Jump to content

Advertisements




Lượm lặt tử vi - tử vi ứng dụng


303 replies to this topic

#256 NgoaLong

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1746 Bài viết:
  • 4760 thanks

Gửi vào 03/07/2012 - 23:53

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

saobienden, on 03/07/2012 - 21:05, said:

Trang Tử nói:

" ... Rồi sau khi thánh nhân xuất hiện, dùng lễ nhạc uốn nắn con người, sửa thái độ con người cho ngay ngắn, đề cao nhân nghĩa để vỗ về nhân tâm. Từ đó dân chúng mới tận lực dùng trí xảo, tranh nhau lợi lộc, không làm sao ngăn được nữa, đó là tội của thánh nhân"
(Nam Hoa kinh - chương IX - Mục 4)

"Thánh nhân là hạng người giúp cho kẻ cướp nước, chứng cứ là pháp độ mà thánh nhân đặt ra, giúp cho Điền Thành từ kẻ giết vua Tề, cướp nước Tề, được yên ổn trị vì, truyền ngôi tới mười hai đời. Cũng chính Thánh nhân tổ chức xã hội, cho Vua Chúa đủ uy quyền với bề tôi, dạy bề tôi phải "trung" với vua, vì vậy mà bọn hiền thần như Tỉ can, Ngũ Tử Tư mới bị sát hại".

"Lý luận thật đanh thép, thời nào hạng người hiền cũng hiếm mà kẻ ác thì nhiều, và kẻ cầm quyền luôn luôn lợi dụng, lạm dụng pháp độ của thánh nhân đặt ra để để đàn áp trị dân. Cho nên thánh nhân không chết thì đạo tặc không hết. Giao cho thánh nhân trị thiên hạ, đặt ra pháp chế để trị dân, tức là làm lợi cho Đạo Chích".

Trang Tử là Đạo Gia (Đạo Lão ấy, cũng như người đời thường gọi chung là thuyết Lão Trang), theo Vô Vi, chủ trương xuất thế thay vì nhập thế như Nho Giáo.

Nói chung, định nghĩa về "Thánh Nhân" trong Đạo Gia, Phật Giáo khác xa với "Thánh Nhân" trong Nho Giáo.

------------------------------

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

kytam, on 03/07/2012 - 23:20, said:

tôi thì nghĩ đó chỉ được gọi là bậc đại nhân.
vĩ nhân thì giúp cho loài người tiến bộ và được cả thế giới ngưỡng mộ.
Thánh nhân thì giúp cho loại người thoát khổ thiên về tâm linh.Và Thánh nhân cũng không cần ai cám ơn,tôn sùng và ngưỡng mộ.
Vài dòng suy nghĩ nông cạn mong mọi người góp ý.
Thân!

Cái Nghĩ thì mọi người đều có thể Nghĩ và có Suy Nghĩ riêng, và có thể mỗi thời mỗi lúc mỗi khác, có thể là không giống nhau. Nhưng, xét lời của người xưa thì nên lấy cái Nghĩ, cái khuôn khổ của người xưa để xét.

Ngược lại, nếu tùy ý suy diễn thì làm cho vấn đề rối thêm và lệch lạc.

Thanked by 2 Members:

#257 TPVTLS

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 816 Bài viết:
  • 1397 thanks

Gửi vào 04/07/2012 - 00:05

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

NgoaLong, on 03/07/2012 - 23:53, said:


Cái Nghĩ thì mọi người đều có thể Nghĩ và có Suy Nghĩ riêng, và có thể mỗi thời mỗi lúc mỗi khác, có thể là không giống nhau. Nhưng, xét lời của người xưa thì nên lấy cái Nghĩ, cái khuôn khổ của người xưa để xét.

Ngược lại, nếu tùy ý suy diễn thì làm cho vấn đề rối thêm và lệch lạc.

Cái nghĩ của người xưa chắc gì đã đúng. Ngày xưa Khổng Tử quy định "quân xử thần tử thần bất tử bất trung", "xuất gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử", "tam tòng tứ đức"... ngày nay còn mấy ai theo? Các nước phương Tây cũng chưa bao giờ theo. Cái gì nó truyền lại lâu quá thì thành văn hóa, cứ thế mà ta tuân theo như quán tính, như một cái máy. Đã bao giờ chúng ta tự nhìn lại, những điều đó nó có đúng hay ko?

Vì "Quân xử thần tử thần bất tử bất trung" mà các công ty VN đa phần cứ đòi hỏi nhân viên phải "cống hiến", rồi mới trả lại tí quyền lợi nhỏ bé không đáng kể, như là bố thí; chứ ko phải trên nguyên tắc đôi bên cùng có lợi.

Vì "cá không ăn muối cá ươn, con cãi cha mẹ trăm đường con hư", "cha mẹ luôn đúng" mà biết bao ông bố bà mẹ đưa con cái vào địa ngục trên đôi bàn tay với danh nghĩa yêu thương.

Vì "tam tòng tứ đức" mà biết bao phụ nữ khi mất chồng lúc tuổi trẻ đã phải ôm hận tối tối vỗ gối một mình cả một đời, nuốt nước mắt sống một cuộc sống dài dằng dặc vô nghĩa.

.....................

Thanked by 2 Members:

#258 NgoaLong

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1746 Bài viết:
  • 4760 thanks

Gửi vào 04/07/2012 - 00:36

@TPVTLS: Ở đây không nói đến chuyện đúng sai trong tư tưởng của người xưa, mà là nói về chữ (định nghĩa) "thánh nhân" trong tư tưởng của người xưa.

Chữ "Thánh Nhân" trong Sấm Trạng Trình thì cách đây cũng 500 năm rồi. Nho giáo ảnh hưởng trong tư tưởng, văn hóa của người Việt ta như thế nào thì không cần phải nói thêm.

Sửa bởi NgoaLong: 04/07/2012 - 00:36


Thanked by 2 Members:

#259 quangdct

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1794 Bài viết:
  • 3024 thanks

Gửi vào 04/07/2012 - 04:58

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

saobienden, on 03/07/2012 - 21:05, said:

Trang Tử nói:

" ... Rồi sau khi thánh nhân xuất hiện, dùng lễ nhạc uốn nắn con người, sửa thái độ con người cho ngay ngắn, đề cao nhân nghĩa để vỗ về nhân tâm. Từ đó dân chúng mới tận lực dùng trí xảo, tranh nhau lợi lộc, không làm sao ngăn được nữa, đó là tội của thánh nhân"
(Nam Hoa kinh - chương IX - Mục 4)

"Thánh nhân là hạng người giúp cho kẻ cướp nước, chứng cứ là pháp độ mà thánh nhân đặt ra, giúp cho Điền Thành từ kẻ giết vua Tề, cướp nước Tề, được yên ổn trị vì, truyền ngôi tới mười hai đời. Cũng chính Thánh nhân tổ chức xã hội, cho Vua Chúa đủ uy quyền với bề tôi, dạy bề tôi phải "trung" với vua, vì vậy mà bọn hiền thần như Tỉ can, Ngũ Tử Tư mới bị sát hại".

"Lý luận thật đanh thép, thời nào hạng người hiền cũng hiếm mà kẻ ác thì nhiều, và kẻ cầm quyền luôn luôn lợi dụng, lạm dụng pháp độ của thánh nhân đặt ra để để đàn áp trị dân. Cho nên thánh nhân không chết thì đạo tặc không hết. Giao cho thánh nhân trị thiên hạ, đặt ra pháp chế để trị dân, tức là làm lợi cho Đạo Chích".
Toàn bộ đoạn này khi đọc kĩ trên cơ sơ tư tưởng chủ đạo của Lão Trang với quan điểm về "Đạo', mà cụ thể trong quan điểm xã hội và con người với thuyết "vô vi nhi trị", "ngu dân"....thì mới thấy nhiều hạn chế. Cái tích cực là khuyên con người sống tốt, trở về với tự nhiên bản ngã của mình; nếu thấy xã hội xấu xa không có khả năng cứu nhân độ thế thì trốn đời tu tiên ở ẩn lấy cái thanh cao duy nhất của mình mà cười ngạo với đời, khát lấy nước dưới khe mà uống, đói lấy hoa quả trong rừng mà ăn, lấy trời làm màn, lấy đất làm giường, lấy lá cây làm chăn ấm đệm êm, lấy trăng sao làm bầu bạn, người dân nghe tiếng gà gáy thì đi làm, giao tiếp trao đổi qua thắt nút dây thừng... Hỏi ai cũng trốn đời như thế thì xã hội thời loạn sẽ loạn đến bao giờ? Xã hội thời bình lấy cái gì làm động lực để phát triển đi lên? Theo quan điểm của Lão Trang thì xã hội loài người mấy nghìn năm vẫn vậy chẳng thay đổi gì.
Việc lấy thánh nhân ví như đạo tặc vì có thánh nhân giáo hóa mà con người có nhận thức, biết Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín, biết kiến công lập nghiệp giúp đời...mà cụ thể ở đây là phê phán Khổng Tử và Nho giáo với học thuyết chính danh vì có Khổng tử mà con người mới háo danh, ham lợi từ đó nảy sinh lòng tham....đưa xã hội tới loạn lạc.
Cụ thể:
- Đạo giáo thì quan niệm: "Đạo khả đạo phi thường đạo, danh khả danh phi thường danh" nên họ cho rằng nếu chúng ta không có khái niệm danh thì sao? Thì rõ ràng xã hội sẽ tự trị, dân chúng sẽ trở về với đạo, không phân biệt cao thấp, không ai vì danh mà đua tranh từ đó nảy sinh lòng tham, đó kị, bất nhân bất nghĩa...
- Nho giáo thì khẳng định: xã hội muốn ổn định thì phải CHÍNH DANH như vua phải ra vua, bề tôi phải ra bề tôi, cha ra cha, con ra con, chồng ra chồng, vợ ra vợ... trên cơ sở giáo hóa Nhân Đức rộng khắp, không có hiện tượng như hiện nay đôi trai gái yêu nhau chàng trai chưa bảo cô gái "đi đã đứng, bảo đứng đã ngồi, bảo ngồi đã nằm, bảo nằm đã cởi "....

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vì thế mới có Vua -Tôi, Cha - Con, Chồng - Vợ, Thánh nhân - Kẻ khờ
Tóm cái váy lại cứ theo Lão Trang chúng ta sẽ thành tinh tinh như ngày xưa hết và Thánh nhân mà họ quan niệm không phải là vô học vì họ ví Khổng tử ở đây là thánh nhân ( muốn biết Khổng tử ra sao mời mọi người vào Google)

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



#260 saobienden

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 357 Bài viết:
  • 1665 thanks
  • Locationhanoi

Gửi vào 04/07/2012 - 06:19

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

quangdct, on 04/07/2012 - 04:58, said:

Toàn bộ đoạn này khi đọc kĩ trên cơ sơ tư tưởng chủ đạo của Lão Trang với quan điểm về "Đạo', mà cụ thể trong quan điểm xã hội và con người với thuyết "vô vi nhi trị", "ngu dân"....thì mới thấy nhiều hạn chế. Cái tích cực là khuyên con người sống tốt, trở về với tự nhiên bản ngã của mình; nếu thấy xã hội xấu xa không có khả năng cứu nhân độ thế thì trốn đời tu tiên ở ẩn lấy cái thanh cao duy nhất của mình mà cười ngạo với đời, khát lấy nước dưới khe mà uống, đói lấy hoa quả trong rừng mà ăn, lấy trời làm màn, lấy đất làm giường, lấy lá cây làm chăn ấm đệm êm, lấy trăng sao làm bầu bạn, người dân nghe tiếng gà gáy thì đi làm, giao tiếp trao đổi qua thắt nút dây thừng... Hỏi ai cũng trốn đời như thế thì xã hội thời loạn sẽ loạn đến bao giờ? Xã hội thời bình lấy cái gì làm động lực để phát triển đi lên? Theo quan điểm của Lão Trang thì xã hội loài người mấy nghìn năm vẫn vậy chẳng thay đổi gì.
Việc lấy thánh nhân ví như đạo tặc vì có thánh nhân giáo hóa mà con người có nhận thức, biết Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín, biết kiến công lập nghiệp giúp đời...mà cụ thể ở đây là phê phán Khổng Tử và Nho giáo với học thuyết chính danh vì có Khổng tử mà con người mới háo danh, ham lợi từ đó nảy sinh lòng tham....đưa xã hội tới loạn lạc.
Cụ thể:
- Đạo giáo thì quan niệm: "Đạo khả đạo phi thường đạo, danh khả danh phi thường danh" nên họ cho rằng nếu chúng ta không có khái niệm danh thì sao? Thì rõ ràng xã hội sẽ tự trị, dân chúng sẽ trở về với đạo, không phân biệt cao thấp, không ai vì danh mà đua tranh từ đó nảy sinh lòng tham, đó kị, bất nhân bất nghĩa...
- Nho giáo thì khẳng định: xã hội muốn ổn định thì phải CHÍNH DANH như vua phải ra vua, bề tôi phải ra bề tôi, cha ra cha, con ra con, chồng ra chồng, vợ ra vợ... trên cơ sở giáo hóa Nhân Đức rộng khắp, không có hiện tượng như hiện nay đôi trai gái yêu nhau chàng trai chưa bảo cô gái "đi đã đứng, bảo đứng đã ngồi, bảo ngồi đã nằm, bảo nằm đã cởi ".... Vì thế mới có Vua -Tôi, Cha - Con, Chồng - Vợ, Thánh nhân - Kẻ khờ
Tóm cái váy lại cứ theo Lão Trang chúng ta sẽ thành tinh tinh như ngày xưa hết và Thánh nhân mà họ quan niệm không phải là vô học vì họ ví Khổng tử ở đây là thánh nhân ( muốn biết Khổng tử ra sao mời mọi người vào Google)



Cho nên, Trang Tử nói:

" Ai thích điều nhân thì thường làm loạn cái Đức (nhân đức)
Ai thích điều nghĩa thì thường phản lại cái (nghĩa lý)

#261 TPVTLS

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 816 Bài viết:
  • 1397 thanks

Gửi vào 04/07/2012 - 08:18

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

NgoaLong, on 04/07/2012 - 00:36, said:

@TPVTLS: Ở đây không nói đến chuyện đúng sai trong tư tưởng của người xưa, mà là nói về chữ (định nghĩa) "thánh nhân" trong tư tưởng của người xưa.

Chữ "Thánh Nhân" trong Sấm Trạng Trình thì cách đây cũng 500 năm rồi. Nho giáo ảnh hưởng trong tư tưởng, văn hóa của người Việt ta như thế nào thì không cần phải nói thêm.

Định nghĩa của người xưa thật ra cũng là chỉ một vài ông nào đó nổi tiếng nêu ra mà thôi. Điều đó chưa chắc đã đúng nên mình cần xem xét lại tất cả. Bởi vì bây giờ điều kiện liên lạc, tìm hiểu thông tin là rất thuận lợi nên tốt nhất nên so sánh những XH tốt với nhau mà rút ra nhận xét. Như câu "nhân chi sơ tính bản thiện" người ta học làu làu cả ngàn năm nay nhưng bây giờ cũng nhiều người xem xét lại sự đúng sai của câu này. Hoặc như câu "quân xử thần tử thần bất tử bất trung", đứng ở phương diện công ty và người lao động hiện nay thì ở phương Tây (kể cả các cty phương Tây tuyển người ở VN) người ta tôn trọng nhau, trên nguyên tắc trả thù lao xứng đáng với khả năng đem lại lợi nhuận, còn cty VN thì luôn hô hào người lao động cần phải cống hiến, quyền lợi thì sẽ được lãnh đạo xem xét bố thí sau.

Phân tích như vậy để nói ko phải cái gì người xưa nói cũng đúng, nhất là những định nghĩa hay khái niệm. Riêng về Sấm thì nó chỉ mô tả hiện tượng ở tương lai nên ko xét tương đồng được.

#262 saturday

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • PipPip
  • 674 Bài viết:
  • 3665 thanks

Gửi vào 04/07/2012 - 10:18

Nhưng theo Khảo Cổ Học thì phải dò đúng ý người xưa. Tuy nhiên, thời xưa chỉ dự đoán được sấm, thời nay sấm sét chỉ là chuyện nhỏ, đến đại lễ Thăng Long còn có thể cầu nắng bằng siêu năng lực, động đất sóng thần thì hơi khó.

#263 quangdct

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1794 Bài viết:
  • 3024 thanks

Gửi vào 04/07/2012 - 11:28

@ saobiendem
Vì lý luận như thế Trang Tử mới là kẻ ngụy biện, chẳng biết mình hóa bướm hay bướm hóa mình. Một đời khinh mạn, tìm nơi non cao mà ở. Tư tưởng ấy nên dành cho người cao tuổi khi trí đã cùng, lực đã kiệt, thế sự ngoài đời như gió thoảng mây trôi. Ng trẻ tuổi chúng ta ko nên theo.
Nhân là gì? Đức là gì? Nghĩa-Lễ là gì? Bản thân Trang Tử vẫn còn chấp mê. Chẳng qua ông hiểu khác đi mà thôi. Phê Khổng cũng để làm bật mình mà thôi. Đây ko fải là vì Danh thì vì gì như vẽ sao nẩy trăng? Than ôi!

Sửa bởi quangdct: 04/07/2012 - 11:32


Thanked by 2 Members:

#264 tuongan304

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 99 Bài viết:
  • 134 thanks

Gửi vào 04/07/2012 - 11:42

Định bế quan luyện công rồi mà các bạn vẫn bàn rôm rả quá. Thấy vui vui, cũng vào viết vài câu:

Thánh nhân ngoài thánh thần ta thường thờ ở các đền chùa, thật khó tưởng tượng phải không. Nhưng mình chắc Thánh Nhân trong sấm Trạng phải xếp cỡ như Phật Thích Ca, Chúa Jesus, Ala đó. Đừng nhìn vào bộ râu của chúa Jesus mà bảo Người "không trẻ mãi không già". "Tướng tùy tâm sinh, tướng tùy tâm diệt", tâm cực kì trong sáng, tốt đẹp mới được như vậy đấy

Mình cũng phải mấy chục năm tìm hiểu thần học, đọc qua thần thoại, lịch sử tôn giáo mới nên gần đây mới hình dung được. Và qua cả những giấc mơ mà mình có.

Khi nào rỗi mình "Tầm chương trích cú" vài đoạn sấm Trạng để mọi người có duyên hiểu nhé.

Sửa bởi tuongan304: 04/07/2012 - 11:44


#265 banghuynh

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 358 Bài viết:
  • 550 thanks

Gửi vào 04/07/2012 - 11:44

Mỗi một tư tưởng sẽ đúng với một thời đại. Lý tưởng đúng sai chỉ khác nhau về góc nhìn và số lượng người đồng tình với nó. Ra đời ---> phát triển --> cực thịnh -->> tàn lụi ... đó là vòng tròn chân lý mà hiện tại không ai trong xã hội chúng ta thoát ra được. Vài dòng lạm bàn các Bác đừng chấp.
Kính!

#266 Thanh.Long

    Kiền viên

  • Hội Viên mới
  • PipPipPip
  • 1075 Bài viết:
  • 1445 thanks
  • LocationTuyệt Tình Cốc

Gửi vào 04/07/2012 - 11:54

có mấy ông chẳng biết gì hết , mà đòi xài cái ..bỏ nhân bỏ nghĩa của Lão-Trang .

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Nghe theo mấy ông có nước bán nhà

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thời thượng cổ con người đức lớn , cuộc sống tự tại , về sau nhân tâm suy đồi , đạo lớn mất rồi , thì phải xài tới Lễ-Nghĩa của Nho Gia .

Bởi người thượng cổ có cuộc sống lý tưởng như thế . Nên hồi xưa bên Tàu , mới có ông Vương Mãng lập nên nhà Tân , đòi cải cách trở về thời đó.

Sự cải cách của ông Vương Mãng không thành , một phần là vì không hợp thời , căn cơ người ngày nay không tiếp thu được .

Cho nên Thánh Nhân có xuất hiện , còn phải xem căn cơ của đại đa số quần chúng có thích hợp không nữa

Muốn học theo cái Đức của Lão Trang , mà trí tuệ không có , thì làm sao hiểu ?

Thanked by 3 Members:

#267 tuongan304

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 99 Bài viết:
  • 134 thanks

Gửi vào 04/07/2012 - 11:55

Tầm chương trích cú đây:'

"Hễ trời sinh xuống phải thì
Bất kỳ chi ngộ màng gì tưởng trông"

"Rồng nằm bể cạn dễ ai hay
Rắn mới hai đầu khó chịu thay
Ngựa đã gác yên không người cưỡi
Dê không ăn lộc ngoảnh về tây
Chó nọ vẫy đuôi mừng Thánh chúa
Ăn no ủn ỉn lợn kêu ngày"

"Đoài phương phước địa giáng linh
Cửu trùng thụy ứng long thành ngũ vân
Phá điền thiên tử giáng trần
Dũng sĩ nhược hai mưu thần như lâm
Trần công nai thị phúc tâm
Giang hồ tử sĩ đào tiềm xuất du
Tướng thần hệ xuất y chu
Thứ kỵ phục kiến Ðường ngu thi hành
Hiệu xưng thiên hạ thái bình
Ðông Tây vô sự Nam thành quốc gia"

"Chờ cho động đất chuyển trời
Bấy giờ Thánh sẽ nên tay anh hùng"

"Phân phân tùng bách khởi
Nhiễu nhiễu xuất đông chinh
Bảo giang thiên tử xuất
Bất chiến tự nhiên thành"

"Long vĩ xà đầu khởi chiến tranh
Can qua tứ xứ loạn đao binh
Mã đề dương cước anh hùng tận
Thân dậu niên lai kiến thái bình"

Mình tóm tắt một số đặc điểm về Thánh nhân nhé "Trẻ mãi không già, có khả năng chữa bệnh bằng phép màu..."

Chúc các bạn những điều tốt lành.

p/s: Mình quyết định sử dụng "không vong" nghĩa là quên đi. Và triệt lộ nghĩa là cắt đứt

Sửa bởi tuongan304: 04/07/2012 - 11:57


Thanked by 1 Member:

#268 Hỏa Ka

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 147 Bài viết:
  • 292 thanks
  • LocationTrúc Hạc Lâm

Gửi vào 07/07/2012 - 18:32

Mình mới đi tu chưa được 1 tháng mà phật quán thế âm bồ tát đã hứa ban cho 1 con chó kéo xe dũng mãnh vào cuối năm rồi

Nam mô a di đà phật

Thanked by 2 Members:

#269 TrucKhong

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 39 Bài viết:
  • 29 thanks

Gửi vào 11/07/2012 - 14:03

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

tuongan304, on 02/07/2012 - 08:56, said:


Vì như mình đã viết ở lượm lặt 06, khi mệnh bạn bị Triệt thì khi đoán cung khác phải cộng cả cung mệnh vào nên thường sẽ thấy trống vắng ở một mặt nào đó, nhưng sẽ rất tuyệt vời nếu bạn gặp cả Tuần và Triệt. Vì bạn sẽ thấy cuộc sống thật vô thường. Tử Vi, Thiên Phủ rất kị gặp Triệt vì địa vị bạn bị mất, bạn không giữ được bí mật, bạn không giữ được tài sản, cái kho tài sản của bạn….


@ Tuongan304: xin cho hỏi tại sao lại cho rằng sẽ rất tuyệt vời nếu bạn gặp cả Tuần và Triệt. Ý bạn là Mệnh có Tuần hoặc Triệt nên khi gặp Đại vận có Tuần hoặc Triệt là được tháo gỡ? Hay ý bạn là cả TT ở mệnh là tuyệt???

Thanked by 1 Member:

#270 tuongan304

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 99 Bài viết:
  • 134 thanks

Gửi vào 11/07/2012 - 14:25

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

anhtuan83, on 11/07/2012 - 14:03, said:

@ Tuongan304: xin cho hỏi tại sao lại cho rằng sẽ rất tuyệt vời nếu bạn gặp cả Tuần và Triệt. Ý bạn là Mệnh có Tuần hoặc Triệt nên khi gặp Đại vận có Tuần hoặc Triệt là được tháo gỡ? Hay ý bạn là cả TT ở mệnh là tuyệt???

Lấy luôn nguyên văn của bác Bửu Đình trả lời bạn vậy.

Trích dẫn


Tôi tin ai đó có bộ TUẦN TRIỆT tại MỆNH hay tại Đại hạn đâm ra an tâm, phát hiện ra mình là người có tài khả năng phòng trừ cao, dao đâm không thủng, đạn bắn không lủng, lửa đốt không cháy

Vì cả hai trái cực của âm dương bạn đều trải qua. Thêm sao mộ nữa thì linh tính rất cao bạn ạ. Biết đúng, biết sai nè. Biết phòng, biết trừ này. Biết quên, biết nhớ này ...

Có câu phú của minhgiac là:

"Mộ kia mừng gặp Triệt Tuần
Tiến tài vũ chức xứng danh anh hùng"

Bạn đừng lôi topic của mình lên nữa nhé. Nó đã xanh cỏ rồi mà bạn còn lôi lên.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 4 Members:





Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

9 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 9 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |