Vòng Thái Tuế & Mệnh Thân
#106
Gửi vào 16/05/2014 - 14:13
Tam hợp Thân
Tam hợp Thái Tuế
Tam hợp Vận
Xét sinh khắc ngũ hành giữa 4 tam hợp trên sẽ cho ta nhiều thông tin thú vị.
Thanked by 2 Members:
|
|
#108
Gửi vào 03/06/2014 - 14:56
#109
Gửi vào 04/06/2014 - 14:58
Management, on 16/05/2014 - 10:26, said:
xin lỗi chứ ngay cả loại Nguỵ Quân Tử còn không dám vỗ ngực nói mình là quân tử đâu , và khi nói cũng thấy lợm giọng
chỉ sợ là chả dám đủ tự tin để nhận mình là quân tử thôi , vì sau dó thể nào là cũng bị đám tiểu nhân công kích
#110
Gửi vào 06/06/2014 - 21:02
tianmimi, on 14/05/2014 - 11:25, said:
Bác cho cháu hỏi chút với ạ : Mệnh cháu lập tại Thìn cung, tam hợp thân tý thìn thuộc hành Thủy. Thân lập tại tuất cung, tam hợp dần ngọ tuất hành Hỏa. Vòng thái tuế tuế-hổ-phù tuế ở Ngọ, hổ ở dần, phù ở tuất. Vậy cháu thuộc cách vòng mệnh sinh xuất vòng thái tuế, vòng thái tuế sinh xuất vòng thân sẽ luận thế nào thưa bác?
#111
Gửi vào 06/06/2014 - 22:28
ankhoa, on 04/06/2011 - 02:33, said:
- Vòng Mệnh, Vòng Thân cùng hành với vòng Thái Tuế : tốt nhất,
Có lý. Người thái tuế rất thích chính danh ngôn thuận, có danh là thích, lời nói thuận tai là khoái.
Nhưng nếu nói người Thái Tuế là quân tử thì người Tuế Phá sẽ không đồng ý.
#112
Gửi vào 09/06/2014 - 08:43
#113
Gửi vào 09/06/2014 - 12:28
Thực tế tôi đã thấy rồi.
Vị thế Tang-Điếu mệnh thân chẳng may rơi vào thế trận đối kháng, chứ họ vẫn quân tử nếu vận hành không tệ lắm.
Đôi khi con người ta ở thế bĩ cực, đành liều để thoát thân.
Chẳng có ai tốt toàn diện. Thấy người khác lâm nạn mà làm ngơ không giúp trong khi mình có thể giúp: mặc dù không hại ai nhưng nhắm mắt làm ngơ thì cũng không thể gọi là quân tử được.
Thanked by 3 Members:
|
|
#114
Gửi vào 11/06/2014 - 22:17
#115
Gửi vào 12/06/2014 - 13:23
coluongthin, on 11/06/2014 - 22:17, said:
Sớm muộn gì cũng tìm đến nhà Phật học tu. Đừng hoảng khi nghe tin này. Cũng bình thường thôi. Chỉ là mình dễ có duyên với nhà Phật. Sống và hành theo những qui tắc của nhà Phật.
#116
Gửi vào 26/10/2017 - 12:09
AnKhoa, on 04/06/2011 - 02:33, said:
Cuốn Tử-Vi nghiệm lý của cụ Thiên Lương có nói : ” Môn Tử-Vi khoa tính tình học tiềm ẩn “, tôi thấy điều này rất chí lý. Muốn tìm hiểu tính tình của một bản số, ta nên vẽ ra 3 vòng Tam hợp là :
- Vòng Thái Tuế : tượng trựng tư tưởng của mình.
- Vòng Thân : Tượng trưng hành động của mình.
Vòng Thái Tuế là Tam hợp của ba cung có tên giống địa chỉ năm sinh. Vòng Mệnh là Tam hợp của ba cung an Mệnh, cung Quan Lộc và cung Tài Bạch. Vòng Thân là tam hạp của ba cung liên quan với cung an Thân. Sau đó, ta ghi nhận ngũ hành của mỗi vòng :
- Hợi Mão Mùi là Mộc;
- Dần Ngọ Tuất là Hỏa;
- Thân Tí Thìn là Thủy;
- Tỵ Dậu Sửu là Kim.
Rồi lý luận theo tám trường hợp kể sau :
- Vòng Mệnh cùng hành với vòng Thái Tuế, còn Vòng Thân ở thế ngũ hành tương khắc, là người ng... q... tử nói hay mà làm điều ác hiểm (giống như vai trò Nhạc Bất Quần trong Tiếu Ngạo Giang Hồ của Văn sĩ Kim Dung)
- Vòng Thân cùng hành với vòng Thái Tuế, còn Vòng Mệnh ở thế ngũ hành tương khắc, là người nói dữ dằn nhưng hành động lại quang minh chính trực (như mẫu người Từ Hải trong truyện Kiều)
- Vòng Mệnh, Vòng Thân cùng hành với vòng Thái Tuế : tốt nhất, quân tử chính danh.
- Vòng Mệnh cùng hành với Vòng Thân nhưng xung khắc ngũ hành với vòng Thái Tuế, là người chung thân bất mãn, lãnh tụ của đối lập, thích nghi và làm điều ngang trái.
- Vòng Thái Tuế sinh xuất vòng Mệnh nhưng Vòng an Thân lại sinh nhập Vòng Thái Tuế, là mẫu người cực kỳ khôn ngoan, chủ trương nhượng bộ trong lý thuyết rồi lấn lướt trong hành động.
- Vòng Mệnh cùng hành với Vòng Thân nhưng sinh nhập vòng Thái Tuế là người luôn chủ trương lấn lướt tha nhân, chuyên nghĩ và xếp đặt chuyện ăn người, mẫu người tham vọng.
- Vòng Mệnh cùng hành với vòng Thân nhưng được Vòng Thái Tuế sinh xuất là người hiền lành đến nhu nhược, luôn cam phận thiệt thòi (một sự nhịn, chín sự lành).
- Vòng Mệnh sinh nhập Vòng Thái Tuế, rồi Vòng Thái Tuế sinh xuất Vòng Thân là người nói hay làm dở, nói nhiều làm ít đa lý thuyết, thiếu thực hành, dốt hay nói chữ.
- Trích bài viết của bác Phước Duyên -
Thân!
Vai trò của ngũ hành tam hợp cục trong Tử Vi có thể nói là mờ nhạt.
Học thuyết Thiên Lương về ngũ hành tam hợp cục của thế mệnh-tài-quan và di-phúc-phối cho đến nay chỉ có phần vỏ (mệnh ở Hợi thuộc Mộc cục thì phải luôn thua di ở Tỵ thuộc Kim cục) và thiếu lý thuyết nền tảng.
Trong khi đó, vai trò của ngũ hành nạp âm của cục của cung theo thiên can của tháng (phép Ngũ Hổ Độn theo can năm) và địa chi thì hiện diện rộng khắp và có ảnh hưởng cực sâu: an chính tinh phải dựa vào nạp âm cục của cung mệnh; an địa bàn thì phải dựa vào nạp âm cục của cung thân; v.v.
Cụ Hà Uyên cũng từng đưa ra lý thuyết về đạo khí, trợ khí, và năng lực lãnh đão trong tương quan ngũ hành nạp âm của mệnh cục và thân cục. Cụ cũng từng nhắc đến sự tương phối giữa vòng Thái Tuế và vòng Trường Sinh khi xét đến độ số và kết cấu của một lá số
Phải chăng, chúng ta nên chú ý hơn việc phối hợp can và chi (ngũ hành nạp âm) trong việc định tính và định lượng các vòng Lộc Tồn, Thái Tuế, Tướng Tinh, Trường Sinh, Mệnh, và Thân. Lý do đơn giản nhất chính là, bất kể nguyên lý hình thành của vòng là dựa vào thiên can hay địa chi, các thành phần của vòng đó luôn nằm trên các cung có môi trường được định nghĩa bằng một tổ hợp can chi chứ không phải chỉ có can (Bắc Phái) và chi (Nam Phái). Mà một khi tinh đẩu đã ở trong một môi trường nào đó, bất kể tinh đẩu đó là gì, môi trường sẽ ảnh hưởng đến biểu hiện và tính chất của nó.
Câu hỏi tổng quát: các tổ hợp tương phối khác nhau của vòng Thái Tuế, vòng Lộc Tồn, và vòng Trường Sinh sẽ dẫn đến kết quả khác nhau ra sao?
Câu hỏi cụ thể: sao Thái Tuế và sao Lộc Tồn đồng cung tại mệnh có gì khác so với sao Bạch Hổ hoặc Quan Phù đồng cung với Lộc Tồn tại mệnh?
Tôi nghĩ là nên cụ thể hóa rành mạch như thế này chứ không phải là cứ mệnh đắc 3 vòng Tuế, Lộc, Sinh bất kể vị trí đều là tốt hoặc đều tốt như nhau.
Sửa bởi CaspianPrince: 26/10/2017 - 12:17
Thanked by 4 Members:
|
|
#117
Gửi vào 26/10/2017 - 12:26
CaspianPrince, on 26/10/2017 - 12:09, said:
Đắc tương sinh tương hợp của nạp âm là đắc khí, đắc vòng Thái tuế là đắc thế. Ví như kẻ có chí khí tài năng cũng cần cái thế để thi triển. Thân hoài tuyệt học cũng cần phải đứng vào vị trí chính danh mới có thể tề gia trị quốc. Đó là lý do tại sao Khổng Tử đề cao thuyết "chính danh".
#118
Gửi vào 26/10/2017 - 12:56
vietnamconcrete, on 26/10/2017 - 12:26, said:
Trong huyền học có mấy khái niệm liên quan đến Chính mà tôi từng nghe đến, theo thứ tự từ lớn đến nhỏ như sau:
- Chính Nguyệt - tháng 1. Ý nghĩa đằng sau nó vẫn còn chưa rõ ràng đối với tôi
- Chính Cục: cục theo số ngày (Nhị cục: ngày 5-10; Tam cục: ngày 11-15;...); đắc Chính Cục khi nạp âm cục của cung mệnh trùng với cục theo số ngày.
- Chính Tinh. Theo tôi nên phân biệt tinh đẩu hạng Giáp (Tử Vi, Thiên Phủ, v.v.) với Chính Tinh (tinh đẩu mà cung thụ đắc được theo mệnh/thân cục nạp âm và trị số ngày); đắc Chính Tinh khi nạp âm bản mệnh (nạp âm của năm sinh) và nạp âm cục cung mệnh tương hòa với ngũ hành của tinh đẩu hạng Giáp.
Không biết anh VNConcrete có thể giải thích thêm về Chính Vị, Chính Danh, và Chính Thế trong lĩnh vực huyền học hay không?
Thanked by 1 Member:
|
|
#119
Gửi vào 26/10/2017 - 13:42
chứ antifan ko gọi vậy đúng là danh bất chính thì ngôn bất thuận mà
Sửa bởi T.AO: 26/10/2017 - 13:47
#120
Gửi vào 27/10/2017 - 19:46
------------------
TÓM BÀN VỀ TỨ TRỤ.
Tứ Trụ lấy năm là Vua, tháng làm Tướng, ngày làm chức Hữu Ty, giờ làm Nha Lại, đều sở quý Can Chi thuần tuý, thành Cách thành Cục, Phù Long, Tướng Chủ. Như Vua thì hợp đức nhau, Quan lại vâng theo phép mà nhân, dân thực chịu Phúc. Năm là Vua cho nên Tứ Trụ rất kỵ xung động Thái Tuế. Tháng là Tướng, nên Vượng một thời; cho nên, Phù Long Sơn, Tướng Chủ Mệnh tất phải chọn tháng Long Sơn, Chủ Mệnh Vượng, Tướng mà Chế Sát; sửa phương tất chọn tháng Thần Sát Hưu, Tù. Ngày là Hữu Ty, thì Đức của Vua, Tướng nhờ đó mà tuyên bố ra, cho nên ngày Cát hay Hung so với năm, tháng càng thiết yếu hơn. Phép dùng ngày lại lấy hàng Can làm Vua, hàng Chi làm bề tôi. Can Trọng mà Chi Khinh, Nhật Can tất phải Vượng, Tướng, rất kỵ Hưu, Tù. Tóm xem Nguyệt lệnh để tỏ rõ Suy hay Vượng. Như tháng Dần dùng ngày Giáp Ất làm Vượng, ngày Bính Đinh làm Tướng, đều Cát; ngày Canh Tân làm Phế, ngày Nhâm Quý làm Tiết, ngày Mậu Kỷ làm Thụ khắc, đều không Cát, nhưng hàng Can ngày ấy nếu tháng Bất Đương lệnh, hoặc dùng 4 Can- 3 Can Nhất Khí cùng liền, thì cũng là Tỷ Trợ thân cường, như tháng 2 dùng 4 Tân Mẹo đó vậy. Nhưng đó là 8 chữ lớn, khó gặp gỡ lắm, hoặc dùng Ấn thụ cùng sinh cũng là trong yếu biến ra Vượng. Nhật Chi thì lấy Nguyệt kiến cùng hợp, cùng sinh, không phạm Hình Xung thì Cát.
Như tháng Ngọ ngày Giáp là HưuTù. Dương Công ở năm Hợi sửa phương Mẹo, Mẹo là Địa Quan Phù, dùng năm Quý Hợi, tháng Mậu Ngọ, ngày Giáp Ngọ, giờ Bính Dần: Vì ngày Giáp Sinh ở Hợi, Lộc ở Dần; lại có Can của năm là Quý Thuỷ, trong Hợi Nhâm Thuỷ để Sinh, đó là phép của Cổ nhân trù trì hàng Can của ngày. Đấy gọi là Tiểu Bát Tự, lấy là Tứ Trụ Can Chi không thuần tuý, hầu đem lấy dùng. Dương Công nói "Lấy hàng Can nên gặp kiện vượng", tức là Can của ngày vậy. Sách Tạo Mệnh nói "hàng Can của ngày mà Hưu Tù thì không nghèo cũng chết non". Tất cả đều là những lời nói có danh tiếng vậy. Như hàng Can của ngày Hưu Tù mà lại không Bổ trợ, không Ấn thụ thì thấy thoái bại lập tức. Dùng Thời có 2 pháp: Hoặc cùng hàng Can, hàng Chi của ngày một loại; hoặc là Lộc của hàng Can của ngày ở thời mà thôi. Đến Thời thần Cát hay Hung bất tất câu nệ. Tứ Trụ rất kỵ Địa Chi cùng xung nhau. Xung Thái Tuế là Đại Hung. Xung Long, Xung Sơn, Xung Chủ Mệnh cũng Đại Hung. Thiên Can khắc Long Sơn là Hung. Duy Thìn Tuất Sửu Mùi làm 4 Khố, Tự Xung hay Xung Sơn cũng được, song nếu Xung Thái Tuế và Xung Chủ Mệnh đều là Hung. Phàm Tứ Trụ được Thiên Can Nhất Khí, Địa Chi Nhất Khí, hoặc 2 Can 2 Chi không lẫn lộn, hoặc Tam Kỳ, Tam Đức gọi là thành Cách; Tam Hợp hội Cục gọi là thành Cục, đều là cách Cát cả, nhưng tất phải Phù Bổ Long Sơn, Tướng Chủ Mệnh mới Cát, được như thế thì gọi là Thể lập vậy. Lại được Nhật, Nguyệt Kỳ, Bạch chiếu tới Sơn Hướng, lại Quý Nhân, Lộc Mã của Tứ Trụ tới Sơn tới Hướng, thì gọi là Dụng làm được. Thể Dụng gồm đủ là Thượng rồi. Song có Thể mà sau cầu Dụng, cốt không nên gượng Dụng mà mất Thể.
Hiệp Kỷ nói: "Xét phép Tứ Trụ, tạo táng đều thế cả. Thượng lấy Đại Bát Tự, Thứ cũng lấy Tiểu Bát Tự. Bảo rằng dùng Thời chỉ có 2 phép, thì nghĩa đó chưa đủ. Vỉ Tam Hợp, Lục Hợp, Quý Nhân đều Cát, không chuyên lấy chép ra. Như năm tháng đều Thân, ngày Giáp thì Lộc làm Phá, cốt ở hợp năm tháng để lấy dùng. Việc tu sửa nhỏ chỉ chọn ngày Cát, giờ Cát, với Sơn Phương, Niên Mệnh sinh hợp thì Cát". Vì Tuyển Trạch cốt để lợi đến, quá câu nệ thì bỏ việc, trong thiên này bảo rằng khó gặp gỡ là thế vậy.
PHÉP DÙNG NIÊN (Năm)
Năm thì là Thái Tuế, rất nên cùng với phần năm Sơn, Mệnh Tam Hợp, Lục Hợp và Quý Nhân, Lộc Mã mới là Đại Lợi; rất kỹ Hình, Xung, Phá, Hại gọi là chiến đấu Thái Tuế, gọi là bầy tôi phạm Vua, rất là Đại Hung, từ xưa đến nay các khoá có danh tiếng chưa từng dùng. Đời nay chuyên bàn Hoá mệnh, Không Vong, làm phần năm không lợi, mà không lấy Thái Tuế Hình Xung làm kỵ, há được bảo là biết phép Tuyển Trạch ư? Đến Hung tinh lấy Tuế Phá, Tam Sát, Mậu Kỷ Âm Phủ niên khắc, không nên khinh thường phạm tới. Nếu Quan Phù, Chá Thoái, Hoả tinh, Phù Thiên Không Vong có 1-2 sao chiếm thì Chế đi không hại gì, phát Phúc càng chóng, nhưng phải Chế phục đúng phép, nếu không đúng thì không bằng chớ dùng. Thông Thư đời nay chép là Tiểu Lợi, cũng bảo là Sát có thể chế được, chẳng phải bảo là hoàn toàn không đủ sợ vậy.
Thanked by 1 Member:
|
|
Similar Topics
Chủ Đề | Name | Viết bởi | Thống kê | Bài Cuối | |
---|---|---|---|---|---|
Trích sách: Các Phương Pháp Tính Vượng Độ Ngũ Hành |
Tử Bình | ThienKhanh |
|
||
Dòng Thơ Nhạc Trích Đoạn |
Vườn Thơ | nguyenthanhsang |
|
||
Xin hỏi: "Duyên" là gì? |
Gặp Gỡ - Giao Lưu | boitoan |
|
||
Mệnh lý chỉ yếu (trích dịch)Bài của Polaris |
Tử Bình | tyty |
|
||
THƠ NGẮN TRÍCH ĐOẠN - 2 |
Vườn Thơ | nguyenthanhsang |
|
||
Vở diễn cuối cùng của cố nghệ sĩ Diệp Lang - trích đoạn cải lương "Tấm Lòng Của Biển" |
Linh Tinh | FM_daubac |
|
13 người đang đọc chủ đề này
0 Hội viên, 13 khách, 0 Hội viên ẩn
Liên kết nhanh
Coi Tử Vi | Coi Tử Bình - Tứ Trụ | Coi Bát Tự Hà Lạc | Coi Địa Lý Phong Thủy | Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh | Coi Nhân Tướng Mệnh | Nhờ Coi Quẻ | Nhờ Coi Ngày |
Bảo Trợ & Hoạt Động | Thông Báo | Báo Tin | Liên Lạc Ban Điều Hành | Góp Ý |
Ghi Danh Học | Lớp Học Tử Vi Đẩu Số | Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý | Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | Sách Dịch Lý | Sách Tử Vi | Sách Tướng Học | Sách Phong Thuỷ | Sách Tam Thức | Sách Tử Bình - Bát Tự | Sách Huyền Thuật |
Linh Tinh | Gặp Gỡ - Giao Lưu | Giải Trí | Vườn Thơ | Vài Dòng Tản Mạn... | Nguồn Sống Tươi Đẹp | Trưng bày - Giới thiệu |
Trình ứng dụng hỗ trợ: An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi | Quỷ Cốc Toán Mệnh | Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản | Quẻ Mai Hoa Dịch Số | Bát Tự Hà Lạc | Thái Ât Thần Số | Căn Duyên Tiền Định | Cao Ly Đầu Hình | Âm Lịch | Xem Ngày | Lịch Vạn Niên | So Tuổi Vợ Chồng | Bát Trạch |