Gửi vào 17/11/2013 - 13:31
Ơi đò ơi!
Tôi đi xa, sao đò không chờ?
Để đưa tôi sang sông
Nơi bên bến kia
Có bóng hình người tôi luôn nhớ
Con sông cách ngăn, đời đẩy đưa anh càng xa em…
Nay trở về đây
Đời đẩy đưa, anh lại lỡ chuyến đò
Nên không sang sông
Để mình em âm thầm nhớ mong.
Giờ sang bến kia
Hỏi rằng em đang phiêu bạt nơi đâu?
Nơi đâu xa xăm
Để lòng anh luôn hoài nhớ mong.
Ơi dòng sông
Sao cách ngăn, cho tôi lại lỡ đò
Không cho anh đến với em
Để tình ta luôn hoài cách chia
Ơi Đò ơi!
Đã bao năm anh không về bên Đò
Để Đò hiu quạnh
Từng đêm âm thầm nhớ mong
Ơi Đò ơi!
Cơn gió kia đưa anh về bên Đò
Bên em trong mơ
Để tình ta thôi hoài nhớ mong
Ơi Đò ơi!
Biết giờ em đang ở nơi đâu?
Hỡi anh em cùng chí, cùng bàn, cùng chung tửu lượng! Xét ngày nay mà nghĩ đến các cụ xưa. Ta nay thì uống cà phê, các cụ xưa thì uống trà nhưng cùng bàn chung chuyện thế, chuyện thời, chuyện đời chuyện nước, chuyện “bán nước”, chuyện buôn quan, lan man chuyện nhà ra đến chuyện ngõ, từ chuyện Tứ Trụ cho đến Tử Vi, từ Kinh Thi cho đến Kinh Dịch, từ Bát Tự cho đến Mai Hoa, từ tướng Ma cho đến tướng Phật, rồi lật đật đến Thái Ất Thần Kinh, rồi linh tinh nhiều chuyện nữa! Càng nghĩ ta càng bất bình, liền vỗ bàn đứng dậy vung đao chém chó. Than ôi! Thứ đao mà ta luyện là Phá Thiên Đao Pháp thì chó nào mà sống nổi?
Không giống như các cụ ngày xưa, xưa các cụ chém chó xong là phất cờ khởi nghĩa, tiến thì tranh thiên hạ, lui thì bá chủ sơn lâm. Nhưng xưa khác nay khác, nay vì nông nổi nhất thời nên lỡ vung đao chém chó, chó chết, mà trong tay ta không có cờ thì lấy gì mà phất? Thôi thì đành lòng vậy, cầm lòng vậy! Nhìn chó chết ta lại nghĩ đến bảy món làm lòng mình vô cùng xốn xang, thôi thì cũng đành lòng vậy, cầm lòng vậy!
Sau một thoáng bồi hồi, bất bình cũng đã giảm bớt. Ta ngước nhìn trời len lén thở dài, vì thở mạnh sợ có vị thánh, vị thần nào nghe thấy mà rủ lên thượng giới chơi cờ giải khuây thì thật phiền hà, mà ván cờ đời ta vẫn còn đang chơi dở chưa xong. Không giấu gì anh em, trong lòng ta lúc này chỉ còn đau đáu một mơ ước nho nhỏ, đó là: ta chỉ ước có một bình nguyên bao la nuôi toàn chó, một nông trường bát ngát lá mơ xanh, một đồi trồng riềng chanh sả ớt, một con sông đầy rượu bao quanh, để sáng sáng chiều chiều ngồi bên bụi riềng, ngậm củ sả, nhìn dòng sông rượu, cùng anh em hát điệu dô tá dô tà, rồi ta lại dzô dzô dzô… Anh em ạ! Mơ ước của ta tuy nhỏ nhoi, nhưng muốn trở thành hiện thực thì phải trông chờ vào cơ trời, vận nước và… cả tửu lượng của anh em nữa! Nhưng thôi, bàn chi chuyện xa xôi mơ ước, chúng ta nếu không làm được chín thì cũng phải làm được năm sáu món từ con chó chết, để lai rai mà luận bàn chuyện học thuật, thế sự, văn chương... Chủ đề mà ta tùy hứng khơi mào hôm nay là “nhân tướng”.
Nói đến nhân tướng thì quả thật nói hoài không hết, ta hôm nay chỉ nói đến một khía cạnh của tâm tướng. Người xưa có câu “họa hổ họa bì nan họa cốt, tri nhân tri diện bất tri tâm”, quả thật tìm hiểu những thứ ẩn giấu sâu bên trong mỗi con người thực là khó khăn. Xét trên một khía cạnh nào đấy thì Phương Tây họ có những nghiên cứu sâu, được ứng dụng thành công trong thực tế như: Giáo dục, y tế, quân sự, kinh doanh... đó là bộ môn Tâm Lý. Khía cạnh lúc này tôi muốn nói tới chính là từ ngôn ngữ của tiếng lòng mà ta biết được cuộc đời mỗi con người.
Giai thoại xưa chép rằng: tương truyền Nguyễn Giản Thanh hồi còn hàn vi theo học thầy là thượng thư Đàm Thận Huy. Một lần thầy vừa giảng bài xong thì trời đổ mưa, học trò phải ngồi lại trú không ai về được. Nhân đó ông Huy ra vế đối cho học trò:
"Vũ vô kiềm tỏa năng lưu khách"
(Mưa không phải then khóa mà giữ được khách.)
Giản Thanh đối lại:
"Sắc bất ba đào dị nịch nhân."
(Sắc đẹp không phải sóng gió mà nhấn chìm được người.)
Ông Huy lắng nghe rồi nói:
"-Câu đối tuy hay, nhưng ý không lành."
Nguyễn Chiêu Huấn cũng trong nhóm học trò xin đối:
"Nguyệt hữu loan cung bất xạ nhân."
Ông Huy cười:
"-Đối tuy không sắc sảo, nhưng ý lại lành..."
Sau này Giản Thanh đỗ trạng nguyên thời Lê Uy Mục, nhưng vì mê đắm một cô gái đẹp mà ô danh bại giá. Chiêu Huấn đỗ bảng nhãn, nhưng làm quan yên ổn, cuộc sống thanh thản. Quả là văn tức là người vậy.
Một câu chuyện khác gần đây nói về nữ sĩ Ngân Giang, bà kể: “năm lên 6 tuổi, theo người bác ra sân ga, nhìn những con tàu ra vào ga, buồn quá tôi bỗng thốt lên: Tàu về, rồi tàu lại đi/ Khối vô tình ấy nhớ gì sân ga. Lúc ấy, tôi không tài nào hiểu được vì sao bác tôi lại nắm lấy đôi vai nhỏ bé của tôi nhìn rất lâu, rồi lắc đầu bảo: Sau này cháu tôi lại khổ thôi" Quả thật đời nữ sĩ Ngân Giang truân chuyên chìm nổi đúng như lời người bác đã tiên đoán. Chính “tâm tính sầu muộn, vô sự quả ưu” là nét phá cách, làm cuộc đời bà long đong lận đận.
Nếu chiều nay không có anh, ai sẽ đưa em về
Trời sắp đổ cơn mưa, sao em còn đứng mãi
Hãy nói một lời có phải em giận anh
Có phải em giận anh
Nếu ngày mai xa cách nhau, em chẳng nên âu sầu
Trời sắp đổ mưa ngâu đôi ta chẳng tan vỡ
Dẫu biết tình đầu rất dễ chia lìa nhau
Dễ chìm vào trong bể dâu
Yêu nhau từ độ nào mấy mùa trăng lên cao
Thiết tha trao mối duyên đầu để tình đôi ta bền lâu
Mùa thu lá bay bay thật nhiều
Kỷ niệm càng thương bấy nhiêu
Nếu tình đôi ta dở dang em hãy xem như là
Một giấc ngủ chiêm bao mai sau cũng quên hết
Đôi hướng cuộc đời có lẽ không gặp nhau
Em về kẻo trời mưa mau.
ST: Ngân Giang
Vài dòng lan man...
Ẩn Long Cư Sỹ