Jump to content

Advertisements




Nguyên Lý Luận Giải Lá Số (của LongNguyenQuang)


563 replies to this topic

#421 thanhlong4251

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 194 Bài viết:
  • 113 thanks

Gửi vào 28/02/2013 - 22:01

huyền học í a huyền học càng dùng trí đi tìm càng bế tắc!!!
chạy mạ mi ơi

#422 tuvinut

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 335 Bài viết:
  • 374 thanks

Gửi vào 28/02/2013 - 22:21

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

vodanhthiendia, on 28/02/2013 - 12:37, said:

Tuvinut,
Nơi đây không phải la` chổ con nít nói chuyện tin hay không tin ai. Nói ai đúng sai thì phải cho lý do tại sao đúng, tại sao sai. Đừng phán những câu vô bổ làm gì. Ngay cả Trần Đoàn tôi cũng chẳng tin.
Đừng nói là vô bổ !Chính nhà ngươi mới là con nít nhé !

Muốn biết tại sao ta nói vậy hả ? Cứ đợi đấy nhé ,trước tiên hãy xem LNQ biểu diễn Độc cô cửu Kiếm cái đã !

tvn

#423 thatsat

    Kiền viên

  • Hội Viên mới
  • PipPipPip
  • 1361 Bài viết:
  • 4025 thanks
  • Locationvô cực

Gửi vào 28/02/2013 - 23:19

Mọi con đường đều dẫn về Hà Nội, bất tất phải tranh cãi nhiều.

Thanked by 1 Member:

#424 Vô Danh Thiên Địa

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3526 Bài viết:
  • 5108 thanks

Gửi vào 01/03/2013 - 03:19

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

tuvinut, on 28/02/2013 - 22:21, said:

Đừng nói là vô bổ !Chính nhà ngươi mới là con nít nhé !

Muốn biết tại sao ta nói vậy hả ? Cứ đợi đấy nhé ,trước tiên hãy xem LNQ biểu diễn Độc cô cửu Kiếm cái đã !

tvn

Tự nhiên trình bày . Con nít hay không thì tự văn phong và phát biểu của mình nó cho người đọc đánh giá.

#425 Địa Kỳ Tài

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 226 Bài viết:
  • 1507 thanks

Gửi vào 01/03/2013 - 03:20

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

QuachNgocBoi, on 28/02/2013 - 11:19, said:

Không phải "Ngũ hành của Thiên Can + Địa Chi phối hợp với nhau tạo ra âm thanh".
Mà là khi Can-Chi (Thiên-Địa) phối hợp thì tạo ra loại ngũ hành "mới" so với Ngũ hành đơn (còn gọi là Chính ngũ hành) của từng Can hay Chi riêng rẽ.
Để xác định xem cái "mới" ấy mang tính chất của Hành gì (trong Kim, Thủy, Mộc, Hỏa, Thổ) thì cổ nhân dùng Âm Luật để lý luận và chứng minh.

QuáchNgocBoi Thân:

Hoặc ngược lại, "Cổ Nhân" dùng nguyên lý của cách "Nạp Âm" để đặt ra Âm Luật ? mà người đời sau, chưa có khả năng "khai phá" cho nên lấy đó để dùng vào việc chứng minh của sự Nạp Âm từ Thiên Can và Địa Chi?

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

QuachNgocBoi, on 28/02/2013 - 11:19, said:

sao lại dùng Âm Luật để làm việc ấy thì bài trước QNB có đề cập rồi: Từ các mối quan hệ về âm thanh của các ngũ hành đơn mà cổ nhân đã tổng hợp lại và QUY thành Âm Luật (luật lệ của âm thanh). Nay, muốn xác định Hành cho các cặp Can-Chi thì không gì sát thực (về mối quan hệ) hơn là dùng ngay cái Âm Luật đã được QUY trước đó để NẠP trở vào các cặp ấy mà chứng minh..

"muốn xác định Hành cho các cặp Can-Chi thì không gì sát thực (về mối quan hệ) hơn là dùng ngay cái Âm Luật:"

Có những dữ kiện Và nguyên tắc sát thực hơn để minh định Hành của sự Nạp Âm thì sao ? Hay chỉ duy nhất chỉ có một cách dùng Âm Luật để giải thích mối quan hệ giũa Can Chi ?

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

QuachNgocBoi, on 28/02/2013 - 11:19, said:

Về quy luật phối hợp cụ thể thì banghuynh nên đọc thêm phần lý luận của Thẩm Quát, có trong sách Hiệp Kỷ Biện Phương Thư. Đồng thời tìm lại và chờ đón các bài viết ngay trên diễn đàn này của các bác đã dày công nghiên cứu.

Lưu ý, có một số học giả phê bình nhiều chỗ trong phần lý luận này của Thẩm Quát, nhưng nhìn chung thì vẫn chưa có cách gì chứng minh hay hơn hoặc lật đổ được cả lý luận này.

Chưa có - không có nghĩa là hoàn toàn không có - Cho nên, không thể khẳng định "Âm Luật" là sự duy nhất chứng minh được cách Nạp Âm giữa Can và Chi và cho đó là sự kiện trong cách giải thích về nghĩa từ "Nạp Âm" là "Nạp" Âm Thanh !!!

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

QuachNgocBoi, on 28/02/2013 - 11:19, said:

Thẩm Quát là nhà bác học có nghiên cứu rất sâu rộng về các lĩnh vực như Kinh tế, Chính trị, Binh pháp, Thiên văn, Hội họa, Âm nhạc, Văn thơ,... Tác phẩm nổi tiếng của ông là bộ bách khoa toàn thư "Mộng Khê Bút Đàm" và điểm đại đột phá trong nghiên cứu khoa học của ông ta là đưa ra thuyết Mặt Trăng quay quanh Trái Đất và Trái Đất quay quanh Mặt Trời (còn sớm hơn Copecnic đưa ra thuyết Nhật Tâm đến 400 năm).

"Thẩm Quát là nhà bác học có nghiên cứu rất sâu rộng về các lĩnh vực như Kinh tế, Chính trị, Binh pháp, Thiên văn, Hội họa, Âm nhạc, Văn thơ,.."

Đồng ý !!! Tuy nhiên, không vì thế mà hoàn toàn chấp nhận mọi lập luận của ông ta đều "đúng" và đều là "kim chỉ nam" - Nhất là môn học này!!!

Tôi chỉ nêu ý, chứ không phải để phê bình hoặc phản biện lý luận của Thảm Quát !!!

Chúc Vui,
Địa Kỳ Tài

#426 Vô Danh Thiên Địa

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3526 Bài viết:
  • 5108 thanks

Gửi vào 01/03/2013 - 03:31

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

tuphasonghanh, on 01/03/2013 - 01:00, said:

Các thầy bà luôn thích tranh hơn mà.

Không phải ai cũng là thầy bà, cũng chẳng phải ai cũng thích tranh hơn. Ai thích tranh hơn thì đó là chuyện của họ, chẳng có gì để bận tâm ngoài chuyện họ có cái gì hay ho đáng để ta học hỏi còn những câu phán tuyên bố rổng tuếch thì chẳng có giá trị ngoài sự khoe khoang của bản ngã .

#427 Gloria.

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 111 Bài viết:
  • 240 thanks

Gửi vào 01/03/2013 - 03:34

Chúng ta lớn cả ròi. Ai thích tranh hơn thì nhường họ hết, còn ta quan tâm tới có hiểu thêm gì về bí ẩn của giới tự nhiên. Kẻ tiểu nhân tranh luận thì giành thắng thua Người quân tử tranh luận nhằm tìm ra chân lý. Thầy bà nào mà chỉ mong muốn tranh thắng để giành nhiều khách thì không đáng để tiếp chuyện.
Ngay từ đầu topic, tôi đã nhiều lần mời các thành viên tự xưng mình xem tử vi giỏi ra ngoài.

Sửa bởi Gloria.: 01/03/2013 - 03:37


#428 Vô Danh Thiên Địa

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3526 Bài viết:
  • 5108 thanks

Gửi vào 01/03/2013 - 03:44

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Địa Kỳ Tài, on 01/03/2013 - 03:20, said:



QuáchNgocBoi Thân:

Hoặc ngược lại, "Cổ Nhân" dùng nguyên lý của cách "Nạp Âm" để đặt ra Âm Luật ? mà người đời sau, chưa có khả năng "khai phá" cho nên lấy đó để dùng vào việc chứng minh của sự Nạp Âm từ Thiên Can và Địa Chi?



"muốn xác định Hành cho các cặp Can-Chi thì không gì sát thực (về mối quan hệ) hơn là dùng ngay cái Âm Luật:"

Có những dữ kiện Và nguyên tắc sát thực hơn để minh định Hành của sự Nạp Âm thì sao ? Hay chỉ duy nhất chỉ có một cách dùng Âm Luật để giải thích mối quan hệ giũa Can Chi ?



Chưa có - không có nghĩa là hoàn toàn không có - Cho nên, không thể khẳng định "Âm Luật" là sự duy nhất chứng minh được cách Nạp Âm giữa Can và Chi và cho đó là sự iện trong cách giải thích về nghĩa từ "Nạp Âm" là "nạp" Âm Thanh !!!



"Thẩm Quát là nhà bác học có nghiên cứu rất sâu rộng về các lĩnh vực như Kinh tế, Chính trị, Binh pháp, Thiên văn, Hội họa, Âm nhạc, Văn thơ,.."

Đồng ý !!! Tuy nhiên, không vì thế mà hoàn toàn chấp nhận mọi lập luận của ông ta đều "đúng" và đều là "kim chỉ nam" - Nhất là môn học này!!!

Tôi chỉ nêu ý, chứ không phải để phê bình hoặc phản biện lý luận của Thảm Quát !!!

Chúc Vui,
Địa Kỳ Tài

Tôi đồng ý với anh Địa. Xác định 5 hành của Nạp Âm không phải đuoc định từ âm thanh luật lữ mà ngựoc lại luật lữ là ngôn ngữ mà âm nhạc dùng để diển tả nạp âm.

Thanked by 2 Members:

#429 Vô Danh Thiên Địa

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3526 Bài viết:
  • 5108 thanks

Gửi vào 01/03/2013 - 07:20

Nguyên lý của Nạp Âm mà tôi cảm nhận được là Tự Nhiên sẽ chọn con đường đơn giản nhất cho chính nó. Richard Feyman cũng đề ra nguyên lý này . Lão Tử cũng nêu lên điều này qua câu :"Thiên Pháp Tự Nhiên". Ngũ hành nạp âm là ngôn ngữ của tự nhiên, một ngôn ngữ vô cùng hài hòa và đơn giản . Giá trị của nó không phải ở phức tạp thâm sâu khó hiểu mà ở chổ tự nhiên hài hòa đơn giản, là bản giao hưởng của Trời Đất vạn vật và con Người cùng nhịp hát khúc Hòa Âm Điền Dã (La symphonie pastorale).

Thanked by 4 Members:

#430 Gia Thi

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • PipPip
  • 647 Bài viết:
  • 2025 thanks

Gửi vào 01/03/2013 - 07:33

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Gia Thi, on 27/02/2013 - 04:50, said:

Anh QuachNgocBoi giúp cho một ý:

1)- Ngũ hành phối thuận theo Âm Luật (Luật của âm thanh)

Hoặc:

2)- Âm Luật phối thêm vào với ngũ hành (theo hàm nghĩa: Nạp có nghĩa là "thêm vào", "nạp vào"...)

Trong hai trường hợp trên, anh QuachNgocBoi theo trường hợp nào ?

Xin cảm ơn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

QuachNgocBoi, on 27/02/2013 - 14:42, said:

Thưa bác Gia Thi,

Cháu chưa nắm rõ hết về ẩn ý của 2 câu mà bác đưa ra ở trên, nên cháu cứ trình bày theo cách hiểu của mình vậy.

* "Ngũ hành" mà bác đề cập ở đây, cháu hiểu là Ngũ Hành kép (tạm dùng chữ "kép", chưa dùng thuật ngữ "Nạp Âm" để tách bạch vấn đề tiếp sau đó).

- Nếu như câu 1), ý bác rằng: Ngũ hành phối "thuận theo" âm luật (tức Ngũ hành kép, được phối theo âm luật - bỏ đi chữ "thuận" vì có thể hiểu nhầm trọng tâm sang việc đề cập đến chiều thuận/nghịch).
Đúng là như vậy thì ta sẽ chuyển sang bàn tiếp về câu 2), vì lúc này chữ "thuận theo" khá tương đồng ý nghĩa với chữ "nạp" (thêm vào).

- Nếu như câu 1), ý bác rằng: Ngũ hành phối thuận, theo âm luật (tức là nhấn mạnh đến chiều).
Thì cháu không theo trường hợp này.


* bàn về câu 2)- Âm Luật phối thêm vào với ngũ hành (theo hàm nghĩa: Nạp có nghĩa là "thêm vào", "nạp vào"...) :
Hiện nay, lý luận của cháu vẫn đang theo nguyên tắc chính của trường hợp này (cháu trình bày dưới đây).

Trời (Thiên can) vốn có sẵn ngũ hành riêng, trong đó âm dương cũng được phân chia rõ và đan xen nhau "nhất âm, nhất dương".
Đất (Địa chi) cũng vốn có sẵn ngũ hành riêng, trong đó âm dương cũng được phân chia rõ và đan xen nhau "nhất âm, nhất dương".

Trời-Đất khi giao hợp, thì lại phối âm dương với nhau một cách "lạ kỳ", can dương của Thiên phối với chi dương của Địa, can âm của Thiên phối với chi âm của Địa (mà chẳng có trường hợp Thiên can dương phối với Địa chi âm và ngược lại).
Trước đây, cháu cứ thắc mắc mãi về cái sự "lạ kỳ" này, bởi Dịch nói "cô dương bất sinh, cô âm bất trưởng", vậy chẳng lẽ các cặp Thiên-Địa khi phối với nhau (dương-dương, âm-âm) sẽ chẳng sinh trưởng gì được nữa ư???
Sau này, khi nghĩ thông thì cháu hiểu rằng: Cái gọi là "dương can - âm can" kia là nội tại trong hệ quy chiếu riêng của Trời (khi so các Thiên can với nhau), và "dương chi - âm chi" là nội tại trong hệ quy chiếu riêng của Đất (khi so các Địa chi với nhau). Còn khi Trời-Đất giao hòa thì phải xét hệ quy chiếu rộng hơn của cả thiên địa hợp lại, mà Trời vốn là dương so với Đất và tương tự thì Đất vốn là âm so với Trời, cho nên trong hệ quy chiếu này vẫn thỏa điều kiện có âm-dương giao hợp để mà sinh trưởng.

Thỏa điều kiện sinh trưởng (đạt được tính nhất quán trong lý luận) rồi ta mới xét đến tính chất tiếp theo của các cặp ấy, đó là ngũ hành kép.

Ví dụ với cặp Giáp-Tý, có Giáp dương có ngũ hành đơn thuộc Mộc, Tý dương có ngũ hành đơn thuộc Thủy, nay đem dương Mộc phối với dương Thủy thì ngũ hành mới biết định nó là gì đây???

Lý rằng, trong khắp khoảng trời đất này đều là khí, hễ cái gì động thì tất sẽ sinh ra âm (ngày nay khoa học phương Tây cũng chứng minh rất rõ, bất kỳ dao động nào cũng tạo ra sóng âm, âm thanh).

Khí lại chia thành nhiều loại, mỗi lại có thuộc tính ngũ hành riêng của nó, đó cũng là ngũ hành đơn. Trong tự nhiên, chỉ có Kim và Mộc là có âm tự thân của nó, các hành khác đều phải nương nhờ nhau mới thành âm được. Ví như Thủy-Thổ phải nương nhờ nhau mới thành âm, ta cứ xem ở tiếng sóng nước vỗ bờ nơi sông biển thì biết; hoặc xem lúc rót nước vào cốc, khi cốc còn nhiều phần rỗng (thành cốc - thổ còn nhiều) thì phát ra âm trầm, khi cốc đầy dần (thành cốc - thổ ít đi) thì phát ra âm cao bổng, khi cốc đầy hoàn toàn (thổ tận) thì có rót thêm cũng chẳng nghe thấy âm nữa.

Từ các mối quan hệ của ngũ hành đơn, khi động thì sinh ra âm (thanh), theo đó mà cổ nhân tổng hợp lại rồi QUY thành âm luật. Nay, muốn xác định Hành cụ thể của ngũ hành kép do Thiên-Địa phối với nhau, thì chẳng gì hơn được là dùng chính âm luật để NẠP vào các cặp ấy mà định cho rõ.

Cho nên, theo cháu, nói cho chính xác thì phải gọi ngũ hành kép là Ngũ-Hành Nạp Âm-Luật (gọi tắt là Ngũ Hành Nạp Âm - NHNA), tức là đưa âm luật thêm vào để mà định ra một loại ngũ hành mới, chi tiết hơn ngũ hành đơn (mỗi hành của NHNA có 6 loại, mang thêm tính định lượng chứ không đơn thuần định tính như NHĐ).

Ngoài, ra những điểm lý luận khác, cháu vẫn đồng thuận và theo như quan điểm của ngài Thẩm Quát (trong HKBPT) và Lê Quý Đôn (trong VĐLN).



Cảm ơn anh QuachNgocBoi đã dẫn giải quan điểm của mình, đối với nội dung mà tôi đã nêu ra - Cái mà ta "thêm vào", cái mà ta "nạp vào" ...

Tôi có sự nhìn nhận khác, tức là nguyên tắc xác định ví trí của sao Tử vi là nhờ vào Cục Số, còn vòng Trường sinh của tam cục Thiên Địa Nhân, sẽ được ứng dụng vào nguyên tắc khác, mà không an vòng Trường sinh của Cục thiên bàn vào tinh bàn của lá số

Vấn đề này, có thể là trái ngược với số đông ... nhưng vì tôi đã và đang theo học trên con đường này, hy vọng chúng ta sẽ thu nhận thêm được những kiến thức bổ ích.

Thanked by 4 Members:

#431 Quách Ngọc Bội

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4517 Bài viết:
  • 29160 thanks
  • LocationThảo Nguyên

Gửi vào 01/03/2013 - 09:43

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Địa Kỳ Tài, on 01/03/2013 - 03:20, said:

QuáchNgocBoi Thân:

Hoặc ngược lại, "Cổ Nhân" dùng nguyên lý của cách "Nạp Âm" để đặt ra Âm Luật ? mà người đời sau, chưa có khả năng "khai phá" cho nên lấy đó để dùng vào việc chứng minh của sự Nạp Âm từ Thiên Can và Địa Chi?
---------
"muốn xác định Hành cho các cặp Can-Chi thì không gì sát thực (về mối quan hệ) hơn là dùng ngay cái Âm Luật:"
Có những dữ kiện Và nguyên tắc sát thực hơn để minh định Hành của sự Nạp Âm thì sao ? Hay chỉ duy nhất chỉ có một cách dùng Âm Luật để giải thích mối quan hệ giũa Can Chi ?
----------
Chưa có - không có nghĩa là hoàn toàn không có - Cho nên, không thể khẳng định "Âm Luật" là sự duy nhất chứng minh được cách Nạp Âm giữa Can và Chi và cho đó là sự kiện trong cách giải thích về nghĩa từ "Nạp Âm" là "Nạp" Âm Thanh !!!
----------
"Thẩm Quát là nhà bác học có nghiên cứu rất sâu rộng về các lĩnh vực như Kinh tế, Chính trị, Binh pháp, Thiên văn, Hội họa, Âm nhạc, Văn thơ,.."
Đồng ý !!! Tuy nhiên, không vì thế mà hoàn toàn chấp nhận mọi lập luận của ông ta đều "đúng" và đều là "kim chỉ nam" - Nhất là môn học này!!!

Tôi chỉ nêu ý, chứ không phải để phê bình hoặc phản biện lý luận của Thảm Quát !!!

Chúc Vui,
Địa Kỳ Tài

Cháu chào bác Địa,

Cháu hoàn toàn nhất trí với bác về việc cần đặt ra nghi vấn để khảo sát và suy xét cho kỹ đối với mọi vấn đề, ngay cả trong học thuật cũng như trong cuộc sống. Chỉ có suy xét kỹ thì sẽ hạn chế việc mắc phải các sai lầm, tiết kiệm được thời gian sửa sai (khắc phục những hậu quả đã gây ra do sai lầm).
Cho nên, đối với nghi vấn

Trích dẫn

Hoặc ngược lại, "Cổ Nhân" dùng nguyên lý của cách "Nạp Âm" để đặt ra Âm Luật ? mà người đời sau, chưa có khả năng "khai phá" cho nên lấy đó để dùng vào việc chứng minh của sự Nạp Âm từ Thiên Can và Địa Chi?

cháu cũng từng đặt ra cho mình nhưng lại vấp phải một vấn đề lớn là "Âm Luật xuất hiện trước hay Lý Thuyết Ngũ Hành xuất hiện trước???" (Cháu dùng từ "xuất hiện" là muốn nói đến thời điểm ban đầu của nó, vì hầu hết các lý thuyết -nhất là các lý thuyết trong Đông phương học- đều phải hình thành và hoàn thiện dần theo thời gian). Vì chưa giải quyết được vấn đề này một cách rốt ráo nên cháu tạm tin ở 1 điểm "Âm luật có trước Ngũ Hành Nạp Âm" theo những chứng cớ lịch sử mà cháu thu thập được, ví dụ:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

QuachNgocBoi, on 25/01/2013 - 20:31, said:

Khi viết về các công trình của những bậc thánh vương thì Léon Wieger có chép: Hoàng Đế tổ chức triều thần để trị dân, lập chức tả hữu sử để ghi chép lịch sử, san định lại văn tự, lập thiên văn đài gọi là Linh đài để quan sát thiên tượng, thời tiết; qui định can chi để tính năm; lập lịch số, toán số, qui định cân lương, cung điện, sáng tác nhạc phẩm Hàm Trì, lập chế độ áo mão, y thường, chế tạo khí giới, dụng cụ, xe thuyền; lập những qui tắc cho công việc xây cất nhà cửa, tế lễ Thượng Đế, và dạy dỗ dân, tổ chức tiền tệ để tiện buôn bán, viết Nội Kinh. Vợ ngài là Luy Tổ dạy dân nuôi tằm.
Theo lý rằng, để sáng tác được nhạc phẩm thì ắt hẳn đã phải định ra âm luật trước đó, còn tính năm lập lịch thì chỉ cần can-chi mà không nhất thiết buộc phải có Ngũ Hành Nạp Âm của cặp can chi mới làm được.

Có thể sau này, khi kiến thức nhiều hơn và có thêm những bằng chứng hoàn toàn khác, vững chắc hơn, tự cháu cũng sẽ bác bỏ lý luận trên của mình.
Ngay như liên quan tới chủ đề này của tác giả LongNguyenQuang, nếu cháu nhớ không nhầm thì cách đây 7 năm, chính tác giả cũng đã khẳng định cách an VTS theo VĐTTL là sai lầm mà phải an thuận cho Nam và an nghịch cho Nữ (bất kể âm dương), nhưng hiện nay thì theo như tác giả nói ở mấy bài trước với chú vuivui là "cũng có nhiều thay đổi rồi".

Ngoài ra, với quan điểm của cháu thì một bài toán hoàn toàn có thể có nhiều cách chứng minh khác nhau, cách nào ngắn gọn hơn nhưng vẫn chặt chẽ thì được coi là ưu việt hơn (nguyên lý Ocam mà bác VDTT vẫn thường xiển dương). Cho nên khi bác Địa nói:

Trích dẫn

"muốn xác định Hành cho các cặp Can-Chi thì không gì sát thực (về mối quan hệ) hơn là dùng ngay cái Âm Luật:"
Có những dữ kiện Và nguyên tắc sát thực hơn để minh định Hành của sự Nạp Âm thì sao ? Hay chỉ duy nhất chỉ có một cách dùng Âm Luật để giải thích mối quan hệ giũa Can Chi ?
----------
Chưa có - không có nghĩa là hoàn toàn không có - Cho nên, không thể khẳng định "Âm Luật" là sự duy nhất chứng minh được cách Nạp Âm giữa Can và Chi và cho đó là sự kiện trong cách giải thích về nghĩa từ "Nạp Âm" là "Nạp" Âm Thanh !!!

Cháu thấy rất mừng (như lúc bác vodanhthiendia nói dùng các con mà Số luận về VTS) và mong rằng sẽ được đón đọc các bài viết với những góc nhìn mới để hậu bối chúng cháu được học hỏi.

Thanked by 5 Members:

#432 Quách Ngọc Bội

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4517 Bài viết:
  • 29160 thanks
  • LocationThảo Nguyên

Gửi vào 01/03/2013 - 09:53

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Gia Thi, on 01/03/2013 - 07:33, said:

Cảm ơn anh QuachNgocBoi đã dẫn giải quan điểm của mình, đối với nội dung mà tôi đã nêu ra - Cái mà ta "thêm vào", cái mà ta "nạp vào" ...

Tôi có sự nhìn nhận khác, tức là nguyên tắc xác định ví trí của sao Tử vi là nhờ vào Cục Số, còn vòng Trường sinh của tam cục Thiên Địa Nhân, sẽ được ứng dụng vào nguyên tắc khác, mà không an vòng Trường sinh của Cục thiên bàn vào tinh bàn của lá số

Vấn đề này, có thể là trái ngược với số đông ... nhưng vì tôi đã và đang theo học trên con đường này, hy vọng chúng ta sẽ thu nhận thêm được những kiến thức bổ ích.

Thưa bác Gia Thi,

Vấn đề có thể trái ngược với số đông nhưng nếu nó có lý luận chặt chẽ và ứng, giải thích được thực tế thì cháu cho rằng mọi người sẽ rất hoan hỉ đón nhận.

Hy vọng lúc rảnh rỗi bác sẽ viết bài về lý thuyết "vòng Trường sinh của tam cục Thiên Địa Nhân", vì điểm này đối với chúng cháu là rất mới mẻ.

Thanked by 3 Members:

#433 Gia Thi

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • PipPip
  • 647 Bài viết:
  • 2025 thanks

Gửi vào 01/03/2013 - 10:52

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

QuachNgocBoi, on 01/03/2013 - 09:53, said:

Thưa bác Gia Thi,

Vấn đề có thể trái ngược với số đông nhưng nếu nó có lý luận chặt chẽ và ứng, giải thích được thực tế thì cháu cho rằng mọi người sẽ rất hoan hỉ đón nhận.

Hy vọng lúc rảnh rỗi bác sẽ viết bài về lý thuyết "vòng Trường sinh của tam cục Thiên Địa Nhân", vì điểm này đối với chúng cháu là rất mới mẻ.


Cách thức hành văn của QuachNgocBoi theo những bài đã viết, tôi nhận thấy QuachNgocBoi có thể theo nghiệp Quân Y, nói chuyện ngoài lề một chút cho vui.

Nội dung vấn đề Vòng trường sinh Tam cục Thiên Địa Nhân, đây là phương pháp chuyên sâu, cần phải nắm vững nguyên tắc biến cục của Tam bàn, với mục đích tìm ra điểm yếu của đối phương để triệt hạ, khống chế, ngăn chặn, vô hiệu hóa đối tượng hoặc đối phương, khi áp dụng vòng trường sinh tam bàn vào thực tiễn.

Cơ sở lý luận của vòng Trường sinh tam bàn Thiên Địa Nhân, căn cứ vào nguyên tắc tinh và khí hợp thành lực của sinh mệnh, còn đối với thần là để chỉ về hệ thống ý thức. Lấy "nguyên thức" của Nhân bàn làm trọng yếu, để suy xét sự ngưng tụ ý thức của mệnh tạo, kích thích đến ý thức tiềm năng, thông qua đó đánh thức tiềm năng của cơ thể con người, cũng thông qua đó để đánh giá điểm yếu tử của sinh mệnh con người.

Đây là đề tài nghiên cứu từ lâu, thành phần nghiên cứu là một tập thể nhiều người, sự ứng dụng của nó không phải ai cũng được giao trọng trách đảm đương. Tam bàn được nghiên cứu đã mang lại những giá trị vừa tích cực, nhưng cũng có nhiều mặt tiêu cực ... thời gian nghiên cứu ở VN trước khi Vương Đình Chi viết sách công bố.

Đại khái là như vậy, QuachNgocBoi tham khảo.

Sửa bởi Gia Thi: 01/03/2013 - 11:01


#434 Minh An

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 498 Bài viết:
  • 1741 thanks

Gửi vào 01/03/2013 - 11:28

Thưa bác GiaThi, phải chăng chúng ta có thể quan niệm lá số Tử Vi là một bản đồ sóng, mà ngũ hành nạp âm là chìa khóa để tìm hiểu về nó.

Nếu quan niệm trên chính xác, thì hoàn toàn có thể dùng các trường sóng khác nhau để kích thích tiềm năng một lá số, hoặc ngược lại, gây nên sự nhiễu loạn về thể lý cũng như tính lý của một cá nhân.

Điều này thực sự đáng sợ !

Cháu kính hỏi bác, nguyên lý thuận nghịch của bảng ngũ hành nạp âm theo các bước 1 và 4 được dùng như thế nào ạ? Và liệu có thể tính toán ra bước sóng ( Lamda) của từng cục số, và sự tương tác của nó với ngũ hành chính tinh một cách cụ thể và ứng dụng trong thực tiễn hay không?

Cháu xin phép bạo gan hỏi về một vấn đề có lẽ là khó tin ạ.

Thanked by 1 Member:

#435 Gia Thi

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • PipPip
  • 647 Bài viết:
  • 2025 thanks

Gửi vào 01/03/2013 - 14:46

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Minh An, on 01/03/2013 - 11:28, said:

Thưa bác GiaThi, phải chăng chúng ta có thể quan niệm lá số Tử Vi là một bản đồ sóng, mà ngũ hành nạp âm là chìa khóa để tìm hiểu về nó.

Nếu quan niệm trên chính xác, thì hoàn toàn có thể dùng các trường sóng khác nhau để kích thích tiềm năng một lá số, hoặc ngược lại, gây nên sự nhiễu loạn về thể lý cũng như tính lý của một cá nhân.

Điều này thực sự đáng sợ !

Cháu kính hỏi bác, nguyên lý thuận nghịch của bảng ngũ hành nạp âm theo các bước 1 và 4 được dùng như thế nào ạ? Và liệu có thể tính toán ra bước sóng ( Lamda) của từng cục số, và sự tương tác của nó với ngũ hành chính tinh một cách cụ thể và ứng dụng trong thực tiễn hay không?

Cháu xin phép bạo gan hỏi về một vấn đề có lẽ là khó tin ạ.


Nội dung vấn đề Minh An nêu ra, theo tôi, có nhiều kiến thức không nằm trong phạm trù của Tử vi học - nhưng ngược lại, ở góc độ hẹp lại có liên quan rất mật thiết đến Tử vi học.

Ví dụ, để giải phóng Oxytocin, có tác dụng cải thiện giấc ngủ của con người, thì cần "làm" (hành) dục tình, khi việc "làm" này xảy ra, giấc ngủ của con người được cải thiện trở lại cơ thể sinh học bình thường, thì chính giấc ngủ còn liên kết hai hormone Ghrenlin và Leptin, hai hormone này gây cảm giác đói "vô hình" của con người làm gia tăng cảm giác cần nhu cầu ăn uống. Ngày nay, kiến thức của loài người đã biết có nhiều loại hormone, trong đó có những hormone kích thích tâm trạng, hormone thúc đẩy tìm cảm như Endorfin tăng cường cảm xúc, hoặc hormone Oxytocin vẫn được biết đến như hormone của hạnh phúc

Hay nói ví dụ về nhịp sinh học đào hoa đối với giới tính con người Nam và Nữ, sự biến thiên về nồng độ nội tiết tố ở nam và nữ khiến nhu cầu ham muốn ở mỗi giới cũng khác nhau ở mỗi thời điểm. Ở nam giới thường nội tiết tố nam (testoteron) tăng lên từ từ vào buổi sáng và giảm từ từ vào buổi chiều. Ở phụ nữ thì nội tiết tố nữ (estrogen) lại phụ thuộc vào thời kỳ mãn kinh, thời kỳ kinh nguyệt. Sau khi một người phụ nữ hết chu kỳ kinh thì nồng độ estrogen tăng lên và tới đỉnh là vào giữa chu kỳ kinh kinh, sau đó nồng độ này sẽ giảm xuống...

Để trả lời nội dung câu: nguyên lý thuận nghịch của bảng ngũ hành nạp âm theo các bước 1 và 4 được dùng như thế nào ạ? thì Minh An đã nắm bắt được nguyên tắc và nội dung của người có Thân cư Thiên bàn chưa ? cũng như người có cung Thân cư Nhân bàn hoặc cung Thân cư Địa bàn ? Và tại sao người sinh giờ Tý Ngọ lại được định lệ là cung Thân cư Thiên bàn (Thân Mệnh đồng cung) ? Tôi nghĩ, sẽ có cơ hội để chúng ta tìm hiểu thêm về lĩnh vực này một cách chu đáo hơn.

Thanked by 5 Members:





Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |