spypota, on 16/07/2012 - 20:39, said:
Nếu áp dụng lý thuyết của bác vuivui, đối với trh những người Thân cư mệnh thì tính cách và nhân cách họ là 1 rồi, chẳng lẽ không có khả năng thay đổi? Theo thiển ý của cháu, mọi chuyện nên quy về bản chất vì không có gì là bất biến cả. Tính cách và nhân cách con người cũng không ngoại lệ. Sau nhiều năm sống trên đời, trải nghiệm nhiều sự việc, tiếp xúc nhiều loại người và môi trường sống, mỗi người đều ít nhiều có sự thay đổi. Tuy nhiên, người có bản chất tốt thì có thể tốt hơn hoặc bớt tốt chứ không thể trở thành xấu xa gian ác được. Tương tự, người có bản chất xấu xa thì chỉ có thể bớt xấu hoặc xấu xa hơn chứ không thể nào một bước thành "phật" được. Tuy kiến thức tử vi và kinh nghiệm sống cháu không nhiều nhưng cháu nghĩ mệnh mới chính là bản chất đó ạ (ví như câu cha mẹ sinh con, trời sinh tính). Khi sinh ra mỗi người giống như đã "tiềm tàng" nền móng tư tưởng và tính cách rồi. môi trường bên ngoài chỉ là thứ yếu, quan trọng vẫn là ý chí của mỗi người muốn phần "con" hay phần "người" vượt trội hơn.Vì vậy mới có những trường hợp "cây đắng sanh trái ngọt" hay "cây ngọt sinh trái đắng".
Thêm một ý nữa, cháu thấy chủ đề đang rơi vào tình trạng giống như việc tranh cãi:" con gà hay quả trứng có trước" vậy. Có lẽ sẽ chẳng bao giờ có kết luận cuối cùng.
Cháu chỉ góp vài lời như vậy thôi ạ!
Vậy đúng với sai, tốt với xấu như thế là thế nào ? Có thể bàn được chăng ?
xấu tốt như thế, bàn không được, hỏi sao có thể bàn được đến nhân cách ?!
Vậy mà người xưa - ta, nay tự hào là văn minh, hiện đại bao nhiêu lần so với người xưa, hở tý ra là bàn hết chuyện trên trời dưới bể - nói rất đơn giản:
-Khổng tử nói: Nhân chi sơ, tính bổn thiện !!!
-Tuân tử lại nói: Nhân chi sơ, tính chủ ác !!!
Nhưng Lão tử lại nói: Bản lai diện mục. Tận cùng của vạn vật, ấy là Đạo.
Rồi theo đó mà bàn tới nhân cách.
Nên tôi đã nói ở trên, vượt lên trên sự đúng sai thì hiểu được thế nào là nhân cách.
Vậy lý bao nhiêu theo cái thói đời thường, đưa ra bao nhiêu cái ví dụ để định tốt xấu, đúng sai. Có thể bàn được nhân cách chăng ?
Người xưa đã bàn đến tận bản lai diên mục, hiểu thấu được nhân cách. Vậy mà ta nay, học bao nhiêu rồi mà vẫn còn luẩn quẩn với đúng - sai. Làm sao hiểu nỏi thế nào là nhân cách.
Cho nên, hiểu được người xưa thì Chu văn An với thất trảm sớ là người có nhân cách lớn, cao quý. Trần hưng Đạo với lời khuyên vua: Đẩy thuyền là dân, lật thuyền cũng là dân ! Hay Bệ hạ muốn hàng, trước hãy chém đầu thân đi đã ! thì có nhân cách lớn, anh hùng dân tộc. Nhưng Trần ích Tắc cũng rước Tàu về " để cứu muôn dân" mà đời đời nguyền rủa là tên bán nước, nhân cách đê hèn, vinh thân phì gia. Phan thanh Giản, với hòa ước giao đất cho Giặc, ai dám bàn đúng sai, lịch sử còn phán xét, nhưng tử vi thì rõ ràng là nhân cách gian hiểm, khó lường. Mao trạch đông, ai dam bàn đúng sai, tốt với xấu ? Nhưng tử vi thì tuyên rành rành ra đấy. Nhân cách - tàn nhẫn bất lương.
Phật gia có câu: Ta không vào hang cọp thì ai vào đây ?
Ấy là đã rõ cái sự Dấn Thân. Mà đã có dấn thân thì có đúng, có sai ? Đúng sai thì tương đối. Sao phật tử vẫn cứ hành đạo vậy ? Ấy là vì, dấn thân vì Đạo, không màng đúng sai. Ấy chính là Nhân vậy.
Cho nên muốn bàn nhân cách, phải hiểu Đạo !!!
Thân ái.