Ân quang và Thiên quý
Vô Danh Thiên Địa
07/02/2018
V.E.DAY, on 06/02/2018 - 15:49, said:
Sửa bởi Vô Danh Thiên Địa: 07/02/2018 - 00:25
anhhungxadieu
07/02/2018
V.E.DAY, on 06/02/2018 - 07:54, said:
Cùng là Quan, Phúc một làng trừ hung
Khi bàn về Quang-Quý, tôi biết rồi sẽ đến câu hỏi này.
Hãy nhận xét ( nêu ý kiến nhận xét của riêng mình ) về cách an cặp sao Quan-Phúc cho tôi xem rồi tôi sẽ trả lời.
Nguồn:
V.E.DAY
07/02/2018
anhhungxadieu, on 07/02/2018 - 00:50, said:
Nguồn:
Quang, Quý và Quan, Phúc trong sách vở đều ghi là các sao giải trừ hung, họa của các hung, sát tinh nhưng tính chất giải trừ như thế nào thì đều không nói rõ cụ thể. Để hiểu được và tìm ra tính chất giải trừ hung, họa của các hung, sát tinh
của các sao này thì đó là kinh nghiệm tích lũy của riêng mỗi người.
Với Quang, Quý thì sự việc, tai nạn xẩy ra rồi thì có người đến cứu như là :
- bị bắt ở tù rồi có người thì có người đến bảo lãnh cho ra tù ( tù bất đồng chính kiến trước 75 )
- bị bắt ở tù rồi có người đem tiền đến chạy cứu ra tù. ( tù vượt biên )
- bị tai nạn trên đường vắng thì có người đi ngang qua chở vào bệnh viện kịp thời.
- thân cô, thế cô, không thuộc diện được đi định cư ưu tiên thì có nhà thờ đến bảo lãnh đi định cư ngon lành.
- bị phá sản thì có người đến giúp đỡ chuyện tiền bạc để vượt qua cơn khủng hoảng.
( riêng bảng thân tôi lần bị đột quỵ trong văn phòng thì đồng nghiệp vì để quên đồ nên quay lại văn phòng để lấy thì phát hiện kịp thời chở tôi vào bệnh viện cứu kịp )
Còn đối với cặp Quan, Phúc thì sự giải trừ hung, họa của các hung, sát tinh lại là sự chế khắc của Ngũ hành để hóa giải.
V.E.DAY
07/02/2018
Là vì nếu một người đã trải qua một tại nạn lớn và sự thoát hiểm kì diệu mà không một sự suy luận nào, không một lý thuyết nào có thể cắt nghĩa hay giải thích được thì chỉ còn một sự lý giải duy nhất để giải thích đó là :
- Trời cứu
- Đấng thần linh
- Người khuất mặt.
v.v...
Có lẽ chỉ với những ai đã từng có giây phút thoát nạn một cách kỳ lạ thì chắc họ sẽ có một cái nhìn khác về cuộc đời, hay chí ít cũng là một cái nhìn có đôi chút khác biệt với cái nhìn trước khi xẩy ra tai nạn.
Riêng tôi, khi trải qua kiếp nạn không chỉ một lần mà đến hai lần thì đừng nói bất kỳ một lý thuyết nào cả đối với tôi vì điều đó là hoàn toàn VÔ ÍCH.
" Mọi lý thuyết đều là mầu xám, chỉ có cây đời vẫn mãi mãi xanh tươi "
minhminh
07/02/2018
Xe Jeep chở 4 người đâm gốc cây lật xuống hố , may người kia nguoi gãy xuong nguoi bi thuong năm một chô
Duy nhất MM vô sự
Ngày 2/51975 MM tôi bị bắt cùng với một số đồng đội , đang không biết sẽ ra sao , bỗng một anh đội nón tai bèo chân dép râu , vai mang AK lẹp xép bước tới : chào ông thày , em đại đội 2 , hồi đó ông Tr uý K đánh em , em bỏ theo mấy ổng , thày ngồi đây em xin giáy cậu Năm cho thày về Saigon.
1979 bố chết ba ngay sau có quí nhân cho tiền mua hòm chôn
Không một phân vàng , nhưng vẫn được quí nhân đưa vượt biên cách bất thình lình không dự báo truoc
Đụng xe , xe lăn ba vòng , phai cưa cửa xe moi chui ra , thân thể không sao .
Và còn rất nhiều chuyen kỳ linh khác , ấy la giáp và nhị hợp quang quí .
Vô Danh Thiên Địa
07/02/2018
V.E.DAY, on 07/02/2018 - 09:10, said:
Là vì nếu một người đã trải qua một tại nạn lớn và sự thoát hiểm kì diệu mà không một sự suy luận nào, không một lý thuyết nào có thể cắt nghĩa hay giải thích được thì chỉ còn một sự lý giải duy nhất để giải thích đó là :
- Trời cứu
- Đấng thần linh
- Người khuất mặt.
v.v...
Có lẽ chỉ với những ai đã từng có giây phút thoát nạn một cách kỳ lạ thì chắc họ sẽ có một cái nhìn khác về cuộc đời, hay chí ít cũng là một cái nhìn có đôi chút khác biệt với cái nhìn trước khi xẩy ra tai nạn.
Riêng tôi, khi trải qua kiếp nạn không chỉ một lần mà đến hai lần thì đừng nói bất kỳ một lý thuyết nào cả đối với tôi vì điều đó là hoàn toàn VÔ ÍCH.
" Mọi lý thuyết đều là mầu xám, chỉ có cây đời vẫn mãi mãi xanh tươi "
"Ta thấm thía tử sinh, cuối bước nhọc nhằn.
Ta níu ánh bình minh, giữa cơn tử sinh."
(Bước Chân Việt Nam)
Sửa bởi Vô Danh Thiên Địa: 07/02/2018 - 12:52
Cự Cơ
07/02/2018
anhhungxadieu
07/02/2018
V.E.DAY, on 07/02/2018 - 08:41, said:
của các sao này thì đó là kinh nghiệm tích lũy của riêng mỗi người.
Với Quang, Quý thì sự việc, tai nạn xẩy ra rồi thì có người đến cứu như là :
- bị bắt ở tù rồi có người thì có người đến bảo lãnh cho ra tù ( tù bất đồng chính kiến trước 75 )
- bị bắt ở tù rồi có người đem tiền đến chạy cứu ra tù. ( tù vượt biên )
- bị tai nạn trên đường vắng thì có người đi ngang qua chở vào bệnh viện kịp thời.
- thân cô, thế cô, không thuộc diện được đi định cư ưu tiên thì có nhà thờ đến bảo lãnh đi định cư ngon lành.
- bị phá sản thì có người đến giúp đỡ chuyện tiền bạc để vượt qua cơn khủng hoảng.
( riêng bảng thân tôi lần bị đột quỵ trong văn phòng thì đồng nghiệp vì để quên đồ nên quay lại văn phòng để lấy thì phát hiện kịp thời chở tôi vào bệnh viện cứu kịp )
Còn đối với cặp Quan, Phúc thì sự giải trừ hung, họa của các hung, sát tinh lại là sự chế khắc của Ngũ hành để hóa giải.
T.AO
07/02/2018
trc học với mũi lợn ngứa răng cắn nó cái , nó hét như là bị thọc tiết vậy thế mà nó vẫn ko cắn lại tôi , thằng mũi trâu quay lại tự dưng húc thằng mũi lợn luôn =))) mũi lợn chuyển ngay lớp và hoảng sợ rồi chạy biến mỗi lần nhìn thấy mũi trâu mà rõ ràng là mình tự dưng ngứa răng cắn mũi lợn chứ mũi lợn có làm j sai trái đâu , tôi sai mà từ đó tôi tự suy ra con lợn sợ con trâu đi off với mũi trâu mà gặp mũi lợn ở cgv là y rằng mũi lợn bơ như thể ko quen biết mình =)))
đợt đi làm waitress ở 1 nhà hàng tây , sáng bạn làm cùng ca gọi dậy , đón đi làm , tháng đóng 100k tiền xăng thôi có tháng đưa nó cũng chả lấy lĩnh lương mua đồ tới nó nấu ăn rồi ăn cùng nó là xong như này này
tóm lại thì ở đâu thì ai cũng nấu cho tôi ăn , tôi rửa bát thôi
làm với sếp thì sếp cũng bị chửi suốt , lúc thì ngu quá lúc thì sao mà ngu thế , chửi xong lúc lại ra hỏi mấy câu vớ vẩn làm hòa , nói chung ko phải nhìn mặt các sếp mà nói chuyện , ko phải lựa
Sửa bởi T.AO: 07/02/2018 - 22:52
Quách Ngọc Bội
07/02/2018
V.E.DAY, on 05/02/2018 - 18:31, said:
- Tại sao an cặp Quang Quý phải phụ thuộc vào vị trí của Xương Khúc ( mà Xương Khúc lại là biểu tượng của cây nêu, cây biểu can dùng để đo bóng mặt trời )
- Rồi từ đó mới thấy rõ tính chất ngũ hành của cặp sao này. ( Ân quang hành hỏa, Thiên Quý hành thủy )
Người xưa căn cứ vào bóng của mặt trời để tìm ra độ dài của :
- bình minh là khoảng thời gian mặt trời chưa lên khỏi mặt đất nhưng trên bầu trời đã có ánh sáng.
- hoàng hôn là khoảng thời gian mặt trời đã lặn xuống dưới mặt đất nhưng trên bầu trời vẫn còn ánh sáng.
Cho nên an cặp Quang Quý phải phụ thuộc vào vị trí của Xương Khúc.
Và không có lý do gì để nói Ân quang là hành mộc hay thổ ! Ân quang hành hỏa.
Còn Thiên quý liên quan đến mặt trăng. Thiên Quý hành thủy. Người có Quang Quý thủ mệnh phải khẳng định chắc chắn là NGƯỜI CÓ TỪ TÂM.
Chính vì vậy Quang Quý mới hóa giải được sát tính của Tứ Sát.
Ngày mai, 23 Chạp theo thông lệ xưa là lễ Thượng Nêu rồi đó lão V.
QNB lại lan man chuyện cây nêu, nêu ra bí mật ngày 23 tháng Chạp
Thượng Nêu & Hạ Nêu
Cây Nêu, cây Tre, là đặc trưng gắn liền mật thiết với văn hóa của người Việt. Trong các ngày Lễ, Tết, đều được dành cho một mục quan trọng là dựng nêu lên để đánh dấu sự bắt đầu, hạ nêu xuống để đánh dấu sự kết thúc của Lễ, Hội, Tết,...
Ý nghĩa thực sự khoa học của việc Thượng Nêu, cận đại và hiện đại thì hầu như không ai biết. Đến nỗi cụ Trịnh Hoài Đức phải la oai oái rằng:
“không rõ nguồn gốc từ đâu, mà có thuyết nói là chia ra ba giới thống trị, ấy là thuyết hoang đường không nên tin.”
Cái "ba giới thống trị" ở đây là cụ ấy muốn nói đến thuyết cổ tích thần thoại nói về Người, Phật, Quỷ và quá trình sở hữu cai trị đất đai, như quý vị đã biết. Phật giúp Người dành lại đất từ bọn Quỷ bằng cách treo áo cà sa lên cây nêu, bóng ngả đến đâu thì đó là đất thuộc về Người.
Người đời sau cứ truyền tụng nhau thuyết ấy và một số thuyết thần thoại khác mà không hiểu được ý nghĩa thực sự khoa học của nó.
Thực ra, chi tiết "cái bóng cây Nêu, bóng áo treo trên cây Nêu" nó chứa đựng chìa khóa giải mã vấn đề này. Tục ngữ có câu "lập can kiến ảnh" (dựng sào thấy bóng), cũng là một sự mô tả việc ấy. Nguyên cớ là Thời Gian. Để xác định cho chính xác Giờ trong ngày thì người xưa phải dựng nêu, cắm sào, để đo bóng nắng, theo đó mà xác định chính xác mốc Chính Ngọ để tính ra điểm chuyển ngày lúc bắt đầu giờ Tý, rồi các thời điểm chuyển các Canh Giờ khác trong ngày. Điều đó cực kỳ quan trọng để chọn giờ cúng tế, làm lễ giao tiếp với trời đất, thần linh.
Tết Nguyên Đán (ngày Lễ khởi nguyên của 1 năm) là một ngày Lễ Tiết đặc biệt quan trọng trong đời sống văn hóa tâm linh của chúng ta. Do đó việc dựng nêu được thực hiện rất quy mô với nghi thức nghiêm chỉnh. Hình thành lễ gọi là Thượng Nêu, được tiến hành từ ngày 23 tháng Chạp, cho đến ngày mồng 7 tháng Giêng thì làm lễ Hạ Nêu. Tổng thời gian vừa đúng 15 ngày. Đây cũng là số ngày giữa 1 Tiết và 1 Khí trong phép Bình Khí của Lịch Pháp.
Mục đích thực của việc dựng nêu 15 ngày là để tính chính xác thời điểm chuyển ngày, chuyển năm, giờ Tý, Giao Thừa.
Sau này, dần dà thì lễ Thượng Nêu ít người hiểu ý nghĩa thực, cứ dùng với ý nghĩa tâm linh, thậm chí mấy bố Khâm Thiên Giám triều Nguyễn còn chẳng biết cho nên mới có cái chuyện như thế này:
Năm Tự Đức 29 (1876), Vua chuẩn định lệ dựng Nêu, hạ Nêu. “Lệ trước: Ngày 30 Tết trồng Nêu, mồng bảy tháng giêng năm sau hạ Nêu đều do Khâm Thiên giám chọn giờ lành, nay chuẩn cho đều lấy giờ Thìn làm nhất định”. (2). Nhưng định lệ này chỉ áp dụng đến Tết 1885- sau này Thất thủ kinh đô, đến triều Đồng Khánh rồi triều Thành Thái thì lễ dựng Nêu lại tùy định ở Khâm Thiên giám.
Năm Duy Tân thứ 9- lễ Tết năm mới (1915) sử chép: “Trước ngày Tết 30 tháng Chạp, từ sáng đến chiều ông Thượng thư Bộ Lễ cho đem các vật lễ (thức ăn, trầu, rượu, giấy vàng bạc,…) vào các miếu hoàng gia: Thái miếu, Thế miếu, Triệu miếu,… Các ông Hoàng và tôn tước được chỉ định do chiếu của Vua cho các sĩ quan cùng đi đến các miếu ấy. Từ 8 giờ sáng đến 5 giờ chiều ở tại Kỳ đài, bắn 100 phát súng lệnh và trồng ở trước các miếu hoàng gia, chùa đền, và các cơ quan một cây tre đực. Trên ngọn treo các vật lễ dâng cúng thần, dưới gốc rải vôi bột, cắt người canh, vẽ hình cung tên đuổi ma quỷ”.
Năm Duy tân thứ 10 (vào mồng 4 Tết) “Làm lễ hạ các cây tre lớn mà trước tết quan quân nhận chỉ đã trồng lên tại các đền thờ của triều đình, các chùa, các công sở, các nhà ở của dân. “Bắn chín phát súng lệnh”. Sở dĩ năm ấy hạ Nêu sớm phá lệ cũ vì trước Tết dựng Nêu người ta cho treo ấn điện, nghiên bút lên ngọn, hơn nữa cây Nêu chưa hạ thì mọi việc quan, việc quân đều gác lại chờ. Theo sử cũ, năm ấy đơn kiện nhiều, lưu dân khiếu kiện ăn nằm la liệt ngoài phố phường kinh thành Huế. Vua Duy Tân động lòng trắc ẩn mới xuống dụ hạ Nêu sớm phá lệ là như vậy.
Những năm triều Khải Định thứ nhất, thứ hai… Ngày Tết làm lễ trồng Nêu. Lễ trồng cũng như hạ triều đình đều cho phép bắn pháo lệnh từ kỳ đài Huế. Cùng ngày ấy, quan dân phủ Thừa Thiên khi nghe dứt tiếng súng lệnh mới được phép dọn bày cỗ, làm lễ Thượng Nêu,…
-------
Xưa, làm lễ Thượng Nêu xong cái là làm lễ tiễn Táo Quân về trời để báo cáo sự việc trong cả năm với Ngọc Hoàng thượng đế.
Táo Quân, tên gọi đầy đủ là Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân.
Vì sao lại gọi là "Đông Trù"?
Thưa, cũng bởi nó có dấu tích của "vì Sao". Trù nghĩa là cái bếp, trong Thiên Văn cổ có chòm sao Thiên Trù gồm 6 ngôi nằm ở phía Đông của Tử Vi Viên, là mốc định vị phía Đông so với vị trí của Đế Tinh là sao Bắc Cực. Cho nên được Đông Trù. Lại được coi như Thần trấn giữ phía Đông, gọi là Quân coi như vua cai quản vùng phía Đông cho Đế Tinh. Đó là ở trên Trời, còn dưới Đất, thì do căn Bếp của dân dan thời xưa thường được làm ở phía Đông (bên trái của nhà hướng Nam) cho nên gọi là Đông Trù.
------
Cái mà ngày nay chúng ta gọi là "Âm Lịch" thực ra phải gọi chính xác với cái tên đầy đủ là "Âm Dương hợp Lịch".
Trong đó, phần "Âm Lịch" sử dụng các yếu tố tính toán từ sự vận hành của Mặt Trăng (Âm). Còn phần "Dương Lịch" sử dụng các yếu tố tính toán từ sự "Vận Hành" Biểu Kiến của Mặt Trời (Dương).
Việc chọn đúng ngày 23 tháng Chạp để thực hiện Lễ Dựng Nêu là do sử dụng phối hợp 2 yếu tố Âm-Dương Lịch mà ra.
Yếu tố Dương Lịch, như đã nói bên trên, căn cứ vào bóng Mặt Trời qua cây Nêu để tính toán các điểm chuyển Ngày và Giờ, chuyển Tiết và Khí, mỗi Tiết 15 ngày, mỗi Khí 15 ngày (theo Lịch Pháp cổ xưa dùng cách tính Bình Khí để chia mỗi khoảng Tiết - Khí thành trung bình 15 ngày). Còn yếu tố Âm Lịch thì căn cứ vào ngày Hạ Huyền (23 âm lịch) khi Mặt Trăng ở góc vuông (lần thứ hai trong tháng) với trục Trái Đất - Mặt Trời, để cho việc phối hợp tính toán Ngày Sóc đầu Tháng âm lịch tiếp theo, đồng thời tính toán nhiều yếu tố khác trong Thiên Văn học cổ.
Ngày xưa, trên cây Nêu ������ còn có treo dải lụa viết chữ, treo cái thiệp cầu phúc, treo mấy con cá chép giấy,... đại thể là treo cái gì cũng được nhưng phải nhẹ và đón gió.
Mục đích của việc này là để tính toán hướng gió.
Không chỉ có ở Triều Đình dựng cây Nêu, mà người ta dựng Nêu ở nhiều nơi. Lấy tâm là Hoàng Cung và đi ra 4 phía Đông Tây Nam Bắc để dựng Nêu, nhằm thu thập được nhiều dữ liệu nhất, phục vụ cho phép tính toán Lịch Pháp chính xác hơn.
Thế mới lan truyền trong dân gian tục lệ cứ 23 Tết là nơi nơi dựng cây Nêu.
Dựng Nêu là phải làm lễ long trọng. Thể hiện sự tôn kính với đất trời, với tự nhiên.
Cho nên cái tục cúng vái ngày 23 tháng Chạp xuất hiện.
Ở trên đã nói đến việc treo cá chép vải/giấy trên cây Nêu để quan sát hướng Gió.
Tiếp đây lại nói đến lúc đi thả cá chép ở sông là để nhằm mục đích quan sát dòng nước, mực nước.
Cho nên, ngày lễ này, người xưa không chỉ Ngưỡng Quan (ngẩng lên) xem Thiên Văn mà còn Phủ Sát (cúi xuống xem xét) các hiện tượng Địa Lý.
nhatquanq1
08/02/2018
Quách công tử đúng là danh bất hư truyền!
V.E.DAY
08/02/2018
Ấn Độ cổ đại thì có Trụ sắt Delhi, Ai cập cổ đại có đồng hồ đo bóng mặt trời để xem giờ, Hy lạp cổ đại, Eratosthenes là một nhà toán học, địa lý và thiên văn người Hy Lạp cũng đo bóng mặt trời vào ngày Hạ chí rồi suy ra khoảng cách chu vi của trái đất.
Như vậy từ đông sang tây từ thời cổ đại người ta đã biết lợi dụng bóng mặt trời để đo đạc khoảng cách, xác định thời gian.
Ấy vậy mà đám học trò của Trần Đoàn lại viết sách nói rằng Trần Đoàn sáng chế ra Tử vi lại chỉ dùng " chỉ dùng niên, nguyệt, nhật, thời sinh" nghĩa là loại bỏ đi phần Nhật tính, chỉ dùng thuần phần Nguyệt tính trong lá số Tử Vi để rồi dẫn đến một số điểm bế tắc.
Nhắc đến lịch pháp thì không thể không nhớ đến một dấu mốc quan trọng đối với, đó là năm 1982 khi đọc được tập san khoa học Lịch & Lịch Pháp Việt Nam của cố Gs. Hoàng Xuân Hãn.
Chỉ sau khi đọc xong tập san đó tôi mới vỡ ra được nhiều điều mà trước đây tôi vẫn mơ hồ mù mịt trong TV ( thú thật là các cụ dậy thì cũng có những bí truyền ) nhưng không giải thích được là tại sao lại là như vậy.
Rồi thì sau khi đọc xong tập san khoa học Lịch & Lịch Pháp Việt Nam rồi tôi mới bắt đầu tìm tòi thêm tài liệu thiên văn. Anh HOATINH giúp tôi đọc các tài liệu chữ Hoa, rồi sau đó cả hai tình cờ biết được trang TVLS và cùng tham gia từ năm 2002.
Và quyết tâm khôi phục lại 6 trụ hình thành nên khoa TV. ( 6 trụ hình thành nên khoa TV là ý kiến của Ô. Trần Hoàng Quân đề xướng ra đầu tiên nhưng có một số điểm thú thực phải nói là Ô. ấy cũng dấu nghề hoặc cũng không biết như là cách khởi đại hạn trong TV)
Cho nên muốn học TV thì ít ra cũng nên biết qua một ít về Thiên văn và Lịch Pháp chứ cứ đọc toàn sách nói về TV thì trong sách đầy rẫy những điểm muân thuẫn, bế tắc mà không có cách thức giải quyết, hóa giải.
Tản mạn vài dòng cuối năm Đinh Dậu (2018) chuẩn bị đưa hai Ông Táo và một Bà Táo về giời.
Vô Danh Thiên Địa
08/02/2018
Xưa, làm lễ Thượng Nêu xong cái là làm lễ tiễn Táo Quân về trời để báo cáo sự việc trong cả năm với Ngọc Hoàng thượng đế.
Táo Quân, tên gọi đầy đủ là Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân.
Vì sao lại gọi là "Đông Trù"?
Thưa, cũng bởi nó có dấu tích của "vì Sao". Trù nghĩa là cái bếp, trong Thiên Văn cổ có chòm sao Thiên Trù gồm 6 ngôi nằm ở phía Đông của Tử Vi Viên, là mốc định vị phía Đông so với vị trí của Đế Tinh là sao Bắc Cực. Cho nên được Đông Trù. Lại được coi như Thần trấn giữ phía Đông, gọi là Quân coi như vua cai quản vùng phía Đông cho Đế Tinh. Đó là ở trên Trời, còn dưới Đất, thì do căn Bếp của dân dan thời xưa thường được làm ở phía Đông (bên trái của nhà hướng Nam) cho nên gọi là Đông Trù.
Read more: http://tuvilyso.org/...0#ixzz56SLeQ55m
TuViLySo.Org
Nhà bếp 廚 ngày xưa ở hướng Đông 广 ( Trục Mão Dậu) thì mớí có củi để nấu.
Tản mạn vài dòng cuối năm Đinh Dậu (2018) chuẩn bị đưa hai Ông Táo và một Bà Táo về giời.
2 ông cõng 1 bà là quẻ Ly Hoả, 7 ngày thì mớí về tơí Trời .
Sửa bởi Vô Danh Thiên Địa: 08/02/2018 - 03:52
Quách Ngọc Bội
08/02/2018
Read more: http://tuvilyso.org/...0#ixzz56THUcv6N
TuViLySo.Org
Thời ấy, Mã Viện căn cứ cột đồng yểm ở ngoại ô thành Lạc Dương - kinh đô Hán lúc bấy giờ (chữ Yểm nghĩa là: đóng xuống, chôn xuống) - có chiều cao 8 thước, cũng yểm 1 cái cột đồng có kích thước tương tự ở Giao Châu, nhằm tính khoảng cách từ Lạc Dương tới Giao Châu.
Nhân chuyện này chúng ta có thể cung cấp cho các nhà khảo cổ căn cứ loại bỏ các giả thuyết trụ đồng Mã Viện chôn ở các vùng đồi núi như Lạng Sơn hoặc Phong Châu. Vì cái trụ đồng ấy ắt hẳn cần một vùng đất rộng và bằng phẳng, ít nhất là phải phẳng theo trục Đông - Tây. Vì thế mà xem ra giả thuyết trụ đồng chôn ở Long Biên lại chiếm ưu thế về dấu tích khảo cổ.
Với kỹ thuật lấy bình độ cho mặt phẳng, xưa kia thường dùng nước, họ xẻ 1 rãnh nước theo trục Đông - Tây ngay kế bên đường mà bóng nắng của trụ đồng in xuống để căn chỉnh độ phẳng.
Trụ Đồng - Kim ; Vạch Nước - Thủy
Văn Xương - Kim ; Văn Khúc - Thủy
Vô Danh Thiên Địa, on 08/02/2018 - 03:47, said:
Nhà bếp 廚 ngày xưa ở hướng Đông 广 ( Trục Mão Dậu) thì mớí có củi để nấu.
Nhà ở xưa đa phần ưu tiên hướng Nam, nên nhà Bếp (tách riêng nhà ở) nằm ở mé Đông căn nhà, tức bên trái căn nhà, thì cửa của nhà bếp sẽ hướng về Tây và như vậy có 2 ưu điểm:
1, Có tường chắn 2 phía Bắc, Nam để tránh gió thổi tắt bếp lửa vào tất cả các mùa.
2, Cửa hướng về Tây sẽ tận dụng được Quang Quý (ánh sáng) của chiều muộn, lúc đi thổi cơm, hiiii
V.E.DAY
08/02/2018
---------------------------------------------------------------------------
anhhungxadieu, on 07/02/2018 - 21:26, said: