Jump to content

Advertisements




Nguyên Lý Luận Giải Lá Số (của LongNguyenQuang)


563 replies to this topic

#526 DuongTuong

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 8 Bài viết:
  • 27 thanks

Gửi vào 08/04/2013 - 06:49

@ Bác Vuivui

Lần nữa DT xin nhắc lại : Đồng ý, Khí tụ thì sinh, khí tán thì diệt - nhưng đây chỉ là một chiều ở mặt Thể . Còn qua mặt dụng trong đời sống, mặt thực tế, nếu gán ép cứng ngắc như vậy thì sẽ không có chữ sinh . Thí dụ: một người chỉ lo tụ khí (cho khỏe) mà không chịu tán thì có sinh hay không ???( Đây là trường hợp của các Đạo gia tu luyện bảo tồn chân khí, muốn . . Back to the future - biểu tượng thời gian về nguồn - biểu tượng con rắn quần về đỉnh - mong thành trường sinh bất tử ) . Nhưng trên dòng chảy đời sống là sinh sinh , tức sinh rồi lại sinh (chứ không phải là Trường sinh bất tử) , thì phải tán mới có lý sinh - Ở mặt dụng, thực tế đời sống và ngay trong khoa Tử vi - tất cả đều khởi đầu từ câu Dương tán Âm tụ - Phu Xướng (tán) thì phụ mới Tùy (tụ) -( Khởi thuận (tán) rồi mới nghịch (tụ) thành Mệnh; khởi thuận (tán) rồi khởi thuận (tán) lần nữa để an Thân - là lý nhấn mạnh biểu tượng sinh sinh ở cõi hiện sinh) . Nên Tụ chỉ là giai đoạn thành mà khởi đầu tán tức là lý sinh vậy .

Thứ hai, DT không nhìn tụ với tán của cái này mà đi tới cái sống chết của cái kia . Thí dụ : Tán tài không lấn sang tích đức và cho đó là tụ như bác đã dẫn . Nếu cho tán tài là hao, là nghèo - đó là đứng phương diện Thể mà nói thì đúng . Nhưng với DT ở mặt dụng thì Tiền để một chỗ là tiền chết, tiền được tán ra là lý sinh - sinh cho một đầu tư nào đó , sinh ra cho biết bao công việc . . . nếu không tán thì làm sao có cái mới (giàu hơn và dĩ nhiên cũng có thể nghèo vì lỗ - nhưng tán tài chính là lý sinh trước đã - trong quá trình hình thành cái mới khác) .

Vấn đề ánh sáng , với cái nhìn thiển cận của DT, chỉ thấy ánh sáng khi được phát tán ra thì mới sáng, còn tụ (tức giai đoạn thu nạp năng lượng) thì không . Thí dụ : mặt trời thuộc Dương , Thể của nó là thường hằng, là tụ, là thu súc - nhưng dụng của nó là phát tán ánh sáng mà "sinh" đời sống vạn hữu . (Giả sử mặt Trời chỉ tụ năng lượng mà không chịu phát tán thì có ánh sáng, sự sinh không ? Ví như một cái máy châm cứu, mổ xẻ bằng tia Laser, thì giai đoạn tụ nạp năng lượng nó đâu phát sáng ! Chỉ khi ta bấm nút "tán" nó ra thì nó mới phát sáng chữa bệnh ????).

Nói về khí , DT thắc mắc (. . thấp tầng) : Trời thuộc Dương , Đất thuộc Âm - thì tại sao Trời có & lấy khí Âm ở đâu mà giáng ?? Đất có & lấy khí Dương ở đâu mà thăng ??? Nếu nói mỗi Trời & Đất có cả hai khí thì lúc đó khí Dương của Trời, khí Âm của đất ở đâu & thăng hay giáng ???

Còn chữ Giao - gặp gỡ, tụ lại . Đó chỉ là hình thái việc đã thành sau khi giao . Bởi, khi nói chữ Giao tức là động từ, tức biểu tượng hoạt động - mà hễ hoạt động tức đã "tán " rồi vậy ( nên mới có lý sinh - mà hình thành sự gặp gỡ) ????

@ Bác TBTT

Cái nhìn của DT rất đơn giản (chứ không lắt léo chi tiết đòi hỏi lô-gic tuyệt đối) . Tràng sinh là dùng số . . . sinh (Còn số thành của nó thì đã chuẩn sinh cho hành kế tiếp- là chuyện khác rồi) . Thế nên , tại sao Tràng Sinh ngũ hành đơn không được dùng số "Zin" Thủy 1, Hỏa 2, Mộc 3, Kim 4, Thổ 5 ???

Tiếp đến trong Tử vi, DT chỉ lần theo vết người xưa sau khi nạp âm thì thành cục : Thủy 2, Mộc 3, Kim 4 , Thổ 5, Hỏa 6 - nên nghiệm ra tất cả các hành đều có sự tương thông qua hành Thổ và đặc biệt hai chí cực Thủy & Hỏa - đã hoán chuyển thành số 2 & số 6 .

Nên , số 2 là Hỏa (số sinh) x 3 = 6 ; số 6 trong Tử Vi là Hỏa cục - chứ là Thủy bao giờ ??? Nếu bác TBTT chưa thỏa - thì phàn nàn với ông Tổ Tử Vì sao không lô -gic mà lẫn lộn cho số Thủy & Hỏa đảo ngược như vậy ??? (và bác TBTT có thể đổi lại dùng số 6 - hay số 1 cho Thủy cục , số 2 thành Hỏa cục mà an sao Tử Vi ) .

Từ các phần trên, có thể thấy đó là hai mặt Thể & Dụng đối đãi dung thông nhau để sinh sinh . Tại sao lại không cho phép ghép vào để nghiệm lý ???

Trong Đông phương học , theo DT cầu toàn là điều không thể . Nói cách khác, một khi ta giải được vấn đề không một khe hở thì ngay lúc đó ta biết mình . . . sai !!! Thế ! khi nghiên cứu về Đông phương thì ngoài cái phân biệt lô-gic ra , còn cần tinh thần viên dung vô ngại khi nhìn vào những vấn đề tưởng như phi lý của người xưa .

@ Bác Vodanhthiendia

Đúng , đã có hơn ba mươi năm rồi - cách tham thiên lưỡng địa này đã có người giải thích . Như đã nói trên, tuy DT không khoái việc bắt phải nhất quán , nhưng cũng ráng thử một phen cho vui .

* Các hành Mộc , Kim, Thổ , vốn chính nó đã có 2 động từ ( trái ngược nhau) - có nghĩa đủ Tung & Hoành để diễn tả chính nó , nên số không thay đổi từ số sinh nguyên thủy qua hành số cục trong Tử Vi .

* Khiếu nại sao không có tham thiên, lưỡng địa ! Thì hành Mộc với hai động từ Khúc Trực, tức khúc trước trực sau . Thì phần trực tức phần chòi lên cao, hướng thiên- lấn rõ hơn ; mặt khác theo thời vị bốn mùa Mộc thuộc Thiếu dương - nên số 3 của Mộc vốn là số Tham thiên (1x3=3) .

(Còn nếu cho là không lô-gic vì số 1 không phải là Mộc nên nó không tham thiên - thì xin đọc lại phần trên (số 3 là đơn vị nhỏ nhất để hình thành Mộc vốn đủ hai động từhình thành chính nó rồi ) .

* Ngược lại , hành Kim cũng theo lý giải trên, động từ "Cách" - chủ đảo ngược lấn áp hơn, thuộc thời vị Thu liễm, thuộc thiếu âm nên vốn là số lưỡng địa (2x2= 4) .

* Hành Thổ đúng như bác VDTD thấy là số tham thiên lưỡng địa, và quan trọng hơn là bản thể vốn không, các hành sinh diệt từ Thổ mà ra . Khi thấy được điều này thì đâu phải chỉ riêng hành Thủy mới được Thủy tụ nhờ Thổ sinh (vì hành nào chẳng nương theo hành Thổ thành !!!).

Ngoài sự phân tán thành số 5, 10 - hành Thổ vốn Thể là KHÔNG, là trung tâm của tất cả các hành giao thoa trên trục tung hoành Thiên Địa . Cho nên hành Thổ tự tại ra vào làm nguyên động lực cho tất cả các hành kia và cho cả chính nó nữa . (Là cái "vẫn là cái gì đó " của bác TBTT - cái mà "ai hay hát (tán) và ai hay nghe hát (tụ)" - mà vẫn là "ai" đó !) .

Sửa bởi DuongTuong: 08/04/2013 - 06:53


Thanked by 1 Member:

#527 Gia Thi

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • PipPip
  • 647 Bài viết:
  • 2025 thanks

Gửi vào 08/04/2013 - 07:26

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

vodanhthiendia, on 07/04/2013 - 22:50, said:

Theo tôi biết Thiên Văn cuối đời Đường có sự thay đổi trong cách định vị. Ông Trần Đoàn hiệu đính môn Tử Vi thì chắc chẳng còn theo phương pháp cũ trước thời ông ta .


Đúng như vậy anh Vodanhthiendia, sự hiệu đính này đã mang tính thống nhất khi chúng ta phối hợp giữa các môn thuật toán, ví dụ trong "Kim Hàm Ngọc Kính - Kỳ Môn", do Lưu Bá Ôn soạn, sao Cự môn phối Thiên nhuế, sao Liêm Trinh phối Thiên cầm, sao Vũ khúc phối Thiên tâm, sao Phá quân phối Thiên trụ, ...

#528 Vô Danh Thiên Địa

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3526 Bài viết:
  • 5108 thanks

Gửi vào 08/04/2013 - 08:45

Hi Duongtuong,

Tôi chỉ muốn xem TBTT mở quán nhậu như thế nào nên đặc câu hỏi với TBTT chơi và tôi cũng ngầm cho Lý giải ở con số 5 Thổ trong câu hỏi.
Dùng Số thì Mộc = 3 = 2+1 tức cũng đã có Tham và Lượng
Kim = 4 = 3+1 = 2+2
Thủy = 1 ( Dương ) nên cầu Lưỡng 2 được 1+1
Hỏa = 2 Lưỡng nên cầu Tham 3 được 2+2+2

Thanked by 1 Member:

#529 TuBinhTuTru

    Thượng Khách

  • Thượng Khách
  • 821 Bài viết:
  • 1515 thanks

Gửi vào 09/04/2013 - 05:56

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

DuongTuong, on 08/04/2013 - 06:49, said:

@ Bác TBTT

Cái nhìn của DT rất đơn giản (chứ không lắt léo chi tiết đòi hỏi lô-gic tuyệt đối) . Tràng sinh là dùng số . . . sinh (Còn số thành của nó thì đã chuẩn sinh cho hành kế tiếp- là chuyện khác rồi) . Thế nên , tại sao Tràng Sinh ngũ hành đơn không được dùng số "Zin" Thủy 1, Hỏa 2, Mộc 3, Kim 4, Thổ 5 ???

Ý của tôi cũng rất đơn giản, khi mà DuongTuong nói về "hành đơn" là muốn nói về các "con số" hay "hành của can" hoặc "hành của chi" vì DuongTuong cũng nói đến "hành nạp âm" nữa nên cần xác định cho rõ chứ không lắt léo gì cả!


Ví dụ của "hành đơn" là gì?



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

DuongTuong, on 08/04/2013 - 06:49, said:

Tiếp đến trong Tử vi, DT chỉ lần theo vết người xưa sau khi nạp âm thì thành cục : Thủy 2, Mộc 3, Kim 4 , Thổ 5, Hỏa 6 - nên nghiệm ra tất cả các hành đều có sự tương thông qua hành Thổ và đặc biệt hai chí cực Thủy & Hỏa - đã hoán chuyển thành số 2 & số 6 .

DuongTuong nói rằng: "Tràng sinh là dùng số . . . sinh" tức là: 1, 2, 3, 4, và 5.

1 viết Thủy
2 viết Hỏa
3 viết Mộc
4 viết Kim
5 viết Thổ

mà "... sau khi nạp âm thì thành cục : Thủy 2, Mộc 3, Kim 4 , Thổ 5, Hỏa 6 - nên nghiệm ra tất cả các hành đều có sự tương thông qua hành Thổ" là như thế nào?

Số "Sinh" : 1,2,3,4,5
Số "Thành": 6,7,8,9,10

Ở số "Thành" ta có:

06 = 1 + 5
07 = 2 + 5
08 = 3 + 5
09 = 4 + 5
10 = 5 + 5

do đó ta có thể nói số "Thành" là do số "Sinh" + 5 và nếu 5 đại diện cho hành Thổ thì mới có thể nói: "tất cả các hành đều có sự tương thông qua hành Thổ" nhưng mà là cho số "Thành" chứ không thể nào là "Thủy 2, Mộc 3, Kim 4 , Thổ 5" trừ phi "Hỏa 6" với số 6 là do:

1 + 5 = 1 + 2 + 3
2 + 4 = 2 + 1 + 3 = 2 + 2 + 2
3 + 3 = 1 + 2 + 1 + 2

vì rằng: 1,2,3,4 là số "Sinh" nguyên ủy chưa giao với 5 để nên số "Thành." DuongTuong có hiểu tôi muốn nói điều gì ở đây không?

Nay nói con số 5, người ta thường hay đem cái vế "tham thiên, lưỡng địa" là 2 + 3 = 5 và khai triển nhiều về nó từ xưa đến nay nhưng chắc gì có ai thấy một cái vế khác của con số 5 là: 1 + 4 = 5. (Copyright)

1 + 4 = 5 = 2 + 3



1 - thủy
4 - kim

2 - hỏa
3 - mộc

nên có thể nói rằng tập hợp "kim-thủy" hay "mộc-hỏa" mà có số "Sinh" của "thổ" vậy và tập hợp của 1 + 2 + 3 + 4 = 10 là số "Thành" của "Thổ."

Từ điểm này:


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

DuongTuong, on 08/04/2013 - 06:49, said:

Nên , số 2 là Hỏa (số sinh) x 3 = 6 ; số 6 trong Tử Vi là Hỏa cục - chứ là Thủy bao giờ ??? Nếu bác TBTT chưa thỏa - thì phàn nàn với ông Tổ Tử Vì sao không lô -gic mà lẫn lộn cho số Thủy & Hỏa đảo ngược như vậy ??? (và bác TBTT có thể đổi lại dùng số 6 - hay số 1 cho Thủy cục , số 2 thành Hỏa cục mà an sao Tử Vi ) .

con số 5 có thể là 2 + 3 hoặc 1 + 4 và như vậy theo lý luận của DuongTuong sẽ cho ra kết quả khác nhau. Với lại, DuongTuong cũng có nói: "đã có hơn ba mươi năm rồi - cách tham thiên lưỡng địa này đã có người giải thích" thì đó có phải là ông Tổ Tử Vi giải thích thế hay là người đời sao gọt sao cho vừa giày Thủy 2 cục và Hỏa 6 cục? Vì rằng, gần đây có tác giả Thiên Sứ còn gọt lên "Thủy 6 cục, Hỏa 2 cục" nữa kìa ...


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

DuongTuong, on 08/04/2013 - 06:49, said:

Từ các phần trên, có thể thấy đó là hai mặt Thể & Dụng đối đãi dung thông nhau để sinh sinh . Tại sao lại không cho phép ghép vào để nghiệm lý ???

DuongTuong đã có lý giải mặt Thể và Dụng của các con số hay ngũ hành là như thế nào chưa?


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

DuongTuong, on 08/04/2013 - 06:49, said:

Trong Đông phương học , theo DT cầu toàn là điều không thể . Nói cách khác, một khi ta giải được vấn đề không một khe hở thì ngay lúc đó ta biết mình . . . sai !!! Thế ! khi nghiên cứu về Đông phương thì ngoài cái phân biệt lô-gic ra , còn cần tinh thần viên dung vô ngại khi nhìn vào những vấn đề tưởng như phi lý của người xưa .

Tôi không nói về sự cầu toàn mà nói về hệ thống cần phải được nhất quán vì ta có thể kết hợp dùng nhiều hệ thống nhưng mỗi một hệ thống nó đều có nguyên tắc căn bản của nó.

Thanked by 1 Member:

#530 Vô Danh Thiên Địa

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3526 Bài viết:
  • 5108 thanks

Gửi vào 10/04/2013 - 03:19

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

TuBinhTuTru, on 09/04/2013 - 05:56, said:


Nay nói con số 5, người ta thường hay đem cái vế "tham thiên, lưỡng địa" là 2 + 3 = 5 và khai triển nhiều về nó từ xưa đến nay nhưng chắc gì có ai thấy một cái vế khác của con số 5 là: 1 + 4 = 5. (Copyright)

1 + 4 = 5 = 2 + 3



1 - thủy
4 - kim

2 - hỏa
3 - mộc

nên có thể nói rằng tập hợp "kim-thủy" hay "mộc-hỏa" mà có số "Sinh" của "thổ" vậy và tập hợp của 1 + 2 + 3 + 4 = 10 là số "Thành" của "Thổ."

Từ điểm này:




con số 5 có thể là 2 + 3 hoặc 1 + 4 và như vậy theo lý luận của DuongTuong sẽ cho ra kết quả khác nhau. Với lại, DuongTuong cũng có nói: "đã có hơn ba mươi năm rồi - cách tham thiên lưỡng địa này đã có người giải thích" thì đó có phải là ông Tổ Tử Vi giải thích thế hay là người đời sao gọt sao cho vừa giày Thủy 2 cục và Hỏa 6 cục? Vì rằng, gần đây có tác giả Thiên Sứ còn gọt lên "Thủy 6 cục, Hỏa 2 cục" nữa kìa ...



Làm sao để có thể Copyright cái này ? 1 + 4 = 5 = 2 + 3

Chúng là kiến thức phổ thông của phép toán cộng nên không thể copy right đươc.
Còn "kim-thủy" hay "mộc-hỏa" mà có số "Sinh" của "thổ" thì cũng là kiến thức theo định nghĩa của số và hành của Hà Đồ. Không có Copyright được đâu bởi đâu phải chỉ có ta thấy hay nguyên thủy do ta nghĩ ra những cái này.

Bây giờ thì TBTT chịu đi xe đạp 2 bánh "kim-thủy" hay "mộc-hỏa" rồi phải không ?

#531 TuBinhTuTru

    Thượng Khách

  • Thượng Khách
  • 821 Bài viết:
  • 1515 thanks

Gửi vào 10/04/2013 - 04:50

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

vodanhthiendia, on 10/04/2013 - 03:19, said:

Làm sao để có thể Copyright cái này ? 1 + 4 = 5 = 2 + 3

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Sao lại không? Đó giờ có ai khai triển "1 + 4" đâu ...

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

vodanhthiendia, on 10/04/2013 - 03:19, said:

Chúng là kiến thức phổ thông của phép toán cộng nên không thể copy right đươc.

Tất nhiên, đó là phép toán cộng nhưng phép toán cộng đâu có Thổ = Kim + Thủy, phải không hè? hí hí


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

vodanhthiendia, on 10/04/2013 - 03:19, said:

Còn "kim-thủy" hay "mộc-hỏa" mà có số "Sinh" của "thổ" thì cũng là kiến thức theo định nghĩa của số và hành của Hà Đồ. Không có Copyright được đâu bởi đâu phải chỉ có ta thấy hay nguyên thủy do ta nghĩ ra những cái này.

Thế thì sao có copyright cho "tham thiên lưỡng địa" mà lại không có copyright được cho "độc thiên quý địa" hay "nhất tung tứ hoành" hử? Ai đã từng khai triển điều này ... ?

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

vodanhthiendia, on 10/04/2013 - 03:19, said:

Bây giờ thì TBTT chịu đi xe đạp 2 bánh "kim-thủy" hay "mộc-hỏa" rồi phải không ?

Tôi đi xe 4 bánh mấy chục năm nay rồi

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

...

#532 Vô Danh Thiên Địa

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3526 Bài viết:
  • 5108 thanks

Gửi vào 10/04/2013 - 07:21

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

TuBinhTuTru, on 10/04/2013 - 04:50, said:



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Sao lại không? Đó giờ có ai khai triển "1 + 4" đâu ...



Tất nhiên, đó là phép toán cộng nhưng phép toán cộng đâu có Thổ = Kim + Thủy, phải không hè? hí hí




Thế thì sao có copyright cho "tham thiên lưỡng địa" mà lại không có copyright được cho "độc thiên quý địa" hay "nhất tung tứ hoành" hử? Ai đã từng khai triển điều này ... ?



Tôi đi xe 4 bánh mấy chục năm nay rồi

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

...

Thì cứ thử xem có xin được copyright không là biết liền. Không ai nói không có nghĩa là không ai biết.
Coi chừng lại gắn lộn hai bánh xe thổ mộ vào Ô tô đó nhen.

#533 TuBinhTuTru

    Thượng Khách

  • Thượng Khách
  • 821 Bài viết:
  • 1515 thanks

Gửi vào 11/04/2013 - 04:44

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

vodanhthiendia, on 10/04/2013 - 07:21, said:

Thì cứ thử xem có xin được copyright không là biết liền. Không ai nói không có nghĩa là không ai biết.
Coi chừng lại gắn lộn hai bánh xe thổ mộ vào Ô tô đó nhen.

Tôi không nói, Vodanhthiendia có biết không

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

?

3 + 2 = 5 = 4 + 1

Vodanhthiendia có biết ý chỉ của hàng số trên là như thế nào không? Tại sao, người ta chỉ nói nhiều về (3,2) mà đã có ai (ngoài tôi ra) nói về (4,1)?

Nói về ô tô ...


Ô tô ở Mỹ: xe có 1 bánh tay lái bên tả với 4 bánh xe

Ô tô ở Anh: xe có 1 bánh tay lái bên hữu với 4 bánh xe

... cũng là (3,2) với (4,1)

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



#534 Vô Danh Thiên Địa

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3526 Bài viết:
  • 5108 thanks

Gửi vào 11/04/2013 - 05:05

Tự mình biết riêng mình và ta biết riêng ta.
Quan trọng gì mà khoe không cần TBTT nói cũng biết phải không TBTT?

Có Ô tô nào bánh lái ở giữa 2-1-2 hay 1-3-1 không hè ? Hihi

#535 VuiVui

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 750 Bài viết:
  • 3835 thanks

Gửi vào 15/04/2013 - 02:40

Trích dẫn

@ Bác Vuivui

Lần nữa DT xin nhắc lại : Đồng ý, Khí tụ thì sinh, khí tán thì diệt - nhưng đây chỉ là một chiều ở mặt Thể . Còn qua mặt dụng trong đời sống, mặt thực tế, nếu gán ép cứng ngắc như vậy thì sẽ không có chữ sinh . Thí dụ: một người chỉ lo tụ khí (cho khỏe) mà không chịu tán thì có sinh hay không ???( Đây là trường hợp của các Đạo gia tu luyện bảo tồn chân khí, muốn . . Back to the future - biểu tượng thời gian về nguồn - biểu tượng con rắn quần về đỉnh - mong thành trường sinh bất tử ) . Nhưng trên dòng chảy đời sống là sinh sinh , tức sinh rồi lại sinh (chứ không phải là Trường sinh bất tử) , thì phải tán mới có lý sinh - Ở mặt dụng, thực tế đời sống và ngay trong khoa Tử vi - tất cả đều khởi đầu từ câu Dương tán Âm tụ - Phu Xướng (tán) thì phụ mới Tùy (tụ) -( Khởi thuận (tán) rồi mới nghịch (tụ) thành Mệnh; khởi thuận (tán) rồi khởi thuận (tán) lần nữa để an Thân - là lý nhấn mạnh biểu tượng sinh sinh ở cõi hiện sinh) . Nên Tụ chỉ là giai đoạn thành mà khởi đầu tán tức là lý sinh vậy .

Chào anh Duongtuong.
Cái phần anh viết trên, là rơi vào trạng huống "ông nói gà, bà nói vịt" mất rồi. Bởi vì, khi nói sinh – diệt với tụ – tán thì như tôi đã "định nghĩa" trên cơ sở nguyên nghĩa của những ứng dụng khái niệm khoa học thì nó chỉ ... tới chỗ như anh nói : ở mặt Thể. Chứ nói tới dụng thì vô cùng, và vì thế, nó sẽ trở nên vô nghĩa trên phương diện tổng quát. Và vì vậy, khi dừng ở chỗ "Thể" thì không có chuyện gượng ép hay cứng ngắc gì ở đây cả. Anh thử nghĩ xem. Tập hợp các phần tử thì ... tạo nên một tập hợp. Nhưng cái tập hợp ấy, khi chỉ là tập hợp thôi – theo nghĩa Thể của anh – thì tập hợp sinh thanh. Nhưng nếu anh muốn Dụng nó, thì sẽ thế nào. Chỉ riêng trong lĩnh vực toán học thôi, anh cũng sẽ có. Nào là lý thuyết dãy, lý thuyết tô pô, lý thuyết trường các số thực, số ảo, số nguyên tố, ... lý thuyết về số lớn, ... nhiều lắm anh ạ. Thế có phải là, nếu muốn khái quát trên phương diện Dụng của anh, thử hỏi anh có thể chăng ?
Cũng như cái ví dụ anh nói, một người chỉ lo tụ khí cho khỏe thì có sinh hay không khi không chịu tán ? Ấy là một đằng tôi nói, anh ta tụ khí, ấy là năng lượng được sinh – theo nghĩa sinh lý học khi nghỉ ngơi thì năng lượng phục hồi. Chứ không nói tới chuyện anh ta có khỏe hay không. Cái lượng năng lượng, trước đó tản mát do hoạt động, thì sau khi nghỉ ngơi, nó được "tái sinh". Và chỉ nói chuyện năng lượng mà thôi, chứ không bàn tới cái dụng của năng lượng ấy. Có thể anh ta có năng lượng thì anh ta khỏe lên – sức lực được sinh – nhưng cũng chưa chắc, ó khi anh ta nhiều năng lượng, thì anh ta lại dùng nó để làm chuyện bậy, và bị đánh cho bầm dập thì sao, ... nhiều chuyện lắm. Cái dụng ấy của năng lượng, nó vô vàn.
Cho nên, một đường tôi nói thể, anh nói dụng – theo nghĩa của anh – thì đúng là ông nói gà bà nói vịt chứ còn gì nữa.
Chuyện này, bài trước đây với anh, tôi đã nói rồi.

Trích dẫn

Vấn đề ánh sáng , với cái nhìn thiển cận của DT, chỉ thấy ánh sáng khi được phát tán ra thì mới sáng, còn tụ (tức giai đoạn thu nạp năng lượng) thì không . Thí dụ : mặt trời thuộc Dương , Thể của nó là thường hằng, là tụ, là thu súc - nhưng dụng của nó là phát tán ánh sáng mà "sinh" đời sống vạn hữu . (Giả sử mặt Trời chỉ tụ năng lượng mà không chịu phát tán thì có ánh sáng, sự sinh không ? Ví như một cái máy châm cứu, mổ xẻ bằng tia Laser, thì giai đoạn tụ nạp năng lượng nó đâu phát sáng ! Chỉ khi ta bấm nút "tán" nó ra thì nó mới phát sáng chữa bệnh ????).

Anh Duongtuong ạ, tôi mô tả thế này thì anh hiểu này. Độ sáng của ánh sáng chiếu lên một điểm, hay một tiết diện nào đó thì phụ thuộc vào : Mật độ sáng – tỷ lệ thuận với số lượng tử ánh sáng tới điểm hay tiết diện đó, và vào hình dạng của tiết diện hứng sáng đó.
Thế có nghĩa là gì ? Mật độ sáng, chính là sự so sánh tương đối về tụ – tán của anh sáng tới tiết diện đó. Độ hội tụ ánh sáng càng lớn thì tiết diện được chiếu sáng đó càng sáng, càng nhìn rõ hơn. Ngược lại, anh sáng mà bị tản mát, độ hội tụ kém, thì tiết diện đó càng tối. Có đúng không nhỉ ?
Cái định nghĩa này, nó là định nghĩa khoa học, cũng có nghĩa là nó đúng đối với mọi trường hợp đó anh. Nếu anh có thấy nó khác, không đúng, thì chỉ có là do anh hiểu sai cái định nghĩa khoa học đó, hoặc là do anh không hiểu bản chất của đối tượng mà anh quán xét, nên anh mới không thấy nó vẫn chỉ là tuân theo cái luật vật lý ấy mà thôi.
Khi người ta nói sáng với tối, là nói tới cái nơi, chỗ mà được ánh sáng chiếu tới.
Cũng vậy, với ví dụ anh đề cập tới, cái vật anh muốn nhìn cho rõ, nó lại chính là nguồn sáng. Thì cái chuyện tối sáng ấy, nó vẫn phụ thuộc, tỷ lệ thuận với cường độ sáng – mà ngôn ngữ vật lý gọi là Quang thông – đi qua tiết diện xác định bao quanh nguồn sáng đó. Quang thông càng lớn, nguồn sáng càng chói, và ngược lại thì sẽ mờ. Đó cũng chính là cái chuyện tụ với tán ánh sáng đó anh.

Trích dẫn

Nói về khí , DT thắc mắc (. . thấp tầng) : Trời thuộc Dương , Đất thuộc Âm - thì tại sao Trời có & lấy khí Âm ở đâu mà giáng ?? Đất có & lấy khí Dương ở đâu mà thăng ??? Nếu nói mỗi Trời & Đất có cả hai khí thì lúc đó khí Dương của Trời, khí Âm của đất ở đâu & thăng hay giáng ???

Câu này tôi trích từ bài của anh GiaThi, hình như là của Hoài Nam Tử thì phải. Như anh hỏi đó thì lại là chuyện của vấn đề khác, nó không ở trong chương trình tụ – tán. Gặp khi thuận lợi, có hứng, tôi sẽ nói tới chuyện này, nhưng chắc là sẽ ở một chủ đề khác.

Trích dẫn

Còn chữ Giao - gặp gỡ, tụ lại . Đó chỉ là hình thái việc đã thành sau khi giao . Bởi, khi nói chữ Giao tức là động từ, tức biểu tượng hoạt động - mà hễ hoạt động tức đã "tán " rồi vậy ( nên mới có lý sinh - mà hình thành sự gặp gỡ) ????
.........................

Thì cũng vẫn rơi vào cái chuyện thể với dụng của anh thôi. Như người ta nói, vợ chồng đoàn tụ, thì không lẽ là tán chăng ? Còn cái chuyện họ làm gì với nhau mà mất sức, thì đó là chuyện về Dụng. Gọi là Dụng – yêu, có thể chăng ???
@tripheo

Trích dẫn

Cháu không hiểu biết gì nhiều nhưng thấy quan điểm của chú Vuivui Tụ là sinh mà Tán là diệt thì có phần cứng ngắc quá, cháu ví dụ như khi ở môi trường rất khó khăn, nguồn thức ăn vô cùng khan hiếm, khi tụ lại đồng nghĩa với việc chết. Ta có thể nhìn thấy rõ ràng khi mà cây cối ở vào vùng đất mà kém màu mỡ thì rễ của chúng đa phần là rễ chùm (tán), phải tán ra thì mới có thể tìm kiếm sự sống cho mình. Tụ là để tán, sinh là để diệt, có cái sinh thì phải có cái bị diệt.

Cháu chưa hiểu nhiều thì phải đọc nhiều hơn, đọc kỹ hơn. Chứ nói như thế là sai cơ bản rồi.
Thân ái.

Thanked by 1 Member:

#536 DuongTuong

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 8 Bài viết:
  • 27 thanks

Gửi vào 15/04/2013 - 12:14

@ Bác TBTT,

Theo nhận định đơn giản của DT Tràng sinh thì dùng số sinh :

* Số sinh ngũ hành theo nguyên thủy : Thủy 1, Hỏa 2, Mộc 3. Kim 4, Thổ 5 (và tất nhiên số thành sẽ là 6. 7. 8 . . .) . Quan điểm của DT cho đây là Thể số .

* Qua đến Tử Vi, được đặt để : Thủy 2 cục, Mộc 3 cục, Kim 4 cục, Thổ 5 cục, Hỏa 6 cục (còn số thành . . . không thấy Tổ sư Tử vi nhắc đến ! Nhưng DT nghĩ số thành đã được cụ thể hóa bằng những tinh đẩu rồi chăng ?) . Quan điểm của DT cho đây là Dụng số .

Tuy cả hai đều là số sinh , nhưng đúng như bác TBTT thấy sự hở sườn của DT (như Nhậm Ngã Hành để lộ khuyết, dụ cho sư Phương Chứng điểm vào) - là " tất cả các hành đều có sự tương thông qua hành Thổ " . Đúng ! quá trình từ số sinh (Thể) qua số sinh (Dụng) đều có vết trung chuyển của hành Thổ -( tức số thành sau khi được +5) - nhằm điều hòa các hành (nhất là hành mâu thuẫn nhau) - chuẩn sinh cho hành kế tiếp liên tục theo lý sinh rồi lại sinh .

Trở về nguyên thủy, với Thể số thử đặt vào các cung địa bàn theo mỗi hành từ sinh đến thành theo chiều thuận ta có :

Thủy : Tí 1 - Dần 6 .
Mộc : Mẹo 3 - Tỵ 8 .
Hỏa : Ngọ 2 - Thân 7 .
Kim : Dậu 4 - Hợi 9 .
(Thổ là hành trung tâm - 5, 10 - Thìn Tuất Sửu Mùi - Tuy nhiên không bàn sâu thêm ở đây) .

(Điều trên đặt theo ý riêng của DT . Nếu có ai đã . . . đăng ký chính chủ rồi thì DT xin thứ lỗi, xin hiểu chỉ là sự trùng lắp chứ không phải cố tình copy . Dân huyền học với nhau mà - đã là huyền, không ràng buộc bờ mé - thì hà tất phải tự đóng khung giới hạn bởi . . . chính chủ chi cho mệt ??? Việc còn lại là lương tâm người dùng, tự phán xét mình có chôm chỉa của người khác nhận vơ vào mình hay không mà thôi ) .

Đặt các số trên xong, giờ tới lượt . . . gọt giày cho vừa số cục trong Tử Vi .

Tử Vi là môn thiên về dụng . Do vậy chú trọng về phát tán, sinh rồi lại sinh - nên vòng Tràng sinh phải luôn khởi tại cung sinh . (Trong khi đó Tử Bình nghiêng về Thể - những biến động là tiến trình quay về tự nhiên của khí, về sự tĩnh lặng (tính KHÔNG của Thổ - nên chú trọng sao Mộ luôn ở cung Mộ) . Do Điểm là cung sinh , nên thử nghiệm lý 4 cung sinh Tử Vi qua tượng số :

* Cung Dần với số thành của Thủy là 6 (1+5) : biểu hiện Thủy vào giai đoạn sắp tàn, ---> bắt đầu chuyển khí mùa Xuân ---> Tràng sinh Hỏa theo đó nảy sinh = Tràng sinh Hỏa mang cục số 6 . Vi` , thử . . . gọt :

+ Số 6 là số tham thiên của Hỏa (2 + 2 +2 ) như đã nói bài trước .

+ Không thể dùng 3 + 3 vì 3 thuộc Mộc và hành Hỏa viêm thượng nên không thể là số lưỡng địa .

+ Không thể là 5 + 1 , Vì số 5 thuộc Thổ . Số 1 là căn bản của tất cả các số, là sinh của sinh số, cũng có nghĩa thể của thể số, . Trong khi đó Tử Vi vốn là môn học về dụng nên khởi từ số 2 (biểu tượng phân tán chia lìa , nhị nguyên) .

(Để hiểu thêm về số 1 , nhớ về truyện Võ Lâm Ngũ Bá . Khi Vương Trùng Dương đặt Một ngón tay lên Cửu(+) Âm (-) chân kinh - Vạn pháp (Dương Âm) qui về 1 = Không còn bàn cãi , tranh chấp hay biến dịch gì nữa ) .

Theo trên, thấy rõ qua hành Thổ , số 6 đã viên thông cả hai hành mâu thuẫn Hỏa Thủy nằm trong nhau mà vẫn sinh sinh vô ngại ! Bác TBTT có hình dung ra hay không ???

* Cung Tỵ với số thành của Mộc là 8 (3+5) : biểu hiện Mộc vào giai đoạn sắp tàn, ---> bắt đầu chuyển khí mùa Hạ --->( nhờ mang Thổ 5) ---> Tràng sinh Kim từ đây nảy sinh . Tràng sinh Kim mang cục số 4 . Vì :

+ Số thành 8 của Mộc đồng thời cũng là lưỡng địa của số sinh Kim (4+4) .
+ Nhưng vì là sinh, Kim "không thể dùng số thành" (8), số sinh chỉ có 5 bậc (trong Tử Vi là 2,3,4,5,6) .
+ Hành Kim chính nó có đủ 2 chiều (Tòng Cách) nên đủ biểu hiện chính nó bằng số sinh nhỏ nhất là 4 .

Theo trên, thấy rõ qua hành Thổ , số 8 đã viên thông cả hai hành mâu thuẫn Kim Mộc nằm trong nhau mà vẫn sinh sinh vô ngại !

* Cung Thân với số thành của Hỏa là 7 (2+5) : biểu hiện Hỏa vào giai đoạn sắp tàn, -( nhờ mang Thổ 5)--> bắt đầu chuyển khí mùa Thu ---> Tràng Sinh Thủy từ đây nảy sinh . Tràng sinh Thủy mang cục số 2 . Vì :

+ Số thành 7 không thể là 3+4, vì 3 và 4 thuộc Mộc & Kim .

+ Không thể là 6+1 . Vì 1 là Thể của thể số như đã nói trên và 1 không biểu hiện được tính lưỡng địa thấm xuống của Thủy . Và 6 nếu cho là Thủy thì lại là số thành của chính nó - không thể dùng để . . . sinh . Và quan trọng hơn hết :

+ Số 7 được chia thành 5 & 2 , là Thổ Ngũ cục & Thủy Nhị cục đồng sinh tại cung địa bàn Thân . Đây có phải là lý do cổ nhân đặt Tràng Sinh Thủy & Thổ đồng cung Thân trong Dụng học Tử Vi (để cân bằng Tràng Sinh hành đơn Tràng Sinh Hỏa & Thổ đồng cung tại Dần !) . Có phải lý do này phát nguồn từ quẻ Hậu Thiên phân chia hành Thổ (Cấn & Khôn tại Dần & Thân) để phụ Tràng Sinh Hỏa & Thủy nhi hành ??? Có phải cũng vì lý này nên ngay cả khi hiện thực tinh đẩu , Tử Vi (Thổ) luôn tam hợp với Liêm Trinh (Hỏa) và Thiên Phủ (Thổ) luôn tam hạp Thiên Tướng (Thủy) ???? ) .

* Cung Hợi với số thành của Kim là 9 (4+5) : . . . . Xin quí bác , quí bạn nghiệm theo lý đã nêu trên (chủ yếu số thành 9 (4+5) của Kim , tức qua Thổ tương thông là số tham thiên (3+3+3) của Mộc ) .

Các điều trên đều là . . . gọt giày , nên chắc chắn không thể vừa y' tất cả quan điểm ! DT thích gọt giày , vì mình tự gọt sẽ thú vị hơn mang cái ni tấc mà cổ nhân đóng sẵn ( thì còn chuyện chi nói nữa) ??? Vì chủ trương không ni tấc nên DT không thể định nghĩa, đóng khung Thể Dụng là cái gì . DT chỉ tự nghiệm : với số sinh 1,2,3,4,5 . . là Thể , còn sang Tử Vi 2,3,4,5,6, là Dụng . Truyên kiếm hiệp thì Võ Lâm Ngũ bá là Thể , Anh Hùng Xạ điêu là dụng . Trong nhạc, Thể là . . ." Mưa vẫn mưa bay trên tầng tháp cổ" - Nên mới có dụng . . . "Dài tay em mấy thưở mắt xanh xao".. . . .

Tự mỗi người siêng gọt mà chứng riêng mình .

@ Bác VuiVui,

Bác diễn tả ánh sáng - thì cũng giống như khí tán thì yếu , khí tụ thì khỏe - DT đã nói là hiểu & đồng ý . Nhưng trước khi "cái tiết diện" được tụ đó - có phải do một vật gì khác tán ánh sáng ra nên mới có được sự tụ này ??? (Và sau khi "cái tiết diện" đó tụ rồi - giữ nguyên đó thì có sự sinh chăng ???) . Cho nên lý sinh sinh ở dụng là "Khí Dương của Trời tán ra được khí Âm của Đất thu súc mà sinh vạn hữu " - là lẽ tự nhiên vậy . (Cứ đơn giản nghiệm giao hợp Nam Nữ là rõ- Ví như người Nam không chịu tán thì người Nữ có tụ được chăng ?)

DT nghĩ tới đây hiểu thì đã hiểu . Mỗi người tự chứng mà đi . Bàn thêm cũng chỉ thừa, DT xin phép bác được ngưng tại đây . Cám ơn bác nhiều .

Thanked by 3 Members:

#537 VuiVui

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 750 Bài viết:
  • 3835 thanks

Gửi vào 15/04/2013 - 16:49

Trích dẫn

@ Bác VuiVui,

Bác diễn tả ánh sáng - thì cũng giống như khí tán thì yếu , khí tụ thì khỏe - DT đã nói là hiểu & đồng ý . Nhưng trước khi "cái tiết diện" được tụ đó - có phải do một vật gì khác tán ánh sáng ra nên mới có được sự tụ này ??? (Và sau khi "cái tiết diện" đó tụ rồi - giữ nguyên đó thì có sự sinh chăng ???) . Cho nên lý sinh sinh ở dụng là "Khí Dương của Trời tán ra được khí Âm của Đất thu súc mà sinh vạn hữu " - là lẽ tự nhiên vậy . (Cứ đơn giản nghiệm giao hợp Nam Nữ là rõ- Ví như người Nam không chịu tán thì người Nữ có tụ được chăng ?)

DT nghĩ tới đây hiểu thì đã hiểu . Mỗi người tự chứng mà đi . Bàn thêm cũng chỉ thừa, DT xin phép bác được ngưng tại đây . Cám ơn bác nhiều .

Cám ơn anh DT.
Khi viết bài vừa rồi, chỗ viết về ánh sáng tụ tán, tôi biết thế nào anh cũng có đề cập tới chuyện tán phát ánh sáng của nguồn sáng, nên cũng đã giải thích tỏ tường một cách nhất quán theo quan điểm vật lý – và khi vật lý đúng, thì đương nhiên nó đúng ở dạng một định luật. Đồng thời tôi cũng đã có sẵn câu trả lời khi anh "bỏ định luật" mà "tiến đến" tận nguồn sáng, khi ấy chỉ thấy nguồn Tán Phát ánh sáng. Và "đứng ở đó" mà nói, do tán mà sáng.
Thế nhưng, nếu hiểu như thế là phạm lý dịch của âm dương. Mà nếu đi sâu hơn vào vật lý một chút, thì sẽ thấy rõ bản chất của vấn đề. Đó là, dịch lý thì tụ tán là cặp âm dương, có tán thì phải có tụ. Anh đứng ở nguồn sáng mà bảo nó tán thì mới sáng, thì cái nguồn đó nó tụ cái gì trước khi nó tán ?
Rõ ràng, khi có sáng tối với tụ và tán, thì khi tán mà sáng, thì phải có tụ cái gì đó cũng thuộc về ánh sáng chứ ! Phải chăng, đó là năng lượng, là kích thích nguồn sáng phát sáng ?
Đúng vậy, và chỉ có thể là như vậy. Nếu không có cái tụ ấy, thì cái tán của anh không được rồi. Đúng ra là không có nghĩa.
Nếu vậy thì các nhà vật lý giải thích thế nào với hiện tượng này ?
Đó là nguồn sáng – các electron – khi bị kích thích bởi nguồn năng lượng khác tới (khi ấy nguồn sáng được xem là tụ , hay thu năng lượng từ nguồn khác tới) và do nó tụ, sẽ chuyển sang trạng thái kích thích. Trạng thái này không bền nên electron sẽ nhảy xuống trạng thái bền hơn – trạng thái với mức năng lượng thấp hơn, và do đó phát ra anh sáng.
Khi đó, cái gọi là sinh với diệt nó chính là nguồn sáng bị kích thích nên trạng thái kích thích được sinh ra, và khi nguồn sáng trở về tráng thái cũ ấy gọi là nguồn sáng tán năng lượng dưới dạng ánh sáng. Tức là trạng thái kích thích bị hủy. Tụ với tán của nguồn sáng, khi ấy phải theo nghĩa sinh hủy của trạng thái kích thích, chứ không phải theo nghĩa sáng tối nữa, sáng và tối chỉ là Dụng của cái sự biến đổi trạng thái năng lượng của nguồn sáng mà thôi. Nếu anh cố đi tới chuyện sáng tối, thì đó lại sang tới cái như anh nói – là cái Dụng rồi. Vậy thôi.
Chuyện của người nữ với người nam cũng vậy thôi, anh cứ nghĩ tới cái Dụng thì nó sẽ đưa anh đi tới chỗ vô cùng – như tôi đã ví dụ về tập hợp cho anh rõ rồi.
Anh có nói rằng hiểu thì đã hiểu rồi, tôi cũng tin như vậy. Nhưng tôi cũng cho rằng khi anh còn nghĩ tới nguồn sáng kiểu như vậy, thì điều đó sẽ làm khó anh trong nhiều chuyên đề khác nữa, và ngay chính trong chuyên đề này, nó cũng không dừng ở đây. Thôi, cứ từ từ vậy.
Thân ái.

Thanked by 1 Member:

#538 banghuynh

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 358 Bài viết:
  • 550 thanks

Gửi vào 15/04/2013 - 17:34

@Chú VuiVui : Phần diễn giải của chú có phải gói gọn trong cái "Thể" tính nhất quán của 1 "vật" mà không nó rộng ra phần "Dụng" vì phần "Dụng" quá mênh mông không thể cô động vậy. Phải không chú?
Kính!

#539 TuBinhTuTru

    Thượng Khách

  • Thượng Khách
  • 821 Bài viết:
  • 1515 thanks

Gửi vào 16/04/2013 - 02:06

Thà như một Nhậm Ngã Hành (làm theo ý mình) với những thể hiện trần trụi (gọt chân - thì ngang nhiên nói gọt chân mà không thèm che dấu) dưới đây mới là người có bản lãnh thực sự với sở đắc chân chính.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

DuongTuong, on 15/04/2013 - 12:14, said:

@ Bác TBTT,

Theo nhận định đơn giản của DT Tràng sinh thì dùng số sinh :

* Số sinh ngũ hành theo nguyên thủy : Thủy 1, Hỏa 2, Mộc 3. Kim 4, Thổ 5 (và tất nhiên số thành sẽ là 6. 7. 8 . . .) . Quan điểm của DT cho đây là Thể số .

* Qua đến Tử Vi, được đặt để : Thủy 2 cục, Mộc 3 cục, Kim 4 cục, Thổ 5 cục, Hỏa 6 cục (còn số thành . . . không thấy Tổ sư Tử vi nhắc đến ! Nhưng DT nghĩ số thành đã được cụ thể hóa bằng những tinh đẩu rồi chăng ?) . Quan điểm của DT cho đây là Dụng số .

Tuy cả hai đều là số sinh , nhưng đúng như bác TBTT thấy sự hở sườn của DT (như Nhậm Ngã Hành để lộ khuyết, dụ cho sư Phương Chứng điểm vào) - là " tất cả các hành đều có sự tương thông qua hành Thổ " . Đúng ! quá trình từ số sinh (Thể) qua số sinh (Dụng) đều có vết trung chuyển của hành Thổ -( tức số thành sau khi được +5) - nhằm điều hòa các hành (nhất là hành mâu thuẫn nhau) - chuẩn sinh cho hành kế tiếp liên tục theo lý sinh rồi lại sinh .

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Hấp tinh đại pháp có cái lợi mà cũng có hại nếu gặp phải Tả Lãnh Thiền tương kế tựu kế phóng Hàn ngọc chân khí vào cho tứ chi bách thể không thể cử động được rồi sao; nếu gặp Phương Chứng đại sư thì khác ...

Được, thể theo lý giải của DuongTuong là:

THỂ - * Số sinh ngũ hành theo nguyên thủy: 1,2,3,4,5 (thủy,hỏa,mộc,kim,thổ)
DỤNG - * Số cục của Tử Vi: 2,3,4,5,6 (thủy,mộc,kim,thổ,hỏa)


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

DuongTuong, on 15/04/2013 - 12:14, said:

Trở về nguyên thủy, với Thể số thử đặt vào các cung địa bàn theo mỗi hành từ sinh đến thành theo chiều thuận ta có :

Thủy : Tí 1 - Dần 6 .
Mộc : Mẹo 3 - Tỵ 8 .
Hỏa : Ngọ 2 - Thân 7 .
Kim : Dậu 4 - Hợi 9 .
(Thổ là hành trung tâm - 5, 10 - Thìn Tuất Sửu Mùi - Tuy nhiên không bàn sâu thêm ở đây) .

(Điều trên đặt theo ý riêng của DT . Nếu có ai đã . . . đăng ký chính chủ rồi thì DT xin thứ lỗi, xin hiểu chỉ là sự trùng lắp chứ không phải cố tình copy . Dân huyền học với nhau mà - đã là huyền, không ràng buộc bờ mé - thì hà tất phải tự đóng khung giới hạn bởi . . . chính chủ chi cho mệt ??? Việc còn lại là lương tâm người dùng, tự phán xét mình có chôm chỉa của người khác nhận vơ vào mình hay không mà thôi ) .

Okay

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

trường phái ... với những con số theo "hữu nhậm" mà có một thời Độc cô cửu kiếm "Tubinhgiagia" cũng đã từng tung hoành:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



phải chăng DuongTuong là môn đồ của ông ta?


Vẫn dựa trên Hà Đồ làm gốc:

Dần-Mão: nhóm Mộc đới Thủy
Tỵ-Ngọ: nhóm Hỏa đới Mộc
Thân-Dậu: nhóm Kim đới Hỏa (*)
Hợi-Tí: nhóm Thủy đới Kim


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

DuongTuong, on 15/04/2013 - 12:14, said:

Đặt các số trên xong, giờ tới lượt . . . gọt giày cho vừa số cục trong Tử Vi .

Tử Vi là môn thiên về dụng . Do vậy chú trọng về phát tán, sinh rồi lại sinh - nên vòng Tràng sinh phải luôn khởi tại cung sinh . (Trong khi đó Tử Bình nghiêng về Thể - những biến động là tiến trình quay về tự nhiên của khí, về sự tĩnh lặng (tính KHÔNG của Thổ - nên chú trọng sao Mộ luôn ở cung Mộ) . Do Điểm là cung sinh , nên thử nghiệm lý 4 cung sinh Tử Vi qua tượng số :

Tử Vi cũng có nhiều môn nhiều phái và Trường Sinh cũng đã cho khởi ở Tứ Chính kia mà ... và Mộ vẫn ở Tứ Mộ cung v.v...


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

DuongTuong, on 15/04/2013 - 12:14, said:

* Cung Dần với số thành của Thủy là 6 (1+5) : biểu hiện Thủy vào giai đoạn sắp tàn, ---> bắt đầu chuyển khí mùa Xuân ---> Tràng sinh Hỏa theo đó nảy sinh = Tràng sinh Hỏa mang cục số 6 . Vi` , thử . . . gọt :

+ Số 6 là số tham thiên của Hỏa (2 + 2 +2 ) như đã nói bài trước .

+ Không thể dùng 3 + 3 vì 3 thuộc Mộc và hành Hỏa viêm thượng nên không thể là số lưỡng địa .

+ Không thể là 5 + 1 , Vì số 5 thuộc Thổ . Số 1 là căn bản của tất cả các số, là sinh của sinh số, cũng có nghĩa thể của thể số, . Trong khi đó Tử Vi vốn là môn học về dụng nên khởi từ số 2 (biểu tượng phân tán chia lìa , nhị nguyên) .

(Để hiểu thêm về số 1 , nhớ về truyện Võ Lâm Ngũ Bá . Khi Vương Trùng Dương đặt Một ngón tay lên Cửu(+) Âm (-) chân kinh - Vạn pháp (Dương Âm) qui về 1 = Không còn bàn cãi , tranh chấp hay biến dịch gì nữa ) .

Theo trên, thấy rõ qua hành Thổ , số 6 đã viên thông cả hai hành mâu thuẫn Hỏa Thủy nằm trong nhau mà vẫn sinh sinh vô ngại ! Bác TBTT có hình dung ra hay không ???

Sao lại không hình dung ra được, nhưng đó lại là logic không nhất quán cho DuongTuong vì sao?

+ Không thể là 5 + 1 , Vì số 5 thuộc Thổ . Số 1 là căn bản của tất cả các số, là sinh của sinh số, cũng có nghĩa thể của thể số, . Trong khi đó Tử Vi vốn là môn học về dụng nên khởi từ số 2 (biểu tượng phân tán chia lìa , nhị nguyên) .

Vậy 2 là Hỏa, phải không?

Thế thì, ở:

+ Số 7 được chia thành 5 & 2 , là Thổ Ngũ cục & Thủy Nhị cục đồng sinh tại cung địa bàn Thân .

Chẳng phải, 2 là Hỏa sao mà lại gọt thành Thủy?


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

DuongTuong, on 15/04/2013 - 12:14, said:

* Cung Tỵ với số thành của Mộc là 8 (3+5) : biểu hiện Mộc vào giai đoạn sắp tàn, ---> bắt đầu chuyển khí mùa Hạ --->( nhờ mang Thổ 5) ---> Tràng sinh Kim từ đây nảy sinh . Tràng sinh Kim mang cục số 4 . Vì :

+ Số thành 8 của Mộc đồng thời cũng là lưỡng địa của số sinh Kim (4+4) .
+ Nhưng vì là sinh, Kim "không thể dùng số thành" (8), số sinh chỉ có 5 bậc (trong Tử Vi là 2,3,4,5,6) .
+ Hành Kim chính nó có đủ 2 chiều (Tòng Cách) nên đủ biểu hiện chính nó bằng số sinh nhỏ nhất là 4 .

Theo trên, thấy rõ qua hành Thổ , số 8 đã viên thông cả hai hành mâu thuẫn Kim Mộc nằm trong nhau mà vẫn sinh sinh vô ngại !

* Cung Thân với số thành của Hỏa là 7 (2+5) : biểu hiện Hỏa vào giai đoạn sắp tàn, -( nhờ mang Thổ 5)--> bắt đầu chuyển khí mùa Thu ---> Tràng Sinh Thủy từ đây nảy sinh . Tràng sinh Thủy mang cục số 2 . Vì :

+ Số thành 7 không thể là 3+4, vì 3 và 4 thuộc Mộc & Kim .

+ Không thể là 6+1 . Vì 1 là Thể của thể số như đã nói trên và 1 không biểu hiện được tính lưỡng địa thấm xuống của Thủy . Và 6 nếu cho là Thủy thì lại là số thành của chính nó - không thể dùng để . . . sinh . Và quan trọng hơn hết :

+ Số 7 được chia thành 5 & 2 , là Thổ Ngũ cục & Thủy Nhị cục đồng sinh tại cung địa bàn Thân . Đây có phải là lý do cổ nhân đặt Tràng Sinh Thủy & Thổ đồng cung Thân trong Dụng học Tử Vi (để cân bằng Tràng Sinh hành đơn Tràng Sinh Hỏa & Thổ đồng cung tại Dần !) . Có phải lý do này phát nguồn từ quẻ Hậu Thiên phân chia hành Thổ (Cấn & Khôn tại Dần & Thân) để phụ Tràng Sinh Hỏa & Thủy nhi hành ??? Có phải cũng vì lý này nên ngay cả khi hiện thực tinh đẩu , Tử Vi (Thổ) luôn tam hợp với Liêm Trinh (Hỏa) và Thiên Phủ (Thổ) luôn tam hạp Thiên Tướng (Thủy) ???? ) .

* Cung Hợi với số thành của Kim là 9 (4+5) : . . . . Xin quí bác , quí bạn nghiệm theo lý đã nêu trên (chủ yếu số thành 9 (4+5) của Kim , tức qua Thổ tương thông là số tham thiên (3+3+3) của Mộc ) .

Những phần trên sẽ được hoàn bị nếu DuongTuong lý giải được vấn nạn tôi đề ra ...


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

DuongTuong, on 15/04/2013 - 12:14, said:

Các điều trên đều là . . . gọt giày , nên chắc chắn không thể vừa y' tất cả quan điểm ! DT thích gọt giày , vì mình tự gọt sẽ thú vị hơn mang cái ni tấc mà cổ nhân đóng sẵn ( thì còn chuyện chi nói nữa) ??? Vì chủ trương không ni tấc nên DT không thể định nghĩa, đóng khung Thể Dụng là cái gì . DT chỉ tự nghiệm : với số sinh 1,2,3,4,5 . . là Thể , còn sang Tử Vi 2,3,4,5,6, là Dụng . Truyên kiếm hiệp thì Võ Lâm Ngũ bá là Thể , Anh Hùng Xạ điêu là dụng . Trong nhạc, Thể là . . ." Mưa vẫn mưa bay trên tầng tháp cổ" - Nên mới có dụng . . . "Dài tay em mấy thưở mắt xanh xao".. . . .

Tự mỗi người siêng gọt mà chứng riêng mình .

Tất nhiên, không ai cấm ai gọt, nhưng gọt phải có hệ thống logic nhất quán thì hay hơn "cổ nhân đã xác định – khi chưa phản biện cổ nhân, chúng ta vẫn cứ chấp nhận như một thông lê – rằng, Kim sinh ở tị, thủy sinh ở thân – cung địa bàn – mộc sinh ở hợi, hỏa sinh ở dần"; nếu vậy, thì nhắm mắt đưa chân như đó giờ thánh bảo sao thì y vậy đi - chứ ra điều lý giải in tuồng Thủy/Thổ cùng tụ ở Thân cung vì đồng chí hướng "sinh/dưỡng" cho Mộc nên Thủy tụ nhờ Thổ sinh v.v...

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Dẫu sao, tôi vẫn đánh giá cao lý giải của DuongTuong hơn hết!

Thanked by 1 Member:

#540 ConLuan

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 275 Bài viết:
  • 416 thanks

Gửi vào 16/04/2013 - 10:21

Lý giải Tụ sinh tán diệt của vuivui là đúng rồi. Còn suy diễn thêm dụng hay thể hoặc tụ thì die , tán thì sống .. thì bó tay.

Thanked by 1 Member:





Similar Topics Collapse

4 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 4 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |