Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn
ruavang, on 31/01/2013 - 16:30, said:
Chào bác Khongtuong.
Ruavang tuy không học phong thủy nhưng trước thấy Già Rừng sử dụng bát trạch giao châu luận đoán cho mọi người rất chính xác. Không thể xem là ngụy thuyết được. Có chăng là bác chưa được học tinh hoa của Bát Trạch mà thôi.
Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn
ruavang, on 31/01/2013 - 16:30, said:
Chào bác Khongtuong.
Ruavang tuy không học phong thủy nhưng trước thấy Già Rừng sử dụng bát trạch giao châu luận đoán cho mọi người rất chính xác. Không thể xem là ngụy thuyết được. Có chăng là bác chưa được học tinh hoa của Bát Trạch mà thôi.
Chào bạn,
Bác Già rừng cũng lấy tên là Bát trạch nhưng là "Bát Trạch Giao Châu" đây là lý thuyết do bác đó tập hợp lại khác xa với Bát Trạch ngụy pháp. Tặng các bạn một đoạn sẽ rõ :
Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn
Âm Dương Ngũ Hành
( Chép lại những bài của Già Rừng từ những năm 2008 -TVLS)
Ngũ Hành là điều mục biến hóa Âm Dương. Nếu muốn thành công, chắc chắn phải vận dụng học thuyết Ngũ Hành. Cũng biết con đường tìm hiểu Ngũ Hành vạn nan rồi biến hóa cũng chưa chuẩn mực thống nhất, nhưng những yếu lĩnh của Ngũ Hành thì có thể quán triệt để từ đó, phân Đức Độ, Trí Tuệ. Ngũ Hành không thể không minh bạch và càng không thể tự phán đoán : Sinh, Tạo : Cát; Khắc, Chế : Hung.
Hỏa khắc Kim là bất lợi nhưng nếu không Hỏa thì làm sao Kim thành hình. Kim mà không Hỏa kềm chế thì Kim cường mãnh, đưa đến chỗ nhân đinh tài sản đi xuống triền dốc.
Thổ sinh Kim, chắc chắn kiết lợi. Nhưng nếu Thổ trùng trùng điệp điệp chôn Kim thì Nhân cư, Lộc tài mất mát trông thấy.
Hỏa dư thừa không Thủy canh chừng thì sợ rằng chuyện kiện tụng thị phi khó tránh khỏi và nữ nhân thì góa bụa.
Mộc cho Hỏa nhưng nếu Mộc dư thừa làm thành biển Hỏa, rắc rối về Mệnh Căn sẽ trông thấy nay mai.
Kim chế Mộc nhưng nếu Mộc quá cường, quá mãnh gây tranh cãi, nguy biến gia đạo.
Nếu được Thủy nhiều mà Mộc khiêm tốn thì Mộc sẽ nổi trôi, hạnh phúc lứa đôi bên trời cô quạnh.
Mộc đè Thổ, song le nếu Thổ ít Mộc thì Đất cằn cỗi, tiêu sơ, thiếu vắng mạch sống.
Hỏa tạo Thổ nhưng Hỏa như núi phun lửa thì Đất không thể trở thành bảo địa.
Nếu thiếu Thổ để kềm chế Thủy thì lụt lội làm sao tránh khỏi.
Kim tạo Thủy nhưng Kim dày rồi hóa Thủy thì Thủy vượng thần, nam nữ dâm loạn phóng túng mãi thôi.
Ngũ Hành Sinh Khắc lấy tiêu điểm trung hòa, thái quá, bất cập sẽ tai họa cho Đời. Có Sinh thì có Tử. Sinh Tử đồng đều thì Nhân-Thiên-Địa là cốt lõi của Địa Lý vậy, con thông nằm lòng, nghe chưa con ?
Luận, bàn về Trạch cư thì theo Âm Dương Lạc Thư mà tính toán. Ý Hình là Loan Đầu và Lý Khí
Núi-Sơn- phải một mầu xanh tươi, hình dáng phải đạo đạt trong thể Ngũ Tinh ( Kim-Mộc-Thủy-Hỏa-Thổ ), trong cái đạo đạt của Ngũ Tinh Đại Địa thì sinh động Thuận Nghịch, Âm Dương tàng ẩn. Loan đầu cẩm tú, Lý khí hùng vĩ, liên hoàn tung hoành.
Nhiều khi Sơn trông tựa Thổ nhưng chưa chắc là Thổ, na ná Kim nhưng chắc gì là Kim ? Rồi thì Mộc không ra dáng Mộc, Hỏa thiếu sắc thái Hỏa làm cho người mê hoặc, thất lạc. Phải nhận chân ra sự vi diệu của Thổ khi tạo thành Kim. Dưới mắt kẻ loạn tâm quan sát Mộc nhọn mà ngỡ rằng Hỏa dầy. Người không kiến thức cơ bản, không từ tâm trụ tích thì khó mà phân biệt chân Thổ, thật Kim... Tìm Trạch trú cho người như thế thì vô cùng thê thảm !
Sơn trên ngọn mà cao thì mang chất Kim, nhưng khi ngọn bằng thì thể phách Thổ, Địa Lý gọi là Nhị Thể Tương Sinh, hậu thế dùng đó làm căn cứ thao tác Bát Trạch. Có khi Lai Long nhỏ nhắn, dài xa, nhận biết ra Thổ đang nuôi dưỡng Khí lành thì dựng nơi cư trú đâu có khó khăn.
Mộc trú tại Đông phương, tái tạo ( hút thu sinh khí ) phía Bắc ( Thủy ) và bị kềm chế ở Tây ( Kim ) . Mộc ra đời ở Đông phương. Phương này là nơi chôn nhau cắt rốn của Mộc nên Vượng khí cho Thân, chẳng thể so sánh, nhìn sang phương Bắc thì cũng sẽ ôm ấp n Vượng khí của Thủy nên thừa Sinh Khí nhưng nếu dính dáng vào miền Tây sẽ bị ngay Kim bức phá còn nếu di chuyển vô Nam thì lẽ đương nhiên phải phát táng Sinh Khí cho Hỏa.
Hỏa thành ở Nam, là vương là tướng của phương Nam, nhưng bị bao vây tại Bắc (Thủy) , thế nên trú cư ở Nam sẽ Kiết vị cho chính bản ngộ ra sự tôn sùng. Phương Đông, Đông Nam có Mộc an vị thì nếu Hỏa ghé đến thì cũng sẽ là Phúc Đức, trường thọ. Tránh cho xa, xa tít tắp Bắc ( Thủy ), phương vị Thủy bá chủ, nếu thất lạc vào ắt sẽ gặp hiểm họa suy vi mấy đời.
Rừng Lá Thấp
Đất mà hợp, mà hòa với Trời thì vạn vật sinh sôi nẩy nở, thái bình.
Tiền nhân dùng Thổ Nghi diễn giải đặt tên cho muôn vật trên khu vực Đất, quan sát nhà cửa lợi hại, rồi thì non sông thịnh vượng, an cư lạc nghiệp. Phép tắc Địa Lý rất đề cao Thổ Nghi, Trời Tròn Đất Vuông đối ứng hổ tương lẫn nhau, Âm Dương trung hòa một sắc.
Giao Châu ngày xưa còn cho rằng, Thủy Long cứ 12 năm- hợp ứng với Thập Nhị Chi, tắm nắng một lần và phúc cho giang sơn nếu được Thủy Long tung hoành trên phần đất có vua trị vì bá tánh. Điềm này ứng vào Thăng Long và Bình Định Vương Lê Lợi.
Đất dựng Trạch hòa đồng cây cỏ, khí sắc thay đổi, cát hung xen kẽ. Đất cho Táng Thừa phải dựa theo thiện ác núi đồi, chính tà nhân tâm, hưng phế tử tôn. Và đó là Âm Trạch và Dương Trạch sau này vậy.
Đất hợp không là luôn luôn gia phúc mà phải đúng lúc đúng thời. Lại cũng không phần thưởng cho mọi người mà đất nào thì chủ đó. Trời và Tinh Tú, Đất và Hình Thể, trên dưới liên quan mật thiết. Núi mất tướng thì hình làm sao nhập tinh cho được. Sơn dị chi và Thủy dị nguyên. Nguyên tắc khởi hành Âm Dương nằm trong đó, Sơn Thủy tụ hợp thì Khí Mạch ngất ngất trùng trùng. Các con nhớ chưa ?
Thử mường tượng, sông suối khuất khúc hồi hoàn, uốn lượn, đỏng đảnh, hoặc cuồn cuộn băng băng thì đó là Long Thủy vậy. Tìm Đất cát, lành theo thế của Long Thủy thì gọi là Thủy Pháp.
Thủy Pháp có nghĩa : phương hướng của giòng nước khi đến rồi khi đi.Thủy Pháp cũng tạo sinh nhiều hóa cách :
1. Thủy Pháp Nạp Giáp : Bát Quái thì Khôn nạp Ất; Cấn nạp Bính; Đoài nạp Kim; Chấn nạp Canh; Tốn nạp Tân; Ly nạp Nhâm; Khảm nạp Quý. Từ đó : Càn Long thu Thủy của hướng Giáp; Khôn Long thu Thủy ở Ất; Cấn Long thu Thủy tại Bính; Đoài Long thu Thủy trong Đinh; Chấn Long thu Thủy do Canh; Tốn Long thu Thủy bởi Tân; Ly Long thu Thủy do Nhâm; Khảm Long thu Thủy về Quý. Có như thế thì Âm Dương phối ngẫu, chồng vợ bách niên.
2. Thủy Pháp Tam Hợp : Thân Tý Thìn hợp Thủy; Dần Ngọ Tuất hợp Hỏa; Kỷ Dậu Sửu hợp Kim; Hợi Mão Mùi hợp Mộc;
Thủy Pháp Tam Hợp ứng với Ngũ Hành, tìm ra 12 vận : Sinh Vượng Tử Mộ... Luận về điểm này phải là mười chương sách mới thỏa. Sinh hướng thì Thủy Vượng, hướng Tử Mộ tuyệt thủy nên thoái. thuận hòa thì đạt cát, còn không tạo ra thuận hòa mà còn trái chiều thì đại hung.
3. Thủy Pháp Long Sơn :
Dựa vào Càn Giáp để sinh tồn với Mão, Mùi, Hợi thành Mộc; Bính Cấn Tân an vị vào Dần, Ngọ Tuất thành Hỏa ; Ất, Nhâm Càn cùng Giáp Tí Thìn thành Thủy; Quý Canh Tốn hợp cùng Kỷ Dậu Sửu lại trở thành Mộc. Thủy Pháp đến rồi đi Tam Hợp cùng Thủy Pháp đồng.
4.Thủy Pháp Hình Pháp:
Xử dụng Thủy đến mà khuất phục, chế hóa triều nhập ( trường hợp con Trần Huyền Trang ) và xuy ra Huyền Hồi Cố của Thủy Pháp là Cát; trực xạ, trực tiết, bội cung, phản khiêu thì đại bại.
Bốn loại Thủy Pháp thì 1, 2, 3, không bàn hình của Thủy rồi vướng bận câu thúc phương, hướng. Chỉ có 4 là mở được tầm nhìn và là hình pháp Vận, Dụng.
Vạn vật không thể tự sinh, phải mượn, vay Khí của Trời Đất để hiện diện. Khí của Trời Đất gặp gỡ, thấm Thủy, vướng víu mang bào thai khiến dừng mà không đi, tích lũy theo đồng nhất một khối. Đạo của Địa Lý người xưa là buộc chúng ta thu Hình, nạp Khí. Khi Hình và Khí hòa làm một thì Cát trạch xuất hiện.
Địa hình tạo Phúc nhất định phải dung dưỡng Thủy. Thủy là Khí mạch của Đất Trời. Khí sinh Thủy, Thủy bảo bọc nuôi dưỡng Khí, na ná một đứa con phụng dưỡng thân phụ, có thế thì mới Vượng. Ngoại khí mà hoành hành bạo ngược thì nội khí sẽ tự động biến tan. Tóm lại, Đất phải có nước, nếu không sẽ mất hết linh khí.
Nước chảy ( hà thuỷ) lúc nào cũng ôm gió ( phong ) để đạt an toàn cho Mệnh cho dù bất hợp tinh tú. Nhưng nếu gió gào nước hú thì dù có hợp với tinh tú thì cũng là Họa mà thôi. Gió sinh từ nước và gió thì vô hình nhưng nước lại hữu hình. Cổ nhân ta dựa vào vô để phán xét hữu. Quan sát gió và nước để nhận chân sinh khí vậy.
Bốn loại hà lưu đại cát : Giao, khóa, dệt, thắt nút, nhưng để luận ra trong địa hình thì chẳng phải chuyện dễ dàng.
(Runglathap )
Đã bốn hà lưu đại cát ắt phải bốn hà lưu đại hung : Xuyên thủy-Cắt ngang giòng nước-Tiễn thủy-Xạ thủy.
Sơn trên đại địa bất động nhưng uy thế lại là động- vô cùng động.
Thủy do Thiên mà tựu rồi tan hợp, hợp tan thành giang, thành hồ, thành biển. Thủy mà tịch, mà tụ thì là yên, là tĩnh nhưng hà lưu lại là động- tận suốt động.
Long cần phải chuyển động nhưng lại ẩn mình trong bất động tạo sinh khí trùng trùng lớp lớp và Thủy thì theo dấu Long mà vận, hành. Long dừng thì Thủy tụ, một khi Thủy dừng thì xum họp ở Minh đường, vì vậy bảo địa phải là nơi lưỡng hòa Âm Dương.
Sơn khoan hòa yên ắng, Long tung hoành quẫy lộn, Thủy ôm ấp để phân chiều : trong Dương có Âm và trong Âm có Dương, chứng tỏ uy lực vô biên của Tạo Hóa- Trời.
Địa Lý Bát Trạch lấy Thủy là ngoại khí, quả thực là chân lý vậy. Thủy tụ sâu kín như giếng, hòa hoãn bình thản như mặt gương, hình cục xẻ ngang cắt dọc bàn cờ, kinh, mương giao hợp, bao bọc ôm ấp thì dĩ nhiên Trạch phải là đại quý. Chín khúc hồi hoàn Cửu long giang muôn đời chứng tỏ uy mãnh cực vượng của Trạch.
Thức dạng của Thủy nhiều vô số và cũng vô số luận, bàn. Có khi vịn vào Chính Ngũ Hành mà suy đoán, có lúc dựa vào Hồng Phạm Ngũ Hành mà đưa đón cát hung lại có hồi Bát Quái đưa ta vào kết luận của tiêu nạp ( cục thế giống nhau của Thủy ) . Đôi khi Song Sơn Ngũ Hành cũng xuất hiện theo Thủy mà sinh mà khắc...Sông Gầm, sông Đuống, Sông Thương của Việt Nam là thì dụ điển hình.
Rừng Lá Thấp
Sơn, núi tĩnh- Âm. Nhưng sơn trải dài như rồng bay phượng múa thì sơn lại là động-Dương. Nước, thủy là luân lưu, phân phát-Động- Dương-và rồi lại tụ hội, kết Lành thì mang chất tĩnh- Âm.
Nước non, non nước chuyển động, tĩnh, động, khi âm, lúc dương, phát táng, yên vị. Cổ nhân ta chọn lựa, ấn dấu cuộc đất cũng không ngoài cái ý là đoạt được Vận, Khí hoàng tráng nhất của Đất Trời, con cháu mai hậu sẽ hưởng nhận Cát, Phúc.
Non sông một giải gấm góc, núi ngăn sông tụ làm sao mà không sản sinh kiệt liệt ? Lạc Long Quân tương giao Thủy, xem xét, phán đoán rồi tế Trời, dựng nước. Chỉ có Sơn mà thiếu Thủy, Rồng không làm tổ, dựng hang. Địa thế núi sông Giao Châu kỳ bí, khóang đạt trầm hùng khôn kể xiết, cần dựa vào những uyên bác tổ tiên lý giải. Nương náu kinh nghiệm sò hến bản thân rồi cuồng ngôn thì không là con dân đất Việt. Chập chùng uốn lượn vùng vẫy, núi sông ôm cái tình Địa Mẫu. Sinh vượng hưu tù, thời và vận biến thiên không ngừng nghỉ. Địa linh nhân kiệt, khí hóa hình sinh... Người xưa minh xác : Sơn- Thủy là thần khí của Trời Đất, vô cùng linh hiển. Sơn Long- Thủy Long có sự tương quan chặt chẽ :Thủy lưu hành Tây Nam- Đông Bắc nhưng có Sơn chuyển động theo Tây Bắc- Đông Nam, tức khắc Thủy đổi hướng. Long Mạch tiến tụ, vươn co, quay đầu, trồi lên, hụp xuống thì Thủy Long cũng tương giao. Lúc quay tròn, lúc trực xung, lúc nhấp nhô uốn lượn chín khúc bồi hồi ( Cửu Long Giang chầu về một mối )
Thủy Long đất Việt thật không ít đặc tính. Bắc phần thì sông hội tụ như bàn tay xòe năm ngón :
Tây Bắc- Đông Nam : Sông Đà-Sông Hồng.
Bắc Nam : Sông Lô-Sông Gầm-Sông Cầu ( Hai giòng sông này đang chuyển mình theo Hồn Thiêng Dân Tộc )
Đông Bắc- Tây Nam : Sông Thương-Sông Lục Nam.
Sông núi quấn quýt ôm ấp tạo thành thiên hùng ca vang Trời dậy Đất. Sau đó, điểm hội tụ Thủy Long là Hà Nội thân yêu. Chẳng hạn : Hồng Hà một đường thẳng Tây Bắc- Đông Nam từ phương Bắc, hung dữ lao mình xuyên Giao Châu, tưởng rằng hủy hoại toàn diện mảnh Dư Đồ, nhưng khi vào Việt Trì, giòng nước chuyển thế, quanh co uốn lượn, giảm thiểu tối đa trực phá rồi trước lúc chầu phục Thăng Long, Hồng Hà lại một lần nữa vòng vèo hiền lành chia thân vào sông Đuống, đỏng đảnh lững thững chảy xuôi đất ngàn năm văn hiến...
Việt Trì xa xưa là một hội tụ của bốn con Thủy Long : Hồng-Chảy-Gầm-Lô. Nhưng Đà Giang cớ chi đã ở Hòa Bình còn ngoảnh đầu, đem thân vào Việt Trì, cùng bốn con Thủy Long vừa kề, khấu đầu Hà Nội ?
Tác giả :Runglathap