Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn
NhuThangThai, on 17/02/2013 - 10:23, said:
PMK nói rất đúng và đồng quan điểm với tôi. Có những đối thủ làm mình cảm thấy vinh hạnh và kính trọng, có những đồng minh làm mình cảm thấy nhục nhã. Chính vì vậy,
tôi rất kén những người để làm đối thủ lẫn đồng minh.
Chính vì vậy, với
những trường hợp mà có hàm lượng tri thức quá thấp, hoặc là chỉ có biết chép nguyên sách vở ra dù không hiểu gì cả vẫn tự xưng mình ứng dụng và xem đúng và nghiệm lý (khi tôi hỏi hạn quá khứ thì chạy mất), hoặc chỉ có biết văng tục, chửi bậy như một đứa bất lương để chứng tỏ mình giỏi KHPĐ... hoặc mang điểm thi tú tài ra tự sướng rồi văng tục... thì tôi cứ cảm ơn, chịu nhận thua và nhường họ thắng là tốt nhất. Như thế, họ cũng có được cái họ muốn là được oai phong, còn mình có cái mình muốn là đỡ mất thời gian tiếp chuyện bọn ất ơ.
Đôi bên cùng có lợi, ai cũng vui, ai cũng thích. Thấy thằng nghiện ở ngoài đường, người ta cứ tránh đi, quá lắm là đút cho nó ít tiền để nó đỡ ám quẻ chứ giao tiếp/ đổi thủ/đối đầu làm quái gì. Con sâu cắn mình, mình phủi nó đi chứ cắn lại nó làm gì?
Chắc chắn chúng ta
không ai thích "trao đổi học thuật" với bọn đầu đất, vì nguyên tắc đầu tiên của mọi cuộc trao đổi, đó là phải có gì để trao đổi.. Bỏ 50K ra photo cuốn sách, thế là bọn họ hết giá trị sử dụng!! Cũng không cần thiết phải đặt mục tiêu "dũng cảm bảo vệ học thuyết" làm cái quái gì, vì cái đó chỉ dành cho những người mà mình đủ kính trọng (cả đối thủ lẫn đồng minh), còn không thì hơi đâu làm vậy với bọn học gạo,
vì đằng nào bọn họ cũng không có khả năng đánh giá.
Cũng chính vì thế, tôi nói cái gì cũng chỉ nói một nửa chiêu ngắt đầu ngắt đuôi, hoặc cố tình nói sai, đưa man thư ra, hoặc đưa ra dưới dạng câu hỏi. Nếu người nào thực sự đáng để nói chuyện/ đối đầu thì họ sẽ ngay lập tức nhận ra câu hỏi, và dễ dàng correct những ma thư, hoặc giải quyết ngay lập tức một phần các câu hỏi mình đề cập. Còn không thì cứ kệ, cứ để thiên hạ nghĩ gì thì mặc xác họ, chờ xem có ai đáng quan tâm thì nói chuyện tiếp rồi quay đi cho đỡ mất thời gian.
Gặp tri kỷ ngàn vàng không tiếc
Với phàm phu thì một cắc cũng không.
Ít ra bây giờ tôi và PMK đã có điểm đồng thuận.
Năm mới gay gắt quá, tôi thấy cái này hay nên copy cho anh NTT tham khảo (trích: người lành là thầy của kẻ không lành, kẻ không lành là của cải của người lành, vậy quý thay là bọn đầu đất):
CHƯƠNG 24
KHỔ ÂN
苦 恩
Hán văn:
企 者 不 立, 跨 者 不 行. 自 見 者 不 明; 自 是 者 不 彰; 自 伐 者 無 功; 自 矜 者 不 長. 其 於 道 也, 曰 餘 食 贅 行, 物 或 惡 之. 故 有 道 者 不 處.
Phiên âm:
1. Khí
Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn
giả bất lập, khóa
Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn
giả bất hành. Tự hiện giả bất minh; tự thị giả bất chương; tự phạt giả vô công; tự căng giả bất trường.
2. Kỳ ư Đạo dã,
Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn
viết dư thực chuế
Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn
hành, vật hoặc ố chi. Cố hữu Đạo giả bất xử.
Dịch xuôi:
1. Kiễng chân lên, không đứng thẳng được. Xoạc cẳng ra không đi được. Tự coi là sáng, nên không sáng. Tự xem là phải, nên không hiển dương. Tự kể công, nên không có công. Tự khoe mình, nên không hơn người.
2. Đứng về phương diện Đạo mà nói, thì đó là những «đồ thừa việc thải». Cho nên người có Đạo không thiết.
Dịch thơ:
1. Kiễng chân lên làm sao đứng thẳng,
Xoạc cẳng ra, đi chẳng được nào.
Thích khoe sáng suốt làm sao?
Tự cho mình phải, đời nào hiển dương.
Cầu cạnh quá, thời thường thất bại,
Quá ỷ mình, danh lại không cao.
2. Mắt thần ta mượn nhìn vào,
Cơm thừa, việc thải xiết bao tục tằn.
Đó đâu phải đạo thánh nhân.
BÌNH GIẢNG
Chương này ngược với chương 22. Chương 22 mô tả đường lối của thánh nhân:
- Hư vô, tự nhiên,
- Xẻn lời, ít nói.
- Không kiêu căng,
- Không tự thị.
Chương này mô tả đường lối của phàm nhân:
- Làm điều bất thường quái dị, chọc nước quấy trời.
- Tự kiêu, tự đại.
Nhưng Lão tử cho rằng những việc bất thường không thể nào tồn tại. Càng khoe khoang, càng cầu cạnh, càng kể công, lại càng không có danh, không có công.
Tu đạo mà đi vào con đường ấy, tức là đi vào con đường lầm lạc. Đó chẳng qua là những chuyện «cặn bã» như cơm thừa, việc thải, chứ chẳng có gì là cao đẹp.
Ta có thể dùng chương 14 Trung Dung, để trình bày lại bằng những lời lẽ khác, những ý kiến mà Lão tử đã đề ra trong 2 chương 22 và 24 này.
«Người quân tử sống theo địa vị,
Không ước mơ, lo nghĩ viễn vông.
Sang giàu, sống lối giàu sang,
Nghèo nàn, sống lối nghèo nàn ngại chi.
Tới man di, sống y man mọi,
Gặp gian lao, vui nỗi gian lao.
Bất kỳ sống ở cảnh nào,
Lòng người quân tử ra vào thỏa thuê.
Ở cấp trên không đè nén dưới,
Ở dưới không luồn cúi người trên.
Trời, người, chẳng oán, chẳng phiền.
Ung dung thanh thản chờ xem ý trời.
Kẻ tiểu nhân suốt đời tác quái,
Xông gian lao rong ruổi cầu may,
Người quân tử như tay xạ thủ,
Chệch hồng tâm, lỗi đó trách mình.