1
Mệnh lý chỉ yếu (trích dịch)
Viết bởi tyty, 28/04/11 14:42
10 replies to this topic
#1
Gửi vào 28/04/2011 - 14:42
Tác giả : Đoàn Kiến Nghiệp
Chương 5, Luận Dụng Thần
Trang 43 - 74
Luận dụng thần
Dụng thần là thần (khí) mà Bát tự dùng được. Thông thường ngũ hành nhân mệnh lấy bình hành làm mừng, thái quá và bất cập đều là "bệnh", bệnh thì tất nhiên cần "dược"; dược chínnh là "dụng thần". Thân hàn ưa hỏa làm ấm thân, thân táo (nóng) ưa dụng thủy để nhuận; vượng tất nên tiết nên khắc, suy tất nên sinh nên trợ. Bát tự có dụng thần, đại vận gặp được nó như nắng hạn gặp mưa rào (khô miêu đắc vũ - mầm khô mà được mưa), bộc phát hưng thịnh, nhẹ bước đường mây (hồng mao ngộ phong - nhẹ như lông hồng mà còn được gió), ung dung mà có thành quả; Bát tự không có dụng thần hoặc đại vận không hành đất dụng thần, tất cuộc đời tẻ nhạt vô vị, chẳng có gì đặc sắc, hoặc có chí mà khó vung vẩy. Sát Thương Kiêu Nhận tuy là hung thần nhưng nếu dùng được đều có thể thành bậc kỳ tài sự nghiệp to lớn; Tài Quan Thực Ấn tuy là cát thần nhưng không dùng được lại thành hại mà vô ích, cho nên dụng thần là mấu chốt của bát tự, cũng là điểm nan giải trong bát tự, phượng phát luận dụng thần trong các sách có rất nhiều nhưng tóm lại chỉ có vài phép: một là Phù ức; hai là Điều hậu ; ba, Bệnh dược và bốn là Tòng thế.
Tiết 1: Phù ức thủ dụng
Ức phù là ức phù đối với nhật chủ, ức tức là khắc hao nhật chủ, phù tức sinh trợ nhật chủ. Nói thông thường như nhật chủ nhược cần Ấn thụ sinh phù cho ta, Tỉ kiếp cùng dạng như ta thì trợ cho ta; nhật chủ cường thì chọn lấy cái khắc ta là Quan sát để chế hoặc cái ta sinh là Thực thương để tiết. Lấy Quan sát làm dụng phải phối hợp với lấy Tài tinh, hoặc lấy Tài tinh làm dụng phải phối với lấy Thực thương. Phép thủ dụng Phù ức trước tiên cần phải biện rõ nhật chủ cường nhược.
Thứ nhất, phán đoán nhật chủ cường nhược cần quan sát các điểm chính:
1. Xem nhật chủ đắc lệnh hay không đắc lệnh. (có thể xem phần luận ở Chương 3, tiết 3), quy luật suy vượng thập can ngũ hành tứ quý để phán đoán nhật chủ đắc lệnh hay không và mức độ cường nhược.
2. Xem trong tứ trụ có hay không Tỉ kiếp trợ giúp thân, trong tứ trụ ngoài Tỉ kiếp thiên can ra, thì còn kể cả Tỉ kiếp tàng trong nhân nguyên địa chi niên nhật thời, nếu Tỉ kiếp nhiều thì khí thế nhật trụ vượng, gọi là nhật nguyên đắc thế; cũng là vượng nhưng Tỉ kiếp ít thì nhật nguyên bất đắc thế. Mức độ trợ thân của Tỉ kiếp ở Địa chi thông thường lớn hơn Thiên can; bản khí địa chi lớn hơn dư khí; sát nhật chủ (ảnh hưởng) lớn hơn xa nhật chủ.
3. Xem trong tứ trụ có hay không có Ấn thụ phù thân, có Ấn thụ phù trợ có thể gia tăng khí thế vượng của nhật chủ. Trừ Thiên can ấn thụ ra thì còn có Ấn thụ đóng ở Địa chi niên , nhật , thời bản khí ấn thụ cũng có thể trợ thân. Lực sinh trợ của địa chi lớn hơn Thiên can, của ấn thụ sát nhật chủ lớn hơn ấn xa nhật chủ; nhưng phải chú ý địa chi chứa khí ấn thụ thì không thể phù trợ thân, như Hợi bản khí là thủy trong chứa Giáp mộc, mà Giáp mộc trong hợi thủy thì không thể sinh hỏa.
4. Xem trong tứ trụ có hay không hợp cục, hội cục bang trợ nhật chủ. Hợp hội Tỉ kiếp cục và Ấn thụ cục cũng đều gia tăng thế của nhật chủ.
Xem nhật nguyên cường nhược, căn cứ vào 4 điểm này mà quan sát tổng hợp phán đoán. Mức độ nhật chủ cường nhược có thể chia thành 5 cấp độ : cực cường, cường, trung bình, nhược và cực nhược. Dùng phép phù ức để chọn dụng thần thông thường chỉ là nhắm vào hai loại nhật chủ cường cấp và nhược cấp. Nhật chủ cực cường thì không thể khắc ức, khắc thì như địch phải kẻ mạnh tức thì tai ương đến. Nhật chủ cực nhược lại không thể sinh phù, sinh phù không những không cứu giúp tu bổ mà ngược lại làm bất hòa với thần khí khác. Nhật chủ không suy không vượng không cần phù ức thì theo phép khác để chọn dụng thần.
Thứ hai, phép chọn dụng thần khi nhật chủ vượng:
(còn tiếp)
Mời mọi người thử chọn trước dụng thần cho hai trụ sau :
1. Nữ, Bính ngọ / Tân mão / Bính tuất / Canh tý
2. Nam, Giáp thân / Tân mùi / Mậu Tý / Bính thìn
(lời giải sẽ post sau)
Cám ơn các bạn tham gia, đáp án xin đọc dưới đây:
Thứ hai, phép chọn dụng thần khi nhật chủ vượng:
1. Nhật chủ vượng, như trong trụ Tài Quan ít, nhẹ nhưng có gốc có khí, nếu chọn tiết thần là Thực thương sẽ làm hại đến Quan tinh, đó là bởi vì Tài là nguồn dưỡng Mệnh, Quan là gốc lập thân, Bát tự có Quan sát thì dụng Quan sát, không thể bỏ gốc lấy ngọn. Nếu trong bát tự Tỉ kiếp vượng thì có thể dụng Quans át để khử Tỉ kiếp ức nhật chủ, đây là lấy Quan sát làm Dụng thần, Tài làm Hỷ thần. Nếu trong bát tự Ấn thụ vượng thì dùng Tài tinh khử Ấn thụ, ức Nhật chủ, đây là lấy Tài làm dụng và trợ giúp cho Quan sát; Nhật chủ vượng lại hành vận Tỉ Kiếp, vận Ấn thụ gọi là "Bối lộc, trục mã", là điềm tất phá bại, đổ nát.
Ví dụ 5.1. Nữ, Bính ngọ / Tân mão / Bính tuất / Canh tý
Đại vận: Nhâm dần - Kỷ sửu - Mậu tý - Đinh hợi - Bính tuất - Ất dậu
Trụ này Bính hỏa sinh tháng hai, nguyệt lệnh sinh Nhật chủ, trụ năm Bính Ngọ toàn hỏa, Ngọ tuất bán hội hỏa cục cho nên nhật chủ cường vượng, nhật vượng thân cường có thể thắng Tài Quan, Tài can tháng bị một bầy Kiếp phân tranh, gia nghiệp không nhờ cậy được, bạch thủ khởi gia tay trắng lập nghiệp. Thời thượng Tài Quan khả dụng, lại hành vận phương Bắc là đất Tài quan (đây là nữ mệnh), cho nên chồng sang con quý. Cuội đời cả hai yếu tố Tài Quan đều tốt đẹp. Nếu đổi thành nam mệnh, trung niên vận hành đông nam, sinh trợ cho Tỉ kiếp, Tài bị khắc tiệt, thành kẻ cùng khổ. Đây là ví dụ dụng thần là Chính quan.
Ví dụ 5.2. Nam, Giáp thân / Tân mùi / Mậu Tý / Bính thìn
Đại vận: Nhâm thân - Quý dậu - Giáp tuất - Ất hợi - Bính tý - Đinh sửu
Nhật can Mậu thổ sinh vào tháng 6, thổ lệnh đương nắm quyền lại có thời chi là Thìn thổ, Mậu thổ trong niên chi Thân cùng trợ giúp. Can giờ Bính hỏa sinh trợ, nhật chủ vượng tướng. Can năm Giáp mộc Thất sát thông căn nguyệt lệnh và có Thân Tý Thìn hợp Tài cục sinh phù, chính là Thân cường Sát suy phùng Tài vượng sinh Sát, cho nên chọn Sát làm Dụng thần, Tài làm Hỷ thần, hành vận Giáp Tuất Ất Hợi cả hai vận hành Tài Quan đắc địa, quan cao phú túc, đây là ví dụ minh họa Thất sát làm dụng thần.
Tiếp tục, mời đoán dụng thần:
VD5.3: Nam mệnh, Giáp Thìn / Bính Dần / Đinh Hợi / Mậu Thân
VD5.4: Nữ mệnh, trích từ Thần Phong Thông Khảo
Tân Hợi / Canh Tý / Mậu Tuất / Kỷ Mùi
Ví dụ 5.3: Nam mệnh,
Giáp Thìn / Bính Dần / Đinh Hợi / Mậu Thân
Mệnh này Đinh sinh tháng dần, đắc lệnh lại được Tỉ Kiếp phù giúp, chính Ấn sinh trợ, Nhật chủ vượng tướng đóng ở chi ngày Quan tinh, Hợi quan tinh lại phùng hợp với Dần nguyệt lệnh, nhật chủ được tiết bớt khí; mừng được chi giờ Thân Tài tinh xung dần mà sinh Quan, nên mệnh này Nhật chủ vượng Ấn cường Dụng thần tức là Tài tinh, chỉ tiếc là phân nửa đời người hành vận hỏa thổ, đoạt Tài còn thương khắc Quan tinh, tuy tài giỏi học thức mà bôn ba chưa gặp thời, vợ chia lìa, tiền tài tổn thất, thực là vận hạn chẳng ra gì. Vận đến Nhâm thân, già lão mới có thể chuyển biến tốt, tiếc thay ! Nửa đời đáng thất vọng, trung niên hào hoa tao nhã đã qua, vận tốt lúc tuổi già để làm gì? Đây là ví dụ lấy Tài làm dụng thần, mà hành vận chẳng ra gì.
Ví dụ 5.4: Nữ mệnh, trích từ Thần Phong Thông Khảo
Tân Hợi / Canh Tý / Mậu Tuất / Kỷ Mùi
Mệnh này là mệnh vợ của một Trạng nguyên. Nhật chủ Mậu thổ sinh tháng Tý không được lệnh, nhưng gặp ngày giờ toàn thổ, Tỉ Kiếp nhiều mà đắc thế, Nhật chủ từ suy chuyển vượng, có thể vượt thắng Tài Quan, mừng được phu tinh Giáp mộc trong Hợi trụ năm tự tọa Trường sinh, có Quan sát tức có thể dụng Quan sát, hành vận Nhâm dần phu tinh đắc lộc, phu quân đỗ Trạng Nguyên, đây là trường hợp mệnh mà Nhật chủ không đắc lệnh nhưng được Tỉ Kiếp trợ giúp thành vượng tướng.
+++++++++
Mọi người ai cũng đoán được trên dưới 50%. Có Saomai đoán trúng phóc ví dụ 5.4.
+++++++++
2. Nhật chủ vượng trong trụ Tài thần khinh, không thấy Quan Sát còn Tỉ Kiếp đầy trụ, dụng Quan thì kích động Tỉ Kiếp mà hại Quan, không bằng dụng Thương Thực để tiết đi thế vượng của Tỉ Kiếp mà lại có thể sinh Tài, trường hợp này nếu trong Bát tự Tỉ Kiếp vượng thì chọn Thương Thực làm Dụng thần, hỗ trợ cho Tài tinh; nếu trong Bát Tự Ấn thụ vượng thì lấy Tài làm Dụng thần, Thương Thực làm Hỉ Thần.
______
Mời đoán hai ví dụ tiếp theo:
Ví dụ 5.5: Nam
Quý Mão / Canh Thân / Tân Sửu / Nhâm Thìn
Vận: Kỷ Mùi -Mậu Ngọ -Đinh Tị -Bính Thìn -Ất Mão -Giáp Dần
Ví dụ 5.6: Nam
Giáp Thìn / Mậu Thìn / Mậu Tuất / Mậu Ngọ
Vận: Kỷ Tị -Canh Ngọ -Tân Mùi -Nhâm Thân -Quý Dậu -Giáp Tuất
Ví dụ 5.5: Nam
Quý Mão / Canh Thân / Tân Sửu / Nhâm Thìn
Vận: Kỷ Mùi -Mậu Ngọ -Đinh Tị -Bính Thìn -Ất Mão -Giáp Dần
Nhật chủ Tân kim sinh vào tháng bảy là đất (Đế) vượng, có Canh kim Tỉ kiên bang trợ và thông căn ở mộ khố sửu nên Nhật chủ cường. Trong trụ có Nhâm Quý nhị thủy một lộ một sát bên tiết thân, lại thông nguyệt chi Thương Quan hữu khí. Trong trụ bất kiến Quan tinh, chỉ có niên chi có một Tài tinh, dụng Tài rõ ràng rồi. Trung niên vận hành vận hành Ất mão, Giáp dần dụng thần đắc lực, kinh doanh trúng tiền triệu, sự nghiệp phát triển không ngừng. Đây là trường hợp trụ không có Quan sát, Thương Thực dụng Tài.
Ví dụ 5.6: Nam
Giáp Thìn / Mậu Thìn / Mậu Tuất / Mậu Ngọ
Vận: Kỷ Tị -Canh Ngọ -Tân Mùi -Nhâm Thân -Quý Dậu -Giáp Tuất
Mệnh này Mậu sinh tháng Thìn, một đoàn Tỉ Kiếp, Nhật chủ vượng tướng, vốn có thể dụng Thất sát nhưng vì tháng ba mộc đang thoái khí, tính chất mộc suy yếu nên khó lòng làm tơi thổ dày nên xuất thân nghèo khó, đi học cũng bất thành; đến thuở niên thiếu vận đến hỏa thổ, cha chết, lại nhiều anh nên bần cùng không thấu, đến vận Tân Mùi gặp Lưu niên kim thủy khiến vận chuyển tốt trở nên khá giả, có thể thấy đây là dụng Thương Thực để sinh Tài mà không dụng Quan sát; sau đến vận Nhâm thân, Quý dậu, bắt đầu giàu có sung túc. Đây là ví dụ minh họa Thất Sát suy yếu vô dụng thì dùng Thương Thực sinh Tài tiết thân.
Ví dụ 5. 7 (trích tự Trích Thiên Tủy)
Mậu Thân / Bính Thìn / Đinh Mão / Giáp Thìn
Đại vận: Đinh tị - Mậu Ngọ - Kỷ mùi - Canh thân - Tân dậu - Nhâm tuất
Đinh Mão Nhật nguyên sinh vào cuối xuân có Tỉ Kiếp Ấn thụ trợ giúp, Nhật nguyên vượng tướng. Chi năm Tài tinh có Thương Quan sinh trợ, hiềm vì mộc thịnh thổ hư nên vốn dòng dõi học thức mà chẳng thành. Sau đến vận Canh thân Tân dậu phát tài trên trăm ngàn, Mệnh này đến vận Thực Thần Kỷ Mùi mà chưa phát là do Mão Mùi bán hợp Ấn cục là Kỵ thần. Đây là trường hợp Ấn vượng lấy Tài làm dụng.
Ví dụ 5. 8 (cũng trích từ Trích Thiên Tủy)
Mậu Dần / Ất Mão / Giáp Thìn / Tân Mùi
Đại vận: Bính thìn - Đinh tị - Mậu Ngọ - Kỷ mùi - Canh thân - Tân dậu
Trụ này các chi Dần Mão Thìn hợp thành phương Đông, Kiếp Nhận uy thế hiện rõ, Quan tinh trụ giờ hư nhược không đủ để chế cường mộc cho nên khó thể tiếp tục theo nghiệp học hành. Sơ vận hỏa thổ Thực thương sinh Tài, tiền của hanh thông dư dật. Đến vận Canh thân Tân dậu, Tân quan đắc địa, công danh theo cách dị lộ thành công bằng cách bỏ tiền mua tước quan đứng đầu một châu. Phân tích Mệnh này, Nhật chủ vượng tướng đều có thể lấy dụng thần là Thực thương để tiết nhật chủ mà cũng có thể lấy Quan sát để ức nhật chủ, trên thực tế đây là theo mỗi vận hạn khác nhau mà chọn dụng thần thay đổi tương ứng. Bởi vậy vận trình mệnh vận người này trước và sau đều có sự khác biệt. Đây là trường hợp Nhật chủ vượng thì "khắc" hay "tiết" đều có thể làm Dụng thần.
Trong thực tiễn, phép chọn Dụng thần khi Nhật chủ vượng thông thường chỉ có hai phép, một là chọn Tài Quan làm dụng, hai là chọn Thương thực Tài làm dụng.
1. Nhật chủ vượng, khi chọn Tài Quan làm dụng thần thì Tài Quan trong trụ cần phải hữu khí, Tài có thể sinh Quan, Quan có thể hộ Tài, Tài quan như một nhà chăm lo cho nhau; Nếu Bát Tự Ấn nhiều, hỷ dụng Tài mà không dụng Quan sát là vì Quan sát sinh Ấn làm Nhật chủ (đang vượng) càng vượng thêm; nếu Bát Tự Kiếp nhiều, hỉ dụng Quan sát và phụ thêm Tài vì Tài ít mà Kiếp nhiều sẽ bị họa tranh đoạt; nếu Bát Tự có Thương Quan tất hỷ Thực thương (với điều kiện) không thấy Quan tinh hoặc được Tài tinh hóa giải hoặc tàng trong chi không hiện; nếu Bát tự Tài nhiều Quan sát nhỏ thì hỷ dụng Quan sát; nếu Bát tự Sát tinh nhiều, Tài tinh nhỏ thì không nên dụng Tài vì Nhật chủ vượng có thể thắng được Tài nhưng lại không thể thắng được khắc chế của Quan sát, mà Tài lại trợ Sát làm hại thân. Tình huống này thì tùy theo đó mà dụng Ấn thụ hóa Sát hoặc chọn Thương Thực chế Sát. Đây là trường hợp Tài sinh Quan mà thành cách đa số là học giả có địa vị xã hội hoặc quan quý.
2. Nhật chủ vượng, khi chọn Thương Thực Tài làm dụng, cần trong trụ không thấy Quan sát, nếu có Quan sát hoặc suy yếu vô lực hoặc ám tàng không hiện thì lại nên trong trụ cùng có Thương Thực và Tài tinh, tất Tỉ Kiếp bị Thương Thực hóa giải không đưa đến khắc Tài; Bát Tự Ấn nhiều, hỷ dụng Tài để phụ dụng Thực thương là vì Ấn nhiều tất khắc Thương Thực, dụng Tài có thể phá Ấn; Bát Tự Kiếp nhiều, hỷ dụng Thương Thực mà không cần Tài nhân vì Tài ít ắt gặp nhiều Kiếp tranh đoạt; Bát Tự Tài tinh nhiều, Thương Thực nhỏ thì hỷ dụng Thực thương; Bát Tự Thương Thực nhiều, Tài tinh nhỏ thì hỷ dụng Tài tinh. Loại trường hợp Thương Thực sinh Tài mà thành cách thì đa số là thương nhân, nhà kinh doanh giàu có.
Thứ ba, phép chọn dụng thần khi nhật chủ nhược:
(còn tiếp)
Thích thì đoán dụng thần các trụ sau:
Vd5.9
Mậu Tuất / Kỷ Mùi / Ất Tị / Đinh Hợi
Canh Thân -Tân Dậu -Nhâm Tuất -Quý Hợi -Giáp Tý
Vd5.10:
Nhâm Thân / Tân Hợi / Bính Ngọ / Canh Dần
Nhâm Tý -Quý Sửu -Giáp Dần -Ất Mão -Bính Thìn -Đinh Tị
Thứ ba, phép chọn Dụng thần khi Nhật chủ nhược
Nhật chủ nhược có lẽ không ngoài 3 tình huống:
1/ Nhật chủ nhược, trong trụ Tài tinh trùng trùng, Tài đa thân nhược, Thân không thể vượt thắng Tài;
2/ Nhật chủ nhược, trong trụ Quan sát lẫn lộn, Sát trọng Thân khinh, thân không địch nổi sự khắc chế của Quan sát;
3/ Nhật chủ nhược, trong trụ Thực Thương trùng điệp, thần tiết khí quá vượng thân tất hư nhược.
Ba tình huống này, chỉ cần Nhật chủ có gốc có khí hoặc Tỉ kiếp bang trợ, hoặc Ấn chi viện thì có thể dùng Tỉ Kiếp Ấn thụ làm dụng thần phù trợ nhật chủ nhằm yên định. Nếu Nhật chủ cực suy, vô căn vô trợ thì không nên phù trợ, phù trợ không được mà còn sinh mầm mống tai họa.
Thông thường thì người Tài đa Thân nhược hỷ dụng Tỉ Kiếp, phụ dụng Ấn thụ. Gặp trường hợp Sát trọng Thân khinh hỷ dụng Ấn thụ hóa giải, phụ dùng Tỉ Kiếp; Khí tiết thân quá vượng thì thích hợp dụng Tỉ Kiếp, cũng hợp dùng Ấn thụ, cả hai đều khả dụng song rất cần phân định rõ.
Ví dụ 5.9
Mậu Tuất / Kỷ Mùi / Ất Tị / Đinh Hợi
Canh Thân Tân Dậu Nhâm Tuất Quý Hợi Giáp Tý
Trụ này niên nguyệt đều là thổ, lại có hỏa sinh thổ, nhật chủ Ất mộc tiết hao quá nặng chỉ mừng trụ giờ có Hợi thủy là nơi Trường sinh của mộc, Bát tự hỷ Kiếp Ấn, kỵ Tài tinh. Vận Canh Thân Tân Dậu tuy là Thất Sát nhưng lại có Thực Thần quay ra khắc chế nên Sát không đủ lực làm hại. Vào đến vận Nhâm tuất, thủy không thông gốc, Tuất thổ khắc Ấn, cha mất, tự mình kinh doanh lại thất bại, kiện cáo liên miên, vay mượn sống qua ngày. Vận Quý hợi, Dụng thần đắc địa, ngồi không cũng hưởng được tài lộc, lập gia đình tạo dựng sự nghiệp, cũng vào bậc khá giả. Đây là ví dụ minh họa Tài đa thân nhược dụng Kiếp Ấn.
Ví dụ 5.10:
Nhâm Thân / Tân Hợi / Bính Ngọ / Canh Dần
Nhâm Tý Quý Sửu Giáp Dần Ất Mão Bính Thìn Đinh Tị
Bính sinh sinh tháng mùa đông là cực suy, may mắn tự tọa Dương Nhận lại gặp trụ giờ Trường sinh, Dần ngọ bán hợp hỏa cục bang trợ; nhưng mà Thất Sát đương lệnh thấu ra ở niên can lại đóng ở Trường sinh thì rõ ràng là Sát vượng, Nhật chủ khó mà chống lại, thành thử thuộc về trường hợp Sát trọng Thân khinh, dụng Ấn hóa Sát trợ Nhận, sách viết: "Sát tinh đới Nhận, chưởng vạn tướng chi quyền uy" (Sát kèm Nhận, uy quyền như trong tay có vạn tướng sỹ), sách cũng viết: "Ấn Nhận tương tùy, quan cư cực phẩm". Đây là Mệnh của danh tướng nhà Thanh Tả Tông Đường (1812-1885); quan sát vận trình thì thấy rằng vào đến đất mộc hỏa đều là phù giúp Nhật chủ, lập chiến công to lớn, làm quan đến Tổng đốc. Đây là ví dụ Sát trọng Thân khinh dụng Ấn kiêm dụng Kiếp để khử Tài hộ Ấn.
Ví dụ 5.11
Kỷ Sửu / Tân Mùi / Quý Hợi / Ất Mão
Canh Ngọ - Kỷ Tị - Mậu Thìn - Đinh Mão - Bính Dần - Ất Sửu
Mệnh này Nhật chủ Quý thủy sinh tháng 6, thổ đương quyền khắc thủy, tự tọa Hợi thủy củng chủ, nhưng gặp Hợi mão mùi hợp thành mộc cục tiết thủy, có thể thấy được nhật chủ nhược. Trong trụ Thất Sát lộ ra, lại nắm quyền so với nguyệt lệnh, thông căn sửu thổ, có thể gọi là Sát trọng thân khinh, may mắn được Tân kim nguyệt can kế bên hóa Sát sinh thân, dụng Ấn rõ ràng. Thất Sát là cha, cha tham gia cách mạng và là một vị Tướng quân lập được nhiều chiến công hiển hách. Điều kiện bản thân mình nhiều thuận lợi, đáng lẽ khả năng phát triển rất lớn nhưng đáng tiếc là ở đại vận không gặp được Kim. Vận hết nửa đời là hỏa thổ, trợ Sát khắc thân, bôn ba gian khổ, long đong chẳng thành chi cả, song may có Thực Thần chế Sát không đến nỗi làm hại. Nửa đời sau hành mộc vận Thương Thực, lại hiềm Thực Thần quá vượng chế Sát phá Ấn, khó có thành tựu; nếu hoán thành Nữ mệnh, vận tẩu Tây bắc quyết không phải hạng tầm thường. Đây là trường hợp Sát trọng Thân khinh có thể dụng Ấn chế Thực thần, hóa giải Sát để trợ Thân, nhưng tiếc không gặp hợp vận nên chẳng ăn thua gì.
Ham dzui thì nhào dzô đoán !
Quý Tị / Giáp Tý / Canh Thân / Đinh Hợi
Quý Hợi - Nhâm Tuất - Tân Dậu - Canh Thân - Kỷ Mùi
Ví dụ 5.13
Đinh Dậu / Bính Ngọ / Giáp Tuất / Ất Sửu
Ất Tị - Giáp Thìn - Quý Mão - Nhâm Dần - Tân Sửu
Ví dụ 5.14 (trích từ Trích thiên tủy)
Quý Hợi / Kỷ Mùi / Bính Ngọ / Kỷ Sửu
Mậu Ngọ - Đinh Tị - Bính Thìn - Ất Mão - Giáp Dần - Quý Sửu
Chương 5, Luận Dụng Thần
Trang 43 - 74
Luận dụng thần
Dụng thần là thần (khí) mà Bát tự dùng được. Thông thường ngũ hành nhân mệnh lấy bình hành làm mừng, thái quá và bất cập đều là "bệnh", bệnh thì tất nhiên cần "dược"; dược chínnh là "dụng thần". Thân hàn ưa hỏa làm ấm thân, thân táo (nóng) ưa dụng thủy để nhuận; vượng tất nên tiết nên khắc, suy tất nên sinh nên trợ. Bát tự có dụng thần, đại vận gặp được nó như nắng hạn gặp mưa rào (khô miêu đắc vũ - mầm khô mà được mưa), bộc phát hưng thịnh, nhẹ bước đường mây (hồng mao ngộ phong - nhẹ như lông hồng mà còn được gió), ung dung mà có thành quả; Bát tự không có dụng thần hoặc đại vận không hành đất dụng thần, tất cuộc đời tẻ nhạt vô vị, chẳng có gì đặc sắc, hoặc có chí mà khó vung vẩy. Sát Thương Kiêu Nhận tuy là hung thần nhưng nếu dùng được đều có thể thành bậc kỳ tài sự nghiệp to lớn; Tài Quan Thực Ấn tuy là cát thần nhưng không dùng được lại thành hại mà vô ích, cho nên dụng thần là mấu chốt của bát tự, cũng là điểm nan giải trong bát tự, phượng phát luận dụng thần trong các sách có rất nhiều nhưng tóm lại chỉ có vài phép: một là Phù ức; hai là Điều hậu ; ba, Bệnh dược và bốn là Tòng thế.
Tiết 1: Phù ức thủ dụng
Ức phù là ức phù đối với nhật chủ, ức tức là khắc hao nhật chủ, phù tức sinh trợ nhật chủ. Nói thông thường như nhật chủ nhược cần Ấn thụ sinh phù cho ta, Tỉ kiếp cùng dạng như ta thì trợ cho ta; nhật chủ cường thì chọn lấy cái khắc ta là Quan sát để chế hoặc cái ta sinh là Thực thương để tiết. Lấy Quan sát làm dụng phải phối hợp với lấy Tài tinh, hoặc lấy Tài tinh làm dụng phải phối với lấy Thực thương. Phép thủ dụng Phù ức trước tiên cần phải biện rõ nhật chủ cường nhược.
Thứ nhất, phán đoán nhật chủ cường nhược cần quan sát các điểm chính:
1. Xem nhật chủ đắc lệnh hay không đắc lệnh. (có thể xem phần luận ở Chương 3, tiết 3), quy luật suy vượng thập can ngũ hành tứ quý để phán đoán nhật chủ đắc lệnh hay không và mức độ cường nhược.
2. Xem trong tứ trụ có hay không Tỉ kiếp trợ giúp thân, trong tứ trụ ngoài Tỉ kiếp thiên can ra, thì còn kể cả Tỉ kiếp tàng trong nhân nguyên địa chi niên nhật thời, nếu Tỉ kiếp nhiều thì khí thế nhật trụ vượng, gọi là nhật nguyên đắc thế; cũng là vượng nhưng Tỉ kiếp ít thì nhật nguyên bất đắc thế. Mức độ trợ thân của Tỉ kiếp ở Địa chi thông thường lớn hơn Thiên can; bản khí địa chi lớn hơn dư khí; sát nhật chủ (ảnh hưởng) lớn hơn xa nhật chủ.
3. Xem trong tứ trụ có hay không có Ấn thụ phù thân, có Ấn thụ phù trợ có thể gia tăng khí thế vượng của nhật chủ. Trừ Thiên can ấn thụ ra thì còn có Ấn thụ đóng ở Địa chi niên , nhật , thời bản khí ấn thụ cũng có thể trợ thân. Lực sinh trợ của địa chi lớn hơn Thiên can, của ấn thụ sát nhật chủ lớn hơn ấn xa nhật chủ; nhưng phải chú ý địa chi chứa khí ấn thụ thì không thể phù trợ thân, như Hợi bản khí là thủy trong chứa Giáp mộc, mà Giáp mộc trong hợi thủy thì không thể sinh hỏa.
4. Xem trong tứ trụ có hay không hợp cục, hội cục bang trợ nhật chủ. Hợp hội Tỉ kiếp cục và Ấn thụ cục cũng đều gia tăng thế của nhật chủ.
Xem nhật nguyên cường nhược, căn cứ vào 4 điểm này mà quan sát tổng hợp phán đoán. Mức độ nhật chủ cường nhược có thể chia thành 5 cấp độ : cực cường, cường, trung bình, nhược và cực nhược. Dùng phép phù ức để chọn dụng thần thông thường chỉ là nhắm vào hai loại nhật chủ cường cấp và nhược cấp. Nhật chủ cực cường thì không thể khắc ức, khắc thì như địch phải kẻ mạnh tức thì tai ương đến. Nhật chủ cực nhược lại không thể sinh phù, sinh phù không những không cứu giúp tu bổ mà ngược lại làm bất hòa với thần khí khác. Nhật chủ không suy không vượng không cần phù ức thì theo phép khác để chọn dụng thần.
Thứ hai, phép chọn dụng thần khi nhật chủ vượng:
(còn tiếp)
Mời mọi người thử chọn trước dụng thần cho hai trụ sau :
1. Nữ, Bính ngọ / Tân mão / Bính tuất / Canh tý
2. Nam, Giáp thân / Tân mùi / Mậu Tý / Bính thìn
(lời giải sẽ post sau)
Cám ơn các bạn tham gia, đáp án xin đọc dưới đây:
Thứ hai, phép chọn dụng thần khi nhật chủ vượng:
1. Nhật chủ vượng, như trong trụ Tài Quan ít, nhẹ nhưng có gốc có khí, nếu chọn tiết thần là Thực thương sẽ làm hại đến Quan tinh, đó là bởi vì Tài là nguồn dưỡng Mệnh, Quan là gốc lập thân, Bát tự có Quan sát thì dụng Quan sát, không thể bỏ gốc lấy ngọn. Nếu trong bát tự Tỉ kiếp vượng thì có thể dụng Quans át để khử Tỉ kiếp ức nhật chủ, đây là lấy Quan sát làm Dụng thần, Tài làm Hỷ thần. Nếu trong bát tự Ấn thụ vượng thì dùng Tài tinh khử Ấn thụ, ức Nhật chủ, đây là lấy Tài làm dụng và trợ giúp cho Quan sát; Nhật chủ vượng lại hành vận Tỉ Kiếp, vận Ấn thụ gọi là "Bối lộc, trục mã", là điềm tất phá bại, đổ nát.
Ví dụ 5.1. Nữ, Bính ngọ / Tân mão / Bính tuất / Canh tý
Đại vận: Nhâm dần - Kỷ sửu - Mậu tý - Đinh hợi - Bính tuất - Ất dậu
Trụ này Bính hỏa sinh tháng hai, nguyệt lệnh sinh Nhật chủ, trụ năm Bính Ngọ toàn hỏa, Ngọ tuất bán hội hỏa cục cho nên nhật chủ cường vượng, nhật vượng thân cường có thể thắng Tài Quan, Tài can tháng bị một bầy Kiếp phân tranh, gia nghiệp không nhờ cậy được, bạch thủ khởi gia tay trắng lập nghiệp. Thời thượng Tài Quan khả dụng, lại hành vận phương Bắc là đất Tài quan (đây là nữ mệnh), cho nên chồng sang con quý. Cuội đời cả hai yếu tố Tài Quan đều tốt đẹp. Nếu đổi thành nam mệnh, trung niên vận hành đông nam, sinh trợ cho Tỉ kiếp, Tài bị khắc tiệt, thành kẻ cùng khổ. Đây là ví dụ dụng thần là Chính quan.
Ví dụ 5.2. Nam, Giáp thân / Tân mùi / Mậu Tý / Bính thìn
Đại vận: Nhâm thân - Quý dậu - Giáp tuất - Ất hợi - Bính tý - Đinh sửu
Nhật can Mậu thổ sinh vào tháng 6, thổ lệnh đương nắm quyền lại có thời chi là Thìn thổ, Mậu thổ trong niên chi Thân cùng trợ giúp. Can giờ Bính hỏa sinh trợ, nhật chủ vượng tướng. Can năm Giáp mộc Thất sát thông căn nguyệt lệnh và có Thân Tý Thìn hợp Tài cục sinh phù, chính là Thân cường Sát suy phùng Tài vượng sinh Sát, cho nên chọn Sát làm Dụng thần, Tài làm Hỷ thần, hành vận Giáp Tuất Ất Hợi cả hai vận hành Tài Quan đắc địa, quan cao phú túc, đây là ví dụ minh họa Thất sát làm dụng thần.
Tiếp tục, mời đoán dụng thần:
VD5.3: Nam mệnh, Giáp Thìn / Bính Dần / Đinh Hợi / Mậu Thân
VD5.4: Nữ mệnh, trích từ Thần Phong Thông Khảo
Tân Hợi / Canh Tý / Mậu Tuất / Kỷ Mùi
Ví dụ 5.3: Nam mệnh,
Giáp Thìn / Bính Dần / Đinh Hợi / Mậu Thân
Mệnh này Đinh sinh tháng dần, đắc lệnh lại được Tỉ Kiếp phù giúp, chính Ấn sinh trợ, Nhật chủ vượng tướng đóng ở chi ngày Quan tinh, Hợi quan tinh lại phùng hợp với Dần nguyệt lệnh, nhật chủ được tiết bớt khí; mừng được chi giờ Thân Tài tinh xung dần mà sinh Quan, nên mệnh này Nhật chủ vượng Ấn cường Dụng thần tức là Tài tinh, chỉ tiếc là phân nửa đời người hành vận hỏa thổ, đoạt Tài còn thương khắc Quan tinh, tuy tài giỏi học thức mà bôn ba chưa gặp thời, vợ chia lìa, tiền tài tổn thất, thực là vận hạn chẳng ra gì. Vận đến Nhâm thân, già lão mới có thể chuyển biến tốt, tiếc thay ! Nửa đời đáng thất vọng, trung niên hào hoa tao nhã đã qua, vận tốt lúc tuổi già để làm gì? Đây là ví dụ lấy Tài làm dụng thần, mà hành vận chẳng ra gì.
Ví dụ 5.4: Nữ mệnh, trích từ Thần Phong Thông Khảo
Tân Hợi / Canh Tý / Mậu Tuất / Kỷ Mùi
Mệnh này là mệnh vợ của một Trạng nguyên. Nhật chủ Mậu thổ sinh tháng Tý không được lệnh, nhưng gặp ngày giờ toàn thổ, Tỉ Kiếp nhiều mà đắc thế, Nhật chủ từ suy chuyển vượng, có thể vượt thắng Tài Quan, mừng được phu tinh Giáp mộc trong Hợi trụ năm tự tọa Trường sinh, có Quan sát tức có thể dụng Quan sát, hành vận Nhâm dần phu tinh đắc lộc, phu quân đỗ Trạng Nguyên, đây là trường hợp mệnh mà Nhật chủ không đắc lệnh nhưng được Tỉ Kiếp trợ giúp thành vượng tướng.
+++++++++
Mọi người ai cũng đoán được trên dưới 50%. Có Saomai đoán trúng phóc ví dụ 5.4.
+++++++++
2. Nhật chủ vượng trong trụ Tài thần khinh, không thấy Quan Sát còn Tỉ Kiếp đầy trụ, dụng Quan thì kích động Tỉ Kiếp mà hại Quan, không bằng dụng Thương Thực để tiết đi thế vượng của Tỉ Kiếp mà lại có thể sinh Tài, trường hợp này nếu trong Bát tự Tỉ Kiếp vượng thì chọn Thương Thực làm Dụng thần, hỗ trợ cho Tài tinh; nếu trong Bát Tự Ấn thụ vượng thì lấy Tài làm Dụng thần, Thương Thực làm Hỉ Thần.
______
Mời đoán hai ví dụ tiếp theo:
Ví dụ 5.5: Nam
Quý Mão / Canh Thân / Tân Sửu / Nhâm Thìn
Vận: Kỷ Mùi -Mậu Ngọ -Đinh Tị -Bính Thìn -Ất Mão -Giáp Dần
Ví dụ 5.6: Nam
Giáp Thìn / Mậu Thìn / Mậu Tuất / Mậu Ngọ
Vận: Kỷ Tị -Canh Ngọ -Tân Mùi -Nhâm Thân -Quý Dậu -Giáp Tuất
Ví dụ 5.5: Nam
Quý Mão / Canh Thân / Tân Sửu / Nhâm Thìn
Vận: Kỷ Mùi -Mậu Ngọ -Đinh Tị -Bính Thìn -Ất Mão -Giáp Dần
Nhật chủ Tân kim sinh vào tháng bảy là đất (Đế) vượng, có Canh kim Tỉ kiên bang trợ và thông căn ở mộ khố sửu nên Nhật chủ cường. Trong trụ có Nhâm Quý nhị thủy một lộ một sát bên tiết thân, lại thông nguyệt chi Thương Quan hữu khí. Trong trụ bất kiến Quan tinh, chỉ có niên chi có một Tài tinh, dụng Tài rõ ràng rồi. Trung niên vận hành vận hành Ất mão, Giáp dần dụng thần đắc lực, kinh doanh trúng tiền triệu, sự nghiệp phát triển không ngừng. Đây là trường hợp trụ không có Quan sát, Thương Thực dụng Tài.
Ví dụ 5.6: Nam
Giáp Thìn / Mậu Thìn / Mậu Tuất / Mậu Ngọ
Vận: Kỷ Tị -Canh Ngọ -Tân Mùi -Nhâm Thân -Quý Dậu -Giáp Tuất
Mệnh này Mậu sinh tháng Thìn, một đoàn Tỉ Kiếp, Nhật chủ vượng tướng, vốn có thể dụng Thất sát nhưng vì tháng ba mộc đang thoái khí, tính chất mộc suy yếu nên khó lòng làm tơi thổ dày nên xuất thân nghèo khó, đi học cũng bất thành; đến thuở niên thiếu vận đến hỏa thổ, cha chết, lại nhiều anh nên bần cùng không thấu, đến vận Tân Mùi gặp Lưu niên kim thủy khiến vận chuyển tốt trở nên khá giả, có thể thấy đây là dụng Thương Thực để sinh Tài mà không dụng Quan sát; sau đến vận Nhâm thân, Quý dậu, bắt đầu giàu có sung túc. Đây là ví dụ minh họa Thất Sát suy yếu vô dụng thì dùng Thương Thực sinh Tài tiết thân.
Ví dụ 5. 7 (trích tự Trích Thiên Tủy)
Mậu Thân / Bính Thìn / Đinh Mão / Giáp Thìn
Đại vận: Đinh tị - Mậu Ngọ - Kỷ mùi - Canh thân - Tân dậu - Nhâm tuất
Đinh Mão Nhật nguyên sinh vào cuối xuân có Tỉ Kiếp Ấn thụ trợ giúp, Nhật nguyên vượng tướng. Chi năm Tài tinh có Thương Quan sinh trợ, hiềm vì mộc thịnh thổ hư nên vốn dòng dõi học thức mà chẳng thành. Sau đến vận Canh thân Tân dậu phát tài trên trăm ngàn, Mệnh này đến vận Thực Thần Kỷ Mùi mà chưa phát là do Mão Mùi bán hợp Ấn cục là Kỵ thần. Đây là trường hợp Ấn vượng lấy Tài làm dụng.
Ví dụ 5. 8 (cũng trích từ Trích Thiên Tủy)
Mậu Dần / Ất Mão / Giáp Thìn / Tân Mùi
Đại vận: Bính thìn - Đinh tị - Mậu Ngọ - Kỷ mùi - Canh thân - Tân dậu
Trụ này các chi Dần Mão Thìn hợp thành phương Đông, Kiếp Nhận uy thế hiện rõ, Quan tinh trụ giờ hư nhược không đủ để chế cường mộc cho nên khó thể tiếp tục theo nghiệp học hành. Sơ vận hỏa thổ Thực thương sinh Tài, tiền của hanh thông dư dật. Đến vận Canh thân Tân dậu, Tân quan đắc địa, công danh theo cách dị lộ thành công bằng cách bỏ tiền mua tước quan đứng đầu một châu. Phân tích Mệnh này, Nhật chủ vượng tướng đều có thể lấy dụng thần là Thực thương để tiết nhật chủ mà cũng có thể lấy Quan sát để ức nhật chủ, trên thực tế đây là theo mỗi vận hạn khác nhau mà chọn dụng thần thay đổi tương ứng. Bởi vậy vận trình mệnh vận người này trước và sau đều có sự khác biệt. Đây là trường hợp Nhật chủ vượng thì "khắc" hay "tiết" đều có thể làm Dụng thần.
Trong thực tiễn, phép chọn Dụng thần khi Nhật chủ vượng thông thường chỉ có hai phép, một là chọn Tài Quan làm dụng, hai là chọn Thương thực Tài làm dụng.
1. Nhật chủ vượng, khi chọn Tài Quan làm dụng thần thì Tài Quan trong trụ cần phải hữu khí, Tài có thể sinh Quan, Quan có thể hộ Tài, Tài quan như một nhà chăm lo cho nhau; Nếu Bát Tự Ấn nhiều, hỷ dụng Tài mà không dụng Quan sát là vì Quan sát sinh Ấn làm Nhật chủ (đang vượng) càng vượng thêm; nếu Bát Tự Kiếp nhiều, hỉ dụng Quan sát và phụ thêm Tài vì Tài ít mà Kiếp nhiều sẽ bị họa tranh đoạt; nếu Bát Tự có Thương Quan tất hỷ Thực thương (với điều kiện) không thấy Quan tinh hoặc được Tài tinh hóa giải hoặc tàng trong chi không hiện; nếu Bát tự Tài nhiều Quan sát nhỏ thì hỷ dụng Quan sát; nếu Bát tự Sát tinh nhiều, Tài tinh nhỏ thì không nên dụng Tài vì Nhật chủ vượng có thể thắng được Tài nhưng lại không thể thắng được khắc chế của Quan sát, mà Tài lại trợ Sát làm hại thân. Tình huống này thì tùy theo đó mà dụng Ấn thụ hóa Sát hoặc chọn Thương Thực chế Sát. Đây là trường hợp Tài sinh Quan mà thành cách đa số là học giả có địa vị xã hội hoặc quan quý.
2. Nhật chủ vượng, khi chọn Thương Thực Tài làm dụng, cần trong trụ không thấy Quan sát, nếu có Quan sát hoặc suy yếu vô lực hoặc ám tàng không hiện thì lại nên trong trụ cùng có Thương Thực và Tài tinh, tất Tỉ Kiếp bị Thương Thực hóa giải không đưa đến khắc Tài; Bát Tự Ấn nhiều, hỷ dụng Tài để phụ dụng Thực thương là vì Ấn nhiều tất khắc Thương Thực, dụng Tài có thể phá Ấn; Bát Tự Kiếp nhiều, hỷ dụng Thương Thực mà không cần Tài nhân vì Tài ít ắt gặp nhiều Kiếp tranh đoạt; Bát Tự Tài tinh nhiều, Thương Thực nhỏ thì hỷ dụng Thực thương; Bát Tự Thương Thực nhiều, Tài tinh nhỏ thì hỷ dụng Tài tinh. Loại trường hợp Thương Thực sinh Tài mà thành cách thì đa số là thương nhân, nhà kinh doanh giàu có.
Thứ ba, phép chọn dụng thần khi nhật chủ nhược:
(còn tiếp)
Thích thì đoán dụng thần các trụ sau:
Vd5.9
Mậu Tuất / Kỷ Mùi / Ất Tị / Đinh Hợi
Canh Thân -Tân Dậu -Nhâm Tuất -Quý Hợi -Giáp Tý
Vd5.10:
Nhâm Thân / Tân Hợi / Bính Ngọ / Canh Dần
Nhâm Tý -Quý Sửu -Giáp Dần -Ất Mão -Bính Thìn -Đinh Tị
Thứ ba, phép chọn Dụng thần khi Nhật chủ nhược
Nhật chủ nhược có lẽ không ngoài 3 tình huống:
1/ Nhật chủ nhược, trong trụ Tài tinh trùng trùng, Tài đa thân nhược, Thân không thể vượt thắng Tài;
2/ Nhật chủ nhược, trong trụ Quan sát lẫn lộn, Sát trọng Thân khinh, thân không địch nổi sự khắc chế của Quan sát;
3/ Nhật chủ nhược, trong trụ Thực Thương trùng điệp, thần tiết khí quá vượng thân tất hư nhược.
Ba tình huống này, chỉ cần Nhật chủ có gốc có khí hoặc Tỉ kiếp bang trợ, hoặc Ấn chi viện thì có thể dùng Tỉ Kiếp Ấn thụ làm dụng thần phù trợ nhật chủ nhằm yên định. Nếu Nhật chủ cực suy, vô căn vô trợ thì không nên phù trợ, phù trợ không được mà còn sinh mầm mống tai họa.
Thông thường thì người Tài đa Thân nhược hỷ dụng Tỉ Kiếp, phụ dụng Ấn thụ. Gặp trường hợp Sát trọng Thân khinh hỷ dụng Ấn thụ hóa giải, phụ dùng Tỉ Kiếp; Khí tiết thân quá vượng thì thích hợp dụng Tỉ Kiếp, cũng hợp dùng Ấn thụ, cả hai đều khả dụng song rất cần phân định rõ.
Ví dụ 5.9
Mậu Tuất / Kỷ Mùi / Ất Tị / Đinh Hợi
Canh Thân Tân Dậu Nhâm Tuất Quý Hợi Giáp Tý
Trụ này niên nguyệt đều là thổ, lại có hỏa sinh thổ, nhật chủ Ất mộc tiết hao quá nặng chỉ mừng trụ giờ có Hợi thủy là nơi Trường sinh của mộc, Bát tự hỷ Kiếp Ấn, kỵ Tài tinh. Vận Canh Thân Tân Dậu tuy là Thất Sát nhưng lại có Thực Thần quay ra khắc chế nên Sát không đủ lực làm hại. Vào đến vận Nhâm tuất, thủy không thông gốc, Tuất thổ khắc Ấn, cha mất, tự mình kinh doanh lại thất bại, kiện cáo liên miên, vay mượn sống qua ngày. Vận Quý hợi, Dụng thần đắc địa, ngồi không cũng hưởng được tài lộc, lập gia đình tạo dựng sự nghiệp, cũng vào bậc khá giả. Đây là ví dụ minh họa Tài đa thân nhược dụng Kiếp Ấn.
Ví dụ 5.10:
Nhâm Thân / Tân Hợi / Bính Ngọ / Canh Dần
Nhâm Tý Quý Sửu Giáp Dần Ất Mão Bính Thìn Đinh Tị
Bính sinh sinh tháng mùa đông là cực suy, may mắn tự tọa Dương Nhận lại gặp trụ giờ Trường sinh, Dần ngọ bán hợp hỏa cục bang trợ; nhưng mà Thất Sát đương lệnh thấu ra ở niên can lại đóng ở Trường sinh thì rõ ràng là Sát vượng, Nhật chủ khó mà chống lại, thành thử thuộc về trường hợp Sát trọng Thân khinh, dụng Ấn hóa Sát trợ Nhận, sách viết: "Sát tinh đới Nhận, chưởng vạn tướng chi quyền uy" (Sát kèm Nhận, uy quyền như trong tay có vạn tướng sỹ), sách cũng viết: "Ấn Nhận tương tùy, quan cư cực phẩm". Đây là Mệnh của danh tướng nhà Thanh Tả Tông Đường (1812-1885); quan sát vận trình thì thấy rằng vào đến đất mộc hỏa đều là phù giúp Nhật chủ, lập chiến công to lớn, làm quan đến Tổng đốc. Đây là ví dụ Sát trọng Thân khinh dụng Ấn kiêm dụng Kiếp để khử Tài hộ Ấn.
Ví dụ 5.11
Kỷ Sửu / Tân Mùi / Quý Hợi / Ất Mão
Canh Ngọ - Kỷ Tị - Mậu Thìn - Đinh Mão - Bính Dần - Ất Sửu
Mệnh này Nhật chủ Quý thủy sinh tháng 6, thổ đương quyền khắc thủy, tự tọa Hợi thủy củng chủ, nhưng gặp Hợi mão mùi hợp thành mộc cục tiết thủy, có thể thấy được nhật chủ nhược. Trong trụ Thất Sát lộ ra, lại nắm quyền so với nguyệt lệnh, thông căn sửu thổ, có thể gọi là Sát trọng thân khinh, may mắn được Tân kim nguyệt can kế bên hóa Sát sinh thân, dụng Ấn rõ ràng. Thất Sát là cha, cha tham gia cách mạng và là một vị Tướng quân lập được nhiều chiến công hiển hách. Điều kiện bản thân mình nhiều thuận lợi, đáng lẽ khả năng phát triển rất lớn nhưng đáng tiếc là ở đại vận không gặp được Kim. Vận hết nửa đời là hỏa thổ, trợ Sát khắc thân, bôn ba gian khổ, long đong chẳng thành chi cả, song may có Thực Thần chế Sát không đến nỗi làm hại. Nửa đời sau hành mộc vận Thương Thực, lại hiềm Thực Thần quá vượng chế Sát phá Ấn, khó có thành tựu; nếu hoán thành Nữ mệnh, vận tẩu Tây bắc quyết không phải hạng tầm thường. Đây là trường hợp Sát trọng Thân khinh có thể dụng Ấn chế Thực thần, hóa giải Sát để trợ Thân, nhưng tiếc không gặp hợp vận nên chẳng ăn thua gì.
Ham dzui thì nhào dzô đoán !
Quý Tị / Giáp Tý / Canh Thân / Đinh Hợi
Quý Hợi - Nhâm Tuất - Tân Dậu - Canh Thân - Kỷ Mùi
Ví dụ 5.13
Đinh Dậu / Bính Ngọ / Giáp Tuất / Ất Sửu
Ất Tị - Giáp Thìn - Quý Mão - Nhâm Dần - Tân Sửu
Ví dụ 5.14 (trích từ Trích thiên tủy)
Quý Hợi / Kỷ Mùi / Bính Ngọ / Kỷ Sửu
Mậu Ngọ - Đinh Tị - Bính Thìn - Ất Mão - Giáp Dần - Quý Sửu
#2
Gửi vào 28/04/2011 - 15:17
Ví dụ 5.12
Quý Tị / Giáp Tý / Canh Thân / Đinh Hợi
Quý Hợi - Nhâm Tuất - Tân Dậu - Canh Thân - Kỷ Mùi
Mệnh này Nhật chủ Canh kim dù tọa Lộc nhưng gặp nguyệt lệnh Tý thủy và giờ Hợi thủy tiết thân, Nhật chủ tất hư nhược. Nguyệt can Giáp mộc vô căn, gặp hàn thủy nên không thể sinh, bỏ đi không dụng, trái lại có thể dụng Tỉ Kiếp trợ thân. Bát tự kim bạch thủy thanh, lại không hỷ thổ đến làm hỗn cục (làm vẫn đục cách cục). Hai mươi năm vận tẩu Tân dậu, Canh thân buôn bán phát tài mấy triệu đồng. Đây là ví dụ minh họa Thực thương mạnh mà kim thủy thành tượng (kim bạch thủy thanh), dụng Tỉ Kiếp mà bất dụng Ấn thụ.
Ví dụ 5.13
Đinh Dậu / Bính Ngọ / Giáp Tuất / Ất Sửu
Ất Tị - Giáp Thìn - Quý Mão - Nhâm Dần - Tân Sửu
Đây là Mệnh của một diễn hài kịch Phan Trường Giang, Thiên can Giáp Ất Bính Đinh, Âm dương tương kiến, mộc hỏa tương sinh sáng sủa thanh kỳ, hỏa nắm lệnh nên vượng, Nhật chủ mộc suy không có gốc chỉ được Ất mộc trợ sát bên, may mắn gặp vận hành Đông phương giúp cho nhật chủ lại mừng trong vận có thiên can thủy Quý Nhâm thấm nhuận để khỏi táo khô. Cho nên vận này một bước đạt được thành tựu to lớn rất được khán giả yêu thích. Đây là trường hợp Thực thương trùng điệp mà Tỉ Kiếp Ấn thụ đều có thể làm Dụng thần.
Ví dụ 5.14 (trích từ Trích Thiên Tủy)
Quý Hợi / Kỷ Mùi / Bính Ngọ / Kỷ Sửu
Mậu Ngọ - Đinh Tị - Bính Thìn - Ất Mão - Giáp Dần - Quý Sửu
Trụ này hỏa sinh mùa hè vốn luận là vượng, nhưng lại thuộc cuối hè hỏa khí đang dần thoái lui, lại thêm khí thế Thương Quan trùng điệp, sửu chính là thấp thổ (đất ẩm ướt) có khả năng làm mờ ánh sáng của Bính hỏa, đang vượng biến nhược. Hỏa tòng theo thế thổ, nếu dụng Tỉ Kiếp không có ích cho Nhật chủ mà còn làm hại Quan tinh đóng trên trụ năm. Vì thế ban đầu mới bước vào hỏa vận liền xảy ra nhiều thất bại đổ vỡ; đến vận Ất Mão, Giáp Dần, mộc tơi thông thổ dày, phá đi cái thế Thương quan và sinh phù cho Nhật chủ, bảo vệ Quan tinh, thế nên chủ ham học hỏi nghiên cứu, tiền tài sung túc sự nghiệp thành đạt. Đây là minh họa Thương Quan mạnh mà có Quan, nhưng lại dụng Ấn mà không dụng Tỉ kiếp.
Phần Điều hậu Dụng thần sẽ trích dịch từ sách khác, vì theo như lời giới thiệu của bác VDTT :
Tóm lại, chọn Dụng thần khi nhật chủ nhược thì có khi dụng Tỉ Kiếp, có khi dụng Ấn thụ và có khi cả Tỉ Kiếp Ấn đều khả dụng.
1. Bát tự Tài đa thân nhược, nếu có Tỉ Kiếp lộ ra thì tốt; có Ấn thụ thì Tài tinh không bị tổn thương; có Sát tinh thấu Ấn cũng hóa giải được; có Thực thương thì gặp được Ấn cũng khử được. Đó là mệnh tốt. Nếu có Sát tinh thấu xuất thì thành ra nghèo, có Quan sát đều thấu thì chết yểu rất xấu, có Quan thấu gặp Thương thì hèn, có Sát thấu gặp Thực thì bất chính, tóm lại, Tài đa Thân nhược không thấy Ấn kị thấu Thực, Thương, Sát, Quan vì như thế là cùng gặp khắc tiết quá mạnh, không tốt.
2. Bát Tự Sát trọng thân khinh, hỷ gặp thuần túy Sát tinh hoặc thuần túy Quan tinh (Quan nhiều lấy Sát để luận), Ấn khinh mà sát bên Nhật chủ đó là mệnh tốt, có Sát thì không nên có Quan làm hỗn tạp, cũng vậy, có Quan thì không nên có Sát, có Tài không hợp Thương Ấn, Thương Thực không nên quá nặng. Sát trọng Thân khinh đa số hỷ dụng Ấn; song có khi dùng Thương Thực làm Dụng thần là vì Thương Quan có thể hợp Sát, Thực Thần có khả năng chế Sát thành ra cứu giúp Nhật chủ.
3. Trong Bát tự mà thần khí tiết thân quá vượng, cần có Tỉ Kiếp giúp hoặc Ấn thụ sinh trợ, có Ấn thì không nên gặp Tài phá Ấn, vô Ấn thì không nên có Thương Thực hỗn Quan. Thực Thương đa tạp thì tinh chất tản mác, thần khí rối loạn, nên dụng Ấn để khử nó và bù cho sức sống của Nhật chủ. Thực hay Thương đơn độc thì tình ý có thể chuyên dụng được, nên dụng Kiếp để giúp đạt ước nguyện, còn tạp Ấn thì thành loạn. Kim thủy là tượng bao dung lẫn nhau, mộc hỏa là tượng kết hợp sáng đẹp, tất cả tình ý đó có thể chuyên dụng được, dụng Kiếp giúp cho đạt được hình tượng đó. Hỏa thổ táo trọc (hanh khô và hỗn loạn), dụng Ấn để khử đi điều đó; Thổ sinh kim, thủy sinh mộc để nở hoa, dụng Kiếp Ấn đều được. Nhưng mà tùy tình thế mà định : hữu Quan mà Thương Quan kiến Quan (hoặc Thực Thần khắc Sát) thì ưu tiên dụng Ấn; hữu Tài thì Tài tinh tổn Ấn thì ưu tiên dụng Kiếp, người học cần cẩn thận phân biệt.
Tiết 2. ĐIỀU HẬU DỤNG THẦN
Note:
- Được thay thế bằng phần trích dịch trong Mệnh lý trân bảo (tác giả Đoàn Kiến Nghiệp);<br style="font-style: italic;"> - Đoạn dịch này có tham khảo bản dịch của anh PhieuDieu.
Điều hậu chính giải
(Giải thích lại về dụng thần điều hậu)
Dùng điều hậu để lấy Dụng-thần là nội dung trọng yếu khi chọn Dụng-thần trong Bát-tự, nhưng giải thích trong rất nhiều sách đều không được rõ ràng. Tôi từng viết một bài "Điều hậu thủ dụng" trong "Mệnh Lý Chỉ Yếu" vào năm 1995 nhưng chưa thật sự chuẩn xác và còn nhiều sai lầm, cho nên cần phải viết mới bài này để giải thích lại. Đầu tiên cần định nghĩa lại điều hậu, kế tiếp chỉnh lại điều kiện sử dụng điều hậu.
1. Điều hậu là phương pháp gặp lạnh lẽo thì làm cho ấm áp (hàn noãn), hanh khô thì làm ẩm mát (táo thấp) tức là áp dụng dựa theo mùa sinh, lấy tiết lệnh làm chủ, phối hợp tra khán với các Địa chi trong trụ. Nghĩa là chỉ có sanh mùa đông, hoặc sanh mùa hạ mới cần dùng hàn noãn điều hậu. Sanh tháng mùi, tuất lại gặp hỏa hoặc sanh tháng sửu, thìn lại gặp thủy mới dụng táo thấp điều hậu. Còn các trường hợp khác sanh mùa xuân, mùa thu thì không dùng điều hậu.
2. Điều hậu chỉ áp dụng giới hạn một số Thiên-can mà không thích hợp cho tất cả Thiên-can. Giáp Ất mộc đối với thời tiết hàn noãn mẫn cảm nhất, cho nên thông thường Giáp Ất mộc là nhật chủ, hoặc làm Dụng-thần, Kỵ-thần lại sinh mùa đông hoặc mùa hạ đầu tiên cần cân nhắc điều hậu. Tiếp theo Canh Tân kim đối với hàn noãn, táo thấp cũng rất mẫn cảm. Mậu Kỷ thổ đối với điều hậu không mẫn cảm. Về phần Bính Đinh Nhâm Quý bản thân chúng đối với hàn noãn cũng không mẫn cảm, nhưng nó dựa vào mộc sinh (Bính Đinh) và dựa vào mộc tiết (Nhâm Quý), cho nên khi có mộc thì cần điều hậu, không mộc thì không cần điều hậu.
3. Phương pháp điều hậu cần tách biệt cùng với dụng hỏa, dụng thủy, không thể nhập làm một được. Ví như tháng 3 là thìn, khi dụng hỏa thì thìn thổ hối hỏa (làm mờ hỏa) lại là thủy khố thì bất cát, nhưng nếu dụng điều hậu thì xuân tháng 3 ấm áp hoa nở khắp trời, dương khí bắt đầu phát triển, nên cát. Cũng có Bát-tự vừa dụng hỏa, cũng vừa dụng Noãn điều hậu; hoặc vừa dụng thủy, vừa dụng Hàn điều hậu; hoặc cũng có trường hợp dụng riêng lẻ một mình. Phải chú ý phân biệt phương pháp sử dụng từng loại một. Bây giờ chọn một ví dụ để bàn, trích từ sách "Dự trắc chân tung", trang 221 của tác giả Lý Hàm Thần:
Ví dụ, nữ mệnh:
Kỷ hợi / Đinh sửu / Đinh mùi / Nhâm dần
Đại vận: Mậu dần - Kỷ mão - Canh thìn - Tân tị - Nhâm ngọ
Đây là Bát-tự một thị trưởng Hàm Ninh tỉnh Hà Bắc. Lý Hồng Thành cho rằng thân nhược dụng hỏa, Lý Hàm Thần nói tòng Quan. Lời khẳng định của Lý Hàm Thần không đúng, tòng Quan tức Quan làm Dụng-thần, Quan-tinh Nhâm thủy nhược nên Hỷ-thần nhược, nhất định không làm Quan. Hơn nữa, hỏa Trường sinh tại dần mộc lại không gặp phá, Đinh hỏa hữu khí hữu sinh thì không thể tòng. Thực tế mệnh này cũng không Tòng Quan, cũng không phải Thân nhược dụng hỏa, mà là dùng Noãn điều hậu để làm ấm. Bản thân Đinh hỏa đối với thời tiết không mẫn cảm, nhưng dần mộc mà nó dựa vào lại khá hàn (lạnh) không thể mọc lên được, cho nên cần gặp noãn địa (đất ấm áp), Đại vận liên tiếp gặp noãn địa cho nên cát lợi. Vận Canh thìn tuy thìn thổ hối hỏa (xấu), nhưng đối với điều hậu mà nói thì lại là cát, cho nên vận này nhất định không xấu, ngược lại đoán cát tường. Sẽ có người nói năm Ất hợi, tị hợi xung, khử đi tị hỏa thì sẽ xấu, nhưng thực tế Dụng-thần điều hậu còn có một đặc tính chính là không sợ hình-xung-phá-hại cũng như không sợ bị hợp hóa làm biến chất, bất cứ một loại ngũ hành hữu hình nào trong kim mộc thủy hỏa thổ đều rất sợ bị xung phá làm mai một, chỉ có điều hậu là thời tiết, một loại thời gian, coi như vô hình. Cho nên không sợ bị phá hoại.
Một ví dụ minh họa :
A) Lá số Triệu X (tức Triệu Vũ) :
Đinh mùi / Nhâm tý / Đinh tị / Tân hợi
Lá số của tôi (tức Đoàn Kiến Nghiệp) :
Đinh mùi / Tân hợi / Ất tị / Đinh sửu
Đại vận: Canh tuất - Kỷ dậu - Mậu thân
Bạn học của tôi và tôi đều hành vận giống nhau. Trụ anh ta Dụng-thần ắt hẳn là mộc hỏa; còn của tôi Dụng-thần lại là điều hậu. Chỗ này có sự khác biệt.
Vận Canh tuất thì anh ta hỏa được gốc, học giỏi luôn đứng top đầu; còn của tôi tại vận này vẫn trung bình.
Vận Kỷ dậu:
- Năm Giáp tuất, dụng thần hỏa của anh ta cực tốt, đây là năm khai trương cửa hàng lớn. Còn mệnh tôi dụng Giáp nhưng không cần Tuất, nửa năm đầu không may, qua hết tháng Giáp tuất kiếm được mấy ngàn đồng, khác biệt rất lớn.
- Đến năm Ất hợi, dụng hỏa của anh ta gặp Ất mộc có thể sanh hỏa, Dậu ở Đại vận kìm hãm Tị, Hợi xung Tị, cát hung lẫn lộn; tốt là do Hợi xung Tị khiến giải phóng Tị khỏi sự kìm hãm của Dậu, Dụng-thần (Tị) xuất xung nên tốt; hung do Hợi quá vượng nên cuối cùng cũng xung mất Tị, kết quả nửa năm đầu buôn bán lời hơn trăm ngàn đồng, nửa năm sau vỡ nợ bắt buộc phải dẹp tiệm.
Đối với tôi thì năm này là một năm rất xui xẻo, thu nhập rất ít lại còn bị bệnh suốt năm.
- Từ năm 1998 là năm Mậu dần vốn đang chuyển dần sang ấm áp (noãn), mỗi năm tốt dần lên, trong khi anh ta lại không thấy khởi sắc.
- Đến năm 2000 Canh thìn, mệnh tôi càng ngày càng tốt, anh ta thì bình thường, cha anh ta mắc bệnh.
Vận Mậu thân: là thổ kim, đối với mệnh tôi dụng thần điều hầu rơi vào noãn địa là tốt còn anh ta vị tất tốt hơn mệnh tôi.
Bài tập :
1. Nữ mệnh:
Đinh mùi / Nhâm tý / Đinh tị / Tân sửu
Đại vận: Quý sửu - Giáp dần - Ất mão - Bính thìn
Mệnh này cùng Thiên can với mệnh của Triệu X. Cho biết tại sao không cùng trình độ học thức? Và mô tả tình cảnh các năm Ất Hợi, Bính Tý, Đinh Sửu, Mậu Dần, Kỷ Mão.
- Đáp án:
Đinh mùi / Nhâm tý / Đinh tị / Tân sửu
Đại vận: Quý sửu - Giáp dần - Ất mão - Bính thìn
Thực tế mệnh này tốt nghiệp Trung học, công việc là phân phối sản phẩm, năm 1994 (Giáp tuất) bị mất việc, năm 1995 (Ất hợi) ở nhà nghỉ, chồng cũng mất việc, cuộc sống hết sức khó khăn. Năm 1996 (Bính tý) một lần nữa tìm được việc làm, bắt đầu kiếm được tiền, vì nghề của cô ta là quản lý kế toán, lợi dụng chức vụ kiếm thêm chút đỉnh, cho nên năm 1996, 1997 (Đinh sửu), 1998 (Mậu dần) và 1999 (Kỷ mão) đều thu nhập rất nhiều. Năm 2000 (Canh thìn) Ất Canh hợp, Tài-tinh hợp Ấn, mua một căn nhà tốn 100 ngàn đồng, trước đó chỉ là thuê phòng ở trọ.
Tình hình thực tế của cô ta ở Lưu niên so với Triệu Vũ hoàn toàn trái ngược nhau (Bát tự Triệu Vũ: Đinh mùi / Nhâm tý / Đinh tị / Tân hợi ), nhưng thực tế Dụng-thần của hai người giống nhau. Sở dĩ có khác biệt như vậy chính là kết quả tác động không giống nhau giữa Lưu niên, Đại vận và Bát-tự. Thông qua nghiên cứu mệnh này giúp trình độ Mệnh-lý của học viên sẽ được nâng lên một cấp.
- Giải luận:
Trước tiên, vì sao trình độ học vấn cô ta không cao còn Triệu Vũ thì khác, nguyên do là can giờ Tài-tinh đã đắc gốc mà Ấn-tinh không lộ, còn mệnh Triệu Vũ giờ Tân hợi thì Tài-tinh vô căn, Ấn lâm Trường sinh. Thân nhược, Tài là Kỵ thần nên cần Tài nhược không được sinh trợ thì chủ giàu có; Tài vượng lại có sinh phù ắt chủ nghèo. Nhưng mệnh này, mệnh cục tuy không giàu không vinh nhưng gặp đại vận Dụng-thần Ất mộc nâng trợ Nhật chủ nên tốt đẹp.
Năm Giáp tuất, Mão Tuất hợp, Thái-tuế kìm chế Mão không cho phù Nhật chủ, mà Mão là Ấn là công việc nên đã mất việc. Năm này nhất thiết không nên giải thích thành Mão Tuất hợp hóa hỏa trợ nhật chủ, lục hợp khả dĩ lấy hợp là chính còn lực hóa của nó rất yếu, nếu như đoán vào năm Quý dậu, Dậu xung khử Mão, mất việc thì cũng chính xác, thực tế năm Quý dậu bị ngưng lương.
Năm Ất hợi thành Hợi Mão Mùi mộc cục, vốn giúp Đinh hỏa trợ Nhật chủ, thực tế sinh bất thành do Mùi ở vị trí của “Khách”, mộc cục Hợi Mão Mùi trợ cho can năm Đinh hỏa, không có quan hệ với Nhật chủ, cho nên năm này vẫn nghỉ ở nhà. Tương phản với điều này là do Hợi xung Tị cung Phu nên chồng mất việc. Năm Bính tý, Bính hợp Tân còn Tý hợp Sửu là cảnh Thái-tuế hợp mất hai Kỵ-thần của trụ giờ, khử Kỵ-thần thì hưởng được Kỵ-thần, cho nên đắc tài sinh lợi.
Còn năm này, Triệu Vũ gặp đại vận Kỷ dậu, Kỵ-thần lâm vượng, việc hợp của Bính Tân không thể khử được Tân mà trái lại còn đánh động (hợp động) Kỵ-thần. Năm Đinh sửu cách kiếm tiền giống Triệu Vũ. Năm Mậu dần có Dần hình Tị, hình động Hỷ-thần chủ cát; còn mệnh Triệu vũ năm này Dần tham hợp Hợi thủy nên nhất sự vô thành. Năm Kỷ mão đúng năm Dụng-thần, sanh trợ hỏa nên cũng tốt đẹp.
Quý Tị / Giáp Tý / Canh Thân / Đinh Hợi
Quý Hợi - Nhâm Tuất - Tân Dậu - Canh Thân - Kỷ Mùi
Mệnh này Nhật chủ Canh kim dù tọa Lộc nhưng gặp nguyệt lệnh Tý thủy và giờ Hợi thủy tiết thân, Nhật chủ tất hư nhược. Nguyệt can Giáp mộc vô căn, gặp hàn thủy nên không thể sinh, bỏ đi không dụng, trái lại có thể dụng Tỉ Kiếp trợ thân. Bát tự kim bạch thủy thanh, lại không hỷ thổ đến làm hỗn cục (làm vẫn đục cách cục). Hai mươi năm vận tẩu Tân dậu, Canh thân buôn bán phát tài mấy triệu đồng. Đây là ví dụ minh họa Thực thương mạnh mà kim thủy thành tượng (kim bạch thủy thanh), dụng Tỉ Kiếp mà bất dụng Ấn thụ.
Ví dụ 5.13
Đinh Dậu / Bính Ngọ / Giáp Tuất / Ất Sửu
Ất Tị - Giáp Thìn - Quý Mão - Nhâm Dần - Tân Sửu
Đây là Mệnh của một diễn hài kịch Phan Trường Giang, Thiên can Giáp Ất Bính Đinh, Âm dương tương kiến, mộc hỏa tương sinh sáng sủa thanh kỳ, hỏa nắm lệnh nên vượng, Nhật chủ mộc suy không có gốc chỉ được Ất mộc trợ sát bên, may mắn gặp vận hành Đông phương giúp cho nhật chủ lại mừng trong vận có thiên can thủy Quý Nhâm thấm nhuận để khỏi táo khô. Cho nên vận này một bước đạt được thành tựu to lớn rất được khán giả yêu thích. Đây là trường hợp Thực thương trùng điệp mà Tỉ Kiếp Ấn thụ đều có thể làm Dụng thần.
Ví dụ 5.14 (trích từ Trích Thiên Tủy)
Quý Hợi / Kỷ Mùi / Bính Ngọ / Kỷ Sửu
Mậu Ngọ - Đinh Tị - Bính Thìn - Ất Mão - Giáp Dần - Quý Sửu
Trụ này hỏa sinh mùa hè vốn luận là vượng, nhưng lại thuộc cuối hè hỏa khí đang dần thoái lui, lại thêm khí thế Thương Quan trùng điệp, sửu chính là thấp thổ (đất ẩm ướt) có khả năng làm mờ ánh sáng của Bính hỏa, đang vượng biến nhược. Hỏa tòng theo thế thổ, nếu dụng Tỉ Kiếp không có ích cho Nhật chủ mà còn làm hại Quan tinh đóng trên trụ năm. Vì thế ban đầu mới bước vào hỏa vận liền xảy ra nhiều thất bại đổ vỡ; đến vận Ất Mão, Giáp Dần, mộc tơi thông thổ dày, phá đi cái thế Thương quan và sinh phù cho Nhật chủ, bảo vệ Quan tinh, thế nên chủ ham học hỏi nghiên cứu, tiền tài sung túc sự nghiệp thành đạt. Đây là minh họa Thương Quan mạnh mà có Quan, nhưng lại dụng Ấn mà không dụng Tỉ kiếp.
Phần Điều hậu Dụng thần sẽ trích dịch từ sách khác, vì theo như lời giới thiệu của bác VDTT :
Quote
VDTT đã viết:
... Nhưng tôi vì tò mò cũng đã đọc khá nhiều sách dạy lấy dụng thần, và tôi thấy về mặt thực dụng (học xong chiêu xài được liền) thì chưa sách nào qua được một quyển sách cũng của Đoàn Kiến Nghiệp nhưng được viết trước khi ông này chuyển sang manh phái. Đó là quyển "Mệnh lý chỉ yếu". Dĩ nhiên dịch càng nhiều sách càng tốt, cho độc giả được chọn lựa, đãi lọc, nhưng nếu chỉ có thời giờ dịch một quyển thì tôi đề nghị dịch quyển này. Quyển này chỉ có một khuyết điểm là phần luận điều hầu phạm vài sai lầm (được chính ông Nghiệp vạch ra trong Mệnh lý trân bảo), khi dịch nên bỏ phần này để tránh gây hoang mang cho người đọc, hoặc là lấy phần điều hầu mà ông đã chỉnh sửa trong "mệnh lý trân bảo" đưa vào.
Điểm đáng lưu ý là sau khi ông Nghiệp chuyển hẳn sang manh phái thì ngay cả "mệnh lý chỉ yếu" ông cũng không lý đến nữa. Ông nói rõ điều này trên mạng mangpai.com. Thành thử sách "Mệnh lý chỉ yếu" không được manh phái tái bản ở Hoa lục.
... Nhưng tôi vì tò mò cũng đã đọc khá nhiều sách dạy lấy dụng thần, và tôi thấy về mặt thực dụng (học xong chiêu xài được liền) thì chưa sách nào qua được một quyển sách cũng của Đoàn Kiến Nghiệp nhưng được viết trước khi ông này chuyển sang manh phái. Đó là quyển "Mệnh lý chỉ yếu". Dĩ nhiên dịch càng nhiều sách càng tốt, cho độc giả được chọn lựa, đãi lọc, nhưng nếu chỉ có thời giờ dịch một quyển thì tôi đề nghị dịch quyển này. Quyển này chỉ có một khuyết điểm là phần luận điều hầu phạm vài sai lầm (được chính ông Nghiệp vạch ra trong Mệnh lý trân bảo), khi dịch nên bỏ phần này để tránh gây hoang mang cho người đọc, hoặc là lấy phần điều hầu mà ông đã chỉnh sửa trong "mệnh lý trân bảo" đưa vào.
Điểm đáng lưu ý là sau khi ông Nghiệp chuyển hẳn sang manh phái thì ngay cả "mệnh lý chỉ yếu" ông cũng không lý đến nữa. Ông nói rõ điều này trên mạng mangpai.com. Thành thử sách "Mệnh lý chỉ yếu" không được manh phái tái bản ở Hoa lục.
Tóm lại, chọn Dụng thần khi nhật chủ nhược thì có khi dụng Tỉ Kiếp, có khi dụng Ấn thụ và có khi cả Tỉ Kiếp Ấn đều khả dụng.
1. Bát tự Tài đa thân nhược, nếu có Tỉ Kiếp lộ ra thì tốt; có Ấn thụ thì Tài tinh không bị tổn thương; có Sát tinh thấu Ấn cũng hóa giải được; có Thực thương thì gặp được Ấn cũng khử được. Đó là mệnh tốt. Nếu có Sát tinh thấu xuất thì thành ra nghèo, có Quan sát đều thấu thì chết yểu rất xấu, có Quan thấu gặp Thương thì hèn, có Sát thấu gặp Thực thì bất chính, tóm lại, Tài đa Thân nhược không thấy Ấn kị thấu Thực, Thương, Sát, Quan vì như thế là cùng gặp khắc tiết quá mạnh, không tốt.
2. Bát Tự Sát trọng thân khinh, hỷ gặp thuần túy Sát tinh hoặc thuần túy Quan tinh (Quan nhiều lấy Sát để luận), Ấn khinh mà sát bên Nhật chủ đó là mệnh tốt, có Sát thì không nên có Quan làm hỗn tạp, cũng vậy, có Quan thì không nên có Sát, có Tài không hợp Thương Ấn, Thương Thực không nên quá nặng. Sát trọng Thân khinh đa số hỷ dụng Ấn; song có khi dùng Thương Thực làm Dụng thần là vì Thương Quan có thể hợp Sát, Thực Thần có khả năng chế Sát thành ra cứu giúp Nhật chủ.
3. Trong Bát tự mà thần khí tiết thân quá vượng, cần có Tỉ Kiếp giúp hoặc Ấn thụ sinh trợ, có Ấn thì không nên gặp Tài phá Ấn, vô Ấn thì không nên có Thương Thực hỗn Quan. Thực Thương đa tạp thì tinh chất tản mác, thần khí rối loạn, nên dụng Ấn để khử nó và bù cho sức sống của Nhật chủ. Thực hay Thương đơn độc thì tình ý có thể chuyên dụng được, nên dụng Kiếp để giúp đạt ước nguyện, còn tạp Ấn thì thành loạn. Kim thủy là tượng bao dung lẫn nhau, mộc hỏa là tượng kết hợp sáng đẹp, tất cả tình ý đó có thể chuyên dụng được, dụng Kiếp giúp cho đạt được hình tượng đó. Hỏa thổ táo trọc (hanh khô và hỗn loạn), dụng Ấn để khử đi điều đó; Thổ sinh kim, thủy sinh mộc để nở hoa, dụng Kiếp Ấn đều được. Nhưng mà tùy tình thế mà định : hữu Quan mà Thương Quan kiến Quan (hoặc Thực Thần khắc Sát) thì ưu tiên dụng Ấn; hữu Tài thì Tài tinh tổn Ấn thì ưu tiên dụng Kiếp, người học cần cẩn thận phân biệt.
Tiết 2. ĐIỀU HẬU DỤNG THẦN
Note:
- Được thay thế bằng phần trích dịch trong Mệnh lý trân bảo (tác giả Đoàn Kiến Nghiệp);<br style="font-style: italic;"> - Đoạn dịch này có tham khảo bản dịch của anh PhieuDieu.
Điều hậu chính giải
(Giải thích lại về dụng thần điều hậu)
Dùng điều hậu để lấy Dụng-thần là nội dung trọng yếu khi chọn Dụng-thần trong Bát-tự, nhưng giải thích trong rất nhiều sách đều không được rõ ràng. Tôi từng viết một bài "Điều hậu thủ dụng" trong "Mệnh Lý Chỉ Yếu" vào năm 1995 nhưng chưa thật sự chuẩn xác và còn nhiều sai lầm, cho nên cần phải viết mới bài này để giải thích lại. Đầu tiên cần định nghĩa lại điều hậu, kế tiếp chỉnh lại điều kiện sử dụng điều hậu.
1. Điều hậu là phương pháp gặp lạnh lẽo thì làm cho ấm áp (hàn noãn), hanh khô thì làm ẩm mát (táo thấp) tức là áp dụng dựa theo mùa sinh, lấy tiết lệnh làm chủ, phối hợp tra khán với các Địa chi trong trụ. Nghĩa là chỉ có sanh mùa đông, hoặc sanh mùa hạ mới cần dùng hàn noãn điều hậu. Sanh tháng mùi, tuất lại gặp hỏa hoặc sanh tháng sửu, thìn lại gặp thủy mới dụng táo thấp điều hậu. Còn các trường hợp khác sanh mùa xuân, mùa thu thì không dùng điều hậu.
2. Điều hậu chỉ áp dụng giới hạn một số Thiên-can mà không thích hợp cho tất cả Thiên-can. Giáp Ất mộc đối với thời tiết hàn noãn mẫn cảm nhất, cho nên thông thường Giáp Ất mộc là nhật chủ, hoặc làm Dụng-thần, Kỵ-thần lại sinh mùa đông hoặc mùa hạ đầu tiên cần cân nhắc điều hậu. Tiếp theo Canh Tân kim đối với hàn noãn, táo thấp cũng rất mẫn cảm. Mậu Kỷ thổ đối với điều hậu không mẫn cảm. Về phần Bính Đinh Nhâm Quý bản thân chúng đối với hàn noãn cũng không mẫn cảm, nhưng nó dựa vào mộc sinh (Bính Đinh) và dựa vào mộc tiết (Nhâm Quý), cho nên khi có mộc thì cần điều hậu, không mộc thì không cần điều hậu.
3. Phương pháp điều hậu cần tách biệt cùng với dụng hỏa, dụng thủy, không thể nhập làm một được. Ví như tháng 3 là thìn, khi dụng hỏa thì thìn thổ hối hỏa (làm mờ hỏa) lại là thủy khố thì bất cát, nhưng nếu dụng điều hậu thì xuân tháng 3 ấm áp hoa nở khắp trời, dương khí bắt đầu phát triển, nên cát. Cũng có Bát-tự vừa dụng hỏa, cũng vừa dụng Noãn điều hậu; hoặc vừa dụng thủy, vừa dụng Hàn điều hậu; hoặc cũng có trường hợp dụng riêng lẻ một mình. Phải chú ý phân biệt phương pháp sử dụng từng loại một. Bây giờ chọn một ví dụ để bàn, trích từ sách "Dự trắc chân tung", trang 221 của tác giả Lý Hàm Thần:
Ví dụ, nữ mệnh:
Kỷ hợi / Đinh sửu / Đinh mùi / Nhâm dần
Đại vận: Mậu dần - Kỷ mão - Canh thìn - Tân tị - Nhâm ngọ
Đây là Bát-tự một thị trưởng Hàm Ninh tỉnh Hà Bắc. Lý Hồng Thành cho rằng thân nhược dụng hỏa, Lý Hàm Thần nói tòng Quan. Lời khẳng định của Lý Hàm Thần không đúng, tòng Quan tức Quan làm Dụng-thần, Quan-tinh Nhâm thủy nhược nên Hỷ-thần nhược, nhất định không làm Quan. Hơn nữa, hỏa Trường sinh tại dần mộc lại không gặp phá, Đinh hỏa hữu khí hữu sinh thì không thể tòng. Thực tế mệnh này cũng không Tòng Quan, cũng không phải Thân nhược dụng hỏa, mà là dùng Noãn điều hậu để làm ấm. Bản thân Đinh hỏa đối với thời tiết không mẫn cảm, nhưng dần mộc mà nó dựa vào lại khá hàn (lạnh) không thể mọc lên được, cho nên cần gặp noãn địa (đất ấm áp), Đại vận liên tiếp gặp noãn địa cho nên cát lợi. Vận Canh thìn tuy thìn thổ hối hỏa (xấu), nhưng đối với điều hậu mà nói thì lại là cát, cho nên vận này nhất định không xấu, ngược lại đoán cát tường. Sẽ có người nói năm Ất hợi, tị hợi xung, khử đi tị hỏa thì sẽ xấu, nhưng thực tế Dụng-thần điều hậu còn có một đặc tính chính là không sợ hình-xung-phá-hại cũng như không sợ bị hợp hóa làm biến chất, bất cứ một loại ngũ hành hữu hình nào trong kim mộc thủy hỏa thổ đều rất sợ bị xung phá làm mai một, chỉ có điều hậu là thời tiết, một loại thời gian, coi như vô hình. Cho nên không sợ bị phá hoại.
Một ví dụ minh họa :
A) Lá số Triệu X (tức Triệu Vũ) :
Đinh mùi / Nhâm tý / Đinh tị / Tân hợi
Lá số của tôi (tức Đoàn Kiến Nghiệp) :
Đinh mùi / Tân hợi / Ất tị / Đinh sửu
Đại vận: Canh tuất - Kỷ dậu - Mậu thân
Bạn học của tôi và tôi đều hành vận giống nhau. Trụ anh ta Dụng-thần ắt hẳn là mộc hỏa; còn của tôi Dụng-thần lại là điều hậu. Chỗ này có sự khác biệt.
Vận Canh tuất thì anh ta hỏa được gốc, học giỏi luôn đứng top đầu; còn của tôi tại vận này vẫn trung bình.
Vận Kỷ dậu:
- Năm Giáp tuất, dụng thần hỏa của anh ta cực tốt, đây là năm khai trương cửa hàng lớn. Còn mệnh tôi dụng Giáp nhưng không cần Tuất, nửa năm đầu không may, qua hết tháng Giáp tuất kiếm được mấy ngàn đồng, khác biệt rất lớn.
- Đến năm Ất hợi, dụng hỏa của anh ta gặp Ất mộc có thể sanh hỏa, Dậu ở Đại vận kìm hãm Tị, Hợi xung Tị, cát hung lẫn lộn; tốt là do Hợi xung Tị khiến giải phóng Tị khỏi sự kìm hãm của Dậu, Dụng-thần (Tị) xuất xung nên tốt; hung do Hợi quá vượng nên cuối cùng cũng xung mất Tị, kết quả nửa năm đầu buôn bán lời hơn trăm ngàn đồng, nửa năm sau vỡ nợ bắt buộc phải dẹp tiệm.
Đối với tôi thì năm này là một năm rất xui xẻo, thu nhập rất ít lại còn bị bệnh suốt năm.
- Từ năm 1998 là năm Mậu dần vốn đang chuyển dần sang ấm áp (noãn), mỗi năm tốt dần lên, trong khi anh ta lại không thấy khởi sắc.
- Đến năm 2000 Canh thìn, mệnh tôi càng ngày càng tốt, anh ta thì bình thường, cha anh ta mắc bệnh.
Vận Mậu thân: là thổ kim, đối với mệnh tôi dụng thần điều hầu rơi vào noãn địa là tốt còn anh ta vị tất tốt hơn mệnh tôi.
Bài tập :
1. Nữ mệnh:
Đinh mùi / Nhâm tý / Đinh tị / Tân sửu
Đại vận: Quý sửu - Giáp dần - Ất mão - Bính thìn
Mệnh này cùng Thiên can với mệnh của Triệu X. Cho biết tại sao không cùng trình độ học thức? Và mô tả tình cảnh các năm Ất Hợi, Bính Tý, Đinh Sửu, Mậu Dần, Kỷ Mão.
- Đáp án:
Đinh mùi / Nhâm tý / Đinh tị / Tân sửu
Đại vận: Quý sửu - Giáp dần - Ất mão - Bính thìn
Thực tế mệnh này tốt nghiệp Trung học, công việc là phân phối sản phẩm, năm 1994 (Giáp tuất) bị mất việc, năm 1995 (Ất hợi) ở nhà nghỉ, chồng cũng mất việc, cuộc sống hết sức khó khăn. Năm 1996 (Bính tý) một lần nữa tìm được việc làm, bắt đầu kiếm được tiền, vì nghề của cô ta là quản lý kế toán, lợi dụng chức vụ kiếm thêm chút đỉnh, cho nên năm 1996, 1997 (Đinh sửu), 1998 (Mậu dần) và 1999 (Kỷ mão) đều thu nhập rất nhiều. Năm 2000 (Canh thìn) Ất Canh hợp, Tài-tinh hợp Ấn, mua một căn nhà tốn 100 ngàn đồng, trước đó chỉ là thuê phòng ở trọ.
Tình hình thực tế của cô ta ở Lưu niên so với Triệu Vũ hoàn toàn trái ngược nhau (Bát tự Triệu Vũ: Đinh mùi / Nhâm tý / Đinh tị / Tân hợi ), nhưng thực tế Dụng-thần của hai người giống nhau. Sở dĩ có khác biệt như vậy chính là kết quả tác động không giống nhau giữa Lưu niên, Đại vận và Bát-tự. Thông qua nghiên cứu mệnh này giúp trình độ Mệnh-lý của học viên sẽ được nâng lên một cấp.
- Giải luận:
Trước tiên, vì sao trình độ học vấn cô ta không cao còn Triệu Vũ thì khác, nguyên do là can giờ Tài-tinh đã đắc gốc mà Ấn-tinh không lộ, còn mệnh Triệu Vũ giờ Tân hợi thì Tài-tinh vô căn, Ấn lâm Trường sinh. Thân nhược, Tài là Kỵ thần nên cần Tài nhược không được sinh trợ thì chủ giàu có; Tài vượng lại có sinh phù ắt chủ nghèo. Nhưng mệnh này, mệnh cục tuy không giàu không vinh nhưng gặp đại vận Dụng-thần Ất mộc nâng trợ Nhật chủ nên tốt đẹp.
Năm Giáp tuất, Mão Tuất hợp, Thái-tuế kìm chế Mão không cho phù Nhật chủ, mà Mão là Ấn là công việc nên đã mất việc. Năm này nhất thiết không nên giải thích thành Mão Tuất hợp hóa hỏa trợ nhật chủ, lục hợp khả dĩ lấy hợp là chính còn lực hóa của nó rất yếu, nếu như đoán vào năm Quý dậu, Dậu xung khử Mão, mất việc thì cũng chính xác, thực tế năm Quý dậu bị ngưng lương.
Năm Ất hợi thành Hợi Mão Mùi mộc cục, vốn giúp Đinh hỏa trợ Nhật chủ, thực tế sinh bất thành do Mùi ở vị trí của “Khách”, mộc cục Hợi Mão Mùi trợ cho can năm Đinh hỏa, không có quan hệ với Nhật chủ, cho nên năm này vẫn nghỉ ở nhà. Tương phản với điều này là do Hợi xung Tị cung Phu nên chồng mất việc. Năm Bính tý, Bính hợp Tân còn Tý hợp Sửu là cảnh Thái-tuế hợp mất hai Kỵ-thần của trụ giờ, khử Kỵ-thần thì hưởng được Kỵ-thần, cho nên đắc tài sinh lợi.
Còn năm này, Triệu Vũ gặp đại vận Kỷ dậu, Kỵ-thần lâm vượng, việc hợp của Bính Tân không thể khử được Tân mà trái lại còn đánh động (hợp động) Kỵ-thần. Năm Đinh sửu cách kiếm tiền giống Triệu Vũ. Năm Mậu dần có Dần hình Tị, hình động Hỷ-thần chủ cát; còn mệnh Triệu vũ năm này Dần tham hợp Hợi thủy nên nhất sự vô thành. Năm Kỷ mão đúng năm Dụng-thần, sanh trợ hỏa nên cũng tốt đẹp.
#3
Gửi vào 28/04/2011 - 18:58
Tiết 3. BỆNH DƯỢC THỦ DỤNG
(Tuyển chọn Dụng thần theo phép Bệnh dược)
"Bệnh dược" là thế nào? Bát tự có thần làm lụy đến mình nên gọi là "Bệnh", thần chữa bệnh (khử bệnh) được gọi là "Dược", tức là thuốc trị bệnh. Phương pháp "Bệnh dược" là sự tinh túy trong việc tuyển chọn Dụng thần, phép Phù ức và Điều hậu là một hình thức đặc thù của phép Bệnh dược. Thân vượng thì coi vượng là Bệnh, có thể dụng Quan sát để chế, dụng Tài tinh để làm hao bớt, dụng Thương Thực để tiết thân, tất cả đều là dùng "Dược" để trị "Bệnh". Thân nhược thì phải coi nhược là Bệnh, có thể dụng Ấn để sinh phù, dụng Kiếp để trợ giúp cũng đều là dùng "dược" để cứu giúp cho Thân. Bát tự thiên về hàn tất lấy hàn làm Bệnh, noãn tức là cái thần khí làm cho thân ấm lên là Dược, tương tự, Bát tự thiên về noãn, tức noãn là Bệnh, lúc này hàn lại là Dược. Bệnh dược còn nhiều hình thức khác, nhưng chung quy có thể phân làm ba loại:
1. Trong Bát tự có thần quá thiên lệch về vượng (thiên vượng) mà thành Bệnh thần. Nhân mệnh tạo hóa quý ở trung hòa, vượng lệch về một phía tất phải chịu lụy. Như trong Bát tự thổ nhiều, Nhật chủ là Thủy thì Sát trọng thân khinh; nhật chủ là Kim thì thổ dày chôn kim; Nhật chủ là Hỏa thì bị che mất ánh sáng; Nhật chủ là Mộc thì thành Tài đa thân nhược; Nhật trụ Thổ thì Tỉ kiên quá nhiều. Đều là do thổ trọng mà thành bệnh, lúc này hỷ dụng Mộc làm thuốc trị bệnh, lấy thuốc làm Dụng thần. Lại như dụng Tài, gặp phải Tỉ Kiên quá nặng thành bệnh, mừng gặp được Quan sát làm thuốc; Dụng Thực thần Thương quan, Ấn trọng thành bệnh, mừng gặp được Tài làm thuốc; Dụng Quan sát, kiến Ấn thụ thái trọng thành bệnh, mừng gặp được Tài làm thuốc. Các tình huống này cần các thần khí thiên vượng không nên quá vượng, quá vượng tức bệnh quá nặng thì thuốc không đủ để trị bệnh, mà còn sợ rằng kích động vượng thần khắc ngược lại (phản khắc); lại cần thần khí đóng vai trò là thuốc không được vô khí, Dược thần vô khí thì bệnh cũng không thể khử được, có bệnh mà không có thuốc, là mệnh của kẻ hèn kém. Còn cách Tòng cường, Tòng vượng thì không thuộc loại này.
Ví dụ 5.20
Tân Sửu / Đinh Dậu / Quý Dậu / Mậu Ngọ
Bính Thân - Ất Mùi - Giáp Ngọ - Quý Tị - Nhâm Thìn - Tân Mão
Mệnh này Quý thủy sinh vào tháng tám là đất Kim lại có chi ngày Dậu kim, niên can Tân kim, Dậu sửu bán hợp Kim cục, Kim vượng lệch một phía mà thành bệnh. Nếu trong mệnh không có hỏa làm thuốc thì cuộc đời chìm trong tửu sắc, hoàn toàn bỏ đi. May mắn là giờ có Ngọ hỏa là thuốc trị bệnh, lại được Mậu Quý hóa hỏa dẫn xuất hỏa khí. Vận đến Giáp ngọ, lưu niên Giáp tuất hợp khởi hỏa cục làm thuốc trị Kim bệnh nên tìm được kế sách buôn bán phát tài. Tiếc là sau vài năm vận đến Quý tị, Quý thủy làm hại hỏa, kim cục Tị Dậu Sửu bệnh càng thêm nặng, sợ rằng Tài bị phá tận ắt sự nghiệp tan thành tro bụi. Đây là trường hợp Ấn trọng thành bệnh, lấy Tài làm thuốc.
===================
Mời đoán Dụng thần :
Ví dụ 5.21
Giáp Thân / Đinh Mão / Kỷ Tị / Bính Dần
Mậu Thìn - Kỷ Tị - Canh Ngọ - Tân Mùi - Nhâm Thân - Quý Dậu
Ví dụ 5.22 (trích từ Trích Thiên Tủy)
Ất Sửu / Tân Mùi / Bính Dần / Kỷ Sửu
Canh Ngọ - Kỷ Tị - Mậu Thìn - Đinh Mão - Bính Dần - Ất Sửu
Ví dụ 5.23 (cũng trích từ Trích Thiên Tủy)
Mậu Thìn / Mậu Ngọ / Nhâm Thìn / Giáp Thìn
Kỷ Mùi - Canh Thân - Tân Dậu - Nhâm Tuất - Quý Hợi - Giáp Tý
Ví dụ 5.24
Bính Tuất / Mậu Tuất / Quý Mùi / Quý Sửu
Đinh Dậu - Bính Thân - Ất Mùi - Giáp Ngọ - Quý Tị - Nhâm Thìn
Ví dụ 5.21
Giáp Thân / Đinh Mão / Kỷ Tị / Bính Dần
Mậu Thìn - Kỷ Tị - Canh Ngọ - Tân Mùi - Nhâm Thân - Quý Dậu
Trụ này Kỷ thổ sinh vào tháng hai, thất lệnh và suy yếu, Quan tinh nắm lệnh lộ ra, thông thường luận là dụng Ấn phù Thân mà lại không biết rằng Kỷ thổ đóng ở Ấn thụ Tị hỏa lại có Bính Đinh thấu xuất sát bên tương sinh, mộc vượng sinh hỏa, lửa mãnh liệt thổ tất bị cháy khét lẹt, Quan tinh mộc khí tòng theo thế của hỏa mà còn hao hụt do đến khắc thổ, làm cho thần khí Quan tinh tiết hết cho Ấn thụ thành ra Quan vô dụng, Ấn liền chuyển thành Bệnh của trụ, cần phải dụng Tài khử đi thì Quan mới dùng được. Trước 40 tuổi vận tẩu hỏa địa, tuy là kẻ tài giỏi học thức nhưng bất đắc chí, phải chịu cảnh nhà nông, sau 40 tuổi kim thủy đắc thế xung phá khử đi Bệnh thần, nhân vì có tài văn chương hơn người nên được dìu dắt trọng dụng, hiện tại đang làm việc tại cơ quan chính phủ. Đây là minh họa Ấn trọng tiết khí Quan tinh thành bệnh nên lấy Tài làm thuốc.
Ví dụ 5.22 (trích từ Trích Thiên Tủy)
Ất Sửu / Tân Mùi / Bính Dần / Kỷ Sửu
Canh Ngọ - Kỷ Tị - Mậu Thìn - Đinh Mão - Bính Dần - Ất Sửu
Mệnh này hỏa sinh cuối hè, nhưng gặp Thương quan trùng trùng tiết khí, che mờ ánh sáng Nhật chủ hỏa, thổ vượng chuyển thành bệnh. May mắn nhật đóng tại Dần mộc là thuốc trị bệnh, có thể khử thổ bệnh phù trợ nhật chủ. Đến vận Đinh mão, Dụng thần đắc vượng đồng thời chế khử đi kỵ thần Tân kim, đây gọi là có bệnh mà có thuốc, một bước tận cửu trùng, phúc hỷ liên tiếp đến; vận Bính dần kế tiếp, hỷ dụng đầy đủ, làm quan tận hoàng triều. Đây là trường hợp Thương quan nặng thành bệnh, dụng Ấn làm thuốc.
Ví dụ 5.23 (cũng trích từ Trích Thiên Tủy)
Mậu Thìn / Mậu Ngọ / Nhâm Thìn / Giáp Thìn
Kỷ Mùi - Canh Thân - Tân Dậu - Nhâm Tuất - Quý Hợi - Giáp Tý
Mệnh này bốn trụ toàn là Sát, khí nhật chủ tuy thông gốc Thìn khố nhưng không địch lại nổi đoàn Sát vây bủa. Thông thường là thấy Sát trọng thì dụng Ấn hóa giải, song Bát tự vô Kim lại sinh vào tháng 5, Kim trái lại còn bị khắc; tuyệt diệu ở chổ trụ giờ lộ ra Giáp Thực thần chế phục đoàn Sát làm thuốc khử bệnh; dược thần thông căn thìn khố lại có khí, đây chính là "Nhất tướng đương quan" (Tướng giữ thành) đoàn Sát tự nhiên phải thất bại. Vận đến Quý hợi, Thực thần phùng sinh, thi cử liên tục đỗ đạt; vận đến Giáp tý làm quan Huyện lệnh. Đây là trường hợp Sát trọng thành bệnh, dụng Thực thần làm thuốc.
Ví dụ 5.24
Bính Tuất / Mậu Tuất / Quý Mùi / Quý Sửu
Đinh Dậu - Bính Thân - Ất Mùi - Giáp Ngọ - Quý Tị - Nhâm Thìn
Trụ này là Nữ mệnh, trong trụ thổ vừa dày vừa nhiều, Quan sát hỗn cư, vừa không có Ấn thụ hóa Sát vừa vô Thực thần chế Sát. Nhật chủ Quý thủy phùng Tỉ kiếp, thông căn nhưng không thể tòng theo Quan sát, đây chính là có bệnh mà không thuốc, là mệnh của một người nghèo khổ đến mức thuở nhỏ thì mất cha, trung niên mất chồng, con cái thì bất hiếu, tuổi già hết sức cô quạnh thê lương.
Bát tự đóng thành bầy đảng thiên vượng mà thành bệnh, dụng dược khử bệnh vẫn cần chú ý Nhật chủ. Thực Thương thái vượng, Thân nhược dụng Ấn có thể khử Thương quan và khả dĩ sinh trợ Nhật chủ; khi Ấn thụ quá vượng, Thân vượng dụng Tài có khả năng khử Ấn và cũng có thể hao khí nhật chủ. Song, khi Quan sát quá vượng (dùng Sát luận), Nhật chủ quá yếu, có Ấn thì phải chọn Ấn đầu tiên, nếu dụng Ấn bất thành mới dụng Thực thương để khử đi thế vượng của Quan sát. Thế nên mới nói dụng Ấn hóa Sát nhưng cần chú ý đến Nhật chủ và lợi dụng được sự hòa thuận của lục thần, còn nếu dụng Thực thương chế Sát tiết Nhật chủ chỉ tạo ra cảnh tranh đấu trong trụ. Học giả cần thông tỏ để nhận biết tường tận.
(Tuyển chọn Dụng thần theo phép Bệnh dược)
"Bệnh dược" là thế nào? Bát tự có thần làm lụy đến mình nên gọi là "Bệnh", thần chữa bệnh (khử bệnh) được gọi là "Dược", tức là thuốc trị bệnh. Phương pháp "Bệnh dược" là sự tinh túy trong việc tuyển chọn Dụng thần, phép Phù ức và Điều hậu là một hình thức đặc thù của phép Bệnh dược. Thân vượng thì coi vượng là Bệnh, có thể dụng Quan sát để chế, dụng Tài tinh để làm hao bớt, dụng Thương Thực để tiết thân, tất cả đều là dùng "Dược" để trị "Bệnh". Thân nhược thì phải coi nhược là Bệnh, có thể dụng Ấn để sinh phù, dụng Kiếp để trợ giúp cũng đều là dùng "dược" để cứu giúp cho Thân. Bát tự thiên về hàn tất lấy hàn làm Bệnh, noãn tức là cái thần khí làm cho thân ấm lên là Dược, tương tự, Bát tự thiên về noãn, tức noãn là Bệnh, lúc này hàn lại là Dược. Bệnh dược còn nhiều hình thức khác, nhưng chung quy có thể phân làm ba loại:
1. Trong Bát tự có thần quá thiên lệch về vượng (thiên vượng) mà thành Bệnh thần. Nhân mệnh tạo hóa quý ở trung hòa, vượng lệch về một phía tất phải chịu lụy. Như trong Bát tự thổ nhiều, Nhật chủ là Thủy thì Sát trọng thân khinh; nhật chủ là Kim thì thổ dày chôn kim; Nhật chủ là Hỏa thì bị che mất ánh sáng; Nhật chủ là Mộc thì thành Tài đa thân nhược; Nhật trụ Thổ thì Tỉ kiên quá nhiều. Đều là do thổ trọng mà thành bệnh, lúc này hỷ dụng Mộc làm thuốc trị bệnh, lấy thuốc làm Dụng thần. Lại như dụng Tài, gặp phải Tỉ Kiên quá nặng thành bệnh, mừng gặp được Quan sát làm thuốc; Dụng Thực thần Thương quan, Ấn trọng thành bệnh, mừng gặp được Tài làm thuốc; Dụng Quan sát, kiến Ấn thụ thái trọng thành bệnh, mừng gặp được Tài làm thuốc. Các tình huống này cần các thần khí thiên vượng không nên quá vượng, quá vượng tức bệnh quá nặng thì thuốc không đủ để trị bệnh, mà còn sợ rằng kích động vượng thần khắc ngược lại (phản khắc); lại cần thần khí đóng vai trò là thuốc không được vô khí, Dược thần vô khí thì bệnh cũng không thể khử được, có bệnh mà không có thuốc, là mệnh của kẻ hèn kém. Còn cách Tòng cường, Tòng vượng thì không thuộc loại này.
Ví dụ 5.20
Tân Sửu / Đinh Dậu / Quý Dậu / Mậu Ngọ
Bính Thân - Ất Mùi - Giáp Ngọ - Quý Tị - Nhâm Thìn - Tân Mão
Mệnh này Quý thủy sinh vào tháng tám là đất Kim lại có chi ngày Dậu kim, niên can Tân kim, Dậu sửu bán hợp Kim cục, Kim vượng lệch một phía mà thành bệnh. Nếu trong mệnh không có hỏa làm thuốc thì cuộc đời chìm trong tửu sắc, hoàn toàn bỏ đi. May mắn là giờ có Ngọ hỏa là thuốc trị bệnh, lại được Mậu Quý hóa hỏa dẫn xuất hỏa khí. Vận đến Giáp ngọ, lưu niên Giáp tuất hợp khởi hỏa cục làm thuốc trị Kim bệnh nên tìm được kế sách buôn bán phát tài. Tiếc là sau vài năm vận đến Quý tị, Quý thủy làm hại hỏa, kim cục Tị Dậu Sửu bệnh càng thêm nặng, sợ rằng Tài bị phá tận ắt sự nghiệp tan thành tro bụi. Đây là trường hợp Ấn trọng thành bệnh, lấy Tài làm thuốc.
===================
Mời đoán Dụng thần :
Ví dụ 5.21
Giáp Thân / Đinh Mão / Kỷ Tị / Bính Dần
Mậu Thìn - Kỷ Tị - Canh Ngọ - Tân Mùi - Nhâm Thân - Quý Dậu
Ví dụ 5.22 (trích từ Trích Thiên Tủy)
Ất Sửu / Tân Mùi / Bính Dần / Kỷ Sửu
Canh Ngọ - Kỷ Tị - Mậu Thìn - Đinh Mão - Bính Dần - Ất Sửu
Ví dụ 5.23 (cũng trích từ Trích Thiên Tủy)
Mậu Thìn / Mậu Ngọ / Nhâm Thìn / Giáp Thìn
Kỷ Mùi - Canh Thân - Tân Dậu - Nhâm Tuất - Quý Hợi - Giáp Tý
Ví dụ 5.24
Bính Tuất / Mậu Tuất / Quý Mùi / Quý Sửu
Đinh Dậu - Bính Thân - Ất Mùi - Giáp Ngọ - Quý Tị - Nhâm Thìn
Ví dụ 5.21
Giáp Thân / Đinh Mão / Kỷ Tị / Bính Dần
Mậu Thìn - Kỷ Tị - Canh Ngọ - Tân Mùi - Nhâm Thân - Quý Dậu
Trụ này Kỷ thổ sinh vào tháng hai, thất lệnh và suy yếu, Quan tinh nắm lệnh lộ ra, thông thường luận là dụng Ấn phù Thân mà lại không biết rằng Kỷ thổ đóng ở Ấn thụ Tị hỏa lại có Bính Đinh thấu xuất sát bên tương sinh, mộc vượng sinh hỏa, lửa mãnh liệt thổ tất bị cháy khét lẹt, Quan tinh mộc khí tòng theo thế của hỏa mà còn hao hụt do đến khắc thổ, làm cho thần khí Quan tinh tiết hết cho Ấn thụ thành ra Quan vô dụng, Ấn liền chuyển thành Bệnh của trụ, cần phải dụng Tài khử đi thì Quan mới dùng được. Trước 40 tuổi vận tẩu hỏa địa, tuy là kẻ tài giỏi học thức nhưng bất đắc chí, phải chịu cảnh nhà nông, sau 40 tuổi kim thủy đắc thế xung phá khử đi Bệnh thần, nhân vì có tài văn chương hơn người nên được dìu dắt trọng dụng, hiện tại đang làm việc tại cơ quan chính phủ. Đây là minh họa Ấn trọng tiết khí Quan tinh thành bệnh nên lấy Tài làm thuốc.
Ví dụ 5.22 (trích từ Trích Thiên Tủy)
Ất Sửu / Tân Mùi / Bính Dần / Kỷ Sửu
Canh Ngọ - Kỷ Tị - Mậu Thìn - Đinh Mão - Bính Dần - Ất Sửu
Mệnh này hỏa sinh cuối hè, nhưng gặp Thương quan trùng trùng tiết khí, che mờ ánh sáng Nhật chủ hỏa, thổ vượng chuyển thành bệnh. May mắn nhật đóng tại Dần mộc là thuốc trị bệnh, có thể khử thổ bệnh phù trợ nhật chủ. Đến vận Đinh mão, Dụng thần đắc vượng đồng thời chế khử đi kỵ thần Tân kim, đây gọi là có bệnh mà có thuốc, một bước tận cửu trùng, phúc hỷ liên tiếp đến; vận Bính dần kế tiếp, hỷ dụng đầy đủ, làm quan tận hoàng triều. Đây là trường hợp Thương quan nặng thành bệnh, dụng Ấn làm thuốc.
Ví dụ 5.23 (cũng trích từ Trích Thiên Tủy)
Mậu Thìn / Mậu Ngọ / Nhâm Thìn / Giáp Thìn
Kỷ Mùi - Canh Thân - Tân Dậu - Nhâm Tuất - Quý Hợi - Giáp Tý
Mệnh này bốn trụ toàn là Sát, khí nhật chủ tuy thông gốc Thìn khố nhưng không địch lại nổi đoàn Sát vây bủa. Thông thường là thấy Sát trọng thì dụng Ấn hóa giải, song Bát tự vô Kim lại sinh vào tháng 5, Kim trái lại còn bị khắc; tuyệt diệu ở chổ trụ giờ lộ ra Giáp Thực thần chế phục đoàn Sát làm thuốc khử bệnh; dược thần thông căn thìn khố lại có khí, đây chính là "Nhất tướng đương quan" (Tướng giữ thành) đoàn Sát tự nhiên phải thất bại. Vận đến Quý hợi, Thực thần phùng sinh, thi cử liên tục đỗ đạt; vận đến Giáp tý làm quan Huyện lệnh. Đây là trường hợp Sát trọng thành bệnh, dụng Thực thần làm thuốc.
Ví dụ 5.24
Bính Tuất / Mậu Tuất / Quý Mùi / Quý Sửu
Đinh Dậu - Bính Thân - Ất Mùi - Giáp Ngọ - Quý Tị - Nhâm Thìn
Trụ này là Nữ mệnh, trong trụ thổ vừa dày vừa nhiều, Quan sát hỗn cư, vừa không có Ấn thụ hóa Sát vừa vô Thực thần chế Sát. Nhật chủ Quý thủy phùng Tỉ kiếp, thông căn nhưng không thể tòng theo Quan sát, đây chính là có bệnh mà không thuốc, là mệnh của một người nghèo khổ đến mức thuở nhỏ thì mất cha, trung niên mất chồng, con cái thì bất hiếu, tuổi già hết sức cô quạnh thê lương.
Bát tự đóng thành bầy đảng thiên vượng mà thành bệnh, dụng dược khử bệnh vẫn cần chú ý Nhật chủ. Thực Thương thái vượng, Thân nhược dụng Ấn có thể khử Thương quan và khả dĩ sinh trợ Nhật chủ; khi Ấn thụ quá vượng, Thân vượng dụng Tài có khả năng khử Ấn và cũng có thể hao khí nhật chủ. Song, khi Quan sát quá vượng (dùng Sát luận), Nhật chủ quá yếu, có Ấn thì phải chọn Ấn đầu tiên, nếu dụng Ấn bất thành mới dụng Thực thương để khử đi thế vượng của Quan sát. Thế nên mới nói dụng Ấn hóa Sát nhưng cần chú ý đến Nhật chủ và lợi dụng được sự hòa thuận của lục thần, còn nếu dụng Thực thương chế Sát tiết Nhật chủ chỉ tạo ra cảnh tranh đấu trong trụ. Học giả cần thông tỏ để nhận biết tường tận.
#4
Gửi vào 28/04/2011 - 19:07
2. Trong Bát tự có thần làm hại Hỷ thần, Dụng thần thì cũng có bệnh. Bát tự nếu lấy khí phù (trợ) làm Hỷ thì phải xem cái làm tổn hại khí đó là bệnh; hoặc lấy khí ức (chế) làm Hỷ thì phải xem cái làm tổn hại đến khí ức đó là bệnh. Giả sử như trong Mệnh Thân nhược dụng Ấn nhưng lại có Tài phá Ấn, tức Tài là Bệnh thần; thần khí hợp khử hoặc khắc khử đi Tài chính là thuốc; hay như trong Mệnh Thân vượng dụng Quan nhưng lại có Thương quan kiến Quan thì Thương quan chính là Bệnh thần, nếu có thần khí hợp khử hoặc khắc khử đi Thương quan chính là thuốc; hoặc trong Mệnh Thân vượng mà được Thực Thần tiết tú song lại tồn tại Kiêu thần đoạt Thực, tất Kiêu Ấn là bệnh thần, cần có thuốc là thần khí hợp khử hoặc khắc khử đi Kiêu Ấn. Trong trụ có Can chi xung khắc Hỷ thần mà thành bệnh, tức lấy hợp khử xung thần là thuốc trị bệnh, v.v... tình huống còn nhiều và rất đa dạng phong phú. Bệnh thần không nên kết đảng hội hợp, nếu không thì như người bệnh lâm vào tình trạng nguy kịch, nan y, thuốc vào cũng không khá hơn mà còn thành hại.
Ví dụ 5.25 (trích từ Trích Thiên Tủy)
Mậu Thìn / Ất Mão / Tân Sửu / Đinh Dậu
Bính Thìn - Đinh Tị - Mậu Ngọ - Kỷ Mùi - Canh Thân - Tân Dậu
Mệnh này xuân kim khí nhược gặp thời thượng Thất Sát khắc kề bên, vốn có thể dụng Ấn hóa Sát, Mậu thổ Ấn thụ cách xa lại bị vượng mộc khắc phá hỏng, chẳng những Mậu thổ không thể sinh trợ hóa giải mà nhật chi Sửu thổ cũng bị mão mộc khắc phá, đây là mộc Tài khắc làm tổn thương Ấn mà thành bệnh. Nửa đời trước vận hành Nam phương Sát địa, vất vả gian nan, bôn ba mà chẳng gặp thời; vừa giao vận Canh Thân, khắc khử mộc Bệnh thần, đắc kỳ ngộ liên tiếp lập quân công; cùng với vận Tân dậu là hai mươi năm mà làm quan đến Phó doãn. Đó là do kim năng khử Bệnh thần mộc để trợ Thân và giúp Ấn có thể hóa Sát thành công. Đây là trường hợp Tài trọng tổn thương Ấn làm Ấn không thể hóa Sát, dụng Tỉ Kiếp để làm thuốc.
================
Mời đoán Dụng thần:
Ví dụ 5.26
Đinh Dậu / Quý Sửu / Ất Mùi / Kỷ Mão
Nhâm Tý - Tân Hợi - Canh Tuất - Kỷ Dậu - Mậu Thân
Ví dụ 5.27 (trụ này chắc ai cũng nhận ra)
Đinh Hợi / Canh Tuất / Kỷ Tị / Canh Ngọ
Kỷ Dậu - Mậu Thân - Đinh Mùi - Bính Ngọ - Ất Tị - Giáp Thìn
Ví dụ 5.26
Đinh Dậu / Quý Sửu / Ất Mùi / Kỷ Mão
Nhâm Tý - Tân Hợi - Canh Tuất - Kỷ Dậu - Mậu Thân
Mệnh này Ất mộc sinh tháng chạp tuy đắc Lộc ở giờ nhưng cần dụng hỏa để sưởi ấm trụ (noãn cục), cho nên năm lộ Đinh hỏa Thực Thần làm dụng, song lại phùng Quý thủy nguyệt can Kiêu thần đoạt Thực thương khắc Dụng thần mà thành Bệnh, mừng ở chổ trụ giờ thượng Kỷ thổ khắc chế Quý thủy mới có thể gọi là có bệnh được thuốc. Thời niên thiếu gặp vận thủy địa nên không cậy nhờ được cha mẹ, trắc trở lao đao; đến vận Kỷ thổ dược thần đắc lực khắc khử được Quý thủy chi bệnh, năm Canh ngọ hỏa phùng vượng địa mà phát đạt. Sau đến năm Quý Dậu, việc kinh doanh thất bại, thua lỗ thảm hại, đó là do gặp Đại vận chi Dậu kim sinh thủy, bệnh không thể khử tận mà còn gặp thêm Lưu niên trợ Bệnh thương khắc Dụng thần Đinh hỏa, có thể gọi đây là thuốc không đắc lực mà bệnh cũ còn tái phát. Ví dụ này dụng Thực mà lại thấu Kiêu nên thành bệnh, lấy Tài làm thuốc cứu ứng.
Ví dụ 5.27, tứ trụ Tưởng Giới Thạch
Đinh Hợi / Canh Tuất / Kỷ Tị / Canh Ngọ
Kỷ Dậu - Mậu Thân - Đinh Mùi - Bính Ngọ - Ất Tị - Giáp Thìn
Kỷ thổ sinh Tuất nguyệt lại được lưỡng Ấn tương sinh nhật chủ rất vượng, Canh kim Thương quan tựa hồ như tiết tú song táo thổ không thể sinh kim nên kim khí rất yếu lại còn gặp Kiêu Ấn khắc chế nên có thể nói rằng vô tú khí, vậy sao lại quý? Kỳ thực, trụ này là Quan lộc cách (cách này có thể xem ở chương 12), Nhật Lộc quy thời, Ngọ hỏa Lộc thần tượng trưng quyền lực làm Dụng thần của Bát tự. Thấu Canh kim Thương quan phản thành bệnh thần, nên dụng Hỏa khử đi để đắc dụng, chi Hợi thủy trụ năm xung khắc Tị hỏa thành bệnh.
Vận hành hỏa địa Đinh Mùi, Bính Ngọ, Ất Tị khắc khử đi Canh kim, lên như diều gặp gió nhưng vẫn cần hỏa địa dụng thổ thì mới gặp tốt. Bính ngọ vận, lưu niên 1925 Ất Sửu thổ, nắm binh quyền đánh bại quân Trần Quýnh Minh (đây là do Sửu thổ hình động Tuất thổ khắc Hợi thủy); lưu niên 1928 Mậu Thìn thổ được bầu làm Chủ tịch Quốc Dân Đảng (đây là do Thìn thổ xung động Tuất thổ khắc Hợi thủy); cho nên trụ này cùng lấy hỏa thổ làm Dụng thần, thổ để khử chế thủy còn có hỏa thì mới đắc thế. Hành vận đến Giáp Thìn, Thìn thổ hối (lu mờ ánh sáng) Ngọ hỏa là tối kỵ, năm Hợi Tý Sửu chế hỏa nên thất bại. Đây là minh họa Tài đến khắc Ấn, Ấn không thể chế Thương Quan mà thành Bệnh, dụng Tỉ Kiếp khử Tài làm thuốc.
Ví dụ 5.28
Quý Sửu / Mậu Ngọ / Kỷ Tị / Đinh Mão
Đinh Tị - Bính Thìn - Ất Mão - Giáp Dần - Quý Sửu - Nhâm Tý
Đây là mệnh của nhà tư bản công nghiệp thời hậu Thanh, Trạng nguyên Trương Khiên. Chi giờ tuy rằng không phải là Ngọ lộc nhưng lại có Đinh hỏa đắc can lộc nên cũng là Quan lộc cách, song gặp phải chi năm sửu thổ hối hỏa tiết khí lộc thần thành bệnh. Trung vận hành Đông phương mộc địa khử đi bệnh thần để sinh trợ cho Lộc thần, thi Cử nhân đỗ Trạng nguyên, sau gia nhập Hàn Lâm, hoạn lộ hanh thông.
Ví dụ 5.29
Đinh Mùi / Canh Tuất / Kỷ Tị / Canh Ngọ
Kỷ Dậu - Mậu Thân - Đinh Mùi - Bính Ngọ - Ất Tị - Giáp Thìn
Mệnh này sinh năm 1967 so với trụ của Tưởng Giới Thạch chỉ khác một chữ ở chi năm, bỏ Hợi thay bằng Mùi là một khác biệt lớn. Tuy cũng là Nhật lộc quy thời nhưng không có bệnh thần Hợi thủy, hỏa thổ khô cháy, đoàn Kiêu Kiếp biến thành trạng thái thiên khô (mất cân bằng), Lộc thần vô dụng bất thành cách cục. Người này là kẻ ăn không ngồi rồi, lười nhác lại còn vô nhân cách. Ba mươi tuổi mà chưa lấy vợ, dựa vào người khác để sống đích thị mệnh bần tiện. Ở đây thấy rõ rằng chỉ khác một chữ mà sai một ly đi một dặm. Ví dụ này minh họa hỏa vượng thổ táo thành bệnh mà bệnh thần lại kết thành bè đảng, không có thuốc khả cứu thì chính là mệnh bần tiện.
Trường hợp thương khắc Hỉ Thần Dụng thần mà thành bệnh, đa số đều là quý mệnh, đó là do Dụng thần bị tổn thương ví như ngựa khỏe bị thắng cương, chẳng phải là vô dụng mà chỉ là tạm thời thụ chế, khi bệnh thần bị khử đi thì ngựa lại có thể phi băng băng ngàn dặm. Ngược lại, nếu vô thương vô khắc thì tựa như ngựa hay mà không có dây cương, ngựa bất kham sao có thể hữu dụng. Cho nên cổ thư có câu ca: "Hữu bệnh phương vi quý, vô thương bất thị kỳ, cách trung năng khử bệnh, tài lộc lưỡng tương tùy", mấu chốt ở chổ có bệnh đắc thuốc dụng thần có thể cứu ứng, Bát tự diệu dụng đều nằm ở chổ này.
3. Bát Tự tồn tại thần hỗn cục tạp cách thành Bệnh thần. Bát tự thành cách hữu dụng thì nên thanh thuần không nên hỗn trọc, nên tinh túy không nên hỗn tạp, thế nên mới nói dụng Quan không nên hỗn Sát, hữu Sát tức thành bệnh; dụng Thực Thần không nên hỗn Thương Quan, xuất hiện Thương Quan liền thành bệnh, ngược lại cũng vậy. Lại có tượng kim thủy hiện ra (kim bạch thủy thanh), tất nhiên không nên có hỏa tạp lẫn vào, có hỏa tức có bệnh; mộc hỏa thông minh (mộc hỏa sáng rực) không nên hỗn kim, có kim cũng tức có bệnh; thủy mộc thuận sinh không nên thấy thổ làm nghịch chuyển trình tự đó, hữu thổ cũng là hữu bệnh; thổ kim tiết tú (nở hoa) không nên phùng mộc kháng kích, có mộc lẫn vào cũng là bệnh. Ngoài ra còn có thân cực vượng tòng cường thành cách, không nên tạp lẫn Tài Quan, có (Tài Quan) tức thành bệnh; Thân cực nhược tòng Tài Quan mà thành cách lại không nên tạp lẫn Tỉ Kiếp, có nó thì có bệnh; thêm nữa, Chánh quan cách Thân vượng dụng Tài, Thân nhược dụng Ấn, tạp lẫn vào Thương thực thì thành bệnh; Thương quan sinh Tài cách, Thân vượng dụng Tài, Thân nhược dụng Kiếp, có lẫn Quan sát vào thành bệnh, v.v...và còn nhiều nữa. Có bệnh do hỗn cục và tạp cách có thể xung, khắc, hợp, hóa nó đi. Nói thông thường là bệnh thần tại Thiên can thì dùng hợp để khử đi; bệnh tại Địa chi thì dùng xung khắc để khử.
Ví dụ 5.30, mệnh Hitler
Kỷ Sửu / Mậu Thìn / Bính Dần / Đinh Dậu
Đinh Mão - Bính Dần - Ất Sửu - Giáp Tý - Quý Hợi - Nhâm Tuất
Nhìn sơ Bát Tự, niên nguyệt đều là thổ, Nhật nguyên Bính hỏa tiết khí quá nặng mà thành Bệnh, tất dụng nhật chi Dần mộc khử thổ để sinh phù Nhật nguyên. Nhưng mà sớm hành vận Đinh Mão Bính Dần là đất Dụng thần vì sao Phụ Mẫu đều mất, sống lang thang không nơi nương tựa? Xem kỹ Bát Tự có những hai Bệnh, một là chi giờ Tài tinh phá Ấn, hai là Thương Thực hỗn tạp cho nên cách cục bất thuần. Vì thế hành vận Giáp Tý, Giáp Kỷ hợp khử Thương lưu lại Thực, cách cục chuyển thanh thuần, còn Tý lại tiết kim sinh mộc, lưỡng Bệnh đều được khử nên vận này chỉ ra tay một lần mà soán đoạt được quyền lực thống trị. Vận Quý Hợi, Quý thủy hợp khử Mậu thổ Thực Thần, cách cục vẫn thanh thuần, Hợi thủy hợp Dần, Dậu kim không còn bị thương nên trong vận này tiếp tục đãm nhiệm chức Tổng thống Đức, nắm chắc quân quyền, ngang nhiên phát động Đại chiến Thế giới II. Nhưng đến vận Nhâm Tuất không tồn tại cách cục khử tạp lưu thanh, vả lại Thìn Tuất thổ gặp xung kích phản thành trọc loạn, Nhật chủ bị khắc gặp mộ địa, thất bại tự sát mà chết. Ví dụ chỉ ra Thiên can Thương Thực hỗn tạp, Đại vận có thể hợp mất đi, chuyển vi thanh túy.
Ví dụ 5.31 (trích từ Trích Thiên Tủy)
Giáp Tý / Đinh Mão / Giáp Dần / Canh Ngọ
Mậu Thìn - Kỷ Tỵ - Canh Ngọ - Tân Mùi - Nhâm Thân
Giáp Dần Nhật chủ, sinh tháng Mão, cường mộc được hỏa để tiết bớt. Can tháng Đinh hỏa và chi giờ Ngọ hỏa là hỷ của cách cục, chính là tượng mộc hỏa thông minh (sáng sủa). Nhưng không hỷ Canh kim Thất Sát lộ ra ở trụ giờ vốn là kỵ thần của cách cục, lại vô thủy để hóa giải, nên biến thành Bệnh. Sớm vào vận nam phương hỏa, Dụng thần đắc vượng, một bước lên mây làm quan đến chức Quan Sát. Vận chí Nhâm Thân, Bệnh thần đắc vượng, thể dụng đều bị tổn thương, không thể tránh được họa. Đây là ví dụ Thương Quan cách, ngộ Sát tinh hỗn cục.
Ví dụ 5.32
Bính Thân / Tân Sửu / Đinh Mùi / Tân Sửu
Nhâm Dần - Quý Mão - Giáp Thìn - Ất Tỵ - Bính Ngọ
Đinh hỏa sinh vào tháng Sửu suy nhược và vô khí, tuy thông căn ở chi Mùi nhưng gặp lưỡng Sửu xung phá, Nhật chủ cực suy tất phải tòng tượng. Đây là Tòng nhi cách lấy Tài làm Dụng thần. Song, niên can lộ ra Bính Kiếp đoạt Tài thành bệnh. Ất Tị vận tuy Bính Kiếp đắc Lộc là kỵ thần, nhưng mà Tỵ Sửu củng hợp kim cục chuyển thành hỷ, gặp năm Nhâm Thân, Quý Dậu khắc khử đi Bệnh thần, Tài tinh đắc vượng, thuận lợi mọi bề, buôn bán phát tài. Năm Giáp Tuất, can sinh trợ cho Bính Kiếp, chi hình khai hỏa khố, liền gặp suy bại; năm Ất Hợi xung kích Tỵ hỏa, Kiếp tài phải loạn; năm Bính Tý lộ ra Bính hỏa hợp mất Thiên can Tài và hợp với Tài khố trong trụ, liên tiếp gặp thất bại. Đây là minh họa suy cực tòng tượng cách gặp Tỉ Kiếp hỗn cục.
Ví dụ 5.33 (trích từ Trích Thiên Tủy)
Bính Dần / Giáp Ngọ / Bính Ngọ / Quý Tỵ
Ất Mùi - Bính Thân - Đinh Dậu - Mậu Tuất - Ất Hợi - Canh Tý
Mệnh này Nhật nguyên Bính hỏa, nhật nguyệt chi tọa Nhận, niên chi gặp sinh, thời chi đắc Lộc, lại thấu Giáp Bính, lửa mạnh thiêu cháy mộc, cực kỳ vượng thì chỉ có tòng theo thế cường đó, tái dụng mộc hỏa. Song, giờ thượng Quý thủy vô căn không thể chế hỏa, phản thành hỗn cục là Bệnh của mệnh. Sơ vận mộc hỏa thổ, cường thần được trợ khắc khử Bệnh thần, tiền tài kiếm được liên tiếp gia tăng; vận Thân Dậu trúng phải nhiều hình hao rắc rối; đến Hợi vận kích động cường hỏa, Bệnh thần đắc vượng địa, gia nghiệp tan tành rồi vong mạng. Đây gọi là gặp cực vượng phải theo tòng cường cách, Tài Quan phản thành Bệnh.
Ví dụ 5.34
Kỷ hợi / Canh ngọ / Tân dậu / Nhâm thìn
Kỷ tị - Mậu thìn - Đinh mão - Bính dần - Ất sửu
Trụ này Tân kim Nhật chủ tọa Lộc, thấu Kiếp lại có Ấn sinh thì không phải là nhược. Thời trụ thấu Thương Quan, Thương Quan cách có thể thành lập; nhưng mà bất hỷ nguyệt lệnh Thất Sát hỗn cục thành Bệnh, nên đến Lưu niên Mậu Ngọ bị đi tù. Sau đó tại đại vận Bính Dần, Lưu niên Nhâm Thân, Quý Dậu bạo phát, đây do Thương Quan cách hỷ dụng Kiếp. Nhưng Đại vận Bệnh thần không được khử đi, nên sau đó lại lâm cảnh khó khăn, thu không đủ chi gần như phá sản. Đây là ví dụ Thương Quan cách hỗn Sát thành Bệnh.
Trường hợp hỗn cục tạp cách, vốn là kỵ thần của cách cục, ví như tỳ vết của viên ngọc quý, loang lỗ bề ngoài trông không đẹp, thành thử mệnh có Bệnh là mệnh hiếm có, quý cách. Nếu trong mệnh tự có thể khử được thì mới cho là mệnh tốt; còn nếu mệnh không thể tự khử được thì tại vận khử đi, vận đó sẽ khá, song qua vận đó bệnh lại tiếp tục làm hại; nếu mệnh và vận đều chẳng thể khử bệnh thì thành hỗn cục phá cách, cách cục bất thành chuyển sang mệnh bình thường hoặc mệnh bần tiện.
Tiết 4. TÒNG THẾ THỦ DỤNG
Ngũ hành Bát tự vốn hỷ trung hòa, cân đối. Thông thường thì vượng thì nên tiết nên thương, suy thì hỷ bang hỷ trợ. Song, trong trụ có thần khí cực vượng liền chuyển thành chuyên vượng thì không thể chịu khắc, khi khắc tổn sẽ kích khởi vượng thần, chẳng những vô ích mà ngược lại còn có hại. Cho nên trong mệnh có thần khí chuyên vượng thì chỉ nên thuận theo cường thế, hoặc sinh trợ hoặc tiết khí, không được khắc hao. Phép tòng thế phân thành hai loại:
1, Nhật chủ quá vượng mà Tài Sát vô khí, kiến Tài Sát phản thành Bệnh thần, chỉ có thể thuận theo thế vượng của Nhật chủ, Dụng thần có thể là Ấn thụ, Tỉ Kiếp và Thương Thực, nhưng tùy tình hình mà sử dụng sẽ khác.
Trích Thiên Tủy: "Ngũ hành suy vượng hữu điên đảo chi lý, mộc thái vượng nhi tự kim, hỷ hỏa chi luyện dã; mộc cực vượng nhi tự hỏa, hỷ thủy chi khắc dã". (Ngũ hành suy vượng mang lý lẽ điên đảo, mộc thái vượng tựa như kim, hỷ hỏa luyện; mộc cực vượng tựa như hỏa, ưa thủy khắc). Cho nên Nhật chủ thái vượng thì hỷ Thương Thực tiết bớt, Nhật chủ cực vượng thì thích được Ấn thụ sinh cho.
- Nhật chủ vượng mà thấu tiết thần (thần tiết khí), trong cục Ấn khinh lại không thể khắc tiết thần thì gọi là nhật chủ thái vượng, khi đó hỷ tiết không hỷ sinh, và cũng hỷ Tỉ Kiếp;
- Nhật chủ vượng mà vô tiết thần, trong trụ nhiều thần khí sinh trợ, gọi là nhật chủ cực vượng, thích được sinh mà không thích tiết, Tỉ Kiếp cũng thích hợp;
- Ngoài ra còn có Ấn thụ vượng mà vô Thương Thực, lại vô Tài tinh chế Ấn, gọi là mẫu tử tình y (tình mẫu tử gắn bó, nương tựa nhau), hỷ Tỉ Kiếp mà không thích bị tiết khí, Ấn thụ khả dụng.
- Nhưng cũng có mệnh vừa hỷ sinh vừa thích tiết và cả hỷ Tỉ Kiếp, gọi là Tỉ Kiếp chuyên quyền, hữu Ấn thụ thì đều quy về Tỉ Kiếp, sinh thì không được thương tiết, tiết thì không thể có Ấn.
Ví dụ 5.35 (trích từ Trích Thiên Tủy)
Giáp Dần / Đinh Mão / Ất Mùi / Đinh Hợi
Mậu Thìn - Kỷ Tỵ - Canh Ngọ - Tân Mùi - Nhâm Thân - Quý Dậu
Trụ này Hợi Mão Mùi hội mộc cục, Nhật chủ cường vượng, hữu Tài nhưng tòng cục (mộc) nên không thành hỗn tạp, lưỡng Đinh hỏa lộ ra Thực Thần tiết thấu, tuy có Hợi thủy Ấn thụ vẫn tòng cục, nên không làm hại Đinh hỏa. Mệnh này Dụng thần tất tại hỏa; vận đến Tị, Đinh hỏa lâm vượng, đỗ Tiến sĩ (Giáp bảng); Canh Ngọ, Tân Mùi, vẫn là vận nam phương hỏa, kim cũng không làm hại thể dụng, hoạn lộ bình thản; vận Nhâm Thân mộc hỏa đều tổn thương, phá cách, chết ở trong quân. Đây là trường hợp minh họa Nhật chủ thái vượng dụng Thực Thần, nên tiết mà không nên sinh.
Ví dụ 5.36 (trích từ Trích Thiên Tủy)
Quý Mão / Bính Thìn / Giáp Dần / Ất Hợi
Ất Mão - Giáp Dần - Quý Sửu - Nhâm Tý - Tân Hợi - Canh Tuất
Giáp Dần Nhật nguyên, sinh vào cuối xuân, Đông phương mộc cục lại có Hợi thủy sinh mộc, Nhật chủ cường vượng. Bính hỏa lộ ra tiết tú vốn có thể làm dụng nhưng gặp Quý thủy Ấn thụ thương khắc, tự đóng ở Thìn thổ lại thành suy. Mới vào Ất Mão, Giáp Dần, phúc hỷ tự nhiên; sau giao Quý Sửu, Quý lại thương Bính, phá bại dị thường. Đến vận Nhâm Tý, Kiêu thần đoạt Thực, tan nhà nát cửa tự ải mà chết. Đây là minh họa Nhật chủ thái vượng dụng Thực Thần, trong trụ có Ấn thương khắc, kỵ hành vận Ấn thụ.
Ví dụ 5.37 (trích từ Trích Thiên Tủy)
Quý Hợi / Giáp Tý / Nhâm Thân / Canh Tý
Quý Hợi - Nhâm Tuất - Tân Dậu - Canh Thân - Kỷ Mùi - Mậu Ngọ
Nhâm Thân nhật sinh tháng Tý, niên thời là Hợi Tý, can thấu Canh Quý, thủy thế cuồn cuộn không thể chặn được. Nguyệt can Giáp mộc khô héo lại gặp kim phạt, không thể dung nạp thủy nên bỏ đi không dùng, trái lại dụng Canh Thân kim để thuận theo khí thế. Sơ vận Quý Hợi, tòng theo vượng thần của trụ nên phúc phận đại hảo; vận Nhâm Tuất thủy bất thông căn, Tuất thổ kích động thủy thế, gia cảnh gặp nạn, tang chế, phá hao; Tân Dậu Canh Thân nhập học tu thân, gia nghiệp ngày càng tăng tiến; giao vận Kỷ Mùi, kích động thế nước đang chảy mạnh và khắc liền 3 Tý, phá hao dị thường, đến Mậu vận thì chết.
So trụ này và trụ trước, giống nhau ở nguyệt can thấu xuất Thực Thần bị Ấn khắc, tại sao trụ kia kỵ Ấn còn trụ này hỷ Ấn? Lý do là lý tính ngũ hành khác nhau, vượng mộc gặp một chút hỏa có thể tiết bớt, nên khi hỏa thụ khắc là Dụng thần bị thương; vượng thủy gặp mộc khô nhược (cây khô) thì không thể dung nạp thủy, mộc vốn đã vô dụng thụ khắc thì ngại gì nữa? Ví dụ này nói rõ Nhật chủ thái vượng, trong trụ Thực Thần vô dụng, thành ra hỷ dụng Ấn thụ.
Ví dụ 5.38 (trích từ Trích Thiên Tủy)
Mậu tuất / Bính thìn / Kỷ tị / Kỷ tị
Đinh Tỵ - Mậu Ngọ - Kỷ Mùi - Canh Thân - Tân Dậu - Nhâm Tuất
Tứ trụ hỏa thổ, hoàn toàn không có tiết thần, thổ cực vượng, nên sinh không nên tiết. Sơ vận Nam phương, hưởng di nghiệp cha ông phong túc, Ngọ vận nhập học, Kỷ Mùi thi hương thi hội, nổi trội hơn người nhưng không được tiến cử; giao vận Canh Thân, Thanh phù hóa điệp (ý nói sâu Thanh phù vốn rất đẹp, hình thù giống con ve và con bướm, còn có tên là Thần tiền, tượng trưng cho tiền tài, hóa ra điệp, con bướm, thì thành vô dụng), gia nghiệp dần mai một; vận Tân Dậu tiền tài ví như sau xuân lại gặp sương tuyết, sự nghiệp tiêu điều; Nhâm vận bị đoàn Tỉ tranh cướp nên mất tại vận này. Đây là Nhật chủ cực vượng dụng Ấn thụ, nên sinh không nên tiết.
Ví dụ 5.39 (trích từ Trích Thiên Tủy)
Nhâm Tý / Tân Hợi / Giáp Dần / Giáp Tý
Nhâm Tý - Quý Sửu - Giáp Dần - Ất Mão - Bính Thìn - Đinh Tị
Giáp Dần nhật nguyên, sinh tháng Hợi thủy vượng mộc chắc, cực kỳ vượng. Một ít Tân kim tòng theo thế thủy, bình yên hòa thuận nên không thành hỗn cục. Càng hỷ tứ trụ không hỏa thổ, thủy mộc nhất khí, tình mẫu tử tựa nhau. Sơ vận Bắc phương, nhập học đăng khoa; hai vận Giáp Dần Ất Mão, tòng theo vượng thế, làm quan danh tiếng một vùng; vận Bính Thìn vẫn còn tình nghĩa củng hợp, tuy bị cách chức nhưng tránh được hung họa; vận Đinh Tị gặp cảnh xung kích đề cương (bản thể nguyệt lệnh), trái nghịch kỳ thế của trụ nên vong mạng. Ví dụ này thuyết minh Ấn thụ vượng mà không có Thương Thực, Nhật chủ hỷ được sinh hoặc tỉ trợ, không thích tiết.
Ví dụ 5.40 (trích từ Trích Thiên Tủy)
Giáp dần / Ất hợi / Ất mão / Quý mùi
Bính tý - Đinh sửu - Mậu dần - Kỷ mão - Canh thìn - Tân tị - Nhâm ngọ - Quý mùi
Mệnh này Hợi Mão Mùi hội mộc cục, niên chi Dần mộc, tứ trụ vô kim, hỏa không thấu xuất. Hợi thủy Ấn thụ đã hợp mà hóa mộc, Quý thủy vốn nhược tất tòng cường thế. Khí Tứ trụ quy hết về Tỉ Kiếp. Hành vận Bính Tý, Đinh Sửu, Mậu Dần, Kỷ Mão đều thuận lợi. Vận Canh Thìn, Tân Tị hoạn nạn tang chế đổ vỡ, hoạn lộ cũng lao đao. Đến ngoài 60, hành vận Nhâm Ngọ, Quý Mùi, từ Huyện lệnh mà thăng Tư Mã, dấn bước đến chốn quan trường rồi được thăng lên chức Quan Sát, thẳng một mạch như dương phàm đại hải (thuyền có buồm làm bằng cây liễu mỏng manh mà ra được biển lớn, ý nói thành quả thần kỳ). Bởi vậy xem đến cách chuyên vượng, Tỉ Kiếp thừa quyền, Đông nam bắc vận đều thuận lợi; chỉ sợ kỵ vận Tây phương kim khắc phá mà thôi.
Ví dụ 5.41 (trích từ Trích Thiên Tủy)
Canh dần / Kỷ mão / Ất hợi / Quý mùi
Canh thìn - Tân tị - Nhâm ngọ - Quý mùi - Giáp thân
Xem sơ qua thì trụ này và trụ trước đó đại đồng tiểu dị, tựa hồ cũng thành tòng cường cách. Nhưng mà mệnh này can thấu Canh kim, xung quanh không thủy dẫn hóa, còn thấu Kỷ Tài tương trợ, tất bất hòa với mộc đang vượng. Canh kim thành Bệnh thần, tứ trụ không thấy hỏa khắc khử khiến Nhật chủ có xu hướng đến hợp với nó, cách Tòng cường liền bị Canh kim phá hỏng. Bất đắc dĩ Nhật chủ phải đổi dụng Tài Quan, lại thấy Tài hội Kiếp cục, Quan lâm tuyệt địa, Dụng thần không chỗ dựa. Cho nên gia nghiệp phá hao, học cũng chẳng xong, học thì nhiều mà chẳng có gì thành. Tiền tài hao phá, xa lìa người thân, xuống tóc đi tu. Trường hợp này thuyết minh Tòng cường cách kiến Quan sát, vô Ấn hóa giải tất phá cách.
Tóm lại, Nhật chủ vượng để thành tòng vượng cách, đầu tiên kỵ hỗn Tài Quan Sát, nếu tạp Tài hội hay hợp với cường thần thì không kỵ, hoặc tạp Quan tạp Sát bị Ấn thụ tiết tận cũng không kỵ; kế đến là kỵ dụng Thương Thực mà bị Ấn tinh khắc phá, Thương Thực và Ấn thụ không gặp nhau thì được. Vượng cách đã thành, thần khí sở dụng có thể là sinh, hoặc tiết, hoặc bang trợ vượng khí. Như trong trụ Tỉ Kiếp đông đảo, gặp Thương Thực thì gọi là "anh hoa phát tú" (hoa đẹp đang nở), cần nguyên cục vô Ấn mới tránh được phản khắc làm hại thì danh lợi mới thành toại; kiến Ấn thụ mà trong cục vô Thương Thực, gọi là "sinh trợ cường thần" cũng chủ vẻ vang thuận lợi; kiến Tài tinh tất bị đoàn Tỉ tranh đoạt cần có Thương Thực tòng trung dẫn hóa mới tránh được tai ương; kiến Quan sát, gọi là phạm vượng, hung họa khó tránh khỏi.
2, Nhật chủ cô lập vô khí, Tứ trụ không có ý hướng sinh phù mà dù có sinh phù cũng bị thần khí khác khắc phá, Nhật chủ chỉ có thể tòng theo vượng khí, cần xem xét vượng khí quy về thần nào, nếu Tứ trụ Tài Quan (Sát) đều vượng, không thấy Thương Thực, thế tất ở Quan (Sát), cho dù có Thương Thực cũng có thể được Tài tinh hóa hợp để không tranh đấu với Quan (Sát), khi đó thành cách Tòng Quan, Tòng Sát, hỷ hành Tài vận và Quan (Sát) vận; nếu tứ trụ Thương Thực Tài tinh cùng vượng không thấy Quan Sát, thế ắt hẳn do Tài, cho dù hữu Quan Sát cũng có thể hợp hội thành vượng thần để không tạp loạn thì có thể thành cách Tòng Tài hoặc Tòng Nhi, hỷ hành Thương Thực vận và Tài vận. Tòng cách đều kỵ hành Tỉ Kiếp Ấn thụ vận.
Ví dụ 5.42 (trích từ Trích Thiên Tủy)
Ất mão / Kỷ mão / Mậu thìn / Quý hợi
Mậu dần - Đinh sửu - Bính tý - Ất hợi - Giáp tuất - Quý dậu
Mậu thổ sinh trọng xuân, mộc đang nắm quyền, đóng nơi Thìn thổ, tuy là thông căn lại bị vượng mộc khắc phá, huống chi Thìn thổ vốn có công nuôi dưỡng mộc và hàm chứa thủy, lại còn được giờ Hợi thủy vượng sinh mộc, thế ấy ắt hẳn ở Quan. Nhật chủ suy nhược, vô hỏa sinh hóa, vô kim hỗn cục, chọn cách Tòng Quan chứ cũng không luận thành Thân suy. Tuy không phải xuất thân khoa giáp, vận đến Bính Tý, Ất Hợi, liên tiếp đăng khoa quan tước, chức vị đến Phong cương (tương đương Tổng đốc, Tuần phủ); đến vận Quý Dậu, Thương Quan kiến Quan phá đi thế tòng, bị cách chức rồi chết. Đây là ví dụ Nhật chủ tuy có Tỉ Kiếp nhưng thân mình lo cũng chẳng xong nên chỉ phù hợp Tòng vượng Quan, là giả tòng, Tỉ Kiếp thành Bệnh.
Ví dụ 5.43
Giáp Ngọ / Đinh Mão / Tân Mão / Giáp Ngọ
Bính Dần - Ất Sửu - Giáp Tý - Quý Hợi - Nhâm Tuất
Đây là Nữ mệnh, tứ trụ mộc hỏa đầy trụ, Nhật chủ Tân kim tuyệt khí mà không có sinh phù, đúng thực Tòng Sát cách. Người này làm việc giỏi giang, nữ trung hào kiệt. Hành vận Giáp Tý, Quý Hợi tuy nói Tòng Sát cách kỵ Thương Thực, nhưng mà Mệnh này thiên địa can chi toàn vượng mộc hộ hỏa, thủy vận bất thương khắc hỏa trái lại còn có ý hướng sinh mộc, cho nên sau năm Bính Dần một bước lên mây (thanh vân trực thượng), hiện đang giữ chức vụ tại một bộ quan trọng của chính phủ. Có thể thấy được cách Tòng Sát mà Tài vượng thì cũng không sợ Thương Thực.
Ví dụ 5.44 (trích từ Trích Thiên Tủy)
Mậu Tuất / Bính Thìn / Ất Mùi / Bính Tuất
Đinh Tị - Mậu Ngọ - Kỷ Mùi - Canh Thân - Tân Dậu - Nhâm Tuất
Ất mộc sinh cuối xuân, đóng gốc tại Mùi, đắc dư khí ở Thìn, tựa hồ Tài đa Thân nhược, nhưng Tứ trụ đều là Tài, kỳ thế tất phải tòng. Mùa xuân thổ khí hư chỉ có Bính hỏa là thực khí, mà hỏa chính là tú khí của mộc, thổ chính là tú khí của hỏa, ba thứ mộc hỏa thổ đầy đủ và hoàn toàn không có kim tiết, không có thủy chia cắt. Hơn nữa, càng mừng gặp vận Nam phương hỏa địa vốn là nơi tú khí lưu hành. Cho nên khoa cử thềm son, danh đề bảng vàng. Ví dụ này minh họa Tòng Tài cách, dụng Thương Quan Bính hỏa dẫn hóa, Thương nhược Tài vượng, gặp Quan vận vô hại.
Ví dụ 5.45 (trích từ Trích Thiên Tủy)
Mậu tuất / Đinh tị / Giáp dần / Kỷ tị
Mậu ngọ - Kỷ mùi - Canh thân - Tân dậu - Nhâm tuất - Quý hợi
Giáp Dần nhật nguyên sinh tháng Tị, Bính hỏa nắm lệnh, tuy tọa ở Lộc nhưng tinh chất bị tiết tận. Hỏa vượng mộc bị thiêu, hỷ thổ để lưu khí hỏa, vượng khí quy về thổ, Nhật chủ suy cực tất Tòng Tài. Sơ vận Mậu Ngọ Kỷ Mùi, thuận theo hỏa thổ, tổ nghiệp thịnh vượng, lại đỗ tú tài; vận Canh Thân nghịch hỏa tính, kim tiết khí thổ; đến Quý Hợi xung kích hỏa thế mà chết. Đây là Tòng Tài cách, Thương Thực vượng tướng, kiến Quan sát có hại, gặp phải thủy đại họa.
Ví dụ 5.46
Mậu Ngọ / Ất Mão / Canh Thìn / Mậu Dần
Giáp Dần - Quý Sửu - Nhâm Tý - Tân Hợi
Nữ mệnh, Canh sinh trọng xuân, địa chi Dần Mão Thìn hội mộc cục, Ất Canh lại hợp, tựa hồ Tòng Tài. Song, ngại rằng can thấu lưỡng Ấn, lại có Ngọ hỏa tiết Tài trợ Ấn, càng ngại không có Thương Thực dẫn hóa Nhật chủ, tuy Tài vượng nhưng có Ấn nên không thể tòng được. Luận theo Tài đa Thân nhược vốn có thể dụng Ấn Kiếp phù thân, nhưng kỵ nhật chủ tham hợp, không đoái hoài gì đến Dụng thần trợ giúp mình, cho nên sinh ra tính cách bốp chát, ăn nói bừa bãi, hay lật lọng, tham tiền thất trinh, không có gì kiêng dè cả. Ví dụ này cho biết, Tòng Tài cách cần phải có Thương Thực, còn gặp Quan Sát tiết Tài lại kỵ.
Ví dụ 5.47
Nhâm ngọ / Nhâm dần / Quý mão / Giáp dần
Quý mão - Giáp thìn - Ất tị - Bính ngọ - Đinh mùi - Mậu thân
Trụ này Quý sinh đầu xuân, mộc vượng thừa quyền, tuy lộ ra Kiếp tài nhưng tứ trụ vô kim, gặp mộc bị tiết hết đi. Vượng khí quy hết về mộc, thành thủy mộc Tòng Nhi cách. Mừng năm có chi Ngọ hỏa, Thương Thực sinh Tài, tú khí lưu hành, đây gọi là Tòng Nhi cách mừng gặp được Tài, chuyển thành tâm ý mẹ sinh cho con. Trung niên hành vận Nam phương, hoạn lộ hanh thông, giữ chức trưởng thanh tra trọng yếu. Đây là Tòng Nhi cách mừng gặp được Tài, gặp Tỉ Kiếp thành Bệnh thần.
Ví dụ 5.48 (trích từ Trích Thiên Tủy)
Mậu Tuất / Ất Sửu / Bính Thìn / Kỷ Sửu
Giáp Tý - Quý Hợi - Nhâm Tuất - Tân Dậu - Canh Thân
Mệnh này tứ trụ đều là thổ, Mệnh chủ Bính hỏa tận tiết cho thổ, tựa hồ Tòng nhi cách, nhưng Tứ trụ vô kim, vượng thổ không thấy sinh, tất khí bế thần khô. Huống chi nguyệt can Ất mộc trợ hỏa khắc thổ, tình ý Nhật chủ tất theo về Ất mộc, không thể Tòng nhi được. Song Ất mộc khô héo lấy gì trợ hỏa? Cho nên năm 34 tuổi mắc bệnh mà chết. Đây thuyết minh trường hợp Tòng Nhi cách kiến Ấn tất phá. Nếu chỉ cần thấu xuất Tài tinh khắc khử Ấn thụ thì Thương Thực lại có thể sinh Tài ắt hẳn trở thành quý cách rồi!
Tóm lại:
Nhật chủ suy yếu mà tòng theo cường thần, chỉ có hai loại, hoặc là Tòng Tài Quan (Sát), hoặc Tòng Thương Thực Tài. Tòng Quan (Sát) cần dụng Tài để phụ trợ; Tòng Tài cần dụng Thương Thực lấy hóa Kiếp; Tòng Thương Thực lại cần phải có Tài tinh để lưu thông.
Nhưng Tòng cách lại phân ra cao thấp: Tòng Quan thuần không nên hỗn Sát, Tòng Sát thanh lại không nên hỗn Quan, dễ thành Quan sát hỗn tạp, khi ấy Nhật chủ đang tòng liền vô định hướng, coi như tổn hại quý cách; Tòng Tài cách tuy chẳng phân biệt thiên chính (Tài) nhưng cần Thực Thương nở hoa (tiết tú), chẳng những công danh hiển đạt mà còn cả đời chẳng có tai họa lớn, do Tòng Tài tối kỵ Tỉ Kiếp vận, trong trụ hữu Thương Thực năng hóa Tỉ Kiếp (nếu có) để sinh Tài thì cũng tốt đẹp; Tòng Nhi cách cần Thương Thực sinh Tài, lại cần hành Tài vận, không gặp Tài vận thì không phú quý, mà khi được tú khí lưu hành, người tất thông minh xuất chúng, học vấn tinh thâm.
Giả như Nhật chủ suy nhược, Thương Thực, Tài tinh, Quan Sát đều vượng, Nhật chủ tòng theo thần nào? Đây tất dụng Tài để được hòa thuận, dẫn thông khí Thương Thực, trợ Quan sát, nhằm chuyển thành Thương Thực sinh Tài, Tài sinh Quan sát, vượng khí quy về Quan sát. Chỉ cần Thương Thực và Quan sát không tranh đấu với nhau thì cũng có thể thành quý cách. Tối kỵ Nhật chủ suy nhược mà có phù trợ, mong tòng mà không thể tòng, mà thần khí phù trợ lại không đủ lực phù không nổi, không có đường để đi thì thân lâm tuyệt cảnh, đây ắt hẳn sống mà như phế nhân. Tòng và bất tòng, quý hay tiện đều theo đó mà ra, người học cần cố gắng nhận thức rõ.
(Hết chương 5)
Ví dụ 5.25 (trích từ Trích Thiên Tủy)
Mậu Thìn / Ất Mão / Tân Sửu / Đinh Dậu
Bính Thìn - Đinh Tị - Mậu Ngọ - Kỷ Mùi - Canh Thân - Tân Dậu
Mệnh này xuân kim khí nhược gặp thời thượng Thất Sát khắc kề bên, vốn có thể dụng Ấn hóa Sát, Mậu thổ Ấn thụ cách xa lại bị vượng mộc khắc phá hỏng, chẳng những Mậu thổ không thể sinh trợ hóa giải mà nhật chi Sửu thổ cũng bị mão mộc khắc phá, đây là mộc Tài khắc làm tổn thương Ấn mà thành bệnh. Nửa đời trước vận hành Nam phương Sát địa, vất vả gian nan, bôn ba mà chẳng gặp thời; vừa giao vận Canh Thân, khắc khử mộc Bệnh thần, đắc kỳ ngộ liên tiếp lập quân công; cùng với vận Tân dậu là hai mươi năm mà làm quan đến Phó doãn. Đó là do kim năng khử Bệnh thần mộc để trợ Thân và giúp Ấn có thể hóa Sát thành công. Đây là trường hợp Tài trọng tổn thương Ấn làm Ấn không thể hóa Sát, dụng Tỉ Kiếp để làm thuốc.
================
Mời đoán Dụng thần:
Ví dụ 5.26
Đinh Dậu / Quý Sửu / Ất Mùi / Kỷ Mão
Nhâm Tý - Tân Hợi - Canh Tuất - Kỷ Dậu - Mậu Thân
Ví dụ 5.27 (trụ này chắc ai cũng nhận ra)
Đinh Hợi / Canh Tuất / Kỷ Tị / Canh Ngọ
Kỷ Dậu - Mậu Thân - Đinh Mùi - Bính Ngọ - Ất Tị - Giáp Thìn
Ví dụ 5.26
Đinh Dậu / Quý Sửu / Ất Mùi / Kỷ Mão
Nhâm Tý - Tân Hợi - Canh Tuất - Kỷ Dậu - Mậu Thân
Mệnh này Ất mộc sinh tháng chạp tuy đắc Lộc ở giờ nhưng cần dụng hỏa để sưởi ấm trụ (noãn cục), cho nên năm lộ Đinh hỏa Thực Thần làm dụng, song lại phùng Quý thủy nguyệt can Kiêu thần đoạt Thực thương khắc Dụng thần mà thành Bệnh, mừng ở chổ trụ giờ thượng Kỷ thổ khắc chế Quý thủy mới có thể gọi là có bệnh được thuốc. Thời niên thiếu gặp vận thủy địa nên không cậy nhờ được cha mẹ, trắc trở lao đao; đến vận Kỷ thổ dược thần đắc lực khắc khử được Quý thủy chi bệnh, năm Canh ngọ hỏa phùng vượng địa mà phát đạt. Sau đến năm Quý Dậu, việc kinh doanh thất bại, thua lỗ thảm hại, đó là do gặp Đại vận chi Dậu kim sinh thủy, bệnh không thể khử tận mà còn gặp thêm Lưu niên trợ Bệnh thương khắc Dụng thần Đinh hỏa, có thể gọi đây là thuốc không đắc lực mà bệnh cũ còn tái phát. Ví dụ này dụng Thực mà lại thấu Kiêu nên thành bệnh, lấy Tài làm thuốc cứu ứng.
Ví dụ 5.27, tứ trụ Tưởng Giới Thạch
Đinh Hợi / Canh Tuất / Kỷ Tị / Canh Ngọ
Kỷ Dậu - Mậu Thân - Đinh Mùi - Bính Ngọ - Ất Tị - Giáp Thìn
Kỷ thổ sinh Tuất nguyệt lại được lưỡng Ấn tương sinh nhật chủ rất vượng, Canh kim Thương quan tựa hồ như tiết tú song táo thổ không thể sinh kim nên kim khí rất yếu lại còn gặp Kiêu Ấn khắc chế nên có thể nói rằng vô tú khí, vậy sao lại quý? Kỳ thực, trụ này là Quan lộc cách (cách này có thể xem ở chương 12), Nhật Lộc quy thời, Ngọ hỏa Lộc thần tượng trưng quyền lực làm Dụng thần của Bát tự. Thấu Canh kim Thương quan phản thành bệnh thần, nên dụng Hỏa khử đi để đắc dụng, chi Hợi thủy trụ năm xung khắc Tị hỏa thành bệnh.
Vận hành hỏa địa Đinh Mùi, Bính Ngọ, Ất Tị khắc khử đi Canh kim, lên như diều gặp gió nhưng vẫn cần hỏa địa dụng thổ thì mới gặp tốt. Bính ngọ vận, lưu niên 1925 Ất Sửu thổ, nắm binh quyền đánh bại quân Trần Quýnh Minh (đây là do Sửu thổ hình động Tuất thổ khắc Hợi thủy); lưu niên 1928 Mậu Thìn thổ được bầu làm Chủ tịch Quốc Dân Đảng (đây là do Thìn thổ xung động Tuất thổ khắc Hợi thủy); cho nên trụ này cùng lấy hỏa thổ làm Dụng thần, thổ để khử chế thủy còn có hỏa thì mới đắc thế. Hành vận đến Giáp Thìn, Thìn thổ hối (lu mờ ánh sáng) Ngọ hỏa là tối kỵ, năm Hợi Tý Sửu chế hỏa nên thất bại. Đây là minh họa Tài đến khắc Ấn, Ấn không thể chế Thương Quan mà thành Bệnh, dụng Tỉ Kiếp khử Tài làm thuốc.
Ví dụ 5.28
Quý Sửu / Mậu Ngọ / Kỷ Tị / Đinh Mão
Đinh Tị - Bính Thìn - Ất Mão - Giáp Dần - Quý Sửu - Nhâm Tý
Đây là mệnh của nhà tư bản công nghiệp thời hậu Thanh, Trạng nguyên Trương Khiên. Chi giờ tuy rằng không phải là Ngọ lộc nhưng lại có Đinh hỏa đắc can lộc nên cũng là Quan lộc cách, song gặp phải chi năm sửu thổ hối hỏa tiết khí lộc thần thành bệnh. Trung vận hành Đông phương mộc địa khử đi bệnh thần để sinh trợ cho Lộc thần, thi Cử nhân đỗ Trạng nguyên, sau gia nhập Hàn Lâm, hoạn lộ hanh thông.
Ví dụ 5.29
Đinh Mùi / Canh Tuất / Kỷ Tị / Canh Ngọ
Kỷ Dậu - Mậu Thân - Đinh Mùi - Bính Ngọ - Ất Tị - Giáp Thìn
Mệnh này sinh năm 1967 so với trụ của Tưởng Giới Thạch chỉ khác một chữ ở chi năm, bỏ Hợi thay bằng Mùi là một khác biệt lớn. Tuy cũng là Nhật lộc quy thời nhưng không có bệnh thần Hợi thủy, hỏa thổ khô cháy, đoàn Kiêu Kiếp biến thành trạng thái thiên khô (mất cân bằng), Lộc thần vô dụng bất thành cách cục. Người này là kẻ ăn không ngồi rồi, lười nhác lại còn vô nhân cách. Ba mươi tuổi mà chưa lấy vợ, dựa vào người khác để sống đích thị mệnh bần tiện. Ở đây thấy rõ rằng chỉ khác một chữ mà sai một ly đi một dặm. Ví dụ này minh họa hỏa vượng thổ táo thành bệnh mà bệnh thần lại kết thành bè đảng, không có thuốc khả cứu thì chính là mệnh bần tiện.
Trường hợp thương khắc Hỉ Thần Dụng thần mà thành bệnh, đa số đều là quý mệnh, đó là do Dụng thần bị tổn thương ví như ngựa khỏe bị thắng cương, chẳng phải là vô dụng mà chỉ là tạm thời thụ chế, khi bệnh thần bị khử đi thì ngựa lại có thể phi băng băng ngàn dặm. Ngược lại, nếu vô thương vô khắc thì tựa như ngựa hay mà không có dây cương, ngựa bất kham sao có thể hữu dụng. Cho nên cổ thư có câu ca: "Hữu bệnh phương vi quý, vô thương bất thị kỳ, cách trung năng khử bệnh, tài lộc lưỡng tương tùy", mấu chốt ở chổ có bệnh đắc thuốc dụng thần có thể cứu ứng, Bát tự diệu dụng đều nằm ở chổ này.
3. Bát Tự tồn tại thần hỗn cục tạp cách thành Bệnh thần. Bát tự thành cách hữu dụng thì nên thanh thuần không nên hỗn trọc, nên tinh túy không nên hỗn tạp, thế nên mới nói dụng Quan không nên hỗn Sát, hữu Sát tức thành bệnh; dụng Thực Thần không nên hỗn Thương Quan, xuất hiện Thương Quan liền thành bệnh, ngược lại cũng vậy. Lại có tượng kim thủy hiện ra (kim bạch thủy thanh), tất nhiên không nên có hỏa tạp lẫn vào, có hỏa tức có bệnh; mộc hỏa thông minh (mộc hỏa sáng rực) không nên hỗn kim, có kim cũng tức có bệnh; thủy mộc thuận sinh không nên thấy thổ làm nghịch chuyển trình tự đó, hữu thổ cũng là hữu bệnh; thổ kim tiết tú (nở hoa) không nên phùng mộc kháng kích, có mộc lẫn vào cũng là bệnh. Ngoài ra còn có thân cực vượng tòng cường thành cách, không nên tạp lẫn Tài Quan, có (Tài Quan) tức thành bệnh; Thân cực nhược tòng Tài Quan mà thành cách lại không nên tạp lẫn Tỉ Kiếp, có nó thì có bệnh; thêm nữa, Chánh quan cách Thân vượng dụng Tài, Thân nhược dụng Ấn, tạp lẫn vào Thương thực thì thành bệnh; Thương quan sinh Tài cách, Thân vượng dụng Tài, Thân nhược dụng Kiếp, có lẫn Quan sát vào thành bệnh, v.v...và còn nhiều nữa. Có bệnh do hỗn cục và tạp cách có thể xung, khắc, hợp, hóa nó đi. Nói thông thường là bệnh thần tại Thiên can thì dùng hợp để khử đi; bệnh tại Địa chi thì dùng xung khắc để khử.
Ví dụ 5.30, mệnh Hitler
Kỷ Sửu / Mậu Thìn / Bính Dần / Đinh Dậu
Đinh Mão - Bính Dần - Ất Sửu - Giáp Tý - Quý Hợi - Nhâm Tuất
Nhìn sơ Bát Tự, niên nguyệt đều là thổ, Nhật nguyên Bính hỏa tiết khí quá nặng mà thành Bệnh, tất dụng nhật chi Dần mộc khử thổ để sinh phù Nhật nguyên. Nhưng mà sớm hành vận Đinh Mão Bính Dần là đất Dụng thần vì sao Phụ Mẫu đều mất, sống lang thang không nơi nương tựa? Xem kỹ Bát Tự có những hai Bệnh, một là chi giờ Tài tinh phá Ấn, hai là Thương Thực hỗn tạp cho nên cách cục bất thuần. Vì thế hành vận Giáp Tý, Giáp Kỷ hợp khử Thương lưu lại Thực, cách cục chuyển thanh thuần, còn Tý lại tiết kim sinh mộc, lưỡng Bệnh đều được khử nên vận này chỉ ra tay một lần mà soán đoạt được quyền lực thống trị. Vận Quý Hợi, Quý thủy hợp khử Mậu thổ Thực Thần, cách cục vẫn thanh thuần, Hợi thủy hợp Dần, Dậu kim không còn bị thương nên trong vận này tiếp tục đãm nhiệm chức Tổng thống Đức, nắm chắc quân quyền, ngang nhiên phát động Đại chiến Thế giới II. Nhưng đến vận Nhâm Tuất không tồn tại cách cục khử tạp lưu thanh, vả lại Thìn Tuất thổ gặp xung kích phản thành trọc loạn, Nhật chủ bị khắc gặp mộ địa, thất bại tự sát mà chết. Ví dụ chỉ ra Thiên can Thương Thực hỗn tạp, Đại vận có thể hợp mất đi, chuyển vi thanh túy.
Ví dụ 5.31 (trích từ Trích Thiên Tủy)
Giáp Tý / Đinh Mão / Giáp Dần / Canh Ngọ
Mậu Thìn - Kỷ Tỵ - Canh Ngọ - Tân Mùi - Nhâm Thân
Giáp Dần Nhật chủ, sinh tháng Mão, cường mộc được hỏa để tiết bớt. Can tháng Đinh hỏa và chi giờ Ngọ hỏa là hỷ của cách cục, chính là tượng mộc hỏa thông minh (sáng sủa). Nhưng không hỷ Canh kim Thất Sát lộ ra ở trụ giờ vốn là kỵ thần của cách cục, lại vô thủy để hóa giải, nên biến thành Bệnh. Sớm vào vận nam phương hỏa, Dụng thần đắc vượng, một bước lên mây làm quan đến chức Quan Sát. Vận chí Nhâm Thân, Bệnh thần đắc vượng, thể dụng đều bị tổn thương, không thể tránh được họa. Đây là ví dụ Thương Quan cách, ngộ Sát tinh hỗn cục.
Ví dụ 5.32
Bính Thân / Tân Sửu / Đinh Mùi / Tân Sửu
Nhâm Dần - Quý Mão - Giáp Thìn - Ất Tỵ - Bính Ngọ
Đinh hỏa sinh vào tháng Sửu suy nhược và vô khí, tuy thông căn ở chi Mùi nhưng gặp lưỡng Sửu xung phá, Nhật chủ cực suy tất phải tòng tượng. Đây là Tòng nhi cách lấy Tài làm Dụng thần. Song, niên can lộ ra Bính Kiếp đoạt Tài thành bệnh. Ất Tị vận tuy Bính Kiếp đắc Lộc là kỵ thần, nhưng mà Tỵ Sửu củng hợp kim cục chuyển thành hỷ, gặp năm Nhâm Thân, Quý Dậu khắc khử đi Bệnh thần, Tài tinh đắc vượng, thuận lợi mọi bề, buôn bán phát tài. Năm Giáp Tuất, can sinh trợ cho Bính Kiếp, chi hình khai hỏa khố, liền gặp suy bại; năm Ất Hợi xung kích Tỵ hỏa, Kiếp tài phải loạn; năm Bính Tý lộ ra Bính hỏa hợp mất Thiên can Tài và hợp với Tài khố trong trụ, liên tiếp gặp thất bại. Đây là minh họa suy cực tòng tượng cách gặp Tỉ Kiếp hỗn cục.
Ví dụ 5.33 (trích từ Trích Thiên Tủy)
Bính Dần / Giáp Ngọ / Bính Ngọ / Quý Tỵ
Ất Mùi - Bính Thân - Đinh Dậu - Mậu Tuất - Ất Hợi - Canh Tý
Mệnh này Nhật nguyên Bính hỏa, nhật nguyệt chi tọa Nhận, niên chi gặp sinh, thời chi đắc Lộc, lại thấu Giáp Bính, lửa mạnh thiêu cháy mộc, cực kỳ vượng thì chỉ có tòng theo thế cường đó, tái dụng mộc hỏa. Song, giờ thượng Quý thủy vô căn không thể chế hỏa, phản thành hỗn cục là Bệnh của mệnh. Sơ vận mộc hỏa thổ, cường thần được trợ khắc khử Bệnh thần, tiền tài kiếm được liên tiếp gia tăng; vận Thân Dậu trúng phải nhiều hình hao rắc rối; đến Hợi vận kích động cường hỏa, Bệnh thần đắc vượng địa, gia nghiệp tan tành rồi vong mạng. Đây gọi là gặp cực vượng phải theo tòng cường cách, Tài Quan phản thành Bệnh.
Ví dụ 5.34
Kỷ hợi / Canh ngọ / Tân dậu / Nhâm thìn
Kỷ tị - Mậu thìn - Đinh mão - Bính dần - Ất sửu
Trụ này Tân kim Nhật chủ tọa Lộc, thấu Kiếp lại có Ấn sinh thì không phải là nhược. Thời trụ thấu Thương Quan, Thương Quan cách có thể thành lập; nhưng mà bất hỷ nguyệt lệnh Thất Sát hỗn cục thành Bệnh, nên đến Lưu niên Mậu Ngọ bị đi tù. Sau đó tại đại vận Bính Dần, Lưu niên Nhâm Thân, Quý Dậu bạo phát, đây do Thương Quan cách hỷ dụng Kiếp. Nhưng Đại vận Bệnh thần không được khử đi, nên sau đó lại lâm cảnh khó khăn, thu không đủ chi gần như phá sản. Đây là ví dụ Thương Quan cách hỗn Sát thành Bệnh.
Trường hợp hỗn cục tạp cách, vốn là kỵ thần của cách cục, ví như tỳ vết của viên ngọc quý, loang lỗ bề ngoài trông không đẹp, thành thử mệnh có Bệnh là mệnh hiếm có, quý cách. Nếu trong mệnh tự có thể khử được thì mới cho là mệnh tốt; còn nếu mệnh không thể tự khử được thì tại vận khử đi, vận đó sẽ khá, song qua vận đó bệnh lại tiếp tục làm hại; nếu mệnh và vận đều chẳng thể khử bệnh thì thành hỗn cục phá cách, cách cục bất thành chuyển sang mệnh bình thường hoặc mệnh bần tiện.
Tiết 4. TÒNG THẾ THỦ DỤNG
Ngũ hành Bát tự vốn hỷ trung hòa, cân đối. Thông thường thì vượng thì nên tiết nên thương, suy thì hỷ bang hỷ trợ. Song, trong trụ có thần khí cực vượng liền chuyển thành chuyên vượng thì không thể chịu khắc, khi khắc tổn sẽ kích khởi vượng thần, chẳng những vô ích mà ngược lại còn có hại. Cho nên trong mệnh có thần khí chuyên vượng thì chỉ nên thuận theo cường thế, hoặc sinh trợ hoặc tiết khí, không được khắc hao. Phép tòng thế phân thành hai loại:
1, Nhật chủ quá vượng mà Tài Sát vô khí, kiến Tài Sát phản thành Bệnh thần, chỉ có thể thuận theo thế vượng của Nhật chủ, Dụng thần có thể là Ấn thụ, Tỉ Kiếp và Thương Thực, nhưng tùy tình hình mà sử dụng sẽ khác.
Trích Thiên Tủy: "Ngũ hành suy vượng hữu điên đảo chi lý, mộc thái vượng nhi tự kim, hỷ hỏa chi luyện dã; mộc cực vượng nhi tự hỏa, hỷ thủy chi khắc dã". (Ngũ hành suy vượng mang lý lẽ điên đảo, mộc thái vượng tựa như kim, hỷ hỏa luyện; mộc cực vượng tựa như hỏa, ưa thủy khắc). Cho nên Nhật chủ thái vượng thì hỷ Thương Thực tiết bớt, Nhật chủ cực vượng thì thích được Ấn thụ sinh cho.
- Nhật chủ vượng mà thấu tiết thần (thần tiết khí), trong cục Ấn khinh lại không thể khắc tiết thần thì gọi là nhật chủ thái vượng, khi đó hỷ tiết không hỷ sinh, và cũng hỷ Tỉ Kiếp;
- Nhật chủ vượng mà vô tiết thần, trong trụ nhiều thần khí sinh trợ, gọi là nhật chủ cực vượng, thích được sinh mà không thích tiết, Tỉ Kiếp cũng thích hợp;
- Ngoài ra còn có Ấn thụ vượng mà vô Thương Thực, lại vô Tài tinh chế Ấn, gọi là mẫu tử tình y (tình mẫu tử gắn bó, nương tựa nhau), hỷ Tỉ Kiếp mà không thích bị tiết khí, Ấn thụ khả dụng.
- Nhưng cũng có mệnh vừa hỷ sinh vừa thích tiết và cả hỷ Tỉ Kiếp, gọi là Tỉ Kiếp chuyên quyền, hữu Ấn thụ thì đều quy về Tỉ Kiếp, sinh thì không được thương tiết, tiết thì không thể có Ấn.
Ví dụ 5.35 (trích từ Trích Thiên Tủy)
Giáp Dần / Đinh Mão / Ất Mùi / Đinh Hợi
Mậu Thìn - Kỷ Tỵ - Canh Ngọ - Tân Mùi - Nhâm Thân - Quý Dậu
Trụ này Hợi Mão Mùi hội mộc cục, Nhật chủ cường vượng, hữu Tài nhưng tòng cục (mộc) nên không thành hỗn tạp, lưỡng Đinh hỏa lộ ra Thực Thần tiết thấu, tuy có Hợi thủy Ấn thụ vẫn tòng cục, nên không làm hại Đinh hỏa. Mệnh này Dụng thần tất tại hỏa; vận đến Tị, Đinh hỏa lâm vượng, đỗ Tiến sĩ (Giáp bảng); Canh Ngọ, Tân Mùi, vẫn là vận nam phương hỏa, kim cũng không làm hại thể dụng, hoạn lộ bình thản; vận Nhâm Thân mộc hỏa đều tổn thương, phá cách, chết ở trong quân. Đây là trường hợp minh họa Nhật chủ thái vượng dụng Thực Thần, nên tiết mà không nên sinh.
Ví dụ 5.36 (trích từ Trích Thiên Tủy)
Quý Mão / Bính Thìn / Giáp Dần / Ất Hợi
Ất Mão - Giáp Dần - Quý Sửu - Nhâm Tý - Tân Hợi - Canh Tuất
Giáp Dần Nhật nguyên, sinh vào cuối xuân, Đông phương mộc cục lại có Hợi thủy sinh mộc, Nhật chủ cường vượng. Bính hỏa lộ ra tiết tú vốn có thể làm dụng nhưng gặp Quý thủy Ấn thụ thương khắc, tự đóng ở Thìn thổ lại thành suy. Mới vào Ất Mão, Giáp Dần, phúc hỷ tự nhiên; sau giao Quý Sửu, Quý lại thương Bính, phá bại dị thường. Đến vận Nhâm Tý, Kiêu thần đoạt Thực, tan nhà nát cửa tự ải mà chết. Đây là minh họa Nhật chủ thái vượng dụng Thực Thần, trong trụ có Ấn thương khắc, kỵ hành vận Ấn thụ.
Ví dụ 5.37 (trích từ Trích Thiên Tủy)
Quý Hợi / Giáp Tý / Nhâm Thân / Canh Tý
Quý Hợi - Nhâm Tuất - Tân Dậu - Canh Thân - Kỷ Mùi - Mậu Ngọ
Nhâm Thân nhật sinh tháng Tý, niên thời là Hợi Tý, can thấu Canh Quý, thủy thế cuồn cuộn không thể chặn được. Nguyệt can Giáp mộc khô héo lại gặp kim phạt, không thể dung nạp thủy nên bỏ đi không dùng, trái lại dụng Canh Thân kim để thuận theo khí thế. Sơ vận Quý Hợi, tòng theo vượng thần của trụ nên phúc phận đại hảo; vận Nhâm Tuất thủy bất thông căn, Tuất thổ kích động thủy thế, gia cảnh gặp nạn, tang chế, phá hao; Tân Dậu Canh Thân nhập học tu thân, gia nghiệp ngày càng tăng tiến; giao vận Kỷ Mùi, kích động thế nước đang chảy mạnh và khắc liền 3 Tý, phá hao dị thường, đến Mậu vận thì chết.
So trụ này và trụ trước, giống nhau ở nguyệt can thấu xuất Thực Thần bị Ấn khắc, tại sao trụ kia kỵ Ấn còn trụ này hỷ Ấn? Lý do là lý tính ngũ hành khác nhau, vượng mộc gặp một chút hỏa có thể tiết bớt, nên khi hỏa thụ khắc là Dụng thần bị thương; vượng thủy gặp mộc khô nhược (cây khô) thì không thể dung nạp thủy, mộc vốn đã vô dụng thụ khắc thì ngại gì nữa? Ví dụ này nói rõ Nhật chủ thái vượng, trong trụ Thực Thần vô dụng, thành ra hỷ dụng Ấn thụ.
Ví dụ 5.38 (trích từ Trích Thiên Tủy)
Mậu tuất / Bính thìn / Kỷ tị / Kỷ tị
Đinh Tỵ - Mậu Ngọ - Kỷ Mùi - Canh Thân - Tân Dậu - Nhâm Tuất
Tứ trụ hỏa thổ, hoàn toàn không có tiết thần, thổ cực vượng, nên sinh không nên tiết. Sơ vận Nam phương, hưởng di nghiệp cha ông phong túc, Ngọ vận nhập học, Kỷ Mùi thi hương thi hội, nổi trội hơn người nhưng không được tiến cử; giao vận Canh Thân, Thanh phù hóa điệp (ý nói sâu Thanh phù vốn rất đẹp, hình thù giống con ve và con bướm, còn có tên là Thần tiền, tượng trưng cho tiền tài, hóa ra điệp, con bướm, thì thành vô dụng), gia nghiệp dần mai một; vận Tân Dậu tiền tài ví như sau xuân lại gặp sương tuyết, sự nghiệp tiêu điều; Nhâm vận bị đoàn Tỉ tranh cướp nên mất tại vận này. Đây là Nhật chủ cực vượng dụng Ấn thụ, nên sinh không nên tiết.
Ví dụ 5.39 (trích từ Trích Thiên Tủy)
Nhâm Tý / Tân Hợi / Giáp Dần / Giáp Tý
Nhâm Tý - Quý Sửu - Giáp Dần - Ất Mão - Bính Thìn - Đinh Tị
Giáp Dần nhật nguyên, sinh tháng Hợi thủy vượng mộc chắc, cực kỳ vượng. Một ít Tân kim tòng theo thế thủy, bình yên hòa thuận nên không thành hỗn cục. Càng hỷ tứ trụ không hỏa thổ, thủy mộc nhất khí, tình mẫu tử tựa nhau. Sơ vận Bắc phương, nhập học đăng khoa; hai vận Giáp Dần Ất Mão, tòng theo vượng thế, làm quan danh tiếng một vùng; vận Bính Thìn vẫn còn tình nghĩa củng hợp, tuy bị cách chức nhưng tránh được hung họa; vận Đinh Tị gặp cảnh xung kích đề cương (bản thể nguyệt lệnh), trái nghịch kỳ thế của trụ nên vong mạng. Ví dụ này thuyết minh Ấn thụ vượng mà không có Thương Thực, Nhật chủ hỷ được sinh hoặc tỉ trợ, không thích tiết.
Ví dụ 5.40 (trích từ Trích Thiên Tủy)
Giáp dần / Ất hợi / Ất mão / Quý mùi
Bính tý - Đinh sửu - Mậu dần - Kỷ mão - Canh thìn - Tân tị - Nhâm ngọ - Quý mùi
Mệnh này Hợi Mão Mùi hội mộc cục, niên chi Dần mộc, tứ trụ vô kim, hỏa không thấu xuất. Hợi thủy Ấn thụ đã hợp mà hóa mộc, Quý thủy vốn nhược tất tòng cường thế. Khí Tứ trụ quy hết về Tỉ Kiếp. Hành vận Bính Tý, Đinh Sửu, Mậu Dần, Kỷ Mão đều thuận lợi. Vận Canh Thìn, Tân Tị hoạn nạn tang chế đổ vỡ, hoạn lộ cũng lao đao. Đến ngoài 60, hành vận Nhâm Ngọ, Quý Mùi, từ Huyện lệnh mà thăng Tư Mã, dấn bước đến chốn quan trường rồi được thăng lên chức Quan Sát, thẳng một mạch như dương phàm đại hải (thuyền có buồm làm bằng cây liễu mỏng manh mà ra được biển lớn, ý nói thành quả thần kỳ). Bởi vậy xem đến cách chuyên vượng, Tỉ Kiếp thừa quyền, Đông nam bắc vận đều thuận lợi; chỉ sợ kỵ vận Tây phương kim khắc phá mà thôi.
Ví dụ 5.41 (trích từ Trích Thiên Tủy)
Canh dần / Kỷ mão / Ất hợi / Quý mùi
Canh thìn - Tân tị - Nhâm ngọ - Quý mùi - Giáp thân
Xem sơ qua thì trụ này và trụ trước đó đại đồng tiểu dị, tựa hồ cũng thành tòng cường cách. Nhưng mà mệnh này can thấu Canh kim, xung quanh không thủy dẫn hóa, còn thấu Kỷ Tài tương trợ, tất bất hòa với mộc đang vượng. Canh kim thành Bệnh thần, tứ trụ không thấy hỏa khắc khử khiến Nhật chủ có xu hướng đến hợp với nó, cách Tòng cường liền bị Canh kim phá hỏng. Bất đắc dĩ Nhật chủ phải đổi dụng Tài Quan, lại thấy Tài hội Kiếp cục, Quan lâm tuyệt địa, Dụng thần không chỗ dựa. Cho nên gia nghiệp phá hao, học cũng chẳng xong, học thì nhiều mà chẳng có gì thành. Tiền tài hao phá, xa lìa người thân, xuống tóc đi tu. Trường hợp này thuyết minh Tòng cường cách kiến Quan sát, vô Ấn hóa giải tất phá cách.
Tóm lại, Nhật chủ vượng để thành tòng vượng cách, đầu tiên kỵ hỗn Tài Quan Sát, nếu tạp Tài hội hay hợp với cường thần thì không kỵ, hoặc tạp Quan tạp Sát bị Ấn thụ tiết tận cũng không kỵ; kế đến là kỵ dụng Thương Thực mà bị Ấn tinh khắc phá, Thương Thực và Ấn thụ không gặp nhau thì được. Vượng cách đã thành, thần khí sở dụng có thể là sinh, hoặc tiết, hoặc bang trợ vượng khí. Như trong trụ Tỉ Kiếp đông đảo, gặp Thương Thực thì gọi là "anh hoa phát tú" (hoa đẹp đang nở), cần nguyên cục vô Ấn mới tránh được phản khắc làm hại thì danh lợi mới thành toại; kiến Ấn thụ mà trong cục vô Thương Thực, gọi là "sinh trợ cường thần" cũng chủ vẻ vang thuận lợi; kiến Tài tinh tất bị đoàn Tỉ tranh đoạt cần có Thương Thực tòng trung dẫn hóa mới tránh được tai ương; kiến Quan sát, gọi là phạm vượng, hung họa khó tránh khỏi.
2, Nhật chủ cô lập vô khí, Tứ trụ không có ý hướng sinh phù mà dù có sinh phù cũng bị thần khí khác khắc phá, Nhật chủ chỉ có thể tòng theo vượng khí, cần xem xét vượng khí quy về thần nào, nếu Tứ trụ Tài Quan (Sát) đều vượng, không thấy Thương Thực, thế tất ở Quan (Sát), cho dù có Thương Thực cũng có thể được Tài tinh hóa hợp để không tranh đấu với Quan (Sát), khi đó thành cách Tòng Quan, Tòng Sát, hỷ hành Tài vận và Quan (Sát) vận; nếu tứ trụ Thương Thực Tài tinh cùng vượng không thấy Quan Sát, thế ắt hẳn do Tài, cho dù hữu Quan Sát cũng có thể hợp hội thành vượng thần để không tạp loạn thì có thể thành cách Tòng Tài hoặc Tòng Nhi, hỷ hành Thương Thực vận và Tài vận. Tòng cách đều kỵ hành Tỉ Kiếp Ấn thụ vận.
Ví dụ 5.42 (trích từ Trích Thiên Tủy)
Ất mão / Kỷ mão / Mậu thìn / Quý hợi
Mậu dần - Đinh sửu - Bính tý - Ất hợi - Giáp tuất - Quý dậu
Mậu thổ sinh trọng xuân, mộc đang nắm quyền, đóng nơi Thìn thổ, tuy là thông căn lại bị vượng mộc khắc phá, huống chi Thìn thổ vốn có công nuôi dưỡng mộc và hàm chứa thủy, lại còn được giờ Hợi thủy vượng sinh mộc, thế ấy ắt hẳn ở Quan. Nhật chủ suy nhược, vô hỏa sinh hóa, vô kim hỗn cục, chọn cách Tòng Quan chứ cũng không luận thành Thân suy. Tuy không phải xuất thân khoa giáp, vận đến Bính Tý, Ất Hợi, liên tiếp đăng khoa quan tước, chức vị đến Phong cương (tương đương Tổng đốc, Tuần phủ); đến vận Quý Dậu, Thương Quan kiến Quan phá đi thế tòng, bị cách chức rồi chết. Đây là ví dụ Nhật chủ tuy có Tỉ Kiếp nhưng thân mình lo cũng chẳng xong nên chỉ phù hợp Tòng vượng Quan, là giả tòng, Tỉ Kiếp thành Bệnh.
Ví dụ 5.43
Giáp Ngọ / Đinh Mão / Tân Mão / Giáp Ngọ
Bính Dần - Ất Sửu - Giáp Tý - Quý Hợi - Nhâm Tuất
Đây là Nữ mệnh, tứ trụ mộc hỏa đầy trụ, Nhật chủ Tân kim tuyệt khí mà không có sinh phù, đúng thực Tòng Sát cách. Người này làm việc giỏi giang, nữ trung hào kiệt. Hành vận Giáp Tý, Quý Hợi tuy nói Tòng Sát cách kỵ Thương Thực, nhưng mà Mệnh này thiên địa can chi toàn vượng mộc hộ hỏa, thủy vận bất thương khắc hỏa trái lại còn có ý hướng sinh mộc, cho nên sau năm Bính Dần một bước lên mây (thanh vân trực thượng), hiện đang giữ chức vụ tại một bộ quan trọng của chính phủ. Có thể thấy được cách Tòng Sát mà Tài vượng thì cũng không sợ Thương Thực.
Ví dụ 5.44 (trích từ Trích Thiên Tủy)
Mậu Tuất / Bính Thìn / Ất Mùi / Bính Tuất
Đinh Tị - Mậu Ngọ - Kỷ Mùi - Canh Thân - Tân Dậu - Nhâm Tuất
Ất mộc sinh cuối xuân, đóng gốc tại Mùi, đắc dư khí ở Thìn, tựa hồ Tài đa Thân nhược, nhưng Tứ trụ đều là Tài, kỳ thế tất phải tòng. Mùa xuân thổ khí hư chỉ có Bính hỏa là thực khí, mà hỏa chính là tú khí của mộc, thổ chính là tú khí của hỏa, ba thứ mộc hỏa thổ đầy đủ và hoàn toàn không có kim tiết, không có thủy chia cắt. Hơn nữa, càng mừng gặp vận Nam phương hỏa địa vốn là nơi tú khí lưu hành. Cho nên khoa cử thềm son, danh đề bảng vàng. Ví dụ này minh họa Tòng Tài cách, dụng Thương Quan Bính hỏa dẫn hóa, Thương nhược Tài vượng, gặp Quan vận vô hại.
Ví dụ 5.45 (trích từ Trích Thiên Tủy)
Mậu tuất / Đinh tị / Giáp dần / Kỷ tị
Mậu ngọ - Kỷ mùi - Canh thân - Tân dậu - Nhâm tuất - Quý hợi
Giáp Dần nhật nguyên sinh tháng Tị, Bính hỏa nắm lệnh, tuy tọa ở Lộc nhưng tinh chất bị tiết tận. Hỏa vượng mộc bị thiêu, hỷ thổ để lưu khí hỏa, vượng khí quy về thổ, Nhật chủ suy cực tất Tòng Tài. Sơ vận Mậu Ngọ Kỷ Mùi, thuận theo hỏa thổ, tổ nghiệp thịnh vượng, lại đỗ tú tài; vận Canh Thân nghịch hỏa tính, kim tiết khí thổ; đến Quý Hợi xung kích hỏa thế mà chết. Đây là Tòng Tài cách, Thương Thực vượng tướng, kiến Quan sát có hại, gặp phải thủy đại họa.
Ví dụ 5.46
Mậu Ngọ / Ất Mão / Canh Thìn / Mậu Dần
Giáp Dần - Quý Sửu - Nhâm Tý - Tân Hợi
Nữ mệnh, Canh sinh trọng xuân, địa chi Dần Mão Thìn hội mộc cục, Ất Canh lại hợp, tựa hồ Tòng Tài. Song, ngại rằng can thấu lưỡng Ấn, lại có Ngọ hỏa tiết Tài trợ Ấn, càng ngại không có Thương Thực dẫn hóa Nhật chủ, tuy Tài vượng nhưng có Ấn nên không thể tòng được. Luận theo Tài đa Thân nhược vốn có thể dụng Ấn Kiếp phù thân, nhưng kỵ nhật chủ tham hợp, không đoái hoài gì đến Dụng thần trợ giúp mình, cho nên sinh ra tính cách bốp chát, ăn nói bừa bãi, hay lật lọng, tham tiền thất trinh, không có gì kiêng dè cả. Ví dụ này cho biết, Tòng Tài cách cần phải có Thương Thực, còn gặp Quan Sát tiết Tài lại kỵ.
Ví dụ 5.47
Nhâm ngọ / Nhâm dần / Quý mão / Giáp dần
Quý mão - Giáp thìn - Ất tị - Bính ngọ - Đinh mùi - Mậu thân
Trụ này Quý sinh đầu xuân, mộc vượng thừa quyền, tuy lộ ra Kiếp tài nhưng tứ trụ vô kim, gặp mộc bị tiết hết đi. Vượng khí quy hết về mộc, thành thủy mộc Tòng Nhi cách. Mừng năm có chi Ngọ hỏa, Thương Thực sinh Tài, tú khí lưu hành, đây gọi là Tòng Nhi cách mừng gặp được Tài, chuyển thành tâm ý mẹ sinh cho con. Trung niên hành vận Nam phương, hoạn lộ hanh thông, giữ chức trưởng thanh tra trọng yếu. Đây là Tòng Nhi cách mừng gặp được Tài, gặp Tỉ Kiếp thành Bệnh thần.
Ví dụ 5.48 (trích từ Trích Thiên Tủy)
Mậu Tuất / Ất Sửu / Bính Thìn / Kỷ Sửu
Giáp Tý - Quý Hợi - Nhâm Tuất - Tân Dậu - Canh Thân
Mệnh này tứ trụ đều là thổ, Mệnh chủ Bính hỏa tận tiết cho thổ, tựa hồ Tòng nhi cách, nhưng Tứ trụ vô kim, vượng thổ không thấy sinh, tất khí bế thần khô. Huống chi nguyệt can Ất mộc trợ hỏa khắc thổ, tình ý Nhật chủ tất theo về Ất mộc, không thể Tòng nhi được. Song Ất mộc khô héo lấy gì trợ hỏa? Cho nên năm 34 tuổi mắc bệnh mà chết. Đây thuyết minh trường hợp Tòng Nhi cách kiến Ấn tất phá. Nếu chỉ cần thấu xuất Tài tinh khắc khử Ấn thụ thì Thương Thực lại có thể sinh Tài ắt hẳn trở thành quý cách rồi!
Tóm lại:
Nhật chủ suy yếu mà tòng theo cường thần, chỉ có hai loại, hoặc là Tòng Tài Quan (Sát), hoặc Tòng Thương Thực Tài. Tòng Quan (Sát) cần dụng Tài để phụ trợ; Tòng Tài cần dụng Thương Thực lấy hóa Kiếp; Tòng Thương Thực lại cần phải có Tài tinh để lưu thông.
Nhưng Tòng cách lại phân ra cao thấp: Tòng Quan thuần không nên hỗn Sát, Tòng Sát thanh lại không nên hỗn Quan, dễ thành Quan sát hỗn tạp, khi ấy Nhật chủ đang tòng liền vô định hướng, coi như tổn hại quý cách; Tòng Tài cách tuy chẳng phân biệt thiên chính (Tài) nhưng cần Thực Thương nở hoa (tiết tú), chẳng những công danh hiển đạt mà còn cả đời chẳng có tai họa lớn, do Tòng Tài tối kỵ Tỉ Kiếp vận, trong trụ hữu Thương Thực năng hóa Tỉ Kiếp (nếu có) để sinh Tài thì cũng tốt đẹp; Tòng Nhi cách cần Thương Thực sinh Tài, lại cần hành Tài vận, không gặp Tài vận thì không phú quý, mà khi được tú khí lưu hành, người tất thông minh xuất chúng, học vấn tinh thâm.
Giả như Nhật chủ suy nhược, Thương Thực, Tài tinh, Quan Sát đều vượng, Nhật chủ tòng theo thần nào? Đây tất dụng Tài để được hòa thuận, dẫn thông khí Thương Thực, trợ Quan sát, nhằm chuyển thành Thương Thực sinh Tài, Tài sinh Quan sát, vượng khí quy về Quan sát. Chỉ cần Thương Thực và Quan sát không tranh đấu với nhau thì cũng có thể thành quý cách. Tối kỵ Nhật chủ suy nhược mà có phù trợ, mong tòng mà không thể tòng, mà thần khí phù trợ lại không đủ lực phù không nổi, không có đường để đi thì thân lâm tuyệt cảnh, đây ắt hẳn sống mà như phế nhân. Tòng và bất tòng, quý hay tiện đều theo đó mà ra, người học cần cố gắng nhận thức rõ.
(Hết chương 5)
#5
Gửi vào 01/08/2016 - 10:29
tyty, on 28/04/2011 - 19:07, said:
Ví dụ 5.27, tứ trụ Tưởng Giới Thạch
Đinh Hợi / Canh Tuất / Kỷ Tị / Canh Ngọ
Kỷ Dậu - Mậu Thân - Đinh Mùi - Bính Ngọ - Ất Tị - Giáp Thìn
Kỷ thổ sinh Tuất nguyệt lại được lưỡng Ấn tương sinh nhật chủ rất vượng, Canh kim Thương quan tựa hồ như tiết tú song táo thổ không thể sinh kim nên kim khí rất yếu lại còn gặp Kiêu Ấn khắc chế nên có thể nói rằng vô tú khí, vậy sao lại quý? Kỳ thực, trụ này là Quan lộc cách (cách này có thể xem ở chương 12), Nhật Lộc quy thời, Ngọ hỏa Lộc thần tượng trưng quyền lực làm Dụng thần của Bát tự. Thấu Canh kim Thương quan phản thành bệnh thần, nên dụng Hỏa khử đi để đắc dụng, chi Hợi thủy trụ năm xung khắc Tị hỏa thành bệnh.
Vận hành hỏa địa Đinh Mùi, Bính Ngọ, Ất Tị khắc khử đi Canh kim, lên như diều gặp gió nhưng vẫn cần hỏa địa dụng thổ thì mới gặp tốt. Bính ngọ vận, lưu niên 1925 Ất Sửu thổ, nắm binh quyền đánh bại quân Trần Quýnh Minh (đây là do Sửu thổ hình động Tuất thổ khắc Hợi thủy); lưu niên 1928 Mậu Thìn thổ được bầu làm Chủ tịch Quốc Dân Đảng (đây là do Thìn thổ xung động Tuất thổ khắc Hợi thủy); cho nên trụ này cùng lấy hỏa thổ làm Dụng thần, thổ để khử chế thủy còn có hỏa thì mới đắc thế. Hành vận đến Giáp Thìn, Thìn thổ hối (lu mờ ánh sáng) Ngọ hỏa là tối kỵ, năm Hợi Tý Sửu chế hỏa nên thất bại. Đây là minh họa Tài đến khắc Ấn, Ấn không thể chế Thương Quan mà thành Bệnh, dụng Tỉ Kiếp khử Tài làm thuốc.
Đinh Hợi / Canh Tuất / Kỷ Tị / Canh Ngọ
Kỷ Dậu - Mậu Thân - Đinh Mùi - Bính Ngọ - Ất Tị - Giáp Thìn
Kỷ thổ sinh Tuất nguyệt lại được lưỡng Ấn tương sinh nhật chủ rất vượng, Canh kim Thương quan tựa hồ như tiết tú song táo thổ không thể sinh kim nên kim khí rất yếu lại còn gặp Kiêu Ấn khắc chế nên có thể nói rằng vô tú khí, vậy sao lại quý? Kỳ thực, trụ này là Quan lộc cách (cách này có thể xem ở chương 12), Nhật Lộc quy thời, Ngọ hỏa Lộc thần tượng trưng quyền lực làm Dụng thần của Bát tự. Thấu Canh kim Thương quan phản thành bệnh thần, nên dụng Hỏa khử đi để đắc dụng, chi Hợi thủy trụ năm xung khắc Tị hỏa thành bệnh.
Vận hành hỏa địa Đinh Mùi, Bính Ngọ, Ất Tị khắc khử đi Canh kim, lên như diều gặp gió nhưng vẫn cần hỏa địa dụng thổ thì mới gặp tốt. Bính ngọ vận, lưu niên 1925 Ất Sửu thổ, nắm binh quyền đánh bại quân Trần Quýnh Minh (đây là do Sửu thổ hình động Tuất thổ khắc Hợi thủy); lưu niên 1928 Mậu Thìn thổ được bầu làm Chủ tịch Quốc Dân Đảng (đây là do Thìn thổ xung động Tuất thổ khắc Hợi thủy); cho nên trụ này cùng lấy hỏa thổ làm Dụng thần, thổ để khử chế thủy còn có hỏa thì mới đắc thế. Hành vận đến Giáp Thìn, Thìn thổ hối (lu mờ ánh sáng) Ngọ hỏa là tối kỵ, năm Hợi Tý Sửu chế hỏa nên thất bại. Đây là minh họa Tài đến khắc Ấn, Ấn không thể chế Thương Quan mà thành Bệnh, dụng Tỉ Kiếp khử Tài làm thuốc.
Sửa bởi DaoHongLocTang: 01/08/2016 - 10:37
#6
Gửi vào 01/08/2016 - 12:43
DaoHongLocTang, on 01/08/2016 - 10:29, said:
Ace và các bác cho cao kiến. Theo Đoàn Kiến Nghiệp trụ họ Tưởng thì Tài (thủy) là bệnh . Sao Vợ Tưởng là Tống Mỹ Linh lại trợ thủ đắc lực cho chồng như vậy, lý ra phải khắc vợ hại thê và vợ không tốt mí phải, phải không ah?
Sửa bởi maianha: 01/08/2016 - 12:45
Thanked by 1 Member:
|
|
#7
Gửi vào 13/01/2024 - 12:02
Các anh chị cô chú bác cho con hỏi quyển này có được dịch hết quyển ko ạ, nếu có có thể cho con xin được ko? Con cảm ơn
#8
Gửi vào 13/01/2024 - 13:01
Thiệt tình đọc trích dịch trên, tui không nghĩ là do Đoàn Kiến Nghiệp viết, vì trong tất cả tài liệu về Mp sơ, trung, cấp đều không có những từ như "phù, ức, dụng thần, tòng cách v,v,...và cuốn MLCY này chắc cũng là 1 tổng hợp của 1 người học cơ bản vượng suy, cách cục mà thôi. Tóm lại là nếu bạn muốn tìm hiểu MP thì sách trên không đúng, cẩn thận kẻo mất thì giờ, vì toàn bộ "ngôn ngữ MP" không có trong đó.
Thanked by 1 Member:
|
|
#9
Gửi vào 13/01/2024 - 13:25
Hetu, on 13/01/2024 - 13:01, said:
Thiệt tình đọc trích dịch trên, tui không nghĩ là do Đoàn Kiến Nghiệp viết, vì trong tất cả tài liệu về Mp sơ, trung, cấp đều không có những từ như "phù, ức, dụng thần, tòng cách v,v,...và cuốn MLCY này chắc cũng là 1 tổng hợp của 1 người học cơ bản vượng suy, cách cục mà thôi. Tóm lại là nếu bạn muốn tìm hiểu MP thì sách trên không đúng, cẩn thận kẻo mất thì giờ, vì toàn bộ "ngôn ngữ MP" không có trong đó.
Thanked by 1 Member:
|
|
#10
Gửi vào 13/01/2024 - 13:41
À vậy bạn tìm Tài liệu phụ đạo mệnh lý MP mới có những từ như hợp khử, hợp trói, hợp thương...
Thanked by 1 Member:
|
|
Similar Topics
Chủ Đề | Name | Viết bởi | Thống kê | Bài Cuối | |
---|---|---|---|---|---|
Dòng Thơ Nhạc Trích Đoạn |
Vườn Thơ | nguyenthanhsang |
|
||
THƠ NGẮN TRÍCH ĐOẠN - 2 |
Vườn Thơ | nguyenthanhsang |
|
||
Một vài lá số Đại giasưu tầm,trích lại từ diễn đàn cũ |
Tử Vi | GiaCatLac |
|
||
Vở diễn cuối cùng của cố nghệ sĩ Diệp Lang - trích đoạn cải lương "Tấm Lòng Của Biển" |
Linh Tinh | FM_daubac |
|
||
Thơ Họa Chọn Lọc Của Nhất Lang (NTS) & Tam Muội (LTVQ) - Trích Trong nhatlang.com |
Vườn Thơ | nguyenthanhsang |
|
||
Thơ Hay Ngắn Trích Đoạn |
Vườn Thơ | nguyenthanhsang |
|
1 người đang đọc chủ đề này
0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn
Liên kết nhanh
Tử Vi | Tử Bình | Kinh Dịch | Quái Tượng Huyền Cơ | Mai Hoa Dịch Số | Quỷ Cốc Toán Mệnh | Địa Lý Phong Thủy | Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp | Bát Tự Hà Lạc | Nhân Tướng Học | Mệnh Lý Tổng Quát | Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số | Khoa Học Huyền Bí | Y Học Thường Thức | Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian | Thiên Văn - Lịch Pháp | Tử Vi Nghiệm Lý | TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
Coi Tử Vi | Coi Tử Bình - Tứ Trụ | Coi Bát Tự Hà Lạc | Coi Địa Lý Phong Thủy | Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh | Coi Nhân Tướng Mệnh | Nhờ Coi Quẻ | Nhờ Coi Ngày |
Bảo Trợ & Hoạt Động | Thông Báo | Báo Tin | Liên Lạc Ban Điều Hành | Góp Ý |
Ghi Danh Học | Lớp Học Tử Vi Đẩu Số | Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý | Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | Sách Dịch Lý | Sách Tử Vi | Sách Tướng Học | Sách Phong Thuỷ | Sách Tam Thức | Sách Tử Bình - Bát Tự | Sách Huyền Thuật |
Linh Tinh | Gặp Gỡ - Giao Lưu | Giải Trí | Vườn Thơ | Vài Dòng Tản Mạn... | Nguồn Sống Tươi Đẹp | Trưng bày - Giới thiệu |
Trình ứng dụng hỗ trợ: An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi | Quỷ Cốc Toán Mệnh | Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản | Quẻ Mai Hoa Dịch Số | Bát Tự Hà Lạc | Thái Ât Thần Số | Căn Duyên Tiền Định | Cao Ly Đầu Hình | Âm Lịch | Xem Ngày | Lịch Vạn Niên | So Tuổi Vợ Chồng | Bát Trạch |
Coi Tử Vi | Coi Tử Bình - Tứ Trụ | Coi Bát Tự Hà Lạc | Coi Địa Lý Phong Thủy | Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh | Coi Nhân Tướng Mệnh | Nhờ Coi Quẻ | Nhờ Coi Ngày |
Bảo Trợ & Hoạt Động | Thông Báo | Báo Tin | Liên Lạc Ban Điều Hành | Góp Ý |
Ghi Danh Học | Lớp Học Tử Vi Đẩu Số | Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý | Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | Sách Dịch Lý | Sách Tử Vi | Sách Tướng Học | Sách Phong Thuỷ | Sách Tam Thức | Sách Tử Bình - Bát Tự | Sách Huyền Thuật |
Linh Tinh | Gặp Gỡ - Giao Lưu | Giải Trí | Vườn Thơ | Vài Dòng Tản Mạn... | Nguồn Sống Tươi Đẹp | Trưng bày - Giới thiệu |
Trình ứng dụng hỗ trợ: An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi | Quỷ Cốc Toán Mệnh | Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản | Quẻ Mai Hoa Dịch Số | Bát Tự Hà Lạc | Thái Ât Thần Số | Căn Duyên Tiền Định | Cao Ly Đầu Hình | Âm Lịch | Xem Ngày | Lịch Vạn Niên | So Tuổi Vợ Chồng | Bát Trạch |