Jump to content

Advertisements




Tử Bình Nhàn Đàm


512 replies to this topic

#361 VULONG1

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 191 Bài viết:
  • 143 thanks

Gửi vào 12/01/2015 - 08:11

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

VULONG1, on 05/01/2015 - 19:09, said:

Ví dụ 50 và 51 trong "Chương 9 - Can Chi Tổng Luận" của cuốn “Trích Thiên Tủy“ như sau:

"50 - Nhâm thân – bính - ngọ canh - ngọ canh thìn

Ðinh mùi/ mậu thân/ kỷ dậu/ canh tuất/ tân hợi/ nhâm tý

Trụ này bính hỏa sát tinh tuy vượng, nhâm thủy có căn gốc ở thân kim, nhật chủ được canh kim tương trợ, được chi thìn thổ tương sinh. Dụng nhâm thủy chế sát, thiên can đồng thuận; địa chi đồng thuận, nhất chế nhất hóa, thật là hữu tình. Vận kim thủy thật đẹp, quan lộ hiển hách, làm quan đến chức tổng đốc.

51 - Nhâm ngọ - bính ngọ - canh thân - mậu dần

Ðinh mùi/ mậu thân/ kỷ dậu/ canh tuất/ tân hợi/ nhâm tý

Mệnh này với mệnh trên, đại đồng mà tiểu dị, nhật chủ tọa lộc thân kim, nhâm thủy cũng khẩn chế sát, cớ sao danh lợi đều không, mệnh này chung thân không phát được sao? Cái khác nhau là mệnh trên nhâm thủy tọa thân kim, thực thần vượng có thể chế sát, mệnh này nhâm thủy tọa ngọ tức lâm tuyệt địa, không có lực chế sát vậy; mệnh trên thiên can thấu canh có thể trợ nhật chủ lại có thể sinh nhâm thủy, mệnh này thiên can thấu mậu thổ khắc thủy, không thể sanh thực thần. Tả hữu không tình hiệp vậy".

Xin mọi người hãy tìm ra những cái sai và đúng trong 2 bài luận trên cũng như cho biết 2 mệnh này phú quý hay bần tiện do cái gì mang yếu tố quyết định chính gây ra ?

Qua bài luận của ví dụ 51 ở trên cho ta thấy tác giả đã xác định Tứ Trụ này có Thân nhược. Bởi vì tác giả luậnnhâm thủy tọa ngọ tức lâm tuyệt địa, không có lực chế sát vậy” thêmmệnh này thiên can thấu mậu thổ khắc thủy, không thể sanh thực thần”. Điều này có nghĩa là Nhâm Thủy không những “lâm tuyệt địa” mà còn bị “thiên can thấu mậu thổ khắc thủy”, vì vậy Nhâm Thủy không có khả năng chế Sát nên Sát quá vượng công Thân làm cho Thân nhược.

Tại sao ở đây hay nhiều ví dụ khác tác giả không lấy Lệnh tháng mà lại lấy Chi mà Can đó đóng thay cho Lệnh tháng? Bởi vì tác giả không biết rằng khi chưa tính đến sự tác động của tuế vận thì tính khắc của ngũ hành không có liên quan gì tới sự vượng suy, tính âm dương hay thập thần của Can Chi là cái gì cả (nói đơn giản là chỉ cần biết các Can Chi đó thuộc hành gì và ở xa hay gần nhau mà thôi), cho nên tác giả phải “Đẽo Gọt” là như vậy.

Tác giả không biết rằng Mậu trụ giờ bị Dần cùng trụ khắc trực tiếp nên Mậu không thể khắc Thủy là Nhâm ở trụ năm (bởi vì Thân trụ ngày bị Ngọ trụ tháng khắc gần nên Thân không thể khắc được Dần) và cho dù Mậu không bị Dần khắc trực tiếp thì do Nhâm ở quá xa nên lực khắc này coi như vô dụng.

Tác giả cho rằng "mệnh trên thiên can thấu canh có thể trợ nhật chủ lại có thể sinh nhâm thủy, mệnh này thiên can thấu mậu thổ khắc thủy, không thể sanh thực thần". Nếu theo tác giả ở ví dụ 50 "canh có thể trợ nhật chủ" thì ở ví dụ này Mậu không thể sinh phù Nhật chủ hay sao?

Nói chung là tác giả không biết cách kiểm tra qua thực tế của các vận xem sự xấu tốt của chúng có phù hợp với hỷ dụng thần của Thân vượng hay nhược mà mình đã xác định được hay không?

Sau đây là bài luận của tôi:

Ví dụ 51:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Qua sơ đồ trên ta thấy Thân chỉ có 14,32đv không lớn hơn Hỏa 1đv (vì Hỏa có 13,97đv) nên Thân của Tứ Trụ này là nhược nhưng vì có Thổ là Kiêu Ấn lớn hơn Thực Thương (có 2,46đv) và Tài Tinh (có 1,44đv) thêm Nhật can Canh được lệnh (nếu Nhật can thất lệnh thì Thân phải lớn hơn Tài và Quan Sát), do vậy Kiêu Ấn sinh được 50%đv của nó cho Thân. Vì vậy Thân được thêm 5.50%đv = 2,5đv thành 16,82đv. Số điểm này làm Thân lớn hơn Quan Sát 1đv nên Thân trở thành vượng.

Thân vượng mà Kiêu Ấn và Thực Thương ít nên dụng thần đầu tiên thường là Quan Sát sau mới tới Thực Thương, cuối cùng mới là Tài tinh nhưng ở đây Quan Sát có tới 3 can chi và nắm lệnh còn Thân chỉ có 2 can chi nên không thể lấy Quan Sát làm dụng thần được bởi vì như vậy sẽ làm cho Thân nhược thì nó không còn tính chất làm dụng thần được nữa. Do vậy Nhâm trụ năm là Thực Thần chính là dụng thần của Tứ Trụ này còn hỷ thần là Tài tinh và Quan Sát, kỵ thần là Thổ và Kim, trong đó Thổ là hung thần vì nó khắc dụng thần Thủy.

Thân vượng có Thực Thần không bị thương tổn mà chế Sát gần thì dĩ nhiên là quý cách rồi nhưng vì sao ”mệnh này chung thân không phát được sao?” là bởi vì các vận Mậu Thân, Kỷ Dậu và Canh Tuất đều có can chi là Thổ và Kim là hỵ thần. Duy vận Canh Tuất có tam hợp Dần Ngọ Tuất hóa Hỏa thành công là hỷ thần nhưng không may bị Nhâm trụ năm vượng ở lưu niên khắc mất sạch nên không còn là Hỏa nữa. Do vậy mặc dù có Bính trụ tháng nhược ở đại vận khắc chế Canh đại vận và Canh trụ ngày là kỵ thần nhưng không đủ tốt để bù lại khi bị mất 2 Ngọ Hỏa.

Cho nên cả 3 vận này đều là kỵ thần, đây mới chính là lý do để giải thích cho câu hỏi trên chứ không phải như những điều tác giả luận.

Sửa bởi VULONG1: 12/01/2015 - 08:40


Thanked by 1 Member:

#362 VULONG1

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 191 Bài viết:
  • 143 thanks

Gửi vào 12/01/2015 - 08:47

(Tiếp)

Qua bài luận của ví dụ 50 ở trên cho ta thấy tác giả đã kết luận Tứ Trụ này có Thân vượng qua câu: “Dụng nhâm thủy chế sát“. Nếu như vậy thì rõ ràng là sai bởi vì nó lại giống như ví dụ 51 là 3 đại vận Mật Thân, Kỷ Dậu và Canh Tuất có Can và Chi đều là kỵ thần, riêng đại vận Canh Tuất chỉ khác một chút là không có tam hợp Hỏa cục mà là bán hợp của 2 Ngọ với Tuất hóa Hỏa cũng bị Nhâm vượng khắc mất hết Hỏa cục. Vậy thì 3 vận này là kỵ thần thì làm sao có thể phù hợp với thực tế huy hoàng của người này được?

Do vậy muốn 3 vận này phù hợp với thực tế thì Thân phải là nhược thì Thổ và Kim mới là hỷ dụng thần cònThủy, Mộc và Hỏa mới là kỵ thần. Nhưng Tứ Trụ 51 có 3 can chi là Quan Sát và nắm lệnh còn Thân chỉ có 2 can chi mà Thân vẫn vượng trong khi Tứ Trụ 50 này Quan Sát cũng vẫn có 3 can chi và nắm lệnh nhưng Thân có tới 3 can chi.

Vậy thì ai dám nói Tứ Trụ này có Thân nhược?

Sửa bởi VULONG1: 12/01/2015 - 09:00


#363 ThienKhanh

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1397 Bài viết:
  • 2274 thanks

Gửi vào 13/01/2015 - 04:45

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

VULONG1, on 12/01/2015 - 08:11, said:

Tác giả không biết rằng Mậu trụ giờ bị Dần cùng trụ khắc trực tiếp nên Mậu không thể khắc Thủy là Nhâm ở trụ năm (bởi vì Thân trụ ngày bị Ngọ trụ tháng khắc gần nên Thân không thể khắc được Dần) và cho dù Mậu không bị Dần khắc trực tiếp thì do Nhâm ở quá xa nên lực khắc này coi như vô dụng.

Tác giả cho rằng "mệnh trên thiên can thấu canh có thể trợ nhật chủ lại có thể sinh nhâm thủy, mệnh này thiên can thấu mậu thổ khắc thủy, không thể sanh thực thần". Nếu theo tác giả ở ví dụ 50 "canh có thể trợ nhật chủ" thì ở ví dụ này Mậu không thể sinh phù Nhật chủ hay sao?


Ví dụ 50 và 51 mục đích là để minh hoạ "tình hoà khí hiệp".

Ở ví dụ 50: Nhâm Thân - Bính Ngọ - Canh Ngọ - Canh Thìn.

Nhìn theo khí thế: vận dụng "Thuỷ kỳ sở thuỷ, chung kỳ sở chung". Thuỷ tại Ngọ, chung tại Canh. Canh thời trụ rõ ràng đóng vai trò liên châu, tạo nên khi thế cho Nhật Chủ. Trên dưới và bên phải đều giúp Nhật Chủ, làm yếu đi khí thế của Bính. Đây là "tình hoà khí hiệp" do được thuỷ chung.

Ở ví dụ 51: Nhâm Ngọ - Bính Ngọ - Canh Thân - Mậu Dần

Ngọ - Ngọ tự hình, Dần - Thân tương xung. Tháng Ngọ, Giáp tàng trong Dần thoái khí, Canh tàng trong thân tiến khí, chưa kể Thân được tái phúc còn Dần thì không: Dần bị thua nên không đủ lực khắc Mậu. Mậu xuất can; trong mệnh cục chỉ có 1 chữ Dần để khắc Mậu mà Dần không khắc Mậu thì Mậu hoàn toàn có khả năng khắc Nhâm, dù xa hay gần, chỉ có điều là ít hay nhiều mà thôi.

Mậu dù có tạo được khí thế cho Nhật Chủ cũng thua cái thí thế mà Canh ở ví dụ 50 giúp tạo ra nhiều.

Còn về chữ Nhâm thì ở ví dụ 50 được đắc lộc triều nguyên (cũng là 1 loại tình hoà khí hiệp), còn ví dụ 51 thì bất phúc bất tái, lại còn có khả năng bị Mậu gây bất lợi. Ví dụ 51 thua 50 là hiển nhiên.

Trọng điểm của ví dụ 51 là để minh hoạ "tình hoà khí hiệp", vốn chỉ là 1 cách nhìn về quý khí trong nhiều loại quý khí. Tình hoà khí hiệp chú trọng thuận trong "thuận nghịch" (có nhắc đến ở trang trước). Mà đã thuận thì không nên chiến.

Ở ví dụ 51, thiên chiến, địa chiến đầy rẫy thì không đạt được đức thuận để có tình hoà khí hiệp, nên tác giả kết luận mệnh này không có quý khí, tức không quý ("trọn đời không phát"). Còn ở ví dụ 50 cũng có thiên chiến, địa chiến nhưng số lượng ít hơn, lại có đức thuỷ chung có lợi cho Nhật chủ, nên được chữ quý. Vả lại, chú thích cho ví dụ 50 là "sĩ đồ hiển hách, vị chí phong cương". Kẻ sĩ mà quản vùng biên cương, cũng coi như là không được địa lợi vậy. Quý khí 1 phần bị mất đi là do địa chiến, thiên chiến, chứ cũng không được đại quý.

Phần này cũng ghi chú là dĩ nhiên không phải cứ thuận là quý, cứ nghịch là tiện. Nhưng đây là đang nói đến trường hợp tình hoà khí hiệp nên vấn đề này không bàn.

Ở đây tác giả có tính đến lệnh tháng nên mới dùng Bính hoả như là bệnh của mệnh cục.

TK thấy kết luận của tác giả là hợp lí. Do đây là ví dụ để minh hoạ "tình hoà khí hiệp" nên việc chú trọng vào khí thế và sinh hoá mà lược bỏ đi 1 số lý thuyết khác (nhưng thật ra vẫn có tính đến) là để dễ hiểu cho người đọc. Do lược bỏ nên thoạt nhìn thì giống như có lổ hổng trong lí luận, nhưng thực tế tác giả có nhẩm đến rồi.

Sửa bởi ThienKhanh: 13/01/2015 - 05:12


Thanked by 1 Member:

#364 VULONG1

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 191 Bài viết:
  • 143 thanks

Gửi vào 13/01/2015 - 19:52

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

ThienKhanh, on 13/01/2015 - 04:45, said:

Ví dụ 50 và 51 mục đích là để minh hoạ "tình hoà khí hiệp".

Ở ví dụ 50: Nhâm Thân - Bính Ngọ - Canh Ngọ - Canh Thìn.

Nhìn theo khí thế: vận dụng "Thuỷ kỳ sở thuỷ, chung kỳ sở chung". Thuỷ tại Ngọ, chung tại Canh. Canh thời trụ rõ ràng đóng vai trò liên châu, tạo nên khi thế cho Nhật Chủ. Trên dưới và bên phải đều giúp Nhật Chủ, làm yếu đi khí thế của Bính. Đây là "tình hoà khí hiệp" do được thuỷ chung.

Ở ví dụ 51: Nhâm Ngọ - Bính Ngọ - Canh Thân - Mậu Dần

Ngọ - Ngọ tự hình, Dần - Thân tương xung. Tháng Ngọ, Giáp tàng trong Dần thoái khí, Canh tàng trong thân tiến khí, chưa kể Thân được tái phúc còn Dần thì không: Dần bị thua nên không đủ lực khắc Mậu. Mậu xuất can; trong mệnh cục chỉ có 1 chữ Dần để khắc Mậu mà Dần không khắc Mậu thì Mậu hoàn toàn có khả năng khắc Nhâm, dù xa hay gần, chỉ có điều là ít hay nhiều mà thôi.

Mậu dù có tạo được khí thế cho Nhật Chủ cũng thua cái thí thế mà Canh ở ví dụ 50 giúp tạo ra nhiều.

Còn về chữ Nhâm thì ở ví dụ 50 được đắc lộc triều nguyên (cũng là 1 loại tình hoà khí hiệp), còn ví dụ 51 thì bất phúc bất tái, lại còn có khả năng bị Mậu gây bất lợi. Ví dụ 51 thua 50 là hiển nhiên.

Trọng điểm của ví dụ 51 là để minh hoạ "tình hoà khí hiệp", vốn chỉ là 1 cách nhìn về quý khí trong nhiều loại quý khí. Tình hoà khí hiệp chú trọng thuận trong "thuận nghịch" (có nhắc đến ở trang trước). Mà đã thuận thì không nên chiến.

Ở ví dụ 51, thiên chiến, địa chiến đầy rẫy thì không đạt được đức thuận để có tình hoà khí hiệp, nên tác giả kết luận mệnh này không có quý khí, tức không quý ("trọn đời không phát"). Còn ở ví dụ 50 cũng có thiên chiến, địa chiến nhưng số lượng ít hơn, lại có đức thuỷ chung có lợi cho Nhật chủ, nên được chữ quý. Vả lại, chú thích cho ví dụ 50 là "sĩ đồ hiển hách, vị chí phong cương". Kẻ sĩ mà quản vùng biên cương, cũng coi như là không được địa lợi vậy. Quý khí 1 phần bị mất đi là do địa chiến, thiên chiến, chứ cũng không được đại quý.

Phần này cũng ghi chú là dĩ nhiên không phải cứ thuận là quý, cứ nghịch là tiện. Nhưng đây là đang nói đến trường hợp tình hoà khí hiệp nên vấn đề này không bàn.

Ở đây tác giả có tính đến lệnh tháng nên mới dùng Bính hoả như là bệnh của mệnh cục.

TK thấy kết luận của tác giả là hợp lí. Do đây là ví dụ để minh hoạ "tình hoà khí hiệp" nên việc chú trọng vào khí thế và sinh hoá mà lược bỏ đi 1 số lý thuyết khác (nhưng thật ra vẫn có tính đến) là để dễ hiểu cho người đọc. Do lược bỏ nên thoạt nhìn thì giống như có lổ hổng trong lí luận, nhưng thực tế tác giả có nhẩm đến rồi.

Cần gì phải nói dài dòng như vậy, quanh đi quẩn lại vẫn chỉ thấy nói lại theo ý của tác giả.

Muốn chứng minh tác giả luận là đúng thì phải phản biện những điều tôi đã phản biện tác giả thì mới gọi là Cùng Phe hay Bênh Vực hoặc Bảo Vệ…. tác giả chứ.

“tình hòa khí hiệp“ hay có “tình yêu chó mèo“ gì gì… cũng được nhưng cuối cùng là phải đi đến kết luận Hỷ Dụng thần của Tứ Trụ này là cái gì (theo “Cách Cục Pháp“ hay “Vượng Suy Pháp“ hay theo trường phái nào cũng được nhưng phải nói ra) ? Sau đó luận xem các hỷ dụng thần đó có phù hợp với các vận trình của người có Tứ Trụ đó hay không thì mới biết được cái “tình hòa khí hợp“ hay “tình ….“ là đúng hay sai, như vậy mới được gọi là phản biện để bảo vệ tác giả chứ.

ThienKhanh thử làm lại xem sao.

Sửa bởi VULONG1: 13/01/2015 - 19:57


Thanked by 1 Member:

#365 ThienKhanh

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1397 Bài viết:
  • 2274 thanks

Gửi vào 13/01/2015 - 22:56

Ặc. Cần gì phải nói huỵt toẹt ra, chú? Trong 2 mệnh cục, đâu là bệnh, bệnh nào có chế thì quý, bệnh nào không chế thì tiện, tác giả viết đã quá rõ ràng. Cháu thấy không cần phải thử lại làm gì. Chú bảo cháu vuốt đuôi tác giả là đúng. Vì chú lí luận tác giả không biết gì cả, còn cháu chỉ chỉ ra không phải tác giả không biết mà là người ta không thèm nói. Cho nên những công cụ cháu dùng là trích từ hệ thống lí luận của tác giả.

Theo cháu, bối cảnh của Trích Thiên Tuỷ là tử bình trung đại, nó khác với vượng suy và cách cục hiện đại. Cần gì phải ép nó vào lối lí luận hiện đại? Giả sử sách của cụ Thiệu là tiêu biểu cho vượng suy hiện đại, thì cái mà trường phái này còn thiếu là khí thế (hoặc không phải thiếu mà là giấu nghề).

Phần này, tác giả chỉ đề cập đến can chi tổng luận, chưa đi vào phân tích cách cục. Nếu chú muốn khảo cứu lí luận cách cục hoặc vượng suy trung đại, thì nên lấy ví dụ từ 2 phần đó trong Trích Thiên Tuỷ, đừng lấy ví dụ trong phần Can Chi Tổng Luận này.

Phần này do là can chi tổng luận, nên tác giả dùng thuật nhất diệp tri thu để luận mệnh. Nhất diệp tri thu chú trọng khí thế can chi.

Chú luận Tứ Trụ mà luận đến chó mèo thì cao siêu quá. Cháu xin phép.

Sửa bởi ThienKhanh: 13/01/2015 - 23:26


Thanked by 3 Members:

#366 Aurore

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 3 Bài viết:
  • 4 thanks

Gửi vào 13/01/2015 - 23:42

Chào các bác, các anh, các chị,

Môn Tử Bình này thật cao siêu và khó hiểu, Aurore thú thật là cũng cố gắng học hỏi nhưng cũng thâý chẳng hiểu được bao nhiêu. Nhân các bác, các anh, các chị đang nhàn đàm, xin mạn phép nhờ bình luận giúp Aurore về lá số có 4 tứ trụ này với :

Bính Thìn - Canh Dần - Nhâm Thìn - Nhâm Dần

và cho ý kiến về đại vận hiện tai và sắp tới của đương số.

Aurore xin cám ơn và chúc mọi người luôn vui khỏe !

Sửa bởi Aurore: 13/01/2015 - 23:46


#367 VULONG1

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 191 Bài viết:
  • 143 thanks

Gửi vào 14/01/2015 - 04:57

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

ThienKhanh, on 13/01/2015 - 22:56, said:

Ặc. Cần gì phải nói huỵt toẹt ra, chú? Trong 2 mệnh cục, đâu là bệnh, bệnh nào có chế thì quý, bệnh nào không chế thì tiện, tác giả viết đã quá rõ ràng. Cháu thấy không cần phải thử lại làm gì. Chú bảo cháu vuốt đuôi tác giả là đúng. Vì chú lí luận tác giả không biết gì cả, còn cháu chỉ chỉ ra không phải tác giả không biết mà là người ta không thèm nói. Cho nên những công cụ cháu dùng là trích từ hệ thống lí luận của tác giả. Theo cháu, bối cảnh của Trích Thiên Tuỷ là tử bình trung đại, nó khác với vượng suy và cách cục hiện đại. Cần gì phải ép nó vào lối lí luận hiện đại? Giả sử sách của cụ Thiệu là tiêu biểu cho vượng suy hiện đại, thì cái mà trường phái này còn thiếu là khí thế (hoặc không phải thiếu mà là giấu nghề). Phần này, tác giả chỉ đề cập đến can chi tổng luận, chưa đi vào phân tích cách cục. Nếu chú muốn khảo cứu lí luận cách cục hoặc vượng suy trung đại, thì nên lấy ví dụ từ 2 phần đó trong Trích Thiên Tuỷ, đừng lấy ví dụ trong phần Can Chi Tổng Luận này. Phần này do là can chi tổng luận, nên tác giả dùng thuật nhất diệp tri thu để luận mệnh. Nhất diệp tri thu chú trọng khí thế can chi. Chú luận Tứ Trụ mà luận đến chó mèo thì cao siêu quá. Cháu xin phép.

Ở ví dụ 50 tác giả viết: “Dụng Nhâm Thủy chế Sát“, thì không phải tác giả đã xác định Tứ Trụ này có Thân vượng rồi hay sao? Tiếp đoạn sau tác giả viết: “Vận kim thủy thật đẹp“ thì tác giả không phải là đang luận về hành vận đó rồi hay sao?

Nói ngắn gọn là tác giả đã xác định Nhâm là dụng thần của Tứ Trụ này mà Nhâm lại là Thực Thương, do vậy rõ ràng tác giả đã xác định Tứ Trụ này có Thân vượng là một điều không ai có thể chối cãi. Nhưng đáng tiếc rằng tác giả không thể giải thích được tại sao vận Kim (Tỷ Kiếp) là kỵ thần mà lại vẫn đẹp nên mới “Lập lờ đánh Lận Con Đen“ rằng là “Vận Kim Thủy thật đẹp“. Mà vận Kim ở đây là Mậu Thân/ Kỷ Dậu/ Canh Tuất (tác giả lấy Chi đại vận làm trọng) có các thiên can lại toàn hành Thổ và Kim đều là kỵ thần mà chẳng thấy bóng dáng hỷ dụng thần Thủy, Mộc hay Hỏa đâu cả. Vậy thì có phải là: “không phải tác giả không biết mà là người ta không thèm nói“ hay là tác giả đang luận theo kiểu “Tình Yêu Chó Mèo“ ? Hay là tác giả luận theo cái kiểu Mộc sinh Hoả, rồi Hoả sinh Thổ, rồi Thổ sinh Kim, rồi Kim sinh Thuỷ mà Thuỷ là dụng thần nên dụng thần được sinh phù, vì vậy 3 vận này huy hoàng là quá đúng theo "Tình Hòa Khí Hiệp" thì phải ?

Không phải chỉ với ví dụ này mà ngay từ ví dụ đầu tiên của cuốn sách này (ví dụ của vua Càn Long) tác giả đã viết: ngũ hành thiếu Thổ, tuy sinh vào mùa Thu đương lệnh, chẳng luận vượng, rất cần Tý Ngọ gặp xung, thủy khắc Hỏa, khiến cho Ngọ hỏa chẳng khắc phá Dậu kim, mà Dậu kim sinh phù Nhật chủ; đổi lại Mão Dậu gặp xung , kim khắc mộc, tất Mão mộc không thể sinh trợ Ngọ hỏa ….“, Thì ở đây tác giả luận vượng suy ở thời “cách cục hiện đại“ hay ở thời “cách cục trung đại, cổ đại....“ ?

Sửa bởi VULONG1: 14/01/2015 - 05:26


#368 huygen

    LCG

  • Lao Công
  • 2592 Bài viết:
  • 9101 thanks

Gửi vào 14/01/2015 - 13:40

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Aurore, on 13/01/2015 - 23:42, said:

Chào các bác, các anh, các chị,

Môn Tử Bình này thật cao siêu và khó hiểu, Aurore thú thật là cũng cố gắng học hỏi nhưng cũng thâý chẳng hiểu được bao nhiêu. Nhân các bác, các anh, các chị đang nhàn đàm, xin mạn phép nhờ bình luận giúp Aurore về lá số có 4 tứ trụ này với :

Bính Thìn - Canh Dần - Nhâm Thìn - Nhâm Dần

và cho ý kiến về đại vận hiện tai và sắp tới của đương số.

Aurore xin cám ơn và chúc mọi người luôn vui khỏe !
Thông báo đến hội viên Aurore,

- Hội viên đăng bài nhờ coi số trong Phòng Tử Bình --> Treo bút 10 ngày.
==> Xử lý treo bút : 10 ngày kể từ khi có thông báo này.

Vui lòng đọc NỘI QUY và các QUY ĐỊNH được nêu tại mỗi phòng.

huygen

Thanked by 2 Members:

#369 VULONG1

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 191 Bài viết:
  • 143 thanks

Gửi vào 14/01/2015 - 21:05

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

VULONG1, on 12/01/2015 - 08:47, said:

(Tiếp)

Qua bài luận của ví dụ 50 ở trên cho ta thấy tác giả đã kết luận Tứ Trụ này có Thân vượng qua câu: “Dụng nhâm thủy chế sát“. Nếu như vậy thì rõ ràng là sai bởi vì nó lại giống như ví dụ 51 là 3 đại vận Mật Thân, Kỷ Dậu và Canh Tuất có Can và Chi đều là kỵ thần, riêng đại vận Canh Tuất chỉ khác một chút là không có tam hợp Hỏa cục mà là bán hợp của 2 Ngọ với Tuất hóa Hỏa cũng bị Nhâm vượng khắc mất hết Hỏa cục. Vậy thì 3 vận này là kỵ thần thì làm sao có thể phù hợp với thực tế huy hoàng của người này được?

Do vậy muốn 3 vận này phù hợp với thực tế thì Thân phải là nhược thì Thổ và Kim mới là hỷ dụng thần cònThủy, Mộc và Hỏa mới là kỵ thần. Nhưng Tứ Trụ 51 có 3 can chi là Quan Sát và nắm lệnh còn Thân chỉ có 2 can chi mà Thân vẫn vượng trong khi Tứ Trụ 50 này Quan Sát cũng vẫn có 3 can chi và nắm lệnh nhưng Thân có tới 3 can chi.

Vậy thì ai dám nói Tứ Trụ này có Thân nhược ?

Theo tôi thì ví dụ 50 và 51 này là 2 ví dụ mẫu đơn giản mà cực kỳ hay để cho những người theo trường phái "Cách Cục Pháp" hay "Vượng Suy Pháp" hoặc các trường phái khác kiểm nghiệm xem trường phái nào mới thật sự ưu việt hơn, đáng tin cậy hơn.

Mặc dù 2 Tứ Trụ này theo tôi đều là mệnh có "Thực Thần chế Sát"một trong các mệnh quý hiển cả nhưng tại trong sao thực tế chúng lại trái ngược nhau đến như vậy ?

Hy vọng các cao thủ Tử Bình tham gia luận giải theo các trường phái khác nhau nhằm mục đích khám phá ra cái bí ẩn nào đang còn ẩn nấp đóng vai trò quyết định cho sự phú quý hay nghèo hèn của 2 Tứ Trụ này.

Xin cám ơn trước sự đóng góp của tất cả mọingười.

#370 ThienKhanh

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1397 Bài viết:
  • 2274 thanks

Gửi vào 15/01/2015 - 04:08

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

VULONG1, on 14/01/2015 - 04:57, said:

Ở ví dụ 50 tác giả viết: “Dụng Nhâm Thủy chế Sát“, thì không phải tác giả đã xác định Tứ Trụ này có Thân vượng rồi hay sao? Tiếp đoạn sau tác giả viết: “Vận kim thủy thật đẹp“ thì tác giả không phải là đang luận về hành vận đó rồi hay sao?

Nói ngắn gọn là tác giả đã xác định Nhâm là dụng thần của Tứ Trụ này mà Nhâm lại là Thực Thương, do vậy rõ ràng tác giả đã xác định Tứ Trụ này có Thân vượng là một điều không ai có thể chối cãi. Nhưng đáng tiếc rằng tác giả không thể giải thích được tại sao vận Kim (Tỷ Kiếp) là kỵ thần mà lại vẫn đẹp nên mới “Lập lờ đánh Lận Con Đen“ rằng là “Vận Kim Thủy thật đẹp“. Mà vận Kim ở đây là Mậu Thân/ Kỷ Dậu/ Canh Tuất (tác giả lấy Chi đại vận làm trọng) có các thiên can lại toàn hành Thổ và Kim đều là kỵ thần mà chẳng thấy bóng dáng hỷ dụng thần Thủy, Mộc hay Hỏa đâu cả. Vậy thì có phải là: “không phải tác giả không biết mà là người ta không thèm nói“ hay là tác giả đang luận theo kiểu “Tình Yêu Chó Mèo“ ? Hay là tác giả luận theo cái kiểu Mộc sinh Hoả, rồi Hoả sinh Thổ, rồi Thổ sinh Kim, rồi Kim sinh Thuỷ mà Thuỷ là dụng thần nên dụng thần được sinh phù, vì vậy 3 vận này huy hoàng là quá đúng theo "Tình Hòa Khí Hiệp" thì phải ?

Không phải chỉ với ví dụ này mà ngay từ ví dụ đầu tiên của cuốn sách này (ví dụ của vua Càn Long) tác giả đã viết: ngũ hành thiếu Thổ, tuy sinh vào mùa Thu đương lệnh, chẳng luận vượng, rất cần Tý Ngọ gặp xung, thủy khắc Hỏa, khiến cho Ngọ hỏa chẳng khắc phá Dậu kim, mà Dậu kim sinh phù Nhật chủ; đổi lại Mão Dậu gặp xung , kim khắc mộc, tất Mão mộc không thể sinh trợ Ngọ hỏa ….“, Thì ở đây tác giả luận vượng suy ở thời “cách cục hiện đại“ hay ở thời “cách cục trung đại, cổ đại....“ ?


Về ví dụ số 50: Nhâm Thân - Bính Ngọ - Canh Ngọ - Canh Thìn

Dụng nhi không có nghĩa thân vượng; tức là thân nhược không có nghĩa không được dụng nhi. Thân nhược dụng nhi như dụng độc giải độc, phải xem cân lượng có đúng hay không. Tức không chỉ xem "khí" mà phải xem "thế".

Về ví dụ sinh thần Càn Long: Trích Thiên Tuỷ là tác phẩm ra đời thời Tống. Càn Long là vua thời Thanh. Hán Đường Tống Nguyên Minh Thanh: cách nhau 3 triều đại. Phần này là người đời sau thêm vào, phương pháp luận mới có gì lạ đâu?

Tuy nhiên, nếu bỏ đi cái sự thật phía trên, thì trong phần chú trích dẫn, vẫn có phương pháp luận trung đại trong đó, cái này xin phép cho TK không chỉ rõ. Ngoài ra những phần áp dụng Đoan môn, bát quái, kỳ cách dị cục trong phần phân tích bát tự Càn Long này đã được chú lược bỏ đi, cũng hoàn toàn mang tính trung đại trong đó.

Việc áp dụng kì cách dị cục vào phần phân tích này cho thấy rõ phần này không chỉ có 1 người chỉnh sửa mà có thể có nhiều người nhúng tay vào. Phần này có 3 trường phái cùng bắt tay vào viết: trung đại, hiện đại, và kì cách dị cục.

Gõ lại phần phân tích đầy đủ cho dễ theo dõi:

Thiên can Canh, Tân, Bính, Đinh, chính phối hoả luyện thu kim; địa chi Tý, Ngọ, Mão, Dậu, lại phối với Khảm, Ly, Chấn, Đoài. Địa chi toàn bộ là tứ chính, khí quán triệt tám phương mà ngũ hành không có thổ, tuy sinh thu lệnh, nhưng không phải là vượng. May nhất là Tý, Ngọ gặp xung, thuỷ khắc hoả, làm cho Ngọ hoả không phá Dậu kim, nên bổ trợ cho nhật chủ; càng diệu hơn là Mão, Dậu gặp xung, kim khắc mộc, tức là Mão mộc không trợ cho Ngọ hoả, chế phục đều hợp. Mão, Dậu là Chấn, Đoài, chủ nhân nghĩa; Tý, Ngọ là Khảm, Ly, là trung khí chủ tể trong trời đất. Mà Khảm, Ly được chính thể của nhật, nguyệt, không tiêu không diệt, một tươi tốt, một ấm áp, phía dưới là Đoan môn, Thuỷ - Hoả đều đủ. Nên tám phương đều thuận phục, thiên hạ quy thuận; châu báu ngọc ngà, "bạch lang huyền thố, hiềm quy phúc châu"; quy hoạch lại lãnh thổ, thiên hạ yên ổn.

(Kinh Đồ, Trích Thiên Tuỷ: Thiên nhân học cổ đại [sic], nhà xuất bản Hồng Đức, 2014, trang 85-86)

Chú: Đời Tống mà là cổ đại thì bó tay!

Sửa bởi ThienKhanh: 15/01/2015 - 04:38


Thanked by 2 Members:

#371 VULONG1

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 191 Bài viết:
  • 143 thanks

Gửi vào 17/01/2015 - 23:18

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

ThienKhanh, on 15/01/2015 - 04:08, said:

Về ví dụ số 50: Nhâm Thân - Bính Ngọ - Canh Ngọ - Canh Thìn

Dụng nhi không có nghĩa thân vượng; tức là thân nhược không có nghĩa không được dụng nhi. Thân nhược dụng nhi như dụng độc giải độc, phải xem cân lượng có đúng hay không. Tức không chỉ xem "khí" mà phải xem "thế".

Câu này có nghĩa là “Thân vượng hay nhược không quan trọng mà quan trọng là Cách cục“, nghĩa là ông bạn theo trường phái “Cách Cục Pháp“ nên muốn bảo vệ tác giả luận theo “Cách Cục Pháp“ phải không? Nếu đúng hay không đúng thì ông bạn phải trả lời và phải làm theo những điều tôi đã đòi hỏi như tôi đã viết:
…………………………………..
“Có “tình hòa khí hiệp“ hay có “tình yêu chó mèo“ gì gì… cũng được nhưng cuối cùng là phải đi đến kết luận Hỷ Dụng thần của Tứ Trụ này là cái gì (theo “Cách Cục Pháp“ hay “Vượng Suy Pháp“ hay theo trường phái nào cũng được nhưng phải nói ra) ? Sau đó luận xem các hỷ dụng thần đó có phù hợp với các vận trình của người có Tứ Trụ đó hay không thì mới biết được cái “tình hòa khí hợp“ hay “tình ….“ là đúng hay sai, như vậy mới được gọi là phản biện để bảo vệ tác giả chứ“.
………………………………………….

Về ví dụ sinh thần Càn Long: Trích Thiên Tuỷ là tác phẩm ra đời thời Tống. Càn Long là vua thời Thanh. Hán Đường Tống Nguyên Minh Thanh: cách nhau 3 triều đại. Phần này là người đời sau thêm vào, phương pháp luận mới có gì lạ đâu?

Tôi chỉ cần biết là từ Cổ cho đến Kim hầu như các cao thủ Tử Bình đều cho rằng Can Chi bị khắc gần, trực tiếp hay xa là như nhau, cũng như cho rằng Can Chi trong tổ hợp hay ngoài tổ hợp khắc nhau thoải mái, chưa hết họ còn cho rằng các tổ hợp có thể giải xung cũng như các xung có thể phá tan các tổ hợp tùy theo ý thích của họ mà không theo một quy tắc hay luật lệ nhất định nào cả…. Cho nên các bài luận này cho dù là từ thời cổ đại, trung đại hay hiện đại đều giống nhau mà thôi, mọi điều biện hộ đều là vô nghĩa (bằng chứng là các bài phản biện mà tôi đã dùng các ví dụ trong các sách cổ vừa qua đủ để chứng minh các điều này).

Tuy nhiên, nếu bỏ đi cái sự thật phía trên, thì trong phần chú trích dẫn, vẫn có phương pháp luận trung đại trong đó, cái này xin phép cho TK không chỉ rõ. Ngoài ra những phần áp dụng Đoan môn, bát quái, kỳ cách dị cục trong phần phân tích bát tự Càn Long này đã được chú lược bỏ đi, cũng hoàn toàn mang tính trung đại trong đó.

Như trên tôi đã viết.

Việc áp dụng kì cách dị cục vào phần phân tích này cho thấy rõ phần này không chỉ có 1 người chỉnh sửa mà có thể có nhiều người nhúng tay vào. Phần này có 3 trường phái cùng bắt tay vào viết: trung đại, hiện đại, và kì cách dị cục.

Như trên tôi đã viết.

Gõ lại phần phân tích đầy đủ cho dễ theo dõi:

Thiên can Canh, Tân, Bính, Đinh, chính phối hoả luyện thu kim; địa chi Tý, Ngọ, Mão, Dậu, lại phối với Khảm, Ly, Chấn, Đoài. Địa chi toàn bộ là tứ chính, khí quán triệt tám phương mà ngũ hành không có thổ, tuy sinh thu lệnh, nhưng không phải là vượng. May nhất là Tý, Ngọ gặp xung, thuỷ khắc hoả, làm cho Ngọ hoả không phá Dậu kim, nên bổ trợ cho nhật chủ; càng diệu hơn là Mão, Dậu gặp xung, kim khắc mộc, tức là Mão mộc không trợ cho Ngọ hoả, chế phục đều hợp. Mão, Dậu là Chấn, Đoài, chủ nhân nghĩa; Tý, Ngọ là Khảm, Ly, là trung khí chủ tể trong trời đất. Mà Khảm, Ly được chính thể của nhật, nguyệt, không tiêu không diệt, một tươi tốt, một ấm áp, phía dưới là Đoan môn, Thuỷ - Hoả đều đủ. Nên tám phương đều thuận phục, thiên hạ quy thuận; châu báu ngọc ngà, "bạch lang huyền thố, hiềm quy phúc châu"; quy hoạch lại lãnh thổ, thiên hạ yên ổn.

(Kinh Đồ, Trích Thiên Tuỷ: Thiên nhân học cổ đại [sic], nhà xuất bản Hồng Đức, 2014, trang 85-86)

Chú: Đời Tống mà là cổ đại thì bó tay!

Đời nào thì đời nếu không biết:
1 - Can Chi khắc gần, trực tiếp hay xa phải khác nhau.
2 - Cũng như không biết rằng Can Chi trong hợp và ngoài hợp không khắc được nhau.
3 - Hay không biết rằng các tổ hợp muốn giải được xung hay các xung muốn phá được các tổ hợp phải tuân theo các quy tắc nhất định của nó chứ không thể tùy tiện theo ý chủ quan của bất kỳ một ai cả.

Thì chỉ là luận hay phản biện theo kiểu “Tình Yêu Chó Mèo“ mà thôi.


Sửa bởi VULONG1: 17/01/2015 - 23:35


#372 ThienKhanh

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1397 Bài viết:
  • 2274 thanks

Gửi vào 19/01/2015 - 11:03

Thôi chú ạ. Cơ bản là chú đọc sách của người ta để tìm cái chỗ mà chú nghĩ là sai để tôn vinh cái lí luận chú đề ra, chứ cũng không thèm hiểu hệ thống lí luận của người ta có chỗ nào hay hay không. Những cái in đậm, màu xanh đỏ đen mà chú nói ai không biết? Nhưng người ta có xài hay không là chuyện khác. Còn những cái tác giả Trích Thiên Tuỷ nói có lẽ chú không quan tâm để hiểu tại sao người ta luận như vậy.

Cháu nói thật, tiền nhân có cái phúc đức của tiền nhân. Chú dùng chó mèo để chỉ tiền nhân thì thật... không biết nói sao về chú. Đó là lí do cháu ngo ngoe lên đây. Còn bây giờ thì cháu xin phép lượn; hết nhàn nên hết đàm. Cháu thưởng thức Trích Thiên Tuỷ của cháu. Chú điều tra tội phạm của chú. Khi nào có ai nhàn vô đây đàm cháu lại vào để học lỏm

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Sửa bởi ThienKhanh: 19/01/2015 - 11:07


Thanked by 2 Members:

#373 VULONG1

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 191 Bài viết:
  • 143 thanks

Gửi vào 19/01/2015 - 14:38

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

ThienKhanh, on 19/01/2015 - 11:03, said:

Thôi chú ạ. Cơ bản là chú đọc sách của người ta để tìm cái chỗ mà chú nghĩ là sai để tôn vinh cái lí luận chú đề ra, chứ cũng không thèm hiểu hệ thống lí luận của người ta có chỗ nào hay hay không. Những cái in đậm, màu xanh đỏ đen mà chú nói ai không biết? Nhưng người ta có xài hay không là chuyện khác. Còn những cái tác giả Trích Thiên Tuỷ nói có lẽ chú không quan tâm để hiểu tại sao người ta luận như vậy.

Cháu nói thật, tiền nhân có cái phúc đức của tiền nhân. Chú dùng chó mèo để chỉ tiền nhân thì thật... không biết nói sao về chú. Đó là lí do cháu ngo ngoe lên đây. Còn bây giờ thì cháu xin phép lượn; hết nhàn nên hết đàm. Cháu thưởng thức Trích Thiên Tuỷ của cháu. Chú điều tra tội phạm của chú. Khi nào có ai nhàn vô đây đàm cháu lại vào để học lỏm

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Những ai muốn phản biện bất cứ một điều gì thì phải làm theo các bước mà tôi đã viết ra là:

“1 - Có “tình hòa khí hiệp“ hay có “tình yêu chó mèo“ gì gì… cũng được ...

2 -....nhưng cuối cùng là phải đi đến kết luận Hỷ Dụng thần của Tứ Trụ này là cái gì (theo “Cách Cục Pháp“ hay “Vượng Suy Pháp“ hay theo trường phái nào cũng được nhưng phải nói ra) ?

3 - Sau đó luận xem các hỷ dụng thần đó có phù hợp với các vận trình của người có Tứ Trụ đó hay không thì mới biết được cái “tình hòa khí hợp“ hay “tình ….“ là đúng hay sai,

4 - như vậy mới được gọi là phản biện để bảo vệ tác giả chứ“.

Thử hỏi trong tất cả các bài viết của ThienKhanh, ThienKhanh đã thực hiện được những bước nào trong 4 bước mà tôi đã đưa ra ở đây?

Còn chỉ biết viết theo ý của tác giả rồi tự khen tác giả đúng thì khác gì như trong dân gian người ta thường nói "Con Hát Mẹ Khen Hay", như vậy mà được gọi là phản biện để bảo vệ tác giả hay sao ?

Không hiểu nên không phản biện nổi lấy một câu thì tốt nhất là "lượn" đi chỗ khác "kiếm ăn" là phải.

Sửa bởi VULONG1: 19/01/2015 - 14:42


Thanked by 1 Member:

#374 ThienKhanh

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1397 Bài viết:
  • 2274 thanks

Gửi vào 19/01/2015 - 23:32

Đã định thôi mà sợ cái miệng của chú nên phải luận tiếp. Người Việt có những từ chửi rất nặng, thứ nhất là chửi chó, thứ 2 là đem miếng ăn ra chửi, thứ 3 là đánh người chạy đi; mà chú dùng cả 3 cái này thì sợ thật. Chú đã dùng tới những thứ như vậy thì cháu không muốn phụ cái công của chú.

Mệnh cục này thân nhược dụng Nhi (đã nói rất rõ từ bài post trước), thay vì dụng Ấn như các mệnh cục khác. Đơn giản là Ấn này không đủ để hoá hết lực lượng của Sát, hành vận không Ấn, nên dùng Nhi.

Bình thường thân nhược dĩ nhiên không dụng Nhi; vì gặp hành vận Nhi đắc thế, Nhi Sát tương chiến, thân bất lộc. Mệnh cục này được thuỷ chung (mà tác giả nói là tình đồng khí hiệp), cho nên Nhi vừa thâu khí, vừa đắc thế; nên có thể dụng Nhi mà ít tổn thân.

Tuy nhiên, thân nhược dụng nhi thì giống như dụng độc trị độc; cho nên tác giả mới kèm theo "kim thuỷ" chứ không phải chỉ là dụng thuỷ. Nếu mà kim vượng dụng thuỷ thì sao có thể nói "vận lại có kim, thuỷ, sĩ đồ hiển hách, vị chí phong cương". Vì vận kim là bại vận. Ở đây nếu chú luận chỉ có thân vượng mới được dụng Nhi (như cách chú đã suy ra từ phần luận của tác giả), chứ thân nhược không được dụng Nhi thì chú thừa biết cháu sẽ không luận sâu vào vấn đề tại sao thân nhược dụng Nhi.

Ở đây đúng là tác giả giải thích tình đồng khí hiệp khá khiên cưỡng vì ví dụ này dùng thuỷ chung để luận sẽ hợp lí hơn. Tuy nhiên thuỷ chung cũng là 1 dạng đặc biệt của tình đồng khí hiệp cho nên nói là khiên cưỡng chứ không phải sai.

--Vận Mậu Thân, Kỷ Dậu: thân vượng dụng thuỷ.
--Canh Tuất: Tuất phá Thìn, may mà Thân Tuất củng Dậu. Không còn minh hoá nhưng được ám sinh. Dụng thuỷ, nhưng ăn nhờ chữ Thân nên có thể xem như dụng kim thuỷ.
--Tân Hợi: Kiếp hoá Sát, trong cát có hung. Cái mầm trúng độc đã có.
--Nhâm Tý: dụng độc trúng độc. Hết số.

Người này dù gì vẫn là thân nhược dụng Nhi là dụng độc, được hưởng cái phúc thuỷ chung nên được xem như quý khí, tuy nhiên thân đã có bệnh thì chạy trời không khỏi nắng. Chẳng qua do cái phúc thuỷ chung trong mệnh cục đắc vận nên ăn được chữ quý: "sĩ đồ hiển hách, vị chí phong cương" đã nói lên trong quý có tiện của mệnh cục này.

Sửa bởi ThienKhanh: 20/01/2015 - 00:00


Thanked by 1 Member:

#375 maianha

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 226 Bài viết:
  • 284 thanks

Gửi vào 21/01/2015 - 05:12

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

VULONG1, on 14/01/2015 - 21:05, said:

Theo tôi thì ví dụ 50 và 51 này là 2 ví dụ mẫu đơn giản mà cực kỳ hay để cho những người theo trường phái "Cách Cục Pháp" hay "Vượng Suy Pháp" hoặc các trường phái khác kiểm nghiệm xem trường phái nào mới thật sự ưu việt hơn, đáng tin cậy hơn.



Hy vọng các cao thủ Tử Bình tham gia luận giải theo các trường phái khác nhau nhằm mục đích khám phá ra cái bí ẩn nào đang còn ẩn nấp đóng vai trò quyết định cho sự phú quý hay nghèo hèn của 2 Tứ Trụ này.

Xin cám ơn trước sự đóng góp của tất cả mọingười.
Cách cục pháp, vượng suy pháp sao lại chia 2 riêng biệt thế! Nó cũng chỉ là 1 thôi mà.Từ xưa đến nay khi luận mệnh không ai phân chia ra như thế -trừ ông Hoàng Đại Lục- Chỉ khác nhau ở hình thức diễn đạt mà thôi, có người (như tôi) khi bắt đầu xem mệnh họ tìm cách cục trước, sau đó tìm dụng thần xem Thân vượng suy để biết mệnh này có đủ sức nhậm được cách cục ấy hay không... từ đó phân ra mệnh quí,tiện hoặc bình thường...Có người không cần khảo sát cách cục họ đi thẳng vào Thân vượng suy sau đó tìm dụng thần cân bằng lực lượng...Thiệu Vĩ Hoa theo là 1 trong những bậc thầy theo "trường phái" này bỏ qua cách cục ? Thiết nghĩ chưa hẳn thế! Đã là bậc thầy thì chỉ cần nhìn vào trụ là ông dễ dàng nhận ra ngay là cách cục gì và nhanh chóng định dụng thần cân bằng vượng suy cho Thân chứ không bỏ qua.
Tóm lại dù hình thức diễn đạt như thế nào đi nữa thì cuối cùng cũng là cân bằng Thân vượng suy.
Đọc Tử Bình Chân Thuyên,Dự Đoán theo Tứ Trụ, Hoàng Đại Lục, và nhất là các bác cao thủ lão thành ở các trang web đã cho tôi những nhận định như thế. Xin cám ơn tất cả. (mai an hạ)./.

Thanked by 2 Members:





Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

6 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 6 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |