LuciferLady,
Học tử vi là hông nên thắng thua, coi nó như hobby thôi. Mình đọc tử vi tầng cao của bác Ma Y Cung
hiểu gì đâu, mà bác ghi gì cũng chạy vô đây đọc, và tin là mai hay mốt gì đó sẽ hiểu.
Ngày xưa tôi cũng học tiếng Anh như vậy, học trung học mấy năm đọc mấy truyện ngắn kiểu 2,3 ngàn từ ko hiểu gì cả ,
rất là bực mình, mùa hè cùng nhóm bạn vào làm áp tải cho 1 khu phế thải Mỹ, trong đó ko thiếu 1 món gì,
sách Mỹ thì chất cao như 1 ngọn đồi mà chẳng ai thèm lấy ( lính Mỹ đọc xong thì quăng bỏ ) , tôi lụm về cả vài chục cuốn
tiểu thuyết chất 1 đống trên kệ sách, tra mỏi cả tay , hình như chữ nào cũng phải tra, học 2 mùa hè như vậy thì đọc được tiểu thuyết Mẽo.
lúc đó quay lại
đọc mấy cái tiểu thuyết 3,4 ngàn chữ thấy sao nó con nít và dễ như thế mà mình lúc đó ko hỉu ,, hahahh .
Học Tử vi theo lối cũ tiến độ rất chậm là vì sao ?
Vì chúng ta chỉ ê a đọc tụng mà ko hiểu gì cả , kiểu như nhai cỏ khô vậy .
Học trên 10 năm thú thật tui cũng chỉ hiểu lờ mờ về lục cát tinh ,Tứ linh ? để làm gì ?
Cái gì cũng lờ mờ , chẳng ai giảng cho rõ ràng chúng nó là cái gì và tại sao ta đây cần chúng nó hoặc phải sợ chúng nó .
Thật là phí thì giờ .
HongTiem,
1/"Thâm nghiêm kín cổng cao tường,
2/Cạn dòng lá thắm dứt đường chim xanh.
3/Lơ thơ tơ liễu buông mành,
4/Con oanh học nói trên cành mỉa mai.
5/Mấy lần cửa đóng then cài,
6/đầy thềm hoa rụng, biết người ở đâu ?"
Thơ của ông này trong giản lậu có nét cổ kính, dùng chữ theo kiểu thảo hoạ chấm phết làm nhiều câu
ko ai giải thích được ..
1/ Thâm nghiêm kín cổng cao tường..
Tử -Sát ngộ Triệt .
Tử -Sát ở đây có vẻ như hợp nghĩa thâm nghiêm , hơn là Cơ -Lương .
Vì Tử vi = Thâm sâu, sâu xa . Sát = nghiêm cẩn .
Cao tường = Tử vi thường là nhà có thềm cao hoặc nằm trên 1 gò đất cao,
vì thế mà tường cũng phải cao.
2a/ Cạn dòng lá thắm :
Đào- Khúc nhị hợp Kiếp.
Khúc = 1 thể thi văn cổ . Đào -Khúc = thư tình .
Lá thắm = ám chỉ thư tình .
Địa kiếp còn có nghĩa = cạn . Ví như Long trì -Kiếp = hồ cạn.
Kỵ = ngăn cấm . Dường như có ai đó đứng ra ngăn cấm ?
2b/ dứt đường chim xanh.
Long trì -( Đại) Hao -Tuyệt .
Chữ Long trì ở đây ko hay lắm , nếu đổi bằng Phượng thì hay hơn ,
nhưng có lẽ Long trì ở đây là chỉ Bf đúng nghĩa với thi bản hơn,
Hao = tin tức ,thư từ , Tuyệt = dứt , chấm dứt . .
Long trì -( Đại) Hao -Tuyệt còn có nghĩa = hồ cạn nước ..
5/ Mấy lần cửa đóng then cài,
Tử vi là chốn thâm nghiêm ,là loại nhà có chiều sâu và có nhiều gian phòng , vì thế mà gọi là
Mấy lần cửa đóng then cài, có nhiều lớp cửa .
6/ đầy thềm hoa rụng, biết người ở đâu ?"
Đây phải chăng là đứng ở giác độ sau vườn ( Bào cung ) mà ngắm nhìn ra xa xăm ?
Điền : Liêm = Thềm nhà .
Liêm -Phá = a. Thềm hoang .
Đào -Mộ = tàn hoa .
Hồng -Bệnh = Hoa khô, héo, úa ...
Nô = Khôi -Phủ = 1 căn biệt thự to lớn, lâu đời .
Phủ = phủ đầy , phủ khắp .
Liêm -Phủ = đầy thềm.
Liêm-Phủ- Hồng -Bệnh / or Liêm -Phủ + Đào -Mộ = đầy thềm hoa rụng ..
Hồng -Phi- bệnh -Phủ = Lá úa bay đầy ..
Câu này qua cách chơi chữ của Tử vi thật là cao diệu .
Các Tượng như hoang thềm , hoa rụng ,vv thì đầy tính văn thơ
Để ý ở đây nhãn quan TV nhìn thấy những đào hoa héo úa phủ đầy thềm hoang , và ko dùng từ rụng như trong
bài thi .
Biết người ở đâu ?
Lương = ?
Tui nhớ ngày xưa có 1 đám tang của ông hàng xóm mới qua đời ,bà vợ dĩ nhiên là goá , ông thầy đồ của cái làng văn mặc này
chơi 2 chữ " Lương nhân " treo lủng lẳng trên bàn thờ ( đám tang ngày xưa chỉ chơi chũ Hán , viết bằng mực xạ trên vải trắng ),
khách khứa dưới này ai cũng nhìn nhau chả biết lương nhân là cái quái gì vì vào cái thời đó Hán học cũng đã suy tàn ,
mọi người ai cũng biết chút đỉnh tiến Hán , nhưng chỉ để làm màu thui.
Lương nhân = chồng .
Thái tuế tại Phu cung cũng có nghĩa = Chồng .Nếu chưa chồng thì Lương / Tuế dùng chỉ cho Bf.
Phu cung ở đây ngộ Triệt = Chồng / Bồ ko có ở nhà , vắng bóng .
Nên mới hình thành câu : biết người ở đâu ?
3/Lơ thơ tơ liễu buông mành,
hình dung đến 1 bức mành mành chi còn lưa thưa , sợi mất sợi còn , vì đây là 1 căn nhà hoang phế, chủ nhân
đã lâu ko về .
Điền : Liêm-Phá = b. bức mành rách nát .
Đà = Sợi tơ , dây tơ , t*o của sợi tơ , viền vải .
Đà -Kiếp = Giây tơ sợi mất sợi còn .
Kiếp = Mất .
Chũ Liêm -Phá ở đây dùng thật đắc cách và tuyệt vời ..
Giây tơ ở đây còn hàm nghĩa tơ hồng , sợi giây ân tình mà sợi đứt sợi còn tì biết là
khá mỏng manh ..
4/Con oanh học nói trên cành mỉa mai.
= Hồng + Khôi-Việt -Khúc -Đào -Kỵ .
Hồng loan = chim Oanh . Khôi, việt = học , học hành . Khúc = tiếng hót , khúc điệu ,
Đào = cành đào .
Kỵ = cỡi , ngồi lên, đậu lên .
Đào -Kỵ = đậu trên cành .
Kỵ = chê cười, mai mỉa ( như chữ Khôi = giễu cợt ) .
Thankss HT ,
Sửa bởi INDOCHINE: 24/11/2016 - 12:09