Jump to content

Advertisements




Hồi kí của một Yogi

Autobiography of a Yogi

4 replies to this topic

#1 Luv

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 95 Bài viết:
  • 199 thanks

Gửi vào 18/04/2012 - 23:38

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Sri Yogananda

CÁC BẬC CHÂN SƯ YOGI ẤN ĐỘ

Dịch giả : Nguyễn Hữu Kiệt

Lời mở đầu

Quyển Hồi Ký này của tu sĩ Yogananda có một giá trị độc đáo vì nó là một trong những tác phẩm nói về các bậc thánh nhân, hiền triết Ấn Độ, không phải được viết ra bởi một ký giả hay văn sĩ ngoại quốc, mà bởi một tác giả nòi giống và cùng một nền giáo dục tâm linh với những người mà ông diễn tả.

Nói tóm lại, đây là một quyển sách của một người Yogi viết về những người Yogi.
Dưới hình thức một truyện trường thuật của một nhân vật, tiết lộ cho chúng ta biết cuộc đời và những quyền năng lạ lùng của những bậc hiền giả của xứ Ấn.

Quyển sách này có một tầm quan trọng rất lớn trong thời gian và ngoài không gian...


Trích từ quyển Hồi kí của một Yogi: Tử vi và cải số (thực ra tôi ưa thích đặt title cho đoạn trích là Tử vi và Giải thoát hơn)



Để Đánh Lừa Các Tinh Tú



- Mukunda, tại sao con không đeo một vật phù hộ chiêm tinh?

- Bạch Sư Phụ, bởi vì con không tin khoa chiêm tinh.

- Vấn đề không phải là tin hay không tin! Thái độ khoa học duy nhất là tìm hiểu xem một vấn đề có đúng không đúng. Luật hấp dẫn vẫn có trước cũng như sau Newton. Thế giới này sẽ hỗn loạn nếu những định luật thiên nhiên chỉ hành động dưới điều kiện là phải được chấp nhận bởi con người.

Những tay thấy bói giả mạo đã làm hoen ố khoa học khảo sát tinh tú. KHoa chiêm tinh có một tầm bao quát trên địa hạt tóan học và triết lý, nó rộng rải đến nỗi chỉ người nào có một tầm hiểu biết kiến thức bao la mới có thể lãnh hội được nó một cách toàn diện. Bởi thế, kể ngu dốt không biết quan sát càn tượng, chỉ nhìn thấy ở đó một sự rối rắm không ý nghĩa, nhưng hiền triết lại có một quan niệm khác hẳn.

Những dây liên lạc vô hình, những sự tương quan ảnh hưởng, vãn có luôn luôn giữa vjn vật trong vũ trụ. Nhịp độ điều hòa của vũ trụ căn cứ trên sự tương quan. Con người, trong cáo lớp vỏ bằng xương bằng thịt, phải chiến đấu với hai thứ mãnh lực: trước hết, sự nhu cầu của thể xác cấu tạo nên bởi tứ đại giả hiệp: đất, nước, lửa, gió; sau đó là những mãnh lực phá hoại trong thiên nhiên, thuộc về ngoại cảnh. Khi con người còn chịu sự chi phối, kềm tỏa của xác thịt, y còn chịu ảnh hưởng của những sức mạnh biến chuyển không ngừng trong vũ trụ càn khôn.

Khoa chiêm tinh nghiên cứu những phản ứng của con người dưới ảnh hưởng khích động của các cầu tinh tú. Những bầu tinh tú vốn không lành không dữ mà chỉ phát ra những làn sóng rung động tích cực hay tiêu cực, thuộc âm hay thuộc dương. Chúng không phù trợ, cũng không làm hại con người, mà chỉ là những khí cụ trung gian do đó được biểu lộ một cách đúng đắn không hề suy chuyển, những mối tác động quân bình về nhân quả gây nên bởi những hành động trong quá khứ.

Một người sinh ra đời vào một ngày giờ mà những ảnh hưởng của các bầu tinh tú hòa hợp một cách đúng đắn với nghiệp quả cá nhân của y. Lá số chiêm tinh của người ấy tiết lộ cái dĩ vãng và những gì có thể xảy ra trong tương lai. Chỉ những người nào có khiếu linh giác và minh triết sâu xa mới có thể diễn đạt lá số ấy một cách đúng đắn, và những người ấy rất hiếm.

Bức thông điệp khắc trên bầu tinh tú đúng vào ngày giờ sinh của một người không phải là để tăng cường cái định mệnh của y (kết quả của những hành động thiện ác trong quá khứ) mà để gây ra nơi con người cái ý chí giải thoát khỏi cái ngục tù kiềm tỏa của vũ trụ. Người ấy không thể xóa bỏ kết quả của những việc mà y đã làm. Y đã gây ra những duyên nghiệp trong quá khứ, nó sẽ đơm bông kết quả từ từ trong cuộc đời hiện tại của y. Y có thể vượt qua mọi chướng ngại bởi vì y có những hành động của mình, và bởi vì y có những khả năng tâm linh vượt ra ngoài vòng ảnh hưởng độc đoán của các bầu tinh tú.

Sự sợ sệt dị đoan về khoa chiêm tinh biến con người thành một vật thụ động, nô lệ của một sức mạnh mù quáng. Người khôn ngoan sáng suốt thắng đoạt được những bầu hành tin, tức dĩ vãng của mình. Khi người ta càng nhận thức được sự hợp nhất tâm linh của mình với Tinh Thần, hay Đại Thể của vũ trụ người ta càng thoát khỏi sự kềm tỏa của vật chất. Linh hồn người vốn tự do trường cửu; vốn bất sinh bất diệt, nó không thể chịu áp lực trói buộc của các bầu tinh tú.

Thượng Đế, chính là Công Lý. Người hành giả hòa hợp bản thể của mình với đấng Thiêng Liêng sẽ không bao giờ làm một việc bất công. Sự hoạt động của y từ nay sẽ phù hợp một cách tự nhiên với những định luật chiêm tinh. Sự cầu nguyện, sự tham thiền quán tưởng sẽ giúp y giao cảm với Thiên Ý và không một mãnh lực nào là cao hơn sự che chở của sức mạnh đó từ bên trong.

- Bạch Sư Phụ, như vậy tại sao Sư Phụ muốn cho con đeo một vật hộ phù chiêm tinh?

Tôi đưa ra câu hỏi đó sau một cơn im lặng kéo dài, trong khi đó tôi suy gẫm rất lâu về những lời vàng ngọc của Sư Phụ.

- Chỉ khi nào người lữ hành đã đi đến mục tiêu cuộc hành trình, y mới không còn cần đến bản đồ. Trên đường thiên lý, y phải biết xử dụng mọi con đường thắt để tiết kiệm sinh lực và thời giờ. Những vị chân sư thời cổ đã khám phá được nhiều phương tiện thương ngắn khoảng thời gian mà con người trải qua giữa cảnh vô minh hắc ám của thế gian. Trong cái guồn máy phức tạp của luật nhân quả, có những bộ phận mà một bàn tay minh triết có thể điều chỉnh một cách khéo léo.

Tất cả những tai họa thống khổ của con người đều do bởi y đã vi phạm những định luật thiên nhiên. Các Thánh Kinh nói rằng con người phải tuân theo những định luật thiên nhiên đó trước khi kêu gọi đến quyền lực tối cao của Trời...

Sự cầu nguyện, sức mạnh ý chí, sự tham thiền, sự gần gũi các bậc chân tưởng, việc sử dụng những vật hộ phù chiêm tinh giúp cho ta có thể làm dịu bớt họac tiêu trừ nghiệp chướng do quả báo gây nên.

Cũng như một cái nhà có ống thương lôi được che chở khỏi bị sét đánh, thì sãc thân chúng ta cũng có thể được che chở bằng nhiều biện pháp. Từ nhiều thế kỷ, các nhà đạo sĩ Yogi đã nghiệm thấy rằng vài loại kim khí phát ra một thứ hào quang có thể ngăn ngừa ảnh hưởng khốc hại của các bầu tinh tú. Những luồng từ khí tinh vi lưu chuyển thường xuyên trong vũ trụ, con người không hề biết những luồng từ điển đó ảnh hưởng ra sao, có lợi hay có hại cho thân thể và không thể làm gì được để đề phòng những ảnh hưởng đó.

Vấn đề này đã từng khêu gợi sự chú ý của các vị chân sư thời cổ, các vị ấy khám phá những phối hợp tốt lành của những loại khí, thậm chí cả những loại thảo mộc nhưng trên hết là các loại ngọc quí không tỳ vết nặng ít nhất là hai carats. Ngoài xứ Ấn Độ, ít có xứ nào đem việc sử dụng khoa chiêm tinh vào mục đích ngăn ngừa bệnh tật, tai họa, làm một đầu đề nghiên cứu quan trọng. Người ta thường không biết rằng những linh vật hộ phù bằng khí, đá quí hay thảo mộc, chỉ có hiệu nghiệm khi nào người ta đeo những vật ấy dính trên da thịt mình.

- Bạch Sư Phụ, con sẽ nghe theo lời khuyên của Sư Phụ và con sẽ mua một vật hộ phù. Con cảm thấy thích thú với ý nghĩ có thể đánh lừa các bầu tinh tú.

- Thường thì Thầy khuyên nên đeo một chiếc neo vàng pha bạc và đồng. Nhưng trong trường hợp riêng của con, Thầy muốn con hãy đeo một chiếc neo bằng bạc và chì.

Kế đó Sư Phụ đưa ra thêm một vài chi tiết.

- Bạch Sư Phụ, trường hợp của con là như thế nào?

- Không bao lâu, những tinh tú sẽ chiếu cố đến con một cách không được thuận thảo lắm, Mukunda! Nhưng con đừng sợ, con sẽ được che chở. Trong chừng một tháng, lá gan của con sẽ gây cho con nhiều lo lắng. Bịnh ấy đáng lẽ kéo dài đến sáu tháng, nhưng món vật hộ phù se thương ngắn thời gian ấy lại còn hai mươi bốn ngày!

Qua ngày hôm sau, tôi đến một tiệm kinh hoàn và đặt làm một vật hộ phù. Lúc ấy sức khỏe tôi dồi dào nên tôi quên lững lời tiên tri của Sư Phụ! Người cũng đã rời Serampore để đi Banaras. Một tháng sau, tôi cảm thấy đau nhói bên hông ở chỗ vị trí của lá gan. Những tuần lễ tiếp theo sau đó, tôi bị chứng đau gan nhưng tôi do dự không muốn làm phiền Sư Phụ tôi và hy vọng sẽ có đủ sức chịu đựng cơn thử thách.

Nhưng hai mươi bốn ngày đau đớn đã làm suy yếu quyết định của tôi. Tôi đáp xe lửa đi Banaras, tại đây Sư Phụ tiếp đón tôi với một lòng ưu ái khác thường, nhưng không để cho tôi có dịp gặp riêng để nói chuyện với người về chứng bệnh của tôi. Nhiều đệ tử hôm ấy đếng viếng Sư Phụ để có dịp chiêm ngưỡng tôn nhân. Bị bỏ rơi, lại đau yếu, tôi bèn ngồi riêng một góc. Sau bữa cơm chiều, những người khách đã rút lui. Sư Phụ mới gọi tôi lên bao lơn lầu bát giác của tịnh xá.

- Phải chăng con đến đây vì chứng bệnh đau gan?

Sri Yukteswar day mặt qua chỗ khác, rồi đứng dậy đi bách bộ qua lại trong phòng, vóc dáng cao lớn của người thỉnh thoảng che khuất ánh trăng rọi xuyên qua cửa sổ.

- Con đã đâu hai mươi bốn ngày, có phải không?

- Thưa vâng.

- Con hãy tập môn thể dục trị chứng bao tử mà Thầy đã chỉ dẫn cho con trước đây.

Nếu Sư Phụ biết rõ con đau đớn là dường nào thì chắc Sư Phụ sẽ không bảo con tập thể dục nữa!

Tuy vậy, tôi cố gắng vâng lời:

- Con nói rằng con đau, nhưng thầy nói là không. Làm sao có một sự tương phản như thế được?

Sư Phụ nhìn tôi với đôi mắt dò xét.

Tôi lặng người vì ngạc nhiên. Thình lình tôi lấy làm vui mừng mà thấy rằng cơn bịnh của tôi đã nhẹ, tôi không còn cảm thấy sự đau đớn nó đã làm cho tôi mất ngủ trong nhiều tuần! Một lời nói của Sư Phụ cũng đủ làm tiêu tan sự đau đớn của tôi dường như là tôi chưa hề bị đau bao giờ.

Với tấm lòng biết ơn, tôi định quì xuống dưới chân Sư Phụ thì người đã chận tôi lại:

- Đừng làm trò trẻ con! Hãy đứng dậy và nhìn xem vầng trăng đẹp trên khu rừng già!

Nhưng đôi mắt của Sư Phụ long lanh một niềm hạnh phúc, trong khi tôi đứng lặng im trước mặt người. Nhìn thái độ của Sư Phụ tôi hiểu rằng người muốn tôi hãy cám ón, không phải Sư Phụ, mà là Thượng Đế.

Đến nay tôi vẫn còn đeo món vật hộ phù bằng bạc và chỉ để tưởng niệm cái ngày đã qua không còn trở lại, ngày mà tôi hiểu rằng tôi đã sống bên cạnh một bậc siêu nhân. Trong những dịp khác, khi tôi đưa những bạn bè của tôi đến đạo viện để nhờ Sư Phụ chữa bệnh cho họ, người luôn luôn khuyên họ dùng những vật hộ phù hay ngọc quí và giải thích sự hiệu nghiệm của những vật ấy để ngăn ngừa những sự chẳng lành, căn cứ trên khoa chiêm tinh.

Từ thuở nhỏ, tôi đã từng dùng những vật hộ phù như vậy, một phần bởi vì tôi thấy rất nhiều người có thái dộ sợ sệt dị đoan vói khoa chiêm tinh, và cũng bởi vì nhà chiêm tinh của gia đình tôi đã thốt ra lời tiên tri như sau: “Em sẽ cưới hỏi ba lần và bị hai lần góa vợ!” Tôi ngẫm nghĩ đến số mạng đáng buồn của tôi, và có cảm giác như linh hồn một con trừu bị hy sinh trước bàn thờ của ba cuộc hôn nhân!

Em phải chấp nhận số mệnh, Ananta khuyên tôi như thế. Lá số của em đã tiên liệu việc em trốn lên dãy Hy Mã Lạp Sơn hồi còn thơ ấu nhưng sẽ bị bắt lại. Như vậy lời tiên tri về ba cuộc hôn nhân cũng sẽ thành sự thật.

Một đêm kia, tôi có linh cảm rõ rệt rằng lời tiên tri ấy là sai. Tôi bèn đem đốt lá số của tôi và gói nhúm tro vào trong bao giấy, trên đó tôi viết giòng chữ: “Những mầm nghiệp quả của quá khứ không còn đâm chồi mọc nhánh, một khi nó đã bị cháy tiêu trong ngọn lửa minh triết thiêng liêng.” Tôi để cái gói giấy ở một nơi mà Ananta có thể nhìn thấy rõ ràng, anh tôi đọc xong lời thách thức của tôi bèn có nụ cười khinh miệt:

- Em không thể đốt cháy sự thật một cách dễ dàng như là đốt lá số này.

Quả thật, trước khi đến tuổi trưởng thành, gia đình tôi đã ba lần mưu toan xếp đặt việc hôn phối của tôi. Mỗi lần như thế tôi đều phá hỏng kế hoạch của họ, vì tôi biết rằng lòng yêu Đạo Lý của tôi còn mạnh mẽ hơn ảnh hưởng của tinh tú gây nên bởi sự hành động của luật quả báo.

Khi một người càng tiến hóa trên đường tâm linh thì những rung động tinh vi của y càng ảnh hưởng đến toàn thể vũ trụ và y càng ít bị ảnh hưởng hơn bởi những chuyển biến không ngừng trong hiện tượng giới.

Những lời nói đó của Sư Phụ thường trở lại trong trí nhớ để trấn tĩnh tâm hồn tôi.

Tôi đã từng yêu cầu các nhà chiêm tinh hãy hoạch định những thời kỳ xung khắc căn cứ theo lá số của tôi, trong những thời kỳ đó tôi vẫn tiếp tục hành động và coi như không có chuyện gì; tôi vẫn làm những công việc theo chương trình mà tôi đã vạch sẵn, không màng để ý đến sự sung khắc hay thất bại. Quả thật, tôi chỉ đạt được sự thành công bằng một cái giá rất đắt, là va chạm với những khó khăn trắc trở vô cùng lớn lao. Tuy vậy tôi đã có sự quả quyết chắc chắn, đức tin nơi sự che chở thiêng liêng, việc sử dụng khôn khéo quyền tự do ý chí, là những mãnh lực vô cùng mạnh mẽ hơn là tất cả những sự phối hợp ảnh hưởng của các tinh tú.

Tôi hiểu rằng lá số chiêm tinh của một người, không có nghĩa là người ấy chỉ là một kẻ nô lệ của quá khứ. Trái lại, nó có một ý nghĩa vinh diệu hơn: do Khoa Chiêm Tinh, đấng Thiêng Liêng tìm cách thức tỉnh nơi con người cái quyết định tự giải thoát khỏi mọi sự trói buộc, hạn chế. Thượng Đế sáng tạo ra con người như một linh hồn có cá tính riêng biệt, một phần tử cần thiết cho cơ cấu toàn diện của vũ trụ, bất luận trong vai trò tạm thời nào, dù quan trọng hay nhỏ nhặt tầm thường. Sự giải thoát của y sẽ là một việc tối hậu, nó tùy thuộc nơi sự thành công về đường tâm linh chứ không phải về phương diện vật chất.

#2 Luv

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 95 Bài viết:
  • 199 thanks

Gửi vào 19/04/2012 - 02:08

Trích từ quyển Hồi kí của một Yogi: Tử vi và cải số (thực ra tôi ưa thích đặt title cho đoạn trích là Tử vi và Giải thoát hơn)



Để Đánh Lừa Các Tinh Tú



- Mukunda, tại sao con không đeo một vật phù hộ chiêm tinh?

- Bạch Sư Phụ, bởi vì con không tin khoa chiêm tinh.

- Vấn đề không phải là tin hay không tin! Thái độ khoa học duy nhất là tìm hiểu xem một vấn đề có đúng không đúng. Luật hấp dẫn vẫn có trước cũng như sau Newton. Thế giới này sẽ hỗn loạn nếu những định luật thiên nhiên chỉ hành động dưới điều kiện là phải được chấp nhận bởi con người.

Những tay thấy bói giả mạo đã làm hoen ố khoa học khảo sát tinh tú. KHoa chiêm tinh có một tầm bao quát trên địa hạt tóan học và triết lý, nó rộng rải đến nỗi chỉ người nào có một tầm hiểu biết kiến thức bao la mới có thể lãnh hội được nó một cách toàn diện. Bởi thế, kể ngu dốt không biết quan sát càn tượng, chỉ nhìn thấy ở đó một sự rối rắm không ý nghĩa, nhưng hiền triết lại có một quan niệm khác hẳn.

Những dây liên lạc vô hình, những sự tương quan ảnh hưởng, vãn có luôn luôn giữa vjn vật trong vũ trụ. Nhịp độ điều hòa của vũ trụ căn cứ trên sự tương quan. Con người, trong cáo lớp vỏ bằng xương bằng thịt, phải chiến đấu với hai thứ mãnh lực: trước hết, sự nhu cầu của thể xác cấu tạo nên bởi tứ đại giả hiệp: đất, nước, lửa, gió; sau đó là những mãnh lực phá hoại trong thiên nhiên, thuộc về ngoại cảnh. Khi con người còn chịu sự chi phối, kềm tỏa của xác thịt, y còn chịu ảnh hưởng của những sức mạnh biến chuyển không ngừng trong vũ trụ càn khôn.

Khoa chiêm tinh nghiên cứu những phản ứng của con người dưới ảnh hưởng khích động của các cầu tinh tú. Những bầu tinh tú vốn không lành không dữ mà chỉ phát ra những làn sóng rung động tích cực hay tiêu cực, thuộc âm hay thuộc dương. Chúng không phù trợ, cũng không làm hại con người, mà chỉ là những khí cụ trung gian do đó được biểu lộ một cách đúng đắn không hề suy chuyển, những mối tác động quân bình về nhân quả gây nên bởi những hành động trong quá khứ.

Một người sinh ra đời vào một ngày giờ mà những ảnh hưởng của các bầu tinh tú hòa hợp một cách đúng đắn với nghiệp quả cá nhân của y. Lá số chiêm tinh của người ấy tiết lộ cái dĩ vãng và những gì có thể xảy ra trong tương lai. Chỉ những người nào có khiếu linh giác và minh triết sâu xa mới có thể diễn đạt lá số ấy một cách đúng đắn, và những người ấy rất hiếm.

Bức thông điệp khắc trên bầu tinh tú đúng vào ngày giờ sinh của một người không phải là để tăng cường cái định mệnh của y (kết quả của những hành động thiện ác trong quá khứ) mà để gây ra nơi con người cái ý chí giải thoát khỏi cái ngục tù kiềm tỏa của vũ trụ. Người ấy không thể xóa bỏ kết quả của những việc mà y đã làm. Y đã gây ra những duyên nghiệp trong quá khứ, nó sẽ đơm bông kết quả từ từ trong cuộc đời hiện tại của y. Y có thể vượt qua mọi chướng ngại bởi vì y có những hành động của mình, và bởi vì y có những khả năng tâm linh vượt ra ngoài vòng ảnh hưởng độc đoán của các bầu tinh tú.

Sự sợ sệt dị đoan về khoa chiêm tinh biến con người thành một vật thụ động, nô lệ của một sức mạnh mù quáng. Người khôn ngoan sáng suốt thắng đoạt được những bầu hành tin, tức dĩ vãng của mình. Khi người ta càng nhận thức được sự hợp nhất tâm linh của mình với Tinh Thần, hay Đại Thể của vũ trụ người ta càng thoát khỏi sự kềm tỏa của vật chất. Linh hồn người vốn tự do trường cửu; vốn bất sinh bất diệt, nó không thể chịu áp lực trói buộc của các bầu tinh tú.

Thượng Đế, chính là Công Lý. Người hành giả hòa hợp bản thể của mình với đấng Thiêng Liêng sẽ không bao giờ làm một việc bất công. Sự hoạt động của y từ nay sẽ phù hợp một cách tự nhiên với những định luật chiêm tinh. Sự cầu nguyện, sự tham thiền quán tưởng sẽ giúp y giao cảm với Thiên Ý và không một mãnh lực nào là cao hơn sự che chở của sức mạnh đó từ bên trong.

- Bạch Sư Phụ, như vậy tại sao Sư Phụ muốn cho con đeo một vật hộ phù chiêm tinh?

Tôi đưa ra câu hỏi đó sau một cơn im lặng kéo dài, trong khi đó tôi suy gẫm rất lâu về những lời vàng ngọc của Sư Phụ.

- Chỉ khi nào người lữ hành đã đi đến mục tiêu cuộc hành trình, y mới không còn cần đến bản đồ. Trên đường thiên lý, y phải biết xử dụng mọi con đường thắt để tiết kiệm sinh lực và thời giờ. Những vị chân sư thời cổ đã khám phá được nhiều phương tiện thương ngắn khoảng thời gian mà con người trải qua giữa cảnh vô minh hắc ám của thế gian. Trong cái guồn máy phức tạp của luật nhân quả, có những bộ phận mà một bàn tay minh triết có thể điều chỉnh một cách khéo léo.

Tất cả những tai họa thống khổ của con người đều do bởi y đã vi phạm những định luật thiên nhiên. Các Thánh Kinh nói rằng con người phải tuân theo những định luật thiên nhiên đó trước khi kêu gọi đến quyền lực tối cao của Trời...

Sự cầu nguyện, sức mạnh ý chí, sự tham thiền, sự gần gũi các bậc chân tưởng, việc sử dụng những vật hộ phù chiêm tinh giúp cho ta có thể làm dịu bớt họac tiêu trừ nghiệp chướng do quả báo gây nên.

Cũng như một cái nhà có ống thương lôi được che chở khỏi bị sét đánh, thì sãc thân chúng ta cũng có thể được che chở bằng nhiều biện pháp. Từ nhiều thế kỷ, các nhà đạo sĩ Yogi đã nghiệm thấy rằng vài loại kim khí phát ra một thứ hào quang có thể ngăn ngừa ảnh hưởng khốc hại của các bầu tinh tú. Những luồng từ khí tinh vi lưu chuyển thường xuyên trong vũ trụ, con người không hề biết những luồng từ điển đó ảnh hưởng ra sao, có lợi hay có hại cho thân thể và không thể làm gì được để đề phòng những ảnh hưởng đó.

Vấn đề này đã từng khêu gợi sự chú ý của các vị chân sư thời cổ, các vị ấy khám phá những phối hợp tốt lành của những loại khí, thậm chí cả những loại thảo mộc nhưng trên hết là các loại ngọc quí không tỳ vết nặng ít nhất là hai carats. Ngoài xứ Ấn Độ, ít có xứ nào đem việc sử dụng khoa chiêm tinh vào mục đích ngăn ngừa bệnh tật, tai họa, làm một đầu đề nghiên cứu quan trọng. Người ta thường không biết rằng những linh vật hộ phù bằng khí, đá quí hay thảo mộc, chỉ có hiệu nghiệm khi nào người ta đeo những vật ấy dính trên da thịt mình.

- Bạch Sư Phụ, con sẽ nghe theo lời khuyên của Sư Phụ và con sẽ mua một vật hộ phù. Con cảm thấy thích thú với ý nghĩ có thể đánh lừa các bầu tinh tú.

- Thường thì Thầy khuyên nên đeo một chiếc neo vàng pha bạc và đồng. Nhưng trong trường hợp riêng của con, Thầy muốn con hãy đeo một chiếc neo bằng bạc và chì.

Kế đó Sư Phụ đưa ra thêm một vài chi tiết.

- Bạch Sư Phụ, trường hợp của con là như thế nào?

- Không bao lâu, những tinh tú sẽ chiếu cố đến con một cách không được thuận thảo lắm, Mukunda! Nhưng con đừng sợ, con sẽ được che chở. Trong chừng một tháng, lá gan của con sẽ gây cho con nhiều lo lắng. Bịnh ấy đáng lẽ kéo dài đến sáu tháng, nhưng món vật hộ phù se thương ngắn thời gian ấy lại còn hai mươi bốn ngày!

Qua ngày hôm sau, tôi đến một tiệm kinh hoàn và đặt làm một vật hộ phù. Lúc ấy sức khỏe tôi dồi dào nên tôi quên lững lời tiên tri của Sư Phụ! Người cũng đã rời Serampore để đi Banaras. Một tháng sau, tôi cảm thấy đau nhói bên hông ở chỗ vị trí của lá gan. Những tuần lễ tiếp theo sau đó, tôi bị chứng đau gan nhưng tôi do dự không muốn làm phiền Sư Phụ tôi và hy vọng sẽ có đủ sức chịu đựng cơn thử thách.

Nhưng hai mươi bốn ngày đau đớn đã làm suy yếu quyết định của tôi. Tôi đáp xe lửa đi Banaras, tại đây Sư Phụ tiếp đón tôi với một lòng ưu ái khác thường, nhưng không để cho tôi có dịp gặp riêng để nói chuyện với người về chứng bệnh của tôi. Nhiều đệ tử hôm ấy đếng viếng Sư Phụ để có dịp chiêm ngưỡng tôn nhân. Bị bỏ rơi, lại đau yếu, tôi bèn ngồi riêng một góc. Sau bữa cơm chiều, những người khách đã rút lui. Sư Phụ mới gọi tôi lên bao lơn lầu bát giác của tịnh xá.

- Phải chăng con đến đây vì chứng bệnh đau gan?

Sri Yukteswar day mặt qua chỗ khác, rồi đứng dậy đi bách bộ qua lại trong phòng, vóc dáng cao lớn của người thỉnh thoảng che khuất ánh trăng rọi xuyên qua cửa sổ.

- Con đã đâu hai mươi bốn ngày, có phải không?

- Thưa vâng.

- Con hãy tập môn thể dục trị chứng bao tử mà Thầy đã chỉ dẫn cho con trước đây.

Nếu Sư Phụ biết rõ con đau đớn là dường nào thì chắc Sư Phụ sẽ không bảo con tập thể dục nữa!

Tuy vậy, tôi cố gắng vâng lời:

- Con nói rằng con đau, nhưng thầy nói là không. Làm sao có một sự tương phản như thế được?

Sư Phụ nhìn tôi với đôi mắt dò xét.

Tôi lặng người vì ngạc nhiên. Thình lình tôi lấy làm vui mừng mà thấy rằng cơn bịnh của tôi đã nhẹ, tôi không còn cảm thấy sự đau đớn nó đã làm cho tôi mất ngủ trong nhiều tuần! Một lời nói của Sư Phụ cũng đủ làm tiêu tan sự đau đớn của tôi dường như là tôi chưa hề bị đau bao giờ.

Với tấm lòng biết ơn, tôi định quì xuống dưới chân Sư Phụ thì người đã chận tôi lại:

- Đừng làm trò trẻ con! Hãy đứng dậy và nhìn xem vầng trăng đẹp trên khu rừng già!

Nhưng đôi mắt của Sư Phụ long lanh một niềm hạnh phúc, trong khi tôi đứng lặng im trước mặt người. Nhìn thái độ của Sư Phụ tôi hiểu rằng người muốn tôi hãy cám ón, không phải Sư Phụ, mà là Thượng Đế.

Đến nay tôi vẫn còn đeo món vật hộ phù bằng bạc và chỉ để tưởng niệm cái ngày đã qua không còn trở lại, ngày mà tôi hiểu rằng tôi đã sống bên cạnh một bậc siêu nhân. Trong những dịp khác, khi tôi đưa những bạn bè của tôi đến đạo viện để nhờ Sư Phụ chữa bệnh cho họ, người luôn luôn khuyên họ dùng những vật hộ phù hay ngọc quí và giải thích sự hiệu nghiệm của những vật ấy để ngăn ngừa những sự chẳng lành, căn cứ trên khoa chiêm tinh.

Từ thuở nhỏ, tôi đã từng dùng những vật hộ phù như vậy, một phần bởi vì tôi thấy rất nhiều người có thái dộ sợ sệt dị đoan vói khoa chiêm tinh, và cũng bởi vì nhà chiêm tinh của gia đình tôi đã thốt ra lời tiên tri như sau: “Em sẽ cưới hỏi ba lần và bị hai lần góa vợ!” Tôi ngẫm nghĩ đến số mạng đáng buồn của tôi, và có cảm giác như linh hồn một con trừu bị hy sinh trước bàn thờ của ba cuộc hôn nhân!

Em phải chấp nhận số mệnh, Ananta khuyên tôi như thế. Lá số của em đã tiên liệu việc em trốn lên dãy Hy Mã Lạp Sơn hồi còn thơ ấu nhưng sẽ bị bắt lại. Như vậy lời tiên tri về ba cuộc hôn nhân cũng sẽ thành sự thật.

Một đêm kia, tôi có linh cảm rõ rệt rằng lời tiên tri ấy là sai. Tôi bèn đem đốt lá số của tôi và gói nhúm tro vào trong bao giấy, trên đó tôi viết giòng chữ: “Những mầm nghiệp quả của quá khứ không còn đâm chồi mọc nhánh, một khi nó đã bị cháy tiêu trong ngọn lửa minh triết thiêng liêng.” Tôi để cái gói giấy ở một nơi mà Ananta có thể nhìn thấy rõ ràng, anh tôi đọc xong lời thách thức của tôi bèn có nụ cười khinh miệt:

- Em không thể đốt cháy sự thật một cách dễ dàng như là đốt lá số này.

Quả thật, trước khi đến tuổi trưởng thành, gia đình tôi đã ba lần mưu toan xếp đặt việc hôn phối của tôi. Mỗi lần như thế tôi đều phá hỏng kế hoạch của họ, vì tôi biết rằng lòng yêu Đạo Lý của tôi còn mạnh mẽ hơn ảnh hưởng của tinh tú gây nên bởi sự hành động của luật quả báo.

Khi một người càng tiến hóa trên đường tâm linh thì những rung động tinh vi của y càng ảnh hưởng đến toàn thể vũ trụ và y càng ít bị ảnh hưởng hơn bởi những chuyển biến không ngừng trong hiện tượng giới.

Những lời nói đó của Sư Phụ thường trở lại trong trí nhớ để trấn tĩnh tâm hồn tôi.

Tôi đã từng yêu cầu các nhà chiêm tinh hãy hoạch định những thời kỳ xung khắc căn cứ theo lá số của tôi, trong những thời kỳ đó tôi vẫn tiếp tục hành động và coi như không có chuyện gì; tôi vẫn làm những công việc theo chương trình mà tôi đã vạch sẵn, không màng để ý đến sự sung khắc hay thất bại. Quả thật, tôi chỉ đạt được sự thành công bằng một cái giá rất đắt, là va chạm với những khó khăn trắc trở vô cùng lớn lao. Tuy vậy tôi đã có sự quả quyết chắc chắn, đức tin nơi sự che chở thiêng liêng, việc sử dụng khôn khéo quyền tự do ý chí, là những mãnh lực vô cùng mạnh mẽ hơn là tất cả những sự phối hợp ảnh hưởng của các tinh tú.

Tôi hiểu rằng lá số chiêm tinh của một người, không có nghĩa là người ấy chỉ là một kẻ nô lệ của quá khứ. Trái lại, nó có một ý nghĩa vinh diệu hơn: do Khoa Chiêm Tinh, đấng Thiêng Liêng tìm cách thức tỉnh nơi con người cái quyết định tự giải thoát khỏi mọi sự trói buộc, hạn chế. Thượng Đế sáng tạo ra con người như một linh hồn có cá tính riêng biệt, một phần tử cần thiết cho cơ cấu toàn diện của vũ trụ, bất luận trong vai trò tạm thời nào, dù quan trọng hay nhỏ nhặt tầm thường. Sự giải thoát của y sẽ là một việc tối hậu, nó tùy thuộc nơi sự thành công về đường tâm linh chứ không phải về phương diện vật chất.

#3 Luv

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 95 Bài viết:
  • 199 thanks

Gửi vào 19/04/2012 - 02:12

Từ bi và sự Chữa lành:

"Sau khi đã trải qua vài tuần lễ nghĩ hè ở tỉnh Kashmir, tôi phải trở về tỉnh Bengale nhân dịp tựu trường ở Serampore College. Sư Phụ còn ở lại Srinagar với Kanai và Auddy. Trước khi tôi lên đường, Sư Phụ nói cho tôi biết người sẽ bị đau nặng ở Kashmir. Tôi nói:

- Nhưng Sư Phụ đang dồi dào sức khỏe kia mà.

- Thậm chí, có lẽ Thầy cũng phải từ giã cõi trần.

- Ô, Sư Phụ!

Tôi vừa nói vừa thụp xuống chân người:

- Sư Phụ hãy hứa với con là không rời bỏ thể xác trong lúc này. Con sẽ không thể được nếu không có Sư Phụ.

Sri Yukteswar giữ im lặng nhưng nụ cười đầy vẻ từ ái của người làm tôi yên lòng. Tôi bèn từ giã người một cách luyến tiếc.

Vài ngày sau khi tôi trở về đạo viện Serampore, tôi nhận được bức điện tín của Auddy, “Sư Phụ đau nặng.”

Tôi gửi một điện tín cho Sri Yukteswar, “Sư Phụ đã hứa không từ bỏ con. Sư Phụ đừng rời bỏ thể xác, nếu không con sẽ chết theo.”

Từ Kashmir, Sư Phụ gửi điện tín trả lời, “Sẽ y như điều con mong ước.”

Vài ngày sau đó, tôi nhận được thư của Auddy cho biết rằng Sư Phụ đã bình phục. Nửa tháng sau, khi Sư Phụ và các đệ tử đã về tới Serampore, tôi lấy làm buồn mà nhận thấy rằng Sư Phụ đã sụt cân rất nhiều.

Sri Yukteswar bị đau nặng để cứu chuộc những tội lỗi của các đệ tử! Phương pháp chuyển di bệnh tật là một điều mà các nhà đạo sĩ cao tay vẫn biết rõ. Một người khỏe mạnh có thể giúp đỡ một người yếu đuối bằng cách mang theo một đồ vật nặng thế cho y; cũng giống như thế, một bậc siêu nhân có trình độ tiến hóa cao có thể làm nhẹ bớt gánh nặng thể chất hoặc tinh thần của các đệ tử bằng cách tự mình gánh chịu lấy cái nghiệp quả của họ. Cũng như một người giàu chịu mất một ít tiền để trả nợ cho con cái y để cứu họ thoát khỏi hậu quả của những việc làm bất chánh, một vị tôn sư hy sinh một phần sức khỏe thể chất của mình để làm nhẹ bớt những nỗi đau khổ bệnh tật của các đệ tử.

Người đạo sĩ Yogi biết cái bí thuật giao cảm trên cõi giới vô hình với một người bình thường, bởi thế bệnh của người này được truyền một phần hoặc tất cả sang thể xác của người Yogi. Một vị tôn sư đã đạt tới hợp nhất tâm linh với Chân Như Đại Thể của Vũ Trụ không còn bận tâm đến việc gì xảy ra cho cái thể xác bằng xương bằng thịt của mình. Tuy rằng vị ấy tình nguyện cho xác thân mình nhuốm bệnh để giúp đỡ kẻ khác, tinh thần của người vẫn còn nguyên vẹn và không hề thương tổn, người lấy làm sung sướng mà có thể làm nhẹ bới nỗi khổ của kẻ khác.

Người tu sĩ đạt tới sự giải thoát tâm linh, biết rằng thể xác của mình đã hoàn tất cái vai trò của nó; từ nay người có thể sử dụng nó bằng cách nào tùy ý. Sứ mạng của người ở trên thế gian là làm nhẹ bớt những nỗi khổ đau của nhân loại bằng mọi phương diện tâm linh, vật chất hay trí huệ; giúp đỡ bằng lời khuyên sáng suốt tốt lành, sức mạnh của ý chí, hay bằng việc chuyển di bệnh tật của người khác sang cho mình. Một vị tôn sư đã hoạt động tự do trên cõi siên thức có thể tự làm cho mình không còn biết cảm xúc những sự đau đớn của xác thân. Đôi khi người cũng tình nguyện chịu đựng sự đau đớn thể xác một cách can đảm để làm gương cho các đệ tử. Người Yogi hứng chịu sự đau khổ của kẻ khác về phần mình, tức là thanh toán giùm cho họ những oan nghiệt nợ nần mà họ phải chịu theo định luật nhân quả: định luật này vốn hành động một cách máy móc theo phép số học và có thể được điều chỉnh một cách khoa học bởi vì các bậc siêu nhân đã nếm mùi giải thoát.


Những định luật siêu nhiên không bắt buộc một vị tôn sư phải bị đau nặng nề để chữa khỏi bệnh cho người khác. Sự khỏi bệnh thường xảy ra bởi vì vị tôn sư biết rõ các phương pháp chữa bệnh một cách nhiệm mầu mà không làm tổn đến sức khỏe của mình. Tuy nhiên trong vài trường hợp rất hiếm, vị tôn sư vì muốn thúc đẩy mau chóng sự tiến hóa tâm linh của các đệ tử, có thể tình nguyện hứng chịu lấy một phần nghiệp quả xấu của họ trên bản thân mình.

Chính bằng cách đó mà đức Giê-Su đã tình nguyện cứu chuộc tội lỗi thế gian. Thánh thể của Chúa đáng lẽ không bao giờ có thể bị tử nạn trên thập tự giá nếu Ngài không có tình nguyện hợp tác với những định luật huyền bí về nhân quả trong vũ trụ. Ngài đảm nhiệm lấy cái khối nghiệp quả chung của toàn thể nhân loại và đặc biệt nhất là của các vị thánh tông đồ, đệ tử của Ngài, nhờ đó các vị này mới được tinh luyện và trở nên xứng đáng nhận lãnh sự giác ngộ tâm linh siêu đẳng.

Chỉ có những bậc tôn sư đã giác ngộ mới có thể thực hiện sự chuyển di tôn sinh lực của mình cho kẻ khác, hoặc hứng chịu lấy bệnh tật của kẻ khác trên xác thân mình. Bí thuật chữa bệnh bằng phương pháp Yoga này thật là ngoài vòng khả năng của kẻ thế nhân phàm tục, đối với họ nó lại là một điều không nên khuyến khích, bởi vì một thể xác đau ốm bệnh tật là một chướng ngại cho sự công phu tưởng luyện. Các Thánh Kinh Ấn Độ đều nói rằng bổn phận đầu tiên của con người là giữ cho thể xác được mạnh khỏe, nếu không, tinh thần sẽ không thể bước vào trạng thái thiền định thâm sâu.

Tuy nhiên, một tinh thần dũng mãnh có thể bất chấp những chướng ngại của thể chất để thực hiện sự giác ngộ tâm linh. Nhiều vị Thánh đã đạt tới mục đích đó mà khinh thường bệnh tật của thể xác. Thánh Francoise d’Assise trong một tình trạng ốm đau tuyệt vọng, đã thực hiện những cuộc chữa bệnh rất nhiệm mầu và thậm chí đã cải tử hồi sinh cho một người.

Tôi được biết một vị tưởng sĩ Ấn Độ bị chứng ung nhọt lở loét khắp cả nửa thân mình, cùng với bệnh đái đường rất nặng đến nỗi xét về những trường hợp thông thường thì vị ấy không thể nào ngồi được hơn một khắc đồng hồ, nhưng tinh thần của người thật tinh tiến dũng mãnh phi thường. Bằng một ý chí mãnh liệt tưởng sĩ có thể ngồi thiền trong tư thế liên hoa suốt mười tám giờ mỗi ngày không gián đoạn trong trạng thái xuất thần nhập định. Về sau vị ấy thuật cho tôi nghe rằng:

Sau ba năm thiền định công phu, Ánh Sáng thiêng liêng tràn ngập vào thể xác bịnh tật của tôi mà trong cơn xuất thần say sưa mùi Đạo, tôi quên hẳn không còn cảm giác được nó nữa. Về sau, do ân phước thiêng liêng, cái thể xác của tôi đã hoàn toàn khỏi hết các bệnh tật.

Một trường hợp lịch sử về việc chữa khỏi bịnh một cách nhiệm mầu là của vua Baber (1983-1530), nhà sáng lập nên đế quốc Mogul ở Ấn Độ. Khi thái tử Humayun vướng phải một chứng bệnh hiểm nghèo thập tử nhất sinh, nhà vua trong cơn lo sợ bèn cầu nguyện Thiêng Liêng hãy để cho người nhuốm bệnh thay cho thái tử. Khi các vị y sĩ đã tuyệt vọng, thái tử Humayun đột nhiên bình phục một cách bất ngờ, nhưng Baber hoàng đế lại bị đau nặng và băng hà vì một chứng bệnh giống như của thái tử. Về sau, thái tử nối nghiệp cha lên ngôi hoàng đế xứ Ấn Độ.

Nhiều người tưởng rằng một vị tôn sư chắc là phải có một sức khỏe phi thường như Hercules. Điều đó hoàn toàn không đúng. Một thể xác đau yếu không phải là một dấu hiệu chỉ rằng vị tôn sư không thể đắc Đạo, cũng như một sức khỏe tát biển dời non không phải là triệu chứng của sự giác ngộ tâm linh. Nói cách khác, sức khỏe của thể xác không phải là cái tiêu chuẩn để xét đoán sự giác ngộ thiêng liêng, người ta phải xét đoán một vị tôn sư ở ngay trên lãnh vực tâm linh mà thôi.

Nhiều học giả Tây Phương tưởng lầm rằng một vị tôn sư là người giảng thuyết các vấn đề đạo lý, siêu hình bằng lời nói hay bằng sách vở. Trái lại, các bậc hiền triết đã nói rằng một vị tôn sư phải có thể đạt tới các trạng thái siêu thức tùy ý muốn, và ở trong trạng thái đại định một cách thường xuyên không gián đoạn. Chỉ có một bãn lĩnh như thế mới có thể chứng tỏ rằng người hành giả đã chế ngự được mọi điều vô minh ảo vọng của trần gian.

Chỉ có những bậc Tôn Sư siêu thoát mới có thể đảm trách việc gánh chịu lấy nghiệp quả của các đệ tử. Sri Yukteswar chỉ bị đau nặng ở Kashmir sau khi đã được các đấng thiêng liêng cho phép giúp đỡ những đệ tử bằng các phương pháp lạ lùng đó. Ít có vị thánh nhân nào có đầy đủ minh triết như Sư Phụ tôi vì người đã được tới sự hòa hợp với Chân Như Đại Thể của vũ trụ.

Khi tôi tỏ lòng ưu ái về sự gầy ốm và sụt cân của người, thì Sư Phụ vui vẻ trả lời:

Trong cái họa ắt có cái phúc! Bây giờ nhờ gầy bớt Thầy đã có thể mặc cái áo lót của mình hơi chật mà Thầy đã bỏ không mặc đến từ nhiều năm nay!

Tiếng cười vang với một âm thanh trong trẻo của Sư Phụ làm cho tôi nhớ lại lời nói của St. Francois d’Assise: “Một ông thánh buồn rầu là một ông thánh đáng thương hại.”"

#4 Luv

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 95 Bài viết:
  • 199 thanks

Gửi vào 19/04/2012 - 02:16

Xuất gia:

"Tôi nhìn Sư Phụ bằng cặp mắt van xin một cách khẩn thiết. Trong nhiều năm, Sư Phụ đã từ chối lời yêu cầu của tôi để đặt tôi trong một cuộc thử lòng, nhưng lần này người vui vẻ nhận lời:

- Được rồi. Ngày mai Thầy sẽ làm lễ xuất gia cho con. Thầy rất vui mà thấy con vẫn kiên quyết mong muốn trở thành một tu sĩ. Đức Lahiri Mahasay vẫn thường nói: “Nếu ta không mời Thượng Đế vào nhà trong thời kỳ còn xuân xanh thì Ngài sẽ không đến với ta vào lúc mùa đông của cuộc đời.”

- Bạch Sư Phụ, con không bao giờ quên mục đích ấy, là được xuất gia theo dòng tưởng sĩ Swami như Sư Phụ vậy.

Tôi mỉm cười nhìn Sư Phụ với tất cả tấm lòng quí mến và nhớ đến một câu trong thánh kinh, “Người không lập gia đình thì lo việc Đạo và tìm cách làm vui lòng Thượng Đế, còn người lập gia đình thì lo việc đời và tìm cách làm vui lòng vợ nhà.” (Corinthiens, 1.7:32-33)

Tôi đã quan sát cuộc đời của nhiều bạn hữu đã từng lập gia đình sau khi muốn theo đuổi một đời sống tâm linh. Đắm chìm trong biển trần gian tục lụy với những nỗi lo âu vô bờ bến, họ đã quên hẳn chí nguyện công phu hành Đạo, tham thiền.

Ngày hôm sau là một trong những ngày đáng ghi nhớ nhất của đời tôi. Đó là một ngày hè sáng sủa đẹp trời vào tháng bảy năm 1914, vài tuần sau khi tôi nhận cấp bằng Cử nhan Văn Khoa. Trên bao lơn đjao viện ở Serampore, áo Sư Phụ nhuộm màu vàng sậm, tức màu áo cổ truyền của giới tưởng sĩ, một mảnh lụa trắng mới nguyên. Khi mảnh lụa đã khô ráo, Sư Phụ quấn nó trên mình tôi để mặc vào cho tôi như biểu tượng của sụe dứt bỏ cuộc đời trần gian. Sư Phụ giải thích:

- Một ngày kia, con sẽ sang các nước Âu Mỹ, ở nơi đó người ta thích lụa hơn. Với ý nghĩa tượng trưng, Thầy chọn cho con manh áo lụa thay vì manh áo vải theo truyền thống của các dòng tu sĩ.

Bên Ấn Độ là nơi mà các tu sĩ đều lập nguyện thanh bần, một vị tu sĩ mặc ấo lụa là một cảnh tượng ít có. Tuy nhiên nhiều tu sĩ Yogi cũng mặc áo lụa vì nó gìn giữ những giòng từ điển của thể xác hơn là áo vải.

Trong dịp làm lễ cho một người trở thành một tu sĩ xuất gia, có nhiều lễ nghi phiền phức nhưng Sri Yukteswar vốn chủ trương giản dị tối đa trong mọi việc, đã miễn tất cả những nghi lễ đó và chỉ yêu cầu tôi chọn lấy một pháp danh. Người mỉm cười và nói:

- Thầy cho con cái đặc quyền tự mình chọn lấy một pháp danh.

Sau một lúc suy nghĩ, tôi đáp:

- Pháp danh của con là Yogananda.

Danh hiệu này có nghĩa là “Phúc lạc (Ananda) sở đắc được nhờ bởi Hợp Nhất với Thiêng Liêng.”

- Được lắm! Kể từ nay con sẽ từ bở tên Mukunda Lal Ghosh và sẽ lấy pháp danh Yogananda thuộc dòng tu sĩ Swami.

Tôi quỳ trước mặt Sư Phụ và khi tôi nghe Sư Phụ xướng pháp danh mới của tôi lần đầu tiên, lòng tôi tràn ngập một nỗi niềm biết ơn sâu xa đối với người. Với một tình thương bao la, Sư Phụ đã cố gắng huấn luyện không ngừng để đào tạo chàng thanh niên Mukunda trở nên tu sĩ Yogananda.

Người tu sĩ Swami thuộc về một dòng tu cổ xưa do đức giáo chủ Shankara thành lập. Dòng tu này đã trải qua hằng bao nhiêu thế kỷ do một truyền thống liên tjuc gồm có các vị Tăng thống đạo hạnh cao thâm để duy trì sự nghiệp tâm linh của vị thủy tổ Shankara. Dòng tu sĩ Swami chủ trương lập nguyện thanh bần, khiết bạch và vâng lời.

Cái lý tưởng phụng sự nhân loại, dứt bỏ mọi điều tham vọng và ái dục trói buộc cuộc đời với thế gian làm cho phần nhiều các tu sĩ Swami đảm trách lấy một công trình cứu tế hay giáo dục ở Ấn Độ và đôi khi cũng ở ngoại quốc. Gjat bỏ tất cả mọi thành kiến về giai cấp, tôn giáo, màu da, nam mữ hay chủng tộc, một tu sĩ Swami hoàn toàn thấm nhuần lý tưởng bác ái đại đồng trong nhân loại. Người nêu cao một mục đích: đó là sự hoàn toàn hỗn hợp với Tinh Thần. Dù trong lúc tỉnh giấc hay khi ngủ mê, tâm thức của người tu sĩ luôn luôn thấm nhuần tư tưởng: “Ta là Chân Ngã, hay Chân Như Phật Tánh,” bởi đó vị tu sĩ Swami tuy thân còn ở nơi trần thế nhưng lòng đã thoát tục và không còn vướng bận chuyện trần gian. Chỉ khi đó người mới xứng đáng với danh hiệu của người, vì danh từ Phạn Ngữ Swami có nghĩa là: người đang tìm cách hợp nhất với Đại Ngã hay Chân Như Phật Tánh. Lẽ tự nhiên cũng cần nói thêm rằng không phải tất cả cát tu sĩ Swami đều đã đạt tới cái lý tưởng tối cao đó một cách đồng đều nhau.

Sri Yukteswar vừa là một tu sĩ Swami lại vừa là một người Yogi. Người tu sĩ Swami xuất gia theo dòng tu truyền thống của đức giáo chủ Shankara, không hẳn phải là một người Yogi. Người Yogi là người tu luyện theo một pháp môn nhất định dắt dẫn tới sự ngộ Đạo hay giao cảm với Thiêng Liêng; y có thể la người độc thân hay có gia đình, tu tại gia hay xuất gia. Người tu sĩ Swami noi theo con đường luận thuyết triết lý và từ bỏ thế gian: còn người Yogi thực hành một pháp môn được qui định một cách chặt chẽ nhằm mục đích chủ trị thể xác lẫn tinh thần và đưa linh hồn đến mục đích giải thoát. Ở mỗi thế kỷ pháp môn Yoga đã từng đem đến cho Ấn Độ những bậc siêu nhân đã đắc đạo giải thoát.

Trái hẳn với người thường, một người Yogi chân chính có thể sống ngoài thế gian mà vẫn trung thành với lý tưởng tối cao của mình. Thật là một điều cao quí mà làm tròn những bổn phận thế gian, đồng thời chủ trị những dục vọng ích kỷ thấp hèn để nhằm mục đích trở nên một khí cụ hoạt động có ý thức và thuận theo Thiên Ý."

Sửa bởi Hannah: 19/04/2012 - 02:18


#5 Luv

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 95 Bài viết:
  • 199 thanks

Gửi vào 19/04/2012 - 13:33








Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

3 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 3 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |