TĂNG BỔ BỐC PHỆ CHÍNH TÔNG
#16
Gửi vào 18/07/2011 - 21:45
Thanked by 2 Members:
|
|
#17
Gửi vào 14/12/2011 - 14:31
công trình của anh rất bổ ích cho nhiều người. Mong anh sớm hoàn thành. Cảm ơn anh.
#18
Gửi vào 09/04/2012 - 08:59
maphuong, on 18/05/2011 - 17:34, said:
增補卜筮正宗
TĂNG BỔ BỐC PHỆ CHÍNH TÔNG
林屋山人王洪緒輯
Lâm Ốc Sơn Nhân Vương Hồng Tự Biên Tập
Trong đó
Phần Cơ Bản - Thập Bát Luận – Luận về sai lầm ở các sách Bốc Dịch
Có sự tham đính của
Nhâm Tí Cử nhân Nhu Tuân Thì – Ngô Tường Chung – Anh Tử Xán
Phần Phú đoán
Do Lưu Bá Ôn soạnVương Hồng Tự chú thích
Dịch và Chú thích tiếng Việt Vĩnh Cao
Mục Lục :
tàilie65u rất bổ ích, thx bác
#19
Gửi vào 09/04/2012 - 14:16
子 動 生 財 不 宜 父 擺
兄 動 剋 財 子 動 能 解
財 動 生 鬼 切 忌 兄 搖
子 動 剋 鬼 財 動 能 消
父 動 生 兄 忌 財 相 剋
鬼 動 剋 兄 父 動 能 泄
鬼 動 巽 入 忌 子 交 重
財 動 剋 父 鬼 動 能 中
兄 動 生 子 忌 鬼 搖 揚
父 動 剋 子 兄 動 無 妨
子 興 剋 鬼 父 動 無 妨
若 然 兄 動 鬼 必 遭 傷
財 興 剋 父 兄 動 無 憂
若 然 子 動 父 命 難 留
父 動 剋 子 財 動 無 事
若 是 鬼 興 其 子 必 死
鬼 興 剋 兄 子 動 可 救
財 若 交 重 兄 弟 不 久
兄 興 剋 財 鬼 興 無 礙
若 是 父 興 財 遭 剋 害
TUÝ KIM PHÚ
Tử động sinh Tài, bất nghi Phụ bãi,
Huynh động khắc Tài, Tử động năng giải.
Tài động sinh Quỷ, thiết kỵ Huynh diêu,
Tử động khắc Quỷ, Tài động năng tiêu.
Phụ động sinh Huynh, kỵ Tài tương khắc.
Quỷ động khắc Huynh, Phụ động năng tiết.
Quỷ động tốn nhập, kỵTử giao trùng,
Tài động khắc Phụ, Quỷ động năng trúng.
Huynh động sinh Tử, kỵ Quỷ dao dương.
Phụ động khắc Tử, Huynh động vô phương,
Nhược nhiên Huynh động, Quỷ tất tao thương.
Tài hưng khắc Phụ, Huynh động vô ưu,
Nhược nhiên Tử động, Phụ mệnh nan lưu.
Phụ động khắc Tử, Tài động vô sự,
Nhược thị Quỷ hưng, kỳ Tử tất tử.
Quỷ hưng khắc Huynh, Tài động khả cứu,
Tài nhược giao trùng, Huynh Đệ bất cửu.
Huynh hưng khắc Tài, Quỷ hưng vô ngại,
Nhược thị Phụ hưng, Tài tao khắc hại.
Tử động sinh Tài không nên Phụ động,
Huynh động khắc Tài, Tử động có thể giải
Tài động sinh Quỷ, rất kỵ Huynh động.
Tử động khắc Quỷ, Tài động tất hết
Phụ động sinh Huynh, kỵ Tài đến khắc.
Quỷ động khắc Huynh, Phụ động chế bớt.
Quỷ đã khởi động, kỵ Tử lại động
Tài động khắc Phụ, Quỷ động có thể trung hoà
Huynh động sinh Tử, kỵ Quỷ giao động
Phụ động khắc Tử, Huynh động thì chẳng hại.
Tử động khắc Quỷ, Phụ động thì không còn bị hại,
Nhưng nếu Huynh động tất Quỷ bị hại.
Tài động khắc Phụ, Huynh động thì chẳng lo.
Nếu Tử lại động thì mệnh của Phụ chẳng giữ được.
Phụ động khắc Tử, Tài động thì chẳng có việc gì,
Nhưng nếu Quỷ lại động thì Tử tất chết.
Quỷ động khắc Huynh, Tử động có thể cứu
Nếu Tài lại động thì Huynh đệ không lâu.
Huynh động khắc Tài, Quỷ động thì vô hại,
Nếu Phụ lại động thì Tài tất bị hại.
Phần này nói đến sinh khắc chế hoá, để rõ trong hung có chứa cát, trong cát lại chứa hung mà thôi. Như Kim động vốn sinh Thuỷ, nhưng Hoả động chế Kim thì Kim không thể sinh Thuỷ. Như Hoả động vốn khắc Kim, nhưng Thuỷ lại động thì chế Hoả làm không thể tổn thương Kim. Như Kim gặp Hoả động tất chịu khắc, nhưng được Thổ động thì Hoả ham sinh Thổ mà quên khắc Kim, gọi là “tham sinh quên khắc” , Kim ngược lại là tốt. Như Hoả động khắc Kim mà hào Thổ an tĩnh, lại gặp Mộc động, Mộc lại giúp Hoả khắc Kim, tất hung. Người học nên theo lý chế hoá sinh khắc của ngũ hành mà định hung cát vậy.
Thanked by 4 Members:
|
|
#20
Gửi vào 09/04/2012 - 14:19
Chương 4
QUẺ VỚI CÁC HÀO CÙNG PHI THẦN, PHỤC THẦN VÀ QUÁI THÂN
Sau đây là bảng ghi 64 quẻ theo từng cung một với Can Chi và Lục Thân cùng Thế Ứng và vài lời đơn giản giải thích quẻ này.( Phần này do có hình ảnh của 64 quẻ nên sẽ đăng lên sau, vì upload hình ảnh hơi bất tiện 1 chút.)
Thanked by 3 Members:
|
|
#21
Gửi vào 09/04/2012 - 14:22
Chương 5
THẬP BÁT LUẬN
十 八 論
Mười tám phần luận bàn
Thứ Nhất: PHÂN LOẠI DỤNG THẦN
- Phàm xem ông bà nội, cha mẹ, thầy, chủ nhà, chú bác, cô dì và những người ngang hàng với cha mẹ, thân hữu có tuổi như cha mẹ ta, cùng tường thành, nhà cửa, xe cộ, y phục, đồ dùng che mưa, vải vóc, chăn mền, chương sớ hâỳnh quán đều lấy Phụ Mẫu làm Dụng thần.
- Phàm xem công danh, quan phủ, sấm chớp, chồng, anh em hay thân thuộc ngang hàng với chồng, bạn bè của chồng, cùng loạn thần, giặc cướp, âu lo, việc gian tà, bệnh tật, người cầm đầu, gió chướng đều lấy Quan Quỷ làm Dụng thần.
- Phàm xem cho anh em, chị em, chồng của chị em, anh em vợ, anh em kết nghĩa, bạn tri giao, bạn cùng làm quan đều lấy Huynh Đệ làm Dụng thần.
- Phàm xem cho chi dâu, em dâu, thê thiếp, cùng thê thiếp của bạn, tì bộc, vật giá, tiền tài châu báu, vàng bạc, kho chứa, lương tiền, vật loại đồ dùng, cùng xem trời nắng ráo sáng sủa đều lấy Thê Tài làm Dụng thần.
- Phàm xem cho con cái, cháu, chắc, rể, môn đồ , trung thần, lương tướng, thuốc men, tăng đạo, lục súc, chim chóc, cùng gió thuận, việc giải sầu, tránh hoạ và hỏi về thời tiết, nhật nguyệt, tinh đầu đều lấy Tử Tôn làm Dụng thần.
Thứ hai : THẾ ỨNG LÀM DỤNG THẦN
Hai hào Thế và Ứng ở trong các quẻ thì Thế là mình mà Ứng là người. Thế Ứng tương sinh, tương hợp là khách chủ hợp ý, Thế Ứng tương khắc tương xung là khách chủ bất hoà.- Phàm xem tật bệnh cho mình hoặc hỏi tuổi thọ hoặc xem xuất hành hung hay cát, xem hao tổn lợi ích cho mình đều lấy hào Thế làm Dụng thần.
- Phàm xem cho người chẳng biết xưng hô ra sao, bạn bè không thâm giao, cửu lưu thuật sĩ, kẻ thù , quân địch, xem cho nơi nào đó, cho núi, sông, chùa chiền nào đó đều lầy Ứng làm Dụng thần.
- Như xem đất nào đó có thể chôn cất cho mình không thì Thế làm huyệt mà Ứng làm đối án . Còn như xem mua đất của người để mai táng, mà hỏi đất đó nếu chôn có lợi cho nhà mình không thì lấy Ứng làm huyệt mà Thế là nhà mình.
Thứ ba: HỎI ĐÁP VỀ DỤNG THÀN
- Có người hỏi : Nô bộc xem cho chủ nhânlấy hào Phụ Mẫu làm Dụng thần. Chủ nhân xem cho nô bộc vì sao không lấy hào Tử Tôn làm Dụng thần ?Đáp : Tất cả những gì nuôi dưỡng, che chở cho ta đều dùng Phụ Mẫu làm Dụng thần, tức như thành quách, nhà cửa, xe tàu, y phục.. .Các loại như vàng bạc, vật dụng, tì bộc, .. để sử dụng đều lấy Thê Tài làm Dụng thần.
- Lại hỏi: Xem cho vợ của anh em, cho chị em của vợ dùng hào Tài làm Dụng thần, mà sao xemcho anh em của chồng lấy hào Quan làm Dụng thần ?
Đáp: Xem cho vợ của anh em, chị em của vợ là những người ngang hàng với vợ, mà chồng xem cho vợ lấy hào Thê Tài làm Dụng thần vì thế tất cả đều dùng hào Thê Tài. Anh em của chồng là người ngang hàng với chồng, mà xem cho chồng lấy hào Quan Quỷ làm Dụng thần thì tất cả đều dùng hào Quan Quỷ.
- Hỏi: Sách xưa đều chép Huynh Đệ là gió mây, nay lấy hào Quan Quỷ là gió chướng, Tử Tôn là gió thuận, vì sao như thế ?
Đáp: Quí nhân dùng hào Quan là Quan tinh, thứ nhân lấy Quỷ làm hoạ hại. Quí nhân lấy Tử Tôn là ác sát, thứ nhân lấy Tử tôn làm Phúc thần. Quan là sao câu thúc, Quỷ là sao lo âu cản trở. Như gặp gió mưa liên miên, hoặc gặp gió chướng, tật bệnh, quan sự quấy nhiễu, giặc cướp xâm hại khiến người lo âu, há Phúc thần có thể chế Quan Quỷ mà giải ưu sầu sao. Cho nên có thế dùng được như vậy.
Thứ tư : LUẬN VỀ NGUYÊN THẦN, CỪU THẦN, KỴ THẦN
- Phàm xem quẻ muốn biết Nguyên thần thì trước tiên phải xem hào nào là Dụng thần. Hào sinh Dụng thần là Nguyên thần. Như Dụng thần gặp Tuần không, Nguyệt phá, suy nhược, hoặc phục tàng không hiện được Nguyên thần động sinh, hoặc được Nhật thần, Nguyệt kiến làm Nguyên thần sinh, thì đợi Dụng thần xuất Không, xuất Phá, đúng trị nhật[1] điều mong muốn tất toại. Nếu Dụng thần vượng tướng mà Nguyên thần hưu tù, bất động, hoặc động mà hoá Mộ, hoá Tuyệt, hoá khắc, hoá Phá, hoá Thoái, hoặc bị Nhật thần, Nguyệt kiến khắc chế đều không thể sinh Dụng thần tức gốc rễ của Dụng thần bị tổn thương, thì không chỉ vô ích mà ngược lại còn bị hại nữa.- Phàm xem quẻ muốn biết Kỵ thần thì trước tiên phải biết Dụng thần, hào khắc Dụng thần là Kỵ thần. Như Kỵ thần động khắc Dụng thần, mà hào Dụng thần xuất hiện chẳng lâm Không tất sẽ chịu khắc . Còn như trong quẻ nếu có Nguyên thần động sinh Dụng thần thì ngược lại Kỵ thần lại sinh Nguyên thần, đó gọi là "tham sinh quê khắc" tức Dụng thần có gốc rễ vững chắc, tốt càng gấp bội.
Nếu Kỵ thần độc phát[2]mà Dụng thần lâm Không ấy là Tị không[3], còn nếu phục tàng thì gọi là Tị hung[4]. Nếu Nhật thần, Nguyệt kiến sinh Dụng thần là được cứu. Những điều như trên đều là điềm tốt chẳng có gì nghi ngờ nữa.
Nếu Kỵ thần biến hồi đầu khắc, hoặc bị Nhật thần, Nguyệt kiến khắc xung, hoặc động hào chế Kỵ thần ấy là giặc muốn hại ta mà giặc bị hại trước, ta đâu có hại gì.
Còn như Nhật thần, Nguyệt kiến sinh phò Kỵ thần, hoặc Kỵ thần chồng chất khắc Dụng thần thì dù Dụng thần Tị không hay phục tàng đi nữa, thì đến lúc xuất Không, xuất lộ tất bị hại chẳng cứu được.
- Phàm xem quẻ muốn biết Cừu thần thì hào chế khắc Nguyên thần mà sinh phò Kỵ thần ấy là Cừu thần. Nếu trong quẻ Cừu thần phát động thì Nguyên thần bị hại, Dụng thần không gốc rễ, Kỵ thần tăng sức thì hoạ khỏi phải nói.
[1] chỉ ngày có cùng địa chi với Dụng thần. Như Dụng thần là hào Dần lâm Không thì đợi đến ngày Dần, với Nguyệt phá cũng thế.
[2] có nghĩa một mình Kỵ thần động
[3] có nghĩa nhờ Không mà tránh.
[4] tức tránh được hung
Thanked by 3 Members:
|
|
#22
Gửi vào 09/04/2012 - 14:26
Thứ năm : LUẬN VỀ PHI THẦN
Phi thần có 6 loại:- Loại 1 : Quẻ đã có Phục Thần, hào mà Phục thần phục dưới đó gọi là Phi thần.
- Loại 2: Năm loại Lục thú gọi là Phi thần.
- Loại 3 : Năm loại ở cung khác gởi vào bản cung mà tạo thành Tài, Quan, Phụ, Huynh, Tử.
- Loại 4 , 5 và 6: Trong một quẻ hai hào trên và dưới , mà một loại nội tĩnh ngoại động thì Ngoại phi nhập Nội là loại 4, một loại ngoại tĩnh nội động thì Nội phi phập Ngoại là loại 5, còn loại trong và ngoài đều động gọi Phi khứ là loại 6.
Thứ sáu: PHỤC THẦN CHÍNH TRUYỀN
Phục thần là nói đến trong một quẻ không có Dụng thần, thì xem Dụng thần phục tại hào nào, Dụng lúc đó gọi là Phục thần. Dụng thần đã hiện rồi thì Tuần không, Nguyệt phá, động tĩnh, sinh khắc, hợp xung đều từ đó mà điều động. Nếu có bệnh thì dùng thuốc, như lâm Không thì đợi trị nhật, Nguyệt phá thì cần điền hợp, Phục thì đợi xuất lộ, xung thì đợi hợp, hợp thì đợi xung. Ấy là vật cùng thì biến, vật đầy thì nghiêng.
Nếu theo thuyết xem Phá, Không là vô dụng, lấy quẻ Càn phục dưới quẻ Khôn dù có đủ cả ngũ loại (Phụ,Huynh,Tài, Quan, Tử), lại kéo quẻ Bỉ làm phục, lại từng hào đều có Phục. Há chẳng phải là bệnh mà không có thuốc sao, truyền lại như vậy thật là sai lầm. Khiến người học chẳng có cổng mà vào. Nay trình bày một lẽ nhất định để người học dễ thăng tiến.
Các quẻ Càn, Khôn, Cấn, Đoài, Khảm, Li, Chấn, Tốn đứng đầu mỗi một trong 8 cung, gọi là quẻ Bát Thuần. đầy đủ các hào thuộc Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ mà tượng là Quan, Phụ, Tài, Tử, Huynh. Mỗi quẻ thuộc trong 8 cung đều căn cứ vào những quẻ này để tìm hào Phục. Như quẻ Cấu, quẻ Độn thiếu hào Tài thì tìm ở hào Dần Mộc của quẻ Càn; các quẻ Bỉ, Độn, Tấn, Quan thiếu Thuỷ thì dùng hào Tí thuỷ của quẻ Càn đến phục tại hào sơ; quẻ Quan, Bác thiếu Kim thì dùng Thân kim của quẻ Càn đến phục. Nay chỉ lấy quẻ Càn làm phép tắc, các quẻ khác cũng căn cứ vào quẻ đứng đầu cung mà tìm hào Phục vậy.
Thứ bảy: LUẬN VỀ LỤC THÚ
- Thanh Long hết sức vui vẻ mà rất nhân từ, ở Kỵ thần thì mưu sự chẳng lợi.
- Bạch Hổ hung, mạnh mẽ mà hiếu sát, sinh Dụng thần thì tốt.
- Chu Tước khắc Thân thì hay có khẩu thiệt, thị phi. Nếu sinh Dụng thần thì văn thư, thư từ thường đến.
- Câu Trần thuộc Thổ, lâm Không thì ruộng vườn thường kém thu hoạch, nếu mạnh mẽ mà khắc Thế thì bị công sai bắt đi.
- Đằng Xà quái dị khiến kinh sợ.
- Huyền Vũ tư tình, đạo tặc.
* Bạch Hổ là huyết thần, coi sinh sản chớ nên phát động.
* Ở cung Ngọ, Chu Tước hoá Thuỷ nào sợ tai hoả tai.
* Đằng Xà thuộc Mộc ở Quỷ lấn áp Thân, sợ rằng tự ải, mà khó tránh gông cùm.
* Huyền Vũ là Quan sinh Thế an tĩnh, dù giao thiệp tiểu nhân cũng chẳng sợ liên quan.
* Thế tĩnh có Thanh Long bị khắc bị bắt ở chốn hí trường, tửu điếm.
* Thổ Quỷ động mà có Câu Trần thì luận nên cầu đảo báo đáp Thái Tuế, nếu hỏi về bệnh thì phù thủng vàng da.
Đó là Lục thú ở Dụng thần,chớ suy tôn Lục thú, gặp cát thần nhiều thì tốt, gặp lắm hung thần thì hung.
Thứ tám: LUẬN VỀ VỊ TRÍ CỦA TỨ SINH
Hoả có Sinh ở Dần; Kim có Sinh ở Tị; Thuỷ Thổ có Sinh ở Thân; Mộc có Sinh ở Hợi.Hoả có Khố[1] ở Tuất, Tuyệt ở Hợi; Kim có Khố ở Sửu, Tuyệt ở Dần.Thuỷ Thổ có Khố ở Thìn, Tuyệt ở Tị; Mộc có Khố ở Mùi, Tuyệt ở Thân.
Đó là lệ định về Trường Sinh, Mộ, Tuyệt. Các quẻ đều dùng. Ngoài ba yếu tố đó ra, còn những yếu tố[2] khác trong quẻ đều chẳng quan trọng. Như Hoả có Mộc Dục tại Mão, là tương sinh; Quan Đới tại Thìn , Suy ở Mùi, Dưỡng ở Sửu là tiết khí. Tị hoả có Lâm Quan ở Tị là Phục ngâm; Ngọ hoả có Lâm quan ở Ngọ là Thoái thần. Tị hoả có Đế Vượng tại Ngọ là Tấn thần; Ngọ hoả có Đế Vượng tại Ngọ là Phục ngâm. Ngọ hoả có Suy ở Mùi là tương hợp; Ngọ hoả có Bệnh ở Thân. Tị Ngọ hoả có Tử ở Dậu là Cừu thần; Tị hoả có Bệnh ở Thân là tương hợp, Thai ở Tí là tương khắc. Ngọ hoả có Thai ở Tí là khắc, là xung là Phản ngâm. Xem như thế thì các yếu tố này chẳng quan trọng gì.
Thứ chín: LUẬN VỀ NGUYỆT PHÁ
Phàm Nguyệt Phá ở trong quẻ đều có liên quan đến những hào hiện trong quẻ. Như khi Nguyệt Phá động có thể sinh khắc hào khác, khi là biến hào có thể sinh khắc hào đã biến ra nó. Trước mắt tuy bị Phá, nhưng ra khỏi tháng lại không Phá, ngày hôm nay tuy bị Phá, nhưng đến trị nhật lại không Phá[3].
Nguyệt Phá rất mừng gặp được hợp, điền thực. Lần lượt ứng năm hoặc tháng; nếu ứng gần hơn thì ngày hoặc giờ. Như hào Phá mà an tĩnh lại lâm Không, suy nhược lại gặp động hào, Nguyệt kiến, Nhật thần khắc hại thì loại Nguyệt Phá này gọi là Chân Phá, cuối cũng sẽ bị Phá.
Thứ mười: LUẬN VỀ TUẦN KHÔNG
Phàm trong quẻ hào gặp Tuần Không là thần cơ biểu hiện tại đó. Nếu các loại hào gặp Tuần Không mà vượng tướng hoặc hưu tù mà phát động. được Nhật thần sinh phò, động mà được biến hào sinh phò, động biến Không, phục mà vượng tướng, cuối cùng cũng hữu dụng, chẳng qua đợi lúc xuất Tuần mà gặp Trị nhật, lại có những cách hợp Không, xung khởi, xung thực, điền bổ sẽ chú rõ ở phần chiêm nghiệm ở quyển sau. Nếu loại hào gặp Tuần không mà hưu tù an tĩnh hoặc bị Nhật thần khắc, động hào khắc, phục mà bị khắc, tĩnh mà bị Nguyệt phá thì mới là Thực Không, cuối cùng sẽ là Không.
[1] tức Mộ khố.
[2] Định suy vượng của Ngũ hành bằng vòng Trường Sinh gồm 12 yếu tố :Trường Sinh, Mộc Dục, Quan Đới, Lâm Quan, Đế Vượng, Suy, Bệnh, Tuyệt, Mộ, Thai, Dưỡng. Trong đó Sinh, Tuyệt, Mộ (Khố) là quan trong mà thôi.
[3] Như xem vào tháng Dần thì hào Thân gọi là Nguyệt Phá. Ứng việc sẽ xảy ra ở Tị (hợp với Thân), hoặc Dần (điền thực).
Thanked by 3 Members:
|
|
#23
Gửi vào 09/04/2012 - 14:30
Thứ mười một: LỆ ĐỊNH VỀ QUẺ PHẢN NGÂM
Quẻ Phản Ngâm có hai loại: Quẻ Phản ngâm và Hào Phản ngâm.
Quẻ Phản ngâm là quẻ biến thành tương xung. Hào Phản ngâm là hào biến thành tương xung (hào biến tương xung thì nhiều, với quẻ thì chỉ có một là Không biến Tốn, Tốn biến Khôn).
Quẻ Càn ở Tây Bắc, phải cóTuất, trái có Hợi; quẻ Tốn ở Đông Nam phải có Thìn, trái có Tị, Hai quẻ này đối nhau có Thìn và Tuất, Tị và Hợi tương xung.. Cho nên quẻ Càn vi Thiên biến thành Tốn vi Phong, rồi Tốn biến thành Càn; quẻ Thiên Phong Cấu biến thành Phong Thiên Tiểu Súc, rồi Tiểu Súc biến thành Cấu. Đấy là hai quẻ Càn và Tốn tương xung là hai quẻ Phản Ngâm vậy.
Quẻ Khảm ở Chính Bắc nằm tại Tí, quẻ Li ở Chính Nam nằm tại Ngọ. Hai quẻ này đối nhau có Tí và Ngọ tương xung. Cho nên Khảm vi Thuỷ biến thành Li vi Hoả, rồi Li biến thành Khảm; quẻ Thủy Hoả Ký Tế biến thành Hoả Thuỷ Vị Tế, rồi Vị Tế biến thành Ký Tế . Đấy là hai quẻ Khảm và Ly tương xung là hai quẻ Phản Ngâm vậy.
Quẻ Cấn ở Đông Bắc. phải có Sửu, trái có Dần; quẻ Khôn ở Tây Nam, phải có Mùi, trái có Thân. Hai quẻ này đối nhau có Sửu và Mùi, Dần và Thân tương xung. Cho nên Cần vi Sơn biến thành Khôn vi Địa, rồi Khôn biến thành Cấn; quẻ Sơn Địa Bác biến thành Địa Sơn Khiêm, rồi Khiêm biến thành Bác. Đấy là hai quẻ Cấn và Khôn tương xung là hai quẻ Phản Ngâm vậy.
Quẻ Chấn ở Chính Đông nằm tại Mão, quẻ Đoài ở Chính Tây nằm ở Dậu. Hai quẻ này đối nhau có Mão và Dậu tương xung. Nên Chấn vi Lôi biến thành Đoài vi Trạch, rồi Đoài biến thành Chấn; quẻ Lôi Trạch Qui Muội biến thành Trạch Lôi Tuỳ, rồi Tuỳ biến thành Qui Muội. đó là hai quẻ Chấn và Đoài tương xung là hai quẻ Phản Ngâm vậy.
Tí biến Ngọ, Ngọ biến Tí; Sửu biến Mùi, Mùi biến Sửu; Dần biến Thân, Thân biến Dần; Mão biến dậu, Dậu biến Mão;Thìn biến Tuất, Tuất biến Thìn; Tị biến Hợi, Hợi biến Tị. Đó là những hào tương xung biến đổi lẫn nhau là Phản Ngâm của các hào.
Thứ mười hai: LỆ ĐỊNH VỀ QUẺ PHỤC NGÂM
Quẻ Phục Ngâm có 3 loại:
1. Quẻ Càn biến Chấn, Chấn biến Càn; Vô Vọng biến Đại Tráng, Đại Tráng biến Vô Vọng. Đó là Tí Dần Thìn biến thành Tí Dần Thìn, Ngọ Thân Tuất biến thành Ngọ Thân Tuất. Phục Ngâm cả Nội quái lẫn Ngoại quái .
2. Quẻ Cấu biến Hằng, Hằng biến Cấu; Độn biến thành Tiểu Quá, Tiểu Quá biến thành Độn; Bỉ biến thành Dự, Dự biến thành Bỉ; Phong biến thành Đồng Nhân, Đồng Nhân biến thành Phong; Lý biến thành Qui Muội, Qui Muội biến thành Lý; Giải biến thành Tụng, Tụng biến thành Giải. Đó là Ngọ Thân Tuất biến thành Ngọ Thân Tuất. Phục Ngâm ở Ngoại quái.
3. Quẻ Đại Hữu biến thành Phệ Hạp, Phệ Hạp biến thành Đại Hữu; Truân biến thành Nhu, Nhu biến thành Truân; Đại Súc biến thành Di, Di biến thành Đại Súc; Tuỳ biến thành Quải, Quải biến thành Tuỳ; Tiểu Súc biến thành Ích, Ích biến thành Tiểu Súc; Thái biến thành Phục, Phục biến thành Thái. Đó là Tí Dần Thìn biến thành Tí Dần Thìn. Phục Ngâm ở nội quái.
(Quẻ Phục Ngâm chỉ có Càn biến thành Chấn, Chấn biến thành Càn. Xét các quẻ khác không có Phục Ngâm).
Thứ mười ba: LUẬN VỀ VƯỢNG TƯỚNG HƯU TÙ
- Mùa Xuân: Mộc vượng, Hoả tướng. Mùa Hạ: Hoả vượng, Thổ tướng. Mùa Thu: Kim vượng, Thuỷ tướng. Mùa Đông: Thuỷ vượng, Mộc tướng. Bốn tháng cuối mỗi mùa Thổ vượng, Kim tướng. Đó là vượng tướng ở bốn mùa.
- Mùa Xuân thì Thổ và Kim. Mùa Hạ thì Kim và Thủy. Mùa Thu thì Mộc và Hoả. Mùa Đông thì Hoả và Thổ. Đó là hưu tù ở các mùa.
- Phàm trong quẻ, hào vượng tướng mà bị Nhật thần cùng động hào khắc chế, trước mắt được thời mà tươi tốt, quá thời sẽ bị hại. Đó chỉ là vượng tướng dùng trong tạm thời.
- Phàm trong quẻ, hào hưu tù nếu được Nhật thàn cùng động hào sinh phù, trước mắt tuy không thể thoả chí, gặp thời sẽ đắc ý. Đó là hưu tù đợi thời mà dùng vậy.
Thứ mười bốn: LUẬN VỀ TRONG HỢP CÓ KHẮC
- Phàm trong quẻ hào Tí biến thành Sửu, hào Tuất biến thành Mão, đó là Tí với Sửu hợp, Tuất với Mão hợp, trong hợp có khắc, hợp ba phần mà khắc bảy phần. Nếu vượng tướng, được Nhật Nguyệt sinh phò trợ giúp, hoặc trong quẻ có động hào sinh, thì luận là hợp. Nếu hưu tù, mất thời lệnh, bị Nhật Nguyệt khắc, hoặc trong quẻ động hào khắc, thì luận là khắc vậy. Duy Thân Kim hoá Tị Hoả, mà không có Nhật Nguyệt với động hào tương sinh, không luận khắc, mà là hoá hợp, hoá Trường Sinh vậy. Nếu xem vào ngày tháng Dần là Tam hình tụ hội, Thân bị Dần xung nên không thể luận cát được.
Thứ mười lăm: LUẬN VỀ HỢP XỨ PHÙNG XUNG, XUNG TRUNG PHÙNG HỢP
Hợp xứ phùng Xung có ba loại :
1. Phàm được quẻ Lục Hợp biến thành Lục Xung.
2. Nhật Nguyệt xung với hào.
3. Động hào biến thành xung.
Xung trung phùng Hợp cũng có ba loại:
1. Phàm được quẻ Lục Xung biến thành Lục Hợp.
2. Nhật Nguyệt hợp với hào.
3. Động hào biến thành hợp.
Hợp xứ phùng Xung mưu sự tuy thành mà kết quả lại tan. Xung trung phùng Hợp sự đã tan mà lại thành.Thứ mười sáu: LUẬN VỀ TUYỆT XỨ PHÙNG SINH, KHẮC XỨ PHÙNG SINH
Kim có Tuyệt tại Dần, Mộc có Tuyệt ở Thân, Thuỷ cóTuyệt ở Tị, Hoả có Tuyệt ở Hợi[1].
- Ví như ngày Dần xem quẻ, hào Kim có Tuyệt ở Dần, nếu trong quẻ có hào Thổ động mà sinh Kim, là Tuyệt xứ phùng sinh.
- Ngày Thân xem quẻ, hào Mộc có Tuyệt ở Thân, nếu trong quẻ có hào Thuỷ động sinh Mộc, là Tuyệt xứ phùng sinh.
- Ngày Tị xem quẻ, hào Thuỷ có Tuyệt tại Tị, nếu trong quẻ có hào Kim động sinh Thuỷ, là Tuyệt xứ phùng sinh.
- Ngày Hợi xem quẻ, hào Hoả có Tuyệt tại Hợi, nếu trong quẻ có có hào Mộc động sinh Hoả, là Tuyệt xứ phùng sinh.
- Tuy ngày Tị xem quẻ, hào Thổ có Tuyệt tại Tị, nếu Nguyệt kiến sinh phò trợ giúp, hào Thổ không thể bảo là Tuyệt, mà là Nhật sinh. Nếu Thổ hoá ra Tị, lại có Nhật Nguyệt trợ giúp, không bảo là hoá Tuyệt, mà bảo là hoá hồi đàu sinh. Nếu Nhật Nguyệt chế Thổ, thì bảo Thổ Tuyệt tại Nhật thần, là hoá Tuyệt vậy.
- Nếu ngày Dậu xem quẻ, hào Dần bị khắc, trong quẻ lại có hào Thuỷ động sinh Mộc, ấy là khắc xứ phùng sinh. Ngoài ra đều phỏng theo như thế.
Nói chung Tuyệt xứ phùng sinh là “hàn cốc phùng xuân” (hang lạnh gặp xuân), khắc xứ phùng sinh là “hung hậu kiến cát” (sau hung gặp cát).
Thứ mười bảy: LUÂN VỀ BIẾN TIẾN THẦN VÀ BIẾN THOÁI THẦN
- Phàm trong quẻ Hợi biến thành Tí, Sửu biến thành Thìn, Dần biến thành Mão, Tị biến thành Ngọ, Mùi biến thành Tuất, Thân biến thành Dậu , Tuất biến thành Sửu là biến thành Tiến Thần. Tiến Thần thì cát hay hung tăng thêm uy thế.
- Phàm trong quẻ Tí biến thành Hợi, Tuất biến thành Mùi, Dậu biến thành Thân, Mùi biến thành Thìn, Ngọ biến thành Tị, Thìn biến thành Sửu, Mão biến thành Dần, Sửu biến thành Tuất là biến thành Thoái Thần. Thoái Thần thì cát hay hung đều giảm uy lực.
Thứ mười tám: LUẬN VỀ QUẺ NGHIỆM VÀ KHÔNG NGHIỆM
Phàm người xem quẻ, chỉ chí thành mới cảm cách được thần minh. Cho nên thận trọng trai giới, chỉ xem một việc, cáo trước Thần mà sau mới xem. Rồi nghiên cứu các lẽ của Dụng thần, của Nguyên thần, của Kỵ thần, của Cừu thần, cùng động tĩnh, sinh khắc, hợp xung, biến hoá, Tuần không, Nguyệt Phá, Nguyệt kiến, Nhật thần, thì không quẻ nào là không nghiệm. Nếu người bói không xét lòng vốn có của người xem mà vọng đoán, thì lý không thông, quẻ chẳng nghiệm. Lại kèm hỏi thêm mấy chuyện, tất không định được, thì quẻ chẳng nghiệm. Như việc gian đạo, tà dâm thì trời chẳng dung, quẻ không nghiệm. Hoặc ngẫu nhiên thừa dịp mà xem, không chút thành kính, quẻ cũng không nghiệm.
Lại như xem thay cho người, tất trước hết nói rõ danh phận của người xem thay như thế nào, thân hay sơ, trên hay dưới đối với mình , phân biệt Dụng thần mà xem, để khỏi sai lầm. Nếu nô bộc thay cho chủ đến xem thì lấy hào Phụ Mẫu làm Dụng thần. Nay có người vì giữ thể diện không nói thực tình, giả thác là thân thích, để chọn sai Dụng thần, tuy xem cũng vô ích vì không nghiệm..
Lại có người đến xem, lòng tuy thành kính, hoặc vì việc gì cản trở phải khiến người thay thế để xem, mà người xem thay hoặc lòng không thành thì không nghiệm. Lại hoặc một việc mà hôm nay xem, ngày mai lại xem nữa, hoặc một người xem liền bốn năm quẻ, tức nhàn chám khinh nhờn cũng không nghiệm.
[1] Tuyệt là một trong 12 thành phần của vòng Trường Sinh thuộc ngũ hành mà khởi đầu là Trường Sinh, tiếp đến là Mộc Dục, Quan đới, Lâm Quan, Đế Vượng, Suy, Bênh, Tử, Mộ, Tuyệt, Thai và Dưỡng. Về sau gọi tắt là Kim tuyệt ở Dần, Mộc tuyệt ở Thân… có nghía hành Kim có Tuyệt ở Dần, hành Mộc có Tuyệt ở Thân….
Thanked by 3 Members:
|
|
#24
Gửi vào 09/04/2012 - 14:49
Chương 6
TỔNG ĐOÁN HOÀNG KIM SÁCH
TRỰC GIẢI THIÊN KIM PHÚ
黃 金 策 總 斷
千 金 賦 直 解
1.動靜陰陽反覆遷變
1 . động tĩnh âm dương phản phúc thiên biến
2.雖萬象之紛紜須一理而融合
2 . tuy vạn tượng chi phân vân tu nhất lý nhi dung hợp
3.夫,人有賢不肖之殊,
3 . Phù, nhân hữu hiền bất tiếu chi thù ,
卦有過不及之異.
quái hữu quá bất cập chi dị .
太過者損之斯成,
thái quá giả tổn chi tư thành ,
不及者益之則利
bất cập giả ích chi tắc lợi
4.生扶拱合時雨滋苗
4 . sinh phù củng hợp thời vũ tư miêu
5.剋害刑冲秋霜殺草
5 . khắc hại hình trùng thu sương sát thảo
6.長生帝旺爭如金谷之園
6 . trường sinh đế vượng tranh như kim cốc chi viên
7.死墓絕空乃是泥犁之地
7 . tử mộ tuyệt không nãi thị nê lê chi địa
8.日辰為六爻之主宰喜其滅項安劉
8 . nhật thần vi lục hào chi chủ tể hỉ kì diệt hạng an lưu
9.月建乃萬卦之提綱豈可助紂而為虐
9 . nguyệt kiến nãi vạn quái chi đề cương khởi khả trợ trụ nhi vi ngược
10.最惡者歲君宜靜不宜動
1 0 . tối ác giả tuế quân nghi tĩnh bất nghi động
11.最要者身位喜扶而不喜傷
1 1 . tối yếu giả thân vị hỉ phù nhi bất hỉ thương
12.世為己應為人大宜契合-動為始變為終最怕交爭
1 2 . thế vi kỷ ứng vi nhân đại nghi khế hợp - động vi thủy biến vi chung tối phạ giao tranh
13.應位遭傷不利他人之事
1 3 . ứng vị tao thương bất lợi tha nhân chi sự
世爻受制豈宜自己之謀
thế hào thụ chế khởi nghi tự kỷ chi mưu
14.世應俱空人無准實
1 4 . thế ứng câu không nhân vô chuẩn thật
15.內外兢發事必翻騰
1 5 . nội ngoại căng phát sự tất phiên đằng
16.世或交重兩目顧瞻於馬首
1 6 . thế hoặc giao trọng lưỡng mục cố chiêm ư mã thủ
應如發動一心似托於猿攀
ứng như phát động nhất tâm tự thác ư viên phàn
17.用神有氣無他故所作皆成
1 7 . dụng thần hữu khí vô tha cố sở tác giai thành
主象徒存更被傷凡謀不遂
chủ tượng đồ tồn canh bị thương phàm mưu bất toại
18.有傷須救
1 8 . hữu thương tu cứu
19.無故勿空
1 9 . vô cố vật không
20.空逢冲而有用
2 0 . không bồng trùng nhi hữu dụng
21.合遭破以無功
2 1 . hợp tao phá dĩ vô công
22.自空化空必成凶咎
2 2 . tự không hóa không tất thành hung cữu
23.刑合克合終見乖淫
2 3 . hình hợp khắc hợp chung kiến quai dâm
24.動值合而絆住
2 4 . động trị hợp nhi bán trụ
25.靜得冲而暗興
2 5 . tĩnh đắc trùng nhi ám hưng
26.入墓難克
2 6 . nhập mộ nan khắc
帶旺匪空
đái vượng phỉ không
27.有助有扶衰弱休囚亦吉
2 7 . hữu trợ hữu phù suy nhược hưu tù diệc cát
28.貪生貪合刑冲克害皆忘
2 8 . tham sinh tham hợp hình trùng khắc hại giai vong
29.別衰旺以明剋合
2 9 . biệt suy vượng dĩ minh khắc hợp
辨動靜以定刑冲
biện động tĩnh dĩ định hình trùng
30.併不併冲不冲因多字眼
3 0 . tính bất tính trùng bất trùng nhân đa tự nhãn
31.刑非刑合非合為少支神
3 1 . hình phi hình hợp phi hợp vi thiểu chi thần
32.爻遇令星物難我害
3 2 . hào ngộ lệnh tinh vật nan ngã hại
33.伏居空地事與心違
3 3 . phục cư không địa sự dữ tâm vi
34.伏無提拔終徒爾
3 4 . phục vô đề bạt chung đồ nhĩ
飛不推開亦枉然
phi bất thôi khai diệc uổng nhiên
35.空下伏神易於引拔
3 5 . không hạ phục thần dịch ư dẫn bạt
36.制中弱主難以維持
3 6 . chế trung nhược chủ nan dĩ duy trì
37.日傷爻真罹其禍
3 7 . nhật thương hào chân li kì họa
爻傷日徒受其名
hào thương nhật đồ thụ kì danh
38.墓中人不冲不發
3 8 . mộ trung nhân bất trùng bất phát
39.身上鬼不去不安
3 9 . thân thượng quỷ bất khứ bất an
40.德入卦而無謀不遂
4 0 . đức nhập quái nhi vô mưu bất toại
忌臨身而多阻無成
kị lâm thân nhi đa trở vô thành
41.卦遇凶星避之則吉
4 1 . quái ngộ hung tinh tị chi tắc cát
42.爻逢忌殺敵之無傷
4 2 . hào bồng kị sát địch chi vô thương
43.主象休囚怕見刑冲剋害
4 3 . chủ tượng hưu tù phạ kiến hình trùng khắc hại
用爻變動忌遭死墓絕空
dụng hào biến động kị tao tử mộ tuyệt không
44.用化用有用無用
4 4 . dụng hóa dụng hữu dụng vô dụng
空化空雖空不空
không hóa không tuy không bất không
45.養主狐疑-墓多暗昧
4 5 . dưỡng chủ hồ nghi - mộ đa ám muội
化病兮傷損-化胎兮勾連
hóa bệnh hề thương tổn - hóa thai hề câu liên
46.凶化長生熾而未散
4 6 . hung hóa trường sinh sí nhi vị tán
47.吉連沐浴敗而不成
4 7 . cát liên mộc dục bại nhi bất thành
48.戒回頭之剋我
4 8 . giới hồi đầu chi khắc ngã
勿反德以扶人
vật phản đức dĩ phù nhân
49.惡曜孤寒怕日辰之併起
4 9 . ác diệu cô hàn phạ nhật thần chi tính khởi
50.用爻重疊以墓庫之收藏
5 0 . dụng hào trọng điệp dĩ mộ khố chi thu tàng
51.事阻隔兮間發
5 1 . sự trở cách hề gian phát
心退悔兮世空
tâm thối hối hề thế không
52.卦爻發動須看交重
5 2 . quái hào phát động tu khán giao trọng
動變比和當明進退
động biến bỉ hòa đương minh tiến thối
53.煞生身莫將吉斷
5 3 . sát sinh thân mạc tướng cát đoạn
用剋世勿作凶看
dụng khắc thế vật tác hung khán
蓋生中有刑害之兩防
cái sinh trung hữu hình hại chi lưỡng phòng
合處有剋傷之一慮
hợp xử hữu khắc thương chi nhất lự
54.刑害八宜臨用
5 4 . hình hại bát nghi lâm dụng
死絕豈可持身
tử tuyệt khởi khả trì thân
55.動逢冲而事散
5 5 . động bồng trùng nhi sự tán
56.絕逢生而事成
5 6 . tuyệt bồng sinh nhi sự thành
57.如逢合住須冲破以成功
5 7 . như bồng hợp trụ tu trùng phá dĩ thành công
58.若遇休囚必生旺而成事
5 8 . nhược ngộ hưu tù tất sinh vượng nhi thành sự
59.速則動而剋世
5 9 . tốc tắc động nhi khắc thế
緩則靜而生身
hoãn tắc tĩnh nhi sinh thân
60.父亡而事無頭緒
6 0 . phụ vong nhi sự vô đầu tự
福隱而事不稱情
phúc ẩn nhi sự bất xưng tình
61.鬼雖禍災伏猶無氣
6 1 . quỷ tuy họa tai phục do vô khí
62.子雖福德多反無功
6 2 . tý tuy phúc đức đa phản vô công
63.究夫母推為體統
6 3 . cứu phu mẫu thôi vi thể thống
論官鬼斷作禍殃
luận quan quỷ đoạn tác họa ương
財乃祿神,子為福德
tài nãi lộc thần , tý vi phúc đức
兄弟交重必至,凡謀多阻滯
huynh đệ giao trọng tất chí , phàm mưu đa trở trệ
64.卦摊重疊須知事體兩交關
6 4 . quái than trọng điệp tu tri sự thể lưỡng giao quan
65.虎興而遇吉神不害其為吉
6 5 . hổ hưng nhi ngộ cát thần bất hại kì vi cát
龍動而逢凶曜難掩其為凶
long động nhi bồng hung diệu nan yểm kì vi hung
玄武主道賊之事亦必官爻
huyền vũ chủ đạo tặc chi sự diệc tất quan hào
朱雀本口舌之神然須兄弟
chu tước bổn khẩu thiệt chi thần nhiên tu huynh đệ
疾病大宜天喜若臨凶煞必生悲
tật bệnh đại nghi thiên hỉ nhược lâm hung sát tất sinh bi
出行最怕往亡如係吉神終獲利
xuất hành tối phạ vãng vong như hệ cát thần chung hoạch lợi
是故吉凶神煞之多端何如生剋制化之一理
thị cố cát hung thần sát chi đa đoan hà như sinh khắc chế hóa chi nhất lý
66.嗚呼卜易者知前則易
6 6 . ô hô bốc dịch giả tri tiền tắc dịch
67.求占者鑑後則靈
6 7 . cầu chiêm giả giám hậu tắc linh
68.筮必誠心
6 8 . thệ tất thành tâm
69.何妨子日
6 9 . hà phương tý nhật
Thanked by 6 Members:
|
|
#25
Gửi vào 09/04/2012 - 15:33
Động tĩnh âm dương phản phúc thiên biến
Âm dương động tĩnh đổi thay thay đổi vô cùng
- Động hào là hào giao交 và trùng重 , tĩnh hào là hào đơn單 và sách拆 .Hào Giao và Sách thuộc âm, hào Đơn và Trùng thuộc dương. Nếu hào là Đơn và Sách thì an tĩnh, hào an tĩnh thì không có lý biến hoá. Nếu hào là Giao và Trùng thì phát động, hào phát động thì trước sau cũng có biến đổi. Như Giao Giao Giao vốn là quẻ Khôn thuộc âm, nhân vì động nên biến thành Đơn Đơn Đơn là quẻ Càn thuộc dương.
Nói chung vật động thì biến. Vì sao Giao biến thành Đơn, Trùng biến thành Sách ? Đều do chữ “Động” đã lý giải ý nghĩa của chữ “Cực”. Người xưa bảo “Vật cực tắc biến, khí mãn tất khuynh” (Vật đến cùng cực tất biến, vật tràn đầy tất nghiêng). Giả như trời cực nóng thì sẽ nổi gió mây, nếu mưa gió quá mức thì sẽ ngưng tạnh. Cho nên người xưa ví :”Lúa giã thành gạo, gạo nấu thành cơm.Nếu không giã gạo, nấu cơm là không làm nó động thì lúa vẫn nguyên lúa, gạo vẫn nguyên gạo. Không động thì không biến. Trong việc phát động cũng có biến thành tốt, biến thành xấu. Dương cực tất biến Âm, Âm cực tất biến Dương. Đó là ý nghĩa “Động tĩnh Âm dương phản phúc thiên biến.
2. 雖 萬 象 之 紛 紜 須 一 理 而 融 合
Tuy vạn tượng chi phân vân, tu nhất lý nhi dung hợp
Tuy vạn loại rối rắm, chỉ cần một lý là thông suốt
Câu này chỉ giảng được một chữ “Lý”, chữ “tượng” phải giảng là “ban” (loại) . Lý là lý trung dung. Trong những tác dụng hình xung, phục hợp, động tĩnh, sinh khắc, chế hoá có một cái lý chắc chắn không đổi. Cái lý của quẻnày luận đến chỗ cùng cực của trung dung. Tuy vạn loại rối rắm mà một lý ấy có thể thông suốt hết.
3. 夫, 人 有 賢 不 肖 之 殊 ,
卦 有 過 不 及 之 異 .
太 過 者 損 之 斯 成 ,
不 及 者 益 之 則 利
Phù, Nhân hữu hiền bất tiếu chi thù- Quái hữu quá bất cập chi dị.
Thái quá giả tổn chi tắc thành - Bất cập giả ích chi tắc lợi
Này, Người đời có hiền hư khác biệt - Quẻ có thái quá, bất cập chẳng giống nhau
Thái quá thì bớt đi sẽ thành - Bất cập thì thêm vào tất lợi
Hiền hư khác nhau là cái chẳng không đồng đều của con người, quá và bất cập là cái không đồng đều của hào trong quẻ. Người lấy đức của trung dung làm chủ, quẻ lấy tượng trung hoà làm đẹp. Đức chủ ở trung dung nên nơi nào cũng thiện. tượng đạt trung hoà nên cầu gì cũng được. Cho nên trong quẻ, động tĩnh, sinh khắc, hợp xung, Không phá, vượng suy, Mộ Tuyệt, hiện phục đều mang cái lý thái quá và bất cập trong đó.
Phàm lý của quẻ chỉ luận được đạo trung hoà. Giả như loạn động thì chỉ cần tìm hào độc tĩnh. An tĩnh thì chỉ cần xem ngày phùng xung. Nguyệt phá thì cần xuất phá, điền hợp. Tuần không thì cần xuất Tuần, trị nhật. Động thì đợi hợp. Tĩnh thì đợi xung. Khắc xứ phùng sinh, Tuyệt xứ phùng sinh, Xung trung phùng hợp, Hợp xứ phùng xung. Những phép này thì chỉ là “thái quá bớt đi sẽ thành, bất cập thêm vào thì lợi”
Ngày xưa chú thích :Thái quá là Dụng thần hiện nhiều. Nếu Dụng thần chỉ ở một vị trí không vượng hoặc được mùa[1] là vô khí, ấy là bất cập. Giải thích này thạt nông cạn. không biết rằng trong quẻ không đâu là không có thái quá và bất cập. Động tĩnh, sinh khắc, hợp xung, Tuần không Nguyệt phá, vượng suy, Mộ Tuyệt, phục tàng xuất hiện, mỗi loại cũng có thể là thái quá, cũng có thể là bất cập. Chính trong chỗ linh động này tự có sự huyền diệu. Học giả nên để tâm tham cứu.
4. 生 扶 拱 合 時 雨 滋 苗
Sinh phù củng hợp. thời vũ tư miêu
Sinh phù, củng hợp là mạ được mưa tưới đúng lúc
Sinh ta và hào Dụng thần là Sinh, Phò ta và Dụng hào là Phù. Củng ta và Dụng hào là Củng, Hợp ta và Dụng hào là Hợp. Sinh là như Kim sinh Thuỷ chẳng hạn, Ngũ hành tương sinh. Phù là như Hợi phù Tí, Sửu phù Thìn, Dần phù Mão, Thìn phù Mùi, Tị phù Ngọ, Mùi phù Tuất, Thân phù Dậu. Củng tức như Tí củng Hợi, Mão củng dần, Thìn củng Sửu, Ngọ củng Tị, Mùi củng Thìn, Dậu củng Thân, Tuất củng Mùi. Hợp gồm có Nhị hợp, Tam hợp, Lục hợp. Nhị hợp tức như Tí hợp Sửu chẳng hạn; Tam hợp như Hợi Mão Mùi hợp thành Thuỷ cục chẳng hạn; Lục hợp tức quẻ Lục hợp.
Câu này cũng nối tiếp với câu trên :” Bất cập thì nên thêm vào” mà thôi. Nếu Dụng thần suy nhược bị xung phầm được sinh phù, củng hợp như cây mạ gặp hạn được mưa, tức mà đọt nhiên đâm chồi. Nếu trong quẻ Kỵ thần suy nhược xung phá, được sinh phù củng hợp, ấy là giúp Trụ làm việc ác, hoạ càng nặng . Học giả nên phân biệt.
Ba câu sau đây cũng phỏng theo như thế.
[1] Nguyên văn là “lệnh” tức nắm quyền. Như hào Mộc được xem vào mùa xuân chẳng hạn.
5. 剋 害 刑 冲 秋 霜 殺 草
Khắc hại hình xung, thu sương sát thảo
Khắc, Hại, Hình, Xung như sương thu giết cỏ
Khắc là tương khắc, như Kim khắc Mộc chẳng hạn; Hại là Lục hại tức Tí hại Mùi, Sửu hại Ngọ, Dần hại Tị, Mão hại Thìn, Thân hại Hợi, Dậu hại Tuất; Hình là như Dần Tị Thân chẳng hạn; Xung là như Tí Ngọ tương xung chẳng hạn. Đây cũng là nối tiếp câu trên, nếu Dụng thần suy nhược và không được Sinh phù củng hợp, ngược lạii bị Khắc hại hình xung, cho nên ví như sương thu giết cỏ. Nói chung ba loại Hình, Khắc, Xung trong quẻ thường nghiệm, còn Lục hại không ứng nghiệm, cần phải nói rõ.
6. 長 生 帝 旺 爭 如 金 谷 之 園
Trường Sinh, Đế Vượng tranh như Kim Cốc chi viên
Trường Sinh, Đế Vượng dành được vườn Kim Cốc[1]
Trường Sinh tức như Hoả có Trường sinh ở Dần chẳng hạn, Đế Vượng tức như Hoả có Đế Vượng ở Ngọ chẳng hạn. Dụng thần gặp Sinh Vượng, tuy suy nhược cũng luận là hữu khí, cho nên dùng vườn Kim Cốc để ví. Câu này luận Dụng thần được Trường Sinh, Đế Vượng tại Nhật thần. Câu này không nói là Trường Sinh, Đế Vượng tại Biến hào. Nếu nói Sinh, Vượng tại Biến hào là lầm.
Giả như Ngọ hoả biến thành Ngọ hoả, đó là quẻ Phục ngâm, có gì mà tốt, làm sao ví với vườn Kim Cốc ? Nói chung Dụng thần Đế Vượng ở Nhật thần chủ nhanh chóng; Trường Sinh tại Nhật thần chủ chậm chạp. Vốn Trường sinh giống như người mới sinh, nuôi dưỡng lớn lên dần; Đế Vương giống như lúc trai tráng, sức đang mạnh, vì thế Trường Sinh thì chậm mà Đế Vượng thì nhanh.
7.死 墓 絕 空 乃 是 泥 犁 之 地
Tử Mộ Tuyệt Không nãi thị nãi lê chi địa
Tử, Mộ, Tuyệt, Không là đất địa ngục.
Tử, Mộ, Tuyệt đều khởi từ Trường Sinh; Không là Tuần không; Tử là chết, giống như người bị bệnh mà chết; Mộ là che lấp, giốn như chết đem chon dưới mồ; Tuyệt là cắt đứt giống như người chết gốc rễ đều đứt; Không là rỗng như ở vực sâu lạnh lẽo, người không thể tới được. Nãi lê là tên địa ngục, ý nói hung hại. Bốn điều trên cùng với Khắc hại hình xung. ý nghĩa giống nhau, lại dẫn ý "thái quá và bất cập". Nếu Dụng thần không được sinh phù củng hợp, ngược lại bị Tử Mộ Tuyệt Không, nên lấy địa ngục mà ví.
Đại khái hào ở trong quẻ chỉ dùng được với 3 yếu tố Trường Sinh, Mộ, Tuyệt, xét Nhật thần, xem Biến hào. Duy Mộc Dục, Quan đới, Lâm quan, Đế Vượng, Suy, Bệnh, Tử, Thai, Dưỡng không thể xem ở Biến hào, vì ở trường hợp động mà biến thành như thế thì dùng Sinh khắc xung hợp, Tiến thần, Thoái thần, Phản ngâm, Phục ngâm mà luận.
8. 日 辰 為 六 爻 之 主 宰 喜 其 滅 項 安 劉
Nhật thần vi lục hào chi chúa tể, hỉ kỳ diệt Hạng nhi an Lưu
Nhật thần là chúa tể của sáu hào, mừng nếu diệt được Hạng Vũ để Lưu Bang yên ổn
Nhật thần là chúa tể trong Bốc phệ, không xem Nhật thần thì không thể biết tình trạng nặng nhẹ về hung cát của quẻ. Nhật thần vốn có thể xung khởi, xung thực, xung tán. Các hào động Không, tĩnh vượng, có thể hợp điền; các hào bị Nguyệt phá; suy nhược thì có thể trợ giúp, cường vượng thì có thể chế phục, phát động thì có thể khắc chế, phục tàng thì có thể đề bạt, để có thể thành việc, có thể hư việc, cho nên gọi là chúa tể của sáu hào.
Như Kỵ thần vượng động, Dụng thần hưu tù, nếu được Nhật thần khắc chế Kỵ thần, sinh phù Dụng thần thì mọi việc chuyển hung thành cát. Cho nên mới gọi là "diệt Hạng an Lưu".
9.月 建 乃 萬 卦 之 提 綱 豈 可 助 紂 而 為 虐
Nguyệt kiến nãi vạn quái chi đề cương, khởi khả trợ Trụ nhi vi ngược
Nguyệt kiến là đề cương của vạn quẻ, há đi giúp Trụ làm ác.
Nguyệt kiến là cương lĩnh của Bốc phệ, Nguyệt kiến có thể cứu giúp mà có thể phá hại. Cho nên mới bảo là đề cương của vạn quẻ. Nếu trong quẻ có Kỵ thần phát động khắc thương Dụng thần, nếu Nguyệt kiến lại sinh phò Kỵ thần đó ,đó là giúp Trụ làm ác. Nếu Kỵ thần khắc Dụng thần mà lại bị Nguyệt kiến khắc chế Kỵ thần, sinh phò Dụng thần tất cứ giúp sự việc.
Phàm xem Nguyệt kiến chỉ luận được sinh khắc, giống với Nhật thần. Nói chung quyền tạo hoạ phúc bởi Nguyệt kiến chỉ nội trong tháng, không thể từ đầu đến cuối sự việc, nhưng Nhật thần thì bất luận việc dài lâu mấy nữa, cuối cũng cũng tạo ảnh hưởng. Ấy vì 12 giai đoạn Trường Sinh, Mộc Dục, Quan Đới... liên quan đến Nhật thần, còn với Nguyệt kiến chẳng qua chỉ luận đến Nguyệt phá, hưu tù, vượng tướng, sinh khắc. Nay có người nói Suy, Bệnh, Tử, Mộ ở Nguyệt kiến là không tốt, Trường Sinh, Đế Vượng ở Nguyệt kiến là tốt là những điều truyền lại không thể tin được.
10. 最 惡 者 歲 君宜 靜 不 宜 動
Tối ác giả Tuế quân, nghi tĩnh nhi bất nghi động
Ác nhất là Tuế quân, nên tĩnh không nên động.
Tuế quân tức Thái tuế của năm, tượng Thiên tử. Đã là quá ác, há không thể là quá thiện sao ? Đã nên an tĩnh, há không nên phát động sao ? Nếu hào Thái Tuế lâm Kỵ thần phát động đến xung khắc Thế thân, Dụng hào chủ tai ách bất lợi, trong năm thường nhiều lộn xộn. Cho nên bảo là quá ác, nên an tĩnh.
Câu nói này ý nói Tuế quân lâm Kỵ thần thì nên tĩnh không nên động. Nếu hào Thái Tuế động đến sinh hợp hào Thế thân, chủ thường gặp may mắn, trong năm hỉ khánh gia tăng, đáng bảo là "rất thiện", cũng nên phát động. Nếu Dụng thần lâm Thái Tuế tất việc liên quan đến triều đình, nếu Nhật thần, động hào xung Dụng hào là phạm thượng. Bất kể luận công hay tư đều nên thận trọng.
[1] Kim Cốc là tên vườn hoa của Thạch Sùng thuộc huyện Lạc Dương tỉnh Hà Nam Trung Quốc. Thạch Sung là người kinh doanh giàu có đời Tấn.
Thanked by 4 Members:
|
|
#26
Gửi vào 09/04/2012 - 15:36
Tối yếu giả Thân vị, hỉ phù nhi bất hỉ thương
Quan trọng nhất là hào Thân, thích phò trợ mà không thích bị thương khắc
Thân tức Nguyệt quái thân. Thế ở hào dương thì khởi từ tháng Tí, Thế ở hào âm thì khởi từ tháng Ngọ. .Đó là phép an Quái thân. Đại khái sau khi lập quẻ, xem Quái thân có hiện hay không, có sự can thiệp của Nhật thần, Nguyệt kiến, động hào hay không, tất biết hung cát. Bói việc tất sự thể, bói về người tức nhân thân. Chỉ thích được sinh phù củng hợp, không nên bị khắc hại hình xung. Phàm xem quẻ lấy Thân là chủ việc coi. Cho nên bảo là "Rất quan trọng"[1]
12. 世 為 己 應 為 人 大 宜 契 合 -動 為 始 變 為 終 最 怕 交 爭
Thế vi kỷ, Ứng vi nhân đại nghi kế hợp
Động vi thuỷ, Biến vi chung tối phạ giao tranh.
Thế là mình, Ứng là người, rất cần phối hợp
Động là đầu, Biến là cuối sợ nhất chống nhau.
Giao trùng là động. Động thì dương biên âm, âm biến dương. Trong quẻ gặp như thế phải lấy hào động làm khởi đầu sự việt, biến hào làm kết thúc sự việc. Hào phát động biến thành khắc, biến thành xung ấy là giao tranh. Phàm Thế Ứng nên sinh hợp Dụng thần, sợ biến khắc xung.
13. 應 位 遭 傷 不 利 他 人 之 事
世 爻 受 制 豈 宜 自 己 之 謀
Ứng vị tao thương,bất lợi tha nhân chi sự
Thế hào thụ chế khởi nghi tự kỷ chi mưu.
Ứng bị thương khắc thì bất lợi việc cho người
Thế hào bị chế, há nên mưu sự cho mình sao ?
Vị trí của Ứng phải dựa vào Dụng thần mới biết rõ. Như xem cho người khác, tuỳ người mà có Dụng thần khác nhau. Như xem cho người sơ giao cùng với người không định được cấp bậc đối với mình thì dùng hào Ứng làm người đó. Nếu xem cho bạn của cha , chủ nhà, thầy dạy thì Phụ Mẫu là Dụng thần; xem cho bạn của con cháu, thì hào Tử Tôn là Dụng thần; xem cho thê thiếp, nô tì thì hào Thê Tài là Dụng thần. Bạn của cha, bạn của mình cho đến bạn của con cháu, tuy là người khác phải phân biệt xưng hô già trẻ ra sao mà dùng, không thể đại khái dùng hào Ứng để khỏi đoán lầm.
Như xem việc lợi hại cho chính mình, lấy hào Thế là chính mình. Thế bị khắc chế, há nên tự mình mưu sự sao ?
14. 世 應 俱 空 人 無 准 實
Thế Ứng câu không, nhân vô chuẩn thực
Thế Ứng đều Không, ta và người đều không thật lòng.
Câu này cũng nối theo câu trước mà nói đến Thế Ứng. Nhưng phàm mưu sự, thế tất phải nhờ người khác. Thế lâm Không tất tự mình không thật lòng, Ứng lâm Không thì người khác không thật lòng. Nếu Thế và Ứng đều Không thì ta và người chẳng thật lòng với nhau. Thế Ứng hợp mà lâm Không thì hư ước không giữ chữ tín. Nếu nhờ trưởng bối mưu sự mà được hào Phụ Mẫu sinh hợp Thế hào, thì nhờ cậy được ích lợi, nếu Ứng lại lâm Không thì tuy được sức của trưởng bối nhưng một bên không thật lòng, cũng khó thành việc được.
15. 內 外 兢 發 事必 翻 騰
Nội ngoại cạnh phát, sự tất phiên đằng
Trong và ngoại tranh động thì sự việc lộn xộn.
“Cạnh” là xung khắc, “phát” là động. Phàm xem gặp quẻ nội và ngoại quái loạn động, xung khắc loạn xạ, nhân tình bất thường, chủ việc tráo trở, lộn xộn.
16. 世 或 交 重 兩 目 顧 瞻 於 馬 首
應 如 發 動 一 心 似 托 於 猿 攀
Thế hoặc giao trùng, lưỡng mục cố chiêm ư mã thủ
Ứng như phát động nhất tâm tự thác ư viên phan.
Thế giao hoặc trùng như ngựa ngước hai mắt mà nhìn
Ứng nếu động thì lòng giống như vượn leo cây.
Ngựa ngước nhìn hoặc sang đông hoặc sang tây, vượn leo cây tất trong lòng không định. Thế là lấy mình mà nói, Ứng là lấy người mà nói. Sách có ghi: “Ứng động sợ người khác thay đổi, Thế động tự mình do dự”, đều là nói đổi thay chuyển biến,không thể giữ một lòng.
Câu này cũng dẫn từ câu ở trước, Thế Ứng là người và ta, lại dẫn ý tranh cạnh tráo trở để nói, hung cát của sự việc nói chung cũng không ngoài sinh phù củng hợ,hình xung khắc hại.
17. 用 神 有 氣 無 他 故 所 作 皆 成
主 象 徒 存 更 被 傷 凡 謀 不 遂
Dụng thần hữu khí vô tha cố, sở tác giai thành
Chủ tượng đồ tồn cánh bị thương, phàm mưu bất toại.
Dụng thần hữu khí không bị cớ nào khác, việc làm đều thành
Chủ tượng vô ích lại bị thương, mọi mưu sự không xong.
Dụng thần là như xem văn thư, trưởng bối lấy hào Phụ Mẫu làm Dụng thần chẳng hạn. Chủ tượng cũng là Dụng thần. Chữ "cố" nên viết là "bệnh" . Sao gọi là bệnh? Phàm Dụng thần gặp hình xung khắc hại, ấy là bệnh. Như trong quẻ Dụng thần vượng tướng gặp bệnh, có thế đợi lúc trừ hết bệnh, cũng thành việc. Nếu vượng tướng mà không bị hình xung khắc hại, mưu sự gì cũng theo ý muốn, không gì là không thành.
Nếu Dụng thần suy nhược, vô khí mà lại gặp Nguyệt kiến, Nhật thần hình xung khắc hại, giống như một người không đủ khí tiên thiên, suy nhược quá mức, há có thể tăng thêm bệnh sao ? Cho nên hào suy nhược mà bịị hình thương khắc hại, mọi việc đều uổng phí tâm lực, cuối cùng chẳng thành tựu.
Vốn hào Dụng tuy xuất hiện mà không được sinh trợ, trong quẻ lại không có Nguyên thần, nếu lại gặp Không, Phá ấy là Chủ tượng "đồ tồn", ""đồ tồn" là hiện diện vô ích, mưu sự nào có thể toại ý.
18.有 傷 須 救
Hữu thương tu cứu
Bị thương nên được cứu.
Thương là Thần khắc hại Dụng thần. Cứu là Thần che chở Dụng thần. Như Thân kim là Dụng thần bị Ngọ hoả phát động khắc, tất hào Thân bị thương, nếu được Nhật thần là Tí, hoặc động hào là Tí thì Tí khử, xung Ngọ hoả, hoặc ngày Hợi, hào Hợi chế phục Ngọ hoả tất Ngọ hoả bị chế, Thân kim há không phải là có cứu tinh sao ?
Nếu Nguyệt kiến xung khắc Dụng thần, được Nhật thần sinh hợp Dụng thần, lại hoặc Nhật thần khắc Dụng thần, trong quẻ lại động một hào sinh Dụng, đó là bị thương mà được cứu. Phàm gặp bị thương được cứu thì mọi việc trước khó sau dễ, trước hung sau cát. Dụng thần được cứu vẫn hữu dụng.
19. 無 故 勿 空
Vô cố vật Không
Vô cố chớ nên Không.
“Cố” có nghĩa “bị thương”, “vật” phải có nghĩa “không”. Nói chung hào có Tuần không, an tĩnh mà lại gặp Nguyệt kiến, Nhật thần khắc chế tức bị Không thái quá, tức xuất Tuần gặp trị nhật, cũng không thể cát, không thể hung. Loại Tuần không này cuối cùng là Không vô dụng. Nếu hào có Tuần không mà phát động, hoặc được Nguyệt kiến, Nhật thần sinh phù củng hợp, hoặc Nhật thần xung khởi nó , hoặc động hào sinh hợp với nó, đó là Không vô cố, đợi xuất Tuần gặp trị nhật thì được việc. Cho nên gọi là hào “Không vô cố” (hào lâm Không không bị thương)
Tuy ở Tuần không mà không bị Nguyệt kiến, Nhật thần khắc thương, không thể luận là Không thật sự. Lại như Dụng thần hoá hồi đầu khắc, lại bị hợp Cục khắc, bị khắc quá nhiều, há không bị thương sao ? Nếu Nhật Nguyệt không thương khắc nó, Dụng thần một khi lâm Không tất không chịu khắc, cũng gọi là “vô cố”.
Ngày xưa có nói về “tị hung” (tránh hung), cũng gần với lý “vô cố” . Xưa chú thích nhầm là “ hào không bị thương khắc thì không nên có Không, nếu bị Nhật Nguyệt khắc thì nên có Không” làm mất diệu chỉ của tiên thiên, lại làm sai ý của câu văn nữa.
20. 空 逢 冲 而 有 用
Không phùng xung nhi hữu dụng
Không gặp xung mà hữu dụng.
Nói chung hào trong quẻ gặp Tuần không, người đời nay không kể hung hay cát đều đoán là vô dụng, riêng chẳng biết là nếu bị Nhật thần xung cũng có chỗ dùng được. Vốn xung tất phải động, động thì không phải Không, cho nên “Không gặp xung mà hữu dụng”.
[1] Đây là chú thích của Vương Hồng Tự trong tác phẩm này, một số tác phẩm khác không coi trọng Quái Thân, cho Thân ở đây chỉ là Thế mà thôi. Và không chỉ ở câu này mà còn ở nhiều câu phú khác nữa.
Thanked by 3 Members:
|
|
#27
Gửi vào 09/04/2012 - 15:39
Hợp tao Phá dĩ vô công
Hợp gặp Phá nên vô ích.
Câu này chỉ nói về "hợp xứ phùng xung" (hợp gặp xung). Vốn hào trong quẻ gặp hợp, như đồng lòng hợp sức, việc tất được trợ giúp. Phàm mưu sự gì muốn thành tựu mà gặp được thế tất không gì mà không thành. Nếu Hợp mà gặp Xung hình phá khắc, sợ gặp gian trá tiểu nhân, phá phách hai bên, tất sinh lòng nghi kỵ. Như Dần hợp với Hợi, nếu gặp ngày Thân, hoặc gặp hào Thân động xung khắc Dần mộc, tất hại Hợi thuỷ. Cho nên mới bảo:" Hợp gặp Phá thì vô ích".
Hợp thì thành, ý nói hoà hợp. Phá là tan, ý nói là phá mở ra. Phàm việc muốn thành mà gặp "hợp xứ phùng xung" , thì việc thành rồi lại tan. Phàm muốn việc tán mà gặp quẻ có "hợp xứ phùng xung" thì toại ý. Nếu "xung trung phùng hợp" (trong xung gặp hợp) thì ngược lại như thế.
22. 自 空 化 空 必 成 凶 咎
Tự Không hoá Không tất thành hung cựu
Tự lâm Không hay động hoá Không thì trở thành hung xấu.
Tự Không là Dụng thần lâm Không, hoá Không là Dụng thần động hoá thành Tuần không. "Hung cựu" ý nói không thành việc được. Câu này nối tiếp câu trên về mưu sự, nếu Dụng Không hoặc hoá Không, thì động là có biến đổi mà Không thì nghi hoặc, việc tất không thành. Cho nên mới bảo là "hung cựu".
23. 刑 合 克 合 終 見 乖 淫
Hình hợp khắc Hợp , chung kiến quai dâm
Hình Hợp, khắc hợp cuối cùng gặp ngang trái.
Hợp ý nói là "hoà hợp" , phàm quẻ gặp vậy thì việc gì cũng lợi. Nhưng không biết là trong hợp có hình có khắc. Hợp mà bị khắc, cuối cùng sẽ không hoà hợp, mà bị Hình cuối cùng sẽ ngang trái. Như Dụng thần là Mùi Tài hào, Ngọ là hào Phúc, Ngọ hợp với Mùi, nhưng Ngọ mang tự Hình[1], thì gọi là "Hình hợp" . Lại như Tí là Tài hào, Tí hợp với Sửu, Sửu thổ lại khắc Tí thuỷ, ấy là "Khắc hợp", như xem về thê thiếp , trước hợp sau phản, mọi việc cuối cùng sẽ ngang trái.
24. 動 值 合 而 絆 住
Động trị Hợp nhi bạn trú
Động gặp Hợp thì ràng buộc.
Nói chung hào động không gặp hợp, rồi sẽ động. Nếu có hợp thì bị ràng buộc mà không thể động. Đã không thể động thì không thể sinh khắc gì cả. Như hào hợp với Nhật thần, thì phải đợi đến ngày xung với hào này, mới ứng được hung hoặc cát. Như hào khác động đến hợp với hào này thì đợi ngày xung hào đến hợp này, mới ứng hung hay cát của sự việc. Giả như Dụng thần Sửu thổ là Tài hào hợp với ngày Tí, đợi ngày Mùi mới ứng việc; nếu hào Tí đến hợp thì đợi ngày Ngọ mới ứng việc.Lại như hào Tử Tôn động mà bị Nhật thần hợp, thì không thể sinh được Tài, đợi đến lúc xung khai làm động Tử Tôn mới có tài được. Ngoài ra cứ phỏng như thế.
25. 靜 得 冲 而 暗 興
Tĩnh đắc xung nhi ám hưng
Tĩnh gặp xung thì ám động.
Nói chung hào không động, không thể bảo là an tĩnh. Nếu bị Nhật thần xung thì tuy tĩnh rồi cũng động, gọi là ám động. Giống như người nằm ngủ bị kêu dậy, không thể an tĩnh mà ngủ được. Ở trong quẻ hào động có thể xung hào an tĩnh. Vả lại hào ám động giống như làm việc riêng tư, hào ám động sinh phò ta, như có người âm thầm trợ giúp, còn nếu khắc hại ta thì như bị người ngầm hại. Lý lẽ tham sâu, việc ứng vào ngày hợp.
26. 入 墓 難 克
帶 旺 匪 空
Nhập Mộ nan khắc
Đới vượng phỉ Không
Nhập Mộ khó khắc,
Đang vượng chẳng Không.
Nhập Mộ khó khắc là nói hào động nhập Mộ không thể khắc hào khác, lại nói hào nhập Mộ không bị động hào khắc. Giả như Dần mộc phát động vốn khắc Thổ, nếu gặp ngày Mùi xem quẻ, hào Mộc này nhập Mộ ở ngày Mùi, hoặc hoá ra Mùi, thì nhập Mộ tại Mùi, tất không thể khắc Thổ được. Lại như Dần động khắc Thổ, mà hào Thổ gặp ngày Thìn tất nhập Mộ tại Thìn, hoặc hoá ra Thìn thì nhập Mộ ở biến hào, đều chẳng bị Dần mộc khắc. Cho nên gọi là "nhập Mộ khó khắc".
Vượng tướng tức như mùa Xuân thì Mộc vượng, Hoả tướng; mùa Hạ thì Hoả vượng, Thổ tướng; mùa Thu Kim vượng Thuỷ tướng; mùa đông Thuỷ vượng Mộc tướng; bốn tháng Quí[2] Thổ vượng Kim tướng.
Xưa bảo đang sinh là Vượng, được sinh là Tướng. Hào Không vong không thể luận là Không. Lại bảo hào vượng tướng qua khỏi Tuần vẫn hữu dụng, cho nên gọi là "chẳng Không".
27. 有 助 有 扶 衰 弱 休 囚 亦 吉
Hữu trợ hữu phù, suy nhược hưu tù diệc cát
Được trợ được phò, suy nhược hưu tù cũng tốt.
Câu này chỉ đề cập đến Dụng thần. Giả như mùa Xuân xem quẻ, Dụng hào thuộc Thổ là suy nhược hưu tù, vốn là không tốt, nếu được Nhật thần, động hào sinh phù củng hợp, tuy gọi là vô khí nhưng không luận hưu tù. Giống như người nghèo hèn được quí nhân đề bạt. Nếu Kỵ thần vô khí thì không nên đựơc phù trợ.
28. 貪 生 貪 合 刑 冲 克 害 皆 忘
Tham sinh tham hợp, Hình xung khắc hại giai vong
Ham Sinh ham Hợp, đều quên cả Hình xung khắc hại.
Câu này cũng chỉ đề cập đến dụng thần. Nếu Dụng thần gặp Hình xung khắc hại, đều chẳng phải là điềm tốt. Nếu được hào sinh, hào hợp với hào Hình xung đó, thì hào này ham Sinh ham Hợp nên không đáng lo. Nên bảo là quên xung quên khắc. Như Dụng thần là Tị, trong quẻ có hào Hợi động xung khắc Tị hoả, lại có hào Mão động, tức hào Hợi thuỷ ham sinh Mão mà quên khắc Tị. Như hào Dần động tức hào Hợi thuỷ ham hợp với Dần mà quên khắc Tị. Đó là quên khắc, quên xung. quên Hình . Ngoài ra phỏng theo như thế, có thể suy ra được.
29. 別 衰 旺 以 明 剋 合
辨 動 靜 以 定 刑 冲
Biệt suy vượng dĩ minh khắc hợp
Biện động tĩnh dĩ định hình xung
Phân suy vượng để rõ khắc hợp
Chia động tĩnh để định hình xung)
Câu này phân biệt lẽ suy ượng, động tĩnh, sinh khắc chế hoá. Nếu chỉ phân suy vượng mà không phân động tĩnh tức lầm lẫn cách dùng. Như hào vượng vốn khắc được hào suy, nếu an tĩnh dù có vượng cũng không thể khắc được hào suy. Hào suy vốn không thể khắc được hào vượng, nếu phát động thì khắc được hào vượng. Điều đó ví động như người dậy, tĩnh như người nằm. Tuy vượng tướng nhưng chẳng qua vượng nhất thời trước mắt, tuy suy cũng chẳng qua suy nhất thời trước mắt. Chờ khí vượng lui, mà hào suy được phò trợ thì có thể khắc được hào vượng.
Nếu hào vượng động khắc hào suy mà hào này không được Nhật thần cứu giúp thì chịu khắc ngay. Chỉ có Nhật thần có thể xung khắc được động hào, tĩnh hào mà động hào không sinh khắc được Nhật thần đó. Nếu Nguyệt kiến hiện trong quẻ thì động hào có thể khắc. Như vậy lẽ suy vượng động tĩnh đã rõ ràng.
30. 併 不 併 冲 不 冲 因 多 字 眼
Tính bất tính, xung bất xung nhân đa tự nhãn
Tính không Tính, Xung chẳng Xung vì quá nhiều địa chi[3]
Tính là hào trong quẻ mà Nhật thần lâm tại đó. Xung là hào trong quẻ mà bị Nhật thần xung. Chữ “Bất” (chăng) là nói hào Tính mà chẳng Tính được, hào Xung mà chẳng xung được.
Sao gọi là không thể “Tính” ? Giả như ngày Tí xem quẻ, trong quẻ có hào Tí làm Dụng thần, Nhật thần lâm tại đó. Nếu hào Tí suy nhược đã có Nhật thần ở đấy, nên luận là vượng. Nhưng cũng không thể để hào Tí hoá Mộ, hoá Tuyệt, hoá khắc. Đấy là Nhật thần biến hoại, không thể gọi là hào tốt, mà ngược lại là hung tại ngày này. Cho nên gọi là Tính mà chẳng Tính.
Sao gọi là không thể Xung ? Lại như ngày Tí xem quẻ, trong quẻ lại thấy chi Ngọ làm Dụng thần , Nhật thần xung Ngọ, nếu Tí hào trong quẻ động xung khắc hào Ngọ. Nếu được hào Tí hoá Mộ, hoá Tuyệt, hoá khắc, đấy là Nhật thần hoá hoại, không thể hại được Ngọ, nên ngược lại thấy tốt trong ngày này. Cho nên Xung mà không thể Xung.
Hai điều trên xảy ra nhân vì xem quẻ vào ngày Tí. Trong quẻ hiện nhiều hào Tí biến hoại này, cho nên xảy ra như thế. Ngoài ra cứ phỏng theo vậy.
[1] Xem phần Tam hình ở chương cơ bản.
[2] Chỉ các tháng Quí xuân, Quí hạ, quí thu và Quí đông (tháng ba, sáu, chín và chạp)
[3] Tự vốn nghĩa là “chữ”, ở đây chỉ Địa chi an ở trong quẻ. Câu này đề cập đến trường hợp Nhật thần có cùng Địa chi với hào trong quẻ.
Thanked by 4 Members:
|
|
#28
Gửi vào 09/04/2012 - 15:42
Hình phi Hình, Hợp phi Hợp vị thiểu chi thần
Hình chẳng Hình, Hợp chẳng Hợp vì thiếu địa chi.
Hình là Tam hình, Hợp là Hợp cục. Như Dần Tị Thân là Tam hình, Sửu Tuất Mùi là Tam hình, Tí Mão là Nhị hình, Thìn, Ngọ, Hợi, dậu là Tự hình. Giả như trong quẻ có hai chi Dần và Tị mà thiếu Thân, có hai chi Dần Thân mà không có Tị, có hai chi Tị Thân mà không có Dần, là thiếu mất một chi mà không thành Hình.
Như Hợi Mão Mùi là Tam hợp , Thân Tí Thìn là Tam hợ, Tị dậu Sửu là Tam hợp, Dần Ngọ Tuất là Tam hợp. Giả như có Hợi, Mão mà không có Mùi; có Mùi Mão mà không có Hợi, có Hợi Mùi mà không có Mão, là thiếu một chi mà không thành Hợp.
Phép Tam hình, Tam hợp cần phải trọn vẹn các chi, có hai hào động tất hợp được một hào, nếu chỉ một hào động thì không thể hợp được hai hào kia. Như trong quẻ Hình Hợp đều có đủ các hào nhưng đều an tĩnh thì chẳng thành Hình Hợp. Như vậy mà chiêm nghiệm tất sẽ rõ ràng thông suốt.
32. 爻 遇 令 星 物 難 我 害
Hào ngộ lệnh tinh, vật nan ngã hại
Hào gặp Nguyệt kiến, vật khó hại ta.
Lệnh tinh là Nguyệt kiến, Vật là động hào ở trong quẻ. Nếu Dụng thần là Nguyệt kiến , mà Nguyệt kiến tức nắm quyền lệnh. Nếu động hào thương khắc, đâu đáng sợ. Cho nên bảo là :Vật khó hại ta.
33. 伏 居 空 地 事 與 心 違
Phục cư Không địa sự dữ tâm vi
Phục tại Tuần không việc trái với lòng.
Phục là Phục thần. Sáu hào trong quẻ thiếu Dụng thần, phải tra Dụng thần ở quẻ đầu của cung chứa quẻ này để xem phục tại hào tương ứng trong quẻ, hào này là Phi. Phi thì hiện rõ mà Phục thì ẩn tàng. Nếu sáu hào trong quẻ không có Dụng thần, Dụng thần phải phục mà lại lâm Tuần không, nếu chẳng được đề bạt, mưu sự chắc chắn chẳng thành tựu. Cho nên mới bảo “việc trái với lòng”.
34. 伏 無 提 拔 終 徒 爾
飛 不 推 開 亦 枉 然
Phục vô đề bạt chung đồ nhĩ
Phi bất suy khai diệc uổng nhiên.Phục chẳng được đề bạt cuối cùng cũng vô ích
Phi không được suy khai cũng uổng công.
Câu này cũng nối ý với câu trên. Phục là nói Dụng thần không hiện trong quẻ phải ẩn phục dưới hào khác. Nếu không có Nhật thần, động hào sinh phù củng hợp, tức Phục không được đề bạt. Phi là hào mà Dụng thần phục ở dưới nó, là thần hiển lộ. Suy là xung, ý nói xung khai Phi thần khiến cho Phục thần thoát ra được.
35. 空 下 伏 神 易 於 引 拔
Không hạ Phục thần dị ư dẫn bạt
Phục thần dưới hào Không thì dễ kéo ra.
Câu này nói Phục thần ở dưới Phi thần lâm Tuần không Hào Phi này đã lâm Không, giống như không níu kéo được nên Phục thần đễ kéo ra ngoài. Dẫn là thần củng phù, Bạt cũng là Sinh phù củng hợp, ý nói xung hào Phi để kéo ra hào Phục.
36. 制 中 弱 主 難 以 維 持
Chế trung nhược chủ nan dĩ duy trì
Suy nhược bị chế khó duy trì.
Chế là nói bị Nguyệt kiến, Nhật thần khắc chế. Nhược chủ chỉ hào suy nhược. Như Dụng thần bị suy nhược mà lại bị Nhật Nguyệt xung khắc, nếu được động hào sinh cũng có trợ giúp. Vốn là hào suy nhược mà gặp Nhật Nguyệt khắc, như cành khô cây mục. Nếu có mưa thấm nhuần cũng khó mong sinh rễ mới. Đây là đề cập đến Dụng thần xuất hiện, nếu lại là Phục thần dù có được Tính dẫn[1] cũng vô dụng.
37. 日 傷 爻 真 罹 其 禍
爻 傷 日 徒 受 其 名
Nhật thương hào chân li kỳ hoạ
Hào thương Nhật đồ thụ kỳ danhNhật khắc hào mới thật gặp hoạ
Hào khắc Nhật chỉ mang lấy danh)
Nhật thần là chúa tể của sáu hào, nắm hết mọi việc. Sáu hào là bề tôi của Nhật thần, phân ra mà coi mọi việc. Vì thế Nhật thần có thể hình xung khắc hại được các hào, mà hào trong quẻ không thể hình xung khắc hại Nhật thần. Nguyệt kiến đối với hào trong quẻ cũng thế.
38. 墓 中 人 不 冲 不 發
Mộ trung nhân bất xung bất phát
Người trong Mộ không xung chẳng phát.
Tổng quát Dụng thần nhập Mộ thì nhiều cản trở, mọi việc tốn sức mà chẳng thành, nên đợi Nhật thần hay động hào xung, hoặc xung khắc hào Mộ mới được hữu dụng. Sách xưa bảo rằng:” Xung Không tức khởi, Phá Mộ tắc khai” (Xung Không thì làm trở dậy, Phá Mộ thì mở ra)
39. 身上 鬼不 去 不 安
Thân thượng Quỷ bất khử bất an
Quỷ bên Thân không khử không yên.
Thân là mượn để nói đền Thế hào. Nhưng phàm Quan Quỷ trì Thế, nhưng mình không phải là người có chức vị thì hào Quan Quỷ là thần trở ngại ưu nghi, nên được Dụng thần, động hào xung khắc mà khử đi, mới được yên mà không lo. Hoặc Kỵ thần lâm ở Thế cũng như vậy, nhưng không thể quá khắc, sợ ta cũng bị thương. Tiên thánh nói: “Nhân nhi bất nhân tật kỷ thậm, loạn dã” (Người đã bất nhân, ghét quá sức thì nó làm loạn). Chỉ quí ở chỗ trung hoà mà thôi.[2]
40. 德 入 卦 而 無 謀 不 遂
忌 臨 身 而 多 阻 無 成
Đức nhập quái nhi vô mưu bất toại
Kỵ lâm Thân nhi đa trở vô thành
Đức có ở trong quẻ không mưu tính gì không toại ý
Kỵ ở Thân thì nhiều trở ngại mà không thành.
Đức là hợp. Trong hoà hợp có ân tình đức nghĩa. Cho nên phàm mưu sự gì mà Dụng thần động hợp Thế hoặc Dụng thần hoá thành sinh hợp, hoặc Nhật thần lâm Dụng hợp Thế, hoặc Nhật thần sinh hợp Dụng hào đều gọi là Đức vào trong quẻ, thì không mưu sự gì không toại ý. Nhưng mà hợp xứ phùng xung thì e có biến động. Nếu Kỵ thần mà như thế thì nhiều cản trở khó thành.
[1] Dùng theo ý của tác giả : Tính là Nhật thần lâm tại hào này, Dẫn là củng phù. Như vạy thì trái với ý ở trước là hào này bị Nhật Nguyệt khắc thương.
[2] Luận với Kỵ thần lâmThế không hoàn toàn đúng như vậy. Nếu Thế vượng dù trì Kỵ thần, xem cho mình thì mọi việc cũng không thể xấu được
Thanked by 4 Members:
|
|
#29
Gửi vào 09/04/2012 - 15:46
Quái ngộ hung tinh, tị chi tắc cát
Quẻ gặp hung tinh, tránh đi tất cát.
Hung tinh ấy là Kỵ thần. Phàm Dụng thần bị Nhật thần, Nguyệt kiến khắc thương, bất luận Không hay Phục, trước sau cũng bị thụ chế, không có nơi để tránh. Nếu không bị Nhật Nguyệt thương khắc, chỉ gặp Kỵ thần trong quẻ động khắc. Nếu Dụng hào lâm Tuần không, phục tàng thì không chịu khắc, gọi là tránh. Đợi ngày xung khắc Kỵ thần, thì hung tự tiêu tan. Nếu Dụng thần xuất hiện mà không lâm Không thì bị hại, khó tránh được thương khắc. Cho nên bảo “tránh đi thì cát”.
42. 爻 逢 忌 殺 敵 之 無 傷
Hào phùng kỵ sát, địch chi vô thương
Hào gặp kỵ sát, được cứu thì khỏi bị hại.
Hào là Dụng hào, như cầu tài lấy hào Tài làm Dụng thần chẳng hạn. Địch có nghĩa là cứu giúp. Ví như cầu tài, trong quẻ hào Tài thuộc Mộc, nếu có hào Kim động khắc Tài là hung, hoặc được hào Hoả phát động khắc Kim tức hào Kim tự chống không nỗi, làm sao có thể khắc Mộc được, hào Mộc khỏi lo. Cho nên bảo “được cứu thì không bị hại”.
43. 主 象 休 囚 怕 見 刑 冲 剋 害
用 爻 變 動 忌 遭 死墓 絕 空
Chủ tượng hưu tù, phạ kiến hình xung khắc hại
Dụng hào biến động, kỵ tao Tử Mộ Tuyệt Không.
Chủ tượng hưu tù, sợ gặp hình xung khắc hại
Dụng hào biến động kỵ gặp Tử Mộ Tuyệt Không.
Chủ tượng cũng chỉ Dụng thần. Nếu hưu tù đã không thành việc, há lại bị hình khắc sao ? Nếu Dụng thần phát động, như người mạnh mẽ tiến tới trước, há có thể hoá Mộ Tuyệt sao ?
44. 用 化 用 有 用 無 用
空 化 空 雖 空 不 空
Dụng hoá Dụng hữu dụng vô dụng
Không hoá Không tuy Không bất Không
Dụng hoá Dụng có lúc hữu dụng, có lúc vô dụng
Không hoá Không tuy là không mà chẳng không.
Dụng thần hoá Dụng thần có Dụng thần hữu dụng, có Dụng thần vô dụng. Hữu dụng là Dụng thần hoá Tiến thần. Vô dụng là Dụng thần hoá Thoái thần, cùng quẻ Phục ngâm. Cho nên mới phân biệt “hữu dụng” và “vô dụng”.
Hào lâm Không an tĩnh tất không thể hoá thành Không, chỉ hào phát động mới có thể biến thành. Đã phát động thì không phải là Không. Hoá thành Không cũng do động mà biến thành. Phàm hào động lâm Không hoặc hào động biến Không đều không thể luận là thực sự là Không, vì ra khỏi Tuần thì hữu dụng.
45.養 主 狐 疑 - 墓 多 暗 昧
化 病 兮 傷 損 - 化 胎 兮 勾 連
Dưỡng chủ hồ nghi - Mộ đa ám muội.
Hoá Bệnh hề thương tổn – Hoá Thai hề câu liên.
Dưỡng chủ nghi ngờ - Mộ nhiều ám muội
Hoá Bệnh thì tổn hại – Hoá Thai thì khó khăn.
Trường Sinh, Mộc Dục, quan đới, Lâm Quan, Đế Vượng, Suy, Bênh, Tử, Mộ, Tuyệt, Thai , Dưỡng là 12 Thần[1]. Trong quẻ chỉ ba giai đoạn Trường Sinh, Mộ, Tuyệt là cần xem xét ở mọi quẻ, mọi hào. Còn các giai đoạn khác như Mộc Dục, Quan Đới, Lâm Quan, Đế Vượng, Suy, Bệnh, Tử, Thai, Dưỡng mỗi cái đều luận thành sinh khắc xung hợp, Tiến Thoái thần, Phục ngâm, Phản ngâm. Không thể câu chấp Dưỡng là nghi ngờ, Bệnh chủ tổn thương, Thai chủ khó khăn.
46. 凶 化 長 生 熾 而 未 散
Hung hoá Trường Sinh, sí nhi vị tán
Hung hoá Trường Sinh, mạnh mẽ mà chưa tan.
Dụng thần hoá thành Trường Sinh là tốt. Nếu Hung thần hoá Trường Sinh thì căn hoạ đã manh nha, ngày tăng trưởng dần, tất đợi ngày Mộ, Tuyệt mới giảm bớt cái thế của hung thần được.
47. 吉 連 沐 浴 敗 而 不 成
Cát liên Mộc Dục, bại nhi bất thành
Cát hợp Mộc Dục, bại mà không thành.
Mộc Dục có tên là Bại thần, lại gọi là Mộc Dục Sát, là thần vô liêm sỉ, tính tình dâm bại, nhưng có phân ra nặng hay nhẹ. Tức như Kim bại ở Ngọ, trong bại có khắc; Dần mộc bại ở Tí, trong bại có sinh; Mão mộc bại ở Tí, trong bại có hình; Thuỷ bại ở Dậu, trong bại có sinh; Thổ bại ở Dậu, trong bại có tiết khí. Hoả bại ở Mão, trong bại có sinh. Chỉ xem hôn nhân là hết sức kỵ.
Nếu xem chọn vợ mà được hào Tài hoá Mộc Dục kèm sinh, tất bại gia phong; kèm khắc thì vì gian mà sát thân. Còn xem chuyện khác, nếu hào Thế hoá Mộc Dục, nếu kèm sinh thì vì sắc mà hại danh; kèm khắc thì vì gian mà táng thân. Được cứu thì trong chỗ hiểm có đường sống. Cho nên mới bảo : “Cát thần không nên hoá Mộc Dục”
48. 戒 回 頭之 剋 我
勿 反 德以 扶 人
Giới hồi đầu chi khắc ngã
Vật phản đức dĩ phù nhân
Ngăn hồi đầu mà khắc ta
Chớ trái đức mà giúp người.
Hồi đầu khắc là Dụng thần tự hoá Kỵ thần. Như hào Hoả hoá Thuỷ chẳng hạn. Xem mọi chuyện mà Thế hào, Thân hào, Dụng hào gặp thế đều không tốt. Phàm Dụng thần động sinh hợp Thế thì là có tình với ta, mưu sự dễ thành. Hoặc Dụng thần động không sinh hợp Thế Thân, mà ngược lại sinh hợp với hào Ứng cùng hào khác đều gọi là “trái đức giúp người”. Phàm xem mà gặp thế mọi mưu sự khó khăn, vì tượng lợi người hại mình.
49.惡 曜 孤 寒 怕 日 辰 之 併 起
Ác diệu cô hàn, phạ Nhật thần chi tính khởi
Ác diệu mà cô hàn, thì chỉ sợ Nhật thần lâm ở đó.
Ác diệu là chỉ Kỵ thần; Cô là một mình không được sinh phù củng hợp; Hàn là suy nhược vô khí. Phàm xem quẻ gặp Kỵ thần cô hàn thì vĩnh viến không tổn hại được ta. Chỉ sợ Nhật thần lâm khởi ở đó, thì cô hàn mà được thế, cuối cùng không tránh được tổn hại. Nếu trị Nguyệt kiến cũng thật đáng sợ.
50. 用爻 重 疊 以 墓 庫 之 收 藏
Dụng hào trùng điệp dĩ Mộ khố chi thu tàng
Dụng hào trùng điệp thì nhờ Mộ khố để cất chứa.
Như trong quẻ Dụng thần trùng điệp thái quá, thích nhật là Mộ của Dụng thần lâm Thân Thế, ấy là qui về cất chứa ở ta.[2]
[1] Từ này dùng rất phổ biến trong các môn Thuật số, có thể dùng để chỉ các tinh tú, can chi, ngày tháng, các hào trong quẻ…. ở đây nói đến 12 giai đoạn của ngũ hành.
[2] Câu này giảng không rõ. Khi Dụng thần trùng điệp tức xuát hiện quá nhiều trong quẻ. Như Dụng thần thuộc Thuỷ, mà trong quẻ có quá nhiều hào Thuỷ. Muốn Dụng thần có tác dụng thì phải đợi đến lúc Dụng thần nhập Mộ. Nếu là Dụng thần thuộc Thuỷ như trên thì phải đợi đến Thìn là Mộ khố của Thuỷ.
Thanked by 4 Members:
|
|
#30
Gửi vào 09/04/2012 - 15:49
心 退 悔 兮 世 空
Sự trở cách hề gian phát
Tâm thoái hối hề Thế Không.
Việc ngăn cản vì gian hào động
Lòng dùng dằng vì Thê lâm Không.
Gian hào là hai hào ở giữ Thế và Ứng . Vốn hai hào ở giữa Thế Ứng này ngăn cách đường giữa ta và người. Gian hào động là có người cản trở. Muốn biết ai ngăn trở cứ lấy Lục thân mà suy. Như Phụ Mẫu động là bậc tôn trưởngchẳng hạn.
Phàm Thế hào gặp Tuần Không, thì trong lòng uể oải không muốn thăng tiến để thành tựu công việc. Cho nên bảo :”Tâm dùng dằng vì Thế lâm Không”.
52. 卦 爻 發 動 須 看 交 重
動 變 比 和 當 明 進 退
Quái hào phát động tu khán giao trùng
Động biến tỉ hoà đương minh tiến thoái
Hào trong quẻ phát đông cần xem giao hay trùng
Động biến thành cùng hành xem rõ Tiến hay Thoái.
Phàm hào phát động trong quẻ, giao thì chủ tương lai, trùng thì chủ quá khứ. Như xem về Đào vong (bỏ trốn) thấy Phụ Mẫu Chu Tước phát động, nếu hào này là giao, còn có người đến báo tin; nếu là trùng thì tin đã biết trước rồi. Các chuyện khác cứ phỏng theo như thế.
Động biến thành cùng hành , là chỉ đến Tiến thần và Thoái thần. Như Dần mộc hoá Mão mộc là Tiến Thần, Mão biến thành Dần là thoái thần. Tiến chủ đi lên phía trước, Thoái chủ lùi ra sau.
53.煞 生 身 莫 將 吉 斷
用 剋 世 勿 作 凶 看
蓋 生 中 有 刑 害 之 兩 防
合 處 有 剋 傷 之 一 慮
Sát sinh Thân mạc tương cát đoán,
Dụng khắc Thế vật tác hung khan
Cái : Sinh trung hữu Hình hại chi lưỡng phòng
Hợp xứ hữu khắc thương chi nhất lự.
Sát sinh Thân chớ đoán là tốt
Dụng khắc Thế chớ xem là hung.
Vốn được sinh cũng phòng hai điều Hình và hại.
Được hợp cũng có lo về khắc thương.
Sát là Kỵ thần. Sinh là hợp vậy. Thân là như tự xem thì lấy hào Thế . Nếu trong quẻ Kỵ thàn phát động, tất thương khắc Dụng thần, như vậy dù đã sinh hợp với ta thì cũng chẳng ích gì. Huống gì trong sinh hợp có hình, có hại, có khắc. Như Kỵ thần sinh Thế kèm có Hình khắc, không những chỉ mưu sự không thành, điều mong cầu chẳng được, còn sợ vì mưu sự mà gặp xấu. Như một người đi thi Hương vào ngày Quí Dậu thàng Thìn bói được quẻ Tiết biến Khảm, Thế hào Tị hoả hoá Kỵ thần là Dần mộc, trong sinh có Hình. lại có Mão mộc Kỵ thần ám động sinh Thế. Về sau vào trường bị bệnh. Đấy là Kỵ sinh Thân, trong sinh có mang Hình, về hại cũng tương tự, còn khắc thì nặng hơn.
Lại như Dụng thần động khắc Thế, đó là “vật”[1] đến tìm ta, phàm mưu sự dễ thành, chớ thấy ngắc ta mà cho là hung, được Dụng thần khắc Thế vốn là cát. Nhưng không nên đi sinh hợp với Ứng hào. Đó là hậu với người mà bạc với ta, thì tuy Dụng thần khắc Thế cũng xem là hung, không thể không biết đến.
54. 刑 害 八 宜 臨 用
死 絕 豈 可 持 身
Hình hai bất nghi lâm Dụng
Tử Tuyệt khởi khả trì Thân
Hình hại chẳng nên lâm Dụng
Tử Tuyệt há lại trì Thân.
Phàm Dụng thần, Thân,Thế gặp Nhật thần tương hình, tất chủ bất lợi, xem việc thì chẳng thành. Xem vật thì không tốt, xem bệnh thì trầm trọng, xem người thì có bệnh, xem đàn bà thì bất trinh, xem văn thư thì sơ hở, xem kiện tụng thì hình. Hại thì không đến nỗi hư việc, đại khái cũng phỏng thế, mà hoá Hình hại cũng thế. Cần xem suy vượng sinh khắc, phân định nặng nhẹ kỹ càng. Hào Tử Tuyệt tại Nhật thần mà trì Thế Thân, Dụng thần xem mọi việc đều bất lợi. Biến động mà hoá Tử Tuyệt cũng vậy, nhưng có “Tuyệt xứ phùng sinh” người học cần nên biết.
55. 動 逢 冲 而 事 散
Động phùng xung nhi sự tán
Động gặp xung thì việc tan.
Vốn hào xung không phải theo một lệ mà đoán. Như hào Tuấn không an tĩnh gặp xung thì gọi là khởi; hào Tuần không phát động gặp xung gọi là thực; hào an tĩnh bất Không gặp xung gọi là ám động; hào phát động bất Không gặp xung gọi là tán, lại gọi là xung thoát. Phàm động hào mà găph xung tán thoát, cát chẳng thành cát, hung không thành hung.
56. 絕 逢 生 而 事 成
Tuyệt phùng sinh nhi sự thành
Tuyệt mà gặp sinh thì việc thành.
Phàm Dụng thần ở Tuyệt địa, không thể câu chấp mà luận là phải Tuyệt tại Nhật thần. Dụng thần hoá Tuyệt cũng thế. Nếu gặp sinh phù là trong hung có cát, điềm đại tốt, gọi là “Tuyệt xứ phùng sinh”
57. 如 逢 合 住 須 冲 破 以 成 功
Như phùng hợp trú, tu xung phá dĩ thành công
Nếu gặp hợp, nên xung phá để thành công.
Trong quẻ Dụng thần, Kỵ thần gặp Nhật thần hợp, hoặc tự hoá thành hợp, hoặc có động hào đến hợp. Không kể là hung hay cát đều không có kết quả, phải chờ đến lúc xung phá thì việc cát hung mới ứng. Giả như Dụng hào động sinh Thế, việc dễ thành, nếu gặp hợp, tất lại ngăn trở, cần đợi ngày xung thì việc mới thành.Ở câu sau là phép đoán nhật kỳ.
58. 若 遇 休 囚 必 生 旺 而 成 事
Nhược ngộ hưu tù tất sinh vượng nhi thành sự
Nếu gặp hưu tù tất chờ lúc sinh vượng mới thành việc.
Phép đoán Nhật kỳ không thể chấp nhất, phải linh động mà suy đoán để không nhầm lẫn. Như:
- Dụng hào hợp trú thì dùng nhật kỳ xung để đoán.
- Dụng hào hưu tù tất lúc sinh vượng mới thành việc. Cho nên vô khí thì phải dùng tháng ngày vượng tướng mà đoán
- Dụng hào vượng tướng bất động thì dùng ngày tháng xung động mà đoán.
- Dụng hào hữu khí phát động thì lấy ngày hợp mà đoán. Hoặc hữu khí mà động mà hợp Nhật thần, hoặc Nhật thần lâmmà động sinh hợp Thế thân, tức lấy ngày đó mà đoán.
- Dụng hào bị thụ chế tất lấy tháng ngày chế sát mà đoán
- Dụng hào được thời vượng động mà lại được sinh phù, đấy là quá vượng, nên dụng tháng ngày Mộ khố để đoán.
- Dụng hào vô khí phát động mà được sinh phù tức lấy ngày tháng sinh phù mà đoán.
- Dụng hào nhập Mộ thì dùng ngày tháng xung Mộ mà đoán.
- Dụng hào Tuấn không an tĩnh, tất lấy ngày xuất Tuần gặp xung mà đoán.
- Dụng hào Tuần không phát động, tức dùng ngày trị[2] lúc xuất Tuần để đoán.
- Dụng hào phát động Tuần không mà bị hợp tức dùng ngày xung khi ra khỏi Tuần mà đoán.
- Dụng hào Tuần không phát động mà gặp xung, tức là xung thực, tất lấy ngày đó mà đoán
Trên đây là phép đoán tổng quát, trong đó lý lẽ vi diệu, học giả phải thông suốt, linh động phân ra nặng nhẹ , Phân định rõ Dụng và Kỵ thì đoán chẳng sai.
59. 速 則 動 而 剋 世
緩 則 靜 而 生 身
Tốc tắc động nhi khắc Thế
Hoãn tắc tĩnh nhi sinh Thân.
Nhanh thì động mà khắc Thế
Chậm thì tĩnh mà sinh Thân.
Đây cũng là phép đoán nhật kỳ, để định ứng nhanh hay chậm. Nếu Dụng thần động mà khắc Thế thì việc đến nhanh, nếu động mà sinh Thế thì ứng chậm. Nếu tĩnh mà sinh Thế lại trì trệ. Lại dùng suy vượng động tĩnh mà suy nghiệm, tất vạn điều chẳng lầm. Như suy mà phát động khắc Thế so với vượng động mà khắc Thế thì xảy ra chậm hơn. Ngoài ra cứ phỏng thế.
[1] Dùng thuật ngữ ở câu 32. Vật ở đây chỉ hào động
[2] Trị nhật ngày mang địa chi của hào. Như hào Dần lâm Không thì đợi hết tuấn sang đến ngày Dần.
Thanked by 6 Members:
|
|
Similar Topics
Chủ Đề | Name | Viết bởi | Thống kê | Bài Cuối | |
---|---|---|---|---|---|
Bầu cử 2024: Võ đài chính trị giữa công lý và các giá trị cao quý |
Linh Tinh | FM_daubac |
|
|
|
Dự đoán phối hợp nhiều môn huyền học cho chính trị & kinh tế thế giới |
Mệnh Lý Tổng Quát | Ngu Yên |
|
||
Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy Vương Đình Chi |
Báo Tin | huygen |
|
|
|
Lá số nào cho Phạm Nhật Vượng? |
Tử Vi | Bazilearner |
|
||
Sao Thiên vương Uranus và vòng đời 84 năm |
Thiên Văn - Lịch Pháp - Coi Ngày Tốt Xấu | Elohim |
|
||
Trích sách: Các Phương Pháp Tính Vượng Độ Ngũ Hành |
Tử Bình | ThienKhanh |
|
8 người đang đọc chủ đề này
0 Hội viên, 8 khách, 0 Hội viên ẩn
Liên kết nhanh
Coi Tử Vi | Coi Tử Bình - Tứ Trụ | Coi Bát Tự Hà Lạc | Coi Địa Lý Phong Thủy | Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh | Coi Nhân Tướng Mệnh | Nhờ Coi Quẻ | Nhờ Coi Ngày |
Bảo Trợ & Hoạt Động | Thông Báo | Báo Tin | Liên Lạc Ban Điều Hành | Góp Ý |
Ghi Danh Học | Lớp Học Tử Vi Đẩu Số | Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý | Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | Sách Dịch Lý | Sách Tử Vi | Sách Tướng Học | Sách Phong Thuỷ | Sách Tam Thức | Sách Tử Bình - Bát Tự | Sách Huyền Thuật |
Linh Tinh | Gặp Gỡ - Giao Lưu | Giải Trí | Vườn Thơ | Vài Dòng Tản Mạn... | Nguồn Sống Tươi Đẹp | Trưng bày - Giới thiệu |
Trình ứng dụng hỗ trợ: An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi | Quỷ Cốc Toán Mệnh | Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản | Quẻ Mai Hoa Dịch Số | Bát Tự Hà Lạc | Thái Ât Thần Số | Căn Duyên Tiền Định | Cao Ly Đầu Hình | Âm Lịch | Xem Ngày | Lịch Vạn Niên | So Tuổi Vợ Chồng | Bát Trạch |