"50 - Nhâm thân – bính - ngọ canh - ngọ canh thìn
Ðinh mùi/ mậu thân/ kỷ dậu/ canh tuất/ tân hợi/ nhâm tý
Trụ này bính hỏa sát tinh tuy vượng, nhâm thủy có căn gốc ở thân kim, nhật chủ được canh kim tương trợ, được chi thìn thổ tương sinh. Dụng nhâm thủy chế sát, thiên can đồng thuận; địa chi đồng thuận, nhất chế nhất hóa, thật là hữu tình. Vận kim thủy thật đẹp, quan lộ hiển hách, làm quan đến chức tổng đốc.
51 - Nhâm ngọ - bính ngọ - canh thân - mậu dần
Ðinh mùi/ mậu thân/ kỷ dậu/ canh tuất/ tân hợi/ nhâm tý
Mệnh này với mệnh trên, đại đồng mà tiểu dị, nhật chủ tọa lộc thân kim, nhâm thủy cũng khẩn chế sát, cớ sao danh lợi đều không, mệnh này chung thân không phát được sao? Cái khác nhau là mệnh trên nhâm thủy tọa thân kim, thực thần vượng có thể chế sát, mệnh này nhâm thủy tọa ngọ tức lâm tuyệt địa, không có lực chế sát vậy; mệnh trên thiên can thấu canh có thể trợ nhật chủ lại có thể sinh nhâm thủy, mệnh này thiên can thấu mậu thổ khắc thủy, không thể sanh thực thần. Tả hữu không tình hiệp vậy".
Xin mọi người hãy tìm ra những cái sai và đúng trong 2 bài luận trên cũng như cho biết 2 mệnh này phú quý hay bần tiện do cái gì mang yếu tố quyết định chính gây ra ?
Qua bài luận của ví dụ 51 ở trên cho ta thấy tác giả đã xác định Tứ Trụ này có Thân nhược. Bởi vì tác giả luận “nhâm thủy tọa ngọ tức lâm tuyệt địa, không có lực chế sát vậy” thêm “mệnh này thiên can thấu mậu thổ khắc thủy, không thể sanh thực thần”. Điều này có nghĩa là Nhâm Thủy không những “lâm tuyệt địa” mà còn bị “thiên can thấu mậu thổ khắc thủy”, vì vậy Nhâm Thủy không có khả năng chế Sát nên Sát quá vượng công Thân làm cho Thân nhược.
Tại sao ở đây hay nhiều ví dụ khác tác giả không lấy Lệnh tháng mà lại lấy Chi mà Can đó đóng thay cho Lệnh tháng? Bởi vì tác giả không biết rằng khi chưa tính đến sự tác động của tuế vận thì tính khắc của ngũ hành không có liên quan gì tới sự vượng suy, tính âm dương hay thập thần của Can Chi là cái gì cả (nói đơn giản là chỉ cần biết các Can Chi đó thuộc hành gì và ở xa hay gần nhau mà thôi), cho nên tác giả phải “Đẽo Gọt” là như vậy.
Tác giả không biết rằng Mậu trụ giờ bị Dần cùng trụ khắc trực tiếp nên Mậu không thể khắc Thủy là Nhâm ở trụ năm (bởi vì Thân trụ ngày bị Ngọ trụ tháng khắc gần nên Thân không thể khắc được Dần) và cho dù Mậu không bị Dần khắc trực tiếp thì do Nhâm ở quá xa nên lực khắc này coi như vô dụng.
Tác giả cho rằng "mệnh trên thiên can thấu canh có thể trợ nhật chủ lại có thể sinh nhâm thủy, mệnh này thiên can thấu mậu thổ khắc thủy, không thể sanh thực thần". Nếu theo tác giả ở ví dụ 50 "canh có thể trợ nhật chủ" thì ở ví dụ này Mậu không thể sinh phù Nhật chủ hay sao?
Nói chung là tác giả không biết cách kiểm tra qua thực tế của các vận xem sự xấu tốt của chúng có phù hợp với hỷ dụng thần của Thân vượng hay nhược mà mình đã xác định được hay không?
Sau đây là bài luận của tôi:
Ví dụ 51:
Qua sơ đồ trên ta thấy Thân chỉ có 14,32đv không lớn hơn Hỏa 1đv (vì Hỏa có 13,97đv) nên Thân của Tứ Trụ này là nhược nhưng vì có Thổ là Kiêu Ấn lớn hơn Thực Thương (có 2,46đv) và Tài Tinh (có 1,44đv) thêm Nhật can Canh được lệnh (nếu Nhật can thất lệnh thì Thân phải lớn hơn Tài và Quan Sát), do vậy Kiêu Ấn sinh được 50%đv của nó cho Thân. Vì vậy Thân được thêm 5.50%đv = 2,5đv thành 16,82đv. Số điểm này làm Thân lớn hơn Quan Sát 1đv nên Thân trở thành vượng.
Thân vượng mà Kiêu Ấn và Thực Thương ít nên dụng thần đầu tiên thường là Quan Sát sau mới tới Thực Thương, cuối cùng mới là Tài tinh nhưng ở đây Quan Sát có tới 3 can chi và nắm lệnh còn Thân chỉ có 2 can chi nên không thể lấy Quan Sát làm dụng thần được bởi vì như vậy sẽ làm cho Thân nhược thì nó không còn tính chất làm dụng thần được nữa. Do vậy Nhâm trụ năm là Thực Thần chính là dụng thần của Tứ Trụ này còn hỷ thần là Tài tinh và Quan Sát, kỵ thần là Thổ và Kim, trong đó Thổ là hung thần vì nó khắc dụng thần Thủy.
Thân vượng có Thực Thần không bị thương tổn mà chế Sát gần thì dĩ nhiên là quý cách rồi nhưng vì sao ”mệnh này chung thân không phát được sao?” là bởi vì các vận Mậu Thân, Kỷ Dậu và Canh Tuất đều có can chi là Thổ và Kim là hỵ thần. Duy vận Canh Tuất có tam hợp Dần Ngọ Tuất hóa Hỏa thành công là hỷ thần nhưng không may bị Nhâm trụ năm vượng ở lưu niên khắc mất sạch nên không còn là Hỏa nữa. Do vậy mặc dù có Bính trụ tháng nhược ở đại vận khắc chế Canh đại vận và Canh trụ ngày là kỵ thần nhưng không đủ tốt để bù lại khi bị mất 2 Ngọ Hỏa.
Cho nên cả 3 vận này đều là kỵ thần, đây mới chính là lý do để giải thích cho câu hỏi trên chứ không phải như những điều tác giả luận.
Sửa bởi VULONG1: 12/01/2015 - 08:40