←  Tử Vi

Tử Vi Lý Số :: Diễn đàn học thuật của người Việt

»

Tuần Triệt Tác Âm Duơng Phản Diện

Locked

18 19 20 21 22 |»|

NgoaLong's Photo NgoaLong 13/04/2012

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Bach.Hung.Ton.Gia, on 13/04/2012 - 14:02, said:

Các nghiệm lý gia/thực hành gia cho tôi hỏi chút.
Các vị nghiệm lý đến bạc cả đầu, đã vị nào nghiệm lý ra được tại sao phải Hỏa Lục Cục chứ không phải Hỏa n cục, với n chạy từ 1 đến 30 chưa? Tương tự với Kim 5,6,7,8,9 cục...
Đáng nhẽ phải tự an lá số để nghiệm lý chứ.
Hôm trước đi nhà sách thấy có ông nghiệm lý gia tuyên bố phải là Hỏa Nhất Cục, vì thánh nhân bảo thế. Tôi đọc cười rụng rốn. Hiểu sâu thì sẽ không bao giờ có những nghiệm lý kiểu đấy.Được cái ông ta cũng thông minh, viết sách dưới lời "Thánh Nhân" để người ta nghiệm lý hộ, chắc khối người đập đầu vào tường.

Bản thân NL nói riêng thì chuộng ứng dụng, không yêu lý thuyết. NL chỉ tìm hiểu ứng dụng, cũng như 1+1 bằng 2, mà không cần thiết phải biết tại sao 1+1 lại là 2. Còn việc những lập luận, lý thuyết, chứng minh 1+1 = 0, = 1, = 3, v.v... gì đó thì NL không cần quan tâm, cũng như việc có người nói phải là Hỏa Nhất Cục vậy.

Nếu hiểu được nguyên lý thì dĩ nhiên là tốt. NL thì chưa vội tìm hiểu về nó và cũng không biết về nó. NL tìm hiểu những cái/vấn đề trong khả năng của mình thôi, cũng như dù có muốn lập thuyết thì đấy là chuyện sau khi có thực lực, học hiểu (hiểu sơ, chứ không nói là hiểu hết) cái cổ nhân để lại/cái sẵn có rồi mới nghĩ tới cái mới (chỉ là giả dụ thôi).


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

saturday, on 13/04/2012 - 16:21, said:

Chào các bạn, xin chen ngang.
Theo các bạn thì cơ bản của tử vi là gì và nằm ở đâu ?
Học tử vi chỉ để giải đoán đúng, đoán đúng cần gì tử vi ???
Tôi nghiên cứu tv để tìm ra một quy luật, sau đó đem quy luật này áp dụng lên các đối tượng khác để nhìn ngắm thuyết vạn vật đồng nhất thể và các liên kết giữa các quy luật. Cho nên giải thích được cục số quan trọng hơn đoán đúng. Tôi quen một bạn nữ học bên này sinh năm 87 nhìn thấy ma thường xuyên như phim giác quan thứ 6. Tắc tàu điện chưa có thông báo, bạn đó đã mô tả được nạn nhân tự sát: em vừa thấy nó bay qua đây như thế này thế kia. Tử vi một lá số 12000 cuộc đời thì xem được bao nhiêu ?
Thấy những trò thách giải đoán trên diễn đàn nó vô nghĩa thế nào. Đâu là cơ bản ? Toàn Thư ? Khi mỗi người đọc hiểu một cách. Vì sao người ta xem theo cách ông Tử Vân trong khi họ không lý giải được lưu cung và cục số ? Vì niềm tin. Tin rằng phương pháp của ông ấy đúng. Sách vở để lại là cơ bản ??? Vậy hôm nay tôI viết sách ngày mai thành cơ bản ? Việc trích dẫn sách vở có nghĩa gì trong tranh luận ?Có nghĩa là đã từng có tiền bối chú ý đến điểm này chứ không có nghĩa đó là đúng. Vậy thì cứ nói chưa thấy sách nào viết để làm gì ? Vì sao Toàn Thư không khởi đại hạn từ cung mệnh mà bây giờ đa số VN khởi đh từ mệnh ? Đâu là cơ bản ?

Ở đây có 2 phần, NL phân nó ra ...

1. Về việc giác quan thứ 6 vs Tử Vi. Cái gì cũng vậy, nên lấy cái chung, thực tiễn để nói/để làm cơ bản. Cũng như khả năng dự đoán của Tử Vi do học mà thành/mà nên chứ không phải tự nhiên mà được như việc có giác quan thứ 6. Tử Vi là đại chúng, còn giác quan thứ 6 chỉ là việc hy hữu. Nói ví vôn cho đơn giản và gián tiếp một chứt như Saturday chê Tử Vi thì tìm hiểu Tử Vi để làm gì, sao không "học" giác quan thứ 6 cho rồi. Nếu có và được thì NL vứt Tử Vi đi và cũng muốn học thông thiên nhãn, thiên nhĩ, thông tâm linh, v.v...

2. Về cái gọi là cơ bản. Hãy nghĩ đơn giản 1 tí, cái cơ bản là cơ bản, chỉ vậy thôi. Những cái được lưu truyền lại và phát triển lên từ nó có cơ sở vững chắc và được đại đa số, nếu không nói là tất cả, thừa nhận và dùng thì gọi là cơ bản. Chứ không thể nói hôm nay ta viết đại ra cái gì đó thì ngày sau nó trở thành cơ bản. Thực tế cũng cho thấy, thiếu gì những sách vở, man thư, thuyết sai lầm, vớ vẩn, v.v... lưu truyền trong lịch sử nhân loại. Nó vốn có được xem là cơ bản đâu.

Cũng như thành tựu của Ngô Bảo Châu có được như ngày hôm nay, đâu phải tự nhiên mà được. Ngô Bảo Châu cũng từng phải học a bờ cờ (abc), rồi học 1+1 bằng 2, 2*2=4, v.v... nói chung là những cái cơ bản, nền tảng rồi mới đi lên từ đó, mới xây dựng, phát triển, và lập thuyết nếu có. Đấy cũng muốn nói rằng muốn lập thuyết, cải cách, thay cũ đổi mới, v.v... thì phải có nền tảng, tức phải học cái xưa rồi mới triển khai tiếp, như câu "ôn cố tri tân" vậy, chứ không thể đùng 1 phát là ra thuyết mới. Ừ, thuyết mới thì cũng có thể đùng 1 cái thì ra, nhưng quan trọng có đúng hay không.
Sửa bởi NgoaLong: 13/04/2012 - 22:04
Trích dẫn

TNK75's Photo TNK75 13/04/2012

hôm nay cự môn của gấu huynh cần tuần triệt

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

tặng huynh 2 câu thơ của Thâm Tâm
người ra đi đầu không ngoảnh lại
sau lưng thềm nắng lá rơi đầy

hãy làm mọi người kính phục = học thuyết của huynh - nếu có thể - cứ lên đây tranh luận làm gì
Trích dẫn

CHECKER's Photo CHECKER 13/04/2012

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

hoa1618021989, on 13/04/2012 - 22:02, said:

Hoa đang định luyện Thiên Linh Cái, nhưng ko đủ ác để luyện

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Ta nghĩ là Hoa đủ bản lĩnh để luyện mà. Luyện xong rồi khỏi cần làm ông nọ bà kia nữa, hoa ạ

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Trích dẫn

CHECKER's Photo CHECKER 13/04/2012

Thực ra ta thấy BachHung nói cũng có lý Hoa ạ! Ta xem lá số Hoa, ta thấy Hoa phải làm Vua mới hợp.

Làm thứ trưởng e hơi phí tài năng.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Trích dẫn

Diệu Nhung's Photo Diệu Nhung 13/04/2012

Các bạn thân mến !

Các bạn đã đi xa chủ đề rồi đó - hãy dừng lại đúng lúc nhé !
Trích dẫn

NgoaLong's Photo NgoaLong 13/04/2012

Tệ nạn spam ngày càng nhiều. NL nghĩ mọi người nên ý thức về việc này và cũng đừng để BDH phải vất vả, mệt sức vì nó. Tuy rằng mỗi người chúng ta đôi khi nổi hứng lên bàn chuyện ngoài lề, NL cũng nhiều khi vậy, nhưng có chừng mức thì tốt hơn!

Vài lời chân tình và góp ý chứ không có ý dạy đời!
Sửa bởi NgoaLong: 13/04/2012 - 23:21
Trích dẫn

Bach.Hung.Ton.Gia's Photo Bach.Hung.Ton.Gia 13/04/2012

Trích dẫn

Cũng như thành tựu của Ngô Bảo Châu có được như ngày hôm nay, đâu phải tự nhiên mà được. Ngô Bảo Châu cũng từng phải học a bờ cờ (abc), rồi học 1+1 bằng 2, 2*2=4, v.v... nói chung là những cái cơ bản, nền tảng rồi mới đi lên từ đó, mới xây dựng, phát triển, và lập thuyết nếu có. Đấy cũng muốn nói rằng muốn lập thuyết, cải cách, thay cũ đổi mới, v.v... thì phải có nền tảng, tức phải học cái xưa rồi mới triển khai tiếp, như câu "ôn cố tri tân" vậy, chứ không thể đùng 1 phát là ra thuyết mới. Ừ, thuyết mới thì cũng có thể đùng 1 cái thì ra, nhưng quan trọng có đúng hay không.
Đây, theo quan điểm của tôi nhé, cái cơ bản chính là cơ sở hình thành nên môn triết học phương đông. Muốn nói về nó phải nghiên cứu lịch sử hình thành nên tử vi, các môn học thành phần của nó, và nó mới là cơ bản. GỒm có"
Thuyết âm dương ngũ hành can chi, thiên văn cổ, Quả Lão Tinh Tông, Thuật Trạch Cát, Thập Bát Phi Tinh, Thái Huyền Kinh (50 trước công nguyên), Dịch  Lý, Kỳ Môn,Thiết Bản Thần Số, Hoàng Cực Kinh Thế... TIên Thiên bát quái là cái cơ bản, cớ sao mọi người lại bỏ qua?Đó mới là cái cơ bản, chả hiểu sao mọi người bỏ qua để toàn học cái gì gì ấy.
Tôi thì cũng tính 1+1=2, mà tôi tính số thái huyền để cộng trừ tính năng lượng để hình thành ngũ hành, cục số, từ đó thì mới tính ra các vòng sao.

Tử vi xuất hiện tầm năm 900, sang VN vào năm 1200s với trần nhân tông, tức là sau đó cả ngàn năm. Nhưng các kỹ thuật tôi sử dụng date back hầu hết từ trước công nguyên, nhưng tôi không có năng khiếu chữ nho nên vẫn dụng nó nhưng sử dụng ngôn ngữ hiện đại cho nó tăng phần chính xác và phù hợp với văn hóa bây giờ.
Mấy kỹ thuật tính toán ấy chính là toán học cổ đại, tiếc là ít ai biết. Đó mới chính thực sự là cái cơ bản nhất.
CHẳng có thuyết nào mới cả, chỉ có toàn thuyết 2000 năm tuổi bị thất truyền. Như Kinh Thái Huyền là 2100 năm.
Chứ còn mấy cuốn tử vi bây giờ, có 28 cuốn ebooks ấy thì ai ở đây chẳng đọc qua cả rồi, trong đó mê tín dị đoan nhiều lắm. Tôi đọc xong thì lưu giữ một lượng minimum, còn lại thì vất đó.
Sửa bởi Bach.Hung.Ton.Gia: 13/04/2012 - 23:55
Trích dẫn

Tanbinh's Photo Tanbinh 13/04/2012

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Dieu Nhung, on 13/04/2012 - 22:58, said:

Các bạn thân mến !

Các bạn đã đi xa chủ đề rồi đó - hãy dừng lại đúng lúc nhé !

Đúng đó. Tập trung chủ đề chính đi các bạn.
Sửa bởi Tanbinh: 13/04/2012 - 23:48
Trích dẫn

AnKhoa's Photo AnKhoa 13/04/2012

Có cuốn sách nào nói về thái huyền không anh BHTG ?

Trích dẫn

NgoaLong's Photo NgoaLong 14/04/2012

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Bach.Hung.Ton.Gia, on 13/04/2012 - 23:36, said:

Đây, theo quan điểm của tôi nhé, cái cơ bản chính là cơ sở hình thành nên môn triết học phương đông. Muốn nói về nó phải nghiên cứu lịch sử hình thành nên tử vi, các môn học thành phần của nó, và nó mới là cơ bản. GỒm có"
Thuyết âm dương ngũ hành can chi, thiên văn cổ, Quả Lão Tinh Tông, Thuật Trạch Cát, Thập Bát Phi Tinh, Thái Huyền Kinh (50 trước công nguyên), Dịch Lý, Kỳ Môn,Thiết Bản Thần Số, Hoàng Cực Kinh Thế... TIên Thiên bát quái là cái cơ bản, cớ sao mọi người lại bỏ qua?Đó mới là cái cơ bản, chả hiểu sao mọi người bỏ qua để toàn học cái gì gì ấy.
Tôi thì cũng tính 1+1=2, mà tôi tính số thái huyền để cộng trừ tính năng lượng để hình thành ngũ hành, cục số, từ đó thì mới tính ra các vòng sao.

Tử vi xuất hiện tầm năm 900, sang VN vào năm 1200s với trần nhân tông, tức là sau đó cả ngàn năm. Nhưng các kỹ thuật tôi sử dụng date back hầu hết từ trước công nguyên, nhưng tôi không có năng khiếu chữ nho nên vẫn dụng nó nhưng sử dụng ngôn ngữ hiện đại cho nó tăng phần chính xác và phù hợp với văn hóa bây giờ.
Mấy kỹ thuật tính toán ấy chính là toán học cổ đại, tiếc là ít ai biết. Đó mới chính thực sự là cái cơ bản nhất.
CHẳng có thuyết nào mới cả, chỉ có toàn thuyết 2000 năm tuổi bị thất truyền. Như Kinh Thái Huyền là 2100 năm.
Chứ còn mấy cuốn tử vi bây giờ, có 28 cuốn ebooks ấy thì ai ở đây chẳng đọc qua cả rồi, trong đó mê tín dị đoan nhiều lắm. Tôi đọc xong thì lưu giữ một lượng minimum, còn lại thì vất đó.

Về việc tìm cội nguồn, nguyên lý của Tử Vi là việc phải nói là rất hoan nghênh. Điểm này không có gì phải bàn cả.

Còn việc mục đích đơn giản của nhiều người là tìm hiểu sơ về Tử Vi mà "bắt phải" đi học nào là Dịch Lý (Kinh Dịch), Kỳ Môn, Thái Ất, Thiên Văn, Địa Lý, v.v... thì quá lố, quá kỳ công.

Hai là ông Hi Di (tương truyền vậy) vì muốn đơn giản hóa mà tóm lược kiến thức lại và phát triển thành khoa Tử Vi Đẩu Số. Ông Hi Di đã làm cho rồi, nay mọi người bám theo môn học của ông ấy mà học thì cũng là lẽ thường, đâu cần phải chê bai người ta. Cũng như người ta theo học võ Thái Cực, ta trước mắt khuyên họ nên theo phái Võ Đang chứ đâu phải bắt họ gia nhập Thiếu Lâm để học Thái Cực của Trương Tam Phong. Còn khi nào họ khá rồi, hoặc họ có nhu cầu đi tìm hiểu sâu thêm hoặc tìm hiểu về nguồn gốc thì họ có thể tham khảm thêm võ Thiếu Lâm.

Hơn nữa, những cái mình nghĩ ra, "tái phát hiện" chưa hẳn là đúng đường lối, cơ sở của nó. Thành thử khiêm tốn một tí là việc cũng nên.

NL qua trao đổi thường bàn về vấn đề chung và có tính rộng, chứ không câu nệ để ý tới tiểu tiết. Cái mà NL muốn đề cập trong một số trong bài thảo luận ở đây ngoài việc mọi lý thuyết cần phải qua thực nghiệm ra thì - một là về chuyện thái độ/quan điểm của Gấu vs những người khác, hai là sẵn nói về mấy chuyện liên quan nên nói thêm tí về tình trạng nhà nhà lập thuyết Tử Vi, đòi sửa đổi Tử Vi mà không phải lập trên cơ sở, nền tảng của nó, và/hoặc không cần phải biết cơ bản Tử Vi mà cũng sửa đổi linh tinh. Tuy dù rằng là thời kỳ trăm hoa đua nở nhưng cũng nên nở sao cho nó đáng, cho có giá trị, hoặc ít ra cũng là để góp phần đóng góp xây dựng, nở ra cho đẹp, cho thiên hạ chiêm ngưỡng chứ không phải nở ra chỉ để rụng xuống cho dơ mặt đất.
Sửa bởi NgoaLong: 14/04/2012 - 01:17
Trích dẫn

Bach.Hung.Ton.Gia's Photo Bach.Hung.Ton.Gia 14/04/2012

Thôi thôi, chán nói với Ngọa Long lắm lắm rồi. Chán thật rồi. Thôi thôi xin kiếu vậy, ai theo quan điểm gì thì cứ giữ lấy quan điểm của họ.
Tìm hiểu sơ về tử vi thì cứ thái thứ lang mà giã, cái đấy không ai có ý kiến gì cả. Tuy nhiên khi đã muốn khảo cửu cho đến nơi đến chốn, hiểu rõ cơ chế hoạt động thì phải bám kỹ vào những môn từ ngày xửa ngày xưa.

Phải bám lấy nguồn gốc thì mới không sinh ra những quái thuyết dị hợm. Nguồn gốc cơ sở phải là nguồn gốc các môn được sử dụng để phát minh ra tử vi, chứ không phải là nguồn gốc từ sách hàng chợ. Sáng tạo lăng nhăng là vì suốt ngày bám lấy sách hàng chợ mà quên bản chất Dịch Lý.
Ví dụ, ông Thiên Sứ chơi trò đổi chỗ trong Cục của tử vi, đơn giản là vì ông ta không hiểu nguồn gốc cục số, và không hiểu Thái Huyền Kinh. Bao nhiêu năm nay ông ấy cứ tự xưng thế mà đã ai làm gì được đâu, toàn phản đối lăng nhăng những cái bề ngoài nhưng không mấy ai bác bỏ được. Cả cái ông GS Hoàng Tuấn, Hội nghiên cứu DỊch Học ĐÔng Nam Á mà cũng Hỏa Nhất Cục đấy, đơn giản cũng chỉ là do học ăn xổi hàng chợ nên mới sinh ra như thế. Phải chi mấy ông ấy mà học thực sự cơ bản từ Dịch Lý, Thái Huyền... thì đã tự động giải thích được rồi.

Đấy, bây giờ hỏi NL xem có bác bỏ được lý thuyết của 2 ông kia không? HỌc cơ bản thì phải bác bỏ được ngay chứ, vì nó nằm trong cái cơ bản nhất của cái cơ bản, cớ sao lại không bác bỏ được?
Tôi thì lúc nào làm cũng được sau khi bám cái gốc, nhưng kệ! Một ông thì đuổi mưa, một ông thì GS giám đốc trung tâm nghiên cứu ĐNÁ, vậy cứ để họ học ngọn 30 năm nữa cho vui.
Sửa bởi Bach.Hung.Ton.Gia: 14/04/2012 - 02:01
Trích dẫn

VuiVui's Photo VuiVui 14/04/2012

Cuối cùng thì còn lại hai đại diện, một bên là Gấu Trắng, một bên là Ngọa Long. Cả hai đều chánh phái cả, sự mẫn tuệ là tương đương. Công phu cũng vậy, một bên hướng về lý thuyết, một bên hướng về ứng dụng. Xin đừng hiểu ứng dụng thì không có lý luận, và cũng xin đừng hiểu lý thuyết thì không có thực tiễn. Ai nói Gấu không có thực tiến là không chuẩn, bởi lẽ không có thực tiến thì làm sao biết được tượng của sao mà lập luận, làm sao biết được thế nào là Dịch để mà Lý, làm sao biết được Số rồi mới Lý, và cái Lý là cao hơn tất thảy, trên tầm tượng, số. Nên mới nói, có tượng rồi có số, nhưng số phải có lý mới vững được. Cũng như ai nói Ngọa Long có ứng dụng mà không có lý luận cũng không đúng, bởi lý luận căn bản của NL khá vững, kiến thức kinh điển phong phú và chi tiết, vững vàng. Cho nên có sự giao thoa mới tốt chứ không phản biện nhau được đâu.
Phải chờ sau này, khi mà tử vi được hoàn thiện, luận giải phải có phương pháp, suy luận được như giải toán, giải vật lý thì mới hy vọng hai đại diện này ngồi cùng bàn được. Mà khi đó, chắc đến tết ma rốc, hay công gô gì đó.
Gấu cũng vậy, suy nghĩ thế này :

Trích dẫn

Ví dụ, ông Thiên Sứ chơi trò đổi chỗ trong Cục của tử vi, đơn giản là vì ông ta không hiểu nguồn gốc cục số, và không hiểu Thái Huyền Kinh. Bao nhiêu năm nay ông ấy cứ tự xưng thế mà đã ai làm gì được đâu, toàn phản đối lăng nhăng những cái bề ngoài nhưng không mấy ai bác bỏ được. Cả cái ông GS Hoàng Tuấn, Hội nghiên cứu DỊch Học ĐÔng Nam Á mà cũng Hỏa Nhất Cục đấy, đơn giản cũng chỉ là do học ăn xổi hàng chợ nên mới sinh ra như thế. Phải chi mấy ông ấy mà học thực sự cơ bản theo quan điểm của tôi thì đã tự động giải thích được rồi.
Là quên một ý cơ bản. Ý thế này. Phản biện một thuyết thì có nhiều người, mỗi người cũng sẽ có những tầm vóc phản biện khác nhau. Nhưng đối tượng được phản biện thì lại chỉ có một. Có thể bản thân họ đánh giá được tầm vóc của mỗi phản biện khác nhau như thế nào. Nhưng để biết phản biện nào đó có thể làm được cái việc loại trừ lý thuyết của họ thì phải có không những bản lĩnh anh kiệt ghê gớm, mà tri kiến của tác giả đó cũng phải vượt cao hơn tầm phản biện ấy rất hiều thì mới có khả năng tự phủ định mình. Còn không, phần nhiều hoặc là không hiểu những điều bị phản biện, hoặc là cố tình không hiểu rồi bài bây, rồi tự Nổ cho thật to để át đi nỗi sợ hãi của sự thất bại.
Đó mới là điều quan trọng, cho nên, ta biết rằng, không phải ai cũng muốn được phản biện đâu. Họ có lảng tránh, cũng là điều đương nhiên thôi.
Cái đáng trách không phải là những người bị phản biện, mà là những người tung hô kia, bởi vì những người tung hô, hoặc là vì không có hiểu gì cả, cứ nhắm mắt tung hô - có thể vì có cái sự tương hợp nào đó - hoặc là vì hiểu nhưng vì mục đích nào đó - ví dụ như đang ghét Gấu, thì bất cứ ai chửi Gấu cũng thấy ưa người đó rồi.
Cho nên, Gấu và NL, dù không ngồi cùng bàn đàm luận, cũng nên ngồi cùng chiếu để uống rượu. Cả hai cùng khoáng đạt, không lẽ cứ phải anh đường anh, tôi đường tôi ? Chắc không vậy !
Thân ái.
Trích dẫn

NgoaLong's Photo NgoaLong 14/04/2012

@Gấu: Về việc nói về lập thuyết thì nói chung chung, chứ không phải nói Gấu. Còn về 2 chữ "cơ bản" NL nói là kiến thức cơ bản, còn cái Gấu nói là nguyên lý cơ bản. Cái kiến thức cơ bản như NL nói như Giáp là Dương, thuộc Mộc, sau Giáp là Ất chứ không phải tại sao là Giáp, tại sao là Ất, tại sao Giáp thuộc Dương, tại sao là Mộc, tại sao Giáp lại đứng trước Ất, v.v... hoặc kiến thức cơ bản về Thiên Hình là nó an như thế nào, có tính lý, ý nghĩa gì, khi hội với các tinh đẩu khác nó ra sao, v.v.. chứ không phải tại sao Thiên Hình an theo tháng và tại sao lại khởi từ Dậu hoặc tại sao lại đi thuận mỗi tháng 1 cung. Đại khái vậy. Cái kiến thức cơ bản tối thiểu đòi hỏi phải biết là vậy. Còn nếu biết được nguyên lý sâu xa của nó thì dĩ nhiên quá tuyệt rồi, có thể giúp hiểu vấn đề thêm sâu rộng.

Gấu thử đọc lại hoặc đi phản biện với bác Thiên Sứ đi rồi biết. Như chú vuivui nói đấy. Hoặc việc ấy cũng thường xảy ra tại đây, có bao giờ vấn đề được làm rõ, kết thúc 1 cách có kết quả đâu.


@chú vuivui: NL chỉ là không đồng tình với một số quan điểm, đánh giá, phát ngôn của Gấu thôi, chứ không có chê bai con đường nghiêm cứu/tìm hiểu của Gấu. Với lại, Gấu không hoặc chưa phát minh những thuyết dị hợm.

Đồng tình với những gì chú vuivui nói!
Trích dẫn

saturday's Photo saturday 14/04/2012

Tôi bên tà phái vào nói vớt mấy lời.
Vậy đã rõ ý NL thế nào là cơ bản và mục đích sử dụng tử vi. Hoàn toàn khác cách hiểu của tôi. Nói nữa thêm buồn.
Thuyết dị hợm thì tội nặng nhất là ông Tử Vân đã phát triển lưu cung thái tuế nhập quái cùng cung trọng điểm. Liễu Vô thì bỏ ngũ hành lại còn nói phải có đủ sát tinh cát tinh hài hòa mới tốt.
Một anh thầy bói ứng dụng hỏi tay nghiên cứu: làm thế nào anh dùng khoa học để chứng minh ngoại ứng của Dịch ?
Khi tôi dùng toán lớp 5 để chứng minh làm thế nào anh thầy bói kiểm chứng đúng sai khi anh thầy bói mới học đến lớp 4 ?
Tranh cãi mãi chỉ loanh quanh pp luận.
Sao không để xanh hẳn tự xanh, sạch hẳn tự sạch ? mà cứ thích áp đặt ý chí lên người khác.
Trích dẫn

voiva's Photo voiva 14/04/2012

Ông sát à, từ xưa đến nay tranh luận ở TVLS đã bao giờ ngã ngũ đâu, mọi cuộc tranh luận hầu hết đều đi đến kết luận hoặc ai đi đường đấy, hoặc mời tất cả các anh ra khỏi diễn đàn uống nước chè cho cái đầu nó nguội nếu các anh thể hiện cái tôi cao quá. Nhưng xem ra bài học lịch sử vẫn không được các hội viên để ý, chắc tại diễn đàn không có mục lưu các bài tranh luận đó lại nên người cũ thì quên mà người mới thì không biết. Bởi xét kỹ lại những tranh luận này vẫn không có gì mới cả toàn bổn cũ soạn lại. Nếu có phần lưu trữ đó chỉ việc vào đó là không ai phải nói thêm gì nữa, bởi kịch bản đã có sẵn.
Tóm lại là với huyền học ai thích cái gì cứ làm cái đấy bởi ai cũng đúng, lại vì mỗi người cứ đứng ở góc của mình quan sát vấn đề rồi khăng khăng mình đúng và cho rằng người kia sai. Thanh giả tự thanh, trọc giả tự trọc

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

.

N.B Tôi chỉ đưa ý kiến với ông thôi nhé, nếu tranh luận ông về xóm nhà lá rồi ném đá nhau nhé, ở đây gió to lắm, tôi sợ ra gió.
Sửa bởi voiva: 14/04/2012 - 06:12
Trích dẫn
Locked

18 19 20 21 22 |»|