Jump to content

Advertisements




Bảng tra số Hoàng Cực của 64 quẻ Dịch


30 replies to this topic

#16 tigerstock68

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1221 Bài viết:
  • 1836 thanks

Gửi vào 12/12/2012 - 12:24

Từ Bát Quái Đồ Đến Lục Thập Tứ Quái Đồ


1. Từ Bát Quái Đồ:
Bát Quái Đồ được hình thành từ những đơn quái (quẻ) bao gồm: Càn, Đoài, Ly, Tốn, Chấn, Khảm, Cấn, Khôn. Mỗi đơn quái bao gồm ba vạch. Tùy theo trật tự âm dương mà hình thành một quái tượng trưng cho các hiện tượng thiên nhiên.
Trong đơn quái, luận về tam tài thì mỗi một tài là một vạch. Vạch dưới cùng là tài Địa, vạch ở vị trí giữa là tài Nhân và vạch ở vị trí cao nhất là tài Thiên. Vì rằng mỗi tài là 1 vạch nên thể hiện một sự nhất quán. Tam tài nhất quán nên quái có tính thống nhất.
Luận về Trung Chính, việc xét hào có Trung, Chính hay không cũng khá đơn giản. Hào Trung chỉ một hào ở vị trí giữa, nên biết được quái Trung hay không thực là không khó. Hào Chính hay không cũng chỉ 2 hào còn lại.
Tám quái đơn này lại được xếp đặt theo 2 cách khác nhau để hình thành nên Bát Quái Tiên Thiên Đồ và Bát Quái Hậu Thiên Đồ.
Với Bát Quái Tiên Thiên Đồ, tám quái được sắp theo một quy luật âm dương tiêu trưởng. Sự vận hành của tám đơn quái trong Bát Quái Tiên Thiên theo trật tự từ Càn đến Khôn: Càn, Đoài, Ly, Tốn, Chấn, Khảm, Cấn, Khôn. Bát Quái Tiên Thiên có trật tự như thế là cách giải thích về vũ trụ tự nhiên cũng như sự biến hóa trong đạo tự nhiên. Như hai quẻ Càn và Khôn nằm trên và dưới, phân định rõ ràng như hình ảnh trời và đất của thiên nhiên. Giữa khoảng trời và đất là các yếu tố tự nhiên khác làm thành một hệ thống luân chuyển năng lực vũ trụ: đầm trạch, lửa, gió, sấm sét, nước, núi non.
Với Bát Quái Hậu Thiên Đồ, tám quái được sắp theo nguyên tắc khác với Bát Quái Tiên Thiên Đồ. Sự vận hành của tám đơn quái trong Bát Quái Hậu Thiên theo một trật tự rất khác từ Càn đến Đoài: Càn, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khôn, Đoài. Trật tự đó nếu nhìn trên Bát Quái Dịch Đồ sẽ tạo nên một đường tròn khép kín. Có thể thấy, Bát Quái Hậu Thiên phản ánh một chu trình liên tục trong đạo tự nhiên. Trong đó, phải kể đến hai quẻ Ly và Khảm đã thay hai quẻ Càn-Khôn ở trục chính của Bát Quái Đồ. Trong phương cách tu luyện người tín đồ Cao Đài, thì phương ngôn “chiết Khảm điền Ly” là chủ đạo. Nếu căn cứ trên Dịch lý, thì nếu thực hành “chiết Khảm”, tức lấy “chất dương” của Khảm, để bổ sung cho “chất âm” của Ly thì Càn Khôn lại phân định rõ rệt như trong Bát Quái Tiên Thiên, tức là trở lại cái ban đầu, căn nguyên vậy.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


H1. Đồ hình Bát Quái

Như vậy, thông qua hai đồ hình Bát Quái, tạm nhận định các ý nghĩa như sau:
  • Bát Quái Đồ phản ánh khái quát quy luật vận động của đạo tự nhiên, vũ trụ.
  • Bát Quái Đồ phản ánh quy luật cao nhất và căn cơ của con người – đạo pháp
  • Bát Quái Đồ là hình ảnh lý tưởng và là sự hoàn hảo của đạo tự nhiên, vũ trụ. Gọi là lý tưởng vì là Bát Quái Đồ tượng trưng cho những quy luật cao nhất, bất biến trong vũ trụ và đạo tự nhiên.
  • Từ đó, có thể xem Bát Quái Đồ là tiềm thể trong mối liên hệ triết lý với Lục Thập Tứ Quái Đồ.
2. Đến Lục Thập Tứ Quái Đồ:
Lục Thập Tứ Quái Đồ được hình thành nhờ vào 64 quái (quẻ). Sáu mươi bốn quẻ này có được là nhờ vào sự kết hợp của các quẻ đơn với nhau mà thành.
Trong Trùng quái (quẻ kép), luận về Tam Tài thì mỗi tài lúc này là hai vạch. Tài Địa là hào 1 và hào 2, tài Nhân là hào 3, hào 4 cuối cùng tài Thiên là hào 5, hào 6. Mỗi tài 2 hào, mỗi hào hai thể hoặc âm hoặc dương. Như vậy nếu so với Tam Tài trong đơn quái thì, tam tài trong trùng quái phức tạp hơn. Qua đó, cho thấy lý tam tài trong trùng quái sẽ linh hoạt thay đổi đa dạng hơn lý tam tài trong đơn quái.
Luận về Trung-Chính, do gồm hai đơn quái mà thành, nên trong trùng quái mỗi quẻ xét tính Trung-Chính có phần khó hơn. Do vậy, có thể nói luận về Trung-Chính trong trùng quái phức tạp hơn so với luận về Trung-Chính trong đơn quái.
Bên cạnh đó, riêng với trùng quái, còn có khái niệm nội quái và ngoại quái. Nội quái là một đơn quái nằm bên dưới của ngoại quái. Ngoại quái là một đơn quái khác nằm bên trên nội quái. Cả nội quái hay ngoại quái đều là thành tố trong một chỉnh thể và có những ảnh hưởng, tác động lẫn nhau để dẫn đến tính chất của một quẻ. Ví dụ như quẻ Thủy Hỏa Ký Tế (gọi tắt là quẻ Ký Tế). Trong quẻ Ký Tế, ngoại quái là Khảm (nước), nội quái là Ly (hỏa). Nước chảy xuống, lửa bốc lên hiệp nhau làm thành việc. Do đó quẻ được gọi là Ký Tế nghĩa là đã thành, đã xong.
Sáu mươi bốn trùng quái này cũng có 2 sự kết hợp theo 2 trình tự khác nhau mà tạo nên Lục Thập Tứ Quái Đồ theo đức Phục Hy, gọi là Phụ Hy Lục Thập Tứ Quái Đồ và Lục Thập Tứ Quái Đồ theo đức Văn Vương, gọi là Văn Vương Lục Thập Tứ Quái Đồ.
Nếu Bát Quái Đồ là hình đồ phản ánh quy luật vận động của đạo tự nhiên thì Lục Thập Tứ Quái Đồ là hai đồ hình phản ánh quy luật vận động của đạo trong nhân sinh. Mỗi quẻ trong Lục Thập Tứ Quái là tượng trưng cho một tính chất của nhân sinh. Ví dụ như sau quẻ Càn là quẻ Quải, tức Trạch Thiên Quải. Quẻ này tượng cho hình ảnh nước vượt lên cao quá trời, ý nói có sức quyết liệt, nổ lực vô cùng. Hoặc như quẻ Thủy Lôi Truân, tượng cho hình ảnh có máy động dưới nước, ý nói nhìn thấy nước tràn đầy bên trên nhưng có khó khăn ngầm ẩn bên dưới đó.
Trên con đường tu thân luyện đạo của người tín đồ Cao Đài, việc suy niệm chu trình vận động của 64 quẻ theo dòng hậu thiên cũng cho thấy được những cách thực hành đạo pháp. Trong Đạo Học Chỉ Nam, chương 3: Đạo Pháp Nhất Đơn có viết: “Đạo Phục nhiệm mầu. Đạo Phục tức là Đông chí nhứt dương sanh. Mỗi người dầu mê đến đâu cũng có ngày phục lại, song vì người quá nghiêng theo dục lạc chìm nổi với bảy tình, lợi danh bưng bít, tài sắc ru ngủ không thấy được. Hoặc thấy được cũng không sao đem lại bản sơ; không được hườn phục nguyên đầu thì nó phải xuôi theo thế tục, nhơn tâm mà lậu tiết, soi phá hình hài, gây thêm tật bệnh”

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Phục Hy Lục Thập Tứ Quái Phương Đồ Văn Vương Lục Thập Tứ Quái Phương Đồ
H2. Lục Thập Tứ Quái Phương Đồ
Xem xét hai đồ hình của Lục Thập Tứ Quái, để nhận ra những ý nghĩa sâu xa về đạo học. Trong Phục Hy Lục Thập Tứ Quái Phương Đồ, bắt đầu từ quẻ Bát Thuần Càn nơi gốc phải cuối cùng di chuyển lên phía trên theo cùng một cột, các quẻ biến hóa phần nội quái. Nếu di chuyển về bên trái theo cùng một hàng, các quẻ lại chỉ biến hóa phần ngoại quái mà thôi. Tương tự nếu bắt đầu quẻ Bát Thuần Cấn ở vị trí giao nhau của hàng hai từ phía dưới, và cột hai từ bên phải, di chuyển theo hai hướng lên hay xuống theo cùng hàng thì nội quái biến hóa, qua bên trái hay phải theo cùng hàng thì ngoại quái biến hóa. Theo cách đó, mọi sự thay đổi biến hóa rất tuần tự và ổn định. Nay nếu xét trên Văn Vương Lục Thập Tứ Quái Phương Đồ, căn cứ trên quẻ Bát Thuần Càn đi về hai hướng sẽ không có sự liên tục và tuần tự biến hóa nữa. Các quẻ kép này biến hóa, thay đổi cả nội quái, ngoại quái trong cùng một lúc. Từ đó cho thấy, Phục Hy Phục Hy Lục Thập Tứ Quái Đồ phản ánh sự vận hành của đạo trong nhân sinh một cách tuần tự, căn bản và nề nếp. Còn sự vận hành của 64 quẻ trong Văn Vương Lục Thập Tứ Quái Đồ theo một trình tự của nhân sinh, một trình tự của phức tạp, đa nguyên và biến hóa khôn lường của cõi nhị nguyên.
Đến đây, tạm đưa ra một vài ý nghĩa của Lục Thập Tứ Quái Đồ:
  • Lục Thập Tứ Quái Đồ phản ánh khái quát quy luật vận động của đạo trong nhân sinh

  • Lục Thập Tứ Quái Đồ phản ánh quy luật cao nhất trong con người về đạo pháp. Tuy nhiên, do các quẻ đi vào chi tiết và mô tả sự vận động, tính chất nên tư tưởng về đạo pháp trong Lục Thập Tứ Quái là rất cụ thể và gắn liền với thực tiễn tu học của hành giả.
  • Lục Thập Tứ Quái Đồ là hình ảnh biến thiên của thực tại, của xã hội nhân sinh
  • Từ đó Lục Thập Tứ Quái Đồ phản ảnh thực tại nên là hiện thực trong mối liên hệ triết lý với tiềm thể đạo học – Bát Quái Đồ.
3. Những Tương Đồng và Tương Quan của Bát Quái Đồ và Lục Thập Tứ Quái Đồ

Tương đồng
Không quá khó để nhận ra rằng cả Bát Quái và Lục Thập Tứ Quái đều xuất phát rất căn cơ từ Âm và Dương, cũng như các quy luật âm dương. Từ căn nguyên Thái Cực, hóa sinh lưỡng nghi là Âm và Dương đến sự tác hợp và biến hóa khôn cùng để kiến tạo nên đạo lý thuần chất của Bát Quái và sự phức tạp trong đạo lý nhân sinh thể hiện qua Lục Thập Tứ Quái.
Cả Bát Quái và Lục Thập Tứ Quái đều phản ánh những quy luật chung nhất, căn cơ nhất về đạo tự nhiên và nhân sinh. Dẫu là càng về sau, nhiều ý kiến, chú giải và luận giải chỉ tập trung vào Lục Thập Tứ Quái, mà chủ yếu là Văn Vương Lục Thập Tứ Quái, nhưng ý nghĩa căn cơ vẫn còn nằm trong Bát Quái. Vì Bát Quái là tư tưởng mộc mạc và phổ quát nhất về vũ trụ, đạo tự nhiên bằng sự đơn giản và thuần nhất trong tư tưởng của Bát Quái.
Khi các sự vật, hiện tượng có điểm tương đồng, chắc hẳn cũng có những tương quan nào đó!
Tương quan
Sự tương quan giữa Bát Quái và Lục Thập Tứ Quái thể hiện qua các mục như tương quan về đồ hình và quẻ, tương quan về các quẻ và tương quan về luật tắc.
Trong đồ hình, các quẻ của Bát Quái là những Tượng (images) thuần túy và sự vận động của các tượng đó phản ánh được sự vận động của đạo tự nhiên. Ví như Càn thì tượng trưng cho sự khinh thanh và cao vọi lấy Trời làm biểu tượng. Khôn tượng trưng cho sự trược, cái bên dưới, thấp, lấy Đất làm biểu tượng. Khảm tượng trưng cho sự trôi chảy, đi xuống, lấy Nước làm biểu tượng. Ly tượng trưng cho sự sáng, sức nóng, sự bốc lên, lấy Lửa làm biểu tượng. Cứ thế mỗi quẻ đều là tượng. Khi xem xét Lục Thập Tứ Quái, điểm nổi bật là một bộ các tính chất hay trạng thái của cuộc sống nhân sinh. Sáu mươi bốn quẻ là gần 64 trạng thái liên tục của nhân sinh. Ví dụ như quẻ Thủy Lôi Truân bàn về sự mới, cái mới sinh, đến quẻ Sơn Thủy Mông bàn về sự non yếu và còn mờ ảo chưa rõ ràng, rồi đến quẻ Thủy Thiên Nhu bàn về sự nuôi dưỡng sự non yếu, …cứ thế hình thành một vòng tròn luân chuyển của gần 64 trạng thái của kiếp nhân sinh trong đời sống nhị nguyên.
Như đã nói bên trên, bài học triết lý đầu tiên từ Bát Quái Đồ là tư tưởng về cái lý tưởng, cái căn cơ, cái căn nguyên tư tưởng cao đẹp đúc kết được qua sự nhất quán, đơn giản, thuần chất, vận động hữu lý và trung dung. Khi đến với Lục Thập Tứ Quái Đồ là đem tâm tưởng của nhân sinh quán xét hình ảnh nhân sinh thông qua trật tự và tính chất của 64 quẻ. Lục Thập Tứ Quái Đồ là biểu tượng của thực tại nhân sinh. Biểu tượng ấy vẽ lại cuộc sống nhân sinh thay đổi khôn lường, muôn mặt theo một cách trật tự ôn hòa và hữu lý, hữu căn.
Ở một chiều kích khác, có thể nói rằng Bát Quái Tiên Thiên là căn cơ của Bát Quái Hậu Thiên và Phục Hy Lục Thập Tứ Quái là căn cơ của Văn Vương Lục Thập Tứ Quái. Căn cơ ở đây được hiểu là nguồn gốc, nền tảng, điểm xuất phát. Suy nghĩ này hoàn toàn hợp với quan niệm cho rằng Đạo là căn cơ của Vạn Hữu. Trong đó quan niệm về Trời Đất đã tiến hóa từ Vô đến Hữu. Càn-Khôn trong Bát Quái Tiên Thiên là Trời Đất của vũ trụ toàn thể. Đến Bát Quái Hậu Thiên, Càn-Khôn là Trời Đất của luật tắc. Sang Phục Hy Lục Thập Tứ Quái Đồ, Càn-Khôn là Trời Đất đạo lý. Và cuối cùng, Càn-Khôn trong Văn Vương Lục Thập Tứ Quái Đồ là Trời Đất trong nhân sinh. Nghĩ như thế nên cũng không khó để thừa nhận rằng Bát Quái Đồ chính là tiềm thể và Lục Thập Tứ Quái Đồ chính là hiện thể trong quan niệm triết lý về đạo học.
Nếu xét trên quái (quẻ) thì đơn quái mang tính thuần chất hơn. Thứ nhất, luận về tam tài thì mỗi tài đơn chất là một hào hoặc âm hoặc dương. Thứ hai, luận về Trung-Chính thì đơn giản vì chỉ một hào để xét Trung hay bất Trung, ba hào để xét Chính hay bất Chính. Trong khi đó, tìm hiểu trùng quái sẽ thấy tính Cơ-Ngẫu rất phổ biến. Mỗi tài trong tam tài của mỗi quẻ kép đều có 2 hào. Mỗi quẻ kép đều có hai quẻ đơn có ảnh hưởng nhau làm nên chất của quẻ. Đi sâu vào từng hào một của quẻ kép cũng thấy tính chất Cơ-Ngẫu này.
Điểm tương quan thứ ba là về luật tắc. Trong Bát Quái Đồ, quy luật của trời đất là nội dung chính yếu. Đối với Lục Thập Tứ Quái Đồ thì luật vận hành của kiếp nhân sinh là tư tưởng nổi trội. Cả hai đều là quy luật cao nhất của đạo tự nhiên, khác nhau ở tầm vực mà nó xét đến. Do vậy mà chữ Thời trong Bát Quái Đồ là thời của thiên địa, còn chữ Thời trong Lục Thập Tứ Quái Đồ là thời của thiên địa của nhân sinh, tức là thời nhân sinh vậy.
4. Ý Nghĩa Triết lý từ Bát Quái Đồ đến Lục Thập Tứ Quái Đồ
Đặt một cách nhìn liên đới từ Bát Quái Đồ đến Lục Thập Tứ Quái đồ đã mở ra mối quan hệ triết lý, tư tưởng xuyên suốt của Dịch học.
Trước hết, là sự chuyển hóa của nhận thức đi từ 8 trạng thái của tự nhiên đến 64 trạng thái của nhân sinh. Tư tưởng về vũ trụ toàn thể đã đi từ mộc mạc nguyên thủy đến đa nguyên phức hợp. Thứ hai, yếu tố tâm linh đã chuyển từ nhận thức vũ trụ như nhiên, tức phần Thiên đạo đến nhận thức đạo lý nhân sinh, tức phần Nhân đạo. Thứ ba, quá trình vận động từ Bát Quái đến Lục Thập Tứ Quái là giai đoạn chuyển tiếp của con đường từ Vô biến hóa thành Hữu. Trong Tự quái của quẻ Trạch Sơn Hàm (䷞) có viết:“Hữu thiên địa nhiên hậu hữu vạn vật; hữu vạn vật nhiên hậu hữu nam nữ; hữu nam nữ nhiên hậu hữu phu phụ; hữu phu phụ nhiên hậu hữu phụ tử; hữu phụ tử nhiên hậu hữu quân thần; hữu quân thần nhiên hậu hữu thượng hạ; hữu thượng hạ nhiên hậu lễ nghĩa hữu sở thố”. Nghĩa của Tự quái này là thiên địa là đầu mối của của vạn vật. Có thiên địa rồi mới có vạn vật và nam nữ. Đó là phần Vô, tức là phần tiềm thể, năng lực của vũ trụ. Nhờ Cái Vô sinh hóa mà cái Hữu, tức là phu phụ, phụ tử, quân thần, thượng hạ. Hữu ở đây tức là cái hình thể đã phân định và có tương tác ảnh hưởng lẫn nhau. Bên cạnh đó, cũng nói thêm rằng “lễ nghĩa” chính là yếu tố có nữa phần Vô và nữa phần Hữu. Nữa phần Vô thì “lễ nghĩa” phải noi theo cái đạo của Thiên Địa mà phân định luật tắc. Nữa phần Hữu là vì “lễ nghĩa” phải nương theo cái đạo của nhân sinh mà rạch ròi lý lẽ, cách thức. Cái Vô thể hiện trong Bát Quái ở cái ý nghĩa căn cơ, nguyên ủy. Cái Hữu thể hiện trong Lục Thập Tứ Quái ở cái ý nghĩa thực tại, định danh, định tính cho kiếp nhân sinh.
5. Ý Nghĩa Đạo học từ Bát Quái Đồ đến Lục Thập Tứ Quái Đồ
Trong giáo lý Đại Đạo, để nói lên hành trình của kiếp nhân sinh cũng như con đường trở về nguồn cội tâm linh ta có hình sau:
Trong đó điểm tâm chính là nguồn cội tâm linh, nơi từ đó con người bước ra khỏi vũ trụ đơn nhất để tham gia vào vũ trụ đa nguyên, đi trở ra cùng vạn hữu để hình thành nhân sinh (lộ trình a). Và để rồi từ nhân sinh, con người nhận thức và thực hiện chuyến đi ngược dòng trở về căn nguyên tâm linh của mình (lộ trình

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


H3. Nhất tán vạn – Vạn quy nhất

Lồng ghép Bát Quái Đồ và Lục Thập Tứ Quái Đồ theo trình tự vận hành như đã bàn bên trên để rút ra được bài học về đạo học của người tín đồ Cao Đài. Lúc này, chấm điểm trung tâm không hẳn là một chấm điểm. Nó trở thành một năng lực tự nhiên, là căn cơ của vạn vật hóa sanh miên viễn để hình thành Thiên Địa tự nhiên. Chấm điểm đó được xem là Thái Cực, và Thiên Địa tự nhiên được tượng trưng bởi Bát Quái Tiên Thiên. Bát Quái Tiên Thiên tiếp tục vận động biến hóa phân định luật tắc cho một thế giới mới, thế giới nhị nguyên phức hợp được tượng trưng bằng Bát Quái Hậu Thiên. Rồi Bát Quái Hậu Thiên lại biến hóa khôn lường để hình thành nên một trật tự Thiên Địa mới gần với nhân sinh hơn, đó chính là hình ảnh của Phục Hy Lục. Sau cùng nhân sinh lớn lên và vận hành theo luật tắc mới thể hiện qua Văn Vương Lục Thập Tứ Quái Đồ.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


H4. Từ Bát Quái đến Lục Thập Tứ Quái

Mượn hình trên mà luận về ý nghĩa đạo học ta lại thấy được vận mệnh và sứ mạng của người tín đồ Cao Đài. Vận mệnh đó nói rằng con người đi ra từ Cội Nguồn Thiêng Liêng, còn gọi là Thái Cực đến Lục Thập Tứ Quái, tức cái thực tại đa nguyên, phức hợp. Lộ trình đó là đương nhiên và hoàn toàn không phụ thuộc vào sở nguyện của con người. Con đường đó có chiều dài là một đời người, hoặc 60 năm, hoặc 100 năm, hoặc ít hơn thế hoặc nhiều hơn thế.
Sứ mạng của người tín đồ Cao Đài là lộ trình quay về, là con đường phản bổn hoàn nguyên. Lộ trình đó lại đi ngược từ Lục Thập Tứ Quái qua Bát Quái và cuối cùng hiệp cùng Thái Cực. Vì là con đường ngược dòng tự nhiên, nên chiều dài của nó là không xác định. Có khi là một đời người tu chứng đắc lập tức hồi nguyên. Có khi trãi muôn ngàn kiếp mà vẫn còn tham gia trong cảnh trần muôn vẻ, trãi đủ 64 thời của 64 quẻ. Lộ trình gian nan ấy chính là con đường gỡ bỏ những ràng buộc, những cái đa tạp, phức hợp để về với cái đơn nhất, tinh giản; gỡ bỏ cái cắc cớ, suy luận đa nguyên, vọng tưởng hoài nghi để trở về với cái thuần như chân tánh.
Có một điểm rất đáng chú ý trong Văn Vương Thập Lục Tứ Quái. Đó chính là chu trình vận hành của các quẻ được kết thúc ở quẻ Vị Tế, nghĩa là chưa xong. Điều đó như muốn nói lên rằng kiếp nhân sinh là sự dang dở, sự đứt đoạn, sự gãy đổ luôn yêu cầu, thôi thúc con người luôn cố hơn nữa vì một cái gì đó trong hiện kiếp, mà cả kiếp lai sanh. Ý nghĩa đó không hợp với sự giác ngộ của người tu hành, nhất là tín đồ Cao Đài. Người tu học lấy cái uyên thủy của tâm để hoàn chỉnh kiếp sống của mình. Sự hoàn thành không được đánh giá qua những gì còn sót lại nơi trần gian khi từ giã cõi trần. Sự viên mãn được phán xét bởi lòng thành tín, thủy chung vì Thầy, vì Đạo. Vị tế trong cái sự đời, nhưng viên mãn hoàn toàn trong Tiểu Linh Quang. Nên, việc “vị tế” ở Văn Vương Lục Thập Tứ Quái Đồ là số phận của nhân sinh, mà hiệp với Thiên Quang Thái Cực chính là cái kết của người tu học.
6. Các Vấn Đề Học Dịch Trong Giai Đoạn Tam Kỳ
Như vậy, việc học kinh Dịch trong giai đoạn hiện tại nhằm phục vụ cho nhận thức và thực hiện con đường trở về. Tức là đi ngược lại từ cái biểu kiến về cái chân thật, bản chất; đi từ cái đa tạp, phức hợp về cái căn cơ, duy nhất,…Vì thế nếu các vấn đề sau được làm rõ, phân định sáng tỏ hơn sẽ giúp rất nhiều trong việc tìm đường trở về:
  • Phân định mối liên hệ đạo học giữa Bát Quái và Lục Thập Tứ Quái
  • Làm sáng tỏ hơn ý nghĩa đạo học của Bát Quái Tiên Thiên đến Phục Hy Lục Thập Tứ Quái.
  • Tiếp tục vận dụng lý Dịch để hiểu hơn về Thiên đạo, tức là Thiên Địa của vũ trụ và Nhân sinh, tức là Thiên Địa của nhân sinh.
Đến đây tạm kết thúc bài tham luận bằng cách mở ra một vấn đề khác. Đó là việc học và vận dụng lý Dịch cho con đường tu học có hiệu quả. Hiệu quả đây có nghĩa là thông qua Dịch lý để biết được Thiên Cơ ở chổ nào trong đời sống nhân sinh để thực hiện trọng trách của người tu học như lời của đức Chí Tôn đã dạy như sau:
Một đức Huyền Thiên hóa vạn loài,
Thâu tàng sinh trưởng luật vần xoay;
Phật Tiên, Thần Thánh đều do bởi,
Diệu hiệp Thiên cơ ở cõi này

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 2 Members:

#17 pphoamai

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 74 Bài viết:
  • 52 thanks

Gửi vào 16/12/2012 - 23:32

Bài viết tigerstock68 có rất nhiều ý nghĩa

Cần nói thêm là Bảng trên được tính bằng công thức tính số Hoàng cực giống như bác badboy đã ghi ra. Nên chắc là không có số nào bị sai được. Trong các ví dụ bác badboy tính ở trên thì các số bác tính đều giống với trong Bảng rồi. Cám ơn bác badboy đã đưa lên công thức rất rỏ ràng, bác badboy sử dụng số Hoàng cực để làm gì có thể cho mọi người biết không?

#18 dichnhan07

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 107 Bài viết:
  • 94 thanks

Gửi vào 01/02/2013 - 12:22

lấy 1 Nguyên mà khởi số tính hoặc lấy 1 Thế (30 năm) mà khởi số tính thì tới 1 thời điểm nào đó theo cả 2 cách tính của Nguyên hoặc Thế, 4 số cuối như nhau cả, có lẽ bởi vậy mà phương pháp chỉ lấy có 4 số cuối để xem. Không biết bác nào có cách để sắp xếp nhóm 4 số này từ nhỏ tới lớn không, 384 hào mà phải sắp xếp lần lần mò mò thì rất là mệt.

Thanked by 1 Member:

#19 pphoamai

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 74 Bài viết:
  • 52 thanks

Gửi vào 10/03/2013 - 12:08

Sau khi xem lời bác(cụ?) dichnhan07 tôi xin đưa ra bảng nhóm 4 số từ nhỏ tới lớn. Thật bất ngờ là trong 384 hào có những hào có cùng 4 số như sau, những hào này tôi sẽ gạch đích để dễ xem.

001. Địa Thủy Sư (Hào Động: 3, Nguyên Sách: 156) -> Số Hoàng Cực: 0001
002. Phong Lôi Ích (Hào Động: 5, Nguyên Sách: 180) -> Số Hoàng Cực: 0094
003. Phong Thủy Hoán (Hào Động: 5, Nguyên Sách: 180) -> Số Hoàng Cực: 0096
004. Phong Sơn Tiệm (Hào Động: 5, Nguyên Sách: 180) -> Số Hoàng Cực: 0097
005. Lôi Địa Dự (Hào Động: 6, Nguyên Sách: 156) -> Số Hoàng Cực: 0158
006. Đoài vi Trạch (Hào Động: 5, Nguyên Sách: 192) -> Số Hoàng Cực: 0185
007. Trạch Phong Đại Quá (Hào Động: 2, Nguyên Sách: 192) -> Số Hoàng Cực: 0185
008. Trạch Hỏa Cách (Hào Động: 5, Nguyên Sách: 192) -> Số Hoàng Cực: 0186
009. Hỏa Phong Đỉnh (Hào Động: 2, Nguyên Sách: 192) -> Số Hoàng Cực: 0186
010. Trạch Phong Đại Quá (Hào Động: 5, Nguyên Sách: 192) -> Số Hoàng Cực: 0188
011. Tốn vi Phong (Hào Động: 2, Nguyên Sách: 192) -> Số Hoàng Cực: 0188
012. Thủy Trạch Tiết (Hào Động: 5, Nguyên Sách: 180) -> Số Hoàng Cực: 0273
013. Thủy Hỏa Ký Tế (Hào Động: 5, Nguyên Sách: 180) -> Số Hoàng Cực: 0274
014. Thủy Phong Tỉnh (Hào Động: 5, Nguyên Sách: 180) -> Số Hoàng Cực: 0276
015. Trạch Phong Đại Quá (Hào Động: 3, Nguyên Sách: 192) -> Số Hoàng Cực: 0378
016. Hỏa Trạch Khuê (Hào Động: 5, Nguyên Sách: 192) -> Số Hoàng Cực: 0378
017. Ly vi Hỏa (Hào Động: 5, Nguyên Sách: 192) -> Số Hoàng Cực: 0379
018. Hỏa Phong Đỉnh (Hào Động: 3, Nguyên Sách: 192) -> Số Hoàng Cực: 0379
019. Hỏa Phong Đỉnh (Hào Động: 5, Nguyên Sách: 192) -> Số Hoàng Cực: 0381
020. Tốn vi Phong (Hào Động: 3, Nguyên Sách: 192) -> Số Hoàng Cực: 0381
021. Lôi Thủy Giải (Hào Động: 1, Nguyên Sách: 168) -> Số Hoàng Cực: 0427
022. Khảm vi Thủy (Hào Động: 1, Nguyên Sách: 168) -> Số Hoàng Cực: 0429
023. Sơn Thủy Mông (Hào Động: 1, Nguyên Sách: 168) -> Số Hoàng Cực: 0430
024. Sơn Trạch Tổn (Hào Động: 5, Nguyên Sách: 180) -> Số Hoàng Cực: 0454
025. Sơn Hỏa Bí (Hào Động: 5, Nguyên Sách: 180) -> Số Hoàng Cực: 0455
026. Sơn Phong Cổ (Hào Động: 5, Nguyên Sách: 180) -> Số Hoàng Cực: 0457
027. Thủy Địa Tỷ (Hào Động: 6, Nguyên Sách: 156) -> Số Hoàng Cực: 0472
028. Lôi Thiên Đại Tráng (Hào Động: 5, Nguyên Sách: 192) -> Số Hoàng Cực: 0570
029. Lôi Thủy Giải (Hào Động: 2, Nguyên Sách: 168) -> Số Hoàng Cực: 0596
030. Khảm vi Thủy (Hào Động: 2, Nguyên Sách: 168) -> Số Hoàng Cực: 0598
031. Sơn Thủy Mông (Hào Động: 2, Nguyên Sách: 168) -> Số Hoàng Cực: 0599
032. Trạch Địa Tụy (Hào Động: 6, Nguyên Sách: 168) -> Số Hoàng Cực: 0600
033. Thiên Phong Cấu (Hào Động: 1, Nguyên Sách: 204) -> Số Hoàng Cực: 0615
034. Thiên Trạch Lý (Hào Động: 5, Nguyên Sách: 204) -> Số Hoàng Cực: 0616
035. Thiên Hỏa Đồng Nhân (Hào Động: 5, Nguyên Sách: 204) -> Số Hoàng Cực: 0617
036. Thiên Phong Cấu (Hào Động: 5, Nguyên Sách: 204) -> Số Hoàng Cực: 0619
037. Sơn Địa Bác (Hào Động: 6, Nguyên Sách: 156) -> Số Hoàng Cực: 0629
038. Địa Thiên Thái (Hào Động: 5, Nguyên Sách: 180) -> Số Hoàng Cực: 0634
039. Phong Trạch Trung Phù (Hào Động: 5, Nguyên Sách: 192) -> Số Hoàng Cực: 0764
040. Lôi Thủy Giải (Hào Động: 3, Nguyên Sách: 168) -> Số Hoàng Cực: 0765
041. Phong Hỏa Giai Nhân (Hào Động: 5, Nguyên Sách: 192) -> Số Hoàng Cực: 0765
042. Tốn vi Phong (Hào Động: 5, Nguyên Sách: 192) -> Số Hoàng Cực: 0767
043. Khảm vi Thủy (Hào Động: 3, Nguyên Sách: 168) -> Số Hoàng Cực: 0767
044. Sơn Thủy Mông (Hào Động: 3, Nguyên Sách: 168) -> Số Hoàng Cực: 0768
045. Hỏa Địa Tấn (Hào Động: 6, Nguyên Sách: 168) -> Số Hoàng Cực: 0769
046. Địa Lôi Phục (Hào Động: 6, Nguyên Sách: 156) -> Số Hoàng Cực: 0782
047. Địa Thủy Sư (Hào Động: 6, Nguyên Sách: 156) -> Số Hoàng Cực: 0784
048. Địa Sơn Khiêm (Hào Động: 6, Nguyên Sách: 156) -> Số Hoàng Cực: 0785
049. Thiên Phong Cấu (Hào Động: 2, Nguyên Sách: 204) -> Số Hoàng Cực: 0820
050. Trạch Thiên Quải (Hào Động: 5, Nguyên Sách: 204) -> Số Hoàng Cực: 0820
051. Chấn vi Lôi (Hào Động: 6, Nguyên Sách: 168) -> Số Hoàng Cực: 0934
052. Lôi Thủy Giải (Hào Động: 6, Nguyên Sách: 168) -> Số Hoàng Cực: 0936
053. Lôi Sơn Tiểu Quá (Hào Động: 6, Nguyên Sách: 168) -> Số Hoàng Cực: 0937
054. Thủy Thiên Nhu (Hào Động: 5, Nguyên Sách: 192) -> Số Hoàng Cực: 0956
055. Thiên Phong Cấu (Hào Động: 3, Nguyên Sách: 204) -> Số Hoàng Cực: 1025
056. Hỏa Thiên Đại Hữu (Hào Động: 5, Nguyên Sách: 204) -> Số Hoàng Cực: 1025
057. Phong Địa Quán (Hào Động: 6, Nguyên Sách: 168) -> Số Hoàng Cực: 1107
058. Sơn Thiên Đại Súc (Hào Động: 5, Nguyên Sách: 192) -> Số Hoàng Cực: 1149
059. Trạch Thủy Khốn (Hào Động: 1, Nguyên Sách: 180) -> Số Hoàng Cực: 1169
060. Hỏa Thủy Vị Tế (Hào Động: 1, Nguyên Sách: 180) -> Số Hoàng Cực: 1170
061. Phong Thủy Hoán (Hào Động: 1, Nguyên Sách: 180) -> Số Hoàng Cực: 1172
062. Thiên Địa Bĩ (Hào Động: 6, Nguyên Sách: 180) -> Số Hoàng Cực: 1175
063. Càn vi Thiên (Hào Động: 5, Nguyên Sách: 216) -> Số Hoàng Cực: 1239
064. Địa Sơn Khiêm (Hào Động: 1, Nguyên Sách: 156) -> Số Hoàng Cực: 1248
065. Thủy Lôi Truân (Hào Động: 6, Nguyên Sách: 168) -> Số Hoàng Cực: 1272
066. Khảm vi Thủy (Hào Động: 6, Nguyên Sách: 168) -> Số Hoàng Cực: 1274
067. Thủy Sơn Kiển (Hào Động: 6, Nguyên Sách: 168) -> Số Hoàng Cực: 1275
068. Trạch Thủy Khốn (Hào Động: 2, Nguyên Sách: 180) -> Số Hoàng Cực: 1350
069. Hỏa Thủy Vị Tế (Hào Động: 2, Nguyên Sách: 180) -> Số Hoàng Cực: 1351
070. Trạch Lôi Tùy (Hào Động: 6, Nguyên Sách: 180) -> Số Hoàng Cực: 1352
071. Phong Thủy Hoán (Hào Động: 2, Nguyên Sách: 180) -> Số Hoàng Cực: 1353
072. Trạch Thủy Khốn (Hào Động: 6, Nguyên Sách: 180) -> Số Hoàng Cực: 1354
073. Trạch Sơn Hàm (Hào Động: 6, Nguyên Sách: 180) -> Số Hoàng Cực: 1355
074. Địa Sơn Khiêm (Hào Động: 2, Nguyên Sách: 156) -> Số Hoàng Cực: 1405
075. Phong Thiên Tiểu Súc (Hào Động: 5, Nguyên Sách: 204) -> Số Hoàng Cực: 1435
076. Sơn Lôi Di (Hào Động: 6, Nguyên Sách: 168) -> Số Hoàng Cực: 1441
077. Sơn Thủy Mông (Hào Động: 6, Nguyên Sách: 168) -> Số Hoàng Cực: 1443
078. Cấn vi Sơn (Hào Động: 6, Nguyên Sách: 168) -> Số Hoàng Cực: 1444
079. Trạch Thủy Khốn (Hào Động: 3, Nguyên Sách: 180) -> Số Hoàng Cực: 1531
080. Hỏa Thủy Vị Tế (Hào Động: 3, Nguyên Sách: 180) -> Số Hoàng Cực: 1532
081. Hỏa Lôi Phệ Hạp (Hào Động: 6, Nguyên Sách: 180) -> Số Hoàng Cực: 1533
082. Phong Thủy Hoán (Hào Động: 3, Nguyên Sách: 180) -> Số Hoàng Cực: 1534
083. Hỏa Thủy Vị Tế (Hào Động: 6, Nguyên Sách: 180) -> Số Hoàng Cực: 1535
084. Hỏa Sơn Lữ (Hào Động: 6, Nguyên Sách: 180) -> Số Hoàng Cực: 1536
085. Địa Sơn Khiêm (Hào Động: 3, Nguyên Sách: 156) -> Số Hoàng Cực: 1562
086. Địa Trạch Lâm (Hào Động: 6, Nguyên Sách: 168) -> Số Hoàng Cực: 1608
087. Địa Hỏa Minh Di (Hào Động: 6, Nguyên Sách: 168) -> Số Hoàng Cực: 1609
088. Địa Phong Thăng (Hào Động: 6, Nguyên Sách: 168) -> Số Hoàng Cực: 1611
089. Lôi Trạch Quy Muội (Hào Động: 6, Nguyên Sách: 180) -> Số Hoàng Cực: 1712
090. Lôi Hỏa Phong (Hào Động: 6, Nguyên Sách: 180) -> Số Hoàng Cực: 1713
091. Lôi Phong Hằng (Hào Động: 6, Nguyên Sách: 180) -> Số Hoàng Cực: 1715
092. Khôn vi Địa (Hào Động: 1, Nguyên Sách: 144) -> Số Hoàng Cực: 1825
093. Phong Lôi Ích (Hào Động: 6, Nguyên Sách: 180) -> Số Hoàng Cực: 1895
094. Phong Thủy Hoán (Hào Động: 6, Nguyên Sách: 180) -> Số Hoàng Cực: 1897
095. Phong Sơn Tiệm (Hào Động: 6, Nguyên Sách: 180) -> Số Hoàng Cực: 1898
096. Thiên Thủy Tụng (Hào Động: 1, Nguyên Sách: 192) -> Số Hoàng Cực: 1912
097. Thiên Lôi Vô Vọng (Hào Động: 6, Nguyên Sách: 192) -> Số Hoàng Cực: 1915
098. Thiên Thủy Tụng (Hào Động: 6, Nguyên Sách: 192) -> Số Hoàng Cực: 1917
099. Thiên Sơn Độn (Hào Động: 6, Nguyên Sách: 192) -> Số Hoàng Cực: 1918
100. Khôn vi Địa (Hào Động: 2, Nguyên Sách: 144) -> Số Hoàng Cực: 1970

Thanked by 1 Member:

#20 pphoamai

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 74 Bài viết:
  • 52 thanks

Gửi vào 10/03/2013 - 12:09

101. Thủy Trạch Tiết (Hào Động: 6, Nguyên Sách: 180) -> Số Hoàng Cực: 2074
102. Thủy Hỏa Ký Tế (Hào Động: 6, Nguyên Sách: 180) -> Số Hoàng Cực: 2075
103. Thủy Phong Tỉnh (Hào Động: 6, Nguyên Sách: 180) -> Số Hoàng Cực: 2077
104. Thiên Thủy Tụng (Hào Động: 2, Nguyên Sách: 192) -> Số Hoàng Cực: 2105
105. Đoài vi Trạch (Hào Động: 6, Nguyên Sách: 192) -> Số Hoàng Cực: 2106
106. Trạch Hỏa Cách (Hào Động: 6, Nguyên Sách: 192) -> Số Hoàng Cực: 2107
107. Lôi Sơn Tiểu Quá (Hào Động: 1, Nguyên Sách: 168) -> Số Hoàng Cực: 2108
108. Trạch Phong Đại Quá (Hào Động: 6, Nguyên Sách: 192) -> Số Hoàng Cực: 2109
109. Thủy Sơn Kiển (Hào Động: 1, Nguyên Sách: 168) -> Số Hoàng Cực: 2110
110. Cấn vi Sơn (Hào Động: 1, Nguyên Sách: 168) -> Số Hoàng Cực: 2111
111. Khôn vi Địa (Hào Động: 3, Nguyên Sách: 144) -> Số Hoàng Cực: 2115
112. Địa Thiên Thái (Hào Động: 1, Nguyên Sách: 180) -> Số Hoàng Cực: 2170
113. Sơn Trạch Tổn (Hào Động: 6, Nguyên Sách: 180) -> Số Hoàng Cực: 2255
114. Sơn Hỏa Bí (Hào Động: 6, Nguyên Sách: 180) -> Số Hoàng Cực: 2256
115. Sơn Phong Cổ (Hào Động: 6, Nguyên Sách: 180) -> Số Hoàng Cực: 2258
116. Lôi Sơn Tiểu Quá (Hào Động: 2, Nguyên Sách: 168) -> Số Hoàng Cực: 2277
117. Thủy Sơn Kiển (Hào Động: 2, Nguyên Sách: 168) -> Số Hoàng Cực: 2279
118. Cấn vi Sơn (Hào Động: 2, Nguyên Sách: 168) -> Số Hoàng Cực: 2280
119. Thiên Thủy Tụng (Hào Động: 3, Nguyên Sách: 192) -> Số Hoàng Cực: 2298
120. Hỏa Trạch Khuê (Hào Động: 6, Nguyên Sách: 192) -> Số Hoàng Cực: 2299
121. Ly vi Hỏa (Hào Động: 6, Nguyên Sách: 192) -> Số Hoàng Cực: 2300
122. Hỏa Phong Đỉnh (Hào Động: 6, Nguyên Sách: 192) -> Số Hoàng Cực: 2302
123. Lôi Thiên Đại Tráng (Hào Động: 1, Nguyên Sách: 192) -> Số Hoàng Cực: 2310
124. Thủy Thiên Nhu (Hào Động: 1, Nguyên Sách: 192) -> Số Hoàng Cực: 2312
125. Sơn Thiên Đại Súc (Hào Động: 1, Nguyên Sách: 192) -> Số Hoàng Cực: 2313
126. Địa Thiên Thái (Hào Động: 2, Nguyên Sách: 180) -> Số Hoàng Cực: 2351
127. Địa Thiên Thái (Hào Động: 6, Nguyên Sách: 180) -> Số Hoàng Cực: 2435
128. Lôi Sơn Tiểu Quá (Hào Động: 3, Nguyên Sách: 168) -> Số Hoàng Cực: 2446
129. Thủy Sơn Kiển (Hào Động: 3, Nguyên Sách: 168) -> Số Hoàng Cực: 2448
130. Cấn vi Sơn (Hào Động: 3, Nguyên Sách: 168) -> Số Hoàng Cực: 2449
131. Trạch Thiên Quải (Hào Động: 1, Nguyên Sách: 204) -> Số Hoàng Cực: 2452
132. Hỏa Thiên Đại Hữu (Hào Động: 1, Nguyên Sách: 204) -> Số Hoàng Cực: 2453
133. Phong Thiên Tiểu Súc (Hào Động: 1, Nguyên Sách: 204) -> Số Hoàng Cực: 2455
134. Lôi Thiên Đại Tráng (Hào Động: 6, Nguyên Sách: 192) -> Số Hoàng Cực: 2491
135. Lôi Thiên Đại Tráng (Hào Động: 2, Nguyên Sách: 192) -> Số Hoàng Cực: 2503
136. Thủy Thiên Nhu (Hào Động: 2, Nguyên Sách: 192) -> Số Hoàng Cực: 2505
137. Sơn Thiên Đại Súc (Hào Động: 2, Nguyên Sách: 192) -> Số Hoàng Cực: 2506
138. Địa Thiên Thái (Hào Động: 3, Nguyên Sách: 180) -> Số Hoàng Cực: 2532
139. Càn vi Thiên (Hào Động: 1, Nguyên Sách: 216) -> Số Hoàng Cực: 2595
140. Thiên Trạch Lý (Hào Động: 6, Nguyên Sách: 204) -> Số Hoàng Cực: 2657
141. Trạch Thiên Quải (Hào Động: 2, Nguyên Sách: 204) -> Số Hoàng Cực: 2657
142. Thiên Hỏa Đồng Nhân (Hào Động: 6, Nguyên Sách: 204) -> Số Hoàng Cực: 2658
143. Hỏa Thiên Đại Hữu (Hào Động: 2, Nguyên Sách: 204) -> Số Hoàng Cực: 2658
144. Thiên Phong Cấu (Hào Động: 6, Nguyên Sách: 204) -> Số Hoàng Cực: 2660
145. Phong Thiên Tiểu Súc (Hào Động: 2, Nguyên Sách: 204) -> Số Hoàng Cực: 2660
146. Phong Trạch Trung Phù (Hào Động: 6, Nguyên Sách: 192) -> Số Hoàng Cực: 2685
147. Phong Hỏa Giai Nhân (Hào Động: 6, Nguyên Sách: 192) -> Số Hoàng Cực: 2686
148. Tốn vi Phong (Hào Động: 6, Nguyên Sách: 192) -> Số Hoàng Cực: 2688
149. Lôi Thiên Đại Tráng (Hào Động: 3, Nguyên Sách: 192) -> Số Hoàng Cực: 2696
150. Thủy Thiên Nhu (Hào Động: 3, Nguyên Sách: 192) -> Số Hoàng Cực: 2698
151. Sơn Thiên Đại Súc (Hào Động: 3, Nguyên Sách: 192) -> Số Hoàng Cực: 2699
152. Lôi Địa Dự (Hào Động: 1, Nguyên Sách: 156) -> Số Hoàng Cực: 2805
153. Thủy Địa Tỷ (Hào Động: 1, Nguyên Sách: 156) -> Số Hoàng Cực: 2807
154. Sơn Địa Bác (Hào Động: 1, Nguyên Sách: 156) -> Số Hoàng Cực: 2808
155. Càn vi Thiên (Hào Động: 2, Nguyên Sách: 216) -> Số Hoàng Cực: 2812
156. Trạch Thiên Quải (Hào Động: 6, Nguyên Sách: 204) -> Số Hoàng Cực: 2861
157. Trạch Thiên Quải (Hào Động: 3, Nguyên Sách: 204) -> Số Hoàng Cực: 2862
158. Hỏa Thiên Đại Hữu (Hào Động: 3, Nguyên Sách: 204) -> Số Hoàng Cực: 2863
159. Phong Thiên Tiểu Súc (Hào Động: 3, Nguyên Sách: 204) -> Số Hoàng Cực: 2865
160. Thủy Thiên Nhu (Hào Động: 6, Nguyên Sách: 192) -> Số Hoàng Cực: 2877
161. Lôi Địa Dự (Hào Động: 2, Nguyên Sách: 156) -> Số Hoàng Cực: 2962
162. Thủy Địa Tỷ (Hào Động: 2, Nguyên Sách: 156) -> Số Hoàng Cực: 2964
163. Sơn Địa Bác (Hào Động: 2, Nguyên Sách: 156) -> Số Hoàng Cực: 2965
164. Trạch Sơn Hàm (Hào Động: 1, Nguyên Sách: 180) -> Số Hoàng Cực: 2970
165. Hỏa Sơn Lữ (Hào Động: 1, Nguyên Sách: 180) -> Số Hoàng Cực: 2971
166. Phong Sơn Tiệm (Hào Động: 1, Nguyên Sách: 180) -> Số Hoàng Cực: 2973
167. Càn vi Thiên (Hào Động: 3, Nguyên Sách: 216) -> Số Hoàng Cực: 3029
168. Hỏa Thiên Đại Hữu (Hào Động: 6, Nguyên Sách: 204) -> Số Hoàng Cực: 3066
169. Sơn Thiên Đại Súc (Hào Động: 6, Nguyên Sách: 192) -> Số Hoàng Cực: 3070
170. Lôi Địa Dự (Hào Động: 3, Nguyên Sách: 156) -> Số Hoàng Cực: 3119
171. Thủy Địa Tỷ (Hào Động: 3, Nguyên Sách: 156) -> Số Hoàng Cực: 3121
172. Sơn Địa Bác (Hào Động: 3, Nguyên Sách: 156) -> Số Hoàng Cực: 3122
173. Trạch Sơn Hàm (Hào Động: 2, Nguyên Sách: 180) -> Số Hoàng Cực: 3151
174. Hỏa Sơn Lữ (Hào Động: 2, Nguyên Sách: 180) -> Số Hoàng Cực: 3152
175. Phong Sơn Tiệm (Hào Động: 2, Nguyên Sách: 180) -> Số Hoàng Cực: 3154
176. Trạch Sơn Hàm (Hào Động: 3, Nguyên Sách: 180) -> Số Hoàng Cực: 3332
177. Hỏa Sơn Lữ (Hào Động: 3, Nguyên Sách: 180) -> Số Hoàng Cực: 3333
178. Phong Sơn Tiệm (Hào Động: 3, Nguyên Sách: 180) -> Số Hoàng Cực: 3335
179. Càn vi Thiên (Hào Động: 6, Nguyên Sách: 216) -> Số Hoàng Cực: 3400
180. Phong Thiên Tiểu Súc (Hào Động: 6, Nguyên Sách: 204) -> Số Hoàng Cực: 3476
181. Địa Trạch Lâm (Hào Động: 1, Nguyên Sách: 168) -> Số Hoàng Cực: 3707
182. Trạch Địa Tụy (Hào Động: 1, Nguyên Sách: 168) -> Số Hoàng Cực: 3787
183. Hỏa Địa Tấn (Hào Động: 1, Nguyên Sách: 168) -> Số Hoàng Cực: 3788
184. Phong Địa Quán (Hào Động: 1, Nguyên Sách: 168) -> Số Hoàng Cực: 3790
185. Thiên Sơn Độn (Hào Động: 1, Nguyên Sách: 192) -> Số Hoàng Cực: 3833
186. Địa Trạch Lâm (Hào Động: 2, Nguyên Sách: 168) -> Số Hoàng Cực: 3876
187. Trạch Địa Tụy (Hào Động: 2, Nguyên Sách: 168) -> Số Hoàng Cực: 3956
188. Hỏa Địa Tấn (Hào Động: 2, Nguyên Sách: 168) -> Số Hoàng Cực: 3957
189. Phong Địa Quán (Hào Động: 2, Nguyên Sách: 168) -> Số Hoàng Cực: 3959
190. Lôi Trạch Quy Muội (Hào Động: 1, Nguyên Sách: 180) -> Số Hoàng Cực: 3967
191. Thủy Trạch Tiết (Hào Động: 1, Nguyên Sách: 180) -> Số Hoàng Cực: 3969
192. Sơn Trạch Tổn (Hào Động: 1, Nguyên Sách: 180) -> Số Hoàng Cực: 3970
193. Thiên Sơn Độn (Hào Động: 2, Nguyên Sách: 192) -> Số Hoàng Cực: 4026
194. Địa Trạch Lâm (Hào Động: 3, Nguyên Sách: 168) -> Số Hoàng Cực: 4045
195. Trạch Địa Tụy (Hào Động: 3, Nguyên Sách: 168) -> Số Hoàng Cực: 4125
196. Hỏa Địa Tấn (Hào Động: 3, Nguyên Sách: 168) -> Số Hoàng Cực: 4126
197. Phong Địa Quán (Hào Động: 3, Nguyên Sách: 168) -> Số Hoàng Cực: 4128
198. Lôi Trạch Quy Muội (Hào Động: 2, Nguyên Sách: 180) -> Số Hoàng Cực: 4148
199. Thủy Trạch Tiết (Hào Động: 2, Nguyên Sách: 180) -> Số Hoàng Cực: 4150
200. Sơn Trạch Tổn (Hào Động: 2, Nguyên Sách: 180) -> Số Hoàng Cực: 4151

Thanked by 1 Member:

#21 pphoamai

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 74 Bài viết:
  • 52 thanks

Gửi vào 10/03/2013 - 12:10

201. Thiên Sơn Độn (Hào Động: 3, Nguyên Sách: 192) -> Số Hoàng Cực: 4219
202. Đoài vi Trạch (Hào Động: 1, Nguyên Sách: 192) -> Số Hoàng Cực: 4229
203. Hỏa Trạch Khuê (Hào Động: 1, Nguyên Sách: 192) -> Số Hoàng Cực: 4230
204. Phong Trạch Trung Phù (Hào Động: 1, Nguyên Sách: 192) -> Số Hoàng Cực: 4232
205. Lôi Trạch Quy Muội (Hào Động: 3, Nguyên Sách: 180) -> Số Hoàng Cực: 4329
206. Thủy Trạch Tiết (Hào Động: 3, Nguyên Sách: 180) -> Số Hoàng Cực: 4331
207. Sơn Trạch Tổn (Hào Động: 3, Nguyên Sách: 180) -> Số Hoàng Cực: 4332
208. Đoài vi Trạch (Hào Động: 2, Nguyên Sách: 192) -> Số Hoàng Cực: 4422
209. Hỏa Trạch Khuê (Hào Động: 2, Nguyên Sách: 192) -> Số Hoàng Cực: 4423
210. Phong Trạch Trung Phù (Hào Động: 2, Nguyên Sách: 192) -> Số Hoàng Cực: 4425
211. Thiên Trạch Lý (Hào Động: 1, Nguyên Sách: 204) -> Số Hoàng Cực: 4492
212. Đoài vi Trạch (Hào Động: 3, Nguyên Sách: 192) -> Số Hoàng Cực: 4615
213. Hỏa Trạch Khuê (Hào Động: 3, Nguyên Sách: 192) -> Số Hoàng Cực: 4616
214. Phong Trạch Trung Phù (Hào Động: 3, Nguyên Sách: 192) -> Số Hoàng Cực: 4618
215. Thiên Trạch Lý (Hào Động: 2, Nguyên Sách: 204) -> Số Hoàng Cực: 4697
216. Thiên Địa Bĩ (Hào Động: 1, Nguyên Sách: 180) -> Số Hoàng Cực: 4770
217. Thiên Trạch Lý (Hào Động: 3, Nguyên Sách: 204) -> Số Hoàng Cực: 4902
218. Thiên Địa Bĩ (Hào Động: 2, Nguyên Sách: 180) -> Số Hoàng Cực: 4951
219. Thiên Địa Bĩ (Hào Động: 3, Nguyên Sách: 180) -> Số Hoàng Cực: 5132
220. Địa Hỏa Minh Di (Hào Động: 1, Nguyên Sách: 168) -> Số Hoàng Cực: 5388
221. Địa Hỏa Minh Di (Hào Động: 2, Nguyên Sách: 168) -> Số Hoàng Cực: 5557
222. Địa Hỏa Minh Di (Hào Động: 3, Nguyên Sách: 168) -> Số Hoàng Cực: 5726
223. Lôi Hỏa Phong (Hào Động: 1, Nguyên Sách: 180) -> Số Hoàng Cực: 5768
224. Thủy Hỏa Ký Tế (Hào Động: 1, Nguyên Sách: 180) -> Số Hoàng Cực: 5770
225. Sơn Hỏa Bí (Hào Động: 1, Nguyên Sách: 180) -> Số Hoàng Cực: 5771
226. Lôi Hỏa Phong (Hào Động: 2, Nguyên Sách: 180) -> Số Hoàng Cực: 5949
227. Thủy Hỏa Ký Tế (Hào Động: 2, Nguyên Sách: 180) -> Số Hoàng Cực: 5951
228. Sơn Hỏa Bí (Hào Động: 2, Nguyên Sách: 180) -> Số Hoàng Cực: 5952
229. Lôi Hỏa Phong (Hào Động: 3, Nguyên Sách: 180) -> Số Hoàng Cực: 6130
230. Thủy Hỏa Ký Tế (Hào Động: 3, Nguyên Sách: 180) -> Số Hoàng Cực: 6132
231. Sơn Hỏa Bí (Hào Động: 3, Nguyên Sách: 180) -> Số Hoàng Cực: 6133
232. Trạch Hỏa Cách (Hào Động: 1, Nguyên Sách: 192) -> Số Hoàng Cực: 6150
233. Ly vi Hỏa (Hào Động: 1, Nguyên Sách: 192) -> Số Hoàng Cực: 6151
234. Phong Hỏa Giai Nhân (Hào Động: 1, Nguyên Sách: 192) -> Số Hoàng Cực: 6153
235. Trạch Hỏa Cách (Hào Động: 2, Nguyên Sách: 192) -> Số Hoàng Cực: 6343
236. Ly vi Hỏa (Hào Động: 2, Nguyên Sách: 192) -> Số Hoàng Cực: 6344
237. Phong Hỏa Giai Nhân (Hào Động: 2, Nguyên Sách: 192) -> Số Hoàng Cực: 6346
238. Thiên Hỏa Đồng Nhân (Hào Động: 1, Nguyên Sách: 204) -> Số Hoàng Cực: 6533
239. Trạch Hỏa Cách (Hào Động: 3, Nguyên Sách: 192) -> Số Hoàng Cực: 6536
240. Ly vi Hỏa (Hào Động: 3, Nguyên Sách: 192) -> Số Hoàng Cực: 6537
241. Phong Hỏa Giai Nhân (Hào Động: 3, Nguyên Sách: 192) -> Số Hoàng Cực: 6539
242. Địa Lôi Phục (Hào Động: 1, Nguyên Sách: 156) -> Số Hoàng Cực: 6565
243. Địa Lôi Phục (Hào Động: 2, Nguyên Sách: 156) -> Số Hoàng Cực: 6722
244. Thiên Hỏa Đồng Nhân (Hào Động: 2, Nguyên Sách: 204) -> Số Hoàng Cực: 6738
245. Địa Lôi Phục (Hào Động: 3, Nguyên Sách: 156) -> Số Hoàng Cực: 6879
246. Thiên Hỏa Đồng Nhân (Hào Động: 3, Nguyên Sách: 204) -> Số Hoàng Cực: 6943
247. Lôi Địa Dự (Hào Động: 4, Nguyên Sách: 156) -> Số Hoàng Cực: 7036
248. Chấn vi Lôi (Hào Động: 1, Nguyên Sách: 168) -> Số Hoàng Cực: 7065
249. Thủy Lôi Truân (Hào Động: 1, Nguyên Sách: 168) -> Số Hoàng Cực: 7067
250. Sơn Lôi Di (Hào Động: 1, Nguyên Sách: 168) -> Số Hoàng Cực: 7068
251. Khôn vi Địa (Hào Động: 4, Nguyên Sách: 144) -> Số Hoàng Cực: 7076
252. Chấn vi Lôi (Hào Động: 2, Nguyên Sách: 168) -> Số Hoàng Cực: 7234
253. Thủy Lôi Truân (Hào Động: 2, Nguyên Sách: 168) -> Số Hoàng Cực: 7236
254. Sơn Lôi Di (Hào Động: 2, Nguyên Sách: 168) -> Số Hoàng Cực: 7237
255. Trạch Địa Tụy (Hào Động: 4, Nguyên Sách: 168) -> Số Hoàng Cực: 7238
256. Thủy Địa Tỷ (Hào Động: 4, Nguyên Sách: 156) -> Số Hoàng Cực: 7350
257. Chấn vi Lôi (Hào Động: 3, Nguyên Sách: 168) -> Số Hoàng Cực: 7403
258. Thủy Lôi Truân (Hào Động: 3, Nguyên Sách: 168) -> Số Hoàng Cực: 7405
259. Sơn Lôi Di (Hào Động: 3, Nguyên Sách: 168) -> Số Hoàng Cực: 7406
260. Hỏa Địa Tấn (Hào Động: 4, Nguyên Sách: 168) -> Số Hoàng Cực: 7407
261. Sơn Địa Bác (Hào Động: 4, Nguyên Sách: 156) -> Số Hoàng Cực: 7507
262. Trạch Lôi Tùy (Hào Động: 1, Nguyên Sách: 180) -> Số Hoàng Cực: 7567
263. Hỏa Lôi Phệ Hạp (Hào Động: 1, Nguyên Sách: 180) -> Số Hoàng Cực: 7568
264. Phong Lôi Ích (Hào Động: 1, Nguyên Sách: 180) -> Số Hoàng Cực: 7570
265. Chấn vi Lôi (Hào Động: 4, Nguyên Sách: 168) -> Số Hoàng Cực: 7572
266. Thiên Địa Bĩ (Hào Động: 4, Nguyên Sách: 180) -> Số Hoàng Cực: 7573
267. Lôi Thủy Giải (Hào Động: 4, Nguyên Sách: 168) -> Số Hoàng Cực: 7574
268. Lôi Sơn Tiểu Quá (Hào Động: 4, Nguyên Sách: 168) -> Số Hoàng Cực: 7575
269. Địa Lôi Phục (Hào Động: 4, Nguyên Sách: 156) -> Số Hoàng Cực: 7660
270. Địa Thủy Sư (Hào Động: 4, Nguyên Sách: 156) -> Số Hoàng Cực: 7662
271. Địa Sơn Khiêm (Hào Động: 4, Nguyên Sách: 156) -> Số Hoàng Cực: 7663
272. Phong Địa Quán (Hào Động: 4, Nguyên Sách: 168) -> Số Hoàng Cực: 7745
273. Trạch Lôi Tùy (Hào Động: 2, Nguyên Sách: 180) -> Số Hoàng Cực: 7748
274. Hỏa Lôi Phệ Hạp (Hào Động: 2, Nguyên Sách: 180) -> Số Hoàng Cực: 7749
275. Trạch Lôi Tùy (Hào Động: 4, Nguyên Sách: 180) -> Số Hoàng Cực: 7750
276. Phong Lôi Ích (Hào Động: 2, Nguyên Sách: 180) -> Số Hoàng Cực: 7751
277. Trạch Thủy Khốn (Hào Động: 4, Nguyên Sách: 180) -> Số Hoàng Cực: 7752
278. Trạch Sơn Hàm (Hào Động: 4, Nguyên Sách: 180) -> Số Hoàng Cực: 7753
279. Thủy Lôi Truân (Hào Động: 4, Nguyên Sách: 168) -> Số Hoàng Cực: 7910
280. Khảm vi Thủy (Hào Động: 4, Nguyên Sách: 168) -> Số Hoàng Cực: 7912
281. Thủy Sơn Kiển (Hào Động: 4, Nguyên Sách: 168) -> Số Hoàng Cực: 7913
282. Trạch Lôi Tùy (Hào Động: 3, Nguyên Sách: 180) -> Số Hoàng Cực: 7929
283. Hỏa Lôi Phệ Hạp (Hào Động: 3, Nguyên Sách: 180) -> Số Hoàng Cực: 7930
284. Hỏa Lôi Phệ Hạp (Hào Động: 4, Nguyên Sách: 180) -> Số Hoàng Cực: 7931
285. Phong Lôi Ích (Hào Động: 3, Nguyên Sách: 180) -> Số Hoàng Cực: 7932
286. Hỏa Thủy Vị Tế (Hào Động: 4, Nguyên Sách: 180) -> Số Hoàng Cực: 7933
287. Hỏa Sơn Lữ (Hào Động: 4, Nguyên Sách: 180) -> Số Hoàng Cực: 7934
288. Thiên Lôi Vô Vọng (Hào Động: 1, Nguyên Sách: 192) -> Số Hoàng Cực: 8070
289. Thiên Lôi Vô Vọng (Hào Động: 4, Nguyên Sách: 192) -> Số Hoàng Cực: 8073
290. Thiên Thủy Tụng (Hào Động: 4, Nguyên Sách: 192) -> Số Hoàng Cực: 8075
291. Thiên Sơn Độn (Hào Động: 4, Nguyên Sách: 192) -> Số Hoàng Cực: 8076
292. Sơn Lôi Di (Hào Động: 4, Nguyên Sách: 168) -> Số Hoàng Cực: 8079
293. Sơn Thủy Mông (Hào Động: 4, Nguyên Sách: 168) -> Số Hoàng Cực: 8081
294. Cấn vi Sơn (Hào Động: 4, Nguyên Sách: 168) -> Số Hoàng Cực: 8082
295. Lôi Trạch Quy Muội (Hào Động: 4, Nguyên Sách: 180) -> Số Hoàng Cực: 8110
296. Lôi Hỏa Phong (Hào Động: 4, Nguyên Sách: 180) -> Số Hoàng Cực: 8111
297. Lôi Phong Hằng (Hào Động: 4, Nguyên Sách: 180) -> Số Hoàng Cực: 8113
298. Địa Trạch Lâm (Hào Động: 4, Nguyên Sách: 168) -> Số Hoàng Cực: 8246
299. Địa Hỏa Minh Di (Hào Động: 4, Nguyên Sách: 168) -> Số Hoàng Cực: 8247
300. Địa Phong Thăng (Hào Động: 4, Nguyên Sách: 168) -> Số Hoàng Cực: 8249
301. Thiên Lôi Vô Vọng (Hào Động: 2, Nguyên Sách: 192) -> Số Hoàng Cực: 8263

Thanked by 1 Member:

#22 pphoamai

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 74 Bài viết:
  • 52 thanks

Gửi vào 10/03/2013 - 12:10

302. Đoài vi Trạch (Hào Động: 4, Nguyên Sách: 192) -> Số Hoàng Cực: 8264
303. Trạch Hỏa Cách (Hào Động: 4, Nguyên Sách: 192) -> Số Hoàng Cực: 8265
304. Trạch Phong Đại Quá (Hào Động: 4, Nguyên Sách: 192) -> Số Hoàng Cực: 8267
305. Phong Lôi Ích (Hào Động: 4, Nguyên Sách: 180) -> Số Hoàng Cực: 8293
306. Phong Thủy Hoán (Hào Động: 4, Nguyên Sách: 180) -> Số Hoàng Cực: 8295
307. Phong Sơn Tiệm (Hào Động: 4, Nguyên Sách: 180) -> Số Hoàng Cực: 8296
308. Thiên Lôi Vô Vọng (Hào Động: 3, Nguyên Sách: 192) -> Số Hoàng Cực: 8456
309. Hỏa Trạch Khuê (Hào Động: 4, Nguyên Sách: 192) -> Số Hoàng Cực: 8457
310. Ly vi Hỏa (Hào Động: 4, Nguyên Sách: 192) -> Số Hoàng Cực: 8458
311. Hỏa Phong Đỉnh (Hào Động: 4, Nguyên Sách: 192) -> Số Hoàng Cực: 8460
312. Thủy Trạch Tiết (Hào Động: 4, Nguyên Sách: 180) -> Số Hoàng Cực: 8472
313. Thủy Hỏa Ký Tế (Hào Động: 4, Nguyên Sách: 180) -> Số Hoàng Cực: 8473
314. Thủy Phong Tỉnh (Hào Động: 4, Nguyên Sách: 180) -> Số Hoàng Cực: 8475
315. Khôn vi Địa (Hào Động: 5, Nguyên Sách: 144) -> Số Hoàng Cực: 8517
316. Thiên Trạch Lý (Hào Động: 4, Nguyên Sách: 204) -> Số Hoàng Cực: 8575
317. Thiên Hỏa Đồng Nhân (Hào Động: 4, Nguyên Sách: 204) -> Số Hoàng Cực: 8576
318. Thiên Phong Cấu (Hào Động: 4, Nguyên Sách: 204) -> Số Hoàng Cực: 8578
319. Lôi Địa Dự (Hào Động: 5, Nguyên Sách: 156) -> Số Hoàng Cực: 8597
320. Lôi Thiên Đại Tráng (Hào Động: 4, Nguyên Sách: 192) -> Số Hoàng Cực: 8649
321. Sơn Trạch Tổn (Hào Động: 4, Nguyên Sách: 180) -> Số Hoàng Cực: 8653
322. Sơn Hỏa Bí (Hào Động: 4, Nguyên Sách: 180) -> Số Hoàng Cực: 8654
323. Sơn Phong Cổ (Hào Động: 4, Nguyên Sách: 180) -> Số Hoàng Cực: 8656
324. Địa Phong Thăng (Hào Động: 1, Nguyên Sách: 168) -> Số Hoàng Cực: 8750
325. Trạch Thiên Quải (Hào Động: 4, Nguyên Sách: 204) -> Số Hoàng Cực: 8779
326. Địa Thiên Thái (Hào Động: 4, Nguyên Sách: 180) -> Số Hoàng Cực: 8833
327. Phong Trạch Trung Phù (Hào Động: 4, Nguyên Sách: 192) -> Số Hoàng Cực: 8843
328. Phong Hỏa Giai Nhân (Hào Động: 4, Nguyên Sách: 192) -> Số Hoàng Cực: 8844
329. Tốn vi Phong (Hào Động: 4, Nguyên Sách: 192) -> Số Hoàng Cực: 8846
330. Thủy Địa Tỷ (Hào Động: 5, Nguyên Sách: 156) -> Số Hoàng Cực: 8911
331. Trạch Địa Tụy (Hào Động: 5, Nguyên Sách: 168) -> Số Hoàng Cực: 8919
332. Địa Phong Thăng (Hào Động: 2, Nguyên Sách: 168) -> Số Hoàng Cực: 8919
333. Hỏa Thiên Đại Hữu (Hào Động: 4, Nguyên Sách: 204) -> Số Hoàng Cực: 8984
334. Thủy Thiên Nhu (Hào Động: 4, Nguyên Sách: 192) -> Số Hoàng Cực: 9035
335. Sơn Địa Bác (Hào Động: 5, Nguyên Sách: 156) -> Số Hoàng Cực: 9068
336. Càn vi Thiên (Hào Động: 4, Nguyên Sách: 216) -> Số Hoàng Cực: 9078
337. Hỏa Địa Tấn (Hào Động: 5, Nguyên Sách: 168) -> Số Hoàng Cực: 9088
338. Địa Phong Thăng (Hào Động: 3, Nguyên Sách: 168) -> Số Hoàng Cực: 9088
339. Địa Lôi Phục (Hào Động: 5, Nguyên Sách: 156) -> Số Hoàng Cực: 9221
340. Địa Thủy Sư (Hào Động: 5, Nguyên Sách: 156) -> Số Hoàng Cực: 9223
341. Địa Sơn Khiêm (Hào Động: 5, Nguyên Sách: 156) -> Số Hoàng Cực: 9224
342. Sơn Thiên Đại Súc (Hào Động: 4, Nguyên Sách: 192) -> Số Hoàng Cực: 9228
343. Chấn vi Lôi (Hào Động: 5, Nguyên Sách: 168) -> Số Hoàng Cực: 9253
344. Lôi Thủy Giải (Hào Động: 5, Nguyên Sách: 168) -> Số Hoàng Cực: 9255
345. Lôi Sơn Tiểu Quá (Hào Động: 5, Nguyên Sách: 168) -> Số Hoàng Cực: 9256
346. Lôi Phong Hằng (Hào Động: 1, Nguyên Sách: 180) -> Số Hoàng Cực: 9370
347. Thủy Phong Tỉnh (Hào Động: 1, Nguyên Sách: 180) -> Số Hoàng Cực: 9372
348. Sơn Phong Cổ (Hào Động: 1, Nguyên Sách: 180) -> Số Hoàng Cực: 9373
349. Thiên Địa Bĩ (Hào Động: 5, Nguyên Sách: 180) -> Số Hoàng Cực: 9374
350. Phong Thiên Tiểu Súc (Hào Động: 4, Nguyên Sách: 204) -> Số Hoàng Cực: 9394
351. Phong Địa Quán (Hào Động: 5, Nguyên Sách: 168) -> Số Hoàng Cực: 9426
352. Trạch Lôi Tùy (Hào Động: 5, Nguyên Sách: 180) -> Số Hoàng Cực: 9551
353. Lôi Phong Hằng (Hào Động: 2, Nguyên Sách: 180) -> Số Hoàng Cực: 9551
354. Trạch Thủy Khốn (Hào Động: 5, Nguyên Sách: 180) -> Số Hoàng Cực: 9553
355. Thủy Phong Tỉnh (Hào Động: 2, Nguyên Sách: 180) -> Số Hoàng Cực: 9553
356. Trạch Sơn Hàm (Hào Động: 5, Nguyên Sách: 180) -> Số Hoàng Cực: 9554
357. Sơn Phong Cổ (Hào Động: 2, Nguyên Sách: 180) -> Số Hoàng Cực: 9554
358. Thủy Lôi Truân (Hào Động: 5, Nguyên Sách: 168) -> Số Hoàng Cực: 9591
359. Khảm vi Thủy (Hào Động: 5, Nguyên Sách: 168) -> Số Hoàng Cực: 9593
360. Thủy Sơn Kiển (Hào Động: 5, Nguyên Sách: 168) -> Số Hoàng Cực: 9594
361. Địa Thủy Sư (Hào Động: 1, Nguyên Sách: 156) -> Số Hoàng Cực: 9687
362. Hỏa Lôi Phệ Hạp (Hào Động: 5, Nguyên Sách: 180) -> Số Hoàng Cực: 9732
363. Lôi Phong Hằng (Hào Động: 3, Nguyên Sách: 180) -> Số Hoàng Cực: 9732
364. Hỏa Thủy Vị Tế (Hào Động: 5, Nguyên Sách: 180) -> Số Hoàng Cực: 9734
365. Thủy Phong Tỉnh (Hào Động: 3, Nguyên Sách: 180) -> Số Hoàng Cực: 9734
366. Hỏa Sơn Lữ (Hào Động: 5, Nguyên Sách: 180) -> Số Hoàng Cực: 9735
367. Sơn Phong Cổ (Hào Động: 3, Nguyên Sách: 180) -> Số Hoàng Cực: 9735
368. Sơn Lôi Di (Hào Động: 5, Nguyên Sách: 168) -> Số Hoàng Cực: 9760
369. Sơn Thủy Mông (Hào Động: 5, Nguyên Sách: 168) -> Số Hoàng Cực: 9762
370. Cấn vi Sơn (Hào Động: 5, Nguyên Sách: 168) -> Số Hoàng Cực: 9763
371. Địa Thủy Sư (Hào Động: 2, Nguyên Sách: 156) -> Số Hoàng Cực: 9844
372. Lôi Trạch Quy Muội (Hào Động: 5, Nguyên Sách: 180) -> Số Hoàng Cực: 9911
373. Lôi Hỏa Phong (Hào Động: 5, Nguyên Sách: 180) -> Số Hoàng Cực: 9912
374. Lôi Phong Hằng (Hào Động: 5, Nguyên Sách: 180) -> Số Hoàng Cực: 9914
375. Địa Trạch Lâm (Hào Động: 5, Nguyên Sách: 168) -> Số Hoàng Cực: 9927
376. Địa Hỏa Minh Di (Hào Động: 5, Nguyên Sách: 168) -> Số Hoàng Cực: 9928
377. Địa Phong Thăng (Hào Động: 5, Nguyên Sách: 168) -> Số Hoàng Cực: 9930
378. Khôn vi Địa (Hào Động: 6, Nguyên Sách: 144) -> Số Hoàng Cực: 9958
379. Trạch Phong Đại Quá (Hào Động: 1, Nguyên Sách: 192) -> Số Hoàng Cực: 9992
380. Hỏa Phong Đỉnh (Hào Động: 1, Nguyên Sách: 192) -> Số Hoàng Cực: 9993
381. Thiên Lôi Vô Vọng (Hào Động: 5, Nguyên Sách: 192) -> Số Hoàng Cực: 9994
382. Tốn vi Phong (Hào Động: 1, Nguyên Sách: 192) -> Số Hoàng Cực: 9995
383. Thiên Thủy Tụng (Hào Động: 5, Nguyên Sách: 192) -> Số Hoàng Cực: 9996
384. Thiên Sơn Độn (Hào Động: 5, Nguyên Sách: 192) -> Số Hoàng Cực: 9997

Thanked by 2 Members:

#23 dichnhan07

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 107 Bài viết:
  • 94 thanks

Gửi vào 10/03/2013 - 13:51

Trong Hoàng Cực có rất nhiều bộ tứ "để sánh với nguyên-hội-vận-thế, mà tượng trong thiên hạ định vậy". Các bộ tứ này theo tôi thì được sắp xếp theo thứ tự Trước - Sau :
Ý - Ngôn - Tượng - Số
Khai - Phát - Thu - Tàng
Cành - Lá - Hoa - Quả
....
tôi nghĩ là chúng dùng để bói việc tuy nhiên là tôi chưa dùng thử bao giờ nên không dám chắc, thấy bạn cũng có hứng thú với môn này nên tôi bày ra đây để mọi người cùng tham khảo. Sau khi câu hỏi hoặc sự việc phát sinh xảy ra, lấy thời điểm lúc đó xem động hào nào, tra số, rồi sánh với số của Năm - Tháng - Ngày - Giờ. Ví dụ lấy được số 6756
mà có
Năm (19983526) Tháng (28767487) Ngày (2748290283) Giờ (198027369)
thì số 3526 là số sắp tới 6756. Vậy là việc ứng ở Năm, nếu hỏi tình duyên sắp tới ra sao thì Năm ứng Khai, mà sẽ "chớm nở", nếu gặp Tháng ứng Phát thì "rực rỡ", nếu gặp Ngày ứng Thu thì "héo hắt", nếu gặp Giờ ứng Tàng thì có lẽ sẽ "kết thúc". Việc lấy số sắp tới là theo ý chủ quan của tôi mà thôi, giống như khi đi siêu âm thai nhi xem nam nữ thì cũng là để đoán cái hình tượng (giới tính - cần biết) sắp có ứng theo với cái hình tượng (hình chụp - đã biết) đã có. Còn về bảng phân loại trên, tôi vẫn đang nghiên cứu, dù sao cũng rất cảm ơn bạn đã bỏ công phân loại giúp.

Thanked by 1 Member:

#24 pphoamai

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 74 Bài viết:
  • 52 thanks

Gửi vào 16/03/2013 - 12:41

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

dichnhan07, on 10/03/2013 - 13:51, said:

Trong Hoàng Cực có rất nhiều bộ tứ "để sánh với nguyên-hội-vận-thế, mà tượng trong thiên hạ định vậy". Các bộ tứ này theo tôi thì được sắp xếp theo thứ tự Trước - Sau :
Ý - Ngôn - Tượng - Số
Khai - Phát - Thu - Tàng
Cành - Lá - Hoa - Quả
....
tôi nghĩ là chúng dùng để bói việc tuy nhiên là tôi chưa dùng thử bao giờ nên không dám chắc, thấy bạn cũng có hứng thú với môn này nên tôi bày ra đây để mọi người cùng tham khảo. Sau khi câu hỏi hoặc sự việc phát sinh xảy ra, lấy thời điểm lúc đó xem động hào nào, tra số, rồi sánh với số của Năm - Tháng - Ngày - Giờ. Ví dụ lấy được số 6756
mà có
Năm (19983526) Tháng (28767487) Ngày (2748290283) Giờ (198027369)
thì số 3526 là số sắp tới 6756. Vậy là việc ứng ở Năm, nếu hỏi tình duyên sắp tới ra sao thì Năm ứng Khai, mà sẽ "chớm nở", nếu gặp Tháng ứng Phát thì "rực rỡ", nếu gặp Ngày ứng Thu thì "héo hắt", nếu gặp Giờ ứng Tàng thì có lẽ sẽ "kết thúc". Việc lấy số sắp tới là theo ý chủ quan của tôi mà thôi, giống như khi đi siêu âm thai nhi xem nam nữ thì cũng là để đoán cái hình tượng (giới tính - cần biết) sắp có ứng theo với cái hình tượng (hình chụp - đã biết) đã có. Còn về bảng phân loại trên, tôi vẫn đang nghiên cứu, dù sao cũng rất cảm ơn bạn đã bỏ công phân loại giúp.
Hoàng Cực rất là khó nhưng bác(cụ) dichnhan07 diễn đạt tóm lược thật tài tình, bác rất là tài giỏi! Với ví dụ của bác mặc dù tôi chưa hiểu được cách tính của bác, nhưng có thể hình dung là bác phải tính toán với những con số khá lớn (như số 19983526 có 8 chử số), và phải tính ra 4 số như vậy. Nếu như bác cần tính toán để tìm số hoặc để kiểm tra những qui luật gì đó mà phải làm việc với những số khá lớn như vậy thì bác có thể liên hệ tôi, tôi có thể giúp bác tính toán được nhanh và chính xác, vì vậy ít gặp rủi ro do tính sai. Kính!

Thanked by 1 Member:

#25 dichnhan07

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 107 Bài viết:
  • 94 thanks

Gửi vào 17/03/2013 - 08:58

Trích dẫn



用年局中12世換局,即在年局中360年一換,也應129600日為一元。
1、先用算盤求所推之年的西元紀年數距1924年基數的差值,然後以基數或加或減差值得出所
推年的積年數。
2、以積年數去360得一組餘數。
3、餘數減1再乘360,得出所推之年以前的日積數。
4、用上數加上所推之年冬至交局之後的日積數,得出之和為入日局之數。用此數求出所推之
年之日的元會運世之數及日的先天卦。
5、用上面的積日數和去10800的次數加1得元會運世的會數。餘數用來求此會數中的運數。
6、以上面的餘數去360的次數加1得此會數中的運數。餘數用來求此運中得世數。
7、 以上面的餘數去30的次數加1得此運數中的世數。餘數用先天圓圖求入卦數。
8、世數分奇偶。上面所求餘數如在1 、3 、5 、7 、9 、11世中則直接以皇極所記載之世卦
旋轉餘數之值得出日卦。如在2 、4 、6 、8、 10 、12世中則以餘數加30為旋轉數。(皇
極規定兩世共60數歸一卦所統 流年值事之爻以1 、2世指初爻,3、 4世值二爻,5、 6
世值三爻,7、 8世值四爻,9、 10世值五爻,11、12世值六爻。

1元=12会=360运=4320世=129600年
1会=30运=360世=10800年
1运=12世=360年
1世=30年

按上述理论推算公元1924年即皇极数68941年的元会运世干支为:
1、求元干支:68941/129600=0.53=1,也就是:甲子元;
2、求会干支:68941/10800=6.38=7,也就是:庚午会;
3、求运干支:68941/360=191.5=192-60*3=12,即:乙亥运;
4、求世干支:68941/30=2298.033=2299-1800=499-480=19,即:壬午世。

Dùng niên cục trung 12 thế hoán cục, tức tại niên cục trung 360 niên nhất hoán, cũng ứng 129600 nhật vi nhất nguyên.

1, tiên dùng bàn tính cầu sở thôi chi niên đích tây nguyên kỷ niên sổ cự 1924 niên cơ sổ đích soa giá trị, vậy sau dĩ cơ sổ hoặc gia hoặc giảm soa đáng giá ra sở

Thôi niên đích tích niên sổ.

2, dĩ tích niên sổ khứ 360 đắc nhất tổ dư sổ.

3, dư sổ giảm 1 tái thừa 360, cho ra sở thôi chi niên trước đây đích nhật tích sổ.

4, dùng tới sổ hơn nữa sở thôi chi niên đông chí giao cục sau khi đích nhật tích sổ, cho ra chi hòa vi nhập nhật cục chi sổ. Dùng thử sổ cầu ra sở thôi chi

Niên ngày đích nguyên hội vận thế chi sổ cập nhật đích tiên thiên quẻ.

5, dùng tới mặt đích tích nhật sổ hòa khứ 10800 đích thứ sổ gia 1 đắc nguyên hội vận thế đích hội sổ. Dư sổ dùng lai cầu thử hội sổ trung đích vận sổ.

6, đã ngoài mặt đích dư sổ khứ 360 đích thứ sổ gia 1 đắc thử hội sổ trung đích vận sổ. Dư sổ dùng lai cầu thử vận trung đắc thế sổ.

7, đã ngoài mặt đích dư sổ khứ 30 đích thứ sổ gia 1 đắc thử vận sổ trung đích thế sổ. Dư sổ dùng tiên thiên viên đồ cầu nhập quẻ sổ.

8, thế sổ phân chẵn lẻ. Mặt trên sở cầu dư sổ như tại 1, 3, 5, 7, 9, 11 thế trung tắc trực tiếp dĩ hoàng cực sở ghi chép thế gian quẻ

Xoay tròn dư sổ chi đáng giá ra nhật quẻ. Như tại 2, 4, 6, 8, 10, 12 thế trung tắc dĩ dư sổ gia 30 vi xoay tròn sổ. ( hoàng

Cực quy định lưỡng thế cộng 60 sổ quy nhất quẻ sở thống năm xưa giá trị sự chi hào dĩ 1, 2 thế chỉ sơ hào, 3, 4 thế giá trị nhị hào, 5, 6

Thế giá trị tam hào, 7, 8 thế giá trị tứ hào, 9, 10 thế giá trị ngũ hào, 11, 12 thế giá trị lục hào.

1 nguyên =12 hội =360 vận =4320 thế =129600 niên

1 hội =30 vận =360 thế =10800 niên

1 vận =12 thế =360 niên

1 thế =30 niên

Án kể trên lý luận suy tính công nguyên 1924 niên tức hoàng cực sổ 68941 niên đích nguyên hội vận thế can chi vi:

1, cầu nguyên can chi: 68941/129600=0. 53=1, cũng hay: một giáp nguyên;

2, cầu hội can chi: 68941/10800=6. 38=7, cũng hay: canh ngọ hội;

3, cầu vận can chi: 68941/360=191. 5=192-60*3=12, tức: ất hợi vận;

4, cầu thế can chi: 68941/30=2298. 033=2299-1800=499-480=19, tức: nhâm ngọ thế.



Đây là phần tính toán mà tôi sưu tầm được ở 1 trang nước ngoài nhưng tôi cũng chưa có thời gian nghiên cứu tìm hiểu. Bạn pphoamai nghiên cứu xem sao.

#26 tigerstock68

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1221 Bài viết:
  • 1836 thanks

Gửi vào 30/03/2013 - 11:51

LỤC THẬP TỨ QUÁI


Thái Cực lưỡng phân 6 lần, chia mặt Thái Cực thành 64 khúc chặng âm dương, mỗi khúc chặng âm dương thành quái 6 hào. Có tất cả 64 quái 6 hào gọi là lục thập tứ quái. Người ta dụng tiên thiên số dưới dạng phân số để biểu diễn một quái lục hào với số ở trên chỉthượng quái, số ở dưới chỉ hạ quái.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Trong miền dương bên trái tuyến Bắc Nam có 32 quẻ tính từ Nam xuống : bát thuần kiền(1/1), trạch thiên quải (2/1), hỏa thiên đại hữu (3/1), lôi thiên đại tráng (4/1), phong thiên tiểu súc (5/1), thủy thiên nhu (6/1), sơn thiên đại súc (7/1), địa thiên thái (8/1),thiên trạch lý (1/2), bát thuần đoài (2/2), hỏa trạch khuê (3/2), lôi trạch qui muội (4/2), phong trạch trung phu (5/2), thủy trạch tiết (6/2), sơn trạch tổn (7/2), địa trạch lâm (8/2), thiên hỏa đồng nhân (1/3), trạch hỏa cách (2/3), bát thuần ly (3/3), lôi hỏa phong (4/3), phong hỏa gia nhân (5/3), thủy hỏa kỷ tế (6/3), sơn hỏa bí (7/3), địa hỏa minh di (8/3), thiên lôi vô vọng (1/4), trạch lôi tùy (2/4), hỏa lôi phệ hạp (3/4), bát thuần chấn (4/4), phong lôi ích (5/4), vân lôi truân (6/4), sơn lôi di (7/4), địa lôi phục (8/4).

Trong miền âm từ bên phải tuyến Bắc Nam có 32 qủe tính từ Nam xuống : thiên phong cấu (1/5), trạch phong đại qúa (2/5), hỏa phong đỉnh (3/5), lôi phong hằng (4/5), bát thuần tốn (5/5), thủy phong tĩnh (6/5), sơn phong cổ (7/5), địa phong thăng (8/5), thiên thủy tụng (1/6), trạch thủy khổn (2/6), hỏa thủy vị tế (3/6), lôi thủy giải (4/6), phong thủy hoán (5/6), bát thuần khảm (6/6), sơn thủy mông (7/6), địa thủy sư (8/6), thiên sơn độn (1/7), trạch sơn hàm (2/7), hỏa trạch khuê (3/7), lôi sơn tiểu qúa (4/7), phong sơn tiệm (5/7), thủy sơn kiển (6/7), bát thuần cấn (7/7), địa sơn khiêm (8/7), thiên địa bỉ(1/8), trạch địa tụy (2/8), hỏa địa tẩn (3/8), lôi địa dự (4/8), phong địa quán (5/8), thủy địa tỷ (6/8), sơn địa bát (7/8), bát thuần khôn (8/8).

Nơi LỤC THẬP TỨ QUÁI thể hiện nhiều tính chất : một là tính di động, hai là tính ứng đối, ba là tính động biến. TÍNH DI ĐỘNG : Hạ quái của quái lục hào tức nội quái cố định tại chỗ nhưng ngoại quái thì có mặt ở khắp nơi __ví như quái 1/5, 1/6, 1/7, 1/8 là Kiền quái từ quê hương Nam Đông Nam đã di chuyển ra bên ngoài để đến phương vị của Tốn, Khảm, Cấn, Khôn. TÍNH ỨNG ĐỐI : 64 quái lục hào bày ra 32 cặp tỉ số đối ứng có dạng a/b đối b/a __ ví như 1/8 = Thiên trên Địa đối lại với 8/1 = Địa trên Thiên. Văn Vương vận dụngba đến bốn chữ tượng thể, tượng hình, tượng tánh để vừa biểu tỏ ý nghĩa quái vừa làm danh gọi quái. Ba chữ như [ Thiên Địa Bỉ ] [ Địa Thiên Thái ] [ Phong Sơn Tiệm ] [ Sơn Phong Cổ ], bốn chữ như [ Lôi Thiên Đại Tráng ] [ Thiên Lôi Vô Vọng ] [ Hỏa Thiên Đại Hữu ] [ Thiên Hỏa Đồng Nhân ]. Những cặp chữ ứng đối như [ thái - bỉ ] [ tiệm - cổ ] [ đại tráng – vô vọng ] [ đại hữu - đồng nhân ] được luận ra từ tánh ý của hai đơn quái hiệp phối thành quái lục hào. Không mẫu chung làm tiêu chuẩn để luận suy, đại để : 1/ khi thì lấy chiều hướng khí âm dương giao hợp hay bất giao hợp mà luận tánh quái lục hào ví như quẻ Thái với Khôn trên Kiền dưới thì hai chiều giao hợp để có cái phát sinh là, ngược lại với Kiền trên Khôn dưới thì hai chiều bất tương phùng khiến không có cái phát sinh là bế bỉ 2/ khi thì lấy sự phát triển khí mạnh mẽ hay suy vi mà luận tánh quái lục hào như với Chấn trên Kiền dưới __ chứng tỏ dương khí trong Chấn đã phát triển mạnh mẽ là << đại tráng >> mới lên cao hơn Kiền để xung đột với âm khi của thượng thiên mà sinh lôi ( sấm sét ), ngược lại với Kiền trên Chấn dưới __ chứng tỏ dương khí trong Chấn << vô vọng >> đại tráng để sinh lôi. TÍNH ĐỘNG BIẾN : luật tích dấu cho biết << cọng nhân trừ thành trừ, trừ nhân trừ thành cọng >> có nghĩa âm dương biến đổi __ sự biến từ dương sang âm, hay từ âm sang dương gọi là sự động hào __ dẫn đến kết qủa dương hào động biến thành âm hào, âm hào động biến thành dương hào __ ví như Kiền động hào 1 thành Tốn (

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

), Kiền động hào 2 thành Ly (

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

), Kiền động hào 3 thành Đoài (

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

). Sự động biến hào có thể chỉ xảy ra trên một hào, mà cũng có thể cùng lúc xảy ra trên nhiều hào, do vậy một quái có thể biến thành một quái bất kỳ nào. Ở những phép bói toán người ta dụng một quái lục hào làm CHÁNH QUÁI để chiêm đoán sự. Để thiết lập một Chánh quái phải
cần hai con số bằng cách bốc thăm, đếm lá. Số thăm, số lá được qui đổi ra Tiên thiên số Phục Hy rồi sau đó qui thành quái.

QUÁI TUYẾN

Chu kỳ nội quái từ Kiền 1 xuống đoài 2 xuống Ly 3 xuống Chấn 4 để lên Tốn 5 xuống Khảm 6 xuống Cấn 7 xuống Khôn 8 để lên Kiền 1 vẽ ra quái tuyến nhập xuất trung cung Thái Cực. Quái có vô số tầng quái nên chi có vô số quái tuyến nhập xuất trung cung Thái Cực như biểu đồ dưới :

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thái Cực nhập Bắc xuất Nam. Thái Cực sinh vạn vật. Vạn vật thụ bẫm Thái Cực để sinh, bảo sao mô thức nhập xuất - xuất nhập không trong vật. Nhìn ra vạn hữu, cái cái, vật vật, người người thảy đều nhập xuất - xuất nhập :

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vật có xuất nhập bởi tự vật có tự tánh sinh âm sinh dương, nhưng sinh không thể sinh sinh mãi, đến một lúc không còn khả năng phát sinh âm dương thì vật phải tự hũy. Nhìn ra vạn hữu qủa nhiên thấy có như vậy, đến thiên hà to lớn kia còn bị hũy hoại huống hồ vật bé nhỏ như cây cối, con người. Xét về cấu trúc thì tiểu vũ trụ, đại vũ trụ không khác nhau về cơ cấu âm dương, nhưng có phân biệt tiểu đại về năng lực tự sinh. Dịch coi người là một tiểu vũ trụ __ có nghĩa người có cấu trúc âm dương Nghi Tượng Quái, có quái tuyến __ nhờ có quái tuyến mà tiểu vũ và đại vũ giao tiếp được.

ĐỊA CHI

Địa là đất, Chi là nhánh

Địa cầu có 12 nhánh đất gọi là Thập nhị Địa chi.

Thập nhị Địa chi thực hư thế nào ? Chỉ biết hình đồ định tên, định tánh, định vị nó vậy :

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Không thấy có giải thích, nhưng không lẽ không giải thích được ? Địa cầu xoay viết vòng __ về nguyên lý địa cầu viết vòng ba trăm sáu mươi, nhưng lý gì chia mười hai ? Thực nghiệm với 5 kim rung đính tại tâm và 4 mút hình chữ thập gây chấn trên mặt nước sinh 5 sóng vòng giao thoa tại 8 điểm trên vòng qua 4 mút điểm chữ thập thành vòng 12 đều đặn
Thay 5 kim rung bằng 5 hạt tử với 3 dương 2 âm : một dương ở trung tâm, 2 dương ở Tý Ngọ ( TN ) và 2 âm ở Mẹo Dậu ( MD ). Xét 8 điểm giao của 5 trường âm dương :


1/ Dương trường trung ương giao với âm trường M và D tại bốn âm điểm [2] [6] [8] [12] 2/ Dương trường trung ương giao với dương trường N và T tại bốn dương điểm [3] [5] [9] [11] ( lý ra bốn điểm này phải biến sang âm vì chúng nằm trong âm trường của M và D, nhưng vì mỗi trong số chúng ở giữa hai âm điểm, tích dấu dương của hai âm điểm giữ nguyên dương trạng của chúng ).

Hiện thực tọa trục Nam Bắc Đông Tây của địa cầu qủa nhiên có như vậy với Tý Ngọ dương, Mẹo Dậu âm minh chứng được qua mô hình Thái Cực. THÁI CỰC với dương cư trung xung động lưỡng phân sanh NGHI TƯỢNG QUÁI. Qúa trình phân Nghi Tượng phân tuyến Nam Bắc Đông Tây. Xét tính chất âm dương của toạ trục từ ngoại tầng quái [345][456] trở ra thấy : 1/ Về hướng Nam luôn có KIỀN KIỀN kẹp tuyến Nam ở trong. Tích dấu Kiền Kiền dương nên tuyến Nam dương tính. 2/ Về hướng Bắc luôn có KHÔN KHÔN kẹp tuyến Bắc ở trong. Tích dấu Khôn Khôn dương nên tuyến Bắc dương tính. 3/ Về hướng Đông luôn có KHÔN KIỀN kẹp tuyến Đông ở trong. Tích dấu Kiền Khôn âm nên tuyến Đông âm tính. 4/ Về hướng Tây luôn có KHÔN KIỀN kẹp tuyến Tây ở trong. Tích dấu Kiền Khôn âm nên tuyến Tây âm tính :

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



THẬP NHỊ ĐỊA CHI

BÁT QUÁI - LỤC THẬP TỨ QUÁI

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Nội quái trãi cung độ 45, trong khi địa chi trãi cung độ 30 nên phương vị bát quái không thể an đúng chính phương. Có câu << Kiền Nam, Khôn Bắc >> là nói theo phương vị Kiền Khôn ở ngoại quái, còn những quái khác chỉ nói trong khoảng từ như Địa Thiên Thái giữa khoảng Thìn Tỵ, Thiên Địa Bỉ giữa khoảng Tuất Hợi, riêng tám quái này có thể xác định vị trí khởi như Địa Lôi Phục khởi tại đầu Tý, Thiên Phong Cấu khởi tại đầu Ngọ, Địa Trạch Lâm tại đầu Mẹo, Thiên Sơn Độn tại đầu Dậu . . .

#27 tigerstock68

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1221 Bài viết:
  • 1836 thanks

Gửi vào 30/03/2013 - 11:55

LƯỠNG NGHI

NGHI THỂ

Thái Cực lưỡng phân nhị thể âm dương. Dương thể gọi là Dương Nghi, Âm thể gọi là Âm Nghi. Âm Dương chiếm vị trong Thái Cực theo luật << dương tả âm hữu >> nên chi nói Dương Nghi tả, Âm Nghi hữu. Lưỡng Nghi đối thể nên chi cái có trên nghi này có cái xuyên tâm đối thể trên nghi kia.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Dịch nói << Thái Cục sanh âm dương, âm dương sanh vạn vật >> nên chi trong vật có lưỡng nghi âm dương. Nhìn khắp vạn hữu qủa nhiên có như vậy, ngay như vật ảo trên màn hình computer cũng từ nhị nghi cọng trừ hóa sanh.

TỨ TƯỢNG

TƯỢNG THỂ

NGHI lưỡng phân nhị thể âm dương thành TƯỢNG. Dương Nghi lưỡng phân thành Thái Dương & Thiếu Âm, Âm Nghi lưỡng phân thành hai tượng Thiếu Dương & Thái Âm :

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Định luật << dương trung hữu âm căn, âm trung hữu dương căn >> rút ra từ qúa trình NGHI PHÂN LƯỠNG __ bởi trong dương nghi có căn âm mới có âm để phân, cũng vậy nếu trong âm nghi không có căn dương thì dương có đâu để phân. Tượng có TƯỢNG THỂ __ định nghĩa theo kiểu toán pháp thời nay TƯỢNG THỂ là tích dấu âm dương hào. Mỗi tượng có hai hào : Thiếu Âm và Thiếu Dương với 2 hào một âm một dương có tích dấu = trừ nên THIẾU ÂM & THIẾU DƯƠNG có TƯỢNG THỂ ÂM. Thái Dương với hai hào dương, Thái Âm với hai hào âm có tích dấu = cọng nên THÁI DƯƠNG & THÁI ÂM có TƯỢNG THỂ DƯƠNG. Nơi Tượng là lưỡng Nghi đã hợp phối thành THỂ ( có tánh nhưng chưa rõ hình nên chi gọi TƯỢNG ).

Thiếu Âm với Thái Dương là hai tượng thuộc Dương Nghi được thành lập trên đà dương tăng sau khi sanh và âm giảm sau khi thái ; Thiếu Dương với Thái Âm là hai tượng thuộc Âm Nghi được thành lập trên đà âm tăng sau khi sanh và dương giảm sau khi thái. Lý [ dương tăng âm thiếu, dương thái âm tiêu ] - [ âm tăng dương thiếu, âm thái dương tiêu ] được vận dụng để xác định tính danh tượng. Nơi THIẾU ÂM dương tăng 3, âm giảm 2. Nơi THÁI DƯƠNG dương tăng 33, âm giảm 23. Nơi THIẾU DƯƠNG âm tăng 2, dương giảm 3. Nơi THÁI ÂM âm tăng 23, dương giảm 33.

NGÔI THỨ của tứ tượng : THÁI DƯƠNG một , THIẾU ÂM hai

THIẾU DƯƠNG ba , THÁI ÂM bốn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Hỏi tại sao Tứ Tượng lại có ngôi vị ấy ? Luận bàn của chư nho ( xem Kinh Dịch Ngô Tất Tố ) càng lúc càng rời bỏ ý chỉ toán pháp của Thánh Nhân, bởi chỉ cứ vào tầng Nội [ 123 ] thì chưa biết được TỨ TƯỢNG có ngôi vị ấy __ cũng giống như chỉ với tầng Nội thì chưa biết được tám quái có thứ tự ấy mà phải tới Ngoại tầng [ 234 ] mới biết nội quái có số ấy ( Kiền 1 Đoài 2 Ly 3 Chấn 4 Tốn 5 Khảm 6 Cấn 7 Khôn 8 ). KIỀN ĐOÀI thuộc tượng Thái Dương, LY CHẤN thuộc tượng Thiếu Âm, TỐN KHẢM thuộc tượng Thiếu Dương, CẤN KHÔN thuộc tượng Thái Âm. Bởi cái lẽ << dương chủ >> phải lấy dương làm gốc, mà dương thịnh thái ở Nam nên lấy THÁI DƯƠNG từ Nam mà kể ngôi một thì THIẾU ÂM ngôi hai, THIẾU DƯƠNG ngôi ba, THÁI ÂM ngôi bốn. Tứ Tượng vận động với chu kỳ bốn, ứng ra vật nên chi vật có vận động bốn thì 1 2 3 4 : xuân hạ thu đông, ấm nóng mát lạnh, sáng trưa chiều tối, hột cây hoa trái, tằm nhộng bướm trứng, sanh lão bệnh tử, thành thịnh suy hũy là do chu kỳ tứ tượng ứng bày ra vậy.

ĐỊNH LUẬT VỀ TƯỢNG THỂ

TƯƠNG HỢP - BẤT TƯƠNG HỢP

Phát biểu tổng quát sau đây về tượng thể là << đồng thể thì tương hợp, không đồngthể thì bất tương hợp >>. Tượng đồng thể là tượng có cùng dấu âm hay dương. Theo đấy thì THÁI DƯƠNG với THÁI ÂM đồng một thể, THIẾU ÂM với THIẾU DƯƠNG đồng một thể. Phát biểu tổng quát sau đây về tượng thể là << đồng thể thì tương hợp, không đồng thể thì bất tương hợp >>. Tượng đồng thể là tượng có cùng dấu âm hay dương. Theo đấy thì THÁI DƯƠNG với THÁI ÂM đồng một thể, THIẾU ÂM với THIẾU DƯƠNG đồng một thể.

BÁT QUÁI

QUÁI THỂ

Tượng lưỡng phân thành Quái :


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Thái Dương tượng lưỡng phân thành KIỀN ĐOÀI, Thiếu Âm tượng lưỡng phân thành LY CHẤN, Thiếu Dương tượng lưỡng phân thành TỐN KHẢM, Thái Âm tượng lưỡng phân thành CẤN KHÔN. Quái có QUÁI THỂ __ nói theo kiểu toán pháp thì THỂ QUÁI là tích dấu của ba hào quái. Vậy là KIỀN dương, ĐOÀI âm, LY âm, CHẤN dương, TỐN âm, KHẢM dương, CẤN dương, KHÔN âm :

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Ở quái là tượng đã phát triển từ hai lớp âm dương lên ba lớp. Người ta gọi các lớp âm dương nơi tượng, nơi quái là hào. Cơ bản quái có 3 hào thì hào 1 được xem là hào nghi,hào 2 là hào tượng, hào 3 là hào quái. Kiền quái có 3 hào dương __ là quái có dương lượng to tát nhất trong số bát quái. Khôn quái có ba hào âm __ là quái có âm lượng to tát nhất trong số bát quái. Bởi lẽ Quái là một TIỂU THÁI CỰC mà hoạt động của Thái Cực xuất phát từ trung tâm nên chi hoạt động quái xuất phát từ trung tâm __ cái hào số 2 của quái gọi là hào tượng rất quan trọng vì là hào trung tâm __ hào tượng vì lẽ này trở thành hào quan trọng bậc nhất trong số ba hào, hào số 2 bị biến đổi thì quái tiêu đời, nên chi có danh gọi hào tượng là hào bổn mạng.

ĐỊNH LUẬT VỀ QUÁI

TƯƠNG HỢP - BẤT TƯƠNG HỢP

A

Quái cùng một Tượng thì TƯƠNG HỢP


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



B

Quái thuộc Tượng đồng thể thì TƯƠNG HỢP


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Các nhà Phong Thủy, Thuật số vận dụng định luật quái tương hợp & bất tương hợp hiệp với luật ngũ hành sanh khắc bát quái chế ra công thức như BÁT TỰ ( hôn nhân ), BÁT TRẠCH ( hướng nhà ) BÁT SAN GIAO CHIẾN. Hào tượng của một quái bị biến thì hai quái có ngũ hành tương khắc tuyệt tử nhau nên chi BÁT SAN TUYỆT MẠNG có ca quyết :

Bà CÀN đi chợ hồ LY

Mua con cá CẤN làm chi TỐN tiền

Ông KHẢM lại học làm KHÔN

Gánh nước non ĐOÀI té CHÂN gảy lưng.


QUÁI LƯỠNG PHÂN

Thái Cực lưỡng phân sanh NGHI TƯỢNG QUÁI ấy là kể gốc từ Thái Cực. Lấy gốc từ Quái mà nói thì quái lưỡng phân sanh quái. Một quái lưỡng phân lần nhất sanh 2 quái, lưỡng phân lần hai sanh 4 quái, lưỡng phân lần ba sanh bát quái. Ví như Kiền với Khôn bên dưới sau 3 lần lưỡng phân sanh bát quái __ đây là chỗ chư nho nói một nội quái cai quản tám ngoại quái :

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Với định lý ba hào thành quái nên chi luôn luôn qua một lần lưỡng phân phát sanh 2 quái giữ đúng qui tắc : KIỀN thành Kiền Đoài, ĐOÀI thành Ly Chấn, LY thành Chấn Tốn,CHẤN thành Cấn Khôn, TỐN thành Kiền Đoài, KHẢM thành Ly Chấn, CẤN thành Tốn Khảm, KHÔN thành Cấn Khôn :

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Sự lưỡng phân đã bày ra sự lý << trong cái này có cái kia >> và << trong cái kia có cái này >> như trong Tượng có Quái và trong Quái có Tượng. Tượng Quái ứng ra vật sự thấy vật sự có vậy như trong tằm có nhộng, trong nhộng có bướm, trong bướm có trứng, trong trứng có cả tằm nhộng bướm trứng mới thành vòng trứng tằm nhộng bướm.

KIỀN KHÔN GIAO THÁI

Ngoại quái cho thấy KIỀN thủ vị chính Nam, KHÔN thủ vị chính Bắc nên chi nói KIỀN NAM, KHÔN BẮC. Kiền Nam, Khôn Bắc một đàng xuống, một đàng lên để KHÔN trên KIỀN dưới, để KHÔN dưới KIỀN trên thành lẽ Kiền Khôn giao thái mà có quẻ THÁI BỈ. Kiến Khôn giao thái để trao ra và nhận lấy : KIỀN trao ra cái hào 1 của mình để nhận lấy cái hào 1 của KHÔN. KHÔN trao ra cái hào 2 của mình để nhận lấy cái hào 2 của KIỀN. KIỀN trao ra cái hào 3 của mình để nhận lấy cái hào 3 của KHÔN. Kiền nhận ba hào Khôn 1 2 3 mà sinh Tốn, Ly, Đoài. Khôn nhận ba hào Kiền 1 2 3 mà sinh Chấn, Khảm, Cấn :

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Bát quái ứng vạn vật thì Kiền ứng THIÊN, Khôn ứng ĐỊA. Thiên Địa Kiền Khôn giao thái sanh Chấn Tốn ( lôi phong ) Ly Khảm ( nước lửa ) Cấn Đoài ( núi đầm ). Kiền Khôn ứng đạo sinh thành thì Kiền cha, Khôn mẹ. Suy cái lẽ trình tự âm dương đôi đàng trao nhậnmà nói TỐN trưởng nữ, CHẤN trưởng nam, LY thứ nữ, KHẢM thứ nam, ĐOÀI út nữ, CẤN út nam. Thiệu Tử nói << Cha sinh con gái, Mẹ chửa con trai >> là theo lý Kiền Khôn trao đổi hào 1 2 3 mà nói.

KIỀN BIẾN KHÔN BIẾN


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Khí dương sanh ở Bắc, đi lên phải tăng gia dương càng lúc càng mạnh đến Nam đã tăng 33 lần so với lúc sanh để lập KIỀN. Lý dương cực tắc âm sinh buộc Kiền quái phải đi xuống mà Kiền xuống thi thế lực dương phải giảm. Kiền từ Nam để xuống phải giảm dương càng lúc càng mạnh đến Bắc đã giảm 33 lần so với lúc thái. Ở mặt Tây : Kiền xuống 45 độ thành Tốn, xuống 90 độ thành Khảm, xuống 135 độ thành Cấn. Ở mặc Đông : Kiền xuống 45 độ thành Đoài, xuống 90 thành Ly, xuống 135 độ thành Chấn ( Kiền chỉ xuống tới đầu Khôn, đầu Chấn ). Để thành TỐN Kiền biến HÀO 1, để thành KHẢM Kiền biến HÀO 1 & 3, để thành CẤN Kiền biến HÀO 1 & 2, để thành ĐOÀI Kiền biến HÀO 3, để thành LY Kiền biến HÀO 2, để thành CHẤN Kiền biến HÀO 2 & 3 ( hình minh họa bên trái ).

Khí âm sanh ở Nam, đi xuống phải tăng gia âm càng lúc càng mạnh đến Bắc đã tăng 23lần so với lúc sanh để lập KHÔN. Lý âm cực tắc dương sanh buộc Khôn đi lên. mà Khôn lên thì thế lực âm phải giảm. Khôn từ Bắc lên giảm âm càng lúc càng mạnh đến Nam đã giảm 23 lần so với lúc thái. Ở mặt Đông : Khôn lên 45 độ thành Chấn, lên 90 độ thành LY, lên 135 độ thành Đoài. Ở mặt Tây : Khôn lên 45 độ thành Cấn, lên 90 thành Khảm, lên 135 độ thành Tốn ( Khôn chỉ lên đến đầu Kiền, đầu Tốn ). Để thành CHẤN Khôn biến HÀO 1, để thành LY Khôn biến HÀO 1 & 3, để thành ĐOÀI Khôn biến HÀO 1 & 2, để thành CẤN Khôn biến HÀO 3, để thành KHẢM Khôn biến HÀO 1 & 3, để thành TỐN Khôn biến HÀO 2 & 3 ( hình minh họa bên phải ).

LUẬT ĐỘNG BIẾN


Quan sát Thiên Địa Kiền Khôn biến mà rút ra được qui luật âm dương động biến dẫn đến phát biểu ngắn gọn : Dương động biến Âm, Âm động biến Dương. Âm với Dương là hai thành phần cấu tạo thành quái được gọi là HÀO QUÁI. Quái động làm cho âm dương cấu tạo quái bị động __ HÀO QUÁI bị động, mà hào chỉ có hai thứ là dương hàovới âm hào. Vậy theo qui luật nêu trên thì :

Dương hào động biến ra Âm hào

Âm hào động biến ra Dương hào


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Quái luôn ở trong tình trạng động hào. Sự động hào quái làm cho quái biến. Quái biến có thể biến từ một quái ra 7 quái khác kể với chính nó thành tám quái. BÁT QUÁI BIẾN CUNG có ca quyết sau đây đánh giá TỐT ( chữ xanh ), XẤU ( chữ đen ) về sự biến hào của một quái :

575]Thượng nhứt biến vi SANH KHÍ ( hào 3 biến )

575]Trung hào biến vi TUYỆT MẠNG ( hào 2 biến )

575]Hạ hào biến vi HỌA HẠI ( hào 1 biến )

575]Thượng nhị biến vi NGŨ QỦI ( hào 2 & 3 biến )

575]Hạ nhi biến vi THIÊN Y ( hào 1 & 2 biến )

575]Thượng Hạ biến vi LỤC SÁT ( hào 1 & 3 biến )

575]Tam hào giai biến vi DIÊN NIÊN ( hào 1.2.3 biến )

575]Tam hào bất biến vi PHỤC VỊ ( 123 không biến )


Quái ứng sanh vạn vật mà người là một thành phần trong muôn vật nên chi người dưới lăng kính Dịch là quái. Quái trong tình trạng động thì cái tâm con người không thể yên. Thuật số gia coi sự mưu cầu của người có nguyên do từ tâm động, vì lẽ này dụng một quái lục hào làm Chánh Quái để biểu thị người cầu sự, theo dõi hào quái động mà luận ra sự cầu.

KIỀN THẾ, KHÔN THẾ

QUÁI thành lên từ TƯỢNG thì tượng là linh hồn của quái __ do vậy mà cái HÀO 2 ĐỊNH TƯỢNG thực là quan trọng đối với một quái vì hào 2 biến thì hồn quái biến mất. LY KHẢM là hai quái tại trung đoạn biến của KIỀN KHÔN mà Khảm quái là định thế Kiền, Ly quái là định thế Khôn.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Nơi LY : Thái Dương tượng của Kiền biến thành Thiếu Âm __ hào 2 chánh trung là linh hồn của Kiền đi mất trong Ly. Nới KHẢM : Thái Dương tượng của Kiền biến thành Thiếu Dương __ hào 2 chánh trung là linh hồn của Kiền lưu giữ trong Khảm. Phép bói toán của Vương gia gọi << Khảm quái là qui hồn Kiền >>. Hồn Kiền quê kiển ở Bắc phương ( dương sinh ở Bắc, lên Nam thành Kiền ), Kiền tiêu thì qui hồn Kiền tức Khảm phải về Bắc ( Đồ quái Văn Vương với Khảm ở chính Bắc có lý này ).

Nơi KHẢM : Thái Âm tượng của Khôn biến thành Thiếu Dương __ hào 2 chánh trung làlinh hồn của Khôn đi mất trong Khảm. Nơi LY : Thái Âm tượng của Khôn biến thành Thiếu Âm __ hào 2 chánh trung là linh hồn của Khôn lưu giữ trong Ly. Phép bói toán của Vương gia gọi << Ly quái là qui hồn Khôn >>. Hồn Khôn quê kiển Nam phương ( âm sinh ở Nam, xuống Bắc thành Khôn ), Khôn tiêu thì qui hồn Khôn tức Ly phải về Nam ( Đố quái Văn Vương với Ly ở chính Nam có lý này ).

#28 tigerstock68

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1221 Bài viết:
  • 1836 thanks

Gửi vào 30/03/2013 - 11:57

LẠC THƯ

NGŨ HÀNH

ĐỒ QUÁI VĂN VƯƠNG


Tưởng cũng nên nhắc sơ qua về lai lịch Ngũ Hành : sách chép đại để rằng Hạ Vũ vua đầu nhà Hạ ( trước Tây lịch hơn 2 nghìn năm ) trị nạn lụt lũ , có con rùa thần đội vằn nổi lên ở sông LẠC dâng THƯ, trên lưng có số tới chín ; vua nhân đó mà làm ra Hồng Phạm cữu trù, trong đó có trù kêu là Ngũ hành ( một Ngũ Hành, hai Ngũ tự, ba Bát Chính, bốn Ngũ kỷ, năm Hoàng cực, sáu Tam đức, bảy Kê nghi, tám Thứ trưng, chín Phúc cực ). Ngũ hành được nhận biết từ đó (?) mà Hạ Vũ có thể nói là người phát minh, nhưng không cho biết Ngũ Hành có tương liên gì đến Bát Quái Phục Hy. Mãi cho tới khi vua nhà Châu ( trước Tây lịch hơn ngàn năm ) cho ra Đồ Quái Văn Vương mới thấy Quái và Hành gắn kết tương liên. Luận về hai bức ĐỒ - THƯ chư nho nhiều đời tiêu tốn không ít giấy mực, tựu trung chẳng có kiến giải nào xác đáng, lại có người còn cho rằng biết đâu Thư không là Đồ là ý nói Lạc Thư có thể làm ra Kinh Dịch.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Luận gì luận, nói gì nói không thể nói sai hiện thực. Hiện thực Lạc Thư không luận đượcdương trung âm ngoại vì rằng ngoại tầng của Lạc Thư âm với dương trộn lẫn. Nơi Thư nói được dương sanh ở Bắc vì ngó thấy một tròn trắng ở Bắc, còn nếu cứ vào hai tròn đen mà nói âm sanh ở Nam thì qủa là hồ đồ.

Xuyên suốt HÀ ĐỒ dẫn ra

CẤU TRÚC THÁI CỰC


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



tiến đến Thái Cực lưỡng phân sanh

BẦU ÂM DƯƠNG TƯỢNG SỐ


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



hiễn bày

BÁT QUÁI - LỤC THẬP TỨ QUÁI


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



trưng ra

QUÁI TUYẾN

vào Bắc ra Nam


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



THÁI CỰC NHẬP XUẤT


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



trưng ra hai vòng ngũ nghịch chiều tương giao

[ A.B.C.D.O ] & [ O.E.F.G.H ]

và một vòng cữu

[ A.B.C.D.O.E.F.G.H ]


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vua Hạ Vũ __ một thiên tài trị lũ thì ắt không thể không biết thiên văn, địa lý. Lại là người thông kinh thấu sử thì không lẽ không biết huyền thoại Phục Hy ? Chư nho đời sau còn truyền tụng thì không lẽ Hà Đồ tiệt tích dưới đời nhà Hạ ? Cho nên nói rằng Hạ Vũ không hay không biết Hà Đồ qủa là khó tin. Mà đã hay đã biết thì lẽ thường phải ngẫm nghiệm. Là vua trong thời thánh trị, lại biết trước tác như Hạ Vũ ắt khó mà không theo dấu Phục Hy. Nếu là thời này thì chắc chắn Hạ Vũ bị tôi thưa kiện về sự xâm phạm bản quyền. Lời này là tôi nói chơi chứ không phải Hạ Vũ đã vậy, nhưng vua làm vậy là bởi giải mả HÀ ĐỒ PHỤC HY đến chỗ QUÁI TUYẾN thấy lộ ra" cữu trù" mà ngộ được phép an bang tế thế, chế tác HỒNG PHẠM, kế đức nghiệp Phục Hy hóa dục thiên hạ.

475]Thiên lấy 1 sanh Thủy, Địa lấy 6 thành

475]Địa lấy 2 sanh Hỏa, Thiên lấy 7 thành

475]Thiên lấy 3 sanh Mộc, Địa lấy 8 thành

475]Địa lấy 4 sanh Kim, Thiên lấy 9 thành

475]Thiên lấy 5 sanh Thổ, Địa lấy 10 thành


Nhưng LẠC THƯ không có số 10 thì lấy 10 đâu ra để thành nhóm với 5 ?


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Nên chi lời ấy của Hồng Phạm để định “hành’’ năm nhóm số Hà Đồ :


[ 1 – 6 ] Bắc phương Thủy

[ 2 – 7 ] Nam phương Hỏa

[ 3 – 8 ] Đông phương Mộc

[ 4 – 9 ] Tây phương Kim

[ 5 – 10 ] Trung ương Thổ


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Ngũ hành vận động mà Ngũ hành là do Bát quái sanh. Bát quái vận động thì bốn nhóm ngoại biên [1 – 6] [2 – 7] [3 – 8] [4- 9] liên quan sự sanh quái phải đổi. Lý khí <<dương chủ, dương chính >> nên [ 1 3 9 7 ] ở chính phương Bắc Đông Nam Tây. Lý <<âm tòng dương >> thì số 6 phải theo 1, số 2 phải theo 7, số 8 phải theo 3, số 4 phải theo 9. Truyền thuyết Hạ Vũ được trời ban Thư thực hư khó biết, nhưng Lạc Số tàng ẩn nơi Đồ thì không khó để nhận ra :

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Xin hỏi có ai được Thư mà vạch được Bát Quái ??? Không có. Nhưng không được Thư mà vạch được Quái thì có __ đó là Văn Vương. Văn Vương thấu suốt Đồ, đặt tên, viết lời, luận đạo bát quái Phục Hy. Văn Vương thấu suốt Thư, đạt lý ngũ hành, phát minh ngũ hành bát quái. Kinh Dịch sở dỉ có, bát quái ngũ hành ý nghĩa và công dụng sở dĩ được biết là công lớn của Văn Vương, lược sử được qua hai đồ này :

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Đồ bên trái là TIÊN THIÊN BÁT QUÁI PHỤC HY, đồ bên phải là HẬU THIÊN BÁT QUÁI VĂN VƯƠNG. Hai thứ đồ có hai chỗ khác : một là khác về phương vị, hai làkhác về quái số. Khác thì rõ ràng có khác, nhưng thấy khác mà nói Văn Vương thay đổi đồ quái Phục Hy là nói lạc ý việc làm của Văn Vương, nói đứt đoạn, nói chia lìa mạch lạc vận động của Thái Cực. THÁI CỰC LƯỠNG PHÂN SINH SINH, qúa trình sinh sinh diễn ra ĐỒ SỐ TIÊN HẬU trước sau nó vậy :

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Hà Đồ chỉ ra phương vị quái sanh, Lạc Thư chỉ ra phương vị quái làm việc. Bát Quái vận động sanh hành, càng ra xa nội tầng biên độ quái càng co lại đến tiêu thể. Lý quái dương thể KIỀN KHẢM CẤN CHẤN phải tiêu thể ở miền âm hạ tức miền của hai tượng Thiếu âm & Thái âm. Lý quái âm thể TỐN LY KHÔN ĐOÀI phải tiêu thể ở miềndương thượng tức miền của hai tượng Thái dương & Thiếu dương. Lý quái sanh tiêu rành rành nó vậy, các Bạn nghiệm suy ắt rõ lẽ Đồ quái Văn Vương :

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



KHẢM Bắc, LY Nam, CHẤN Đông, ĐOÀI Tây, KIỀN Tây Bắc, TỐN Đông Nam, KHÔN Tây Nam, CẤN Đông Bắc là phương vị quái khi chưa tiêu, mà chưa tiêu thì quái còn hữu dụng, còn làm việc ở đó. KIỀN QUÁI dương thể, sinh thành ở miền dương tăng 33, lý tiêu thể ở miền dương giảm 33 tại nội Khôn, nhưng ở Cấn thì Kiền còn làm việc.KHÔN QUÁI âm thể, sinh thành ở miền âm tăng 23, lý tiêu thể ở miền âm giảm 23 tại nội Kiền, nhưng ở Tốn thì Khôn còn hữu dụng. LY QUÁI âm thể, sinh thành ở miền dương tăng 3, lý tiêu thể ở miền dương giảm 3 tại nội Tốn, nhưng tại Kiền thì Ly còn hữu dụng. KHẢM QUÁI dương thể, sinh ở miền âm tăng 2, lý tiêu thể ở miền âm giảm 2 tại nội Chấn, nhưng ở Khôn thì Khảm còn hữu dụng. Hậu thiên Quái số thì nhứtKHẢM (1), nhì KHÔN (2), tam CHẤN (3), tứ TỐN (4), ngũ TRUNG (5), lục KIỀN (6),thất ĐOÀI (7), bát CẤN (8), cữu LY (9) theo Lạc số mà Văn Vương đèo vào. QUÁI NGŨ TRUNG là quái nhập trung cung tại mỗi chu kỳ Thập Thiên Can, là phát minh vĩ đại của Văn Vương dẫn ra vòng quái tuần hoàn tam nguyên thượng trung hạ.

#29 tigerstock68

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1221 Bài viết:
  • 1836 thanks

Gửi vào 30/03/2013 - 11:58

BÁT QUÁI NGŨ HÀNH

TƯƠNG LIÊN

Kinh Dịch của Văn Vương bày Quái mà không động đến Ngũ Hành, Hồng Phạm của Hạ Vũ trưng Ngũ Hành mà không động đến Bát Quái. Vậy do đâu mà biếtKhảm thủy, Ly hỏa, Chấn Tốn mộc, Kiền Đoài Kim, Cấn Khôn Thổ ? Để đả thông được lý này phải liên hệ, nối kết lại toàn bộ ý nghĩa 5 NHÓM SỐ Hà Đồ biểu diễn : từ Thái Cực sanh lưỡng Nghi, lưỡng Nghi sanh tứ Tượng, tứ Tượng sanh bát Quái đến quái Tuyến bày ra Ngũ Hành nhập xuất Thái Cực :

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



5 NHÓM SỐ HÀ ĐỒ định ra tứ TUỢNG. TỨ TƯỢNG định ra bát QUÁI. BÁT QUÁI tương ma tương thôi sanh ra Ngũ Hành ứng tại năm phương vị : Bắc phương Thủy,Nam phương Hỏa, Đông phương Mộc, Tây phương Kim, Trung ương Thổ. Lý tám quái ứng năm hành tức tám qui năm là sự phải truy tìm lý luật. Tra cứu từ chỗ Tượng lưỡng phân nhị thể âm dương với << dương thượng âm hạ >> chiếm chỗ trong tượng và đối chiếu với quái thể thượng hạ tại đó ắt tìm ra được lý :

KIỀN - ĐOÀI thành nhóm. CHẤN TỐN thành nhóm.

CẤN - KHÔN thành nhóm. LY riêng nhóm. KHẢM riêng nhóm.


1/ Phần dương thượng của Thái Dương Tượng thành Kiền quái dương thể, phần âm hạ của Thái Dương Tượng thành Đoài quái âm thể __ luật << dương thượng âm hạ >> thống nhất chiều giữa tượng với quái thể là điều kiện đủ để Đoài Kiền thành nhóm. 2/ Phần dương thượng của Thái Âm Tượng thành Cấn quái dương thể, phần âm hạ của Thái Âm Tượng thành Khôn quái âm thể __ luật << dương thượng âm hạ >> thống nhất chiều giữa tượng với quái là điều kiện đủ để Cấn Khôn thành nhóm. 3/ Phần dương thượng của Thiếu Âm Tượng thành Ly quái âm thể, phần âm hạ của Thiếu Âm Tượng thành Chấn quái dương thể __ hai quái thể Ly Chấn xếp đặt không đúng qui luật << dương thượng âm hạ >> của tượng nên không thể kết hợp thành nhóm. 4/ Phần dương thượng của Thiếu Dương Tượng thành Tốn quái âm thể, phần âm hạ của Thiếu Dương Tượng thành Khảm quái dương thể __ hai quái thể Tốn Khảm xếp đặt không đúng qui luật << dương thượng âm hạ >> của tượng nên không thể kết hợp thành nhóm ( hình minh thị trang sau )

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Trái lại với bát quái ở ngoại tầng thấy rằng thượng tượng Thiếu Dương hiệp phối hạ tượng Thiếu Âm hợp lẽ << dương thượng âm hạ >> để Chấn Tốn thành nhómhợp qui :

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vậy là Kiền Đoài thành nhóm, Khôn Cấn thành nhóm, Chấn Tốn thành nhóm, Lyquái riêng nhóm, Khảm quái riêng nhóm __ vị chi là năm nhóm quái. Bát Quai tương ma tương thôi sanh Ngũ Hành vận chuyển vào Bắc ra Nam xuất nhập ra vào Thái Cực thông qua quái tuyến. Hành đâu thì Quái đó, Quái đâu thì Hành đó theo cùng ; nhất thống theo cùng như Nghi sanh Tượng thì Tượng theo Nghi, Tượng sanh Quái thì Quái theo Tượng, Quái sanh Hành thì Hành theo Quái. Bắc phương Thủy mà Khảm tại Bắc thì Khảm hành Thủy. Nam phương Hỏa mà Ly tại Nam thì Ly hành Hỏa. Đông phương Mộc mà Chấn tại Đông thì Chấn hành Mộc, Tốn quái thành nhóm với Chấn thì Tốn quái hành Mộc. Tây phương Kim mà Đoài tại Tây thì Đoài hành Kim, Kiền quái thành nhóm với Đoài thì Kiền hành Kim. Trung ương Thổ ứng hành với nhóm quái Cấn Khôn thì Cấn Khôn hành thổ. Như vậy là Bát quái đã định hành. Bởi quái có quái âm thể, có quái dương thể nên chi Hành có âm hành, có dương hành ứng theo quái thể mà nói Cấn dương thổ, Khôn âm thổ,Đoài âm kim, Kiền dương kim, Chấn dương mộc, Tốn âm mộc, Ly âm hỏa, Khảm dương thủy.

NGŨ HÀNH

SANH - KHẮC - TÌ HÒA

BÁT QUÁI ứng sanh NGŨ HÀNH mà QUÁI có quái tương hợp, có quái bất tương hợp thì NGŨ HÀNH do quái ứng ra phải có hành tương hợp, có hành bất tương hợp là LÝ. BÁT QUÁI có tương ma tương thôi tức là có tương tác quái thì NGŨ HÀNH do Bát quái ứng ra phải có TƯƠNG TÁC HÀNH là LÝ. BÁT QUÁI vận động có tuần hoàn qui nguyên hồi đầu thì NGŨ HÀNH do quái ứng ra phải có vận động qui nguyên hồi đầu là LÝ. Ngũ Hành nhập xuất ra vào trung cung Thái Cực mà trung cung thổ thì hành Thổ có xuất nhập là LÝ. Trung ương Thổ có xuất nhập thì Bắc phương Thủy, Nam phương Hỏa, Đông phương Mộc, Tây phương Kim với bốn hành Thủy Hỏa Mộc Kim phải có xuất nhập là LÝ.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Quan sát vật, chiêm nghiệm vật không thấy có vật nào loại trừ nguyên lý nhập xuất của ngũ hành. Nhập thì một đường nhập để sanh, một đường nhập để khác. Xuất thì một đường xuất để sanh, một đường xuất để khắc :

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Nhưng bằng lý nào mà biết hành này sanh hành kia như Kim sanh Thủy, và hành kia khắc hành nọ như Thủy khắc Hỏa ? Giải thích được sự này lại phải lôi Hà Đồ ra khảo nghiệm âm dương để tìm nguyên lý.

Ngũ Hành từ Bát Quái sanh, Bát Quái từ Tứ Tượng sanh. Tượng là cuộc giao hợp đầu tiên của nhị khí âm dương để sanh nên chi Tượng là mẹ cha của quái. Qui luật chung cho muôn vật với << dương thượng âm hạ >> chưng bày rõ ở Tượng :

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Chiều từ âm tượng đến dương tượngchiều sanh. Chiều từ dương tượng đến âm tượngchiều khắc. Hai quái đồng tượng, đồng cùng âm dương lượng biến thiên có chiều từ âm đến dương là chiều sanh nên quái sanh ở miền âm sanh quái sanh ở miền dương như Chấn Ly, Đoài Kiền, Khôn Cấn, Khảm Tốn :

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



1/ CHẤN quái - LY quái đồng cùng Thiếu Âm Tượng mà Chấn quái thuộc âm tượng Thiếu Âm, Ly quái thuộc dương tượng Thiếu Âm : chiều từ Chấn đến Ly là sanh chiều nên chi Chấn Mộc sanh Ly Hỏa __ tổng quát là mộc sanh hỏa. 2/ĐOÀI quái - KIỀN quái đồng cùng Thái Dương Tượng mà Đoài quái thuộc âm tượng Thái Dương, Kiền quái thuộc dương tượng Thái dương : chìều từ Đoài đến Kiền là sanh chiều nên chi Đoài Kim sanh Kiền Kim. Hai quái Kiền Đoài đồng hành nên chi nói tì hòa hành, bởi lẽ định lượng âm dương của Kiền Đoài tương đương vì dương tăng đã hết mức mà âm tiểu đã hết mức. 3/ TỐN quái - KHẢM quái đồng cùng Thiếu Dương Tượng mà Tốn quái thuộc dương tượng Thiếu Dương, Khảm quái thuộc âm tượng Thiếu Dương : chiều từ Khảm đến Tốn là sanh chiều nên chi Khảm Thủy sanh Tốn Mộc _ tổng quát là thủy sanh mộc. 4/CẤN quái - KHÔN quái đồng cùng Thái Âm Tượng mà Cấn quái thuộc dương tượng Thái Âm, Khôn quái thuộc âm tượng Thái Âm : chiều từ Khôn đến Cấn là sanh chiều nên chi Khôn Thổ sanh Cấn Thổ. Hai quái Khôn Cấn đồng hành nên chi nói tì hòa hành bởi lẽ định lượng âm dương của Khôn Cấn tương dương vì âm tăng hết mức và dương tiêu hết mức.

Hai Tượng tiếp xúc nhau, quái sanh ở miển dương với quái sanh ở miền âm không đồng cùng âm dương lượng biến thiên, có chiều từ dương tượng đến âm tượng là chiều khắc nên khắc nhau như Ly Đoài, Cấn Khảm :

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



1/ LY quái - ĐOÀI quái là hai quái thuộc hai tượng Thiếu Thái bất đồng thể bất tương hợp mà Ly quái thuộc phần dương của Thiếu Âm, Đoài quái thuộc phần âm của Thái Dương : chiều từ Ly đến Đoài là khắc chiều nên Ly hỏa khắc Đoài Kim__ tổng quát là Hỏa khắc Kim. 2/ KIỀN quái - CHẤN quái là hai quái thuộc hai tượng Thái Thiếu bất tương hợp mà Kiền quái thuộc phần dương của Thái Dương, Chấn quái thuộc phần âm của Thiếu Âm có chiều từ Kiền đến Chấn là khắc chiềunên Kiền kim khắc Chấn mộc __ tổng quát là kim khắc mộc. 3/ CẤN quái -KHẢM quái là hai quái thuộc hai tượng Thái Thiếu bất đồng thể bất tương hợp mà Cấn quái thuộc phần dương của Thái Âm, Khảm quái thuộc phần âm của Thiếu Dương : chiều từ Cấn đến Khảm là khắc chiều nên chi Cấn Thổ khắc Khảm Thủy __ tổng quát là thổ khắc thủy. 4/ TỐN quái KHÔN quái là hai quái thược hai tượng Thái Thiếu bất đồng thể bất tương hợp mà Tốn quái thuộc phần dương của Thiếu Dương, Khôn quái thuộc phần âm của Thái Âm : chiều từ Tốn đến Khôn là khắc chiều nên Tốn mộc khắc Khôn thổ __ tổng quát là mộc khắc thổ.

Riêng ba cặp quái [ ĐOÀI - KHẢM ] [ LY - CẤN ] [ KHẢM - LY ] nhìn bề ngoài không thể biết mối tương tác sanh khắc giữa chúng mà phải đào sâu vô trong bát quái lưỡng phân với tám nhóm quái trong bảng này mới tìm ra lý lẻ :

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Theo dõi hai nhóm ba tương tác đã biết sanh khắc hành trong bảng A bên dưới thấy rằng nhóm ba hành [ Kim Hỏa Mộc ] tương tác với chu trình hai khắc một sanh, và nhóm ba hành [ Thổ Thủy Mộc ] tương tác cũng với chu trình hai khắc một sanh. Nhìn sang bảng B với nhóm ba hành [ Thủy Mộc Hỏa ] tương tác đã có hai sanh, và nhóm ba hành [ Hỏa Thủy Mộc ] tương tác cũng đã có hai sanh. Vậy thì sanh hay khắc xảy ra giữa hai hành Thủy Hỏa ?

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Lý Dịch đề cao tuyệt đối tính chất << âm dương đăng đối >> : đã có tương tác ba đăng << 2 khắc 1 sanh >> thì ắt có tương tác ba đối << 2 sanh 1 khắc >>. Theo lý đó mà luận thì thủy phải khắc hỏa __ tức Khảm Thủy khắc Ly Hỏa.

Với hai nhóm ba trong bảng A tiếp theo bên dưới đã biết hành tương tác [ Kim Mộc Hỏa ] và [ Thổ Thủy Mộc ] nhìn sang hai nhóm ba của bảng B [ Thủy Mộc Kim ] và [ Hỏa Mộc Thổ ] đã có << 1 sanh 1 khắc >> :

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vậy thì để đủ << 2 sanh 1 khắc >> hay << 2 khắc 1 sanh >> ắt có gỉa thiết cho nhóm hành [ Thủy Mộc Kim ] và giả thiết cho nhóm hành [ Hỏa Mộc Thổ ] như sau :

925]1/ Kim sanh Thủy 1/ Hỏa sanh Thổ

925]2/ Kim khắc Thủy 2/ Hỏa khắc Thổ

925]3/ Thủy sanh Kim 3/ Thổ sanh Hỏa

925]4/ Thủy khắc Kim 4/ Thổ khắc Hỏa


Gỉa thiết 2,3,4 không thành lập được bởi lẽ sự sanh, sự khắc chỉ duy nhất xảy ra với một hành trong số năm hành : đã có Kim khắc Mộc thì không thể có Kim khắc hành nào khác, đã có Thủy sanh MộcThủy khắc Hỏa thì Thủy không thể sanh khắc một hành nào khác. Gỉa thiết 1 thành lập được với Kim sanh Thủy __ tứcKiền Đoài Kim sanh Khảm Thủy. Lập luận tưong tự với nhóm ba [ Hỏa - Mộc - Thổ ] tiến đến kết luận Hỏa sanh Thổ __ tức Ly hỏa sanh Cấn Khôn thổ.

Như vậy là từ BÁT QUÁI luận ra được ngũ hành KIM MỘC THỦY HỎA THỔ có mối tương tác SANH KHẮC. Tương tác sanh thì hành KIM sanh hành THỦY, hành THỦY sanh hành MỘC, hành MỘC sanh hành HỎA, hành HỎA sanh hành THỔ, hành THỔ sanh hành KIM làm thành vòng tuần hoàn TƯƠNG SANH. Tương tác khắc thì hành KIM khắc hành MỘC, hành MỘC khắc hành THỔ, hành THỔ khắc hành THỦY, hành THỦY khắc hành HỎA, hành HỎA khắc hành KIM làm thành vòng tuần hoàn TƯƠNG KHẮC. Đồ biểu nơi trang sau biểu tỏ Bát Quái Ngũ Hành Thủy Hỏa Mộc Thổ Kim TƯƠNG SANH TƯƠNG KHẮC TUẦN HOÀN :

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Biểu đồ ngũ hành sanh khắc cho thấy hai đường nhập xuất, một đường nhập xuất tương sanh, một đường nhập xuất tương khắc. Lý xuất nhập đàng nào theo đàng nào không sai mạch lạc xuất nhập :


THỦY nhập sanh từ Kim, nhập khắc từ Thổ và xuất sanh về Mộc, xuất khắc về Hỏa. MỘC nhập sanh từ Thủy, nhập khắc từ Kim và xuất sanh về Hỏa, xuất khắc về Thổ. HỎA nhập sanh từ Mộc, nhập khắc từ Thủy và xuất sanh về Thổ, xuất khắc về Kim. THỔ nhập sanh từ Hỏa, nhập khắc từ Mộc và xuất sanh về Kim, xuất khắc về Thủy. KIM nhập sanh từ Thổ, nhập khắc từ Hỏa và xuất sanh về Thủy, xuất khắc về Mộc.

NGŨ HÀNH có tới 22 MẠCH LẠC XUẤT NHẬP, Thầy thuốc và Thầy châm cần phải biết để khi nào bổ, khi nào tả cho đúng phép :

1/ Hai mạch liên kết 5 xuất nhập có tính lưu thông tuần hòan với một xuất nhập sanh, một xuất nhập khác :


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



2/ Mười mạch liên kết 4 xuất nhập mà 5 với [ 3 sanh 1 khắc ] có tính tuần hoàn lưu thông ( H trái ) và 5 với [ 3 khắc 1 sanh ] không có tính lưu thông tuần hoàn ( H phải ) :

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



3/ Mười mạch liên kết 3 xuất nhập mà 5 với [ 2 khắc 1 sanh ] có tính tuần hoàn lưu thông ( H trái ) và 5 với [ 2 sanh 1 khắc ] không có tính lưu thông tuần hoàn ( H phải ).

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



#30 tigerstock68

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1221 Bài viết:
  • 1836 thanks

Gửi vào 30/03/2013 - 12:02

NGŨ HÀNH TỨ PHƯƠNG

NHẬP XUẤT TRUNG CUNG

Ngũ hành tứ phương Thủy Hỏa Mộc Kim với hành Thổ cư trung bày ra mạch lạc sanh khắc với đường đi có khác so với mạch lạc của vòng ngũ hành tương sanh tương khắc :
H1
H2

Hình 1 là đồ biểu lý thuyết về nguyên lý ngũ hành sanh khắc. Hình 2 là đồ biểu ngũ hànhphương vị hiện thực __ hiễn thị mạch lạc Trung ương Thổ nhập xuất hành tứ phương : 1/TRUNG ƯƠNG THỔ nhập khắc ở đằng Đông, nhập sanh ở đằng Nam để xuất sanh về Tây,xuất khắc về Bắc. 2/ HÀNH THỦY ở Bắc nhập sanh ở đằng Tây và nhập khắc từ Trung ương để xuất sanh về đằng Đông và xuất khắc về đằng Nam. 3/ HÀNH MỘC ở Đông nhập sanh từ đằng Bắc và nhập khắc từ đằng Tây để xuất sanh về đằng Nam và xuất khắc vào Trung ương.4/ HÀNH HỎA ở Nam nhập sanh từ đằng Đông và nhập khắc từ đằng Bắc để xuât sanh vào Trung ương và xuất khắc về đằng Tây. 5/ HÀNH KIM ở Tây nhập sanh từ Trung ương và nhập khắc từ đằng Nam để xuất sanh về đằng Bắc và xuất khắc về đằng Đông. Hiện thực ngũ hành ngũ phương trưng ra 5 đường lối vận động tuần hoàn qua trung cung :
  • Tuần hoàn sanh mộc hỏa thổ kim thủy trưng ra vòng ngũ hành tương sanh ở hình một __ tuần hoàn này về sau biến thành vòng thập thiên can.

2/ Tuần hoàn khắc mộc thổ thủy hỏa kim trưng ra vòng ngũ hành tương khắc ở hình hai.

3/ Tuần hoàn hành khép kín vừa sanh vừa khắc với [ 3 sanh 1 khắc ] qua tứ phươngĐông Nam Tây Bắc __ tuần hoàn này với mạch lạc liên kết 4 hành, về sau ứng ra tuần hoàn thời khí như Xuân Hạ Thu Đông.

4/ Tuần hoàn hành khép kín vừa sanh vừa khắc với [ 2 sanh 2 khắc ] qua tứ phươngTây Nam Đông Trung __ liên kết 4 hành Kim Hỏa Mộc Thổ.

5/ Tuần hoàn hành khép kin vừa sanh vừa khắc với [ 3 sanh 1 khắc ] qua ngũ phươngNam Bắc Trung Tây Đông __ liên kết 5 hành Hỏa Thủy Thổ Kim Mộc.
  • Tuần hoàn hành khép kin vừa sanh vừa khắc với [ 3 sanh 1 khắc ] qua tứ phươngBắc Trung Nam Đông __ liên kết 4 hành Thủy Thổ Hỏa Mộc.

NGŨ HÀNH THẬP NHỊ ĐỊA CHI

Bốn quái Khảm Ly Chấn Đoài ở tại bốn chính phương Bắc Nam Đông Tây với mỗi một quái trãi cung độ 45 nên nó bao hàm được hai Địa chi, tính ra được Hợi Tý THỦY, Tỵ Ngọ HỎA, Dần Mẹo MỘC, Thân Dậu KIM như biểu đồ dưới này trưng ra :

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Hỏi do đâu mà nói bốn cung Thìn Tuất Sữu Mùi là TỨ MỘ THỔ ? Giải đáp được câu hỏi này phải trở lại với QUÁI TUYẾN trưng ra cữu cung, rồi sau Văn Vương căn cứ theo Lạc số xác định Hậu Thiên Quái Số nhứt Khảm, nhì Khôn, tam Chấn, tứ Tốn, ngũ TRUNG, lục Kiền, thất Đoài, bát Cấn, cửu Ly chạy vòng trên thập nhị địa chi kể từ chi Tý, sau bốn chu kỳ 9 cho ra ba cung tứ hình : 1/ TỨ MỘ CUNG ( Thìn Tuất Sữu Mùi Ngũ trung Khôn Cấn ), 2/ TỨ SINH CUNG ( Dần Thân Tị Hợi Hỏa Mộc Kim ), 3/ TỨ BẠI CUNG ( Tí Ngọ Mẹo Dậu Kim Mộc Thủy ).

THẬP CAN

Thập Can là Giáp Ất Bính Đinh Mậu Kỷ Canh Tân Nhâm Qúi. Hành và phương vị của Thập Can là Đông phương Giáp Ất Mộc, Nam phương Bính Đinh Hỏa, Tây phương Canh Tân Kim, Trung ương Mồ Kỷ Thổ, Bắc phương Nhâm Qúi Thủy. Không thấy có giải thích Thập Can do đâu mà có nhưng lý lẽ thì thấy ngay từ trong phát biểu ở Hồng Phạm về năm nhóm Hà Đồ :
  • Thủy
  • Hỏa
  • Mộc
  • Kim
  • Thổ

Dương số lẻ, Âm số chẵn __ như vậy là mỗi hành như Thủy, Hỏa, Mộc, Kim, Thổ đượchình tàng từ hai thành phần âm dương lưỡng nhất mà thành. Hai thành phần âm dương của hành __ theo Lạc số thì âm dương của hành lưỡng phân được ( lưỡng phân là chia đôi mà không thể tách rời ) mà có dương mộc 3 âm mộc 8, dương hỏa 7 âm hỏa 2, dương thổ 5 âm thổ 10, dương kim 9, âm kim 4, dương thủy 1, âm thủy 6. Biểu đồ bên dưới cho thấy HÀNH LƯỠNG PHÂN ÂM DƯƠNG ( màu đen = âm hành, màu trắng = dương hành )

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Không biết ai đã đặt tên, nhưng theo số mà biết Giáp dương mộc, Ất âm mộc, Bính dương hỏa, Đinh âm hỏa, Mậu dương thổ, Kỷ âm thổ, Canh dương kim, Tân âm kim, Nhâmdương thủy, Qúy âm thủy. Hỏi làm sao biết THẬP CAN có định vị ấy như Mậu Kỷ ở trung cung, Giáp Ât hai bên Mẹo, Bính Đinh ôm Ngọ, Canh Tân kẹp Dậu ở giữa, Nhâm Qúi ôm Tý vào trong ? Không khó lý giải nếu như Bạn liên kết ngũ hành với bát quái tương liên qua biểu đồ trên : Khảm Ly Chấn Đoài mỗi quái trãi cung độ 45 bao hàm hai địa chi. CHẤN MỘC giữa khoảng Dần Mẹo nên GIÁP cận Dần, ẤT cận cuối Mẹo. LY HỎA giữa khoảng Tỵ Ngọ nên BÍNH cận Tỵ, ĐINH cận cuối Ngọ. ĐOÀI KIM giữa khoảng Thân Dậu nên CANH cận Thân, TÂN cận cuối Dậu. KHẢM THỦY giữa khoảng Hợi Tý nênNHÂM cận Hợi, QÚI cận cuối Tý. Ấy là Thập Can trên mặt Thập nhị Địa chi. Khi Thập nhị Địa chi quay quanh trục : mọi CÁI CÓ của Địa chi ứng ra trên cầu không gian. Cắt cầu không gian bằng mặt phẳng thẳng góc trục được vòng Thập nhị Địa chi thời thì ( vòng bầu dục màu xám trắng ) :

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Bát quái ứng ra trên vòng thập nhị thời thì : Ly hướng về Nam, Khảm hướng về Bắc, Chấn hướng về Đông, Đoài hướng về Tây, bốn quái kia Kiền Tây Bắc, Khôn Tây Nam, Cấn Đông Bắc, Tốn Đông Nam. Người quan sát nhìn từ cực Bắc xuyên Nam thấy mặt trời mọc lên từ vai trái, vòng lên đầu xuống vai phải vạch chiều thời gian :

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Bởi không gian và thời gian lưỡng nhất, không thể tách rời nên chi cỗ nhân dụng chung vòng thập nhị nhưng khi là THẬP NHỊ ĐIA CHI KHÔNG GIAN, khi là THẬP NHỊ ĐỊA CHI THỜI THÌ. Ngũ hành theo sự quay tán ra ngoài, trãi thập can lên địa chi thời thì với dương can trên dương chi, âm can trên âm chi :

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Mỗi Can hành trãi cung độ 45 nên chi nó bao trùm lên cả hai chi liên tiếp và bởi không thể tách rời dương can âm can nên hành can đã xâu chuỗi hai chi liên tiếp thành nhị hợpnhư [ Tý Sửu ] [ Dần Mẹo ] [ Thìn Tỵ ] [ Ngọ Mùi ] [ Thân Dậu ] [ Tuất Hợi ]. Bởi thời gian như vòng dây liền lặn nên chi Thập Can như cấu kiện mắc xích. Kinh Dịch nói tại thiên thành tượng, tại địa thành hình nên chi người ta gán chữ “thiên’’ vào mà có tên THẬP THIÊN CAN. Thập Thiên Can tuần hành trên Thập nhị Địa chi thời thì bắt đầu từ TÝ, sau 6 CHU KY trở về lại mốc khởi làm thành vòng 60 Can Chi :

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Quan sát thấy chử GIÁP định vị tại 6 DƯƠNG CHI , Tuất, Thân, Ngọ, Thìn, Dần nên chi gọi VÒNG LỤC GIÁP gồm 6 CON GIÁP có trình tự GIÁP TÝ 1, GIÁP TUẤT 2, GIÁP THÂN 3, GIÁP NGỌ 4, GIÁP THÌN 5, GIÁP DẦN 6. Mỗi con Giáp tóm thâu 10 Can Chi họp thành một con nhà Giáp : CON NHÀ GIÁP TÝ từ Giáp Tý đến Qúi Dậu, CON NHÀ GIÁP TUẤT từ Giáp Tuất đến Qúi Mùi, CON NHÀ GIÁP THÂN từ Giáp Thân đến Qúi Tỵ, CON NHÀ GIÁP NGỌ từ Giáp Ngọ đến Qúi Mẹo, CON NHÀ GIÁP THÌN từ Giáp Thìn đến Qúi Sữu, CON NHÀ GIÁP DẦN từ Giáp Dần đến Qúi Hợi.

Bát Quái, Ngũ hành ứng ra trên VòngThập nhị Địa chi Thời thì phân tượng tứ thời theo trục Dần Thân Tị Hợi. Tượng Thiếu Âm từ Dần đến Tỵ, Tượng Thái dương từ Tỵ đến Thân, Tượng Thiếu Dương từ Thân đến Hợi, Tượng Thái Âm từ Hợi đến Dần __ độc gỉa nên lưu ý là Hậu Thiên Bát Quái Ngũ hành ứng tượng thời gian, phân khí phân thời :

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Chấn quái chủ mùa Xuân, Ly quái chủ mùa Hạ, Đoài quái chủ mùa Thu, Khảm quái chủ mùa Đông. Mùa Đông thuộc tượng Thái âm nên lạnh, mùa Xuân thuộc tượng Thiếu âm nên ấm, mùa Hạ thuộc tượng Thái dương nên nóng, mùa Thu thuộc tượng Thiếu dương nên mát. Hành quái tại hai tượng đối xứng khắc nhau __ ứng ra tứ thời thì tứ thời có đối lập. Một năm thì là vòng ấy, một ngày cũng là vòng ấy có sáng trưa chiều tối đối cảm. Hỏi lý gì lấy 1 ở DẦN để khởi tính tháng ? Lẽ thứ nhất vì Dần ở đầu Chấn quái mà Chấn quái thành tượng do dương sinh trưởng. Lẽ thứ hai dương khí sau một vòng biến thiên quay về hồi phục ở Chấn. Lẽ thứ ba Chấn quái hành Mộc có tượng sự sống phát khởi. Từ chấn kề 1 thì Mẹo 2 Thìn 3 đến 12 Sữu. Ba tháng thành mùa thì mùa xuân kể một, Hạ kể 2, mùa Thu kể ba, mùa Đông kể bốn. Hỏi lý gì lấy 1 ở Tý để khởi tính Năm ? Lẽ thứ nhất Tý là điểm gốc địa cầu. Lẽ thứ hai bởi dương sinh ở Tý và sau một chu kỳ 12 tháng lặp lại khí dương sinh mà dương chủ nên chi lấy Tý làm mốc khởi tính năm. Một năm là vòng ấy, một ngày cũng là vòng ấy nên chi giờ cũng lấy Tý mà kể một. Mai Hoa Dịch Số của Thiệu Khang Tiết lấy số của Giờ Tháng Năm nói trên hợp với số của Ngày để thành lập Chánh Quái cho phép tính của ông.

VẬT CHẤT THỜI GIAN

Địa cầu là môi sinh vạn vật. Vạn vật thụ bẫm môi sinh mà có tính mệnh. Với quan điểm này đã dẫn người đến nghiên cứu môi sinh mà thiên với địa là hai yếu tố chính phối hợp thành nên thời gian. Bản chất thời gian là gì ? Khoa học thời nay không thấy có phân tích, nhưng nghìn nghìn năm trước lịch pháp Á Đông có ghi, chẳng hạn năm 2012 như vầy :

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Theo Dịch lý thì bản chất thời gian là âm dương, bát quái, ngũ hành. Người Việt Nam không lạ khi nói tuổi tôi Giáp Thân : Khôn cung mệnh Thủy, tuổi chị Qúi Mùi : Chấn cung mệnh Mộc, cháu Giáp Tý 1984 Nam cung Đoài, Nữ cung Cấn, mệnh Kim. Về mặt lý tính ngũ hành thấy rõ kim mộc thủy hỏa thổ tương tác. Về mặt vật chất thấy rõ thời gian làm biến đổi vật chất thì không lẽ tôi anh, chị, người người ngoại lệ ? Nên chi lợi, không hại gì biết qui trình vật chất thời gian vận trù thủy hỏa mộc kim thổ tương tác tính mệnh. Khẩu quyết thơ dưới đây là công thức nạp âm ngũ hành giúp Bạn tính được vật chất thời gian tại mỗi hai Can Chi liên tiếp [ Giáp Ất ] [ Bính Đinh ] [ Mậu Kỷ ] [ Canh Tân ] [ Nhâm Qúi ] với mỗi chữ thơ tuần tự ăn hai can :

TÝ NGO ngân đăng giá bích câu 1

TUẤT THÌN yên mãn tự chung lâu 2

THÂN DẦN hớn địa thiêu sài thấp 3

Lục Giáp chi trung bất ngoại cầu


Câu (1) áp dụng cho Nhà Giáp Tý và Ngo, câu (2) cho Nhà Giáp Tuất và Thìn, câu 3 cho Nhà Giáp Thân và Dần. Câu hỏi trước nhất là tại sao hai nhà Giáp ( Tý Ngọ, Tuất Thìn,Dần Thân ) lại dùng chung một câu nạp ? Hãy lần lại cửu cung bát quái trênThập nhị Địa chi qua đồ biểu dưới đây, chú ý đến ba trục TÝ NGỌ, THÌN TUẤT, DẦN THÂN cho thấy quái số tại hai cung đối tâm hoàn toàn giống nhau __ tức là hành quái tại các cung đối tâm giống nhau. Nên chi hành từ nhà Giáp Tý đến Giáp Dần giống hành từ nhà Giáp Ngọ đến Giáp Thân, hành từ nhà Giáp Thân đến Giáp Tuất giống hành từ nhà Giáp Dần đến Giáp Thìn, hành từ nhà Giáp Thìn đến Giáp Ngọ giống hành từ nhà Giáp Tuất đến Giáp Tý ( biểu đồ với mãng màu giống nhau biểu thị hành trong khoảng màu đó như nhau ) :

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Quái số tại đầu GIÁP TÝ NGỌ [ 1 4 6 ], tại đầu GIÁP TUẤT THÌN [ 2 5 8 ], tại đầu GIÁP DẦN THÂN [ 3 6 9 ] là nguyên do hành khởi nạp tại đầu con giáp giống nhau. Còn tại sao lại phải nạp hành theo trình tự [ Kim Hỏa Mộc Thổ Kim ] [ Hỏa Thủy Thổ Kim Mộc ] [Thủy Thổ Hỏa Mộc Thủy ] là dấu hỏi làm nhức nhối Dịch gia xưa nay.

Thực mà nói những sự qúa huyền vì khó nỗi phơi bày là nguyên do cổ nhân để đồ, để khẩu quyết với ít lời điểm chỉ như lời này trong Thuyết Quái Truyện << Sổ vãng gỉa thuận,tri lai gỉa nghịch, thị cố Dịch nghịch sổ gỉa >> có nghĩa đếm cái qua rồi thì thuận, biết cái sắp tới thì nghịch nên chi Dịch là đếm nghịch vậy.


Xuôi chiều Địa chi về lại thuở hồng hoang Big Bang để hiểu thứ lớp cái vũ trụ dàn bày. Bảng biểu 60 đơn vị Can Chi cho thấy qui trình ngũ hành vận trù vật chất thời gian :

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Ngũ hành vận động nghịch chiều Thập Thiên Can. Phải kể ngược từ quái ứng tại chữ Quýcủa ba nhà giáp Tý, Giáp Tuất, Giáp Dần. NHÀ GIÁP TÍ với Can Qúy ứng quái Đoài Kim, dụng vòng tuần hoàn khép kín vừa sanh vừa khắc qua tứ phương Tây Nam Đông Trung liên kết hành thành vòng ngũ mà có câu Ngân Đăng Gía Bích Câu ( hình ngoài bên trái ). NHÀ GIÁP TUẤT với Can Qúi ứng quái Ly Hỏa, dụng vòng tuần hoàn khép kín vừa sanh vừa khắc qua ngũ phương Nam Bắc Trung Tây Đông liên kết hành thành vòng ngũ mà có câu Yên Mãn Tự Chung Lâu ( hình giữa ). NHÀ GIÁP DẦN với Can Qúiứng quái Khảm Thủy, dụng vòng tuần hoàn khép kín vừa sanh vừa khắc qua tứ phương Bắc Trung Nam Đông liên kết hành thành vòng ngũ mà có câu Hớn Địa Thiêu Sài Thấp ( hình ngoài bên phải ).






Similar Topics Collapse

11 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 11 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |