Lần nữa DT xin nhắc lại : Đồng ý, Khí tụ thì sinh, khí tán thì diệt - nhưng đây chỉ là một chiều ở mặt Thể . Còn qua mặt dụng trong đời sống, mặt thực tế, nếu gán ép cứng ngắc như vậy thì sẽ không có chữ sinh . Thí dụ: một người chỉ lo tụ khí (cho khỏe) mà không chịu tán thì có sinh hay không ???( Đây là trường hợp của các Đạo gia tu luyện bảo tồn chân khí, muốn . . Back to the future - biểu tượng thời gian về nguồn - biểu tượng con rắn quần về đỉnh - mong thành trường sinh bất tử ) . Nhưng trên dòng chảy đời sống là sinh sinh , tức sinh rồi lại sinh (chứ không phải là Trường sinh bất tử) , thì phải tán mới có lý sinh - Ở mặt dụng, thực tế đời sống và ngay trong khoa Tử vi - tất cả đều khởi đầu từ câu Dương tán Âm tụ - Phu Xướng (tán) thì phụ mới Tùy (tụ) -( Khởi thuận (tán) rồi mới nghịch (tụ) thành Mệnh; khởi thuận (tán) rồi khởi thuận (tán) lần nữa để an Thân - là lý nhấn mạnh biểu tượng sinh sinh ở cõi hiện sinh) . Nên Tụ chỉ là giai đoạn thành mà khởi đầu tán tức là lý sinh vậy .
Thứ hai, DT không nhìn tụ với tán của cái này mà đi tới cái sống chết của cái kia . Thí dụ : Tán tài không lấn sang tích đức và cho đó là tụ như bác đã dẫn . Nếu cho tán tài là hao, là nghèo - đó là đứng phương diện Thể mà nói thì đúng . Nhưng với DT ở mặt dụng thì Tiền để một chỗ là tiền chết, tiền được tán ra là lý sinh - sinh cho một đầu tư nào đó , sinh ra cho biết bao công việc . . . nếu không tán thì làm sao có cái mới (giàu hơn và dĩ nhiên cũng có thể nghèo vì lỗ - nhưng tán tài chính là lý sinh trước đã - trong quá trình hình thành cái mới khác) .
Vấn đề ánh sáng , với cái nhìn thiển cận của DT, chỉ thấy ánh sáng khi được phát tán ra thì mới sáng, còn tụ (tức giai đoạn thu nạp năng lượng) thì không . Thí dụ : mặt trời thuộc Dương , Thể của nó là thường hằng, là tụ, là thu súc - nhưng dụng của nó là phát tán ánh sáng mà "sinh" đời sống vạn hữu . (Giả sử mặt Trời chỉ tụ năng lượng mà không chịu phát tán thì có ánh sáng, sự sinh không ? Ví như một cái máy châm cứu, mổ xẻ bằng tia Laser, thì giai đoạn tụ nạp năng lượng nó đâu phát sáng ! Chỉ khi ta bấm nút "tán" nó ra thì nó mới phát sáng chữa bệnh ????).
Nói về khí , DT thắc mắc (. . thấp tầng) : Trời thuộc Dương , Đất thuộc Âm - thì tại sao Trời có & lấy khí Âm ở đâu mà giáng ?? Đất có & lấy khí Dương ở đâu mà thăng ??? Nếu nói mỗi Trời & Đất có cả hai khí thì lúc đó khí Dương của Trời, khí Âm của đất ở đâu & thăng hay giáng ???
Còn chữ Giao - gặp gỡ, tụ lại . Đó chỉ là hình thái việc đã thành sau khi giao . Bởi, khi nói chữ Giao tức là động từ, tức biểu tượng hoạt động - mà hễ hoạt động tức đã "tán " rồi vậy ( nên mới có lý sinh - mà hình thành sự gặp gỡ) ????
@ Bác TBTT
Cái nhìn của DT rất đơn giản (chứ không lắt léo chi tiết đòi hỏi lô-gic tuyệt đối) . Tràng sinh là dùng số . . . sinh (Còn số thành của nó thì đã chuẩn sinh cho hành kế tiếp- là chuyện khác rồi) . Thế nên , tại sao Tràng Sinh ngũ hành đơn không được dùng số "Zin" Thủy 1, Hỏa 2, Mộc 3, Kim 4, Thổ 5 ???
Tiếp đến trong Tử vi, DT chỉ lần theo vết người xưa sau khi nạp âm thì thành cục : Thủy 2, Mộc 3, Kim 4 , Thổ 5, Hỏa 6 - nên nghiệm ra tất cả các hành đều có sự tương thông qua hành Thổ và đặc biệt hai chí cực Thủy & Hỏa - đã hoán chuyển thành số 2 & số 6 .
Nên , số 2 là Hỏa (số sinh) x 3 = 6 ; số 6 trong Tử Vi là Hỏa cục - chứ là Thủy bao giờ ??? Nếu bác TBTT chưa thỏa - thì phàn nàn với ông Tổ Tử Vì sao không lô -gic mà lẫn lộn cho số Thủy & Hỏa đảo ngược như vậy ??? (và bác TBTT có thể đổi lại dùng số 6 - hay số 1 cho Thủy cục , số 2 thành Hỏa cục mà an sao Tử Vi ) .
Từ các phần trên, có thể thấy đó là hai mặt Thể & Dụng đối đãi dung thông nhau để sinh sinh . Tại sao lại không cho phép ghép vào để nghiệm lý ???
Trong Đông phương học , theo DT cầu toàn là điều không thể . Nói cách khác, một khi ta giải được vấn đề không một khe hở thì ngay lúc đó ta biết mình . . . sai !!! Thế ! khi nghiên cứu về Đông phương thì ngoài cái phân biệt lô-gic ra , còn cần tinh thần viên dung vô ngại khi nhìn vào những vấn đề tưởng như phi lý của người xưa .
@ Bác Vodanhthiendia
Đúng , đã có hơn ba mươi năm rồi - cách tham thiên lưỡng địa này đã có người giải thích . Như đã nói trên, tuy DT không khoái việc bắt phải nhất quán , nhưng cũng ráng thử một phen cho vui .
* Các hành Mộc , Kim, Thổ , vốn chính nó đã có 2 động từ ( trái ngược nhau) - có nghĩa đủ Tung & Hoành để diễn tả chính nó , nên số không thay đổi từ số sinh nguyên thủy qua hành số cục trong Tử Vi .
* Khiếu nại sao không có tham thiên, lưỡng địa ! Thì hành Mộc với hai động từ Khúc Trực, tức khúc trước trực sau . Thì phần trực tức phần chòi lên cao, hướng thiên- lấn rõ hơn ; mặt khác theo thời vị bốn mùa Mộc thuộc Thiếu dương - nên số 3 của Mộc vốn là số Tham thiên (1x3=3) .
(Còn nếu cho là không lô-gic vì số 1 không phải là Mộc nên nó không tham thiên - thì xin đọc lại phần trên (số 3 là đơn vị nhỏ nhất để hình thành Mộc vốn đủ hai động từhình thành chính nó rồi ) .
* Ngược lại , hành Kim cũng theo lý giải trên, động từ "Cách" - chủ đảo ngược lấn áp hơn, thuộc thời vị Thu liễm, thuộc thiếu âm nên vốn là số lưỡng địa (2x2= 4) .
* Hành Thổ đúng như bác VDTD thấy là số tham thiên lưỡng địa, và quan trọng hơn là bản thể vốn không, các hành sinh diệt từ Thổ mà ra . Khi thấy được điều này thì đâu phải chỉ riêng hành Thủy mới được Thủy tụ nhờ Thổ sinh (vì hành nào chẳng nương theo hành Thổ thành !!!).
Ngoài sự phân tán thành số 5, 10 - hành Thổ vốn Thể là KHÔNG, là trung tâm của tất cả các hành giao thoa trên trục tung hoành Thiên Địa . Cho nên hành Thổ tự tại ra vào làm nguyên động lực cho tất cả các hành kia và cho cả chính nó nữa . (Là cái "vẫn là cái gì đó " của bác TBTT - cái mà "ai hay hát (tán) và ai hay nghe hát (tụ)" - mà vẫn là "ai" đó !) .
Sửa bởi DuongTuong: 08/04/2013 - 06:53