Mstu
Tôi kể chuyện ma thật cho mọi người nghe nhé! Chuyện xảy ra cách đây hơn mười năm, vào một đêm trăng sáng...
Nhà tôi nằm trong môt con xóm nhỏ, thôn quê miền Nam. Nhà lá đơn sơ, phía trước nhà là con rạch, còn lại ba bề là vườn ruộng bát ngát... Vào thờì cách đây hơn mười năm thì làm gì có điện, nên vẫn phải dùng đèn dầu và để tiết kiệm thì lúc đi ngủ vặn đèn thật nhỏ, hoặc tắt đèn đi.
Đêm đó tôi trải đệm ngủ dưới đất vì nhà không đủ giường để ngủ. Giữa khuya, tôi giật mình thức giấc và không hiểu sao người rất tỉnh táo. Tôi nằm trong tư thế nghiêng qua một bên. Trong nhà đèn đã tắt nên rất tối, còn bên ngoài thì trăng tròn vành vạnh đang chiếu trên đỉnh đầu. Vì là nhà lá nên ánh sáng có thể lọt qua các khe hở chiếu vào nhà. Đêm rất yên ả...
Bỗng dưng tôi nhận ra một điều lạ... là có ai đó đang đứng ngay bên ngoài mùng, tôi nằm nghiêng nên chỉ nhìn thấy phần chân thôi, và nhận ra người đó mặc áo dài... Tôi rất lấy làm lạ và theo phản xạ tự nhiên thì nhìn từ từ từ chân lên phần trên... và... tôi nhìn thấy rất rõ người đứng ngay trước vách mùng mình là một người con gái.
Trong bóng tối gương mặt cô ta toả sáng như con dời, tóc dài khỏi thắt lưng, để xoã loà xoà trước mặt và đang nhìn chằm chằm vào tôi, vừa nhìn vừa lắc qua lắc lại nhè nhẹ, nhè nhẹ... (con dời: một loại côn trùng có khả năng phát sáng rất mạnh trong bóng tối. Nó hay bám vào vách mùng).
Lúc này tôi vẫn chưa kịp hiểu ra là mình đang gặp ma, nên vẫn chưa cảm thấy sợ hay hét toáng lên, bù lại tôi rất tỉnh táo kêu khá to:
- Mẹ ơi, có ai đang đứng trước mùng con nè.
Hình như tôi kêu hai lần thì mẹ tôi mới nghe, và mẹ tôi lại kêu cha của tôi:
- Ông ơi, con nó kêu cái gì kìa ông, có ai đứng trước mùng nó kìa.
Cha tôi lập tức chạy nhanh đến bên tôi, tôi nói:
- Có người đang đứng trước mùng con kìa.
Cha tôi nhìn theo hướng tay tôi đang chỉ nhưng lại không nhìn thấy ai cả! Cha tôi mới bảo:
- Đâu con vén mùng lên coi.
Tôi làm theo, khi vén mùng lên thì bóng ma biến mất vào cửa ngay bên cạnh.. Xong bật đèn lên, lúc đó tôi mới bắt đầu biết sợ, nhớ lại và sợ... Từ lúc đó đến sáng tôi không tài nào ngủ được, mặt dù đã vào ngủ chung với mẹ.
Ngay phía sau nhà tôi có một cái mả của một cô gái chết năm mười tám tuổi, vì bênh, chết cách đó vài năm gì đó. Thỉnh thoảng tụi tôi, tôi và mấy đứa nhóc hàng xóm, cũng hay đi ngang qua đó và cũng kháo nhau về cô gái đó, cô gái tên là Trang, cô con gái cưng của một gia đình giàu có.
Chuyện này xảy ra vào năm tôi học lớp chín. Mãi về sau tôi vẫn không tài nào quên được những việc mà tôi đã trải qua đêm hôm đó. Sau sự việc này tôi tin rằng có tồn tại một thế giới khác song song với thế giới thực mà mình đang sống.
Mstu
Thanked by 1 Member:
|
|
#652
Gửi vào 14/06/2013 - 05:45
NHẬP HỒN: CHUYỆN KHÓ GIẢI THÍCH
Những việc tôi kể hoàn toàn là người thật việc thật, nhưng xin được không nêu tên thật ở đây.
Mọi người có bao giờ nghe nói về chuyện nhập hồn chưa? Tức là hồn người chết sẽ nhập vào người đang còn sống để nói chuyện với những người đang sống. Không biết khoa học có giải thích về vấn đề này như thế nào, có thể là những vấn đề về thần kinh...Tôi thì hoàn toàn không biết.
Cách đây không lâu, khoảng ba năm thì phải, một chuyện thảm thương đã xảy đến với một gia đình trong xóm của tôi. Một buổi chiều, sau trận mưa rất to và có nhiều gió lớn, vườn xoài của bà A. chắc là cũng có khá nhiều xoài rụng trên mặt đất, hoặc rơi xuống ao.
Bà A. sống độc thân, có khu vườn khá rộng, trồng nhiều loại cây ăn quả như xoài, cam. Vườn của bà mùa cây gì thì cũng có hoa quả xum xuê, cam thì trái to và nhiều, trái chùm chùm là đà trên mặt đất. Vườn xoài của bà cũng vậy, cây cao to, trái rất nhiều.
Hai vợ chồng ông bà B. cùng hai đứa con lớn đi ruộng về ngang qua khu vườn xoài của bà A., thấy trong vườn có mấy quả xoài rụng ngon quá, nên mới chui qua hàng rào vào lượm. Khi ông B. bước vào vũng nước to trên mặt đất thì tự dưng bị giật té người. Thì ra là trong vườn bà A. có giăng mấy sợi dây điện, mục đích làm gì thì người ta cũng không biết nữa, có người thì nói là bà giăng để chạy máy bơm nước, nói chung là cũng không rõ.
Không may vì trời giông gió lớn quá nên dây điện bị đứt đi, và một đầu dây rơi vào vũng nước, làm cho ông B bị giật. Thấy chồng bị điện giật thì bà B. lại nhảy lại kéo ông chồng ra khỏi vũng nước, nhưng vừa nắm tay ông thì lại bị giật tiếp. Rồi đến đứa con gái lớn cũng kéo tay mẹ ra, nhưng mọi người biết rồi, làm gì mà kéo được! Điện truyền qua người và cuối cùng thì cả ba chết cứng đờ.
Đứa con trai kế không biết sao không dám kéo mấy người kia ra nên còn sống. Ba cái quan tài để trong nhà, mấy đứa con nhỏ khóc bù lu bù loa trông thật thảm thương. Thời gian cũng qua đi, đứa con trai lớn tên N. mới lấy vợ. Vì còn khá nhỏ tuổi, chắc khoảng mười tám, nên suy nghĩ còn rất con nít, N. không biết lo lắng cho các em mình gì cả. Hàng xóm góp ý rất nhiều nhưng cũng không được gì.
Mợ Ba của N. sống ngay cạnh nhà tự dưng hôm đó có thái độ rất kỳ lạ sau mấy ngày bị cảm. Và rồi, bất thình lình, mợ ba khóc lóc than thở, kêu trời than khổ... Thấy chuyện lạ như vậy hàng xóm mới kéo lại, và sau một lúc thì mới biết là mẹ của N. nhập hồn vào mợ ba.
Giọng nói của mợ ba lúc này giống y giọng nói của mẹ N. Bà nói vanh vách mọi chuyện không sai thứ gì. Bà than khổ vì thấy các con bà quá khổ mà không giúp được gì. Bà kêu các con sang để nói chuyện với chúng nó, dặn dò đủ thứ. Bà còn bảo từ lúc chết bà, chồng và đứa con gái vẫn lãng vãng ở gốc cây xoài, và nhiều khi về ngồi bên hông nhà...
Chuyện mẹ N. nhập vào mợ ba làm cho mợ ba rất mệt mỏi. Cậu ba của N. mới tìm thầy pháp để chữa. Thầy pháp cho mợ ba đeo một dây bùa vào cổ thì mẹ N. không nhập vào được nữa, nhưng đêm khuya mợ ba giẫy giụa rất dữ dội, than là người nóng như lửa đốt, và có ai nhưng đang đè mợ ba. Hễ mở dây bùa ra để mẹ N nhập vào thì không sao cả.
Sau một thời gian, sức khoẻ mợ ba giảm sút nhiều. Sau đó cậu ba mới đi lên chùa cầu nguyện khấn vái để linh hồn ba mẹ N. được siêu thoát mà không về phá nữa. Chuyện tiếp theo như thế nào tôi không được rõ, vì lúc này tôi đã đi xa.
mstu
Những việc tôi kể hoàn toàn là người thật việc thật, nhưng xin được không nêu tên thật ở đây.
Mọi người có bao giờ nghe nói về chuyện nhập hồn chưa? Tức là hồn người chết sẽ nhập vào người đang còn sống để nói chuyện với những người đang sống. Không biết khoa học có giải thích về vấn đề này như thế nào, có thể là những vấn đề về thần kinh...Tôi thì hoàn toàn không biết.
Cách đây không lâu, khoảng ba năm thì phải, một chuyện thảm thương đã xảy đến với một gia đình trong xóm của tôi. Một buổi chiều, sau trận mưa rất to và có nhiều gió lớn, vườn xoài của bà A. chắc là cũng có khá nhiều xoài rụng trên mặt đất, hoặc rơi xuống ao.
Bà A. sống độc thân, có khu vườn khá rộng, trồng nhiều loại cây ăn quả như xoài, cam. Vườn của bà mùa cây gì thì cũng có hoa quả xum xuê, cam thì trái to và nhiều, trái chùm chùm là đà trên mặt đất. Vườn xoài của bà cũng vậy, cây cao to, trái rất nhiều.
Hai vợ chồng ông bà B. cùng hai đứa con lớn đi ruộng về ngang qua khu vườn xoài của bà A., thấy trong vườn có mấy quả xoài rụng ngon quá, nên mới chui qua hàng rào vào lượm. Khi ông B. bước vào vũng nước to trên mặt đất thì tự dưng bị giật té người. Thì ra là trong vườn bà A. có giăng mấy sợi dây điện, mục đích làm gì thì người ta cũng không biết nữa, có người thì nói là bà giăng để chạy máy bơm nước, nói chung là cũng không rõ.
Không may vì trời giông gió lớn quá nên dây điện bị đứt đi, và một đầu dây rơi vào vũng nước, làm cho ông B bị giật. Thấy chồng bị điện giật thì bà B. lại nhảy lại kéo ông chồng ra khỏi vũng nước, nhưng vừa nắm tay ông thì lại bị giật tiếp. Rồi đến đứa con gái lớn cũng kéo tay mẹ ra, nhưng mọi người biết rồi, làm gì mà kéo được! Điện truyền qua người và cuối cùng thì cả ba chết cứng đờ.
Đứa con trai kế không biết sao không dám kéo mấy người kia ra nên còn sống. Ba cái quan tài để trong nhà, mấy đứa con nhỏ khóc bù lu bù loa trông thật thảm thương. Thời gian cũng qua đi, đứa con trai lớn tên N. mới lấy vợ. Vì còn khá nhỏ tuổi, chắc khoảng mười tám, nên suy nghĩ còn rất con nít, N. không biết lo lắng cho các em mình gì cả. Hàng xóm góp ý rất nhiều nhưng cũng không được gì.
Mợ Ba của N. sống ngay cạnh nhà tự dưng hôm đó có thái độ rất kỳ lạ sau mấy ngày bị cảm. Và rồi, bất thình lình, mợ ba khóc lóc than thở, kêu trời than khổ... Thấy chuyện lạ như vậy hàng xóm mới kéo lại, và sau một lúc thì mới biết là mẹ của N. nhập hồn vào mợ ba.
Giọng nói của mợ ba lúc này giống y giọng nói của mẹ N. Bà nói vanh vách mọi chuyện không sai thứ gì. Bà than khổ vì thấy các con bà quá khổ mà không giúp được gì. Bà kêu các con sang để nói chuyện với chúng nó, dặn dò đủ thứ. Bà còn bảo từ lúc chết bà, chồng và đứa con gái vẫn lãng vãng ở gốc cây xoài, và nhiều khi về ngồi bên hông nhà...
Chuyện mẹ N. nhập vào mợ ba làm cho mợ ba rất mệt mỏi. Cậu ba của N. mới tìm thầy pháp để chữa. Thầy pháp cho mợ ba đeo một dây bùa vào cổ thì mẹ N. không nhập vào được nữa, nhưng đêm khuya mợ ba giẫy giụa rất dữ dội, than là người nóng như lửa đốt, và có ai nhưng đang đè mợ ba. Hễ mở dây bùa ra để mẹ N nhập vào thì không sao cả.
Sau một thời gian, sức khoẻ mợ ba giảm sút nhiều. Sau đó cậu ba mới đi lên chùa cầu nguyện khấn vái để linh hồn ba mẹ N. được siêu thoát mà không về phá nữa. Chuyện tiếp theo như thế nào tôi không được rõ, vì lúc này tôi đã đi xa.
mstu
Thanked by 1 Member:
|
|
#653
Gửi vào 15/06/2013 - 12:02
BA LẦN THOÁT CHẾT NHỜ NGƯỜI ÂM CỨU MẠNG
- Tôi đã sống với “họ” hàng chục năm nay, gắn bó như người thân ruột thịt. Tôi lập bàn thờ, chọn ngày rằm tháng bảy trong năm làm đám giỗ cho những vong hồn vô chủ, vì thế ai cũng bảo tôi bị ma ám, làm bậy. Nhưng nếu nghe câu chuyện của tôi thì mới biết, được sống cùng với “họ”, tôi đã may mắn đến thế nào. Ông Nguyễn Nhật Tân ở Quan Hoa quận Cầu Giấy, Hà Nội tâm sự.
Cuối chiều, khi ánh nắng mặt trời tắt lịm, ngôi nhà ba tầng hiện lên với vẻ trơ trọi, huyền bí giữa những nắm mồ đất cọc cằn. Thành phố lên đèn, nhiều gia đình sống gần khu nghĩa địa đã cửa đóng then cài, mọi hoạt động đều bó hẹp sau những cánh cửa sắt kiên cố. Chỉ duy nhất có ngôi nhà ba tầng nói trên của gia đình ông Nguyễn Nhật Tân là vẫn mở cửa như đợi chờ một ai đó.
Ông Tân cho biết đã nhiều lần nhìn thấy “hồn ma” xuất hiện trong nhà, họ ăn uống và cười nói với nhau chẳng khác gì người sống. Ban đầu, ông cho rằng mình bị hoa mắt không tin, nhưng một lần vào nhà bếp phát hiện bóng người phụ nữ có mái tóc dài, khiến ông hoảng hồn thét lên thất thanh. Khi các thành viên trong gia đình chạy đến thì chẳng thấy gì ngoài những vụn cơm, thức ăn vương vãi đầy sàn.
Nhưng chuyện không dừng lại ở đó, đến nửa đêm ông bỗng mơ giấc mơ kỳ lạ:
- người phụ nữ bắt tôi trả lại nhà đất, rằng tôi là kẻ khiến cô tan cửa nát nhà. Sau đó thì ngồi khóc thảm thiết bởi “nhà” của cô bị chôn lấp ở dưới nền móng ngôi nhà, không được hương khói nên trở thành ma đói nhiều năm nay rồi.
Ông bảo vốn không tin vào chuyện ma mãnh, nhưng khi vong hồn cứ liên tục tìm về than khóc và để trấn an vợ con, ông mời thầy cúng về gọi “hồn”. Hợp vong hợp vía, thầy chưa dứt lời thì “hồn” cô gái đã ứng ngay. Cô ý bảo thấy rất “ưa” số vận tôi, muốn được tôi lập bát hương thờ, nếu tôi làm đúng như lời cô ấy nói thì chẳng những cô ấy không quấy nhiễu, mà còn hết lòng phù hộ.
Nhưng với bản tính vô thần, và chẳng hề biết gì về nhau, nên ông cho rằng việc bốc bát hương thờ cúng rất vô lý. Anh em họ hàng biết chuyện cũng bàn ra tán vào, đồng tình với quan điểm không “nhân nhượng” với “hồn ma” nữ của ông.
Bà Hòa, hàng xóm của gia đình ông Tân khi đó cho rằng:
- Thuận theo cô, bốc bát hương thì cô ám mãi chẳng buông. Xua đi còn chẳng được, ai dại gì mà làm theo.
Nhưng theo ông Tân, sau khi không đáp ứng nguyện vọng của “hồn ma” đó, gia đình ông gặp phải nhiều biến cố bất thường, những hiện tượng kỳ bí mà đến giờ vẫn chưa thể giải thích được. Đó là vào những đêm trăng, gia đình đều nghe thấy tiếng khóc lóc ai oán, tiếng kêu than đói rét vọng về từ cõi xa xăm nào đó.
Về sau không chỉ ông mà lần lượt vợ con, người thì mơ thấy người phụ nữ áo quần tả tơi đói rách cứ vật vờ trước ngõ, người thì bảo cứ thấy ánh mắt hằn học oán trách nhìn từ cửa sổ, thậm chí có hôm ông còn bị cô nắm tay lôi đi, miệng không ngừng lẩm bẩm “trả nhà cho tôi”...
Vợ ông vì quá lo lắng nên đã mời pháp sư về làm bùa trấn yểm, nhưng cũng không ăn thua, nhiều người cho rằng “hồn ma” vô chủ đó đã thành tinh nên không ai bắt được. Cực chẳng đã, nhớ lại những lời cô gái nói ông bàn bạc gia đình chọn ngày hoàng đạo, mời thầy có tiếng lập bàn thờ, bốc bát hương riêng thờ cúng cho người phụ nữ xấu số đó. Ông bảo, sau khi có “nhà mới” cô ấy không quấy nữa, thậm chí còn “cảm kích” trước thành tâm của gia đình ông.
Những người sống gần khu vực nghĩa trang phường Quan Hoa cho hay, trước đây căn nhà này đã trải qua rất nhiều đời chủ. Nhiều người đến đây đều không ở được, có gia đình còn bị tan gia bại sản, con chết, chồng đi tù, rất thương tâm. Đặc biệt hàng đêm họ còn nghe thấy những tiếng khóc, tiếng cười của thế giới người âm vọng về, quá hoảng sợ, họ phải chuyển đi. Từ đó ngôi nhà bị đồn thổi là “quỷ ám” nên chẳng có ai dám bén mảng tới.
Khi ông Tân hỏi mua khu nhà này, ai biết chuyện cũng cho rằng ông gàn dở, có vấn đề về thần kinh. Nhưng với người được xem là “cứng” bóng vía, ít tin những chuyện mê tín ông chỉ nghĩ đơn giản “mình không làm hại họ, họ cũng chẳng báo oán mình” nên đã quyết định mua căn nhà, chuyển cả gia đình về sinh sống.
Ngoại trừ lần bị “vong” “đòi nhà” vì phần mộ bị người chủ trước vùi lấp, ông bảo sau lần lập bát hương cúng bái tử tế, thì gia đình ông chưa bao giờ gặp phải tai ương nào hết. Thậm chí ông còn cười xòa:
- Nhờ sống hòa hợp dưới một mái nhà mà gia đình tôi còn được người âm “độ” mạng báo mộng kịp thời nhiều lần mà thoát chết, thoát nạn.
Ông còn nhớ rõ năm 2004, khi gia đình chuẩn bị có chuyến hành hương về quê ngoại Bình Định ăn tết, thì ngay buổi tối trước hôm xuất phát, ông nằm mơ thấy một thiếu phụ buông lời can ngăn, khuyên ông không nên khởi hành vào chuyến xe lúc năm giờ sáng.
Ban đầu ông Tân không tin lắm nên cho đó là chuyện mộng mị vớ vẩn. Nhưng trước giờ xuất phát đột nhiên đứa cháu nội đau bụng dữ dội, cả nhà vội đưa cháu vào bệnh viện, nhưng kỳ lạ là bác sĩ không chuẩn đoán đuợc cháu đau vì nguyên nhân gì. Ông đem giấc mơ kể lại cho người thân trong gia đình nghe. Khi đó có người tin, người không, nhưng vì nhiều sự việc bất thường xảy ra, nên gia đình quyết định không đi nữa.
Thế rồi, ngay buổi chiều hôm đó chúng tôi đọc báo, thì thấy có vụ tai nạn thảm khốc ở Hà Tĩnh, chiếc xe tai nạn lại là chiếc xe mà cả gia đình tôi định về quê. Sau vụ đó tôi và người nhà mới tin vong hồn báo mộng là có thật, cũng may có sự can ngăn kịp thời, nếu không gia đình tôi cũng là nạn nhân xấu xố trong vụ tai nạn nghiêm trọng đó.
Sau lần chết hụt may may mắn, gia đình ông Tân nhờ thầy cúng về nhà làm lễ tạ ơn và lập bàn thờ kiên cố hơn. Biết chuyện, nhiều người hàng xóm đã đến can ngăn, cho rằng gia đình ông làm vậy oan hồn sẽ đeo bám không tha. Nhưng ông Tân nghĩ, “vong hồn” đã cứu mạng ông thì không thể hại người được. Thế nhưng cũng từ đó, hàng xóm láng giềng bắt đầu xì xào bàn tán cho rằng gia đình ông thờ “ma xó” hại người. Họ gọi ngôi nhà của ông là “ngôi nhà ma”.
Cũng theo ông Tân thì đó không phải là lần duy nhất gia đình ông may mắn thoát nạn, lần khác nhờ “vong hồn” báo mộng mà con trai ông tránh được một tai kiếp. Khi đó con ông Tân là Nguyễn Nhật Nam, được bạn bè trong xóm rủ đi dã ngoại trên Tây Bắc trước kỳ thi đại học 2010.
- Cách hôm nó lên đường một tối, tôi lại nằm mơ thấy có một cụ râu tóc bạc phơ đội nón lá, tay chống gậy ba toong chỉ thẳng vào mặt tôi rồi nói:
- Ngày mai đừng có cho thằng Nam đi đâu.
Nói đến đấy thì tôi giật mình thức giấc, người ướt đẫm mồ hôi. Để đảm bảo an toàn, tôi quyết định không cho con đi nữa. Thằng bé đã phản ứng quyết liệt cho rằng tôi mê tín, dị đoan, không phù hợp với cuộc sống hiện đại. Nhưng ngay ngày hôm sau, con tôi nhận được hung tin, nhóm bạn của nó gặp nạn ở Sơn La, tất cả đều bị thương, nhiều đứa đã không kịp thi đại học năm đó.
Ông khẳng định việc bốc bát hương thờ những “hồn ma” một phần do được các “hồn ma” yêu cầu(?), một mặt do không muốn họ bị cô quạnh. Nhưng cũng từ ngày đó gia đình ông hứng chịu điều tiếng thờ “ma xó” hại người. Ông Tân cho rằng mình thờ cúng xuất phát từ lòng thành không ảnh hưởng đến ai, cũng không vi phạm pháp luật thì không phạm pháp.
Nhưng đối với người dân sống xung quanh, thì việc gia đình ông sống lâu trong ngôi nhà “ma quái” đó, là một chuyện lạ hiếm có. Họ nghĩ rằng, tai ương không giáng xuống gia đình ông, thì sẽ đẩy sang những gia đình sống liền kề. Nhưng có lẽ chỉ những người trong cuộc mới hiểu, thế giới giữa người dương và âm có rất nhiều điều khó lý giải.
Hải Thần
- Tôi đã sống với “họ” hàng chục năm nay, gắn bó như người thân ruột thịt. Tôi lập bàn thờ, chọn ngày rằm tháng bảy trong năm làm đám giỗ cho những vong hồn vô chủ, vì thế ai cũng bảo tôi bị ma ám, làm bậy. Nhưng nếu nghe câu chuyện của tôi thì mới biết, được sống cùng với “họ”, tôi đã may mắn đến thế nào. Ông Nguyễn Nhật Tân ở Quan Hoa quận Cầu Giấy, Hà Nội tâm sự.
Cuối chiều, khi ánh nắng mặt trời tắt lịm, ngôi nhà ba tầng hiện lên với vẻ trơ trọi, huyền bí giữa những nắm mồ đất cọc cằn. Thành phố lên đèn, nhiều gia đình sống gần khu nghĩa địa đã cửa đóng then cài, mọi hoạt động đều bó hẹp sau những cánh cửa sắt kiên cố. Chỉ duy nhất có ngôi nhà ba tầng nói trên của gia đình ông Nguyễn Nhật Tân là vẫn mở cửa như đợi chờ một ai đó.
Ông Tân cho biết đã nhiều lần nhìn thấy “hồn ma” xuất hiện trong nhà, họ ăn uống và cười nói với nhau chẳng khác gì người sống. Ban đầu, ông cho rằng mình bị hoa mắt không tin, nhưng một lần vào nhà bếp phát hiện bóng người phụ nữ có mái tóc dài, khiến ông hoảng hồn thét lên thất thanh. Khi các thành viên trong gia đình chạy đến thì chẳng thấy gì ngoài những vụn cơm, thức ăn vương vãi đầy sàn.
Nhưng chuyện không dừng lại ở đó, đến nửa đêm ông bỗng mơ giấc mơ kỳ lạ:
- người phụ nữ bắt tôi trả lại nhà đất, rằng tôi là kẻ khiến cô tan cửa nát nhà. Sau đó thì ngồi khóc thảm thiết bởi “nhà” của cô bị chôn lấp ở dưới nền móng ngôi nhà, không được hương khói nên trở thành ma đói nhiều năm nay rồi.
Ông bảo vốn không tin vào chuyện ma mãnh, nhưng khi vong hồn cứ liên tục tìm về than khóc và để trấn an vợ con, ông mời thầy cúng về gọi “hồn”. Hợp vong hợp vía, thầy chưa dứt lời thì “hồn” cô gái đã ứng ngay. Cô ý bảo thấy rất “ưa” số vận tôi, muốn được tôi lập bát hương thờ, nếu tôi làm đúng như lời cô ấy nói thì chẳng những cô ấy không quấy nhiễu, mà còn hết lòng phù hộ.
Nhưng với bản tính vô thần, và chẳng hề biết gì về nhau, nên ông cho rằng việc bốc bát hương thờ cúng rất vô lý. Anh em họ hàng biết chuyện cũng bàn ra tán vào, đồng tình với quan điểm không “nhân nhượng” với “hồn ma” nữ của ông.
Bà Hòa, hàng xóm của gia đình ông Tân khi đó cho rằng:
- Thuận theo cô, bốc bát hương thì cô ám mãi chẳng buông. Xua đi còn chẳng được, ai dại gì mà làm theo.
Nhưng theo ông Tân, sau khi không đáp ứng nguyện vọng của “hồn ma” đó, gia đình ông gặp phải nhiều biến cố bất thường, những hiện tượng kỳ bí mà đến giờ vẫn chưa thể giải thích được. Đó là vào những đêm trăng, gia đình đều nghe thấy tiếng khóc lóc ai oán, tiếng kêu than đói rét vọng về từ cõi xa xăm nào đó.
Về sau không chỉ ông mà lần lượt vợ con, người thì mơ thấy người phụ nữ áo quần tả tơi đói rách cứ vật vờ trước ngõ, người thì bảo cứ thấy ánh mắt hằn học oán trách nhìn từ cửa sổ, thậm chí có hôm ông còn bị cô nắm tay lôi đi, miệng không ngừng lẩm bẩm “trả nhà cho tôi”...
Vợ ông vì quá lo lắng nên đã mời pháp sư về làm bùa trấn yểm, nhưng cũng không ăn thua, nhiều người cho rằng “hồn ma” vô chủ đó đã thành tinh nên không ai bắt được. Cực chẳng đã, nhớ lại những lời cô gái nói ông bàn bạc gia đình chọn ngày hoàng đạo, mời thầy có tiếng lập bàn thờ, bốc bát hương riêng thờ cúng cho người phụ nữ xấu số đó. Ông bảo, sau khi có “nhà mới” cô ấy không quấy nữa, thậm chí còn “cảm kích” trước thành tâm của gia đình ông.
Những người sống gần khu vực nghĩa trang phường Quan Hoa cho hay, trước đây căn nhà này đã trải qua rất nhiều đời chủ. Nhiều người đến đây đều không ở được, có gia đình còn bị tan gia bại sản, con chết, chồng đi tù, rất thương tâm. Đặc biệt hàng đêm họ còn nghe thấy những tiếng khóc, tiếng cười của thế giới người âm vọng về, quá hoảng sợ, họ phải chuyển đi. Từ đó ngôi nhà bị đồn thổi là “quỷ ám” nên chẳng có ai dám bén mảng tới.
Khi ông Tân hỏi mua khu nhà này, ai biết chuyện cũng cho rằng ông gàn dở, có vấn đề về thần kinh. Nhưng với người được xem là “cứng” bóng vía, ít tin những chuyện mê tín ông chỉ nghĩ đơn giản “mình không làm hại họ, họ cũng chẳng báo oán mình” nên đã quyết định mua căn nhà, chuyển cả gia đình về sinh sống.
Ngoại trừ lần bị “vong” “đòi nhà” vì phần mộ bị người chủ trước vùi lấp, ông bảo sau lần lập bát hương cúng bái tử tế, thì gia đình ông chưa bao giờ gặp phải tai ương nào hết. Thậm chí ông còn cười xòa:
- Nhờ sống hòa hợp dưới một mái nhà mà gia đình tôi còn được người âm “độ” mạng báo mộng kịp thời nhiều lần mà thoát chết, thoát nạn.
Ông còn nhớ rõ năm 2004, khi gia đình chuẩn bị có chuyến hành hương về quê ngoại Bình Định ăn tết, thì ngay buổi tối trước hôm xuất phát, ông nằm mơ thấy một thiếu phụ buông lời can ngăn, khuyên ông không nên khởi hành vào chuyến xe lúc năm giờ sáng.
Ban đầu ông Tân không tin lắm nên cho đó là chuyện mộng mị vớ vẩn. Nhưng trước giờ xuất phát đột nhiên đứa cháu nội đau bụng dữ dội, cả nhà vội đưa cháu vào bệnh viện, nhưng kỳ lạ là bác sĩ không chuẩn đoán đuợc cháu đau vì nguyên nhân gì. Ông đem giấc mơ kể lại cho người thân trong gia đình nghe. Khi đó có người tin, người không, nhưng vì nhiều sự việc bất thường xảy ra, nên gia đình quyết định không đi nữa.
Thế rồi, ngay buổi chiều hôm đó chúng tôi đọc báo, thì thấy có vụ tai nạn thảm khốc ở Hà Tĩnh, chiếc xe tai nạn lại là chiếc xe mà cả gia đình tôi định về quê. Sau vụ đó tôi và người nhà mới tin vong hồn báo mộng là có thật, cũng may có sự can ngăn kịp thời, nếu không gia đình tôi cũng là nạn nhân xấu xố trong vụ tai nạn nghiêm trọng đó.
Sau lần chết hụt may may mắn, gia đình ông Tân nhờ thầy cúng về nhà làm lễ tạ ơn và lập bàn thờ kiên cố hơn. Biết chuyện, nhiều người hàng xóm đã đến can ngăn, cho rằng gia đình ông làm vậy oan hồn sẽ đeo bám không tha. Nhưng ông Tân nghĩ, “vong hồn” đã cứu mạng ông thì không thể hại người được. Thế nhưng cũng từ đó, hàng xóm láng giềng bắt đầu xì xào bàn tán cho rằng gia đình ông thờ “ma xó” hại người. Họ gọi ngôi nhà của ông là “ngôi nhà ma”.
Cũng theo ông Tân thì đó không phải là lần duy nhất gia đình ông may mắn thoát nạn, lần khác nhờ “vong hồn” báo mộng mà con trai ông tránh được một tai kiếp. Khi đó con ông Tân là Nguyễn Nhật Nam, được bạn bè trong xóm rủ đi dã ngoại trên Tây Bắc trước kỳ thi đại học 2010.
- Cách hôm nó lên đường một tối, tôi lại nằm mơ thấy có một cụ râu tóc bạc phơ đội nón lá, tay chống gậy ba toong chỉ thẳng vào mặt tôi rồi nói:
- Ngày mai đừng có cho thằng Nam đi đâu.
Nói đến đấy thì tôi giật mình thức giấc, người ướt đẫm mồ hôi. Để đảm bảo an toàn, tôi quyết định không cho con đi nữa. Thằng bé đã phản ứng quyết liệt cho rằng tôi mê tín, dị đoan, không phù hợp với cuộc sống hiện đại. Nhưng ngay ngày hôm sau, con tôi nhận được hung tin, nhóm bạn của nó gặp nạn ở Sơn La, tất cả đều bị thương, nhiều đứa đã không kịp thi đại học năm đó.
Ông khẳng định việc bốc bát hương thờ những “hồn ma” một phần do được các “hồn ma” yêu cầu(?), một mặt do không muốn họ bị cô quạnh. Nhưng cũng từ ngày đó gia đình ông hứng chịu điều tiếng thờ “ma xó” hại người. Ông Tân cho rằng mình thờ cúng xuất phát từ lòng thành không ảnh hưởng đến ai, cũng không vi phạm pháp luật thì không phạm pháp.
Nhưng đối với người dân sống xung quanh, thì việc gia đình ông sống lâu trong ngôi nhà “ma quái” đó, là một chuyện lạ hiếm có. Họ nghĩ rằng, tai ương không giáng xuống gia đình ông, thì sẽ đẩy sang những gia đình sống liền kề. Nhưng có lẽ chỉ những người trong cuộc mới hiểu, thế giới giữa người dương và âm có rất nhiều điều khó lý giải.
Hải Thần
#654
Gửi vào 16/06/2013 - 06:27
NHỮNG BÍ MẬT CHƯA TIẾT LỘ VỀ BUÀ NGÃI: TRONG THẾ GIỚI THẦY BUÀ
Bùa ngãi ở nước ta không phải là một khái niệm quá xa lạ. Hầu hết mọi người đều từng nghe đến việc dùng bùa ngãi để mưu cầu điều tốt cho mình, hoặc để ám hại người khác. Vậy bùa chú có thật sự mang công dụng vô biên hay không? Phóng viên đã phải bỏ nhiều công sức và thời gian để đi tìm câu trả lời xác đáng.
Bùa ngãi có nhiều dòng phái nhưng tựu trung lại là dùng phương pháp làm phép “gửi lệnh” điều khiển âm lực vào một vật cụ thể nào đó để trấn yểm, phục vụ mục đích người dùng. Việc khai triển bùa ngãi vì vậy phải thông qua thầy bùa hay còn gọi là pháp sư. Pháp sư có pháp lực càng cao thì thương hiệu càng lớn, và dĩ nhiên được nhiều người tin tưởng thỉnh bùa.
Mất nhiều tháng thuyết phục, chúng tôi mới được diện kiến ông T. một pháp sư có tiếng ở Sài Gòn và được ông chia sẻ những sự thật về bùa ngãi.
Nhà pháp sư T. nằm ở mặt tiền đường trên địa bàn Quận Bình Thạnh. Căn nhà rất rộng nhưng cửa đóng then cài quanh năm, chỉ một mình ông ở. Cả gia đình ông đều định cư ở nước ngoài, riêng ông vẫn ở lại. Ông năm nay bốn mươi tuổi, từng tốt nghiệp cử nhân luật, nhưng hai chục năm qua, ông chỉ chuyên tâm nghiên cứu bùa ngãi.
Ông gặp chúng tôi sau một chuyến công cán từ Tây Ninh trở về. Gia chủ ở đó xây cất nhà ở gần nghĩa địa, thường xuyên bị ma quấy quá. Thử mọi cách từ cúng viếng, cầu siêu không được. Nghe danh thầy T. ông cất công lặn lội xuống Sài Gòn cậy nhờ.
- Thực chất đó không phải là những hồn ma mà là những âm binh. Chỉ có người am tường huyền thuật mới có thể hóa giải. Ông T. nói.
Phải thuyết phục lắm, chúng tôi mới được ông T. cho phép vào tham quan căn phòng, nơi ông nghiên cứu và thực hành bùa pháp. Căn phòng nhỏ đốt nhang trầm nghi ngút. Ở chính giữa là bàn làm việc có mực tàu và giấy vẽ bùa. Xung quanh bốn bức tường là tám ngàn đầu sách, đủ thứ tiếng chuyên về bùa ngãi. Trên các bức tường treo nhiều ảnh, mà theo ông là cao tổ của các trường phái bùa ngãi.
Tất cả đều là người Trung Quốc, Thái Lan hoặc Ấn Độ. Theo lời ông, bùa ngãi chỉ là một trong những hình thức khai triển huyền thuật, ngoài ra còn có trù ếm, thần thông, thôi miên… Huyền thuật có lịch sử ít nhất đã tám ngàn năm, bất cứ tôn giáo nào, dân tộc nào cũng có huyền thuật.
Ở nước ta, có rất nhiều loại huyền thuật tự sinh hoặc du nhập. Cơ bản nhất vẫn có thể kể đến các dòng Nam Tông Ấn Độ, Thái Lan, Miến Điện, Campuchia… dòng Tiên Đạo Trung Quốc, Tây Tạng… hay huyền thuật của các dân tộc như người Mường… Mỗi dòng đều có thế mạnh thế yếu, nhưng trước đây dùng để chữa bệnh, trừ ma diệt quỷ, chứ không dùng hại nhau như bây giờ.
Bùa ngải dùng đủ thứ chất liệu từ cây cỏ đến vật dụng, tùy phép yểm và mục đích. Lá bùa có loại nhỏ bằng ngón tay, có loại to như mặt bàn. Loại chôn, loại đốt, loại uống, trực tiếp hoặc đốt, cũng có loại vô hình vô trạng… Ở miền Nam, huyền thuật chủ yếu thịnh hành dòng Nam Tông, đặc biệt là bùa chú của Thái hoặc Campuchia. Trong đó, phương pháp trù ếm được sử dụng nhiều nhất với hình nộm thế thân.
Chiêu thức vô cùng tàn độc nhắm đến người bị sát hại (đâm, cắt, bẻ gãy, dìm nước…Rất nhiều người bị hại không chỉ tán gia bại sản mà tinh thần, thể xác còn bị tổn hại ghê gớm. Huyền thuật tôn chỉ là điều chỉnh quan hệ giữa con người với cõi siêu nhiên.
Vì vậy, xuất phát điểm của bùa ngãi đơn thuần là vì mục đích tốt. Dòng huyền thuật nào cũng có bùa hại. Bùa hại từ sơ khởi cũng đã có nhưng chỉ mang tính chất để răn đe, trừng phạt những người xấu và giúp họ quay đầu chuyển ý. Dần dà, nhiều người tà tâm đã khuếch đại, phát triển bùa hại lên tầm cao mới.
- Từ lâu, việc dùng bùa phép ám hại nhau là có thật, dù nhiều người chưa tin. Ông T. khẳng định.
Cũng theo lời ông, huyền thuật sơ khai mang mục đích tốt đẹp, nên pháp sư cũng vậy. Những người có khả năng khai triển huyền thuật là những người đức đạo, thành tâm. Tuy nhiên, ngày nay nhiều thầy bùa, pháp sư công khai dùng huyền thuật để kiếm tiền, khai sinh ra nhiều tà thuật.
Ông khẳng định huyền thuật không phân biệt chánh tà, chỉ có người sử dụng huyền thuật vào mục đích tốt hay xấu.
- Người khai triển huyền pháp mục đích hại người đã phạm vào đại kỵ và quả báo rất lớn. Ông nói.
Như trường hợp một thầy bùa ở Tây Ninh chuyên yểm bùa hại người theo yêu cầu. Ông này sống đến sáu mươi thì bị điên rồi chết. Con cháu ông không hiểu vì sao đều bị điên cùng lúc. Ông khẳng định việc trả giá như vây trong huyền giới không hiếm. Có những dòng huyền thuật hơn hai ngàn năm vẫn báo ứng, nhiều thế hệ “chịu tội” là chuyện bình thường.
- Đáng buồn là cuộc sống càng phát triển, dục vọng con người càng lớn. Thầy bùa hoạt động công khai, nhiều người chỉ học lỏm được ít kỹ năng đã xưng thầy hành nghiệp. Ông buồn rầu nói.
Ông kể có người bạn chuyên vẽ bùa ở Sài Gòn, khách đông đến nỗi, mỗi ngày ông vẽ bùa gần mưiời tiếng đồng hồ. Mỗi khách như vậy lại cúng tổ ít nhất một trăm ngàn đồng. Mỗi ngày ông này thu nhập trên dưới mười triệu đồng. Nghề thầy pháp hấp dẫn đến mức con trai ông đang là sinh viên đại học cũng nghỉ ngang, theo cha học lỏm ba năm và đến nay cũng đang xếp hàng vẽ bùa để làm giàu.
Để minh chứng cho đẳng cấp thu nhập thầy bùa, ông T. dẫn chúng tôi đi gặp pháp sư N. một người có tiếng cao tay ở Sài Gòn. Trước khi đi, ông dặn kỹ không được quay phim hay ghi âm, và không được nêu danh ông thầy này, vì nếu huyền giới đạt ngưỡng cao như lời đồn, thì người này sẽ dư sức yểm bùa hại người viết (!).
Theo chân ông, chúng tôi đến nơi ông T. cho bùa nằm sâu trong một con hẻm ngoằn ngoèo ở Quận Bình Thạnh. Căn nhà được canh gác cẩn mật, vòng trong vòng ngoài cả chục người, và thường xuyên đổi địa điểm để tránh bị phát hiện. Phòng khách nhà thầy N. dù còn sớm đã nêm chặt vài chục người.
Kỳ lạ là những người đến xin bùa phép đều ăn mặc sang trọng, có nhiều cô gái trẻ xinh đẹp. Theo giá cả mà mọi người dặn nhau, vào diện kiến thầy N. thì chí ít phải đặt tổ năm trăm ngàn đồng, vì uy danh của thầy lừng lẫy. Vì vậy, thu nhập của thầy N. mỗi ngày vài chục triệu, thuộc loại đỉnh của giới cho bùa. Phòng làm việc của thầy N. nằm tiếp giáp phòng khách, sau lớp cửa kín như bưng.
Vừa xong việc với một thân chủ trẻ, thầy N. bước ra ngoài. Khác với tưởng tượng của chúng tôi về những ông thầy pháp mặc áo vàng, có vẽ hình bát quái trận đồ, thầy N. mặc thường phục, tay cầm chuỗi hạt bằng đá cẩm thạch. Thầy N. sáu mươi tuổi, nhưng nhìn thần sắc vẫn còn rất trẻ, dáng người phốp pháp, da dẻ hồng hào.
Lượn mắt một vòng những người ngồi chờ ở phòng khách, bỗng mặt ông đanh lại phán:
- Hôm nay đến đây thôi. Xin hẹn các quý chủ lúc khác.
Tôi tần ngần ra về buồn vì nghĩ mình bị lộ khi cuộc thâm nhập vừa bắt đầu, thì ông T. giải thích rằng, vì thầy N. thấy ông nên không muốn làm việc tiếp.
- Người học bùa chú nhận diện nhau rất dễ dàng và thường không khai triển khi có người cùng giới.
Ông T. giải thích và nói thêm rằng:
- Người thẩm thụ huyền thuật có năng lượng thoát ra mà người phàm không thể biết, chỉ người cùng giới mới hiểu được.
Chúng tôi nhác thấy bóng các vị khách giàu có và những cô gái trẻ trung xinh đẹp hồi nãy có vẻ thất vọng. Sau này chúng tôi mới biết khách của pháp sư N. toàn thương gia giàu có đến xin bùa giàu để làm ăn thuận lợi. Còn những cô gái thì xin bùa yêu. Nghe đâu, không ít những nhân vật trong làng giải trí cũng là khách quen của pháp sư cao tay này.
Rời nhà pháp sư N. ông T. hẹn chúng tôi vào dịp khác sẽ diện kiến thêm một vài pháp sư nữa. Ông cho biết thêm hiện tại có rất nhiều người xưng pháp sư, quảng cáo tràn lan, thậm chí công khai trên mạng. Thực chất, để học được huyền thuật, phải có duyên, người không được chọn thì suốt đời không học được.
Tùy vào dòng phái mà thời gian cảm thụ huyền pháp dài hay ngắn. Ít nhất cũng phải mất 5 năm tu luyện. Bản thân ông dù chưa ở ngưỡng giới cao nhất, nhưng để duy trì pháp lực, một năm phải mất một trăm ngày luyện công. Mỗi lần như vậy chỉ được ăn chay, ở một mình trong phòng và cắt hết liên lạc với thế giới bên ngoài. Phải làm như vậy thì huyền lực mới thẩm thấu, mới lưu giữ được.
Làm pháp sư khổ ải nhiều như vậy, nên ở Việt Nam hiện có hai trăm pháp sư, và nếu nói là đạt đến huyền giới thì chỉ có ba người.
- Muốn đi đến ngưỡng giới thì không thể dùng huyền thuật mưu sinh hay làm giàu. Ông nói.
Hiện nay, chính người cho bùa chú cũng không hiểu mục đích chân truyền của huyền thuật. Còn người ham mê bùa chú thì tin mù quáng, nên nảy sinh ra những dịch vụ không giống ai. Trong những cuộc triển bùa mà ông chứng kiến, người xin bùa yêu và mưu cầu giàu sang đã chiếm gần hết. Có những người mưu cầu những điều rất viễn vông như: bùa chống vợ giận, bùa học giỏi, bùa bán được hàng hóa..
- Nói bùa ngãi không tác dụng thì không đúng. Tuy nhiên, nó chỉ hiệu nghiệm khi con người đã dùng hết năng lực của mình, không thể cố nữa mới có thể nhờ linh giới giúp sức và không phải là cầu gì được nấy. Tin bùa chú đến mức phó thác cuộc sống mình vào nó thì chỉ là tự huyễn hoặc mình mà thôi. Ông T. khẳng định.
Trường Tiến
Bùa ngãi ở nước ta không phải là một khái niệm quá xa lạ. Hầu hết mọi người đều từng nghe đến việc dùng bùa ngãi để mưu cầu điều tốt cho mình, hoặc để ám hại người khác. Vậy bùa chú có thật sự mang công dụng vô biên hay không? Phóng viên đã phải bỏ nhiều công sức và thời gian để đi tìm câu trả lời xác đáng.
Bùa ngãi có nhiều dòng phái nhưng tựu trung lại là dùng phương pháp làm phép “gửi lệnh” điều khiển âm lực vào một vật cụ thể nào đó để trấn yểm, phục vụ mục đích người dùng. Việc khai triển bùa ngãi vì vậy phải thông qua thầy bùa hay còn gọi là pháp sư. Pháp sư có pháp lực càng cao thì thương hiệu càng lớn, và dĩ nhiên được nhiều người tin tưởng thỉnh bùa.
Mất nhiều tháng thuyết phục, chúng tôi mới được diện kiến ông T. một pháp sư có tiếng ở Sài Gòn và được ông chia sẻ những sự thật về bùa ngãi.
Nhà pháp sư T. nằm ở mặt tiền đường trên địa bàn Quận Bình Thạnh. Căn nhà rất rộng nhưng cửa đóng then cài quanh năm, chỉ một mình ông ở. Cả gia đình ông đều định cư ở nước ngoài, riêng ông vẫn ở lại. Ông năm nay bốn mươi tuổi, từng tốt nghiệp cử nhân luật, nhưng hai chục năm qua, ông chỉ chuyên tâm nghiên cứu bùa ngãi.
Ông gặp chúng tôi sau một chuyến công cán từ Tây Ninh trở về. Gia chủ ở đó xây cất nhà ở gần nghĩa địa, thường xuyên bị ma quấy quá. Thử mọi cách từ cúng viếng, cầu siêu không được. Nghe danh thầy T. ông cất công lặn lội xuống Sài Gòn cậy nhờ.
- Thực chất đó không phải là những hồn ma mà là những âm binh. Chỉ có người am tường huyền thuật mới có thể hóa giải. Ông T. nói.
Phải thuyết phục lắm, chúng tôi mới được ông T. cho phép vào tham quan căn phòng, nơi ông nghiên cứu và thực hành bùa pháp. Căn phòng nhỏ đốt nhang trầm nghi ngút. Ở chính giữa là bàn làm việc có mực tàu và giấy vẽ bùa. Xung quanh bốn bức tường là tám ngàn đầu sách, đủ thứ tiếng chuyên về bùa ngãi. Trên các bức tường treo nhiều ảnh, mà theo ông là cao tổ của các trường phái bùa ngãi.
Tất cả đều là người Trung Quốc, Thái Lan hoặc Ấn Độ. Theo lời ông, bùa ngãi chỉ là một trong những hình thức khai triển huyền thuật, ngoài ra còn có trù ếm, thần thông, thôi miên… Huyền thuật có lịch sử ít nhất đã tám ngàn năm, bất cứ tôn giáo nào, dân tộc nào cũng có huyền thuật.
Ở nước ta, có rất nhiều loại huyền thuật tự sinh hoặc du nhập. Cơ bản nhất vẫn có thể kể đến các dòng Nam Tông Ấn Độ, Thái Lan, Miến Điện, Campuchia… dòng Tiên Đạo Trung Quốc, Tây Tạng… hay huyền thuật của các dân tộc như người Mường… Mỗi dòng đều có thế mạnh thế yếu, nhưng trước đây dùng để chữa bệnh, trừ ma diệt quỷ, chứ không dùng hại nhau như bây giờ.
Bùa ngải dùng đủ thứ chất liệu từ cây cỏ đến vật dụng, tùy phép yểm và mục đích. Lá bùa có loại nhỏ bằng ngón tay, có loại to như mặt bàn. Loại chôn, loại đốt, loại uống, trực tiếp hoặc đốt, cũng có loại vô hình vô trạng… Ở miền Nam, huyền thuật chủ yếu thịnh hành dòng Nam Tông, đặc biệt là bùa chú của Thái hoặc Campuchia. Trong đó, phương pháp trù ếm được sử dụng nhiều nhất với hình nộm thế thân.
Chiêu thức vô cùng tàn độc nhắm đến người bị sát hại (đâm, cắt, bẻ gãy, dìm nước…Rất nhiều người bị hại không chỉ tán gia bại sản mà tinh thần, thể xác còn bị tổn hại ghê gớm. Huyền thuật tôn chỉ là điều chỉnh quan hệ giữa con người với cõi siêu nhiên.
Vì vậy, xuất phát điểm của bùa ngãi đơn thuần là vì mục đích tốt. Dòng huyền thuật nào cũng có bùa hại. Bùa hại từ sơ khởi cũng đã có nhưng chỉ mang tính chất để răn đe, trừng phạt những người xấu và giúp họ quay đầu chuyển ý. Dần dà, nhiều người tà tâm đã khuếch đại, phát triển bùa hại lên tầm cao mới.
- Từ lâu, việc dùng bùa phép ám hại nhau là có thật, dù nhiều người chưa tin. Ông T. khẳng định.
Cũng theo lời ông, huyền thuật sơ khai mang mục đích tốt đẹp, nên pháp sư cũng vậy. Những người có khả năng khai triển huyền thuật là những người đức đạo, thành tâm. Tuy nhiên, ngày nay nhiều thầy bùa, pháp sư công khai dùng huyền thuật để kiếm tiền, khai sinh ra nhiều tà thuật.
Ông khẳng định huyền thuật không phân biệt chánh tà, chỉ có người sử dụng huyền thuật vào mục đích tốt hay xấu.
- Người khai triển huyền pháp mục đích hại người đã phạm vào đại kỵ và quả báo rất lớn. Ông nói.
Như trường hợp một thầy bùa ở Tây Ninh chuyên yểm bùa hại người theo yêu cầu. Ông này sống đến sáu mươi thì bị điên rồi chết. Con cháu ông không hiểu vì sao đều bị điên cùng lúc. Ông khẳng định việc trả giá như vây trong huyền giới không hiếm. Có những dòng huyền thuật hơn hai ngàn năm vẫn báo ứng, nhiều thế hệ “chịu tội” là chuyện bình thường.
- Đáng buồn là cuộc sống càng phát triển, dục vọng con người càng lớn. Thầy bùa hoạt động công khai, nhiều người chỉ học lỏm được ít kỹ năng đã xưng thầy hành nghiệp. Ông buồn rầu nói.
Ông kể có người bạn chuyên vẽ bùa ở Sài Gòn, khách đông đến nỗi, mỗi ngày ông vẽ bùa gần mưiời tiếng đồng hồ. Mỗi khách như vậy lại cúng tổ ít nhất một trăm ngàn đồng. Mỗi ngày ông này thu nhập trên dưới mười triệu đồng. Nghề thầy pháp hấp dẫn đến mức con trai ông đang là sinh viên đại học cũng nghỉ ngang, theo cha học lỏm ba năm và đến nay cũng đang xếp hàng vẽ bùa để làm giàu.
Để minh chứng cho đẳng cấp thu nhập thầy bùa, ông T. dẫn chúng tôi đi gặp pháp sư N. một người có tiếng cao tay ở Sài Gòn. Trước khi đi, ông dặn kỹ không được quay phim hay ghi âm, và không được nêu danh ông thầy này, vì nếu huyền giới đạt ngưỡng cao như lời đồn, thì người này sẽ dư sức yểm bùa hại người viết (!).
Theo chân ông, chúng tôi đến nơi ông T. cho bùa nằm sâu trong một con hẻm ngoằn ngoèo ở Quận Bình Thạnh. Căn nhà được canh gác cẩn mật, vòng trong vòng ngoài cả chục người, và thường xuyên đổi địa điểm để tránh bị phát hiện. Phòng khách nhà thầy N. dù còn sớm đã nêm chặt vài chục người.
Kỳ lạ là những người đến xin bùa phép đều ăn mặc sang trọng, có nhiều cô gái trẻ xinh đẹp. Theo giá cả mà mọi người dặn nhau, vào diện kiến thầy N. thì chí ít phải đặt tổ năm trăm ngàn đồng, vì uy danh của thầy lừng lẫy. Vì vậy, thu nhập của thầy N. mỗi ngày vài chục triệu, thuộc loại đỉnh của giới cho bùa. Phòng làm việc của thầy N. nằm tiếp giáp phòng khách, sau lớp cửa kín như bưng.
Vừa xong việc với một thân chủ trẻ, thầy N. bước ra ngoài. Khác với tưởng tượng của chúng tôi về những ông thầy pháp mặc áo vàng, có vẽ hình bát quái trận đồ, thầy N. mặc thường phục, tay cầm chuỗi hạt bằng đá cẩm thạch. Thầy N. sáu mươi tuổi, nhưng nhìn thần sắc vẫn còn rất trẻ, dáng người phốp pháp, da dẻ hồng hào.
Lượn mắt một vòng những người ngồi chờ ở phòng khách, bỗng mặt ông đanh lại phán:
- Hôm nay đến đây thôi. Xin hẹn các quý chủ lúc khác.
Tôi tần ngần ra về buồn vì nghĩ mình bị lộ khi cuộc thâm nhập vừa bắt đầu, thì ông T. giải thích rằng, vì thầy N. thấy ông nên không muốn làm việc tiếp.
- Người học bùa chú nhận diện nhau rất dễ dàng và thường không khai triển khi có người cùng giới.
Ông T. giải thích và nói thêm rằng:
- Người thẩm thụ huyền thuật có năng lượng thoát ra mà người phàm không thể biết, chỉ người cùng giới mới hiểu được.
Chúng tôi nhác thấy bóng các vị khách giàu có và những cô gái trẻ trung xinh đẹp hồi nãy có vẻ thất vọng. Sau này chúng tôi mới biết khách của pháp sư N. toàn thương gia giàu có đến xin bùa giàu để làm ăn thuận lợi. Còn những cô gái thì xin bùa yêu. Nghe đâu, không ít những nhân vật trong làng giải trí cũng là khách quen của pháp sư cao tay này.
Rời nhà pháp sư N. ông T. hẹn chúng tôi vào dịp khác sẽ diện kiến thêm một vài pháp sư nữa. Ông cho biết thêm hiện tại có rất nhiều người xưng pháp sư, quảng cáo tràn lan, thậm chí công khai trên mạng. Thực chất, để học được huyền thuật, phải có duyên, người không được chọn thì suốt đời không học được.
Tùy vào dòng phái mà thời gian cảm thụ huyền pháp dài hay ngắn. Ít nhất cũng phải mất 5 năm tu luyện. Bản thân ông dù chưa ở ngưỡng giới cao nhất, nhưng để duy trì pháp lực, một năm phải mất một trăm ngày luyện công. Mỗi lần như vậy chỉ được ăn chay, ở một mình trong phòng và cắt hết liên lạc với thế giới bên ngoài. Phải làm như vậy thì huyền lực mới thẩm thấu, mới lưu giữ được.
Làm pháp sư khổ ải nhiều như vậy, nên ở Việt Nam hiện có hai trăm pháp sư, và nếu nói là đạt đến huyền giới thì chỉ có ba người.
- Muốn đi đến ngưỡng giới thì không thể dùng huyền thuật mưu sinh hay làm giàu. Ông nói.
Hiện nay, chính người cho bùa chú cũng không hiểu mục đích chân truyền của huyền thuật. Còn người ham mê bùa chú thì tin mù quáng, nên nảy sinh ra những dịch vụ không giống ai. Trong những cuộc triển bùa mà ông chứng kiến, người xin bùa yêu và mưu cầu giàu sang đã chiếm gần hết. Có những người mưu cầu những điều rất viễn vông như: bùa chống vợ giận, bùa học giỏi, bùa bán được hàng hóa..
- Nói bùa ngãi không tác dụng thì không đúng. Tuy nhiên, nó chỉ hiệu nghiệm khi con người đã dùng hết năng lực của mình, không thể cố nữa mới có thể nhờ linh giới giúp sức và không phải là cầu gì được nấy. Tin bùa chú đến mức phó thác cuộc sống mình vào nó thì chỉ là tự huyễn hoặc mình mà thôi. Ông T. khẳng định.
Trường Tiến
#655
Gửi vào 17/06/2013 - 02:28
VỀ NƠI CÔ GÁI KHÔNG XƯƠNG HIỂN LINH XÂY CHỢ LẬP LÀNG
Sau Tết Nguyên đán, vào ngày 11 tháng giêng, vùng đất xã Bình Triều, huyện Thăng Bình, Quảng Nam, lại nhộn nhịp hẳn lên với lễ hội Bà Chợ Được, hay còn gọi là lễ hội Rước cộ Bà Chợ Được.
Thu hút hàng vạn lượt khách trong và ngoài tỉnh, lễ hội với mục đích cầu cho quốc thái dân an, bày tỏ lòng tri ân của dân làng đối với Bà Chợ Được, người đã đem lại cuộc sống thanh bình cho dân làng.
Theo thần phả tương truyền lại, Bà Chợ Được tên thật là Nguyễn Thị Thiếp, húy là Của, sinh năm 1799, người gốc làng Phường Chào, thuộc châu Phiếm Ái, huyện Diên Phước, phủ Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, nay thuộc xã Đại Cường, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam.
Tục thờ Bà Chợ Được có nguồn gốc từ nguyên lý thờ Mẹ của người Việt (Bà Chúa Liễu Hạnh) và tín ngưỡng thờ Mẫu của người Chăm (Pô Inư Nagar). Khi vào miền Trung, người Việt gặp và tiếp thu tín ngưỡng thờ Mẫu hay thờ nữ thần của người Chăm. Để rồi sau đó vài thế kỷ, tại vùng đất Quảng Nam, những mẫu người Mẹ xứ sở xuất hiện.
Đạo thờ Mẫu dần dần thâm nhập sâu vào đời sống của người dân Quảng Nam và nhanh chóng trở thành một tín ngưỡng phổ biến. Nhân dân địa phương vẫn quen gọi là tục thờ Bà với sự phong phú và đa dạng trong đối tượng suy tôn, như: Bà Thiên Y A Na, Bà Chúa Ngọc, Bà Thu Bồn, Bà Chợ Được, Bà Chiêm Sơn, Bà Phường Chào, Bà Chúa Lồi, Bà Dàng (Yang)...
Lễ hội Bà Chợ Được, đã đi vào tiềm thức của người dân như một nét sinh hoạt tín ngưỡng, không thể thiếu trong đời sống văn hóa. Hình ảnh Bà Chợ Được được khắc họa rõ nét, với lòng nhân từ và đức hy sinh, qua những sự tích kỳ lạ lưu truyền trong dân gian. Lúc thân mẫu Bà trở dạ, ngoài trời xuất hiện một cơn gió quay cuồng, cát bụi mù mịt, mây trắng bồng bềnh che phủ một vùng trời.
Phổ hệ dòng họ có chép, cha Bà tên Trí, từng làm quan trong triều Lê đến chức Đặc tấn tùng đại phu. Mẹ Bà họ Trịnh, húy là Tình.
Bà sinh ra ở chốn khuê các, uy nghiêm. Bà có dáng người khỏe mạnh, trắng như tuyết, thơm như hoa, bước đi khác thường, tiếng nói sang sảng, trong trẻo, thân thể không có xương. Bà hành nghề bốc thuốc, chữa bệnh cứu người, biến hóa thần thông để trị bọn tham quan. Tuy nhiên, Bà ra đi khi mới mười tám tuổi.
Các vị bô lão trong làng kể rằng, sau khi quy tiên, Bà được chôn cất ở quê nhà. Dân làng hết lòng sùng kính, thường xuyên cử người thay phiên nhau coi giữ, chăm nom ngôi mộ. Rồi một ngày, ngôi mộ Bà bị một con trâu húc đổ. Ngay sau khi húc ngôi mộ, con trâu liền lăn ra chết, không rõ nguyên do. Sợ Bà quở trách, dân làng đã sắm lễ, mời thầy cúng về tạ lỗi.
Sau khi cúng xong, trong khi ngồi trò chuyện, vị thầy cúng đã vô ý nói lời xúc xiểm đến Bà:
- Trâu chết là việc tình cờ thôi, chứ có gì mô mà linh thiêng.
Vừa nói xong, đầu ông bỗng đau như búa bổ, vài ngày sau ông đột tử cũng không rõ căn nguyên. Sau sự việc đó, vì điều kiện kinh tế khó khăn, dân làng nhà ai lo chuyện nhà nấy, tỏ ra thờ ơ, không chịu tu sửa hay cúng tạ thường niên, nên làng liên tiếp bị mất mùa và gặp chuyện xui xẻo. Sau đó, dân làng sắm lễ vật lớn, rước thầy cúng về cúng bái thì mới xả hết vận hạn cho làng.
Năm Thành Thái thứ sáu, dân làng Phước Ấm và thương gia Chợ Được đã làm đơn trình lên phủ, tỉnh và Bộ Lễ xin ban sắc phong Bà Chợ Được là “Tề thục dực bảo trung hưng trung đẳng thần”. Năm Khải Định tứ tuần thì Bà được phong sắc "Trang huy dực bảo trung hưng thượng đẳng thần". Bà còn được suy tôn làm "Tề thục dực bảo trang huy thượng đẳng thần", "Thần nữ linh ứng Nguyễn Thị Tôn Thần"...
Trong thời kỳ chiến tranh, Bà đã báo mộng và linh ứng cho dân làng, tránh được những vụ oanh tạc của máy bay Mỹ. Nơi Bà hiển linh để xây chợ trở thành hầm trú ẩn, pháo đài kiên cố của quân và dân trong làng. Kể từ đó, dân làng Phiếm Ái đã chung góp công của để xây một ngôi miếu Bà, và cử người cháu nhiều đời của Bà là ông Nguyễn Thục, chăm lo hương khói giỗ chạp hằng năm.
Theo thần phả chép lại, sau khi tạ thế, hồn Bà Chợ Được chu du khắp vùng sông nước Trường Giang. Năm Tự Đức thứ năm, hồn Bà lãng du đến làng Phước Ấm bên dòng Trường Giang, thấy phong cảnh hữu tình, trên có rừng, dưới có sông núi, lại nằm ở vị trí cửa sông, gần đường lộ nên Bà đã hiển linh để báo mộng cho dân làng Phước Ấm xây chợ, quy tụ dân cư lập làng.
Ban đầu, Bà cho dựng một quán nước nhỏ bên vệ đường, gần mép sông, người qua kẻ lại ngày một đông. Dần dà, thôn vắng trở thành chợ tấp nập, nhộn nhịp, dân tứ phương kéo về dựng quán, xây nhà như đô hội.
Khúc sông Trường Giang hoang vắng ngày xưa nay ghe thuyền tới lui tấp nập, có cả đoàn ghe bầu hàng chục chiếc, buôn hàng tận Gia Định, Đồng Nai, có cả thương gia Nhật kiều, Hoa kiều... Rồi ngôi chợ được xây lên, dân chúng gọi đó là Chợ Được, với hàm nghĩa cầu mua may bán được, hay Chợ Bà. Sau khi xây xong, nhằm tạ ơn đức Bà, dân làng đã lập ngôi miếu để thờ Bà, với mong muốn Bà phù hộ độ trì cho dân làng buôn bán, làm ăn khấm khá.
Ông Vũ Thanh Xuân ở thôn Phước Ấm năm mươi hai tuổi, người được dân làng giao nhiệm vụ trông coi lăng B,) cho biết:
- Bà luôn phù hộ cho dân làng tai qua nạn khỏi, bệnh tật tiêu trừ. Lớp trẻ trong làng ai tôn kính Bà luôn gặp nhiều may mắn. Người đi học thì học giỏi. Kẻ đi làm thì thành đạt… Hằng năm, cứ đến ngày lễ lệ Bà, con cháu từ khắp nơi lại hành hương về vía Bà để cầu mong một năm tốt lành.
Hiện nay, quần thể cụm di tích Lăng Bà Chợ Được đã được xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh. Cụm di tích Lăng Bà bao gồm: lăng Bà Được, đình làng Phước Ấm và không gian chợ cùng bến sông.
Lễ rước cộ Bà tái hiện hình ảnh những nhân vật trong lịch sử dân tộc như: Hai Bà Trưng cưỡi voi đánh giặc, Thánh Gióng đánh đuổi giặc Ân, bước chân thần tốc của người anh hùng áo vải Tây Sơn... nhằm giáo dục tình yêu quê hương đất nước cho con cháu
danviet
Sau Tết Nguyên đán, vào ngày 11 tháng giêng, vùng đất xã Bình Triều, huyện Thăng Bình, Quảng Nam, lại nhộn nhịp hẳn lên với lễ hội Bà Chợ Được, hay còn gọi là lễ hội Rước cộ Bà Chợ Được.
Thu hút hàng vạn lượt khách trong và ngoài tỉnh, lễ hội với mục đích cầu cho quốc thái dân an, bày tỏ lòng tri ân của dân làng đối với Bà Chợ Được, người đã đem lại cuộc sống thanh bình cho dân làng.
Theo thần phả tương truyền lại, Bà Chợ Được tên thật là Nguyễn Thị Thiếp, húy là Của, sinh năm 1799, người gốc làng Phường Chào, thuộc châu Phiếm Ái, huyện Diên Phước, phủ Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, nay thuộc xã Đại Cường, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam.
Tục thờ Bà Chợ Được có nguồn gốc từ nguyên lý thờ Mẹ của người Việt (Bà Chúa Liễu Hạnh) và tín ngưỡng thờ Mẫu của người Chăm (Pô Inư Nagar). Khi vào miền Trung, người Việt gặp và tiếp thu tín ngưỡng thờ Mẫu hay thờ nữ thần của người Chăm. Để rồi sau đó vài thế kỷ, tại vùng đất Quảng Nam, những mẫu người Mẹ xứ sở xuất hiện.
Đạo thờ Mẫu dần dần thâm nhập sâu vào đời sống của người dân Quảng Nam và nhanh chóng trở thành một tín ngưỡng phổ biến. Nhân dân địa phương vẫn quen gọi là tục thờ Bà với sự phong phú và đa dạng trong đối tượng suy tôn, như: Bà Thiên Y A Na, Bà Chúa Ngọc, Bà Thu Bồn, Bà Chợ Được, Bà Chiêm Sơn, Bà Phường Chào, Bà Chúa Lồi, Bà Dàng (Yang)...
Lễ hội Bà Chợ Được, đã đi vào tiềm thức của người dân như một nét sinh hoạt tín ngưỡng, không thể thiếu trong đời sống văn hóa. Hình ảnh Bà Chợ Được được khắc họa rõ nét, với lòng nhân từ và đức hy sinh, qua những sự tích kỳ lạ lưu truyền trong dân gian. Lúc thân mẫu Bà trở dạ, ngoài trời xuất hiện một cơn gió quay cuồng, cát bụi mù mịt, mây trắng bồng bềnh che phủ một vùng trời.
Phổ hệ dòng họ có chép, cha Bà tên Trí, từng làm quan trong triều Lê đến chức Đặc tấn tùng đại phu. Mẹ Bà họ Trịnh, húy là Tình.
Bà sinh ra ở chốn khuê các, uy nghiêm. Bà có dáng người khỏe mạnh, trắng như tuyết, thơm như hoa, bước đi khác thường, tiếng nói sang sảng, trong trẻo, thân thể không có xương. Bà hành nghề bốc thuốc, chữa bệnh cứu người, biến hóa thần thông để trị bọn tham quan. Tuy nhiên, Bà ra đi khi mới mười tám tuổi.
Các vị bô lão trong làng kể rằng, sau khi quy tiên, Bà được chôn cất ở quê nhà. Dân làng hết lòng sùng kính, thường xuyên cử người thay phiên nhau coi giữ, chăm nom ngôi mộ. Rồi một ngày, ngôi mộ Bà bị một con trâu húc đổ. Ngay sau khi húc ngôi mộ, con trâu liền lăn ra chết, không rõ nguyên do. Sợ Bà quở trách, dân làng đã sắm lễ, mời thầy cúng về tạ lỗi.
Sau khi cúng xong, trong khi ngồi trò chuyện, vị thầy cúng đã vô ý nói lời xúc xiểm đến Bà:
- Trâu chết là việc tình cờ thôi, chứ có gì mô mà linh thiêng.
Vừa nói xong, đầu ông bỗng đau như búa bổ, vài ngày sau ông đột tử cũng không rõ căn nguyên. Sau sự việc đó, vì điều kiện kinh tế khó khăn, dân làng nhà ai lo chuyện nhà nấy, tỏ ra thờ ơ, không chịu tu sửa hay cúng tạ thường niên, nên làng liên tiếp bị mất mùa và gặp chuyện xui xẻo. Sau đó, dân làng sắm lễ vật lớn, rước thầy cúng về cúng bái thì mới xả hết vận hạn cho làng.
Năm Thành Thái thứ sáu, dân làng Phước Ấm và thương gia Chợ Được đã làm đơn trình lên phủ, tỉnh và Bộ Lễ xin ban sắc phong Bà Chợ Được là “Tề thục dực bảo trung hưng trung đẳng thần”. Năm Khải Định tứ tuần thì Bà được phong sắc "Trang huy dực bảo trung hưng thượng đẳng thần". Bà còn được suy tôn làm "Tề thục dực bảo trang huy thượng đẳng thần", "Thần nữ linh ứng Nguyễn Thị Tôn Thần"...
Trong thời kỳ chiến tranh, Bà đã báo mộng và linh ứng cho dân làng, tránh được những vụ oanh tạc của máy bay Mỹ. Nơi Bà hiển linh để xây chợ trở thành hầm trú ẩn, pháo đài kiên cố của quân và dân trong làng. Kể từ đó, dân làng Phiếm Ái đã chung góp công của để xây một ngôi miếu Bà, và cử người cháu nhiều đời của Bà là ông Nguyễn Thục, chăm lo hương khói giỗ chạp hằng năm.
Theo thần phả chép lại, sau khi tạ thế, hồn Bà Chợ Được chu du khắp vùng sông nước Trường Giang. Năm Tự Đức thứ năm, hồn Bà lãng du đến làng Phước Ấm bên dòng Trường Giang, thấy phong cảnh hữu tình, trên có rừng, dưới có sông núi, lại nằm ở vị trí cửa sông, gần đường lộ nên Bà đã hiển linh để báo mộng cho dân làng Phước Ấm xây chợ, quy tụ dân cư lập làng.
Ban đầu, Bà cho dựng một quán nước nhỏ bên vệ đường, gần mép sông, người qua kẻ lại ngày một đông. Dần dà, thôn vắng trở thành chợ tấp nập, nhộn nhịp, dân tứ phương kéo về dựng quán, xây nhà như đô hội.
Khúc sông Trường Giang hoang vắng ngày xưa nay ghe thuyền tới lui tấp nập, có cả đoàn ghe bầu hàng chục chiếc, buôn hàng tận Gia Định, Đồng Nai, có cả thương gia Nhật kiều, Hoa kiều... Rồi ngôi chợ được xây lên, dân chúng gọi đó là Chợ Được, với hàm nghĩa cầu mua may bán được, hay Chợ Bà. Sau khi xây xong, nhằm tạ ơn đức Bà, dân làng đã lập ngôi miếu để thờ Bà, với mong muốn Bà phù hộ độ trì cho dân làng buôn bán, làm ăn khấm khá.
Ông Vũ Thanh Xuân ở thôn Phước Ấm năm mươi hai tuổi, người được dân làng giao nhiệm vụ trông coi lăng B,) cho biết:
- Bà luôn phù hộ cho dân làng tai qua nạn khỏi, bệnh tật tiêu trừ. Lớp trẻ trong làng ai tôn kính Bà luôn gặp nhiều may mắn. Người đi học thì học giỏi. Kẻ đi làm thì thành đạt… Hằng năm, cứ đến ngày lễ lệ Bà, con cháu từ khắp nơi lại hành hương về vía Bà để cầu mong một năm tốt lành.
Hiện nay, quần thể cụm di tích Lăng Bà Chợ Được đã được xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh. Cụm di tích Lăng Bà bao gồm: lăng Bà Được, đình làng Phước Ấm và không gian chợ cùng bến sông.
Lễ rước cộ Bà tái hiện hình ảnh những nhân vật trong lịch sử dân tộc như: Hai Bà Trưng cưỡi voi đánh giặc, Thánh Gióng đánh đuổi giặc Ân, bước chân thần tốc của người anh hùng áo vải Tây Sơn... nhằm giáo dục tình yêu quê hương đất nước cho con cháu
danviet
#656
Gửi vào 17/06/2013 - 03:27
NGƯỜI CHẾT HIỆN VỀ
Lời nói đầu:
Đáng lý trong mùa lễ Halloween này tôi cũng viết một chuyện Ma để quý vị đọc cho vui, nhưng nghĩ lại chuyện Ma không phải dể viết đối với quý vị lớn tuổi và có trình độ. Chuyện những con Ma có đôi mắt đỏ rực, cái lưỡi dài thòng, xõa tóc dài chấm đất hay treo mình trên xà nhà, để rồi rớt từng cánh tay, cái chân, cái đầu cái mình xuống nền nhà rồi ráp lại đứng dậy chạy.
Những chuyện ma này nghe hấp dẫn thật, nhưng chỉ dành cho trẻ em như chúng ta ngày xưa khi còn nhỏ, tuy sợ nhưng rất thích nghe cha mẹ, anh chị hay người lớn kễ lại. Với những người có tuổi, đâu phải dể tin như ngày xưa. Mà không tin, thì không sợ, không sợ, thì đọc đâu có hấp dẫn.
Thế nên, mùa Halloween này tôi xin viết hầu qúy vị một câu chuyện thật: Với tựa: Người Chết Hiện Về. Đây cũng là chuyện Ma thôi, nhưng là Ma hiền, Ma giúp người, nhưng cũng là chuyện lạ, xẩy ra giữa ban ngày tại Đà Nẳng, thời gian khi tôi còn phục vụ ở đây.
Vào chuyện:
Đầu năm 1969 khi tôi bị thuyên chuyễn ra vùng I Chiến Thuật. Tôi chỉ huy một đơn vị đống xa thành phố, thuộc Tiểu Khu Quảng Nam. Đời lính sống nơi tiền đồn, đèo heo hút gió, thiếu bóng hồng người đẹp, con đường độc đạo, rất nguy hiễm, luôn bị đặt mìn, nhưng cuộc sống quá buồn tẻ nên thỉnh thoảng tôi cũng lái xe về thành phố Đà Nẳng chơi.
Vì những năm tháng đầu tiên ra đây lạ nước lạ cái. nguy hiểm, nên vợ con phải để lại quê nhà. May có anh bạn Đại úy cũng là thuộc cấp của tôi dành cho một phòng riêng tại nhà anh để nghỉ ngơi mỗi khi về. Thật ra thì khách sạn thời đó cũng rẻ , chẳng là bao, nhưng tôi thường xử dụng xe Jeep nên rất ngại đậu xe ngoài đường phố, rất dể bị đặc chất nổ.
Ở nhà anh bạn trong khu Thanh Bồ Đức Lợi, một khu vực dân cư hầu hết là người công giáo gốc Quảng Bình. Chung quanh khu này có tường thành bao bọc, có dân quân gát cổng ban đêm. Hơn nữa, nhà anh này lại có một sân đậu xe có mái che và có cổng sắt khóa lại rất thuận lợi, nên mỗi lần về phố tôi đều ở đây.
Mấy năm đầu thì chẳng sao, đến năm 72-73 thì mỗi sáng, khi lái xe ra khỏi cổng khoảng trăm mét thì có trở ngại. Không hiểu sao người ta tập trung đứng chật tràn cả xuống đường không có lối cho xe chạy. Ban đầu tôi lại tưởng có biểu tình gì chăng! Nhưng không phải. Cũng may là họ thấy xe Jeep nhà binh nên cũng tránh ra cho tôi đi, nhưng tình trạng này chẳng phải một lần, mà hầu như tuần nào cũng vậy. Không về thì thôi, về, là sáng nào chạy ra, cũng gặp nạn kẹt đường.
Sau này lực lượng cảnh sát cũng phái đến đây năm, bảy người, nhưng cũng không ngăn chận được, nên họ phải đem dây kẽm “còng xẹt ti na" bao quanh khu vực. Những người tập trung lai đứng đầy trên lề đường. Mỗi khi có xe qua, một người Cảnh Sát phụ trách kéo dây kẽm gai cho xe qua, rồi bít lại ngay.
Hỏi ra mới biết nhóm người này đến đây vào những trưa thứ sáu, là để cầu xin Số Đề. Quảng Nam Đà Nẳng hầu như dân tình ai cũng đam mê đánh số đề. Thời đó mỗi tuần xổ số một lần, không như bây giờ xổ hàng ngày, nên thiên hạ đến thứ sáu, ai ai cũng bàn tán những con số dựa trên giấc chiêm bao, hay cầu xin ở đâu đó mà họ cho là linh hiển.
Không biết họ cầu xin có trúng gì không? Nhưng cứ mỗi lần về, lại thấy số người càng đông hơn, họ chen lấn bu quanh một cái am nhỏ bên góc đường. Thấy lạ nên một lần tôi dừng xe lại hỏi cho ra lẻ. Một người rành chuyện kể lại như sau:
- Vào một buổi sáng sớm, trời còn lờ mờ chưa rỏ mặt người, một bác xích lô dừng lại bên đường khi có một cô bé khoảng mười tuổi, ôm cặp có dáng nữ sinh đứng đón xe. Bác xích lô chở cô bé đi lòng vòng theo hướng dẩn của cô ta, ông ta thắm mệt nên hỏi cô bé.
- Nhà cháu ở đâu?
- Nhà cháu ở nghĩa Trang Nam Ô. Cô bé đáp.
- Thôi, cháu xuống đón xe lam mà đi, tôi không đi đến đó…Xa lắm.
- Vậy ông cho cháu về thăm Má nhà ở gần đây thôi.
Nói rồi cô bé hướng dẩn cho bác xích lô đến một khu đất trống, có căn nhà gổ lợp tôle thì bảo dừng lại. Cô bé xuống xe, và đưa cho ông ta hai tờ giấy một ngàn đồng. Ông chưa biết phải thối lại bao nhiêu, thì cô bé đã bỏ đi và mở cửa vào nhà. Bác xích lô mừng quá vì không phải thối lại, khi thấy cửa đã khép lại.
Sau đó…Bác ghé vào quán cà phê vẫn thường uống và gọi một ly, ông khoe với ông bạn đồng nghiệp ông vừa trúng mánh. Miệng nói, tay ông móc khoe hai tờ giấy bạc. Nhưng khi móc hai tờ bạc ra, thì, lạ chưa... Sao lại thế này!? Chỉ có hai tờ giấy vàng bạc. Các bạn bè tưởng ông đùa cợt nên cười rộ lên, làm ông tức lắm.
Ông uống chưa hết ly cà phê đã vội đạp xe quay lại nhà cô bé.
Ông giận lắm, cho rằng mình bị lừa, bị mà mắt để lừa gạt, nên ông đập cửa ầm ầm tại ngôi nhà cô bé vừa vào khi nảy. Một người đàn bà còn ngái ngủ mở cửa hỏi
- Ông muốn tìm ai?
- Con gái bà đâu? Sao đi xe tôi đưa tiền giả thế này!
Ông xìa ra hai tờ vàng bạc.
- Con gái nào đi xe ông. Ông có lộn hồn không hay ông lầm nhà nào rồi!
- Không…Tôi không lầm nhà, nó vừa xuống xe đưa tiền này cho tôi rồi vào đây, lầm thế nào được.
- Nhà chẳng còn ai ngoài tôi, tôi chỉ có một đứa con gái, khi đi học về đã bị xe tung chết hai tháng trước, đang thờ nó đây…Ông không thấy sao, còn đứa nào mà đi xe ông!?
Nghe nói thế ông liền nhìn ngay lên khung hình trên bàn thờ và ông cảm thấy điếng hồn, lạnh người nên vừa run vừa nói.
- Đúng rồi cô ơi. Đúng cháu nó đây rồi, nó vừa đi xe tôi, hèn gì nó nói nhà ở nghĩa trang Nam Ô, tôi từ chối không chở, nên nó bảo thôi về nhà mẹ ở đây. Cháu xuống xe đưa cho tôi hai tờ một ngàn, rồi mở của nhà này đi vào. Sau đó, khi tôi ghé uống cà phê thì móc ra khoe với anh bạn thì hóa ra hai tờ giấy vàng bạc này.
- Nếu quả vậy thì đúng con tôi đi xe về đây rồi. Hèn gì khi còn đang ngủ, tôi nghe như có tiếng mở cửa, nhưng nhìn ra chẳng thấy ai, có lẻ nó về thăm nhà thật ông ơi.
Nói xong bà ta vào buồn lấy hai ngàn đồng đưa cho bác xích lô và xin lổi, nhưng bác xích lô cứ mãi nhìn tấm ảnh cô gái và đứng như trời trồng. Rồi như sực tỉnh, bác từ chối món tiền và xin phép bà ta cho ông thắp ba nén nhang cho cháu.
Bà ta như cảm kích nên hai dòng nước mắt chảy dài, rồi bước lại bàn thờ cầm tấm ảnh lên và nói:
- Con có linh thiêng thì đừng làm Mẹ sợ và nhớ phù hộ cho bác xích lô chở con, ăn nên làm ra con nhé.
Nói rồi bà mời ông ngồi và bắt đầu kể lại chuyện gia đình bà. Chồng bà là một hạ sĩ quan, vợ chồng chỉ có mình cháu, cháu mới học lớp chín, một bửa khi đi học về vì trời mưa, cháu vội về nhà nên chạy băng qua đường gần khu TBĐL thì bị xe Mỹ tung chết, lúc đó cháu đúng mười bảy tuổi. Chồng ở đơn vị xa, nhà chỉ còn hai mẹ con, nay cháu mất, chúng tôi quá đau khổ. Tội nghiệp con gái tôi quá, nó hiền lắm.
Nghe qua câu chuyện, bác xích lô cũng quá xúc động. Ba cây nhang cũng vừa tàn, ông xin phép từ giã. Trước khi đi, ông nhìn vào tấm ảnh chắp tay xá xá, rồi ông chợt nhìn lư hương mà ba cây nhang tàn, có hai tàn cuốn lại thành hình chữ O, một cây thì rụng hết. Ông ra về suy nghĩ mong lung, lòng buồn rười rượi.
Ông ta quay lại quán cà phê định kể lại câu chuyện này cho mấy ông bạn nghe, nhưng mọi người đã tan hàng cả rồi. Thế là ông buồn tình đạp xe về nhà kể lại câu chuyện chở con ma cho vợ nghe, rồi nghỉ luôn ngày hôm đó.
Nếu câu chuyện chỉ có vậy, thì mỗi tuần đâu có hàng trăm người tụ tập về gần khu TBDL này. Nhưng, Việc gì cũng có nguyên do của nó. Những người hàng xóm và bạn đồng nghiệp bổng nhiên thấy ông ta trở nên giàu sụ. Nào sửa nhà, nào mua sắm đủ thứ linh tinh, đặc biệt là ông ta còn kêu thợ hồ xây một cái trang thờ gần khu TBĐL cho ai đó, nên thiên hạ bàn tán cho rằng vợ chồng ông trúng số độc đắc.
Lời đồn làm nhiều người nghèo và bạn bè đến nhà ông xin xỏ, vay mượn. Sợ nguy hiểm và phiền toái vì lời đồn đại nên vợ chồng ông cũng đành nói thật mọi chuyện. Ngày ông chở cô bé, và khi thắp nhang, ông nghe lời cầu của bà mẹ và nhất là khi ông ta thấy đóm nhang tàn cuốn lại thành hai số không (00). Thế là ông suy nghĩ, hay là hồn thiêng cô bé cho ông hai con số đề tuần này chăng?
Nữa tin nữa ngờ, ông nghĩ giá mà hai con số nào khác, chắc ông sẽ đánh đậm lắm, nhưng hai con số 00, ông không mấy tin tưởng, chỉ đánh hai ngàn đầu đuôi cầu may. Không ngờ, chiều thứ sáu hôm đó, kết quả xổ số đầu đuôi đều 00, thế là ông trúng 140 ngàn, chứ có trúng số kiến thiết gì đâu! Số tiền này thời đó không phải nhỏ. Sau đó để đền ơn, ông mua hoa quả lại nhà cúng cho cô bé, và xây một am thờ bên gốc đường gần khu TBĐL.
Chẳng biết câu chuyện này có thật không? Nhưng thiên hạ đồn nhau, cô bé chết oan rất linh thiêng, nên chiếc am thờ khói nhang tõa ra mù mịt một vùng rộng lớn, do nhóm người đến đây thắp nhang cầu xin số vào mỗi trưa thứ sáu. Không biết họ cầu thế nào và cho số ra sao?
Thời gian này ngay tại Hội An, Quảng Nam cũng có một em trai độ mười một tuổi, nhập đồng cốt gì đó, lấy son đỏ vẻ lung tung trên mấy tờ giấy vàng bạc, nhìn ngược nhìn xuôi thấy cả chục con số, thế mà cũng lắm người tin, dành nhau mua cho được, giá mỗi tờ mười đồng. Đúng là dị đoan mê tín.
Xin nói rỏ thêm: Tôi nói chuyện có thật, là nói hàng tuần thiên hạ đổ về đây cầu xin số tại chiếc am bên đường, mà tuần nào tôi cũng chứng kiến. Còn chuyện bác xích lô chở cô bé rồi trúng số đề, thì tôi chỉ nghe thiên hạ nói lại. Ban đầu tôi cũng không mấy tin. Sau này. Năm 1994, khi tôi ra Đà Nẳng lấy hộ chiếu đi Mỹ diện HO.
Sau hai mươi năm mới trở lại đây. Thành phố mà tôi đã từng một thời lui tới và quen thuộc, nay thay đổi khác lạ, đường sá mở rộng ra, nhà cao từng xây dựng khắp nơi, chẳng biết đâu là đâu, nên có ý ghé thăm người bạn cũ thời quân ngũ ở khu TBĐL hỏi thêm tin tức, nhưng tôi cũng không biết đi đường nào, đang hoang mang và lo lắng, khi hàng chục xe ôm bao quanh mời gọi.
Tôi cố rời khỏi bến xe đầy phức tạp này, rồi đi bộ ra đường và đón một xe ôm bảo về khu TBĐL. Nhà anh bạn thì tôi không thể nào quên, cách cổng vào vài chục mét, nằm bên phải. Nhưng khi đến đây lại cũng thấy lạ hoắt. Ngày xưa ngôi nhà trệt ba gian, có sân đậu xe có mái, giờ đây là một căn lầu, mặt tiền vách bám rêu phong và có cây dây leo chằng chịt, chỉ có chiếc cổng sắt vẫn còn, nên tôi biết mình không nhầm lẫn.
Đúng chờ trong nhà có ai ra để hỏi, nhưng lòng vẫn ngại, sợ lở gặp nhà của Cách Mạng, nên bảo anh xe ôm theo tôi ra lại đầu cổng có anh thợ hớt tóc, tôi hỏi anh nhà ông Đại Úy V. Anh ta cho biết.
- Nhà đó đã bán lâu rồi, bây giờ ba má vợ ông V. mua nhà khác rồi, nhà có vườn cây ăn trái, ông chạy theo đường trước nhà cũ rồi quẹo trái vài chục mét, nhìn bên phải, thì thấy chiếc cổng gổ màu xanh lá cây, đó là nhà mới. Từ đây chạy xe chỉ một hai phút là thấy ngay. Nhưng nghe nói ông ta sắp được đi Mỹ, không biết đi chưa?
Hỏi xong, tôi cảm ơn rồi lên xe ôm, quả thật chưa đầy hai phút, thì tôi thấy chiếc cổng xanh, nhìn vào độ năm chục mét có ngôi nhà, nghĩ là chắc nhà này, nhưng tôi chưa trả tiền cho anh xe ôm, mà còn lưỡng lự chưa vội mở cổng, chợt thấy mẹ vợ anh V. vừa trong nhà bước ra phía trước hiên. Bà mặc chiếc quần đen ống ngắn, áo bà ba màu trắng đã cũ, khuôn mặt bình thường như ngày nào.
Trước đây vợ chồng bà có hai căn nhà sát kề nhau, một dành cho ông bà, và một dành cho vợ chồng V. Nên khi nào về tôi cũng qua thăm ông bà. Thấy bà xuất hiện, tuy vài giây nhưng tôi biết đúng nhà rồi, không còn phải lo ngại nên tôi trả tiền cho anh xe ôm rồi mở cổng vào nhà.
Khi bước vào là thấy ông chồng ngay (cha vợ V.) tôi chào và tự giới thiệu mình, ông không vồn vã lắm, tôi hỏi bác gái đâu? Ông nói bả mất mấy tháng nay rồi, bàn thờ bả đó. Tôi nhìn lên tấm hình, mà lạnh buốt sống lưng, đầu óc quá hoang mang. Bà ta vừa ra đứng ở hiên nhà đây, chẳng lẽ tôi mờ mắt trông gà hóa cuốc!?
Ban đầu tôi nghĩ thế, nên khi nghe ông bảo:
- Ông ngồi đây tôi đi mua rượu về uống.
Lợi dụng lúc ông đi, tôi đi quan sát khắp nhà, xem trong nhà có người đàn bà nào khác không, lục tìm khắp nơi, không có người đàn bà nào, nhưng khi mở cửa một phòng nhỏ thì thấy có ba thanh niên nằm chung một giường, mặc quần đùi ở trần nên tôi sợ quá, khép cửa lại ngay. Khi ông ta cầm ca rượu trắng về, và lấy cái ly định rót ra cho tôi, tôi bịt miệng ly lại và nói:
- Bác uống đi, cháu còn liên lạc với cơ quan làm giấy tờ nhận hộ chiếu, không dám uống đâu!
Rồi tôi hỏi dò, mấy cô gái con bác có cô nào ở đây không? Trong nhà này còn ai không?
- Chúng nó lấy chồng và vượt biên cả rồi, còn đứa nào đâu.
- Sao con thấy có ba thanh niên nào nằm trong buồng?
- À thằng cháu nội và hai thằng bạn của nó.
- Còn vợ chồng V. đi chưa bác?
- Nó chờ đi HO, nhưng chưa đi thì bị nạn.
- Bị nạn gì vậy bác?
- Con gái nó bị sụp xuống suối nước nóng, nó nhảy xuống cứu con cũng bị phỏng nặng hai chân. Bỏ ra mười cây vàng chạy chữa cho con nhưng cũng không qua khỏi, còn nó thì bị rút gân tật một chân. Khi nghe qua câu chuyện tôi thấy tôi nghiệp cho người bạn thân ngày nào.
Bây giờ, tôi cũng biết vợ chồng anh đang ở Mỹ, nhưng nào biết ở phương trời nào mà liên lạc thăm hỏi và kể lại câu chuyện: Mẹ vợ anh quá linh thiêng, đã hiện ra tại hiên nhà để chỉ nhà cho tôi.
Tôi xin khẳng định, tôi không nhầm lẫn, tôi không trông gà hóa cuốc. Tôi không phóng đại. Nói một điều khó tin chỉ làm giãm uy tín mình chứ chẳng được lợi ích gì, biết thế, tôi vẫn nói. Đó là sự thật, trên đời này có lắm điều lạ, vì ta chưa gặp, chưa biết, nên không tin.
Từ khi thấy bà ấy hiện về, tôi có suy nghĩ lại về câu chuyện cô bé đón xích lô cho số cũng có thể tin được. Tuy nhiên, tin hay không tin cũng tùy quý vị. Nhưng ít ra thì bài viết này cũng góp phần giải trí trong mùa Lể Ma Halloween 2012.
Phan Đông Hà
Viết Mùa Halloween 2012
Lời nói đầu:
Đáng lý trong mùa lễ Halloween này tôi cũng viết một chuyện Ma để quý vị đọc cho vui, nhưng nghĩ lại chuyện Ma không phải dể viết đối với quý vị lớn tuổi và có trình độ. Chuyện những con Ma có đôi mắt đỏ rực, cái lưỡi dài thòng, xõa tóc dài chấm đất hay treo mình trên xà nhà, để rồi rớt từng cánh tay, cái chân, cái đầu cái mình xuống nền nhà rồi ráp lại đứng dậy chạy.
Những chuyện ma này nghe hấp dẫn thật, nhưng chỉ dành cho trẻ em như chúng ta ngày xưa khi còn nhỏ, tuy sợ nhưng rất thích nghe cha mẹ, anh chị hay người lớn kễ lại. Với những người có tuổi, đâu phải dể tin như ngày xưa. Mà không tin, thì không sợ, không sợ, thì đọc đâu có hấp dẫn.
Thế nên, mùa Halloween này tôi xin viết hầu qúy vị một câu chuyện thật: Với tựa: Người Chết Hiện Về. Đây cũng là chuyện Ma thôi, nhưng là Ma hiền, Ma giúp người, nhưng cũng là chuyện lạ, xẩy ra giữa ban ngày tại Đà Nẳng, thời gian khi tôi còn phục vụ ở đây.
Vào chuyện:
Đầu năm 1969 khi tôi bị thuyên chuyễn ra vùng I Chiến Thuật. Tôi chỉ huy một đơn vị đống xa thành phố, thuộc Tiểu Khu Quảng Nam. Đời lính sống nơi tiền đồn, đèo heo hút gió, thiếu bóng hồng người đẹp, con đường độc đạo, rất nguy hiễm, luôn bị đặt mìn, nhưng cuộc sống quá buồn tẻ nên thỉnh thoảng tôi cũng lái xe về thành phố Đà Nẳng chơi.
Vì những năm tháng đầu tiên ra đây lạ nước lạ cái. nguy hiểm, nên vợ con phải để lại quê nhà. May có anh bạn Đại úy cũng là thuộc cấp của tôi dành cho một phòng riêng tại nhà anh để nghỉ ngơi mỗi khi về. Thật ra thì khách sạn thời đó cũng rẻ , chẳng là bao, nhưng tôi thường xử dụng xe Jeep nên rất ngại đậu xe ngoài đường phố, rất dể bị đặc chất nổ.
Ở nhà anh bạn trong khu Thanh Bồ Đức Lợi, một khu vực dân cư hầu hết là người công giáo gốc Quảng Bình. Chung quanh khu này có tường thành bao bọc, có dân quân gát cổng ban đêm. Hơn nữa, nhà anh này lại có một sân đậu xe có mái che và có cổng sắt khóa lại rất thuận lợi, nên mỗi lần về phố tôi đều ở đây.
Mấy năm đầu thì chẳng sao, đến năm 72-73 thì mỗi sáng, khi lái xe ra khỏi cổng khoảng trăm mét thì có trở ngại. Không hiểu sao người ta tập trung đứng chật tràn cả xuống đường không có lối cho xe chạy. Ban đầu tôi lại tưởng có biểu tình gì chăng! Nhưng không phải. Cũng may là họ thấy xe Jeep nhà binh nên cũng tránh ra cho tôi đi, nhưng tình trạng này chẳng phải một lần, mà hầu như tuần nào cũng vậy. Không về thì thôi, về, là sáng nào chạy ra, cũng gặp nạn kẹt đường.
Sau này lực lượng cảnh sát cũng phái đến đây năm, bảy người, nhưng cũng không ngăn chận được, nên họ phải đem dây kẽm “còng xẹt ti na" bao quanh khu vực. Những người tập trung lai đứng đầy trên lề đường. Mỗi khi có xe qua, một người Cảnh Sát phụ trách kéo dây kẽm gai cho xe qua, rồi bít lại ngay.
Hỏi ra mới biết nhóm người này đến đây vào những trưa thứ sáu, là để cầu xin Số Đề. Quảng Nam Đà Nẳng hầu như dân tình ai cũng đam mê đánh số đề. Thời đó mỗi tuần xổ số một lần, không như bây giờ xổ hàng ngày, nên thiên hạ đến thứ sáu, ai ai cũng bàn tán những con số dựa trên giấc chiêm bao, hay cầu xin ở đâu đó mà họ cho là linh hiển.
Không biết họ cầu xin có trúng gì không? Nhưng cứ mỗi lần về, lại thấy số người càng đông hơn, họ chen lấn bu quanh một cái am nhỏ bên góc đường. Thấy lạ nên một lần tôi dừng xe lại hỏi cho ra lẻ. Một người rành chuyện kể lại như sau:
- Vào một buổi sáng sớm, trời còn lờ mờ chưa rỏ mặt người, một bác xích lô dừng lại bên đường khi có một cô bé khoảng mười tuổi, ôm cặp có dáng nữ sinh đứng đón xe. Bác xích lô chở cô bé đi lòng vòng theo hướng dẩn của cô ta, ông ta thắm mệt nên hỏi cô bé.
- Nhà cháu ở đâu?
- Nhà cháu ở nghĩa Trang Nam Ô. Cô bé đáp.
- Thôi, cháu xuống đón xe lam mà đi, tôi không đi đến đó…Xa lắm.
- Vậy ông cho cháu về thăm Má nhà ở gần đây thôi.
Nói rồi cô bé hướng dẩn cho bác xích lô đến một khu đất trống, có căn nhà gổ lợp tôle thì bảo dừng lại. Cô bé xuống xe, và đưa cho ông ta hai tờ giấy một ngàn đồng. Ông chưa biết phải thối lại bao nhiêu, thì cô bé đã bỏ đi và mở cửa vào nhà. Bác xích lô mừng quá vì không phải thối lại, khi thấy cửa đã khép lại.
Sau đó…Bác ghé vào quán cà phê vẫn thường uống và gọi một ly, ông khoe với ông bạn đồng nghiệp ông vừa trúng mánh. Miệng nói, tay ông móc khoe hai tờ giấy bạc. Nhưng khi móc hai tờ bạc ra, thì, lạ chưa... Sao lại thế này!? Chỉ có hai tờ giấy vàng bạc. Các bạn bè tưởng ông đùa cợt nên cười rộ lên, làm ông tức lắm.
Ông uống chưa hết ly cà phê đã vội đạp xe quay lại nhà cô bé.
Ông giận lắm, cho rằng mình bị lừa, bị mà mắt để lừa gạt, nên ông đập cửa ầm ầm tại ngôi nhà cô bé vừa vào khi nảy. Một người đàn bà còn ngái ngủ mở cửa hỏi
- Ông muốn tìm ai?
- Con gái bà đâu? Sao đi xe tôi đưa tiền giả thế này!
Ông xìa ra hai tờ vàng bạc.
- Con gái nào đi xe ông. Ông có lộn hồn không hay ông lầm nhà nào rồi!
- Không…Tôi không lầm nhà, nó vừa xuống xe đưa tiền này cho tôi rồi vào đây, lầm thế nào được.
- Nhà chẳng còn ai ngoài tôi, tôi chỉ có một đứa con gái, khi đi học về đã bị xe tung chết hai tháng trước, đang thờ nó đây…Ông không thấy sao, còn đứa nào mà đi xe ông!?
Nghe nói thế ông liền nhìn ngay lên khung hình trên bàn thờ và ông cảm thấy điếng hồn, lạnh người nên vừa run vừa nói.
- Đúng rồi cô ơi. Đúng cháu nó đây rồi, nó vừa đi xe tôi, hèn gì nó nói nhà ở nghĩa trang Nam Ô, tôi từ chối không chở, nên nó bảo thôi về nhà mẹ ở đây. Cháu xuống xe đưa cho tôi hai tờ một ngàn, rồi mở của nhà này đi vào. Sau đó, khi tôi ghé uống cà phê thì móc ra khoe với anh bạn thì hóa ra hai tờ giấy vàng bạc này.
- Nếu quả vậy thì đúng con tôi đi xe về đây rồi. Hèn gì khi còn đang ngủ, tôi nghe như có tiếng mở cửa, nhưng nhìn ra chẳng thấy ai, có lẻ nó về thăm nhà thật ông ơi.
Nói xong bà ta vào buồn lấy hai ngàn đồng đưa cho bác xích lô và xin lổi, nhưng bác xích lô cứ mãi nhìn tấm ảnh cô gái và đứng như trời trồng. Rồi như sực tỉnh, bác từ chối món tiền và xin phép bà ta cho ông thắp ba nén nhang cho cháu.
Bà ta như cảm kích nên hai dòng nước mắt chảy dài, rồi bước lại bàn thờ cầm tấm ảnh lên và nói:
- Con có linh thiêng thì đừng làm Mẹ sợ và nhớ phù hộ cho bác xích lô chở con, ăn nên làm ra con nhé.
Nói rồi bà mời ông ngồi và bắt đầu kể lại chuyện gia đình bà. Chồng bà là một hạ sĩ quan, vợ chồng chỉ có mình cháu, cháu mới học lớp chín, một bửa khi đi học về vì trời mưa, cháu vội về nhà nên chạy băng qua đường gần khu TBĐL thì bị xe Mỹ tung chết, lúc đó cháu đúng mười bảy tuổi. Chồng ở đơn vị xa, nhà chỉ còn hai mẹ con, nay cháu mất, chúng tôi quá đau khổ. Tội nghiệp con gái tôi quá, nó hiền lắm.
Nghe qua câu chuyện, bác xích lô cũng quá xúc động. Ba cây nhang cũng vừa tàn, ông xin phép từ giã. Trước khi đi, ông nhìn vào tấm ảnh chắp tay xá xá, rồi ông chợt nhìn lư hương mà ba cây nhang tàn, có hai tàn cuốn lại thành hình chữ O, một cây thì rụng hết. Ông ra về suy nghĩ mong lung, lòng buồn rười rượi.
Ông ta quay lại quán cà phê định kể lại câu chuyện này cho mấy ông bạn nghe, nhưng mọi người đã tan hàng cả rồi. Thế là ông buồn tình đạp xe về nhà kể lại câu chuyện chở con ma cho vợ nghe, rồi nghỉ luôn ngày hôm đó.
Nếu câu chuyện chỉ có vậy, thì mỗi tuần đâu có hàng trăm người tụ tập về gần khu TBDL này. Nhưng, Việc gì cũng có nguyên do của nó. Những người hàng xóm và bạn đồng nghiệp bổng nhiên thấy ông ta trở nên giàu sụ. Nào sửa nhà, nào mua sắm đủ thứ linh tinh, đặc biệt là ông ta còn kêu thợ hồ xây một cái trang thờ gần khu TBĐL cho ai đó, nên thiên hạ bàn tán cho rằng vợ chồng ông trúng số độc đắc.
Lời đồn làm nhiều người nghèo và bạn bè đến nhà ông xin xỏ, vay mượn. Sợ nguy hiểm và phiền toái vì lời đồn đại nên vợ chồng ông cũng đành nói thật mọi chuyện. Ngày ông chở cô bé, và khi thắp nhang, ông nghe lời cầu của bà mẹ và nhất là khi ông ta thấy đóm nhang tàn cuốn lại thành hai số không (00). Thế là ông suy nghĩ, hay là hồn thiêng cô bé cho ông hai con số đề tuần này chăng?
Nữa tin nữa ngờ, ông nghĩ giá mà hai con số nào khác, chắc ông sẽ đánh đậm lắm, nhưng hai con số 00, ông không mấy tin tưởng, chỉ đánh hai ngàn đầu đuôi cầu may. Không ngờ, chiều thứ sáu hôm đó, kết quả xổ số đầu đuôi đều 00, thế là ông trúng 140 ngàn, chứ có trúng số kiến thiết gì đâu! Số tiền này thời đó không phải nhỏ. Sau đó để đền ơn, ông mua hoa quả lại nhà cúng cho cô bé, và xây một am thờ bên gốc đường gần khu TBĐL.
Chẳng biết câu chuyện này có thật không? Nhưng thiên hạ đồn nhau, cô bé chết oan rất linh thiêng, nên chiếc am thờ khói nhang tõa ra mù mịt một vùng rộng lớn, do nhóm người đến đây thắp nhang cầu xin số vào mỗi trưa thứ sáu. Không biết họ cầu thế nào và cho số ra sao?
Thời gian này ngay tại Hội An, Quảng Nam cũng có một em trai độ mười một tuổi, nhập đồng cốt gì đó, lấy son đỏ vẻ lung tung trên mấy tờ giấy vàng bạc, nhìn ngược nhìn xuôi thấy cả chục con số, thế mà cũng lắm người tin, dành nhau mua cho được, giá mỗi tờ mười đồng. Đúng là dị đoan mê tín.
Xin nói rỏ thêm: Tôi nói chuyện có thật, là nói hàng tuần thiên hạ đổ về đây cầu xin số tại chiếc am bên đường, mà tuần nào tôi cũng chứng kiến. Còn chuyện bác xích lô chở cô bé rồi trúng số đề, thì tôi chỉ nghe thiên hạ nói lại. Ban đầu tôi cũng không mấy tin. Sau này. Năm 1994, khi tôi ra Đà Nẳng lấy hộ chiếu đi Mỹ diện HO.
Sau hai mươi năm mới trở lại đây. Thành phố mà tôi đã từng một thời lui tới và quen thuộc, nay thay đổi khác lạ, đường sá mở rộng ra, nhà cao từng xây dựng khắp nơi, chẳng biết đâu là đâu, nên có ý ghé thăm người bạn cũ thời quân ngũ ở khu TBĐL hỏi thêm tin tức, nhưng tôi cũng không biết đi đường nào, đang hoang mang và lo lắng, khi hàng chục xe ôm bao quanh mời gọi.
Tôi cố rời khỏi bến xe đầy phức tạp này, rồi đi bộ ra đường và đón một xe ôm bảo về khu TBĐL. Nhà anh bạn thì tôi không thể nào quên, cách cổng vào vài chục mét, nằm bên phải. Nhưng khi đến đây lại cũng thấy lạ hoắt. Ngày xưa ngôi nhà trệt ba gian, có sân đậu xe có mái, giờ đây là một căn lầu, mặt tiền vách bám rêu phong và có cây dây leo chằng chịt, chỉ có chiếc cổng sắt vẫn còn, nên tôi biết mình không nhầm lẫn.
Đúng chờ trong nhà có ai ra để hỏi, nhưng lòng vẫn ngại, sợ lở gặp nhà của Cách Mạng, nên bảo anh xe ôm theo tôi ra lại đầu cổng có anh thợ hớt tóc, tôi hỏi anh nhà ông Đại Úy V. Anh ta cho biết.
- Nhà đó đã bán lâu rồi, bây giờ ba má vợ ông V. mua nhà khác rồi, nhà có vườn cây ăn trái, ông chạy theo đường trước nhà cũ rồi quẹo trái vài chục mét, nhìn bên phải, thì thấy chiếc cổng gổ màu xanh lá cây, đó là nhà mới. Từ đây chạy xe chỉ một hai phút là thấy ngay. Nhưng nghe nói ông ta sắp được đi Mỹ, không biết đi chưa?
Hỏi xong, tôi cảm ơn rồi lên xe ôm, quả thật chưa đầy hai phút, thì tôi thấy chiếc cổng xanh, nhìn vào độ năm chục mét có ngôi nhà, nghĩ là chắc nhà này, nhưng tôi chưa trả tiền cho anh xe ôm, mà còn lưỡng lự chưa vội mở cổng, chợt thấy mẹ vợ anh V. vừa trong nhà bước ra phía trước hiên. Bà mặc chiếc quần đen ống ngắn, áo bà ba màu trắng đã cũ, khuôn mặt bình thường như ngày nào.
Trước đây vợ chồng bà có hai căn nhà sát kề nhau, một dành cho ông bà, và một dành cho vợ chồng V. Nên khi nào về tôi cũng qua thăm ông bà. Thấy bà xuất hiện, tuy vài giây nhưng tôi biết đúng nhà rồi, không còn phải lo ngại nên tôi trả tiền cho anh xe ôm rồi mở cổng vào nhà.
Khi bước vào là thấy ông chồng ngay (cha vợ V.) tôi chào và tự giới thiệu mình, ông không vồn vã lắm, tôi hỏi bác gái đâu? Ông nói bả mất mấy tháng nay rồi, bàn thờ bả đó. Tôi nhìn lên tấm hình, mà lạnh buốt sống lưng, đầu óc quá hoang mang. Bà ta vừa ra đứng ở hiên nhà đây, chẳng lẽ tôi mờ mắt trông gà hóa cuốc!?
Ban đầu tôi nghĩ thế, nên khi nghe ông bảo:
- Ông ngồi đây tôi đi mua rượu về uống.
Lợi dụng lúc ông đi, tôi đi quan sát khắp nhà, xem trong nhà có người đàn bà nào khác không, lục tìm khắp nơi, không có người đàn bà nào, nhưng khi mở cửa một phòng nhỏ thì thấy có ba thanh niên nằm chung một giường, mặc quần đùi ở trần nên tôi sợ quá, khép cửa lại ngay. Khi ông ta cầm ca rượu trắng về, và lấy cái ly định rót ra cho tôi, tôi bịt miệng ly lại và nói:
- Bác uống đi, cháu còn liên lạc với cơ quan làm giấy tờ nhận hộ chiếu, không dám uống đâu!
Rồi tôi hỏi dò, mấy cô gái con bác có cô nào ở đây không? Trong nhà này còn ai không?
- Chúng nó lấy chồng và vượt biên cả rồi, còn đứa nào đâu.
- Sao con thấy có ba thanh niên nào nằm trong buồng?
- À thằng cháu nội và hai thằng bạn của nó.
- Còn vợ chồng V. đi chưa bác?
- Nó chờ đi HO, nhưng chưa đi thì bị nạn.
- Bị nạn gì vậy bác?
- Con gái nó bị sụp xuống suối nước nóng, nó nhảy xuống cứu con cũng bị phỏng nặng hai chân. Bỏ ra mười cây vàng chạy chữa cho con nhưng cũng không qua khỏi, còn nó thì bị rút gân tật một chân. Khi nghe qua câu chuyện tôi thấy tôi nghiệp cho người bạn thân ngày nào.
Bây giờ, tôi cũng biết vợ chồng anh đang ở Mỹ, nhưng nào biết ở phương trời nào mà liên lạc thăm hỏi và kể lại câu chuyện: Mẹ vợ anh quá linh thiêng, đã hiện ra tại hiên nhà để chỉ nhà cho tôi.
Tôi xin khẳng định, tôi không nhầm lẫn, tôi không trông gà hóa cuốc. Tôi không phóng đại. Nói một điều khó tin chỉ làm giãm uy tín mình chứ chẳng được lợi ích gì, biết thế, tôi vẫn nói. Đó là sự thật, trên đời này có lắm điều lạ, vì ta chưa gặp, chưa biết, nên không tin.
Từ khi thấy bà ấy hiện về, tôi có suy nghĩ lại về câu chuyện cô bé đón xích lô cho số cũng có thể tin được. Tuy nhiên, tin hay không tin cũng tùy quý vị. Nhưng ít ra thì bài viết này cũng góp phần giải trí trong mùa Lể Ma Halloween 2012.
Phan Đông Hà
Viết Mùa Halloween 2012
#657
Gửi vào 23/06/2013 - 01:55
CHUYỆN VỀ NGƯỜI ĐÀN ÔNG NÓI CHUYỆN ĐƯỢC VỚI THẾ GIỚI BÊN KIA
Sau một biến cố tai nạn, khi tỉnh dậy anh Thắng bỗng nhận ra những điều vô cùng lạ trong cơ thể.
Ban đầu anh cảm nhận được điều gì đó từ cõi âm vọng lại, về sau luồng sóng sinh học trong anh phát triển mạnh đến mức, anh có thể “giao tiếp” được với “linh hồn” từ cõi âm. Quá lo lắng, anh cùng người thân đã đến Trung tâm phát triển tiềm năm con người kiểm tra thì được biết, bản thân có một số khả năng đặc biệt, trong đó có thể nói chuyện được với… linh hồn.
Biến cố kỳ lạ
Anh là Nguyễn Quốc Thắng ba mươi bảy tuổi, Ba Vì, Hà Nội, một trong những nhà ngoại cảm nổi tiếng thuộc Trung tâm Nghiên cứu tiềm năng con người. Hội Liên hiệp Khoa học Công nghệ Tin học ứng dụng (UIA), người đã ứng dụng khả năng đặc biệt của mình vào công tác tìm mộ liệt sỹ và nhân dân, trên cơ sở khoa học hơn hai chục năm qua. Trong chuyến vào Nam công tác chúng tôi may mắn được gặp anh.
Anh bảo, ngoài anh ra thì những anh em trong gia đình không ai có khả năng như anh, cũng như việc phát hiện ra mình có khả năng đặc biệt là một sự tình cờ, sau đó khả năng này ngày càng phát triển.
Thời gian gần đây, hiện tượng “nhà ngoại cảm” tự xưng mọc lên như nấm sau mưa, khiến các cơ quan quản lý khá đau đầu. Để minh chứng về mặt pháp lý, anh đưa cho chúng tôi xem những văn bản xác nhận do Bộ công an, cơ quan thẩm định chuyên môn về khả năng của mình. Anh Thắng cho chúng tôi biết khả năng đặc biệt của mình phát triển qua từng mốc biến cố trong cuộc đời, đó là những vụ tai nạn bất ngờ. Sinh ra trong gia đình nghèo thuộc huyện xã Phú Châu, Ba Vì, Hà Nội nên anh phải nghỉ học sớm.
Thuở nhỏ Thắng sớm vất vả giúp gia đình đủ thứ việc, trong một lần đi chăn trâu, anh bị trâu húc vào cạnh sống mũi bị thương nặng. Nhưng sau lần đó anh đã lờ mờ cảm nhận được điều gì đó khác thường trong cơ thể.
- Lúc đó tôi mười ba tuổi, tôi cảm thấy có mối liên hệ gì đó với thế giới khác, thông qua một kênh giác quan hoàn toàn mới. Nhưng vì là trẻ thơ nên tôi không hiểu nó là cái gì, mà cũng rất khó giải thích một cách cụ thể. Anh nhớ lại.
Cậu bé Thắng bắt đầu cảm nhận có gì đó như linh hồn con người từ thế giới bên kia, hiện về để nói chuyện với mình. Anh vội đem những chuyện đó kể lại cho cha mẹ và những người trong làng, thì ai cũng bảo là khùng điên, ma ám, vong nhập… thậm chí còn bắt cậu phải đi viện để xem đã mắc bệnh gì.
Theo thời gian khả năng ấy phát triển ngày càng mạnh hơn. Năm ba mươi tuổi (2006) thì anh bất ngờ gặp một tai nạn nghiêm trọng. Vén áo cho chúng tôi xem vết thương cắt ngang vùng bụng anh kể:
- Đây là vết thương chấn động gan, sau ba ngày các bác sỹ Bệnh viện Sơn Tây (Hà Tây cũ) cật lực phẫu thuật cấp cứu tôi mới tỉnh lại được.
Nhưng khi đi về từ “cõi chết” thì anh lại cảm thấy dường như có một nấc thang đột biến mới trong cơ thể, đó là khả năng mà anh có từ hồi năm mười ba tuổi. Vẫn là khả năng tiên đoán một số cái trong tương lai, nhìn thấy được linh hồn và lần này thì anh có thể nói chuyện được với “linh hồn” bằng thứ giác quan riêng của mình. Không nghi ngờ gì nữa, anh nhận ra đó là khả năng đặc biệt mà người ta thường nói rằng xuất phát từ tiềm năng của con người.
Anh Thắng tiếp tục đem những chuyện trên kể lại với người thân, nhưng chẳng ai tin, anh quyết định đến Trung tâm Nghiên cứu tiềm năng con người. Hội Liên hiệp Khoa học công nghệ Tin học ứng dụng UIA, để xin được khảo nghiệm. Hội đồng khảo nghiệm gồm những nhà khoa học hàng đầu Việt Nam, chuyên nghiên cứu về tiềm năng con người do Tiến sĩ Vũ Thế Khanh đứng đầu.
Sau những thao tác khảo khiệm bằng phương pháp khoa học, kết quả cho thấy anh có khả năng nói chuyện được với người âm thực sự, đặc biệt khả năng phán đoán được điều gì đó cách xa vị trí địa lý thông qua kênh giao tiếp là “tần số”. Anh quyết định gia nhập UIA và nguyện đem khả năng của mình đi tìm mộ để giúp những thân nhân có người chết chưa tìm thấy hài cốt.
Ứng dụng vào công tác tìm mộ
Anh Thắng bảo, chuyện tìm mộ thì bản thân đã thực hiện từ năm mười ba tuổi, tuy nhiên ngày đó anh chỉ tìm mộ nhân dân chứ chưa tìm mộ liệt sỹ.
- Người đầu tiên tôi tìm được là mộ ông Chủ tịch xã Phú Châu quê tôi, sau đó là những ngôi mộ trong vùng. Sau khi đem đối sánh những di vật, vị trí địa lý như những gì thân nhân cung cấp thì hoàn toàn chính xác.
Và, từ sau năm 2000 thì anh mới chính thức tìm mộ liệt sỹ, và đây cũng là lúc anh tập trung nhiều công sức nhất. Bởi hiện nay những nấm mồ vô danh còn nằm lại rải rác trên dãi đất tổ quốc rất nhiều, anh muốn vận dụng khả năng của mình để quy tụ các hài cốt liện sỹ trở về với quê hương.
Việc dùng khả năng tìm mộ của anh cũng có nhiều điều bí ẩn chưa thể giải thích. Đó là nếu không có điều kiện đến tận nơi, anh có thể đứng từ xa thông qua điện thoại để hướng dẫn người tìm mộ, điều này gần như rất ít khi sai. Còn khi muốn nói chuyện với người âm, anh chỉ cần đến địa điểm nghi có hài cốt múc một bát nước, thắp thẻ hương, là có thể nhìn thấy và nói chuyện được với “họ”.
Anh bảo, việc nói chuyện với người âm không bằng lời nói bình thường, mà là bằng tâm thức khi tập trung cao độ. Chính vào khả năng đó kết hợp cùng phương pháp khoa học mà tính đến nay, anh đã một mình hoặc cùng các nhà ngoại cảm khác tiến hành, tìm ra hàng ngàn mộ liệt sỹ, nhân dân mà ít khi nhầm lẫn hay thất bại.
- Chủ trương của chúng tôi là tìm mộ bằng phương pháp ngoại cảm nhưng trên cơ sở khoa học, cùng sự giám sát chặt chẽ của cơ quan chức năng. Trước khi anh bắt tay vào tìm mộ, luôn phải xác định tương đối vùng tìm kiếm do thân nhân, nhân chứng cung cấp, sau đó là giấy tờ tùy thân liên quan đến người chết, tìm được hài cốt còn phải đem thử nghiệm AND. Thực tế cho thấy, hiện nay rất nhiều người tự xưng là ngoại cảm đi tìm mộ, đã gây sự nhầm lẫn, sai sót làm mất lòng tin rất nhiều. Anh chia sẻ.
Anh Thắng vẫn nhớ nhất lần tìm mộ cam go nhất là vào năm 2009, anh vào Thành Phố Pleiku, Gia Lai, đi tìm mộ của liệt sỹ Vũ Nam Hiến, Thái Bình, trong suốt bảy ngày liên tục mới tìm được. Theo thông tin từ gia đình cung cấp thì liệt sỹ hi sinh ở chiến trường này, sau đó được quy tập vào nghĩa trang nhưng không xác định được tên tuổi. Nhưng bằng khả năng của mình, anh phán đoán rằng mộ không có ở nghĩa trang, mà là trong một cánh rừng cách đó khoảng ba chục km.
Cuộc tìm kiếm sáu ngày trôi qua dù đã huy động hết khả năng của mình, nhưng liệt sỹ vẫn không “về nói chuyện” với anh. Khá mệt mỏi anh định chấp nhận thất bại quay về, thì đúng lúc này liệt sỹ hiện lên chỉ đường, đó là ngôi mộ ven suối. Nhưng khi tiếp cận thì anh Thắng được liệt sỹ mách rằng, có một đồng đội khác cản đường không cho liệt sỹ chỉ đường, chỉ khi thắp hương khấn vái đầy đủ thì mọi việc mới êm xuôi.
Tất nhiên khi đối sánh những di vật và thử AND, thì việc tìm mộ đã thành công.
- Tôi phán đoán rằng, khi cơ thể tôi khá mệt mỏi thì vô tình phát ra những tần số mạnh hơn, giúp chúng tôi liên hệ được với liệt sỹ chính xác hơn.
Anh Thắng phán đoán về khả năng tiềm ẩn của mình. Và kỷ niệm thứ hai anh vẫn không thể quên là năm 2009, anh cùng một vị Thượng tá Phạm Văn Hảo, Công an tỉnh Quảng Ninh, đi tìm người anh là liệt sỹ Phạm Văn Sanh, tại nghĩa trang huyện Cai Lậy, Tiền Giang. Khi thắp hương cho các mộ liệt sỹ khác, thì bỗng nhiên trời đổ mưa rất to.
Ngày thứ tư, Thượng tá Hảo đi xác minh lại lần nữa thì nhận được thông tin rằng, trước đây có một hài cốt liệt sỹ người Bắc được quy tập. Bằng phương pháp ngoại cảm, anh Thắng đã xác định chính xác ngôi mộ của liệt sỹ Sanh. Thượng tá Hảo và các thành viên trong đoàn còn khá bất ngờ, khi trong chuyến đi thượng tá mất một trăm triệu đồng ngoài quán nước, nhưng không hiểu sao có người từ đâu mang đến trả lại. Anh Thắng bảo, có thể do linh hồn liệt sỹ linh thiêng đã giúp họ.
Hơn hai mươi năm tìm kiếm mộ, tìm kiếm thành công hàng ngàn ngôi mộ vô danh, với anh mỗi chuyến đi là một kỷ niệm không thể quên. Anh luôn mong mỏi được vận dụng hơn nữa khả năng của mình, vào tìm kiếm những ngôi mộ mất tích, đặc biệt là những liệt sỹ đã hy sinh quên mình. Với anh đó cũng là cách tri ân của thế hệ sau đối với những gì người đi trước, đã ngã xuống để có tổ quốc tươi đẹp ngày hôm nay.
PV
Sau một biến cố tai nạn, khi tỉnh dậy anh Thắng bỗng nhận ra những điều vô cùng lạ trong cơ thể.
Ban đầu anh cảm nhận được điều gì đó từ cõi âm vọng lại, về sau luồng sóng sinh học trong anh phát triển mạnh đến mức, anh có thể “giao tiếp” được với “linh hồn” từ cõi âm. Quá lo lắng, anh cùng người thân đã đến Trung tâm phát triển tiềm năm con người kiểm tra thì được biết, bản thân có một số khả năng đặc biệt, trong đó có thể nói chuyện được với… linh hồn.
Biến cố kỳ lạ
Anh là Nguyễn Quốc Thắng ba mươi bảy tuổi, Ba Vì, Hà Nội, một trong những nhà ngoại cảm nổi tiếng thuộc Trung tâm Nghiên cứu tiềm năng con người. Hội Liên hiệp Khoa học Công nghệ Tin học ứng dụng (UIA), người đã ứng dụng khả năng đặc biệt của mình vào công tác tìm mộ liệt sỹ và nhân dân, trên cơ sở khoa học hơn hai chục năm qua. Trong chuyến vào Nam công tác chúng tôi may mắn được gặp anh.
Anh bảo, ngoài anh ra thì những anh em trong gia đình không ai có khả năng như anh, cũng như việc phát hiện ra mình có khả năng đặc biệt là một sự tình cờ, sau đó khả năng này ngày càng phát triển.
Thời gian gần đây, hiện tượng “nhà ngoại cảm” tự xưng mọc lên như nấm sau mưa, khiến các cơ quan quản lý khá đau đầu. Để minh chứng về mặt pháp lý, anh đưa cho chúng tôi xem những văn bản xác nhận do Bộ công an, cơ quan thẩm định chuyên môn về khả năng của mình. Anh Thắng cho chúng tôi biết khả năng đặc biệt của mình phát triển qua từng mốc biến cố trong cuộc đời, đó là những vụ tai nạn bất ngờ. Sinh ra trong gia đình nghèo thuộc huyện xã Phú Châu, Ba Vì, Hà Nội nên anh phải nghỉ học sớm.
Thuở nhỏ Thắng sớm vất vả giúp gia đình đủ thứ việc, trong một lần đi chăn trâu, anh bị trâu húc vào cạnh sống mũi bị thương nặng. Nhưng sau lần đó anh đã lờ mờ cảm nhận được điều gì đó khác thường trong cơ thể.
- Lúc đó tôi mười ba tuổi, tôi cảm thấy có mối liên hệ gì đó với thế giới khác, thông qua một kênh giác quan hoàn toàn mới. Nhưng vì là trẻ thơ nên tôi không hiểu nó là cái gì, mà cũng rất khó giải thích một cách cụ thể. Anh nhớ lại.
Cậu bé Thắng bắt đầu cảm nhận có gì đó như linh hồn con người từ thế giới bên kia, hiện về để nói chuyện với mình. Anh vội đem những chuyện đó kể lại cho cha mẹ và những người trong làng, thì ai cũng bảo là khùng điên, ma ám, vong nhập… thậm chí còn bắt cậu phải đi viện để xem đã mắc bệnh gì.
Theo thời gian khả năng ấy phát triển ngày càng mạnh hơn. Năm ba mươi tuổi (2006) thì anh bất ngờ gặp một tai nạn nghiêm trọng. Vén áo cho chúng tôi xem vết thương cắt ngang vùng bụng anh kể:
- Đây là vết thương chấn động gan, sau ba ngày các bác sỹ Bệnh viện Sơn Tây (Hà Tây cũ) cật lực phẫu thuật cấp cứu tôi mới tỉnh lại được.
Nhưng khi đi về từ “cõi chết” thì anh lại cảm thấy dường như có một nấc thang đột biến mới trong cơ thể, đó là khả năng mà anh có từ hồi năm mười ba tuổi. Vẫn là khả năng tiên đoán một số cái trong tương lai, nhìn thấy được linh hồn và lần này thì anh có thể nói chuyện được với “linh hồn” bằng thứ giác quan riêng của mình. Không nghi ngờ gì nữa, anh nhận ra đó là khả năng đặc biệt mà người ta thường nói rằng xuất phát từ tiềm năng của con người.
Anh Thắng tiếp tục đem những chuyện trên kể lại với người thân, nhưng chẳng ai tin, anh quyết định đến Trung tâm Nghiên cứu tiềm năng con người. Hội Liên hiệp Khoa học công nghệ Tin học ứng dụng UIA, để xin được khảo nghiệm. Hội đồng khảo nghiệm gồm những nhà khoa học hàng đầu Việt Nam, chuyên nghiên cứu về tiềm năng con người do Tiến sĩ Vũ Thế Khanh đứng đầu.
Sau những thao tác khảo khiệm bằng phương pháp khoa học, kết quả cho thấy anh có khả năng nói chuyện được với người âm thực sự, đặc biệt khả năng phán đoán được điều gì đó cách xa vị trí địa lý thông qua kênh giao tiếp là “tần số”. Anh quyết định gia nhập UIA và nguyện đem khả năng của mình đi tìm mộ để giúp những thân nhân có người chết chưa tìm thấy hài cốt.
Ứng dụng vào công tác tìm mộ
Anh Thắng bảo, chuyện tìm mộ thì bản thân đã thực hiện từ năm mười ba tuổi, tuy nhiên ngày đó anh chỉ tìm mộ nhân dân chứ chưa tìm mộ liệt sỹ.
- Người đầu tiên tôi tìm được là mộ ông Chủ tịch xã Phú Châu quê tôi, sau đó là những ngôi mộ trong vùng. Sau khi đem đối sánh những di vật, vị trí địa lý như những gì thân nhân cung cấp thì hoàn toàn chính xác.
Và, từ sau năm 2000 thì anh mới chính thức tìm mộ liệt sỹ, và đây cũng là lúc anh tập trung nhiều công sức nhất. Bởi hiện nay những nấm mồ vô danh còn nằm lại rải rác trên dãi đất tổ quốc rất nhiều, anh muốn vận dụng khả năng của mình để quy tụ các hài cốt liện sỹ trở về với quê hương.
Việc dùng khả năng tìm mộ của anh cũng có nhiều điều bí ẩn chưa thể giải thích. Đó là nếu không có điều kiện đến tận nơi, anh có thể đứng từ xa thông qua điện thoại để hướng dẫn người tìm mộ, điều này gần như rất ít khi sai. Còn khi muốn nói chuyện với người âm, anh chỉ cần đến địa điểm nghi có hài cốt múc một bát nước, thắp thẻ hương, là có thể nhìn thấy và nói chuyện được với “họ”.
Anh bảo, việc nói chuyện với người âm không bằng lời nói bình thường, mà là bằng tâm thức khi tập trung cao độ. Chính vào khả năng đó kết hợp cùng phương pháp khoa học mà tính đến nay, anh đã một mình hoặc cùng các nhà ngoại cảm khác tiến hành, tìm ra hàng ngàn mộ liệt sỹ, nhân dân mà ít khi nhầm lẫn hay thất bại.
- Chủ trương của chúng tôi là tìm mộ bằng phương pháp ngoại cảm nhưng trên cơ sở khoa học, cùng sự giám sát chặt chẽ của cơ quan chức năng. Trước khi anh bắt tay vào tìm mộ, luôn phải xác định tương đối vùng tìm kiếm do thân nhân, nhân chứng cung cấp, sau đó là giấy tờ tùy thân liên quan đến người chết, tìm được hài cốt còn phải đem thử nghiệm AND. Thực tế cho thấy, hiện nay rất nhiều người tự xưng là ngoại cảm đi tìm mộ, đã gây sự nhầm lẫn, sai sót làm mất lòng tin rất nhiều. Anh chia sẻ.
Anh Thắng vẫn nhớ nhất lần tìm mộ cam go nhất là vào năm 2009, anh vào Thành Phố Pleiku, Gia Lai, đi tìm mộ của liệt sỹ Vũ Nam Hiến, Thái Bình, trong suốt bảy ngày liên tục mới tìm được. Theo thông tin từ gia đình cung cấp thì liệt sỹ hi sinh ở chiến trường này, sau đó được quy tập vào nghĩa trang nhưng không xác định được tên tuổi. Nhưng bằng khả năng của mình, anh phán đoán rằng mộ không có ở nghĩa trang, mà là trong một cánh rừng cách đó khoảng ba chục km.
Cuộc tìm kiếm sáu ngày trôi qua dù đã huy động hết khả năng của mình, nhưng liệt sỹ vẫn không “về nói chuyện” với anh. Khá mệt mỏi anh định chấp nhận thất bại quay về, thì đúng lúc này liệt sỹ hiện lên chỉ đường, đó là ngôi mộ ven suối. Nhưng khi tiếp cận thì anh Thắng được liệt sỹ mách rằng, có một đồng đội khác cản đường không cho liệt sỹ chỉ đường, chỉ khi thắp hương khấn vái đầy đủ thì mọi việc mới êm xuôi.
Tất nhiên khi đối sánh những di vật và thử AND, thì việc tìm mộ đã thành công.
- Tôi phán đoán rằng, khi cơ thể tôi khá mệt mỏi thì vô tình phát ra những tần số mạnh hơn, giúp chúng tôi liên hệ được với liệt sỹ chính xác hơn.
Anh Thắng phán đoán về khả năng tiềm ẩn của mình. Và kỷ niệm thứ hai anh vẫn không thể quên là năm 2009, anh cùng một vị Thượng tá Phạm Văn Hảo, Công an tỉnh Quảng Ninh, đi tìm người anh là liệt sỹ Phạm Văn Sanh, tại nghĩa trang huyện Cai Lậy, Tiền Giang. Khi thắp hương cho các mộ liệt sỹ khác, thì bỗng nhiên trời đổ mưa rất to.
Ngày thứ tư, Thượng tá Hảo đi xác minh lại lần nữa thì nhận được thông tin rằng, trước đây có một hài cốt liệt sỹ người Bắc được quy tập. Bằng phương pháp ngoại cảm, anh Thắng đã xác định chính xác ngôi mộ của liệt sỹ Sanh. Thượng tá Hảo và các thành viên trong đoàn còn khá bất ngờ, khi trong chuyến đi thượng tá mất một trăm triệu đồng ngoài quán nước, nhưng không hiểu sao có người từ đâu mang đến trả lại. Anh Thắng bảo, có thể do linh hồn liệt sỹ linh thiêng đã giúp họ.
Hơn hai mươi năm tìm kiếm mộ, tìm kiếm thành công hàng ngàn ngôi mộ vô danh, với anh mỗi chuyến đi là một kỷ niệm không thể quên. Anh luôn mong mỏi được vận dụng hơn nữa khả năng của mình, vào tìm kiếm những ngôi mộ mất tích, đặc biệt là những liệt sỹ đã hy sinh quên mình. Với anh đó cũng là cách tri ân của thế hệ sau đối với những gì người đi trước, đã ngã xuống để có tổ quốc tươi đẹp ngày hôm nay.
PV
Thanked by 1 Member:
|
|
#658
Gửi vào 26/06/2013 - 02:29
CON NGƯỜI TỒN TẠI VÔ NGHĨA HAY CÓ NGHĨA?
Có bao giờ chúng ta tự hỏi, con người sinh ra rồi chết đi trong khoảng thời gian thật ngắn ngủi, chẳng lẽ con người chỉ tồn tại như một ngọn nến thắp sáng lên rồi vụt tắt, chẳng có ý nghĩa và nghĩa lí gì sao? và câu hỏi nổi tiếng của nhà Phật “trước khi sinh ta, ta là ai, sau khi sinh ta rồi ta lại là ai”.
Để giải thích những điều trên và tại sao con người, tất cả các loài động vật trên trái đất lại có sự tiến hóa, dân số loài người ngày càng tăng nhanh, cũng như là giải thích tại sao có ma và khi chết con người sẽ về đâu. Cần có một giả thiết để liên kết chuỗi sự kiện lại với nhau.
Đó là giả thiết ngắn: Thế giới thực là thế giới thứ hai.
Thực ra thì thế giới sống hiện tại, thế giới thực của mình tạm gọi là thế giới thứ hai, là nơi chúng ta đang sinh sống, còn thế giới thứ nhất được gọi là của những sóng điện từ, ở đó tất cả con người điều là dạng sóng. Chính thế giới thứ nhất đã tạo ra thế giới thứ hai để vì các lý do sau:
- Thế giới sóng điện từ là một thế giới buồn tẻ.
- Để biết thế nào là cảm giác vui, buồn, yêu, ghét, giận, hờn, đau đớn, sung sướng và cảm nhận năm giác quan của con người.
Họ đã quyết định tạo ra thế giới thứ hai. Ban đầu họ chỉ tạo ra một thế giới đơn giản, sau đó họ dần cải tiến và cuối cùng họ dừng ở loài người (sự tiến hóa). Lúc đầu xuất hiện loài người thì số lượng rất ít, chính những người này sau khi chết đã trở về thế giới thứ nhất (chết đi sẽ đi về đâu), kể lại trải nghiệm của họ và mọi người đều cảm thấy thích thú. Và ai cũng muốn tranh nhau xuống thế giới thứ hai, làm cho dân số thế giới tăng nhanh từ vài người cho đến hiện nay gần tám tỉ người (gia tăng dân số).
Như chúng ta đã biết mỗi con người đều có sóng điện từ riêng, khi chết sóng điện từ thoát ra và trở về thế giới thứ nhất. Đôi khi có một vài người còn lưu luyến nên chưa muốn đi về dẫn đến kết quả là chúng ta nhìn thấy ma.
Như vậy con người tồn tại không phải là vô nghĩa, mà là để trải nghiệm cảm giác thực của thế giới thứ hai. Con người chúng ta không bao giờ mất đi mà là trở về nhà thôi.
Phùng Hoàng Nhân
Có bao giờ chúng ta tự hỏi, con người sinh ra rồi chết đi trong khoảng thời gian thật ngắn ngủi, chẳng lẽ con người chỉ tồn tại như một ngọn nến thắp sáng lên rồi vụt tắt, chẳng có ý nghĩa và nghĩa lí gì sao? và câu hỏi nổi tiếng của nhà Phật “trước khi sinh ta, ta là ai, sau khi sinh ta rồi ta lại là ai”.
Để giải thích những điều trên và tại sao con người, tất cả các loài động vật trên trái đất lại có sự tiến hóa, dân số loài người ngày càng tăng nhanh, cũng như là giải thích tại sao có ma và khi chết con người sẽ về đâu. Cần có một giả thiết để liên kết chuỗi sự kiện lại với nhau.
Đó là giả thiết ngắn: Thế giới thực là thế giới thứ hai.
Thực ra thì thế giới sống hiện tại, thế giới thực của mình tạm gọi là thế giới thứ hai, là nơi chúng ta đang sinh sống, còn thế giới thứ nhất được gọi là của những sóng điện từ, ở đó tất cả con người điều là dạng sóng. Chính thế giới thứ nhất đã tạo ra thế giới thứ hai để vì các lý do sau:
- Thế giới sóng điện từ là một thế giới buồn tẻ.
- Để biết thế nào là cảm giác vui, buồn, yêu, ghét, giận, hờn, đau đớn, sung sướng và cảm nhận năm giác quan của con người.
Họ đã quyết định tạo ra thế giới thứ hai. Ban đầu họ chỉ tạo ra một thế giới đơn giản, sau đó họ dần cải tiến và cuối cùng họ dừng ở loài người (sự tiến hóa). Lúc đầu xuất hiện loài người thì số lượng rất ít, chính những người này sau khi chết đã trở về thế giới thứ nhất (chết đi sẽ đi về đâu), kể lại trải nghiệm của họ và mọi người đều cảm thấy thích thú. Và ai cũng muốn tranh nhau xuống thế giới thứ hai, làm cho dân số thế giới tăng nhanh từ vài người cho đến hiện nay gần tám tỉ người (gia tăng dân số).
Như chúng ta đã biết mỗi con người đều có sóng điện từ riêng, khi chết sóng điện từ thoát ra và trở về thế giới thứ nhất. Đôi khi có một vài người còn lưu luyến nên chưa muốn đi về dẫn đến kết quả là chúng ta nhìn thấy ma.
Như vậy con người tồn tại không phải là vô nghĩa, mà là để trải nghiệm cảm giác thực của thế giới thứ hai. Con người chúng ta không bao giờ mất đi mà là trở về nhà thôi.
Phùng Hoàng Nhân
#659
Gửi vào 26/06/2013 - 02:47
CHUYỆN KỲ LẠ VỀ NGÔI ĐỀN HỌC SINH ĐẾN CẦU XIN ĐỀU THI ĐỖ?
Ngôi đền Quán Thi, thôn Dương Tử, xã Cao Thành, Ứng Hòa, Hà Nội, từ bao đời nay là nơi mà mỗi kỳ thi, các sĩ tử trong vùng đến để cầu xin đỗ đạt.
Không chỉ có những tích truyện về học hành, ngôi đền nhỏ bé này còn có nhiều chuyện kỳ bí xảy ra, khiến người dân nơi đây lúc nào cũng tôn sùng, thành kính.
Ngôi đền thiêng đạn bom không phá được
Là một vùng đất có lịch sử lâu đời, xã Cao Thành mang nhiều giá trị văn hóa truyền thống, nên đình làng, ngõ xóm còn được bảo quản khá nguyên vẹn. Trong những địa chỉ văn hóa tín ngưỡng tâm linh, người dân nhắc đến nhiều nhất là ngôi đền Quán Thi. Sự tồn tại của ngôi đền cho đến ngày nay cũng là một sự nhiệm mầu mà những người già trong thôn Tử Dương xã Cao Thành còn nhắc lại cho con cháu.
Ngày trước, đình làng nằm ở trung tâm, bốn phía là bốn quán (lầu canh gác), để giám sát an ninh trật tự của cả làng bao gồm: quán Giám Đông, quán Giám Tây, quán Giám Nam, quán Giám Bắc. Khi thực dân Pháp xâm lược, chúng chỉ định tháo dỡ bốn quán trên để làm lô cốt.
Ba quán: Giám Tây, Giám Nam, Giám Bắc đều chịu chung số phận, riêng quán Giám Đông được giữ nguyên như ngày nay. Người dân cũng chẳng hiểu sao ba quán kia bị phá trơ trụi mà riêng quán Giám Đông chúng lại chả dám đụng đến. Có người kể:
- Bọn lính dùng búa đập chán chê mà ngôi đền không hề hấn gì. Có thằng Tây hùng hổ xông vào đền, định đặt bom phá đền thì bỗng nhiên trúng gió mồm méo xệch, bọn lính đưa về đến nhà thì đột tử. Sau vụ đấy, đám lính không dám phá quán nữa..
Ông Đỗ Sỹ Đoan 75 tuổi, là người chăm nom ngôi đền Quán Thi hiện nay, cho biết:
- Sở dĩ cái tên quán Giám Đông người dân không quen gọi, mà cứ gọi là đình Quán Thi là có nguyên do lịch sử để lại.
Chuyện kể rằng: Khoảng thế kỷ XVIII – XIX, có mười chàng trai đi thi qua đây, trời nắng quá họ mới ngồi nghỉ chân. Thấy ngôi đền cổ kính các sĩ tử bàn bạc vào đền lễ cầu may cho được đỗ đạt. Một người trong số họ lên tiếng:
- Thi đỗ hay không là do sự học hành của mình quyết định, chứ ai đời đi cầu xin thần linh cho thi đỗ bao giờ. Tôi không tin vào thần thánh, ai lễ thì lễ, tôi đứng ngoài.
Những người còn lại thấy bạn mình nói cũng có lý, nhưng cũng tự nhủ, có thờ có thiêng, có kiêng có lành, phần cũng lo lắng sợ thần linh quở mắng nên lễ lạt rất thành tâm.
Xong xuôi, cả đám nho sinh lên đường về kinh dự thi. Kỳ thi năm đó, chín người vào đình lễ bái thì đều có tên trong bảng vàng, mặc dù thứ hạng khác nhau. Riêng cậu nho sinh không vào lễ thì trượt. Sau đợt ấy, chín người làm quan ở nhiều nơi khác nhau, đều quay trở lại quán Giám Đông tạ lễ. Dân làng biết được chuyện đó nên chuyển tên gọi thành đền Quán Thi.
Đền Quán Thi là một địa chỉ văn hóa tâm linh từ lâu đời của thôn Tử Dương nói riêng, và xã Cao Thành nói chung. Đi đền Quán Thi cầu xin cho lớp trẻ thi cử, học hành đỗ đạt là một nét đẹp rất riêng của người dân nơi đây. Những câu chuyện mang màu sắc dị đoan ở đây đang dần được hạn chế, vì không ai rõ thực hư mà chỉ là đồn thổi. Nhưng trong tiềm thức nhiều người, đền Quán Thi là một nơi rất tôn nghiêm.
Từ đó trở đi, cứ đến mùa thi cử thì các sĩ tử đều được phụ huynh đưa đến đây để cầu xin thi được đỗ đạt. Năm ngoái, dân làng thôn Tử Dương bàn bạc chung nhau tôn tạo lại đền, theo kiến trúc cũ. Cạnh đền là Trường THCS Cao Thành, Hiệu trưởng Đỗ Hùng Thơ báo cho các bậc bô lão trong làng biết là 100% học sinh của trường đã đỗ cấp ba kỳ thi vừa rồi.
Người làng lại càng thêm sùng kính ngôi đền. Thôn Cao Lãm thuộc xã Cao Thành, ngày trước sĩ tử trong làng đi thi đều phải đi qua đây, thế nên họ thường xuyên cầu xin ở đền Quán Thi như một cái lệ không thể bỏ. Từ trước đến nay theo thống kê không chính thức, làng Cao Lãm cũng phải có tới mười bảy người đỗ tiến sĩ, còn gần đây số người đỗ đại học cũng không ít.
Những câu chuyện thần bí
Không chỉ là nơi cầu xin thi cử đỗ đạt, đền Quán Thi còn được biết đến bởi những câu chuyện mang đậm màu sắc liêu trai. Trong đền có một cuốn sổ ghi chép bằng chữ Hán - Nôm. Năm 1933, người dân xã Cao Thành tôn tạo lại đền, đến năm 2011 tôn tạo lần nữa. Ông Nguyễn Đình Văn 65 tuổi, người thu thập các câu đối và chữ nghĩa trong đền cho biết, những chữ Hán - Nôm còn khá đầy đủ và nguyên vẹn, sắp tới địa phương sẽ nhờ người dịch giúp để có thể biết được gốc tích ngôi đền của làng.
Ông Văn cũng cho hay, ngôi đền trước đây còn được gọi là quán Nhà Bà. Quay lưng lại quán Nhà Bà là quán Nhà Ông nằm sát cạnh đó. Cả hai quán đều nằm trên khu đầm của một lý trưởng, ông này thầu nuôi cá ở đầm. Thế nên cứ mùng bốn tết hằng năm là ngày hội của làng, người dân phải bắt một con cá chép thật to để làm lễ. Quán Nhà Ông đã bị phá ở thời Pháp, giờ chỉ có quán Nhà Bà bên cạnh gốc đa già. Có người nói, vì gốc đa linh thiêng này mà không thể xâm phạm ngôi đền.
Ông Đỗ Sĩ Đoan, cụ từ trông đền kể:
- Dân chúng kể cho nhau nghe từ ngày trước, mỗi khi đi đâu về muộn, giữa đêm khuya là họ lại thấy các bà, các cô mắc võng quanh cây rồi ngồi đánh đu và hát nghêu ngao. Nhiều người đánh liều đi qua thì không thấy gì, nhưng vẫn nghe tiếng võng đưa cót két. Gần đây, có anh thanh niên làng đi xe máy qua, lỡ miệng nhổ một bãi nước miếng. Vừa nhổ xong, xe bỗng dưng chết máy không làm sao khởi động lại được… Kiểm tra xe kỹ lưỡng thấy không bị sao, chợt nhớ ra, anh ta vào đền khấn xin rồi ra khởi động lại xe thì máy nổ giòn.
Nhiều người cũng cho rằng vì niềm tôn kính đã lưu truyền từ bao đời, mà người dân nơi đây thêu dệt thêm những câu chuyện thần bí đó, để thần thánh hóa ngôi đền và ra uy với những kẻ có mưu đồ làm việc xấu, xâm phạm đến di tích lịch sử mà người xưa để lại.
Những cành của cây đa rụng xuống, nhiều người đi qua kéo về nhà làm củi đun nhưng thật kỳ lạ, người ta có nhóm bằng cách nào thì cành đa mục vẫn cứ trơ trơ, chẳng bén lửa. Không dùng được họ lại mang ra trả, cành đa được trả lại thì nhanh chóng mục rồi tan vào đất.
Nhiều người trong làng kể lại họ đã từng trải qua tuổi thơ bên ngôi đền Quán Thi. Khi họ đi chăn trâu, cắt cỏ qua đây, đứa nào vào đền mà ăn nói tục hay đi bậy cạnh đền là về nhà y như rằng bị sưng mồm. Chuyện người ta hay nhắc về sự thất lễ với đền là vào năm ngoái, khi xây dựng trường THCS Cao Thành trên mảnh đất cạnh đền Quán Thi (quán Nhà Ông), mọi chuyện diễn ra bình thường.
Nhưng cho đến ngày đổ mái. Công nhân đến sớm, cho xi măng, cát, sỏi vào máy trộn bê tông để tiến hành công việc. Mẻ bê tông chưa kịp cho ra thì máy trộn tịt ngỏm, sửa chữa cách mấy cũng không nổ tiếp được. Hôm đó, khối bê tông bị chết không dùng được. Hôm sau, chủ công trình vào đền lễ tạ thì công việc lại suôn sẻ.
Chuyện về đền Quán Thi được lưu truyền còn nhiều, chẳng ai biết những câu chuyện mang màu sắc hoang đường đó là thật hay giả. Nhưng niềm tôn kính của người dân nơi đây, cũng phần nào giúp họ hướng đến những ý nghĩa cao đẹp của cuộc sống và răn dạy con cháu giữ gìn đạo lý làm người.
Dòng Đời
Ngôi đền Quán Thi, thôn Dương Tử, xã Cao Thành, Ứng Hòa, Hà Nội, từ bao đời nay là nơi mà mỗi kỳ thi, các sĩ tử trong vùng đến để cầu xin đỗ đạt.
Không chỉ có những tích truyện về học hành, ngôi đền nhỏ bé này còn có nhiều chuyện kỳ bí xảy ra, khiến người dân nơi đây lúc nào cũng tôn sùng, thành kính.
Ngôi đền thiêng đạn bom không phá được
Là một vùng đất có lịch sử lâu đời, xã Cao Thành mang nhiều giá trị văn hóa truyền thống, nên đình làng, ngõ xóm còn được bảo quản khá nguyên vẹn. Trong những địa chỉ văn hóa tín ngưỡng tâm linh, người dân nhắc đến nhiều nhất là ngôi đền Quán Thi. Sự tồn tại của ngôi đền cho đến ngày nay cũng là một sự nhiệm mầu mà những người già trong thôn Tử Dương xã Cao Thành còn nhắc lại cho con cháu.
Ngày trước, đình làng nằm ở trung tâm, bốn phía là bốn quán (lầu canh gác), để giám sát an ninh trật tự của cả làng bao gồm: quán Giám Đông, quán Giám Tây, quán Giám Nam, quán Giám Bắc. Khi thực dân Pháp xâm lược, chúng chỉ định tháo dỡ bốn quán trên để làm lô cốt.
Ba quán: Giám Tây, Giám Nam, Giám Bắc đều chịu chung số phận, riêng quán Giám Đông được giữ nguyên như ngày nay. Người dân cũng chẳng hiểu sao ba quán kia bị phá trơ trụi mà riêng quán Giám Đông chúng lại chả dám đụng đến. Có người kể:
- Bọn lính dùng búa đập chán chê mà ngôi đền không hề hấn gì. Có thằng Tây hùng hổ xông vào đền, định đặt bom phá đền thì bỗng nhiên trúng gió mồm méo xệch, bọn lính đưa về đến nhà thì đột tử. Sau vụ đấy, đám lính không dám phá quán nữa..
Ông Đỗ Sỹ Đoan 75 tuổi, là người chăm nom ngôi đền Quán Thi hiện nay, cho biết:
- Sở dĩ cái tên quán Giám Đông người dân không quen gọi, mà cứ gọi là đình Quán Thi là có nguyên do lịch sử để lại.
Chuyện kể rằng: Khoảng thế kỷ XVIII – XIX, có mười chàng trai đi thi qua đây, trời nắng quá họ mới ngồi nghỉ chân. Thấy ngôi đền cổ kính các sĩ tử bàn bạc vào đền lễ cầu may cho được đỗ đạt. Một người trong số họ lên tiếng:
- Thi đỗ hay không là do sự học hành của mình quyết định, chứ ai đời đi cầu xin thần linh cho thi đỗ bao giờ. Tôi không tin vào thần thánh, ai lễ thì lễ, tôi đứng ngoài.
Những người còn lại thấy bạn mình nói cũng có lý, nhưng cũng tự nhủ, có thờ có thiêng, có kiêng có lành, phần cũng lo lắng sợ thần linh quở mắng nên lễ lạt rất thành tâm.
Xong xuôi, cả đám nho sinh lên đường về kinh dự thi. Kỳ thi năm đó, chín người vào đình lễ bái thì đều có tên trong bảng vàng, mặc dù thứ hạng khác nhau. Riêng cậu nho sinh không vào lễ thì trượt. Sau đợt ấy, chín người làm quan ở nhiều nơi khác nhau, đều quay trở lại quán Giám Đông tạ lễ. Dân làng biết được chuyện đó nên chuyển tên gọi thành đền Quán Thi.
Đền Quán Thi là một địa chỉ văn hóa tâm linh từ lâu đời của thôn Tử Dương nói riêng, và xã Cao Thành nói chung. Đi đền Quán Thi cầu xin cho lớp trẻ thi cử, học hành đỗ đạt là một nét đẹp rất riêng của người dân nơi đây. Những câu chuyện mang màu sắc dị đoan ở đây đang dần được hạn chế, vì không ai rõ thực hư mà chỉ là đồn thổi. Nhưng trong tiềm thức nhiều người, đền Quán Thi là một nơi rất tôn nghiêm.
Từ đó trở đi, cứ đến mùa thi cử thì các sĩ tử đều được phụ huynh đưa đến đây để cầu xin thi được đỗ đạt. Năm ngoái, dân làng thôn Tử Dương bàn bạc chung nhau tôn tạo lại đền, theo kiến trúc cũ. Cạnh đền là Trường THCS Cao Thành, Hiệu trưởng Đỗ Hùng Thơ báo cho các bậc bô lão trong làng biết là 100% học sinh của trường đã đỗ cấp ba kỳ thi vừa rồi.
Người làng lại càng thêm sùng kính ngôi đền. Thôn Cao Lãm thuộc xã Cao Thành, ngày trước sĩ tử trong làng đi thi đều phải đi qua đây, thế nên họ thường xuyên cầu xin ở đền Quán Thi như một cái lệ không thể bỏ. Từ trước đến nay theo thống kê không chính thức, làng Cao Lãm cũng phải có tới mười bảy người đỗ tiến sĩ, còn gần đây số người đỗ đại học cũng không ít.
Những câu chuyện thần bí
Không chỉ là nơi cầu xin thi cử đỗ đạt, đền Quán Thi còn được biết đến bởi những câu chuyện mang đậm màu sắc liêu trai. Trong đền có một cuốn sổ ghi chép bằng chữ Hán - Nôm. Năm 1933, người dân xã Cao Thành tôn tạo lại đền, đến năm 2011 tôn tạo lần nữa. Ông Nguyễn Đình Văn 65 tuổi, người thu thập các câu đối và chữ nghĩa trong đền cho biết, những chữ Hán - Nôm còn khá đầy đủ và nguyên vẹn, sắp tới địa phương sẽ nhờ người dịch giúp để có thể biết được gốc tích ngôi đền của làng.
Ông Văn cũng cho hay, ngôi đền trước đây còn được gọi là quán Nhà Bà. Quay lưng lại quán Nhà Bà là quán Nhà Ông nằm sát cạnh đó. Cả hai quán đều nằm trên khu đầm của một lý trưởng, ông này thầu nuôi cá ở đầm. Thế nên cứ mùng bốn tết hằng năm là ngày hội của làng, người dân phải bắt một con cá chép thật to để làm lễ. Quán Nhà Ông đã bị phá ở thời Pháp, giờ chỉ có quán Nhà Bà bên cạnh gốc đa già. Có người nói, vì gốc đa linh thiêng này mà không thể xâm phạm ngôi đền.
Ông Đỗ Sĩ Đoan, cụ từ trông đền kể:
- Dân chúng kể cho nhau nghe từ ngày trước, mỗi khi đi đâu về muộn, giữa đêm khuya là họ lại thấy các bà, các cô mắc võng quanh cây rồi ngồi đánh đu và hát nghêu ngao. Nhiều người đánh liều đi qua thì không thấy gì, nhưng vẫn nghe tiếng võng đưa cót két. Gần đây, có anh thanh niên làng đi xe máy qua, lỡ miệng nhổ một bãi nước miếng. Vừa nhổ xong, xe bỗng dưng chết máy không làm sao khởi động lại được… Kiểm tra xe kỹ lưỡng thấy không bị sao, chợt nhớ ra, anh ta vào đền khấn xin rồi ra khởi động lại xe thì máy nổ giòn.
Nhiều người cũng cho rằng vì niềm tôn kính đã lưu truyền từ bao đời, mà người dân nơi đây thêu dệt thêm những câu chuyện thần bí đó, để thần thánh hóa ngôi đền và ra uy với những kẻ có mưu đồ làm việc xấu, xâm phạm đến di tích lịch sử mà người xưa để lại.
Những cành của cây đa rụng xuống, nhiều người đi qua kéo về nhà làm củi đun nhưng thật kỳ lạ, người ta có nhóm bằng cách nào thì cành đa mục vẫn cứ trơ trơ, chẳng bén lửa. Không dùng được họ lại mang ra trả, cành đa được trả lại thì nhanh chóng mục rồi tan vào đất.
Nhiều người trong làng kể lại họ đã từng trải qua tuổi thơ bên ngôi đền Quán Thi. Khi họ đi chăn trâu, cắt cỏ qua đây, đứa nào vào đền mà ăn nói tục hay đi bậy cạnh đền là về nhà y như rằng bị sưng mồm. Chuyện người ta hay nhắc về sự thất lễ với đền là vào năm ngoái, khi xây dựng trường THCS Cao Thành trên mảnh đất cạnh đền Quán Thi (quán Nhà Ông), mọi chuyện diễn ra bình thường.
Nhưng cho đến ngày đổ mái. Công nhân đến sớm, cho xi măng, cát, sỏi vào máy trộn bê tông để tiến hành công việc. Mẻ bê tông chưa kịp cho ra thì máy trộn tịt ngỏm, sửa chữa cách mấy cũng không nổ tiếp được. Hôm đó, khối bê tông bị chết không dùng được. Hôm sau, chủ công trình vào đền lễ tạ thì công việc lại suôn sẻ.
Chuyện về đền Quán Thi được lưu truyền còn nhiều, chẳng ai biết những câu chuyện mang màu sắc hoang đường đó là thật hay giả. Nhưng niềm tôn kính của người dân nơi đây, cũng phần nào giúp họ hướng đến những ý nghĩa cao đẹp của cuộc sống và răn dạy con cháu giữ gìn đạo lý làm người.
Dòng Đời
#660
Gửi vào 26/06/2013 - 02:58
BÍ ẨN TƯỢNG AI CẬP TỰ CHUYỂN ĐỘNG
Có thể nói những hiện tượng huyền bí, rùng rợn liên quan đến lời nguyền Ai Cập không phải chỉ xuất hiện trên phim, mà thậm chí còn diễn ra ngoài đời thực. Đoạn video mới đây, ghi lại hình ảnh bức tượng người Ai Cập tự di chuyển trong tủ kính, trưng bày ở viện bảo tàng tại Anh, sẽ khiến bất kỳ ai được chứng kiến phải rùng mình.
Bức tượng nhỏ cao 25cm đã ở viện bảo tàng Manchester Museum, được tám mươi năm. Nó được tìm thấy trong một khu mộ xác ướp, và là tặng phẩm cho vị thần Ai Cập Osiris.
Trong những tuần gần đây, các nhân viên bảo tàng đã phải băn khoăn rất nhiều, sau khi họ nhận thấy bức tượng ở nằm vị trí ngược 180 độ so với ban đầu. Và họ bắt đầu tin rằng, tất cả xuất phát từ lời nguyền của các pharaoh, tấn công bất cứ ai bạo gan lấy đi vật thuộc các lăng mộ.
Các chuyên gia quyết định ghi hình lại tủ trưng bày đó, và họ đã hết sức ngạc nhiên khi hình ảnh rất rõ ràng và chân thực, bức tượng chậm rãi tự quay 180 độ mà không hề có bất cứ tác động nào. Đoạn video sử dụng kỹ thuật time-laps (ghi lại hình ảnh của một vật thể hoặc khung cảnh nào đó qua thời gian dài liên tiếp) thể hiện điều đó rất rõ.
Bức tượng một nam giới có tên Neb-Senu này, dường như bất động vào ban đêm, nhưng vào ban ngày nó lại có những vận động vô cùng nhỏ. Các nhà khoa học đang nỗ lực tìm lời giải đáp cho hiện tượng này.
Campbell Price, nhà Ai Cập học đồng thời là người quản lý trong bảo tàng Manchester chia sẻ:
- Vào một ngày tôi đã nhận ra rằng bức tượng đã quay ngược lại. Tôi thấy thật kỳ lạ, vì tôi là người duy nhất giữ chìa khóa chiếc tủ kính trưng bày đó. Tôi đã xoay nó lại và ngày hôm sau nó lại di chuyển ngược vị trí.
Price đưa ra giải thích:
- Những bức tượng nhỏ là thứ xuất hiện trong các lăng mộ cùng với xác ướp. Người đưa tiễn sẽ đặt bức tượng dưới chân xác ướp, sau lưng bức tượng có các chữ tượng hình ‘bánh mì, rượu và thịt bò’. Người Ai Cập cổ đại tin rằng nếu xác ướp bị phá hủy, thì các bức tượng sẽ là nơi cư ngụ mới cho linh hồn.
Price đưa ra kết luận:
- Có thể đó chính là lý do khiến nó chuyển động.
Một số chuyên gia khác đưa ra giả thiết, có thể rung động từ bước chân của các khách tham quan, đã khiến bức tượng nhỏ di chuyển, nhưng Price lại khômg mấy thuyết phục về giả thiết đó. Price nói:
- Có hai bề mặt, một là phần đá rắn của chân bức tượng, một là bề mặt kính của tủ trưng bày. Nếu chúng sinh ra các rung động khiến bức tượng di chuyển, thì sao trước đây chúng tôi không phát hiện ra hiện tượng này? Và tại sao bức tượng lại xoay được vòng tròn hoàn hảo như vậy?
Và chính Price đang kêu gọi công chúng đến để tự quan sát cũng như tìm ra lời giải cho bí ẩn trên.
Daily Mail
Có thể nói những hiện tượng huyền bí, rùng rợn liên quan đến lời nguyền Ai Cập không phải chỉ xuất hiện trên phim, mà thậm chí còn diễn ra ngoài đời thực. Đoạn video mới đây, ghi lại hình ảnh bức tượng người Ai Cập tự di chuyển trong tủ kính, trưng bày ở viện bảo tàng tại Anh, sẽ khiến bất kỳ ai được chứng kiến phải rùng mình.
Bức tượng nhỏ cao 25cm đã ở viện bảo tàng Manchester Museum, được tám mươi năm. Nó được tìm thấy trong một khu mộ xác ướp, và là tặng phẩm cho vị thần Ai Cập Osiris.
Trong những tuần gần đây, các nhân viên bảo tàng đã phải băn khoăn rất nhiều, sau khi họ nhận thấy bức tượng ở nằm vị trí ngược 180 độ so với ban đầu. Và họ bắt đầu tin rằng, tất cả xuất phát từ lời nguyền của các pharaoh, tấn công bất cứ ai bạo gan lấy đi vật thuộc các lăng mộ.
Các chuyên gia quyết định ghi hình lại tủ trưng bày đó, và họ đã hết sức ngạc nhiên khi hình ảnh rất rõ ràng và chân thực, bức tượng chậm rãi tự quay 180 độ mà không hề có bất cứ tác động nào. Đoạn video sử dụng kỹ thuật time-laps (ghi lại hình ảnh của một vật thể hoặc khung cảnh nào đó qua thời gian dài liên tiếp) thể hiện điều đó rất rõ.
Bức tượng một nam giới có tên Neb-Senu này, dường như bất động vào ban đêm, nhưng vào ban ngày nó lại có những vận động vô cùng nhỏ. Các nhà khoa học đang nỗ lực tìm lời giải đáp cho hiện tượng này.
Campbell Price, nhà Ai Cập học đồng thời là người quản lý trong bảo tàng Manchester chia sẻ:
- Vào một ngày tôi đã nhận ra rằng bức tượng đã quay ngược lại. Tôi thấy thật kỳ lạ, vì tôi là người duy nhất giữ chìa khóa chiếc tủ kính trưng bày đó. Tôi đã xoay nó lại và ngày hôm sau nó lại di chuyển ngược vị trí.
Price đưa ra giải thích:
- Những bức tượng nhỏ là thứ xuất hiện trong các lăng mộ cùng với xác ướp. Người đưa tiễn sẽ đặt bức tượng dưới chân xác ướp, sau lưng bức tượng có các chữ tượng hình ‘bánh mì, rượu và thịt bò’. Người Ai Cập cổ đại tin rằng nếu xác ướp bị phá hủy, thì các bức tượng sẽ là nơi cư ngụ mới cho linh hồn.
Price đưa ra kết luận:
- Có thể đó chính là lý do khiến nó chuyển động.
Một số chuyên gia khác đưa ra giả thiết, có thể rung động từ bước chân của các khách tham quan, đã khiến bức tượng nhỏ di chuyển, nhưng Price lại khômg mấy thuyết phục về giả thiết đó. Price nói:
- Có hai bề mặt, một là phần đá rắn của chân bức tượng, một là bề mặt kính của tủ trưng bày. Nếu chúng sinh ra các rung động khiến bức tượng di chuyển, thì sao trước đây chúng tôi không phát hiện ra hiện tượng này? Và tại sao bức tượng lại xoay được vòng tròn hoàn hảo như vậy?
Và chính Price đang kêu gọi công chúng đến để tự quan sát cũng như tìm ra lời giải cho bí ẩn trên.
Daily Mail
Similar Topics
Chủ Đề | Name | Viết bởi | Thống kê | Bài Cuối | |
---|---|---|---|---|---|
![]() TUYỂN TẬP SÁCH HUYỀN HỌC![]() |
Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | babylon |
|
![]() |
|
![]() ![]() những góc nhìn khác nhau về chuyện cưới xin, xung - hợp vợ chồng |
Tử Bình | hieuthuyloi |
|
![]() |
|
![]() Trưởng c.an huyện du lịch ven biển |
Tử Vi | Kimthuy20212054 |
|
![]() |
|
![]() Suy nghĩ với hỗn hợp nhiều môn huyền học cho lá số VNXHCN |
Mệnh Lý Tổng Quát | Ngu Yên |
|
![]() |
|
![]() NGŨ BỘ CHÚ - QUÁN ÂM - Huyền Thanh dịch |
Sách Huyền Thuật | administrator |
|
![]() |
|
![]() ![]() Dự đoán phối hợp nhiều môn huyền học cho chính trị & kinh tế thế giới |
Mệnh Lý Tổng Quát | Ngu Yên |
|
![]() |
2 người đang đọc chủ đề này
0 Hội viên, 2 khách, 0 Hội viên ẩn
Liên kết nhanh
Tử Vi | Tử Bình | Kinh Dịch | Quái Tượng Huyền Cơ | Mai Hoa Dịch Số | Quỷ Cốc Toán Mệnh | Địa Lý Phong Thủy | Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp | Bát Tự Hà Lạc | Nhân Tướng Học | Mệnh Lý Tổng Quát | Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số | Khoa Học Huyền Bí | Y Học Thường Thức | Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian | Thiên Văn - Lịch Pháp | Tử Vi Nghiệm Lý | TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
Coi Tử Vi | Coi Tử Bình - Tứ Trụ | Coi Bát Tự Hà Lạc | Coi Địa Lý Phong Thủy | Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh | Coi Nhân Tướng Mệnh | Nhờ Coi Quẻ | Nhờ Coi Ngày |
Bảo Trợ & Hoạt Động | Thông Báo | Báo Tin | Liên Lạc Ban Điều Hành | Góp Ý |
Ghi Danh Học | Lớp Học Tử Vi Đẩu Số | Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý | Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | Sách Dịch Lý | Sách Tử Vi | Sách Tướng Học | Sách Phong Thuỷ | Sách Tam Thức | Sách Tử Bình - Bát Tự | Sách Huyền Thuật |
Linh Tinh | Gặp Gỡ - Giao Lưu | Giải Trí | Vườn Thơ | Vài Dòng Tản Mạn... | Nguồn Sống Tươi Đẹp | Trưng bày - Giới thiệu |
Trình ứng dụng hỗ trợ:
An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |
Quỷ Cốc Toán Mệnh |
Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |
Quẻ Mai Hoa Dịch Số |
Bát Tự Hà Lạc |
Thái Ât Thần Số |
Căn Duyên Tiền Định |
Cao Ly Đầu Hình |
Âm Lịch |
Xem Ngày |
Lịch Vạn Niên |
So Tuổi Vợ Chồng |
Bát Trạch |
Coi Tử Vi | Coi Tử Bình - Tứ Trụ | Coi Bát Tự Hà Lạc | Coi Địa Lý Phong Thủy | Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh | Coi Nhân Tướng Mệnh | Nhờ Coi Quẻ | Nhờ Coi Ngày |
Bảo Trợ & Hoạt Động | Thông Báo | Báo Tin | Liên Lạc Ban Điều Hành | Góp Ý |
Ghi Danh Học | Lớp Học Tử Vi Đẩu Số | Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý | Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | Sách Dịch Lý | Sách Tử Vi | Sách Tướng Học | Sách Phong Thuỷ | Sách Tam Thức | Sách Tử Bình - Bát Tự | Sách Huyền Thuật |
Linh Tinh | Gặp Gỡ - Giao Lưu | Giải Trí | Vườn Thơ | Vài Dòng Tản Mạn... | Nguồn Sống Tươi Đẹp | Trưng bày - Giới thiệu |
Trình ứng dụng hỗ trợ:












