

Nhân cách con người qua lăng kính tử vi
Viết bởi VuiVui, 02/06/12 19:26
955 replies to this topic
#76
Gửi vào 05/06/2012 - 14:16
Theo tôi, nói đến nhân cách là nói đến bản chất con người "thiện" hay "bất thiện". Với điệp vụ này thì nhân tướng học giải quyết dễ dàng hơn tử vi.
Thanked by 1 Member:
|
|
#77
Gửi vào 05/06/2012 - 15:00
Tôi thấy những nhân cách lớn, những con người vĩ đại thì lá số đều vứt đi (đen thui). Ai biết thì chỉ với?
- Người có trí thì thông minh nhưng dễ gian xảo.
- Người có đức thì hiền nhưng dễ cục mịch quê mùa.
Nhân cách lớn = đạo đức lớn ư?
- Người có trí thì thông minh nhưng dễ gian xảo.
- Người có đức thì hiền nhưng dễ cục mịch quê mùa.
Nhân cách lớn = đạo đức lớn ư?
Thanked by 3 Members:
|
|
#78
Gửi vào 05/06/2012 - 15:17
Mr.Anh, on 05/06/2012 - 13:11, said:
Việc có tội và sửa tội là khác nhau, thế nên việc đánh giá cung thân ngay từ đầu để bảo có nhân cách thì không đúng... mà phải nói trước đây anh xấu lắm, giờ anh đỡ hơn, chứ không thể nói ông là một nhân cách lớn chỉ dựa vào cung thân. Đã đánh giá nhân cách phải đánh giá toàn diện từ A-Z chứ đâu thể đánh giá nửa chừng như thế....? Trước đây tôi nghèo tôi ăn cắp, giờ tôi giàu rồi tôi không ăn cắp nữa, hoặc về sau tôi thấy nó không tốt nên tôi thay đổi vậy là tôi có nhân cách lớn.?
Tôi không phủ nhận việc thay đổi tốt lên của một con ngừoi nhưng không thể dựa vào đó bảo họ có nhân cách lớn hoặc túm lại như chủ đề này nói nhân cách đánh giá qua cung thân tôi cho rằng đánh giá như vậy là sai.
Tôi không phủ nhận việc thay đổi tốt lên của một con ngừoi nhưng không thể dựa vào đó bảo họ có nhân cách lớn hoặc túm lại như chủ đề này nói nhân cách đánh giá qua cung thân tôi cho rằng đánh giá như vậy là sai.
Cái này anh phản biện chú vuivui thôi . Vì em cũng đâu có nói chỉ đánh giá cung Thân, mà chỉ nói cung Thân được đặc biệt coi trọng trong vấn đề này (không bình thường như xét phú quý, sang hèn).
Trích dẫn
Trước đây tôi nghèo tôi ăn cắp, giờ tôi giàu rồi tôi không ăn cắp nữa, hoặc về sau tôi thấy nó không tốt nên tôi thay đổi vậy là tôi có nhân cách lớn.?
#79
Gửi vào 05/06/2012 - 16:26
quangdct, on 05/06/2012 - 15:00, said:
Tôi thấy những nhân cách lớn, những con người vĩ đại thì lá số đều vứt đi (đen thui). Ai biết thì chỉ với?
- Người có trí thì thông minh nhưng dễ gian xảo.
- Người có đức thì hiền nhưng dễ cục mịch quê mùa.
Nhân cách lớn = đạo đức lớn ư?
- Người có trí thì thông minh nhưng dễ gian xảo.
- Người có đức thì hiền nhưng dễ cục mịch quê mùa.
Nhân cách lớn = đạo đức lớn ư?
Thử nhìn chung quanh chúng ta xem, có những bác xe ôm, các chị bán hàng rong ... buôn bán thật thà lương thiện. Họ chỉ làm nghề xe ôm, bán hàng rong thì chắc là lá số không đẹp rồi, nhưng tôi vẫn xác định họ là người thiện, có nhân cách, đáng trân trọng hơn tỷ lần những con người danh cao tiền nhiều nhưng kiếm tiền, kiếm danh bằng những cách thức có hại cho người khác.
Mặt khác, trong số những người thiện cũng có thể có người có tính siêng năng, có người có tính lười biếng và trong số những người bất thiện cũng có thể người có tính siêng năng, có người có tính lười biếng .v.v.
Nếu không có trí thông minh, óc sáng tạo thì xã hội loài người không phát triển được đâu. Sẵn đây lại thêm một ví dụ: Trong số những người thiện cũng có thể có người chỉ số IQ > hoặc < hoặc = 100; trong số những người bất thiện cũng có thể có người chỉ số IQ > hoặc < hoặc = 100
Thanked by 10 Members:
|
|
#80
Gửi vào 05/06/2012 - 17:07
Để tránh sa đà vào việc tranh luận về khái niệm NHÂN CÁCH, tui trích dẫn lại các khái niệm cơ bản về nhân cách từ tamlyhoc.net
Qua đó, chúng ta có thể nhận thấy được Tính Cách chỉ là một trong những cấu tử góp phần hình thành Nhân Cách, mặc dù qua cả hai người ta có thể dùng nó để dự đoán hành vi của cá nhân.
Các nhà Tâm lý học cũng cho biết Nhân Cách của con người được hình thành từ lúc lên ba và tương đối hoàn thiện khi ngoài 30 tuổi. Do đó, phương pháp dùng cung Thân mà luận Nhân Cách của anh vuivui là rất hợp lý. Tuy nhiên, theo tui vẫn không thể không xét đến các cung Mệnh, Di, Tật để nhận định về Tính Cách - cái mà góp phần tạo nên Nhân Cách.
Xét tương quan giữa Tính Cách và Nhân Cách thì chúng không bình đẳng với nhau vì Tính Cách chỉ là thành phần con của Nhân Cách. Do đó tui không đồng ý với anh vuivui ở quan điểm "coi Nhân Cách là Dương còn Tính Cách là Âm" vì Âm - Dương bình đẳng trong mối quan hệ của chúng.
Trích dẫn
Nhân cách là tổ hợp những đặc điểm, những thuộc tính tâm lý của cá nhân, biểu hiện bản sắc và giá trị xã hội của con người. Nhân cách là sự tổng hoà không phải các đặc điểm cá thể của con người mà chỉ là những đặc điểm quy định con người như là một thành viên của xã hội, nói lên bộ mặt tâm lý - xã hội, giá trị và cốt cách làm người của mỗi cá nhân.
Đây là định nghĩa về nhân cách được chấp nhận rộng rãi ở Việt Nam.
Trên đây là những quan điểm cơ bản của các trường phái tâm lý học về nhân cách. Nhìn chung quan điểm khác nhau về nhân cách xoay quanh bảy vấn đề, quan niệm như sau:
1. Quan điểm sinh vật hoá bản chất nhân cách. Nhân cách được coi là bản năng tình dục (S.Phơrơt) là đặc điểm hình thể (Krestchmer), siêu đẳng, bù trừ (Atle), vô thức tập thể (K.Jung) là các kiểu hoạt động thần kinh cấp cao (những người qúa tôn sùng học thuyết Paplôp). Thực chất của các quan điểm trên dù hình thức biểu hiện ở mỗi người có khác nhau, nhưng đều sinh vật hoá bản chất nhân cách, đều mang quan điểm duy tâm siêu hình.
2. Bản chất nhân cách là nhân tính con người đã được trường phái nhân văn nhấn mạnh. Đại diện của trường phái này là C.Rôgiơ, A.Matxlâu, G.Ônpooc…. Những người ở trường phái này đều quan tâm đến giá trị tiềm năng bẩm sinh của con người, đến những đặc tính riêng của mỗi người, kinh nghiệm của con người. A.Matxlâu cho rằng tính xã hội nằm trong bản năng con người. Những nhu cầu tiếp xúc, tình yêu, lòng kính trọng đều có tính chất bản năng, đặc trưng cho giống người. Nhân cách là động cơ tự điều hành (G. Ônpooc), là nhu cầu (A.Murây), là tương tác xã hội (G.H.Mít) là lo lắng (K.Hoocnây). Những quan điểm này đều đề cao tính chất tự nhiên sinh vật của con người, phủ nhận bản chất xã hội của nhân cách. Do đó cũng cũng rơi vào chủ nghĩa duy tâm.
3. Nhân cách được hiểu là toàn bộ mối quan hệ xã hội của cá nhân (Lucien Seve, Zeigarnit, Ogordnikov). Họ lấy các mối quan hệ xã hội của cá nhân như trong quan hệ gia đình, nhà trường, cơ quan công tác, nghề nghiệp, bạn bè… làm chuẩn để đánh giá nhân cách. Về thực chất, quan điểm này đã xã hội hoá nhân cách một cách giản đơn.
4. Nhân cách được hiểu đồng nghĩa với hai khái niệm con người. Platônôp cho rằng nhân cách là con người có ý thức, có lý trí và ngôn ngữ, là con người lao động. Loại quan điểm này nói về cái chung, cái đặc trưng nhất của con người mà không chú ý đến cái đặc thù, cái riêng của nhân cách.
5. Nhân cách được hiểu như cá nhân của con người với tư cách là chủ thể của mối quan hệ và hoạt động có ý thức (A.G.Kôvaliốp, I.X.Kon). Hiện nay quan điểm này được đa số các nhà tâm lý học xã hội chấp nhận, coi nhân cách là cá nhân là cá thể so với tập thể và xã hội.
6. Nhân cách được hiểu như là các thuộc tính nào đó tạo nên bản chất nhân cách như là các thuộc tính ổn định, các thuộc tính sinh vật hoặc thuộc tính xã hội. P.Buêva cho rằng nhân cách là con người với toàn bộ những phẩm chất xã hội của nó. Nhân cách là toàn bộ những đặc tính và những quy luật cá nhân (H.Hipsô, M.Phorvec), là tổng số những những đặc điểm cá nhân con người mà không người nào giống người nào (E.P.Hôlenđơ). Nhân cách là tâm thế (Uzơnatze) là thái độ (V.N.Miaxisev), là phương thức tồn tại của con người tong xã hội, trong điều kiện lịch sử cụ thể (L.I.Anxưphêrôva). Những quan điểm này chỉ chú ý đến cái đơn nhất trong nhân cách, chưa thể hiện tính toàn diện trong định nghĩa về nhân cách.
7. Nhân cách được hiểu như cấu trúc hệ thống tâm lý cá nhân. Trong hàng chục năm lại đây, nhiều nhà tâm lý học đều có xu hướng kiểu nhân cách là cấu trúc, hệ thống tâm lý (A.N.Lêônchiep, K. Obuchowxki). Nhân cách là cấu tạo tâm lý mới được hình thành trong mối quan hệ sống của cá nhân do kết quả hoạt động cải tạo của con người đó (A.N.Lêônchiep). Với quan niệm bản chất nhân cách là một hệ thống tổ chức K. Ôbuchôpxki đã định nghĩa như sau: “Nhân cách là sự tổ chức những thuộc tính tâm lý của con người có tính chất, điều kiện lịch sử xã hội, ý nghĩa của nó cho phép giải thích và dự đoán hành động cơ bản của con người”
Từ bảy quan niệm trên, chúng ta thấy rằng cho đến nay vẫn chưa có một trường phái nào giải quyết một cách thoả đáng, một cách toàn diện về vấn đề bản chất nhân cách. Vấn đề nhân cách vẫn luôn luôn là vấn đề nóng bỏng và hết sức quan trọng trong các khoa học về con người nói chung và tâm lý học nói riêng.
Đây là định nghĩa về nhân cách được chấp nhận rộng rãi ở Việt Nam.
Trên đây là những quan điểm cơ bản của các trường phái tâm lý học về nhân cách. Nhìn chung quan điểm khác nhau về nhân cách xoay quanh bảy vấn đề, quan niệm như sau:
1. Quan điểm sinh vật hoá bản chất nhân cách. Nhân cách được coi là bản năng tình dục (S.Phơrơt) là đặc điểm hình thể (Krestchmer), siêu đẳng, bù trừ (Atle), vô thức tập thể (K.Jung) là các kiểu hoạt động thần kinh cấp cao (những người qúa tôn sùng học thuyết Paplôp). Thực chất của các quan điểm trên dù hình thức biểu hiện ở mỗi người có khác nhau, nhưng đều sinh vật hoá bản chất nhân cách, đều mang quan điểm duy tâm siêu hình.
2. Bản chất nhân cách là nhân tính con người đã được trường phái nhân văn nhấn mạnh. Đại diện của trường phái này là C.Rôgiơ, A.Matxlâu, G.Ônpooc…. Những người ở trường phái này đều quan tâm đến giá trị tiềm năng bẩm sinh của con người, đến những đặc tính riêng của mỗi người, kinh nghiệm của con người. A.Matxlâu cho rằng tính xã hội nằm trong bản năng con người. Những nhu cầu tiếp xúc, tình yêu, lòng kính trọng đều có tính chất bản năng, đặc trưng cho giống người. Nhân cách là động cơ tự điều hành (G. Ônpooc), là nhu cầu (A.Murây), là tương tác xã hội (G.H.Mít) là lo lắng (K.Hoocnây). Những quan điểm này đều đề cao tính chất tự nhiên sinh vật của con người, phủ nhận bản chất xã hội của nhân cách. Do đó cũng cũng rơi vào chủ nghĩa duy tâm.
3. Nhân cách được hiểu là toàn bộ mối quan hệ xã hội của cá nhân (Lucien Seve, Zeigarnit, Ogordnikov). Họ lấy các mối quan hệ xã hội của cá nhân như trong quan hệ gia đình, nhà trường, cơ quan công tác, nghề nghiệp, bạn bè… làm chuẩn để đánh giá nhân cách. Về thực chất, quan điểm này đã xã hội hoá nhân cách một cách giản đơn.
4. Nhân cách được hiểu đồng nghĩa với hai khái niệm con người. Platônôp cho rằng nhân cách là con người có ý thức, có lý trí và ngôn ngữ, là con người lao động. Loại quan điểm này nói về cái chung, cái đặc trưng nhất của con người mà không chú ý đến cái đặc thù, cái riêng của nhân cách.
5. Nhân cách được hiểu như cá nhân của con người với tư cách là chủ thể của mối quan hệ và hoạt động có ý thức (A.G.Kôvaliốp, I.X.Kon). Hiện nay quan điểm này được đa số các nhà tâm lý học xã hội chấp nhận, coi nhân cách là cá nhân là cá thể so với tập thể và xã hội.
6. Nhân cách được hiểu như là các thuộc tính nào đó tạo nên bản chất nhân cách như là các thuộc tính ổn định, các thuộc tính sinh vật hoặc thuộc tính xã hội. P.Buêva cho rằng nhân cách là con người với toàn bộ những phẩm chất xã hội của nó. Nhân cách là toàn bộ những đặc tính và những quy luật cá nhân (H.Hipsô, M.Phorvec), là tổng số những những đặc điểm cá nhân con người mà không người nào giống người nào (E.P.Hôlenđơ). Nhân cách là tâm thế (Uzơnatze) là thái độ (V.N.Miaxisev), là phương thức tồn tại của con người tong xã hội, trong điều kiện lịch sử cụ thể (L.I.Anxưphêrôva). Những quan điểm này chỉ chú ý đến cái đơn nhất trong nhân cách, chưa thể hiện tính toàn diện trong định nghĩa về nhân cách.
7. Nhân cách được hiểu như cấu trúc hệ thống tâm lý cá nhân. Trong hàng chục năm lại đây, nhiều nhà tâm lý học đều có xu hướng kiểu nhân cách là cấu trúc, hệ thống tâm lý (A.N.Lêônchiep, K. Obuchowxki). Nhân cách là cấu tạo tâm lý mới được hình thành trong mối quan hệ sống của cá nhân do kết quả hoạt động cải tạo của con người đó (A.N.Lêônchiep). Với quan niệm bản chất nhân cách là một hệ thống tổ chức K. Ôbuchôpxki đã định nghĩa như sau: “Nhân cách là sự tổ chức những thuộc tính tâm lý của con người có tính chất, điều kiện lịch sử xã hội, ý nghĩa của nó cho phép giải thích và dự đoán hành động cơ bản của con người”
Từ bảy quan niệm trên, chúng ta thấy rằng cho đến nay vẫn chưa có một trường phái nào giải quyết một cách thoả đáng, một cách toàn diện về vấn đề bản chất nhân cách. Vấn đề nhân cách vẫn luôn luôn là vấn đề nóng bỏng và hết sức quan trọng trong các khoa học về con người nói chung và tâm lý học nói riêng.
Qua đó, chúng ta có thể nhận thấy được Tính Cách chỉ là một trong những cấu tử góp phần hình thành Nhân Cách, mặc dù qua cả hai người ta có thể dùng nó để dự đoán hành vi của cá nhân.
Các nhà Tâm lý học cũng cho biết Nhân Cách của con người được hình thành từ lúc lên ba và tương đối hoàn thiện khi ngoài 30 tuổi. Do đó, phương pháp dùng cung Thân mà luận Nhân Cách của anh vuivui là rất hợp lý. Tuy nhiên, theo tui vẫn không thể không xét đến các cung Mệnh, Di, Tật để nhận định về Tính Cách - cái mà góp phần tạo nên Nhân Cách.
Xét tương quan giữa Tính Cách và Nhân Cách thì chúng không bình đẳng với nhau vì Tính Cách chỉ là thành phần con của Nhân Cách. Do đó tui không đồng ý với anh vuivui ở quan điểm "coi Nhân Cách là Dương còn Tính Cách là Âm" vì Âm - Dương bình đẳng trong mối quan hệ của chúng.
Thanked by 7 Members:
|
|
#81
Gửi vào 05/06/2012 - 18:03
Trích dẫn
Tính Cách chỉ là một trong những cấu tử góp phần hình thành Nhân Cách, mặc dù qua cả hai người ta có thể dùng nó để dự đoán hành vi của cá nhân.
Trích dẫn
Âm - Dương bình đẳng trong mối quan hệ của chúng.
Và vì vậy, trong mỗi quan hệ Phạm Trù
Trích dẫn
hành vi của cá nhân
Do đó nhân cách dương mà tính cách âm là thế.
Chẳng hạn như cha - con, trong mối quan hệ cha con thì cha dương, con âm. nhưng cũng cặp cha con ấy, ngồi trong xe ô tô, anh con lái xe, cha ngồi cạnh, thì người con dương, cha âm trong quan hệ của sự vận hành chiếc xe ô tô. Hoặc cũng cặp ấy, cùng ngồi trong ô tô, nhưng anh con là xếp, người cha làm công, hay phụ tá cho con thì anh con là dương, cha âm (quan hệ cấp trên cấp dưới), ...
Thân ái.
Sửa bởi vuivui: 05/06/2012 - 18:08
Thanked by 12 Members:
|
|
#83
Gửi vào 05/06/2012 - 18:36
công thức xem nhanh nhân cách là xem cung an Thân được tác giả vuivui công bố đầu tiên Việt Nam kính!
#84
Gửi vào 05/06/2012 - 18:40
đúng là lưỡi không xương , trên mạng nói sao cũng được , sao cũng bị người ta bới , đâu phải im im chịu trận là ..nhân từ
Ngoài đời chỉ cần nhìn cử chỉ , cách đi đứng ăn nói thường ngày , là nhìn ra được nhân cách của nhau hết rồi .Khỏi dài dòng phân bua , mệt ..
.Ngoài đời chỉ cần nhìn cử chỉ , cách đi đứng ăn nói thường ngày , là nhìn ra được nhân cách của nhau hết rồi .Khỏi dài dòng phân bua , mệt ..
Thanked by 2 Members:
|
|
#86
Gửi vào 05/06/2012 - 18:53
Thanh.Long, on 05/06/2012 - 08:57, said:
bây giờ lấy lá sô' ra, ai Mệnh có Quang Qúy tứ mộ, lánh xa Không Kiếp Hóa Kỵ là chính nhân quân tử , okie ?
#87
Gửi vào 05/06/2012 - 19:38
bạn ra ngoài đường , có cho một người ăn xin hay ông già vé số đồng nào không ?, nếu có thì bề ngoài dù tính khí thế nào thì cơ bản vẫn là người tốt . Còn miệng nói điều hoa mỹ , người xịt nước hoa nồng nặc mà một chút cũng giữ khư khư không giúp đỡ người khó khăn hơn mình thì chỉ là thùng rỗng kêu to
Sửa bởi Thanh.Long: 05/06/2012 - 19:39
Thanked by 7 Members:
|
|
#88
Gửi vào 05/06/2012 - 21:02
Người có sát tinh đính tựa lông nhím như tôi quả là khó ăn khó nói về chủ đề này sao cho thuyết phục. Chỉ biết than đời này phức tạp hơn những gì ta thường đọc được từ lá số Tử Vi nhiều lắm. Đời nó khiến ta ác với người này mà lại nhân với kẻ khác, Âu cũng là trong u mê kiếp này, ta đang trả nợ và báo oán từ bao kiếp khác. Không biết bao giờ thoát?!
Thanked by 5 Members:
|
|
#89
Gửi vào 05/06/2012 - 22:11
Hỏa Ka, on 04/06/2012 - 03:11, said:
Hừ, uống có tí bia vào mà ko sao chợp mắt được, nhức đầu vãi xoài
@vuivui: Nhân cách và văn phong của ta thì tiên sinh chưa đủ tuổi nhận xét. Nhân cách tiên sinh có ra gì đâu mà nhận xét được )
@vuivui: Nhân cách và văn phong của ta thì tiên sinh chưa đủ tuổi nhận xét. Nhân cách tiên sinh có ra gì đâu mà nhận xét được )
Vuivui có tuổi rồi theo tôi không nên nói như vậy.
Thanked by 6 Members:
|
|
#90
Gửi vào 05/06/2012 - 22:26
canh, on 05/06/2012 - 21:02, said:
Người có sát tinh đính tựa lông nhím như tôi quả là khó ăn khó nói về chủ đề này sao cho thuyết phục. Chỉ biết than đời này phức tạp hơn những gì ta thường đọc được từ lá số Tử Vi nhiều lắm. Đời nó khiến ta ác với người này mà lại nhân với kẻ khác, Âu cũng là trong u mê kiếp này, ta đang trả nợ và báo oán từ bao kiếp khác. Không biết bao giờ thoát?!
Thân!
Sửa bởi TAMKHONG: 05/06/2012 - 22:27
Thanked by 1 Member:
|
|
Similar Topics
Chủ Đề | Name | Viết bởi | Thống kê | Bài Cuối | |
---|---|---|---|---|---|
![]() Cảm ơn người khiến tôi yêu tử vi để thành nghề tay trái |
Linh Tinh | hoa1618021989 |
|
![]() |
|
![]() Vì Sao ? Người Thân Mất Lại Hóa Thành Bướm Bay Về Thăm Gia Đình! |
Nguồn Sống Tươi Đẹp | FM_daubac |
|
![]() |
|
![]() 5 Dấu Hiệu Cho Thấy Người Cao Tuổi Có Thể Đang Ở Năm Cuối Đời – Đừng Bỏ Qua Những Cảnh Báo Này |
Y Học Thường Thức | FM_daubac |
|
![]() |
|
![]() Chia sẻ cho mọi người tài liệu về KHHB tổng hợp |
Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | vanlytuongtu |
|
![]() |
|
![]() Lũ Trung Quốc đang đổ về Việt Nam? Đây là cách để người già tự cứu mình. |
Y Học Thường Thức | FM_daubac |
|
![]() |
|
![]() Bão Mặt Trời Sắp Đổ bộ – 5 Nhóm Người Già Nguy Cơ Cao Nhất |
Y Học Thường Thức | FM_daubac |
|
![]()
|
2 người đang đọc chủ đề này
0 Hội viên, 2 khách, 0 Hội viên ẩn
Liên kết nhanh
Tử Vi | Tử Bình | Kinh Dịch | Quái Tượng Huyền Cơ | Mai Hoa Dịch Số | Quỷ Cốc Toán Mệnh | Địa Lý Phong Thủy | Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp | Bát Tự Hà Lạc | Nhân Tướng Học | Mệnh Lý Tổng Quát | Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số | Khoa Học Huyền Bí | Y Học Thường Thức | Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian | Thiên Văn - Lịch Pháp | Tử Vi Nghiệm Lý | TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
Coi Tử Vi | Coi Tử Bình - Tứ Trụ | Coi Bát Tự Hà Lạc | Coi Địa Lý Phong Thủy | Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh | Coi Nhân Tướng Mệnh | Nhờ Coi Quẻ | Nhờ Coi Ngày |
Bảo Trợ & Hoạt Động | Thông Báo | Báo Tin | Liên Lạc Ban Điều Hành | Góp Ý |
Ghi Danh Học | Lớp Học Tử Vi Đẩu Số | Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý | Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | Sách Dịch Lý | Sách Tử Vi | Sách Tướng Học | Sách Phong Thuỷ | Sách Tam Thức | Sách Tử Bình - Bát Tự | Sách Huyền Thuật |
Linh Tinh | Gặp Gỡ - Giao Lưu | Giải Trí | Vườn Thơ | Vài Dòng Tản Mạn... | Nguồn Sống Tươi Đẹp | Trưng bày - Giới thiệu |
Trình ứng dụng hỗ trợ:
An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |
Quỷ Cốc Toán Mệnh |
Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |
Quẻ Mai Hoa Dịch Số |
Bát Tự Hà Lạc |
Thái Ât Thần Số |
Căn Duyên Tiền Định |
Cao Ly Đầu Hình |
Âm Lịch |
Xem Ngày |
Lịch Vạn Niên |
So Tuổi Vợ Chồng |
Bát Trạch |
Coi Tử Vi | Coi Tử Bình - Tứ Trụ | Coi Bát Tự Hà Lạc | Coi Địa Lý Phong Thủy | Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh | Coi Nhân Tướng Mệnh | Nhờ Coi Quẻ | Nhờ Coi Ngày |
Bảo Trợ & Hoạt Động | Thông Báo | Báo Tin | Liên Lạc Ban Điều Hành | Góp Ý |
Ghi Danh Học | Lớp Học Tử Vi Đẩu Số | Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý | Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | Sách Dịch Lý | Sách Tử Vi | Sách Tướng Học | Sách Phong Thuỷ | Sách Tam Thức | Sách Tử Bình - Bát Tự | Sách Huyền Thuật |
Linh Tinh | Gặp Gỡ - Giao Lưu | Giải Trí | Vườn Thơ | Vài Dòng Tản Mạn... | Nguồn Sống Tươi Đẹp | Trưng bày - Giới thiệu |
Trình ứng dụng hỗ trợ:












