Whitney Houston (1963-2012)
VuiVui
24/02/2012
Trích dẫn
Mà đã khoa học, thì .... muốn thổi cơm bằng nồi cơm điện, thì phải có điện mới thổi được chứ. Không lẽ dùng củi đun ?
Thân ái.
NgoaLong
24/02/2012
Đừng nhìn vào chính tinh mà vội cho rằng là hiền hay dữ, v.v... , cũng như Hạng Vũ có Thiên Cơ mà lại là một võ biền, tính cách rất cương liệt. Đó là vì có Hỏa Tinh. Như phú có câu:
"Hỏa Linh miếu vi nhân đại đởm"
hoặc
"Thất Sát như Tử Lộ bạo hổ bằng hà, Hỏa Linh tự Dự Nhượng thôn thán vi ách" - Dự Nhượng nuốt than hồng (làm biến đổi giọng nói) để trả thù.
Thiên Cơ kỵ Linh Hỏa. Cả 2 miếu vượng thì không sao. Nếu Cơ sáng sủa mà Linh Hỏa hãm thì cũng hơi xấu. Nhất là cả 2 đều mờ hãm thì khá xấu. Nó ảnh hưởng tới tinh thần. Thời nay gọi là dễ liên quan tới thần kinh, còn người xưa thì cho đó liên quan về mặt tâm linh, ma quái, như phú có câu: "Hỏa Linh ngộ hãm Thiên Cơ hẳn trong mệnh ấy có tà chứ không".
Như cung Phu của W.H. có Cơ (Cơ tại Mùi mờ ám) Hỏa, nói như bác vuivui Cơ Hỏa Linh thì bản thân là nạn nhân cũng không sai, nhưng nếu nói về khía cạnh khác khi có người chồng tâm tính không bình thường thì người vợ cũng bị ảnh hưởng, có thể là nạn nhân.
Nói chung là vậy!
Sửa bởi NgoaLong: 24/02/2012 - 00:42
VuiVui
24/02/2012
Cho nên mới nói, vũ phu và bất hạnh là do hỏa kình, chứ đừng lôi thiên cơ vào đây để mà nói đó là do cơ hỏa. Hễ mà nói cơ hỏa thì có nghĩa là Phu quân hay bị tẩn, có thể do vợ tẩn, hoặc bị hàng xóm nó tẩn - biết đâu được, he he ... Còn ở đây, hỏa kình, thì chỉ có nó tẩn vợ trở lên thôi. Vậy gọi là phu quân hung bạo.
Hơn nữa lưu ý ngọa long, thiên cơ tại mùi, TTL viết rõ là đắc địa. Còn nếu tự cho là hãm thì không bàn.
Thân ái.
HoaCai01
24/02/2012
Có ai đó mang lá số Cơ Hỏa ra chứng minh, sai nhiều, làm cho tôi không muốn phản biện .
NgoaLong
24/02/2012
vuivui& said:
Cho nên mới nói, vũ phu và bất hạnh là do hỏa kình, chứ đừng lôi thiên cơ vào đây để mà nói đó là do cơ hỏa. Hễ mà nói cơ hỏa thì có nghĩa là Phu quân hay bị tẩn, có thể do vợ tẩn, hoặc bị hàng xóm nó tẩn - biết đâu được, he he ... Còn ở đây, hỏa kình, thì chỉ có nó tẩn vợ trở lên thôi. Vậy gọi là phu quân hung bạo.
Hơn nữa lưu ý ngọa long, thiên cơ tại mùi, TTL viết rõ là đắc địa. Còn nếu tự cho là hãm thì không bàn.
Thân ái.
Về cung Phu, chưa biết bất hạnh có phải do Kình hay không, nhưng trước mắt Cơ Hỏa đồng cung có điều không hay. Còn về Kình thì nó đắc địa và xung chiếu, lại có Triệt kiềm cọt nó. Với lại Cơ cũng không mấy ngại Kình Dương bởi phú có câu: "Yến Anh phùng Ngọc Nữ giai do Cơ ngộ Kình Dương".
Còn về Thiên Cơ thì NL thấy Cơ ở Mùi/Sửu rất yếu. Với lại theo "Tử Vi Đẩu Số Toàn Thư" thì tại Sửu, Mùi Cơ hãm.
Sửa bởi NgoaLong: 24/02/2012 - 02:05
NgoaLong
24/02/2012
Lúc đầu nghĩ "Yến Anh phùng Ngọc Nữ" là điềm tốt, tượng hay (nghĩ là Cơ trong câu Phú phải sáng sủa gặp Kình mới hay). Nhưng thấy ngờ ngợ về nó nên có thử tìm hiểu sâu vào vấn đề. Càng tìm hiểu thấy nghiêng về điều không tốt, vì nguyên vế của câu đó là:
"Yến Anh phùng Ngọc Nữ giai do Cơ ngộ Kình Dương,
Tề Nữ kiến Kim Phu giai do Phá phùng Thiên Mã"
Thành thử mang lên đây để làm ra vấn đề.
Trước hết, "Yến Anh phùng Ngọc Nữ" ý chỉ về vấn đề gì? Nhân vật nào, điển tích nào, hay là ý nghĩa nào, v.v... . Và câu Phú trên tượng tốt hay xấu?
NL tìm thấy "yến anh" trong Kiều có ý là nhà chứa .
Trong vế thứ 2, "Tề nữ" với "Kim phu" thấy hơi lạ, thời nước Tề hình như đâu có nước Kim nhỉ? Không biết nước Kim mà câu Phú ấy là nước nào ? Và câu ấy nên hiểu là sao? Theo bình phú thì thấy nói là "Phá Quân gặp Thiên Mã là người hay đố kỵ ganh ghét thù hận, ví như người nước Tề gặp người nước Kim ghen ghét nhau".
---------------------------
@bác VDTT : Bác cho NL hỏi, Ma Thị Phú xuất xứ trong sách nào vậy?
Sửa bởi NgoaLong: 24/02/2012 - 11:48
tocvanghoe
24/02/2012
"Yến Anh phùng Ngọc Nữ giai do Cơ ngộ Kình Dương,
Tề Nữ kiến Kim Phu giai do Phá phùng Thiên Mã"\
Em nghĩ cả 2 câu trên đều liên quan tới Truyện Kiều, vì Truyện Kiều có gốc từ Kim Vân Kiều Truyện của Thanh Tâm Tài Nhân bên Trung Quốc.
Gần xa nô nức yến anh
Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân
Trong thời gian Kiều ở nhà chứa, lại có câu:
Xôn xao ngoài cửa hiếm gì yến anh
Vậy yến anh có thể hiểu là tao nhân mặc khách đi chơi xuân, khách làng chơi tới tìm hoa ghẹo nguyệt, nói chung thời đó văn nhân công tử, thanh tao cỡ mấy thì cũng đi lầu xanh, , cho nên yến anh ở đây có thể hiểu là người công tử hào hoa.
Tề Nữ kiến Kim Phu: Trong câu này em nghĩ Tề thì chỉ nước, còn Kim không phải chỉ tên nước, vì thời đó không có nước Kim. Thúy Kiều bán mình chuộc cha và em nên phải làm kỹ nữ ở Lâm Truy, mà Lâm Truy theo như tra được thì thời chiến quốc Xuân Thu là Kinh đô nước Tề, vậy Tề nữ ở đây có thể hiểu vẫn là nàng Kiều, và Kim Phu là chàng Kim Trọng.
Mù tịt về tử vi nên có thể hiểu câu phú trên mang nghĩa cả tốt và xấu, văn nhân Kim Trọng và Nàng Kiều gặp nhau là mối duyên đẹp, trai tài gái sắc, nhưng phải trả qua nhiều trắc trở, thăng trầm, xa cách, lưu lạc (Thiên Mã) mới có cái kết có hậu!
Sửa bởi tocvanghoe: 24/02/2012 - 12:21
CHECKER
24/02/2012
Đai loại ám chỉ chuyện trai gái, khách làng chơi.Thiên Cơ ngộ Kình Dương có lẽ là Ngọc Nữ (gái trinh) vướng phải chuyện tình ái mà khó dứt ra được. Yến anh có lẽ ám chỉ tay sành sỏi.
Còn Tề Nữ kiến Kim Phu, đoán mò 1 chút, có lẽ là: cả nam lẫn nữ đều thuộc tay anh hùng, gan dạ và có óc chinh phạt.
hoặc cũng có thể là vợ chồng viễn phối tha hương.
Vài dòng chém gió/
htruongdinh
24/02/2012
vuivui, on 24/02/2012 - 01:03, said:
Sửa bởi htruongdinh: 24/02/2012 - 12:36
buikhoai
24/02/2012
Dựa vào 1 ý trên mạng tôi đoán 2 câu này có thể là nói về sự đố kị, ganh ghét chăng:
"Yến Anh phùng Ngọc Nữ giai do Cơ ngộ Kình Dương,
Tề Tử kiến Kim Phu giai do Phá phùng Thiên Mã"
Yến anh có một nghĩa là gái nhà chứa, ngọc nữ là cô gái ngọc ngà. Có lẽ ý là Cơ ngộ Kình Dương thì thể hiện tính ganh ghét như yến anh gặp ngọc nữ (tuy tôi không đồng ý nhận định rằng yến anh đố kị ngọc nữ).
Tề là 1 nước phía bắc thời chiến quốc, nước Kim tuy sau này mới có nhưng tôi đoán có lẽ sau này thì cái vùng hồi xưa là nước Tề (vẫn xem là con dân nước Tề) đã bị người Kim thống trị nên trai Tề rất bực tức, khó chịu khi gặp người Kim như Phá phùng Thiên Mã.
Sửa bởi buiram: 24/02/2012 - 12:43
NgoaLong
24/02/2012
buiram said:
Về mặt địa lý đúng là Kim quốc sau này bao gồm luôn cả Tề quốc trong thời Chiến Quốc. Nhưng về tình lý thì không hợp, vì trên 1000 năm rồi.
Tuy nhiên, qua gợi ý của buiram thì thấy cũng có thể nói về hoàn cảnh sau này, vào lúc nhà Kim (tổ tiên của nhà Thanh) có lập Tề vương Tề Lưu Dự làm bù nhìn, có khi nào là thế không nhỉ .
Sửa bởi NgoaLong: 24/02/2012 - 13:57
HoaCai01
24/02/2012
Gặp Hỏa Linh dễ thành cuồng trí (tôi đã gặp 1 cô thông minh Cơ cư Mùi hội đủ tam hóa nhưng Hỏa Tinh Cơ cháy rụi nên ốm o gầy còm), còn gặp Kình Đà thì cây bị sơ xác như cuồng phong làm trụi lá .
Cứ tuởng tuợng Thiên Cơ như tấm lụa đào gặp thằng Kình Duơng nó dùi dập thì còn yểu điệu thế nào đuợc nữa . Mà Kình Duơng tuợng là gì vậy ? Dĩ nhiên Kình cư Mệnh / Thân dễ hung hăng lắm, nick LTT thời ấu thơ từng đấm đá với con trai trong hẽm nhỏ (Kình Hình phuơng chiếu cung Di, Kình Hình huớng chiếu cung Thân).
Có nguời mang lá số Cơ Hỏa ra chứng minh gì gì đó nhưng nguời đó đâu có nói là ds vũ phu dùng tay chân giải quyết vấn đề !
buikhoai
25/02/2012
Ý của tocvanghoe là Kim Trọng đi 1 hồi tùm lum rồi gặp Kiều thấy cũng ok tuy nhiên "Cơ ngộ Kình Dương" như tao nhân mặc khách đi tìm hoa thì tôi chưa hiểu lắm.
tocvanghoe
25/02/2012
buiram, on 25/02/2012 - 00:55, said:
VDTT
25/02/2012
Phú Ma Thị đúng là một bí mật. Tôi chưa từng thấy sách Tử Vi chữ Hán nào trong thời hiện tại có những câu phú này.
Tương truyền (chẳng biết đúng sai) Ma Y lão tổ là đệ tử của Trần Đoàn. Ông có câu để đời trong "Ma Y thần tướng" là "Hữu tâm vô tướng tướng tự tâm sinh, hữu tướng vô tâm tướng tòng (tùy) tâm diệt".
Sửa bởi VDTT: 25/02/2012 - 01:31