Jump to content

Advertisements




Hỏi cách hóa giải bại cách


4844 replies to this topic

#301 NgoaLong

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1746 Bài viết:
  • 4760 thanks

Gửi vào 28/01/2013 - 00:48

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

QuachNgocBoi, on 27/01/2013 - 23:32, said:

Hai Chén cho rằng chữ "Ấn" đầu câu lục chính là chỉ Thiên Tướng (hóa khí là Ấn). Còn chữ "Tướng" trong câu bát là chỉ Tướng Quân. Theo đó, tạo ra cách "lưỡng tướng", "xuất tướng nhập tướng",... mới có thể dễ trở thành Công, thành Hầu được. Còn Quốc Ấn thì vốn luôn nằm trong bố cục tam hợp Lộc - Tướng Quân - Quốc Ấn.

Nói chữ Tướng trong "sao lành Tướng Cáo" là chỉ Tướng Quân vì điều này nhất quán với câu:
Phụ Cáo ái giao Ấn Tướng ố kị Cự Đồng nhi ngộ Khôi Xương cử khoa ngao đầu tác chiến.

Về cách cục, được như vậy thì quá ngon rồi.

Chỉ là vấn đề nó có đúng ý của câu Phú hay không mà thôi. Chứ nghĩa thì quá tuyệt!

Sửa bởi NgoaLong: 28/01/2013 - 00:54


Thanked by 1 Member:

#302 Quách Ngọc Bội

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4517 Bài viết:
  • 29154 thanks
  • LocationThảo Nguyên

Gửi vào 28/01/2013 - 01:18

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

NgoaLong, on 27/01/2013 - 22:32, said:

Ấn mang vị liệt công hầu
Sao lành Tướng Cáo hội vào mệnh cung

Đọc qua lời bình giải của bác Indochine, làm NL nghĩ tới Tướng này có khi nào là Tướng Quân không (tướng Quân thì luôn trong tam hợp Lộc Tướng Ấn). Nhưng tra thấy có vẻ là Thiên Tướng.

Còn chữ "mang" này NL nghĩ có lẽ chỉ là chữ mang thường thôi chứ không phải là chữ ghép theo kiểu chơi chữ. Vì bài Ma Thị Phú được diễn ra quốc âm của cụ Lê Quý Đôn khá rõ ràng (ý là khá bình dân), với lại Phú thường là ẩn ý theo khía cạnh nội dung Tử Vi hơn là ẩn ý theo kiểu chơi chữ. Với lại trong Phú, nhiều khi chỉ nói tới 1 sao trong bộ sao đôi mà không nhắc tới sao kia. Chẳng hạn như câu: "Hữu Bật Thiên Tướng phúc lai lâm".

Xét về khía cạnh Tử Vi thì Thiên Tướng + Cáo mà có thêm Lộc Tướng Ấn thì sẽ ngon lành hơn. Nhưng vấn đề nằm ở chữ Tướng và chữ Ấn. Tướng thì đã nói qua. Còn Ấn này là Quốc Ấn hay là cái ấn tín.

NL cũng không chắc. Nhưng theo NL chữ "Ấn" trong "Ấn mang" này có nghĩa là mang cái ấn, đeo cái ấn hơn là Quốc Ấn, Thai Phụ.

Trích dẫn

Về cách cục, được như vậy thì quá ngon rồi.

Chỉ là vấn đề nó có đúng ý của câu Phú hay không mà thôi.

Về bài Phú Ma Thị, nguồn gốc chưa chắc đã phải của cụ Bảng Đôn (chỉ thấy ghi là "do vị túc nho họ Bùi ở Thanh Hóa sưu dịch") người ta chỉ ngờ rằng như thế vì với thể thơ Lục Bát có chỗ còn chèn thể Song Thất Lục Bát thì chắc chắn là do người Việt làm ra.

Xét về cấu trúc âm vận Bằng - Trắc - Bằng của câu "Ấn mang (B ) vị liệt (T) công hầu (B )" thì khó mà đưa được hai chữ "Thiên Tướng" vào câu này để mà nói lên cái ý "... mang danh/xếp vào/liệt vào hàng ngũ công hầu", mà nếu thay chữ "Ấn" bằng chữ "Tướng" ở câu lục thì sẽ bị lặp lại với chữ "Tướng" ở câu bát. Vì thế, dùng chữ "Ấn" là tên khác của Thiên Tướng thay thế.

Giờ đưa 2 chữ Thiên Tướng vào thì thấy nghĩa rõ hơn: (Cung Mệnh) Thiên Tướng mang danh/xếp vào/liệt vào hàng ngũ công hầu, khi gặp được Tướng Quân (có luôn Quốc Ấn) và Phong Cáo (có luôn Thai Phụ) hội chiếu về.

Hai chữ "Sao lành" cũng là ám chỉ đến các ẩn tinh trong bố cục là Lộc Tồn, Quốc Ấn và không bao giờ gặp phải Kiếp Không (như NgoaLong cũng đã nói ở bài trước nữa) và vì lánh xa được Không Kiếp và gặp thêm Văn Xương nên bộ Cáo Phụ cũng được ví như phúc ấm tinh (được hưởng ấm thừa quang).

Sửa bởi QuachNgocBoi: 28/01/2013 - 01:22


Thanked by 3 Members:

#303 NgoaLong

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1746 Bài viết:
  • 4760 thanks

Gửi vào 28/01/2013 - 03:00

QuachNgocBoi said:

Về bài Phú Ma Thị, nguồn gốc chưa chắc đã phải của cụ Bảng Đôn (chỉ thấy ghi là "do vị túc nho họ Bùi ở Thanh Hóa sưu dịch") người ta chỉ ngờ rằng như thế vì với thể thơ Lục Bát có chỗ còn chèn thể Song Thất Lục Bát thì chắc chắn là do người Việt làm ra.

Về bài Phú ấy ai làm ra thì không chắc, nhưng có thể chắc là được làm ra bởi người Việt. Làm ở đây 1 phần là chế tác, và 1 phần là sáng tác.

Còn về thơ văn thì NL không biết

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

, mù tịt à. Thơ được chế tác thì không bị lệ thuộc, hạn chế bởi câu từ lắm. Với một người giỏi thơ từ thì không có vấn đề gì với họ cả.

NL cũng vừa thử tra bài Phú qua 12 cung được diễn ra chữ Nôm có thấy câu khá giống câu đang bàn:

"Ngôi Hầu Bá uy nghiêm chức tước,
Đầu mệnh viên Cáo Tướng chiếu xung"

Nói chung cũng hơi khó phân biệt. Bởi trong Thái Vi Phú hình như là không có đề cập về cách cục Cáo đi với Tướng.

Sửa bởi NgoaLong: 28/01/2013 - 03:08


Thanked by 4 Members:

#304 NgoaLong

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1746 Bài viết:
  • 4760 thanks

Gửi vào 28/01/2013 - 03:33

Có lẽ chúng ta không nên quá chú tâm vào từ ngữ của câu Phú ấy quá. Cái mà chúng ta đồng tình là trong câu đó Thiên Tướng có Cáo đi cùng, bộ Thai Cáo ngoài có ý nghĩa có lợi cho công danh, giúp gia tăng hiển đạt thì mặt khác không bị Không Kiếp xâm phạm. Nhưng chỉ có vậy thì chưa mạnh lắm, phải có thêm vòng Lộc Tồn (tức Lộc Tướng Ấn) thì mới thật sự ngon - bởi ngoài được cách Lưỡng Tướng - Tướng Ấn ra thì bộ Phủ Tướng (hoặc TPVT) rất ưa Lộc Tồn.

#305 INDOCHINE

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 3158 Bài viết:
  • 27420 thanks

Gửi vào 28/01/2013 - 03:47

Những câu Phú mà nó lờ mờ , ba phải quá thì chỉ cần nắm được cái ý chung chung của nó là tạm dùng
được rồi , nếu mổ xẻ sâu vào thì nó có thể dẫn đến nhiều nẽo khác nhau , có tranh luận cũng khó vì bản thân
câu Phú tự nó đã lờ mờ , có thể tối đó ổng uống rượu hơi nhiều , viết xong 2 câu này thì lăn quay
ra ngủ như sấm, sáng ra đọc lại thì lẩm nhẩm : - Tên nào viết cái kiểu gì thế này , viết thế lày thì Bố ai hiểu là rì ,,
cũng như thơ ca của Họ Trịnh có câu :



Mưa vẫn mưa bay trên tầng tháp cổ
Dài tay em mấy thuở mắt xanh xao
Nghe lá thu mưa reo mòn gót nhỏ
Đường dài hun hút cho mắt thêm sâu

Mưa vẫn hay mưa trên hàng lá nhỏ
Buổi chiều ngồi ngóng những chuyến mưa qua
Trên bước chân em âm thầm lá đổ
Chợt hồn xanh buốt cho mình xót xa

Chiều nay còn mưa sao em không lại
Nhớ mãi trong cơn đau vùi
Làm sao có nhau, hằn lên nỗi đau
Bước chân em xin về mau ,,,

Tháp cổ , là ngôi tháp nào ? tháp Đôi ( Quinhon ) , Tháp cổ trong chùa Thập tháp ,hay là
Thiên Mụ tháp ? cũng có thể là ngọn tháp Bà Po Nagar ( Nha trang ) ,,,
nhìn vào thì có vẻ như tháp Thiên Mụ là ứng viên sáng giá nhất vì tác giả sống thuở thanh thiếu
ở Huế , nhưng ông ta có sống 1 thời gian ở Qui nhơn , vậy Tháp Đôi , tháp Bánh Ít cũng có khả năng ?
và dĩ nhiên gót chân ông đã qua lại Nha trang biết bao lần , và có mối tình nào ở đây không ?

#306 INDOCHINE

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 3158 Bài viết:
  • 27420 thanks

Gửi vào 28/01/2013 - 10:54

quanphuc3012



Trong Tử vi tinh điển phần 2 luận về địa không-địa kiếp của cụ Vũ Tài Lục viết:

"Về Địa Kiếp có những trường hợp nó rất hợp với Tham Lang Hỏa Tinh. Địa Kiếp đem đến biến động đảo lộn để Tham Linh ứng phó mà phấn phát, hoặc Tham Hỏa cũng thế. Đừng câu nệ hay thành kiến, cứ thấy Không Kiếp là đã mang ngay ấn tượng không tốt. Một trường hợp khá đặc biệt: Phúc Đức có Không Kiếp mà Mệnh cung Tham Hỏa hay Tham Linh vẫn kể làm số phát mau"

Nếu đúng cụ có thể lý giải cho con với ạ.

Không phải là mọi người có ấn tượng xấu đối với Không - Kiếp nhưng vì biết rõ tính cách phản phé của Kiếp- Không
nên lúc nào người ta cũng phải đề phòng .
Phúc cung có Kiếp- Không mà Mệnh / Thân có Tham - Hỏa / Tham -Linh gì đó thì phát mau .
Chúng ta không nên ham những cung Phúc đức như vậy , vì chẳng có cái gì control và hướng dẫn cho 2 thằng Không -Kiếp ,
cho nên sau khi phát lên 1 thời gian ngắn thì thảm họa ( những công thức đi cùng với K-K trong lá số đó ) cũng lần lượt đi tới ,
không xảy đến cho gia đình thì cũng cho bản thân .

Muốn phát mạnh thì Phúc cung phải cần Tam Không hội tụ ( Thiên Không - Địa Không - Địa Kiếp ) + Tam Minh - ( hoặc
Đào- Hồng -Nhị Hỷ + Quang -Quý ( hay Quang Phúc , chư Phúc thiện tinh ) để làm đối trọng và làm hướng đạo khiến
Tam Không khó tác họa sau khi phát phúc .
Nếu chẳng có lực lượng nào quản chế 1 cách tốt đẹp , đương nhiên là Nhị Không ( Không - Kiếp ) / Tam Không sẽ ra oai tác quái sau khi đưa đương sự lên ngôi .

Phúc cung chỉ có Kiếp - Không nếu có phát cũng không tốt là vì vậy .

#307 htruongdinh

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 638 Bài viết:
  • 879 thanks

Gửi vào 28/01/2013 - 11:04

Bác INDOCHINE cho HTD hỏi về mệnh Tham Linh nhập vận VCD có Địa Kiếp, Phục Binh và Thái Tuế tại Mùi. Lúc này Tham Linh có quản chế nổi Địa Kiếp không?

Sửa bởi htruongdinh: 28/01/2013 - 11:05


#308 GioThienDuong

    Kiền viên

  • Hội Viên mới
  • PipPipPip
  • 1033 Bài viết:
  • 2799 thanks
  • LocationHồng Hạc lâu

Gửi vào 28/01/2013 - 11:58

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Nong, on 22/01/2013 - 01:32, said:

cụ ơi, con mún rõ hơn về cách này đươc ko a

Cung phối con có đủ Hình -riêu -Tang -Mã luôn, nhưng ko được ngộ tuần mà lại ngộ triệt tại thìn, con tuổi 86 mà, liệu triệt thì có tác dụng tốt hơn giống như tuần hông hả cụ.

Hơn nữa, cung phối con còn có thêm cả đà la và địa không , thiên khốc tại chính cung nữa. Tam chiếu từ cung phúc về có hỏa linh và hóa kị. Cung phối con có đủ tam ám riêu đà kị luôn. Tuy nhiên vẫn có may mắn quang quý nữa. Liệu triệt và quang quý có giúp con yên ổn 1 vk yên bề gia thất được hông cụ. Người ta nói cung phối có tang khốc, thì cưới chạy tang là giải được, điều đó cũng k cụ.

Mong cụ giải đáp thắc mắc giúp con ạ
Con cảm ơn cụ nhiều lắm lắm
hihi cụ Kim Hạc ơi,
con quote lại, cụ trả lời giúp con thắc mắc này nha cụ

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



#309 quangbich

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 146 Bài viết:
  • 35 thanks

Gửi vào 28/01/2013 - 16:59

Câu phú:Hỏa Linh giáp mệnh vi bại cục hiểu như thể nào cụ ơi? Mong cụ giải thích cho cháu với. Chân thành cám ơn cụ.

#310 PhaQuanThinTuat

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 126 Bài viết:
  • 168 thanks

Gửi vào 29/01/2013 - 00:55

Bác INDOCHINE cho hỏi

"Đào Tang ở Mệnh cung sau trước
Gái lẳng lơ nhỡ bước cầu ô"

Tại sao cách này lại chỉ người lẵng lơ . Câu trên chỉ mệnh Đào Hoa giáp tang môn hay ngược lại

#311 INDOCHINE

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 3158 Bài viết:
  • 27420 thanks

Gửi vào 29/01/2013 - 15:49

HongHac


Cung phối con có đủ Hình -riêu -Tang -Mã luôn, nhưng ko được ngộ tuần mà lại ngộ triệt tại thìn, con tuổi 86 mà, liệu triệt thì có tác dụng tốt hơn giống như tuần hông hả cụ.

Hơn nữa, cung phối con còn có thêm cả đà la và địa không , thiên khốc tại chính cung nữa. Tam chiếu từ cung phúc về có hỏa linh và hóa kị. Cung phối con có đủ tam ám riêu đà kị luôn. Tuy nhiên vẫn có may mắn quang quý nữa. Liệu triệt và quang quý có giúp con yên ổn 1 vk yên bề gia thất được hông cụ. Người ta nói cung phối có tang khốc, thì cưới chạy tang là giải được, điều đó cũng k cụ.

Triệt hay Tuần ở cung Phối đều chỉ có thể giảm bớt / ngăn chận bớt sự tác họa từ khoảng 30 đến 50 % mà thôi , nếu có Sát tinh
( Hỏa - Linh -Kỵ ... ) từ bên ngoài chiếu về thì e rằng Tuần / Triệt khó lòng ngăn chận , cũng tựa như ta đang ra sức hòa giải
cho vợ chồng trong nhà thì đột nhiên bên ngoài có 2, 3 người thân gia nhảy vào và đổ lửa thêm dầu vậy .
So sánh về lực lượng thì T/ Triệt - Quang -Quý đang ở vào thế yếu .

Nếu hiểu rõ tính chất từng Sao thì nó có thể giúp cho các Bạn khi gặp các trường hợp đại loại như trên .
ví như T/ T là gì trong trường hợp này , nó phải được cụ thể hóa thì mấy ông Thầy mới phán đoán được
chứ nếu có nhìn T/T mà chỉ thấy 1 mớ lý thuyết hỗn độn về hai thằng này và ruốt cuộc không nắm được gì hết , chỉ thấy T/T chính là T/ T hoặc là cái hàng rào, cái bức tường , cái mâu cái thuẫn gì đó lung tung thì dù có học bao lâu cũng chỉ loanh quanh 1 chỗ mà thui , không thể
làm sao mà phán đoán ,
Tam Ám cũng vậy , riêng trong các trường hợp này Tam ám có nghĩa là gì , tại sao lại có Đà -Không -Khốc tại Phối cung ,
và Hỏa-Kỵ từ Phúc chiếu về là gì , vv
Phải nói lá số này rất hay nhưng lại không hiếm ,
Nói chung thì Bạn vẫn không ly dị ( sau này ) , yên tâm đi nhá .

Còn vấn đề cưới chạy Tang là 1 chiêu khá hay mà ngày xưa nhiều người đã dùng , tui thấy vẫn có thể sử dụng
được , nhất là nó làm cho ta được yên ổn về mặt tâm lý .

#312 TPVTLS

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 816 Bài viết:
  • 1397 thanks

Gửi vào 29/01/2013 - 15:50

Kính bác INDOCHINE
Cháu có gửi tin nhắn lá số của cháu đầy sát tinh ở Mệnh Thân vào hộp thư của bác. Mong bác cho cháu vài lời ạ

Sửa bởi TPVTLS: 29/01/2013 - 15:56


Thanked by 1 Member:

#313 thienmatuongquan

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 474 Bài viết:
  • 235 thanks

Gửi vào 29/01/2013 - 16:16

Bác Đông Dương kính mến, cháu vẫn đang chờ hồi âm của bác về việc cháu nhờ bác xem giúp lá số qua pm, khi nào bác rảnh thì xem giúp cháu nhé

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



#314 INDOCHINE

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 3158 Bài viết:
  • 27420 thanks

Gửi vào 29/01/2013 - 16:41

PhaQuanThinTuat


"Đào Tang ở Mệnh cung sau trước
Gái lẳng lơ nhỡ bước cầu ô"

Tại sao cách này lại chỉ người lẵng lơ . Câu trên chỉ mệnh Đào Hoa giáp tang môn hay ngược lại .

Câu này nói đúng ra là Mệnh có Đào , Tang cư Phụ mẫu .
Mệnh là Cung Đại hạn đầu tiên , cung này đối với 1 người con gái mới lớn lên thì cao nhất là 15 tuổi ,
con gái thường biết yêu rất sớm , không ít thiếu nữ chưa đến tuổi xuân thì , thì đã biết mùi vị của tình đầu ,,
Trong giai đoạn này , trong những gia đình lễ mạo cha mẹ thường ngăn cấm những mối tình ngây thơ này ,
cho nên cung Phụ mới có Tang môn ( buồn phiền vì sự ngăn cấm của Cha mẹ , và Mẹ cha cũng bị phiền lụy ) ,

Gái lẳng lơ bước nhỡ cầu ô ,

Đó là quan điểm của xã hội xưa khi yêu hơi sớm thì bị gọi là lẳng lơ .
Nếu ngược lại , Đào cư Phụ / Tang cư Mệnh , tình hình sẽ như thế nào ,,??
trường hợp này cũng hay lắm,,

Sửa bởi INDOCHINE: 29/01/2013 - 16:44


#315 Quách Ngọc Bội

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4517 Bài viết:
  • 29154 thanks
  • LocationThảo Nguyên

Gửi vào 29/01/2013 - 17:08

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

INDOCHINE, on 29/01/2013 - 16:41, said:

PhaQuanThinTuat


"Đào Tang ở Mệnh cung sau trước
Gái lẳng lơ nhỡ bước cầu ô"

Tại sao cách này lại chỉ người lẵng lơ . Câu trên chỉ mệnh Đào Hoa giáp tang môn hay ngược lại .

Câu này nói đúng ra là Mệnh có Đào , Tang cư Phụ mẫu .
Mệnh là Cung Đại hạn đầu tiên , cung này đối với 1 người con gái mới lớn lên thì cao nhất là 15 tuổi ,
con gái thường biết yêu rất sớm , không ít thiếu nữ chưa đến tuổi xuân thì , thì đã biết mùi vị của tình đầu ,,
Trong giai đoạn này , trong những gia đình lễ mạo cha mẹ thường ngăn cấm những mối tình ngây thơ này ,
cho nên cung Phụ mới có Tang môn ( buồn phiền vì sự ngăn cấm của Cha mẹ , và Mẹ cha cũng bị phiền lụy ) ,


Gái lẳng lơ bước nhỡ cầu ô ,

Đó là quan điểm của xã hội xưa khi yêu hơi sớm thì bị gọi là lẳng lơ .
Nếu ngược lại , Đào cư Phụ / Tang cư Mệnh , tình hình sẽ như thế nào ,,??
trường hợp này cũng hay lắm,,

Cháu hỏi bác Kim Hạc một tý ạ.

Tang cư Phụ và Đào cư Mệnh thì thành ra cách Đào Hoa - Thiên Không.
Vậy có khi nào mà câu trên có thể giải thích theo nghĩa khác một chút được không bác Kim Hạc.
Giả như: Vì phụ mẫu có thể mất sớm nên ở đại vận 16 (với Hỏa cục) nên cô nàng phải chịu tang tối thiểu 3 năm, do đó tối thiểu phải tới 19 tuổi (có thể là 25 + 3 = 28 tuổi - 25 là tuổi cuối cùng nằm trên đại vận 16-25 của Hỏa cục) mí có thể cưới nên bị coi là muộn, là lỡ bước vì qua mất tuổi trăng tròn.
Từ đó, xét lại cách Đào Hoa - Thiên Không, có đặc tính là lỡ làng, nhỡ duyên, lắm mối thì tối cũng nằm không

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

...

Xin bác cho ý kiến về vụ này ạ, hiiii

Sửa bởi QuachNgocBoi: 29/01/2013 - 17:11







Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

16 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 16 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |  
Vượng
Thịnh
Khang
An