

Nhân cách con người qua lăng kính tử vi
#841
Gửi vào 07/11/2012 - 01:47
Lý do là ai phát biểu linh tinh là tư tưởng chưa thông.cần phải cố gắng nhiều.là thế đấy..
Thanked by 1 Member:
|
|
#842
Gửi vào 07/11/2012 - 01:52
TuBinhTuTru, on 07/11/2012 - 01:37, said:
Tôi không thấy nó lạm từ nhân cách lộn cả lên vì như tôi đã nói nhân cách nó bao gồm tất cả mọi thứ về một con người. Nghĩa là, ngay cả cách ăn, cách uống, cách đi vệ sinh v.v... cũng phản ảnh nhân cách của người đó. Chẳng phải người Việt có câu: "học ăn học nói học gói học mở" đó sao? Cũng như cách đi vệ sinh: nếu Vodanhthiendia là nam thì đứng đái hay ngồi? Câu trả lời của Vodanhthiendia sẽ cho thấy nhân cách của đằng ấy đó nhá!
"Tư chất" hình thành nên "nhân cách"; do đó, nó cũng là yếu tố bao gồm tất cả mọi thứ về một con người mà ...
Tùy nơi vệ sinh chớ có phải nam thì bắt buộc phải đứng hoặc lúc vừa đại vừa tiểu thì TBTT trong tư cách (thế) đứng hay ngồi hihi. TBTT vẩn chưa hiểu ý tôi , người ta nói tư cách ăn, tư cách uống, ... chớ không nói nhân cách ăn , nhân cách uống , ... dù rằng tư cách hình thành nhân cách.
#843
Gửi vào 07/11/2012 - 02:13
Dạ bán
Thụy thì đô tượng thuần lương hán,
Tỉnh hậu tài phân thiện, ác nhân;
Thiện, ác nguyên lai vô định tính,
Đa do giáo dục đích nguyên nhân.
Nửa đêm
Ngủ thì ai cũng như lương thiện,
Tỉnh dậy phân ra kẻ dữ, hiền;
Hiền, dữ phải đâu là tính sẵn,
Phần nhiều do giáo dục mà nên.
H..CM(trích NKTT)
Sửa bởi khoakhong: 07/11/2012 - 02:26
Thanked by 1 Member:
|
|
#844
Gửi vào 07/11/2012 - 02:43
vodanhthiendia, on 07/11/2012 - 01:52, said:
Sao tôi lại chẳng hiểu ý của Vodanhthiendia, nhưng mà Vodanhthiendia đã có hiểu ý tôi chưa ...??
Như Vodanhthiendia đã ghi nhận "rằng tư cách hình thành nhân cách" thì không có "dù" dì dủ dĩ gì cả ... ok
Người ta không nói "nhân cách ăn , nhân cách uống" thì đó là chuyện của người ta, nhưng tôi nói cách ăn cách uống của người (nhân) đó cho tôi biết "nhân cách" của người đó. Phải chăng là chúng ta đang bàn luận về cái gọi là "nhân cách"?
Còn chuyện tùy nơi vệ sinh - tất nhiên, nếu có chỗ đứng - nhưng chỉ có toilet bình tường thôi, thì Vodanhthiendia đứng hay ngồi khi tiểu tiện?
Lẽ thường tình thì khi đại tiện sẽ phải tiểu tiện nên ngồi là chuyện thích đáng ...
#845
Gửi vào 07/11/2012 - 04:11
TuBinhTuTru, on 07/11/2012 - 02:43, said:
Như Vodanhthiendia đã ghi nhận "rằng tư cách hình thành nhân cách" thì không có "dù" dì dủ dĩ gì cả ... ok
Người ta không nói "nhân cách ăn , nhân cách uống" thì đó là chuyện của người ta,
Còn chuyện tùy nơi vệ sinh - tất nhiên, nếu có chỗ đứng - nhưng chỉ có toilet bình tường thôi, thì Vodanhthiendia đứng hay ngồi khi tiểu tiện?
Lẽ thường tình thì khi đại tiện sẽ phải tiểu tiện nên ngồi là chuyện thích đáng ...
Thế thì chẳng có gì phải nói thêm bởi ở trên tôi nói rõ ràng nhân cách gồm tư cách và tư chất thế thì TBTT "dù dì dũ dĩ điều gì khác" để cho tôi không hiểu ý TBTT ?.
Còn chuyện tiểu vào toilet thì tôi ngồi vì đứng nó vãi ra ngoài ông à. Lúc trẻ thì khí lực mạnh như vòi rồng trực xạ chính xác không tung tán nhưlúc có tuổi. Nếu muốn xem tư cách tiểu thì đứng hay ngồi không đủ yếu tố để xét mà phải xem lúc đứng thì có dựng cái nắp lên và tiểu xong có để nó xuống lại cho người khác ngồi không bị bẩn, cái đó nó mới nói lên tư cách dù là trong phòng vệ sinh không ai thấy biết.
Thanked by 1 Member:
|
|
#846
Gửi vào 07/11/2012 - 04:16
vodanhthiendia, on 03/11/2012 - 09:44, said:
Trích dẫn
Chào Vodanhtheindia,
Tôi không nghĩ cái gọi là "phong tư" đó về Kim Trọng như là một nhân cách đáng trọng; vì rằng nhân cách "phong tư" đó mà Kiều đã phải thốt lên:
"Để sau nên thẹn cùng chàng bởi ai?
Vội chi ép liễu hoa nài ..."
hay sao?
Phong tư ở trong hai câu này diển tả Tài(Tư chất)và Mạo (phong thái diện mạo) của Kim Trọng chớ không có ý chỉ về đạo đức để xem trọng hay không.
KT và Kiều yêu nhau thì việc KT có muốn ép liễu với Kiều thì cũng là bình thường thôi, với một người khỏe mạnh bình thường thì tình yêu và tình dục đi liền nhau như hình bóng, đè ép vì luân lý xã hội cấm đoán chẳng qua là giữ cái lể thế tục của người xưa. Với thời nay thì chẳng trọng chẳng chê mà chỉ xét xem họ có trách nhiệm trong hành vi của mình hay không thôi .
=========================================================================
Chẳng phải Vodanhthiendia đã nói về (tư chất= nhân phẩm, cá tính, trí óc ...) thuộc nội hàm (con người từ trong) đến ngoại hàm (đến ngoài) là (tư cách = hành vi cư xử ở đời, cách sống, cách làm người, ...) ?
Nội hàm bao gồm nhân phẩm thì chẳng phải nhân phẩm nói lên phần nào về nhân cách con người à!?
Nói rằng tình yêu đi liền với tình dục nhưng với nhân phẩm đáng trọng là biết nghĩ cho người khác đã không đi ép liễu nài hoa?
Nói rằng: "bị đè ép vì luân lý xã hội cấm đoán chẳng qua là giữ cái lể thế tục của người xưa" mà cái thế tục đó mang tính "chính danh" cho cái gọi là "quân tử", "trượng phu", "thục nữ", "đoan trang" và càng là điều mà kẻ sĩ như Kim Trọng đáng ra không cần Kiều phải nhắc nhở:
"Đã cho vào bậc Bố kinh.
Đạo tòng phu lấy chữ trinh làm đầu."
Nhân cách của Kim Trọng cũng từ trong ra ngoài mà thấy đó thôi! hihihihehhehehe....
vodanhthiendia, on 03/11/2012 - 09:44, said:
Trích dẫn
Tôi viết câu này ý nghĩa không rõ ràng hay sao mà TBTT hiểu theo kiểu như thế ? Người ta dị nghị chuyện ly dị để đánh giá nhân cách nhưng không ai gọi đó là "nhân cách ly dị" .
Người ta có gọi là "nhân cách ly dị" hay không thì cũng người ta [đó] dị nghị chuyện ly dị để đánh giá nhân cách đó vậy.
Vodanhthiendia lại vẫn chưa chịu hiểu hay sao?
Thanked by 1 Member:
|
|
#847
Gửi vào 07/11/2012 - 04:36
vodanhthiendia, on 07/11/2012 - 04:11, said:
Vì rằng Vodanhthiendia bảo là: "dù rằng tư cách hình thành nhân cách" ... Rằng là tư cách hình thành nhân cách thì không có dù gì dủ dĩ chi hết. Với lại, bài viết #872 đã có dẫn giải thêm ý tứ của tôi để Vodanhthiendia hiểu giùm.
vodanhthiendia, on 07/11/2012 - 04:11, said:
Hồi lúc trẽ, khi chưa hiểu chuyện thì đứng - nhưng khi có chút tuổi và hiểu biết hơn cho đến giờ thì tôi ngồi.
Tất nhiên, đứng hay ngồi mới chỉ là yếu tố tiên khởi cho cái sự hiểu biết vì sao lại đứng hay ngồi như thế. Thứ đến, như Vodanhthiendia bảo là có dựng cái nắp ngồi lên khi tiểu và xong rồi thì có để nắp ngồi xuống lại ?? Nhưng đó vẫn chỉ là cái sạch sẽ - dơ bẩn - hôi hám bên ngoài mà sâu thẳm bên trong hơn nữa là nghĩ đến cái công khó nhọc của người phải chùi rửa toilet (có khi là người phối ngẫu, con, cháu và luôn cả bản thân mình) hàng ngày hay hàng tuần v.v...
Cho nên, theo tôi thì nhân cách là bao gồm tất cả mọi thứ về một con người. Vodanhthiendia có thể vẫn chưa đồng ý nhưng chúng ta hãy agree to disagree đi nhé.
Thanked by 1 Member:
|
|
#848
Gửi vào 07/11/2012 - 04:46
TuBinhTuTru, on 07/11/2012 - 04:16, said:
Chẳng phải Vodanhthiendia đã nói về (tư chất= nhân phẩm, cá tính, trí óc ...) thuộc nội hàm (con người từ trong) đến ngoại hàm (đến ngoài) là (tư cách = hành vi cư xử ở đời, cách sống, cách làm người, ...) ?
Nội hàm bao gồm nhân phẩm thì chẳng phải nhân phẩm nói lên phần nào về nhân cách con người à!?
Nói rằng tình yêu đi liền với tình dục nhưng với nhân phẩm đáng trọng là biết nghĩ cho người khác đã không đi ép liễu nài hoa?
Nói rằng: "bị đè ép vì luân lý xã hội cấm đoán chẳng qua là giữ cái lể thế tục của người xưa" mà cái thế tục đó mang tính "chính danh" cho cái gọi là "quân tử", "trượng phu", "thục nữ", "đoan trang" và càng là điều mà kẻ sĩ như Kim Trọng đáng ra không cần Kiều phải nhắc nhở:
"Đã cho vào bậc Bố kinh.
Đạo tòng phu lấy chữ trinh làm đầu."
Nhân cách của Kim Trọng cũng từ trong ra ngoài mà thấy đó thôi! hihihihehhehehe....
Người ta có gọi là "nhân cách ly dị" hay không thì cũng người ta [đó] dị nghị chuyện ly dị để đánh giá nhân cách đó vậy.
Vodanhthiendia lại vẫn chưa chịu hiểu hay sao?
Tôi đã giải thích hai câu thơ tôi trích không dính gì đến việc mô tả đạo đức của KT, còn TBTT trích hai câu khác rồi phê bình đạo đức của KT đó là quyền của TBTT, không dính gì đến điều tôi trình bày trước đó, riêng tôi thì phục cụ Nguyễn Du đã diển tả rất thực về con người, không bị kèm chế ngòi bút bởi luân lý xã hội thời đó. Hỏi tất cã các cặp tình nhân xem bao nhiêu cặp người nam bình thường không đòi hỏi chuyện đó?
TBTT có quyền nói "nhân cách ly dị" chẳng ai cấm nhưng tôi không nói như thế và sẽ không bao giờ dạy cho con cháu nói như thế .
"Cho nên, theo tôi thì nhân cách là bao gồm tất cả mọi thứ về một con người. Vodanhthiendia có thể vẫn chưa đồng ý nhưng chúng ta hãy agree to disagree đi nhé. "
Đồng ý và không đồng ý .
Đồng ý : nhân cách là bao gồm tất cả mọi thứ về một con người.
Không đồng ý khí dùng chữ nhân cách trong cách viết ví dụ như "nhân cách ly dị"
Sửa bởi vodanhthiendia: 07/11/2012 - 05:00
Thanked by 1 Member:
|
|
#849
Gửi vào 07/11/2012 - 05:30
vodanhthiendia, on 07/11/2012 - 04:46, said:
TBTT có quyền nói "nhân cách ly dị" chẳng ai cấm nhưng tôi không nói như thế và sẽ không bao giờ dạy cho con cháu nói như thế .
"Cho nên, theo tôi thì nhân cách là bao gồm tất cả mọi thứ về một con người. Vodanhthiendia có thể vẫn chưa đồng ý nhưng chúng ta hãy agree to disagree đi nhé. "
Đồng ý và không đồng ý .
Đồng ý : nhân cách là bao gồm tất cả mọi thứ về một con người.
Không đồng ý khí dùng chữ nhân cách trong cách viết ví dụ như "nhân cách ly dị"
Vodanhthiendia không sính dùng "nhân cách ly dị" thì vậy đi nhưng tôi thì qua sự "ly dị" nói lên "nhân cách" người đó không ít điều
Vodanhthiendia bảo: "Tôi đã giải thích hai câu thơ tôi trích không dính gì đến việc mô tả đạo đức của KT" ?
Trích dẫn
Vào trong phong nhã ra ngoài hào hoa"
( Và ta có thêm một cách nửa là Phong Tư tức phong cách chỉ phong thái, phong độ kết hợp với tư chất, phẩm chất của 1 người thì gọi là Phong Tư như cụ Nguyên Du đã dùng mô tả KT)
Như vậy là cụ Nguyễn Du đã diễn tả phần nào nhân cách của Kim Trọng rồi và trong tiêu đề này đang nói về nhân cách con người nên việc tôi dẫn ra những câu khác để minh họa nhân cách của Kim Trọng là thích đáng trong khuôn khổ của sự bàn luận vậy.
Thanked by 1 Member:
|
|
#850
Gửi vào 07/11/2012 - 06:14
TuBinhTuTru, on 07/11/2012 - 05:30, said:
Tôi đâu có phản đối "ly dị" nói lên "nhân cách" người đó không ít điều , tôi cũng viết rõ : người ta dị nghị chuyện ly dị để xét nhân cách
nhưng theo tôi chỉ dựa vào lý do ly dị để xét nhân cách về đạo đức một người mà không rõ lý do đưa đến sự việc ly dị thì dể mắc vào độc đoán sai lầm.
========================================
Vodanhthiendia bảo: "Tôi đã giải thích hai câu thơ tôi trích không dính gì đến việc mô tả đạo đức của KT" ?
Như vậy là cụ Nguyễn Du đã diễn tả phần nào nhân cách của Kim Trọng rồi và trong tiêu đề này đang nói về nhân cách con người nên việc tôi dẫn ra những câu khác để minh họa nhân cách của Kim Trọng là thích đáng trong khuôn khổ của sự bàn luận vậy.
Cụ Nguyễn Du không nói phong thái đạo mạo mà nói :
"Phong tư tài mạo tuyệt vời
Vào trong phong nhã ra ngoài hào hoa" nên theo tôi hai câu này cụ Nguyễn không nói đến tư cách đức độ mà nói phong thái hào hoa bên ngòai và tư chất thông minh tài hoa của KT . Dĩ nhiên nó cũng là phần thuộc nhân cách theo ý nghĩa tổng quát nhân cách nói lên tất cã về con người nhưng nhân cách ở hai câu này không nói về đức độ của KT, ý của tôi là như vậy và cũng vì thế mà tôi không thích định nghĩa tổng quát nhân cách nói lên tất cã về con người vì nó quá tổng quát để diển tã cụ thể điều mình muốn nói.
Thanked by 1 Member:
|
|
#851
Gửi vào 07/11/2012 - 13:07
minhminh, on 07/11/2012 - 01:05, said:
trong đó có MM .
Tóm lại mình nên vì lợi ích chung của tập thể mà tự giới hạn cái TỰ DO của mình .
kính .
Hoan hô hai bác vodanhthiendia và tubinhtutru dã tranh luận hết sức hào hứng và trí tuệ.
Bác Minhminh nói..tự giới hạn cái TỰ DO của mình...tôi xin nói thêm hãy sử dụng cái tự do của mình một cách thông minh nhất hay theo ngôn ngữ thường ngày của VN là đừng để các vị lãnh đạo VN có cớ bảo là dân VN ta dân trí còn thấp..
Thanked by 1 Member:
|
|
#852
Gửi vào 07/11/2012 - 17:57
Hết Haloween rùi! bạn bỏ hình đó xuống đi. Trà nhìn sợ quá, diễn đàn 0 có cấm trẻ em mà you làm vậy thì sao bé Trà dám vào đây
Thanked by 2 Members:
|
|
#853
Gửi vào 07/11/2012 - 19:05
MasterTea, on 07/11/2012 - 17:57, said:
Hết Haloween rùi! bạn bỏ hình đó xuống đi. Trà nhìn sợ quá, diễn đàn 0 có cấm trẻ em mà you làm vậy thì sao bé Trà dám vào đây
Khuyến cáo: Theo lời khuyên từ nguồn bài viết này, khi xem bức tranh thì nên có từ 2 người trở lên cùng xem (như thế sẽ không bị linh hồn của bà ta trong tranh làm phát cuồng) và cũng không nên nhìn vào cặp mắt của bà ta quá 5 phút. Ngoài ra, những ai không comment cũng sẽ bị bà ta tìm đến vì đã xem mà lờ đi (như thế là "coi thường" bà í)
Thêm bài hát kill người nữa..
Ngây thơ trong trắng như bé Trà thì đừng có sợ,chỉ có ai tà tâm là ko nên thôi..
Sửa bởi khoakhong: 07/11/2012 - 19:21
Thanked by 1 Member:
|
|
#854
Gửi vào 07/11/2012 - 21:37
Thanked by 1 Member:
|
|
Thanked by 2 Members:
|
|
Similar Topics
Chủ Đề | Name | Viết bởi | Thống kê | Bài Cuối | |
---|---|---|---|---|---|
![]() Máy bay không người lái Ukraine TẤN CÔNG Tàu Nga - Rồi CHUYỆN NÀY XẢY RA… |
Linh Tinh | FM_daubac |
|
![]()
|
|
![]() Cảm ơn người khiến tôi yêu tử vi để thành nghề tay trái |
Linh Tinh | hoa1618021989 |
|
![]() |
|
![]() Vì Sao ? Người Thân Mất Lại Hóa Thành Bướm Bay Về Thăm Gia Đình! |
Nguồn Sống Tươi Đẹp | FM_daubac |
|
![]() |
|
![]() 5 Dấu Hiệu Cho Thấy Người Cao Tuổi Có Thể Đang Ở Năm Cuối Đời – Đừng Bỏ Qua Những Cảnh Báo Này |
Y Học Thường Thức | FM_daubac |
|
![]() |
|
![]() Chia sẻ cho mọi người tài liệu về KHHB tổng hợp |
Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | vanlytuongtu |
|
![]() |
|
![]() Lũ Trung Quốc đang đổ về Việt Nam? Đây là cách để người già tự cứu mình. |
Y Học Thường Thức | FM_daubac |
|
![]() |
3 người đang đọc chủ đề này
0 Hội viên, 3 khách, 0 Hội viên ẩn
Liên kết nhanh
Coi Tử Vi | Coi Tử Bình - Tứ Trụ | Coi Bát Tự Hà Lạc | Coi Địa Lý Phong Thủy | Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh | Coi Nhân Tướng Mệnh | Nhờ Coi Quẻ | Nhờ Coi Ngày |
Bảo Trợ & Hoạt Động | Thông Báo | Báo Tin | Liên Lạc Ban Điều Hành | Góp Ý |
Ghi Danh Học | Lớp Học Tử Vi Đẩu Số | Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý | Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | Sách Dịch Lý | Sách Tử Vi | Sách Tướng Học | Sách Phong Thuỷ | Sách Tam Thức | Sách Tử Bình - Bát Tự | Sách Huyền Thuật |
Linh Tinh | Gặp Gỡ - Giao Lưu | Giải Trí | Vườn Thơ | Vài Dòng Tản Mạn... | Nguồn Sống Tươi Đẹp | Trưng bày - Giới thiệu |
Trình ứng dụng hỗ trợ:












