Thời gian qua có một số bạn gởi message đến MinhDuc có kể về trường hợp đi chùa gặp phải các vấn đề phiền phức (ví dụ: ông sư có cử chỉ thái độ khiếm nhã với chị em phụ nữ, như mắt nhìn chằm chặp vào những chỗ nhạy cảm... hoặc không ngại gây phiền hà nhờ giúp chuyện này kia...vv). Vì lý do chúng ta những người phàm phu cần điểm tựa về tinh thần mới đi đến chùa gần gũi những bậc tu hành, nhưng gặp những trường hợp tuy là mang áo sư nhưng lại là người phàm phu tục tử lợi dụng tôn giáo... gặp những trường hợp đó thật sự rất là khó xử cũng như khó chịu. Cái cảm giác của người đã mang gởi gắm niềm tin của mình sai chỗ, ví như hạt giống của mình gieo trồng xuống mảnh đất dữ, làm phước chẳng những không được phước, đã vào đến chùa mà còn bị gây ô uế kéo tâm mình đi xuống...
CHo nên MinhDuc mở topic này để mọi người chia sẽ cách nào đó phân biệt người chân tu và giả tu, để tránh nhầm lẫn gây ra những chuyện hết sức khó xử, chưa kể dần dần ảnh hưởng đến con đường tâm linh của mình... tóm lại có cách nào đó mà nhìn sơ qua chúng ta có thể biết ngay đồ giả hiệu để mà nhanh chóng rút lui...
Đây là một số kinh nghiệm phân biệt sư thiệt và sư giả:
1. Làn da: người xuất gia tu hành chân chính là người giữ nghiêm giới luật, giới căn bản ít nhất trong đạo Phật là Ngũ Giới (không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối và nói vọng ngữ, không uống rượu), nếu giới tà dâm giữ đúng về thân-khẩu-ý thì ta thấy làn da của người đó sẽ bóng loáng, bất kể là nam hay nữ, già hay trẻ, bệnh tật hay khỏe mạnh... nếu làn da không bóng thì nhất định không phải, xem chừng ông đó trong chùa hoặc dưới quê đã có tới mấy bà vợ.
2. Ánh mắt: người tu hành chân chính hàng ngày nghiêm cẩn giữ tinh-khí-thần đầy đủ nên ánh mắt sẽ rất sáng, ban đêm nhìn có thể thấy như nó phát ra ánh sáng loang loáng, nếu nhìn thẳng vào mắt họ thì thấy có uy, thậm chí có khi người đó nhìn lâu vào mắt thú vật như chó mèo thì tự nhiên nó cũng cụp đuôi chạy... cái này rất khó nhầm lẫn. Bất kể người đó già trẻ bệnh hoạn thể chất yếu đuối thế nào nếu là người tu chân chính thì đều phải có cái ánh mắt đó. Cũng có trường hợp thần quang ẩn tàng, nhưng để ý quan sát nhìn kỹ lâu lâu cũng sẽ thấy cái ánh sáng đó hiển lộ phát ra...
Về giọng nói thì tùy theo già trẻ nam nữ hay lúc bệnh hoạn sẽ khác nên không xét đến...
Chưa kể tới những thứ khác về tư cách hạnh kiểm người tu đạo Phật như Bát Chánh Đạo (chánh tri kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mệnh, chánh tinh tiến, chánh định, chánh huệ) thì theo MinhDuc qua cái nhìn ban đầu ở dáng vẻ bên ngoài như vậy là cách xét hạnh kiểm cũng như công phu tu hành của người đó... nhất là người tu hành ở chùa thường xuyên không vướng bận chuyện đời nhiều, thì bắt buộc phải có kết quả tu tập bên ngoài ở 2 điểm trên...
Ngoài ra thì những chùa giàu có theo kinh nghiệm bản thân thường dễ gây phản cảm hơn chùa nghèo, bản thân MinhDuc rất ít tới chùa, đặc biệt những chùa giàu, nếu có đi đâu đó làm phước thì luôn tới những am hoặc chùa nghèo, ở đó người ta cần mình... mấy chùa giàu người khác lo rồi mình không cần tới đó mà làm gì mắc công có người tiếp :-)
PS: Thấy cái avatar của tui làn da và ánh mắt sáng cỡ nào cũng biết là người chân tu rùi... kaka
Sửa bởi minhduc: 08/03/2012 - 22:22