Sửa bởi 4mua: 22/11/2013 - 21:08
Một thoáng suy tư
#46
Gửi vào 22/11/2013 - 20:40
#48
Gửi vào 23/11/2013 - 16:07
Votuong, on 22/11/2013 - 20:25, said:
Đúng vậy, cụ Nguyễn Du đã rất tinh tế khi nói về nàng Kiều:
...
Làn thu thủy, nét xuân sơn,
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh.
...
Khúc nhà tay lựa nên xoang,
Một thiên bạc mệnh, lại càng não nhân.
...
Lòng đâu sẵn mối thương tâm,
Thoắt nghe Kiều đã đầm đầm châu sa.
Đau đớn thay phận đàn bà!
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung.
Phũ phàng chi bấy hóa công,
Ngày xanh mòn mỏi má hồng phôi pha.
Sống làm vợ khắp người ta,
Hại thay thác xuống làm ma không chồng.
...
Lại càng ủ dột nét hoa,
Sầu tuôn đứt nối, châu sa vắn dài.
Vân rằng: Chị cũng nực cười,
Khéo dư nước mắt khóc người đời xưa.
Rằng: Hồng nhan tự thuở xưa,
Cái điều bạc mệnh có chừa ai đâu ?
Nỗi niềm tưởng đến mà đau,
Thấy người nằm đó biết sau thế nào ?
Quan rằng: Chị nói hay sao,
Một lời là một vận vào khó nghe.
...
Theo ta thì nét phá cách của nàng Kiều có thể nói gọn là “ ánh mắt mùa thu, tâm tính sầu muộn, vô sự quả ưu”, quả thật văn cũng tức là tiếng lòng cũng là người vậy. Về ngôn từ thì cụ Nguyễn Du đã diễn tả rõ rồi, ta cũng chả nói thêm được gì nữa. Điều đáng tiếc nhất trong Truyện Kiều là vay mượn cốt truyện nên khiến nó khiếm khuyết không còn được toàn mỹ.
Về hình tướng của Từ Hải thì cụ Nguyễn Du mô tả:
Râu hùm hàm én mày ngài,
Vai năm tấc rộng thân mười thước cao
Ta so sánh với Thúy Vân:
Vân xem trang trọng khác vời,
Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang.
Hoa cười ngọc thốt đoan trang,
Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da.
Nếu để ý sẽ thấy Từ Hải có lông mày giống Thúy Vân, đó là mày ngài, là lông mày phụ nữ! Đây cũng chính là nét phá cách của Từ Hải. Quả thật sau này vì nể lời của Dâm Dâm cô nương mà Từ Hải phải nuốt hận vong mạng, chết vì đàn bà! ôhô ai tai! Thôi hôm nay nói thế đã, vì ta còn:
Dõi mắt nhìn về cung Ngọc Khuyết
Chốn Bồng Lai ai đó đợi trông
Hỏi khách đa tình đi đâu vắng?
Để đó Nàng Thơ mãi thẩn thơ!
Ẩn Long Cư Sỹ
Cũng có nhiều giả thiết về lá số Kiều nhưng HT nghĩ tất cả cũng chỉ là kết quả của sự ham mê, mến chuộng tác phẩm và tài năng của Nguyễn Du mà giới Lý số đã tham vọng cố quy kết số phận nàng Kiều qua lá số Tử vi, nếu làm được thế thật thì chắc trên văn đàn đã không có nhiều sự tranh cãi, khen, chê lẫn lộn xung quanh Tác phẩm. Nhưng HT nghĩ hẳn là Nguyễn Du cũng từng quy kết, thậm chí là lập lá số của Kiều ở một dạng cách cục cụ thể, phù hợp thì mới cho ra được một tác phẩm mang dòng chảy nội tâm và thân phận hợp tình, hợp lý, hợp hoàn cảnh và hợp với mệnh số như vậy.
Câu " Làn thu thuỷ nét xuân sơn/ Hoa thơm đua thắm liễu hờn kém xanh" nếu được và có khả năng am hiểu về lý số chắc HT cũng sẽ thử " gọt gót cho vừa dày" quy kết ngay là nàng này mang bộ Hồng Đào gia thêm Riêu Đà Kỵ, vì phải có Riêu Đà Kỵ là bộ tam ám chuyên môn gây họa liên hoàn, là nghiệp chướng khó thoát, thì mới gây cho Kiều một thân phận hồng nhan bạc phận như vậy.
Đà = ám khí, hung khí, vong linh mờ ảo ( Đạm Tiên) - Tượng cũng chỉ đàn bà, phụ nữ ( liễu, hoa ghen tỵ)
Kỵ = ghen tuông giận hờn, làm lem luốc thanh danh, thị phị, đàm tiếu.
Riêu = oan nghiệp tình ái, tinh hoa, màu sắc, đẹp có ẩn chứa dâm tính.
Vì vậy bộ Riêu Đà Kỵ gặp hạn Không Kiếp dễ nghiệp báo hành hạ đương số rơi vào cảnh sầu khổ đủ bề, hạn ép làm gái bán hoa " Thanh lâu hai lượt Thanh y hai lần"
....
Cũng chỉ là sự liên hệ tác phẩm qua góc nhìn Tử vi mà HT cóp nhặt rồi lắp ghép lung tung cho vui vậy thôi ạ.
Thanked by 4 Members:
|
|
#49
Gửi vào 24/11/2013 - 10:20
hongtiem, on 23/11/2013 - 16:07, said:
Đà = ám khí, hung khí, vong linh mờ ảo ( Đạm Tiên) - Tượng cũng chỉ đàn bà, phụ nữ ( liễu, hoa ghen tỵ)
Kỵ = ghen tuông giận hờn, làm lem luốc thanh danh, thị phị, đàm tiếu.
Riêu = oan nghiệp tình ái, tinh hoa, màu sắc, đẹp có ẩn chứa dâm tính.
Vì vậy bộ Riêu Đà Kỵ gặp hạn Không Kiếp dễ nghiệp báo hành hạ đương số rơi vào cảnh sầu khổ đủ bề, hạn ép làm gái bán hoa " Thanh lâu hai lượt Thanh y hai lần"
....
Cũng chỉ là sự liên hệ tác phẩm qua góc nhìn Tử vi mà HT cóp nhặt rồi lắp ghép lung tung cho vui vậy thôi ạ.
Thanked by 1 Member:
|
|
#50
Gửi vào 24/11/2013 - 15:24
Votuong, on 24/11/2013 - 10:20, said:
Sao cô nương không thêm luôn cả Văn Xương, Văn Khúc, Cô Thần, Quả Tú vào nữa? Mà thôi ta không thích bàn những thứ khuyết thiếu dữ kiện ấy, nếu Thuý Kiều sinh vào thời nay thì chỉ cần kín kín hở hở... là đủ kiếm bạc triệu... chứ nói chi tới bán nghệ bán thân... :Erotomania: . Nếu phụ nữ chỉ lấy hạnh phúc gia đình là thước đo chính thì xưa cũng thế, mà nay cũng vậy, nếu xui xui vớ phải thằng chồng không ra gì thì thôi cũng đành... ăn mắm hút giòi...vậy. Cụ Nguyễn Du am hiểu Tử Vi Lý Số vốn là bình thường, không hiểu mới là chuyện lạ! Nếu Cụ không trải qua những thăng trầm, cay đắng của cuộc đời thì có lẽ đã không tinh tế như vậy.
- HT cũng cho rằng Từ Hải chính là hiện thân của Nguyễn Du, của tâm tư, khát vọng, tình yêu, của lòng trắc ẩn sâu kín mà ông đã "thốt" lên qua từng câu, từng chữ trong dòng chảy cảm xúc của từng nhân vật. Phải chăng hình tượng Từ Hải chết đứng vì tình cũng là kết quả của một chữ Hận quá lớn của Nguyễn Du qua một quãng thời gian luôn túc trực, dày xéo cõi lòng, quẩn quanh trong trí óc, mong ước, khát vọng không tìm được không lối thoát khi lên đến đỉnh điểm cao trào dễ tạo thành những đợt sóng cảm hứng văn chương bi thương, nỗi đau tha thiết được tác giả trút cả vào "đứa con tinh thần"- Từ Hải để cho thoả khát khao "được một phút huy hoàng rồi chợt tắt", có lẽ Tài và Tâm không đủ để làm nên một cái kết bi thương, hùng tráng cho kẻ anh hùng cái thế - "chọc trời khuấy nước" như vậy nếu không có một chữ Tình - Tình chung. HT được biết Nguyễn Du cũng một thời ôm mối hận tri âm với bà Hồ Xuân Hương - " dẫu lìa ngó ý còn vương tơ lòng", kể ra cũng là sự tương ngộ thú vị của hai nhân tài đất Việt, tuy nhiên " tài tình chi lắm cho trời đất ghen" ở đời hiếm ai mà trọn vẹn cho được chữ Tình, tròn duyên hợp phận với nhau khi lỡ bị nghiệp văn chương đeo bám, nhiều khi cũng chỉ là sự hữu duyên tương ngộ nhất thời của những tâm hồn đồng cảm qua thế giới ngôn ngữ văn chương dễ rung động lòng người. Lắm duyên thì nhiều nợ, dẫu xưa hay nay mọi sự giao kết có chi cũng chỉ nên vừa đủ để làm thú tiêu dao, thú vui tiêu khiển trong lúc trà dư tửu hậu không gì thì gì "mua vui cũng được một vài trống canh".
Sửa bởi hongtiem: 24/11/2013 - 15:39
Thanked by 3 Members:
|
|
#51
Gửi vào 24/11/2013 - 19:22
...
Ðôi uyên ương trắng bay rồi
Tiếng nghe tha thiết bên trời chớm đông
Nửa đêm đắp mảnh chăn hồng
Lại nghe hoa lạnh ngoài đồng thiết tha
...
Thế thôi phố bụi xe hồng
Hồ ngăn ngắt đục đôi dòng nhạn bay
Ðưa nhau đấu rượu hoa này
Mai đi dã hạc thành ngoài cuồng ngâm
...
Hạc xưa về khép cánh tà
Tiếng rơi thành hạt mưa sa tần ngần
Em về hong tóc mùa xuân
Trăng trầm hương tỏa dưới chân một vành
Em nằm ngó cội thu xanh
Môi ươm đào lý một nhành đôi mươi
Về em vàng phố mây trời
Tay đơm nụ hạ hoa dời gót xuân
Thì thôi tóc ấy phù vân
Thì thôi lệ ấy còn ngần dáng sương
Thì thôi mù phố xe đường
Thôi thì thôi nhé đoạn trường thế thôi
...
Nghĩ và nói về Nguyễn Du như cô nương chắc không có mấy ai, nên trong phim “Long Thành cầm giả ca” diễn viên sắm vai ND mới tong teo, suy dinh dưỡng như vậy!
Đoạn ân tình giữa Nguyễn Du và Dâm Dâm cô nương thì ta không được biết. Nhưng cứ theo lý mà suy thì Nguyễn Du nếu ốm tong ốm teo như tay diễn viên kia mà gắn bó với Dâm Dâm cô nương chỉ cần trong vòng một tuần chắc chỉ còn da bọc xương, chắc cầm đầu giũ ra xương.
Đọc thơ của Dâm Dâm cô nương, kẻ uy nghi đạo mạo như ta cũng phải... suy nghĩ...
Một lỗ sâu sâu mấy cũng vừa,
Duyên em dính dáng tự ngàn xưa.
Vành ra ba góc da còn thiếu,
Khép lại đôi bên thịt vẫn thừa.
Mát mặt anh hùng khi tắt gió,
Che đầu quân tử lúc sa mưa.
Nâng niu ướm hỏi người trong trướng,
Phì phạch trong lòng đã sướng chưa ?
............................................................
Chàng với thiếp đêm khuya trằn trọc,
Đốt đèn lên đánh cuộc cờ người.
Hẹn rằng đấu trí mà chơi,
Cấm ngoại thuỷ không ai được biết.
Nào tướng sĩ dàn ra cho hết,
Để đôi ta quyết liệt một phen.
Quân thiếp trắng, quân chàng đen,
Hai quân ấy chơi nhau đà đã lửa.
Thọat mới vào chàng liền nhảy ngựa,
Thiếp vội vàng vén phứa tịnh lên.
Hai xe hà, chàng gác hai bên,
Thiếp thấy bí, thiếp liền ghểnh sĩ.
Chàng lừa thiếp đương khi bất ý,
Đem tốt đầu dú dí vô cung,
Thiếp đang mắc nước xe lồng,
Nước pháo đã nổ đùng ra chiếu.
Chàng bảo chịu, thiếp rằng chẳng chịu
Thua thì thua quyết níu lấy con.
Khi vui nước nước non non,
Khi buồn lại giở bàn son quân ngà.
Muốn sánh vai được với Dâm Dâm cô nương thì phải là kẻ:
Giơ chân đạp núi, núi phải lở
Phất tay chỉ gió, gió phải gào
Khi quỳ gối, lúc vác cày
Hễ xông vào trận, là lăn ngày lăn đêm
Lúc hùng hục, lúc êm êm
Khi trên khi dưới miệt mài kể chi
Gió thổi thì phải phất cờ
Hễ khi nàng gọi, là vác cờ xông lên.
Vài dòng lan man... mua vui cho nàng Hongtiem...
Ẩn Long Cư Sỹ
Thanked by 2 Members:
|
|
#52
Gửi vào 24/11/2013 - 19:54
Nếu mọi ng mà k làm việc ấy mà =))
#53
Gửi vào 24/11/2013 - 20:00
PMK, on 10/05/2013 - 09:21, said:
Lúc tôi còn nhỏ, mỗi lần đọc báo thấy những bài viết phản ánh những sự bất công, trù dập, những hành vi cướp bóc, lừa đảo .v.v. tôi rất phẫn nộ, không kìm được mà chửi bới um lên. Ông nội tôi thấy thế mới bảo tôi: Không có thằng đui, thằng cùi, thằng hủi thì không phải là xã hội. Tôi lúc ấy không hiểu gì, nhưng vẫn ghi nhớ.
Tất cả các quốc gia trên trái đất này, có quốc gia nào không có tội phạm (tham nhũng, cướp, trộm...)? có quốc gia nào chỉ toàn người tốt, không có người xấu?
Chỉ có cách đặt ra cách thức kiểm soát phù hợp nhằm để hạn chế đến mức thấp nhất cơ hội cho phần con xấu xa trong mỗi con người chúng ta trỗi dậy.
Theo tôi, than thở thì cứ việc than thở cho thoải mái, giải tỏa stress, nhưng nếu chỉ than thở mà không động tay làm bất cứ điều gì thì tiêu cực quá. Nếu ai đó lại kêu um lên rằng lực bất tòng tâm này kia nọ thì xin hỏi các vị đó có tự đo lường được năng lực của mình hay không? Cứ ngồi dưới đất nhìn lên trời và mơ hái trăng sao thì dĩ nhiên là lực bất tòng tâm rồi, đúng không?
Ai cũng có việc mà mình có thể làm một cách thiết thực. Ra đường đừng vượt đèn đỏ, đừng làm ngơ hoặc tệ hơn là hùa theo các hành vi sai trái của người khác .v.v., được không? Ai đó đã có con cái thì tự mình làm gương cho con, chú tâm dạy con, rèn nhân cách cho con để tương lai nước nhà có một thế hệ công dân tốt, được không?
Nhiều việc chúng ta có thể làm lắm mà!
Nhưng lớn lên em mới hiểu rằng: nếu không có kẻ xấu thì làm gì có người tốt, tuyên dương người tốt thì cũng đồng nghĩa với việc "tuyên dương" kẻ xấu... bởi thế em nghĩ rằng xã hội không cần người quá tốt, mà chỉ cần người tốt vừa.... đạt dược vị trung chính thì mới là cái thường tốt.
#54
Gửi vào 24/11/2013 - 20:43
Votuong, on 24/11/2013 - 19:22, said:
...
Nghĩ và nói về Nguyễn Du như cô nương chắc không có mấy ai, nên trong phim “Long Thành cầm giả ca” diễn viên sắm vai ND mới tong teo, suy dinh dưỡng như vậy!
Đoạn ân tình giữa Nguyễn Du và Dâm Dâm cô nương thì ta không được biết. Nhưng cứ theo lý mà suy thì Nguyễn Du nếu ốm tong ốm teo như tay diễn viên kia mà gắn bó với Dâm Dâm cô nương chỉ cần trong vòng một tuần chắc chỉ còn da bọc xương, chắc cầm đầu giũ ra xương.
Đọc thơ của Dâm Dâm cô nương, kẻ uy nghi đạo mạo như ta cũng phải... suy nghĩ...
Một lỗ sâu sâu mấy cũng vừa,
Duyên em dính dáng tự ngàn xưa.
Vành ra ba góc da còn thiếu,
Khép lại đôi bên thịt vẫn thừa.
Mát mặt anh hùng khi tắt gió,
Che đầu quân tử lúc sa mưa.
Nâng niu ướm hỏi người trong trướng,
Phì phạch trong lòng đã sướng chưa ?
............................................................
Muốn sánh vai được với Dâm Dâm cô nương thì phải là kẻ:
Giơ chân đạp núi, núi phải lở
Phất tay chỉ gió, gió phải gào
Khi quỳ gối, lúc vác cày
Hễ xông vào trận, là lăn ngày lăn đêm
Lúc hùng hục, lúc êm êm
Khi trên khi dưới miệt mài kể chi
Gió thổi thì phải phất cờ
Hễ khi nàng gọi, là vác cờ xông lên.
Vài dòng lan man... mua vui cho nàng Hongtiem...
Ẩn Long Cư Sỹ
Phận nữ thương con nhớ bóng chồng
Có cụ quân tử ưa võ đoán
Vu chuyện không tưởng(1) có tức không?
Nữ nhi dùng dằng đi chẳng dứt
Câm thì cũng dở cãi không xong.
(1) = vô tưởng = votuong
Cháu thú thực là không thích gì mấy vụ thơ thẩn của Dâm Dâm cô nương này, đọc là cứ phải suy nghĩ, mà nghĩ nát óc rồi cũng chẳng thông ngôn tỏ ý ngoài mấy chuyện tả cảnh, tả vật lãng xẹt, văn chương gì vừa rắc rối, khó hiểu lại nhạt như nước ốc! Nên cháu là cháu chẳng có vốn liếng gì để hầu chuyện bác vụ này. Mong bác lượng thứ!
Thanked by 1 Member:
|
|
#55
Gửi vào 25/11/2013 - 10:44
hongtiem, on 24/11/2013 - 20:43, said:
Phận nữ thương con nhớ bóng chồng
Có cụ quân tử ưa võ đoán
Vu chuyện không tưởng có tức không?
Nữ nhi dùng dằng đi chẳng dứt
Câm thì cũng dở cãi không xong.
Đọc thơ của Dâm Dâm cô nương thì cần chi suy nghĩ, chỉ cần ... liên tưởng là hiểu...
Dâm Dâm cô nương vốn là nhi nữ ... không "râu" vì vậy nàng mới tả "quân thiếp trắng, quân chàng đen". Theo lý mà suy thì Dâm Dâm cô nương là người..., vì vậy luôn bị ám ảnh và mơ ước được sánh vai cùng chàng trai với sức:
Giơ chân đạp núi, núi phải lở
Phất tay chỉ gió, gió phải gào
Khi quỳ gối, lúc vác cày
Hễ xông vào trận, là lăn ngày lăn đêm
Lúc hùng hục, lúc êm êm
Khi trên khi dưới miệt mài kể chi
Gió thổi thì phải phất cờ
Hễ khi nàng gọi, là vác cờ xông lên.
Nhưng thực tế thì:
Thiếp đang mắc nước xe lồng,
Nước pháo đã nổ đùng ra chiếu.
vì vậy:
Chàng bảo chịu, thiếp rằng chẳng chịu
Có lẽ Dâm Dâm cô nương có "ẩn tướng". Mà kể cũng lạ, không hiểu sao ta lại có biệt tài xem "ẩn tướng" của phụ nữ, ẩn càng "kín" ta càng có hứng thú để xem, xem lại càng chuẩn...
Nói túm lại, càng phân tích ta lại càng... ặc ặc...
Sửa bởi Votuong: 25/11/2013 - 10:46
Thanked by 2 Members:
|
|
#56
Gửi vào 25/11/2013 - 12:24
Votuong, on 25/11/2013 - 10:44, said:
Đọc thơ của Dâm Dâm cô nương thì cần chi suy nghĩ, chỉ cần ... liên tưởng là hiểu...
Dâm Dâm cô nương vốn là nhi nữ ... không "râu" vì vậy nàng mới tả "quân thiếp trắng, quân chàng đen". Theo lý mà suy thì Dâm Dâm cô nương là người..., vì vậy luôn bị ám ảnh và mơ ước được sánh vai cùng chàng trai với sức:
Giơ chân đạp núi, núi phải lở
Phất tay chỉ gió, gió phải gào
Khi quỳ gối, lúc vác cày
Hễ xông vào trận, là lăn ngày lăn đêm
Lúc hùng hục, lúc êm êm
Khi trên khi dưới miệt mài kể chi
Gió thổi thì phải phất cờ
Hễ khi nàng gọi, là vác cờ xông lên.
Nhưng thực tế thì:
Thiếp đang mắc nước xe lồng,
Nước pháo đã nổ đùng ra chiếu.
vì vậy:
Chàng bảo chịu, thiếp rằng chẳng chịu
Có lẽ Dâm Dâm cô nương có "ẩn tướng". Mà kể cũng lạ, không hiểu sao ta lại có biệt tài xem "ẩn tướng" của phụ nữ, ẩn càng "kín" ta càng có hứng thú để xem, xem lại càng chuẩn...
Nói túm lại, càng phân tích ta lại càng... ặc ặc...
p/s: Cháu không định học cái môn gì mà hai kẻ trải chiếu rủ nhau chơi, chơi một lúc thì ra nước...Cờ. Nhất định là đến chết cũng không ham nên ai ghé qua mà có hứng thú Tầm sư học Cờ Đạo thì cháu nhượng lại câu chuyện dở dang cho bác truyền và dạy. Cháu xin khất lui!
Sửa bởi hongtiem: 25/11/2013 - 12:29
#57
Gửi vào 25/11/2013 - 13:20
Ngẫm đi ngẫm lại thấy Kiều thiệt điên, mười sáu tuổi mà biết viết nhạc sầu khổ, rồi ôm mộng mị mà sống
nên khổ là phải rồi, không chỉ là số hay tướng mà là chiêu cảm cái khổ đến với mình
Hồi nhỏ, chưa bao giờ thích Kiều, chỉ thích Hoạn thư?
Cả trăm năm nữa, chắc cũng chỉ có một nàng Kiều
Nhưng hàng ngày có biết bao nhiêu Hoạn thư?
Kết cái tâm thế mà ông rút ra
"Thiện căn ở tại lòng ta
Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài"
hay khi Kiều sắc sảo thì chỉ phê "càng cay nghiệt lắm, càng oan trái nhiều"
@Votuong Kính bác Vô tướng một chung Tửu vô hương
Sửa bởi Canhdoan: 25/11/2013 - 13:20
Thanked by 3 Members:
|
|
#58
Gửi vào 25/11/2013 - 16:28
hongtiem, on 25/11/2013 - 12:24, said:
p/s: Cháu không định học cái môn gì mà hai kẻ trải chiếu rủ nhau chơi, chơi một lúc thì ra nước...Cờ. Nhất định là đến chết cũng không ham nên ai ghé qua mà có hứng thú Tầm sư học Cờ Đạo thì cháu nhượng lại câu chuyện dở dang cho bác truyền và dạy. Cháu xin khất lui!
Ấy ấy... cô nương cứ chọc chỗ nọ, ngoáy chỗ kia... làm ta nhột nhột...
Thôi thì có sao nói vậy... nghĩ sao nói vậy...
Mà cũng tại cô nương đề cập chi đến đoạn ân tình của Tố Như tiên sinh với Dâm Dâm cô nương, vậy là đã gãi đúng... chỗ sở trường, sở đoản, sở... sở... của ta rồi đó. Thôi thì có sao nói vậy... nghĩ sao nói vậy...
Thanked by 1 Member:
|
|
#59
Gửi vào 25/11/2013 - 20:03
Canhdoan, on 25/11/2013 - 13:20, said:
Ngẫm đi ngẫm lại thấy Kiều thiệt điên, mười sáu tuổi mà biết viết nhạc sầu khổ, rồi ôm mộng mị mà sống
nên khổ là phải rồi, không chỉ là số hay tướng mà là chiêu cảm cái khổ đến với mình
Hồi nhỏ, chưa bao giờ thích Kiều, chỉ thích Hoạn thư?
Cả trăm năm nữa, chắc cũng chỉ có một nàng Kiều
Nhưng hàng ngày có biết bao nhiêu Hoạn thư?
Kết cái tâm thế mà ông rút ra
"Thiện căn ở tại lòng ta
Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài"
hay khi Kiều sắc sảo thì chỉ phê "càng cay nghiệt lắm, càng oan trái nhiều"
@Votuong Kính bác Vô tướng một chung Tửu vô hương
" Đã mang lấy một chữ tình
Khư khư mình buộc lấy mình vào trong"
Tuy nhiên nếu không có những nét khuyết thiếu cả về Tâm tướng và Hình tướng dẫn đến số phận "bánh trôi nước" bẩy nổi ba chìm như vậy thì Nguyễn Du đâu có "hàng độc"- người thật việc thật mà sáng tạo ra được một kiệt tác văn chương, lấy được bao cảm xúc hỉ nộ ái ố của nhiều thế hệ người yêu mến tác phẩm như vậy dẫu Tài và Tâm của cụ Tố Như là có thừa!
@votuong: Hongtiem đâu dám phạm thượng mà "chọc chỗ nọ, ngoáy chỗ kia" gì đâu bác, phải cái tội chanh lanh ham nói, nên vô tư nghĩ gì nói đấy, biết sao nói vậy...Bác không chấp cái thói nữ nhi thường tình thì nương tay hé cửa cho chị em chúng cháu có chỗ ghé qua hàn huyên, hú hí to nhỏ mấy chuyện đời, chuyện người, chuyện văn thơ, chuyện dưa cà mắm muối, chuyện chị em chúng mình ạ!
Thanked by 4 Members:
|
|
#60
Gửi vào 25/11/2013 - 22:43
Bài này nghe gần chục năm rồi mà vẫn thích, từ chuyện ta sang chuyện tàu thay đổi không khí chút chút!
Thanked by 2 Members:
|
|
Similar Topics
Chủ Đề | Name | Viết bởi | Thống kê | Bài Cuối | |
---|---|---|---|---|---|
Một Thoáng Ở Con Tim |
Vườn Thơ | nguyenthanhsang |
|
||
Một thoáng thơ đạo |
Vườn Thơ | thanhkhe |
|
||
thỉnh thoảng vài ngày nằm mơ thấy quan hệ tình dục với người lạ |
Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số | trungtg1412 |
|
||
MỘT THOÁNG HALLOWEEN |
Khoa Học Huyền Bí | hiendde |
|
4 người đang đọc chủ đề này
0 Hội viên, 4 khách, 0 Hội viên ẩn
Liên kết nhanh
Coi Tử Vi | Coi Tử Bình - Tứ Trụ | Coi Bát Tự Hà Lạc | Coi Địa Lý Phong Thủy | Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh | Coi Nhân Tướng Mệnh | Nhờ Coi Quẻ | Nhờ Coi Ngày |
Bảo Trợ & Hoạt Động | Thông Báo | Báo Tin | Liên Lạc Ban Điều Hành | Góp Ý |
Ghi Danh Học | Lớp Học Tử Vi Đẩu Số | Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý | Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | Sách Dịch Lý | Sách Tử Vi | Sách Tướng Học | Sách Phong Thuỷ | Sách Tam Thức | Sách Tử Bình - Bát Tự | Sách Huyền Thuật |
Linh Tinh | Gặp Gỡ - Giao Lưu | Giải Trí | Vườn Thơ | Vài Dòng Tản Mạn... | Nguồn Sống Tươi Đẹp | Trưng bày - Giới thiệu |
Trình ứng dụng hỗ trợ: An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi | Quỷ Cốc Toán Mệnh | Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản | Quẻ Mai Hoa Dịch Số | Bát Tự Hà Lạc | Thái Ât Thần Số | Căn Duyên Tiền Định | Cao Ly Đầu Hình | Âm Lịch | Xem Ngày | Lịch Vạn Niên | So Tuổi Vợ Chồng | Bát Trạch |