Chào nhu thang thai.
Vừa mới hôm qua, nay chủ đề đã trôi qua mấy trang rồi. Nhanh quá. Mà NTT viết cũng đã khá nhiều bài. Tôi chỉ trao đổi với NTT về mấy bài trong phạm vi trao đổi của chúng ta mà thôi.
Trước hết chúng ta có thể thống nhất với nhau một điểm.
lý thuyết và thực hành cần phải hài hòa để cùng nhau phát triển. Trên tinh thần đó, sự phát triển của lý thuyết phải có tác dụng chuẩn hóa các phép giải và làm tăng độ chính xác của các phép giải. Ngoài ra sự hiểu biết ngày càng sâu sắc về đối tượng sẽ có tác dụng thúc đẩy sự phát triển vượt bậc. Khiến chúng ta thoát khỏi "mù lòa" trước đối tượng.
Theo lẽ đó, lý thuyết được dề ra cần phải có những thỏa mãn căn bản. Đó là sự phát triển trong lô gíc, có nền tảng vững chắc, dù chưa được kiểm chứng bởi thực tiễn, nhưng về mặt lý thuyết cũng chứa đựng những khả năng chứng nghiệm. Khiến cho những kết quả lý thuyết sẽ khả dĩ trở thành kết quả thực tế - thể hiện được năng lực tiên đoán.
Ngay trong vấn đề chúng ta đang trao đổi, vấn đề TKC, muốn thực hiện được những yêu cầu trên, buộc chúng ta phải khảo sát sự minh bạch của vấn đề.
Trích dẫn
2-Bản chất vấn đề tại sao chính tinh thông thường gặp Không sẽ có vấn đề lớn. Bởi vì sao là khí, vậy nên khi nguồn nuôi bị ngắt thì không còn khí cung cấp.
Theo tôi, nên chú ý, đây không phải là một biệt lệ. Bởi vì sự tương tác qua lại giữa các tinh đẩu là một bài toán phức tạp, không thể kê ngọn ngành ra được. Chỉ có thể khái quát như sau:
Trong bảng tử vi, các tinh đẩu được phân loại, xếp hạng rất phong phú. Như có phúc tinh, có quyền tinh, có ám tinh, có hung sát tinh, có bàng tinh, có dũng tinh, có lộc tinh, có khoa tinh, ... theo đó thì sự tác hóa qua lại giữa các sao cũng được thấy rõ, như khoa tinh thì kỵ ám tinh, lộc tinh thì kỵ hao tinh, không tinh, phúc tinh thì kỵ hung sát tinh, động tinh thì kỵ tĩnh tinh, các sao chủ lý thuyết thì kỵ các sao trọng thực tiễn, ... Những loại kỵ nhau thì khi tương phùng, tất có sự biến lớn xảy ra. Đó gọi là sự tác động lớn, hay nói cách khác, giữa chúng có phản ứng lớn đối với nhau. Đấy là một ví dụ. Từ đó cho thấy việc gặp Không tinh, không phải tất cả các chính tinh đều có phản ứng như nhau. Và cũng tùy loại Không. Như tử vi thì sợ Tuần, ngán địa không, nhưng với thiên không thì cũng bình thường. Thậm chí khi tác động ở tầm xa, tử vi còn có thể giải được họa do thiên không gây ra. Nhưng thiên phủ thì sợ cả ba tên không tinh này. Hay như phá quân ngộ tuần không không đáng ngại bằng thất sát gặp tuần. Ngược lại tham lang gặp tuần thì thật đáng ngại, nhưng gặp thiên không thì không đáng sợ, dẫu có chìm xuồng thì cũng nhanh chóng nổi lên, chứ không vĩnh quyết như gặp tuần không. gặp địa không thì chồn chân mỏi gối, nay ốm mai đau, cũng không đến nỗi táng mạng như ngộ tuần.
Nói một loạt ví dụ đó ra để làm gì ? Để mà thấy được, tinh đẩu gặp không tinh - trong đó có chính tinh - thì cũng tùy loại mà xét cho tường tận, chứ không gộp vào cả một mẻ mà quyết đoán cho được. Cho nên, khi gộp như thế, muốn suy diễn tiếp, rất nên thận trọng. Bởi từ đây, sự suy lý dễ dẫn đến cái việc cá hóa rồng, người biết bay, gà biết độn thổ.
NTT nói đúng, các sao đều có bản chất Khí, theo đó mà sự biến hóa của nó là sự biến hóa của Khí. Xét biến hóa của khí ứng với sao chính là việc làm toàn diện của một bài toán tử vi - tôi dài dòng ở chỗ này vì phải nói rất chính xác đến từng từ, mới mong hiểu và gỉai quyết được chính xác vấn đề - chứ không thể chỉ nói đơn giản, các sao là khí được.
Bởi quan niệm như thế, nên khi suy nghĩ rằng Khí cũng phải có nguồn nuôi, từ đó cho rằng nguồn khí là cái "ngòai ta cung cấp cho ta" thì lập tức sẽ thấy lập luận này là phiến diện. Thật vậy, chẳng hạn như tuần có tác dụng barrier, như NTT lấy ví dụ người ta bị bóp mũi cho hết thở thì chết. ấy là hung sự. Điều này, nếu ứng thì cũng chỉ thấy đó là ví dụ cho các sao trong bản cung là sáng sủa, khi ngộ tuần không, trở nên hãm địa. Nhưng ngược lại thì thực tế là tại bản cung, cũng các sao nếu hãm địa mà ngộ tuần thì cũng được sáng sủa trở lại - tuy không nói là sáng được như miếu vượng, nhưng giá trị tối hãm đã được xử lý để chúng không còn tác họa nữa. Vậy thì cái vai trò bịt mũi, bóp miệng chả lẽ lại bóp chết "thằng đang khỏe" nhưng lại không bóp chết được "thằng đang hay sắp chết" ?
Theo lý đó, tôi nghĩ không nên có cái hiểu như thế để mà xây dựng lý thuyết. Bởi nếu ta phát triển thì sẽ gặp sự bất cập.
Trích dẫn
Trích dẫn
Còn nếu như không sử dụng những kỹ thuật nêu trên, sẽ rất khó và gần như không thể giải thích được sự hình thành của Mệnh Vô Chính Diệu đắc tam không là vì sao, ngoại trừ việc chúng ta học thuộc lòng trong sách mà không hiểu. Mệnh VCD đắc tam không, nhưng chỉ cần một em địa kiếp hãm, một em Kình Dương Hãm nhị hợp thôi thì tin chắc cuộc đời tan như bong bóng xà phòng dù có tam không đằng giời.
Nhốt vô phòng kín rồi xịt hơi cay. Thằng chính tinh thì hít thở khỏe hơn trẻ con, phụ tinh nên chết nhanh hơn khi bị bịt mũi.
Đấy chính là nửa khác của bí cấp được suy ra một cách tự nhiên hoàn toàn không cần bất cứ sách vở gì hết mà VDTTL cũng không hề đề cập.
Từ đây, hàng loạt chiêu thức khác được suy ra một cách hoàn toàn đơn giản.
Thực ra những vấn đề NTT nêu ra, không khó khăn để giải quyết, không nhất thiết phải quan niệm tuần như barrier. Mặc dù về bản chất tuần cũng có một só tính chất có tác dụng như barrier. Nhưng trên căn bản thì không phải như thế.
Trước hết nói, vậy thì TKC gây ra từ đâu ?
Đó là bản chất Không, cái Không gặp nhau. Cho nên mới nói, muốn đắc tam không, thời phải là cung VCD. tại sao lại phải là cung VCD mà không là các cung có chính tinh. Vậy có phải cung không có chính tinh là cung Không hay không ?
Thưa rằng không phải. Cung vô chính diệu, đơn giản chỉ là cung không có chính tinh mà thôi. Điều này là do bản chất của chính tinh mà ra. Chúng đối ứng với sao Không, có thể hiểu nôm na đó là sự tương ứng cặp giữa cái Hữu - Vô, cái Không - Có. Nếu đã hiểu bản chất của chính tinh thì việc chứng minh mệnh đề này không có gì khó khăn. Và chính điều này giải thích bản chất của cách cục đắc tam không cùng với sự hình thành của nó.
Những biến thể của các tam không này rất nhiều, nhưng chung quy chỉ có một cách cục bổ sung có khả năng vượt cách đắc tam không - phú quý khả kỳ với ba công đồng tọa cung vcd - mà thôi. Đó là cách phối hợp với nhật nguyệt, mà điển hình là cách nhật nguyệt tịnh minh với cung vcd đắc tam không. Đó là mẫu của người có trí tuệ siêu phàm, bậc thánh. Như lá số của Trần Hưng Đạo. Nếu xếp hạng, lá số này trên cơ lá số Khổng Minh. Chỉ cần nhật nguyệt tịnh minh có một Không thủ tại mệnh VCD là đẹp rồi.
Kỳ dư thì về mặt lý thuyết đều phải kém hơn cái bậc đắc tam không đó. Nhưng có một cách nữa cũng rất tốt, song cuộc đời đầy gian lao hiểm nguy đi với thành tựu khác thường. Đó là cách tam không có sát tinh miếu vượng tọa cung vcd làm chủ cung - trong đó có một trường hợp đặc biệt là sát tinh miếu vượng đó có cùng hành với hành của bản mệnh.
Bản chất của cái gọi đắc tam không là như vậy.
Thân ái.