Jump to content

Advertisements




HOA CẢNH ỨNG DỤNG TRONG PHONG THỦY


19 replies to this topic

#1 thathoc

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 187 Bài viết:
  • 483 thanks

Gửi vào 20/03/2013 - 17:19

HOA CẢNH ỨNG DỤNG TRONG PHONG THỦY
Nguyễn Kim Dân (Hà Nội: Mỹ Thuật, 2006, 2006)

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Phong thủy với hoa cảnh. Hoa cảnh theo phong thủy khai vận. Ngôn ngữ của loài hoa.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Size:14.90Mb
Format:PDF
-----------------------------------------------------------------------
Hướng dẫn tải về: Sau khi mở cửa sổ mới, đợi 5 giây sẽ xuất hiện nút <" SKIP AD "> hay <" BỎ QUA QUẢNG CÁO "> bên phải, click vào đó để tải về.

Thanked by 1 Member:

#2 tranthevu

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1269 Bài viết:
  • 973 thanks

Gửi vào 01/04/2013 - 23:49

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

mehoc, on 20/03/2013 - 17:19, said:

HOA CẢNH ỨNG DỤNG TRONG PHONG THỦY
Nguyễn Kim Dân (Hà Nội: Mỹ Thuật, 2006, 2006)

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Phong thủy với hoa cảnh. Hoa cảnh theo phong thủy khai vận. Ngôn ngữ của loài hoa.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Size:14.90Mb
Format:PDF
-----------------------------------------------------------------------
Hướng dẫn tải về: Sau khi mở cửa sổ mới, đợi 5 giây sẽ xuất hiện nút <" SKIP AD "> hay <" BỎ QUA QUẢNG CÁO "> bên phải, click vào đó để tải về.
xin pót lai cuốn này nha

Thanked by 1 Member:

#3 thathoc

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 187 Bài viết:
  • 483 thanks

Gửi vào 06/04/2013 - 15:54

Gửi tranthevu,

Cuốn này cũng chịu thua luôn rồi, kiểm lại file đã download nhưng mở ra bị lỗi rồi !

Có ai đã tải về được xin post lên lại giúp.

Cám ơn

#4 tranthevu

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1269 Bài viết:
  • 973 thanks

Gửi vào 07/04/2013 - 14:19

mình cũng thua, mình chưa download thi nó kg cho down nữa

#5 thathoc

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 187 Bài viết:
  • 483 thanks

Gửi vào 10/04/2013 - 20:19

Hoa cảnh ứng dụng phong thủy
Biên soạn: Nguyễn Kim Dân


Phong thủy học là môn học về sinh thái môi trường của con người, cũng là môn học về chọn lọc môi trường; trên thực tế, nó chính là một môn khoa học tự nhiên được tổng hợp từ nhiều môn như: địa cầu vật lý học, thủy văn địa chất học, vũ trụ tinh thể học, khí tượng học, cảnh quan môi trường học, kiến trúc học, sinh thái học và tin tức nhân mạng sinh thể học…

Ở đây chúng ta chỉ giới thiệu chủ yếu về hoa cảnh với phong thủy học. Màu xanh của hoa cảnh là một vòng liên kết cơ bản nhất giữa chuỗi thực vật với chuỗi sinh vật mà con người sống dựa vào, phụ thuộc vào và không thể rời xa nó. Có thể nói môi trường màu xanh có vai trò tương đối quan trọng trong sự tồn tại suốt cả cuộc đời của con người, do đó con người không thể rời bỏ nó. “Sinh vật trường” do hoa cảnh cấu thành có ảnh hưởng rất quan trọng đối với tinh thần, tâm trạng, sức khỏe, tuổi thọ… của con người.

Sách này bao gồm:

Phần 1: PHONG THỦY VỚI HOA CẢNH
Chương 1: Hoa cảnh với phong thủy
Chương 2: Hiệu quả điều trị bằng phong thủy hoa cảnh
Chương 3: Cách sắp đặt hoa cảnh theo phong thủy

Phần 2: HOA CẢNH PHONG THỦY KHAI VẬN
Chương 1: Các chậu cảnh phong thủy
Chương 2: Các thực vật phong thủy trồng trong nước
Chương 3: Hoa phong thủy
Chương 4: Các chậu bonsai phong thủy

Phần 3: NGÔN NGỮ CỦA HOA
Chương 1: Ý nghĩa của hoa cảnh
Chương 2: Ngôn ngữ của hoa sử dụng trong các ngày lễ
Chương 3: Ngôn ngữ của các hoa được sử dụng làm lễ vật

Phần 4: HOA CẢNH CÁT TƯỜNG

Phần 5: CÁCH LỰA CHỌN VÀ PHỐI HỢP CÁC BÌNH HOA

#6 thathoc

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 187 Bài viết:
  • 483 thanks

Gửi vào 10/04/2013 - 20:21


Phần 1
PHONG THỦY VỚI HOA CẢNH




Chương 1
HOA CẢNH VỚI PHONG THỦY


Phong thủy học là môn học về sinh thái môi trường của con người, cũng là môn học về chọn lọc môi trường; trên thực tế, nó chính là một môn khoa học tự nhiên được tổng hợp từ nhiều môn như: địa cầu vật lý học, thủy văn địa chất học, vũ trụ tinh thể học, khí tượng học, cảnh quan môi trường học, kiến trúc học, sinh thái học và tin tức nhân mạng sinh thể học… Ở đây chúng ta chỉ giới thiệu chủ yếu về hoa cảnh với phong thủy học. Màu xanh của hoa cảnh là một vòng liên kết cơ bản nhất giữa chuỗi thực vật với chuỗi sinh vật mà con người sống dựa vào, phụ thuộc vào và không thể rời xa nó. Có thể nói môi trường màu xanh có vai trò tương đối quan trọng trong sự tồn tại suốt cả cuộc đời của con người, do đó con người không thể rời bỏ nó. “Sinh vật trường” do hoa cảnh cấu thành có ảnh hưởng rất quan trọng đối với tinh thần, tâm trạng, sức khỏe, tuổi thọ… của con người.

1.Hoa cảnh có linh hồn

-Hoa cảnh cũng có linh hồn, có sự sống, giữa hoa cảnh có tồn tại 1 loại từ trường – sinh vật trường. Qua trắc định và chứng minh của khoa học, hoa cảnh cũng có nhóm máu và mối quan hệ họ hàng nhất định (cũng chính là họ, ngành, loài trên phân loại hoa cảnh học). Mối quan hệ họ hàng của nó gần hay xa phụ thuộc vào việc lai tạp và chiết cây. Trắc định khoa học còn chứng minh, hoa cảnh có ngôn ngữ, có tinh thần và có hỉ nộ ái lạc. Khi ta bẻ cành của nó, nó lập tức phóng ra sóng phẫn nộ, còn khi ta tấu nhạc và tưới nước thì nó sẽ phát ra sóng hòa nhã, dễ gần.

-Có một loại hoa gọi là “tử vi lá nhỏ”, khi sờ vào, cành của nó sẽ lay động không ngừng, do đó được gọi là cây sợ nhột, còn “hoa mắc cỡ”, chỉ cần bạn đụng vào nó sẽ lập tức khép lá lại, có thể thấy dòng điện sinh vật của nó rất mạnh. Lại có một loại hoa được gọi là “cỏ phong lưu”, khi có gió thổi qua, các lá nhỏ của nó sẽ không ngừng múa tung tăng…

-Hoa cảnh có tính dự báo và khả năng dự đoán. Nếu đem ra so sánh thì nó còn nhanh nhạy hơn cả con người, loài được gọi là “vạn vật chi linh”. Nó có thể dự đoán động đất, khô hạn, mưa gió; có thể dự báo các thảm họa tự nhiên; thậm chí còn có thể trợ giúp phá án, dự báo niềm lành và niềm dữ. Ví dụ, vào thời kỳ kháng chiến chống Pháp, dân tộc Trung Hoa phải đối mặt với một kiếp nạn lớn, các cây trúc ở khắp nơi đều nở hoa dạng tự sát (sau khi hoa trắng nở thì lập tức khô héo). Từ đấy có thể thấy hoa cảnh không chỉ có linh hồn mà còn có siêu năng lực. Vào những năm cuối thập kỷ 80 của thế kỷ 20, Giang Hoàng (ở Trung Quốc) xảy ra lũ lụt. Mùa xuân năm đó, toàn bộ cây trúc ở đó nở hoa. Ca dao địa phương có câu “cây trúc nở hoa, nước lũ đến nhà”. Hiện tượng cây trúc nở hoa vào mùa xuân chính là dự báo lũ lụt vào mùa hạ. Một chuyên gia người Mỹ sau khi tiến hành thử nghiệm với 25 loại hoa cảnh khác nhau, đã đưa ra kết luận hoa cảnh có chức năng “siêu cảm quan tri thức”, điều này đã khiến giới khoa học chú ý. Thực nghiệm đã chứng minh, hoa cảnh có trí nhớ, có cảm giác, có siêu năng lực đưa ra phản ứng với môi trường. Cây sồi có thể tự làm cháy nổ kho các công nhân đốn cây đến, cà rốt đang tăng trưởng sẽ run rẩy không ngừng khi thấy con thỏ. Như cây thùa (có hình dạng giống cây cọ), trong thử nghiệm trên điện lưu kế, nó có thể phản ứng với tâm lý tình cảm của người thử nghiệm, thậm chí có thể theo dõi sự vui buồn và an nguy mỗi ngày của chủ nhân nó (ghi chép trong “Siêu năng lực của hoa cảnh” của Peter Tompkins, Christopher Byrd).

-Hoa cảnh cũng có tình cảm. Khi gia đình người chủ gặp vận may, hoa cảnh trang trí trong nhà cũng sẽ tràn đầy sức sống và nở rộ không ngừng, còn khi chủ gặp chuyện bất hạnh thì hoa sẽ héo rụng và tàn tạ. Qua thống kê đã chứng minh, cây lan quân tử sẽ không thích nở hoa trong các gia đình không hòa thuận; và khi trong nhà sắp có chuyện vui mừng, nó sẽ nở sớm để “báo tin vui”.
-Ngoài ra, hoa cảnh có cả khí trời. Những người luyện khí công đều biết, khi luyện khí ở gần các cây cối thì không nên chọn các cây con vì tập thể vây quanh 1 cái cây để luyện, nếu cây đó ốm yếu, nó sẽ xuất hiện một bộ dạng rất mệt mỏi với các lá rũ xuống.

2. Hoa cảnh hợp ngũ hành

- Giữa hoa cảnh và vạn vật đều tồn tại “từ trường”. Dưới tác động của từ trường, các hạt vi phân tử
của các vật thể có thể ảnh hưởng lẫn nhau. Câu ngạn ngữ “đồng khí bất tồn kim, tồn kim, kim bất thuần”, chính là kinh nghiệm đúc kết từ dân gian. Nếu cất giữ vàng trong đồ đồng, lâu ngày vàng sẽ không còn thuần chất, mà đồ đồng lại có chứa vàng. Tương tự, hoa cảnh hóa đá cũng không phải do nhiệt độ và khí áp dẫn đến, mà là do khí trường nham thạch gây ra. Nghiên cứu khoa học hiện đại đã từng bước làm sáng tỏ nghi vấn này. Năm 1988, các nhà khoa học Liên Xô đã phát hiện xung quanh các vật thể đều có trường phân tử, cơ thể con người, vật kiến trúc và hoa cảnh đều có. Từ trường giữa hoa cảnh mạnh hay yếu được quyết định bởi tình trạng sinh khắc chế hóa, điều này có thể dùng lý niệm ngũ hành của Trung Quốc để điều chỉnh. Sử dụng ngũ hành của hoa cảnh để trang trí không chỉ quan tâm đến tính mỹ quan mà còn phải chú ý đến tính chức năng của nó.

Nếu bố trí thích đáng thì có thể điều chỉnh môi trường, điều chỉnh tâm tình và bảo dưỡng cơ thể. Như các khu vườn được xây gần nước, nếu dùng để điều tiết bộ phận thận của cơ thể thì có thể trang trí thêm bằng các hoa cảnh “màu đen” (độ sáng thấp) như tùng bách, nho, sen, khô…; nếu dùng để điều tiết thần kinh và tim thì có thể trồng các hoa cảnh màu đỏ thuộc hỏa trong ngũ hành, như: cây lựu, cây bông gòn, cây tượng nha hồng, cây phong, cây dâu đỏ, cây hồng thiếc, cây la lết…; nếu dùng để điều trị bộ phận phổi, có thể đặt thêm các hoa cảnh màu vàng thuộc thổ trong ngũ hành, như: hoa linh tiêu, lài vàng, quế vàng, cúc vàng, chuông vàng, hồng vàng… Sự tương sinh tương khắc giữa các loài hoa cảnh rất phổ biến, những người làm vườn chuyên nghiệp có lẽ không lạ gì với điều này, ví dụ trồng nho bên cạnh cây tùng sẽ không ra trái, còn trồng bên cây du sẽ cho ra trái chua.

- Giữa hoa cảnh và người cũng tồn tại mối quan hệ sinh khắc. Do đó không được trồng cây bách cạnh nhà thai phụ, vì mùi của cây sẽ gây nôn mửa. Ca dao có câu “dung thụ (cây đa) bất dung nhân”, khí trường của rễ cây đa bất lợi đối với con người, không nên trồng gần nhà. Và không nên nằm ngủ dưới giàn nho, vì khí trường không có lợi cho cơ thể con người. Ca dao có câu “đông trồng đào liễu, tây trồng du; nam trồng mai táo, bắc hạnh lê”, lại có câu “sau nhà có du, trăm quỷ di dời”; “lan trắng trồng trước nhà, hương thơm tỏa khắp nơi” ; “Hướng dương quả lựu đỏ như lửa, râm tối quả mận chua rớt hàm”. Nhà thơ Đào Uyên Minh thời Đông Tấn đã đề thơ lên nhà của mình rằng: “Du liễu âm hậu thiềm, đào lý la đài tiền” (cây du liễu trồng ở hiên nhà sau, cây đào cây lý trồng ở sân trước)… Có rất nhiều ca dao, thơ văn, và cả truyền miệng đã chỉ ra sự thích hợp hay không thích hợp giữa môi trường và hoa cảnh, được đúc kết kinh nghiệm từ quan hệ sinh khắc mà chúng ta nên nghiên cứu để học hỏi.

3. Hoa cảnh và cuộc sống:

- Mỗi quốc gia, dân tộc đều có thói quen và lối sống riêng, nên nhận thức và thái độ đối với hoa cảnh cũng khác nhau. Như người Châu Âu thích hoa màu tím, còn người Trung Quốc thích hoa màu đỏ, họ cho rằng màu đỏ tượng trưng cho sự nhiệt tình, may mắn. Trung Quốc tôn sùng hoa cúc, và gọi nó là chàng quân tử khiêm tốn; trong khi người Anh lại ghét hoa cúc, vì cho nó là hoa báo tin tang sự. Người Trung Quốc, người Ấn Độ cho rằng hoa sen là loài “hoa thanh khiết”, “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”, nhưng đối với người Nhật, nó lại là vật hạ tiện, dơ bẩn. Người Châu Âu thông thường dùng cây bách để bố trí sân vườn, nhưng ở Trung Quốc thì có thể thấy nó ở các khu lăng mộ. Đều là hoa tương nhưng trường hợp khác nhau thì có mục đích sử dụng khác nhau, như Ngày của mẹ thì tặng hoa cẩm chướng, ngày của bố thì tặng hoa thạch trúc; đối với người yêu thì tặng hoa hồng tượng trưng cho tình yêu lãng mạn; đối với những người tân hôn thì tặng hoa Bách hợp tượng trưng cho trăm năm hạnh phúc. Nếu đến bệnh viện thăm bệnh, tuyệt đối không được tặng hoa đường xương bồ (còn có tên là hoa lay-ơn), bởi vì hoa lay-ơn có ý nghĩa là bị cắt mổ. Còn khai trương thì kỵ tặng hoa nhài, bởi hoa nhài có âm đọc gần giống với “vô lợi”, có ngụ ý là lỗ vốn.

Người Trung Quốc còn cho rằng hoa trắng tượng trưng cho sinh con trai, hoa đỏ tượng trưng cho sincon gái; ví dụ một gia đình thích sinh con gái, nếu bạn tặng hoa trắng họ sẽ không đón chào, nhưng nếu bạn tặng hoa đỏ họ sẽ rất vui mừng ! Có thể thấy, giữa hoa với con người có mối quan hệ rất mật thiết, nó tồn tại giữa vũ trụ cùng với thiên địa, nhật nguyệt và nhân loại, có và con người đều là sinh linh của linh giới.

4. Vật với âm dương:

- Vạn vật trong thiên địa chia thành âm dương, hoa cảnh cũng tuân theo quy luật bất biến này; hoặc
sinh hoặc diệt, hoặc vô quả hoặc tử vong. Nếu đặt các loài hoa cảnh thích ánh sáng mặt trời ở môi trường ẩm thấp chúng sẽ ốm yếu, không nở hoa, không ra quả hoặc chết. Hoa lan trắng, hoa hồng, nhài, hoa mai, mẫu đơn và hoa thược dược đều thuộc loài hoa cảnh thích ánh sáng mặt trời, nếu bạn đặt chúng ở môi trường ẩm thấp, chúng sẽ sinh trưởng kém hoặc không ra hoa, đỗ quyên và cúc cũng là hoa thích ánh sáng mặt trời; loại hoa này phải được đặt dưới ánh sáng mặt trời và phải có 1800 lux (đơn vị của ánh sáng) độ chiếu sáng mới có thể ra hoa bình thường. Nếu không, dù cho bạn có chăm chỉ tưới nước và bón phân thì cũng vô ích. Với các loại hoa cảnh trung tính như hoa loa kèn, hoa trà, hoa quế, dạ hợp và hàm tiếu thì không cần đến 1000 lux độ chiếu sáng, cũng không cần ánh sáng mặt trời trực tiếp chiếu vào vẫn nở hoa bình thường. Trong đó, hoa trà và hoa quế cần phải trong dương có âm, còn hoa dạ hợp, hàm tiếu và hoa loa kèn thì cần trong âm có dương. Còn với loài hoa cảnh thuộc âm tính như văn trúc, trúc đuôi rùa, vạn niên thanh, lục mộng, bồng lai tùng, sắc Ba Tư thì chỉ cần 100 lux hoặc vài chục lux độ chiếu sáng là có thể sinh trưởng bình thường, loài hoa này khá thích hợp cho việc đặt lâu dài trong nhà.

- Từ đó, có thể thấy hoa cảnh cũng phân âm dương, nếu làm trái ngược, sinh vật trường sẽ bị phá hoại, mất đi sự cân bằng và xuất hiện hung tướng. Các loài hoa cảnh ra hoa kết trái thích được trồng chung với cây khác giới, không nên trồng cây đồng giới chung với nhau hoặc trồng cây đơn lẻ vì “cô âm bất trưởng, độc dương bất sinh”. Như cây hoa bạch quả phải trồng cây đực và cây cái chung với nhau mới có kết quả được. Cây táo nếu trồng đơn lẻ sản lượng sẽ giảm, điều này những người trồng cây ăn quả đều biết. Lan quân tử, được người ta gọi là “quân tử” ở chỗ không “loạn luân”, không gây sự chú ý bằng màu sắc dung tục, 10 tháng kết hạt, giống như “mang thai 10 tháng” của con người vậy. Nếu nhất thời chăm sóc không kỹ, không tưới nước, nó cũng không khô héo, mà vẫn thoát tục, thanh tao, không hề có “tiểu nhân khí”, là kết quả của sự tiến hóa cao độ.

Hệ thống của nó là đực và cái cùng thể, trên đài hoa sinh trưởng cả nhụy cái và nhụy đực, phấn hoa có thể tự thụ phấn, cũng có thể thụ phấn khác cây. Với các hoa tự thụ phấn sẽ không kết hạt (tự rụng xuống), chỉ có các nhụy đực thụ phấn khác cây mới kết hạt để duy trì sự tráng lệ của cây từ đời này sang đời khác. Cho nên tiến hóa của cây lan quân tử chủ yếu đến từ thụ phấn khác hoa.
Ví dụ, cây lương thực như bắp, các hạt của nó được sinh ra từ phối hợp âm dương, nên các hàng hạt đều là số chẵn, hoặc 14 hàng, hoặc 16 hàng, hoặc 18 hàng, tuyệt đối không có trường hợp sinh trưởng các hàng lẻ. Có thể thấy, thuộc tính âm dương của hoa cảnh tồn tại phổ biến.

5. Hoa cảnh và nhà cửa.


Trong cuộc sống hằng ngày, việc trang trí hoa trong nhà đã trở thành thị hiếu đang thịnh hành.
Trong lúc đang làm việc, được đối mặt với các hoa cảnh đầy sức sống, đích thực, là tinh thần cảm thấy vui vẻ, phấn chấn. Nhưng do hoa cảnh có âm dương, một số cây có thể phóng ra chất có hại nên không đặt trong nhà. Có nhiều người thích sử dụng cây vạn niên thanh, cây dong vàng, cây hỷ thụ tiêu để làm “vượng trạch” (nhà cửa thịnh vượng) nhưng thật ra chúng đều là hoa cảnh có độc.

Ban đêm, khi tiến hành “trao đổi khí”, chúng sẽ thải ra CO2 vừa gây ô nhiễm, vừa tranh giành oxy với con người, vì vậy không nên đem chúng vào trong nhà, nếu không, chuyện sẽ trái ngược với mong muốn của mình ! Còn hoa dạ hương, tuy có thể đuổi muỗi, nhưng nó sẽ tỏa hương thơm kỳ lạ khiến cho những người bị bệnh tim và cao huyết áp cảm thấy khó chịu. Hoa tú cầu,tuy to lớn nhưng có thể gây ra dị ứng. Có 1 số sách nói sử dụng hoa hải đường để bố trí nhà cửa có tác dụng “trừ tà”, nhưng thực tế tế bào màng dính của da sẽ có phản ứng dị ứng. Có thể nói, các loại hoa này vốn dĩ không “vượng trạch”, cũng không “trừ tà”, ngược lại còn dẫn tai họa đến ! Tiên nhân chưởng khác với các loại hoa cảnh thông thường vì quá trình hô hấp ngược lại, ban đêm nó hấp thụ CO2 và thải ra oxy, có hiệu quả “vượng trạch” và “trừ tà”. Cây lan điếu có tác dụng lọc và làm sạch không khí, dùng trong tàu vũ trụ có thể điều tiết chất lượng không khí trong không gian kín.

Nếu đặt 2-3 chậu lan điếu trong căn phòng hơn 20m2, thì tốt hơn nhiều so với máy lọc không khí, có thể thấy lan điếu có hiệu quả “vượng trạch”, đuổi tà và hóa giải tà khí.

5.1- Hình thái cầu may

Hình thái các cây cối, theo quan điểm phái hình thế phong thủy, nó có quan hệ đến sự may rủi của nhà ở. Cây cối có thể có lợi, cũng có thể có hại cho người, ta nên “xu cát tị sát” (đón may mắn, tránh sự xui rủi) và có một số kiêng kỵ:

- Kiêng kỵ việc thân cây đứng ở trước cửa ra vào và cửa sổ. Năng lượng vũ trụ của môi trường không ngừng tác dụng lên nhà ở với hình thái sóng vi. Cửa chính và cửa sổ là nơi nhận khí chủ yếu, thử nghiệm sóng vi đã chứng minh, khi một cây kim nhỏ đứng ở chỗ nhận khí (sóng) của awngten sóng vi thì lập tức xuất hiện hiện tượng sóng bị quấy nhiễu. Do đó, quan niệm phong thủy truyền thống kỵ trồng cây dựng sào trước cửa chính và cửa sổ, không những là kinh nghiệm tổng kết được trên thống kê học, mà còn là nhận thức chính xác trên khoa học. Nếu dùng cách nói ước định thì trong “môn” có “mộc” đọc là “nhàn”, đó là sử dụng hình thức lưu truyền giản dị của cách quy nạp chữ Hán, nếu được nhắc nhở thêm thì sẽ có lợi ho việc ghi nhớ. Ngoài ra, còn có chữ “mộc” trong chữ “khẩu là chữ “khốn”…, tức là kiêng kỵ việc trồng cây ngay giữa sân nhà, vì âm sẽ đè lên đất dương. Sân nhà là một thái cực, giữa sân là “thiên tâm” của thái cực, là huyệt vị, là sùng dương, nên không thể bị âm đè lên trong thời gian dài.

- Kiêng kỵ việc phương hướng của hàng cây bên đường, hàng rào cây xanh hướng thẳng vào nhà. Vì chúng có thể dẫn dắt cho sát khí xông thẳng vào nên không có lợi cho nơi ở.

- Kiêng kỵ việc cây lớn che cả cửa ra vào và cửa sổ. Vì nó thông thoáng gió và che lấy ánh sáng mặt trời, hơn nữa bóng râm của cây thuộc âm.
- Kiêng kỵ việc xây nhà dưới gốc cây lớn. Vì có câu “xây nhà dưới tán cây lớn, tai họa bệnh tật thường đến nhà” (“dương trạch nhập thư”). Hơn nữa sống ở đất âm dương trong thời gian dài sẽ không có lợi cho việc đón ánh nắng, vệ sinh, lại dễ dẫn đến hỏa hoạn.
- Kiêng kỵ việc nhìn thấy các hình thái cây mang ý nghĩa không may mắn ở tầm nhìn trước cửa ra vào và cửa sổ. Ví dụ, cây có những chỗ phình to ra như ung nhọt, cây khô héo rỗng ruột, dây leo “ải cảnh thụ” (cây treo cổ), các cây xiêu vẹo… Những hình thái này của cây đều chứa ẩn các bùa chú trên hình tượng, sẽ dẫn đến các ý tượng không may mắn, do đó không nên trồng bên cạnh nhà để tạo bóng râm.

5.2- Hoa cảnh nên hòa hợp với văn hóa và tập tục của dân tộc.
- Trên dòng sông dài của lịch sử, đối với việc xanh hóa bằng hoa cảnh, về giác quan, người Trung Quốc đã tích lũy được không ít ấn tượng, thói quen, sự đẹp xấu thiện ác, mà các văn hóa và tập tục được lưu truyền đối với sự may rủi của làng xã, nhà ở và sự lựa chọn tránh né hoặc đón nhận của khí trường, trong quy hoạch bố trí cũng không thể coi thường được.

6. Hoa cảnh và 3 chức năng lớn.

- Con người chịu ảnh hưởng của hoàn cảnh rất lớn. Cái mà mắt nhìn thấy được, cái mà miệng đang ăn, mũi đang ngửi, trong lòng đang nghĩ đều là phạm trù cần phải chú ý đến của cuộc sống phong thủy. Các hoa cảnh tốt lành có ích đối với con người nhất thiết phải phù hợp với các điều kiện như ngoại hình, mỹ quan, màu sắc tươi đẹp, hương thơm thoang thoảng, ngụ ý của sự may mắn, nở rộ, mạnh khỏe… Cho dù là cây cảnh hoặc hoa cắm vào bình, nếu có lượng nước, ánh sáng, phân bón thích hợp và môi trường thoáng gió, tuổi thọ càng kéo dài, thì biểu thị “từ trường” của nhà ở hoặc không gian văn phòng làm việc của bạn càng tốt.

- “Khí vận” là lưu động, cũng là vận động lẫn nhau. Môi trường có thể làm cho sức khỏe con người mạnh khỏe, tỉnh táo, sức lực tràn trề. Thường xuyên tiếp cận những người thành công trong công việc, trong cuộc sống cũng có thể lây nhiễm được cái phần may mắn ấy. Bạn cũng có thể thông qua cây cỏ để khai vận và nâng cao sức lực, thể xác lẫn tâm hồn với mạch suy nghĩ rõ ràng của bản thân, tiếp đến là cảm giác thỏa mãn do đạt được sự thuận lợi và hạnh phúc, rồi hãy để cho người thân và bạn bè bên cạnh bạn cũng có thể chia sẻ được sự may mắn của bạn. Hoa cảnh có thể mang đến 3 loại năng lượng:

6.1- Khỏe mạnh an thần

Tính sinh lý của hoa cảnh khác xa với con người, hoa cảnh hấp thụ CO2 và thải ra O2 cần thiết cho con người, đồng thời còn có thể phân giải các chất mycin có trong không khí, nên rất có ích đối với sức khỏe của con người. Các hoa cảnh nở rộ có thể mang đến cho người tâm trạng vui sướng tột cùng. Hoa cảnh theo đà chuyển động của bốn mùa, từ nảy mầm, trổ nụ, nở hoa đến hoa tàn thì giống y như cuộc đời của con người vậy, có thể làm cho tâm hồn của con người hòa vào tự nhiên, giảm bớt các vọng tưởng và các tâm niệm cố chấp.

6.2- Hóa giải tai ương.
- Nhìn hoa cảnh đẹp thường làm cho con người cảm thấy yên tĩnh, nhẹ nhõm, thanh thản, vô hình trung đã loại bỏ đi sự nóng nảy, bực dọc, tránh gây ra bất hòa trong các mối quan hệ giữa người với người, và ngăn ngừa chúng ta chỉ biết đắm chìm trong những khó khăn, thiếu thốn của hoàn cảnh hoặc cuộc sống. Có thể nói, nó có thể kích thích chúng ta hướng theo hướng tích cực và đạt được một thành tựu trong sự nghiệp.

- Văn phòng làm việc, nhà ở hoặc cửa tiệm, ở những khu vực có ánh sáng hơi yếu, không thường xuyên đi lại hoặc không sử dụng, tốt nhất nên gắn thêm 1 bóng đèn sáng và đặt vài chậu cảnh đang nở rộ để cải thiện không khí u ám này. Ở các góc rẽ nhọn, những mặt tường bị vây bẩn, cửa sổ đối diện với mặt tường hoặc đối diện với góc nhà của hàng xóm đều có thể làm như cách trên.

Sự trang trí và bố trí như thế sẽ khiến ánh mắt của mọi người tự nhiên tập trung vào đó. Đối với người phụ trách chăm sóc các chậu cảnh cần phải thay nước và cắt tỉa thường xuyên, làm cho bầu không khí ở nơi đây thêm sôi nổi thì càng có thể đánh lùi cảm giác sợ hãi và dơ bẩn vốn có.

6.3- Mang vận may đến
Cho dù là nhà ở, văn phòng làm việc hay cửa hiệu, việc sử dụng một cách khéo léo các hoa cảnh chính là thể hiện sự thành khẩn một cách tao nhã. Sử dụng hoa đẹp để nghênh đón bạn bè, người yêu, những người thân thích và những vị khách hàng trong làm ăn, để mọi người cảm nhận sự tôntrọng của bạn đối với họ, từ đó sẽ sinh ra thiện cảm đối với bạn, ý muốn giao hảo, thỏa thuận làm ăn, công việc của bạn càng có thể tiến triển thuận lợi, đánh đâu thắng đó. Tóm lại, nếu muốn xanh hóa và làm đẹp nhà cửa, việc lựa chọn nguyên liệu cần chia rõ tốt xấu, phân rõ âm dương ngũ hành, nhận rõ thuộc tính, định rõ phương vị và đặt đúng vị trí, thì mới làm cho sinh vật trường của nhà bạn phối hợp nhịp nhàng và có được một phong thủy tốt.

#7 thathoc

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 187 Bài viết:
  • 483 thanks

Gửi vào 10/04/2013 - 20:22

Chương 2
HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ BẰNG PHONG THỦY HOA CẢNH


1. Hiệu quả điều trị bằng phong thủy hoa cảnh.

- Thực vật và hoa cảnh không chỉ có giá trị thưởng lãm và ăn uống, mà còn tượng trưng cho sự phồn vinh và sự trưởng thành của tâm hồn với sinh mạng. Chúng có thể giảm áp lực của bạn xuống, cung cấp môi trường tự nhiên, để giảm sư ô nhiễm của không khí và ồn ào. Trong lĩnh vực phong thủy, hoa cảnh lôi cuốn con người nhất và là một trong những phương thức điều trị thực dụng. Chúng ta đem hoa cảnh đặt vào trong phòng có thể nâng cao sức sống của khí, cung cấp một cách điều trị hiệu quả vô hình. Bất luận ở đâu, các hoa cảnh sinh động đều gây ảnh hưởng rất lớn, nó có thể ảnh hưởng đến phương hướng với năng lượng của khí, nó cũng có thể giúp khí trở về trạng thái cân bằng.

- Mục đích nguyên thủy nhất của phong thủy là tăng cường liên hệ giữa con người với tự nhiên, mà hoa cảnh mượn nó để sản sinh ra nguồn khí tự nhiên dồi dào, và tạo dựng một chiếc cầu liên hệ quan trọng. Chúng có thể ngăn ngừa việc khí dần dần bị ghìm nén ở các góc tối và làm dịu các khí vừa lưu thông qua hành lang nhưng dao động khá lớn.

- Dưới tình trạng đặc biệt, hoa cảnh sẽ sản sinh các năng lượng khác thường để phối hợp với hoàn cảnh bấy giờ. Ví dụ: khi ở gần thiết bị bức xạ điện, hoa cảnh sẽ sản sinh năng lượng để vô hiệu hóa các tĩnh điện; khi trong không khí có độc tố, hoa cảnh có tác dụng làm sạch và có thể sản sinh không khí trong lành. Do đó, khi hoa cảnh được bố trí với phương thức có ý nghĩa đặc thù thì chúng có thể là nguồn gốc quan trọng của khí.

2. Phong thủy hoa cảnh có hiệu quả điều trị

- Các hoa cảnh mạnh khỏe, nở rộ chính là yếu tố quan trọng để tạo ra khí, chúng có thể đem nguồn năng lượng dồi dào vào trong nhà. Hoa cảnh, nhất là mùa nở rộ, chúng tiêu biểu cho sự hạnh phúc, bởi vì màu sắc tươi sáng của chúng nếu kết hợp với ngũ hành một cách chính xác thì có thể thúc tiến quá trình đạt được tám loại ham muốn của con người.

- Khi chọn mua hoa, bạn cần đặc biệt chú ý đến hình dạng của lá. Có một số loại hoa cảnh, đặc biệt là các loại có lá sắc nhọn, chúng sẽ sản sinh độc tố hoặc sát khí, tức là cái mà chúng ta gọi là “phong thủy không tốt”. Bạn nên lựa chọn các hoa có lá tròn, cuống lá mọng nước, vì chúng có các năng lượng tiềm tàng có thể lôi cuốn các “điều tốt”.

- Hiệu quả điều trị của hoa cảnh nhân tạo (chậu cảnh) tương đối ít, nhưng nếu chăm sóc chúng sạch
sẽ, gọn gàng vẫn có thể sử dụng được. Tuy nhiên, nếu bạn không thể đảm bảo cho sự mạnh khỏe và lượng nước vừa đủ cho hoa cảnh, thực vật và khiến cho chúng khô héo, tức là tượng trưng cho sự tử vong và bất hạnh. Cho nên, các khí tốt chỉ đến từ các hoa cảnh và thực vật khỏe mạnh. Tuy nhiên, trong lĩnh vực phong thủy, hoa cảnh còn có chức năng kích thích các khí bất động bị ngưng trệ ở các xó xỉnh và làm cho khí trở nên năng động; nó có thể làm mềm hóa dương khí do các vật phẩm sắc nhọn, có góc độ sản sinh ra.

- Ngoài ra, đem hoa cảnh đặt vào các nơi thiếu ánh sáng thì có thể làm cho phương vị đó trở nên sôi động, căn phòng cũng sẽ trở nên càng rộng lớn. Khi tủ sách bị màn che lại, thiết bị làm việc bị đặt ở các xó xỉnh, hoa cảnh vẫn có công hiệu trung hòa sắc bén và hóa giải độc tố. Bởi vì chúng có các chức năng này, thế nên, nếu muốn đặt một số hoa cảnh vào trong phòng để làm dịu các vật dụng sắc bén, thô ráp thì hoa cảnh họ anh đào là lý tưởng nhất, các hoa cảnh họ anh đào không giống như các hoa cảnh loài loại rũ cành có thể tạo thành bất lợi trong phong thủy, bởi vì hình dáng giống lồng đèn của nó được cho rằng tiêu biểu cho “vận may”

3. Ngũ hành sinh khắc

- Phong thủy có ý nghĩa tượng trưng của nó, bởi vì các sự vật sự việc trong hoàn cảnh đều có thể phát tán năng lượng với các loại hình thức nào đó; một số tiêu biểu cho “tốt”, một số tiêu biểu cho “xấu”. Vì thế khí do hoa cảnh phóng ra được cho rằng có thể ứng dụng trong các quy phạm phong thủy đặc biệt, như bát quái và ngũ hành. Đem chúng kết hợp lại thì có thể dựa vào sự ảnh hưởng lẫn nhau của ngũ hành “tương sinh và tương khắc” để cân bằng năng lượng của đất.

- Phân biệt đặc tính âm và dương của hoa cảnh cũng là một loại phương pháp cân bằng năng lượng, nhưng quan trọng nhất là cần nhớ kỹ trong đầu câu nói: “hoa cảnh là sống, là có thể thay đổi”. Bạn có thể dựa vào ngũ hành sinh khắc để cân bằng âm dương một cách thích đáng. Ví dụ: các hoa cảnh thuộc họ dương xỉ có dạng sợi như cỏ khổng tước, cây lau sậy… có thể dựa vào dương khí trên lá răng cưa để làm yếu đi và cân bằng âm khí. Và cả một lẳng hoa đại diện cho các loại dương khí như thiên trúc thì có thể làm tăng thêm sắc màu cho các xó xỉnh tối tăm.

4. Các nơi nên đặt hoa cảnh

- Thường sử dụng hoa cảnh có thể thay đổi phong thủy một cách có hiệu quả. Đem hoa cảnh đặt vào trong phòng hoặc trong nhà đều có thể làm sôi nổi 8 loại ham muốn lớn của cuộc đời trong bát quái. Đặt hoa cảnh ở hướng Đông tiêu biểu cho việc sở hữu gia đình và sức khỏe, thuộc mộc trong ngũ hành; đặt hoa cảnh ở hướng Đông Nam, tiêu biểu cho sự giàu có và thành công, cũng thuộc mộc trong ngũ hành; đặt hoa cảnh ở hướng nam tiêu biểu cho danh tiếng và học thức, thuộc hỏa trong ngũ hành. Tuy nhiên, vì mộc sẽ phá hoại trung tâm và tương khắc với kim, do đó nên tránh đặt hoa cảnh ở hướng tây nam, đông bắc và ở giữa. Đương nhiên, cũng phải tránh đặt ở phương vị của kim, như hướng tây và hướng tây bắc.

- Ngoài bát quái và ngũ hành sinh khắc, hoa cảnh còn được sử dụng trong các căn phòng trong nhà.
Quan trọng nhất là phòng khách và phòng ăn, bởi vì hai nơi đó đều dùng cho các hoạt động xã giao, cho nên càng cần năng lượng cao hơn. Khi xếp đặt hoa cảnh nên thận trọng lựa chọn vị trí của chúng, nếu không thì không nên sử dụng chúng. Nhất là ở nhà bếp, ngũ hành rất dễ xung đột với nhau, vả lại có thể gây nguy hại cho năng lượng của chúng ta. Ví dụ: mộc dễ bị các sản phẩm điện khí và lưỡi dao phá hoại, bởi vì những thứ này đại diện cho kim, mà mộc và kim lại triệt tiêu lẫn nhau; nhưng mộc lại có thể làm tăng thế lửa trong bếp, bởi vì mộc có thể thúc đẩy việc sản sinh ra lửa.

- Ngoài việc nâng cao tám ham muốn lớn của cuộc đời, hoa cảnh còn có thể làm tăng O2, tăng độ ẩm, tăng cường năng lượng của không gian. Hoa cảnh là một trong những phương pháp có hiệu quả điều trị bằng phong thủy cao nhất; nó giúp cho việc cân bằng, điều hòa năng lượng, để làm cho căn phòng tràn ngập mùi hương và mỹ thuật.
- Có một số sách phong thủy khuyên không nên đặt hoa cảnh vào phòng ngủ, bởi vì chúng sẽ mang dương khí vào nơi vốn dùng để nghỉ ngơi.

5. Màu sắc may mắn

- Màu sắc chiếm một vị trí khá quan trọng trong việc điều hòa và cân bằng năng lượng, nhưng cũng
không cần quá nhiều. Thông thường có hai loại màu sắc được cho là may mắn cho bất cứ lúc nào trong 1 năm – như màu đỏ và màu vàng mang theo dương khí mạnh mẽ. Màu đỏ là may mắn nhất, vị trí bày biện tốt nhất của nó là ở hướng nam, còn vị trí bày biện tốt nhất của màu vàng là ở hướng tây nam và hướng đông bắc.

- Cỏ dạng chuông màu xanh da trời và cây lan tử la có xuất xứ từ Phi châu vị trí bày biện tốt nhất là ở trong nhà hoặc hướng bắc, hướng đông và hướng đông nam của vườn hoa. Màu xanh da trời và màu trắng được cho là màu sắc khá lạnh và âm u, cho nên khi bạn lựa chọn các hoa cảnh có màu này thì đừng quên kiếm thêm các hoa cảnh có màu sắc tương sáng khác phối hợp như màu đỏ, màu cam, màu vàng, để cân bằng năng lượng.

6. Các hoa cảnh nên tránh
- Các hoa cảnh có lá nhọn hoặc có gai như cây ngọc giá (xuất xứ từ Nam Mỹ), cây thùa (xuất xứ từ Mexico)
- Các hoa cảnh được gây trồng nhân tạo, như chậu cảnh, bởi vì nó tượng trưng cho sự bất lợi trên tài vận.
- Hoa cảnh có lá rũ xuống như cây liễu.

7. Danh sách các thực vật, hoa cảnh và cây cối có hiệu quả điều trị bằng phong thủy nhất
- Thực vật màu xanh lá cây
- Hoa nón (mép lá con có dạng lượn sóng)
- Cây phát tài
- Hoa mẫu đơn
- Hoa cúc
- Hoa mai
- Hoa bách hợp (ly ly) hoặc hoa cảnh dại loại thân hành
- Hoa mộc lan, hoa cảnh loại ngọc lan
- Hoa sen
- Cây trúc
- Cây tùng
- Cây đào
- Cây quýt (hoa cảnh loại cam quýt)

#8 thathoc

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 187 Bài viết:
  • 483 thanks

Gửi vào 10/04/2013 - 20:25

Chương 3
CÁCH SẮP ĐẶT CÁC HOA CẢNH THEO PHONG THỦY



- Lý luận của phong thủy đối với việc xanh hóa là “làng quê có cây cối, như người có y phục, quá mỏng thì sợ lạnh, quá dày thì nóng nực. Dựa trên nền tảng đó, âm dương phải trung hòa”. Xung quanh bên ngoài nhà ở và sân vườn nên trồng những cây gì ? Không nên trồng những gì ? Phong thủy học có rất nhiều luận điểm liên quan đến phương diện này: “đông trồng đào liễu (ích mã), tây trồng du, nam trồng mai táo (ích ngưu), bắc trồng mơ”, “cây cối” hướng vào nhà là điềm may, còn quay lưng lại là điềm dữ”, “trồng trúc xanh quanh nhà sẽ mang tiền tài đến”, “giữa sân trồng cây chủ phân trương, cửa sân trồng táo hỉ sự tường; sân giữa trồng gỗ nhiều khốn đốn, trồng lâu (ở) sân giữa chủ họa ương”, “trước cửa có hòe, phước quý ba đời; sau nhà có du, trăm quỷ không gần”, “nhà đông có mơ là điềm dữ, nhà bắc có mận, nhà tây có đào đều dâm tà”.

- Căn cứ vào kết quả nghiên cứu đã chứng minh: “bản thân hoa cảnh được chia ra âm dương, do đó, giữa hoa cảnh cũng tồn tại tương sinh tương khắc, chế ước lẫn nhau”. Ví dụ, các hoa cảnh thích ánh sáng mặt trời phải có 1800 lux độ chiếu sáng mới có thể nở hoa bình thường, như: lau trắng, hoa hồng, hoa nhài, hoa mai, mẫu đơn, thược dược, đỗ quyên, hoa cúc… nếu đặt nó lâu ngày dưới bóng râm thì sẽ sinh trưởng không tốt hoặc không nở hoa, hoặc không ra quả hoặc chết.

- Có nghiên cứu nói rằng: “người và hoa cảnh cũng có thể tương sinh tương khắc”. Những loại tương khắc như cây dong tía và cây hỷ thụ tiêu, ban đêm sẽ thải ra CO2 và tranh giành O2 trong phòng với con người; mùi hương do hoa dạ hương tỏa ra khiến những người bị cao huyết áp và bệnh tim ở trong phòng cảm thấy khó chịu. Ngược lại cũng có hoa cảnh có ích đối với con người. Như lan điếu có tác dụng lọc không khí, tương sinh với con người và có tác dụng làm nhà cửa thịnh vượng, hóa sát, và có thể đặt nhiều ở trong nhà. Ngoài ra, xương rồng, cây thanh long, cây ngọc kỳ lân… cũng có tác dụng làm nhà cửa thịnh vượng và hóa sát. Còn có các hoa như hoa hồng, đỗ quyên gai… có thể đặt ở các “hung vị” và “suy vị” ở trong phòng, trên phong thủy cũng có tác dụng hóa sát.

Hoa cảnh có tác dụng điều chỉnh phong thủy, điều này đã được ghi chép trong rất nhiều sách phong thủy cổ, nhưng hoa cảnh cây cối được nhắc đến thường là hoa cảnh ngoài trời.

- Ở đây chúng tôi giới thiệu hoa cảnh trong nhà với phong thủy, bao gồm hai loại, một loại là cây thường xanh có lá to, dùng để sinh tài vượng tài, một loại là loài xương rồng dùng để hóa sát. Xin hãy nhớ kỹ 1 nguyên tắc chủ yếu dưới đây: ở “vương vị” đặt hoa cảnh có lá to, hoặc lá dày ở “suy vị” đặt các hoa cảnh có lá gai như xương rồng để có thể thu được hiệu quả “sinh vượng”, tăng thêm tài khí cho nhà cửa. Các hoa cảnh thường dùng có: cây thiết mộc lan, cây sồi, cây hỷ mộc tiêu, cây dong vàng, cây đa lá to, cây cọ tản vĩ, cây lan đuôi hổ, trúc phú quý.

- Căn cứ vào yêu cầu của phong thủy học, việc xếp đặt hoa cảnh trong nhà phải phát huy hết yếu tố tương sinh giữa hoa cảnh và con người, đạt đến sự hài hòa giữa hoa cảnh và con người. Để sinh tài hóa sát, các chức năng của hoa cảnh được đặt trong phòng cũng khác nhau, vậy các căn phòngtrong nhà ở thích hợp với các loại hoa cảnh nào ?

1. Phòng khách:
Phòng khách cần phải kỹ lưỡng hơn 1 chút, có thể lựa chọn các loại như trúc phú quý, cây lan đuôi hổ, xương rồng, cây thủy tùng, sen bảy lá, cây cọ, cây phát tài, cây lan quân tử, cây lan cầu, hoa lan, hoa anh thảo, tắc, cây dương xỉ, cây huyết dụ…, các hoa này là “vật may mắn” trong phong thủy học, hàm ý như ý cát tường, tụ tài phát phúc.

2. Phòng ngủ:
Phòng ngủ cần tràn đầy không khí yên tĩnh, khoan thai và ấm áp, có thể chọn xương rồng, cây lê gai, điếu lan, hoa hồng, uất kim hương, cây hoa huệ, hoa bách hợp, liên chân ngựa (mã đế liên)…, để tạo không khí hòa thuận, nhẹ nhàng thích hợp cho việc nghỉ ngơi.

3. Phòng đọc sách:
Phòng đọc sách cần phải tràn ngập hơi hướm của sách, hoa cảnh cần phải đặt ở vị trí văn xương của chủ nhân, có thể sử dụng hoa sơn trúc, cây văn trúc, trúc phú quý, dây thường xuân… Các hoa này có thể làm cho tư duy trở nên linh hoạt; rất có lợi cho việc học tập. Trên bàn học có thể đặt chậu diệp thảo, xương bồ…, có tác dụng ninh thần thông khiếu, ngăn chặn ngủ gật.

4. Phòng ăn:
Phòng ăn cần phải sạch sẽ, thống nhất, bạn có thể sử dụng hoa hồng vàng, hoa cẩm chướng vàng, hoa lài vàng… để gây thèm ăn, tăng thêm khẩu vị nhằm bảo vệ sức khỏe của cơ thể.

5. Ban công:
Bạn nên chọn các loại hoa cảnh thích hợp với điều kiện của ánh nắng mặt trời, như: hoa nhài, hoa cúc, cây hà lan, hoa hải đường, hoa lạc tiên, cây lan văn trúc, cây thạch trúc, hoa hướng dương, cây mễ lan, hoa quế, hoa giải lan (lan cua)…, khi xếp đặt các loại hoa, phải đem dương tính đặt gần ánh nắng mặt trời, âm tính đặt ở sau nó; mỗi loại đều phải có chỗ riêng.

6. Cổng chính:
Cổng chính nếu đối diện với cầu thang thì có thể đem hoa huệ tây, cây móc, cây cọ… đặt ở nơi tương xung để hóa giải sát khí. Nếu đối diện cửa sổ ban công có sát khí thì có thể sử dụng xương rồng, hoa hồng, cây ngọc kỳ lân hoặc trồng chậu bầu để hóa giải sát khí.

Tóm lại, bố cục xanh hóa trong nhà không thỏa đáng, tuyển chọn loại hoa cảnh không đúng đều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và sự nghiệp của con người ở trong nhà. Hoa cảnh có thể trị bệnh, điều tâm dưỡng tính, đem may mắn đến cho con người, cũng có thể hại người, giết người, cho nên khi chúng ta bố trí hoa cảnh trong nhà nhất định phải suy nghĩ kỹ lưỡng.

#9 thathoc

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 187 Bài viết:
  • 483 thanks

Gửi vào 10/04/2013 - 20:36

Phần 2
HOA CẢNH THEO PHONG THỦY KHAI VẬN


Chương 1
CÁC CHẬU CẢNH PHONG THỦY

1.LÊ PHỤNG CƠ:

Môi trường sinh trưởng:
Chậu cảnh

Thời gian thưởng lãm: Quanh năm
Lê phụng cơ còn có tên là Lê tiểu phụng, xuất xứ ở vùng Đông Nam Bộ của Brazil. Thích môi trường có nhiệt độ cao và độ khô hanh thích hợp, cần có lượng ánh nắng mặt trời đầy đủ. Lá của nó chắc nhưng nhỏ dài, mép lá có dạng lượn sóng, màu sắc vàng nhạt, đỏ hoặc đỏ tím…, mặt lá có đường vân dài theo chiều dọc, phóng ra như dạng con cua; hoa có màu trắng hoặc xanh lá cây nhạt, mọc ra ở giữa rừng lá, hình thành một cái dĩa tròn.

Môi trường thích hợp để sử dụng:
Màu sắc của lá lê phụng cơ biến hóa sáng đẹp nhiều màu nên nó là cây cảnh trong nhà nổi tiếng. Do cây có hình dạng xinh xắn, nên thích hợp cho việc ngắm nhìn trong chậu hoặc trong bình, cũng có thể trồng đơn độc hoặc trồng tổ hợp rất lý tưởng để trang trí cho bệ cửa sổ, ban công và bàn học trong nhà.
Cách chăm sóc:
Vị trí:
- Trong nhà, gần cửa sổ hoặc khu vực có ánh đèn, ánh nắng mặt trời chiếu vào là được.
- Bệ cửa sổ hoặc ban công có bóng râm, sáng sủa hoặc khô hanh.
Đất trồng:
- Tốt nhất là đất cát có thể thải nước tốt.
Nhiệt độ:
- Nhiệt độ thích hợp cho sinh trưởng vào mùa hè là 20 độ C – 30 độ C, mùa đông thì không thấp dưới 10 độ C.
Chiếu sáng:
- Thích hợp với môi trường có ánh nắng mặt trời ôn hòa nhưng sáng rõ chiếu vào.
Tưới nước:
- Mùa hè cần tưới nước đầy đủ
Bón phân:
- Vào thời kỳ sinh trưởng, cách nửa tháng phải bón phân một lần. Trong suốt mùa đông cũng nên bón phân và giảm bớt nước tưới, duy trì độ ẩm ướt cho đất trong chậu.

Cách chọn cây:
Lựa chọn các cây có cuống lá dày chắc, phiến lá nguyên vẹn và tươi tốt.
Giải thích và phân tích về cách khai vận:
- Công dụng của khai vận: mừng lễ, tết, gia đình hòa thuận, đầm ấm, tình yêu, hôn nhân, thăng
chức, khai trương.
- Nơi thích hợp: nhà ở, phòng hội họp, khách sạn, nhà hàng, văn phòng làm việc.
- Phương vị khai vận: hướng đông và hướng đông bắc.

2. CÂY ỚT NGỌT VỎ DƯA HẤU
Môi trường sinh trưởng:
Chậu cảnh, giò treo
Thời gian thưởng lãm:
- Cả năm; mùa hè sẽ nở hoa màu đỏ nhạt và kết trái.
- Cây ớt ngọt có xuất xứ ở Brazil, là loại cây thường xanh lâu năm, vì phiến lá khá giống vỏ dưa
hấu nên có tên trên. Cây mọc theo từng bụi, cao 20 cm, lá có dạng oval, dài 3-5cm, rộng 2-4cm,
cuống lá có màu đỏ nâu, dài 10-15cm. Gân lá có hình bức xạ từ trung tâm hướng ra xung quanh, có 11 sợi gân chính. Phiến lá màu lục, đường vân màu bạc và có hình bán nguyệt, phiến là dày nhưng mượt. Lá của cây ớt ngọt mang cuống dài có màu xanh, màu của đường vân rất kỳ lạ. Do cây có
hình dạng đẹp nên nếu được bày biện ở trong phòng sẽ rất trang nhã. Vào mùa hè nếu đặt 1 chậu lên bàn trà hoặc trước cửa sổ có tác dụng giảm bớt không khí oi bức, hình dạng dễ thương của nó cũng khiến cho người ta vui vẻ thoải mái.

Môi trường thích hợp để sử dụng:
Phiến lá của cây ớt ngọt dày, màu xanh sáng bóng, bốn mùa đều xanh, là loại cây nhỏ thường gặp, rất thích hợp cho việc trồng trong chậu hoặc trong giỏ, thường được dùng để trang trí trong nhà.
Cách chăm sóc:
Vị trí:
- Trong nhà, bên cạnh cửa sổ hoặc khu vực có ánh sáng mặt trời, ánh đèn chiếu vào
- Ban công hoặc bệ cửa sổ có bóng râm và ánh nắng mặt trời ôn hòa.
Đất trồng:
Đất màu trộn lẫn đất mùn, phân chuồng và thêm một chút chất khoáng hoặc cát thô.
Nhiệt độ:
Sinh trưởng ở 20 – 25 độ C là tốt nhất, nếu quá 30 độ C và thấp dưới 15 độ C thì sự sinh trưởng sẽ
chậm lại
Chiếu sáng:
50% - 70% ánh nắng mặt trời, kỵ ánh nắng gay gắt chiếu trực tiếp vào.
Tưới nước:
Thông thường mỗi ngày tưới nước 1 lần. Lượng nước nếu thường xuyên được duy trì ở mức thích
hợp thì màu sắc của lá có thể luôn tươi đẹp
Bón phân:
Mỗi tháng bón 1 lần bằng phân tổng hợp hoặc phân đạm, mùa đông nên tạm ngưng việc bón phân.
Cách chọn cây:
Chú ý chọn mua các cây có lá dày nhưng bóng mượt và cây có hình dạng đẹp
Giải thích và phân tích về cách khai vận:
- Công dụng khai vận: bình an, trừ tà, mừng lễ, tết, thăng chức, khai trương, chúc mừng sinh con.
- Nơi thích hợp: nhà ở, phòng hội họp, văn phòng làm việc, khách sạn và nhà hàng
- Phương vị khai vận: hướng bắc, hướng đông và hướng tây bắc.

3. DÂY THƯỜNG XUÂN

Môi trường sinh trưởng:
Chậu cảnh, giò, phụ sinh trên các cột gỗ hoặc cửa sổ sắt.
Thời gian thưởng lãm: Bốn mùa trong năm
Dây thường xuân, còn có tên là dây trường xuân Trung Hoa, là loại dây leo thuộc họ ngũ gia.
Cuống dây thường xuân có mọc rễ, cành non phủ lông, có dạng vẩy cá. Lá mọc cách nhau, có chất da thuộc, xanh bóng, bóng mượt. Lá của cành dinh dưỡng có hình oval dạng tam giác, thường có ba khía nông; lá của cành hoa quả có hình oval dạng bầu dục, phiến lá nguyên vẹn, cuống lá nhỏ dài.
Hoa có hình chiếc dù mọc từ ngọn, tháng 8-9 nở hoa, hoa nhỏ, năm cánh, màu vàng nhạt, có hương thơm thoang thoảng. Tháng 9-10 kết quả, khi chín màu đỏ hoặc màu vàng, có hình cầu tròn.

Môi trường thích hợp để sử dụng:
Dây thường xuân có sức sống rất mạnh, đông lạnh không tàn, bốn mùa đều xanh, là nguyên liệu lý tưởng để làm chậu cảnh dạng rủ xuống
Cách chăm sóc:
Vị trí:
- Trong nhà, gần cửa sổ hoặc khu vực có ánh nắng mặt trời, ánh đèn chiếu vào.
- Ban công có bóng râm ánh sáng nên yếu một chút.
Đất trồng:
Đất mùn hoặc đất cát có thể thải nước tốt đều được, thêm mạt cưa của đồi mồi vào trong đất để điều chế, có thể làm tăng độ xốp của đất màu và có lợi cho việc thải nước.
Nhiệt độ:
15 – 20 độ C, khí hậu mát mẻ hoặc ấm áp là được. Vào mùa hè, khi nóng bức, có thể phun nước lên mặt lá để giải nhiệt.
Chiếu sáng:
Vào mùa hè, dưới ánh nắng gay gắt, cần phải che bóng râm nếu không phiến lá sẽ bị bỏng.
Tưới nước:
Cứ 1 – 2 ngày tưới nước một lần
Bón phân:
Mỗi tháng bón 1 lần bằng phân tổng hợp. Mùa hè là thời gian nghỉ ngơi của dây thường xuân nên có thể tạm ngưng việc bón phân
Cách chọn cây:
Nên mua loại có lá, vân màu vàng hoặc đốm trắng; loại có viền mép có dáng vẻ tươi vui; hoặc cây có số lượng phân nhánh và lá rậm rạp
Giải thích và phân tích về cách khai vận:
- Công dụng khai vận: bình an trừ tà, mừng lễ, tết, thi cử, tình yêu hôn nhân, mừng thọ, thăng chức, khai trương.
- Nơi thích hợp: nhà ở, phòng hội họp, khách sạn, nhà hàng, văn phòng.
- Phương vị khai vận: hướng đông, hướng đông bắc, hướng đông nam.

4. LÁ BƯỚM MÀU (MÔN CẢNH)
Môi trường sinh trưởng:
Chậu cảnh, giò
Thời gian thưởng lãm: Bốn mùa trong năm
Lá bướm màu là thực vật thường xanh, màu lá sáng bóng và rất mọng nước, hình dạng dài hẹp hoặc dạng lưỡi mác, đường gân trên mặt lá rất rõ. Đây là loại cây cảnh rất trang nhã, rắn rỏi và có chất cảm. Cắt vài nhánh cắm vào bình hoa, do lá bướm màu thích bóng râm nên vẫn có thể sinh trưởng trong phòng có ánh sáng yếu và nơi râm mát trong vườn.

Môi trường thích hợp để sử dụng:
Lá bướm màu có sức sống rất mạnh, đông lạnh, không tàn, bốn mùa đều xanh, rất để làm chậu cảnh và xanh hóa.
Cách chăm sóc:
Vị trí:
- Trong nhà gần cửa sổ hoặc khu vực có ánh nắng mặt trời, ánh đèn chiếu vào là được.
- Ban công có bóng râm và ánh sáng nên yếu một chút
Đất trồng:
Đất mùn hoặc đất cát có thể thải nước tốt đều được, thêm mạt cưa của đồi mồi vào trong đất để điều chế có thể tăng thêm độ xốp cho đất màu và có lợi cho việc thải nước.
Nhiệt độ:
15 – 20 độ C, khí hậu mát mẻ đến ấm áp là được. Vào mùa hè, khí nóng bức, có thể phun nước lên trên mặt lá để giải nhiệt.
Chiếu sáng:
Vào mùa hè, dưới ánh nắng gay gắt, cần phải che bóng râm, nếu không phiến lá rất dễ bị bỏng.
Tưới nước:
Cứ 1 – 2 ngày tưới nước 1 lần
Bón phân:
Mỗi tháng bón 1 lần bằng phân tổng hợp hoặc phân đạm. Mùa hè là thời gian nghỉ ngơi của lá bướm màu nên có thể tạm ngưng việc bón phân
Cách chọn cây:
Chọn mua những cây có số lượng phân nhánh và lá rậm rạp là tốt nhất
Giải thích và phân tích về cách khai vận:
- Công dụng khai vận: mừng lễ tết, thi cử, tình yêu hôn nhân, sinh nhật chúc thọ, thăng chức, khai trương.
- Nơi thích hợp: nhà ở, phòng hội họp, khách sạn, nhà hàng, văn phòng.
- Phương vị khai vận: hướng đông, hướng đông bắc và hướng đông nam.

5. CÂY GỖ BRAZIL

Môi trường sinh trưởng:
Trồng trong chậu, trong bát.
Thời gian thưởng lãm: quanh năm
Cây gỗ Brazil có tên khoa học là cây huyết dụ, tên khác là cây thiết mộc Brazil (thiết mộc lan), cây gỗ ngàn năm Brazil, cây huyết dụ Kim Biên. Là thực vật thường xanh dạng cây cao to, cây cao đến 6m, thân cây thô to, nhiều phân nhánh. Vỏ cây màu nâu xám hoặc nâu nhạt, phiến lá to rộng, sinh trưởng mạnh mẽ. Cây gỗ Brazil bán trên thị trường có thân to khoảng 5-7cm; dài khoảng 1,2m; trên dưới hai đầu đều được cắt phẳng, phía trên mọc lá, lá cây to rộng, có hoa văn, phần rễ bên dưới có dạng phóng xạ. Cho nên, thông thường khoảng cách dài, vừa, ngắn của thân cây là 10:7:5. vừa đủ để trồng trong một chậu, như thế lá cây mới trông có vẻ đầy đặn hơn.

Môi trường thích hợp để sử dụng:
Cây gỗ Brazil là loại cây cảnh dạng to trong nhà khá phổ biến, nhất là những nơi khá rộng rãi được thiết kế như phòng khách và phòng đọc theo phong cách cao nhã, mộc mạc. Đây là một loại cây có hình dáng đẹp, quy chỉnh, và là cây cảnh trong nhà nổi tiếng thế giới.
Cách chăm sóc:
Vị trí:
- Trong nhà, gần cửa sổ hoặc khu vực có ánh nắng mặt trời, ánh đèn chiếu vào
- Ban công hoặc bệ cửa sổ có bóng râm và ánh nắng êm dịu
Đất trồng:
Nên sử dụng đất màu mỡ có thể thải nước tốt và giàu chất mùn, có thể phối hợp với đất mùn và cát ở sông.
Nhiệt độ:
Nhiệt độ thích hợp nhất cho cây gỗ Brazil tăng trưởng là từ 18 – 25 độ C, vào mùa đông nhiệt độ không được thấp dưới 5 độ C
Chiếu sáng:
Tính thích nghi đối với ánh sáng rất mạnh, đặt dưới bóng râm hoặc dưới ánh nắng đều có thể sinh trưởng được, nhưng nên thường xuyên đặt dưới ánh nắng vào mùa xuân, thu và đông, còn mùa hè thì nên đặt dưới bóng râm hoặc nơi thoáng gió tốt ở trong nhà để nuôi dưỡng
Tưới nước:
Thông thường nên 2-3 ngày tưới 1 lần
Bón phân:
Mỗi hai tháng dùng phân pha loãng tưới lên mặt lá, phân sẽ rất có hiệu quả
Cách chọn cây:
Cây có thân thô to, phiến lá rộng lớn, phần rễ bên dưới có dạng phóng xạ, màu lá xanh tươi, hình dạng lá nguyên vẹn.

Giải thích và phân tích về cách khai vận:
- Công dụng khai vận: Bình an trừ tà, mừng lễ, tết, thăng chức, khai trương, mừng sinh con.
- Nơi ở thích hợp: nhà ở, phòng hội họp, văn phòng làm việc, khách sạn, nhà hàng
- Phương vị khai vận: hướng bắc, hướng đông và hướng tây bắc.

6. CÂY KIM TIỀN (KIM PHÁT TÀI)
Môi trường sinh trưởng:
Chậu cảnh, cắt cành cắm vào bình.
Thời gian thưởng lãm:
- Tháng 4-5 ra hoa, tháng 9-10 quả chín, cây kim tiền thuộc cây cảnh họ thiên nam tinh, lâu năm, thường xanh. Thân cây nằm dưới mặt đất, trên mặt đất không có thân chính; mầm nẩy từ thân cây thành lá kép dạng to, lá nhỏ dai và có cuống ngắn, chắc khỏe. màu xanh lục, sáng bóng, giá trị thưởng lãm cao. Cây kim tiền có thân cây to khỏe, mầm nảy nhiều và hình thành rất nhiều thân nhỏ. Lá kép có tuổi thọ khoảng 2-3 năm, và được lá mới thay thế không ngừng.
- Do sinh trưởng dưới môi trường tự nhiên, cây dễ sinh trưởng nhanh, vì thế thường lớn thành cây bóng râm cao to, nên không được chú ý đến. Chỉ có khi nó ra hoa kết trái, kết thành những quả to chắc mới có thể được người ta chú ý. Cây kim tiền nếu được cột lên một vài sợi chỉ đỏ hoặc đồng tiền vàng sẽ trở thành cây phát tài mà ai cũng thích, vì vậy càng trở thành vật trang trí được yêu thích của mỗi nhà vào dịp lễ tết.

Môi trường thích hợp để sử dụng:
Do chịu được bóng tối, hình dạng bên ngoài trang nhã, nên được dùng làm cây cảnh trang trí trong nhà hoặc ngoài vườn.
Cách chăm sóc:
Vị trí:
- Trong nhà, gần cửa sổ hoặc khu vực có ánh nắng mặt trời, ánh đèn chiếu vào.
- Ban công và bệ cửa sổ có ánh sáng chói chang.
Đất trồng:
Thích đất cát màu mỡ, xốp, thoáng khí, giữ nước, thích đất có tính axit, kiêng kỵ đất có tính bazo
Nhiệt độ:
Thích hợp sinh trưởng ở nhiệt độ ôn hòa 15-30 độ C
Chiếu sáng:
Sức thích nghi đối với ánh sáng rất mạnh, thích môi trường ngoài trời tràn đầy ánh sáng
Tưới nước:
Hai mùa xuân và thu có thể 2-3 ngày tưới nước một lần, mùa hè thì có thể tưới nước mỗi ngày, mùa đông nên giảm bớt số lần tưới nước.
Bón phân:
Vun bón hỗn hợp bằng phân bón cơ bản là phân hữu cơ hoặc phân dạng hiệu quả chậm
Cách chọn cây:
Lựa chọn những cây có thân lá xanh tươi, dày chắc, phiến lá hoàn chỉnh, tươi tốt, và đã có nụ hoa là tốt nhất.
Giải thích và phân tích về cách khai vận:
- Công dụng khai vận: phú quý chiêu tài, mừng lễ, tết, thăng chức khai trương
- Nơi thích hợp: nhà ở, phong hội họp, khách sạn, nhà hàng, văn phòng.
- Phương vị khai vận: hướng đông, hướng đông bắc.

7. MÔN LÁ ĐỎ

Môi trường sinh trưởng:
Chậu cảnh, bát, vườn hoa.
Thời gian thưởng lãm: tháng 6-10
Môn lá đỏ có xuất xứ ở vùng nhiệt đới châu mỹ, bên dưới hình thành thân cây, hình dạng dẹp tròn, cây cao 30-50cm. Phiến lá từ thân cây dưới mặt đất mọc ra, có hình oval, dạng lá chắn hoặc hình tam giác tròn, rất là tao nhã, tươi tắn, màu sắc sáng đẹp. Đa số môn lá đỏ được vun bón hiện nay là giống cây lai tạp nhà vườn, rất ít cây là giống cây gốc trên thực vật học. Bởi vì màu lá của môn lá đỏ và đốm vân rất dễ bị biến dị, cho nên giống cây nhà vườn rất nhiều, căn cứ vào ghi chép hiện nay ít nhất có trên 150 loại. Vả lại mỗi năm đều có giống mới được tạo thành.

Môi trường thích hợp để sử dụng:
Lá của môn lá đỏ có hình dạng xinh xắn, tươi đẹp, là cây cảnh trong nhà rất lý tưởng vào mùa hè, thích hợp dùng để trang trí làm đẹp văn phòng làm việc, nhà hàng, khách sạn, nhà ở,…, làm cho người ta có cảm giác trong lành, trang nhã và nhiệt liệt.
Cách chăm sóc:
Vị trí:
- Trong nhà, gần cửa sổ hoặc khu vực ánh sáng mặt trời, ánh đèn có thể chiếu vào là được.
- Ban công có bóng râm, ánh nắng hơi âm u một chút.
Đất trồng:
Nên sử dụng đất cát giàu chất mùn.
Nhiệt độ:
Nhiệt độ thích hợp để nó sinh trưởng là 15-20 độ C, không chịu được nhiệt độ thấp và sương tuyết.
Chiếu sáng:
Khoảng 50-60% ánh nắng mặt trời, kiêng kỵ ánh nắng gay gắt chiếu thẳng vào. Vào mùa hè, dưới cái nắng gắt, nhất định phải che nắng, nếu không phiến lá dễ bị bỏng.
Tưới nước:
Mỗi ngày hai lần vào buổi sáng và tối
Bón phân:
Mỗi nửa tháng bón phân một lần, có thể sử dụng phân hữu cơ hoặc phân đạm, phân lân và phân kali
Cách chọn cây:
Lựa những cây có các đốm trên mặt lá sáng đẹp, phiến lá xanh tươi, hình dạng lá nguyên vẹn và dáng cây trang nhã
Giải thích và phân tích về cách khai vận:
- Công dụng khai vận: Bình an hạnh phúc, phú quý chiêu tài, chúc mừng sinh con, tình yêu hôn nhân.
- Nơi thích hợp: nhà ở, phòng hội họp, khách sạn, văn phòng làm việc
- Phương vị khai vận: hướng đông, hướng bắc, hướng đông bắc.

8. MÔN LÁ HOA
Môi trường sinh trưởng:
Chậu cảnh, bát, ngoài vườn hoa
Thời gian thưởng lãm: tháng 6-10
Môn lá hoa còn có tên là môn lá màu, có xuất xứ từ Brazil, là thực vật thân cỏ lâu năm thuộc họ thiên nam tinh. Cây cao khoảng 20-40cm, lá có dạng lá chắn, hình trái tim dài, hình oval dài hoặc giống như tai voi. Màu sắc trên mặt lá biến hóa phong phú, điểm xuyết các loại đốm li ti hoặc các vằn, rất tươi đẹp trang nhã, là loại có màu sắc đẹp nhất trong các cây cảnh, nên rất có mỹ quan. Hoa nở rộ cả cây, nụ hoa lại sum suê, nhưng cây này ngắm lá là chính. Sau tháng 10 mỗi năm là thời gian nghỉ ngơi, lá cây sẽ héo rụng, chỉ còn lại phần thân cây dưới mặt đất, đến tháng tư năm sau mới nảy mầm mọc lá mới.

Môi trường thích hợp để sử dụng:
Ngoài dùng làm cây cảnh để ngắm nhìn, trang trí nhà ở ra, người ta còn trồng nó dọc theo xung quanh các bức tường bên ngoài nhà ở
Cách chăm sóc:
Vị trí:
- Trong nhà, gần cửa sổ hoặc khu vực có ánh nắng mặt trời hoặc ánh đèn chiếu vào
- Ban công có thể che nắng, ánh sáng nên hơi âm u.
Đất trồng:
Nên sử dụng đất cát giàu chất mùn
Nhiệt độ:
Nhiệt độ thích hợp để nó sinh trưởng là 15-20 độ C, không chịu được nhiệt độ thấp hoặc sương tuyết.
Chiếu sáng:
Khoảng 50-60% ánh nắng mặt trời, kiêng kỵ ánh nắng gay gắt chiếu thẳng vào. Vào mùa hè, dưới cái nắng gay gắt, nhất định phải che nắng, nếu không phiến lá dễ bị bỏng.
Tưới nước:
Mỗi ngày hai lần vào buổi sáng và chiều
Bón phân:
Mỗi nửa tháng bón phân một lần, có thể sử dụng phân hữu cơ hoặc phân đạm, lân và kali
Cách chọn cây:
Lựa chọn những cây có các đốm trên mặt lá sáng đẹp, phiến lá xanh tươi, hình dạng lá nguyên vẹn và dáng cây trang nhã là tốt nhất.
Giải thích và phân tích về cách khai vận:
- Công dụng khai vận: bình an hạnh phúc, phú quý chiêu tài, thi cử, tình yêu hôn nhân.
- Nơi thích hợp: nhà ở, phòng hội họp, khách sạn, văn phòng làm việc
- Phương vị khai vận: hướng đông, hướng đông bắc.

9. DÂY NẮP BÌNH

Môi trường sinh trưởng:
Trồng trong chậu cảnh, trên thân cây
Thời gian thưởng lãm: bốn mùa trong năm
Dây nắp bình còn có tên là cỏ chuồng heo. Là thực vật thân cỏ lâu năm. Lá cây có hình bầu dục dài, mép lá có dạng lượn sóng. Gân giữa kéo dài là các tua cuốn, đầu cuối có một cái lồng lá có dạng bình nhỏ, mép bình dày, trên có nắp, khi trưởng thành nắp mở ra, không thể đậy lại được nữa.
Cái lồng lá này rất xinh đẹp và hấp dẫn, có màu lục là chính, và có các đường vân và đốm màu đỏ hoặc màu nâu. Là cây đơn tính, hoa mọc theo thứ tự.

Môi trường thích hợp để sử dụng:
Lồng lá xinh đẹp của dây nắp bình đặc biệt lôi cuốn, là loại được yêu thích nhất trong các loại ăn côn trùng hiện nay, thường dùng làm cây cảnh, điểm xuyết cho phòng khách, ban công và bệ cửa sổ; nếu treo bên cạnh hành lang hoặc dưới cây của sân vườn nhỏ đều rất trang nhã và xinh xắn.

Cách chăm sóc:
Vị trí:
- Trong nhà, gần cửa sổ hoặc khu vực có ánh nắng mặt trời , ánh đèn chiếu đến
- Ban công có thể che nắng, ánh sáng hơi âm u 1 chút
Đất trồng:
Đất trồng nên là đất than bùn hoặc đất mùn tơi xốp, màu mỡ và thoáng khí. Khi trồng trong chậu thì thường sử dụng chất nền hỗn hợp gồm đất than bùn, rêu nước, than củi và vỏ cây linh sam.
Nhiệt độ:
Nhiệt độ thích hợp để sinh trưởng là 25 – 30 độ C, tháng 3-9 là 21-30 độ C, tháng 9 đến tháng 3 năm sau là 18 – 24 độ C. Mùa đông nhiệt độ không được thấp dưới 16 độ C, dưới 15 độ C cây sẽ ngưng phát triển, dưới 10 độ C thì mép lá sẽ đông lại
Chiếu sáng:
Vào mùa hè, dưới ánh nắng gay gắt, nhất định phải che nắng, nếu không phiến lá dễ bị bỏng, trực tiếp ảnh hưởng đến sự phát triển của lồng lá. Nhưng nếu ở trong điều kiện tối tăm trong thời gian dài, lồng lá sẽ hình thành chậm và nhỏ, màu sắc cũng trở nên tối hơn.
Tưới nước:
Phản ứng của dây nắp bình đối với hàm lượng nước khá mẫn cảm, mỗi ngày cần tưới 4-5 lần
Bón phân:
Dinh dưỡng của dây nắp bình ngoài thông qua lồng lá hấp thụ vào ra, còn cần bổ sung phân đạm 2-
3 lần cho gốc cây

Cách chọn cây:
Lựa chọn những cây có thân thô, to, phiến lá xanh tươi, hình dạng lá nguyên vẹn và dáng vẻ trang nhã là tốt nhất.
Giải thích và phân tích về cách khai vận:
- Công dụng khai vận: gia đình hòa thuận, tình yêu hôn nhân, mừng sinh nhật
- Nơi thích hợp: nhà ở, bệnh viện, phòng hội họp, văn phòng làm việc.
- Phương vị khai vận: hướng đông, hướng đông bắc và hướng đông nam.

10. CÂY PHÁT TÀI
Môi trường sinh trưởng:
Trồng trong chậu, trong bát
Thời gian thưởng lãm: quanh năm
Cây phát tài có hình dáng giống như cây dù, cây khô, khỏe mạnh, mộc mạc; gốc cây phình to, tròn, lá cây có dạng bánh xe bức xạ, cành cây lượn vòng tự nhiên nên giá trị thưởng lãm rất cao. Nếu bện nó lại rồi trồng vào chậu có thể nâng cao được giá trị thưởng lãm và tăng cường hiệu quả trang trí. Đồng thời do nó thích nghi mạnh với ánh nắng, lại chịu được bóng tối nên việc vun bón , nuôi dưỡng đơn giản, rất thích hợp việc trồng trong nhà. Cây phát tài trồng trong chậu để trang trí nội thất như nhà ở, nhà khách, văn phòng làm việc…, có thể đạt được hiệu quả nghệ thuật khá lý tưởng nên được gọi là thực vật tân tú làm đẹp trong nhà; đồng thời ngụ ý “phát tài” cho chủ nhân một lời chúc tốt đẹp.

Môi trường thích hợp để sử dụng:
Tạo hình kỳ lạ, ngụ ý cát tường, là loại cây cảnh đặt trong nhà ở, công ty và cũng là món quà có ý nghĩa để biếu tặng tốt nhất. Nó thích hợp với môi trường ấm áp, ẩm ướt và thoáng gió, thích ánh nắng lại chịu được bóng tối nên việc chăm sóc rất tiện, thích hợp dùng làm vật trang trí đặt ở nhà khách, hội trường, phòng khách, hành lang…, cũng có thể dùng để trang trí những nơi như lối đi vào phòng ngủ, phòng đọc, phòng khách trong nhà…

Cách chăm sóc:
Vị trí:
- Trong nhà, gần cửa sổ hoặc khu vực có ánh nắng mặt trời, ánh đèn chiếu đến.
- Ban công hoặc bệ cửa sổ có thể che nắng và có ánh nắng ôn hòa chiếu vào.
Đất trồng:
Nên sử dụng đất cát giàu chất mùn.
Nhiệt độ:
Nhiệt độ thích hợp để sinh trưởng là 16-28 độ C; vào mùa hè, khi nhiệt độ trên 30 độ C thì nên che nắng đúng mức
Chiếu sáng:
Mùa xuân và thu nên tiếp nhận toàn bộ ánh sáng, mùa hè nên che nắng đúng mức, mùa đông thì nên đặt trước cửa sổ để có đầy đủ ánh sáng.
Bón phân:
Mỗi hai tháng bón loại phân tổng hợp hoặc phân đạm, mùa đông nên tạm ngưng việc bón phân.
Cách chọn cây:
Chú ý chọn những cây có thân cây kiên cố, mép lá bóng mượt, lá có màu xanh lá, giữa các lá cây có khoảng cách cân xứng, chỉnh tề là tốt nhất.
Giải thích và phân tích về cách khai vận:
- Công dụng khai vận: bình an trừ tà, mừng lễ, thăng chức, khai trương, mừng sinh nhật.
- Nơi thích hợp: nhà ở, phòng hội họp, văn phòng làm việc, khách sạn, nhà hàng.
- Phương vị khai vận: hướng bắc, hướng đông và hướng tây bắc.

11. CÂY NGỌ DẠ THẦN (KIM TÙNG)

Môi trường sinh trưởng:
Trồng trong chậu, trong bát
Thời gian thưởng lãm: quanh năm
Cây ngọ dạ thần thuộc họ thiên nam tinh, thân và cành xanh biếc, cành và lá rậm rạp. Lá cây có hình dáng dài và dẹp, phiến lá tựa như lông vũ; khía lá, mép lá có dạng răng cưa, chịu được cắt tỉa. Cành khô và thon dài, giống như một yểu điệu thục nữ, rất có dáng điệu. Cây ngọ dạ thần là loại hoa cát tường dùng để cầu phước và bình an, nên được sử dụng trong các ngày lễ tết.
Môi trường thích hợp để sử dụng: Chịu được khô và chịu được bóng tối, sức sống mạnh mẽ, dùng làm cây cảnh làm đẹp sân vườn, là loại cây cảnh trong nhà cao cấp.
Cách chăm sóc:
Vị trí:
- Trong nhà, gần cửa sổ, hoặc khu vực có ánh nắng, ánh đèn chiếu vào
- Ban công hoặc bệ cửa sổ có mái che và ánh nắng ôn hòa
Đất trồng:
Nên sử dụng loại đất màu mỡ giàu chất mùn và thải nước tốt, có thể phối chế với đất mùn với cát ở sông.
Nhiệt độ:
Nhiệt độ thích hợp để sinh trưởng là 18-25 độ C, nhiệt độ không được thấp dưới 5 độ C
Chiếu sáng:
Thích nghi mạnh đối với ánh sáng, đặt dưới bóng râm hoặc dưới mặt trời đều có thể sinh trưởng, nhưng mùa xuân, thu và đông nên đặt dưới ánh nắng mặt trời, còn mùa hè thì nên đặt nơi có bóng râm hoặc những chỗ thoáng gió ở trong nhà.
Tưới nước:
Thông thường nên 2 – 3 ngày tưới nước một lần
Bón phân:
Mỗi hai tháng nên tưới phân pha loãng lên mặt lá, phân sẽ phát huy hiệu quả tốt.
Cách chọn cây:
Nên chọn những cây có thân cây thô, to, phiến lá to rộng, gốc rễ có dạng phóng xạ, màu sắc xanh tươi và hình dạng lá cây nguyên vẹn.
Giải thích và phân tích về cách khai vận:
- Công dụng khai vận: bình an trừ tà, mừng lễ, thăng chức, khai trương, mừng sinh nhật
- Nơi thích hợp: nhà ở, phòng hội họp, văn phòng làm việc, khách sạn, nhà hàng
- Phương vị khai vận: hướng bắc, hướng đông và hướng tây bắc.

12. CÂY TIỂU THIÊN SỨ
Môi trường sinh trưởng:
Chậu cảnh, giò, phụ sinh trên cột gỗ hoặc cửa sổ bằng sắt.
Thời gian thưởng lãm: bốn mùa trong năm
Cây tiểu thiên sứ thuộc họ Thiên nam tinh, sức sống mạnh mẽ, cây cao khoảng 30-90 cm, thân và cành thẳng đứng, mặt lá có hình bầu dục dài, mép lá có hình lượn sóng, màu xanh đậm và bóng mượt; thân cây khô, mọc ra phân nhánh từ phần rễ, cây non có ngoại hình mộc mạc và tràn đầy sức sống, khi trưởng thành, phiến lá sẽ xanh hơn; phiến lá mới mọc có màu xanh hơi ngả vàng, là loại cây cảnh thanh nhã, thích hợp dùng để điểm xuyết cho bệ cửa sổ, ban công và bàn học trong nhà.
Cách chăm sóc:
Vị trí:
- Trong nhà, gần cửa sổ hoặc khu vực có ánh nắng, ánh đèn chiếu vào là được.
- Bệ cửa sổ, ban công có mái che và ánh sáng ôn hòa.
Đất trồng:
Đối với đất màu, yêu cầu không quá khắc khe, tốt nhất là đất màu giàu chất hữu cơ, thải nước tốt và hơi chua (pH 6-6.5)
Nhiệt độ:
Thích hợp sinh trưởng trong môi trường có nhiệt độ từ 22 – 25 độ C
Chiếu sáng:
Thích hợp với môi trường có ánh nắng ôn hòa, nếu đặt ở chỗ hơi râm mát cũng có thể sinh trưởng được, nhưng nếu quá âm u sẽ dẫn đến tình trạng hoa nở không đẹp.
Tưới nước:
Cách một ngày tưới nước một lần
Bón phân:
Cách 10 ngày bón 1 ít phân đạm
Cách chọn cây:
Lựa những cây có thân và lá xanh tươi, dày, chắc, phiến lá nguyên vẹn, tươi tốt là tốt nhất
Giải thích và phân tích về cách khai vận:
- Công dụng khai vận: gia đình hòa thuận, sinh nhật, chúc thọ, chúc mừng sinh con.
- Nơi thích hợp: nhà ở, phòng hội họp, văn phòng làm việc, khách sạn, nhà hàng.
- Phương vị khai vận: hướng đông, và hướng đông bắc

13. CỎ ỚT LÁ SEN
Môi trường sinh trưởng:
Trồng trong chậu, trong bát
Thời gian thưởng lãm: quanh năm
Cỏ ớt lá sen thuộc họ hồ tiêu, có xuất xứ từ Brazil. Là cây mọc thành bụi, thân ngắn, lá có hình trái tim tròn, mọc ra từ ngọn cây, quanh năm cành và lá đều xanh tươi. Cuống lá dài từ 10-15cm, cây cao khoảng 20cm. Mặt lá xanh lục, sáng bóng, lưng lá xanh xám. Bông và phiến lá dày, chắc, sáng bóng, phần trên mặt đất không có thân chính, nảy mầm từ thân cây hình thành lá kép dạng to.
Cuống lá ngắn nhỏ, lá cây cứng và chắc, có màu xanh lục, bóng loáng, giá trị thưởng lãm cao.
Những năm gần đây, có rất nhiều cửa hàng, công ty và nhà ở đều trồng cây này để cầu xin vận may. Ngoài ra nó còn có ý nghĩa trừ tà, hai ngụ ý cát tường này rất thích hợp đặt trong công ty hoặc trong nhà.

Môi trường thích hợp để sử dụng:
Cỏ ớt lá sen xanh cả bốn mùa, ngụ ý cát tường nên rất thích hợp trang trí trong nhà, cửa hàng hoặc
công ty.
Cách chăm sóc:
Vị trí:
- Trong nhà, gần cửa sổ hoặc khu vực có ánh nắng mặt trời, ánh đèn chiếu đến.
- Bệ cửa sổ hoặc ban công có mái che và có ánh nắng ôn hòa.
Đất trồng:
Nên sử dụng đất trồng màu mỡ và thải nước tốt, có thể phối chế với đất mùn với cát ở sông
Nhiệt độ:
Nhiệt độ thích hợp nhất để sinh trưởng là 18-25 độ C
Chiếu sáng:
Dưới ánh nắng hoặc bóng râm đều sinh trưởng được, nhưng mùa xuân, mùa thu hoặc mùa đông cần nhiều ánh nắng chiếu vào hơn; mùa hè thì nên che nắng hoặc đặt ở những nơi thoáng gió tốt trong nhà.
Tưới nước:
Thông thường 2-3 ngày tưới nước một lần
Bón phân:
Mỗi hai tháng sử dụng phân pha loãng để tưới lên mặt lá, phân sẽ phát huy hiệu quả tốt.
Cách chọn cây:
Nên chọn những cây có thân thô to, phiến lá to rộng, phần gốc rễ có dạng phóng xạ, lá có màu
xanh tươi và nguyên vẹn.
Giải thích và phân tích về cách khai vận:
- Công dụng khai vận: bình an trừ tà, phú quý chiêu tài, mừng lễ, thăng chức, khai trương, mừng
sinh nhật
- Nơi thích hợp: nhà ở, phòng hội họp, văn phòng, khách sạn, nhà hàng
- Phương vị khai vận: hướng bắc, hướng đông, và hướng tây bắc.

14. CÂY BẤT DẠ THÀNH (NHA ĐAM GAI)

Môi trường sinh trưởng:
Trồng trong chậu, trong bát.
Thời gian thưởng lãm: quanh năm
Cây bất dạ thành thuộc họ lô hội, là thực vật đa nhục thường xanh lâu năm. Lá mọc đan xen nhau trên thân cây từ chất thịt có hình trụ tròn. Phiến lá dài phủ đầy hình kim, nhọn dần về phía trước, có dạng đuôi dài, hơi cong xuống, chỗ gân chính ở giữa lõm xuống, hai bên mép lá vểnh lên, mép lá có dạng răng cưa dạng răng chó, khá sắc bén. Hoa mọc ra từ trong các lá cây, về sinh trưởng hướng thẳng lên trên, hoa có màu vàng cam và có các đốm màu đỏ

Môi trường thích hợp để sử dụng:
Dùng làm cây cảnh trang trí đại sảnh, vừa có thể ngắm lá, lại có thể ngắm hoa, thích hợp trồng trong gia đình. Lá cây còn có chức năng dưỡng da
Cách chăm sóc:
Vị trí:
- Trong nhà, gần cửa sổ hoặc khu vực có ánh nắng, ánh đèn chiếu vào
- Bệ cửa sổ hoặc ban công có mái che và ánh nắng ôn hòa.
Đất trồng:
Sử dụng đất vườn thêm đất cát ở sông để nuôi dưỡng đất trồng
Nhiệt độ:
Nhiệt độ thích hợp nhất để sinh trưởng là 18-25 độ C, vào mùa đông nhiệt độ không được thấp dưới
5 độ C
Chiếu sáng:
Có tính thích nghi mạnh đối với ánh sáng, dưới ánh nắng mặt trời hoặc bóng râm đều có thể sinh trưởng, nhưng mùa xuân, mùa thu và mùa đông cần nhiều ánh sáng chiếu vào hơn, mùa hè thì nên che nắng hoặc đặt vào chỗ thoáng gió tốt ở trong nhà.
Tưới nước:
Thông thường 2-3 ngày tưới nước một lần
Bón phân:
Mỗi hai tháng tưới phân pha loãng lên trên mặt lá, phân sẽ phát huy hiệu quả tốt.
Cách chọn cây:
Nên chọn những cây có thân thô to, gốc rễ có dạng phóng xạ, lá cây xanh tươi và hình dạng lá nguyên vẹn.
Giải thích và phân tích về cách khai vận:
- Công dụng khai vận: phú quý chiêu tài, thi cử, chúc mừng sinh con.
- Nơi thích hợp: nhà ở, phòng hội họp, văn phòng làm việc, khách sạn, nhà hàng.
- Phương vị khai vận: hướng bắc, hướng đông và hướng tây bắc.

15. CÂY TRÚC KHAI VẬN
Môi trường sinh trưởng:
Trồng trong chậu cảnh, bát, cắt cành cắm vào bình.
Thời gian thưởng lãm: bốn mùa trong năm
- Cây trúc khai vận là loại thực vật xanh quanh năm, thân khô thẳng đứng, vòng vân trên thân cây rõ ràng, có ý nghĩa từng bước thăng tiến. Lá của nó nhỏ dài, xanh biếc và rất sáng bóng, bốn mùa đều xanh, xưa nay đều là bụi cây trang trí quan trọng đặt trên bàn thờ và các ngày lễ truyền thống.
- Mấy năm gần đây, giới trồng cảnh đã biến hóa thành các dạng khác nhau, họ cắt thân cây thành các đoạn bằng nhau, bó vài cành hoặc vài chục cành lại với nhau; hoặc xếp lại thành các tầng khác nhau với hình dạng từng tầng giống nhau, càng tăng thêm ý tượng bộ bộ cao thăng. Do đó, nó đã trở thành loại hoa đặc trưng để mừng khai trương hoặc chúc mừng việc thăng chức.
Môi trường thích hợp để sử dụng:
Cây bất dạ thành bốn mùa đều xanh, có ý nghĩa bộ bộ cao thăng nên thường được sử dụng trong các cửa hàng, tân gia, công ty…
Cách chăm sóc:
Vị trí:
- Trong nhà, gần cửa sổ hoặc khu vực có ánh nắng, ánh đèn chiếu vào
- Bệ cửa sổ hoặc ban công có mái che và ánh nắng ôn hòa.
Đất trồng:
Các đất màu thông thường đều có thể được, nhưng không nên sử dụng đất phèn mặn, tốt nhất là đất cát có thể thải nước tốt và thoáng khí.
Nhiệt độ:
15 – 20 độ C, khí hậu nên từ mát mẻ đến ấm áp và kiêng kỵ oi bức.
Chiếu sáng:
Thích hợp với môi trường có ánh nắng ôn hòa nhưng sáng rực, chỗ hơi râm mát cũng có thể sinh
trưởng được, nhưng nếu quá tối sẽ dễ dẫn đến tình trạng hoa nở không đẹp.
Tưới nước:
Cách ngày tưới nước 1 lần
Bón phân:
Cách 10 ngày bón một ít phân đạm
Cách chọn cây:
Lựa chọn các cây có thân và lá xanh tươi, dày chắc, phiến lá nguyên vẹn, tươi tốt và đã có nụ hoa là tốt nhất
Giải thích và phân tích về cách khai vận:
- Công dụng khai vận: mừng lễ, gia đình hòa thuận, tình yêu hôn nhân, thăng chức, khai trương.
- Nơi thích hợp: nhà ở, phòng hội họp, văn phòng làm việc, khách sạn, nhà hàng
- Phương vị khai vận: hướng đông và hướng đông bắc.

16. CÂY CHÂN BÊ (MÔN BIỂN)
Môi trường sinh trưởng:
Trồng trong chậu cảnh, trong bát, và ngoài vườn hoa
Thời gian thưởng lãm: bốn mùa
Cây chân bê còn có tên là biện liên, quan âm vu, lang độc Quảng Đông, là thực vật thân cỏ thường xanh lâu năm thuộc họ thiên nam tinh. Thân cây thô khỏe, rắn rỏi, tự nhiên, vỏ màu nâu trà, lá có màu xanh biếc sáng bóng, to như củ khoai môn, khá giống lỗ tai của voi, nên còn có tên là cây chân bê tai voi. Do cây có tính thích nghi rất mạnh nên đã trở thành cây cảnh trong nhà rất phổ biến, được nhiều người yêu thích.

Môi trường thích hợp để sử dụng:
Cây chân bê có thân cao lá to, bốn mùa đều xanh, sức sống rất mạnh, không kén đất trồng, quản lý theo quảng canh, nên rất thích hợp trồng trong gia đình. Cây có thể cao đến hơn 2m, là loại cảnh dùng để trang trí phòng khách, lễ đường, sân vườn tốt nhất.

Cách chăm sóc:
Vị trí:
- Trong nhà, gần cửa sổ hoặc khu vực có ánh nắng, ánh đèn chiếu vào.
- Ban công có mái che và ánh nắng nên hơi u tối
Đất trồng:
- Đất màu có tính hơi chua có thể thải nước tốt và màu mỡ.
Nhiệt độ:
- Nhiệt độ thích hợp để nó sinh trưởng vào tháng 3-7 là 18-24 độ C, tháng 9 đến tháng 3 năm sau là
13-18 độ C, mùa đông nhiệt độ không được thấp dưới 10 độ C
Chiếu sáng:
- Không nên để ánh nắng chiếu trực tiếp vào, cần trồng ở chỗ có mái che, ánh sáng ôn hòa nhưng sáng rực hoặc môi trường trong nhà
Tưới nước:
- Thông thường 2-3 ngày tưới nước 1 lần
Bón phân:
- Mỗi tuần bón thì sử dụng loại phân có hiệu quả nhanh, hoặc mỗi tháng bón thì sử dụng loại phân tổng hợp
Cách chọn cây:
Những cây có thân cây có dáng cổ điển, mộc mạc, cả cây có hình thái nguyên vẹn là tốt nhất.
Giải thích và phân tích về cách khai vận:
- Công dụng khai vận: mừng lễ, thăng chức, khai trương, gia đình hòa thuận, tình yêu hôn nhân, thi cử, sinh nhật, chúc thọ
- Nơi thích hợp: nhà ở, phòng hội họp, văn phòng làm việc, khách sạn, nhà hàng
- Phương vị khai vận: hướng đông, hướng đông bắc và hướng đông nam.

17. CÂY CHÂU SA (RỄ SAN HÔ)
Môi trường sinh trưởng:
Chậu cảnh
Thời gian thưởng lãm: quanh năm
Cây rễ san hô thuộc loại cây bụi thấp nhỏ thường xanh, họ tử kim ngưu, cây cao khoảng 35-80cm.
Đặc điểm nổi bật của nó là tán cây có hình dạng như cây dù để bảo vệ những quả cây bên dưới lá, do đó còn có tên là cây ô dù, cây ưa sáng… Tháng 10 – 11 kết trái, quả cây có hình cầu tròn, to như hạt đậu Hà Lan, mới đầu có màu xanh nhạt, khi chín có màu đỏ tươi, qua một thời gian dài vẫn không rụng, nên rất đẹp. Nhìn vào, ta thấy lộ rõ bầu không khí vui tươi và cảnh tượng vui mừng cho một vụ mùa bội thu, ngụ ý phú quý cát lợi và đa tử đa phúc. Ngoài ra, còn có giống màu trắng hoặc màu vàng, và có thể dùng làm thuốc. Lý Thời Trân từng miêu tả rằng: “Cây rễ san hô mọc trong núi sâu, cây non cao khoảng một thước, lá giống như cây đông thanh, lưng lá màu đỏ, mùa hè sẽ rất rậm rạp, rễ to như gân, màu đỏ, giống với bách lượng kim”.

Môi trường thích hợp để sử dụng:
Quả cây rễ san hô có màu đỏ tươi, mang bầu không khí vui tươi thích hợp để trang trí phòng khách, lễ đường và sân vườn
Cách chăm sóc:
Vị trí:
- Trong nhà, gần cửa sổ hoặc khu vực có ánh nắng, ánh đèn chiếu vào
- Ban công có mái che và ánh sáng hơi u tối
Đất trồng:
- Đất màu có tính hơi chua, màu mỡ và thải nước tốt
Nhiệt độ:
- Cây rễ san hô thích hợp khí hậu mát mẻ đến ấm áp, phạm vi nhiệt độ thích hợp nhất là 15-25 độ C, vào mùa hè oi bức nên di chuyển đến râm mát
Chiếu sáng:
- Không nên để ánh nắng chiếu thẳng vào, cần trồng ở những chỗ có mái che và ánh sáng ôn hòa hoặc trồng trong nhà
Tưới nước:
- Mỗi ngày tưới cố định một lần vào buổi sáng hoặc buổi chiều, thường xuyên duy trì độ ẩm cho đất trồng
Bón phân:
- Mỗi hai tháng bón phân tổng hợp hoặc phân lân, kali để thúc tiến việc ra hoa, kết trái
Cách chọn cây:
Những cây có thân cây thẳng đứng, thô to, cành cây và lá cây rậm rạp sẽ ra trái nhiều hơn

Giải thích và phân tích về cách khai vận:
- Công dụng khai vận: phú quý chiêu tài, mừng lễ, gia đình hòa thuận, thi cử, mừng sinh nhật.
- Nơi thích hợp: nhà ở, phòng hội họp, văn phòng làm việc, khách sạn, nhà hàng.
- Phương vị khai vận: hướng bắc, hướng tây bắc hoặc hướng đông bắc

#10 thathoc

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 187 Bài viết:
  • 483 thanks

Gửi vào 10/04/2013 - 20:40

Chương 2
CÁC THỰC VẬT PHONG THỦY TRỒNG TRONG NƯỚC

1. CÂY KIM TIỀN THỦY
Môi trường sinh trưởng:
Trồng trong nước, trong chậu
Thời gian thưởng lãm: quanh năm
Cây kim tiền thủy thuộc thực vật thân cỏ thường xanh lâu năm, đường nét rõ ràng, giàu cảm giác tạo hình. Phiến lá của nó xanh biếc sáng bóng, tim lá màu xanh chuối, mép lá có hình răng rất được yêu thích. Thân là dây leo và tính bò lan, vào mùa hè nếu cắt một đoạn cành cắm vào bát rồi đặt lên bàn thì lập tức có thể cảm thụ được sự mát mẻ vô hạn. Cây kim tiền thủy chịu được bóng tối, lại dễ trồng, nên là thực vật trong nhà rất được yêu thích. Cây kim tiền thủy ngụ ý phước lộc song toàn, là loại thực vật trồng trong nước tuyệt vời, có câu nói “ngộ thủy tắc phát” (gặp nước thì phát tài), và càng đúng với cái tên của nó.

Môi trường thích hợp để sử dụng:
Lá của kim tiền thủy có màu xanh chuối, làm cho con người cảm thấy mát mẻ, sảng khoái nên thường được đặt trên bàn dài trong phòng học, phòng khách hoặc dưới các bức thư pháp lớn
Cách chăm sóc:
Vị trí:
- Trong nhà, gần cửa sổ hoặc khu vực có ánh nắng, ánh đèn chiếu vào
- Bệ cửa sổ hoặc ban công có mái che và ánh nắng ôn hòa.
Nước nuôi dưỡng:
- 3 – 4 ngày thay nước 1 lần
Nhiệt độ:
- Nhiệt độ thích hợp để nó sinh trưởng là 20 – 28 độ C
Chiếu sáng:
- Yêu cầu đối với ánh nắng không cao, thích râm mát
Bón phân:
- Mỗi 1 – 2 tháng bón thêm phân ba tổng hợp hoặc phân đạm để duy trì màu sắc tươi sáng cho lá
Cách chọn cây:
Những cây có dáng cây mềm mại tự nhiên, thân lá rậm rạp và lá cây có màu xanh non là tốt nhất.
Giải thích và phân tích về cách khai vận:
- Công dụng khai vận: bình an trừ tà, mừng lễ, thi cử, thăng chức, khai trương, sinh nhật, chúc thọ
- Nơi thích hợp: nhà ở, phòng hội họp, văn phòng làm việc, khách sạn, nhà hàng
- Phương vị khai vận: hướng bắc, hướng đông, kế đến là hướng tây bắc.

2. HỒNG VẬN ĐANG ĐẦU
Môi trường sinh trưởng:
Trồng trong nước, trong chậu, trong giò.
Thời gian thưởng lãm: cả năm
Hồng vận đang đầu là giống cây dứa có tính chất thưởng lãm, với hình thái, màu sắc, độ lớn nhỏ nó đều biến hóa phong phú. Căn cứ vào bộ phận thưởng lãm khác nhau của nó, chủ yếu có thể chia làm ba loại lớn là ngắm lá, ngắm hoa và ngắm quả. Đặc tính của loài ngắm lá này ở chỗ phiến lá dày chắc nhưng không mất đi sự trang nhã và giàu sức sống, màu sắc phong phú, loại màu thường gặp có đỏ, vàng, tím… Mùa hoa của giống ngắm hoa thường tập trung vào mùa thu đông. Giống ngắm quả bề ngoài khá giống cây dứa, rất tinh xảo, xinh xắn.

Môi trường thích hợp để sử dụng:
Cây hồng vận đang đầu có hình dáng đầy đặn, lá cây có màu xanh nhạt, là loại cây rất đẹp để bố trí ở đại sảnh, hội trường và làm lẳng hoa.
Cách chăm sóc:
Vị trí:
- Trong nhà, gần cửa sổ hoặc khu vực có ánh nắng, ánh đèn chiếu vào
- Bệ cửa sổ hoặc ban công có mái che và ánh nắng ôn hòa.
Nước nuôi dưỡng:
- Mùa xuân và mùa hè là mùa sinh trưởng mạnh nên cần tưới nhiều nước, đồng thời thường xuyên phun nước lên mặt lá để duy trì mặt lá luôn sáng đẹp.
Nhiệt độ:
- Nhiệt độ thích hợp để sinh trưởng là 18 – 22 độ C
Chiếu sáng:
- Yêu cầu đối với ánh nắng không cao, thích râm mát, cũng có thể là điều kiện nửa bóng râm có sự tản xạ ánh sáng hơi mạnh.
Bón phân:
- Vào mùa sinh trưởng, mỗi hai tuần bón phân xanh một lần để đảm bảo cho cây sinh trưởng và lá xây xanh luôn xanh tươi.
Cách chọn cây:
Khi chọn mua cần chú ý đến màu sắc và độ sáng bóng.
Giải thích và phân tích về cách khai vận:
- Công dụng khai vận: bình an, trừ tà, mừng lễ, thi cử, mừng sinh nhật, thăng chức, khai trương.
- Nơi thích hợp: nhà ở, phòng hội họp, văn phòng làm việc, khách sạn, nhà hàng
- Phương vị khai vận: hướng bắc, hướng đông và hướng tây bắc.

3. CÂY VĂN TRÚC TÂY
Môi trường sinh trưởng:
Trồng trong chậu, giò
Thời gian thưởng lãm: quanh năm, mùa xuân sẽ nở hoa trắng nhỏ.
- Cây văn trúc tây được phân bố ở vùng nhiệt đới và ôn đới, thân và cành mảnh mai và có tính bò lan; lá nhỏ có dạng lông nhỏ, có màu xanh tươi cùng với thân và cành. Cây non có thân thẳng đứng, có dạng lông vũ, lá kép xanh biếc, mảnh mai, mềm mại, dễ thương.
- Hình dáng nhẹ nhàng, tự nhiên; nếu để nó sinh trưởng tự nhiên, độ dài lớn nhất có thể đạt đến vài
mét. Thân cây của giống ngắn khá thấp nhưng rậm rạp, thích hợp đặt trên bàn hoặc mép cửa sổ để ngắm nhìn. Ngoài ra cây còn dùng để làm vật trang trí cho phòng cô dâu và là nguyên liệu cắm hoa cao cấp. Mọi người đều tin rằng cây văn trúc tây có thể trừ tà, nếu có cành mới đột nhiên mọc thật cao là báo hiệu điềm may.
Môi trường thích hợp để sử dụng:
Cây văn trúc tây đầy chất thư sinh, trang nhã, tự nhiên, nhưng mềm mại nên thích hợp dùng để tặng cho những đồng nghiệp và những người bạn nho nhã.
Cách chăm sóc:
Vị trí:
- Trong nhà, gần cửa sổ hoặc khu vực có ánh nắng, ánh đèn chiếu vào.
- Bệ cửa sổ hoặc ban công có mái che và ánh nắng ôn hòa, sáng rực
Nước nuôi dưỡng:
3 – 4 ngày thay nước một lần
Nhiệt độ:
Yêu cầu đối với ánh nắng không cao, thích râm mát
Bón phân:
Mỗi 1 – 2 tháng bón thêm phân tổng hợp hoặc phân đạm để duy trì màu sắc tươi sáng cho lá cây.
Cách chọn cây:
Những cây có hình thái toàn cây mềm mại, tự nhiên, thân và lá rậm rạp, và lá cây có màu xanh non là tốt nhất.
Giải thích và phân tích về cách khai vận:
- Công dụng khai vận: mừng lễ, thi cử, thăng chức, khai trương
- Nơi thích hợp: nhà ở, phòng hội họp, văn phòng làm việc, khách sạn, nhà hàng.
- Phương vị khai vận: hướng bắc, hướng đông và hướng tây bắc.

4.TRÚC PHÚ QUÝ VIỀN VÀNG
Môi trường sinh trưởng:
Trồng trong nước, trong chậu
Thời gian thưởng lãm: quanh năm
Trúc phú quý viền vàng có mép lá màu vàng, giữa lá màu xanh, phong cách mới mẻ, nổi bật. Trúc phú quý viền vàng là loại cây nhỏ thường xanh. Dưới đất không có thân rễ, rễ có màu vàng nâu (điều này có thể phân biệt với loài chu tiêu). Thân cây nhỏ, dài, thẳng đứng, không chia cành. Lá cây phủ đầy hình kim nhọn, cuống lá có dạng bao kiếm, khi sinh trưởng vì có độ cao khá cao nên dễ xảy ra tình trạng uốn cong lại, khi trồng nên trồng những cây non có độ lớn thấp bé chung với nhau thì hiệu quả tốt nhất.

Môi trường thích hợp để sử dụng:
Trúc phú quý viền vàng có thân và lá nhỏ bé, mềm mại, trang nhã, dáng vẻ tự nhiên, giàu vẻ đẹp của trúc, nên giá trị thưởng lãm rất cao. Nó thích hợp trồng trong các chậu cảnh dạng nhỏ, dùng để bố trí ở những nơi như phòng sách, phòng khách, phòng ngủ…, có thể đặt trên bàn dài, bàn trà và trên kệ. Nó sẽ tỏ rõ sự phú quý trang nhã, xinh xắn mới lạ, nên rất xứng đáng để ta thưởng lãm.
Cách chăm sóc:
Vị trí:
- Trong nhà, gần cửa sổ trong phạm vi 2cm, hoặc nơi có ánh đèn sáng rực trong nhà.
- Bệ cửa sổ hoặc ban công có mái che nhưng có đủ ảnh sáng
Nước nuôi dưỡng:
3 – 4 ngày thay nước một lần
Nhiệt độ:
Nhiệt độ thích hợp nhất để sinh trưởng là 20 – 30 độ C, nhiệt độ vào mùa đông là 10 độ C
Chiếu sáng:
Thích hợp sinh trưởng dưới Cây cọ, cần tránh ánh nắng gay gắt chiếu thẳng vào
Bón phân:
Trong mùa sinh trưởng mạnh là tháng 5 – 9, mỗi tháng bón phân loãng hoặc phân hỗn hợp dạng viên 2 – 3 lần
Cách chọn cây:
Lựa chọn những cây có thân và cành thấp, lá cây rậm rạp, mặt lá màu vàng tươi.
Giải thích và phân tích về cách khai vận:
- Công dụng khai vận: bình an trừ tà, phú quý chiêu tài, gia đình êm ấm.
- Nơi thích hợp: nhà ở, phòng hội họp, văn phòng, khách sạn, nhà hàng
- Phương vị khai vận: hướng đông và hướng đông bắc.

5. CÂY TÁO XANH

Môi trường sinh trưởng:
Trồng trong nước, trong chậu và trong giò.
Thời gian thưởng lãm: quanh năm
Cây táo xanh thuộc thực vật thân cỏ thường xanh lâu năm, họ vạn niên thanh, phiến lá to nhưng sáng bóng, là loại cây cảnh được nhiều người ưa chuộng. Khi nắng nóng, màu sắc của nó xanh biếc, làm cho chúng ta cảm thấy mát mẻ. Khi đông lạnh, nó vẫn đầy sức sống khiến ta cảm thấy ấm áp. Cái tên cây táo xanh đã nói lên đặc tính bốn mùa đều xanh của nó. Từ xưa đến nay, người Trung Quốc thường dùng nó tượng trưng cho sự giàu có, cát tường, thái bình và trường thọ nên rất được mọi người yêu thích. Trong “hoa kính” của đời Thanh có ghi: “lấy sự thịnh suy của nó chiếm lấy điềm lành, xây nhà di cư, đám hỏi, mừng trẻ sơ sinh, tất cả các chuyện vui đều sử dụng nó cả”.

Môi trường thích hợp để sử dụng:
Lá cây tao nhã, thanh tú, thường được đặt trên các bàn dài trong phòng khách và đại sảnh hoặc đặt dưới các bức họa, các bức thư pháp dài; vào mùa thu và mùa đông phối hợp với các quả màu đỏ sẽ làm tăng thêm sắc thái của cây.
Cách chăm sóc:
Vị trí:
- Trong nhà, gần cửa sổ hoặc khu vực có ánh nắng, ánh đèn chiếu vào.
- Bệ cửa sổ hoặc ban công có mái che và ánh nắng ôn hòa
Nước nuôi dưỡng:
3 – 4 ngày thay nước một lần
Nhiệt độ:
Nhiệt độ thích hợp nhất để sinh trưởng là 20 – 28 độ C
Chiếu sáng:
Yêu cầu đối với ánh sáng không cao, thích râm mát.
Bón phân:
Mỗi 1 – 2 tháng bón thêm phân tổng hợp hoặc phân đạm để có thể duy trì màu sắc tươi sáng cho thân lá cây.
Cách chọn cây:
Nên chọn những cây có dáng cây mềm mại tự nhiên, thân và lá rậm rạp và lá cây có màu xanh nõn
Giải thích và phân tích về cách khai vận:
- Công dụng khai vận: bình an trừ tà, mừng lễ, thi cử, thăng chức, khai trương, sinh nhật, chúc thọ, chúc mừng sinh con.
- Nơi thích hợp: nhà ở, phòng hội họp, văn phòng làm việc, khách sạn, nhà hàng
- Phương vị khai vận: hướng bắc, hướng đông và hướng tây bắc.

6. PHONG LAN

Môi trường sinh trưởng:
Trồng trong nước, trong chậu, và trong giò
Thời gian thưởng lãm: quanh năm
Phong lan có hình dáng trang nhã, là một trong những giống cây bắt mắt nhất trong gia tộc hoa lan. Lá cây có màu xanh, cực kỳ sáng bóng, gân trên mặt lá nổi rõ tạo cho cây một vẻ đẹp tràn đầy sức sống. Cắt một đoạn bao gồm lá cây và cuống lá rồi cắm vào trong bình hoa thì vẫn có thể sống lâu trong nước. Ngoài ra cây còn chịu được bóng tối, ở những nơi có ánh sáng yếu trong nhà hay chỗ u tối ngoài sân vườn vẫn có thể dựa vào nước mà sinh trưởng; nếu đặt thêm ánh đèn chiếu sáng bên cạnh thì có thể đuổi được tà, đón vận may.

Môi trường thích hợp để sử dụng:
Phong lan tao nhã, thanh tú, lá cây có hình dạng xinh xắn, thích hợp đặt trong phòng khách, phòng đọc sách và phòng ngủ.
Cách chăm sóc:
Vị trí:
- Trong nhà, gần cửa sổ hoặc khu vực có ánh nắng, ánh đèn chiếu vào.
- Bệ cửa sổ hoặc ban công có mái che và ánh nắng ôn hòa, sáng rực.
Nước nuôi dưỡng:
3 – 4 ngày thay nước một lần
Nhiệt độ:
Nhiệt độ thích hợp nhất để sinh trưởng là 20 – 28 độ C
Chiếu sáng:
Yêu cầu đối với ánh sáng không cao, thích râm mát.
Bón phân:
Mỗi 1 – 2 tháng bón thêm loại phân tổng hợp hoặc phân đạm để duy trì màu sắc tươi sáng của lá cây.
Cách chọn cây:
Nên chọn những cây có hình dạng lá xinh xắn, màu sắc sáng bóng, số lượng phân cành và lá cây rậm rạp.
Giải thích và phân tích về cách khai vận:
- Công dụng khai vận: bình an trừ tà, mừng lễ, thi cử, thăng chức, khai trương, sinh nhật, chúc thọ, chúc mừng sinh con.
- Nơi thích hợp: nhà ở, phòng hội họp, văn phòng làm việc, khách sạn, nhà hàng.
- Phương vị khai vận: hướng đông, hướng bắc và hướng tây bắc.

7. CÂY TỔ CHIM (DƯƠNG XỈ)
Môi trường sinh trưởng:
Trồng trong nước, chậu và giò treo
Thời gian thưởng lãm: quanh năm
Cây dương xỉ còn gọi là sào quyết, hoa sơn tô, vương quan quyết…, thuộc loài thực vật thân cỏ mọc trong bóng râm lâu năm, họ dương xỉ, cây có thể cao đến 1 – 1,2m, rễ dài thân ngắn, ở bộ phận
đỉnh có phân nhánh dạng sợi, uốn cong. Lá cây mọc ở ngọn cây, sắp xếp theo dạng hướng ra xung quanh, cuống lá có hình trụ tròn, dài khoảng 5cm. Phiến lá rộng phủ đầy gai, màu xanh nhạt, hai mặt bóng mượt, lá cây dài khoảng 1m
Môi trường thích hợp để sử dụng:
Cây dương xỉ có hình dạng đầy đặn, lá cây có màu xanh lá mạ, rất thích hợp đặt ở đại sảnh, hội trường và làm lẳng hoa.
Cách chăm sóc:
Vị trí:
- Trong nhà, gần cửa sổ hoặc khu vực có ánh nắng, ánh đèn chiếu vào.
- Bệ cửa sổ hoặc ban công có mái che và ánh nắng ôn hòa và sáng rực.
Nước nuôi dưỡng:
Mùa xuân và mùa hè là mùa sinh trưởng nên cần phải tưới nhiều nước, đồng thời thường xuyên phun nước lên mặt lá để giữ cho mặt lá luôn sáng bóng và sạch sẽ.
Nhiệt độ:
Nhiệt độ thích hợp nhất để sinh trưởng là 20 – 22 độ C
Chiếu sáng:
Yêu cầu đối với ánh sáng không cao, thích râm mát, hoặc vừa bóng râm vừa có nắng chiếu khá mạnh
Bón phân:
Vào mùa sinh trưởng, mỗi hai tuần bón phân xanh một lần, để đảm bảo cho cây sinh trưởng và lá cây luôn xanh tươi.
Cách chọn cây:
Nên chọn những cây có dáng mềm mại tự nhiên, lượng thân và lá rậm rạp, lá có màu xanh nõn.
Giải thích và phân tích về cách khai vận:
- Công dụng khai vận: bình an trừ tà, mừng lễ, thi cử, sinh nhật, chúc thọ, thăng chức, khai trương.
- Nơi thích hợp: nhà ở, phòng hội họp, văn phòng làm việc, khách sạn, nhà hàng.
- Phương vị khai vận: hướng đông, hướng bắc và kế đến là hướng tây bắc.

8. LAN BÌNH RƯỢU

Môi trường sinh trưởng:
Trồng trong nước, trong chậu.
Thời gian thưởng lãm: bốn mùa trong năm
- Lan bình rượu là họ cây thùa, thuộc loài cây cảnh chất thịt dạng lớn lâu năm, là loài cây thường xanh, thân cây thẳng đứng hiên ngang, phần đáy phình to như bình rượu. Lá mọc từng chùm ở ngọn cây, có dạng dải ruy-băng rũ xuống; mặt lá thô ráp, hơi giống chất da thuộc, mép lá bóng mượt; lá có màu xanh biếc, rất giống với cây ưu lan.
- Hoa có hình nón, màu trắng sữa, cuống hoa khá nhỏ, giá trị thưởng lãm khá cao. Bề mặt thân cây của cây già sẽ nứt ra giống như mai rùa, rất đặc sắc. Cây có sức sống mạnh mẽ, cây trưởng thành thích hợp trồng ngoài sân vườn, cây non thích hợp trồng trong chậu, có thể di chuyển vào trong nhà để thưởng lãm.

Môi trường thích hợp để sử dụng:
Lan bình rượu là loài hoa thưởng lãm thân và lá, thân cây trang nhã, lá cây lượn vòng, là vật quý giá dùng để điểm xuyết cho nhà cửa. Sử dụng nó để bố trí phòng khách, phòng sách và trang trí nhà khách, hội trường đều đem đến cho con người cảm giác mới mẻ khác lạ.
Cách chăm sóc:
Vị trí:
- Trong nhà, gần cửa sổ hoặc khu vực có ánh nắng, ánh đèn chiếu vào
- Bệ cửa sổ hoặc ban công có mái che và ánh nắng ôn hòa.
Nước nuôi dưỡng:
Khoảng một tuần thay nước một lần.
Nhiệt độ:
Nhiệt độ thích hợp nhất để sinh trưởng là 16 – 18 độ C; nhiệt độ vào mùa đông, nếu 0 độ C cũng có thể sống được, nhưng tốt nhất nên giữ nhiệt độ trên khoảng 10 độ C; vào mùa hè, khi nhiệt độ trên 30 độ C thì nên che nắng kịp thời.
Chiếu sáng:
Mùa xuân và mùa thu cần ánh nắng nhiều; mùa hè nên che nắng kịp thời, mùa đông thì nên đặt ở bệ cửa sổ có đầy đủ ánh sáng.
Bón phân:
Mỗi hai tháng bón phân tổng hợp hoặc phân đạm một lần; mùa đông thì tạm ngưng việc bón phân.
Cách chọn cây:
Nên chọn những cây có thân cây chắc khỏe, mép lá bóng mượt, lá có màu xanh thẳm và khoảng cách giữa các lá cây cân xứng, chỉnh tề.
Giải thích và phân tích về cách khai vận:
- Công dụng khai vận: phú quý chiêu tài, thăng chức, khai trương, sinh nhật, mừng thọ.
- Nơi thích hợp: nhà ở, phòng hội họp, văn phòng, khách sạn, nhà hàng
- Phương vị khai vận: hướng bắc, hướng đông và hướng tây bắc.

Thanked by 1 Member:

#11 thathoc

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 187 Bài viết:
  • 483 thanks

Gửi vào 10/04/2013 - 20:42

Chương 3:
HOA PHONG THỦY



1. HOA TÚ CẦU TÂY

Môi trường sinh trưởng:
Chậu cảnh, ngồi vườn hoa.

Thời gian thưởng lãm: mùa đơng và mùa xuân

Hoa tú cầu tây còn được gọi là nhập lạp hồng, cây non có dạng thân cỏ, chất thịt nhiều nước; cây già bị nửa chất gỗ hóa; có một loại hương thơm đặc biệt. Lá đơn và mọc cách nhau, hình tròn, hình quả thận hoặc hình quạt, có các khía nông như bàn tay. Hoa có hình chiếc dù mọc ở phần ngọn của cành non, cuống khá dài, trên có lông nhỏ.
Trong nụ hoa chứa vài lá đến vài chục đóa hoa nhỏ, có màu trắng, màu hồng phấn và màu đỏ, đỏ sẫm, tím nhạt và hai lớp màu…
Ngoài ra còn có màu lá biến giống, trên mặt lá có các đốm vân màu vàng, trắng, tím hồng… Càng kỳ lạ hơn là màu hoa của tú cầu Tây có thể biến hóa tùy theo độ chua và độ mặn trong đất trồng, biến đổi ra nhiều loại màu sắc. Đóa hoa nở rộ do vài chục đóa hoặc trăm đóa tụ hợp lại thành dạng hình cầu, giống như hoa cầm trên tay cô dâu, rất tươi đẹp. Giàu ý nghĩa tượng trưng cho sự đoàn viên mỹ mãn, là loại hoa được chọn sử dụng khi tỏ tình, cầu hôn, cũng tiêu biểu cho loài hoa quan trọng cầm tay của cô dâu

Môi trường thích hợp để sử dụng:
Hoa của tú cầu Tây mọc thành từng bụi, tươi đẹp và thu hút, là loại hoa có tính thưởng lãm cao, sử dụng trong việc điểm xuyết cho nhà cửa.
Cách chăm sóc:
Vị trí:
- Trong nhà, gần cửa sổ hoặc khu vực có ánh nắng, ánh đèn chiếu vào.
- Bệ cửa sổ hoặc ban công hướng theo phía đông hoặc phía bắc có mái che và ánh nắng ôn hòa.
Đất trồng:
Tốt nhất là đất mùn màu mỡ hoặc thải nước tốt
Nhiệt độ:
Nhiệt độ sinh trưởng là 15 – 25 độ C
Chiếu sáng:
Chỉ cần tiếp nhận ánh nắng trong nửa ngày, không được để ánh nắng chiếu trực tiếp vào, ánh sáng sáng rực là được.
Tưới nước:
Mỗi ngày tưới một lần; phải tưới cho thấm đất, đến khi thấy một ít nước từ lỗ ở đáy chậu thoát ra
Bón phân:
Trong khoảng thời gian hoa nở, mỗi tháng bón loại phân hữu cơ hoặc nâng cao tỷ lệ của phân lân và kali để tăng thêm vẻ tươi đẹp cho hoa.
Cách chọn cây:
Nên chọn những cây có kết cấu các đóa hoa rậm rạp không khe hở, và hình dạng chỉnh thể đầy
đặn.
Giải thích và phân tích về cách khai vận:
- Công dụng khai vận: phú quý chiêu tài, mừng lễ, gia đình êm ấm, tình yêu hôn nhân, thăng chức,
khai trương, mừng sinh nhật
- Nơi thích hợp: nhà ở, phòng hội họp, khách sạn, nhà hàng.
- Phương vị khai vận: hướng đông, hướng bắc và hướng đông bắc.

2. HỒNG HẠC MÔN
Môi trường sinh trưởng:
Trồng trong chậu cảnh, bát và ngoài vườn hoa.

Thời gian thưởng lãm: quanh năm.
Hồng hạc môn còn có tên gọi là hoa hồng hạc, hình dáng đặc biệt, bộ phận đẹp nhất là ở chỗ các nụ hoa đỏ tươi. Hình dạng của nụ có hình dài nhọn hoặc hình tròn, độ lớn nhỏ cũng có giá trị khác nhau, màu sắc tông đỏ là chính, như màu đỏ đậm, màu hồng đào, hồng phấn, tràn đầy không khí vui tươi, là loại hoa cát tường được sử dụng phổ biến để làm quà tặng hoặc trang trí cho các ngày lễ tết. Nhìn kỹ, nụ của nó có một số gân lá mạng lưới lồi lõm rõ ràng. Trụ hoa lồi ra từ giữa nụ hoa cũng là một đặc sắc, màu sắc biến hóa đa dạng như màu vàng, màu trắng, màu hồng phấn nhạt…
Cả cây bao gồm hoa và mặt lá đều có dạng chất sáp bóng mượt, rất thanh cao.

Môi trường thích hợp để sử dụng:
Hồng hạc môn dạng nhỏ, có thể làm chậu hoa; dạng lớn có thể làm chậu cảnh.
Cách chăm sóc:
Vị trí:
- Trong nhà, gần cửa sổ hoặc khu vực có ánh nắng, ánh đèn chiếu vào.
- Ban công có mái che và ánh nắng hơi yếu.
Đất trồng:
Thích hợp với loại đất trồng màu mỡ, tơi xốp và có thể trộn vào đất trồng các dung môi như ngọc
trai, mạt cưa của đồi mồi để nâng cao độ tơi xốp và tính thoáng gió.
Nhiệt độ:
Khí hậu ấm áp từ 20 – 30 độ C khá thích hợp cho hồng hạc môn sinh trưởng.
Chiếu sáng:
Không nên chiếu ánh nắng trực tiếp, cần vun trồng ở nơi râm mát, ánh nắng ôn hòa nhưng sáng rực ngoài nhà hoặc môi trường trong nhà.
Tưới nước:
Mỗi 1 – 2 ngày tưới một lần, mùa hè khi nhiệt độ tăng cao có thể phun nước lên trên mặt lá để giữ độ ẩm
Bón phân:
Mỗi tuần bón thì sử dụng phân lỏng có hiệu quả nhanh; mỗi tháng bón thì sử dụng phân tổng hợp.
Cách chọn cây:
Giống hồng hạc môn rất phong phú, có thể dựa vào vị trí trưng bày để lựa chọn những cây trổ đầy nụ, màu sắc của trụ hoa và phiến lá có độ sáng bóng để biết cây hồng hạc môn có khỏe mạnh hay không.
Giải thích và phân tích về cách khai vận:
- Công dụng khai vận: mừng lễ, thăng chức, khai trương, gia đình êm ấm, tình yêu hôn nhân, thi cử,
sinh nhật, chúc thọ.
- Nơi thích hợp: nhà ở, phòng hội họp, văn phòng, khách sạn, nhà hàng
- Phương vị khai vận: hướng đông, hướng đông bắc và hướng đông nam.

3. SỨ CẢNH

Môi trường sinh trưởng:
Chậu cảnh, ngoài vườn hoa.
Thời gian thưởng lãm:
- Nở hoa vào tháng 4 – 5 và tháng 9 – 10 mỗi năm.
- Sứ cảnh có tên là hoa thiên bảo, thuộc loài cây thấp nhỏ họ trúc đào. Lá có hình chiếc đũa dài, tập trung mọc ở ngọn. Hoa có màu đỏ của hoa hồng, to nhưng xinh đẹp, thuộc loài cây cảnh. Lá cây đã kế thừa đặc điểm của thực vật sa mạc, có màu xanh rờn, rất săn chắc, càng làm tôn thêm sự mềm mại của hoa. Sứ cảnh thấp bé, có hình dạng mộc mạc khỏe mạnh, gốc rễ phình to như bình rượu. Hoa nở vào tháng 4 – 5 và tháng 9 – 10 mỗi năm.
Môi trường thích hợp để sử dụng:
Sứ cảnh có màu đỏ tươi, hình dạng như cây kèn, rất mới lạ nên được nhiều người yêu thích. Do có vẻ mộc mạc đoan trang, tự nhiên nên thường được đặt ở sân vườn, hoặc làm cây cảnh để thưởng lãm, trang trí nội thất, ban công.
Cách chăm sóc:
Vị trí:
- Trong nhà, gần cửa sổ hoặc khu vực có ánh nắng, ánh đèn chiếu vào.
- Bệ cửa sổ hoặc ban công có mái che và ánh nắng ôn hòa sáng rực.
Đất trồng:
Tốt nhất là đất hỗn hợp giữa đất mùn và cát tơi xốp, màu mỡ.
Nhiệt độ:
Mùa đông nhiệt độ không được thấp dưới 10 độ C
Chiếu sáng:
Thích hợp với môi trường chiếu sáng ôn hòa nhưng sáng rực, chỗ hơi râm mát cũng có thể sinh trưởng được, nhưng quá tối hoa sẽ nở không đẹp.
Tưới nước:
Vào những ngày hè có nhiệt độ cao, mỗi ngày tưới 1 lần; bình thường mỗi 2 – 3 ngày tưới một lần.
Bón phân:
Nên sử dụng đất cát giàu chất canxi, thải nước tốt.
Cách chọn cây:
Gốc cây phải to, cuống hoa phải thẳng đứng, phiến lá to và xanh biếc, cánh hoa có dạng bánh xe càng tròn càng tốt.
Giải thích và phân tích về cách khai vận:
- Công dụng khai vận: mừng lễ tết; gia đình êm ấm, tình yêu hôn nhân, mừng sinh nhật, thăng chức, khai trương, mừng sinh con.
- Nơi thích hợp: nhà ở, phòng hội họp, văn phòng, khách sạn, nhà hàng.
- Phương vị khai vận: hướng đông, hướng đông bắc và hướng tây bắc.

4. HỒNG TỶ MUỘI

Môi trường sinh trưởng:
Chậu cảnh, cắt cành cắm bình
Thời gian thưởng lãm: Bốn mùa đều xanh
Trong vườn với trăm hoa đua nở đầy đủ màu sắc, hồng tỷ muội có vẻ đẹp thanh tú, trăm dáng ngàn vẻ, hương thơm ngào ngạt, bốn mùa đều nở, quả là không phụ cái tên “nữ hoàng trong các loài hoa” nên rất được mọi người yêu thích.

Môi trường thích hợp để sử dụng:
Hoa hồng có màu sắc tươi sáng và vẻ ngoài xinh đẹp, có thể dùng làm nền và hoa cảnh chính cho sân vườn.
Cách chăm sóc:
Vị trí:
- Trong nhà, gần cửa sổ hoặc khu vực có ánh nắng, ánh đèn chiếu vào.
- Bệ cửa sổ hoặc ban công có mái che và ánh nắng ôn hòa, sáng rực.
Đất trồng:
Yêu cầu về đất trồng không quá khắt khe, tốt nhất là đất hơi chua (nồng độ pH 6 – 6,5), giàu chất
hữu cơ và thải nước tốt.
Nhiệt độ:
Thích hợp sinh trưởng trong môi trường có nhiệt độ từ 22 – 25 độ C.
Chiếu sáng:
Thích hợp với môi trường chiếu sáng ôn hòa nhưng sáng rực, chỗ hơi râm mát có thể sinh trưởng, nhưng nếu quá tối hoa sẽ nở không đẹp.
Tưới nước:
Cách ngày tưới nước 1 lần
Bón phân:
Cách 10 ngày bón một ít phân đạm.
Cách chọn cây:
Lựa chọn những cây có thân và lá xanh tươi, dày chắc, phiến lá nguyên vẹn, rậm rạp và đã có nụ hoa.
Giải thích và phân tích về cách khai vận:
- Công dụng khai vận: phú quý chiêu tài, gia đình êm ấm, sinh nhật, mừng thọ, thăng chức, khai trương, mừng sinh nhật.
- Nơi thích hợp: nhà ở, phòng hội họp, văn phòng, khách sạn, nhà hàng.
- Phương vị khai vận: hướng đông và hướng đông bắc.

5. TỬ LA LAN

Môi trường sinh trưởng:
Trong chậu cảnh, ngoài vườn hoa.
Thời gian thưởng lãm: tháng 3 – 7
Tử la lan còn có tên là hoa quế thảo, thuộc loài thân cỏ, họ cây mù tạc, thường được gieo hạt vào đầu mùa thu, mùa xuân năm sau thì nở hoa. Hoa này cao 30 – 50cm, thân thẳng đứng, nhiều phân nhánh, rễ hơi bị gỗ hóa. Mặt lá to rộng, có hình bầu dục dài hoặc hình kim ngược, đầu lá cụt tròn; hoa mọc ở ngọn và mọc ở nách, cuống hoa thô to, hoa có các màu sắc như tím hồng, hồng nhạt, vàng nhạt, trắng,…; hoa cánh đơn có thể kết hạt, hoa cánh kép không thể kết hạt; quả có hình trụ tròn, hạt giống có cánh. Thời gian nở là tháng 3 – 5, thời gian quả chín là tháng 6 – 7.

Môi trường thích hợp để sử dụng:
Do hoa có màu sắc tươi đẹp, hương thơm ngào ngạt nên được nhiều người chơi hoa yêu thích, thích hợp trồng trong chậu để ngắm hoặc dùng để bố trí luống hoa, bậc thềm; các đóa hoa có thể cột lại thành bó hoa.
Cách chăm sóc:
Vị trí:
- Trong nhà, gần cửa sổ hoặc khu vực có ánh nắng, ánh đèn chiếu vào.
- Bệ cửa sổ hoặc ban công có mái che và ánh nắng ôn hòa, sáng rực.
Đất trồng:
Đất màu thông thường đều có thể vun trồng nhưng không sử dụng đất phèn mặn, tốt nhất nên sử dụng đất cát có thể thoáng khí và thải nước tốt.
Nhiệt độ:
15 – 20 độ C, khí hậu nên từ mát mẻ đến ấm áp, kiêng kỵ nóng bức
Chiếu sáng:
Thích hợp với môi trường chiếu sáng ôn hòa nhưng sáng rực, chỗ hơi râm mát cũng có thể sinh trưởng, nhưng nếu quá tối hoa sẽ nở không đẹp.
Tưới nước:
Cách ngày tưới nước một lần.
Bón phân:
Mỗi cách 10 ngày bón một ít phân đạm.
Cách chọn cây:
Lựa chọn những cây có thân và lá xanh tươi, dày chắc, phiến lá nguyên vẹn, rậm rạp và đã có nụ hoa.
Giải thích và phân tích về cách khai vận:
- Công dụng khai vận: mừng lễ, gia đình êm ấm, tình yêu hôn nhân, thăng chức, khai trương.
- Nơi thích hợp: nhà ở, phòng hội họp, văn phòng, khách sạn, nhà hàng.
- Phương vị khai vận: hướng đông và hướng đông bắc.

6. HOA DỪA CẠN

Môi trường sinh trưởng:
Chậu cảnh, giò treo, phụ sinh trên thân gỗ hoặc cửa sổ sắt.
Thời gian thưởng lãm:
- Hoa nở từ tuần cuối cùng của tháng 5 đến tuần đầu tiên của tháng 11.
- Hoa dừa cạn còn có tên là nhật nhật xuân, thiên thiên khai, trường xuân… có xuất xứ từ phía tây Ấn Độ, thuộc loài bụi thấp thẳng đứng thường xanh họ trúc đào. Cây cao 30 – 60cm, lá mọc đối nhau, có hình bầu dục dài, màu xanh đậm sáng bóng. Hoa mọc ở nách, tán hoa cao, có dạng đĩa, thùy lá xếp theo dạng bánh xe, đường kính hoa dài 3 – 4cm, có màu trắng, hồng phấn hoặc tím hồng. Đầu cành non mỗi khi mọc ra một phiến lá thì giữa nách lá sẽ lập tức mọc ra hai đóa hoa, do đó hoa của nó rất nhiều, thời gian hoa nở rất dài, thế hoa um tùm, tràn đầy sức sống. Hoa nở không ngừng từ mùa xuân đến mùa thu, cho nên có cái tên “nhật nhật xuân” (ngày ngày xuân)

Môi trường thích hợp để sử dụng:
Hoa dừa cạn thích hợp dùng để làm cây cảnh và luống hoa để thưởng lãm, đặc biệt là máng hoa dạng lớn, bất luận là hoa trắng nhụy đỏ hay hoa tím nhụy trắng. Ở vùng nhiệt đới, hoa dừa cạn được dùng làm thực vật phủ đất trong rừng, được vun trồng trên một mảnh đất rộng lớn, khi hoa nở, cả một cánh đồng hoa tràn ngập trong màu trắng, tím xanh hoặc đỏ thẫm, rất có phong cách đặc trưng của nó. Hoa dừa cạn nên được luân canh với cúc vạn thọ, vào mùa hè và mùa thu, hoa dừa cạn sẽ nở ra những đóa hoa màu hồng phấn xinh đẹp; vào mùa xuân, cúc vạn thọ sẽ nở ra những đóa hoa vàng bắt mắt. Giống thân cao còn có thể cắt cắm để thưởng lãm.

Cách chăm sóc:
Vị trí:
- Trong nhà, gần cửa sổ hoặc nơi có ánh nắng, ánh đèn chiếu vào.
- Ban công có ánh sáng sáng rực
Đất trồng:
Đất thải nước tốt và màu mỡ, hoặc cằn cỗi, bạc màu cũng được, nhưng kiêng kỵ đất có tính bazơ.
Nhiệt độ:
Nhiệt độ sinh trưởng thích hợp vào tháng 3 – 7 là 18 – 24 độ C, tháng 9 đến tháng 3 năm sau là 13
– 18 độ C, mùa đông nhiệt độ không thấp dưới 10 độ C.
Chiếu sáng:
Vào mùa hè, dưới ánh nắng gay gắt, cần che nắng, nếu không phiến lá dễ bị bỏng.
Tưới nước:
Mỗi 1 – 2 ngày tưới 1 lần
Bón phân:
Vào mùa sinh trưởng, mỗi nửa tháng bón phân 1 lần, hoặc sử dụng loại phân chuyên dụng cho chậu hoa.
Cách chọn cây:
Nên chọn mua những cây có lá xanh biếc, sáng bóng, màu sắc tươi đẹp, thế hoa um tùm.
Giải thích và phân tích về cách khai vận:
- Công dụng khai vận: bình an trừ tà; mừng lễ tết, thi cử, tình yêu hôn nhân, sinh nhật, mừng thọ, thăng chức, khai trương.
- Nơi thích hợp: nhà ở, phòng hội họp, văn phòng, khách sạn, nhà hàng.
- Phương vị khai vận: hướng đông, hướng đông bắc và hướng đông nam.

7. HOA PHỤNG TIÊN

Môi trường sinh trưởng:
Trong chậu cảnh, ngoài vườn hoa.
Thời gian thưởng lãm: tháng 6 – 8
Hoa phụng tiên còn có tên là hoa móng tay, hoa nhuộm móng tay, hoa hồng đào nhỏ. Ngày xưa các cô gái thường giã nát hoa phụng tiên và phèn chua bôi lên móng tay để có màu đỏ tươi nên có tên là hoa móng tay. Cuống hoa phụng tiên cao 40 – 100cm, lấ màu xanh biếc, thân rắn rỏi thô to, hoa tươi đẹp có các màu sắc như hồng phấn, màu đỏ, màu tím, màu trắng, màu vàng, màu ngũ sắc,… Hoa có hoa cánh đơn và hoa cánh đôi. Quả như quả đào nhỏ, khi chín vỏ sẽ co lại làm sản sinh ra lực đàn hồi bắn hạt giống ra xa, cho nên hoa phụng tiên còn được gọi là cấp tính tử, nghĩa là “xin đừng đụng vào tôi”

Môi trường thích hợp để sử dụng:
Hoa phụng tiên có lá màu xanh biếc, thân rắn rỏi thô to, hoa tươi đẹp, có thể bố trí ở luống hoa, thân hoa.
Cách chăm sóc:
Vị trí:
-Trong nhà, gần cửa sổ hoặc khu vực có ánh nắng và ánh đèn chiếu vào.
-Bệ cửa sổ hoặc ban công có mái che và ánh nắng ôn hòa.
Đất trồng:
Đất màu có tính hơi chua có thể thải nước tốt và màu mỡ.
Nhiệt độ:
Nhiệt độ thích hợp nhất là 18 – 25 độ C, vào mùa đông nhiệt độ không được thấp dưới 5 độ C.
Chiếu sáng:
Tính thích nghi đối với ánh sáng rất mạnh, trong bóng râm hoặc dưới ánh nắng đều có thể sinh trưởng được.
Tưới nước:
Thông thường nên 2 – 3 ngày tưới nước một lần.
Bón phân:
Cách nửa tháng bón một lần phân tổng hợp hoặc tưới loại phân pha loãng chuyên dụng lên mặt lá, trước và sau khi đương nụ bón một lần phân lân và phân tro.
Cách chọn cây:
Lựa chọn những cây có thân và lá dày chắc, nguyên vẹn, và trên ngọn cây nở nhiều nụ… Có thể chọn nhiều giống hoa màu khác nhau để cho bầu không khí càng thêm sôi nổi nhộn nhịp.
Giải thích và phân tích về cách khai vận:
- Công dụng khai vận: phú quý chiêu tài, thi cử, mừng lễ, tết, thăng chức, khai trương.
- Nơi thích hợp: nhà ở, phòng hội họp, văn phòng, khách sạn, nhà hàng.
- Phương vị khai vận: hướng bắc. hướng đông và hướng tây.

8. CÂY THỦY NGƯU GIÁC

Môi trường sinh trưởng:
Trong chậu cảnh, vườn hoa.
Thời gian thưởng lãm: quanh năm
Cây thủy ngưu giác thuộc họ xương rồng, là một loại thực vật nhiệt đới kỳ lạ có sức sống rất ngoan cường, tính cách kiên cường của cây trồng trong chậu khiến ta kinh ngạc; có nước, không nước, trời
nóng, trời lạnh đều sinh trưởng tốt. Trên thân thể màu xanh biếc của nó mọc ra các thân dạng bàn
tay mọc đầy gai cứng. Dù sống bất cứ ở đâu, nó cũng không ngừng sinh trưởng hướng lên phía trên
và luôn đứng thẳng với một tư thế khỏe mạnh.

Môi trường thích hợp để sử dụng:
Cây thủy ngưu giác tự nhiên, nền nã, dù trồng trong chậu hay để trang trí nội thất, ban công đều mang một phong cách riêng biệt.
Cách chăm sóc:
Vị trí:
- Trong nhà, gần cửa sổ hoặc khu vực có ánh nắng, ánh đèn chiếu vào.
- Bệ cửa sổ hoặc ban công có ánh sáng sáng rực.
Đất trồng:
Tốt nhất là đất hỗn hợp gồm đất mùn và đất cát màu mỡ, tơi xốp.
Nhiệt độ:
Vào mùa đông nhiệt độ không được thấp dưới 10 độ C
Chiếu sáng:
Thích hợp với môi trường chiếu sáng ôn hòa nhưng sáng rực, ở chỗ hơi râm mát cũng có thể sinh trưởng, nhưng nếu quá âm u sẽ dễ dẫn đến tình trạng hoa nở không đẹp.
Tưới nước:
Vào mùa hè, khi nhiệt độ không cao, mỗi ngày tưới 1 lần, bình thường 2 – 3ngày tưới một lần.
Bón phân:
Nên thêm đất bùn giàu canxi và thải nước tốt.
Cách chọn cây:
Nên chọn những cây có thân rễ thô to, cuống hoa thẳng đứng, phiến lá to và xanh biếc.
Giải thích và phân tích về cách khai vận:
- Công dụng khai vận: mừng lễ tết, gia đình êm ấm, tình yêu hôn nhân, mừng sinh nhật, mừng sinh con.
- Nơi thích hợp: nhà ở, phòng hội họp, văn phòng, khách sạn, nhà hàng.
- Phương vị khai vận: hướng đông, hướng đông bắc và hướng tây bắc.

Sửa bởi mehoc: 10/04/2013 - 20:49


Thanked by 1 Member:

#12 thathoc

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 187 Bài viết:
  • 483 thanks

Gửi vào 10/04/2013 - 20:55

Chương 4
CÁC CHẬU BONSAI PHONG THỦY



1. CÂY ĐA ĐÀI LOAN
Môi trường sinh trưởng: Trong chậu cảnh, ngoài vườn hoa
Thời gian thưởng lãm: Bốn mùa đều xanh
- Cây đa là một trong những cây tiêu biểu của Đài Loan, chủ yếu là giống cây bonsai nhỏ dùng để thưởng lãm, được trồng bằng cách gieo hạt trực tiếp và vun bón bằng đất cát để thúc đẩy phần rễ phình to ra. Các cây thường gặp có 3 – 4 nhánh, thân mập mạp, có dạng xòe ra hoặc quấn lấy nhau.
- Chữ “dung” (cây đa) trong tiếng Hán có nghĩa là dưới một gốc cây có thể chứa đến ngàn người, tượng trưng cho sự “khoan dung độ lượng” và ngụ ý “phúc âm mãn đường”. Ngoài ra cây đa còn tượng trưng cho chính khí, do đó còn có tên là “chính dung”. Theo tập tục dân gian, khi ra vào những nơi có tang lễ hoặc nguy hiểm, trước hết nên hái vài lá cây đa bỏ vào túi áo, đợi đến khi rời khỏi chỗ đó thì bỏ miếng lá đi, nó có tác dụng trừ tà và bảo vệ bình an.
Môi trường thích hợp để sử dụng:
Cây đa Đài Loan có hoa mọc theo bụi, tươi đẹp bắt mắt, là loại hoa dùng để trang trí nhà cửa có tính thưởng lãm rất cao
Cách chăm sóc:
Vị trí:
- Nếu đặt trong nhà thì nên đặt gần cửa sổ để tiếp nhận ánh sáng, buổi chiều thì di dời ra ngoài nhà để khôi phục sức sống
- Sân vườn, bệ cửa sổ, ban công có ánh sáng sáng rực.
Đất trồng:
Thích loại cát màu mỡ, ẩm ướt và thải nước tốt.
Nhiệt độ:
Thích hợp với khí hậu ấm áp từ 20 – 30 độ C đến nhiệt độ cao
Chiếu sáng:
Không nên để ánh nắng chiếu trực tiếp vào, cần vun trồng ở những nơi có mái che, ánh nắng ôn hòa, nhưng sáng rực bên ngoài nhà hoặc môi trường trong nhà.
Tưới nước:
Mỗi 1 – 2 ngày tưới một lần.
Bón phân:
Mỗi tháng bón một lần bằng phân tổng hợp hoặc nâng cao tỷ lệ phân lân và phân kali để duy trì phần rễ luôn mập mạp.
Cách chọn cây:
Nên chọn những cây có thân thô to, đứng thẳng, lá màu xanh biếc, cành và lá rậm rạp.
Giải thích và phân tích về cách khai vận:
- Công dụng khai vận: bình an trừ tà, phú quý chiêu tài, mừng lễ, tết, gia đình êm ấm, sinh nhật, mừng thọ.
- Nơi thích hợp: nhà ở, phòng hội họp, văn phòng, khách sạn, nhà hàng
- Phương vị khai vận: hướng đông, hướng đông bắc và hướng đông nam.

2. CÂY TRÀ PHÚC KIẾN
Môi trường sinh trưởng: Trong chậu cảnh, ngoài vườn hoa.
Thời gian thưởng lãm: quanh năm
Cây trà Phúc Kiến còn có tên là cây mù u lá nhỏ, gỗ mãn phúc, thuộc họ tử thảo, là loại cây bụi nhỏ thường xanh. Thân cây mạnh khỏe, phân nhánh rậm rạp, cành lá mọc đan xen nhau, sức sống dồi dào. Lá có màu xanh sẫm, mọc thành từng chùm từng bó, kéo dài, lá nhỏ, hình bầu dục dài, sáng bóng. Vào mùa xuân và mùa hè nở hoa nhỏ màu trắng, quả có hình cầu, ban đầu xanh sau đỏ.
Thân cây lởm chởm, cong, dáng tự nhiên.
Môi trường thích hợp để sử dụng:
Cây trà Phúc Kiến có dáng vẻ thanh tú, xanh tươi, thích hợp dùng để làm cây cảnh, hàng rào cây xanh.
Cách chăm sóc:
Vị trí:
- Trong nhà, gần cửa sổ hoặc khu vực có ánh nắng, ánh đèn chiếu vào.
- Ban công có mái che và ánh nắng hơi tối.
Đất trồng:
Thích hợp với đất màu có tính hơi chua, màu mỡ, tơi xốp và thải nước tốt.
Nhiệt độ:
Thích hợp với khí hậu ấm áp 20 – 30 độ C
Chiếu sáng:
Thích nửa bóng râm, chịu được bóng tối, thích ấm áp, sợ lạnh. Mùa sinh trưởng nên che nắng đúng lúc, kiêng kỵ ánh nắng gay gắt chiếu thẳng vào; mùa đông nên dời vào trong nhà, nhiệt độ trong nhà phải duy trì trên 5 độ C thì mới có thể trải qua mùa đông một cách an toàn.
Tưới nước:
Nên thường xuyên tưới và phun nước lên mặt lá.
Bón phân:
Vào tháng 4 – 10, mỗi tháng bón một lần ít bánh dầu ngâm nước, vào đầu mùa đông bón một lần bánh bã vụn khô để làm phân nền.
Cách chọn cây:
Chọn những cây có thân mạnh khỏe, phân nhánh rậm rạp, cành lá mọc đan xen nhau, sức sống dồi dào, có màu xanh sẫm và sáng bóng.
Giải thích và phân tích về cách khai vận:
- Công dụng khai vận: bình an trừ tà, phú quý trừ tà, gia đình êm ấm, tình yêu hôn nhân, thi cử.
- Nơi thích hợp: nhà ở, phòng hội họp, văn phòng, khách sạn, nhà hàng.
- Phương vị khai vận: hướng đông và hướng đông bắc.

3. CÂY KIM LONG
Môi trường sinh trưởng: Trong chậu cảnh, vườn hoa.
Thời gian thưởng lãm: bốn mùa đều xanh
Cây kim long thuộc loài cây cao to thường xanh, thân cây oai hùng, cành lá um tùm; không sợ mưa gió, khí trời lạnh lẽo, dân gian coi nó là vật cát tường xanh cả bốn mùa. Thân cây lởm chởm, cong, dáng cây tự nhiên, rất có khí phách vương giả. Lá có dạng sợi phủ đầy gai, bề mặt màu xanh sẫm, rậm rạp. Được phân bố rộng, số lượng nhiều, công dụng lớn, thích hợp sử dụng trong các dự án phủ xanh đồi trọc, xây dựng sân vườn, cải thiện môi trường sinh thái.
Môi trường thích hợp để sử dụng:
Cây kim long thanh tú, xanh tươi, được nhiều người yêu thích. Thích hợp trồng trước cửa sân vườn và đặt bên cạnh các bờ tường, hòn non bộ; cũng có thể trồng trong chậu hoặc tạo thành bonsai để trang trí nội thất.
Cách chăm sóc:
Vị trí:
- Nếu đặt trong nhà phải đặt gần cửa sổ để tiếp nhận ánh sáng. Buổi chiều di dời ra ngoài nhà để phục hồi sức sống.
- Sân vườn, bệ cửa sổ, ban công có ánh sáng sáng rực
Đất trồng:
Thích đất cát màu mỡ, ẩm ướt và thải nước tốt.
Nhiệt độ:
Thích hợp vun trồng ở nhiệt độ từ 20 – 30 độ C
Chiếu sáng:
Không nên để ánh nắng chiếu trực tiếp vào, cần vun trồng ở những nơi có mái che, ánh sáng ôn hòa và sáng rực bên ngoài nhà hoặc nuôi trồng trong nhà.
Tưới nước:
Mỗi 1 – 2 ngày tưới một lần.
Bón phân:
Vào tháng 4 – 5 mỗi năm bón một lần bánh dầu pha loãng; đầu mùa đông thì bón một lần bánh bã vụn khô để làm phân nền.
Cách chọn cây:
Chọn những cây có thân khỏe mạnh, phân nhánh rậm rạp, cành lá mọc đan xen nhau, sức sống dồi dào, có màu xanh sẫm và sáng bóng.
Giải thích và phân tích về cách khai vận:
- Công dụng khai vận: bình an trừ tà, phú quý chiêu tài, thăng chức, khai trương, sinh nhật, mừng thọ, thi cử.
- Nơi thích hợp: nhà ở, phòng hội họp, văn phòng, khách sạn, nhà hàng.
- Phương vị khai vận: hướng đông, hướng đông bắc và hướng đông nam.

4. CỬU LÝ HƯƠNG
Môi trường sinh trưởng: Trong chậu cảnh, ngoài vườn hoa.
Thời gian thưởng lãm: tháng 5 – 10.
Cành non của cửu lý hương có hình trụ tròn, bề mặt màu nâu xám, có các nếp gấp dọc, vững chắc, không dễ bẻ gãy, mặt gãy không bằng phẳng. Lá kép dạng lông vũ có 3 – 9 phiến lá nhỏ, thường đã rơi rụng, phiến lá nhỏ có hình oval ngược hoặc giống hình lăng, chỗ rộng nhất ở bộ phận giữa trở lên dài khoảng 3cm, rộng khoảng 1,5cm, đầu trước cùn, nhọn hoặc lõm vào. Phần gốc hơi nghiêng; lá cây màu xanh hoặc xanh vàng, chất da mỏng, trên bề mặt có tuyến điểm trong suốt, cuống lá nhỏ ngắn hoặc gần như không có cuống, phần dưới có phủ lớp lông mềm. Mùa hoa nở là ở mùa hè và mùa thu, hoa nở rồi kết trái, quả có hình oval hoặc hình bầu dục dài, mới đầu có màu xanh, sau khi chín chuyển sang màu đỏ. Thích hợp trồng trong vườn, hàng rào cây xanh hoặc làm cây bonsai dạng lớn, cây già có thể nuôi dưỡng thành chậu cảnh cổ thụ.

Môi trường thích hợp để sử dụng:
Cành lá bốn mùa đều xanh, thích hợp làm các chậu bonsai dạng lớn, máng hoa, hàng rào cây xanh, cắt tỉa tạo hình. Có thể trồng đơn lẻ, trồng hàng dài, trồng thành bụi để xanh hóa, làm đẹp sân vườn, sân trường, công viên, là loài cây bụi rào xanh thường dùng hiện nay.
Cách chăm sóc:
Vị trí:
- Trong nhà, gần cửa sổ hoặc khu vực có ánh nắng, ánh đèn chiếu vào
- Bệ cửa sổ hoặc ban công có đủ ánh sáng.
Đất trồng:
Thích hợp với đất màu có tính hơi chua, màu mỡ, tơi xốp và thải nước tốt.
Nhiệt độ:
22 – 30 độ C
Chiếu sáng:
Là thực vật dương tính nên cần ánh sáng mạnh
Tưới nước:
Nên thường xuyên tưới và phun nước lên mặt lá.
Bón phân:
Vào tháng 4 – 10 mỗi năm, mỗi tháng tưới một lần bánh dầu pha loãng; đầu mùa đông bón một lần bánh bã vụn khô để làm phân nền.
Cách chọn cây:
Chọn mua những cây có thân khỏe mạnh, lá màu xanh sẫm và sáng bóng.
Giải thích và phân tích về cách khai vận:
- Công dụng khai vận: bình an trừ tà, phú quý chiêu tài, gia đình êm ấm, tình yêu hôn nhân, thi cử.
- Nơi thích hợp: nhà ở, phòng hội họp, văn phòng, khách sạn, nhà hàng.
- Phương vị khai vận: hướng đông và hướng đông bắc.

5. TÙNG LA HÁN
Môi trường sinh trưởng: Trong chậu cảnh, vườn hoa
Thời gian thưởng lãm: quanh năm
Tùng La Hán còn có tên là sam La Hán, thuộc loài cây thấp nhỏ thường xanh. Hạt giống có dạng củ, vỏ ngoài giống như áo cà sa, nhìn vào giống như một ông La Hán đang khoác áo cà sa nên có tên là tùng La Hán. Vỏ cây màu nâu xám, các vết nứt có hình dạng như vẩy cá. Thân chính thẳng đứng, các cành nhỏ đưa ngang, rậm rạp; lá có dạng sợi, phủ đầy gai, mặt trên có màu xanh sẫm, mặt sau có màu xanh xám, gân giữa rõ ràng, sắp xếp rậm rạp, mộc mạc khỏe mạnh, xanh biếc hợp với lòng người. Hạt giống có màu đen, vỏ hạt là áo hạt chất thịt, bộ phận dưới là cuống hạt rộng và dài, có màu đỏ tím, khá đẹp mắt. Cành non mềm dẻo, sức nảy mầm mạnh mẽ, có thể uốn cong hoặc cắt tỉa thành các chậu bonsai với nhiều loại hình thái khác nhau rất có giá trị.

Môi trường thích hợp để sử dụng:
Tùng La Hán với dáng vẻ thanh tú, xanh tươi, vào mùa hè và mùa thu sẽ kết trái nặng trĩu, nên rất được mọi người yêu thích. Thích hợp trồng trước cửa sân vườn hoặc đặt bên cạnh các bờ tường, hòn non bộ, cũng có thể trồng trong chậu hoặc làm thành chậu bonsai để trang trí nội thất. Do dáng cây xanh biếc trang nhã, mộc mạc mạnh mẽ, lá cây xanh tươi cả bốn mùa, khiến cho người ta có cảm giác mạnh khỏe và cao thượng. Nếu đặt bên cạnh hòn non bộ sẽ tạo nên tư thế chim ưng vồ đá, càng làm tăng thêm sự trang nhã mới lạ. Nếu có phương pháp vun trồng đúng cách, dù có qua vài chục năm đến vài trăm năm thì nó vẫn luôn tươi tốt, tức là trở thành một chậu tùng La Hán tuyệt vời.
Cách chăm sóc:
Vị trí:
- Trong nhà, gần cửa sổ hoặc khu vực có ánh nắng, ánh đèn chiếu vào.
- Ban công có mái che và ánh sáng hơi tối.
Đất trồng:
Thích hợp đất cát màu mỡ, ẩm ướt và thải nước tốt.
Nhiệt độ:
Thích hợp với khí hậu ấm áp 20 – 30 độ C
Chiếu sáng:
Không nên để ánh nắng chiếu trực tiếp vào, cần vun trồng ở những nơi có mái che, ánh nắng ôn hòa và sáng rực bên ngoài nhà hoặc môi trường bên trong nhà.
Tưới nước:
Mỗi 1 – 2 ngày tưới nước một lần; vào mùa hè, nhiệt độ tăng cao, có thể phun nước lên mặt lá để giữ độ ẩm.
Bón phân:
Mỗi tuần bón loại phân có hiệu quả nhanh hoặc mỗi tháng bón phân tổng hợp một lần.
Cách chọn cây:
Nên chọn những cây có hình thái tươi đẹp, lá cây xanh thẫm, cành cây thô to.
Giải thích và phân tích về cách khai vận:
- Công dụng khai vận: mừng lễ, tết, gia đình êm ấm, tình yêu hôn nhân, sinh nhật, mừng thọ.
- Nơi thích hợp: nhà ở, phòng hội họp, văn phòng, khách sạn, nhà hàng.
- Phương vị khai vận: hướng đông, hướng đông bắc và hướng đông nam.

6. CÂY HOÀNG CẢNH LÁ NHỎ
Môi trường sinh trưởng: Trong chậu cảnh, vườn hoa.
Thời gian thưởng lãm: bốn mùa.
Cây hoàng cảnh lá nhỏ có cành lá rậm rạp, màu xanh biếc, chịu được cắt tỉa. Lá dày, có tính chất giống da thuộc, mọc cách nhau, có hình trái tim,màu xanh sẫm, sáng bóng. Thân rễ béo mẫm, phong cách đặc biệt, chịu được khô hạn và bóng tối, sức sống mạnh mẽ, có thể làm đẹp sân vườn hoặc làm chậu cảnh, là loại cây cảnh trong nhà cao cấp.
Môi trường thích hợp để sử dụng:
Là loại thực vật ngắm hoa và lá rủ xuống, thích bóng râm. Nó thích hợp dùng làm cây cảnh trong nhà và vườn hoa trong nhà, cũng có thể treo móc trong nhà để thưởng lãm.
Cách chăm sóc:
Vị trí:
- Trong nhà, gần cửa sổ hoặc khu vực có ánh nắng, ánh đèn chiếu vào.
- Ban công có mái che và ánh sáng nên hơi tối.
Đất trồng:
Đất màu có tính hơi chua, màu mỡ và thải nước tốt.
Nhiệt độ:
Nhiệt độ thích hợp nhất để sinh trưởng là 18 – 22 độ C
Chiếu sáng:
Rất thích ánh sáng, khí hậu mát mẻ và ẩm ướt.
Tưới nước:
Thông thường 2 – 3 ngày tưới một lần
Bón phân:
Mỗi tuần bón loại phân lỏng có hiệu quả nhanh chóng hoặc mỗi tháng bón một lần phân tổng hợp.
Cách chọn cây:
Lựa chọn những cây có thân lá rậm rạp, thân cây thô to, hình thái tươi đẹp.
Giải thích và phân tích về cách khai vận:
- Công dụng khai vận: phú quý chiêu tài, mừng lễ, tết, gia đình êm ấm, thi cử, mừng sinh nhật.
- Nơi thích hợp: nhà ở, phòng hội họp, văn phòng, khách sạn, nhà hàng.
- Phương vị khai vận: hướng bắc, hướng tây bắc và hướng đông bắc.

7. TÙNG ĐEN NHẬT BẢN
Môi trường sinh trưởng: Trong chậu cảnh, ngoài vườn hoa.
Thời gian thưởng lãm: bốn mùa đều xanh
Tùng đen Nhật Bản thuộc loài cây cao to lá kim thường xanh, vỏ cây non có màu xám sẫm, cây già có màu xám hoặc xám đen, các vết nứt nẻ dày bong ra có dạng như vẩy cá. Cành phát triển mạnh, tán có hình chiếc dù hoặc hình nón. Vào mùa đông, chồi cây có màu bạc trắng, hình trụ tròn. Lá cây có hình cây kim và hai kim là một bó, cứng, nhọn, có màu xanh sẫm; quả có hình oval tròn hoặc hình oval dạng nón, có cuống ngắn, rũ xuống, lá chắn hơi đầy đặn, có gai ngắn. Hạt giống có hình bầu dục dạng oval ngược, vỏ quả có cánh có màu nâu xám, có đường vân màu sẫm. Mùa hoa nở vào tháng 4 – 5, đến tháng 10 năm sau thì quả chín.

Môi trường thích hợp để sử dụng:
Cây tùng đen Nhật Bản bốn mùa đều xanh, sức sinh sôi nảy nở mạnh; thích hợp trồng ở sân vườn, công viên, đường dành cho người đi bộ
Cách chăm sóc:
Vị trí:
- Trong nhà, gần cửa sổ hoặc khu vực có ánh nắng, ánh đèn chiếu vào.
- Ban công có mái che và ánh sáng nên hơi tối.
Đất trồng:
Đất màu có tính chua, màu mỡ và thải nước tốt.
Nhiệt độ:
Khí hậu ấm áp từ 20 – 30 độ C.
Chiếu sáng:
Rất thích ánh sáng, thích khí hậu mát mẻ, ẩm ướt.
Tưới nước:
Thông thường nên 2 – 3 ngày tưới một lần.
Bón phân:
Mỗi tuần bón loại phân lỏng có hiệu quả nhanh hay mỗi tháng bón phân tổng hợp một lần.
Cách chọn cây:
Lựa chọn những cây có thân lá rậm rạp, thân cây thô to, hình thái tươi đẹp
Giải thích và phân tích về cách khai vận:
- Công dụng khai vận: bình an trừ tà, mừng lễ, tết, sinh nhật, mừng thọ, mừng sinh con.
- Nơi thích hợp: nhà ở, phòng hội họp, văn phòng, khách sạn, nhà hàng.
- Phương vị khai vận: hướng đông, hướng đông bắc và hướng đông nam.

Thanked by 2 Members:

#13 kiepsat

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • PipPip
  • 589 Bài viết:
  • 1586 thanks

Gửi vào 10/04/2013 - 22:05

quyển sách trên khá hay !

bạn có cuốn phong thủy huyền không của bình nguyên quân không cho mình xin với . ? mình tìm cuốn này khá lâu rồi mà không thấy .

xin cảm ơn bạn trước nhá !

#14 thathoc

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 187 Bài viết:
  • 483 thanks

Gửi vào 12/04/2013 - 15:59

Phần 3
NGÔN NGỮ CỦA LOÀI HOA


Chương 1
Ý NGHĨA CỦA HOA CẢNH


Cây dâm bụt:
Có thể khắc phục chướng ngại và giải trừ những phiền muộn trong tình yêu.

Hoa loa kèn:
Có thể mang đến cho bạn khí chất đoan trang và độ lượng.

Hoa hồng:
Mang đến cho bạn lòng nhiệt tình, có trí thức và giàu năng lực.

Hoa thủy tiên:
Mang đến thực lực cho bạn

Cành liễu bạc:
Tượng trưng cho sự tự do và không gò bó, tháo gỡ những trói buộc của thể xác và tâm hồn.

Hoa cúc:
Có tác dụng bỏ cũ tạo mới; khi cuộc tình cũ đi qua, cuộc tình mới sẽ xuất hiện.

Hoa quế:
Giúp cho bạn tỏa ra sự quyến rũ và gợi cảm, nâng cao sức hấp dẫn đối với người khác phái.

Hoa bi trắng:
Thể hiện cá tính cao thượng, có sức hấp dẫn.

Hoa khổng tước trắng:
Giúp cho bạn có mối nhân duyên tốt.

Hoa gừng dại:
Mang đến sự may mắn.

Thiên nhật hồng:
Có thể mang đến hình tượng hoa lệ, đồng thời có thể thăng hoa vận tình yêu.

Cây xô thơm đỏ:
Có thể mang đến cho bạn một sức khỏe tốt, nâng cao năng lực làm việc.

Hoa hải đường:
Giúp bạn có niềm tin vững chắc để đạt mục tiêu.

Hoa lan hồ điệp:
Là hoa bảo vệ cho chòm sao xạ thủ, giữ trách nhiệm bảo vệ và mang đến vận may.

Hoa trường thọ:
Có thể khiến bạn không câu nệ những chuyện nhỏ nhặt, và có 1 ít cá tính dứt khoát, thẳng thắn.

Bạch hạc môn:
Có thể mang đến cho bạn một cá tính lãng mạn.

Mãn thiên tâm:
Giúp bạn có được sự trầm mặc

Lan Đông Á:
Giúp bạn thăng chức tăng lương, thi đậu, và đạt được sự thành công.

Hoa dạ hương:
Giúp bạn càng có thêm sức mạnh trong giao tiếp

Đậu Hòa Lan:
Chịu trách nhiệm về tình yêu, có thể tăng thêm mối liên hệ tinh thần giữa nam và nữ

Hoa uất kim hương:
Có thể mang đến cho người sở hữu nó sự thông cảm sâu sắc và sự tình nguyện hy sinh.

Quỳ thiên trúc:
Có thể nâng cao sức mạnh vận khí của bạn, khiến cho bạn trở thành nhân vật trung tâm khôn khéo

Cúc Ba Tư:
Có thể làm bộc lộ sự quyến rũ và vận kết hôn của bạn

Cúc Margaret:
Thích hợp dùng để chơi trò bói toán tình yêu, người ta cho rằng sở hữu nó mới có thể có khả năng đối xử công bằng với bạn bè hơn.

#15 thathoc

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 187 Bài viết:
  • 483 thanks

Gửi vào 12/04/2013 - 16:01

Chương 2
NGÔN NGỮ CỦA HOA


SỬ DỤNG TRONG CÁC NGÀY LỄ TẾT (Mùng 1 tháng giêng âm lịch)
- Cây tùng, cây trúc, cây mai: tuế hàn tam hữu (ba người bạn mùa đông)
- Hoa ngọc lan, hoa đón xuân, hoa mẫu đơn: kim ngọc phú quý.
- Cây quất: đại cát đại lợi
- Cát tường thảo: hạnh phúc cát tường.
- Quả cát hưng, cây dó niệt: may mắn, tốt lành.
- Cành ô-liu: thái bình
- Hoa bách hợp vàng: vui vẻ, vui mừng.
- Hoa bách hợp đỏ: tưng bừng vui nhộn
- Cây hồng đào: gia đình hòa thuận
- Cành liễu bạc: đoàn tụ, thịnh vượng
- Hoa kim tước: hưng thịnh.
- Hoa thủy tiên: thơm mát, thanh nhã.
- Hoa đón xuân: tràn trề sức sống
- Hoa thược dược: hoa lệ cát tường
- Cây quýt: như ý cát tường
- Hoa tú cầu: mỹ mãn, đoàn viên
- Cây lan huệ: Phong thịnh tường hòa
- Cây tử kinh: gia đình hòa thuận.

LỄ TÌNH NHÂN (ngày 14 tháng 2)
Tặng bạn gái:
- Hoa hồng đỏ: tình yêu nồng cháy (kiêng kỵ 13 cành)
- Hoa bi, tam luân thảo: tưởng nhớ
- Hoa tường vi đỏ: tỏ tình
- Hoa đậu lupin: hạnh phúc
- Kim ngưu thảo: sung sướng
- Phong linh thảo: tình yêu dịu dàng.
- Hoa uất kim hương đỏ: lời thề của tình yêu
- Hoa bìm bịp: tình yêu dịu dàng
- Hoa sơn trà đỏ: phẩm hạnh trời ban.
- Hoa đinh hương trắng: thanh xuân, vui sướng
- Hoa đinh hương tím: mối tình đầu
- Hoa dứa: hoàn mỹ vô khuyết.
- Hoa lưu ly: tình yêu vĩnh cửu.
- Hoa lan hồ điệp: xinh đẹp, thuần khiết
- Cúc Ba Tư: trong sáng
- Hoa lan dạ hương: lãng mạn, ngây thơ.
- Hoa Bách hợp: thuần khiết
- Hoa cát cánh: phong cách thanh tao.
Tặng bạn trai:
- Hoa cúc Phi Châu: phụ trợ lang quân.
- Hoa dừa cạn: êm ấm bền lâu
- Tử la lan: trinh tiết.
- Hoa anh thảo: thanh xuân
- Hoa hồng chưởng: thiên trường địa cửu
- Hoa lay-ơn: tính cách kiên cường.
- Hoa chanh, cây kim ngôn: tình yêu chung thủy
- Hoa đinh hương: tình yêu chớm nở.
- Cúc bạch nhật: trường cửu.
- Hoa thiên đường điểu: tự do, hạnh phúc.
- Hoa lưu ly: tình bạn lâu dài
- Hoa đuốc: nhiệt tình, tươi sáng
- Đậu đỏ: tương tư.
- Kim ngưu thảo: nhiệt tình
- Cỏ lưỡi mèo: ước mơ, hồi ức.
- Cúc thanh hao: tình yêu chôn giấu
- Dây thường xuân: tình yêu chân thành
- Cây mã đề: hạnh phúc, thuần khiết
- Quỳ thiên trúc: ái mộ, an lạc
- Hoa păng-xê: tưởng nhớ hạnh phúc
- Hoa irit: nhiệt tình
Thất tình:
- Hoa uất kim hương vàng: tình yêu tuyệt vọng.
- Hoa cúc vàng: tình yêu yếu đuối
- Ô mai: tôn trọng
- Hoa thủy tiên: cự tuyệt tình yêu
- Hoa anh túc đỏ: an ủi
- Đậu Hòa Lan: những phiền muộn trong tình yêu.
- Hoa đỗ quyên: có mới nới cũ.
- Cây thạch trúc: đa sầu thiện cảm
- Cúc vạn thọ: bi thương
- Hoa thủy tiên vàng: yêu đơn phương
- Cây khế: tự lập

TẾT THANH MINH
- Tam luân thảo, hoa bi: nỗi nhớ
- Thiên nhật thảo: bất lão.
- Cây văn trúc: vĩnh hằng
- Hoa châm: thông cảm, an ủi
- Đậu Hòa Lan: hoài niệm
- Cúc vạn thọ: bi ai
- Hoa cúc trắng, hoa bách: thương tiếc
- Cành liễu: bi thương.

NGÀY CỦA MẸ (Ngày chủ nhật thứ 2 của tháng 5)
- Hoa cẩm chướng: hoa của mẹ
- Cỏ hiên: vô tư
- Hoa lưu ly: tình yêu vĩnh hằng
- Hoa mộc: phẩm đức cao thượng
- Hoa bìm bịp hồng: tình cảm dịu dàng
- Hoa bi: sự quan tâm
- Hoa đậu lupin: tình yêu của mẹ
- Hoa vạn thọ: trường thọ, khỏe mạnh
- Hoa la đơn: đa phúc đa thọ.
- Kim chi ngọc diệp: cao quý, hạnh phúc.

LỄ PHỤC SINH
Hoa bách hợp: sự ngây thơ, thanh khiết
TẾT ĐOAN NGỌ (Mùng 5 tháng 5 âm lịch)
- Hoa đuôi mèo, hoa lay-ơn: trừ tà trấn họa, tính cách kiên cường.
- Cây bông núi: tranh trước nhường sau.
- Lan văn tâm: vui vẻ
- Hoa bách hợp vàng: vui vẻ, vui sướng.

LỄ THIẾU NHI (Ngày 1 tháng 6)
- Hoa phụng tiên: được người khác yêu thích
- Hoa đinh hương trắng: sung sướng
- Cây cúc tây: trong trắng
- Hoa dạ lan hương: vui vẻ
- Cúc Ba Tư: thuần khiết, trang nhã.
- Hoa dừa cạn: trường thọ phú quý
- Hoa bi: sự quan tâm
- Lan văn tâm: thanh xuân hoạt bát
- Hoa hải đường bốn mùa: ngây thơ
- Cỏ phi yến: xinh đẹp trong sáng
- Hoa lan hồ điệp: thuần khiết, xinh đẹp
- Lan Nam Phi: trong sáng, sảng khoái

NGÀY CỦA CHA (Ngày chủ nhật thứ 3 của tháng 6)
- Hoa thạch hộc: hoa của cha, kiên nghị, dũng cảm.
- Cây dương vàng: kiên định, bình tĩnh
- Cây quýt: khoan dung, độ lượng
- Cây liễu: thẳng thắng, trung thực
- Nho: khoan dung, bác ái
- Hoa hồi hương: ưu việt
- Hoa lay-ơn: tính cách kiên cường
- Vạn niên thanh: khỏe mạnh, trường thọ, mãi mãi tươi trẻ
- Hoa đón xuân: sức sống mạnh mẽ.
- Cây chu tiêu: kiên nghị, nhiệt tình.

TẾT TRUNG THU (Ngày 15 tháng 8 âm lịch)
- Cành quế: học thức uyên bác
- Cành nguyệt quế: vinh dự
- Cỏ chè vè: ý thu
- Hoa đỗ quyên: trang trọng
- Hoa cúc: cao khiết
- Phong đỏ: hồng hỏa
- Hoa tú cầu: mỹ mãn đoàn viên
- Bạch hạc môn: thuần khiết, an thái
- Cây lan huệ: thịnh vượng, may mắn
- Cành liễu bạc: đoàn tụ, thịnh vượng

NGÀY NHÀ GIÁO (Ngày 20 tháng 11)
- Hoa mộc lan: tâm hồn cao thượng
- Cây lan huệ: cao nhã
- Cánh tường vy: nghiêm túc, giản dị
- Hoa bách hợp: cao quý, thuần khiết
- Tán hoa tường vy: đức tính cao đẹp
- Cây huyền linh: tài hoa rạng rỡ.
- Vòng hoa nguyệt quế: công lao vinh dự
- Hoa đào và hoa mận: thành tựu
- Hoa thủy tiên: tôn kính
- Hoa cát cánh: phong cách thanh tao
- Hoa bách hợp: thuần khiết vô hạ
- Hoa nhài: hòa nhã, thân thiện

LỄ GIÁNG SINH
- Cây trạng nguyên: đuổi yêu trừ tà
- Hoa cúc Phi Châu: tươi sáng, phồn vinh
- Cây sồi: hưng thịnh, thịnh vượng
- Cây mã đề: hạnh phúc, thuần khiết
- Hoa linh lan: trong trắng, trang nhã
- Lá dương xỉ: sung túc, mỹ mãn.

Thanked by 2 Members:





Similar Topics Collapse

2 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 2 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |