Jump to content

Advertisements




TRUYỆN CỔ PHẬT GIÁO - Quyển 1


68 replies to this topic

#16 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 05/06/2012 - 08:02

14. Sự Tích Chim Tu Hú

Ngày xưa, có hai nhà Sư Năng Nhẫn và Bất Nhẫn. Hai người cùng cạo đầu xuất gia từ ngày còn trẻ và cùng tu ở một ngôi chùa hẻo lánh. Sau một thời gian dài tu luyện thì bỗng một hôm, Năng Nhẫn được Ðức Phật cho thành chánh quả.

Bất Nhẫn thấy mình tu hành không kém gì bạn mà không được hưởng cái may mắn sớm như bạn thì rất buồn bực. Chàng đến trước toà sen hết sức kêu nài với Ðức Phật, bày tỏ lòng chân thành tu đạo cùng mọi sự khổ hạnh đã trải qua của mình. Ðức Phật bảo chàng:

- Nhà ngươi chuyên tâm cầu đạo, lại là người trong sạch, thật đáng khen ngợi. Nhưng tính tình nhà ngươi vẫn như con trâu chưa thuần, chưa thể đắc đạo được. Vậy hãy cố gắng tỏ rõ tấm lòng nhẫn nhục trong một cuộc khổ hạnh trường kỳ, rồi sẽ theo bạn cũng chưa muộn.

Bất Nhẫn nghe lời bèn lên núi chọn một gốc cây bắt chước người xưa ngồi xếp bằng tu theo lối trường định. Chàng cương quyết ngồi im lặng như thế mãi trong ba năm, dù có phải thế nào cũng không chịu dậy.

Từ hôm đó, Bất Nhẫn như một vật vô tri giác. Những con sâu con kiến bò khắp người chàng. Những con thú cà vào người chàng. Những con chim ỉa phẹt lên đầu chàng. Chàng đều không hề bận tâm. Chàng chỉ tâm tâm niệm niệm những nghĩa lý đạo Phật.

Cứ như thế, trải qua hai mùa hè và sắp sửa qua một mùa hè thứ ba là kết liễu cuộc tu luyện. Tự dưng một hôm có hai vợ chồng con chim chích ở đâu đến làm tổ ngay trong vành tai của Bất Nhẫn. Chàng cứ để yên, mặc chúng muốn làm gì thì làm. Chúng đi về tha rác lên đầu, lên mặt. Rồi chim mái đẻ trứng. Rồi cả một thời kỳ hai vợ chồng thay phiên nhau ấp. Cho đến lúc những con chim con kêu léo nhéo suốt ngày. Nhưng Bất Nhẫn không lấy thế làm khó chịu.

Một hôm, lúc ấy chỉ còn mười ngày nữa thì Bất Nhẫn hết hạn ngồi dưới gốc cây. Hôm đó, chim vợ đến lượt đi tìm thức ăn cho con. Suốt cả một buổi chiều nó vẫn không kiếm được một chút gì. Mãi đến gần tối, lúc lượn qua một cái hồ, chim vợ mới thấy một con nhện đang giăng tơ trong một đóa hoa sen. Nhện nhác thấy chim liền ẩn vào giữa những cánh hoa làm chim mất công tìm mãi. Không ngờ hoa sen vừa tắt ánh mặt trời đã cúp ngay những cánh của nó lại, nhốt chim vào trong. Chim cố tìm lối chui ra nhưng những cánh hoa vây bọc dày quá đành chịu nằm lại đó.

Ở nhà chim chồng hết bay đi kiếm vợ lại trở về. Ðàn con đói mồi nháo nhác suốt đêm. Mãi đến sáng mai, chờ lúc hoa nở, chim vợ mới thoát được bay về tổ. Một cuộc cải lộn nổ ra bên tai Bất Nhẫn. Ghen vợ, chim chồng nhiếc vợ hết lời, nhưng chim vợ hết sức bày tỏ nỗi lòng trinh bạch của mình. Cuộc đấu khẩu kéo dài suốt cả một buổi sang và có cơ chưa chấm dứt. Bất Nhẫn rất khó chịu. Thêm vào đó, đàn chim con khóc đói chíu chít điếc cả tai. Nhè một lúc vợ chồng chim tiếp tục cuộc cải vã. Bất Nhẫn bỏ tay lên tai giật cái tổ chim vất mạnh xuống đất và nói:

- Ðồ khốn! Chỉ có mỗi một chuyện đó mà chúng mày làm điếc tai ông từ sáng đến giờ.

Thế là công sức tu luyện của Bất Nhẫn sắp hoàn thành thốt nhiên vứt bỏ nó trong chốc lát. Nhưng Bất Nhẫn vẫn không nản chí. Trước tòa sen, chàng hứa sẽ kiếm cách tỏ rõ sự hối lỗi của mình. Chàng tìm đến một khúc sông nước chảy xiết, tình nguyện làm người chèo đò đưa khách bộ hành quá giang mà không lấy tiền. Chàng quyết chở cho đến người thứ một trăm mới chịu nghỉ tay. Lần ấy Bất Nhẫn tỏ rõ một người rất nhẫn nại. Tuy bến sông thường vắng khách, chàng vẫn không chịu bỏ dở công việc. Luôn trong hai năm chàng chở được chín mươi tám người mà không xảy ra việc gì.

Một hôm vào khoảng giữa thu, nước sông tự nhiên tràn về chảy xiết hơn mọi ngày. Trời bỗng đổ trận mưa lớn, giữa lúc đó có một người đàn bà dắt một em bé đòi qua sông. Hắn có vẻ là vợ một viên quan sở tại, chưa bước xuống thuyền đã dọa Bất Nhẫn:

- Chú nhớ chèo cho vững nghe không. Che mui cho kín. Nếu để chúng ta mà ướt thì liệu chừng kẻo roi quất đít đó.

Nghe nói thế Bất Nhẫn bừng bừng nổi giận, nhưng chàng nín được và giữ vẻ mặt tươi cười đáp:

- Bà và cậu đừng sợ gì cả. tôi xin cố sức.

Rồi chàng vận dụng hết tài nghệ để đưa hai mẹ con nhà nọ qua bên kia sông được vô sự. Lúc sắp lên bờ, người đàn bà bỗng kêu lên:

- Ta quên khuất đi mất. Có một gói hành lý bỏ quên ở quán bên kia. Vậy nhà ngươi chịu khó chèo sang lấy hộ.

Bất Nhẫn nín lặng cắm cổ chèo qua sông giữa sóng gió. Mãi đến gần tối, chật vật lắm chàng mới đưa được gói hành lý sang cho người đàn bà. Nhưng khi soát lại gói, người đàn bà nọ lại kêu lên:

- Thôi rồi! Còn một đôi giày của thằng bé bỏ gầm giường. Thế nào ngươi cũng phải gắng lấy cho ta một lần nữa.

Người đàn bà nói chưa dứt lời thì Bất Nhẫn đã giơ tay chỉ vào mặt:

- Cút đi đồ chó ghẻ! Ta có phải sinh ra để hầu hạ mẹ con nhà mày mãi đâu.

Nhưng người đàn bà ấy vốn là Ðức Phật Quan Âm hiện hình xuống thử lòng người đệ tử khổ tu đó, bấy giờ lại hiện nguyên hình và cất tiếng bảo chàng:

- Nhà ngươi vẫn chưa thực tâm nhẫn nhục, như thế thì tu gì mà tu. Có tu hú!

Bất Nhẫn thẹn quá đành cúi đầu nhận lỗi. Phật Bà Quan Âm sau đó bắt Bất Nhẫn hóa thành một giống chim mà người đời sau quen gọi là chim tu hú. Họ bảo thứ chim đó vào khoảng cuối hè sang thu hay xuất hiện, đúng vào lúc xảy ra câu chuyện giữa Bất Nhẫn với Phật Bà.

Nguyễn Ðổng Chi.


“Sân si nghiệp chướng không chừa
Bo bo mà giữ tương dưa làm gì.”



Thanked by 1 Member:

#17 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 05/06/2012 - 08:18

PHẦN BỐN

15. Ông Trưởng Giả Keo Kiệt

Cách thành Vương Xá không xa có một gia đình ông Truởng giả mệnh danh là keo kiệt. Bởi vì, mặc dầu ông sở hữu tài sản kho đụn chất đống, gia súc ruộng vườn mênh mông bát ngát, ông không bao giờ sử dụng của ấy cho vợ con hay cho chính mình, nói gì đến người thiên hạ.

Một buổi sáng, sau khi có việc đến cung vua trở về, ông keo kiệt trông thấy một người ăn xin đang gặm một miếng bánh tiêu giữa đường (thứ bánh làm bằng bột mì trộn đường bỏ vào dầu sôi phồng lên làm thành một cái bánh rỗng ruột). Ông thèm quá định bụng về bảo vợ làm như vậy. Nhưng về đến nhà, ông suy nghĩ: “Nếu ta nói cho bà ấy biết ta thèm bánh tiêu bà ấy sẽ làm cho cả nhà cùng ăn, thì sẽ tốn kém quá nhiều bột, đường, mè, dầu mỡ và các thứ khác. Chi bằng lặng thinh tốt hơn”. Nghĩ như vậy ông keo kiệt lặng lẽ vào phòng, leo lên giường nằm thở dài sườn sượt, chiến đấu với cơn thèm, nhưng sợ hao tốn ông không dám thố lộ cùng ai nỗi thèm khác ấy.

Bà vợ thấy chồng buồn bã, đến bên hỏi han:

- Sao ông buồn rầu như vậy? Có chuyện gì không?

- Không có gì đâu, bà ạ. Vua có rầy rà gì ông chăng?

- Không có.

- Các con trai, con gái, dâu, rễ, cháu chắt, người ăn, kẻ làm, tôi tớ trong nhà, có đứa nào làm ông phật lòng hay không?

- Tuyệt đối không có chuyện ấy.

- Vậy thì, ông đang ao ước một điều gì?

Ông keo kiệt nghe vợ nói vậy, càng sợ tốn hao của cải, nên nhất quyết không hở môi, vẫn nằm bất động mà thở dài. Bà vợ năn nỉ:

- Này, ông hãy nói đi, ông muốn cái gì thì bảo?

Ông Trưởng giả nuốt nước bọt đánh ực một cái rồi mới thở dài não ruột mà bảo:

- Phải tôi thèm một chuyện.

- Thèm chi, ông nói ra thử tôi nghe.

- Tôi thèm ăn một cái bánh tiêu.

- Trời đất quỷ thần ơi! Bộ mình nghèo lắm sao? Tại sao ông không bảo tôi ngay? Thứ bánh đó làm dễ ợt. Tôi có thể làm ngay một mớ bánh tiêu, cho dân chúng cả thành phố này ăn.

- Này, nhưng tại sao bà nghĩ điên rồ như vậy? Dân chúng ai làm nấy ăn, mắc gì tới bà?

- Vậy thì, tôi có thể làm bánh cho hết thảy người ở con đường này ăn.

- Cái đầu của bà làm sao vậy hả? Tại sao lại cứ nghĩ chuyện ngoài đường?

- Vậy, tôi có thể làm bánh cho cả nhà ăn.

- Bà điên mất rồi. Bà có biết nhà ta đông đến mấy trăm mấy ngàn miệng ăn không?

- Vậy, tội sẽ làm bánh cho ông, tôi, và các con chúng ta ăn.

- Tại sao bà phải bận tâm với chúng nó?

- Vậy, tôi sẽ làm bánh cho ông và tôi ăn thôi.

- Nhưng còn bà, bà ăn bánh tiêu làm gì đã chứ?

- Vậy, tôi làm bánh cho một mình ông ăn thôi.

- Bà nói vậy nghe mới được. Nhưng ở trong cái nhà này, chúng ta làm gì cũng nhiều người trông thấy. Vậy bà hãy đem bột, đường, dầu, mè và các thứ xoong chảo, lò bê đi lên tuốt trên tầng lầu thứ bảy, ở chót vót trên cao ấy, chúng ta mới làm bánh được, khỏi bị ai nhòm ngó.

- Ðược rồi.

Bà vợ soạn tất cả dụng cụ và vật dụng làm bánh, lễ mễ bưng lên từng lầu chót. Ông Trưởng giả xách xâu chìa khóa đi theo, khóa hết các lối đi lên. Sau khi đến tầng lầu cuối, khóa cửa xong, ông mới bắt đầu bảo vợ khuấy bột chiên bánh.

Lúc ấy, tại Kỳ Viên Tịnh xá, Ðức Ðạo sư bảo Tôn giả Mục Kiền Liên:

- Này Mục Liên, trong thành phố kia, có ông Trưởng giả keo kiệt đang ngồi trên tầng lầu chót mà chiên bánh vì sợ mọi người thấy. Vậy ông hãy vận thần thông mà đến đó, đem tất cả người và bánh lại cho ta. Trưa nay ta và chúng Tỳ kheo sẽ độ ngọ bằng bánh ấy và cải hóa Trưởng giả keo kiệt.

- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

Tôn giả Mục Kiền Liên vâng lời vận thần thông đi đến chỗ trưởng giả. Ngài hiện hình đắp y chỉnh tề đứng giữa hư không, ngay trước cửa sổ. Ông keo kiệt nhìn ra giật mình tự nhủ:

- Chính vì sợ gặp những người như vậy mà ta mới leo tận đây, thế mà Sa môn này cũng lò dò tới được, lại đứng ngay trước cửa sổ!

Rồi ông tức giận nói lớn:

- Này Tỳ kheo kia, muốn gì mà đứng như trời trồng ở đó? Dù ngươi có đi tới đi lui cho mỏi cả chân, cho thành một con đường mòn giữa hư không, ngươi cũng không được gì đâu.

Tức thì vị Tôn giả đi tới đi lui. Ông keo kiệt tức mình bảo:

- Ngươi đi tới đi lui làm chi cho mất công! Dù ngươi có ngồi kiết già giữa trời, ngươi cũng không được gì đâu.

Vị Tôn giả liền ngồi kiết già giữa hư không. Ông keo kiệt liền bảo:

- Ngồi kiết già làm chi đó? Vô ích mà thôi! Cho dầu ngươi có phun ra khói đi nữa, ngươi cũng không được gì đâu.

Tôn giả liền phun khói vào cửa sổ, khói lên đầy đặc cả căn phòng. Sợ Tôn giả sẽ làm cho căn phòng phát hỏa nên ông keo kiệt không dám nói thêm.

- Dù ngươi có phun lửa ngươi cũng không được cái bánh nào! Ông tự nhủ: Sa môn lì lợm này có lẽ nhất quyết ăn cho được bánh của mình mới chịu đi. rồi ông bảo vợ:

- Này bà, thôi thì hãy chiên một cái bánh nhỏ xíu đưa cho ông ta đi cho xong.

Bà vợ lấy một ít bột bỏ vào chảo dầu. Nhưng cái bánh phồng lên đầy cả chảo. Ông bảo bà:

- Bà lấy nhiều bột quá để tôi lấy cho.

Ông lấy một chút bột dính đầu muỗng bỏ vào chảo. Do thần lực của tôn giả, cái bánh này còn lớn hơn cái trước. Ông keo kiệt cứ tưởng mình lấy nhiều bột, nên tiếp tục chiên cái khác nhỏ hơn mới đem cho. Nhưng càng ngày bánh cứ càng lớn, không thấy cái nào nhỏ cả, ông bèn bảo bà:

- Thôi bà hãy lấy đưa cho ông ấy bất cứ cái nào, một cái một mà thôi.

Bà vợ lấy một cái từ nơi rổ bánh đã chiên. Nhưng bà không rứt ra được cái nào, nên bảo:

- Ông ơi, bánh mắc dính với nhau. Tôi không thể nào gỡ ra được một cái.

- Ðể tôi gỡ cho.

Rồi ông cầm một cái bánh đã chiên, bà cầm rổ bánh, cả hai cố kéo ra một cái mà biếu vị Sa môn. Nhưng ông không tài nào rứt ra được, mồ hôi đổ ra nhể nhại, ướt cả mặt mày y phục. Mắt hai vợ chồng đỏ ngầu vì khói do Tôn giả phun ra, cuối cùng ông Trưởng giả mệt nhoài, không thiết gì nữa, bảo vợ:

- Này bà, tôi không ăn uống gì nữa hết. bà hãy đem hết rỗ bánh cúng đường vị Sa môn đi.

Mục Liên Tôn giả thu hồi thần lực là cho hết khói, rồi thuyết pháp cho ông keo kiệt nghe. Nghe xong ông phát sinh lòng tin thanh tịnh đối với Tam bảo, cung kính mời:

- Bạch Tôn giả, xin Ngài hãy tới đây, ngồi trên chỗ này mà dùng bánh của con.

- Này Trưởng giả, Ðức Ðạo sư đang chờ để dùng bánh này. Ta hãy đem tới cúng dường Ngài.

- Bạch Tôn giả, nhưng hiện giờ Ngài ở đâu?

- Ngài đang ở Kỳ Viên Tịnh xá, cách đây chừng bốn mươi lăm dặm.

- Quỷ thần ơi, xa như vậy làm sao chúng con kịp giờ Ngài dùng ngọ?

- Trưởng giả, nếu ngươi muốn, ta sẽ đưa ngươi, vợ ngươi và bánh đến nơi Ngài trong chớp mắt. Ðỉnh cầu thang ở nguyên chỗ, nhưng cái chân cầu thang này sẽ ở ngay chỗ vào Tịnh xá. Các ngươi sẽ đến đó trong thời gian ngắn hơn đi bộ xuống bảy từng lầu.

- Bạch Tôn giả, như vậy rất tốt.

Tôn giả liền hoá phép cho cái chân cầu thang ở ngay cổng Tịnh xá trong chớp mắt. Vợ chồng ông keo kiệt xuất hiện trước đấng Ðạo sư, đảnh lễ và thỉnh Phật dùng bánh. Khi Phật và chúng Tỳ kheo ngồi vào bàn ăn ông Trưởng giả đặt một cái bánh vào bát của Ngài. Tăng chúng thì dùng bánh từ rổ do bà vợ dâng lên. Vợ chồng Trưởng giả cũng được dùng bánh thỏa thích. Sau khi Ðức phật, Tăng chúng và hai cư sĩ dùng xong bữa, rổ bánh vẫn còn nguyên vẹn như cũ. Ðức Phật bảo đem bánh ấy để ngoài cổng Tịnh xá cho chim ăn. Ðến nay nơi ấy vẫn còn được gọi là động bánh.

Ðức Phật thuyết tùy hỷ pháp cho hai cư sĩ. Khi nghe xong thời pháp của Phật, ông bà Trưởng giả đều đắc quả Dự lưu (nhập dòng thánh). Họ đảnh lễ Phật bước lên cầu thang và do thần lực của Tôn giả Mục Kiền Liên, đến ngay tầng bảy của lâu đài mình. Ðức Thế Tôn nhân đấy đã khen Tôn giả Mục Kiền Liên một lời mà sau được ghi vào kinh Pháp cú như sau:

- Này các Tỳ kheo, một vị Tỳ kheo muốn cải hóa một gia đình mà không làm mất tín tâm của họ, không phiền nhiễu họ, thì phải như ong hút mật hoa, chỉ giữ lấy mùi vị, không làm tổn thương hương sắc và như vậy chính là hạnh của Pháp Tử Mục Liên.

Thích Nữ Trí Hải.


“Nhân quả kia kìa có sai đâu

Thử xem trần thế khắp hoàn cầu

Giàu nghèo, sướng khổ sang hèn đó

Khác biệt do nhân tạo thuở nào”.

Thanked by 2 Members:

#18 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 07/06/2012 - 11:07

16. La Hầu La Xuất Gia

Lúc Ðức Phật còn tại thế, một hôm Phật bảo Ngài Mục Kiền Liên rằng:

- Ông hãy về thành Ca Tỳ La Vệ kính thăm Phụ vương, Thúc Phụ và bà Di mẫu của ta, ủy dụ mẹ của La Hầu La hãy cắt tình ân ái cho La Hầu La xuất gia làm Sa di. Tình ân ái giữa mẹ con thương nhau chỉ trong giây lát, chết rồi bị đọa vào địa ngục, không bao giờ được biết nhau. Nếu La Hầu La xuất gia chứng đạo, thời sẽ trở lại độ cho mẹ, trọn đời ra khỏi luân hồi sanh tử như ta ngày nay vậy.

Ngài Mục Kiền Liên liền đến thành Ca Tỳ La Vệ trình bày ý định của đức Phật, bà Gia Du Ðà La nghe tin có sứ giả của Ðức Phật đến tìm bắt La Hầu La, liền đem con lên trên một lầu cao và đóng bít tất cả ngõ vào. Ngài Mục Kiền Liên liền dùng thần thông vào tiếp kiến, bà Gia Du Ðà La bất đắc dĩ phải làm lễ kính thăm Ðức Thế Tôn và hỏi sứ mệnh của Ngài đến đây có việc gì. Ngài Mục Kiền Liên nói rằng:

- Thái tử La Hầu La nay đã chín tuổi nên cho xuất gia tu học Thánh đạo để tự giải thoát và giải thoát cho mọi người. Chính bổn ý của Ðức Phật là như vậy.

Bà Da Du Ðà La đáp:

- Ðức Thích Ca Như Lai khi còn làm Thái tử cưới hỏi tôi làm vợ, tôi phụng thờ Thái tử như phụng thờ một vị thiên thần. Chưa được ba năm, Thái tử vượt thành xuất gia tu đạo, lòng tôi đau khổ biết bao, tự nghĩ sau khi Thái tử thành Ðạo, chắc có thể cùng nhau tương kiến. Nhưng từ khi Ðức Phật thành đạo, hoàn toàn quên hết tình nghĩa cũ đối với những người thân cựu, lạt lẽo hơn người dưng nước lã, khiến tôi phải sống cô độc khốn cùng. Ngày nay Ngài lại muốn chiếm đoạt con tôi, thời còn gì tàn khốc hơn nữa. Thái tử thành đạo tự nói là từ bi nhưng nay Thái tử làm cách biệt mẹ con tôi, thời từ bi của Ngài ở chỗ nào? Mong Ngài hãy trở về bạch lên Ðức Thế Tôn, nỗi lòng của tôi cho Ngài rõ.

Ðức Mục Kiền Liên liền từ tạ, đến kể lại câu chuyện cho vua Tịnh Phạn hay. Vua liền bảo bà Ma Ha Ba Xà Ba Ðề đến khuyên nhủ nàng Da Du Ðà La, bà đến khuyên ba lần, nàng nhất quyết không nghe và thưa rằng:

- Ngày tôi còn ở nhà, vua của tám nước tranh nhau đến cầu tôi, cha mẹ tôi đều từ chối, để dành riêng tôi cho Thái tử là bậc xuất chúng hơn người. Nếu Thái tử không muốn ở đời, thời ân cần cầu tôi làm gì? Phàm ở đời, lập gia đình thành vợ thành chồng, đều mong có con cháu nối dòng, đó chính là chánh lẽ ở đời. Thái tử đã đành tâm đi rồi, nay lại đòi đem La Hầu La đi, cho tuyệt hẳn dòng dõi truyền thống thời còn có nghĩa lý gì nữa.

Bà Ma Ha Ba Xà Ba Ðề liền im lặng không biết nói gì. Ðức Phật hiểu được tâm trạng câu chấp và buồn khổ của nàng Da Du Ðà La, liền dùng vị hóa nhơn đến nói rằng:

- Nàng còn nhớ thệ nguyện của nàng không? Thời ta còn làm vị Bồ Tát lấy năm trăm đồng tiền bạc mua năm bông sen của nàng để dâng cúng Ðức Phật Ðịnh Quang, nàng còn gởi hai bông sen nhờ ta dâng cúng Ðức Phật, và cầu xin đời đời kiếp kiếp làm vợ của ta. Ta có nói với nàng: Ta là vị Bồ Tát, có nguyện bố thí tất cả, nếu nàng muốn làm vợ ta, thời nếu ta có bố thí cả quốc thành thê tử cho đến tự thân, nàng phải hoan hỷ. Nàng đã thỏa thuận cùng ta rồi, sao nay nàng lại thương tiếc La Hầu La không muốn rời bỏ.

Nàng Da Du Ðà La nghe nói liền biết sự lỗi lầm của mình, làm lễ sám hối với Ngài Mục Kiền Liên, ân cần giao phó cho Ngài và khóc lóc từ biệt con. La Hầu La biết mẹ sầu muộn liền khuyên giải mẹ và từ tạ mẹ mà đi. Vua Tịnh Phạn liền bảo các nhà hào tộc, mỗi nhà cử cho một người con trai cùng xuất gia với La Hầu La.

La Hầu La cùng với năm mươi vị công tử đến đảnh lễ Ðức Phật. Ðức Phật sai Ngài A Nan cắt tóc cho La Hầu La và năm mươi vị công tử, cho xuất gia, bảo Ngài Xá Lợi Phất làm Hòa Thượng, Ngài Mục Kiền Liên làm A Xà Lê truyền trao mười giới Sa Di. Ðức Phật giảng kinh Phiến Ðà La nói về tội báo các đời trước cho các vị Sa Di nghe.

La Hầu La nghe kinh, trong lòng lấy làm ưu sầu, bạch Phật rằng:

- Bậc Hòa Thượng đại trí đức, thọ lãnh các món cúng dường tối thượng, kẻ tiểu nhi ngu mà không có đức, ăn đồ tín thí của người, đời sau chịu khổ như Phiến Ðà La. Vậy nên chúng con rất lo lắng, nguyện Phật cho chúng con bỏ đạo về nhà để khỏi các tội lỗi.

Ðức Phật dạy:

- Như có hai người bị đói, gặp được người chủ đãi bữa cơm ngon, tham ăn quá no. Một người có trí, liền uống thuốc xổ, gìn giữ nghỉ ngơi nên giữ được mạng sống. Một người vô trí sát sanh tế lễ để cầu được sống, không ngờ đồ ăn chất chứa không tiêu, nên bị đau phải chết, đọa vào cõi địa ngục. Người sợ tội mà xin bỏ đạo về nhà thật là kẻ vô trí. Các con đã có nhơn lành được gặp ta, thời nên uống thuốc cứu khổ, thời khỏi phải chết.

La Hầu La nghe lòi Phật dạy, hiểu rõ chơn nghĩa của sự tu hành, đảnh lễ chân thật, vâng theo lời giáo huấn của đấng Thế Tôn. La hầu La chưa chứng đạo, nên tâm tánh còn thô tháo chưa được thuần thục, lời nói ít thành tín. Một hôm, Phật bảo La Hầu La:

- Ngươi hãy về ở tại tịnh xá Hiền Ðề, giữ miệng nhiếp ý, siêng tu kinh giới.

La Hầu La vâng theo lời Phật dạy, về ở tịnh xá Hiền Đề chín chục ngày, tâm quý tự hối, ngày đêm không dừng nghỉ. Ðức Phật đến thăm La Hầu La hoan hỷ đảnh lễ, sửa soạn chỗ ngồi thỉnh Phật an tọa, nhiếp tâm đứng hầu một bên Phật. Phật bảo La Hầu La:

- Ngươi hãy bưng chậu nước đến đây, rửa chân cho ta.

La hầu La vâng lời rửa chân Ðức Phật. Khi rửa xong Ðức Phật bảo La Hầu La: -

- Ngươi có thấy nước rửa chân trong chậu kia không?

- Bạch Thế Tôn, con thấy.

- Nước ấy có thể dùng để ăn uống súc miệng được không?

- Bạch Thế Tôn, không thể được. Nước ấy trước kia trong sạch, nay vì rửa chân trở thành nhớp đục nên không thể dùng.

Phật dạy:

- Ngươi cũng như vậy, là con ta, là cháu vua Tịnh Phạn, bỏ sự vui sướng ở đời, làm vị Sa Môn, nếu không tinh tấn, nhiếp thân giữ miệng, thời sẽ bị ba món độc là tham sân, si làm nhơ nhớp tâm ý, cũng như nước kia không thể dùng được.

Phật lại bảo La Hầu La:

- Hãy đổ chậu nước kia đi.

La Hầu La liền đổ nước trong chậu ra.

Phật dạy:

- Chậu kia không còn nước nhớp nữa, vậy có thể đựng đồ ăn uống được không?

- Bạch Thế Tôn, không thể dùng được, vì đã mang cái tên chậu đựng nước rửa và đã từng chứa nước không sạch.

Phật dạy La Hầu La:

- Ngươi cũng như vậy, tuy làm vị Sa môn, miệng không nói thành tín, tâm tánh lại cang cường, chẳng niệm tinh tấn, thường bị tiếng đồn không tốt. Thật cũng như cái chậu rửa kia không thể đựng đồ ăn được.

Ðức Phật lại lấy ngón chân hất cái chậu rửa, khiến chạy lăn tròn, nghiêng qua nghiêng lại vài lần rồi mới dừng lại. Phật lại hỏi La Hầu La:

- Ngươi có tiếc cái chậu này bị bể không?

- Bạch Thế Tôn, cái chậu để rửa chân là vật không quý giá gì. Trong ý tuy cũng có tiếc đôi chút, nhưng không đến nỗi thiết tha lắm.

Phật bảo La Hầu La:

- Ngươi cũng như vậy, tuy là người Sa môn, không nhiếp thân và miệng nói lời thô ác làm hại nhiều người, thời trong chúng không ai thương, người tri thức không ai tiếc, thân chết bị luân chuyển trong ba đường dữ, sống chết vô lượng, các vị Hiền Thánh không ai thương tiếc, cũng như ngươi nói không tiếc cái chậu vậy.

La hầu La nghe lời Phật dạy lấy làm hổ thẹn và sám hối tất cả lỗi lầm đã phạm.

Minh Châu.


“Hãy xem người thợ rèn nung sắt, phải cạo bỏ tất cả sét bẩn, mới trở nên đồ dùng tốt. Người học Ðạo phải bỏ tất cả thói xấu, mới trở nên trong sạch được”.

Thanked by 2 Members:

#19 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 07/06/2012 - 11:24

17. Đạo Đức Trở Về

Trị vì kinh thành Ba La Nại, một thời kia, là dòng họ Sudasa. Nhà vua thì ham mê săn bắn hơn chăm lo đến đời sống dân chúng. Trong một cuộc săn, nhà vua mải miết đuổi theo đàn hươu tơ nên lạc vào rừng sâu. Ðến khi dừng lại, mệt quá, vua ngũ thiếp đi. Và lúc ngài thức giấc, ngài thấy một con sư tử cái đang ngồi cạnh liếm chân ngài ra chừng luyến ái. Ngài cũng vuốt ve hắn một cách thân mật như quen biết nhau từ thuở nào.

Câu chuyện lạ lùng trên đây lần lần theo thời gian xóa mờ đi thì một hôm kia ngạc nhiên khác đến. Người ta thấy đi vào kinh thành Ba La Nại một con sư tử cái to lớn, trên lưng nó cõng một đứa bé mới sinh. Nó đi thẳng vào cung điện, trao đứa bé cho nhà vua rồi trở lại rừng sâu.

Nhà vua không có con nên nhận đứa bé làm con mình và đặt tên là Kamasa (Chân vằn) Kamasa lớn lên rất nhanh chóng và được vua cho đi học ở Ta Xi La. Tại đây, Kamasa làm quen với nhiều hoàng tử ở nhiều nước, trong đó có hoàng tử Su Ta Ma mà ta sẽ biết sau này.

Ðến sau vua cha mất, Kamasa được lập lên ngôi kế tục dòng họ Sudasa, cũng nhớ các vua trước Kamasa duy trì được nề nếp cũ, nhưng chỉ mỗi một điều khác là nhà vua rất thèm thịt. Ðó là bản tính mà ông thừa hưởng của mẹ. Người đầu bếp biết tính vua nên bữa nào cũng sửa soạn đầy đủ nhiều món thịt kho nướng ngon lành. Cho đến một hôm kia, trước bữa ăn, vì sơ ý anh ta không cất đặt đồ ăn kỹ lưỡng nên tất cả các món thịt đều bị bọn chó săn chén hết sạch. Hôm ấy là ngày lễ nên các cửa tiệm đều đóng cửa. Và chạy đủ hết mọi nơi cũng không thể mua được mẩu thịt nào, tình thế thật là nguy cấp. Vợ người đầu bếp bỗng nảy ra một sáng ý. Chị ta lén xẻo một miếng thịt đùi của người tù vừa bị xử trảm đem vào cho chồng. Rồi hai vỡ chồng hối hả chiên xào với nhiều đồ gia vị thơm tho.

Mới vào ngồi vào bàn ăn nhà vua đã để ý ngay đến mùi vị khác thường. Rồi nhà vua gạn hỏi tên đầu bếp về món thịt mới lạ này. Người đầu bếp sợ hãi nói quanh và đến cuối cùng phải thú thật. Rồi hắn nén thở chờ sự trừng phạt mà hắn dự đoán sẽ rất nặng nề. Nhưng, nhà vua không tỏ vẻ giận dữ mà trái lại khen ngợi hắn, nhà vua lại còn dặn dò kỹ lưỡng rằng sau này nhà vua chỉ thích một món thịt ấy thôi.

Ở miền khí hậu nóng của xứ Ấn Ðộ khó mà giữ được thịt tươi sang đến ngày hôm sau, nên cứ mỗi ngày phải hạ thịt một người. Những tên tù lần lược đem ra chém để lấy thịt dọn cho vua. Nhưng rồi cũng đến cái ngày mà nhà tù hết người. Thế là cái tên đầu bếp khốn nạn lại phải đi săn người. Những người đi về khuya thường bị bắt cóc, trẻ con đi chơi một mình thường bị mất tích, gieo một kinh khủng trong khắp kinh thành mãi cho đế một hôm người ta bắt được hung thủ.

Tên đó chẳng phải ai khác là tên đầu bếp của nhà vua. Người ta dẫn hắn ra trước pháp đình với cả xâu thịt đùi treo ở cổ hắn. Hắn nhận tất cả tội lỗi và cung khai là hắn làm theo lệnh nhà vua. Dân chúng rất đổi ngạc nhiên. Rồi nhớ đến cái dòng giống sư tử của ông vua khát máu, người ta đều hiểu được sự thật. Mọi người phẩn uất, định nổi dậy lột mặt nạ thật ông vua độc ác. Nhưng Kamasa đã đứng dậy, vung gươm vạch một lối thoát để trốn vào rừng sâu cùng với tên đầy tớ.

Cũng vào thời kỳ đó, trong lúc ở thành Ba La Nại cái màn khủng khiếp diễn ra thì ở xứ Indra (gần Ðề Ly bây giờ) không khí sinh hoại lại khác hẳn. Nhà vua thuộc dòng họ Khu Ra và Thái tử Su Ta Ma (tiền thân của Ðức Phật) là người đức hạnh. Dân chúng sống yên ổn thanh bình. Người ta thường đọc lên rất nhiều bài thơ ca ngợi hạnh phúc và lòng đạo đức của Thái tử. Thái tử Su Ta Ma còn trao nhiều giải thưởng quý giá cho những đoạn văn thơ lỗi lạc. Hơn một lần Thái tử đã thưởng hàng chục lạng vàng cho những áng thơ tuyệt tác đến nỗi vua cha phải tìm cách khuyên can. Nhưng Thái tử đều một mực xin cha được như nguyện vì theo ý ngài thì không có kho của cải nào trên đời này quý giá bằng nhhững ý tưởng cao đẹp thoát lên từ những lời thơ hay.

Một buổi sang đầu mùa, lúc Thái tử đi đến vườn hoa để dự hội mùa Xuân, Ngài gặp một ông lão Bà La Môn, ông lão từ Ta Xi La đến, quần áo còn dính đầy bụi đường, đến tìm Ngài để đọc cho Ngài nghe bốn đoạn thơ tuyệt tác với hy vọng mong ở Ngài một phần thưởng xứng đáng. Vì còn phải dự lễ nên Thái tử hẹn sẽ gặp lại ông già khi Ngài trở về. Ngài không quên dặn người nhà phải đối đãi với ông già rất tử tế.

Buổi lễ đã khai diễn. Người ta chào đón Thái tử trong những điệu múa tươi đẹp như hoa hồng nở, trong những lời ca trong lành như gió reo ánh sáng. Bỗng một tiếng gầm lớn. Cuộc vui dừng lại. đoàn lính hầu cận Thái tử đã sẵn sàng để bảo vệ Ngài chống với một kẻ lạ mặt cao lớn, thân hình đầy lông lá trông vô cùng man rợ đang tiến về phía Thái tử, Thái tử Su Ta Ma bình tĩnh hơn bao giờ hết và nhận ra kẻ lạ mặt là Kamasa, bạn cùng học tại Ta Xi La. Ngài khoác tay cho lính đừng chống cự. Kamasa rống lên như một thú rừng rồi chạy xổ tới, trông khỏe như voi và nhanh như gió bão. Hắn cõng Thái tử lên vai và chạy biến vào rừng sâu.

Kamasa đã làm gì trong rừng này từ sau khi từ bỏ kinh thành Ba La Nại. Thật khó kể hết những hành vi tàn bạo của hắn. râu tóc hắn mọc dài ra. Áo quần hắn rách tươm, dính đầy bùn và máu. Hình thù khủng khiếp ấy đã làm nhiều người đi trong rừng chết ngất, Trước khi biến thành thịt ngon để vào bụng hắn.

Một hôm kia, hắn săn suốt ngày mà không tìm được một người nào. Lúc trở về dưới gốc cây đa dùng làm nhà cho hắn lâu nay, Kamasa đói cào ruột. Hắn bổng thấy một bóng người, hắn nhảy xổ đến, giết chết. Hắn gọi tên đầu bếp. Hắn gọi đã năm bảy lần mà vẫn không thấy trả lời. Tức giận hắn định đứng dậy đi tìm thì bổng hắn nhìn kỹ lại xác người nằm dưới chân hắn. Ðó! Người nằm dưới chân hắn không ai khác là tên đầy tớ của hắn. Không một chút cảm động, hắn tự tay phanh thịt tên đầu bếp tại chỗ mà trước đây tên kia đã quay thịt rất nhiều người. Thế là từ ngày ấy hắn phải đích thân làm đầu bếp.

Cũng chưa bằng lòng, Kamasa còn đón bắt chín mươi chín vị hoàng tử, phần lớn là bạn bè của hắn hồi ở Ta Xi La về giam dưới gốc cây đa. hắn định bắt đủ một trăm để cùng chọc huyết một lượt lấy máu tế thần cây, và Thái tử Su Ta Ma là người thứ một trăm. Tất cả đều đã sẳn sàng. Hắn đặt Thái tử Su Ta Ma xuống đất với một cử chỉ thắng trận. Hắn tuyên bố cho Su Ta Ma biết ý định của hắn. Su Ta Ma không hề mất bình tĩnh nhưng bổng nhiên mắt Thái tử rươm rướm ướt. Kamasa cười chế nhạo, hắn nói:

- Thái tử còn tiếc nhiều điều lắm phải không. Và danh vọng và thú vui và vợ con ngài.

Phải! Ðối với Kamasa hắn chỉ hiểu chừng ấy. Làm sao mà hắn có thể biết rằng hiện Thái tử Su Ta Ma đang nghĩ đến ông lão Bà La Môn, đến bài thơ tuyệt tác mà ông ta sắp đọc cho Ngài nghe, đến hy vọng được khen thưởng của ông lão, đến lời hứa của Ngài với ông lão chưa thực hiện được. Ông ta sẽ thất vọng buồn khổ biết bao nhiêu!

Suy nghĩ một lát, Thái tử Su Ta Ma bèn tỏ cho hắn biết và xin hắn để cho mình được trở về làm tròn lời hứa. Ban đầu hắn nhất định không thuận vì hắn không tin rằng Su Ta Ma sẽ trở lại với hắn. Nhưng đến khi Su Ta Ma chỉ vào gươm mình mà thề lời thề danh dự của người Su Ta A. với ngay cả Kamasa, phải chăng lời thề danh dự đó tác động đến tâm hắn. Hay là hắn muốn thử lòng thủ tín của người bạn hắn chăng. Chỉ biết rằng cuối cùng hắn để chịu cho Thái tử Su Ta Ma trở về gặp ông lão Bà La Môn.

Su Ta Ma được mọi người đón mừng nhưng việc đầu tiên của Ngài là đến gặp ông lão Bà La Môn để ông ta khỏi chờ đợi. Thái tử chăm chú nghe ông ta đọc bốn đoạn thơ tuyệt tác. Bốn đoạn thơ có mãnh lực phi thường! Nó kích động tận tâm can những đức tín cao đẹp của con người. Ngài ghi sâu bài thơ vào lòng. Ngài thưởng cho lão rất hậu. Rồi Ngài ghé lại từ biệt vua cha. Vua cha không muốn Su Ta Ma trở lại một mình sợ thiệt hại đến tính mạng Thái tử, lại còn muốn cử một đội binh hùng mạnh để chấm dứt cuộc đời tàn bạo của Kamasa. Nhưng Thái tử can vua. Và giữ đúng lời hứa ttrước mặt kẻ thù, Su Ta Ma trở lại một mình.

Su Ta Ma trở về đúng hẹn làm Kamasa kinh ngạc. Sự coi thường cái chết của Ngài đã làm cho nó cảm phục. Rồi tự nhiên đến lượt hắn, hắn tò mò muốn nghe bốn đoạn thơ huyền diệu. Su Ta Ma từ chối vì cớ rằng những lời thơ hay không thể để lọt vào tai kẻ không xứng đáng. hắn chột dạ nhưng lòng muốn biết lại mạnh hơn, nên cố gắng nén tức giận. hắn từ tốn xin Thái tử đọc cho nó nghe. Một lát sau biết là đã đến lúc hắn tình tĩnh để hiểu. Su Ta Ma đọc lên toàn bài thơ một cách nồng nhiệt như ông lão Bà La Môn trước đây đã đọc cho Ngài.

Bài thơ có tác dụng kỳ diệu. Nó khơi dậy các điều lành trong tâm của một kẻ hầu như đã mất hẳn tánh người. Nghe xong Kamasa yên lặng suy nghĩ rồi đáp lại hắn hứa cho Thái tử ao ước bốn điều. Sau khi cân nhắc, Thái tử Su Ta Ma phát biểu lần lượt các điều ước của mình. Ðầu tiên, Ngài ước cho Kamasa, người bạn của Ngài thời niên thiếu được sống lâu. thật không thể nào ngờ được, Kamasa không thể nào ngờ được người sắp bị hắn ăn thịt lại không có một ác ý gì với hắn, trái lại còn đặt nhiều tình cảm với hắn.

Ðiều thứ hai, Ngài ước rằng chín mươi chín vị hoàng tử đang bị giam cầm sẽ được trả lại tự do. Kamasa chấp thuận điều này một cách dể dàng. Ðiều thứ ba, các vị hoàng tử sẽ cùng được thả ra cùng trong một lúc ở đây, kamasa hơi do dự một chút vì hắn sợ sẽ bị trả thù nhưng sau hắn cũng bằng lòng. Chỉ còn một điều ước cuối cùng. Ðã ba lần rồi, Su Ta Ma chưa uớc gì về Ngài cả. Kamasa đoán chắc thế nào lần này hắn cũng sẽ nghe Thái tử Su Ta Ma ước về sự giải thoát của mình. Nhưng hắn lầm vì Su Ta Ma đang ao ước một lần nữa về hắn. Ngài ước rằng:

- Từ nay về sau Kamasa sẽ bỏ cuộc đời man dã.

Thật là một lời sét đánh, trong tâm Kamasa có một cuộc nổi loạn. Hắn, kẻ đã từ bỏ của cải, đất đai ngôi báu để sống theo bản chất hung hãn, giờ đây hắn trở về con đường hiền lành của con mồi của hắn? Chưa khi nào hắn có ý nghĩ như thế. Nhưng lần này có một sức mạnh đang truyền khí lực vào những cái gì tốt còn sót lại trong tâm hắn. Và bài thơ ban nãy và người đang đứng trước mặt nó, quả đã tiếp sức cho nó một nguồn lực, một nguồn lực tinh thần dồi dào. Cho nên trong cuộc chiến đấu bên trong, Kamasa đã tự thắng được mình.

Kamasa đã tự thấy được tội ác của mình. Nó hối hận quá, sụp xuống chân Thái tử Su Ta Ma tỏ lòng muốn quay về con đường lành. Trong lúc đó trên khắp cõi trời đất vạn vật đều rung động tỏ nỗi vui mừng chào đón sự thắng lợi của Thái tử Su Ta Ma. Thái tứ hoan hỷ đỡ Kamasa dậy, giúp Kamasa thực hiện những điều đã thuận hành, Kamasa cắt dây cởi trói, trả lại tự do cho chín mươi chín vị hoàng tử trước sự vô cùng ngạc nhiên của họ.

Những điều quan trọng cần phải giải quyết là việc đưa Kamasa trở lại kinh thành Ba La Nại. Làm thế nào bảo không còn sự căm hờn của dân chúng, của những kẻ bị mất con, mất chồng, mất người thân thuộc? Tội ác của tên đầu bếp, hắn đã nhận cái hậu quả tai hại trong dạ dày của chủ hắn rồi. Còn tất cả tội lỗi của Kamasa, Kamasa phải chuộc bằng tất cả việc lành sau này của mình. Ai phải bảo đảm điều đó với dân chúng? Giải quyết khó khăn này, không thể trông cậy vào người nào ngoài Su Ta Ma.

Thái tử Su ta Ma cùng với chín mươi chín vị hoàng tử Kamasa về thành. Ngài đứng ra phân giải với dân chúng. Tin ở Ngài, dân chúng bằng lòng tiếp đón Kamasa. Ngày hôm sau khắp kinh thành mở hội. Trước mọi người, Kamasa hứa giữ gìn tập tục tốt và đức hạnh. Rồi mời chín mươi chín vị hoàng tử và Thái tử Su Ta Ma cùng dự bữa tiệc chào mừng ngày trở về của đức hạnh trong tâm tư con người, ngày thắng lợi của lẽ phải, ngày hết âu lo của kinh thành.

Quảng Huệ.


“Thắng lợi thì bị oán thù, thất bại thì bị đau khổ, kẻ nào không màng đến thắng bại, kẻ ấy sẽ sống một cuộc đời hòa hiếu an vui”.





Thanked by 1 Member:

#20 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 07/06/2012 - 11:29

18. Không Biết Mình Điên

Ngày xưa, tại một xứ nọ trong nước Ấn Ðộ dân chúng sống đời bình yên, mưa thuận gió hòa, chưa khi nào gặp phải thiên tai hạn hán.

Nhưng chẳng ngờ, một chiều hôm đó, bầu trời mây đen giăng kín và trút xuống cơn mưa, ngập tràn hồ ao sông biển, dân chúng uống phải thứ nước mưa ấy ai nấy thảy đều loạn tâm, cuồng trí, cởi bỏ y phục, nhảy múa như những kẻ điên. Họ hốt đất bùn tô trét đầy mình mẩy, mặt mày. Trải qua bảy ngày như vậy mọi người mới tỉnh cơn cuồng loạn, nhưng họ chẳng biết do nguyên nhân nào gây nên sự kiện này.

Trong triều đình, vị vua đang trị vì xứ ấy là một bậc minh quân, tài trí một hôm thấy trời kéo mây đen, nhà vua biết được đó là cơn mưa độc sắp trút xuống, bèn lấy đồ đậy miệng giếng lại. Lúc ấy cả thành, nước mưa độc tràn xuống ao hồ sông suối, dân chúng uống thứ nước ấy đều bị cuồng loạn như lần trước.

Sáng hôm sau, nhà vua lâm triều thấy quần thần, bá quan văn võ đều trần truồng, bùn đất dính khắp thân thể, ngồi chầu hai bên. chỉ có một mình nhà vua vì không uống phải thứ thuốc độc ấy nên bình tĩnh sáng suốt, mình mặc áo long phụng, đầu đội mão cửu long gắn đầy châu báu, ngồi trên long ỷ. Quần thần thấy vậy, ngơ ngác, chỉ chỏ nói với nhau rằng:

- Ồ kìa! Thằng khùng! Nó làm cái gì mà dị hình dị tướng như vậy, chắc là nó điên. Nó quấn cái gì cùng mình chẳng giống ai, chúng ta hãy hỏi tội nó.

Nhà vua nghe quần thần bàn tán với nhau như vậy sợ hãy, liền nói rằng:

- Ta có thú thuốc hay, có thể trị được bịnh này. Các ông hãy chờ ta một chút, ta đi lấy thuốc đem ra ngay.

Nhà vua trở vào cung trút bỏ y phục trần truồng giống như bọn quần thần rồi lấy đất bùn trét lên mình mặt rồi trở ra. Bọn người thấy thế vui mừng, hớn hở, cho rằng ông ta đã hết điên, giống y như mình. Trải qua bảy ngày chất độc tan hết, mọi người đều tỉnh lại, thấy mình trần truồng lấy làm xấu hổ, về nhà mặc quần áo rồi lâm triều nhưng khi ấy nhà vua lại ngồi trần truồng trên long ỷ, đầy mình đất cát nhơ nhớp, quần thần ngó thấy kinh ngạc nói rằng:

- Ðại vương là bậc đa mưu trí tuệ tại sao cuồng loạn như vậy?

Nhà vua nói:

- Tâm ta thường vắng lặng không biến đổi, chính các ông bị cuồng loạn.

Ðấng Thế Tôn cũng lại như vậy, chúng sanh bị màn vô minh làm mê mờ, cuồng loạn, nếu nghe bậc đại Thánh Trí giảng thuyết về các pháp bất sanh, bất diệt, nhất tướng... thì cho đó là lời cuồng loạn. Bởi vậy Như Lai tùy theo chúng sanh mà phương tiện, nói thiện bất thiện, hữu vi, vô vi vậy.

Giới Ðức.


Không lửa nào có thể ví được với lửa của tham dục

Không có ngục tù nào có thể ví được với ngục tù của oán hờn

Không mối ràng buộc nào có thể ví được với sự rối loạn của tâm trí

Không đau khổ nào giống như sự đau khổ của loài người

Nhưng chẳng có hạnh phúc nào lớn bằng sự an định của tâm trí.





Thanked by 2 Members:

#21 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 07/06/2012 - 11:35

19. Chuyện Chàng Bốn Vợ

Một chàng kia có bốn bà vợ. Bà thứ nhất, được chồng mến yêu, đi đứng, nằm ngồi, làm lụng không rời nữa bước. Ăn uống, áo quần thường được chồng lo cho trước hết. Lạnh nóng đói khát xem sóc tùy thời, chìu theo ý muốn, chẳng bao giờ cùng nhau to tiếng. Bà hai, đi đứng nói năng, thường ở hai bên tả hữu. Chồng gặp thì vui, xa chút thì buồn. Bà ba, thỉnh thoảng năm thì mười họa, khi cùng cực thiếu thốn, mới được anh chồng nghĩ đến. Bà thứ tư, hẩm hiu hơn hết, bị chồng sai bảo đủ chuyện, phục dịch đủ điều, nhưng chẳng bao giờ thèm hỏi đến.

Một ngày kia, anh chồng hấp hối, kêu bà vợ thứ nhất vô bảo:

- Ngươi phải đi theo ta.

Bà thứ nhất trả lời:

- Tôi không thể theo anh được.

Anh chồng nổi sùng, hỏi:

- Ta vốn yêu mi nhất, thường cưng chìu ngươi đủ thứ. Tại sao chẳng chịu theo nhau!

Bà vợ đáp:

- Anh tuy có lòng yêu mến tôi thật, nhưng tôi không thể đi.

Anh chồng bèn kêu bà hai đến bảo:

- Mình đi theo tôi đi.

Bà này đáp:

- Anh yêu mến chị cả sao không bắt chị ấy đi, tôi đâu có đi theo anh được.

Anh chồng bèn nạt nộ:

- Ngày trước, ta tìm mi thật khổ sở không thể tả xiết. Nào chịu lạnh, chịu nóng, nhịn ăn nhịn tiêu mới giữ được mi. tại sao chẳng chịu đi với ta.

Bà hai vẫn đáp tỉnh bơ:

- Bởi lòng anh tham dục mới tìm đến tôi, chớ tôi đâu có cần gì anh. Nay sao lại đem việc gian khổ ấy buộc nhau làm gì!

Quá ngao ngán, anh chồng phải kêu đến bà vợ ba mà rằng:

- Mình nên đi theo tôi.

Bà ba tỏ ra lưu luyến, nhưng chỉ khóc lóc mà nói:

- Tôi với anh ân nghĩa nặng lắm. Nay đến phút cuối cùng, tôi xin đưa tiễn anh tới ngoài thành mà thôi, không thể theo anh đi đến tận chỗ anh ở được.

Sau cùng, anh chàng bốn vợ đành phải kêu bà vợ thứ tư, người thường ngày bị chàng ta hất hủi, mà bảo đi theo mình. chị vợ này bảo chồng:

- Tôi đã xa lìa cha mẹ tôi đi theo hầu hạ anh, thì việc sống chết vui khổ phải có mặt với nhau. Giờ đây, tôi xin theo anh đi cho đến chỗ.

Bốn bà vợ trên là bốn thí dụ:

- Bà thứ nhất, dụ cho thân xác con nguời. Người đời, ai nấy ưa mến xác thân mình như anh chồng kia mê bà nhất. Nhưng đến khi chết, nó nằm trơ trơ nơi đất, nào chịu đi theo.

- Bà hai, dụ cho của cải tiền bạc. Khi được thì vui. chẳng được thì buồn. Nhưng đến lúc chết của cải hoàn trả cho đời, nào chịu đi theo.

- Bà ba, dụ cho cha mẹ, vợ con, tôi tớ, bạn hữu. Sanh thời lấy ân nghĩa tình ái, cùng nhau tưởng mến. Nhưng khi chết, dù họ có khóc lóc than van, cũng tiễn đưa được nhau tới nghĩa địa là cùng, rồi ai về nhà nấy. thương nhớ có lâu lắm cũng chẳng qua mười ngày là lại ăn uống cười nói mà dần quên người chết.

- Bà tư, dụ cho tâm ý của con người. Trong thiên hạ, ai mà không có lúc tự ái, bảo thủ ý mình, buông thả tâm ý, tham dục giận dữ, chẳng tin chánh đạo. Ðến khi chết, chỉ có tâm ý là chịu đi theo để phải đọa vào ác đạo. Cho nên, phải săn sóc tâm ý, bằng cách luôn luôn nhớ tới nó mà thắng tâm chánh ý.

Báo Bát Nhã.

Tâm như nhà họa sĩ, vẽ các tranh ảnh

Tâm như người nô lệ bị các món phiền não sai khiến

Tâm như vị quốc vương làm mọi việc tự tại

Tâm như bọn giặc cướp khiến tự thân bị đau khổ.

Thanked by 3 Members:

#22 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 09/06/2012 - 20:21

PHẦN NĂM

20. Chú Tiểu Hiền Triết

Thuở Phật Ca Diếp còn tại thế, Ngài có một tăng đoàn gồm 20.000 tỳ kheo đã diệt tận các lậu hoặc. Mỗi khi du hóa một nơi nào, tất cả chúng Tỳ kheo ấy đều theo Phật Ca Diếp, cũng như 1250 Tỳ kheo thường đi cùng với Ðức Bổn Sư Thích Ca của chúng ta.

Một hôm, Phật Ca Diếp và Tăng chúng của Ngài đi đến thành Ba La Nại, dân chúng đua nhau đến đảnh lễ cúng dường và nghe Ngài thuyếp pháp. Sau khi thọ thực xong, Phật nói lời tùy hỷ công đức như sau:

- Này các cư sĩ, trong thế gian có bốn hạng người. Thế nào là bốn? Một là những người tự mình làm phước bố thí, nhưng không khuyến khích kẻ khác làm. Hạng người này, trong tương lai được giàu có nhưng không được nhiều người theo. Hai là những người khuyên kẻ khác bố thí, nhưng tự mình không bố thí. Hạng nggười này đời sau có phước báo được đông người theo, nhưng không có của cải. Ba là những người tự mình không bố thí cũng không khuyên người bố thí. Hạng người này đời sau không có của cải cũng không có người theo, phải sống cô độc, ăn cơm thừa của kẻ khác. Bốn là hạng người vừa tự bố thí, vừa khuyên người bố thí, hạng người này trong tương lai sẽ được cả hai phước báo: giàu có và đông người theo.

Khi nghe như thế, có một người khởi lên ý nghĩ: “Ta cố làm sao để được hai phước ấy”. Rồi vị ấy đến đảnh lễ Phật, bạch rằng:

- Bạch Thế Tôn, xin Ngài đến thọ thực làng con vào ngày mai, để chúng con được phước cúng dường.

Phật Ca Diếp hỏi lại:

- Ngươi muốn cúng dường bao nhiêu vị Tỳ kheo?

- Bạch Thế Tôn, Tăng chúng của Ngài gồm bao nhiêu?

- Hai mươi ngàn.

- Bạch Thế Tôn, ngày mai xin Ngài đem theo tất cả Tỳ kheo ấy.

Ðức Phật nhận lời. Người kia cầm một mảnh bối diệp (xưa dùng lá cây khô để viết chưa có giấy) trở về làng, rồi đi từng nhà khuyên sửa soạn cúng dường Phật và chúng Tăng tùy khả năng của mỗi gia đình. Có nhà tình nguyện cúng dường 500 vị, nhà 200 vị, nhà 100 vị, nhà 50 vị...Người kia đều ghi dấu vào lá bối để hôm sau thỉnh đúng số Tỳ kheo đến từng nhà. Trong làng, có một gia đình rất nghèo đến nỗi ông chủ được mệnh danh là ông Chúa Nghèo. Người kia cũng không quên ghé vào nhà Chúa Nghèo để tạo phước cho ông ta. Khi Chúa Nghèo nghe người kia muốn mình cúng dường chúng Tỳ kheo thì giật bắn người lên:

- Ối bạn ơi! Bạn coi nhà cửa tôi đây, đến một chỗ ngồi cũng không có, làm sao tôi cúng dường gì được? Tôi có đồng xu nào đâu? Hãy đến những nhà cao cửa lớn kia!

- Này bạn, không phải chính vì vậy bạn mới nên nhân cơ hội này mà gieo giống phước sao? Vì sao bạn phải nghèo? Phải chăng bạn chưa từng giúp ai một chút gì cả.

Chúa Nghèo ngẫm có lý bèn ưng thuận:

- Ðược. Vậy thì xin bạn ghi cho tôi cúng dường một vị tỳ kheo. Người kia bằng lòng nhưng không ghi vào lá vì y nghĩ rằng một vị thì ít quá, chẳng cần ghi làm gì. Y từ giã, tiếp tục đi phổ khuyến.

Chúa nghèo gọi vợ ra, cho hay ý định cúng dường một vị Tỳ kheo của mình, và đề nghị với vợ cùng đi làm mướn để đủ tiền sắm sửa các thứ. Người vợ bằng lòng ngay và cả hai cùng đi đến một nhà phú hộ. Nhà này sẳn lòng mướn hai vợ chồng làm việc một buổi chiều hôm ấy để chuẩn bị cho việc cúng dường hôm sau. Họ mướn Chúa Nghèo giã gạo, còn bà vợ thì gánh nước. Hai vợ chồng làm việc rất hăng hái, nét hân hoan lộ hẳn trên gương mặt, đến nỗi chủ nhà hỏi nguyên do. Khi được biết họ làm mướn để có tiền mua thực phẩm cúng dường một vị Tỳ kheo, phú ông cảm khái, trả công gấp bội. Với số tiền nhận được họ mua ít gạo thơm hảo hạng, trái cây quí và ít đồ vặt vãnh để nấu nướng.

Sáng hôm sau, Chúa Nghèo dậy sớm đi hái rau bên bờ sông về cho vợ làm thức ăn. Một người đánh cá hỏi:

- Chúa Nghèo hái rau làm gì sớm thế?

- Tôi hái rau để cúng dường một vị Tỳ kheo.

- Thế à! Vị nào ăn rau của Chúa Nghèo cúng dường chắc là hên lắm đó. Này, làm hộ tôi việc này được chăng? Ðây tôi có mấy xâu cá đỏ, Chúa Nghèo đi bán dùm. Tôi bận coi lưới. Mỗi xâu hai đồng.

- Ðược.

- Chúa Nghèo xách cá đi bán một chốc đã hết, vì nhà nào cũng đang cần thức ăn để cúng dường. Khi trở về giao tiền cho chủ, Chúa Nghèo từ giã:

- Thôi tôi đi đây, sắp tới giờ cúng dường rồi.

- Này Chúa Nghèo, tặng Chúa Nghèo xâu cá đỏ đây, về mà nấu.

- Cảm ơn lắm.

Chúa Nghèo sung sướng xách cá và rau đem về cho vợ. Khi ấy, từ trong tịnh xá của Ngài, Phật Ca Diếp đã biết được một người nghèo đang thành tâm sửa soạn cúng dường một vị Tỳ kheo. Ngài cũng biết được rằng tất cả chúng Tỳ kheo đã được sắp đặt vào từng nhà, mỗi nhà sẽ cúng dường một số Tỳ kheo. Duy chỉ có nhà Chúa Nghèo chỉ cúng có một vị, người phổ khuyến quên ghi vào lá, do đó mà y đã không chừa một người nào cho Chúa Nghèo.

”Vậy chỉ còn ta để cho Chúa Nghèo gieo ruộng phước”. Phật nghĩ thế và Ngài lấy làm hoan hỷ, vì Phật vốn thương những kẻ nghèo cùng. Vừa khi Ngài có ý định như vậy, thì vua trời Ðế Thích cảm thấy chiếc ngai vàng đang ngồi rung mạnh, “Có chuyện gì thế?” Vua trời ngẫm nghĩ và biết chính tấm lòng thành khẩn của Chúa Nghèo ở dưới thế đã làm chấn động đến chư thiên. “Ta phải giúp Chúa Nghèo một tay để sửa soạn món ăn cúng dường Phật”. Ðế Thích cùng với vợ rời thiên cung bay xuống, hóa làm hai vợ chồng nghèo đang đi tìm việc làm. Ðến gần nhà Chúa Nghèo, Ðế Thích hỏi:

- Nhà có việc gì làm không? Cho chúng tôi làm với.

- Ông lão ơi! Chúng tôi có nhiều việc làm lắm, nhưng thú thật là chúng tôi không có tiền để trả công ông lão.

- Bạn làm gì thế?

- Chúng tôi làm thức ăn cúng dường vị Tỳ kheo.

- Ồ, việc phước ấy thì tôi cũng muốn hùn. Tôi không cần trả công đâu.

- Tốt lắm. Vậy lão hãy giúp chúng tôi. Xin vâng.

Rồi hai vợ chồng Ðế Thích bước vào nhà, Ðế Thích bảo:

- Bây giờ, để chúng tôi làm thức ăn cho. Bạn hãy đi thỉnh vị Tỳ kheo của bạn đi.

Chúa Nghèo đi đến vị phổ khuyến hôm qua. Y bảo:

- Ồ bạn! Tôi quên bẵng. Không còn vị Tỳ kheo nào cho bạn thỉnh vì tất cả đều nhận lời các nhà khác rồi.

Không thể nào tả nỗi tuyệt vọng lớn lao của Chúa Nghèo lúc ấy. Chúa Nghèo đấm ngực, lăn ra mà khóc.

- Trời đất ơi! Bạn hại tôi rồi! Suốt hai hôm nay, chúng tôi làm việc tối mắt tắt đèn để chờ đợi bữa trưa nay cúng dường một vị Tỳ kheo! Vậy mà bây giờ bạn bảo không còn vị nào! Bạn phải cho tôi một vị Tỳ kheo! Không thì tôi chết mất. Hu hu.

Quần chúng bu lại xem đông. Người kia bối rối năn nỉ:

- Này Chúa Nghèo, xin Chúa Nghèo đừng làm tội tôi nữa. Tôi lỡ đi mà. Chúa Nghèo tha cho tôi đi.

- Không biết! Phải cho tôi một vị Tỳ kheo! Hu hu, hu hu.

Túng quá, người kia đánh bạo đề nghị:

- Thôi chúa Nghèo hãy đứng dậy, tôi bày cho một cách này. Ðấng Ðạo sư chưa nhận lời của ai, vì rất đông vua chúa đại thần đều muốn thỉnh Ngài. Vậy bạn hãy đến thỉnh Ngài đi. Ngài rất thương những người nghèo chắc Ngài sẽ nhận lời bạn đấy. Ngài đang ngồi trong tịnh xá nói pháp cho các bậc thượng khách nghe.

Chúa nghèo nghe lời, đứng lên đi đến tịnh xá. Vua và đình thần đang nghe pháp, thấy Chúa Nghèo tiến tới thì ngăn lại (vì họ tưởng Chúa Nghèo đến xin đồ ăn thừa):

- Chúa Nghèo chưa đến giờ ăn đâu.

- Tôi biết. Tôi đi thỉnh Phật về nhà tôi thọ trai.

Ðức Phật mỉm cười, chìa cái bình bát của Ngài ra, trao cho Chúa Nghèo một cách thân mật. Chúa Nghèo ôm lấy bình bát của Phật vào lòng, mặt mày hớn hở như đứa bé vừa được kẹo. Các ông Hoàng và đại thần chạy theo đề nghị:

- Chúa Nghèo, hãy nhường cái bát ấy cho ta cúng thức ăn cho Phật. Ta sẽ cho Chúa nghèo 1000 đồng.

Chúa Nghèo trân trọng ôm bình bát của Phật về nhà để bày thức ăn. Vua đang ngồi gần Phật ngẫm nghĩ: “Lão Chúa Nghèo chắc chẳng có gì ngon lành mà cúng dường Ðức Thế Tôn đâu. Chi bằng ta sắm sẵn các thức ăn thượng vị đựng trong một cái bát khác, chờ khi Chúa Nghèo dâng lên Phật ta sẽ đổi thức ăn của ta cho Phật dùng.

Ðến giờ thọ thực, Phật Ca Diếp đến nhà chúa Nghèo. Vua đi theo ý định như trên. Nhưng khi Phật vào nhà Chúa Nghèo. Ðế Thích hóa trang để dâng Phật một bát đầy thức ăn mùi thơm bay khắp không gian. Vua bẻn lẻn cáo từ Phật trở về

Do phước báo cúng dường Phật Ca Diếp, Chúa Nghèo được sanh lên cõi trời cho đến khi Phật Thích Ca ra đời mới trở xuống trần thế, sanh vào nhà một thí chủ thân tín của Ngài Xá Lợi Phất. Khi mang thai Chúa Nghèo người mẹ bổng thông minh khác thường, những người trong gia đình ai có bệnh tật gì đều được khỏi và trở nên thông tuệ. Do đó hài nhi được Tôn Giả Xá Lợi Phất đặt tên là Hiền Trí. Khi lên bảy, Hiền Trí xin mẹ xuất gia làm đệ tử Tôn giả.

Tôn giả dạy cho chú tiểu những uy nghi phép tắc phải theo trước khi đưa chú vào thành khất thực. Lần đầu tiên ôm bát theo hầu thầy ra đường, chú hỏi Ngài khi thấy một con đê:

- Bạch Tôn giả, cái kia là cái gì?

- Chú tiểu, đấy là một con đê.

- Bạch Tôn giả, con đê dùng để làm gì?

- Ðể dẫn nước đi khắp nơi nào người ta muốn.

- Nhưng bạch Tôn giả, nước có hiểu biết gì không?

- Không đâu, chú tiểu. Nước là vật vô tri giác.

- Bạch Tôn giả, thế thì người ta có thể hướng dẫn một vật vô tri giác đến bất cứ chỗ nào người ta muốn hay sao?

- Chính vậy, chú tiểu

- Hiền Trí nghĩ: “Nếu người ta có thể hướng dẫn một vật vô tri tùy theo ý muốn thì tại sao ta lại không thể nhiếp phục theo tâm ý mình để chứng A La Hán quả?”

Ði thêm một quãng, chú thấy những người làm tên đang hơ những cây tên trên lửa và nheo mắt nhắm để uốn chúng cho thẳng. Chú tiểu hỏi:

- Bạch Tôn giả họ làm chi vậy?

- Họ đang uốn những cây tên cho thật thẳng.

- Cây tên có lý trí không?

- Không nó là vật vô tri.

Chú tiểu nghĩ: “Nếu người ta có thể uốn nắn một vật vô tri cho thẳng theo ý muốn, thì ta cũng có thể nỗ lực điều phục tâm ý để chứng quả A La Hán”

Một lát sau, hai thầy trò gặp những người thợ mộc đang đẽo bánh xe, chú lại hỏi:

- Bạch Tôn giả, họ làm gì thế?

- Ðây là thợ mộc đang đẽo bánh xe.

- Bánh xe có lý trí không?

- Không, bánh xe chỉ chạy theo ý người muốn.

Khi ấy chú tiểu trao y bát cho thầy và bạch:

- Bạch Tôn giả, con muốn trở về.

Tôn giả Xá Lợi Phất không nói một lời đỡ lấy y bát trên tay chú tiểu. Chú tiểu vái chào thầy xong còn quay đầu lại dặn Tôn giả:

- Bạch Tôn giả, khi nào Ngài đem thức ăn về cho con, xin Ngài chỉ cho con toàn một cá vàng ngon nhất ấy.

- Ở đâu ta có thể kiếm được thứ ấy, chú tiểu?

- Bạch Tôn giả nếu Ngài không thể kiếm được nhờ phước đức của Ngài, thì Ngài cũng sẽ kiếm được do phước đức của con.

Tôn giả Xá Lợi Phất vốn cẩn thận, Ngài sợ chú tiểu ngủ ngoài trời có thể bị rắn cắn, hay sâu bọ đốt, bởi thế Ngài trao chìa khóa cho chú tiểu và bảo:

- Hãy mở cửa tịnh thất của ta mà vào.

Chú tiểu vâng lời. Vào phòng Tôn giả, chú bắt đầu tỉnh tọa thiền quán. Khi ấy Ðế Thích ở trên trời cảm thấy chiếc ngai vàng rung động, và nhận ra rằng chú tiểu Hiền Trí đang ngồi thiền quyết chứng quả A La Hán trong ngày đó, nên Ngài muốn giúp chú một tay. Ngài bảo thần mặt trời phải đi chậm lại, kéo dài buổi sáng ra trọn ngày, và sắc cho Tứ Thiên vương đứng gác bốn góc chùa, đuổi hết chim chóc ra khỏi vườn đừng gây tiếng động. Do đó, tịnh xá Cấp Cô Ðộc trở nên yên tĩnh lạ thường. Thỉnh thoảng mới có một âm thanh rất nhỏ gây nên bởi một chiếc lá vàng lìa cành rơi xuống.

Trong khi ấy, Tôn giả Xá Lợi Phất vào nhà người thí chủ quen biết để khất thực. Gia chủ vừa mua về một mớ cá đỏ nấu nướng xong đem đặt vào bát Ngài. Tôn giả định đem về cho chú tiểu như lời chú tiểu dặn nhưng gia chủ xin thỉnh Tôn Giả cứ dùng, sẽ còn phần khác để Tôn giả đem về. Tôn giả ngồi lại thọ thực.

Ðúng lúc ấy, từ tư thất của Ngài, đức Ðạo Sư quan sát bằng Phật nhãn thanh tịnh thấy chú tiểu có thể chứng quả A La Hán trong vài giờ nữa. Nhưng nếu Tôn giả Xá Lợi Phất mà về lúc này, đem thức ăn vào phòng cho chú tiểu thì lỡ mất dịp đắc quả của chú. Do đó Ðức Phật quyết định đi đến tịnh thất của Tôn giả để đón đường. Vừa khi Tôn giả trở về, Ngài gặp ngay đức Ðạo Sư đứng trước cửa. Tôn giả thi lễ, đức Ðạo Sư hỏi vị thông tuệ của Ngài về một số câu hỏi trong luận tạng, chỉ cốt kéo dài thời gian cho chú tiểu có thể đắc quả. Khi biết Hiền Trí đã chứng quả, Ngài bảo Tôn giả Xá Lợi Phất:

- Bây giờ, này Xá Lợi Phất, hãy đem thức ăn vào cho chú tiểu Hiền Trí đi.

Tôn giả khỏ cửa. Chú tiểu bước ra đỡ lấy bát trên tay Ngài đặt xuống một nơi, rồi bắt đầu quạt cho Ngài. Tôn giả bảo:

- Này chú hãy ăn sáng đi.

- Bạch Tôn giả, còn Tôn giả thì sao?

- Ta đã ăn rồi.

Khi chú tiểu mới ngồi xuống quán tưởng năm điều rồi thọ thực. Khi chú đã ăn xong, rửa bát và dọn dẹp xong, thì mọi sự mới trở lại bình thường: Mặt trời bắt đầu lặn, trăng từ từ lên, Tứ thiên vương hết canh gác bốn góc chùa. Ðế Thích trở về thiên cung ngồi vào chiếc ngai vàng thường lệ. Chúng Tỳ kheo bảo nhau:

- Thật kỳ lạ! Hôm nay buổi sáng hầu như dài suốt cả ngày, mà buổi chiều lại ngắn có một khoảnh khắc. Tại sao thế nhỉ?

Ðức Ðạo Sư giải thích:

- Ðúng thế, này các Tỳ kheo, chính vì chú tiểu bảy tuổi kia phát tâm chứng quả A La Hán, mà tất cả trời Ðế Thích, Tứ Thiên Vương, thần mặt trời, thần mặt trăng đều hỗ trợ cho công việc của chú ấy. và để canh chừng chính Như Lai cũng đã phải bỏ cả thì giờ nghỉ ngơi cho chú bé, một người nhân quán sát con đê dẫn nước, thợ làm tên, người làm bánh xe, mà quyết tâm nỗ lực thiền định để chứng quả.

“Người đào đê dẫn nước. Người làm tên uốn tên

Thợ mộc đẽo gỗ, còn người trí thì lo điều phục tâm mình”

(Pháp cú 80)

Thích Nữ Trí Hải

“Không ai làm cho anh cao thượng, cũng không ai làm cho anh thấp hèn, mà chỉ có những hành động của anh làm cho anh cao thượng hay thấp hèn mà thôi”.

Thanked by 1 Member:

#23 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 09/06/2012 - 20:27

21. Nhờ Nghe Phật Pháp Khỏi Phải Tự Thiêu

Xưa kia tại nước Bùi Phiến Xá, có một người đàn bà tên Ðề Vi, dòng Bà La Môn. Nhà rất giàu, chồng chết không con, phải ở góa một mình không người che chở. Theo phép Bà La Môn, những ai sống không được như ý thì nên tự thiêu. Các vị Bà La Môn liền đến khuyến hóa nàng Ðề Vi nên tự thiêu để được sanh lên cõi trời Na La Diên, lại nên thỉnh cho đủ 100 vị Bà La Môn để thiết đại hội cúng dường và đem trâu bò của cải bảo vật cúng dường cho 500 Bà La Môn, rồi đem củi chất lên làm một giàn hỏa để tự thiêu trên bờ sông Hằng.

Các vị Bà La Môn sẽ chú nguyện cho nàng tiêu trừ tất cả tội lỗi nặng nhẹ, để đời sau được sống trong gia đình đông đúc, thọ mạng vô lượng và sung sướng không cùng. Nàng Ðề Vi nhất thiết nghe theo và cho dựng một giàn củi để tự thiêu.

Lúc bấy giờ có vị Sa Môn hiệu là Biện Tài, giữ giới học rộng, thường lấy từ tâm giáo hóa chúng sanh làm lành tránh dữ rất nhiều. Khi Ngài được tin nàng Ðề Vi muốn tự thiêu, liền đến hỏi:

- Nàng dùng giàn củi để làm gì?

Nàng Ðề Vi thưa:

- Tôi muốn tự thiêu để diệt trừ những tội chướng đã tạo nên.

Ngài Biệi Tài nói:

- Những tội chướng gây ra luôn luôn tùy theo tâm thức, đâu có thuộc về thân thể. Nay nàng thiêu thân làm sao diệt tội được. Vả lại, tội phước theo tâm mà sanh, tâm niệm pháp lành thời quả báo lành, tâm niệm pháp dữ thì quả báo dữ. Trong khi tự thiêu đốt, thế nào tâm cũng sanh đau khổ áo não, thời làm sao trông mong diệt được tột được quả báo lành.

Về lý chắc nàng khó hiểu, nay tôi đem một vài ví dụ cho nàng rõ. Như có người đau bệnh khổ não, lại bị một người mắng chửi đánh đập, người bệnh có thể giữ thiện tâm không sầu não chăng? Nàng nay cũng vậy. Vì muốn diệt tội thân trước, nên thiêu thân. Trong khi lửa đốt thân thể thì đau đớn vô cùng, tâm sanh khổ não đến lúc mạng chung liền sanh vào cõi địa ngục, chịu khổ lại kịch liệt gấp trăm ngàn vạn lần.

Lại ví dụ như con bò kéo xe, vì ghét kéo xe nên đạp cổ xe đi. Nhưng nếu cỗ xe trước bị hư thì cỗ xe thứ hai sẽ được thay vào, làm sao tránh thoát được. Nghiệp tội của nàng chưa hết, nếu có đốt trăm ngàn thân cũng không bao giờ xa lìa. Vả lại, nhhững nghiệp tội ở A tỳ địa ngục, phải tám vạn lần chết, tám vạn lần sống, trọn hơn một kiếp mới trừ diệt tội. Nay nàng chẳng qua thiêu thân chỉ có một lần, làm sao hết tội được.

Nàng Ðề Vi thưa:

- Xin Ngài giảng cho con nghe, phương pháp diệt trừ tội lỗi.

Ngài Biện Tài đáp:

- Tâm trước tạo ác, như mây che mặt trăng. Tâm sau khởi niệm lành, như ngọn đuốc trừ tối tăm. Nguồn gốc nghiệp tội do thân, khẩu, ý nghiệp tạo các nghiệp hành. Nàng nay chân thành sám hối, cải tà quy chánh, xả thân thọ thân, chí thành Phật đạo.

Sau đó Ngài Biện Tài đem pháp Thập Thiện trao dạy cho nàng Ðề Vi. Nàng Ðề Vi hoan hỷ lãnh thọ, dâng cúng các món trân bảo và thỉnh cầu Ngài Biện Tàì ở lại giáo hóa. Ngài từ tạ rằng:

- Nàng đã thọ lãnh phép Thập Thiện đó là pháp thí, nàng nên đem mà dạy bảo mọi người. Ðó là chính cách đáp ân thiết thực nhất nàng đã được độ, tôi không cần lưu lại làm gì. Tôi còn phải đi giáo hóa nơi khác, và xin trả lui các món trân bảo cúng dường. Vì người tu hành không bao giờ dùng những đồ vật quý báu.

Minh Châu

“Ai biết sửa đổi lỗi lầm thì người ấy được tiến hóa trong giáo pháp của Như Lai.”



Thanked by 1 Member:

#24 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 09/06/2012 - 20:30

22. Ông Sư Huyền Trân

Xưa ở chùa Quang Minh, làng Hậu Bỗng, huyện Gia Lộc tỉnh Hải Dương, có một vị sư tên Huyền Trân, tu đắc đạo. Một đêm, nằm thấy Phật Di Ðà báo mộng rằng:

- Nhà ngươi tu hành có công đức, trời Phật độ cho kiếp sau được làm vua nước Tàu.

Nhà sư thức dậy lấy làm kỳ dị, gọi các đạo tràng bảo rằng:

- Ðêm, Thầy thấy mộng lạ, đến khi Thầy chết hãy lấy bút son mà viết trên vai Thầy mười chữ rằng: “Nhà sư tu ở chùa Quang Minh, nước An Nam”, rồi đem thiêu đừng có chôn!

Khi vị sư chết, tuổi đã chín mươi, các đạo tràng làm theo như lời dặn trước. Ðời vua Hoàng Ðịnh, nhà Lê, ông tiến sĩ tên là Nguyễn Tự Huyện sang cống vua Khang Hi nước Tàu, vua Khang Hi phán hỏi:

- Ngươi có biết chùa Quang Minh, ở nước An Nam, thuộc về tỉnh nào?

Ông ấy tâu rằng:

- Muôn tâu bệ hạ, hạ thần chỉ biết chùa Quỳnh Lâm, chùa Thiên Phúc, còn chùa Quang Minh thì thần không rõ.

Vua nói rằng:

- Khi Trẫm giáng sinh, ở trên vai có mười chữ son, hẳn là kiếp trước Trẫm tu ở chùa ấy. Nay Trẫm muốn bỏ những chữ ấy đi, mà không phép nào rửa sạch.

Ông ấy tâu lại rằng:

- Dám xin có phải thế, thì lấy nước giếng chùa ấy mới rửa được.

Vua dặn rằng:

- Thế thì khi về, người tâu với vua Lê cho đi tìm, lấy hộ Trẫm nước giếng ấy.

Ông Nguyễn Tự Huyền về tâu lại với vua Lê như thế. Rồi ông tìm đến chùa Quang Minh, lấy một vò nước đem sang Tàu, dâng vua Khang Hi. Vua Khang Hi lấy nước ấy rửa, thì những chữ son đi ngay. Nhà vua mừng lắm, mới đưa cho ông ta ba trăm lạng vàng, nhờ đem về tu bổ chùa Quang Minh cho lịch sự.

Nguyễn Bình

“Làm sao hiểu được luân hồi

Rõ thân kiếp trước, biết nơi sau về?”



Thanked by 1 Member:

#25 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 09/06/2012 - 20:39

23.Nguyễn Minh Không

Nguyễn Minh Không người làng Ðàm Xá, phủ Tràng An, Nam Ðịnh, tên là Nguyễn Chí Thành. Lúc nhỏ đi học, xẩy gặp Từ Ðạo Hạnh, mới theo học đạo Ðạo Hạnh hơn bốn chục năm. Ðạo Hạnh khen là người có chí, cho ấn quyết và đổi tên là Minh Không Thiền sư, cho ở riêng một chùa Quốc Thanh. Khi Ðạo Hạnh sắp hóa bảo Minh Không rằng:

- Ngày xưa Phật Thế Tôn ta, đạo quả đã tròn, mà còn có báo Kim tỏa, huống chi lâu nay phép đạo suy mòn, thì ta giữ mình làm sao cho xiết được, kiếp sau ta ở ngôi nhân chủ, chắc là không khỏi bệnh nợ, ngươi nên nghĩ nghĩa thầy trò, đến bấy giờ hãy cứu cho ta.

Ðến khi Ðạo Hạnh hóa rồi Minh Không trở về quê nhà, cày cấy làm ăn, trụ trì hơn hai chục năm, không cần tiếng tăm với đời. Năm Thiên Chương Bảo Tự thứ tư đời vua Thần Tôn 1.136, vua bổng sanh ra một bệnh dị kỳ, thuốc chữa thế nào cũng không khỏi tinh thần phiến loạn, tiếng gào thét kinh người (tục truyền vua hóa hổ) các thầy thuốc, có hằng nghìn muôn người, nhưng không ai biết chữa bằng cách nào cả.

Minh Không nghe tin làm vậy, mới chống gậy đến các chỗ trẻ con chơi, cho chúng ăn quà và dạy chúng nó hát rằng:

- Tập tành vông, có ông Nguyễn Minh Không chữa được Hoàng Thái tử.

Dần dần đám trẻ nào cũng hát câu ấy, tiếng đồn đến triều đình. Triều đình sai sứ đi hỏi thăm, mà tìm được Minh Không, Minh Không thấy sứ giả đến triệu mình, mới thổi một nồi cơm con, cho bọn chèo thuyền cùng ăn. Sứ giả nói rằng:

- Bọn chèo thuyền đông lắm, có một niêu cơm con thế kia, thì ăn làm sao?

Minh Không nói:

- Hãy cứ ăn đi, lúc nào thiếu sẽ hay.

Minh Không mới sai giở cơm ra rá, thì càng giở càng nhiều, hàng mấy trăm người ăn mà vẫn không hết. Chúng càng ngạc nhiên lấy làm lạ. Ðến lúc ăn xong, Minh Không bảo các quân chở thuyền rằng:

- Các anh hãy ngũ đi một lát, đợi lúc nào có nước chảy thủy triều lên sẽ đi.

Chúng nghe lời nằm ngủ cả trong thuyền, một lát tỉnh dậy thì thuyền đã ngược đến kinh đô rồi, ai nấy đều mừng rỡ cho là phép tài.

Minh Không đến kinh, các thầy thuốc cùng các phù thủy đang túc trực cả trên điện, mỗi người dùng một cách chữa bệnh cho vua, mà vẫn chưa thấy kiến hiệu. Trông thấy Minh Không đến, ăn mặc quê mùa cộc kệch, dân chúng ai cũng khinh bỉ không thèm chào hỏi đến. Minh Không lấy một cái đinh dài độ năm, sáu tấc, đóng lên trên cột nói to lên rằng:

- Hễ ai rút được cây đinh này ra, thì mới chữa được Hoàng đế.

Nói hai, ba câu, không ai thèm trả lời, Minh Không mới lấy hai ngón tay trái nhổ ra, cái đinh ấy bật ngay. Minh Không đến tận trước mặt vua thét to lên rằng:

- Ðại trượng phu đã phú quý mà làm đến Thiên tử, sao lại còn cuồng loạn như thế?

Vua sợ hãi run lật bật, Minh Không sai lấy cái vạc to, đổ nước hòa thuốc vào đun lên, đun sôi một trăm lần, Minh Không ra tắm cho vua, tắm xong thì vua khỏi bệnh. Vua khỏi rồi, phong Minh Không làm quốc sư, thưởng cho vài nóc nhà lấy thuế mà ăn. Ðến năm Ðại Ðịnh thứ hai Minh Không mất, bấy giờ đã bảy mươi sáu tuổi, Minh Không mất rồi thiêng lắm, nhiều sự hiển linh. Phàm dân xã cầu mưa đảo nắng tất nghiệm. Các chùa ở huyện Giao Thủy, huyện Phả Lại, đều tô tượng Minh Không để thờ cả.

Nguyễn Bình

“Các việc làm (Nghiệp) của tôi là của cải của tôi

Các việc làm của tôi là gia tài của tôi

Các việc làm của tôi là cái thai bọc lấy tôi

Các việc làm của tôi là hạng phái của tôi

Các việc làm của tôi là chỗ tôi gởi thân.”

Thanked by 1 Member:

#26 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 09/06/2012 - 20:48

24. Vọng Phu

Khi người đang hái hoa

Lòng say mê lạc thú

Niềm vui kia chưa thỏa

Tử thần đã lôi xa.

Pháp cú 48

Một buổi sáng ở thiên đường, vua trời Ðế Thích đi vào Lạc viên ở cung trời 33 cùng với 1000 tiên nữ hầu hạ. Năm trăm nàng leo lên cây hái hoa tung xuống, năm trăm nàng lượm hoa kết thành tràng để trang sức cho vua trời, chồng của họ. Một nàng đang hái hoa trúng gió nặng, hồn lìa khỏi xác ngay khi ngồi trên cây. Thân thể nàng tan biến mau lẹ như hơi sương (vì là tiên nên thể xác nhẹ hơn người trần) và thần thức nhập vào thai cung của một phụ nữ thuộc hàng trưởng giả thành Xá Vệ. Khi xuất thai và dần dần lớn thành một thiếu nữ. Nàng vẫn nhớ kiếp vừa qua của mình và mong mỏi được về cõi trời hầu hạ Ðế Thích như trước. Nàng thường đến Kỳ Viên tịnh xá Cấp Cô Ðộc để cúng dường Phật và chúng Tăng với một nguyện bất di dịch:

- Mong rằng với phước đức này con được trở lại với chồng con.

Các Tỳ kheo đều lấy làm lạ về lời nói của thiếu nữ, và đặt cho nàng một biệt hiệu là “Vọng phu”. Vọng phu ti ếp tục bố thí cúng dường như vậy cho đến mười sáu tuổi, cha mẹ gả ch ồng cho nàng và lần hồi sinh được bốn con. Một ngày kia sau khi đến tịnh xá cúng dường Ph ật và chúng Tăng trở về, Vọng phu cảm thấy nhức đầu, chóng mặt, liền lên giường nằm một lát rồi trút hơi thở cuối cùng.

Thần thức nàng trở về cõi trời 33 trong khi các tiên nữ đang bận rộn kết hoa để trang hoàng cho Ðế Thích. Khi vua trời thấy nàng liền hỏi:

- Sáng nay sao ta không thấy nàng, nàng đi đâu?

- Thưa thần thiếp chết giấc một hồi, rời khỏi thiên cung.

- Nàng nói cái gì thế? (Ðế Thích ngạc nhiên).

- Quả thế, muôn tâu thánh thượng, thần thiếp đ ã chết đi một lát.

- R ồi nàng tái sanh ở đâu?

- Tâu, ở một gia đình trong Xá vệ.

- Nàng ở đấy bao lâu?

- Sau mười tháng ở trong thai, thần thiếp ra khỏi thai mẹ. Khi lên mười sáu tuổi thần thiếp được gả chồng, có bốn con. Thần thiếp đã tu phước và bố thí liên miên, ước nguyện được trở về thiên cung sum họp với thánh thượng.

- Ðời sống của con người dài bao lâu?

- Tâu thánh thượng, chỉ có một trăm năm thôi ạ?

- Ôi ngắn thế kia ư?

- Dạ tâu thánh thượng.

- Nếu đời sống con người ngắn ngủi như vậy, thì chúng ta không làm được cái gì? Chắc chúng phải tạo phước lành gấp lắm?

- Dạ không, trái lại, tâu thánh thượng, con người ở dưới ấy vẫn mê ngủ, buông lung, bê tha làm như chúng sẽ sống mãi hoài, làm như chúng sẽ không bao giờ chết.

Vua trời nghe xong, buồn rầu bảo:

- Nếu như lời nàng nói, con người chỉ sống có một trăm năm mà lại mê ngủ, buông lung, bê tha thì biết bao giờ chúng mới giải thoát khỏi khổ?

Ngày hôm sau ở Xá Vệ khi chúng Tỳ kheo vào làng đến chỗ thường lệ vẫn được nàng Vọng phu tiếp đón, thì thấy lạnh ngắt như tờ. Không có chỗ ngồi, nước uống được xếp đặt như mọi khi. Họ hỏi:

- Nàng Vọng phu đâu rồi?

Dân chúng thưa:

- Bạch chư Ðại đức, nàng ấy đã chết chiều qua, sau khi cúng dường trở về.

Khi ấy những vị Tỳ kheo chưa chứng quả bỗng thấy lòng buồn man mác nhớ đến những săn sóc chu đáo của người tín nữ hôm qua mới đó, mà nay đã ra người thiên cổ. Trở về họ hỏi Phật:

- Bạch Thế Tôn, Vọng phu tạo phước cúng dường nhiều cốt để được gặp chồng. Tại sao nàng vừa mới ở với chồng chưa bao lâu, hương lửa đang nồng mà đã phải chết như vậy? Bây giờ tái sanh ở đâu?

- Này các Tỳ kheo, không phải Vọng phu ước được với chồng hiện tại của nàng đâu. Nàng vọng là vọng cái người chồng cũ của nàng trên cõi trời thứ 33 ấy, và bây giờ đã được toại nguyện. Hiện giờ nàng trở lại hầu hạ Ðế Thích trong Lạc Viên. Một đời nàng trải qua dưới thế gian này không bàng nữa buổi sáng trên cung trời Ðế Thích.

- Ồ, Bạch Thế Tôn, đời con người ngắn ngủi. Mới buổi sáng nàng ấy cúng dường thực phẩm cho chúng con, mà chiều đã nghe nàng ấy chết r ồi.

- Quả thế, các Tỳ kheo, đời con người ngắn ngủi lắm. Trong khi chúng khát khao những lạc thú cõi trần mà chưa được thỏa mãn, chúng đã bị thần chết mang đi.

Thích Nữ Trí Hải

"Hoa nở để mà tàn
Trăng tròn để mà khuyết
Bèo hợp để mà tan
Người gần để ly biệt."

Thanked by 1 Member:

#27 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 11/06/2012 - 10:28

PHẦN SÁU

25. Hồ Ly Vượt Bể Mót Vàng

Ngày trước, bên sườn núi có một khu sơn trang, trong đó, một ngôi chùa thờ Phật được dựng lên từ lâu lắm rồi. Trong chùa, trừ vị sư già cỡ chừng bảy mươi tuổi ra, không còn có ai nữa. Năm đó, Người đã trắng xóa đôi lông mày và chòm râu phất phơ trước ngực tựa hồ chùm cước trắng. tuy nhiên, Người vẫn mạnh khoẻ. Các công việc trrong chùa như khóa tụng sớm chiều, thổi cơm, quét đất, nhặt cỏ, giặt áo, lên đèn nhang...nhất nhất đều do hai bàn tay Người đảm đương cả.

Các người trong sơn trang, ngày ngày đi qua sân chùa thấy Người làm lụng cực khổ đều ra ý ái ngại hỏi:

- Thưa Hòa thượng! Hòa thượng tuổi già sức yếu mà còn làm việc cực nhọc. Vậy không cảm thấy sự mệt mỏi sao? Bà con chúng tôi xin lại giúp Người giặt giũ đây! Hoặc có việc gì khác xin cứ dạy bảo, chúng tôi nguyện tận tâm làm thay.

- Cảm tạ tấm lòng quý hóa của quí vị, hiện bần Tăng còn có sức công tác, khi nào sức ấy kiệt quệ, quí vị có lòng giúp đỡ, lúc đó bần tăng đâu dám từ chối. Vả chăng, sức còn khoẻ mà được phục vục công tác, cũng là một đều khoái hoạt cho tinh thần.

Hòa thượng nói xong, để hở hai hàng lợi móm phát lên một hồi cười giòn giã. Ðại khái cuộc sinh hoạt hằng ngày của Hoà thượng rất là hồn nhiên vui sướng, không bợn chút phiền não ưu tư chi hết. Các người trong thôn trang gặp sự gì khó giải quyết, hoặc không thông hiểu đều ra hỏi Hòa thượng và được Hòa thượng giải đáp một cách rành rẽ, đầy lòng từ bi hỷ xả, có khi thuận miệng, Hòa thượng còn giảng them kinh kệ và Ðạo Phật cho nghe nên hầu hết gia đình ở thôn trang này đều tỏ ra cung kính tôn sùng Hòa thượng.

Ðể biểu lộ tấm lòng ấy, họ thường mang gạo, rau tương ra chùa cúng dường. Khi nào trời mưa to, gió lớn, họ ra chùa hỏi Hòa thượng xem chùa có bị hư hoại gì không, và mái chùa có chỗ nào lủng dột? Hòa thượng trả lời mọi người với giọng vui vẻ:

- Cảm tạ quí vị! Cảm ơn quí vị! Ðêm qua nước nhỏ giọt lên trên đầu bần Tăng, lên giường bần Tăng, đại khái, trời mưa luôn ít ngày như thế này thì nhất định gìường lên nấm và lúc đó tha hồ làm ăn.

Thế là mọi người cùng xúm lại lên mái chữa dột, thay chiếc rui mục nát đi và lấp các chỗ trống lại. Nhân vị Hòa thượng là vị đạo đức, nên dù là chùa nhỏ, cảnh nghèo, mà nhân dân hết sức ủng hộ, lại kính trọng phi thường vị Hoà thượng trụ trì. Còn vị Hòa thượng trụ trì này tuyệt đối không cảm thấy sự nghèo khổ là gì. Trái lại, lúc nào cũng hồn nhiên, vô tư lự, đến nổi gian chùa nhỏ này, giường của sư nằm, nấm cứ tự do mọc, tường chái và sân chùa, cỏ cứ tự do lên. Hòa thượng vẫn giữ nếp sống vui vẻ, từ bi tự tại.

Một năm qua, mùa đông heo hút đã đến. Hôm đó, tuyết trắng phau phau, chất đầy cổng mái, sân chùa, càng về chiều khí lạnh càng toát, thấu đến xương tủy. Bỗng có tiếng gõ cửa...

- Ai?

Hòa thượng lớn tiếng hỏi.

- Lão Hòa thượng! Lão Hòa thượng!

Ở ngoài có tiếng trả lời. Hòa thượng lấy làm kỳ dị, tự nghĩ: “quái lạ! Ðêm đông lạnh lẽo như cắt ruột thế này mà có ai đến gọi ta?” Tuy nhiên, chân Hòa thượng đã như chiếc máy tiến sát tới cửa. Chiếc cửa mở ra, ngờ đâu chú hồ ly đang ngồi thu hình vào khe tường, ngoài trời, những tràng gió bấc vù vù thổi tới, đập vào cánh cổng ầm ầm. Khí lạnh thấu xương, chú hồ này toàn thân rung lên lẩy bẩy, thật là run như cầy sấy!

- Té ra là mi, tội nghiệp! Ðêm hôm giá lạnh tới đây làm gì? Hay là có chi cần đến bần Tăng này chăng? (Hòa thượng xúc cảnh sanh tình mà phát lên lời này, chứ ai chẳng biết rằng loài vật đâu có biết nghe tiếng người)

Nhưng thật lạ lùng! Hồ ly này biết nghe và nói tiếng người nữa. Nó nghe Hòa thượng nói xong, liền quỳ xuống sát đất thưa với Hòa thượng:

- Lão Hòa thượng! Hòa thượng không nhận con ra sao? Con ở ngay phía sau núi này, hiện nay tuổi mỗi năm mỗi già, thân thể gầy ốm, không chịu nổi được sức rét của trời đông này ở trong hang, nên con đến đây trông ơn Hòa thượng từ bi cứu khổ, cho con được vào trú tạm thời đêm nay và đốt lửa hong cho đỡ rét, phỏng có được không?

- Ðược, được. Vào đi!

Vị Hòa thượng từ bi này đưa hồ ly vào bếp, lấy luôn củi nhóm lửa cho hồ ly sưởi, và bảo hồ ly:

- Củi này của đồng bào thôn trang đem ra cho bần Tăng chuẩn bị mùa đông ngay từ khi trời thu mới bắt đầu. Nhưng bần Tăng nghĩ rằng sưởi một mình thì phí quá, nếu là hai người thì số củi cũng chỉ tốn như thế mà thôi. Vậy hồ ly đừng e ngại, lần sau cứ lại đây sưởi chung với bần Tăng nhé!

Hồ ly nghe câu này, cũng cảm tạ lòng thương người của Hòa thượng, nên gật đầu lia liạ. Hòa thượng lại hỏi hồ ly:

- Xưa nay bụng đói làm tăng cơn rét. Chắc rằng hồ ly đói lắm phải không? Ðây bần Tăng còn cơm, bần Tăng đem ra cho hồ ly ăn, nghe không?

Nói rồi, Hòa thượng lấy ra một bát cơm lớn đưa hồ ly. Hồ ly đỡ lấy cơm nét hoan hỷ lộ ra ngoài mắt, làm chiếc đuôi ngoe ngoảy lên trời và chỉ nháy mắt, bát cơm to lớn đã trút hết vào bụng chỉ còn trơ lại chiếc bát. Cơm no, sưởi ấm, hồ ly dần dần trở lại trạng thái bình thường, tưởng đến giấc ngủ ngon liền từ biệt Hòa thượng mà về hang của mình. Hòa thượng tươi nét mặt đáp:

- Hồ ly có tánh quen ngủ trong hang, bần Tăng cũng chẳng cần giữ lại ở đây. Duy tiết trời kỳ này lạnh lắm, vậy thường lại đây mà sưởi ấm nhé!

Từ hôm đó trở đi, chiều nào hồ ly cũng lại chùa sưởi ấm với Hòa thượng. Có một chiều nọ, hồ ly lụm cụm vác một cây củi lớn trên lưng đem lại đưa Hòa thượng. Hòa thượng cười, khuyên:

- Hồ ly! Bần Tăng khen trí thức hồ ly mỗi ngày một mở mang, đã biết nhặt cây khô đem lại sưởi ấm, bần tăng rất cảm ơn. Tuy nhiên, hồ ly nên để ý chớ bẻ bậy cây cối của người. Người ta đánh chết đấy!

Chẳng bao lâu xuân tàn xuân tới, những mảng tuyết trắng phau chất đầy ngọn núi đã tan hết, để lộ cành cây trơ trụi đã bắt đầu lú nhú mầm non. Khí tiết cũng đổi thay với một ôn độ ấm áp như trả về bình thường cho vạn vật. Một buổi chiều nọ, hồ ly gập mình xuống đất nói với Hòa thượng:

- Lão Hòa thượng! Con được bóng từ bi che chở, nếu không thì đã chết rét ngay từ đêm mùa đông vừa rồi! Cái ân ấy to tát lắm thay, con chưa biết gì báo đáp. Vậy xin Hòa thượng có cần chi, nói cho con biết, để con tận lực làm theo ý muốn của Hòa thượng.

- Không, không, hồ ly không cần để tâm điều đó làm gì! bần tăng hiện nay, không cần chi hết.

Hồ ly từ tạ trở ra, nhưng trong lòng vẫn thắc mắc phải có dịp báo đáp được ân tình của Hòa thượng đã ban cho mới thôi, mặc dầu Hòa thượng có nói là không cần đến. Qua mấy hôm sau, hồ ly lại đến. Trong lúc vui chuyện, Hòa thượng bất gíác buột miệng than thở với Hồ Ly:

- Bần Tăng trụ trì ở ngôi nhà nhỏ bé này đã sáu chục năm nay, đội ơn từ bi của Phật Tổ, và nhờ sự thôn trang ủng hộ. Nhưng sáu chục năm, ngôi chùa đã dần dần hư hoại, cần phải sửa chữa, tượng Phật cũng cần phải thếp vàng. Bần Tăng nghĩ rằng, trong đời bần Tăng còn sống đây, thế nào cũng phải lo sửa chùa, tô tượng, và mời thôn trang lại thọ trai một bữa để tỏ tình cảm tạ mới hả lòng này.

- Thế sao Hòa thượng không khởi sự ngay đi? Hồ ly ngây thơ hỏi.

- Cái đó phải đợi lúc nào trong tay có được vài lượng vàng mới nói chuyện khởi sự được. Còn bây giờ, dù có nghĩ, cũng chỉ là không tưởng mà thôi!

Hòa thượng nói đây, chỉ là rổi rãi bàn chơi, không ngờ hồ ly cúi đầu trầm trầm tỉnh tỉnh nghe Hòa thượng nói hầu như ngây ra không còn cử động, khiến cho Hòa thượng rất hối hận cho lời nói của mình, muốn đánh lảng sang chuyện khác, nhưng hồ ly vội vàng cáo biệt.

- Hòa thượng! Con cần phải về, xin hẹn một buổi khác sẽ lại. Kính chào Hòa thượng.

Mấy ngày sau, không thấy hồ ly tới chùa. Hòa thượng trong lòng nghĩ: có lẽ trời đã ấm, không cần sưởi nữa, nên hắn không lại, nhưng nếu quả vì đó mà hắn không lại thì cũng là thường, chuyện vài lượng vàng mà ta vô tình buột miệng nói ra, khiến hắn không kiếm được mà mắc cỡ không dám lại thì đó cũng là thường không đáng quan tâm. Ta chỉ sợ, hắn đi ăn trộm ăn cắp vàng của người khác, rồi bị đánh chết thì mới là tội nghiệp quá.

Vị Hòa thượng từ bi này nghĩ như thế thì trong lòng nổi lên hối hận, yên trí hồ ly không còn sống ở cõi đời này nữa, nên cứ sớm chiều hai buổi gắng sức tụng kinh, niệm Phật cầu cho hồ ly kiếp sau không phải đọa vào loài súc sinh, mà được chuyển sang làm người. Thời gian thấm thoát như nước chảy dưới cầu. Chớp mắt trôi qua đã ba năm có lẽ. Vị Hòa thượng cũng đã tám, chín mươi tuổi và vẫn trụ trì ở chùa này.

Một buổi mùa hạ, vào khoảng đêm lặng canh tàn, vừng trăng ngà treo lơ lửng trên không tỏa ánh êm dịu xuống khắp khu chùa. Trong bờ lau, bụi cỏ, các côn trùng đang cùng nhau hòa khúc nhạc du dương, Hòa thượng toan đi nằm, thì ngoài cổng bỗng có tiếng gõ và tiếng gọi:

- Lão Hòa thượng! Lão Hòa thượng!

Hòa thượng lắng nghe, trong đêm im lặng, rõ là tiếng hồ ly, liền mau ra mở cửa.

- À! Hòa thượng như trút được mối ưu tư trong mấy năm trường, quả nhiên là hồ ly! Thế ra hồ ly vẫn còn sống? Mừng quá! Mừng quá! Mau vào đây!

Hòa thượng vuốt đầu hồ ly, cả hai cùng rươm rướm nước mắt, cảm động về sự lâu ngày cách biệt nay bỗng trùng phùng. Hồ ly cầm tay Hòa thượng rồi đặt vào lòng bàn tay một thỏi vàng. Hòa thượng ngac nhiên, hỏi hồ ly:

- Cái gì đây? làm sao mà có được của này? hồ ly đem ngay đi nơi khác, đâu trả về đấy, chớ có tham lam phải tội!

Hồ ly đặt thoi vàng xuống giường từ tốn giải bày:

- Ba năm trước đây, Hòa thượng có còn nhớ câu chuyện cần vài lượng vàng để sửa chùa, tô tượng, cùng thiết cơm chay không? Từ đó đệ tử vốn có ý niệm đi lấy trộm của người đem về cúng dường, nhưng nghĩ rằng Lão Hòa thượng là một vị cao Tăng đạo đức, đâu chịu nhận như thế, nên con phải rút lui ý đó mà theo người ta vượt qua bể sang đảo Kim Sa, ở đấy có mỏ vàng nhân dân đang khai mỏ lấy vàng, nhưng dù sao vẫn còn tí chút vàng rơi vải lẫn vào cát, con liền cố công nhặt kỹ luôn trong ba năm, được một số ngần này đây, con đốt củi nung cho vàng chảy liền với nhau và đem về cúng dường Hòa thượng để khởi sự sửa chùa, tô tượng, thiết trai như ý Hòa thượng mong mỏi.

Hồ ly nói xong, nhặt thoi vàng đặt vào lòng bàn tay Hòa thượng. Hòa thượng quá cảm động, bất giác ứa lệ, không phải ứa lệ vì mừng được vàng, mà ứa lệ thấy hồ ly có tín tâm, không quản ngàn dặm, vượt bể mót vàng luôn trong ba năm biết bao là lao khổ, biết bao là bền gan nhẫn chí, thật là cái tinh thần ấy, cái nghị lực ấy, cái tín ngưỡng sắt đá ấy mới khiến cho Hòa thượng nhỏ lệ và cứ để thoi vàng đặt trên lòng bàn tay run run như thế mãi hàng giờ không hạ xuống.

Phạm ngọc khuê

“Con người không phải là một vị Thánh, cũng không phải là một con thú, nhưng là cả hai. Vậy thì con thú cũng có thể là Người, cũng có thể là Thánh”.

Thanked by 1 Member:

#28 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 11/06/2012 - 10:37

26. Trư Hòa Thượng

Ngày xưa, ở một ngôi chùa nọ, vị thiền sư trụ trì nuôi một con heo lâu năm. Tuổi heo xấp xỉ tuổi đạo của nhà sư, và cả đại chúng kể từ vị tri sự tăng trở xuống đều phải nhường heo về phía cạnh thâm niên nọ. Do đó vị trụ trì đặc cho heo một biệt danh là Trư hòa thượng.

Trư hòa thượng chỉ việc ăn, nằm và bài tiết (để lấy phân bón cho vườn chùa) nên rất mập mạp đến không ngồi dậy nổi. Tuy nhiên mỗi khi tiếng hồng chung của nhà chùa vang lên vào chiều tối hoặc canh khuya, Trư hòa thượng đều cố ngốc đầu dậy một cách mệt mỏi. Nhân đấy mà thiền sư rất yêu mến Trư hòa thượng chỉ cho chúng xem, bảo:

- Các con thấy đó, loài súc sanh cũng có Phật tánh, chớ khinh thường.

Một hôm thiền sư có việc phải đi xa vài hôm. Ngài cho hợp chúng căn dặn:

- Trong khi tôi đi vắng, lỡ Trư hòa thượng có viên tịch, thì các ông hãy cắt thịt, chia cho láng giềng mỗi nhà một miếng. Hãy nhớ làm theo lời dặn của tôi.

Ðại chúng lấy làm quái dị về lời dặn của Thầy, nhưng không dám hỏi, cứ vâng dạ lãnh tôn ý. Có lẽ họ nghĩ rằng Thầy quá lo xa, Trư hòa thượng không bệnh hoạn gì chưa chắc đến nổi chết. Nhưng ngờ đâu Thầy vừa đi vắng một hôm thì Trư hòa thượng ngã lăn ra chết. Ðại chúng bây giờ thật khó xử nếu làm theo lời Thầy dặn thì sợ đời dị nghị, nhất là trong khi vắng Thầy. Lỡ người ta nghi chúng Tăng nhân Thầy không có nhà đã làm thịt con heo, rồi ăn không hết mà đem biếu thì sao? Thầy tri sự sau khi hội ý toàn thể đại chúng, quyết định đem mai táng Trư hòa thượng sau vườn chùa, rồi Thầy về sẽ sám hối sau.

Khi thiền sư trở về, hỏi ra mới biết chúng không làm theo lời Ngài dạy:

- Thế là các ông làm lỡ việc của ta rồi.

Khi đại chúng thưa hỏi, Ngài kể:

- Trư hòa thượng chỉ còn một kiếp cuối cùng là được giải thoát. Trong kiếp cuối ấy, Trư hòa thượng phải chết vì nạn “loạn đao phân thây”. Nhờ có túc duyên mà Trư hòa thượng được thoát nghiệp ấy trong lúc sống, nhưng định nghiệp không thể không trả. Do đó mà ta muốn giúp Trư hòa thượng trả xong định nghiệp bằng cách phân thây ông ta sau khi chết. Ðược vậy khỏi thọ sanh kiếp khác. Nhưng bây giờ gì các ông không làm theo lời ta, Trư hòa thượng sẽ phải luân hồi trở lại để trả cho xong định nghiệp.

Ðại chúng nghe lời Thầy dạy đều lấy làm hối hận. Ðại sư an ủi:

- Không hề gì, rồi đây các ông còn duyên gặp lại Trư hòa thượng.

Thời gian trôi qua nhanh chóng. Thấm thoát đã hơn hai chục năm kể từ ngày Trư hòa thượng viên tịch. Một hôm, vị trụ trì mới, đệ tử trưởng kế vị thiền sư sau khi Ngài viên tịch, tiếp đón vị quan huyện trẻ tuổi vừa tới nhậm chức tại địa phận chùa nhà. Quan đi quanh chùa thăm viếng tỏ ý lưu luyến như một vị cố nhân. Quan có cảm tình đặc biệt với tất cả đại chúng, và từ đấy mỗi lúc rảnh rỗi việc quan, ông lại tới chùa đàm đạo với chư Tăng. Mối đạo tình đã đằm thắm ấy kéo dài thời gian cho tới một ngày...

Tin đồn quan huyện bị triệu về kinh đô vì một vụ án phản nghịch, và ngay sau đó đem ra giữa chợ phân thây, được loan đi rất nhanh đến chùa. Chư Tăng bàng hoàng sửng sốt, thương cho số phận quan huyện nhân từ, người bạn chí thiết của đại chúng. Tại sao một người tốt như quan huyện lại phải chịu một cái chết thê thảm như kia? Chư Tăng ngậm ngùi tự hỏi. Nhất là vị trụ trì người kỳ cựu nhất ở chùa, người ngày xưa đã từng săn sóc Trư hòa thượng chết, và bây giờ là người bạn thân của tri huyện, vị trụ trì buồn bã mất mấy ngày.

Vào một thời tọa thiền, Ngài bỗng thấy quan huyện mỉm cười hòa nhã và một âm thanh nhẹ như hơi gió thoảng bên tai Ngài:

- Tôi là Trư hòa thượng ngày xưa, xin đến vĩnh biệt Thầy và tạ ơn tri ngộ.

Vị trụ trì bàng hoàng dụi mắt nhớ lại tất cả chuyện xưa nay.

Thích nữ Trí Hải

“Ðừng mất thì giờ để sửa lại cho thẳng cái bóng của một cây cong”.





Thanked by 1 Member:

#29 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 11/06/2012 - 10:58

27. Sự Tích Con Muỗi

Có hai vợ chồng nhà nọ yêu nhau rất mực. Ngày mới lấy nhau, họ đã từng ăn thề hẹn không bỏ nhau. Nếu không may một trong hai người chết đi thì người kia sẽ chết theo để xuống âm ty cho có bạn.

Sau đó không lâu, người vợ trẻ tự cái chết mang đi một cách đột ngột. Người ta không thể tả được cảnh đau thương của người chồng. Anh chàng đã mấy lần toan tự tử, nhưng bị người nhà ngăn trở và canh phòng ráo riết. Hôm sắp sửa cất đám bỗng có một đạo sĩ đến bày cho chàng phép cải tử hoàn sinh mà theo lời ông ta, đã từng có nhiều người dùng phép đó cứu người chết sống lại. Phép của ông ta rất giản dị, chỉ cần người sống gan dạ và kiên trì một chút là được. Nghĩa là người sống mỗi lần ba lần ôm ấp và truyền hơi ấm của mình cho tử thi. Làm luôn như thế không nghỉ ngày nào, chỉ trong khoảng ba tháng mười ngày là người chết sống lại.

Người chồng cảm ơn đạo sĩ và làm đúng như lời dặn, hy vọng đưa người yêu trở lại cõi thế. Anh ta ngày ngày ôm ấp vợ, truyền sức nóng, hơi thở của mình vào cái xác đã lạnh toát. Nhưng sau đó ba ngày, mùi thối của tử thi bay ra khắp xóm làm cho mọi người không chịu được. Họ kéo nhau đến nhà bắt anh phải chôn lập tức. Bất đắc dĩ, người chồng nhờ xóm giềng chặt nứa làm giúp một cái bè để mình đưa xác vợ đi một nơi khác. Nhiều người vui lòng giúp anh chàng trong việc này. Chỉ trong nữa ngày, hắn đã chở người yêu đi biệt.

Chiếc bè theo dòng nước trôi mãi. Người chồng vẫn ngày ngày ấp ủ vợ. Cái tử thi đó trông vẫn như người nằm ngủ. Lòng anh chàng tràn trề hy vọng. Ðến một nơi kia, anh ta cấm bè lại kề một bãi cỏ rộng, lên bộ nấu ăn. Tình cờ trong khi đi nhặt củi anh ta gặp một ông cụ già. Nhìn thấy ông cụ chống gậy đi một mình giữa cảnh trời nước hoang vu, lại râu tóc trắng xóa, hình dung không có gì lam lũ, chàng trẻ tuổi lấy làm ngạc nhiên. Hắn đang suy nghĩ thì thoáng một cái ông cụ đã đứng trước mặt.

Hiểu ngay đó là bậc Tiên Phật, hắn vội phục xuống chân cụ già rồi kể lể sự tình, cuối cùng không quên cầu khẩn ông cụ xin làm cho vợ mình sống lại. Thấy hắn nài nỉ hết sức, Đức Phật, vì chính cụ già đó là Đức Phật theo xuống bè, bảo hắn chích máu ngón tay nhỏ ba giọt vào miệng vợ. Tự nhiên người đàn bà mấp máy môi rồi từ từ ngồi dậy như vừa tỉnh một giấc mơ. Ðức Phật trước khi ra về có hỏi người vợ:

- Anh chàng này cho vay ba giọt máu để ngươi được hồi sinh. Vậy nhà ngươi có yêu anh ta chăng?

Trước câu thề bội nặng nề của người đàn bà, Ðức Phật bảo:

- Không can gì. Nếu không yêu nữa thì chỉ có việc trả lại ba giọt máu cho anh ta thôi.

Thấy bọn họ nóng lòng trở về quê hương, Ðức Phật gọi một con cá sấu khổng lồ từ dưới nước lên bảo chở họ đi. Cá sấu vượt sông được nữa ngày đường thì bụng đã đói. Nó bảo hai vợ chồng lên bộ để nghỉ ngơi để nó đi tìm cái ăn. Hai vợ chồng dắt nhau vào quán cơm. Trong quán hôm đó có một người khách thương sang trọng. Hắn ta thấy nhan sắc người vợ diễm lệ ít có ai sánh bằng thì bỗng nảy âm mưu chiếm đoạt. hắn lân la lại gần, đưa các mẫu hàng tơ lụa và đồ trang sức ra chào khách. Tuy chào khách nhưng kỳ thực là để tán tỉnh người đàn bà đẹp. Hắn nói trong thuyền hắn đậu ở gần đấy còn có nhiều món hàng nữa rất quý giá và rất rẻ, hắn mời họ xuống xem.

Nhưng người chồng thì chẳng thiết một tí nào. Cơm nước xong chàng bỏ mặc người khách thương, dắt vợ ra bến vắng ở chỗ hẹn với cá sấu ngồi đợi, họ ngồi dưới bóng cây trò chuyện một chốc, rồi vì mệt quá ngủ quên lúc nào không biết. Họ cũng chẳng ngờ rằng sau lưng họ người khách thương kia vẫn theo hút không rời. Khi thấy hai người nằm ngủ, hắn đi nhè nhẹ đến thức riêng người vợ dậy, mời nàng xuống thuyền đậu kề đó để hắn biếu một món trang sức rất đẹp.

- Thuyền của tôi chỉ cách đây mươi bước. bà không phải đợi lâu đâu!

Nghe nói thế, lòng người đàn chuyển động. Nàng đứng lên đi theo người khách thương xuống thuyền, bọn thủy thủ nhổ neo và dong thuyền chạy mất. Lại nói chuyện cá sấu lúc ngoi lên chỗ hẹn thì thấy chỉ có một mình người chồng, bấy giờ vẫn đang ngủ say. Cá sấu thức hắn dậy hỏi chuyện. Anh ta ngơ ngác không hiểu thế nào. Một mất mười ngờ, hắn đổ tội cho cá sấu đã ăn thịt mất vợ mình. Ðể giải mối ngờ, cá sấu mới bảo hắn kiếm cây luồn qua miệng mình, khua trong dạ dày xem thử cho biết.

Anh chàng làm theo, chỉ thấy trong bụng cá sấu toàn là xương cá và đá cuội, mới biết mình ngờ sai. Tìm khắp mọi nơi chẳng thấy vợ, hắn trở về bến, ôm đầu kêu khóc rất thảm thiết. Cá sấu thương tình bèn bảo hắn cưỡi lên lưng để nó chở đi đuổi theo những chiếc thuyền vừa qua lại ngang đây, dò tìm tung tích. Sau mấy lần dò hỏi, người ta cho biết một chiếc thuyền buồm vừa đi qua có một người đàn bà trẻ và đẹp. Họ tả nét mặt và hình dạng thì đúng vợ chàng. Cá sấu bèn cố công đuổi riết. Khi nhìn thấy vợ ngồi trong thuyền khách thương, người chồng nói vọt vào:

- Nàng cứ nhảy ra đây... tôi không thể sống xa nàng được...

Nhưng người vợ bảo chồng:

- Chàng về đi! Em đành phụ chàng. Chàng tha thứ cho em vậy.

Rồi đưa ra cho chồng một gói vàng:

- Chàng nhận lấy cái này và coi như em đã chết từ hôm nào rồi.

Vừa bực tức vừa thất vọng, chồng ném gói vàng xuống nước nhờ cá sấu đưa mình trở lại tìm Ðức Phật. Khi Ðức Phật gặp bọn họ, liền giục cá sấu hối hả rượt theo chiếc thuyền của khách thương để cho anh chàng thất tình đòi lại ba giọt máu của mình.

Lại nói chuyện người đàn bà sau khi chích máu ở tay để lấy ra ba giọt trả nợ cho chồng thì ngã vật xuống chết ngay. Người khách thương hết sức chữa chạy nhưng vô hiệu. Rồi đó hắn ném xác nàng xuống biển. Nhưng do phép mầu của Ðức Phật, người đàn bà ấy hóa thành con muỗi. Vì thiếu máu, nên lúc nào muỗi cũng lén lút đi chích trộm của người một tí để sống.

Nguyễn Ðổng Chi

“Luân hồi vay trả trả vay

Có vay có trả có sai bao giờ”.





Thanked by 1 Member:

#30 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 11/06/2012 - 11:06

28. Phước Huệ Song Tu

Vào thời Ðức Phật Ca Diếp, tại một thôn kia có hai anh em nhà nọ đều xuất gia làm Sa môn. Hai anh em cùng xuất gia tu hành, người anh thì siêng năng thiền định, giữ giới, một lòng mong cầu giải thoát, nhưng tâm tánh bỏn xẻn không chịu bố thí. Ngược lại, người em thường thực hành hạnh bố thí, làm phước, nhưng lại giải đải không chịu tu tập thiền quán! Trải qua nhiều kiếp, đến đời Ðức Phật Thích Ca Mâu Ni thị hiện, người anh sanh lại làm người, gặp Phật xuất gia học đạo. Chẳng bao lâu diệt trừ lậu hoặc chứng quả A La Hán, nhưng vì kiếp trước Ngài chẳng thực hành hạnh bố thí, nên ngày nay thường hay túng thiếu.

Trong lúc đó, người em lại bị sanh vào loài voi, được nhà vua đem về cung huấn luyện, vua rất mực thương yêu, ăn uống đầy đủ, dùng đủ thứ gấm vóc, vàng bạc, ngọc ngà, trang sức cho voi, thật cực kỳ lộng lẫy. Một hôm thầy Sa môn đi khất thực, ngang qua cung vua, nơi vườn thượng uyển, thấy con voi của vua, thầy Sa môn biết được tiền kiếp của voi chính là em mình, liền đi đến bên voi, vuốt ve rồi bảo rằng:

- Ta cùng với ngươi đều có tội!

Voi nghe người anh nói, liền nhớ được tiền kiếp, bỗng sa nước mắt, buồn rầu bỏ cả ăn uống. Bấy giờ lão chăn voi, thấy voi buồn rầu bỏ ăn, nên sợ hãi vào tâu với vua:

- Tâu Ðại vương, chẳng biết vì sao voi buồn rầu bỏ cả ăn uống.

- Có ai đến quấy rầy voi không?

- Chẳng có ai cả. Duy khi sáng có một vị Tỳ kheo mang bát khất thực, đi ngang qua đây, đến bên voi vuốt ve rồi đi.

Nhà vua liền hạ lệnh cho quân lính đi tìm vị Sa môn ấy. Tìm kiếm khắp nơi, đến trưa quân lính mới gặp thầy ở khu rừng, đang tọa thiền dưới gốc cây, liền bắt đem tới trước vua. Vua hỏi:

- Khi sáng Ngài có đến vuốt ve con voi của tôi?

- Thưa vâng.

- Ngài đã nói những gì với nó?

- Tôi chỉ vuốt ve rồi nói: “Ta cùng với ngươi đều có tội”.

Rồi vị Tỳ kheo thuật rõ nhân duyên kiếp trước của mình và voi cho vua nghe...

Giới Ðức

“Tu phước không tu huệ thì chỉ giàu sang phú quý

Tu huệ không tu phước thì thông minh nhưng nghèo túng”.



Thanked by 1 Member:





Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |