Jump to content

Advertisements




Số Warrent Buffet


315 replies to this topic

#226 VDTT

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 624 Bài viết:
  • 1886 thanks

Gửi vào 26/11/2012 - 22:58

@vodanhthiendia: Đúng là tôi vẫn chưa hiểu vấn đề anh đặt ra.

@Tất cả: V/v lịch Tử Vi, tôi theo hai bước để thỏa lý dao cạo Occam (càng giản dị càng dễ đúng, chỉ thêm chuyện khi bị bắt buộc).

Ý nghĩ sơ khởi: Nhận xét rằng mặt trăng là một nền tảng cực kỳ quan trọng của khoa Tử Vi. Xét trên lý âm dương thì mặt trăng có hai thời điểm cực đoan cần lưu ý: 1) Điểm sóc 2) Lúc trăng tròn nhất. Nhận xét thêm rằng xưa nay cách định âm lịch hoàn toàn chỉ lưu ý đến điểm Sóc, còn điểm trăng tròn nhất thì hoàn toàn bỏ qua.

Các bước nghiên cứu: (Theo dao cạo Occam, bắt đầu với thủ tục giản dị nhất, bất khả kháng thì thêm độ phức tạp.)

Bước 1: Vì ngày trăng tròn biến đổi quá nhiều, cần xét xem cách định điểm Sóc hiện tại đã đủ chính xác chưa.
Bước 2:
a) Nếu cách định điểm Sóc hiện tại chưa đủ chính xác thì chỉnh lại cho chính xác hơn.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Nếu cách định điểm Sóc hiện tại đã hoàn toàn chính xác thì cần xét xem (từ nền tảng của khoa Tử Vi) có thể chấp nhận khuya 16 (10 giờ trở đi chẳng hạn) trăng mới tròn nhất hay không? Nếu không chấp nhận được thì phải làm gì?

Bây giờ cuộc tranh luận đang từ 2a) sang 2b). Nếu có thời giờ tôi sẽ trình bày quan điểm của tôi về 2b).

Sửa bởi VDTT: 26/11/2012 - 23:00


Thanked by 1 Member:

#227 NgoaLong

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1746 Bài viết:
  • 4759 thanks

Gửi vào 26/11/2012 - 23:48

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

vodanhthiendia, on 26/11/2012 - 01:48, said:

4/ Theo cách tính của anh VDTT trình bày thì nếu tôi hiểu không lầm thì ngày 16 nên tính là ngày 15 nhưng không hẳn là các ngày 14 phải tính là 13 , ....và ngày mùng 1 phải tính là ngày 30 tháng trước, tất cả các ngày phải được tính biệt lập theo từng ngày giờ đề xem chúng có phải lùi 1 ngày lại hay không và theo cách tính này thì ta phải định nghĩa lại chữ Sóc trong định nghĩa (1) ở trên .

Theo phương án bác VDTT đề ra thì một khi ngày 16 tính thành ngày 15 thì bắt buộc ngày 15 phải thành 14, 14 thành 13, v.v... và đẩy ngày 1 thành ngày 30.

NHƯNG ..... (tiếp ở dưới)

-----------------------------

@bác VDTT:

NHƯNG vấn đề có thể xảy ra ở đây là, một khi ngày 1 đẩy xuống thành ngày 30 của tháng trước thì nó có bị đùn không? Tức là bị dồn ngày lại, như trường hợp tháng trước cũng có ngày 30 và như vậy thì nảy sinh ra vấn đề dư Ngày (?).

Có khi nào vì vậy mà cổ nhân chọn phương thức đơn giản nhất là chỉ lấy một điểm Mốc theo thời điểm diện hội của Sóc?

Nếu đẩy kiểu trên thì có lẽ phải thêm ngày 31 nữa. Và tiếp đến là bổ sung thêm cách an vòng chính tinh cho ngày 31 dựa trên cách thức an sao sẵn có (cái này thì đơn giản).

Nhưng chu kỳ tháng Âm Lịch chỉ trong vòng 30 ngày, không thể có 31 ngày được.

Sửa bởi NgoaLong: 26/11/2012 - 23:49


#228 VDTT

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 624 Bài viết:
  • 1886 thanks

Gửi vào 27/11/2012 - 00:32

@NgoaLong: Đồng ý là khi đùn ngày mà khiến tháng trước thành 31 ngày thì quả là một vấn đề. Nên chuyện này cần xét trước hết. 1) Tôi không tin là có thể xảy ra được. 2) Nếu có thể xảy ra thì phải đặt lại ưu tiên.

Rốt ráo chỉ vẫn chỉ là một bài toán optimization mà thôi.

#229 NgoaLong

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1746 Bài viết:
  • 4759 thanks

Gửi vào 27/11/2012 - 02:38

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

VDTT, on 27/11/2012 - 00:32, said:

@NgoaLong: Đồng ý là khi đùn ngày mà khiến tháng trước thành 31 ngày thì quả là một vấn đề. Nên chuyện này cần xét trước hết. 1) Tôi không tin là có thể xảy ra được. 2) Nếu có thể xảy ra thì phải đặt lại ưu tiên.

Rốt ráo chỉ vẫn chỉ là một bài toán optimization mà thôi.

NL thử xét xem năm 2012 có bị đùn kiểu đó không (NL cũng chưa biết, thấy bác VDTT nói vậy nên thử duyệt 1 năm xem thử nó có xảy ra không).

NL tính theo Lịch GMT cho tiện:
(

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

)

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



- Màu xanh hoàn toàn không có vấn đề gì, màu xanh cũng vậy!
- Màu đỏ lệch 1 ngày!

==>> Nếu đẩy lùi lại 1 ngày thì ngày 1 AL tháng 12 thành ngày 30 tháng trước (tháng 11). Và không biết nó vốn vậy hay là trùng hợp làm sao mà tháng 11 này chỉ có 29 ngày. Thành thử không bị đùn.

Thấy hay hay, NL thử dòm thêm năm tiếp theo xem thế nào.

Năm 2013:
- Tháng 2 Âm Lịch lệch 1 ngày. Đẩy lùi lại, và tháng trước đó (tháng 1) lại chỉ có 29 ngày.
- Tháng 9 Âm Lịch đi chậm 1 ngày. Tăng lên 1 ngày, và tháng sau này lại có 29 ngày thành ra không có vấn đề gì. Ở đây, để ý thêm tháng sau có bị đùn lại không, nếu đùn thì nảy sinh ra vấn đề ... . Và kết quả là không bị đùn (lại trùng khớp ngày 15 với ngày trăng tròn).

Tiếp 2014: - Tháng 1 Âm Lịch lệch 1 ngày. Đẩy lùi lại, và tháng trước đó 29 ngày. …

==>> Sơ khởi cho thấy không bị đùn Ngày!

Việc đùn Ngày có thể không có vấn đề gì.


NL cũng thử tính khi rơi vào tháng bị Lệch Ngày Rằm với Trăng Tròn xem khoảng thời gian từ điểm Sóc đến Full Moon và từ Full Moon đến Sóc sau chênh nhau có nhiều ngày không.

Như trong hình trên, tháng 12 AL từ Sóc đến Full Moon là 15 ngày 8 tiếng 54 phút và từ Full Moon đến Sóc sau là 14 ngày 2 tiếng 42 phút. Khoảng trên dưới 1 Ngày. Còn theo Lịch vs Trăng Tròn nó cách nhau 2 Ngày (trăng tròn thì 27, ngày Rằm thì 25).

-------------------

Có thể nghĩ đến việc xê dịch khi Ngày Trăng Tròn và Ngày Rằm chênh nhau 2 ngày. Còn khi chênh nhau 1 Ngày thì chưa chắc lắm.

Sửa bởi NgoaLong: 27/11/2012 - 02:45


#230 VDTT

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 624 Bài viết:
  • 1886 thanks

Gửi vào 27/11/2012 - 02:51

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

NgoaLong, on 20/11/2012 - 05:38 AM, said: "Có lẽ cách tốt hơn là lấy từ Sóc này đến Sóc sau là bao nhiêu ngày, rồi chia 2, rồi từ đó tính ra khoảng thời gian Ngày trăng tròn nhất (?)."

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Phuongkongfa, on 25/11/2012 - 19:47, said:

ĐÚNG, CHÍNH XÁC !!!

Nếu đồng ý như vậy thì xin theo dõi lý luận sau đây của tôi:
1) Theo NgoaLong (tôi chưa có thời giờ kiểm lại) thì tháng ngắn nhất là 29.26 ngày, tháng dài 29.80 ngày, "tháng" đây tất nhiên là khoảng thời gian giữa hai điểm Sóc kế tiếp nhau. Chia đôi 29.26 được 14.63 ngày = 14 ngày 15 giờ 7 phút. Chia đôi 29.80 được 14.90 ngày = 14 ngày 21 giờ 36 phút
2) Theo cách định mùng một của AL thì -nếu tính đúng đến giây đồng hồ- điểm Sóc xảy ra sớm nhất vào lúc 0:00:00 giờ mùng một, trễ nhất vào lúc 23:59'

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

" mùng một. Cộng kết quả từ 1) kể trên thì thời điểm trăng tròn nhất phải xảy ra trong khoảng từ 3 giờ 7 phút chiều ngày 15AL cho đến 21 giờ 36 phút ngày 16 AL (tức 9:36 đêm 16AL).
3) Từ 1 và 2, suy ra rằng nếu thấy trăng tròn nhất trước 3 giờ trưa thì ngày đó phải là ngày 16, không thể là ngày 15.
4) Cũng từ 1 và 2, suy ra rằng nếu thấy trăng tròn nhất sau 10 giờ đêm thì đêm đó phải là đêm 15 mà không thể là đêm 16.

Trường hợp ông Bill Gates: Đêm 30 tháng 10, 1955 ở Seattle, Washington, theo sở hải quân HK thì trăng tròn nhất lúc 10:12 đêm (giờ mặt trời, tính từ giờ hành chánh 10:05 đêm bằng cách cộng thêm 7 phút). Do đó -theo 4 kể trên- phải coi là đêm 15 (chệch một ngày so với lịch dùng thời điểm Sóc). Trừ đi hai ngày thì được ngày 28 tháng 10 (ngày sinh của ông Bill Gates) là ngày 15-2 = 13AL, không phải 14AL như cách tính theo thời điểm Sóc.

#231 Vô Danh Thiên Địa

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3526 Bài viết:
  • 5108 thanks

Gửi vào 27/11/2012 - 03:37

Cách tính của người Á Đông là vừa sanh ra đã tính 1 tuổi trong khi Tây phuơng họ tính phải đợi tới sanh nhật năm sau mới được 1 tuổi . Cách tính ngày Sóc cũng thế, ngày có Sóc tính là ngày 1 + 15 ngày sau (14.8 ngày thì gần như là 15) nên trăng tròn tính vào ngày 16 , nếu tính đúng theo theo chu kỳ xảy ra thì sẽ có thể lọt vào ngày 15 tùy thời gian của địa phương, vấn đề là hệ thống ta theo dùng định nghĩa nào ? Nếu dùng định nghĩa khác để tính thì hệ quả của nó ảnh hưởng đến toàn hệ thống cũ như thể nào không thể không xét đến .

Tại sao người xưa chọn như thế, đơn giản vì họ không tính chính xác đến giờ và phút của vị trí Sóc tại các nơi trên trái đất nên đã nghĩ ra dùng cách đơn giản này .

Sửa bởi vodanhthiendia: 27/11/2012 - 03:50


Thanked by 1 Member:

#232 Vô Danh Thiên Địa

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3526 Bài viết:
  • 5108 thanks

Gửi vào 27/11/2012 - 05:11

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

NgoaLong, on 26/11/2012 - 23:48, said:

Theo phương án bác VDTT đề ra thì một khi ngày 16 tính thành ngày 15 thì bắt buộc ngày 15 phải thành 14, 14 thành 13, v.v... và đẩy ngày 1 thành ngày 30.

NHƯNG ..... (tiếp ở dưới)

-----------------------------

@bác VDTT:

NHƯNG vấn đề có thể xảy ra ở đây là, một khi ngày 1 đẩy xuống thành ngày 30 của tháng trước thì nó có bị đùn không? Tức là bị dồn ngày lại, như trường hợp tháng trước cũng có ngày 30 và như vậy thì nảy sinh ra vấn đề dư Ngày (?).

Có khi nào vì vậy mà cổ nhân chọn phương thức đơn giản nhất là chỉ lấy một điểm Mốc theo thời điểm diện hội của Sóc?

Nếu đẩy kiểu trên thì có lẽ phải thêm ngày 31 nữa. Và tiếp đến là bổ sung thêm cách an vòng chính tinh cho ngày 31 dựa trên cách thức an sao sẵn có (cái này thì đơn giản).

Nhưng chu kỳ tháng Âm Lịch chỉ trong vòng 30 ngày, không thể có 31 ngày được.

Nếu tính theo cách này sẽ không đùn nga`y vi` so^' giờ sai bie^.t của chu kỳ 14.8 nga`y so với chu kỳ 15 ngày sẽ thuộc về ngày 30 trước đó, không phải thời gian có thêm ra số giờ này để nó thuộc ngày 31.

Thanked by 1 Member:

#233 Vô Danh Thiên Địa

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3526 Bài viết:
  • 5108 thanks

Gửi vào 27/11/2012 - 12:50

Xác định vị trí Sóc có thể xem như là từ 3 tâm điểm của Trời Trăng và Đất. Điểm không có kích thước không gian, không có ý nghĩa thời gian, chỉ có ý nghĩa vị trí . Vị trí của tâm mặt trăng chuyển trên Bạch Đạo và Tâm Trái Đất chuyển trên Hoàng Đạo và người xưa dùng 3 tâm điểm này để định vị cho sự khởi đầu cho những mốc vũ trụ thái dương hệ gọi là tháng. Người soạn lịch dùng mốc này để ghép các đơn vị thời gian vào trong tháng, đời sống con người quen dùng lịch hàng ngày nên từ đó tháng thường được xem là thời gian và mất đi ý nghĩa vị trí nguyên thủy của nó. Từ việc dùng Tâm điểm để xác định mốc khởi đầu Sóc cho thấy chứa đựng một ý nghĩa minh triết trong suy nghĩ của người xưa giữa con người và vũ trụ thiên nhiên.
"Nhất thiết duy tâm Tạo" cũng là
Nhất thiết duy Tâm khởi.

Sửa bởi vodanhthiendia: 27/11/2012 - 13:02


#234 Phuongkongfa

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 353 Bài viết:
  • 972 thanks

Gửi vào 17/12/2012 - 06:44

Chào tái ngộ các bợm nhậu yêu quý của anh, vắng độ nhậu chừng 4 tuần mà anh thấy lâu như 4 thế kỷ ....
hôm nay để trả lời câu hỏi của chú Gió anh mang về một đoạn Video cho các chú vừa nhậu vừa xem cho nó sinh động.
"ĐIỂM SÓC ĐỊA PHƯƠNG" có phải chỉ duy nhất có 1 điểm hay không ? Các chú cứ xem phim trước đi rồi thì nhậu tiếp nhé...

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Sửa bởi Phuongkongfa: 17/12/2012 - 06:45


Thanked by 1 Member:

#235 NgoaLong

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1746 Bài viết:
  • 4759 thanks

Gửi vào 17/12/2012 - 08:34

Cái vấn đề bác Phuongkongfa từng hỏi, NL thấy nó tùy thuộc vào khía cạnh lấy địa cầu làm chấm tọa độ (kiểu nhìn từ ngoài không gian) hoặc lấy vị trí nào đó trên địa cầu làm chấm tọa độ (tức nhìn từ Địa cầu).

Nhật Thực là Ngày rất Sóc vì đó là ngày mặt Trời, mặt Trăng, và Địa Cầu tương đối nằm trên 1 đường thẳng nhất nên mới thấy mặt Trăng che khuất mặt Trời. Nhưng khi nào là thời điểm Sóc lại là một vấn đề. Là khi mặt Trời, mặt Trăng, và Địa cầu tương đối thẳng hàng nhất, hay là khi vị trí trên địa cầu vs mặt Trăng và mặt Trời - bất kể đường thẳng giữa Tam Thể bị lệch nhiều hơn.

Nếu trên khía cạnh lấy Địa cầu làm chấm tọa độ (kiểu xuyên tâm) thì thời khắc chỉ có 1, còn nếu lấy vị trí trên địa cầu làm chấm tọa độ thì vô số.

Không biết NL nghĩ vậy có đúng không nhỉ?

Sửa bởi NgoaLong: 17/12/2012 - 08:40


Thanked by 1 Member:

#236 Phuongkongfa

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 353 Bài viết:
  • 972 thanks

Gửi vào 17/12/2012 - 20:26

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

NgoaLong, on 17/12/2012 - 08:34, said:

Cái vấn đề bác Phuongkongfa từng hỏi, NL thấy nó tùy thuộc vào khía cạnh lấy địa cầu làm chấm tọa độ (kiểu nhìn từ ngoài không gian) hoặc lấy vị trí nào đó trên địa cầu làm chấm tọa độ (tức nhìn từ Địa cầu).

Nhật Thực là Ngày rất Sóc vì đó là ngày mặt Trời, mặt Trăng, và Địa Cầu tương đối nằm trên 1 đường thẳng nhất nên mới thấy mặt Trăng che khuất mặt Trời. Nhưng khi nào là thời điểm Sóc lại là một vấn đề. Là khi mặt Trời, mặt Trăng, và Địa cầu tương đối thẳng hàng nhất, hay là khi vị trí trên địa cầu vs mặt Trăng và mặt Trời - bất kể đường thẳng giữa Tam Thể bị lệch nhiều hơn.

Nếu trên khía cạnh lấy Địa cầu làm chấm tọa độ (kiểu xuyên tâm) thì thời khắc chỉ có 1, còn nếu lấy vị trí trên địa cầu làm chấm tọa độ thì vô số.

Không biết NL nghĩ vậy có đúng không nhỉ?
Chú cứ xem đoạn phim trên cho kỹ rồi sẽ tìm được câu trả lời.
Anh có đọc và theo dõi tất cả các bài viết của chú nhận thấy một điều rằng chú cứ tiến gần đến đích thì lại tỏ ra hoang mang và lạc lối.
Khuyết điểm này nên cố gắng khắc phục.

Câu này chú viết :

" Nếu trên khía cạnh lấy Địa cầu làm chấm tọa độ (kiểu xuyên tâm) thì thời khắc chỉ có 1, còn nếu lấy vị trí trên địa cầu làm chấm tọa độ thì vô số."

NHẬN ĐỊNH NÀY SAI LẦM TRẦM TRỌNG !!!

Sửa bởi Phuongkongfa: 17/12/2012 - 20:29


Thanked by 1 Member:

#237 Phuongkongfa

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 353 Bài viết:
  • 972 thanks

Gửi vào 17/12/2012 - 22:44

Vì Trái đất còn có chuyển động tự xoay quanh chính trục của nó khi quay xung quanh mặt trời do đó vệt đen nhật thực quét qua 12 múi giờ ở phần bán cầu hướng về phía mặt trời. Do đó ta sẽ có :

12 vị trí trên Trái đất là ĐIỂM SÓC và 12 THỜI ĐIỂM SÓC tương ứng với 12 vị trí ĐIỂM SÓC đó.

Do đó, có 24 múi giờ thì PHẢI CÓ 24 BỘ NHẬT-NGUYỆT LỊCH TƯƠNG ỨNG CHO 24 MÚI GIỜ và 24 BỘ NHẬT-NGUYỆT LỊCH này PHẢI SỬ DỤNG GIỜ ĐỊA PHƯƠNG CỦA TỪNG MÚI GIỜ LÀM CƠ SỞ ĐỂ TÍNH.

Ví dụ :
- Việt Nam múi giờ số 7 thì phải sử dụng múi giờ số 7 làm cơ sở để tính BỘ NHẬT-NGUYỆT LỊCH TƯƠNG ỨNG cho múi giờ số 7
- Bắc kinh múi giờ số 8 thì phải sử dụng múi giờ số 8 làm cơ sở để tính BỘ NHẬT-NGUYỆT LỊCH TƯƠNG ỨNG cho múi giờ số 8

Việc tính toán để làm một BỘ NHẬT-NGUYỆT LỊCH tuy các quy tắc tính toán, các quy định tháng đủ tháng thiếu v.v... là giống nhau nhưng GIỜ ĐỊA PHƯƠNG (múi giờ) khác nhau nên giữa 2 BỘ NHẬT-NGUYỆT LỊCH sẽ có lúc lệch nhau về thời gian.

Hai múi giờ liên tiếp cạnh nhau, múi giờ số 7 và 8 cùng các quy tắc tính toán, cùng các quy định tháng đủ tháng thiếu vậy mà còn có những khoảng thời gian bị lệch nhau huống hồ là các múi giờ các xa nhau như ở châu Âu hay Bắc Mỹ thì làm sao tránh khỏi không bị lệch nhau về thời gian.
Do vậy việc xác định ngày giờ cho những người sinh ra tại châu Âu hay Bắc Mỹ rất phức tạp chứ không phải đơn giản đâu và không có ai đi xác định
NGÀY RẰM rồi mới xác định NGÀY SÓC vì không có ai đi xác định TRUNG ĐIỂM KHI CHƯA BIẾT ĐƯỢC ĐIỂM ĐẦU VÀ ĐIỂM CUỐI !!!

Sửa bởi Phuongkongfa: 17/12/2012 - 22:46


#238 NgoaLong

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1746 Bài viết:
  • 4759 thanks

Gửi vào 17/12/2012 - 22:56

NL ngồi hóng chờ nghe bác Phuongkongfa trình bày về nó!

Không biết thời khắc chỉ có 1 là không đúng, hay là vô số thời khắc là sai vậy bác PKF?

NL nghĩ vậy vì nếu xét xuyên tâm, khi 3 vật thể thẳng hàng nhất thì nó xảy ra trong tích tắc, sau thời khắc đó thì mặt Trăng dịch chuyển sang bên trái, còn Địa cầu dịch chuyển về bên phải thì nó sẽ không còn được thẳng hàng nữa. Còn nếu xét theo vị trên địa cầu thì nó có thể được quét qua trong 1 khoảng thời gian nào đó, vì sự tự quanh quanh trục của Địa cầu nhanh gấp khoảng 27 lần sự quay của mặt Trăng quanh Địa cầu nên vị trí trên Địa cầu có thể rượt đuổi theo (để nghía), thành thử vị trí trên Địa cầu thẳng hàng với mặt Trăng và mặt Trời kéo từ Đông sang Tây (trong 1 khoảng thời gian ngắn nào đó).

Cảnh tượng trong video bác PKF đưa lên nó thuật lại hiện tượng Nhật Thực, nó vẫn lấy vị trí (bóng của mặt Trăng) chính tâm Địa cầu; nhưng khoảng khắc trong đoạn video được dựng lên về tỷ lệ không đúng với thực tế - ý là khoảnh khắc được kéo dài ra cho dễ hiểu, và mặt Trăng có vẻ không dịch chuyển, còn tốc độc tự xoay quanh trục của Địa cầu khá nhanh nên làm cho người xem có cảm tưởng thời khắc xảy ra Sóc trong lúc xảy ra Nhật Thực quét 1 loạt lên Địa Cầu. Trong thực tế thì không phải vậy.

PS: Viết rồi mới thấy bài bác PKF, nên thôi kệ để luôn!

Viết thêm tí là: Nếu người xưa họ dùng mắt thường để dòm nhận ra thời điểm Sóc thì cũng kiểu như dựa trên khía cạnh lấy vị trí trên Địa cầu. Cũng như bác PKF nói dùng 24 múi giờ khi vệt đen quét qua. Còn thời điểm Sóc theo Tây Phương hình như họ chỉ lấy 1 và đó là lúc Tam Thể thẳng hàng nhất?

Sửa bởi NgoaLong: 17/12/2012 - 23:09


#239 pandarbear

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 330 Bài viết:
  • 535 thanks

Gửi vào 17/12/2012 - 22:59

Cách tạo ra bộ nhật nguyệt lịch cho từng múi giờ như vậy kể ra cũng chưa chính xác, vì nếu cần phải tới 24*60 múi cơ

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

.

Vấn đề là khi ta thay đổi ngày giờ âm lịch theo địa phương thì lá số có đúng hay không ? Câu trả lời rất tiếc cho thấy là không đúng khi sử dụng giờ âm lịch địa phương, vì thế mới có chuyện để bàn trên topic

#240 VDTT

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 624 Bài viết:
  • 1886 thanks

Gửi vào 18/12/2012 - 00:43

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

pandarbear, on 17/12/2012 - 22:59, said:

...Vấn đề là khi ta thay đổi ngày giờ âm lịch theo địa phương thì lá số có đúng hay không ? Câu trả lời rất tiếc cho thấy là không đúng khi sử dụng giờ âm lịch địa phương...
Xin đưa chứng cớ.






Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

10 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 10 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |