Jump to content

Advertisements




Vấn đề đạo đức trong tử vi - Đạo đức có bất biến không? Nếu có thì được phản ảnh trên tử vi như thế nào?


33 replies to this topic

#16 lethanhnhi

    Thiếu Dương

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPip
  • 12946 Bài viết:
  • 25422 thanks

Gửi vào 26/03/2013 - 13:48

bóng không phải là hình
bóng cũng lại là hình
có hình thì có bóng
dựa vào người xưa, không giống người xưa, chính lại là người xưa
biến đổi không ngừng ấy là đạo
vĩnh viễn bất biến ấy là đức
xưa ta ra đời, tắm bên con sông Hằng
ngày nay 60 vẫn tắm bên sông Hằng
sông Hằng vẫn vậy ư??
ta vẫn vậy ư
sao lại gọi là ta và sông Hằng, cái danh bất biến ư????
đạo khả đạo, phi thường đạo

Thanked by 1 Member:

#17 tigerstock68

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1221 Bài viết:
  • 1837 thanks

Gửi vào 26/03/2013 - 13:53

Con người sống giửa trời đất, không hiểu mệnh như người lạc lối không phương hướng, hiểu biết và vận dụng được nó không những có thể giúp cho mình sang suốt không lầm lạc mà còn giúp cho mọi người hay cho cả thiên hạ thoát khỏi mông muội vậy. Đồng thời người cũng nhấn mạnh đến cái lý tiến thoái của âm dương ngũ hành, tiến tức sinh vượng, thoái tức hưu tù. Thế cho nên,” Lý thừa hành khởi hữu thường, tiến hề thoái hề nghi ức dương” vậy

Thanked by 1 Member:

#18 tigerstock68

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1221 Bài viết:
  • 1837 thanks

Gửi vào 26/03/2013 - 14:03

Một cấu trúc phức tạp và tế vi
Nền tảng sức mạnh tâm linh tàng ẩn trong vô thức. Trong vô thức lại là chỗ cư trú của nhiều bóng ma khác nhau: các bản năng, siêu ngã, những nguyên tiêu và cảm xạ. Theo Freud, ở nền tảng của bản năng, có hai sức mạnh chủ yếu: Sinh (eros) và Diệt (thanatos). Tùy theo sự thống trị của một trong hai, mà con người và thế giới sẽ thành ác quỉ hay thiên thần. Bản năng là nguốn gốc thứ nhất của những xung động. Nếu cách xử sự không khéo léo với các xung động có thể làm sinh ra trong vô thức những lực phản hồi (anticathexes), là những hệ thống áp chế mà Freud gọi là Siêu ngã.
Xung động từ trong bung ra, ngoại thế từ ngoài ép vào, và cái Tôi tâm lý đứng giữa để dung hòa hai luồng sức. Nếu cái Tôi yếu không dung hòa được, sẽ khiến va chạm mạnh, có thể sinh ra những thương tổn. Đây là những vùng nhạy cảm, mà chỉ cần một từ ngữ, hay một hình ảnh nào đó cũng đủ gây suy mờ ý thức và làm rung chuyển tâm hệ, đưa đến thái độ tránh né sự thật và hành động vô ý thức. Nếu thương tổn quá mạnh sẽ làm tan vỡ tâm hệ, do đó một mảnh tách rời khỏi toàn khối. Và khi bị phóng thể (projection) như vậy sẽ khiến các ý tưởng thoát ra từ đấy, nghe như một tiếng nói thúc bách trong mình.
Còn mạnh hơn thế nữa là những cảm xạ (affect), là cái rất huyền hoặc từ vô thức vọt ra bất ưng, tạo nên những ảo giác, thành kiến, đố kỵ, gây ra lo sợ, hoảng loạn, mạnh tới nỗi không thể cưỡng để rồi bị dồn nén. Những dồn nén này có thể bung ra thành những giấc chiêm bao kỳ dị, có khả năng tiên báo về những tai họa hoặc giải đáp những vấn đề mang tính kỳ lạ.
Bộ máy tâm lý phức tạp, tế vi và còn dễ tổn thương hơn bộ máy sinh lý, nên ta càng cẩn trọng, không thể hành động bừa bãi. Trái lại biết dùng con đường Mềm là phương cách khéo léo và uyển chuyển để tránh những cú xốc cảm xúc. Cũng như trên phương diện kỹ thuật, người ta chuyển con nước lũ trở thành điện năng thế nào, thì nên lãnh vực tâm lý, ta cũng có khả năng để hoán chuyển và thăng hoa những khuynh hướng hạ đẳng bằng chính sức mạnh của nó.

#19 Ngu Yên

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3386 Bài viết:
  • 7866 thanks

Gửi vào 26/03/2013 - 14:04

Đạo đức vốn là chuyện muôn đời làm sao mà bàn cho hết thế nhưng bàn đến thì có khi vỡ ra được vài thứ nên cũng có ích. Tôi ủng hộ quan điểm có phần gốc bất biến và phần ngọn thay đổi , có điều thường thì người ta chỉ thấy ngón tay của Phật chứ ít ai để ý đến mặt trăng.

Sửa bởi nguy: 26/03/2013 - 14:05


#20 tigerstock68

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1221 Bài viết:
  • 1837 thanks

Gửi vào 26/03/2013 - 14:19

“Bất tự kiến, cố minh. (Không tự cho mình là biết, nên thông suốt
Bất tự thị, cố chương. (không tự cho mình là phải, nên rạng ngời
Bất tự phạt, cố hữu công. (không tự phụ có công, nên được tuyên công).
Bất tự năng, cố trưởng. (không khoe mình, nên đứng hàng đầu).

Thanked by 1 Member:

#21 NguaQuaDoc

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2860 Bài viết:
  • 4072 thanks

Gửi vào 26/03/2013 - 16:55

đạo đức : đúng và hợp thời

#22 TuyenYD

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 334 Bài viết:
  • 305 thanks

Gửi vào 26/03/2013 - 17:20

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

lethanhnhi, on 26/03/2013 - 13:28, said:

mệnh thiếu âm thân tam hợp thiên không cụ thiên lương viết như sau
loại thua thiệt với xã hội, nhưng lại thích đấu đá, dốt mà thích ăn người chỉ thiệt thân
mệnh thái tuế thân tuế phá: ỷ thế mà làm càn
mệnh tam hợp tuế phá thân thái tuế: bất mãn mà giữ được chính tâm
mệnh thiên không thân tam hợp thiếu âm: hơn người mà nhường nhịn
mệnh; bản tính, thân : hành động
cho nên mấy thằng Giác hơi, Minh ăn, tôi có cần biết số nó có sao gì đâu, đánh là ôm đầu máu chạy
đây là 1 bí mật muốn ỉm đi, nay đưa ra mọi người thưởng lãm chơi

đây là loại bí kíp gì thế anh ? sao em thấy nó bán đầy ngoài chợ, trên mạng cũng có nhiều !

Thanked by 1 Member:

#23 lethanhnhi

    Thiếu Dương

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPip
  • 12946 Bài viết:
  • 25422 thanks

Gửi vào 26/03/2013 - 17:34

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Can, on 26/03/2013 - 17:20, said:



đây là loại bí kíp gì thế anh ? sao em thấy nó bán đầy ngoài chợ, trên mạng cũng có nhiều !
hehe
tinh vi hơn 1 chút, thì cái bánh em nấu sẽ ngon hơn
cũng là bột mỳ, trứng gà là có bánh
sao lại có người nấu ngon hơn
cũng là VDTTL, sao có người tinh hơn
vì, khi còn trẻ ta hay bỏ qua CHI TIẾT

Thanked by 3 Members:

#24 lethanhnhi

    Thiếu Dương

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPip
  • 12946 Bài viết:
  • 25422 thanks

Gửi vào 26/03/2013 - 17:36

BÍ QUYẾT: hiểu sâu sắc về 1 câu nói nhỏ
1 câu nói dĩ mệnh hành vi chủ
anh nghĩ mất bao năm
nó có dài đâu, ai chả biết^^

Thanked by 6 Members:

#25 TuyenYD

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 334 Bài viết:
  • 305 thanks

Gửi vào 26/03/2013 - 17:41

áp dụng thực tế.

anh Nhị mệnh Thái Tuế, Thân tuế Phá ỷ thế làm càn.
Can thì mệnh Tuế Phá, Thân Thái Tuế. Bất mãn mà giữ được chính tâm ^^

Thanked by 1 Member:

#26 Minh An

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 498 Bài viết:
  • 1741 thanks

Gửi vào 26/03/2013 - 17:49

Hơ hơ, mệnh tam hợp Thiên Không, Thân tam hợp Thiếu Âm : Hơn người mà nhường nhịn. Cái này y chang số mình à nha....

Sửa bởi Minh An: 26/03/2013 - 17:50


Thanked by 1 Member:
Can

#27 Minh An

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 498 Bài viết:
  • 1741 thanks

Gửi vào 26/03/2013 - 18:17

Trước hết cần làm rõ nội dung chủ topic đưa ra về hai chữ Đạo Đức.

Đạo đức, theo nghĩa thường hiểu, là tập hợp các quan niệm của xã hội, một tầng lớp xã hội về thế giới và cách sống. Nhờ đó con người điều chỉnh hành vi của mình với lợi ích của cộng đồng xã hội.

Với định nghĩa này, Đạo đức chịu sự chi phối với hai yếu tố :

- Yếu tố văn hóa, tập tục, định kiến của xã hội.
- Yếu tố lịch sử, theo từng thời kì của xã hội đó.

Ví dụ : Thời phong kiến, nữ mặc quần đùi ra đường, ôm hôn đàn ông nơi công cộng bị coi là mất nết, là trái với luân thường đạo lý. Quan niệm này, phù hợp với xã hội thời kì đó.

Như vậy, khi định nghĩa đạo đức như trên, thì đạo đức là khái niệm khả biến, thay đổi tùy từng thời kì khác nhau. Phụ thuộc vào yếu tố xã hội, địa lý và lịch sử.

--------------
Khi hiểu theo quan niệm của Lão Tử, trong Đạo Đức Kinh có chép : Đạo mất thì còn đức, đức mất thì còn nhân, nhân mất thì còn nghĩa, nghĩa mất còn lễ.

Thì chữ Đạo này, nói nôm na, là quy luật vận hành chung nhất của vũ trụ mà con người nương theo đó mà hành xử. Theo Lão Tử, Đạo sinh ra vạn vật, Đức nuôi dưỡng vạn vật. Hành xử theo nguyên lý của trời đất, là Đạo đức, đạt Vô Vi.

Quan niệm Đạo Đức của Lão Tử tuy hàm chứa nhiều ý nghĩa thâm sâu, nhưng khó ứng dụng và biện giải trong thực tế.

-------------------------------

Đạo đức, theo quan niệm của Khổng Tử, là con đường thực hành cái Đức. Khổng Tử bàn nhiều về Đức trị, coi đức là cội rễ của con người.
Ví dụ như, nói về chữ Đức với phụ nữ : Công, Dung, Ngôn, Hạnh
Nói về chữ Đức với nam nhân : Trung , Hiếu.

---------------------------------

Tóm lược chính 3 quan niệm về Đạo Đức, có thể do đọc ít mà sai sót ít nhiều nhưng tựu chung là như vậy.

Từ tiêu đề của topic, thì cần xét cả 3 quan niệm trên.

1. Đạo đức là tập hợp quan niệm của xã hội. Dựa vào đó để con người điều chỉnh hành vi cho phù hợp lợi ich của xã hội.

Từ quan niệm này, chúng ta có thể cho rằng khi xét phạm trù đạo đức trong Tử Vi cần quan sát nhiều yếu tố :

- Yếu tố động cơ
- Yếu tố hành động
- Yếu tố hoàn cảnh.

Yếu tố động cơ, do tính cách quyết định, thể hiện ở Mệnh.
Yếu tố hành động, do nhân cách chỉ huy, thể hiện ở Thân.

Yếu tố hoàn cảnh, do môi trường tác động, thể hiện ở Phúc cung , Vận trình và sự giáo dục ( Gia đình : phụ mẫu, Xã hội : Thiên Di v.v..).

2. Đạo đức theo quan niệm của Lão Tử.

Điều này là một vấn đề vô cùng thú vị trong Tử Vi, quan sát sự bài bố 14 chính tinh có thể hiểu được nhiều phần về Đạo và Đức.

Đạo sinh ra vạn vật, nhờ Đức mà được nuôi dưỡng.

Xin phép không trình bày sâu hơn.

3. Đạo đức là con đường thực hành cái Đức.

Vấn đề này, do không yêu mến học thuyết Đức Khổng nên không dám bàn luận nhiều.

Thanked by 1 Member:

#28 tigerstock68

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1221 Bài viết:
  • 1837 thanks

Gửi vào 27/03/2013 - 08:59

Đạo Đức theo Kinh Dịch

Đạo 道 theo quan niệm của người xưa là con đường, là năng lực phổ biến điều hành mọi sự mọi sự vận động và biến hóa không ngừng của vạn vật và sự việc quanh ta. Đạo trong Kinh Dịch đặt trên nền tảng thiên kinh địa nghĩa: trật tự xã hội phản ánh trật tự vũ trụ. Không có một đấng tối cao nào có thể tùy tiện ban phúc giáng họa mà chỉ còn các nguyên lý vô ngã Âm Dương, ngã 我 = tôi, vô ngã = không có cái tôi, mà theo ngôn ngữ hiện đại được hiểu là quy luật khách quan. Nói một cách khác theo ngôn ngữ của chúng ta ngày nay thì Đạo là quy luật xảy ra xung quanh ta không tùy thuộc vào ý nguyện cá nhân của bất cứ ai.

Đức 德 là hiểu Đạo. Đức là mức độ tập trung của Đạo ở một con người. Nói theo ngôn từ ngày nay Đức là trình độ năng lực nắm vững và vận dụng quy luật. Trình độ cao bao nhiêu thì Đức dày bấy nhiêu.

Thánh nhân là người có Đức. Theo cách hiểu ngày nay thánh nhân đơn giản chỉ là "người có trình độ" nắm vững được sự vận động khách quan của quy luật, kể cả quy luật tự nhiên lẫn quy luật xã hội.


#29 tigerstock68

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1221 Bài viết:
  • 1837 thanks

Gửi vào 27/03/2013 - 09:09

ĐẠO ĐỨC TRONG TỬ VI

Quan niệm xưa của các nhà xemTử Vi đặt quá nặng về mặt đạo đức phong kiến , trọng nam khinh nữ ,trung hiếu quân thần , cho nên có cách nhìn hạn hẹp về tâm tư tình cảm của con người
Hễ một sao có tính chất mạnh mẽ cương cứng , phản kháng thì bị coi là bất nhân bất nghĩa ,một sao có tính chất tình cảm cá nhân thì bị coi là gian tà dâm đãng . Cái gì vượt ra khỏi lễ giáo cổ truyền nho học thì bị coi là bất chính có nghĩa là không ngay thẳng – Quan niệm như vậy có phần oan uổng cho những kẻ trung thực , dám sống thật với lòng mình , thường bị chê bai oán trách
Đồng ý rằng lòng yêu tha nhân đáng quý , nhưng ép lòng để cầu vui cho thiên hạ âu cũng là diều giả dối , không công bằng với bản thân mình . Ham muốn là bản năng tự nhiên không đáng trách , chỉ đáng trách khi lòng ham muốn vượt quá giới hạn làm hại kẻ khác
Ví dụ : Tử Vi là một sao khi đắc địa tượng trưng cho một người đàng hoàng , vương giả , cao sang , nhân hậu , cứu giải tai nạn , nhưng khi gặp Tuần Triệt án ngữ hoặc sát tinh như Không Kieepsthif lao tâm khổ trí ,công danh trắc trở . Không thấy người xưa che trách tác phong đạo đức của Tử Vi
Vậy khi Tử Vi đi với Tham lang thì sao ? cũng tham dâm đồi bại không kém ai , nhưng đổ tất lỗi cho Tham lang
Tử Vi đi với Phá quân thì sao ? Người xưa cũng kết tội :
“ Tử - Phá mộ cung bất trung bất hiếu “
Nghĩa là người có Tử Vi – Phá quân ở tứ mộ là người gian hùng xảo quyệt vô ơn , bất hiếu
Vậy Tử Vi – Phá quân là một hay là hai người ? là 2 trong 1 vậy . Tử Phá đúng là ( le salaud magnifique) kiểu Don Joan thời đại, làm rung chuyển bao trái tim phụ nữ ! Người xưa đổ lỗi cho Phá quân ,còn Tử Vi vô can ! Thế là lại bất công rồi . Cái vẻ bề ngoai đạo mạo có thể là của Tử Vi nhưng cái hào hoa bạt mạng chắc chắn là Phá quân

Ngày nay trên thương trường có biết bao thủ đoạn tranh dành để chiếm phần lợi cho mình mà chả ai phiền trách gì cả . Người ta lấy ngay cái lợi nhuận ấy để làm cái gọi là việc thiện thì được coi là có nghĩa cử cao đẹp đáng khen
Vậy Phá quân đáng trách hay đáng khen ?
Câu phú :
“ Trai bất nhân Phá quân Thìn Tuất
Gái bạc tình Tham , Sát Dần Thân “
Là đúng hay sai ?
Phá quân có phải là bất nhân khi ở Thìn Tuất hay không ?
Phá quân quả thật bất nhân khi cư xử theo cách Tuế phá , Tang môn , Điếu khách chỉ nhằm chống đối đeo bám , cầu cạnh để thỏa mãn dục vọng cá nhân
Phá quân chẳng thể là kẻ bất nhân khi bị dồn vào thế kẹt đành phải xử bằng lý , không vị tình theo cách Thái tuế , Quan phù , Bạch hổ thì dầu có bị đời chê tàn nhẫn , âu cũng là bị ép buộc
Phá quân Thìn Tuất là cách có cung mệnh giữ Tử Tướng ở Thìn , cung Thân có Phá quân ở Tuất hoặc ngược lại
Rõ ràng ở đây vô tình đã chứng minh rằng cung Thân không phải là cung Mệnh sau 30 tuổi , mà là cách xử thế . Người có Tử Tướng ở Thìn đã cư xử kiểu Phá quân ở Tuất
Bất nhân là không có tình người , là tàn nhẫn . Phá quân là tượng của người vô đối kiểu “ Độc Cô Cầu bại “. Phá quân coi Kình Đà Không Kiếp là lũ đàn em sai bảo , có chăng là sợ chính mình đó là tính tự cao tự đại , khi đó Tử Vi chỉ biết cứu người mà không cứu được mình :
Sao Tử Vi ở vào chốn hãm
Quyenf cứu tha thiểu giảm vô uy
Khi lâm vào thế Tuần Triệt án ngữ hoặc gặp Sát tinh Kình Đà Không Kiếp không thấy ai chê Tử Vi
Phụ nữ cung Mệnh có Thất sát Tham lang ở nhàn cung ( hãm địa )thì bị gán cho tội bạc tình
Người có Thất sát hãm địa thì nóng nảy , người có Tham lang hãm địa thì nhiều dục vọng , bất kể tình riêng
Vậy dù nam hay nữ mà Mệnh có Thất sát , Tham lang hãm thì người đó chỉ lo làm ăn , yêu tiền hơn tất cả thì bị gán cho tội bạc tình cũng phải
Điểm lại một số câu phú, dễ dàng nhậ thấy quan niệm ngày xưa về cuộc sống đạo đức tâm lý có phần khác với ngày nay
Ví như câu : “ Tử Vi Mão Dậu , Kiếp Không – đa vi thoát tục chi tăng “ là mệnh ở Mão Dậu có Tử Vi , Tham lang gặp hai sát tinh Không Kiếp, thì đương số chán cánh thế gian mà đi tu
Ngày xưa người ta quan niệm về cách giả quyết những lá số phụ nữ bị coi là xấu vì cung mệnh gặp các chính tinh như : Thiên đồng – Thái dương - Thiên cơ ( hãm địa ) – Thiên lương - Thái âm thì nên làm lẽ để được yên thân , thì không hợp lý mà còn tiêu cực tội nghiệp
Cho nên :” Người nào chê ta mà chê phải là thầy ta , khen ta mà khen phải là bạn ta “
Thầy Tử Vi nào khuyên ta mà khuyên hợp lý thì quả là quý nhân của ta vậy


Thanked by 1 Member:

#30 tigerstock68

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1221 Bài viết:
  • 1837 thanks

Gửi vào 27/03/2013 - 10:24

Ðạo Ðức Phật Giáo

1) Phật giáo đặt trọng tâm vào con người:

Trên con đường giải thoát khổ đau, Phật giáo dạy con người quay trở về nương tựa mình trong hiện tại và tại đây. Ðức Phật dạy:


"Hãy trở về nương tựa mình và nương tựa pháp"

"Hãy là nơi nương tựa cho chính mình, không tìm kiếm một nơi nương tựa nào khác".

"Ngươi là hòn đảo là nơi nương tựa của chính ngươi".

Giáo lý nhân quả nghiệp báo xác định rõ con người là chủ nhân của nghiệp và là kẻ thừa tự của nghiệp. Thế nên, địa bàn chính để đoạn trừ khổ đau là chính mỗi người trong hiện tại và tại đây. Nếu khổ đau phát sinh từ đó, thì cũng từ đó phát sinh sự dập tắt khổ đau, hay phát sinh hạnh phúc.



2) Tính thiết thực hiện tại của sự đoạn khổ sinh lạc:

Ðức Phật đã nhiều lần xác định Ngài ra đời chỉ vì lợi ích, an lạc cho Chư thiên và loài người chỉ vì lòng thương tưởng cuộc đời. Giáo lý nền tảng của Phật giáo là Tứ đế chỉ đưa ra vấn đề khổ đau và con đường giải quyết khổ đau. Câu chuyện nắm lá Simsàpa và câu chuyện mũi tên độc là các ảnh dụ nhấn mạnh vào tinh thần thực tế và thực tiễn khẩn thiết loại bỏ khổ đau khỏi con người và cuộc đời.



3) Tinh thần Bi, Trí, Dũng:
Trên đường loại bỏ khổ đau, chánh kiến (hay trí tuệ, bao gồm chánh tư duy) luôn luôn dẫn đầu các pháp hành. Hành giả trước nhất cần nhận rõ thực trạng khổ đau và các nguyên nhân gây khổ đau để nhận ra con đường loại bỏ chúng. Thiếu nó thì hành giả sẽ đi chệch hướng giải thoát.

Sau khi có chánh kiến, trí tuệ, hành giả tiếp vận dụng chánh tinh tấn, hay Từ chánh cần, để thực hiện con đường. Trên đường đi hành giả thường xuyên phát khởi lòng từ để dập tắt dục vọng và để cứu độ chúng sanh.

Ðấy là ba yếu tố quyết dịnh một hành vi hướng về hạnh phúc và giải thoát của Phật giáo.



4) Mục tiêu là hạnh phúc, giải thoát ngay tại đời này:

Ðức Phật chỉ dạy khổ và con đường đoạn tận khổ có nghĩa là chỉ nói đến hạnh phúc và sống đời sống tâm thức hạnh phúc ngay trong hiện tại, tại đây, ở trên đời này.

Mỗi bước đi của bố thí, trì giới, thiền định và trí tuệ là mỗi bước đi ra khỏi các tác nhân gây rối loạn tâm lý, và đi vào an lạc, hạnh phúc của tâm giải thoát và tuệ giải thoát.

Bước đầu tiên đi vào thiền định là bước đầu xúc tiếp với hạnh phúc có tần số rung động cao hơn tần số rung động từ vật chất. Càng vào sâu định, càng cảm nhận hạnh phúc cao đẹp hơn, tinh tế hơn và bền bỉ hơn. Cho đến lúc trí tuệ sinh khởi có thể đốt cháy hết thảy tham, sân, si, cội nguồn của mọi khổ đau, thì hành giả đối mặt với hạnh phúc chân thật của Niết bàn - giải thoát thân (Vikmukti-kàya) - Tại đây chưa đề cập đến Niết bàn pháp thân của bậc Chánh đẳng chánh giác.

Nếu đạo đức dược hiểu đồng nghĩa với hạnh phúc thì toàn bộ giáo lý Phật giáo là một nền giáo lý về đạo đức, giới thiệu con đường sống ngay trong hiện tại phù hợp với mọi căn cơ, mọi không gian, thời gian, và văn hóa, đi vào hạnh phúc ngay tại trần gian giữa dòng sông vô thường. Nền đạo đức này có đầy đủ tính chất nhân bản, khoa học, thực tiễn và rất là thực tại.



5) Nhận thức cơ bản của nền đạo đức Phật giáo:

Giáo lý Duyên khởi và Ngũ uẩn xác định con người là một tập hợp thể của 5 yếu tố: sắc uẩn (vật lý), thọ, tưởng, hành, thức (tâm lý). Không có một ngã thể là tự ngã, linh hồn hay tiểu ngã nào có mặt ở đó. Sắc uẩn thì bao gồm tự thân vật lý, thân tha nhân và thế giới vật lý; thọ uẩn thì bao gồm các cảm thọ thiền định và các cảm thọ từ các căn xúc tiếp với các trần. Tưởng uẩn, thức uẩn và hành uẩn cùng tồn tại bất khả ly với hai uẩn kia. Như thế, con người hiện hữu gắn liền với tha nhân và thế giới. Con người chỉ ổn định khi nào thể hiện được sự hòa điệu của 5 uẩn ở bên trong và thể hiện hòa điệu với gia đình, xã hội và thiên nhiên ở bên ngoài.

Giáo lý Duyên khởi cũng xác định con người tương quan mật thiết với thế giới, vừa xác định khổ đau có mặt khi ái, thủ, vô minh có mặt. Khổ đau ấy nằm ngay trong thân ngũ uẩn nên cũng do duyên mà diệt đi từ thân ngũ uẩn. Ðiều này có nghĩa là khi ái diệt, thủ diệt, vô minh diệt thì khổ diệt. Khổ diệt là chân hạnh phúc, chân an lạc, giải thoát xuất hiện. Con người có thể tự mình dần dần hay tức thời dập tắt ái, thủ để cảm nhận hạnh phúc ngay trong hiện tại.

Ðây là cơ sở nhận thức mở ra con đường đạo đức của Phật giáo.

Giáo lý nền tảng Tứ đế giới thiệu cùng nhận thức như thế và giới thiệu cụ thể lộ trình giải thoát, hay lộ trình của các nếp sống đạo đức.

Giáo lý nhân quả nghiêp báo trình bày rõ rệt các hành động bị điều động bởi tâm lý tham, sân, si là các hành động dẫn đến khổ đau, vì thế chúng là bất thiện; các hành động được điều động bởi vô tham, vô sân, vô si là các hành động dẫn đến các kết quả an lạc, hạnh phúc, vì thế chúng là thiện. Thiện là đạo đức và bất thiện là phi đạo đức của Phật giáo. Hệt như Banzeladze đã tuyên bố: "Nơi nào không có những điều kiện cho hạnh phúc, thì nơi ấy không có điều kiện cho đức hạnh". (Ðạo đức học, Banzeladze, NXB. Hà Nội. 1985, tr, 260).



6) Phật giáo và vấn đề cội nguồn của đạo đức và các chuẩn mức đạo đức:

Về cội nguồn đạo đức và các chuẩn mức đạo đức thì mối hệ tư tưởng có một quan niệm khác nhau. Do vì cái nhìn về con người, thé giới, giá trị và hạnh phúc khác nhau mà có sự khác biệt về cội nguồn đạo đức và chuẩn mức đạo đức.

Có quan điểm cho rằng trí tuệ phát triển trong quá trình lao động, và sự phát triển trí tuệ, tư duy, ngôn ngữ, có ảnh hưởng đến tương quan của con người, vì thế có ảnh hưởng đến quan niệm về đạo đức của con người. Ðạo đức ở đây là sản phẩm của xã hội, nên khi xã hội biến đổi thì đạo đức cũng biến đổi theo. Ví như xã hội thay đổi thể chế từ phong kiến qua dân chủ thì quan niệm đạo đức cũng thay đổi theo.

Có quan niệm đạo đức xây dựng dựa vào một đấng sáng tạo, sáng thế vĩnh cửu, nên nền đạo đức và cái chuẩn mức đạo đức hầu như cốâ hữu, là hệ quả của những lời phán xét của các trang thánh kinh.

Hẳn nhiên còn có nhiều quan niệm đạo đức khác nhau nữa tùy theo mục tiêu của đời sống dừng lại ở các chỗ khác biệt nhau. Phật giáo thì xây dựng con đường sống đạo đức trừ trí tuệ thực nghiệm toàn giác của đức Phật nên có cái nhìn giá trị ổn định.

Phật giáo không nêu lên vấn đề cội nguồn của mọi hiện hữu, gồm cả cội nguồn của đạo đức, bởi vì mọi hiện hữu đều duyên sinh, vô tự tính. Nhưng ở mặt tương đối, Phật giáo ghi nhận có khổ đau do ái, thủ, vô minh gây ra. Vấn đề thiết thực ở đây là dập tắt mọi nguyên nhân khổ đau ở từng cá thể. Do vậy, chuẩn mức đạo đức chỉ có thể do các cá thể thể nghiệm và đặt ra, dựa vào hiệu quả đoạn diệt tham, sân, si. Không thể thiết lập các chuẩn mức đạo đức dựa vào sự tướng biểu hiện bên ngoài của các hành động, bởi cùng một hành động có thể do nhiều động cơ thiện, bất thiện tác động khác nhau nên có giá trị đạo đức khác nhau.

Con đường đạo đức Phật giáo vì thế là con đường tự giác, tự chứng và tự nguyện. Dù vậy, trước qui luật nhân quả quá mành rành, con người vẫn phải nghiêm chỉnh hướng dẫn đời sống nội tâm của mình.

Do vì hạnh phúc của con người là mục tiêu của cuộc sống nên hạnh phúc của con người là giá trị chuẩn. Các giá trị khác là thứ yếu phải xếp xoay quanh cái trục giá trị đạo đức này.


7) Kinh nghiệm hạnh phúc - Kinh nghiệm đạo đức:

Ở điểm như thế nào mới là hạnh phúc, thực sự hạnh phúc, và làm thế nào để hạnh phúc thì lại càng có nhiều quan niệm khác biệt nhau hẳn.

Có người cho rằng hạnh phúc đến từ vật chất, có người cho đến từ tình cảm, trí thức. Có người cho hạnh phúc đến từ sự kết hợp giữa vật chất và tinh thần v.v... Vì thế mà nhân loại đã dựng lên nhiều nếp sống, nếp nghĩ, đạo đức khác nhau.

Banseladze thì cho rằng: "Hạnh phúc là một hiện tượng vừa thuộc về vật chất vừa thuộc về tinh thần". (Ibid, tr. 246).

- "Trong lãnh vực khoái cảm vật chất, khoái cảm càng mạnh thì càng ngắn ngủi. Cường độ của khoái cảm tỷ lệ nghịch với độ dài thời gian của nó". (Ibid, tr. 268).

- "Trong lãnh vực những khoái cảm về tinh thần, nhân tố thời gian có một vai trò hoàn toàn khác: thời gian tác động có lợi cho con người. Ở đây không có qui luật tỷ lệ nghịch, ngược lại, cường độ khoái cảm càng cao trong lãnh vực này thì nó càng kéo dài". (Ibid, tr. 269).

Dù cho các triết gia, các nhà đạo đức có kinh nghiệm khác nhau về hạnh phúc và về thế nào để đượqc hạnh phúc, thì tất cả các điểm khác biệt đó vẫn có một điểm chung cùng rằng: hạnh phúc là một cảm thọ có điều kiện. Ðã là cảm thọ có điều kiện thì dưới cái nhìn Phật giáo nó là vô thường. Và do vì có mặt lòng tham trước mà vô thường đem lại khổ đau.

Cảm thọ hạnh phúc càng mạnh thì thời gian cảm nhận càng nhanh sau đó là một khoảng trống tâm lý lớn lao, hoặc là đối mặt với một cảm thọ tiếp theo hẳn là khổ đau - (cảm thọ kém hơn là khổ đau).

Ngay cả khi con người đang ở trong hạnh phúc, thì nỗi lo sợ vô thường xảy đến cũng đủ gây đau nhức cho tâm thức con người.

Thế là con người hầu như thường phải đối mặt với khổ đau. Phật giáo thấy rõ gốc của mọi khổ đau ấy là dục vọng, tham ái, hay chấp ngã, mà không phải là vô thường hay sinh diệt. Do đó mà con đường sống chế ngự dục vọng là con đường tiến đến hạnh phúc, xúc tiếp với hạnh phúc. Tại đây hạnh phúc không có nghĩa là thỏa mãn các dục vọng mà là biết sống chế ngự dục vọng, và loại trừ dục vọng. Phật giáo đã giới thiệu một con đường vào hạnh phúc mở rộng cho nhiều căn cơ, nhiều cấp độ tâm thức khác nhau


Thanked by 2 Members:





Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |