Jump to content

Advertisements




Diễn dịch lại lời các quẻ - hào Chu Dịch /2014

dưới ánh sáng khoa học

66 replies to this topic

#16 Ngu Yên

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3097 Bài viết:
  • 7527 thanks

Gửi vào 07/03/2014 - 16:26

14/ QUẺ ĐẠI HỮU

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Đại hữu nghĩa đen là có lớn, khoan rộng nhưng thật ra nên hiểu là guồng máy (đại ) có khả năng biến hư thành thực, tiềm tàng thành hiện hữu.Làm ra được là ở năm hào dương nhưng không có hào 5 âm (thiên tử) qui hợp thì không thực hiện được việc lớn ( xã hội, đất nước giàu mạnh ).Quẻ này thường được dùng để nói về cái tính " vô " (Lão tử chương 40: Sự vật trên thế gian sinh khởi từ cái có , cái có sinh khởi từ cái không ) theo trường phái Hoàng Lão diễn nghĩa Dịch kinh từ Vương Bật thời Tam quốc.

Lời quẻ: Đại hữu . Nguyên hanh .
dịch: Đất nước (đại) giàu mạnh (hữu).Mở đầu lớn, hanh thông .

Xem "nguyên hanh " ở phần dẫn nhập/ biểu tượng . Javary tuy giảng Đại hữu là Cái Lớn làm thành hiện hữu nhưng không thấy đại trỏ ở đây xã tắc dưới mắt vương , công nhà Chu.Quẻ này lấy hào 5 âm làm chủ tượng thiên tử, cả 6 hào đều không có cụm từ "đại hữu ", vậy cái Đại hữu phải là cái lớn hơn các phần tử của quẻ vậy phải là xã tắc, đất nước .

Hào 1: Vô giao hại, phi cữu.Nan tắc vô cữu.
dịch : Không giao thiệp gây hại, chẳng có lỗi.Khó khăn, không lỗi.

Xem " vô cữu " ở phần dẫn nhập/ thuật ngữ. Đầu thời Đại hữu thì gian nan khó khăn, chỉ cần tránh giao thiệp sai lầm là được ( tránh gây sự rối ren trong nước ).
QNB hiểu là: Chớ giao nộp nơi trọng yếu. Chẳng có lỗi. Khó nhưng không lỗi.
Vì chữ "giao" còn có nghĩa là đưa, trao, nộp, trao cho, giao nộp,... còn chữ "hại" còn có nghĩa là nơi trọng yếu, nơi yếu hại,...

Hào 2 : Đại xa dĩ tãi, Hữu du vãng.Vô cữu .
dịch : Xe lớn để chở, có chỗ đến .Không lỗi.

Xem ở phần thuật ngữ hữu du vãng và vô cữu.Hào này có khả năng làm được việc, đi đến đích .Có học giả cho là tượng xe chở lúa vào mùa gặt.

Hào 3 : Công dụng hanh vu thiên tử .Tiểu nhân phất khắc.
dịch : ( Chu ) công làm (mọi việc) hanh thông cho thiên tử. Kẻ tiểu nhân chẳng sao nổi .

Chu công nhiếp chính khi vua anh mất sớm (quẻ 4 Mông) , nhờ ông mà Chu giữ được ngai vàng (xem hào 6 quẻ 15 Khiêm) .Dịch theo Chu Hi hanh là hưởng / tế lễ và hiểu Công dùng lễ dâng lên thiên tử . Thiên tử là chức năng thần - vương của vua : con Trời.Tức là người nắm quyền trong thiên hạ và có khả năng và bổn phận thay mặt mọi người tế thông lên với Trời (Thiên của nhà Chu).Xem thêm quẻ 45 Tụy .

Hào 4 : Phỉ kỳ bành, vô cữu.
dịch : Chớ hoành tráng.Không lỗi.

Cũng có thể hiểu đừng lợi dụng chức vị cao to để bành trướng ngoài nghĩa ỷ y giàu có , hợm hĩnh .

Hào 5 : Quyết phu, giao như, uy như . Cát .
dịch : Lòng tin chí thành (giúp) giao dịch, (giúp) oai nghiêm .Mở.

Lòng tin thể hiện ở đấng quân vương giúp cho mọi việc đều thông thuận , trôi chảy.

Hào 6 : Tự thiên hựu chi .Cát, vô bất lợi .
dịch : Tự trời (cũng) giúp cho .Mở, không gì là chẳng lợi .

Phải cả thiên nhiên giúp đỡ mới đạt được đại hữu .

Lời bàn thêm của pth 77 :Trong ngoài ổn định rồi thì tiến hành xây dựng bộ máy nhà nước - Xe lớn để chở - nhằm xây dựng quốc gia, lãnh thổ. Nên Đại Hữu cũng hàm nghĩa xây dựng thể chế, bộ máy nhà nước - guồng máy (đại ) có khả năng biến hư thành thực, tiềm tàng thành hiện hữu - với hiền thần (như Chu công), với thủ lĩnh chí thành (Vua -hào 5), có lòng tin cảm tới Trời, nên cũng được Trời giúp mà thành công - Phải cả thiên nhiên giúp đỡ mới đạt được đại hữu.

Sửa bởi nguy: 08/03/2014 - 22:29


#17 Ngu Yên

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3097 Bài viết:
  • 7527 thanks

Gửi vào 08/03/2014 - 22:33

15/ QUẺ KHIÊM :

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Khiêm là khiêm nhường, khiêm cung, nhũn nhặn và khéo giữ.Quẻ này rõ ràng là trang sử của Tây Chu từ di dân mở nước thời Cổ công đến thời Chu công giữ nước.Không hiểu sao Javary lại không thấy ?
Sách lược chủ yếu của Tây Chu là đây : nhún nhường và khéo giữ.

Lời quẻ: Khiêm hanh .Quân tử hữu chung .
dịch : Nhún nhường hanh thông.Người quân tử có hậu .

Người quân tử (xem thêm ở phần dẫn nhập/ biểu tượng ) là tượng cho các đời thủ lãnh của Tây Chu .

Hào 1 : Khiêm khiêm.Quân tử dụng thiệp đại xuyên , cát .
dịch : Khéo giữ nhún nhường.Quân tử dùng đức ấy để qua sông lớn, mở.

Đây nói về Cổ công Đản Phủ (cụ vua Vũ, ông vua Văn, sau này Chu lấy thiên hạ thì được gọi thụy là Thái vương).Ông này là người tránh rợ Địch , dùng đức nên được dân theo di dời bộ tộc từ đất Mân về chân núi Kỳ .Qua sông lớn ở đây theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.

Hào 2 : Minh khiêm .Trinh cát
dịch : Tiếng khiêm vang rền.Điềm mở.

Đản Phủ thấy cháu là Xương thông minh, đức dộ nên truyền ngôi cho con út là Quý Lịch để mong ngôi đến tay Xương (2 anh của Quý Lịch biết ý nên bỏ đi lập nghiệp phương xa ).

Hào 3: Lao khiêm .Quân tử hữu chung , cát .
dịch : Trong nhà lao vẫn thu mình khiêm cung.Quân tử có hậu, mở.

Lao ở đây là lao nhọc nhưng nên hiểu là lao lý (chữ đồng âm dùng thông nhau thời cổ đại ) .Xương bị Đế Tân cầm tù 7 năm ở ngục Dữu vì bị nghi chống đối .Nhờ khiêm cung và nước Chu nhũn nhặn nên cuối cùng ông được thả (xem thêm quẻ số 9 Tiểu Súc ).

Hào 4 : Vô bất lợi , Huy khiêm .
dịch : Chẳng gì không lợi .Phát huy tính khiêm .

Xương về rồi không báo oán mà vẫn tiếp tục giao hảo với Ân, cùng lúc lại phát triển bờ cõi đánh Sùng, được dâng đất Phong, lập đô mới tại đó .

Hào 5 : Bất phú dĩ kỳ lân .Lợi dụng xâm phạt .
dịch : Giao hảo với láng giềng không còn lợi .Nên đánh phạt Ân .

Xương chết, Phát lên .Thấy Trụ vô đạo bèn hội 800 nước liên minh đánh Ân .Lần đầu lui binh vì chưa có thời cơ .Lần hai chờ Ân phải đánh nhau với rợ sông Hoài phía Đông , Tây binh ra quân thắng ở Mục Dã , Trụ tự thiêu .Tây Chu lập nghiệp vương .
Lưu ý đây là hào duy nhất quẻ không có chữ Khiêm .Đạo Khiêm không phải lúc nào cũng hợp thời .Cái đó gọi là Trung dung: nghĩa là làm đúng thời , đúng lúc .

Hào 6 : Minh khiêm .Lợi dụng hành sư, chinh ấp quốc .
dịch : Tiếng khiêm vang rền.Nên dùng binh đánh thành nước ( giặc ) .

Phát (Vũ vương ) mất sớm, Chu công nhiếp chính . Vũ Canh con Trụ vẫn được giữ đất Ân nhân dịp phao đồn Chu công muốn soán đoạt , kéo được 3 người em Chu công đáng lẽ được phong gần Ân ( tam giám ) để canh chừng là Quản, Hoắc và Sái theo mình chống Chu công ..Sau khi đã giao việc triều chính cho Thiệu công Chu công xuất binh và dẹp được loạn , giữ vững ngai vàng cho cháu là Thành vương .

Chu công Đán con thứ 4 của Văn vương chính là truyền nhân thực thụ của ông về tính khiêm, trung và tài đức cho nên truyền thống Nho mới cho Chu công là nhân vật lịch sử thứ hai viết về Chu Dịch sau Văn vương, trước Khổng tử .

Sửa bởi nguy: 11/03/2014 - 04:47


#18 Ngu Yên

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3097 Bài viết:
  • 7527 thanks

Gửi vào 11/03/2014 - 15:18

16/ QUẺ DỰ

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Dự là vui vẻ lôi cuốn , như lòng người được lôi cuốn theo bài hát, điệu nhạc hay lý tưởng , cơ hội nào đó . Nó có ý nghĩa của sự hưng phấn nên dễ thành không bền nếu không biết củng cố, biến nhất thời thành lâu dài . Và dĩ nhiên trong trường hợp xấu thì cũng dễ thành nghe theo tà thuyết .Hào 4 dương duy nhất là chủ quẻ .

Lời quẻ: Dự, lợi kiến hầu . Hành sư.
dịch : Phấn khích, nên lập hầu, ra quân .
Lợi kiến hầu cũng có nghĩa là phải lập ra chính sách, kế hoạch tiến độ chứ không chỉ làm theo một phút hưng phấn mà không chuẩn bị. Khí thế hưng phấn như mưa bão, như triều dâng cuốn trôi những vật cản khó khăn ngày thường. Nên Chu Dịch lấy việc hội đồng minh, dụng binh phạt Trụ làm ví dụ .

Hào 1 : Minh dự , hung .
dịch: Phấn chấn vang động / ồn ào , đóng .

Ứng với hào 4 chủ quẻ nhưng vị bất chính nên quá vội vã thiếu hàm dưỡng (dễ đi theo người nữa) .

Hào 2 : Giới vu thạch .Bất chung nhật, trinh cát .
dịch : Ngừng ở (trụ ) đá . (Cái vui ) không quá ngày .Đoán tốt .

Hào này không a dua , vui nhưng tỉnh táo .

Hào 3 : Hu dự, hối.Trì , hữu hối.
dịch :Nhìn lên trên mà vui, (sau lại) hối.Trễ nãi (không theo ), có hối thật đấy .
Như lời quẻ đã viết, tiến hay lùi đều không hay vì điều quan trọng là phải biết lên kế hoạch , tính toán đầy đủ để đạt mục đích .

Vị ngay dưới hào 4 chủ quẻ nên nhìn lên trên mà theo vui nhưng rồi lại hối .Khi hứng khởi thì phải biết đặt nền tảng để phong trào , cuộc vui kéo dài.Nếu dùng dằng thì lại sôi bỏng hỏng không , hoặc không theo kịp mọi người .
Hối và hữu hối ở đây khác nhau ở điểm chữ đầu nói về tâm trạng hào 3 mà cụm từ sau là lời phê quẻ .Vì không phân biệt rạch ròi nên nhiều người giảng nhầm là không nên ham vui, phải hối cải (hu là nhìn lên thòm thém , xấu ; nhưng hu cũng có thể hiểu là nhìn lên ước mong nhưng không dám làm ).Sách của cụ Học Năng có bài thơ giảng rất rõ như sau :

Mưu cầu chẳng được liền thôi
Chương trình gấp đổi , chẳng ngồi , trách ai ?


Ta thấy hào này có ý mà không tiếp nối bằng hành động nên sẽ có hối hận .

Hào 4 : Do dự, đại hữu đắc .Vật nghi , bằng hạp trâm .
dịch : Do ta mà có vui, được điều lớn .Đừng nghi ngờ gì, bạn bè sẽ tụ hợp lại

Trâm là vật để cài tóc , tượng cho việc tụ họp nhưng cũng chỉ khả năng tổ chức .

Hào 5 : Trinh tật.Hằng, bất tử.
dịch : Điềm mắc bệnh. Kéo dài nhưng không chết .

Hào này không có chữ dự nên không vui cùng mọi người .Hoặc giả đã đắm đuối trong cuộc vui bây giờ là lúc trả giá .

Hào 6 : Minh dự .Thành hữu du, vô cữu.
dịch : Cuộc vui về đêm .Việc thành rồi thì có đổi rời , không lỗi.

Minh ở đây không cùng chữ minh của hào 1 .Nhiều tác giả quên chữ thành, lời phê vô cữu nên hiểu lầm là hào này tối tăm trong hoan lạc .Thật ra cuộc vui gần tàn rồi phải hết , nếu mình biết sửa soạn tốt cho sự nối tiếp thì lỗi gì ?

#19 Ngu Yên

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3097 Bài viết:
  • 7527 thanks

Gửi vào 13/03/2014 - 01:32

17/ QUẺ TÙY

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Tuỳ là theo, tùy thời, thuận theo hoàn cảnh .Ở đây các hào âm nhu đều có chữ hệ (ràng buộc) có vẻ vì tư tình , lợi lộc mà quấn quít .Còn các hào dương cương thì vì chính nghĩa mà theo ( ý Nguyễn Hiến Lê) .Theo tôi thì 3 hào dương khởi xướng, 3 hào âm quấn quít theo.

Lời quẻ : Tùy.Nguyên hanh lợi trinh.Vô cữu.
dịch : Thuận thời.Đầu lớn, tế thông, nên chính bền.Không lỗi.

Xem Nguyên hanh lợi trinh ở phần dẫn nhập / biểu tượng .Quẻ này nói về lòng người dân đi theo Cổ công di cư vì cả tình lẫn lý để tránh rợ Địch và tìm một nơi an cư lạc nghiệp .

Hào 1 : Quan hữu du.Trinh cát .Xuất môn giao , hữu công .
dịch : Quan gia có quyết định di dời , đoán mở.Ra ngoài giao thiệp , có công (kết quả ).

Tôi dịch quan là quan gia vì Trình Di, Nguyễn Hiến Lê chú là người chủ . Quan gia là tiếng gọi vua ở nước ta đời nhà Trần .

Hào 2 : Hệ tiểu tử, thất trượng phu .
dịch : Ràng buộc với đứa trẻ, bỏ mất người kinh nghiệm .

Hào này trung, chính lại ứng với hào 5 vậy mà theo lời lại chọn hào sơ (1) âm dương hợp tính .

Hào 3 : Hệ trượng phu , thất tiểu tử.Tùy hữu cầu đắc.Lợi cư trinh .
dịch : Ràng buộc với người kinh nghiệm,bỏ mất đứa trẻ .Theo (vì) cầu được( lợi ). Điềm nên ở yên .

Hào này âm nhu , bất chính gần với hào 4 dương nên tượng theo trượng phu .Nhưng theo vì lợi lộc , chẳng bằng ở yên .

Hào 4 : Tùy hữu hoạch , trinh hung .Hữu phu tại đạo, dĩ minh , hà cữu ?
dịch : Theo thì có thu hoạch, điềm đóng .Có lòng tin vào con đường (phải ) đi , sáng suốt như thế, sao có lỗi (sai làm) được ?

Hào này vì nghĩa mà đi theo Cổ công dù gian truân thấy trước .Nhưng thực ra ở hoàn cảnh bị giặc càn quét mãi thì ra đi là một quyết định sáng suốt .

hào 5 :Phu vu gia , cát .
dịch : Tin vào gia tộc, mở .

Tôi cho là chữ gia là tốt đẹp được dùng thay cho chữ gia là gia tộc nên dịch khác với mọi người kể cả Javary .Hào này dương chính trung đủ cả thì sao lại theo hào 6 âm nhu mà không là ngược lại nếu không vì hào 6 tượng cho Thái vương (Cổ công) , dịch gia là đẹp thì trừu tượng và lại tối nghĩa, còn gia là gia tộc thì dễ hiểu .Tuy nhiên nếu hào này khởi xướng , hào 6 thuận theo thì cũng thông (lúc đó hào 6 chỉ vừa sự ràng buộc của dân chúng theo chúa vừa chỉ lòng chí thành của Cổ công khi tế lễ.

Hào 6 : Câu hệ chi, nãi tòng duy chi .Vương dụng hưởng vu Tây sơn .
dịch : Ràng buộc thắt chặt , rồi theo bám lấy . (Thái )vương tế lễ (dựng miếu ) ở núi Tây .

Thái vương lập miếu thờ tổ tiên khi lập nước ở chân núi Kỳ (Tây sơn ) .Miếu thờ ở đây đã được khảo cổ khai quật gần đây .Hào này nói rõ lòng dân cảm đức thủ lãnh mà quấn quít đi theo .

Sửa bởi nguy: 16/03/2014 - 04:28


#20 Ngu Yên

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3097 Bài viết:
  • 7527 thanks

Gửi vào 15/03/2014 - 21:26

18/ QUẺ CỔ

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Cổ có nghĩa là đổ nát và có việc.Lâu ngày hỏng hại thì phải mạnh dạn sửa sang nên có việc . Tượng sự hỏng nát được Chu Dịch dùng là "gia tài ", công việc cha mẹ để lại . Việc cha thì phải dùng cương quyết, việc mẹ thì nên dùng nhẹ nhàng .Hào 6, hào ra, không nhắc đến cha, mẹ nữa mà cho rằng ta phải tự là mình (sau khi đã san định gia tài quá khứ ).

Lời quẻ: Cổ, nguyên hanh.Lợi thiệp đại xuyên .Tiên giáp tam nhật, hậu giáp tam nhật.
dịch : Hoại nát có việc, mở đầu hanh thông. Nên qua sông lớn.Trước ngày giáp 3 ngàt, sau ngày giáp 3 ngày.

Cái gì cũ nát thì nên sửa sang lại từ đầu (nguyên) .Xem thêm nguyên hanh và lợi thiệp đại xuyên ở phần dẫn nhập / biểu tượng .Vế cuối có thể hiểu là muốn sửa sang phải có kế hoạch trước sau (Nguyễn Hiến Lê). Javary thì cho là ngày Giáp là ngày đầu một thập can , có lẽ chỉ sự khởi đầu một chu kỳ mới chứ không thuần là một sự nối tiếp (hào 6).Theo ông xưa mỗi khi sang mùa thì có cúng lễ trước một chút là nghênh đón mùa mới, còn sau mốc cũng có lễ cúng để tiễn đưa mùa cũ .

Hào 1 :Cán phụ chi cổ Hữu tử, khảo vô cữu.Lệ, chung cát .
dịch : Cáng đáng đổ nát của cha. Có con trai (nối dõi) , cha đã mất không lỗi gì .Nguy, cuối cùng sẽ mở.

Có người kế tục nhưng ở hào sơ thì con còn trẻ thiếu kinh nghiệm hay thế cô vị thấp cho nên phê "nguy " .nhưng dù sao vẫn có khả năng mở.

Hào 2 : Cán mẫu chi cổ.Bất khả trinh.
dịch : Cáng đáng hỏng nát của mẹ, không thể lâu dài .

Đừng cố chấp, bảo thủ (ở đây tôi theo đa số cổ điển).
Nhưng ý của Javary là : bất khả trinh phải dịch là " đoán không thể được " . Và ông ta giảng giống Trình Di rằng, ở vị âm tượng mẹ thì cần thời gian và thuyết phục chứ không sửa ngay được như mong muốn (hào 2 là dương ).

hào 3 : Cán phụ chi cổ.Tiểu hữu hối, vô đại cữu.
dịch : Cáng đáng việc đổ nát của cha . Có chút hối, không lỗi lớn.

Dương cư dương vị nên hào này nóng nảy lắm. Có lẽ có chút mạnh tay nhưng sửa được việc .

Hào 4 : Dụ phụ chi cổ.Vãng, kiến lận .
dịch : Chần chờ sửa việc đổ nát của cha. Cứ thế mà đi thì thấy lận đận , xấu hổ.

Ở đây cổ điển giảng vì ngần ngừ nên làm kéo dài sự hư hỏng , Javary lại cho là hào âm vị âm nên tiến gấp thì không được ! Tôi cho là phải thực hành bói toán mới biết hiểu thế nào là đúng nên tạm chưa kết luận..

Hào 5 : Cán phụ chi cổ.Dụng dự.
dịch : Cáng đáng việc đổ nát của cha . Được tiếng khen .

Hào này có tài (dù vị bất chính ).

hào 6 : Bất sự vương hầu .Cao thượng kỳ sự .
dịch : Không thờ / lo việc vương hầu.( Chỉ lo) vun sới nâng cao việc mình.

Vị cao, không còn màng chính sự, chỉ lo vun trồng cái đức của mình .

Tôi nghĩ có thể quẻ này nói về cuộc đời tận tụy của Chu công Đán . Hết lo việc này cho cha lại việc kia cho anh, cho cháu .Sau này khi không còn được tin ông về điền viên ở đất Sở chứ không đến Lỗ là nơi được phong (con trai thay vị ) .Theo chính sử thì Thành vương , cháu ông , sau này đọc được sớ ông viết chứa trong cái rương thì biết mình ngờ oan mới rước ông trở về triều .
Vì hào 6 này có thể hiểu là xưng ta nên hậu thế dựa vào đó mà cho Chu công Đán là người viết lời các hào chăng ?

pth77 bàn thêm :
- Có lẽ quẻ miêu tả các giai đoạn - thái độ, trạng thái tâm lí, sự lựa chọn có tính cá nhân của người được giao nhiệm vụ cáng đáng - trong việc thực hiện nhiệm vụ rất quan trọng là cáng đáng, duy trì, gây dựng..."gia tài" - sự đổ nát của cha mẹ để lại:
+ Hào 1: khi nhận nhiệm vụ từ người đi trước (cha, anh), nhưng lại chỉ ở vai trò nhiếp chính - rất tế nhị trong chính trị,vì người được chọn làm thủ lĩnh là cháu, còn nhỏ, nếu không cẩn thận dễ bị gièm về việc soán đoạt - nên Nguy, cuối cùng sẽ mở.
+ Hào 2: tại sao lại có gia tài của mẹ, gia tài của mẹ có gì mà lại phê không thể lâu dài? Gia tài của cha là sự nghiệp, là người kế tục ? Còn của mẹ, có lẽ cũng là những người con (những người khác không được chọn kế tục), những sự yêu thương, những lời căn dặn, do vậy mà rất tình cảm, khó xử, nên không thể lâu dài - không nên để lâu, cần làm nhanh chóng? hay không thể tồn tại lâu dài? Hoặc cũng có thể là bước đường từ hào 2 đến hào 5 cần làm nhanh, không thể làm lâu dài? Hoặc có thể chỉ là những việc phụ, nhỏ, nên nếu làm thì cũng không thể lâu dài?
+ Hào 3&4: những trạng thái xấu
+ Hào 5: Là đã làm được ổn định, theo mong muốn, thành công nên Được tiếng khen
+ Hào 6: làm thành rồi thì chọn cách lui về, tránh hậu hoạ, nên không còn màng chính sự, chỉ lo vun trồng cái đức của mình .(một sự lựa chọn khôn ngoan)

Sửa bởi nguy: 17/03/2014 - 13:22


#21 Ngu Yên

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3097 Bài viết:
  • 7527 thanks

Gửi vào 18/03/2014 - 01:25

19/ QUẺ LÂM

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Lâm là đến .Ở đây là người trên đến với kẻ dưới: hai hào dương là kẻ dưới cùng có khả năng cảm được người trên , bốn hào dương là kẻ trên ,mỗi hào đều có cách riêng để đến và nâng đỡ kẻ dưới.

Lời quẻ: Lâm.Nguyên hanh, lợi trinh.Chí vu bát nguyệt , hữu hung.
dịch : Đến.Mở đầu lớn, tế hanh thông, nên chính bền.Đến tháng tám (sẽ ) đóng .

Xem nguyên hanh lợi trinh ở phần dẫn nhập / biểu tượng .Quẻ Lâm tượng cho tiết Đại hàn, tháng 12 dương lịch lúc khí dương đang dần tăng (khi lập xuân thì 3 dương ngang với 3 âm là thời quẻ Thái), tháng 8 thì thuộc khí thu phân của quẻ 20 Quan là lúc mọi vật sửa soạn ẩn tàng qua đông nên bảo là đóng (dịch hung là xấu ở đây thì sai lạc cả ).

Hào 1 : Hàm lâm, trinh cát .
dịch : Cảm thông mà đến, đoán mở.

hào 2 : Hàm lâm , cát.Vô bất lợi.
dịch : Cảm thông mà đến, mở. Chẳng gì không lợi.

Hai hào này đều có khả năng cảm người.Hào 1 còn sơ nên chỉ đoán tốt, hào 2 thì đã chín thì chắc tốt.

Hào 3 : Cam lâm.Vô du lợi.Ký ưu chi, vô cữu.
dịch : Ngọt ngào mà tới, không lợi đâu.Nhưng đã thấy xấu nên lo sửa đi thì không lỗi.

Hào 4 :Chí lâm, vô cữu.
dịch : Tới nhau rất mực, không lỗi.

Vị chính và ứng với hào 1 .đến với và khả năng giúp người thật đúng.

Hào 5 : Trí lâm.Đại quân chi nghi, cát .
dịch : Dùng trí tuệ mà đến (là ) phong thái của bậc minh chủ , mở.

Xem đại quân , hào 6 quẻ 7 Sư.

Hào 6 : Đôn lâm .cát, vô cữu.
dịch : Dày dặn mà tới.Mở, không lỗi.

Xem vô cữu ở phần dẫn nhập/ thuật ngữ .Đôn nên hiểu là đôn hậu .

#22 Ngu Yên

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3097 Bài viết:
  • 7527 thanks

Gửi vào 19/03/2014 - 04:36

20/ QUẺ QUAN/ QUÁN

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Quan là xem xét, nhưng cũng là người trên bị mọi người dưới nhìn lên soi mói phải làm gương .Quán cũng là nơi trên cao có thể nhìn ra xa được (thí dụ Bạch vân quán của Đạo giáo ) , quán cũng là nhìn tổng kết, nhìn lại mình .Quẻ này 2 hào dương ở trên được xem là chỉ người lãnh đạo, 4 hào âm dưới là cái nhìn lên của kẻ dưới.

Lời quẻ: Quan, quán nhi bất tiến , hữu phu ngung nhược.
dịch: Làm gương.Rửa tay/ rót rượu mà không (cần ) dâng lễ .Lòng chí thành nên người dưới ngửa lên xem.

Đây là dịch theo cổ điển , ngày nay nhiều học giả TQ cho phải hiểu là : rót rượu lễ mà không dâng đồ cúng, bị quỷ thần phạt nặng. Javary cho " hữu phu ngung nhược " là gây được lòng thành kính khi mặc vào bộ đồ tế lễ trịnh trọng .

Hào 1 : Đồng quan .Tiểu nhân vô cữu, quân tử lận.
dịch : Cái nhìn (ngây thơ ) của trẻ con .Tiểu nhân thì không lỗi gì (chứ ) quân tử mà như vậy thì lận đận/ xấu hổ.

Hào 2 : Khuy quan.Lợi nữ trinh.
dịch : Dòm lén.Đoán nữ thì lợi .

Cái nhìn ở đây cục bộ .Thời xưa con gái, đàn bà chỉ biết chăm chú việc nhà nên ở hào này thì được cho là có lợi .

hào 3 : Quán ngã sinh.Tiến thoái.
dịch : Xét cách sống của mình. Có tiến, có thoái.

Bắt đầu biết xét lại nhưng còn có điều ngờ nên khi thì tiến bộ, lúc lại thối lui .

Hào 4 : Quan quốc chi quang .Lợi dụng tân vu vương .
dịch : Nhìn cái sáng của đất nước. Nhân khi làm khách của vua (mà xem xét).

Có cơ hội mở rộng tầm mắt .Hào này viết vương chứ không phải đế vậy quốc ở đây là Chu .

Hào 5 : Quán ngã sinh .Quân tử vô cữu.
dịch : Xét lại cách sống của mình .Người quân tử (như thế mới ) không lỗi.

Hào 6 : Quán kỳ sinh .Quân tử vô cữu .
dịch : Xem xét cuộc đời .Người quân tử (như thế mới ) không lỗi.

Hai hào dương trên cao là 2 cái nhìn của người quân tử: một nội soi, một ngoại chiêm mới là đầy đủ .

#23 Ngu Yên

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3097 Bài viết:
  • 7527 thanks

Gửi vào 21/03/2014 - 02:57

21/ Quẻ Phệ Hạp

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Phệ nghĩa là cắn, còn có nghĩa là xử lý, thôn tính, xâm chiếm, Hạp là ngậm miệng lại , còn có nghĩa là cắn, ăn/ uống, nói / bàn chuyện (cả 2 dều có bộ khẩu).Quẻ có 2 hào dương ở tận trên và tận dưới thêm 1 hào dương khác ở giữa nên được xem là tượng hình cái miệng cắn vật ngăn trở.Có 2 loại hình được dùng : các hào có chữ phệ chỉ việc hình quan xét xử, các hào có chữ diệt chỉ việc thụ hình.Riêng Javary thì cho là những hào có chữ diệt còn có nghĩa phán xét sai lầm do không đi, không " thấy " , không nghe của hình quan / phạm nhân .Ông ta dẫn các hào 38/3 và 47/5 để cho rằng hình phạt xẻo mũi phải được chỉ bằng một chữ tỵ khác (có bộ đao) và hình phạt xẻo tai không có trong hình luật Tây Chu.

Phệ hạp trong lời quẻ có bảo " dụng ngục " nên đây là quẻ tụng hình _ khác với quẻ 6 Tụng chỉ là cãi lý _ và xét xử nơi công môn .

Lời quẻ : Phệ hạp, hanh .Lợi dụng ngục .
dịch : Cắn hợp , thông.Nên dùng hình ngục (để sửa trị).

Hào 1 : Lý giảo , diệt chỉ.Vô cửu.
dịch : Mang cùm ở chân mà đi .Không lỗi.

Diệt chỉ là mất ngón cái , nghĩa bóng là đi lại khó khăn.Ở hào sơ lỗi còn nhẹ , ngừng ngay thì còn sửa được .
Với Hào 1 thì QNB còn có một cách hiểu 履 校 滅 趾 (lý giáo diệt chỉ) = Khảo nghiệm, tra xét kỹ càng cho hết mọi vết tích.
(như thế thì mới không lỗi).
Vì chữ Lý ngoài nghĩa là "mang" còn có nghĩa là "khảo nghiệm, xem xét" và theo nghĩa này nó hàm chứa một quá trình vận động của sự khảo xét vì chữ lý còn có nghĩa là "đi", "trải qua",...
Chữ Giáo 校 xưa nay vẫn được giảng là "cái cùm chân" nhưng nó còn có nghĩa là "tra xét".
Diệt còn có nghĩa là trừ cho tận hết
Chỉ còn có nghĩa là dấu vết, tung tích.
pth thì gần với Javary nhưng cho rằng ở đây Mang cùm ở chân thì sẽ không nhìn thấy ngón chân - mất ngón chân cái -đồng thời đi lại sẽ khó khăn, chậm chạp. Hình ảnh có lẽ hàm nghĩa rằng khi mới bước vào vụ việc xét xử, cần xem xét nội dung một cách thận trọng, từ tốn - Khảo nghiệm, tra xét kỹ càng cho hết mọi vết tích. Làm được như vậy thì không lỗi.


Hào 2 : Phệ phu, diệt tỵ.Vô cữu.
dịch : Cắn da (khô ròn) , mất mũi.Không lỗi.

Cắn da thì việc phán xử còn đơn giản.Mất mũi có thể là mất mặt ? Học Năng cho rằng phạt người thì khó tránh làm thương tổn người.

Chữ Phu 膚 còn có nghĩa là 4 ngón tay xếp lại thành 1 vốc, cho nên Phệ Phu có lẽ là cái hình thức tra tấn bằng cách dùng kẹp ngón tay (xem hình bên dưới).

Hào 3 : Phệ tích nhục, ngộ độc.Tiểu lận, vô cửu.
dịch : Cắn miếng thịt có xương, trúng độc. Khó chịu một chút, không lỗi.

Hình quan gặp khó, chắc có sai lầm ( tượng bị trúng thực )nhưng sửa kịp .
Phệ tích nhục, có thể là hình thức dùng đồ có mũi nhọn gí, ép, đâm vào thịt vào người.

Hào 4 : Phệ can tỷ, đắc kim thỉ.Lợi gian trinh, cát.
dịch : Cắn miếng thịt khô có xương.Được mũi tên đồng.Điềm khó khăn được lợi.Mở.

Hào chủ quẻ, gặp việc khó , xét đoán mọi mặt, khéo tìm ra sự thật nên được ban mũi tên đồng.Hào duy nhất quẻ được phê cát .

Phệ can chỉ, có thể là hình thức bắt ép kẻ bị phạt đem phơi nắng cho còn da bọc xương.

Hào 5 : Phệ can nhục , đắc hoàng kim.Trinh lệ, vô cữu.
dịch : Cắn miếng thịt khô có tẩm, được ( đồ vật ) bằng đồng màu vàng.Điềm nguy (nhưng ) không lỗi.

" Thịt có tẩm " là mọi việc đã được xem xét kỹ càng, ở đây hào 5 vị cao (được đồ đồng màu vàng) chỉ còn ra phán quyết sao cho công minh .Nhưng mà điềm nguy vì dễ gây ra thù oán , nhưng hãy mạnh dạn (vô cữu ).
Phệ can nhục, có thể gần nghĩa với Phệ can chỉ ở hào 4.

Hào 6 : Hà giảo, diệt nhĩ.Hung.
dịch : Đội gông, mất tai .Đóng .

Lỗi lớn bị phạt nặng.Cuối quẻ rồi không sửa được nữa.

Tra tấn kẹp ngón tay:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Tra tấn bằng cách kẹp ép vòng có mũi nhọn vào người

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Sửa bởi Ngu Yên: 24/03/2014 - 10:25


#24 Ngu Yên

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3097 Bài viết:
  • 7527 thanks

Gửi vào 23/03/2014 - 14:18

22/ QUẺ BÍ

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Bí là trang sức , văn vẻ, rực rỡ.Bí nói về hình ảnh bề ngoài và sự quan trọng của sắc đẹp, nụ cười, phong thái, sự lịch sự v.v...Nhưng cái đẹp thật sự nằm ở bên trong và Bí nói về sự thay đổi cần có, sự tác động hai chiều trong ngoài để dần dà nét đẹp trở thành nếp văn hóa .Nghĩa là việc giao tế và nét đẹp tâm hồn ngày càng quyện luyện vào nhau thành một thể thống nhất .

Lời quẻ : Bí hanh.Tiểu lợi.Hữu du vãng.
dịch : Văn vẻ, hanh thông.Tinh tế lợi.Có chỗ đến .

Học văn hóa thì cần sự chầm chậm tiểu tế mỗi ngày mỗi tiêm nhiễm (khác với sự dương cương cần thiết trong quẻ cặp đôi Phệ hạp ) .
QNB cho rằng nên ngắt từ = Bí. Hanh. Tiểu lợi. Hữu du vãng.
và dịch là: Trang sức. Hanh thông. Được lợi nhỏ. Có chỗ đến.
Cách dịch và ngắt của QNB là cách bình thường lô - gích nhất nhưng cách của tôi là nhằm nhấn mạnh tầm quan trọng chiến lược của văn minh, văn hóa trong sách lược của Tây Chu.

Hào 1 : Bí kỳ chỉ.Xả xa nhi đồ .
dịch : Trang sức ngón chân .Bỏ xe mà đi bộ.

Hào sơ nên ngô nghê chạy theo phù hoa.An phận dưới thì hơn.
Chữ "chỉ" ngoài nghĩa là "ngón chân" còn có nghĩa là "chân" nói chung (như "ngọc chỉ" = gót ngọc).
Cho nên ta có thể để phần dịch là: Trang sức ở chân. Bỏ xe đi bộ.

Hào 2 : Bí kỳ tu.
dịch : Chải chuốt bộ râu .

Hào này biết đến giá trị của cái bề ngoài .

Hào 3 :Bí như nhu như.Vĩnh ,trinh cát.
dịch : Vui vẻ thấm nhuần. Lâu dài, đoán mở.

Ở đây cái văn hóa bên ngoài đã thấm vào trong thành nếp sống đẹp .
Chữ "nhu" còn có nghĩa là dồn lại, lưu lại,... cho nên chúng ta có thể hiểu:
"Bí như nhu như, vĩnh. Trinh cát" = làm đẹp cho mai sau. Đoán mở.

Hào 4 : Bí như bà như.Bạch mã hàn như.Phỉ khấu hôn cấu .
dịch : Rực rỡ như trắng toát .Ngựa trắng (cắm lông) như có cánh .Chẳng phải kẻ cướp mà là kẻ đi cầu hôn .

Ở đây nét văn hóa được thể hiện hướng về người khác .Cho nên Chu Dịch mới dùng lại hình ảnh nhà Chu đi cầu hôn với các tộc văn minh thuộc Ân ở quẻ 3 Truân như bằng cớ của sự thấm nhuần văn hóa .
Trong "bạch mã hàn như" thì riêng chữ "hàn" 翰 có nghĩa là 1 giống/loại ngựa màu trắng toát. Cho nên "Bí như bà như bạch mã hàn như" = Làm đẹp, trắng như là loài ngựa Hàn màu trắng toát.
"Phỉ khấu hôn cấu" = Chẳng phải kẻ cướp mà là kẻ đi cầu hôn. Hoặc là = Kẻ tặc khấu muốn cầu hôn (như đã bàn ở quẻ Truân).

Hào 5 : Bí vu khâu viên , thúc bạnh tiên tiên .Lận, chung cát.
dịch : Trang trí vườn gò chỉ bằng một bó lụa bạch mỏng.Xấu hổ, sau chót (chắc cũng ) mở.

Hào này tằn tiện quá đáng, không hiểu lẽ văn vẻ nên có xấu hổ.Nhưng dù sao đó không phải là điều chính yếu , nếu có lòng thành thì vẫn mở .

Hào 6 : Bạch bí, vô cữu.
dịch : Nét giản dị, thanh bạch.Không lỗi.

Bạch là trắng , ở thời trang sức thì đã vượt qua cái đẹp bên ngoài rồi vậy. Như người đạt đạo thì cần gì cái văn vẻ bề ngoài nên sao lại có sai lầm ?

Hào 1 đến hào 4, chúng ta có thể hiểu là trang sức, làm đẹp cho con ngựa / đàn ngựa để dùng vào việc kết thân.
Hào 1: trang sức, làm đẹp ở chân con ngựa, không thắng nó vào xe nữa mà tháo ra cho nó đi không (đi bộ).
Hào 2: Chải chuốt bộ râu, chính là chải chuốt, làm đẹp cái bờm con ngựa.
Hào 3: Làm đẹp cho lâu dài, để mà dùng vào việc
Hào 4: Tắm cho ngựa, làm đẹp cho nó trắng như loài ngựa trắng Hàn. Để dùng vào hôn sự.
Hào 5: Làm đẹp ở vườn, với những dải lụa nhỏ.
Hào 6: Làm đẹp đơn giản, giản dị.
Hào 4 quẻ này là bằng chứng về tính sử ký của Chu Dịch , vì không hiểu điều này nên các nho gia học giả thường tỏ ra lúng túng để giải thích cụm từ " phỉ khấu hôn cấu "ở đây và cả ở quẻ 3 Truân .Ngoài ra ta cũng thấy là hào 3 dương ở đây không có tính cách chủ quẻ như hào 4 dương ở quẻ Phệ hạp cho nên không có lời dẫn dắt thì tượng hình có thể đưa đến suy diễn vu vơ .

#25 Ngu Yên

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3097 Bài viết:
  • 7527 thanks

Gửi vào 26/03/2014 - 17:34

23/ QUẺ BÁC:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Bác là rơi rụng, bóc lột, gọt bỏ. Theo mùa thì quẻ này gần đến Đông chí, chỉ còn lại một hào dương cuối cùng.Như thiên nhiên con người lúc này mỏi mệt, bệnh tật thì chỉ nên nghỉ ngơi, thu mình (đông tàng ) bỏ hẳn những tính toán phát triển.Như cây cối thì rụng lá hay phải nhờ đến con người cắt tỉa để lấy lại sức sống khi sẽ giao mùa. hình ảnh chính của quẻ bác là cái giường nhắc đến nơi dùng để ngơi nghỉ và có thể nơi con người chết đi để sang cõi khác .

Căn cứ vào cái nghĩa "bóc lột, tước đoạt" của chữ Bác 剝 nên QNB cho rằng quẻ Bác này là thời của việc thu thuế. Và chữ Sàng 床 (ngoài nghĩa là "giường") cũng có liên hệ để ta tin vào giả thuyết này: ngày xưa việc đánh thuế tính theo người đàn ông, mỗi người một thuế suất gọi là "nhất sàng", ông nào chưa có vợ thì được giảm một nửa gọi là "bán sàng".

Lời quẻ: Bất lợi hữu du vãng.
dịch : Chẳng nên có chỗ đi .

Không nên hành động, tính toán tăng trưởng. Dương suy cùng cực rồi.

(vì bóc lột) nên bất lợi.

hào 1 : Bác sàng dĩ túc.Miệt.Trinh hung.
dịch : Gẫy chân giường. Mê sảng. Điềm đóng.

Bóc lột đánh thuế đến tận chân. Khinh thường. Điềm đóng.

(chữ Miệt 蔑 này có nghĩa như khinh miệt, miệt thị,...)

Thời Bác bắt đầu nên hỏng từ chân giường , người trên giường còn mê sảng nên không biết.Hào này mê mẩn chưa hiểu phải ngừng nghỉ chờ thời.

Hào 2 : Bác sàng dĩ biện. Miệt.Trinh hung.
dịch : Gẫy thành giường. Mê sảng. Điềm đóng.

Bóc lột đánh thuế đến khắp (nơi). Khinh thường. Điềm đóng.

Chữ biện còn có nghĩa là "khắp" và có nghĩa là tranh luận, biện bác. Riêng có 1 nghĩa nữa là "phân biệt" khiến QNB hình dung ra cảnh thu thuế mà lại phân biệt gây ra không công bằng?!!!

Người trên giường còn mê vẫn không biết.Căn bản hỏng rồi mà vẫn mê muội , như vậy thì phê xấu lắm.

Hào 3 : Bác chi. Vô cữu.
dịch : Rơi rụng đấy. Không lỗi.

Tước đoạt. Không lỗi.

Ở giữa thời Bác, hào 3 âm này có ứng với hào dương duy nhất nên đã hiểu mà tàng thân , tu tỉnh.Cho nên phê không lỗi.

Hào 4 : Bác sàng dĩ phu. Hung.
dịch : Sự hỏng hại đến tận da thịt. Xấu.

Bóc lột đánh thuế đến da thịt. Xấu.

Hào này như kẻ phải nằm liệt giường , bệnh đã cực cho nên thối rữa đến cả da, thịt (loét điểm tỳ ).Cái họa xấu đã đến chứ không còn là dự đoán như ở hai hào đầu.

Hào 5: Quán ngư. Dĩ cung nhân sủng. Vô bất lợi.
dịch : Xâu cá một đàn. Lấy đó mà sủng ái cung nhân / Ân sủng nhờ cung nhân .Chẳng gì không lợi.

Một xâu ngàn tiền cá. Lấy (làm) cung nhân (làm) thiếp. Chẳng có gì bất lợi cả.

Chữ Quán 貫 có nghĩa là dây xâu tiền và "nhất quán" nghĩa là "1 xâu một ngàn tiền".
Dĩ cung nhân sủng: có lẽ ám chỉ việc trao đổi cái việc đánh thuế ngàn tiền ngư nghiệp lấy 1 cô gái mà đem về làm thiếp, làm cung nhân.

Hào trước cái xấu đã cực nên sang hào 5 thì cái rơi rụng đã hết, không còn được nhắc tới nữa mà lại trở thành tốt nên được phê vô bất lợi .
Cổ điển giảng là tượng bà hậu dẫn cả bầy cung nhân theo thứ tự (xâu cá ) để phục vụ quân vương.Javary bảo xâu cá là phơi khô để dành, cá lại đẻ nhiều trứng nên tượng cho sự sinh sôi nảy nở (cùng ý với tượng cung nhân ), vậy nên hào này nói đến cách tốt nhất để thâu tàng chờ qua thời Bác .
Khảo theo các học giả đời Đường, và theo Hậu Hán thư (Lương hoàng hậu) thì xâu cá (quán ngư) là cách nói bóng gió về việc giao hợp nam nữ .
Hào 5 này cận hợp hào dương duy nhất 6 chủ quẻ nên bàn về dự trữ, tiềm năng , truyền giống chăng ? Có thể có một điển tích mà chúng ta không biết đến .

Hào 6: Thạc quả bất thực. Quân tử đắc dư, tiểu nhân bác lư.
dịch : Quả lớn không ăn. Quân tử được xe, tiểu nhân đổ nhà.

To lớn nếu không vơi bớt. Vua quan thì được đất đai, cương vực, còn dân đen lại bị bóc lột mất căn nhà đơn sơ.

Chữ Quả 果 ở dạng liên từ có nghĩa là "nếu". Còn chữ Thực 食 còn có nghĩa là vơi bớt, mòn, khuyết. Và chữ Dư 輿 còn có nghĩa là đất đai, phong thổ, cương vực (như trong "dư địa chí").

Hào này có lẽ ám chỉ rằng khi đã lớn mạnh, khi nhà nước đã giàu mà không giảm bớt việc bóc lột đánh thuế đi thì chỉ có khiến cho giới vương quan công quyền được giàu trong khi dân đen lại mất nhà mất cửa.

Quả lớn không ăn nên giữ được hạt giống .Cuối thời Bác thì mầm sinh có cơ trở lại, cho nên quân tử thì được vời ra lo việc nước mà tiểu nhân thì cơ nghiệp đã có tượng suy vong .


Thời Tây Chu thật khó biết việc thuế má là như thế nào . Gần như chắc chắn là phục dịch là bắt buộc , chưa kể tù binh bị bắt làm nô lệ / người giúp việc , thuế không đánh đến quí tộc nên thuế má mà hiểu phải nộp tiền thì e không phải là điều quan trọng .Nhưng Thi kinh có nói đến đóng góp của dân chúng thì chính sách thuế má không phải hoàn toàn không có .Còn quan niệm " bóc lột " thì thời ấy chắc không có mà chỉ là vua thì có thần quyền tức là có mọi quyền định đoạt vậy .

#26 Ngu Yên

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3097 Bài viết:
  • 7527 thanks

Gửi vào 29/03/2014 - 03:45

24/ QUẺ PHỤC

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Phục là phản hồi, quay lại .Qua đông chí thì dương sinh trở lại nên quẻ này có tượng nhất dương sơ.Phục là hồi sinh là khí dương mới phát , nơi ý muốn và hành động còn chỉ là tiềm năng, cần phải được nuôi dưỡng.Tuy nhiên bối cảnh lịch sử cho ta một cái nhìn chính trị hơn (xem cuối quẻ ).
Đối với quẻ Phục thì QNB nhất trí là chủ yếu để nói đến "những sự trở lại, trở về", mà hầu hết đều liên quan tới việc quân. Có thể là nói đến đoàn quân trở về.

Lời quẻ: Phục, hanh.Xuất nhập , vô tật.Bằng lai, vô cữu.Phản phục kỳ đạo , thất nhật lai phục.Lợi hữu du vãng.
dịch : Trở lại, tế lễ thông.Ra vào không bệnh / nhanh.Bạn đến , không lỗi.Trở ngược con đường , bảy ngày thì quay lại .Nên có chỗ đi.
QNB : "Phản phục kỳ đạo, thất nhật lai phục" = nói về sự trở lại thì bảy ngày nữa sẽ trở lại.

Xuất nhập ở đây có thể nói về phương pháp luyện hơi thở, tật thì không gấp gáp mà đều đặn, bằng lai chỉ khí dương thổi vào cõi toàn âm . Phục nói về quan niệm phản hồi chứ không một đường thẳng tiến của văn hóa Á Đông ; bảy ngày tượng trưng cho chu kỳ tuần hoàn của thiên nhiên ( 6 hào hết 1 quẻ, thứ bảy là sang hào sơ của quẻ mới, 6 tháng là 1 chu kỳ âm/ dương tiến triển tháng thứ bảy là đổi khí âm / dương). Quẻ Phục cần có dự phóng nên bảo lợi có chỗ đi (xem thêm lợi hữu du vãng ở phần dẫn nhập / thuật ngữ).

Hào 1 : Bất viễn phục, vô chi hối.Nguyên cát.
dịch : Chưa xa đã về , không hối lớn.Mở lớn.
Chữ Viễn còn có nghĩa = lâu, lâu nữa,... (về phương diện thời gian). Cho nên "bất viễn phục" = Không lâu nữa sẽ trở lại.

Hào dương duy nhất, việc phục hồi tự nhiên , dễ dàng.

Hào 2 : Hưu phục , cát.
dịch : Vui vẻ trở lại , mở.

Hưu , Javary cho là hưu nghỉ, tôi theo cổ điển.Hào 2 âm sát hợp với hào 1 nên được ảnh hưởng tốt.Hưu là đẹp đẽ, mặt mày vui theo Cao Hanh.


Hào 3 : Tần phục, lệ.Vô cữu.
dịch : Buồn rầu trở lại, nguy.Không lỗi.

Tần là trở đi trở lại nhưng các học giả TQ thế kỷ XX đều bảo nên hiểu là buồn rầu như Vương Bật thời Tam quốc. Dầu sao hào này dù là dùng dằng thì cũng dễ gặp nguy, chỉ khi nào hiểu là nên trở về thì mới không lỗi.
Chữ Tần 頻 còn có nghĩa = gấp gáp, cấp bách,...
Chữ Lệ 厲 còn có nghĩa = Bệnh tật.
Cho nên ta có thể hiểu "Tần phục, lệ" = trở về gấp, (vì có) bệnh tật.

Hào 4 : Trung hành, độc phục.
dịch : Giữa đường một mình trở về.

Javary hiểu trung hành là làm đúng .Nhưng dù sao thì hào này có ứng với hào 1 thì có hiểu lẽ phục nhưng cô đơn nên không được phê tốt.Lý Đại Dụng hiểu một mình Cơ Xương đến triều Ân xin quy phục.

Hào 5 : Đôn phục, vô hối .
dịch : Dày công trở lại , không hối gì.
Sự về được trau dồi .Đôn cũng có thể hiểu là đôn đốc, thúc giục (việc trở về ).

Hào 6 : Mê phục, hung.Hữu tai sảnh: dụng hành sư, chung hữu đại bại .Dĩ kỳ quốc, quân hung. Chí vu thập niên bất khắc chinh.
dịch : Mê ám (không thấy ) đường về, đóng.Chịu tai họa : đem quân đi đánh , cuối cùng thua to .Đến nỗi nước, vua đều gặp xấu .Mười năm việc binh vẫn chưa đủ sức( hồi phục).
(Lúc) Trở về mê sảng, đóng. Có tai nạn bệnh tật, vì hành quân, cuối cùng thua to. Bởi vì quốc quân (chúa, vua) gặp điều xấu (có thể "xấu" là ám chỉ về bệnh tật). Mười năm không động binh.

Đây nói về Tây bá Xương gấp việc trả thù cha đem quân đánh Đế Ất (nối ngôi Thái / Văn Đinh kẻ giết Quý Lịch ) nhưng thua to.Chữ mê chỉ sự lạc lối .sau khi thua Xương mới hiểu mình chưa đủ sức nên phải cầu hòa và tính kế lâu dài (hay hiểu ra thù riêng không quan trọng bằng an nguy của xã tắc) .Javary không biết đến sự kiện này , Lý Đại Dụng lại hiểu là Xương giỏi mê hoặc nhà Ân làm cho họ sau này đại bại .

Lý Đại Dụng cho rằng cả quẻ này nói về vấn đề nối lại giao hảo với Ân sau biến cố Quý Lịch bị giết .Cha Xương đã đánh dẹp được nhiều lần quân rợ và chiếm lãnh nhiều đất đai , vua Thái Đinh sợ bèn mời ông đến triều ban thưởng nhưng phái đi xa rồi tím cách bắt lỗi để giết đi .Vài năm sau vua Ân băng , Đế Ất nối ngôi , Xương nhân cơ hội trẩy binh nhưng thua. Ân không đánh tới vì còn bận nhiều cuộc loạn khác , Chu cầu hòa , được chấp thuận , Đế Ất gả cho Xương em / cháu gái và hai bên giao hảo được trên 40 năm.
Tôi đồng ý với Lý Đại Dụng trừ hào 6 .

TB Ngoài ra cấu trúc của quẻ Phục cũng cho ta biết một số thông tin về cách dùng sử kiện trong Chu Dịch : theo sử thì việc nối lại bang giao chỉ xảy ra sau khi Cơ Xương đã nổi dậy thất bại như vậy ta biết rằng Chu Dịch đặt sử kiện theo nhu cầu quẻ chứ không đặt theo dòng thời gian .Các hào khác có thể được xem như các mốc tâm trạng khác biệt của Chu nhưng thật ra có lý hơn nếu ta nghĩ đó là những tâm trạng khi có thật, khi giả thiết theo nhu cầu của quẻ .

Sửa bởi Ngu Yên: 29/03/2014 - 14:49


#27 Ngu Yên

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3097 Bài viết:
  • 7527 thanks

Gửi vào 31/03/2014 - 15:00

25/ QUẺ VÔ VỌNG

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vô vọng là không càn bậy, nhưng Tư Mã Thiên thời Tây Hán lại chép là không kỳ vọng .Xét các lời hào và việc Sử ký là một tài liệu xưa gần với thời đại nhà Chu nhất thì đáng tin là Không kỳ vọng. Vậy vô vọng là ngẫu nhiên, không tính trước.
QNB cũng rất đồng tình với việc lấy nghĩa cho Vô Vọng = không tính toán trước, chẳng biết đâu mà lần. Điều này cũng được thấy rõ trong các lời của từng hào và được nhiều nhà nghiên cứu mô tả "Vô vọng" bằng câu "không cầu mà được, không ước mà thành, không muốn cũng vẫn bị".

Lời quẻ : Vô vọng. Nguyên hanh lợi trinh.Kỳ phỉ chính, hữu sảnh .Bất lợi hữu du vãng.
dịch : Ngẫu nhiên. Mở lớn hanh thông, lợi chính bền. Nếu chẳng đúng , tai họa ! Không nên có chỗ đi.

Xem nguyên hanh lợi trinh ở phần dẫn nhập/ biểu tượng.Chính là thẳng, đúng.Javary giảng việc tự dưng xảy đến nếu không biết thích hợp là mang tai họa, cho nên không thể " lợi có chỗ đi " ( cứng nhắc trong thái độ, ước vọng, cách tính toán ).

hào 1 :Vô vọng ,vãng cát.
dịch : Không dục vọng gì khi tiến tới. Mở.
Chữ "vãng" 往 còn có nghĩa là thường thường, thường là, thường được,...
Nên ta có thể hiểu "Vô vọng, vãng cát" = Không kỳ vọng, thường được mở.

Hào sơ còn trẻ .Suy tư chưa có sẵn nếp nên dễ thích hợp.

Hào 2 :Bất canh, hoạch. Bất tri, dư.Tắc lợi hữu du vãng.
dịch: Không canh tác mà lại có thu hoạch, không cày vỡ mà lại thành ruộng đất. Vậy thì nên có chỗ đi.

Hào này bất ngờ hưởng lợi nhưng đừng quên mục đích hay dự án của mình.Cao Hanh giảng là không làm việc nông mà có thu hoạch có ruộng đất là do làm nghề công, thương thành đạt.

Hào 3 : Vô vọng chi tai. Hoặc hệ chi ngưu, hành nhân chi đắc, ấp nhân chi tai.
dịch : Tai ương bất kỳ. Giả dụ như buộc con trâu , có kẻ qua đường lấy mất gây họa cho người làng.
Cũng có thể dịch là:
Tai vạ chả biết đâu mà lần. Có kẻ buộc trâu. Người đi đường thì được. Người làng thì gặp tai vạ.

Hào này gặp họa bất ngờ ngược lại với hào 2 .Nhưng dù xấu mà không bị phe đóng; lận hay hối vì có lẽ ta phải biết chấp nhận sui xẻo bất ngờ , không thối chí cũng chẳng tự trách .

Hào 4 : Khả trinh, vô cữu.
dịch : Điềm có khả năng, không lỗi.

Thời rộng mở có nhiều cơ hội, tự tin mà tiến. (cũng chỉ là cái điềm có khả năng thôi, không phải là chắc chắn nên chả biết đâu mà lần)

Hào 5 : Vô vọng chi tật. Vật dược, hữu hỷ.
dịch : Bệnh đột nhiên, chẳng thuốc men đã khỏi (có mừng).
Bệnh tật chả biết đâu mà lần. Chẳng thuốc men gì cũng khỏi.

Hào 6 : Vô vọng, hành hữu sảnh. Vô du lợi.
dịch : Không tính trước. Làm vậy sẽ gặp tai ách. Không lợi đâu.
Chẳng biết đâu mà lần. Đi/làm (thì) sẽ có bệnh tật, tai ách. Chẳng có chỗ đến nào là lợi cả.

Hào cuối , già đầu rồi (đó là khác biệt với hào sơ ) mà không biết tính toán thì phải gặp họa thôi .

Sửa bởi Ngu Yên: 10/04/2014 - 03:46


#28 Ngu Yên

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3097 Bài viết:
  • 7527 thanks

Gửi vào 01/04/2014 - 16:16

26/ QUẺ ĐẠI SÚC

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Súc là chăn nuôi, thường được giảng là nuôi dưỡng, kiềm chế và tích trữ, tụ họp.Đại súc là chăn thú lớn và dùng đức cương mà nuôi chúng.Trong các hào chúng ta thấy nhắc đến ngựa, nghé và heo rừng ; theo sử thì Tây Chu lo việc cung cấp cho Ân các loại thú lớn để tế Sinh.
Trong quẻ này , ba hào trên là cách chăn, ba hào dưới là kẻ được chăn.Ta có thể so sánh Đại Súc với quẻ cặp Vô Vọng phải chịu sự chi phối từ ngoài mà ứng phó, còn quẻ 26 thì cần thuần hóa sức mạnh nội tại thành hữu dụng . Quẻ Tiểu Súc thì hoàn cảnh mất mát , ngăn trở bắt ta phải giáo dưỡng vi tế và nặng nề trên tâm lý.

Lời quẻ: Đại súc.Lợi trinh.Bất gia thực, cát.Lợi thiệp đại xuyên .
dịch : Nuôi cái lớn.Nên chính bền.Chẳng ăn ở nhà , mở.Nên qua sông lớn.

Nuôi thú lớn, chí lớn thì không thể không mất công , mất thì giờ và phải giữ đúng.Không ăn ở nhà : thú lớn phải dẫn chúng ra ngoài đồng cỏ, việc lớn thì " nên qua sông lớn "(xem lợi thiệp đại xuyên ở phần dẫn nhập/ biểu tượng ) thì mới phát triển hết sức được.

Hào 1 : Hữu lệ, lợi dĩ.
dịch : Có nguy, nên ngưng lại.

Hào 2 : Dư thoát phúc.
dịch : Xe long trục .

Hai hào này dương ứng với hai hào âm 4,5 trên tượng kẻ bị ngăn ngừa , chẳng thể vọng động.Hào sơ chưa sai quá còn ngừng kịp, hào hai phải bị gẫy mới ngưng.

Hào 3 : Lương mã trục.Lợi gian trinh.Nhật nhàn ư vệ.Lợi hữu du vãng.
dịch : Ngựa tốt đuổi theo / Đuổi theo ngựa tốt, điềm khó khăn có lợi.Ngày ngày tập luyện xe (ngựa ) quân binh .Nên có chỗ đi .

Hào này đã biết thuần, tập luyện chờ khi hữu dụng (hào 6 trên cũng dương nên không kiềm chế, hào 3 tự kiềm được ).

Hào 4 : Đồng ngưu chi cốc.Nguyên cát.
dịch : (Lấy ) mảnh gỗ chắn sừng nghé. Đầu sự tốt mở.

hào 5 : Phần thỉ chi nha, cát.
dịch : Thiến con heo rừng nanh nhọn. Mở.
QNB hiểu là: Bẻ cái răng nanh nhọn của con heo.

Hai hào âm này tượng cho cách nuôi thú.Hào 5 phải mạnh tay hơn.

Hào 6 : Hà thiên chi cù ? Hanh.
dịch : Há chẳng phải đường trời quanh co đó sao ? Thông.
QNB hiểu là: Há chẳng phải tự nhiên có đường lớn đó sao. Hanh thông.
Chữ Thiên cũng có nghĩa là tính tự nhiên, chữ Cù 衢 còn có nghĩa là đường lớn thông thương có nhiều ngã rẽ.

Cù các tác giả cổ hậu thế giảng là đường, các học giả sau này cùng ý hay giảng là phúc đức, là chỗ giao đường, là đường có nhiều đường rẽ nhỏ.Javary bảo chỉ có Trời mới biết tự chăn mình, tức là thiên nhiên tự điều tiết, chế ngự.Học Năng giảng : chứa càng được nhiều thì lúc thi thố ra càng được lớn.
Thiển nghĩ có thể gom 2 ý sau lại : nhà Chu tự mình nuôi chí lớn, đến lúc nào đó thiên thời hé mở mới có sức mà dụng . Anh hùng và thời thế là đây chăng ?

Sửa bởi Ngu Yên: 02/04/2014 - 16:00


#29 Ngu Yên

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3097 Bài viết:
  • 7527 thanks

Gửi vào 04/04/2014 - 15:14

27/ QUẺ DI

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Di là mép, má, cằm từ đó có nghĩa nuôi dưỡng, sự nuôi, cái để nuôi, cách nuôi. Hình tượng quẻ Di được xem là cái miệng mở rộng để ăn , nhưng sự ăn cũng ám chỉ tính tham lam cũng như việc nuôi dưỡng Đạo .Ba hào dưới bị chê xấu , ba hào trên thì tốt , đó là do tùy vị , tùy thời nhưng cũng do độ chín.
QNB cho rằng, đây vẫn đang nói về cái thời nuôi dưỡng gia súc mà thôi. Vừa trước đây là quẻ Đại Súc là quá trình chăn thả, đến quẻ này là quá trình nuôi dưỡng, có thể việc nuôi dưỡng ở đây là ám chỉ việc nuôi ngựa dùng cho việc quân, cũng có thể là ám chỉ việc nuôi dưỡng quân lính.

Lời quẻ : Di, trinh cát. Quan di , tự cầu khẩu thực.
dịch : Nuôi, điềm mở. Xét việc nuôi và cách tự nuôi mình (hoặc là : từ đấy mà nuôi lấy mình).

Nuôi dưỡng. Điềm mở. Xét cái việc nuôi dưỡng, (thả cho chúng) tự đi kiếm ăn.

Quan là xem xét chứ không phải chỉ nhìn suông thấy đói bụng đi tìm cái ăn. Sự ăn để nuôi, nuôi cái gì, bằng cái gì, có được không, làm sao là những việc các hào bàn tới.

Hào 1 : Xả nhĩ linh quy, quan ngã đóa di. Hung.
dịch : Bỏ con rùa thiêng của ***, nhìn ta trễ mép. Đóng.

Hào sơ dương, đáng vị , có ứng thì không phải đói mà là tham lam quá. Phải xét lại để sửa cái gì gây ra sự thèm thuồng ấy.
Chữ Xả 舍 còn đọc là Xá = Chuồng nuôi gia súc.
--> Chuồng nuôi rùa thiêng. Xét tự bản thân thấy việc nuôi trệu trạo. Đóng.
Hoặc nếu hiểu chữ Xả = bỏ, thì "xả nhĩ linh quy" = bỏ con rùa thiêng --> có thể ám chỉ rằng trong việc nuôi dưỡng cần phải thực tế, đừng có dùng linh quy để bói xem nên nuôi như thế nào,...

Hào 2 : Điên di , phất kinh. Vu khâu di. Chinh hung.
dịch : Sự nuôi đảo ngược, trái lẽ thường. Tại lăng tổ mà nuôi . Đánh dẹp đóng.
Xáo trộn việc nuôi dưỡng, trái với lẽ thường. (Vì) Nuôi ở trên gò. Đánh dẹp đóng.
(chúng ta có thể nhớ lại hào 3 quẻ Đồng Nhân từng nói "đưa binh lên gò, 3 năm chẳng dấy").

Vì cận hợp với hào sơ nên hào này theo hắn cho nên bảo là sự nuôi đảo ngược, trái lẽ thường.Vế sau nói rõ chỉ nên về nhà tổ mà ăn, không ra ngoài tìm cái ăn. Vậy sự nuôi ở hào này có sai lầm chỉ nên tu tâm dưỡng tính để tránh thị phi tai họa.

Hào 3 : Phất di, trinh hung. Thập niên vật dụng , vô du lợi.
dịch : Chẳng nuôi / được ăn , điềm xấu. Mười năm chẳng làm được gì, không lợi đâu.
Việc nuôi dưỡng bị sai. Điềm xấu. Mười năm chẳng dùng được, chẳng có lợi ích gì cả.

Hào này xấu nhất quẻ vì cái ăn không có / không nuôi ai. Mười năm chỉ một chu kỳ dài .

Hào 4 : Điên di , cát. Hổ thị đam đam , kỳ dục trục trục. Vô cữu.
dịch : Đảo lộn sự nuôi , (nhưng ) mở.( Như ) con hổ nhìn ( mồi) chăm chăm , lòng muốn vồ bắt . Không lỗi.
Xáo trộn việc nuôi dưỡng, (nhưng) mở. Hổ nhìn chằm chằm, nó muốn đuổi bắt. Không lỗi.

Tâm cầu vọng ở đây tuy có sai trái ít nhiều nhưng không bị phê xấu vì như con cọp hào này có đủ sức để đáp ứng điều nó muốn.

Hào 5 : Phất kinh, cư trinh cát. Bất khả thiệp đại xuyên.
dịch :Trái lẽ thường , điềm ở yên thì mở.Không thể qua sông lớn.

Vị cao mà lại không bàn đến việc nuôi (hào này duy nhất trong quẻ không có chữ di ) nên trái lẽ thường.Tài hèn sức mọn nên chẳng qua sông được (xem lợi thiệp đại xuyên ở phần dẫn nhập/ biểu tượng ).Ở yên , biết phận, cầu người tài (hào 6 dương hợp ) thì mở.

Hào 6 : Do di, lệ cát . Lợi thiệp đại xuyên.
dịch : Do ta mà nuôi (được mọi người) , nguy (nhưng) mở. Nên qua sông lớn.

Đây là hào có tài an bang tế thế nhưng vì thế phải hết sức cẩn trọng để đem cả nước qua cái nguy .So sánh với hào 5 thì ở đây Chu Dịch bảo có tài thì phải ra làm đừng ngại nguy khó (có thể bị chỉ trích do hào 3 ứng ).

#30 Ngu Yên

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3097 Bài viết:
  • 7527 thanks

Gửi vào 05/04/2014 - 12:49

28/ QUẺ ĐẠI QUÁ

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Quá là quá đáng, sai lỗi, vượt qua.Đại là lớn, dương khí.Quẻ này có 4 hào dương ở trong họp thành một khối trung tâm nên bị cho là mang nặng quá, nên tượng chính là cây cột chính chống nhà ở 2 hào giữa. hai hào dương còn lại lấy hình ảnh là cây dương (gỗ sốp) , còn 2 hào âm ngoài thì dùng tượng mềm mại là cỏ và nước.

Lời quẻ: Đại quá.Đống nạo.Lợi hữu du vãng, hanh.
dịch : Khí dương nhiều quá .Cột cong ỏe.Nên có chỗ đi, hanh thông.

Sức nặng quá nhiều cột nhà cong , nguy cơ sắp gãy nhưng lời quẻ phê lợi, phê thông.Cho nên thời điểm quá đáng chưa chắc đã hỏng mà còn tùy ở mình có biết xử sự sao cho đúng.Xem thêm lợi hữu du vãng ở phần dẫn nhập / thuật ngữ. Lợi thông là khi nào ta biết tính toán trước và biết làm sao.

Tạ dụng bạch mao, vô cữu.
dịch : (Chiếu ) lót dùng cỏ mao trắng, không lỗi.

Hào sơ âm cẩn trọng nên không mắc lỗi.Cỏ mao mềm mại, màu trắng giản dị, chiếu dùng quỳ lạy quỉ thần.

Hào 2 : Khô dương sinh đề.Lão phu đắc kỳ nữ thê.Vô bất lợi.
dịch : Cây dương khô trổ lá non.Ông già lấy được vợ trẻ.Chẳng gì không lợi.

Vị âm giúp cho hào dương sửa cái quá lại gần hợp hào 1 âm. Quá này sửa cho quá kia vậy.

Hào 3 : Đống nạo, hung.
dịch : Cột cong ỏe. Đóng.

Chịu quá hết nổi, không sửa kịp thì nguy rồi.

Hào 4 : Đống long, cát.Hữu tha , lận .
dịch : Cột cứng khỏe, tốt. Thêm nữa, lận đận .

Sức dương vị âm , chống đỡ tốt .Nhưng nếu không biết dừng mà còn muốn chứa thêm nữa thì thể nào cũng có chuyện .

Hào 5 : Khô dương sinh hoa.Lão phụ đắc kỳ sĩ phu.Vô cữu, vô dự.
dịch : Cây dương khô ra hoa. Bà già lấy được chồng trẻ. Không lỗi, không khen .

Hào này dương cư dương vị nên cái quá không thể sánh với hào 2 , lại còn gần hào 6 âm xấu .Ra hoa thì sẽ tàn mau , lão phụ thì dù chồng trẻ cũng không có con được .

Hào 6 : Quá thiệp, diệt đỉnh.Hung, vô cữu.
dịch : Lội qua sông chỗ (sâu ) quá, chìm lút đầu.Đóng, không lỗi.

Hào này âm cư âm vị là quá đáng ở thời Đại Quá . Cái gì quá mất thì xấu .Nhưng có thể không lỗi vì nên cương quyết không nghi ngờ. Nếu làm quá thì nên ngừng , nhưng nếu vì thời thế ép buộc thì cứ tiến tới .Cho nên sách Học Năng chú: hào này rất xấu cho người đã có chức phận , đi thi lại rất tốt (lẽ Biến Dịch , tùy người).

Sửa bởi Ngu Yên: 09/04/2014 - 12:49


Thanked by 7 Members:





Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |